Thứ Sáu
19 Apr 2024
11:20 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 1:58 AM | Message # 251
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.96 Thiên Ngu Tịnh Bảo Thiền Sư 

Sư họ Âu, người Tân Thành, Giang Tây, từ lâu đã từng tham yết hòa thượng Cửu Mặc ở Biện Sơn. Sư Cửu Mặc thị tịch, sư lại đến tham yết hòa thượng Thạch Vũ tại Bảo Thọ. Sư Vũ hỏi: “Ông từ đâu đến?”. Đáp: ”Biện Sơn”. Sư Vũ nói: “Ở Biện Sơn đến nơi đây làm gì?”. Đáp: “Đặc biệt đến đây để được gần hòa thượng”. Sư Vũ nói: “Ông mang cái gì lại để thân cận lão tăng?”. Sư đưa tấm khăn tay, nói: “Tấm khăn thô này”. Sư Vũ nói: “Là vật nơi chốn nhàn hạ ”. Đáp: “Cái dụng hằng ngày cũng ít, kẻ khác khó được”. Sau đó sư được ấn ký. Năm Bính Thân hiệu Thuận Trị sư khai pháp tại Nam Sơn, Vũ Hàng, Hiển Thánh tại Việt Châu, Hưng Thiện tại Gia Hòa, Tử Vân tại Hàng Châu, trụ trì bốn đạo tràng chấn hưng tông phong. Sư thọ 67 tuổi, tăng lạp 41. Ngày 13 tháng 8 năm Ất Mão đời Khang Hy sư thị tịch, tháp dựng nơi gò bên trái Nam Sơn. 



Bài tán:

Tay gõ nhịp kim thanh*

Hai tai dứt trừ sạch

Giữ được tấm khăn này

Động dụng, ôi thiện hạnh.

Ngồi quên nơi non Tượng

Sặc sỡ chim phượng bay

Khe sâu hoa lau tím

Từng giọt từng giọt đọng.

.........

*Tiếng kim, một thứ tiếng trong bát âm. ◎Như: tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 5 tháng 8, năm 1985:

Thiên tư u tối chẳng thông

Biện Sơn tham cứu dụng công khó hành

Giũa mài vô giá bảo thành

Vàng ròng khéo đúc chuông thanh gọi đời.

Khăn tay, sinh tử thoát rồi

Trăm ngàn tam muội độ người vô minh

Núi cao bất tận ngưỡng nhìn

Sau mùa rét lạnh thông xanh vẫn còn.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 2:00 AM | Message # 252
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.97 Đa Phúc Tịnh Khải Thiền Sư 

Sư họ Tần, người Tiền Đường, Hàng Châu, con nhà Nho, theo hòa thượng Thạch Vũ xuất gia. Nghe kinh Lăng Nghiêm có câu: “nếu thấy thân tâm thanh thoát như cây rụng lá, tức hiểu được núi sông đại địa, đao tên không xuyên được.” Sư Vũ hỏi: “Đã cởi bỏ chỗ trói buộc chưa?”. Đáp: “Tôi chưa từng bị trói buộc, hạn chế”. Sư Vũ đi ra. Sư tham yết Tam Nghi lão nhân tại chùa Hiển Thánh. Hỏi: “Sau khi trăng lặn đến gặp tôi. Lại nói “sau khi trăng lặn thì làm thế nào gặp thầy?”. Sư trình hộp hương, đáp: “Tạ sư chứng minh”. Sư Nghi nói: “ta tha cho đấy, mới được tám phần thôi”. Đáp: “Cùng ở trên một cành, canh năm lạnh giá, cũng được rồi”. Sư ẩn tu tại núi Phụng hơn hai mươi năm, tuy đạo đức thanh cao nhưng đạo tràng vắng vẻ, pháp môn không được truyền sâu rộng. Ngày 16 tháng 9 năm Giáp Dần đời Khang Hy, sư thị tịch, tháp dựng hướng nam bên trái Phụng sơn. 



Bài tán:

Dao kéo không mở được

Vật ấy như thế nào?

Đạo đắc được tám phần

Quả tự nhiên sống động.

Chân núi phượng tỏa sáng

Đạo sư đà thấu triệt

Mưa móc cây đâm chồi

Ba căn nhuần ân đức.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 9 tháng 8, năm 1985:

Đất Phật Hàng Châu có Đa Phước

Trời sinh đại đức cứu chúng sinh

Trăng tàn cùng thấy ấn tâm

Thái dương chiếu khắp pháp âm trống rền

Năm canh lạnh liền cành chung nhánh

Khác họ tên, dòng giống, độ mười phương

Thiền sư Tịnh Khải gia phong

Khắp trong ba cõi đồng tôn hàng đầu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 9:47 PM | Message # 253
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.98 Vị Trung Tịnh Phù Thiền Sư 

Sư họ Lưu, người Lư Lăng, xuất gia từ nhỏ, tham yết sư Ngân ở Bác sơn, sau lại tham yết sư Minh Tuyết tại Biện sơn, không khế hợp nên trở về quê đóng cửa cầu học, chợt thấy chim ngậm trái lê rơi xuống đất thì tỉnh ngộ. Sau đó sư duyệt Truyền Đăng Lục thấy chuyện một vị tăng hỏi sư Cửu Phong: “Thế nào là tự kỷ của học nhân?”. Sư Phong nói: “Ai là người hỏi?” thì hốt nhiên sư thân buông bỏ thông suốt, ngôn giáo của chư Phật Tổ đều không còn chỗ nghi. Sư đến gặp hòa thượng Phương tại chùa Bảo Thọ trình chỗ tỏ ngộ, được giao phó đại pháp. Mùa đông năm Tân Tị hiệu Sùng Trinh, vì thích phong cảnh đẹp đẽ ở Chiết Giang nên đến trụ ở chùa Bạch Nham, chỉ trong vài năm nơi đây trở thành một đại tùng lâm. Sư biên soạn “Pháp Môn Thống Hệ Chi Thư” vang danh trong thiên hạ, tăng nhân đổ xô về như trăm sông đổ về biển lớn. Sư nhuốm bệnh nhẹ mà hóa, tháp dựng bên phải chùa, táng toàn thân. 



Bài tán:

Nghe đến danh tiếng sư

Như ngọc vàng va chạm

Lãnh hội được ngôn thuyết

Như sấm chớp vang rền.

Đáy mắt long lanh sáng

Tâm địa đều không không

Chiêm ngưỡng nào bắt kịp

Trang trọng như thần long.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 10 tháng 8, năm 1985:

Ngã là ai, ai là ngã,

Cởi lừa tìm lừa luống đã uổng công

Núi Biện, Bác khó qua thông

Dễ trèo lên Cửu, Ngũ phong đi, về.

Chùa Bạch Nham, lan nhã hề

Trúc xanh đan lối bốn bề quang huy

Tịnh Phù hóa độ tam thiên

Rồng thần biến hóa nhập huyền vi cơ.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 11:22 PM | Message # 254
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.99 Nam Am Đại Y Thiền Sư 

Sư họ Ngô, người Bồ Điền phủ Mân. Năm 12 tuổi đi học, sau vì thấy em trai và em gái lần lượt qua đời nên lìa nhà cầu Phật. Tham yết Dự Công tại Trúc Lâm, nhân buổi tiểu tham có một vị tăng hỏi về thoại đầu, sư nghe qua hốt nhiên tỉnh ngộ. Một hôm sư nghe vị thủ tọa khai thị cho một vị tăng ngồi gần bên, bất chợt thân tâm thanh thoát, an lạc. Sư đi về phương bắc, đến Hạ Tương, kết am tranh bên hồ Bạch Lộc. Một hôm khi chèo thuyền trong hồ, ngẫu nhiên ngữi được mùi hoa thơm trong một khoảng không trung, sư tháo mở được những trói buộc hằng ngày. Sư được hòa thượng Tung Nhũ Đạo Mật phó chúc. Sư khai pháp tại sáu đạo tràng. Những năm về già sư ẩn tu tại chùa Hồ Tâm ở Hoài Chi. Ngày 17 tháng 8 năm Quý Hợi đời Khang Hy, sư thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi. Môn nhân nối pháp có 37 vị. Táng toàn thân, pháp dựng nơi núi Tây Hoa đối diện núi Chung Lĩnh, huyện Giang Phố, Giang Ninh. Ngữ lục, thi văn có hơn trăm quyển lưu hành. 



Bài tán:

Trong nước Chấn Đán

Sinh đại quốc vương

Không do lối tắt

Trực chỉ đường đường.

Độ người vô số

Đạo đời cùng đến

Hậu thế mô phạm

Trời đất dài lâu.



Kệ: 

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 11 tháng 8, năm 1985:

Thương tâm em đã qua đời

Gói vài hành lý vào nơi miếu đường

Ngõ sinh tử tiểu tham đại ngộ

Nghe lõm người dứt chỗ cuồng tâm

Hồ Bạch Lộc, lối hương trầm

Đỉnh Hoài Âm đức thấm nhuần muôn phương.

Xưa nay mấy kẻ truyền tâm

Trời cao đất rộng núi sông vĩnh hằng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 22 Jan 2016, 11:24 PM | Message # 255
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.100 Linh Thụy Hoằng Đàm Thiền Sư 

Sư húy là Hoằng Đàm, tự Linh Thụy, họ Tô, người Chư Thành, Thanh Châu, từ nhỏ đã không theo đuổi các điều gì khác mà có chí xuất thế, khi lớn lên ý chí càng bền vững. Lúc hòa thượng Tung Nhũ Đạo Mật hành đạo tại Ốc Châu, sư liền từ giả gia đình tìm đến cầu đạo. Một hôm, sư [Tung Nhũ] đến trước tòa, sư chưa kịp lễ bái, sư Nhũ ra uy quát một tiếng lớn khiến sư đột nhiên tan mọi mối nghi, lòng cảm kích bước ra. Sư đi về phương nam, tham yết hòa thượng Thiên Đồng Viên Ngộ đứng trên núi ra vẽ cung kính, được khai ngộ liền lễ bái, đột nhiên bị đánh vào đầu, sư quát lớn, lại bị đánh một lần nữa, sư lại quát lớn rồi đi ra. Sư quay về Ốc Châu, được hòa thượng Tung Nhũ phó chúc. Sư khai pháp tại chùa Báo Ân, chùa Bồ Đề, một lòng xiển dương đạo pháp. Mùa đông năm Tân Hợi đời Khang Hy, sư an tọa mà hóa vào ngày 16 tháng 11 năm Nhâm Dần hiệu Vạn Lịch, thọ 70 tuổi. Tháp dựng bên phải chùa Báo Ân, táng toàn thân. 



Bài tán:

Bồ đề trưởng tử

Bác Sơn đích tôn

Đêm xuân tĩnh tọa

Hành giải tương ưng.

Núi tuyết Bàng Mi

Cốt cách oai phong

Bậc kỳ đức ấy

Cười lăn Hồ tăng.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 15 tháng 8, năm 1985:

Đời trước trồng sâu thiện căn

Lòng mang đại nguyện thế gian xa rời

Dưới tòa Tung Nhũ tóc rơi

Trước Thiên Đồng ngộ một trời nguyên minh

Hướng theo gậy hét chẳng kinh

Ân uy cùng lúc tựu thành khắp nơi

Cam lồ quyền xảo thấm tươi

Pháp môn long tượng giữa trời vút cao.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 0:31 AM | Message # 256
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.101 Hằng Đào Đại Tâm Thiền Sư 

Sư người Cổ Điền, họ Tống. Năm 13 tuổi theo lão nhân Đức Hiệp tại bổn quận Thượng Sanh xuống tóc xuất gia, thọ giới cụ túc với hòa thượng Hoàng Bách Hư Bạch. Sau đó theo học với Lâm Công tại Cổ Sơn suốt 20 năm mới được chỗ tâm yếu. Năm Nhâm Ngọ đời Khang Hy, sư Lâm hội đồ chúng thuyết kệ, giao y và phất tử cho sư rồi thị tịch. Sư tu khổ hạnh trụ trì chùa Dũng Tuyền suốt 27 năm, mặc áo cũ, ăn cơm hẫm, bỏ trăm việc không làm. Sư có phong cách của sư Bách Trượng. Ngày 25 tháng 10 năm Mậu Thân hiệu Ung Chánh, sư thị tịch, thọ 77 tuổi. Tháp dựng tại Cổ Sơn. Sư soạn các bài tụng Niêm Cổ, Hoài Cổ lưu hành tại thế gian.  



Bài tán:

Dáng vẻ uy nghi

Kỳ đặc hành khổ

Sinh tử đến đi

Núi tuyết Thạch Cổ.

Vi trần tam muội

Như ngu như ngây

Bổng lộ phong quang

Điệu ngâm ngày ấy.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 16 tháng 8, năm 1985:

Phật giáo Phúc Kiến ngày một sáng

Lão nhân Đức Hiệp tạo rồng thiêng

Hư Bạch thọ giới là nền

Vi Lâm thị giả vang rền Cổ Phong.

Nhiều thập niên Dũng Tuyền tiềm ẩn

Ngàn đuốc thiêng hoằng pháp, xiển dương

Chân nhân thiên nhãn uy dung

Bổn lai diện mục chưa từng giảm tăng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 2:35 AM | Message # 257
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.102 San Dữu Hoằng Năng Thiền Sư 



Sư húy Hoằng Năng, tự San Dữu, họ Phan, người đất Dư Diêu, Chiết Giang. Thuở nhỏ nhiều bệnh nên muốn minh bạch chuyện sinh tử. Đến năm 33 tuổi, đọc Cao Phong ngữ lục, lễ bái xin xuất gia. Đầu tiên tham yềt sư Thụy Quang Triệt, được lệnh tham cứu thoại đầu “trúc bề”. Sư quán trong suốt 45 ngày đêm, tay không đụng đến chiếu, có chỗ tỉnh ngộ, trình bài tụng có câu: “đạp đổ đại địa và hoa trời”. Sư Thụy nói: “Nơi nào là chỗ ông đạp đổ?”. Sư hét lớn. Sư Thụy nói: “hoa trời đấy”. Sư đáp: “xin nói lại” . Sư Thụy nói: “phải lạy ba lạy”. Sư phất tay áo đi ra, đến tham kiến hòa thượng Bồ Đề, thấu rõ tông chỉ Động sơn nên được ấn chứng. Sư trụ trì chùa Cảnh Hội, Nam Mại và Giang Phố, tăng tục theo về. Sư được thỉnh trụ trì chùa Độc Phong, sau đó ẩn tu và thị tịch tại am Dương Cấp, thọ 67 tuổi. Tháp dựng bên trái am Dương Cốc, táng toàn thân.  



Bài tán:

Từng bước chân qua

Đánh mất tự kỷ

Một pháp cũng không

Không đây không kia.

Đốt đèn đáy biển

Lưới cá trên non

Không thiếu diệu dụng

Hiển hách ngưỡng trông.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 17 tháng 8, năm 1985:

Trời sanh nhiều bệnh ngộ vô thường  

Xuất gia hành cước khắp bốn phương

Ân cần tham yết người có mắt

Ngày đêm đoan tọa chánh pháp đường.

Mặt đất đưa chân dừng Vô, Hữu

Đập vỡ bầu không phản cố hương.

Cao sơn lưu thủy thông kim cổ  

Nam bắc đông tây kiến-tính vương.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 2:37 AM | Message # 258
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.103 Linh Diễm Hoằng Chúc Thiền Sư 

Sư họ Mao, người Sơn Dương, quy y với hòa thượng Mật, lại theo sư Thê Hiền Diêu Lễ ở Khuông Lư xuất gia. Sư tham kiến hòa thượng Ngân tại Bác Sơn, đột nhiên giữa đêm nghe tiếng rống trong rừng, toàn thân như buông hết xuống, từ đó mới rõ ý nghĩa của việc từ bỏ gia sản xuất gia. Sư đến Thiên Đồng tham yết hòa thượng Mật Vân [Viên] Ngộ. Sau khi trở về đất Hoài, sư trình chỗ ngộ của mình lên sư Bồ Đề và được pháp ấn. Sư đóng cửa ẩn tu tại Mai Lý. Mùa xuân năm Quý Mão hiệu Khang Hy, tại chùa Hồng Phúc, tứ chúng thỉnh sư khai pháp. Đến một đêm mùa đông năm Quý Hợi, sư nghe tiếng vang động như núi tan đất lỡ, sư vui vẻ nói: “Đã đến lúc rồi”. Khi tiếng trống canh năm vang lên, sư bảo thị giả mang nước rửa mặt và an tọa như ngày thường. Trong khoảnh khắc, thị giả đến đảnh lễ thì sư đã thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi. Tháp dựng tại bên trái chùa Bồ Đề, táng toàn thân. Sư có hai môn đồ nối pháp. 



Bài tán:

Tuệ mệnh Phật tổ

Nơi bậc hiền minh

Người hiền đã đến

Chánh đại quang minh.

Cách sư đi đứng

Như mặt trời xuân

Rực rỡ thiên hạ

Ấm áp càn khôn.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 22 tháng 8, năm 1985:

Nghe tiếng rừng đêm buông vạn duyên

Cửa nhà vứt bỏ chẳng người, ta

Hư không sinh tử như vô sự

Phú quý công danh hoang dã hoa.

Đất lỡ núi tan thời khắc đến

Biển rộng trời không đã tới nhà.

Tiêu diêu tự tại mà qua lại

Năm trược đời ác, bậc độ tha.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 2:40 AM | Message # 259
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.104 Phá Nham Hoằng Kế Thiền Sư 

Sư họ Bộc, người đất Liên Thủy. Năm 8 tuổi thấy người bạn học mặc áo tang nên hỏi, người bạn nói rằng bà nội cậu đã qua đời. Sư hỏi: “Con người có chết sao?”, từ đó sư lưu tâm hai chữ sinh tử. Năm 17 tuổi sư vào trường, 33 tuổi vào quốc học, tham kiến sư Tuyết Kiệu, hết lòng cầu được khai thị cho những nghi tình thiết tha kia. Sau đó sư kinh hành trong rừng, trông lên thấy một vì sao trên đầu ngọn liễu, hốt nhiên toàn thân buông xả, riêng đối với công án: “nữ tử xuất định” thì vẫn còn rất mơ hồ. Một hôm tại Lạc Dương sư ngẫu nhiên thấy hoa nở, liền phá tan những nghi ngại. Mùa thu năm Giáp Ngọ đời Thuận Trị, sư được hòa thượng Tung Nhũ phó chúc. Sư khai pháp năm 60 tuổi, trụ tại chùa Trác Dương, soạn Tạp Ngữ Lục thịnh hành thế gian. Mùa thu năm Bính Dần hiệu Khang Hy sư an tọa mà hóa, thọ 82 tuổi. Tháp dựng tại sườn núi Thanh Long, chùa Trác Dương.



Bài tán:

Theo nguyện trở lại

Từ Nho vào Phật

Giày đỏ áo lam

Dạo khắp Ngô Việt.

Cửa trí chợt mở

Tay nắm trăng ngà

Vũ trụ bừng sáng

Trời người mừng vui.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 23 tháng 8, năm 1985:

Đến vì thừa nguyện khác phàm

Thấy sinh biết tử mang mang, mịt mờ

Cầu đạo theo Phật, rời Nho

Thấy gần mà lại như xa, cầu hiền

Trăng đầu liễu, biết bản nguyên

Hoa rơi trên đất ngộ liền nguồn chân

Trông lên nhật nguyệt sáng ngần

Vô ngại giải thoát cội nguồn ban sơ.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:00 PM | Message # 260
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.105 Tử Thành Truyền Toại Thiền Sư 

Sư họ Vũ, người đất Hoài. Nhân người mẹ mộng thấy được Phật xoa đầu, sinh ra sư. Năm lên 6 theo cha là hòa thượng Tiềm Am Càn xuất gia. Năm 10 tuổi theo cha tham kiến sư Dự ở Giáp Sơn, làm sa di. Từ đó sư dụng tâm thống thiết, lặng lẽ, trầm ngâm, lúc nói cười, khi ngồi nằm đều không theo thứ tự. Một buổi tối nọ, nhân đọc câu thơ của người Hán: “Kết tóc làm phu thê, ân ái đều không nghi ngại” thì hốt nhiên đại ngộ. Từ đó, đối với các công án lạ lùng đều tiếp nhận và giải đáp được. Sư trở lại chùa Bồ Đề, nối pháp sư Tiềm Am Càn. Sau đó sư trụ trì các chùa Báo Ân, Quán Âm, Đàn Độ. Mỗi khi thăng đường khai pháp, hằng trăm chư tăng vây quanh. Sư thuyết pháp như sấm sét, đồ chúng vui mừng. Tháng 3 Canh Tí đời Thuận Trị sư thị tịch, thọ 29 tuổi. Tháp dựng nơi núi Bát Trì, táng toàn thân. 



Bài tán:

Nương lực trí tuệ

Nhiều kiếp lại qua

Vừa ra thai mẹ

Pháp Chỉ siêu việt.

Như sóng biển lớn

Như trăng trời cao

Ẩn hiện tự nhiên

Chẳng hề khô kiệt.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 24 tháng 8, năm 1985:

Thấy Phật xoa đầu, mẹ lạ kỳ

Tỉnh mộng sinh sư dứt hết nghi

Sáu tuổi xuất gia đồng chân thể

Lên mười hành đạo, tướng Nhan Hồi.

Dụng công mãnh liệt thần hoảng hốt

Đọc vần thơ Hán ngộ Bồ Đề

Tuổi trẻ làm nên đại pháp chủ

Đông tây cõi Phật Tổ quy về.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:02 PM | Message # 261
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.106 Nghĩa Vân Hưng Thiền Sư 

Sư họ Ngụy, người Tế Nam đời Sùng Trinh thứ 8. Năm 16 tuổi có chí nguyện xuất trần nên lễ bái hòa thượng Tung Nhũ Đạo Mật xuất gia, nghe sư Mật dạy rằng chớ nên theo tâm yêu ghét thì tự nhiên minh bạch. Một thời gian sau, một đêm nọ sư nhìn lên thấy trời sương một màu, có bầy chim Hồng bay ngang cất tiếng kêu, liền đốn ngộ hỏi hòa thượng Ân. Thầy Ân đáp: “Ông thể đã mài giũa rồi”, sư che tai mà đi ra. Nhân nghe một vị tôn túc đưa ra thoại đầu “con chó không có Phật tính”, sư buông hết bao nghi ngại. Sư lễ bái hòa thượng Đàn Độ. Hòa thượng Độ nói: “Giang Nam gần mặt trời, Phật pháp tương tự nơi này”. Sư nói: “Tháng trước tôi đã sáu lần muốn rời Dương Châu”. Hòa thượng nói: “Giặc là tiểu nhân”. Sư đáp: “Kinh hãi mà nghe”. Sư trở thành người nối pháp. Đầu tiên sư khai pháp tại Kim Phong, sau đó trụ trì Thạch Đầu, trở thành một trong những môn hạ kiệt xuất của Đàn Độ. Sư sống một mình như thế. 



Bài tán:

Hết lòng tham học

Phong cách thâm sâu

Nương tòa xuất thế

Vai gánh khó khăn.

Trồng cây không rễ

Trống át tiếng đàn

Nhìn diện mục ấy

Như nghe nhã âm.



Kệ: 

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 28 tháng 8, năm 1985:

Duyên xưa ôm chí xuất trần

Dưới tòa Tung Nhũ chân nhân ra đời

Sương bay hồng nhạn giữa trời

Tiếng gầm sư tử xuân tươi đất này

Giũa mài nghe tiếng, che tai

Quán Không, ly tướng, mở bày chân tâm

Đạo tràng chánh pháp truyền đăng

Thuyền từ phổ độ mê tân chỉ rành.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:04 PM | Message # 262
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.107 Cổ Nham Hưng Hoàn Thiền Sư 

Sư họ Viên, người Hoài Quận, sinh năm Giáp Tuất, hiệu Sùng Trinh. Năm lên 9 tuổi theo cha đến lễ hòa thượng Tung Nhũ Đạo Mật tại chùa Bồ Đề xin xuất gia. Lúc sư mới sinh, miệng ngậm chặt không chịu bú sữa, người mẹ thắp hương bái lạy nguyện rằng sẽ cho con bà ăn chay, từ đó sư mới bú sữa. Năm 12 tuổi, nhân nghe thấy người tham thiền tại chùa Bồ Đề, hốt nhiên tâm giao động, nhận lấy câu thoại đầu ngày đêm tham cứu. Mùa xuân năm Bính Thân sư tham kiến hòa thượng Thụy Ông ở chùa Báo Ân, thường gặp và hỏi han những người quán thoại đầu đả thiền tinh tấn thì có chỗ tỉnh ngộ. Sau đó sư tham học các nơi khác, lại tham kiến Thiên Đồng Văn hòa thượng. Sư vừa lễ bái thì hòa thượng Đồng đập cho một gậy. Sư nói: “tôi đã thấy pháp thí nơi cửa này. Việc hòa thượng khéo điều hành Phật sự, xin chỉ dẫn cho”. Sư Đồng lại đánh. Sư thân tâm hốt nhiên thư thái, quay về lễ hòa thượng Đàn Độ, trở thành đệ tử nối pháp. Trước tiên sư trụ trì chùa Văn Thù, sau về trụ chùa Hồ Tâm. Sư soạn Tập Tục Cận Đại Tôn Túc Lục lưu hành thế gian. 



Bài tán:

Bước đường xuất thế

Thiện mỹ bao gồm

Chuyên cần khẩn thiết

Ánh trăng mặt nước.

Trăng nước kề nhau

Tứ sinh trong sáng

Chiếu suốt hữu tình

Đời đời lưu chuyển.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 30 tháng 8, năm 1985:

Sinh ra chẳng đói ấy Cổ Nham

Chín tuổi theo cha lễ Bồ Đề

Tham thoại hai mươi sáu nêu bản thể

Ăn gậy ba mươi bảy dứt mê.

Thân luôn kề cận người đại trí

Hờ hững giao du, giảm bạn bè.

Khẩn thiết chuyên cần hành đại giáo

Niệm đấy tại đấy chẳng lạ gì.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:06 PM | Message # 263
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.108 Đồng Cầu Truyền Dục Thiền Sư 

Sư họ Trương con thứ của Trương Hưng tại Kim Lăng, sinh năm Mậu Dần đời Sùng Trinh. Sư xuất gia năm 23 tuổi, nhân duyệt qua Trượng Nhân Lục về câu thoại đầu đồ tể Quảng Ngạc. [Khi đọc đến câu] trong Trượng Nhân Lục nói: “Buông xuống liền an nghỉ, hà tất nói rằng ta là một trong số ngàn chư Phật” thì tỉnh ngộ, thân tâm khoái lạc. Sư kiết hạ ở Vạn Sam, một hôm nghe tiếng hương bản, cả người đều khinh an như vừa mới được tắm gội. Lại đọc câu “nơi vườn sau lừa ăn cỏ” thì trong lòng nặng nề như mang đá. Sư trở lại tham kiến hòa thượng Thê Hà. Khi sư hà thăng đường có một vị tăng hỏi: “Mặt mũi xưa nay trước khi cha mẹ sinh ra sao?”. Sư Hà đập cho một gậy. Sư hốt nhiên thấy thân tâm mình rỗng suốt như băng tan. Sư Hà mang đại pháp phó chúc cho sư. Trước tiên sư khai pháp tại Mộng Bút, Mẫn Chi (Phúc Kiến). Mùa hạ năm Ất Sửu trụ ở Hồ Tâm, sau lại về chùa Báo ân, Kiến Châu. Đến mùa thu sư thị tịch. Tháp dựng tại hướng tây chùa. Có được bốn người đắc pháp.  



Bài tán:

Khéo thuyết pháp yếu

Không lưu dấu tích

Như lửa tan băng

Phật Tổ khó lường.

Kim châm người đá

Người gỗ le lưỡi

Há chẳng lạ ư?

Nghi thức tượng giáo.



Kệ: 

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 31 tháng 8, năm 1985:

Con thứ họ Trương bậc thiện căn

Buông dao đồ tề hội thiên chân

Nghi hoặc vườn sau lừa gặm cỏ

Trước núi chim bay tỉnh mộng vàng.

Cây gậy Thê Hà nêu diện mục

Thụy Tẩu khua chân ngọn hải đăng.

Ngồi đứng xả thân đều hỉ hả

Mới hay cửa Phật hiện thánh nhân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:08 PM | Message # 264
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.109 Tử Hiền Hưng Kỉ Thiền Sư 

Sư sinh năm Ất Hợi hiệu Sùng Trinh. Năm 24 tuổi lễ sư Linh Triển là bậc tôn túc xin xuất gia, sư tham cứu thoại đầu “Thanh Châu Bố Sam” , lại tham kiến sư Đàm tại chùa Báo Ân. Sư Đàm hỏi: “Ông tu theo pháp môn nào?”. Sư đưa ra thoại đầu “Thanh Châu Bố Sam”*. Sư Đàm vặn hỏi, sư không đáp được, từ đó mối nghi càng thêm lớn, ngày đêm khắc khoải, thường đi đứng chứ không dám nằm xuống. Một tối nọ sư từ trên lầu bước xuống, chân bị vướng vào một thanh gỗ nên té xuống, hốt nhiên tâm tỉnh ngộ, lòng thông suốt, thoại đầu “Thanh Châu Bố Sam” bị phá tan. Mùa xuân năm Kỷ Dậu sư tham kiến sư [Hoằng] Kế ở Trác Tích, nhận lệnh nhập thất, nhận sự trao truyền mật yếu nên đắc được đại pháp. Năm Nhâm Tí hiệu Khang Hy, sư khai pháp tại chùa Đâu Suất, lại trụ trì chùa Trác Tích hoằng dương chánh pháp, các bậc long tượng khắp nơi tìm về.

……………………

* công án của sư Bách Trượng, vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ.



Bài tán:

Xuất thế siêu quần

Dọc ngang khó sánh

Tâm lão bà cay

Tung ra yếu chỉ.

Phép tắc ngàn xưa

Giữa dòng tu tập

Voi rồng theo chân

Quyết hưng tông phái.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 5 tháng 9, năm 1985:

Tông phong Tào Động hảo hán sinh

Thanh Châu Bố Sam hơn bảy cân

Ông giữ pháp gì buông chẳng đặng

Tôi tham thoại đầu nhíu đuôi mày.

Thường ngồi chẳng nằm luôn tinh tấn

Khởi nghi tình lớn tức khắc tham

Một đạp đá bay đường sinh tử

Gia nghiệp Như Lai trọn đảm đang.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:11 PM | Message # 265
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.110 Cổ San Biến Chiếu Hưng Long Thiền Sư 

Sư họ Trần người Cổ Điền, thuở nhỏ theo Nho học, hốt nhiên không theo đòi tướng thế gian, chỉ muốn thoát tục. Sư nương theo hòa thượng Hằng Đạo tham cứu tâm pháp, xuống núi tham yết khắp nơi. Sư lễ thiền sư Văn Giác tại Bắc Kinh, phát khởi nghi tình. Một hôm sư Giác vừa trông thấy sư liền đập cho một gậy trúc. Sư lễ bái. Sư Giác nói: “Ông thấy được đạo lý gì?”. Đáp: “Tôi đâu phải loài hồ tinh ở thôn dã”. Sư Giác lấy tay che miệng sư, nói: “Không nên nói những lời như vậy”. Sư tránh ra, nói: “Có miệng chỉ để ăn cơm”. Sư trình kệ rằng:

Người câm ăn hoàng liên*

Miệng đầy chẳng nói được

Chỉ biết gục gặc đầu

Đến lúc trời nóng bức.

Sư Giác ấn chứng. Sư trở lại đất Mân (Phúc Kiến), theo lệnh sư Đào nối pháp, sau thị tịch. Tháp dựng tại Cổ Sơn. Dư công Trung Thừa cảm mến đạo phong của sư nên giữ lễ làm đệ tử, sưu tập bộ Ngữ Lục của sư để lưu hành.

……………………

*một thứ cây có hoa trắng, nhụy vàng, dùng làm thuốc.



Bài tán:

Miệng có, đạo không đắc

Không miệng làm việc ma

Hè đến khí trời nóng

Dữ dằn sư nghiến răng.

Chim yến bay vạn dặm về đất Mân, gió lùa như quạt

Thường lìa chấp trước thì khác gì khuấy động trời biển.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 6 tháng 9, năm 1985:

Bỏ Nho theo Phật lập nền

Kiếm thầy hỏi bạn tìm đường bước đi.

Đầu ăn gậy, mở nơi bế tắc

Nhổ hoàng liên đắng chát ra thôi

Miệng ngậm đắng chẳng một lời

Điếc nghe thiên nhạc đổi dời đông tây

Tha phương vạn dặm tìm thầy

Thân cận tri thức bỏ ngày si mê.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:13 PM | Message # 266
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.111 Bạch Quang Đức Minh Thiền Sư 

Sư họ Ân, người Trường Hưng, Tráp Xuyên. Năm 21 tuổi tham kiến hòa thượng Khắc Quy tại Dã Sơn. Một hôm hòa thượng Quy hỏi:

“Bình minh bóng nhật chiếu không gian

Đêm đen nguyệt trải thôn làng xa xa.

Nhật nguyệt nếu chẳng sáng lòa

Chúng sinh tai họa hẳn là rõ thay.

Vậy hãy nói thử một câu chẳng can dự gì đến sáng hoặc tối”.

Sư đáp: “Đêm nay hãy cứ uống trà”. Sáng hôm sau sư đến làm lễ chúc thánh, trình kệ:

“ Mặt nhật trên không gian

Bóng trăng chiếu thôn làng

Đến đi sau trước như không vậy

Sáng tối cùng tiêu, quán chỗ nào?.

Phá vỡ thái hư ai vá lại

Vá được, mục đồng sẽ hãi kinh mà đánh chiếc trống đá”.

Sư đến Hán Dương xây chùa Quy Nguyên. Ngày 25 tháng 12 năm Quý Hợi đời Khang Hy, sư báo trước sẽ thị tịch. Đồ chúng xin nói kệ. Sư nói:

“Đến Sở ba mươi năm

Tiếng xấu khắp nơi truyền

Cũng có người nói tốt

Không cùng ta đồng tham.

Nếu cùng ta đồng tham

A! hãy cùng ta đồng tham

Cần phải giống như vầy mới được.

Sư quẳng bút mà hóa, thọ 79 tuổi, tăng lạp 42. Tháp dựng tại phía trước chùa cũ,có để lại 2 quyển ngữ lục lưu hành.



Bài tán:

Dứt mưa mặt trời lên

Con đường đá trơn trợt

Bước đi mòn gót chân

Trăng sáng chiếu theo cùng.

Nương náu Dã Sơn

Đèn lồng, trụ đường

Cười hư không tan vỡ

Trên cây sắt hoa nở .



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 8 tháng 9, năm 1985:

Bạch Quang muôn dặm chiếu thái hư

Nhật nguyệt hòa minh dưỡng quần mê

Dã Sơn, Khắc Quy vườn ruộng ấy

Chân tánh trong ngần gốc Bồ Đề.

Cười vỡ hư không vô sở đắc

Mòn chân đạp đất có lạ gì

Ném bút qua đời, ôi bạn đạo

Nắm tay cùng tiến bước chân đi.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:15 PM | Message # 267
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
3.112 Liễu Đường Đỉnh Triệt Thiền Sư 

Sư người Cam Tuyền, Giang Nam, là cháu đời thứ 53 của Hàn Dũ, đời Đường. Thuở nhỏ đọc sách, thâm cứu về lý tánh, đến Cổ Sơn lễ bái hòa thượng Đạo Nguyên được thế độ, tu tập nối pháp. Sư ra vào Khuê Phong, đọc sách của Động Sơn. Nơi tông chỉ ngũ vị đều phát huy được chỗ khế hợp. Sư duyệt lại Tam Huyền Tam Yếu của Đại Ngu. Lại nói: “Quẳng cái ngu kia đi, cái ngu đó thì có gì là tốt, anh dùng được chỗ nào. Nếu hôm ấy tôi mà thấy được, tôi chỉ cần liếc một cái thì hẳn là nó chẳng khác nào ngói vỡ, băng tan. Ân lớn của ông lấy chi mà đáp được. Ba mươi năm sau ghi nhớ đừng sai.”. Sư nói pháp lão nhân Đạo Nguyên.  



Bài tán:

Tào Khê một nguồn

Mềm như tơ buông

Khế cơ thực dụng

Là pháp trụ trì.

Tiếng sấm vang động

Trống đá không da

Vốn dòng họ Hàn

Là con Cán Cổ*

...............

* con hiền của người có tội.



Kệ:

Tuyên Công thượng nhân viết ngày 12 tháng 9, năm 1985:

Hàn Dũ bài Phật, cháu quy y

Chẳng hay ông sống khác gì như ta.

Đạo Nguyên chẳng ngại nuôi con ác

Đỉnh Triệt hẹp lòng chuộc tổ tiên.

Xưa nay chẳng thiếu đảo điên

Diệt trừ tà thuyết khắp miền khó an

Tam thiên chấn động sấm vang

Tiếng gõ trống đá tỉnh hàng yêu ma.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:17 PM | Message # 268
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.01 A Nhã Kiều Trần Như Tôn Giả



Tôn giả người Trung Thiên Trúc, thuộc bà con bên mẹ Đức Thế Tôn. Sau khi Đức Phật thành đạo vì năm người nên chuyển Tứ Đế pháp luân. Tôn giả là vị đứng đầu trong năm người ấy, nghe pháp âm liền ngộ đạo, trở thành vị tăng thứ nhất trong tăng bảo. Đức Phật gọi tôn giả là A Nhã Kiều Trần Như, cũng gọi là Câu Lân, dịch là Dĩ Tri, hoặc Vô Tri, chẳng phải là Vô Sở Tri, mà là biết tánh Không.



Bài tán:

Ca Lợi vung nhát gươm

Vốn chẳng nghe thuyết giải

Lộc Uyển xướng đạo ca

Riêng sư đầu tiên họa.



Một lỗ tai đã điếc

Một câu nói tuôn trào

Nhiệt tâm che đại địa

Tăng nhân ngồi tòa cao.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 20 tháng 1, 1973



Phật xưa nguyện độ đầu tiên

Từ bi bình đẳng tự nhiên công bằng

Tứ chi lìa, chẳng hận sân

Sáu căn hỗ dụng siêu quần lục thông

Lộc Uyển duyên thuận tương phùng

Non Thứu căn bổn vốn trong tăng già

Tâm cuồng kiếp kiếp đã qua

Giúp người giác ngộ Phật Đà tạo duyên.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:20 PM | Message # 269
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.02 Thiên Trúc Thế Thân Bồ Tát 



Bồ tát người Phú Lâu Sa Phú La, Thiên Trúc, họ Kiều Hộ Già, hiệu Bà Tẩu Bàn Đậu. Đầu tiên sư theo Bồ Tát Bà Đa xuất gia, học rộng nghe nhiều, thông suốt sách vỡ cổ văn, thần trí trong sáng, giới hạnh thanh tịnh. Về sau trú nơi nước A Du Đồ nghiên cứu rõ ràng nghĩa lý của 18 bộ phái, giải diệu nghĩa Tiểu thừa giáo, cho đó là chỗ cùng tột, không tin theo Đại thừa. Người anh là Vô Trước lo lắng, tìm phương tiện khai thị, tức thì khai ngộ. Sư nhớ lại lỗi hủy báng trước kia nên muốn cắt lưỡi để tạ tội. Người anh nói: Xưa dùng lưỡi để hủy báng thì nay dùng lưỡi tán dương. Nhân đó, Bồ tát Thế Thân đã viết năm trăm bộ luận Đại thừa. Trước kia sư cũng đã từng viết năm trăm bộ luận Tiểu thừa nên có danh là Thiên Bộ Luận Chủ. Kim Cương, Duy Thức được đưa vào chỗ quan trọng, người đời sau tôn kính.



Bài tán:

Nhị nan* đồng thời hưng

Huyền tông khởi mật ý

Chính luận trải mây lành

Giải cạn nguồn nghĩa lý



Duy Thức đà hiển minh

Tánh tướng vốn đầy đủ

Vĩnh viễn làm pháp đăng

Chiếu sáng ngàn vạn đời.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 13 tháng 9, 1985

Luận chủ ngàn bộ chẳng minh

Tiểu thừa làm chỗ thân tình không buông

Vô Trước phương tiện đưa đường

Hữu vi học giả cội nguồn thông linh

Lưỡi hủy báng, cắt tuyệt tình

Dùng lưỡi chuộc tội, xiển minh ứng thừa

Ngộ bản thể, chuyển đại tâm

Nhị nan* tiêu diệt pháp âm hưng thành.

……………

*Nhị nan hóa (二難化): Hai loại khó giáo hóa. Chỉ Dục thiên nan hóa và Sắc thiên nan hóa.

1.Dục thiên nan hóa: Chư thiên ở Dục giới chấp trước ngũ dục thượng diệu nên khó giáo hóa.

2.Sắc thiên nan hóa: Chư thiên ở Sắc giới chấp trước vào sự khoái lạc của thiền định thế gian nên khó giáo hóa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:23 PM | Message # 270
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.03 Nhiếp Ma Đằng Tôn Giả đời Hán



kim nhân nhập mộng

hà pháp nhi đông

khai thiên khiết nhật

lực tại quyết cung 

 

như manh thủy kiến

như lung hốt thông

nhiếp phục ngoại chúng

vĩnh bá ngô tông.

Tôn giả người Trung Thiên Trúc, dáng vẻ uy nghi, thông hiểu kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa, thường lấy việc hoằng hóa chánh pháp làm nhiệm vụ của mình. Lúc ấy đoàn sứ nhà Hán là Trung Lang, Thái m... đang về phương Tây tìm Phật đạo, đến nước Đại Nguyệt Chi, Trung Thiên Trúc thì gặp tôn giả đang đến đất Hán, thỉnh pho tượng Phật trắng do Ưu Điền Vương làm và sáu mươi vạn lời kinh về Lạc Dương dâng lên vua. Vua liền cho lập chùa Bạch Mã để làm chỗ ở cho tôn giả, kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản dịch đầu tiên. Vua ra lệnh cất giữ bản tiếng Phạn ở thạch thất Lan Đài, tranh tượng thì giữ ở đài Thanh Lương. Phe nhóm đạo sĩ Trữ Sĩ Lương... muốn tranh thắng bại. Tất cả sách vỡ của Đạo giáo đều cháy thiêu, kinh Phật thì đốt không cháy. Sư bay lên giữa không trung, hóa hiện thần biến, phát ra Phạm âm tuyên minh Phật pháp. Vào lúc ấy hoa trời rơi đầy, đại chúng rất vui mừng. Về sau tôn giả mất tại Lạc Dương.



Bài tán:

Người vàng báo mộng

Đưa pháp về Đông

Mở cửa mặt trời

Lực vốn tự thân.



Như mù chợt thấy

Như điếc chợt thông

Nhiếp phục ngoại chủng

Truyền bá Phật tông.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 13 tháng 9, 1985

Hán tôn giả Nhiếp Ma Đằng

Bạch Mã, Phật pháp đến lần đầu tiên

Lời vàng Tứ Thập Nhị Chương

Đèn hoa muôn kiếp bảo liên diệu kỳ

Kính tin, ngoại đạo quy y

Tiếp thụ ma quái, từ bi bao trùm

Mười tám thần biến trên thân

Hoa trời rơi khiến quỷ thần hãi kinh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:26 PM | Message # 271
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.04 Trúc Pháp Lan Tôn Giả đời Hán

Tôn giả người Trung Thiên Trúc, có khả năng đọc tụng vạn chương kinh điển, là bậc thầy của các học giả Thiên Trúc. Lúc bấy giờ Thái m đến nước này, sư cùng với sư Nhiếp Ma Đằng là bạn cũ, cùng nhau đi Trung Hoa, cùng các học giả giải quyết những chỗ nghi ngờ trong Phật học, khi sư đến Lạc Dương, sư cùng với sư Nhiếp Ma Đằng chỉ trong thời gian ngắn học thông thạo Hán ngữ, liền phiên dịch năm bộ kinh là Thập Địa Đoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp Hải Tàng, Phật Bổn Hành, Tứ Thập Nhị Chương. Vì loạn lạc kinh đô dời đi nên bốn bộ kinh kia đã mất,chỉ còn lại kinh Tứ Thập Nhị Chương. Trước kia vua Hán Vũ Đế cho đào ao Côn Minh, thấy một thứ tro đen bèn hỏi Đông Phương Sóc. Đông Phương Sóc nói:"Không biết được, nên hỏi người Hồ ở Tây Vực".Khi sư đến, đồ chúng hỏi chuyện này, sư nói: "Khi tận thế thì kiếp hỏa trùm khắp, chính là thứ tro này." Sau sư mất tại Lạc Dương, thọ hơn 60 tuổi.



Bài tán:

Thánh độ chẳng một mình

Tất nhiên có trợ giúp

Ma Đằng đã về Đông

Sư cũng đến tiếp sức



Bắt đầu dịch các kinh

Sớm trút cơn mưa pháp

Là sứ giả Như Lai

Làm tổ đất Trung quốc.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 9, 1985

Trúc tôn giả, diệu ngữ ngôn

Dịch kinh tụng luận số muôn vạn nghìn

Dựng nền Phật đạo dưới trên

Cứu chúng sinh khắp mọi miền bắc nam.

Siêu nhật nguyệt, hạnh thanh cao

Khí trùm sông núi, suối trào mạch tuôn

Lạc Dương dị tích vẫn còn

Đức hạnh cốt cách trước sau lưu truyền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 23 Jan 2016, 8:34 PM | Message # 272
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.05 Ngô Khương Tăng Hội Tôn Giả 



Tôn giả người nước Khang Cư, thấy Trung Quốc có ánh sáng lạ, tìm theo mà đến. Năm Xích Ô thứ 4 sư đến Kim Lăng hành đạo, quan lại trình lên Ngô vương. Tôn Quyền nói: "Có phải là Vua Minh Đế mộng thấy Phật đạo nầy không, hãy gọi đến hỏi ". Sư muốn vua thấy xá lợi thần ứng, Tôn quyền nói: "Nếu cầu được xá lợi thì sẽ dựng tháp thờ, nếu chẳng ứng nghiệm thì có luật nước có hình phạt." Sư xin lập đàn để cầu. Trong bảy ngày đầu tiên không thấy ứng nghiệm. Bảy ngày sau đó cũng như thế. Bảy ngày sau, sáng sớm nghe tiếng như ngọc va chạm vào nhau, từ trong bình ánh sáng chiếu rạng. Dâng lên vua, Tôn Quyền và các quan cùng đến xem, tán thán sự việc hy hữu là điềm lành cho thế giới.Sư nói: "Uy thần của xá lợi không thể nào hủy hoại được. Tôn Quyền sai lực sĩ dùng chùy đập nát nhưng ánh sáng vẫn như vậy.Vua dựng tháp, lập chùa, nay là chùa Đại Báo Ân.



Bài tán:

Giang nam hội đủ duyên

Ngọn đuốc trời rạng rỡ

Theo hào quang mà đến

Sư gặp được Tôn Quyền.



Cầu thỉnh ngọc xá lợi

Trước tiên vì đại pháp

Xây tháp và dựng chùa

Đuốc tuệ vừa thắp sáng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 9, 1985

Theo hào quang đến Trung Nguyên

Ngô quốc nguyên thủ Tôn Quyền là tên

Thỉnh cầu xá lợi quả nhiên

Điềm lành ứng hiện vua liền tán dương

Chùy lực sĩ, chẳng tổn thương

Quỷ thần lễ kính thanh quang bội phần

Dựng tháp, xây chùa Báo Ân

Lưu truyền thiên cổ ngàn năm lâu dài.

Ba ngàn cõi, pháp vần xoay

Mười phương hóa độ hiển bày tuyệt luân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 9:57 PM | Message # 273
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.06 Tấn Phật Đồ Trừng Tôn Giả



Tôn giả người Thiên Trúc, họ Bạch. Năm Vĩnh Gia thứ tư sư đến Lạc Dương, tự nói là hơn 100 tuổi, trên bụng có lỗ dùng bông nhét kín, ban đêm thì lấy bông đi, ánh sáng chiếu khắp phòng. Lúc bấy giờ binh tướng của Thạch Lặc tàn sát nhiều người,Thạch Lặc hỏi pháp thuật để thử, sư dùng bát không niệm chú liền sinh ra hoa sen xanh màu sắc rực rỡ.Do đó, Thạch Lặc kính phục. Khi Quý Long kế vị càng thêm tin tưởng. Khi sắp thị tịch, sư đến từ biệt. Quý Long nói: "Đại hòa thượng bỏ tôi sao." Sư nói: "Ra vào sinh tử là đạo thường, sự tu học dài ngắn phân định, không vì vậy mà tăng giảm, chẳng nên hối hận. Quốc gia còn vững tâm tin Phật pháp, nên lập chùa, độ tăng, ban phúc lành. Bạo ngược thì trái với thánh điển". Chẳng lâu sau sư an tọa qua đời. Về sau có một vị tàng thấy sư đi vào cửa quan ải. Khi nghe kể, Quý Long liền cho mở mộ sư ra xem, chỉ thấy còn một khối đá.



Bài tán:

Thạch Lặc hung bạo

Như mãnh hổ sân

Lão sư Hồ đến

Làm khách quyết gần



Hiện ngàn hào quang

Cũng vì lòng nhân

Đến như trăng nước

Đi tựa mây tan.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 20 tháng 9, 1985

Không từ đâu có đến, đi

Hoa gương, trăng nước huyễn bày tấm thân

Thần thông khó nghĩ xa gần

Trí tuệ phương tiện báo ân quân thần

Vào sinh ra tử lẽ thường

Phân định dài ngắn phải chăng do người

Thánh tăng đức rộng thiên thời

Thấm sâu nam bắc lại dời đông tây.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 9:59 PM | Message # 274
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.07  Diêu Tần La Thập Tôn Giả

Sư người Thiên Trúc, sinh tại nước Quy Tư, xuất gia từ nhỏ, một ngày có thể đọc đến 32 ngàn lời. Thuở nhỏ theo mẹ vào chùa đội chiếc bình bát của Phật, tự nghĩ: "Chiếc bình bát rất lớn, nhưng có vẻ nhẹ?" thì bình bát tự nhiên trở nên nặng nhưng không thể nào đội lên được. Sư hoảng kinh kêu lớn bỏ xuống, ngộ ra rằng do tâm phân biệt nên có nặng nhẹ. Vua Sa Lặc thỉnh sư thuyết kinh, học giả tôn kính, đạo của sư vang khắp vùng Tây Vực, tiếng tăm lưu truyền Trung thổ. Vua nước Diêu Tần thừa kế đức độ Lũng Tây công đón sư về Trường An, lấy lễ tiếp đãi rất sùng kính, và thỉnh sư dịch kinh. Sư đã hiển bày nguồn vi diệu, phát huy chỗ thâm sâu. Lúc bấy giờ, hiền triết khắp bốn phương từ xa xôi cũng tìm đến, không đưa ý riêng, đều theo sư học. Phật pháp từ khi đưa vào Đông độ, đến thời sư mới bắt đầu được biên soạn. Lúc sư qua đời hỏa táng thì lưỡi không cháy, cho thấy những điều sư thuyết ra không sai lầm.



Bài tán:

Thai mẹ phát tinh anh

Trí tuệ diệu như thần

Nâng bát ngộ yếu chỉ

Tuổi nhỏ đà thuyết kinh.



Phật pháp truyền về Đông

Sai lạc nối tiếp nhau

Tạ ân sư đã đến

Phóng nguồn sáng nhiệm mầu.   

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 21 tháng 9, 1985

Bảy vị Phật, thầy dịch kinh

Bậc thiện tri thức tuệ minh tuyệt vời

Một ngày đọc ba vạn lời

Khắc tám trăm chữ tay người cũng chai

Nguồn thần, trí thánh hòa hài

Huyền cơ khai mở hiển bày tịch nhiên

Pháp giới trải rộng ân thiêng

Hộ trì đại pháp lưu truyền ngàn năm.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:02 PM | Message # 275
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.08 Bảo Chí Công Trưởng Lão đời Lương

Sư người Kim Lăng, họ Chu, người mẹ nghe tiếng trẻ khóc trong một tổ chim ưng nên đến bồng về nhà. Bảy tuổi xuất gia, thường tới lui vùng Hoàn Sơn, Kiếm Thủy, người đời gọi là Chí Công. Mặt sư cân đối, sáng như gương, tay chân đều có móng như chim, thường ăn cá bằm nhỏ, khi phun vào trong nước thì cá sống lại. Vua Lương Vũ Đế khiến Tăng Dao họa tượng, sư dùng tay rạch phá phần trên mặt tượng, thành 12 khuôn mặt tượng Quán Âm rất đẹp. Tăng Dao không họa được. Năm Thiên Giám thứ 13, sư đến từ biệt vua Lương Vũ Đế. Vua kinh ngạc, nói: "Trẩm thọ được bao nhiêu tuổi?". Sư không đáp, lấy tay chỉ nơi cổ rồi lui ra. Sư trở về núi, thắp một ngọn đuốc trao cho người nhà là Ngô Khánh. Ngô Khánh vì nghe vua than rằng tại sao đại sư không trở lại nữa mà lại cũng không dặn dò hậu sự. Sư qua đời, vua cho xây tháp năm tầng. Ngày hỏa táng, sư bất ngờ hiện ra giữa đám mây.



Bài tán:

Theo tổ chim ưng đến

Dấu vết lạ khó lường

Nét rạch trên mặt tượng

Lộ thân tướng viên thông.



Lưu tượng trên tử đàn

Dựa nương vào lý đạo

Sừng sững đứng trên mây

Vốn không vương dấu tích.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 26 tháng 9, 1985



Quán Âm nuôi tổ chim ưng

Mặt vuông, móng nhọn sáng ngần quang hoa

Bảy tuổi ngộ đạo xuất gia

Tráng niên hoằng pháp bước qua nhịp cầu.



Vua hỏi thọ mạng lặng thinh

Hầu vương vây siết đưa tin mạng cùng.

Khó lường dị tích thần thông

Từ bi hỉ xả đức công cao vời.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:05 PM | Message # 276
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.09 Trí Dược Tam Tạng Tôn Giả đời Lương

Sư người Thiên Trúc, Năm Thiên Giám thứ nhất đời Lương sư theo đường biển đến Quảng Châu, mang một cây bồ đề nhỏ ở Thiên Trúc đích thân đến trồng cạnh giới đàn chùa Pháp Tánh do đại sư Cầu Na Bạt Đà La đời Tống tạo dựng. Sư nói: "Khoảng 170 năm sau sẽ có nhục thân bồ tát bên gốc Bồ đề này diễn thuyết pháp Đại thừa, truyền Phật tâm ấn". Trước đó sư Cầu Na có lập đàn, dựng bia nói rằng sẽ có nhục thân bồ tát ở tại đây thọ giới ". Từ năm Nhâm Ngọ, Thiên Giám thứ nhất (502) đến năm thứ năm Nghi Phượng thứ nhất (676) Bính Tí là 175 năm, Lục Tổ Tuệ Năng đã đến đây thọ giới và hoằng pháp. Sư lại theo đường Nam Hải đến cửa sông Tào Khê vốc nước lên uống, thấy nước thơm ngọt nên nói với đồ chúng: "Nước này cùng với nước Tây Thiên không khác, nơi nguồn Tào Khê tất có thắng địa, có thể lập lan nhã".Sư tìm lên nguồn, nói rằng giống núi Bảo Lâm ở Tây Thiên, khuyên dân cư lập một ngôi chùa gọi là chùa Bảo Lâm, 170 năm sau sẽ có nhục thân bồ tát đến đây diễn pháp, số người đắc đạo nhiều như cây trong rừng". Lời sấm đều đúng. Ngoài ra, sư còn dựng các chùa La Phù, Nguyệt Hoa. Nhục thân sư hiện còn tại chùa Nguyệt Hoa.



Bài tán:

Tây thiên đến đất này

Dương thành trồng một cây

Uống nước, tạo thánh tự

Dự ngôn chờ đại sĩ .



Sấm một trăm bảy mươi

Chúng sinh được hóa độ

Thân lưu lại Nguyệt Hoa

Mãi tuôn nước cam lộ.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 27 tháng 9, 1985



Thánh tăng Thiên Trúc, Trung Nguyên

Cây Bồ đề ấy trồng bên giới đường

Đại sĩ, trăm bảy, dự ngôn

Chúng sinh đạt đạo như cồn cây gai.

Diệu chân thân, Nguyệt Hoa đài

La Phù phong cảnh độ người hữu duyên.

Tòa xưa đảnh lễ tiên hiền

Bốn mươi dặm ấy, một miền đến đi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:08 PM | Message # 277
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.10 Trí Giả Tuệ Ước Quốc Sư đời Lương

Sư tự là Đức Tố, họ Lâu, người Ô Thương, Đông Dương. Từ nhỏ đã hiện nét thần dị, lòng chỉ muốn thoát tục, chẳng ham thích gì. Ngày kia chợt gặp một vị tăng, liền thưa hỏi. Vị tăng chỉ tay về phương Đông, nói: "Phật pháp sẽ cực thịnh ngay nơi đó." Nói xong thì chợt biến mất, sư liền biết đó là thần nhân. Năm 17 tuổi đến chùa Đông sơn, ở trong núi không có thức ăn nên phải ăn nhựa cây tùng。Sau trung thư lang Chu Ngung, thái tể Trữ Uyên, thái úy Vương Kiệm thỉnh sư khai pháp. Chỗ sư cư trú có sự linh hiển như thú dữ trở nên thuần thục, cùng đến nương tựa. Vua Lương Vũ Đế đại hưng giới pháp thỉnh sư làm đồ lê, tôn xưng sư là Trí Giả. Lúc sư thuyết pháp thường có một con chim Thước, hai con Khổng Tước đến nghe giới. Vua cũng từng thọ giới Bồ tát với sư. Khi sư nhập diệt, hương lạ đầy thất. Tháp dựng bên trái tháp của sư Chí Công. Lúc ấy có đôi hạc trắng bay quanh nhiễu tháp kêu tiếng bi thương một lúc rồi bay đi.



Bài tán:

Vị bồ tát ấy

Hiện thân tỳ khiêu

Giới từ tánh phát

Thông suốt tu thành.



Làm thầy đế vương

Lãnh đạo đại pháp

Xứng với Chí Công

Lưu lại tiếng thơm.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 23 tháng 9, 1985

Bẩm sinh trí tuệ khác thường

Chí mong vượt thoát chặng đường u minh

Thần tăng chỉ thẳng pháp sinh

Công thần cung thỉnh Nam Kinh hóa hoằng

Khổng tước, mãnh hổ lễ tăng

Ứng hầu, quỷ sứ, thiên long thuận tình

Thầy đế vương, chủ chúng sinh

Gió xuân, cam lộ hưng vinh giáo truyền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:11 PM | Message # 278
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.11 Thập Đắc đại sĩ đời Đường

Khi Sư Phong Can đến thành Xích, ông nghe thấy một đứa trẻ đang khóc bên đường, sư mang về, vì vậy, đứa trẻ được gọi là Thập (nhặt được). Vị sa môn Linh Tập khiến chú Thập Đắc chịu trách nhiệm về hương và đèn trong tu viện. Một ngày, Thập Đắc đột nhiên tự ý bước lên Phật điện, đứng ngay trước tượng Phật mà ăn. Chú lại nói rằng vị thánh tăng này chỉ là hạng tiểu căn, giống xấu. Vị sa môn Linh Tập rất tức giận nên giáng chức Thập Đắc xuống nhà bếp để lo việc dọn dẹp. Một ngày nọ, sau khi đã hoàn thành việc quét dọn, vị sư trụ trì hỏi: "Tên chú là gì? Chú sống ở đâu? ". Thập Đắc đặt cán chổi xuống, chắp hai tay. Sư trụ trì không biết phải phản ứng ra sao. Hàn Sơn đấm vào ngực của mình mà than rằng : "Trời ôi ! Trời ôi! " Thập Đắc hỏi: " Anh làm cái gì vậy ? " Hàn Sơn trả lời: "Bạn không nhìn thấy người ở hướng Đông chết khiến người ở hướng Tây than khóc đó ư? ". Nói xong cả hai vừa nhảy múa, vừa cười, vừa khóc. Một lần nọ, thức ăn trong nhà bếp bị chim ăn. Thập Đắc dùng một cây gậy để đánh vị thần già lam, nói: "Nếu chú mày không thể giữ gìn thực phẩm, làm thế nào chú mày có thể bảo vệ già lam?. " Đêm đó, các nhà sư trong chùa mộng thấy thần già lam phàn nàn rằng Thập Đắc đã đánh ông ta. Sau đó, Thập Đắc và Hàn Sơn rời chùa không trở lại.



Bài tán:

Không tên không nhà

Vậy cũng tốt thôi

Gặp người bức bách

Nói toạc hết rồi.

Gặp được Hàn San

Hết khóc lại cười

Vào trong vách núi

Trăng dọi lá thu.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 28 tháng 9, 1985

Thành Xích, Phong Can nhặt tiểu đồng

Không danh, không tánh thật mông lung

Trước Phật tuy ăn mà chẳng thọ

Xúc phạm tăng đoàn khiến nổi sân

Giống xấu, mầm hư nên quét sạch

Tùng bách cang cường bậc pháp vương

Kẻ tục biết đâu chân thực tướng

Hiện thân hành khất dạo tây đông.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:15 PM | Message # 279
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.12 Hàn San Đại Sĩ đời Đường

Đường Hàn Sơn đại sĩ sống trong núi Hàn, thành Hưng Huyền, nên được gọi là Hàn sơn. Dung mạo tiều tụy, áo quần rách nát tả tơi. Ông lấy vỏ cây bạch dương làm mủ đội đầu. Ông thường đi đến Tu viện Quốc Thanh để gặp Thập Đắc mà nhận thức ăn thừa. Mọi người nhìn ông như một người khùng. Để bày tỏ lòng cảm hoài của mình, ông đề thơ trên tảng đá, tường vách, và trên thân cây. Ông thân thiện với sư Phong Can. Khoảng cuối năm Trinh Nguyên, một viên quan chức chính phủ có tên là Lư Khâu đi tuần tỉnh Thái Châu. Trong cuộc hành trình, ông bị chứng đau đầu, và đã được sư Phong Can chữa cho, sư nói với viên quan: ". Khi đến nơi, ông nên tìm gặp Văn Thù và Phổ Hiền". Lư Khâu hỏi: “Họ ở đâu?". Sư Phong Can trả lời, "Họ đang có mặt trong Quốc Thanh tu viện, chính là Hàn Sơn và Thập Đắc." Lư Khâu liền đến tìm họ, nhìn thấy hai người ngồi quanh bếp, cười cười nói nói. Ông ngay lập tức cúi đầu đảnh lễ. Hai người mắng rằng: "Ông không đảnh lễ Phật A Di Đà, cớ sao lại đảnh lễ chúng tôi làm chi?". Nắm tay nhau, họ cười, nói, "Phong Can thật lắm chuyện!" Ngày hôm sau, họ đi về núi Hàn. Làm cho cơ thể nhỏ lại, và bước vào một vết nứt trong đá, họ nói: "Các người hãy tinh tấn tu hành." Vết đá nứt đột nhiên đóng kín lại.



Bài tán:

Người đời nhìn ta

Như điên như cuồng

Ta nhìn người đời

Đáng cười đáng thương

Hát lớn dưới tùng

Vỗ tay bên đàng

Phong Can Thập Đắc

Huyễn hóa một màn.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 3 tháng 10, 1985

Ẩn lớn hiện nhỏ như điên khùng

Phong Can hé miệng lộ hành tung

Cười cho nhân thế đà chậm trễ

Vì thương sanh chúng phải thăng đường.

Sĩ phu nổ lực chớ huênh hoang.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:21 PM | Message # 280
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.13 Thạch Chung Phát Quang Thiền Sư đời Đường

Sư họ Dương người Hồ Nam, tỉnh Nhữ Dương, khi chưa xuất gia làm quan. Khi nhìn thấy người phạm tội liền than: người vốn không có tội chỉ vì vô minh vây hãm [mà tạo tội]. Địa ngục vốn là Không, nghiệp tạo địa ngục. Chẳng bao lâu phát nguyện đến chùa Thiếu Lâm xuất gia. Sư thụ giới cụ túc vào thời Khai Nguyên, tinh cần tu học giáo pháp các thừa. Sau đó sư chu du khắp nơi, thâm hiểu cùng tận pháp [của Tổ Bồ Đề Đạt Ma] từ phương Tây mang đến [Trung Quốc] nên càng hướng thượng. Sư hướng về núi Kê Túc kinh hành lễ lạy tổ Ma ha Ca Diếp. Sư ở tại đó, lập chùa Thạch Chung, chẳng bao lâu trở thành ngôi chùa khang trang, đông người lui tới.



Bài tán:

Đọc một dòng kệ

Vỡ tung mấu chốt

Mặc tình tự tại

Chẳng phí dùi, kìm.

Ẩm Quang ẩn xứ

Nhật nguyệt rạng rỡ

Chuông đá vọng vang

Dội chốn u minh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 3 tháng 2, 1973

Vô minh tạo nghiệp thụ báo đầy

Hoạn lộ thăng trầm với ngữa nghiêng

Buông lõng lợi danh tâm tự quán

Công đức rõ bày tánh tự nhiên.

Chuông Đá dựng nền nơi Kê Túc

Núi hạc tụng lời kim ngọc thiên.

Thiệu Long giáo hóa tam bảo thịnh

Pháp vương xưng tán bậc thiện hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 10:28 PM | Message # 281
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4. 14 Vô Tận Tạng Tỳ khiêu ni nhục thân đời Đường

Sư cô người thôn Tảo Hầu tỉnh Thiều Châu, và là cô của Nho sĩ Lưu Chí Lược, thường đọc Kinh Đại Niết Bàn. Khi Lục Tổ đắc pháp tại Hoàng Mai trở về, khi nghe sư cô tụng kinh liền biết được nghĩa kinh thâm diệu, và giải thích cho sư cô. Sau đó sư cô đưa ra một bản kinh và hỏi nghĩa văn tự.

Lục Tổ nói: "Tôi không biết chữ, hãy hỏi về ý nghĩa kinh. "

"Nếu sư không thể đọc, làm thế nào sư có thể hiểu được ý nghĩa? " Sư cô hỏi.

Lục Tổ trả lời: "Ý nghĩa tinh tế của tất cả chư Phật không dựa trên văn tự. "

Sư cô kinh ngạc, liền nói với những trưởng lão trong làng: "Đây là bậc đại sĩ, chúng ta nên cúng dường” .

Lúc đó ngôi chùa cổ Bảo Lâm vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh vào cuối triều đại nhà Tùy, được xây dựng lại, cúng dường cho Đức Lục Tổ; chẳng bao lâu trở thành một nơi [quy tụ] nhiều tăng lữ.



Bài tán:

Chư Phật diệu lí

Chẳng nơi văn tự

Thường tụng Niết Bàn

Rất đổi kinh dị

Long nữ hiến châu

Thu tử rúng động

Không đâu chẳng có

Nhục thân khai thị.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 17 tháng 2, 1973



Tụng biến Niết Bàn dựa mạn thuyền

Hộ trì chánh pháp giúp người hiền

Chân đế há trong văn bát nhã

Tâm ấn ly ngôn diệu nghĩa huyền



Đưa bước chân phàm qua nẻo thánh

Dựng nền Phật quốc trải càn khôn

Nguyên dấu Tào Khê lưu vạn cổ

Nam Hoa vô tận ngát dòng hương.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 11:18 PM | Message # 282
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.15 Bố Đại Hòa Thượng đời Lương

Hòa thượng Bố Đại người Phụng Hóa tỉnh Minh Châu. Sư tự gọi mình là Khế thử. Dáng người mập mạp, miệng luôn cười, trán nhăn, bụng phệ, nói năng bất chợt, còn có hiệu là Trường Đinh Tử. Sư luôn mang trên vai một túi vải lớn . Khi vào thành, thấy gì cũng xin. Một ngày nọ, một người xuất gia đang đi trước mặt sư, sư liền vỗ vai vị tăng này. Các nhà sư quay lại, sư nói: "Hãy cho tôi một xu." Nhà sư trả lời: " khi đạt đạo thì mới đưa cho ." Sư đặt túi vải xuống đất, đứng chắp tay. Hòa thượng Bảo Phúc hỏi: " Đại ý của Phật pháp là gì? " Sư lại đặt túi vải xuống. Hòa thượng Bảo Phúc hỏi: "Chỉ vậy thôi a ? Hoặc là có gì cao hơn thế nữa? ". Sư bèn cầm lấy túi vải của mình mà đi. Thời nhà Lương, Trinh Nguyên năm thứ ba, sư ngồi thiền trên một tảng đá bằng phẳng trước tu viện Nhạc Lâm, nói kệ:

Di Lặc chân Di Lặc

Phân thân thiên bách ức

Thời thời thị thời nhân

Thời nhân tự bất thức

Nói xong liền nhập diệt. Về sau sư lại xuất hiện ở các tỉnh khác, vẫn mang túi vải mà đi.



Bài tán:

Chỉ với túi vải

Khiến người người nghi

Gặp chấp liền xin

Làm vậy mà chi

Nếu người bức bách

Nhẫn chịu hòa hài

Chớ nhìn sai đó

Chính Phật vị lai.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 4 tháng 10, 1985

Trong bầu túi vải một càn khôn

Chứa trọn tham si của thế tình

Gặp gỡ tặng người câu bỡn cợt

Đúng sai ai kể có chi mình.

Tự tại buông tay không vướng mắc

Nghe Không ngộ nhập lý huyền linh

Nơi đâu chẳng phải là Di Lặc

Đông Tây luống phải uổng công tìm.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 25 Jan 2016, 11:25 PM | Message # 283
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.16 Ngô Việt Trường Nhĩ Hòa Thượng

Tại chùa Pháp Tướng tỉnh Hàng Châu, có một nhà sư với dái tai dài. Ông là con trai của bà Trần, người làng Tuyền Nam. Một đêm nọ bà mộng thấy mình nuốt mặt trời, thức giấc kinh ngạc, sau đó thụ thai. [Sau đó bà sinh ra một đứa bé trai có cái] dái tai dài đến bả vai. Đứa bé này đã bảy tuổi mà vẫn chưa hề nói. Một ngày kia, có người hỏi, và chú bé đột nhiên trả lời: "chưa gặp người [hiền] phá vỡ lầu khói”. Xuất gia tại chùa Ngõa Quan, Kim Lăng; được sư Tuyết Phong ấn chứng,"thú dữ được sư điều phục trở nên thuần thục. Sự linh ứng càng ngày càng gia tăng khác thường.". Một vị tăng hỏi: "đôi tai dài là sao?" Sư liền kéo dái tai của mình. Vị tăng lại hỏi, "đồi Nam khó đến chăng?". Sư trả lời, "tùy bạn có muốn đi hay không mà thôi." Vị tăng hỏi: "đến rồi thì sao?" Sư trả lời: “Đồi hoang sống một mình." Ngô Việt vương hỏi pháp sư Vĩnh Minh rằng hiện nay có bậc chân tăng nào không. Sư Vĩnh Minh nói: "Vị hòa thượng tai dài tai chính là Phật Định Quang ứng thân”. Ngô Việt vương liền đến đãnh lễ, xưng tán sư đã xuất thế. Sư nói: "A Di Đà nói quá nhiều" và liền nhập diệt. Vua nhà Tống dâng tặng hiệu là Tông Tuệ Đại Sư.



Bài tán:

Cửa tùng hang đá

Khổ hạnh là đường

Chim quy y pháp

Mưa hoa cúng dường

Bí truyền diệu tạng

Trải rộng thần thông

Chư tăng có mắt

Đều khắc ghi lòng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 10 tháng 10, 1985



Tai dài mày rậm đại hòa thượng

Định Quang thị hiện cổ Phật thân

Gìn lời bảy tuổi chưa từng nói

Trăm loài nép sợ lực thế tôn

Tuyết Phong có mắt truyền tâm ấn

Vua Việt đâu ngờ gặp thánh nhân

Như nguyện cứu người nay trở lại

Tăm tối soi đời đại pháp đăng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 26 Jan 2016, 1:50 AM | Message # 284
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.17 Cổ San Khấu Băng Cổ Phật đời Lương

Sư là con trai của bà họ Ông, người làng Từ Tín. Một đêm nọ, người mẹ mộng thấy một Tỳ Kheo chống tích trượng, thần thái an nhiên, để tích trượng xuống, hỏi chỗ tạm trú. Có người chỉ vào vị tỳ khiêu và với bà rằng đây là một bậc Duyên Giác. Sau khi bà tỉnh dậy thì biết mình đã mang thai. Sư sinh năm thứ tư Hội Xương. Khi sư sinh ra, mùi thơm đầy phòng trong nhiều ngày. Sư xuất gia năm 13 tuổi, và bắt đầu đầu vì đại chúng nói Pháp. Lần nọ, Sư đến thăm sư Tuyết Phong và mang một túi nước hạt dẻ. Ngài Tuyết Phong thấy sư, bất ngờ nói lớn: " Trong tương lai, ông chắc chắn sẽ trở thành thầy của hoàng đế”. Năm Mậu Tử, hiệu Ứng Mân, sư nhận lời mời của Hoàng đế. Khi đang uống trà, sư nhặt chiếc đĩa và hỏi Hoàng đế : " Ngài có biết làm thế nào để uống trà? " Hoàng đế trả lời: “Tôi không biết." Nhân vương và pháp vương hiểu nhau. Sư ở lại trong cung điện mười ngày, và cáo ốm, ra đi về núi Cổ. Vào ngày thứ hai của tháng mười hai, sư tắm gội, lên tòa ngồi, chia tay đại chúng, và nhập diệt. Trong lễ trà tỳ, ánh sáng tỏa quanh núi, thu được nhiều xá lợi năm màu. Sư được chôn cất trong một bảo tháp tại núi Cổ.



Bài tán:

Làm thầy hoàng đế

Tuyết Phong thụ ký

Ngồi trên đá băng

Hư không du hý.

Nâng gói trà lên

Lệch đất xoay trời

Vua người vua pháp

Trí tuệ rạng ngời.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 24 tháng 2, 1973

Cũng bởi nhân duyên thánh xuống đời

Tùy cơ giáo hóa kẻ hậu thời

Dần dà khéo tạo nên phương tiện

Tha thiết mong người trở bước thôi.

Tuyết Phong thụ ký thầy hoàng đế

Núi Cổ khoanh chân nhập Niết Bàn

Mặc tình qua lại, chân thường trụ

Sáu nẻo luân hồi một bước ngang.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 26 Jan 2016, 1:53 AM | Message # 285
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.18 Đại Thông Đạt Ngạn Thiền sư đời Tống



Sư hiệu là Chí Tĩnh, tự Đạt Ngạn, con người họ Lương tại huyện Thiều Châu, Khúc giang, tỉnh Quảng Đông, sư sinh vào năm thứ tư Trinh Minh (919) đời Hậu Lương. Thuở niên thiếu sư không thấy đời có gì vui nên xuất gia vào năm mười hai tuổi. Ở tuổi hai mươi, sư thọ cụ [túc giới] với thiền sư Vân Môn Văn Yển. Đời Nam Hán (943-958) vua là Lưu Thịnh rất kính trọng và hâm mộ sư. Một ngày nọ, sư tình cờ đi ngang qua đất Đại Thông (Đại Thông là một cửa sông phong cảnh mưa sương là cảnh tượng đẹp nhất trong tám cảnh đẹp). Vì gió mạnh, sư phải lên bờ thì thấy một ngôi chùa cổ quá đẹp khiến sư khó mà bỏ đi. Sư nhờ vua Lưu Thịnh trùng tu lại ngôi chùa, và đặt tên chùa là Bảo Quang. Đời vua Tống Thái Tông, Thái Bình hưng quốc năm thứ ba (979), sư từ biệt mọi người và nhập diệt trong ánh hào quang tỏa sáng bầu trời. Nhục thể của sư được cúng tế, và cho đến nay vẫn không bị hư hoại. [Tín đồ] các nơi gần xa đến chiêm bái, đãnh lễ. Sư thọ bảy mươi hai tuổi.



Bài tán:

Hóa thân đại sĩ

Hội duyên liền ứng

Đại Thông dấu xưa

Kế thừa tiên thánh.

Đuốc trời rực rỡ

Tan mộng triền miên

Lưu thân khuôn mẫu

Dâng hiến phước điền.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 27 tháng 10, 1973



Hiền thánh sinh trên đất Quảng Đông

Đường gươm tận diệt quỷ vạn năm

Thuyền họ Lương kia nay ghé bến

Ngoài cửa Lư còn Tổ tối cao

Người trước cách xa đều đã vậy

Người sau nào biết ngại công lao

Gia nghiệp Phật đà vai gánh nặng

Gió lộng mưa tuôn há sợ sao?.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:29 AM | Message # 286
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.19 Ứng Văn Thiền Sư đời Minh



Sư là vua Minh Ứng nhà Minh. Trong cuộc đảo chính Yến Phiên, khi cổng thành Kim Xuyên bị phá vỡ, một hoạn quan đưa ra di mệnh của tiên vương; gồm có ba tờ giấy xuất gia do chính phủ cấp cho tu sĩ, dưới tên Ứng Văn, Ứng Hiền, và Ứng Năng, cùng với ba bộ áo tu sĩ. Khi cung điện bị cháy, hoàng đế khoác lên người lớp áo tu sĩ, dùng tên giả là Ứng Văn và trốn thoát qua một lối đi bí mật. Hai người trốn theo nhà vua là ngự sử Diệp Hi Hiền và vị giáo thọ của vua Ngô là Dương Ứng Năng. Cả hai đều mặc áo tu sĩ và lấy tên là Ứng Hiền và Ứng Năng. Họ đi qua đất Ngô, Sở, Kiềm, và Thục, vào Vân Nam định cư tại núi Sư Tử trong nhiều năm. Bức tượng của sư vẫn còn lưu lại đến nay. Trong những năm cuối đời, sư trở về hướng Đông và nhập diệt trong cung điện, hưởng thọ hơn tám mươi tuổi. Sư được chôn cất tại núi Tây.



Bài tán:

Vua người vua pháp

Mỗi việc mỗi làm

Ngàn mặt trời chiếu

Cảm ứng đạo giao.

Đến chỗ rốt ráo

Chẳng thánh chẳng phàm

Lá rụng về cội

Không thiếu không dư.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 3 tháng 3, 1973

Ứng hiện thân vua tạm dùng quyền

Thoát vòng trần lụy phản hoàn nguyên

Phá vô minh bởi công tu luyện

Lậu tận thần thông chứng tịch nhiên

Cung ngọc tám mươi ngồi thoát xác

Cực Lạc chín tầng ngự đóa sen

Phong thái đời sau theo mẫu mực

Hư không pháp giới mặc tung hoành.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:32 AM | Message # 287
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.20 Chân Khả Tử Bách Thiền Sư đời Minh

Sư là con trai họ Trầm, người huyện Than Khuyết, Ngô Giang. Khi chu du khắp nơi nghe có người tụng câu kệ của Trương Chuyết. Khi nghe câu "mong muốn cắt đứt phiền não là làm gia tăng bệnh; khao khát hướng tới chân như cũng là một hành động tà". Sư trong lòng sinh nghi. Một ngày nọ, sau bữa ăn trưa, sư đột nhiên hiểu được ý nghĩa câu kệ, liền nói: " như tu hành theo Lâm Tế và Đức Sơn - với một cái tát liền tĩnh ngộ. Đâu cần phải như trước kia ư?.". Mùa thu năm Quý Mão triều đại Vạn Lịch, do ghen ghét, có người hãm hại sư. Sư bị bắt giam và tra tấn, nhưng thần sắc vẫn tự nhiên. Sư không sợ chết nhưng chỉ tiếc là chưa hoàn thành việc nối ngọn đuốc pháp. Sư nói: "Đây là một trong những trách nhiệm lớn nhất của tôi khi ra đời. Chẳng có lời nào khác." Tòa án xử tội chết. Sư nói: "Pháp thế gian là vậy. Tôi ở lại lâu làm gì”." Sau đó, sư muốn tắm gội, nói một câu kệ, ngồi thế kiết già mà nhập diệt. Khi ngự sữ Tào Học Trình nghe tin, liền đến nơi. Sư mở mắt ra, cười tạm biệt. Tháp được xây dựng tại núi Kính. Tử Bách Tập do sư soạn nay vẫn còn lưu hành.



Bài tán:

Phong cách như sắt

Khí phách mống trời

Vai gánh đại pháp

Cứu vãn suy đồi.

Kính như vua, cha

Cúi mình tự nguyện

Tuy gặp khốn khó

Không nhục nếp nhà.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 10 tháng 3, 1973

Đầy đủ cơ duyên con họ Trầm

Đại thánh dong thuyền cõi thế chơi

Căn trần rơi vỡ hư không trống

Mất dấu ngôn từ đất hóa trời.

Ganh ghét giam mình trong góc ngục

Gông khóa xiềng treo ngược thân người

Sinh tử tựa như là phương tiện

Mở mắt miệng cười lộ bản nguyên.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:35 AM | Message # 288
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.21 Minh Hám Sơn Đức Thanh Thiền Sư

Sư người đất Toàn Tiêu, Kim Lăng, họ Thái, cha là Ngạn Cao, mẹ họ Hồng mộng thấy một đại sĩ dắt một đồng tử vào cửa, bà ôm lấy cậu bé, tỉnh mộng, mang thai. Khi sinh sư [có bọc da trắng] như bạch y bao lấy thân, thơm hương lạ. Sư đến chùa Báo Ân xuất gia. Sư tham yết sư Tiếu Nham, sư Tiếu Nham chỉ rõ nên dùng phần căn bổn để kiềm chế. Sư dựng am cỏ ở Bắc Đài, Long Môn. Một hôm, sau khi ăn cháo xong đi kinh hành, sư hốt nhiên nhập định, không còn thấy thân tâm, chỉ còn một luồng sáng lớn, lặng lẻ tịch tịnh như mặt gương tròn lớn. Sư liền nói kệ:

“Hốt nhiên nhất niệm, tâm cuồng dứt

Căn cảnh trong ngoài chợt triệt thông

Trở mình chạm vỡ thái không

Sum la vạn tượng theo dòng diệt, sinh”.

Việc hoằng pháp sư gặp khó khăn nhưng đạo phong vẫn thêm cao. Năm Quý Hợi đời Thiên Khải, sư an tọa mà qua đời tại Tào Khê, thọ 78 tuổi, sư soạn Mộng Du Tập lưu hành.

Bài tán:

Hoằng đạo khó khăn

Lại càng xiển dương

Nguồn tào một giọt

Ngàn dặm gió sương.

Rồng voi giẫm đạp

Chửa người tai điếc

Một túi da thiêng

Rực rỡ Lư công.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 25 tháng 8, 1973

Bồ tát hóa độ quần manh

Bạch y bao bọc điềm lành trên thân

Thân cận Tiếu Nham thấy tâm

Bắc Đài am cỏ thiên chân tỏ tường.

Xích xiềng trói, giáo hoằng dương

Vì pháp chẳng sợ vết thương hại ngầm

Truyền thiên cổ vạn đức công

Như mạch suối chảy tuôn dòng Tào Khê.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:45 AM
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:38 AM | Message # 289
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.22 Minh Văn Cốc Quảng Ấn Thiền Sư

Sư người Gia Thiện, họ Chu. Người mẹ mộng thấy thần nhân hộ vệ dựa vào nhà, sinh ra sư. Bảy tuổi xuất gia tại chùa Khai Nguyên, tham yết sư Nghi Phong. Sư Nghi Phong khiến sư đến xem nhân duyên của Lộ Tự ở Vân Môn. Sư tham cứu quên ăn ngủ. Sư dựng am cỏ ở Song Kính, xem Lượng tòa chủ, tham cứu cơ ngữ của Mã Tổ, liền phát khởi nghi tình. Ngày kia, sư trông thấy hương hoa đẹp đẽ liền đại ngộ. Lại đến tham vấn Vân Thê, Long Trì đều được ấn chứng. Sư Long Trì đưa sư ra cửa, vỗ lưng sư, nói: "Ông nhỏ, ta lại nghi ông đó". Sư nói: "Cái nghi thế nào?". Sư Long Trì Hỏi: "Ông có mật ý gì vậy?". Sư đáp: "Hôm nay không đả thiền nghi tình có thay đổi". Long Trì cười ha ha. Sư đội nón và đi. Sau sư trụ trì ở chùa Chân Tịch, thiền phong được xiển dương.



Bài tán:

Sinh tự ý đến

Thần nhân hộ tống

Đội nón mà đi

Mặc sao cũng được



Nghi thì tham cứu

Phàm thánh chẳng chung

Giọt Thiều Khê chảy ngược

Biết bến đổ, hang cùng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 1 tháng 9, 1973

Thần nhân hộ vệ giáng phàm

Xuất gia cạo tóc tại chùa Khai Nguyên

Lộ mối manh, phải tham thiền

Thùng sơn đen chảy thấy liền bản nguyên

Ấn tâm, thưa hỏi đại hiền

Trải thân lao khổ đại thiên qua dòng

Hộ trì Phật pháp đức công

Núi cao dừng bước ngưỡng trông người hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:40 AM | Message # 290
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.23 Định Đường Bổn Thiếp Thiền Sư đời Minh

Sư người Tầm Điện, họ Dương. Năm Gia Tĩnh sư đến tham yết hòa thượng Bạch Trai ở núi Tú Tung để tham cứu thoại đầu “vạn pháp quy nhất”, thấy được đất tâm. Sau sư trụ ở đầm Kim Long bên núi Kê Túc, thường thấy rồng vàng hiện, lại cảm ứng khiến cây Tiêu phóng quang nên sư dựng am, lấy tên là Hoa Tiêu. Lúc sắp thị tịch, sư viết kệ:



Tánh không tăng giảm lại ngộ, mê

Gốc chẳng đến đi khéo vẽ ta

Trở lại lực tàn, tâm viên mãn

An tọa thoát vòng nhận thịt, da.



Bài tán:

Vạn pháp quy nhất

Được cá bỏ nôm

Kình uống nước biển

Lộ bày san hô



Cây Tiêu phóng quang

Rồng hiện điềm lành

Lực tận tâm viên

Bất khả tư nghị



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 8 tháng 9, 1973

Thuyền đại viên đi vào trong bể khổ

Đưa sang bờ phổ độ vạn chúng sinh

Tam định Kê Túc tịnh tu

Rồng vàng loài thú lục thông tựu thành

Tiêu phóng quang hiện điềm lành

Thảo mộc nuôi dưỡng mầm xanh mai vàng

Thánh nhân giảng đạo độ phàm

Huyền nghĩa sáng tỏ, thuyết đàm tướng ly.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:46 AM | Message # 291
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.24 Tam Phong Pháp Tạng Thiền Sư đời Minh

Sư họ Tô, người Tích san, nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm, tu Quán Âm nhĩ căn viên thông, gặp sư Giáp Li, sư nghe tiếng một cành trúc gãy nhánh như tiếng sấm lớn, liền triệt ngộ. Sư đến Kim Túc tham kiến Mật Vân hòa thượng. Ngày nọ, Mật Vân hòa thượng nêu một đề tài: “Một vị tăng hỏi bậc cổ đức: Lúc trăng sáng giữa trời là thế nào?. Cổ đức nói: Giống như người ở dưới bậc thềm. Vị tăng nói: Tỉnh sư mời người lên. Cổ đức nói: Trăng lặn thì sẽ gặp nhau. Lại hỏi: Sau khi trăng lặn gặp nhau là sao?. Sư liền ra khỏi thiền đường, dừng lại. Sau sư khai pháp ở viện Tam Phong, đại hoằng dương pháp. Khi qua đời, tháp dựng nơi núi cũ.



Bài tán:

Tiếng nhánh trúc gãy

Thâm nhập viên thông

Sum la vạn tượng

Dung hợp một tông



Bên thềm trăng lặn

Đối mặt tương phùng

Phất áo mà đi

Độc tọa Tam Phong.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 15 tháng 9, 1973

Nhập lưu vong sở, nhĩ căn viên

Thấy tánh ngộ đạo ngay chỗ này

Ôm trọn thái hư trùm pháp giới

Lìa tướng ta người khắp đó đây .



Một niệm năng siêu vô lượng kiếp

Trăm pháp chưa sinh tam muội thông

Đạo đức Tam Phong tràn trên dưới

Giáo truyền ích lợi khắp Tây Đông .


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:49 AM | Message # 292
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.25 Nga Hồ Dưỡng Am Quảng Tâm Thiền Sư đời Minh

Sư người đất Thượng Nhiêu, họ Chu, đi qua nhà người thân gặp một đạo sĩ bàn về nghĩa tứ sinh. Sư nghe lời người ấy liền thông suốt nghĩa vật và người bình đẳng. Về sau khi đi ngang sông, nghe có tiếng đẩy thuyền thì tỉnh ngộ, nói kệ:

Đêm trên sông lặng như không

Đẩy thuyền tiếng động biết trong cõi nào

Gánh này lại nhẹ một bên.

Sư treo chiếc khóa vô môn trên tường để chiêm nghiệm các phương. Sư nói kệ:

Xưa kia lưu truyền khóa

Nhờ trí anh mở cho

Nếu như chẳng pháp mở

Thì chẳng gặp làm gì.

Năm Đinh Mão, tháng 2, ngày 30 thời Vạn Lịch, sư thượng đường thuyết pháp. Đến giờ thọ trai thì từ biệt chúng, và nói kệ:

Hơn tám mươi năm mộng huyễn thôi

Trâu sắt cày trên ruộng thái không

Sắp bước chân đi, lời để lại

Nửa đêm óng ánh thái dương hồng.

Sư đoan tọa mà hóa.



Bài tán:

Lời của bậc quân tử

Người và vật bình đẳng

Đêm đi trên sông vắng

Gánh một gánh đẩy thuyền



Không khóa cánh cửa mở

Nga Hồ pháp quán đảnh

Cày vỡ nát hư không

Mặt trời hồng lóng lánh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 22 tháng 9, 1973 

Tâm đại đạo vật và người bình đẳng

Nghe một lời liễu ngộ thấy thiên chân.

Đẩy lớp lớp đệ nhất nghĩa khai

Khóa không không pháp môn bất nhị

Ruộng hư không trâu sắt cày canh cải

Chim vàng bay ngang ánh mặt trời hồng

Cười quay về trụ cõi nước Tịch Quang

Xa quá! xa quá! Khắp cõi nhiều như bụi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:51 AM | Message # 293
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.26 Thích Thiền Bổn Vô Thiền Sư đời Minh

Sư người đất Côn Minh, họ Trương. Sư mồ côi từ thuở nhỏ. Một hôm đến bên ao Côn Minh, thấy sen xanh nổi trên mặt nước, người khác không thể thấy, người người bàn tán cho là sư khác thường. Năm 19 tuổi, theo sư Không Công ở Tú Sơn xuất gia, thọ tâm pháp nơi thiền sư Sở Am. Sư thường than là pháp nhãn chưa sáng tỏ nên dốc lòng tham cứu. Một hôm sư khất thực trong thành Nhị Hải, nghe nhà bên cạnh có người kêu lớn: “Trương đậu hủ, Lý đậu hủ”. Buổi tối trước khi ngủ sư suy nghĩ ngàn chuyện trên đường. Sáng hôm sau trở lại mua đậu hủ, sư hốt nhiên bỏ mất túi vải. Bấy giờ Mộc công trấn thủ đất Điền Nam, đặc biệt dựng đàn bố thí, thỉnh sư khai pháp. Sư biên soạn Phong Hưởng Tập lưu hành.

 

Bài tán:

Khất thực từng nhà

Không quên tự thân

Một câu tuyệt dòng

Tuôn tràn hư không



Ngôn thô, ngữ tế

Nghĩa sâu công đồng

Như hổ có sừng

Quạt to, gió lớn.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 29 tháng 9, 1973 

Được trời hậu đãi bậc kỳ tài

Xưa tích đức lành tuệ nhãn khai

Mặt nước sen xanh phô dị tướng

Trên đồi mây trắng tuyệt trần ai.



Đậu hủ, đậu hủ hoát nhiên ngộ

Bồ đề, bồ đề tức khắc trồng

Lòng tưởng nhớ đầy trong pháp giới

Đến đi muôn cõi tựa hư không. 



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 1:53 AM | Message # 294
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.27 Độc Triệt Thương Tuyết Thiền Sư đời Thanh

Sư tự Thương Tuyết, người đất Trình Cống, Điền Nam, họ Triệu. Thuở nhỏ theo cha đến chùa Diệu Trạm, Côn Minh xuất gia, làm thị giả cho hòa thượng Thủy Nguyệt khá lâu thì minh tuệ mẫn đạt. Sư từng thơ nổi tiếng ăn thơ vào đời Sùng Chính. Sư đến đất Ngô, nương theo thiền sư Nhất Vũ. Sư Nhất Vũ đề cử sư làm trụ trì chùa, thay sư Trung Phong, các nơi khen ngợi. Sau sư đến núi Bảo Hoa giảng kinh Lăng Nghiêm. Một hôm sư cáo từ đồ chúng, an tọa mà hóa. Sư soạn 42 quyển Hoa Nghiêm Hải Ấn lưu hành.



Bài tán:

Lấy hư không làm miệng

Lấy vạn tượng làm lưỡi

Đưa ra chỉ một câu

Ngày đêm luôn thuyết giải



Hẹn cắm gậy Đức Sơn

Giữ tiếng hét Lâm Tế

Lại nữa,

trong lò lửa lớn vớt trăng thanh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 7 tháng 10, 1973  

Pháp còn xả, thuyết kể chi

Vạn tượng chẳng khéo, vụng thì cũng không

Một câu thu tóm hư không

Vạn vật sinh hóa thể đồng ma ha



Biết diện mục, ngộ bản lai

Tâm hằng ghi nhớ tánh chân Phật Đà

Khắp pháp giới, thượng thệ tòa

Ma ha bát nhã ba la mật truyền.


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 4:39 PM | Message # 295
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 11:46 PM | Message # 296
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4. 28 Thai Tông Sơ Tổ Bắc Tề Tuệ Văn Tôn Giả

Tôn giả họ Cao, vốn bẩm thụ thiên chân viên thừa tự mình giác ngộ. Khi đọc phẩm "nhất tâm tam trí" trong Đại Trí Độ Luận liền dựa theo đó mà tu tam quán. Sư cho rằng quả đã do nhất tâm mà được thì nhân sao lại có trước sau. Nếu pháp quán này thành tựu thì sẽ chứng được "nhất tâm tam trí" song vong song chiếu, tức nhập quả vị sơ trụ vô sinh pháp nhẫn. Sau đó sư đọc Trung Luận, đến câu "nhân duyên sở sinh pháp" thì hốt nhiên đại ngộ, hiểu rõ tất cả pháp đều do nhân duyên sinh ra, và những nhân duyên nay dù Có nhưng không phải nhất định là Có; Không nhưng chẳng nhất định là Không. Có Không chẳng phải là hai, gọi là Trung Đạo. Sư y theo giáo pháp của Bồ tát Long Thọ vào chỗ không phải là cái thấy biết của thế gian. Người cầu học ngưỡng nhìn như đội trời đạp đất, chẳng tường cao thấp. Lại truyền pháp tâm quán đó đến tôn giả Nam Nhạc, trở thành vị thủy tổ tông Thiên Thai.



Bài tán:

Pháp thiền phương Tây đến

Nhiều phần gieo tiệm nhân

Riêng sư vùng khởi dậy

Thấy được lý tự nhiên.

Pháp vốn từ Long Thọ

Ba trí một tâm nầy

Diệu pháp môn viên đốn

Như mặt trời vừa lên.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 1 tháng 8, 1981  

Người họ Cao vốn viên dung căn tánh

Riêng nặng lòng mong giáo hóa quần manh

Thừa kế ngài Long Thọ nối mạch nguồn

Kề Mã Tổ truyền ngọn đèn chánh pháp.

Nhân duyên sinh hốt nhiên tâm đại ngộ

Bát nhã hành thâm một sớm rõ thông

Ngọn gió mê cuồng ngừng thổi núi Nam

Kể từ đó Thiên Thai Tông hưng thịnh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 11:49 PM | Message # 297
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.29 Thai Tông Nhị Tổ Nam Nhạc Tuệ Tư Tôn Giả

Tôn giả họ Lý, người Vũ Tân, ái mộ kinh Pháp Hoa, thường mang kinh vào chỗ phần mộ đọc tụng, có lúc nhìn kinh mà khóc. Mộng thấy Bồ tát Phổ Hiền xoa trên đỉnh đầu rồi đi,kinh chưa từng xem qua mà biết,tự nhiên giải được nghĩa, trên đầu tự nhiên nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, sau đó được sư Tuệ Văn trao cho ấn quyết tâm quán, hốt nhiên đại ngộ, đắc Pháp Hoa tam muội, từ đó nghe kinh không còn nghi gì nữa. Ngài kết am tranh ở núi Đại Tô, lúc đó nước Tề sắp bị diệt, nghĩ đến việc lánh nạn, chống tích trượng đến núi Nam Nhạc, nhiều điềm lành xuất hiện, có chư thiên đồng đến hộ vê. Thấy thời thế thuận lợi, liền đại tập môn đồ thuyết pháp, khẩn thiết trách rằng: "nếu có 18 người không tiếc thân mệnh tu tập Pháp Hoa sám thì ta sẽ cung cấp giúp đỡ, bằng không ta sẽ đi xa." Không nghe ai trả lời, ngài liền ngồi ngay thẳng,bảo rằng có đức Phật đến đón, rồi an nhiên qua đời.



Bài tán:

Mang kinh ra mộ vắng

Lệ bi thiết vì đâu

Đức Phổ Hiền xoa đầu

Không thuyết mà đã thuyết.



Vốn khí chất Bắc Tề

Pháp Hoa kinh đốn triệt

Khai thác diệu nghĩa môn

Mở đường cho minh triết.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 2 tháng 8, 1981  

Linh Sơn Trung Châu một bầu huyết thống*

Thuở Pháp Hoa hội ấy lại rong chơi

Nhìn trang kinh rơi lệ xót thương đời

Nghe mối đạo liền phát tâm vô thượng.

Chúng sinh đông đầy hỏi ai cùng chí hướng

Ngồi khoanh chân nhập diệt, bậc chân nhân

Bồ tát Phổ Hiền biệt kí trao truyền

Long tượng, Thích tử, Phật gọi là kì đặc .

…………………………………………...

*Nhất mạch: Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: nhất mạch tương truyền 一脈相傳 cùng một huyết thống truyền lại.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 11:52 PM | Message # 298
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.30 Thiên Thai Tam Tổ Trí Giả Đại Sư

Trí Khải Đại Sư họ Trần người Kinh Châu. Năm 18 tuổi đến chùa Quả Nguyện xuất gia, tu tập thông suốt kinh Pháp Hoa. Sau đến núi Đại Tô lễ bái sư Tuệ Tư. Sư Tuệ Tư nhìn thấy liền nói: "Xưa kia cùng nghe kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu, duyên xưa nay gặp lại nơi đây". Lại vì Trí Khải chỉ rõ đạo tràng Ngài Phổ Hiền, thuyết giảng Tứ An Lạc Hạnh. Một hôm, khi sư tụng phẩm Dược Vương trong kinh Pháp Hoa, đến câu: "là đích thực tinh tiến, đó gọi là dùng chánh pháp cúng dường Như Lai " hốt nhiên nhập định, tâm thông suốt, liền bạch cùng sư Tuệ Tư. Sư nói: “Không phải con thì không ai chứng, không phải ta thì không ai biết chỗ chứng đắc của con chính là tiền phương tiện Pháp Hoa Tam Muội, đó là chỗ phát khởi sơ đà la ni" . Sau ở núi Thiên Thai, Dưỡng Đế tôn kính sư, ban tặng hiệu là Trí Giả. Khi lâm chung xướng danh tam bảo ba lần và qua đời. Thụy hiệu là Bảo Giác Linh Tuệ tôn giả.



Bài tán:

Nhận phó thác mà đến

Chỉ là gặp lại nhau

Chính Nam Nhạc thừa nhận

Liền sáng tỏ trước sau.



Vua kinh, đơn độc hiển

Nguồn mưa pháp thấm nhuần

Như Thầy hoằng hóa đạo

Giao phó chẳng phụ ân.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 1 tháng 12, 1979   

Pháp Hoa hội, Linh Thứu sơn cùng đến

Chấn Đán nay gặp lại há ngẫu nhiên

Con, người chứng. Người biết chính là ta.

Riêng tu đạo, cũng là duyên đưa đẩy

Nam Nhạc nếp nhà uy nghiêm lừng lẫy

Thiên Thai tông phái trải khắp đại thiên

Y giáo phụng hành thấy tánh bản nguyên

Cao vời vợi, dùi mài càng vững chắc*.

…………………………………………….

*Luận Ngữ 論語: Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiên, hốt yên tại hậu 仰之彌高, 鑽之彌堅, 瞻之在前, 忽焉在後(Tử Hãn 子罕) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng dùi mài càng thấy vững chắc, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 27 Jan 2016, 11:57 PM | Message # 299
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.31 Thiên Thai Tứ Tổ Chương An Quán Đảnh Pháp Sư

Sư họ Ngô người Chương An, Lâm Hải, tự là Pháp Vân. Khi mới được 3 tháng đã biết xưng tam bảo. Một vị tăng nói với mẹ của sư: "Đứa bé này là hạng phi phàm”, vì vậy nên có tên là Quán Đảnh. Bảy tuổi theo sư Tuệ Chửng tại chùa Nhiếp Tĩnh xuất gia học pháp quán với Trí Giả, sau khi nghiên cứu và học tập rất lâu được Thầy ấn chứng, sư kết tập các bộ lớn nhỏ do Thầy trứ thuật, luận giảng hơn trăm bộ. Đối với giáo quán của gia phong Thiên Thai, sư là người có công lớn. Sư soạn hai quyển kinh Niết Bàn Huyền Nghĩa, sớ gồm hai mươi quyển. Khi vừa xong thì bị hỏa hoạn nhưng bộ sách này không bị thiêu hủy. Lúc lâm chung ngồi ngay thẳng, dặn dò môn đồ, chợt chắp tay niệm Phật, xưng danh hiệu Phật A Di Đà và hai vị đại sĩ [Quán Thế Âm và Đại Thế Chí] rồi nhập diệt. Thuở trước có sư Trí Hi, lúc lâm chung nói: "Tôi sinh về cõi Đâu Suất, gặp tiên sư Trí Giả, bên cạnh có một chỗ ngồi trống. Các vị trời nói sau sáu năm pháp sư Quán Đảnh sẽ đến”.Tính thời gian thì lời nói của sư Trí Hi không sai .



Bài tán:

Giáo quán ngài Long Thọ

Đến Thiên Thai phát huy

Có chư sư kết tập

Luồng sóng pháp phô bày.



Giải kinh bao khốn khó

Thân khoác tuyết nằm băng

Lửa dữ đốt không cháy

Giềng mối đạo vĩnh hằng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 30 tháng 12, 1979   

Mở sáng Thiên Thai công lao Quán Đảnh

Bản tánh khác thường vốn tự bẩm sinh

Ba tháng tròn đà biết niệm Phật danh

Vừa lên bảy đến núi rừng thất thánh.

Lúc ngồi xuống nhập Niết Bàn chánh định

Khi đứng lên giải đại pháp vô sinh

Mưa pháp cam lồ kết tập tàng kinh

Vào tận chốn huyền cung dòng Trí Giả.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 28 Jan 2016, 0:01 AM | Message # 300
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.32 Thiên Thai Ngũ Tổ Pháp Hoa Trí Uy Tôn Giả 

Tiền thân tôn giả là Trần Từ Lăng, làm quan Bộc Xạ, nhân nghe Thiên Thai Trí Giả giảng kinh liền lập năm nguyện. Khi mất tái sinh là người họ Chu tại đất Tấn Vân. Năm 18 tuổi dự định lấy vợ, gặp một Phạm tăng nhắc lại lời nguyện ngày xưa, sư liền đi về núi Thiên Thai bái sư Chương An (Quán Đảnh) xuất gia, riêng nhận tâm yếu, phát sinh định tuệ chứng Pháp Hoa tam muội, muốn tìm đất tốt để thuyết pháp, liền ném tích trượng lên không trung, chống trượng đến núi Luyện Đan tại Hiên Viên gọi vùng đất này là Pháp Hoa, ngày giảng pháp, tối tọa thiền, người theo học tính đến hàng trăm.

Sư thân cao bảy trượng, cốt cách thanh tú. Mỗi khi đăng tòa có đám mây tía che trên đầu như một cái lọng. Khi đi thọ trai tại Tiên Cư cách 80 dặm đường, sư đi về trong ngày. Người đời cho rằng sư có thần túc thông. Năm Vĩnh Long thứ nhất, ngồi kiết già mà hóa. Thời vua Đường Thái Tông đã từng ban tặng sư hiệu là Huyền Đạt Tôn Giả.

Bài tán:

Xuất thân dinh tể tướng

Nhập vào nhà pháp vương

Định tuệ cùng giao tiếp

Chứng tam muội Pháp Hoa.

Vung tích trượng tìm đất

Đánh trống pháp chẳng dừng

Tiểu nguyện thành đại nghiệp

Quyền biến hiện lại qua.

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 1, 1980

Đại quyền biến, hiện thân làm Tể tướng

Thâm nhập lời Trí Giả giảng Pháp Hoa

Tâm như nhiên, chứng tam muội dễ dàng

Trong khoảnh khắc tựu thành tâm nhất hạnh.

Áng mây tím che tàn ân đức hiện

Bóng ráng hồng bao phủ vạn chúng sinh

Ngũ tổ Thiên Thai phẩm cách cao minh

Pháp Phật tại Hoa Kỳ ngày một mới.


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO