Thứ Sáu
03 May 2024
2:48 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 4:48 AM | Message # 201
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.46 Bảo Lâm Văn Tuệ Thiền Sư 

Sư thừa kế thiền sư Trí Giả Tự Như tại Vụ Châu. Cơ duyên giáo pháp không để lại văn ngôn. Các thiền sư Tường Phù Lương Độ, Tuyên Hóa Đức Tế đều thừa kế pháp của sư. 



Bài tán:

Chí ngôn vô thuyết

Chí đức vô công

Nghe mà không nghe

Lời thật đầy tai.

Tịch mà thường chiếu

Pháp nhãn viên thông

Bảo Lâm lá rơi

Điêu tàn ngô đồng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 11 tháng 4, năm 1985:

Thành trụ hoại không suy rồi lại phục

Hòa thế gian bậc thánh độ hữu tình

Ly ngôn thuyết, hiển thực chân

Cửa thị phi đóng, thanh bình an vui.

Tường Phù, Lương Độ nguyên nguồn nước

Tuyên Hóa, Đức Tế cam lộ tươi

Bảo Lâm hoa nở đúng thời

Tào Khê đất ấy rạng ngời cổ kim.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 4:53 AM | Message # 202
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.47 Thiên Đồng Tông Giác Thiền Sư 



Sư được tâm ấn tại Trường Lô, khai pháp tại Thiên Đồng. Sư thượng đường nói: “Kiếp kiếp bước chân xoay vần đây đó, thân ngang dọc trên đời. Không thể dùng ý mà đến chỗ vi diệu được. Cái thực chứng thì lại không thể dùng ngôn từ để truyền đạt. Mặc dù đến được cảnh tượng hư tỉnh, ẩn tàng thì như đám mây trắng kia khuất sau đỉnh núi lạnh. Ánh sáng linh diệu xóa tan u tối. Ánh trăng sáng theo thuyền đêm trở lại đúng lúc. Làm gì để sinh khởi chỗ đã bước đi qua. Thiên hay chánh đều không rời bổn nguyên. Dọc ngang không liên hệ gì để nói đến nhân duyên. Một vị tăng hỏi: “Đạo là gì?” Sư đáp: “nơi ngã tư đường khéo kẻo u đầu”.



Bài tán:

Khế hợp chẳng phải ý

Thực chứng rời văn ngôn

Ngoài đường bị bể đầu

Tay chèo thuyền lạc nguồn.

Thân trải qua bao kiếp

Hết trở rồi lại xoay

Thẳng, nghiêng về ảo diệu

Như hạt châu đó đây.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 16 tháng 4, năm 1985:

Bất sanh bất diệt bất cấu tịnh  

Bất lai bất khứ bất hữu tình

Hợp hòa chẳng ý ai phân

Ly ngôn thực chứng chưa từng nói chi

Biển bát nhã đồng quy tà chánh

Cõi Niết Bàn ngang dọc vãng lai

Giữa đường khéo u trán, dập tai

Tàng kinh pháp giới chẻ hai bụi trần.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 4:54 AM | Message # 203
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.48 Tường Phù Lương Khánh Thiền Sư

Sư kế thừa thiền sư Bảo Lân Văn Tuệ. Cơ duyên hóa độ không lưu lại văn ngôn.



Bài tán:

Giữa rừng mong tìm Thầy

Sương che beo lốm đốm

Mũi tên cùng chống đỡ

Thành bại đều về chung.

Chẳng còn điềm gì báo

Tên tuổi lạc trần hồng

Nhận thân khi lấy bỏ

Bố thí pháp khắp cùng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 18 tháng 4, năm 1985:

Chẳng một chữ, vô vi muôn sự

Truyền pháp gì? Vật tự nương nhau.

Cơ phong bén, chẳng lời, câu

Tự thân trồng cấy, ruộng sâu ý tình

Tường cao ngất lén nhìn chẳng dễ

Cửa then cài khó thể nhìn ngang

Tào Khê thủy, Bảo Lâm san

Nước nguồn chảy mãi hòa tan sông dài.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 4:56 AM | Message # 204
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.49 Linh Ẩn Tuệ Quang Thiền Sư 

Sư họ Hạ Hầu, người đất Tiền Đường, kế thừa pháp của thiền sư Tuệ Lâm Hoài Thâm. Một vị tăng hỏi: “Sắc núi Phi Lai biểu thị pháp thân thanh tịnh, hòa hợp với âm thanh khe suối diễn tấu tướng lưỡi rộng dài. Chính vào lúc ấy thì thế nào? Thế nào là một khúc của Vân Môn?” Sư nói: “Mưa canh ba dội trên tàu lá chuối”. Hỏi: “Một hướng đưa ra siêu Phật Tổ, một buổi tiệc đỏ tía đều là tri âm là sao?”. Đáp: “Gặp người không được nêu ra điều sai lạc”. Thượng đường không cầu chân thực không cần thấy người cưỡi trâu ngược vào Phật điện. Một tiếng sáo trời đất đều không. Không rõ ai biết mặt ngài Cù Đàm.



Bài tán:

Một khúc hát Vân Môn

Mưa đêm trên tàu chuối

Gặp người nói lỗi lầm

Giọt nước khó mà tan.

Diện mục ngài Cù Đàm

Không đánh mà tự khai

Màu sắc núi Phi Lai

Ngưỡng trông lên cao vút.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 19 tháng 4, năm 1985:

Gọi kẻ mê, Vân Môn một khúc 

Pháp tính hề nước chảy non cao

Mưa khuya tàu chuối xạc xào

Nhánh tùng đón bụi cõi nào lại đây

Diện mục Cù Đàm ai người biết

Chiếc mũi thiền sư tự biện phân

Pháp đồng thể diễn lý chân

Đâu chia đây đó, sơ thân làm gì?.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 4:58 AM | Message # 205
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.50 Tuyết Đậu Trí Giám Thiền Sư 

Sư họ Ngô, người đất Trừ Châu. Lúc còn bé một hôm mẹ rửa tay sư có mụt nhọt nên hỏi: “Tay này là gì?”. Đáp: “Tay con như tay Phật”. Lớn lên cha mẹ đều qua đời, theo sư Chân Hiết tại Trường Lô xuất gia. Bấy giờ sư Đại Hưu làm thủ chúng biết sư là hàng pháp khí. Sau đó sư ẩn tu nơi núi Tượng Sơn, trăm quái đều không thể làm cho mê hoặc. Một đêm khuya nọ thì khai ngộ, liền đến gặp sư Đại Hưu, được ấn chứng. Sau làm trụ trì, thượng đường nói: “Đức Thế Tôn có mật ngữ, Ca Diếp không che đậy. Một đêm mưa hoa rụng. Nước trôi hương khắp thành.”



Bài tán:

Tay con như tay Phật

A, sư thật lắm lời!

Ẩn tông tích Tượng sơn

Si cuồng chạy bên ngoài.

Cơ khế hợp Thiên Đồng

Trăm quái yêu trốn tránh

Chẳng rõ ngài Đạt Ma

Thế Tôn chẳng dấu kín.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 20 tháng 4, năm 1985:

Lời trẻ thơ: Tay như tay Phật

Tựa Tế Điên hoạt bát thiên chân

Nương Hiết Liễu học lý chân

Đại Hưu dấu ấn nguồn tâm tỏ tường

Chẳng thể biết Đạt Ma diện mục

Nương bên ngoài, truyền tụng Thế Tôn

Lánh xa trăm quái giả hình

Nụ cười hàm tiếu hữu tình hân hoan.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 5:02 AM | Message # 206
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.51 Trung Trúc Nguyên Diệu Thiền Sư 

Sư họ Vương, người Vụ Châu, kế thừa pháp của sư Tuệ chùa Linh Ẩn. Một vị tăng hỏi: “Một câu dứt dòng luân chuyển của chúng sinh là câu gì?” Sư nói: “Phật Tổ mở miệng đều không nói lời phân biệt”. Hỏi: “Một câu gồm thu cả càn khôn là câu gì?”. Sư đáp: “Vòng khắp đất trời”. Hỏi: “Một câu theo đuổi làn sóng gợn* là câu gì?”. Đáp: “ Khi thì vào rừng hoang, khi thì lên đỉnh vắng”. Sư thượng đường, nói: “Gà báo sáng lúc hoàng hôn, nửa đêm mặt trời mọc trên đầu. Sư tử trắng vùng đứng dậy. Con mắt mở rộng”. Sư thượng đường, nói: “Năm ngoái cây mai, năm nay cây liễu. Sắc diện thơm tươi.” Sư quát lớn, sau đó lại bảo: “Nếu không có tiếng quát này thì dường như đạo lại nêu ra lối cũ. Mà cái đạo hiển hiện ấy sau sẽ ra sao? con mắt sáng đột nhiên xuất hiện”.  

……..

*ba lãng 波浪: Tỉ dụ dòng tâm tư, suy tưởng lên xuống như thủy triều.



Bài tán:

Ba câu tại Vân Môn

Sao khổ nhọc chú giải

An định bầu thế giới

Cứ từng bước mà làm.

Sư tử trắng mắt đỏ

Cáo hoang để lộ đuôi

Mai liễu hương thơm ngát

Khiến người người tấm tắc.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 21 tháng 4, năm 1985:

Nguyên Diệu tôn, Tuệ công pháp tự

Lời như sông cuộn há hàm hồ

Ai nghe gà gáy hoàng hôn

Đêm đen nào thấy rực hồng thái dương

Sửa tà quy chánh kinh hàng tục

Ngữ dị ngôn kỳ phục thế nhân

Giữ chẳng ở, mai liễu tranh xuân

Bên hoa chim hót, điếc câm gợi lòng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 5:06 AM | Message # 207
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.52 Thiên Đồng Như Tịnh Thiền sư

Sư từ thuở nhỏ đã khác lạ, không giống những đứa trẻ khác, lớn lên học pháp xuất thế. Tham kiến sư [Túc] Am tại Tuyết Đậu, sư Am ra lệnh sư khán thoại đầu “cây bách trước sân” khiến sư có chỗ tỉnh ngộ, liền trình kệ:

Ý tổ Tây lai, bách trước sân

Lổ mũi cao xa đối nhãn quang

Cành khô rơi xuống văng trên đất

Cao vút tùng xanh bật tiếng cười.

Sư Am gật đầu. Sư đến Thiên Đồng, trụ trì sáu đạo tràng, hai lần sư phụng sắc chỉ ban khen cho thấy rằng đạo pháp hưng thịnh. Lúc sắp thị tịch sư nói kệ:

Sáu mươi sáu năm

Phạm tội đầy trời

Một đập nhảy tung

Vùi sống suối vàng

Tháp dựng tại núi xưa, táng toàn thân.



Bài tán:

Từ không tên mà đến

Gọi người quét sân tùng

Ban ngày lại thấy quỷ

Thật nhận lầm Triệu Châu.

Chỗ tột cùng nắm mở

Quả cân sắt kiên cố

Tự có gốc có nguồn

Tri ân và báo đức.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 23 tháng 4, năm 1985:

Khác trang lứa vốn hàng kiệt xuất

Túc mệnh xưa hết tử lại sinh

Am Tuyết Đậu bách trước sân

Cây khô hang lạnh nẩy cành xanh tươi

Quả cân sắt mấy ai người biết

Nước đóng băng hẳn lắm kẻ tường

Ngày thấy quỷ chẳng lạ thường

Pháp giới quảng đại cội nguồn bao dung.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jan 2016, 5:10 AM | Message # 208
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.53 Dĩ Am Thâm Tịnh Thiền sư 



Sư người đất Ôn Châu, thừa pháp sư Trung Trúc Nguyên Diệu. Sư thượng đường, nói: “Rồng sinh rồng, phụng sinh phụng. Con chuột nọ nuôi con trên nóc nhà ở ngoài đường. Tổ Đạt Ma chẳng rõ thiền, đến Lương qua Ngụy nhiều chỗ ồn náo”. Sư thượng đường nói: “Gió hiu hiu, lá rơi rơi, mây giăng giăng, nước mênh mông, bên sông đứng nhìn ai mà thuyết, ngoài trời ba con chim Hồng bay thành hai hàng”. Phẩm hạnh sư cao thượng, mỗi khi cùng đồng đạo tham kiến sư Linh Ẩn Uẩn Trung, xướng đối, than thời mạt pháp, tìm khắp các phương khó thấy người thực chứng, cũng không có kẻ xuất gia xứng ý nên không trao truyền pháp. Tông Vân Môn từ đời sư ngừng phát triển. 



Bài tán:

Rồng lại sinh rồng con

Trung Hoa nối Thiên Trúc

Theo cột trụ quên gạch

Đưa đến chỗ mất ngọc.

Cùng đồng đạo xướng họa

Khóc than bài cuồng ca

Khấu đầu trước kim điêu*

Đuôi chó liên tục vẩy.

..............................

* Lối phục sức nhà Hán, mũ của quan Thị-trung thường-thị đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là nhị điêu 珥貂



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 24 tháng 4, năm 1985:

Bậc anh hào Ôn Châu Thâm Tịnh

Vượt thế tình phẩm hạnh thanh cao

Ném gạch đầy đường đổi ngọc* khó làm sao!

Tìm vật báu ngọc dao chưa được thấy.

Khúc cuồng ca, bạn vịnh thơ mà khóc

Tông khác nhau, cùng ngưỡng vọng hòa thân

Vân Môn nhất mạch dừng chân

Thiên thu vạn kiếp chửa dừng lệ rơi.

………………………………………….

* phao chuyên dẫn ngọc 拋磚引玉 đưa ngói lấy ngọc (lời khiêm tốn ý nói đưa ra ý kiến tầm thường hoặc văn chương kém cỏi mà được người khác dẫn thành lời bàn cao xa hoặc văn chương tuyệt tác). [Tự điển Hán Việt trích dẫn]


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 1:55 AM | Message # 209
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.54 Lộc Môn Tự Giác Thiền Sư 

Sư tham kiến sư Trưởng [Ông] [Như] Tịnh. Sư Tịnh thượng đường đưa ra nhân duyên sư Linh Vân thấy hoa đào ngộ đạo. Nói kệ rằng:

Hình dáng ô mai giống in khuôn

Nhện kia giăng lưới bắt chuồn chuồn

Hai cánh chuồn chuồn sa vướng lưới

Nực cười mai nọ ngoạm chiếc đinh.

Sư chợt nín cười, thưa: “Sớm biết đèn là lửa, cơm nấu bao lâu mới chín”. Sư Như Tịnh theo đó ấn chứng cho sư. Sư khai pháp tại Lộc Môn, nói với đồ chúng: “Khắp cùng đại địa người học một quyển kinh. Tận càn khôn người học đều có mắt như nhau. Dùng mắt ấy đọc kinh ấy trong thiên vạn ức kiếp không gián đoạn. Các vị có xem được, đọc được chăng?. Nếu như xem và đọc được thì lão tăng mời người ấy ăn thứ bánh trộn dầu không làm bằng gạo này.



Bài tán:

Đèn vốn từ lửa có

Nhật nguyệt cùng chiếu sáng

Cười lớn đến khan giọng

Mũi dọc mắt thì ngang.

Bánh dầu không bột gạo

Cùng đến để gặp nhau

Cứu cánh như thế nào?

Cây mai cắn đinh sắt.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 25 tháng 4, năm 1985:

Bậc tôn giả Lộc Môn Tự Giác

Cầu thông minh hỏi đạo tìm thầy

Ngọc trong vạt áo còn đây

Biết đèn là lửa sớm bày chứng minh

Vi trần đại địa là kinh

Càn khôn pháp giới mắt tinh riêng người

Hỏi câu cứu cánh bật cười

Mắt ngang mũi dọc chớ thời đinh ninh.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 1:57 AM | Message # 210
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.55 Phổ Chiếu Nhất Biện Thiền Sư



Sư họ Hoàng, người Hồng Châu. Năm 11 tuổi mồ côi cha liền xuất gia. Năm 18 tuổi thọ giới cụ túc, tham vấn sư Lộc Môn, hỏi: “ Học nhân trong khắp trời đất chỉ có một thứ mắt là thế nào?”. Sư Lộc Môn nói: “Ông vướng vào một quyển sách rồi đó”. Sư định đối đáp nhưng sư Lộc Môn vẫy tay nói: “Hãy mau đi sơn lại cái thùng gỗ”. Sư nghe vậy có chỗ tỉnh ngộ. Sư trụ tại chùa Phổ Chiếu ở Thanh Châu, lại dời về chùa Vạn Thọ ở Đông Đô. Sư từng ở trong thất đưa ra 300 câu hỏi cho người tu xét nghiệm, tiếng tăm vang dậy Nam Bắc Đại Hà. Sư có bệnh nhẹ, nói bài kệ mà hóa, thọ 69 tuổi. Tháp dựng tại Ngưỡng Sơn Thê Ẩn, Dương Đài, viện Thanh Thủy. 



Bài tán:

Lấy con mắt như thị

Đọc trang kinh như thị

Cùng tận đến vị lai

Quán thấu triệt thông minh.

Trăm câu hỏi mây nỗi

Thời cơ phân rồi hợp

Đạo trường đồng phát triển

Vó ngựa thần qua mau.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 26 tháng 4, năm 1985:

Phủ Hồng Đô phát sinh long tượng

Tôn giả Nhất Biện vốn khác thường

Thân côi mười một xuất gia

Mười tám thọ giới lìa xa thế tình

Mắt “như thị” đọc kinh tụng điển

Tai “ngã văn” nghe tiếng pháp chung

Vị lai tinh tiến chẳng cùng

Công phu thành thục tinh thông rõ ràng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 1:59 AM | Message # 211
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.56 Đại Minh Tăng Bảo Thiền Sư 

Sư tham kiến sư Biện tại Thanh Châu. Hỏi: “Lìa tứ cú, tuyệt bách phi, xin thầy chỉ thẳng ý nghĩa việc Tổ từ Tây Trúc đến đây?”. Sư Biện nói: “Ngày hôm qua có người hỏi như vậy, ta đã đánh cho và đuổi ra ngoài”. Hỏi: “Ngày nay thì sao?”. Đáp: “Ông được cái là không bi ết đau”. Sư lễ bái. Sư Biện nói: “Đáng tiếc là gậy đã gãy”. Sư trực ngộ, toát mồ hôi. Sư lần đầu trụ tại tháp Chân Đường, Thanh Châu. Năm Ất Hợi Trinh Nguyên thứ ba dời về chùa Đại Minh bên sông Phủ Dương. Đời vua Tống Cao Tông, niên hiệu Thiệu Hưng thứ 25 sư trụ trì đời thứ 21 tại chùa Thiếu Lâm. 



Bài tán:

Tứ cú bách phi

Thân toát mồ hôi

Biết ngay đường về

Sắt đúc hảo hán.

Rút ngang kiếm báu

Phạm thiên đẫm máu

Ánh thép lạnh lùng

Mắt nhìn sáng tỏ.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 2 tháng 5, năm 1985:

Nhân pháp Không, Tây qua Đông lại

Bỏ Hữu Vô giữ lấy chữ Trung

Bách phi, tứ cú lung tung

Tam độc, ngũ uẩn cũng trong bọt bèo

Đánh chết biện phân mồ hôi toát

Công phá vọng tưởng tánh viên thông

Thiền sư Bảo tựa sắt, đồng

Gió to mưa lớn nghi dung chẳng sờn.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 2:01 AM | Message # 212
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.57 Ngọc Sơn Sư Thể Thiền Sư

Sư một hôm đang hầu sư Đại Minh chợt thấy có một con chim sẻ trên sảnh đường đang mổ thức ăn liền vung tay khiến chim sợ bay lên. Sư Đại Minh đến gần đập tay vào lưng sư. Sư giật mình quay lại. Sư Đại Minh nói: “Nếu là con chim thì tôi phụ lòng ông. Nếu không phải là con chim thì ông phụ lòng tôi”. Sư suy nghĩ. Sư Đại Minh lại nói: “May mà còn có lòng thương người. Bỏ qua cái chuyện phụ lòng nhau”. Sư nhân đó có tỉnh ngộ. Sư theo hầu sư Đại Minh 10 năm, lòng càng kính trọng. Một hôm sư rút được cái thăm trống không nhưng lòng chẳng lấy làm quái lạ. Có người hỏi: “Cái Thể đi về đâu?”. Sư Đại Minh nói: “Các phương đến, các phương đi, đâu có ý giới hạn”. Hỏi: “Tham học thì như thế nào?”. Sư Đại Minh nói: “Nói là có tham học tức mang thêm sừng trên đầu. Nói là chẳng tham học tức giảm uy quang.”  



Bài tán:

chim ở trên đài

đánh liền đứng dậy

phụ anh phụ tôi

được da được tủy

càng ngày càng trọng

mười năm ân cần

ngọc khuê ngọc chương

hoa nở miệng chày 

 

Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 3 tháng 5, năm 1985:

Phất tay chim sợ bay lên

Đánh mày sao chẳng vọt trên tầng trời

Qua lại tự do vô quái ngại

Thị phi chớ bảo có đường hay

Kẻ lạ còn độ được thay

Đến như chữ nghĩa đúng sai khó tày

Phiêu nhiên Sư Thể vãng lai

Lạ lùng hậu bối ngày ngày lo âu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 2:05 AM | Message # 213
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.58 Tuyết Nham Tuệ Mãn Thiền Sư 

Lần đầu sư tham yết sư Phổ Chiếu Bảo Công. Sư Bảo Công nói: “Anh còn trẻ trung, nên gõ cửa tham kiến [thiện tri thức]. Lão tăng tuổi này mà vẫn không quên lấy Phật pháp làm sự nghiệp”. Sư liền rời chỗ ngồi, thưa: “Hòa thượng hiện nay như thế nào?”. Đáp: “Tương tự như sinh oan gia”. Sư hỏi: “Nếu chẳng phải lời ấy thì tôi đã uổng công gian khổ ngàn dặm để đến nơi này”. Bảo Công bước xuống thiền sàng, nắm tay sư nói: “Người làm”. Sau sư đến tham kiến sư Ngọc Sơn. Sư Ngọc Sơn nêu thoại đầu: “Động Sơn thấy bóng”. Sư khởi nghi. Sư Ngọc Sơn nói: “Không khởi nghi ngôn cú thì đó là kẻ mắc bệnh nặng. Khi nghi thì bệnh phát khởi. Biết bệnh thì [cái biết bệnh] đó chính là thuốc. Một hôm, sư đọc tụng Ngũ Vị, đến câu: “tán ra hợp lại ngồi trong đám tro” thì tỉnh ngộ, nói: “Hôm nay mới rõ biết bệnh tức là thuốc”. Sau đó trình với sư Ngọc Sơn, sư Ngọc Sơn nói: “Liệu mà giảm bớt sự giao tế”. Sư nói: “Hòa thượng lại dối tôi nhưng không dối được”. Nói xong sư lễ mà lui ra. 



Bài tán:

Lừa tôi chẳng được

Lại chẳng lừa người

Dấu thân trong than

Kim thanh* gieo xuống.

Dọc ngang buông nắm

Hồn vũ trụ kinh

Tân Phong** hợp khúc

Đoan ngọ canh ba.

.............

*Tiếng kim, một thứ tiếng trong bát âm. ◎Như: tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim. Ngày xưa thu quân thì khoa chiêng, nên gọi là minh kim thu quân 鳴金收軍.

**Hán Cao Tổ đóng đô ở Trường An. Thái thượng hoàng muốn về đất Phong là quê cũ. Nhà vua liền cho sửa sang cảnh Trường An cho giống đất Phong, xây chùa, và cho di dân ở đất Phong đến, gọi là Tân Phong. (Tự điển Hán Việt Từ Nguyên)



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 9 tháng 5, năm 1985:

Tăng trí tuệ quy y đảnh lễ

Không phân tranh đại nghĩa Phật ngôn

Oan gia sinh chẳng tận tường

Vừa nghe lời ấy chớ thường hãi kinh

Xoay trở lại hợp hòa đốn giác

Biết bệnh là thuốc sáng thế đăng

Dốc cao núi lạnh Tuyết Nham

Mối sầu thăm thẳm dặm ngàn nẻo xa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 13 Jan 2016, 2:07 AM | Message # 214
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.59 Vạn Tùng Hành Tú Thiền Sư 



Sư họ Sái, người đất Hà Nội (Hà Nam). Sư tham yết sư Thắng Mặc, khán thoại đầu “Trường sa chuyển tự kỷ” nhưng không hội được. Sư Thắng Mặc nói: ‘Ta chỉ mong ông hội chậm thôi”. Sư đột nhiên đại ngộ. Sư trở lại khán cùng tuyệt văn ngữ trong Huyền Sa, tham vấn sư Tuyết Nham, thấy gà gáy và bay lên, sư hốt nhiên đại ngộ. Sư Tuyết Nham truyền y, nói kệ khuyên sư lưu thông đại pháp. Từ đó vùng lưỡng Hà, tam Tấn đều ngưỡng mộ danh sư. Sư trụ tại chùa Tịnh Độ, sau dời về chùa Vạn Thọ. Năm Quý Sửu đời vua Chương Tông (Kim), sư được nghênh đón vào hoàng cung, vua tự mình vấn pháp, và ban tặng áo ca sa gấm. Năm Đinh Tị sư phụng chiếu trụ tại chùa Ngưỡng Sơn. Năm Thái Tông thứ 2, sư lại phụng chiếu trụ chùa Vạn Thọ. Sư rộng hiểu các kinh sách, nội điển, ngoại điển đều thấu triệt, ba lần duyệt lại Đại Tạng kinh, sao chép lưu hành thế gian. Mùa hạ năm Bính Ngọ đời Định Tông nhà Nguyên, sư viết bài kệ mà hóa. Môn đồ hỏa táng thu vô số xá lợi, dựng tháp cúng dường.



Bài tán:

Cưỡi Sầm Đại Trùng*

Đánh cọp Huyền Sa

Phủi đất gà bay

Không dung ngỗ nghịch.

Khô mộc long ngâm

Đan tiêu phụng múa

Giữa rừng vắng bóng

Ánh xuân khắp nơi.

.........................

*Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 10 tháng 5, năm 1985:

Con hỏi tự mình làm sao

Ta không ngôn ngữ kinh nào nói đây

Diệu đế, chó chạy, gà bay

Cá nhảy, rồng ẩn, phơi bày tánh linh

Đại hòa quán triệt đạo sinh

Nghiên cứu tinh tế hiển minh Đại thừa.

Cột rường muôn nhánh thông xanh

Phật quang phổ chiếu hồng danh Di Đà


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:16 AM | Message # 215
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.60 Tuyết Đình Phúc Dụ Thiền Sư

Sư họ Trương, người Văn Thủy, Thái Nguyên. Sư tham kiến sư Vạn Tùng, sư Vạn Tùng hỏi: “Ông từ đâu biết tin mà đến đây?”. Đáp: “Lão lão, đại đại hướng về học nhân để thu nhận kẻ thiếu sót như tôi”. Hỏi: “Lão tăng đã từng đến những đâu?”. Sư nói: “Học nhân lễ bái, tạm vì hòa thượng mà che khuất chỗ sai lệch”. Sư Vạn Tùng nghe xong rất vui mừng. Năm Nhâm Thìn sư trụ chùa Thiếu Lâm. Năm Mậu Thân hiệu Định Tông sư nhận chiếu trụ trì chùa Hòa Lâm, Hưng Quốc. Năm Tân Hợi vua Hiến Tông vời sư đến đình Bắc hỏi đạo. Năm Canh Thân vua Thế Tổ khiến sư thống lĩnh Phật giáo, hồi phục chư tăng ni và chùa chiềng hoang phế, ban hiệu là Quang Tông Chánh Biện Thiền Sư. Tháng 7 năm Ất Hợi sư an tọa mà hóa, thuyết pháp hơn 30 năm, như sấm sét vang dội nhật nguyệt. Sau vua Nhân Tông khi còn tại vị đã truy phong hiệu cho sư, sai người soạn văn bia, rất mực cung kính. 



Bài tán:

Núi hiểm lòng trần cao

Sư tử chùn chân bước

Con quy về theo cha

Cha hoàn toàn chẳng biết.

Làm thầy trời và người

Khuôn phép chư Phật Tổ

Sắc lệnh ban ân sủng

Rực rỡ ánh quang minh.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 11 tháng 5, năm 1985:

Sơn Tây Phúc Dụ sư tử rống

Lão tăng Vạn Tùng biết trốn xứ nao

Học tăng lễ bái lui sau

Tôn giả hoan hỷ lầu cao lên thềm

Hưng Quốc, Thiếu Lâm làm pháp chủ

Bắc đình, Đông đô dẫn chúng tăng

Nguyên đại kiệt xuất khai nhân

Quang Tông Chánh Biện đức ân thấm nhuần


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:19 AM | Message # 216
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.61 Linh Ẩn Văn Thái Thiền Sư 

Sư họ Ngụy, sinh tại Thành Châu, Dương Thành. Sư trước tham yết sư Tuyết Phong Hằng, sau đến tham sư Thái Nguyên Thốc, đều có chỗ cầu học. Sau cùng chưa biết đi đường nào nên trở lại tham vấn sư Tuyết Đình. Sư Tuyết Đình hỏi: “Một câu đương cơ, nói thử xem”. Sư còn suy nghĩ thì sư Tuyết Đình nói liền: “Gia sản bị người mượn hết rồi nên đến đây kêu oan chăng?”. Sư đại ngộ, thưa: “Ai lại là tôi?”. Sư Tuyết Đình nói: “Cuồng phong khởi nên kẻ hảo hán xuất hiện”. Sư thưa: “Trong cái đạo nhân nghĩa, xin nhận một lạy”. Sư theo hầu thầy 10 năm, sau phụng chiếu trụ trì chùa Thiếu Lâm. Tháng giêng năm Chí Nguyên đời vua Nguyên thái Tổ, từ giờ Tị đến giờ Sửu sư không bệnh thị tịch. Trước đó sư đã bảo vị Duy Na: “Người xưa ngồi hay đứng mà hóa, với kẻ nạp tăng này đều là chuyện dư thừa. Sơn tăng thì không như thế”. Nói rồi liền hóa. Môn đồ hỏa táng phân xá lợi, dựng tháp tại Thiếu Lâm, Bảo Ứng. 



Bài tán:

Mượn hết gia sản

Đập vỡ minh châu

Chiếu trời soi đất

Không thiếu không dư.

Dọc ngang diệu dụng

Thông tông thông đường

Thuyền trăng bờ lau

Hải đảo san hô.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 16 tháng 5, năm 1985:

Gần đạo nhân xa người xu nịnh

Dốc lòng tham cứu bổn lai chân

Tùy nắm mở chẳng cân phân

Tự tin nắm được lão san tặc này

Gia sản một tiếng kêu cuồng chí

Tìm bảo tàng nguyên khí tự vui

Tung hoành diệu dụng đất trời

Quang huy muôn thuở rạng ngời cổ kim.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:21 AM | Message # 217
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.62 Hoàn Nguyên Phất Ngộ Thiền sư

Sư họ Vương, người đất Hoắc Châu, Linh Thạch, sư theo thế tình đi khắp các nơi, hùng biện vô ngại. Sư nghe Linh Ẩn Thái Công đạo nhãn sáng tỏ liền đến tham yết. Thái Công vì sư mà nói: “Ta đưa ra một cây phất trần, ông theo đó mà lãnh hội. Ta đã lâu lắm rồi, ông cũng lấy cái chỗ lâu ấy mà vào. Như thế nào là biết được cái bổn phận sự?” Sư đỏ mặt toát mồ hôi, không biết đối đáp ra sao. Một hôm sư Văn Thái thượng đường, nói: “Điều cấm kỵ là không nên tìm kiếm xa xôi những lời ta đã nói”. Sư ngay đó đại ngộ. Qua 2 năm được ấn chứng. Năm Chí Nguyên Bính Tuất sư khai pháp tại chùa Vĩnh Khánh. Đến Năm Ất Mùi phụng chỉ trụ tại chùa Thiếu Lâm. Một vị tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của việc Tây lai?”. Sư nói: “Gió đưa tiếng suối lại bên gối. Trăng chuyển bóng hoa đến trước song”. Mùa Đông năm Quý Sửu, hiệu Hoàng Khánh, đời vua Nhân Tông sư thị tịch, thọ 69 tuổi.



Bài tán:

Ngoài lời biết hướng về

Khung trời quay trác tuyệt

Tiếng trống luôn dồn dập

Khó suy lường Phật Tổ.

Ý tổ phương tây đến

Gió suối hoa dưới trăng

Ngắm nhìn mà ngưỡng vọng

Đại địa thấm nguồn ân.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 17 tháng 5, năm 1985:

Dậy phong ba biện tài vô ngại

Lý trực, khí dũng tựa dòng tuôn

Cầu anh hùng khắp mười phương

Cận kề tri thức si cuồng hiểu ra

Hoàn nguyên phản bổn về nhà

Nhân không pháp tịch bước qua núi đồi

Sum la vạn tượng lộ rồi

Ai hội tự biết, nói thời khó thay.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:26 AM | Message # 218
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.63 Thuần Chuyết Văn Tài Thiền Sư

Sư họ Diêu, người Bình Dương, Lâm Phần. Khi đọc Chứng Đạo Ca đến câu: “Huyễn hóa không thân tức pháp thân” thì vui thích, có phần tỉnh ngộ. Sau đó tham bái sư Hoàn Nguyên trình kiến giải. Sư Nguyên hỏi lại: “Như đã nói “quân bất kiến” là chỉ cho ai?”. Sư đáp: “Đối mặt trình bày lại không thuận hợp”. Hỏi: “Rơi xuống hầm lửa thì kẻ hảo hán đối đáp ra sao?” Sư nói: “Hòa thượng lại làm gì để sống lại?”. Đáp: “Hãy im ngay”. Sư nói: “Đã khám phá ra rồi, có thể là bản nguyên”. Năm Giáp Tí Thái Định thứ nhất trụ tại chùa Thiếu Lâm. Vào tháng năm Thuận Đế Chí Thánh theo lệnh vua thuật lại những giới luật cho người đời sau. Sau đó thị tịch, táng toàn thân, tháp dựng bên phải tháp sư Tuyết Đình, thọ 80 tuổi.



Bài tán:

Trên cửa một phong thư

Vượt qua pháp phương tiện

Diệu hóa không thiên tư

Chẳng màng gương ảnh hiện.

Con mắt dọc Ma Hê

Hốt nhiên mặt Na Tra

Khám phá tận cội gốc

Phiến tuyết lò lửa hồng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 18 tháng 5, năm 1985:

Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca 

Chẳng sánh Mi Sơn Tô Đông Pha

Huyễn hóa không thân liền thức tỉnh

Chân như thực tướng khó thuyết ra.

Anh thấy*, thấy gì thử nói xem

Ông rơi hầm chết lại hồi sinh

Đủ Ma Hê nhãn, Na Tra diện

Quy y Bát Nhã Ba La Mật Đa

………………

* Quân bất kiến tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân (Chứng Đạo Ca)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:29 AM | Message # 219
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.64 Tùng Đình Tử Nghiêm Thiền Sư 



Sư họ Phàn, người huyện Cổ Câu, Hà Nam. Đầu tiên tham kiến sư Giang Nguyệt Chiếu, sư Tức Am Nhượng, hai lần đều có chỗ sở ngộ. Sau lại tham yết sư Thuần Chuyết trình kiến giải. Sư Chuyết hỏi: “Ông chẳng nghe nói nước nơi nhà Cổ Độc chớ nên nếm thử đó chăng?”. Sư đáp: “Nuốt vào được thì nhổ ra được”. Hỏi: “Giữa trời lại có thêm oan khổ”. Sư nói: “Tạ ân hòa thượng đã biệt ký”. Sư khai pháp tại chùa Vạn An, Nam Dương, chùa Phổ Chiếu ở Trịnh Chi, chùa Thiên Ninh ở Đại Đô, chùa Vân Phúc ở Chiết giang, chùa Thiên Khánh ở Tây Kinh. Năm Kỷ Dậu đời Hồng Vũ sư phụng chiếu trụ trì chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn. Mùa Đông năm Nhâm Tuất, Chu điện hạ thỉnh sư thuyết pháp, trình với hoàng hậu Từ Hiếu ban hiệu và áo ca sa, rất mực trân trọng. Sư lui về ẩn tu khoảng năm 70 tuổi. 



Bài tán:

Vượt thoát cái thấy biết

Như tấm gương Tần treo

Luồng ánh sáng trân quý

Chiếu rực rỡ thấp cao.

Cây khô sinh hoa tươi

Ven đường mây lối cũ

Ngồi dứt tuyệt đầu lưỡi

Lão tăng cầu tha mạng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 19 tháng 5, năm 1985:

Ngựa trắng chở kinh đến Lạc Dương

Bồ Đề Đạt Ma mặt đối tường

Nghiêm công vì pháp không yêu mạng

Kẻ vụng dạy người thỏa ước mong.

Thuốc độc khó gần đâu cần mửa

Cam lồ tưới khắp dưỡng anh tài

Gương Tần treo mãi muôn người thấy

Hoa trổ cành khô hy hữu thay!.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:31 AM | Message # 220
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.65 Ngưng Nhiên Liễu Cải Thiền Sư 

Sư họ Nhậm, người Kim Điếm, Tung Dương. Sư tham kiến sư Tùng Đình, sư Đình đưa ra thoại đầu Nguyệt ấn thị chúng: Trên đường gặp rắn chết thì chớ giết. Cái giỏ xách ấy chứa đầy nhưng lại không có đáy vừa mang đến. Vậy cùng nói chuyện gì đây?. Nếu gặp kẻ lỗ mãng nói thiền thì làm sao mà thấu đắc được”. Sư đáp: “Chỗ này cùng lấy bỏ, không đến được chỗ rốt ráo chăng?”. Đáp: “ Kẻ sơn tăng cười phá lên”. Sư ngập ngừng. Sư Đình nói: “Ông đang ở trong hang quỷ mà bàn về cái bát nhỏ ư?”. Sư lại càng bất an. Một hôm sư Đình thượng đường nói: “Một câu cao xa kỳ đặc”. Sư ngay đó đại ngộ. Năm Canh Ngọ đời Hồng Vũ sư khai pháp tại tổ đình. Năm Tân Sửu hiệu Vĩnh Lạc sư không có bệnh gì, bổng nhiên tập họp đồ chúng, nói kệ từ biệt: “Tuổi đã tám mươi bảy. Đêm nay lại chia lìa. Trước Uy Âm buông tay. Quạ vàng kêu giữa trời xanh”. Nói kệ xong sư an nhiên thị tịch.



Bài tán:

Lấy bỏ đều chẳng phải

Chư Phật Tổ rảo bước

Đến thẳng chỗ đông người

Sớm trải thân khắp chốn.

Trăng sáng lạnh Tùng Đình

Móng vuốt loài sư tử

Chánh và thiên hỗ dụng

Màu trắng ẩn màu đen.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 23 tháng 5, năm 1986:

Sân tùng đêm lạnh trăng thanh

Tường cao cổng kín chớ nên kỳ kèo

Uốn, nâng, hai lối thuận theo

Âm uy xảo diệu đổi thay cát tường

Động ma tìm báu lầm đường

Nhà lửa tự biết chẳng thường an thân

Thoát ly mê chấp căn trần

Tiêu diêu tự tại quy dần cố hương.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:41 AM | Message # 221
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.66 Câu Không Khế BânThiền Sư 

Sư họ Vương, người đất Bạc Ấp. Sư tham yết sư Ngưng Nhiên cầu chỗ tâm yếu. Sư Ngưng Nhiên nói: “Hướng về tổ Đạt Ma thời vị lai, nói thử một câu xem sao”. Sư không đáp được. Sau đó khá lâu nhân nhìn thấy bức tranh Tần Phong Cổ Hòe hốt nhiên tỉnh ngộ, trình thầy chỗ kiến giải. Khi sư Nhiên thoạt thấy sư liền nói: “Khế Bân đã tham đắc thiền a?”. Sư bèn quát một tiếng. Sư Nhiên nói: “Làm gì vậy?”. Sư nói: “Hòa thượng sao lại dối người?”. Sư Nhiên lại hỏi: “ Xét về cái tâm lão bà của Triệu Châu thiếu sót ở chỗ nào?”. Sư đáp: “Chỉ không có lỗ để nện búa”. Hỏi: “Ý Triệu Châu sinh khởi điều gì?” Sư đáp: “Trong rừng hiểm có thể sập bẫy”. Hỏi: “Thạch Đầu nói thư không thông, tin chẳng đến là có ý gì?”. Sư đáp: “Ngàn dặm cùng ngọn gió”. Hỏi: “Thanh Nguyên duỗi chân là sao?”. Sư đáp: “Là họa, là họa”. Sư Nhiên nói: “Một tông Tào Động ngay nơi thân ông đó”. Năm Nhâm Thân hiệu Cảnh Thái sư thị tịch, tháp dựng tại chùa Thiếu Lâm. 



Bài tán:

Chùy sắt không có lỗ

Ném thẳng vào tận mặt

Tin thư không đến nơi

Núi Côn Lôn lật ngược.

Cây hòe Tần mây phủ

Núi hùng vĩ mưa rơi

Đường Thạch Đầu trơn trợt

Lại thêm gai góc thôi.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 24 tháng 5, năm 1985:

Quá khứ hiện tại vị lai

Đạt Ma diện bích lạ kỳ chưa thôi

Ly ngôn thuyết, đạo nơi đâu

Trống không chẳng lập nên câu, thành hàng

Tham thiền thủ đắc dối dang

Thấy được Phật tánh lo toan vứt rồi

Thanh Nguyên duỗi cẳng họa người

Cháu con vạn kiếp lên ngồi tòa sen.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:51 AM | Message # 222
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.67 Vô Phương Khả Tùng Thiền Sư 

Sư họ Hứa, người Lạc Dương, tham kiến sư Câu Không. Sư Không hỏi: “Ông đã từng tham kiến những ai?”. Sư đáp: “Trước núi Thiếu Thất lặng gió”. Hỏi: “Nhân đó có hiểu một hoa nở năm cánh là sao không?”. Sư đáp: “Một búa không lỗ trăm thứ nát vụn”. Hỏi: “Đánh vào chỗ hư là thế nào?”. Đáp: “Tôi chỉ thấy người trong thiên hạ đánh vào chỗ thật, chẳng ai đánh vào chỗ hư”. Hỏi: “Không đánh mà tự rước lấy là sao?”. Sư đáp: “Điều lão hòa thượng thường quen dùng, hãy nói ra đi”. Một hôm sư duyệt xét năm tướng đen trắng của Tào Sơn thì khế hội, chạy lên phương trượng trình chứng. Sư Câu Không đưa ra cái thiên y, lấy ngũ hành để đưa ra chân lý, cật vấn về nhân duyên của vị thượng tọa kia. Sư liền hội được yếu chỉ của năm vị. Sư lúc đó chưa khai pháp mà ẩn tu nơi chùa Định Quốc ở Giáp Nhục, không lâu khai pháp ở chùa Bồ Đề. Năm Quý Tị hiệu Thành Hóa, sư phụng chỉ trụ trì chùa Thiếu Thất. Năm Nhâm Dần sư an nhiên thị tịch, tháp dựng nơi Tổ Phần.



Bài tán:

Gát kiếm nơi cửa này

Màn đêm ngời ánh nguyệt

Đối mặt cùng lộ ra

Hồ trong trăng thanh hiện.

Cha nghiêm từ con hiếu

Vũ thuật và văn tài

Danh tiếng thêm lừng lẫy

Càng rạng rỡ tông phong.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 30 tháng 5, năm 1985:

Nhường thiên hạ vua Nghiêu tìm kẻ trí

Nói chẳng bằng nhàn, Sào Phủ rửa tai

Uống nước đầu nguồn họ Hứa thả trâu

Nơi răng ngà Khả Tùng mang búa sắt

Đoạt hư đoạt thực cơ phong viên mật

Trắng hay đen cùng về lại quê xưa

Thấy mặt lộ bày liền được ấn tâm

Vui vô tận đại sự đà hoàn tất.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 14 Jan 2016, 0:59 AM | Message # 223
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.68 Nguyệt Chu Văn Tái Thiền Sư 



Sư họ Vương, người Úy Châu, Quảng Ninh. Nhân đọc Niêm Cổ của sư Vạn Tùng đến câu “đến chỗ trở về là trái lời cha” thì quay mặt vào vách suy nghiệm, hốt nhiên tỉnh ngộ. Khi tham yết sư Vô Phương, sư liền hỏi: “Thầy xưa có nói chính mỗi người phải tự mình thấy được, không theo bên ngoài. Trực tiếp hướng về nơi chính mình thì hoài bảo liền tuôn tràn cùng khắp”. Sư chưa dứt lời sư Phương liền tát ngay vào mặt sư. Sư kinh ngạc, tỉnh ngộ, liền nói kệ:

“Như sét đánh vào má.

Như lửa xẹt trên đá.

Lập mệnh an thân tuyệt bóng hình.

Tháng chạp hoa sen nở đóa đóa.” 

Năm đầu niên hiệu Chánh Đức, sư phụng chiếu trụ trì chùa Thiếu Lâm. Đồ chúng vân tập, sư thuyết pháp không dừng. Năm Giáp Thân hiệu Gia Tỉnh sư đã hơn 70 tuổi, sư kết am tranh gần đồi Tam Thập Lục.



Bài tán:

Sấm chớp giữa trời xanh

Một tát ngay vào má

Đèn lồng cười rộ lên

Sương đọng dưới mặt trời.

Trời trong xanh mây xanh

Lửa hồng tươi sen nở

Xứ xứ tâm quang minh

Núi mòn và biển cạn.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 31 tháng 5, năm 1985:

Sấm tan trời tạnh dứt lòng nghi

Một tát tai liền đoạn tử sinh

Đèn lồng cười rộ không thường thấy

Đọng giọt sương mai dưới mặt trời.

Sen trổ lửa hồng siêu phương tiện

Nước sâu thuyền lướt tải văn* kinh

Xứ xứ quang minh tâm vô ngại

Núi mòn biển cạn vẫn an bình.

……………………

* Văn Tải còn là tên thiền sư Nguyệt Chu


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 15 Jan 2016, 2:39 AM | Message # 224
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.69 Đại Chương Tông Thư Thiền Sư 

Sư họ Lý, người Thuận Đức, tham yết sư Nguyệt Chu Văn Tải. Mỗi khi nghe sư Chu nêu thoại đầu Nạp Ba Tăng Tị thì như ăn không biết mùi vị. Cứ như vậy trải qua 8 năm, một hôm sư ngẫu nhiên nghe tiếng sấm vang trời thì đại ngộ. Sư khai pháp tại chùa Hưng Đức rồi dời sang trụ chùa Thiên Khánh năm Đinh Tị, chủ trì chùa Thiếu Lâm, sư thượng đường, nói: “Gió bấc lạnh lùng, biển hồ đóng băng các dòng nước đều ngưng chảy. Đó là cảnh giới gì?.”. Những người có mặt đều dựng tóc gáy, đứng trân người. Sư nói: “Phải chuyển đổi thân theo một đường hướng, tại sao người không thấy được đạo. Trước cửa Thái Dương ngày ngày dài như ba mùa thu. Trước đường Minh Nguyệt như chín mùa hạ. Sơn tăng hôm nay bỏ thêm than vào lò lửa, phía sau người khách thêm áo lông điêu, làm người toát mồ hôi hột, cả người nhẹ nhỏm. Mây tan trên đỉnh núi. Mai tỏa hương thơm”. Những năm về sau sư trụ nơi am Tông Cảnh. Tháng 12 năm Ất Mảo hiệu Long Khánh sư an tọa mà hóa. Hỏa táng phân xá lợi làm ba nơi để dựng tháp.



Bài tán:

Tiếng sấm vang dậy đất

Đốn ngộ lời Tổ truyền

Thầm gạn lọc tám năm

Thiên chánh dung nhiếp nhau.

Dứt bỏ rừng kiến chấp

Phật môn sừng sững cao

Chín đỉnh uy nghi đứng

Luôn quy kính ngàn năm.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 1 tháng 6, năm 1985:

Trời xuân khói tỏa diệu kỳ

Văn chương cả khối pháp* thì hiếm thay

Sấm vang ngộ ý tây lai

Cơ duyên Đông độ biển mai sớm nhìn.

Ẩn tu tập khí chẳng sinh

Bồ Đề trưởng dưỡng khổ hình cần chuyên

Vô sở đắc, chẳng chinh nghiêng

Dứt dòng phiền não đảo điên tham cầu.

………………………

*Pháp của Tông Thư thiền sư


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 15 Jan 2016, 2:53 AM | Message # 225
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.70 Huyễn Hưu Thường Nhuận Thiền Sư 

Sư họ Vương, người Nam Xương Tấn Hiền, nhân duyệt kinh Lăng Nghiêm đến câu: “Tròn sáng liễu tri, không nương vào tâm niệm” thì tỉnh ngộ. Sư tham yết Đại Phương Liên Công, chưa khế hợp, trở lại tham yết sư Tiểu Sơn, đưa ra câu thoại đầu trước kia. Sư Sơn hỏi vặn lại. Sư không đối đáp được. Một hôm, sư Sơn hỏi: “Chỗ nghi cũ đã mở được chưa?”. Sư đưa bàn tay lên. Sư Sơn nói: “Chớ nên lấy cái lưới hình tượng mà tả cảnh”. Sư nói: “Ngoài việc này ra thì còn có gì nữa?”. Đáp: “Hãy tự mở chỗ che đậy mà kiểm chứng”. Sư y theo lời, càng thêm tinh tấn tham cứu qua hai năm thì khế ngộ. Sư từ thoại đầu của Động Sơn nói về ngã và nhân trình bài kệ:

“Nếu muốn biết người ấy

Có tin tức thật đấy

Vô tướng đầy hư không

Hữu hình không lời vậy.

Sư Sơn gật đầu, phó chúc. Tháng 4 năm Ất Dậu hiệu Vạn Lịch sư báo trước sẽ thị tịch, dự bị đầy đủ kinh sách đã ghi chép. Một vị quan Đại Tông Bá lưu truyền danh tiếng của sư. Một cư sĩ họ Lục khắc những lời văn này trên đá.  

 

Bài tán:

Biết rõ ràng tường tận

Chẳng nương vào tâm niệm

Phượng rực rỡ trời xanh

Loài báo dưới sương mờ.

Phiến gương báu sáng trong

Thần khí đầy uy phong

Kề cận bên một người

Ngũ nhũ cỏ sắc bén như tên.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 6 tháng 6, năm 1985:

Kinh điển Lăng Nghiêm nguồn trí tuệ

Muôn vàn tia sáng tỏa khôn càn

Liễu tri ly niệm viên toàn

Ảo hình ảo cảnh lo toan nổi nào

Dang tay đầy dẫy anh hào

Đê đầu mới biết tiếp giao kẻ hèn

Pháp giới vô tướng biến thiên

Tung hoành vũ trụ bảo liên hoa ngồi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 15 Jan 2016, 3:04 AM | Message # 226
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.71 Uẩn Không Thường Trung Thiền Sư 



Sư tham kiến Tiểu Sơn Thư Công tại chùa Thiếu Lâm. Lúc sư Tiểu Sơn xuống núi, sư đón lại hỏi: “Tổ Đạt Ma diện bích nay ở đâu?”. Sư Sơn chỉ tay, nói: “Nơi xứ Ô na xanh xanh mờ mờ kia”. Hỏi: “Chỉ đông nói tây làm chi?”. Đáp: “bày đặt hòa hợp với thiền như cây gai giống như cây lúa”. Sư nói: “Người ấy ngay nơi lý mà nghĩ ra điều tà mị để gạt người.” Sư Sơn đập cho một gậy. Sư theo hầu thầy 3 năm, được thọ ký, sau trở lại ẩn cư nơi núi Cô, ngày ngày chỉ tọa thiền, suốt 20 năm chỉ ăn rau quả trong núi, không ra ngoài giao tiếp với người. Năm Vạn Lịch Mậu Tí, sư hốt nhiên cáo chúng, nói: “Ta có một sự kiện thiết yếu để am tường mọi sự, các ngươi cần phải biết”. Nói rồi đưa nắm tay lên, hỏi: “Hiểu không?”. Đồ chúng không đáp được. Sư lại xô ngã cái bàn viết, kêu lên: “Ôi, ôi! Ta vì các người đã nói xong”. Sư liền hóa, tháp dựng nơi chân núi xưa, thọ 75 tuổi.



Bài tán:

Nắn cũng chẳng thành tròn

Đập cũng không tan vỡ

Trước vách đá rộng mở

Chỗ nào còn dấu che?.

Gương tông sáng long lanh

Chiếu tận loài ma mị

Sóng nước hồ dìu dặt

Con đường đất viền quanh.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 7 tháng 6, năm 1985:

Không nắm lý náo động hỏi Thạch Đầu

Đông tây chỉ trỏ nguyên do chỗ nào

Mạo xưng khai ngộ như lau

Mượn loài ma mỵ hùa nhau gạt người.

Lưới mê ý thức phá thôi

Nối truyền đuốc tuệ phục hồi thánh nhân

Sóng tung nước cuộn khó ngăn

Gần đường gần đất nên cần mau tu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 15 Jan 2016, 3:10 AM | Message # 227
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.72 Từ Chu Phương Niệm Thiền Sư 



Sư họ Dương, người Cổ Đường, tham sư Huyễn Hưu, sư Hưu hỏi: “Ông từ đâu đến?”. Đáp: “Từ phương Bắc”. Hỏi: “Đạo ở phương Bắc có gì giống ở đây không?”. Đáp: “Nước tuy chia ra ngàn dòng nhưng chỉ từ một nguồn”. Hỏi: “Như thế đến đây làm gì?”. Đáp: “Nước từ một nguồn phân ra ngàn dòng”. Sư Hưu gật đầu. Sư đi tìm vách đá nơi sơ tổ ngồi diện bích, hốt nhiên đại ngộ, liền nói: “Trước ngọn Ngũ Nhũ được tin tốt đẹp. Thạch Đầu lớn nhỏ, từng khối hiện rõ trên đất”. Sau khi trao pháp, sư Hưu dặn dò:"Gặp gió thì dừng, nên biết. Nên tìm một người để chấn hưng tông Tào Động”. Sư du phương, đến Hội Kê, nhiều bậc đại phu thỉnh sư thuyết pháp, dừng lại Phong Đồ, gặp Trạm Nhiên Trừng Công, cùng đối đáp. Sư vừa gặp liền thấy hợp ý, mới hiểu ra lời dặn lúc trước của sư Hưu. Sư thị tịch, tháp dựng ở Hiển Thánh, Nam sơn.



Bài tán:

Con mắt ngài Cồ Đàm

Khuôn mặt sư Đạt Ma

Sợi chỉ ngọc xuyên qua

Một tràng chuỗi thẳng tắp.

Trước ngọn đồi Ngũ Nhũ

Sừng sững núi Thiết sơn

Cành nam nơi đất bắc

Đông chìm tây trào dâng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 8 tháng 6, năm 1985:

Huyễn hưu chân hưu, hưu chẳng hưu  

Bắc cầu nam cầu, cầu những đâu

Một nguồn nước rẽ muôn dòng

Bụi bay vạn hướng tụ chung gò đồi.

Trước Ngũ Nhũ vẹn toàn chân đế

Bách Trượng đường hội nhập thánh lưu.

Thuyền từ phổ độ, bốn bể khai thông

Ngày giờ năm tháng xuôi dòng ung dung.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 1:58 AM | Message # 228
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.73 Vô Minh Tuệ Kinh Thiền Sư



Sư họ Bùi, người Sùng Nhân, Vũ Châu, 9 tuổi theo học trường làng, lớn lên đến với sư Lẫm Sơn, sư Sơn biết là pháp khí nên đặc biệt truyền yếu chỉ. Sau đó xuống núi, kết am tranh ở Nga Phong đọc Truyền Đăng Lục, đến chỗ một vị tăng hỏi sư Hưng Thiện: “Đạo là gì?”. Sư Thiện nói: “Núi Đại Hảo”. Sư sinh nghi nên dốc lòng nghiền ngẫm quên ăn ngủ. Một hôm, nhân dời đá mà đại ngộ, liền nói kệ: “Nếu muốn cầu đạo Bồ Đề vô thượng, hãy mau thông suốt câu Hảo sơn”. Sư liền đến gặp sư Sơn, đưa ra chỗ thông suốt. Sư Sơn vặn hỏi, sư trả lời trôi chảy. Sư Sơn rất vui, mật truyền ấn ký. Sư lại khăn gói đến Thiếu thất, vào Ngũ Đài, về phương nam ngụ tại núi Động nham tỉnh Phúc Kiến, sau lại đến trú tại Thọ Xương, chùa Bảo Phương, và Nga Phong. Năm Mậu Ngọ hiệu Vạn Lịch, ngày 16 tháng giêng sư lấy bút viết dòng chữ lớn: “Ngày nay đã chỉ rõ ràng”. Viết xong sư buông bút mà hóa. Đồ chúng hỏa táng, xương trên đỉnh đầu còn nguyên vẹn, tháp dựng tại phương trượng. 



Bài tán:

Dựa vào núi Đại Hảo

Có hơn hai mươi năm

Đốn tùng lại dời đá

Ngước mũi lên trên trời.

Đưa ngũ vị về Không

Xóa bỏ tam huyền học

Tướng đẹp, hành trác tuyệt

Đại đạo tiếng vang xa.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 13 tháng 6, năm 1985:

Bảo vật giữa trời dưỡng anh tài

Sáu mươi tám đời có Tuệ Kinh

Học Khổng Mạnh thuở còn thơ ấu

Nơi Lẫm Sơn hiện dấu nghi tình.

Thỉnh đạo hỏi chỗ xuất sinh

Cầu chân lên ngọn Bảo sơn dò tìm

Như thị. Pháp đà phân minh

Các ngươi gắng sức hưng bình Phật gia.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:03 AM | Message # 229
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.74 Trạm Nhiên Viên Trừng Thiền Sư 

  Sư họ Hạ, người Cối Khê, theo sư Ẩn Phong tham cứu chữ Ai suốt ba ngày đêm thì có chỗ tỉnh ngộ, suốt ba năm lưng chẳng chạm chiếu. Nhân thấy sư Phong đưa ra một thoại đầu không đưa hai thoại đầu thì hốt nhiên đại ngộ. Năm Tân Mão, hiệu Vạn Lịch sư tham yết sư Từ Châu, theo sư Châu đến Phong Đồ. Sư Châu hỏi: “Dừng tại Phong Đồ hướng Thanh sơn. Bờ biển xa xa đài Việt vương, là thế nào?”. Sư đáp: “Trăng xuyên qua đáy đầm. Sóng không chau chân mày”. Sư Châu lại mang tông chỉ của tông Tào Động ra mà biện biệt cùng sư. Sư lấy kệ đối đáp, sư Châu ấn chứng, nói: “Ông về sau hẳn vượt thiên hạ, vì đầu lưỡi đã ở đây”. Sư trụ trì tám cảnh chùa nhưng chỉ hiển đạt thánh đạo tại đạo trường hồ Kinh Sơn. Đồ chúng đông đến tám ngàn người, sư thuyết pháp suốt 30 năm, trung hưng tông Tào Động, ngày ngày chống phất tử dạy người. Năm Bính Dần, hiệu Thiên Khải sư thị tịch, táng toàn thân. Tháp dựng tại Hiển Thánh, Nam sơn.



Bài tán:

Quật khởi tâm đại giác

Sấm vang rền Vân Môn

Mưa pháp tuôn như trút

Thấm nhuần khắp ba căn*.

Gương báu treo trên cao

Voi rồng đều kinh hồn

Con cháu khắp nơi chốn

Đạo che trùm cổ kim.

..............................

*三根; C: sāngēn; J: sankon;

Chỉ ba căn cơ của con người: Thượng, trung và hạ hoặc ba nguồn gốc bất thiện là tham, sân và si.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 14 tháng 6, năm 1985:

Nước trong đầm lặng tịch nhiên*

Gió êm sóng nhẹ bình yên đất trời

Đại chấn động minh tông hiển giáo

Nối đuốc thần tổ đạo xiển dương

Cổ kim chiếu rạng muôn phương

Cao Ly Nhật Bản cũng nương một dòng

Cháu con khắp chốn xa nguồn

Ba ngàn thế giới quỷ thần hãi kinh.

……………………………………

* Tịch nhiên nghĩa giống như trạm nhiên tức Viên Trừng Trạm Nhiên thiền sư


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:10 AM | Message # 230
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.75 Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư 

Sư họ Sa, người Thư Thành, tham yết sư Thọ Xương, khán thoại đầu “Giấu thân, ẩn tung tích” thì có tỉnh ngộ. Sư Xương nói: “Con kiến tìm nơi có mùi tanh, con ruồi xanh bay đến chỗ có mùi hôi thối, đó là việc của vua hay là việc của bầy tôi? Sư đáp: “Là việc của bầy tôi”. Sư Xương quát lớn, lại nghe tiếng hộ pháp động đất, bất ngờ tỉnh ngộ, trình bài kệ nhưng sư Xương không thừa nhận. Một hôm, sư đi đại tiện thấy có người leo lên cây sư đại ngộ, đến tìm gặp sư Xương, sư Xương cật vấn, sư nhất nhất đối đáp. Sư Xương nói: “Hôm nay ông đã tin rằng ta không xem thường ông”. Năm Nhâm Dần sư đến trụ tại Bác San, sau trụ ở Động nham, Đại ngưỡng, Cổ san. Năm Kỷ Tị sư dời về chùa Thiên giới ở Kim Lăng, đồ chúng thỉnh sư hành đạo hơn 30 năm, mở rộng đại pháp, các bậc anh kiệt vân tập chung quanh, rất tôn kính. Sư thị tịch, tháp dựng tại núi xưa, vào năm Canh Ngọ, hiệu Sùng Trinh.  



Bài tán:

Nơi ẩn tàng tông tích

Hốt nhiên mất dấu chân

Vì cớ gì trèo cây

Đáy thùng lại rơi mất*

Trời xuân sư trở lại

Người người đều tin nhận

Đạo hạnh sư tôn nghiêm

Lưu vạn cổ trác tuyệt.

.......................

*đáy thùng sơn đen: Dụ cho hầm sâu vô minh. “Nói thùng sơn lủng đáy” là dụ cho phá được vô minh, tức là khai ngộ.



Kệ :

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 15 tháng 6, năm 1985:

Chúng sinh, tâm, và Phật chẳng khác*

Thấy người trên cây đã thác lại hồi sinh

Mối con bài tiết mùi tanh

Chỉ thích hư thối, ruồi xanh bay về

Vua tôi hỗ dụng cận kề

Lớn nhỏ cao thấp bốn bề lưới ra

Đại hiền thánh, đại hóa tha

Y theo hạnh nguyện sa bà đến đi.

………………………………

* còn chỉ cho tên thiền sư Vô Dị


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:13 AM | Message # 231
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.76 Hối Đài Nguyên Kính Thiền Sư 



Sư họ Phùng, người Kiến Dương, nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến câu “tri kiến vô kiến xứ” thì có nghi tình mới đến hỏi sư Thọ Xương. Sư Xương mắng khiến sư kinh sợ. Lại xem kinh Lăng Già có câu: “Không vô thị giả” thì hốt nhiên lãnh hội được chỗ thần diệu nhưng vẫn chưa vội mừng. Lại đọc sang kinh Viên Giác, đến bài tụng: “Nước đầu ghềnh chảy xiết như quả bóng vụt qua” thì tất cả nghi ngờ đều nhổ tận gốc. Sư trở lại hỏi sư Xương: “Tôi có điều riêng này, cầu mong hòa thượng khai nhãn cho”. Sư Xương nói: “Căn bản việc ấy là gì?”. Sư liền bấm ngón tay. Sư xương nói: “Ông vẫn còn nghi”. Sư trình kệ, sư Xương cật vấn sư đều đối đáp thuận hợp. Sư Xương nói kệ phó chúc, sư bái tạ. Năm Mậu Ngọ sư trụ tại chùa Đông Uyển. Mùa thu năm Canh Ngọ thời Sùng Trinh, một hôm, sư chỉ tay dưới hang núi, vì các hành giả mà nói rằng: “có thể chôn cất ta ở đó”. Các hành giả hỏi: “Nếu như đã qua đời, đã chôn cất, ngoài ra chúng tôi còn phải làm gì để phân phát?”. Sư cười nói: “Tốt lắm”. Hành giả toan hỏi nữa thì sư đã hóa. Tháp dựng nơi sư đã chỉ định. 



Bài tán:

Tri kiến vô tri

Tức có nguyên do

Tính không rỗng suốt

Sao chẳng triệt thông.

Sự đời biết rõ

Cuồng lưu dâng cầu

Vũ dũng không yên

Ngàn năm gió lộng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 20 tháng 6, năm 1985:

Thể thấy không, thể biết không

Ngu si lại đặt đầu chồng bên trên

Chẳng hề vướng bụi mắt tinh

Đền thiêng bên ruộng quý kim vẫn còn

Cứu cánh đệ nhất pháp môn

Triệt ngộ vạn mối bôn chôn đoạn trừ

Vô tâm tướng, chấp gì ư?

Đông tây nam bắc ai người chia phân?


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:19 AM | Message # 232
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.77 Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư  

Sư họ Thái, người Kiến Dương, đọc kinh Pháp Hoa có chỗ tỉnh ngộ, liền đến vấn sư Thọ Xương, hỏi: “Thanh tịnh quang minh thân là như thế nào?”. Sư Xương đứng thẳng người yên lặng. Sư nói: “Cái này có gì lạ?”. Sư Xương bước đi. Sư ngay đó như trút được gánh nặng, theo vào phương trượng để tỏ bày chỗ sở đắc. Sư Xương đập cho ba gậy, nói: “ Từ đây về sau không được cẩu thả”, và đọc bài kệ:

“Ngay bước chân đi râu bạc phất

Dưới cây thiền giáo tự xoay mình”.

Sư nghi hoặc khi nghe câu “dưới gậy xoay mình”. Về sau, nhân dịp đi qua Kiếm Tân, nghe một vị tăng tụng lúc to lúc nhỏ, thêm tiếng khảy móng tay v.v… thì liền hiểu được pháp của sư Xương. Năm Giáp Tuất hiệu Sùng Trinh sư trụ tại Cổ Sơn, sau trụ chùa Khai Nguyên ở Bảo Thiện, viện Chân Tịch ở Chiết Giang. Năm Đinh Dậu sư an tọa mà hóa, tháp dựng tại Cổ Sơn. Sư tinh thông ngoại, nội điển, trước thuật, bổ sung, nối ngọn đèn pháp, sách thiền rất nhiều, hơn trăm quyển hành thế.



Bài tán:

Đến khắp mười phương

Thế giới chư Phật

Là hai âm thanh

Lanh lảnh vô ngại.

Thấy được Thọ Xương

Đánh mất Bố Đại

Gõ vào trống đá

Rồng điếc liền lại.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 21 tháng 6, năm 1985:

Thanh tịnh ngồi nằm đứng đi

Ăn cơm mặc áo chẳng ly Bồ Đề

Vô sở đắc, phá giáo cơ

Bất lập văn tự có chi lạ lùng

Tự tại, Bố Đại tay buông

Hư không nát vụn còn nương chỗ nào

Mười phương đất Phật ra vào

Ngọn bút pháp giới tơ hào chẳng nghi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:29 AM | Message # 233
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.78 Thụy Bạch Minh Tuyết Thiền Sư 



Sư họ Dương, người Đồng Thành, tham yết sư Vân Môn. Sư Môn hỏi: “Trước kia ông làm những gì?”. Sư đáp: “Làm kệ cho hàng tì xá”. Sư Môn nói: “Tứ đại giả, vọng tâm là không, ai là người tha cái thây chết của ông đến nơi này?”. Sư lặng người hồi lâu. Sư Môn đưa ra thoại đầu “chém mèo” sư ngay đó nhận biết, liền rời bồ đoàn, nói: “Một lời xuống Từ Châu tìm người gát cửa đứng trên cầu”. Sư Môn nói: “Nước khe róc rách, ông thử nói xem”. Sư đáp: “Gõ vào không âm, đập cây không thanh”. Sư Môn hoan hỷ. Qua sáu ngày sư nghe tiếng chuông thì đại ngộ, từ đó biện tài kiệt xuất. Sư Môn phó chúc. Sư Môn qua đời, sư thừa kế Hiển Thánh. Năm Canh Ngọ hiệu Sùng Trinh sư khai pháp ở Biện Sơn, Hồ Châu, Cổ Long Hoa, chủ tọa khoảng tám đạo tràng. Tháng ba năm Tân Tị, sư bảo thị giả đưa sư vào khám thờ, viết kệ, rồi lấy tay vẫy đồ chúng. Đồ chúng đến trước sư thì sư đã hóa. Tháp dựng tại Long Hoa, táng toàn thân.  



Bài tán:

Tài hoa hưng khởi

Đường mờ mờ sáng

Cha con khế cơ

Sư tử vàng rống.

Ngay giữa trang kinh

Pháp tươi cây khô

Nhìn mà ngưỡng mộ

Quang minh sư biểu.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 23 tháng 6, năm 1985:

Phất phơ tuyết đẹp* trắng ngần

Chúng sinh khắp chốn muôn lần lại qua

Ai chủ tứ đại giả hòa

Vui thay vạn mối sầu là chân không

Kéo thây chết chạy chẳng thông

Niệm hồng danh Phật cầu mong liên thành

Nhập tam muội, dội âm thanh

Thai noãn thấp hóa chớ sanh ngu đần.

……………………

*Chỉ cho thiền sư Thụy Bạch Minh Tuyết.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 2:46 AM | Message # 234
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.79 Thạch Vũ Minh Phương Thiền Sư 

Sư họ Trần, người Vũ Đường, Gia Hưng, nhân đọc qua kinh Lăng Nghiêm: “như ông thì cảnh giới của Văn Thù Bồ tát thân tâm và thế giới hợp thành một phiến”. Sau nhân Vân Môn thượng đường, nói: “Buông xuống thì rõ”, sư khoan khoái, trình kệ:

Đến được đầu sào thư thả ý

Phóng sinh chính thị lại buông câu.

Sư Môn quát mắng đuổi ra. Lúc đó có vị tăng nêu ra thoại đầu: “Đại Tuệ bóc trái vải”, sư nghe liền đại ngộ, ngay đó cơ phong mẫn tiệp. Sư Môn nói kệ phó chúc. Năm Tân Mùi hiệu Sùng Trinh, sư khai pháp, trụ tại chùa Tượng Điền, sau qua chùa Hiển Thánh, Vũ Hàng, Bảo Thọ, Tuyết Phong, Trường Khánh. Sư trụ trì hơn mười cảnh chùa lớn. Năm Đinh Hợi hiệu Thuận Trị sư kiết đông tại chùa Phật Nhật, hốt nhiên nói với đồ chúng: “Thế giới bất an, chi bằng quay trở về”. Qua sáng ngày thứ ba, sư thượng đường, dặn đò đồ chúng rồi cáo biệt. Đến ngày thứ bảy sư lên Long Môn, ngày thứ tám thì ngồi mà hóa. Đồ chúng hỏa táng thấy răng sư không cháy. Tháp dựng tại Long Môn.



Bài tán:

Văn Thù không hai

Làm thành một phiến

Cởi manh áo mỏng

Đầu sào chuyển biến.

Miệng biển lưỡi thuyền

Cây lệ chi trổ

Hoa ưu bát la

Ngàn năm một lần.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 26 tháng 6, năm 1985:

Lăng Nghiêm diệu trạm tổng trì

Thiên ma ngoại đạo tức thì bay xa

Hãi kinh tinh mị yêu ma

Rắn thần trâu quỷ khó mà thoát thân

Vô lượng hiền thánh xuất trần

Thọ mệnh hữu hạn thêm phần gia tăng

Thạch Vũ minh chứng khuôn vàng

Ngàn năm được gặp một lần, lành thay!.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 16 Jan 2016, 11:46 PM | Message # 235
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.80 Tam Nghi Minh Vu Thiền Sư 

Sư họ Đinh, người Tiền Đường. Sư tham yết sư Vân Môn [Viên] Trừng. Sư tiến lên thiền đường, ngồi chẳng nói gì nhưng mong người đề bạt và phá vô minh cho sư. Bỗng sư Môn vào thiền đường, nói lớn: “Buông xuống hết!”. Sư bất ngờ tỉnh ngộ. Sư Môn hỏi: “Bò ở Hoài Châu ăn rơm mà ngựa ở Ích Châu căng tròn bụng là sao?”. Sư đáp: “Hỏi lấy sương đọng trên cây cột”. Sư Môn nói: “Cây ngã cành khô rốt cuộc rơi về đâu?”. Sư đáp: “Sóng Trường giang tung trắng xóa”. Sư Môn nói: “Ông ở đây vẫn còn nghi”. Sư trình kệ: “Đến nơi gặp người tất biết câu của người”. Sư Môn chế giễu. Sư phất tay áo bước ra, nói:

“Cuối xuân hoa rụng mãi trên non

Tai nghe chim hót đường mòn về quê”.

Sư sau đó hoặc nhập định suốt ngày. Trước trụ ở Long Môn, sau về Hóa sơn. Năm Quý M ùi hiệu Sùng Trinh sư kế thừa chiếu pháp của sư Vân Môn, sau trụ chùa Chân Tịch, Phạm Thụ, Chu Minh, khoảng hơn mười chùa lớn. Năm Ất Tị sư tạ thế, dựng tháp táng toàn thân tại chùa Hiển Thánh, Vân Môn.



Bài tán:

Thích Ca đông độ

Cơ luân hào phóng

Nghịch thuận co duỗi

Minh châu Bố Đại.

Tông thông thuyết thông

Du hí tam muội

Đảnh lễ chân sư

Không đâu chẳng có.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 28 tháng 6, năm 1985:

Thấy rồi phá bỏ thật tự tại

Nghiệp tận tình không kiến bổn lai

Đáp ngoài chỗ hỏi, khéo thay

Vụng về chờ đạo nhãn khai đúng thời

Phất tay áo, lửa phát ư?

Học theo Bố Đại mặt như nụ cười

Lễ kính phong thái tôn sư

Khí phách mô phạm đức dư muôn người.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 17 Jan 2016, 0:36 AM | Message # 236
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.81 Nhĩ Mật Minh Phục Thiền Sư 



Sư họ Vương người đất Cối Khê, tham yết Trinh Bạch Sơn Công tại Đại Từ, quyết một lòng cầu học. Lại thăm người bạn là Đức Thanh, nhân khi ở trong thuyền nghe được tiếng thanh la vang vọng thì có chỗ tỉnh ngộ. Đưa ra những điều tương tự như sư Vân Môn, sư Môn nói: “suy tư cùng tột túc duyên này phải biết rằng còn một bước ở trên nữa。Sư vâng dạ. Một hôm, sư Môn thượng đường nói: “ Buông xuống!”. Sư hốt nhiên toàn thân nhẹ nhỏm, liền nói kệ:

Sương lạnh đêm khuya nguyệt xuống gần

Người qua đất ấy dạ băn khoăn

Mỗi bước chân đi đường rộng mở

Nghiêng vành Bắc Đẩu điểm huy quang.

Sư Vân Môn chấp thuận. Qua hai năm sư Môn giao pháp. Năm Mậu Thìn hiệu Sùng Trinh sư truyền giáo tại chùa Quốc Khánh, Đông Sơn, sau trụ ở đồi Mai, hai lần giáo pháp ở chùa Hiển Thánh. Năm Canh Thìn trở lại trụ trì Đông Sơn. Mùa hạ năm Nhâm Ngọ sư không bệnh, trước đó nhịn ăn hơn một tuần, lúc sắp mất sư nói cười như thường. Tháp dựng nơi chùa Hiển Thánh, táng toàn thân.



Bài tán:

Khi nghe tiếng thanh la

Liền quên dấu chân xưa

Thân đến đất Vân Môn

Trời xanh áng mây đưa.

Tỏa ngời chòm Bắc Đẩu

Giữa đêm thuyền cập bờ

Hoa tường vi cửa động

E ấp dáng ngây thơ.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 5 tháng 7, năm 1985:

Quyết tham cứu bổn lai nhân

Thanh la vẳng tiếng, trăng dần về Tây

Thân tâm chẳng ngại buông tay

Nghe lại tự tánh thấy ngay Bồ Đề

Đêm sương lạnh vắng người về*

Chặng đường tu đạo chớ hề lãng xao.

Tử sanh phá vỡ hồi đầu

Chòm sao Bắc Đẩu, nao nao tiếng cười.

........................

* tức hành giả còn chỉ cho người đi con đường tu tập, hành trì quy về Phật pháp.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 17 Jan 2016, 0:38 AM | Message # 237
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.82 Tuyết Quan Đạo Ngân Thiền Sư 

Sư họ Phó, người Tín Châu. Tham yết sư Bác Sơn, nhân có vị tăng lấy tay sờ mũi, ngoáy tai, liền có chút tỉnh ngộ liền trình kệ. Sư Sơn nói: “Thẳng vào chỗ chết thì mới thấy được tâm”. Sư liền đóng cửa tham cứu suốt sáu năm, hốt nhiên đại ngộ, viết bài Tuyết Quan Ca trình lên sư Sơn. Sư Sơn khen ngợi, truyền mở cửa làm thủ chúng. Sư Sơn hỏi: “ Con mắt trời người ra sao?”. Sư đáp: “Trên đầu cửa”. Lại hỏi: “Có cần một cái gương để tự soi không?”. Sư đáp: “Thầy không thấy đó thôi”. Sư Sơn nói: “Không uổng công ông đã đến đây tham kiến”. Sư che tai như không nghe. Năm Đinh Mão sư trụ tại Doanh Sơn. Đến năm Tân Mùi sư Sơn thị tịch. Năm Bính Ngọ đến Hổ Bào ở Chiết Giang, sau về chùa Diệu Hành. Năm Đinh Sửu hiệu Sùng Trinh sư về Cổ Sơn, có bệnh nhưng vẫn an nhiên. Mật Công hỏi: “Hòa thượng an ổn chứ?”. Sư bấm ngón tay. Mật công nói: “Cũng nên trao cho câu cứu cánh”. Sư nói: “Ông nói ta sinh chăng, tử chăng?”. Mật công quay lại nhìn thì sư đã thị tịch.



Bài tán:

Tay xoa chạm vào mũi

Liền được mắt chiếu diệu

Ánh mắt tỏa rạng ngời

Tự ngàn xưa phản chiếu.

Một mình bờ sinh tử

Dúm đất hóa thành vàng

Bậc anh tài kiệt xuất

Rừng xanh dội tiếng vang.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 6 tháng 7, năm 1985:

Đối cảnh minh tâm đạo nhãn khai

Tử tức ý thức thoát trần ai 

Đóng cửa sáu năm thành đạo lớn

Đối tường ngàn ngày kết thánh thai.

Che tai chẳng nhận khen chê đến

Giấu lưỡi không cho họa phúc lai

Dựng nền bảo tự làm pháp chủ

Thấp hóa hàm linh thấm đức dày.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 17 Jan 2016, 0:40 AM | Message # 238
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.83 Giác Lãng Đạo Thịnh Thiền sư 

Sư họ Trương, người Chá Phổ, nhân thấy đại phụ ngồi mà hóa thì khởi nghi tình, trên đường đi nghe tiếng mèo kêu chợt tỉnh thức. Sư xem lại thoại đầu của sư Bách Trượng liền đại ngộ nên đến tham yết sư Thọ Xương, đi qua Thư Lâm thì gặp sư Đông Uyển. Sư Uyển chợt hỏi: “Ông có nghe sư Thọ Xương đề cao kinh Duy Ma Cật chăng?”. Sư đáp: “Có nghe”. Hỏi: “Bồ tát Di Lặc được thọ ký là nhất sinh bổ xứ, thế nào là nhất sinh?”.

Đáp: “Hẳn có người nghi”. Hỏi: “Ông lại đi ư?”. Sư lấy làm lạ. Nhân ngồi quanh bếp lửa, sư nêu ra: “Bậc cổ đức nơi kiếp hỏa, khi thì hoại, khi thì bất hoại nghĩa là sao?”. Đáp: “Ông lại đến à?”. Sư trình chỗ thấy của mình. Sư Uyển hoan hỷ làm kệ phó chúc. Sư biện tài vô ngại. Năm Vạn Lịch Kỷ Mùi sư khai pháp tại La Sơn, trụ trì hơn năm mươi đạo tràng, nội ngoại điển hơn 60 loại. Năm Kỷ Hợi sư thị tịch, tháp dựng tại Nhiếp Sơn. 



Bài tán:

Trong rặng núi Thạch Cổ

Dây sắn bìm rối bong

Thân rồi thân lưu chuyển

Trời rộng mặt trời hồng.

Mộng bút nẩy chồi hoa

Trăng dọi cõi trời xa

Tung hoành thanh kiếm báu

Không Phật cũng không ma.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 7 tháng 7, năm 1985:

Thấy điều chưa thấy lạ sao

Bồ Đề. Nghe tiếng mèo gào liễu thông

Một nguồn đại địa, hư không

Sum la vạn tượng trong vòng cơ duyên

Kiếp hỏa bất tận miên miên

Ngũ trược ác thế người hiền mấy ai

Phật ma kiếm tuệ chém bay

Đạo đức toàn vẹn thẳng ngay thánh hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 17 Jan 2016, 0:43 AM | Message # 239
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.84 Cổ San Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư 

Sư họ Đinh, người Kiến An. Năm sư 15 tuổi xuất gia, 18 tuổi thọ giới cụ túc, giảng kinh khắp nơi, nhân tham yết tận tường với sư Vĩnh Giác mà khế hợp. Năm sư Giác 80 tuổi trao y và phất tử cho sư, thuyết kệ rằng:

Từng bước qua cầu đất Thọ Xương

Thuận theo dòng tục trổ cành tươi

Nhất phát bảo tồn ngàn mạch thánh

Tâm này biết được chẳng bao người.

Lận đận cuối năm đà tám chục

Đại sự nơi này giao phó y

Ba mươi năm lẻ tương và muối

Lời xưa đã nói chớ khinh khi

Thuyền trên gió ngược ngàn lao lực

Ra công vĩnh định thái bình thì.

Ngày 7 tháng 9 năm Nhâm Ngọ thời Khang Hy, sư hội đồ chúng mà hóa, thọ 88 tuổi. Sư phục hưng chùa Bảo Phúc, Cổ Sơn, Bạch Vân, Quảng Phúc, bốn chùa Khai Nguyên, soạn Hoa Nghiêm Kinh Sớ Luận Toàn Yếu, và các kinh luận tổng cộng 28 loại, 196 quyển lưu hành.



Bài tán:

Đến Thạch Cổ bao lần

Đều đề xuất chánh lệnh

Say mê kinh Hoa Nghiêm

Ba mươi năm khảo chứng.

Cây táo, bách xanh mát

Trước sau đều tỏa sáng

Trộm ấn, dòm ngó phù

Đến được chỗ cứu cánh.

Ngước mặt nhìn chiêm ngưỡng

Tự nhiên sinh cung kính.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 11 tháng 7, năm 1985:

Như mưa rào, đồng chân nhập đạo

Thấm nhuần cây cỏ một màu tươi

Tìm người hữu đức khắp nơi

Theo Nguyên công thắp đuốc trời truyền trao

Chấn hưng tông phong tuyên chánh giáo

Hiển dương Hoa Nghiêm luận sơ thân

Ứng đối Ngũ Đài Cổ Sơn

Đồng quy về một cội nguồn giác linh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 21 Jan 2016, 1:53 AM | Message # 240
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.85 Duy Tĩnh Đạo An Thiền Sư 

Sư họ Hồ, người Tấn Giang, xuất gia tại Đức Hóa, núi Đái Vân. Trước hết tham kiến hòa thượng Cổ Hàng nhưng không phát khởi được đại ngộ. Sau đến gặp sư Vĩnh Giác phát minh được tâm địa. Đầu tiên trụ ở Cổ Sơn, sau về Nhiếp Sơn ở Kim Lăng, vang danh tiếng. Ngày mùng 1, tháng 4 năm Mậu Thìn đời Khang Hy sư thị tịch, thọ 72 tuổi, có ngữ lục lưu hành thế gian. 



Bài tán:

Thổi ống sáo không lỗ

Xướng điệu hát thái bình

Cổ Sơn và Nhiếp Sơn

Ngàn sông trăng hiện bóng.

Chư thánh không truyền đạt

Một con đường hướng thượng

Toàn thân đều buông xả

Chiếu diệu ánh quang minh.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 12 tháng 7, năm 1985:

Họ Hồ tên gọi Đạo An

Tổ tiên huyết mạch Tấn Giang nối dòng

Tải Vân lìa tục xoay vòng

Nhập thất Vĩnh Giác tỏ thông pháp thuyền

Cổ, Nhiếp đề xướng giáo truyền

Biển Nam biển Bắc người hiền độ tha

Ngàn sông in bóng trăng ngà

Mặt trời ân phúc chiếu xa muôn loài.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 21 Jan 2016, 1:57 AM | Message # 241
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.86 Tung Nhũ Đạo Mật Thiền Sư 



Sư họ Đường, người Tứ Châu. Năm 14 tuổi bà nội qua đời, thấy được nhân thế như huyễn nên vào chùa Cảnh Hội xuất gia, khi lớn đi khắp các giảng đường cầu học sau bỏ đi. Sư yết kiến sư Hám Sơn Cơ Long, nghe danh Bác Sơn Nguyên Lai hòa thượng liền tìm đến gặp. Sau đó tham yết chùa Kim Túc gặp sư Trừng tại Vân Môn, sau lại lên núi Bác sơn theo chúng hái trà, chợt thấy trên khe nước hiện hình ảnh bóng mây trắng, liền hiểu rằng cả thân tâm và thế giới đều bất khả đắc, sư xuất khẩu thuyết kệ trình sư Sơn. Sư Sơn ấn chứng nói kệ phó chúc. Sư đi về núi Uất Châu ở ẩn, sau đó xuất thế khai pháp, trụ trì bảy ngôi chùa. Sư sinh năm Mậu Tí hiệu Vạn Lịch. Ngày 11 tháng 3 năm Mậu Tuất đời Thuận Trị sư thị tịch, thọ 71 tuổi. Tháp dựng bên phải Bồ Đề Xã.



Bài tán:

Sông Hoài chảy về tây

Dấu chân tôi và ông

Hái trà nhìn mây bay

Lỗ mũi đà lạc mất.

Con cháu mang liên lụy

Hối hận vô cùng cực

Nhìn phương nam an hòa

Ngàn xưa theo mẫu mực.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 15 tháng 7, năm 1985:

Sinh tử sớm ngộ vô thường

Hám Sơn, tham vấn pháp vương gần kề

Bỏ giảng, dọn tâm tập thiền

Tuân theo quy củ cửa huyền mở ra

Sương mây thấy giữa khóm trà

Riêng lòng đã rõ chẳng là quẩn quanh

Đây vô ngã, vượt thế tình

Bảy lần chủ tọa pháp đình lành thay.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 21 Jan 2016, 2:04 AM | Message # 242
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.87 Di San Không Ẩn Tông Bảo Thiền Sư 

Sư họ Lục, người Nam Hải. Năm 16 tuổi tự cầm dao đến bên tảng đá lớn lễ Phật xuống tóc, kết am cỏ tại Long Sơn, tham cứu kinh điển. Một hôm nọ duyệt lại ngữ lục đến câu: “Đá đè trên mầm trúc. Hoa núi treo lơ lửng” thì hốt nhiên rỗng suốt như khối băng đã chảy tan. Sư chí hiếu cung dưỡng mẹ. Mẹ sư qua đời, sư dựng am tại mộ ba tháng. Sau đó tham yết sư Bác Sơn. Một hôm sư Sơn đưa ra thoại đầu ”cưỡi ngược trâu nhập Phật điện”, và ra lệnh cho đồ chúng tham cứu. Sư trình bài kệ:

Tham trình có hiểu chi đâu

Càng cầu càng lại mịt mù chuyển xoay

Gặp nhau chính thật hắn đây

Bởi lòng điên đảo hiện bày rõ thay

Kiến con khiên cái cối xay

Người đá lại vỗ hai tay mà cười

Cơ duyên linh hoạt đây rồi

Cung thương hòa điệu chẳng lơi nhịp đàn.

Sư Sơn ấn chứng. Sau sư trụ tại La Phù, Trường Khánh, Hải Tràng, hoằng dương pháp của sư Bác Sơn. Ngày 22 tháng 7, năm Thuận Trị thứ 18 sư đoan tọa mà hóa, thọ 62 tuổi. Táng toàn thân, tháp dựng tại Đài Hoa Thủ, núi La Phù.



Bài tán:

Đá đè trên măng trúc

Hoa núi treo lơ lửng

Chợt mở to đôi mắt

Canh ba mặt trời hồng.

Xứ xứ đều gặp ông

Cơ duyên như sấm chớp

Bác Sơn không manh mối

Cưỡi trâu vào Phật điện.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 17 tháng 7, năm 1985:

Nam Hải đồng tử tự tay đoạn tóc

Nơi núi sâu trồng gai trúc một mình

Đọt măng tre bên cạnh đá trồi lên

Dốc núi nọ mầm rễ cây mới trổ

Cõi thiên chân vị diệu huyền hé mở

Chốn địa linh nhân kiệt chẳng ta, người

Xứ xứ gặp ông mà chẳng biết thôi

Người đá vỗ hai tay cười khúc khích.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 21 Jan 2016, 2:10 AM | Message # 243
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.88 Phiên Quang Tịnh Xán Thiền Sư  

Sư họ Chu, người Kim Lăng, nhân tham yết sư Biện Sơn có chỗ tỉnh ngộ nên đóng cửa ẩn tu, nghe được tiếng trái cây rơi trên mái ngói liền đại ngộ, trình kệ có câu: “Mấy phen đến chỗ ấy tương phùng”. Sư mở cửa, đến tham yết sư Sơn tại núi Bách Trượng. Sư nói: “Ngàn dặm đến đây, xin thầy một lần tiếp nhận.” Sư Sơn liền đánh cho một gậy. Sư nói: “Đa tạ hòa thượng đã tiếp dẫn”. Sư Sơn nói: “Hài cỏ đáng giá bao nhiêu, ai trở lại?”. Sư đáp: “Trước hòa thượng tôn kính, đâu dám đến yết kiến”. Sư Sơn nói: “Ăn gậy rồi giờ nói thử xem”. Sư đáp: “Đầu xuân còn lạnh, xin hòa thượng cẩn thận”. Sư liền đi ra, chẳng nói gì nữa. Sư Sơn phó y và phất tử. Năm Bính Tuất hiệu Thuận Trị, sư nối pháp sư Sơn, những năm về già sư trụ tại chùa Kim Tiên, Cô Tô. Đạo hạnh sư trác tuyệt, tự mình làm gương khích lệ quần chúng. Mùa xuân năm Mậu Tuất sư an tọa mà hóa. Tháp dựng tại Biện Sơn, phía bắc cầu Sáp Thủy, táng toàn thân. Sư thọ 59 tuổi, đệ tử nối pháp hơn 20 vị.



Bài tán:

Trên cây quả rụng

Mặt trời rực sáng

Thấu triệt nguồn pháp

Đoạt cờ Bách Trượng.

Nối pháp núi Biện

Lớp lớp chân lân

Đạo truyền các cõi

Kim Tiên Cổ Phật.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 18 tháng 7, năm 1985:

Chu tôn giả Kim Lăng là Tịnh Xán

Đóng cửa ẩn tu trì tụng linh văn

Cây rung rơi cuống dưa tàn

Hoa thơm nghiêng cánh chim ngàn líu lo.

Mặt đối mặt thăm dò, kiểm chứng

Tai nghe Không ngộ lý trước khi sinh

Khuyên người mẫu mực trước tiên

Vạn đời mô phạm lập nên công trình.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 21 Jan 2016, 2:48 AM | Message # 244
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.89 Cửu Mặc Đại Âm Thiền Sư 

Sư họ Diêu, người Ngữ Khê, Gia Hòa. Sư đi khắp nơi giảng pháp, thông suốt điển tịch, tham kiến Vân Môn và chư đại lão hòa thượng tại Thiên Đồng. Lại nghe sư Thụy Bạch ở Thiết Bích liền tìm đến tham yết, thấy sư Thụy Bạch đang lợp mái nhà, ra lệnh đi chẻ tre, sư hỏi: “Chẻ như thế nào?”. Sư Thụy nói: “Lấy dao bổ xuống” sư nghe liền khai ngộ. Sau nhân việc dọn bình bát sư đại ngộ. Sư trở lại tham yết sư Thụy tại Biện Sơn. Sư Sơn hỏi: “Ngay giữa lúc ấy thì như thế nào?”. Sư đáp: “Như thị giả mang đèn đến”. Sư Sơn nói: “Sau đó thì sao?”. Đáp: “chiếu trời chiếu đất”. Sư Sơn nói: “Như ở đây thì ánh sáng tỏa khắp nơi phải chăng?”. Đáp: “Thật khó dối hòa thượng.” Sư Sơn ấn chứng. Sư thừa pháp Biện Sơn, đế nối đời thứ hai, sư thị tịch. Tháp dựng hướng bắc núi xưa.



Bài tán:

Phá vỡ tường vách sắt

Một ngọn đèn trong tay

Chiếu soi khắp thiên hạ

Cuộc pháp chiến rộng bày.

Biện tài không ngăn ngại

Mưa pháp mây phiêu bồng

Đỉnh Biện sơn cao vút

Khắp ba căn thấm nhuần



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 19 tháng 7, năm 1985:

Lão Thiên Đồng khắp Vân Môn tham vấn

Đến chỗ không người tán thán hay thay

Thụy Bạch chẻ tre trời đất lộ bày

Đại Âm niêm hoa biết đêm ngày, sớm tối.

Tứ biện vô địch dứt trừ quấy rối

Lục độ bến kia kẻ biền biệt, phiêu dao

Trên dưới nghe Cửu Mặc, một tiếng gào

Khắp pháp giới chúng sinh về cõi giác.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:29 AM | Message # 245
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.90 Cô Nhai Tịnh Thông Thiền Sư 



Sư người phủ Đức An, Hồ Quảng, từ lâu nương theo Hoàng Bách, Vân Môn, lại tham yết hòa thượng Thụy Bạch tại chùa Giới Châu, Thiệu Hưng, được đề cử vào tòa thứ hai. Một hôm, sư Bạch nói với đồ chúng: “Thế giới vốn không ô nhiễm thì sao lại tạo nơi chỗ để tẩy uế?”. Sư đáp: “Nếu không tạo thì làm sao thấy rõ là không ô nhiễm?”. Sư Thụy nói: “Ai mà chẳng biết ông chính là sư Tây Đường.” Sư phất tay áo bước ra. Sau đó sư Thụy trao y và phất tử cho sư nối pháp. Sư trung hưng Động Sơn, vang danh khắp nước, người Giang Tây gọi sư là Động Sơn cổ Phật tái lai. Một khúc Tân Phong xướng lên hiếm người phụ họa. Tháng ba năm Đinh Hợi hiệu Thuận Trị sư thị tịch, tháp dựng nơi chân núi Kim Ngưu.



Bài tán:

Ngọc quý tàng trong đá

Huyền châu ẩn ánh sáng

Vào tận thất Biện Sơn

Không dấu được cẩm nang.

Cổ Phật nay trở lại

Xứ xứ đồng tán dương

Tân Phong một khúc hát

Vang động khắp Tây giang.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 20 tháng 7, năm 1985:

Nơi Giới Châu ngăn che ánh sáng

Giá cao chờ đích đáng lộ tích tông

Ngồi tòa tây độ cõi đông

Tâm vô cấu nhiễm sạch trong, thanh tuyền.

Huyết mạch Động Sơn lưu truyền trong nước

Đỉnh Cô Nhai nhuần ân phước vạn phương

Đại thánh hiện, vạn vật hưng

Hợp hòa một khúc thiên trường mấy ai.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:31 AM | Message # 246
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.91 Nguyên Khiết Tịnh Oánh Thiền Sư 



Sư họ Trang, người Duy Dương, tham yết hòa thượng Thụy tại chùa Giới Châu, Thiệu Hưng, khán thoại đầu “niệm Phật là ai”. Một hôm sư nghe tiếng hương bảng thì thấy toàn hư không nát vụn, liền vào phương trượng trình thầy. Sư Thụy gật đầu. Một hôm sư Thụy trước đồ chúng nêu ra thoại đầu “núi cao đáy biển có trâu bùn” để hỏi đồ chúng. Sư Thụy lại nói: “Gì là một câu có thể phóng túng, thông đạt?”. Sư chỉ vị tăng đứng bên cạnh, nói: “Vị tăng này chính là người Thiệu Hưng”. Sư Thụy liền đánh một gậy. Sư hét lớn. Sư Thụy liên tiếp đập gậy vào người sư. Sư rời thầy đến khoảng 12 năm mới thấu rõ huyền chỉ. Sư khai pháp Động Sơn, Vân Nghiêm, Biện Sơn, Hiển Thánh. Năm Tân Hợi đời Khang Hi (1672) sư thị tịch tại Hiển Thánh. Đồ chúng theo di mệnh dựng tháp tại Vân Nham, Giang Tây. 



Bài tán:

Đánh bại Thiên Mục

Xem phá Hùng Phong

Đường hoàng ẩn hiện

Ngay tại một câu.

Gậy và tiếng hét

Sấm dậy vang trời

Hang sâu sương đọng

Luân chuyển muôn đời.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 25 tháng 7, năm 1985:

Duy Dương họ Trang, khí núi sông

Tiếng cây hương bản dứt chạy rông

Đáy biển trâu bùn không dấu tích

Vân Nham cọp gỗ há sống nhăn.

Một gậy Thụy Bạch hiện Hán tử

Thiệu Hưng, Giới Châu sa lưới trần

Sấm sét vạn cân tan ma chướng

Thiên hạ thái bình Phật vĩnh hằng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:33 AM | Message # 247
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.92 Vân Tông Tịnh Nột Thiền Sư 

Sư họ Vương, người Hồ Quảng, tham kiến Thụy lão sư tại Bách Trượng, thanh minh tảo tháp của tổ Đại Trí trở về. Sư Trượng hỏi: “Có gặp tổ sư không?”. Đáp: “Xương như hóa đá. Áo phất đầy tu viện”. Sư Trượng nói: “Có chỉ rõ gì không?”. Đáp: “Gió điều hòa mát mẻ”. Sư Trượng nói: “Đúng rồi đó . Sư đáp: “Cùng theo đến”. Sư Trượng nói: “ Sau thì thế nào?”. Đáp: “núi đồi nhảy múa”. Sư Trượng nói: “Chỉ được một nửa”. Sư nói: “Cũng là nhiều rồi”. Sư khai pháp tại Nghĩa Sơn, Hồ Quảng. Ngày 23 tháng 4 năm Quý Sửu sư thị tịch. Tháp dựng tại Nghĩa Sơn.  



Bài tán:

Tổ sư nay trở lại

Chấn động núi đồi

Châu lăn tròn trong khay

Cơ phong thâm áo

Sư dụng pháp nghiêm mật

Móng vuốt sắc vươn dài

Trùng trùng quang minh hiện

Gương báu chiếu đỉnh cao.



Kệ:

Thanh minh tảo mộ thấy Tổ sư

Xương cứng như đá, áo vải thô

Có chỉ bảo gì, không nghe thuyết

Một câu chẳng có, ấy thiên cơ.

Người chết thành quỷ, quỷ sợ tích*

Phàm chuyển thành thánh, thánh chẳng kỳ

Như cây cứng cõi thành nhân vậy

Ngũ trược sa bà, tịnh cõi Tây.

...................

*Một âm là tích. (Danh) Ma chết gọi là tích 聻. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: Nhân tử vi quỷ, quỷ tử vi tích. Quỷ chi úy tích, do nhân chi úy quỷ dã 人死為鬼, 鬼死為聻. 鬼之畏聻, 猶人之畏鬼也 (Chương A Đoan 章阿端) Người chết thành ma, ma chết thành tích. Ma sợ tích, cũng như người sợ ma vậy.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:36 AM | Message # 248
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.93 Bạn Ngã Tịnh Lữ Thiền Sư 

Sư họ Trương, người Đức Thanh, tham lão hòa thượng Biện Sơn. Sư Sơn hỏi: “Tự kỷ của ông là gì?”. Sư đang suy nghĩ thì bị sư Sơn đánh đuổi ra. Sư liền thấy chỗ dụng của thầy nên cười lớn. Sư Sơn nghe nói nên gọi vào phương trượng hỏi: “Đêm qua ông vì cớ gì mà cười lớn như vậy?”. Đáp: “Hôm nay thì không cười”. Sư Sơn nói: “Lại đến đâu?”. Sư rủ tay áo đi ra. Sư Sơn nói kệ có câu: “có con cá vàng đi trên tường”. Lại nói: “Ông thử đi xem”. Sư bái lạy, nói: “Kinh thiên động địa là đi”. Sư Sơn nói: “Chưa tin ông ở đây”. Sư đáp: “Theo lời người xưa nghi là hại”. Năm Kỷ Sửu hiệu Thuận Trị sư khai pháp tại Ngữ Khê, cọp rống tại Điều Chi, Tư Phúc, các chùa ở Biện sơn. Đạo đức sư cao minh như người xưa, không hề lộ vẻ buồn vui, các bậc đại hiền trong Nho lâm đều cho sư là bậc tôn tượng của pháp môn. Sư thị tịch, tháp dựng bên phải Biện Sơn.

Bài tán:

Một tiếng cười lớn

Đất động trời kinh

Đánh mất mắt tinh

Nắm được chóp mũi.

Đại đạo xưa nay

Mây cuộn mưa trút

Dòng khe chảy ngược

Không chỗ tận cùng.

Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 27 tháng 7, năm 1985:

Biết giả tìm chân khắp núi sông

Bối trần hợp giác thấy mối giềng

Nhận giặc làm con là kẻ ngốc

Lấy khổ làm vui giữ thây tiên.

Nhận gậy vô tình ôi Tịnh Lữ

Thầy tôi siêu xuất chốn não phiền

Qua sông thuyền đốt phân hơn kém

Long tượng pháp môn tất vững bền.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:51 AM
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:53 AM | Message # 249
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.94 Viễn Môn Tịnh Trụ Thiền Sư 

Sư họ Trần, người Mân Chương, nhân duyệt Vân Thê thất bút có câu: “ Cảm khái cái chí xuất thế kiên trì”. Sư tham yết hòa thượng Thạch Vũ tại Tấn Minh. Sư Vũ hỏi: “Chẳng là Tâm, chẳng là Phật. Chẳng là vật. Vậy rốt ráo là cái gì?”. Sư đáp: “Các cõi Trời người đều thừa ân đức ấy”. Sư Vũ nói: “Bò ở Hoài Châu ăn lúa, ngựa ở Ích Châu no bụng. Lại sinh ra thứ gì?”. Sư nói kệ:

Xuân về hoa nở

Thu đến lá rơi

Con cháu đều đắc lực

Trong nhà chẳng biết thôi.

Sư Vũ ấn chứng sư nối pháp trung hưng chùa Long Đường. Ngày 30 tháng 12 năm Giáp Ngọ đời Thuận Trị sư tập họp đồ chúng, nói: “Người xưa kêu khổ kêu vui náo loạn như mắt quỷ tinh ranh. Kẻ sơn tăng vô tác này đi kiểu nào cũng xong.” Tháp dựng nơi Long Đường, táng toàn thân.



Bài tán:

Tâm và Phật đều Không

Xuất sinh nguồn sức mạnh

Lá rụng rồi hoa trổ

Móng vuốt lộ nguyên hình.

Phật tuệ nhật sinh khởi

Rồng voi vừa đến nơi

Y theo lệnh mà làm

Theo chế độ nhà Hán.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 1 tháng 8, năm 1985:

Phú quý danh như mộng bọt bèo

Vợ con tài lộc vốn vô tình

Ngoài vật, Phật, tâm đều chẳng phải

Vô tức Hữu Trung* chẳng bóng hình.

Khắp nơi tươi đẹp hoa xuân nở

Lá rụng tàn thu một khoảng không

Thịnh suy chốn ấy ông đà biết?

Về Tây mờ nhạt thái dương hồng.

..............

* Trung đạo


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:56 AM | Message # 250
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.95 Tam Tật Tịnh Phủ Thiền Sư 

Sư họ Lữ, người Thiệu Hưng, con nhà Nho, mang chí xuất trần, nhân tham thoại đầu “vạn pháp quy nhất” chợt nghe chim oanh hót liền đại ngộ. Sư tham yết hòa thượng Mật Vân tại Kim Túc, lời tương hợp. Sư Mật Vân nêu dẫn bài tụng “thuyền giáp núi” và bảo sư nói câu tiếp sau. Sư ứng khẩu nói câu “oanh oanh bay trở lại bên thiếu nữ xinh đẹp”. Sư Vân vừa ý. Sau đó sư tham yết sư Tam Nghi tại chùa Hiển Thánh. Sư Nghi hỏi: “Quay lại Tiên Kiều để tìm đạo gốc, ông chứng nghiệm, thu nạp được gi?”. Sư đáp: “Ngày hôm qua có sáu phân bạc thỉnh Huyền Sa Lục”. Sư Nghi nói: “Chưa nhảy qua thuyền, dây đàn và 30 gậy làm sao tránh được”. Sư đáp: “Đạo là như vậy đó”. Sư Nghi biết là hàng pháp khí mà bậc tiền bối đã không để chạy thoát. Sư khai pháp tại chùa Thanh Lương, Ngô Hưng. Năm Canh Tí đời Thuận Trị sư thị tịch, tháp dựng phía sau am Ngưng Thúy. 

Bài tán:

Một câu kinh lòng người

Chùa Kim Túc rúng động

Trở lại đất Vân Môn

Sư tử gầm tiếng rống.

Lò rèn mở lớn rộng

Nghiêm túc nền gia phong

Giữa dãy núi Thanh Lương

Vầng tuệ nhật chớm hồng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 2 tháng 8, năm 1985:

Việc quân tử làm người khó biết

Thuận nghịch tiếp nhận mấy ai đang

Cuồn cuộn sóng nước Trường Giang

Sục sôi ào ạt xóa tan não phiền

Thiếu nữ xinh khi thuyền giáp núi

Sào Hứa, đà rơi túi ngọc xanh*

Mắt thiền Tam Tật tịnh thanh

Thiên nhân sư biểu, biện minh rõ ràng.

…………………………..

*Chỉ cho Lục Châu người thiếp của Thạch Sùng đời Tấn


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO