Chủ Nhật
28 Apr 2024
7:53 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:22 PM | Message # 101
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 57. Thiền sư Tông Chiếu Liên Phong (?-1342)

Sư họ Đoàn, người Tấn Ninh, mới sinh ra đã khác thường, bẩm tánh tuyệt luân. Năm 18 tuổi lễ sư Vân Phong xuất gia, luôn nhớ nghĩ vấn đề sinh tử, không dừng tham cứu. Một hôm, nhân nghe tiếng đốn cây ngã, sư liền đi về Vân Nam gặp sư Không Am, nhưng trở lại nơi sư Trung Phong mới được ấn chứng. Năm Chí Chánh sư trở về Vân Nam khai pháp. Nơi núi Bàn Long có một giếng sâu, rồng độc làm hang phá hại dân trong vùng. Sư lập chùa xong, viết chú ném xuống giếng khiến rồng bỏ đi. Ở Ninh Châu lại có cọp dữ hại người, sư rãy nước phép, cọp cũng trốn mất. Nhiều chuyện thần bí như vậy. Nhục thân của sư thờ trên khám tại Bàn Long cho đến ngày nay. Người không ngớt đến lễ bài.



Bài tán:

Vô số cõi trần

Tùy ứng hiện thân

Trăng trên trăm sông

Hoa hoa trời xuân

Mắt tay ngay đó

Vang tiếng đốn cây

Bàn Long khai đạo

Vạn cổ truyền đăng.



Bài kệ:   

Ngày 6 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Bẩm sinh tính mẫn tuệ siêu nhiên

Mười tám ly trần cầu bản nguyên

Ngộ mặt mẹ sinh, nghe cây ngã

Đuổi rồng về vực đọc chú thần.

Cọp rời khỏi núi, vâng lời dạy

Quỷ thần bảo hộ giữ pháp đàn 

Đạo đức Liên Phong truyền thiên cổ

Tương chiếu muôn đời vạn pháp đăng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:23 PM | Message # 102
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 58. Thiền sư Vạn Phong Thời Úy (1303-1381)

Sư họ Kim, người Ôn Châu, Lạc Thanh. Sư tham vấn sư Thiên Nham, sư Nham hỏi: “Đem ra thứ gì để cùng lão tăng tương kiến?”. Sư đưa ra nắm tay, nói: “Trong đây là cái cùng hòa thượng tương kiến”. Sư Nham nói: “Chết rồi, đốt rồi thì hướng về chỗ nào an thân lập mệnh?”. Sư đáp: “Bọt nước sinh thì bọt nước diệt, nước lại là nước. Gió lặng sóng im bóng trăng hiện”. Sư Nham bảo sư vào phụ giảng kinh. Sư Nham lại đưa ra thoại đầu “Không gió lá sen lay. Hẳn là cá lội quanh”. Sư lấy uy hét lớn rồi phất tay áo đi ra. Sư Nham nói: “Chủ, khách, có, không, chỉ một câu. Một tiếng kêu mà ngàn sông nước chảy nhược dòng.”

Ngày 15 tháng giêng năm Tân Dậu đời Hồng Vũ, sư an tọa mà hóa, tháp dựng tại viện phía Tây núi Niết Bàn. 



Bài tán:

Tiếng hét uy phong 

Chảy ngược nước sông

Thôi lấy thôi bỏ

Khách, chủ cũng xong.

Khắp trời đầy đất

Lấp mạch nước chảy

Huyết mạch Hô Đà

Đạo sáng muôn thuở.



Bài kệ:   

Ngày 7 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Lấy gì để thấy, đạo đạo đạo

Niệm Phật là ai, nói nói nói

Nhướng mày, giơ nắm, đệ nhất nghĩa

Gật đầu, khuất phục, hiểu thượng thừa.

Tiếng hét dội vang chen tạo hóa

Thuyền trôi trên đất, sư tử gầm

Ly tướng, điều tâm, không chấp trước

Càng ngày càng lớn Bồ đề tâm.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:25 PM | Message # 103
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 59. Thiền sư Bảo Tạng Phổ Trì (?-?)

Sư theo hầu sư Vạn Phong, sư Phong đọc kệ phó chúc:

Một đấm vào hông Đại Ngu đau

Ba yếu, ba huyền dứt chánh, thiên*

Chú sư tử nhỏ dòng Lâm Tế

Đuốc đuốc nối nhau kim cổ truyền.

………………………..

*Còn gọi là kinh, quyền.



Bài tán:

Nối đuốc rạng ngời

Sáng soi muôn tướng

Đấm vào xương hông

Khai mở đất tâm.

Trăng tròn đáy bể

Hoa nở vách núi

Ba huyền ba yếu

Riêng sư xướng khởi.



Bài kệ:    

Ngày 8 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Trước sân gậy hét chẳng tiếng lời

Văn tự, ngữ ngôn thật rườm rà

Đại Ngu tay đấm hiện thực tướng

Hoàng Bách chân đưa, ấy Hằng Hà.

Dưới tòa Vạn Phong sư tử rống

Trên đỉnh Linh Sơn chim Bằng qua

Chết đó sinh đây lìa cuộc chiến

Đường về cùng tận biết đâu là.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:27 PM | Message # 104
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 60. Thiền sư Đông Minh Tuệ Sảm (1372-1441)

Sư họ Vương, người Hồ Quảng, tham kiến sư Bảo Tàng. Sư Tàng hỏi: “Tâm không là Phật, trí không là đạo, ông hội thế nào?”. Sư bước ra phía trước, thưa hỏi rồi vòng tay đứng. Sư Tàng nói lớn: “Ông ở đây đã bao lâu rồi mà còn đưa kiến giải như thế này à?”. Sư thấy lòng buồn bực, đến ngày hôm sau hốt nhiên triệt ngộ tận tường, liền trình kệ:

Một đấm đạp tan cả thái không

Trăm ức Tu Di ẩn tích tung

Xin hỏi trong đây ai là chủ

Trời Đông* chợt hiện một vầng hồng.

……………………

*Phù Tang chỉ cho phương Đông.

Sau đó sư trụ tại chùa Đông Minh. Năm Tân Dậu đời Tuyên Đức, ngày 29 tháng 6 sư an tọa mà hóa, hỏa táng thu xá lợi. Tháp dựng tại hướng Đông núi xưa.



Bài tán:

Một vầng phương Đông 

Chiếu rạng trời hồng

Tứ cú bách phi

Dứt huyền lìa diệu.

Cười trên sóng bể

Nhảy vọt Tu Di

An tọa Đông Minh

Hoa cười liễu rũ.



Bài kệ:     

Ngày 13 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Vẽ hình, tạo dáng giả chiêu bài

Tiền nào của nấy chớ nợ nần

Phát cáu, quật cường đột nhiên ngộ

Vùi đầu tham cứu mở đường thông.

Đập vỡ hư không tình ý lộ

Thai sinh ẩm ướt phá cũi lồng

Giữa trời rạng rỡ vầng Phật nhật

Đài ngọc hà quang chiếu một vùng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:30 PM | Message # 105
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 60. Thiền sư Cổ Đình Thiện Kiên (?-1493)

Sư họ Đinh, người Côn Minh, lúc sinh sư ánh sáng hồng từ trên không tỏ rạng, hương thơm đầy thất. Năm 10 tuổi, theo sư Từ Tông ở chùa Ngũ Hoa đổi tên là Thiện Kiên. Lúc đầu sư tham vấn sư Vô Tế tại Kim Lăng (Nam Kinh). Sư Tế đưa ra thoại đầu: “Vạn pháp quy nhất”. Một hôm sư đọc kinh Viên Giác đến câu: “Từ thân đến tâm đều huyễn hóa” thì hốt nhiên tỉnh ngộ. Năm 19 tuổi đến lễ sư Bách Nham, lại đổi tên như ngày nay. Sư trở lại tham vấn sư Vô Tế mới được ấn ký, trao áo và phất trần, phó chúc: “Đạo của ta từ nơi ông hưng khởi. Chớ để đoạn dứt tuệ mệnh Lâm Tế. Sư che tai lại lui ra. Sau đó sư lần lượt trụ tại các danh lam Phù Độ, Thiên Giới. Lại trở về Vân Nam, khai pháp trực tiếp hoằng hóa tại chùa Quy Hóa. Sư soạn Sơn Vân Thủy Thạch Tập lưu hành.



Bài tán:

Phòng tỏa sáng thơm hương

Bậc thánh xưa trở lại

Lấy hoặc bỏ lông rùa

Chiếu khắp tận chín cõi

Cái này không phải khác

Trên đá lại đơm hoa

Đạo tựa như rồng nằm

Khai mở bầu cam lộ



Bài kệ:     

Ngày 14 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Một trời ánh sáng tỏa thơm hồng

Xuất gia mười tuổi lạy Từ Tông

Trước gần Vô Tế tham muôn pháp

Sau đến Bách Nham hội một dòng.

Thân tâm như huyễn lìa chấp trước

Dứt vọng, trong ngoài thảy thảy Không

Phong thái Cổ Đình xoay vũ trụ

Nước khe, mây núi chẳng khi dừng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:33 PM | Message # 106
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 61. Hải Chu Phổ Từ Thiền Sư (1366-1450)

Sư họ Tiền, người Thường Thục, Tô Chi. Buổi đầu tham kiến sư Vạn Phong, khế hợp nên có chỗ tỉnh ngộ. Sau lại tham vấn sư Đông Minh. Sư Minh hỏi: “Đã từng gặp ai?”. Đáp: “Sư Vạn Phong”. Sư Minh lại hỏi: “Vạn Phong nay ở đâu?”. Sư không đáp được. sư Minh nói: “Như thế thì được gì. Từng gặp Vạn Phong thì sao?”. Sư trở về lều của mình, suốt ba ngày đêm quên ăn quên ngủ. Ngẫu nhiên sợi dây buộc cây đèn bị đứt rơi xuống đất, sư hốt nhiên đại ngộ, liền đến tìm sư Minh trình lên một khúc ca ngộ đạo. sư Minh liền phó chúc. Sau đó sư thừa pháp sư Minh. Khi thị tịch sư thuyết kệ rồi hóa. Tháp dựng bên trái chùa Đông Minh.  



Bài tán:

Đúng cơ bức bách

Thấy được Vạn Phong

Đưa tay sờ mũi

Biệt lập gia phong.

Gậy đánh tê giác

Móc câu rồng xanh

Mây bay mưa trút

Cam lộ chảy quanh



Bài kệ:      

Ngày 15 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Khí thiêng tụ hội đỉnh Tô, Hàng

Long tượng lại qua, hưng pháp môn

Trước mặt lượng tài, khôn đối đáp

Sau lưng lò ngã, phá mông lung

Vằng vặc trời xanh trăng chiếu rạng

Thênh thang đất rộng ánh sao lồng

Hải Chu, Đông Minh ngồi chiếu Tổ

Đầu nguồn nguyên bổn thịnh gia phong.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 01 Oct 2015, 8:35 PM | Message # 107
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 62. Bảo Phong Minh Tuyên thiền sư (?-1472)

Sư nhân lúc sư Hải Châu lập tháp viện sư bị búa đập trúng chân chợt tỉnh ngộ. Sau đó sư nhận việc nấu nướng trong bếp chùa. Một hôm lại bị lửa bốc cháy cả chân mày, mặt đau như dao cắt, lấy kính soi hoát nhiên đại ngộ. Sư trình kệ lên sư Hải Châu, liền bị sư Châu đánh. Sư giật cây tích trượng, nói: “Cây trượng sáu thước này mấy năm không dùng đến, hôm nay tại sao lại lấy đánh người?”. Sư Châu cười lớn. Sư trình kệ:

“Gậy đập xuống đầu chảy máu hồng

Miệng cười đao giấu phải liệu hồn

Chẳng phải tinh anh trang Hán tử

Người chết ăn gậy miệng lầm bầm”.

Sư Châu nói: “Như lời kệ này thì có thể thừa kế tông phong của ta.



Bài tán:

Cháy rụi chân mày

Nắm lấy lỗ mũi

Một gậy hợp cơ

Đồi núi xa xa.

Liệu mà nhìn kỹ

Đồ cổ gì đây

Rõ ràng sáng tỏ

Ẩn Đông hiện Tây



Bài kệ:      

Ngày 16 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Gãy chân, mày rụi, ngộ vô thường

Lem nhem củi bếp mặt tổn thương

Lưới tử sinh, kính trong phá hủy

Vòng luân hồi, thiền trượng điểm khai

Thoát ngoài ba cõi, trang nam tử

Thượng phẩm ngự trên đại bảo đài

Diêm vương có gọi, không buồn đáp

Đâu màng quỷ khiến với thần sai.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Oct 2015, 11:32 PM | Message # 108
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 63. Thiền sư Thiên Kỳ Bản Thụy (?-?)

Sư họ Giang, người Giang Tây, Chung Lăng, tham vấn sư Bảo Phong. Sư Phong hỏi: “Từ đâu lại?”. Đáp: “Tứ Xuyên”. Sư Phong đưa ra nắm tay, nói: “Tứ Xuyên lại có người ấy sao?”. Sư đáp: “Không có”. Sư Phong nói: “Tại sao không có”. Đáp: “Không phải là cảnh giới của tôi”. Sư Phong nói: “Cảnh giới của ông ra sao?”. Đáp: “Chư Phật cũng không biết thì ai dám gọi là gì?”. Sư Phong nói: “Cái ông sinh khởi chẳng phải là chấp vào Không hay sao?”. Đáp: “Cuối cùng thì chẳng thể quay vào hang ma mà tìm cách sống”. Sư Phong nói: “Tây thiên có 96 thứ ngoại đạo, ông là thứ nhất”. Sư liền rũ tay áo bước ra. Sư Phong nói kệ phó chúc:

Gậy hét Tế Sơn như chạm nhẹ

Chết liền, tai mắt sẽ kết giao

Thánh giải phàm tình đều dứt hết

Ưu đàm* mới trổ một cành tươi.

………………………

* Đàm hoa 曇花 là hoa quỳnh. ◎Như: đàm hoa nhất hiện 曇花一現 ý nói bỗng thấy lại biến đi ngay, diễn tả sự sinh diệt mau chóng. § Ghi chú: Đàm hoa là tiếng gọi tắt của ưu đàm bà la hoa 優曇婆羅華 (tiếng Phạn "udumbara"), tức là vô hoa quả 無花果. Theo truyền thuyết Ấn Độ, hoa này chỉ nở để báo hiệu một chuyển luân vương 轉輪王 hoặc một vị Phật giáng sinh.



Bài tán:

Rũ áo bước ra 

Rồng bay cọp phóng

Lưới trời bủa giăng

Làm sao mà thoát.

Quay trái quay phải

Khay tròn ngọc lăn

Chín mươi sáu đạo

Thuyết chú Iran*

……………………..

* Tên nước: Persia (Ba Tư), thuộc Á châu. Nay gọi là Y-Lang 伊朗 (Iran).



Bài kệ:      

Ngày 20 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Trước Bảo Phong, Bổn Thụy như sư tử rống

Có có, không không, nên phát khởi phân tranh

Nhận mắng, chịu đòn, chưa thấy Phật

Giơ chân đá đạp đổ nhà anh.

Tài bậc trượng phu nay đã trọn

Nghiệp lớn anh hùng sớm tựu thành

Kim cổ khó suy tông môn ấy

Tiếng như sắt chạm, diệt tâm hành.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Oct 2015, 11:35 PM | Message # 109
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 64. Thiền sư Vô Văn Minh Thông (?-1543) 

Sư họ Hề, người Mân Trung, theo học với sư Thiên Kỳ. Sư Kỳ hỏi: “Khổ vui đều do tâm, vì sao lại hướng ngoại mà nắm giữ?”. Sư đáp : “Chỉ vì không hiểu”. Sư Kỳ nói: “Chuyện thị phi là (đa) sự, cớ sao lại nghe theo?” . Sư đáp: “Do vì nhận lầm nguồn gốc”. Hỏi: “Mê ngộ do người, sao người lại không hiểu?”. Sư đáp: “Nếu sớm biết đèn là lửa thì không tìm cầu khắp bốn phương”. Sư Kỳ đọc kệ:

Người tu tâm chẳng khác mẹ hiền

Bầy ma vây trẻ, phải giao tranh

Cầu vàng giúp bắc xuyên qua biển

Nơi không thấy Phật, biết hoàn thành.

Sau sư khai pháp tại chùa Long Tuyền, Tùy Châu. Có một vị tăng hỏi: “Bổn lai diện mục là thế nào?”. Sư đáp: “Thạch hương đình”. Vị tăng nói: “Ngay lúc qua rồi thì sao?”. Sư đáp: “Chôn xuống là rồi”.



Bài tán:

Niêm hương thạch đình 

Bế thiền hòa khẩu

Vẽ tướng trăng tròn

Vui Phật đản sinh.

Quạ bay thỏ chạy*

Gió thổi cỏ rạp

Phá vỡ thành quách

Thánh phàm hãi kinh

…………………………..

*Chỉ cho nhật nguyệt.



Bài kệ: 

Ngày 21 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Cảm thọ khổ vui cũng bởi tâm

Nương đâu chấp lấy hướng ngoại tầm

Vô minh che lấp gương tròn lớn

Hữu lậu bọt bèo chỗ sẩy chân

Thị phi mê ngộ nương vào chấp

Sinh tử niết bàn cũng rỗng không

Ví Thạch Hương Đình chân diện mục

Bồ đề không giảm cũng không tăng


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:07 AM | Message # 110
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 65. Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo (1521-1581) 

Sư họ Ngô, người Kim Lăng, tham kiến sư Tuyệt Học, nhân lúc rửa rau có chỗ tỉnh ngộ, liền xách giỏ rau về. Sư Học nhìn thấy, hỏi: “Xách gì vậy?” . Sư đáp: “Thưa, giỏ rau”. Lại hỏi: “Sao không nói một câu gì khác?”. Sư nói: “Thỉnh hòa thượng hỏi lại”. Nói rồi đi quanh bếp. Sư Học hỏi: “Ai ai cũng có cha mẹ tự bản lai. Vậy cha mẹ bản lai đó nay ở đâu?”. Sư nói: “Chỉ một năm lửa đốt sạch”. Lại nói: “ Như vậy thì ông không có cha mẹ sao?”. Sư nói: “Có thì cũng có, nhưng mắt Phật không thấy có”. Hỏi: “Còn ông có thấy không?”. Sư đáp: “Tôi cũng không thấy”. Hỏi: “Vì sao không thấy?”. Sư đáp: “Nếu thấy thì không phải là cha mẹ thật”. Sư Học liền ấn chứng.



Bài tán:

Vào đến được cửa

Một giỏ rau xanh

Nuôi lừa nuôi ngựa

Vượt quá cổ kim

Thân thể đỏ hỏn

Không gi che đậy

Bản lai phụ mẫu

Mặt mũi ngay đây!. 



Bài kệ:  

Ngày 22 tháng 11 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Chân thật dụng công không ba hoa

Rửa rau, vò gạo há qua loa

Điều tâm một chỗ linh quang hiện

Lăng xăng tạp niệm vướng vô minh

Bên bếp thăm dò câu cứu cánh

Nước kia nóng lạnh uống mới rành

Như Lai không đi cũng không lại

Không mắt sờ voi chấp ý mình.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:09 AM | Message # 111
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 66. Thiền sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614)

Sư họ Lữ, người Lật Dương, nhân nghe tiếng pháo nổ có chỗ tỉnh ngộ nên tham vấn sư Tiếu Nham cầu ấn chứng. Sư Nham nói: “Hãy nói rành rõ những chỗ tâm đắc”. Sư như thực kể lại. Đang lúc sư đang kể thì sư Nham nhảy vọt lên để rơi chiếc giày, nói: “Hãy hướng về lý đạo mà nói thử một câu”, nhưng lại cắt ngang lời sư đang nói. Suốt đêm sư cả đêm không ngủ được. Sáng sớm ra đứng dưới mái hiên. Sư Nham trông thấy liền lên tiếng gọi. Khi sư quay lại thì sư Nham đưa một chân lên như A tu la che mặt trời, mặt trăng. Ngay lúc đó sư hốt nhiên đại ngộ. Sau khai pháp ở Long Trì.  



Bài tán:

Nhảy lên làm rơi giày 

Cắt ngang lời đang nói

Đưa chân A tu la

Hốt nhiên lòng sáng tỏ.

Nước Hoàng Hà chảy ngược

Núi xanh cao chót vót

Trên Long Trì mây bay

Thấm nhuần vào lòng đất.



Bài kệ:   

Ngày 5 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Huyễn Hữu Chánh Truyền ngắm hoa đăng  

Nghe tiếng pháo tre tỉnh muội mông

Cầu Tiếu Nham chứng, kể công lực

Ngắt lời đang nói, dứt nghi lòng.

Vất đi thế trí, chân tâm hiện

Một niệm không sinh vọng tưởng dừng

Hoàng hà chảy ngược rồng tuôn nước

Ngũ cốc xanh tươi khắp một vùng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:16 AM | Message # 112
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 66. Thiền sư Chân Viên Nguyệt Đàm (?-?)

Sư họ Tiêu, người Hồ Nam, cha làm quan tại Kim Lăng lúc sinh ra sư. Năm 18 tuổi xuất gia, thọ giới cụ túc tại chùa Thiên Giới. Sư tham kiến các đại danh sư khắp nơi. Các lão sư Bạch Trai, Vô Tế, Biến Dung đều rất kính trọng sư. Sau đó sư được lão sư Nguyệt Tâm ấn chứng. Đầu năm Gia Tỉnh sư sửa am tại núi Kê Túc thành danh lam là chùa Hoa Nghiêm. Bấy giờ đại pháp tại Vân Nam có các vị như Bàn Long, Cổ Đình cùng sư chấn hưng những suy đồi trước đó. 



Bài tán:

Đại sĩ dạy dỗ người

Tự gánh việc hoằng pháp

Trăng chiếu trên ngàn sông

Không nước thì chẳng hiện

Tánh và trăng đều tròn

Chư đức cùng ấn chứng

Vân Nam ghi đức ân

Đại pháp mãi thịnh hưng. 



Bài kệ:   

Ngày 12 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Thiền sư Nguyệt Đàm vốn họ Tiêu

Mười tám xuất gia bỏ bắn điêu

Tham vấn hiền nhân tập đại định

Nhận lấy kiềm chùy đến bậc siêu

Mạch pháp Vân Nam ngày một thịnh

Tăng đoàn Chấn Đán lập công lao 

Cổ Tự Hoa Nghiêm truyền vạn kiếp

Học rồi dạy lại, bậc anh hào.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:23 AM | Message # 113
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 67. Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642)

Sư họ Tương, người Nghi Hưng, nhân gánh củi qua núi có chỗ tỉnh ngộ, liền đến tìm Huyễn hòa thượng xin xuất gia. Hòa thượng Huyễn thường la mắng sư nên sư cảm thấy lòng buồn. Nhân có dịp đi qua đỉnh Đồng Quan, sư đại ngộ liền trình sư Huyễn. Sư Huyễn hỏi: “Nếu có người hỏi ông thì ông trả lời như thế nào?”. Sư đưa nắm tay ra. Sư Huyễn nói: “Lão tăng không biết người đã chứng ngộ có ý gì.” Sư nói: “Đừng nói rằng hòa thượng không biết. Ba đời chư Phật cũng không biết”. Một hôm sư Huyễn đưa cao cây phất trần, hỏi: “Khắp nơi có cái như vầy không?”. Sư lấy uy phong hét lớn. Sư Huyễn nói: “Hét hay lắm”. Sư lại hét thêm hai tiếng nữa rồi về chỗ ngồi. Sư Huyễn phó chúc sư là người bảo trì Phật pháp. Sau sư khai pháp tại Thiên Đồng. 



Bài tán:

Trên đỉnh Đồng Quan

Hiện ra rực rỡ

Ngay nơi tiếng hét

Như sấm như sét

Chư Phật bất tri

Khế ước gia truyền

Tông phong Lâm Tế

Theo đến nơi nơi. 



Bài kệ:    

Ngày 13 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Hoan hỷ vung tay Lâm Tế tông

Huyễn hữu như Vô chửa tận cùng

Trên đỉnh Đồng Quan kêu một tiếng

Bể sâu Hương Thủy sóng chập chùng.

Xưa nay đại ngộ là như vậy

Giác rồi gìn giữ chớ đa ngôn

Khó lường diệu pháp từ chư Phật

Mở miệng lầm to, chớ nói nhàm.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:26 AM | Message # 114
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 67. Thiền sư Thiên Ân Viên Tu (1575-1635)

Sư họ Mân, người Kinh Khê, mồ côi cha, mẹ là Phan thị ở giá. Một hôm mẹ sư sai ra chợ mua đậu, sư trao tiền cho chủ tiệm rồi về tay không nên mẹ sư trách mắng. Lúc này công phu sư đã thuần thục liền đến với Huyễn Hữu hòa thượng xin xuất gia. Khi khán thoại đầu vô tự của tổ Triệu Châu sư vẫn chưa phát hiện được yếu chỉ, ngẫu nhiên sư đọc đến chỗ “Phật thân sung mãn khắp pháp giới, hiển thân khắp nơi trước quần sanh”, khi ấy lại nghe tiếng lừa kêu thì triệt ngộ. Một hôm, Hữu hòa thượng thấy sư liền làm ra dáng vẻ người nữ. Sư liền đắc được huyền chỉ, trình lên bài tụng, được ấn chứng. Sư khai pháp tại chùa Báo Ân ở Khánh sơn. Khi thị tịch môn nhân dựng tháp tại Khánh sơn, thờ toàn thân.



Bài tán:

Một tiếng lừa kêu 

Đáy thùng rơi xuống

Khắp cả đất trời

Núi hang chất ngất

Cười thoát sa bà

Tạo ra lễ nhạc

Xe vàng trên đỉnh

Làm sấm làm sét .



Bài kệ:     

Ngày 13 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Liễu ngộ Viên Tu hiểu tận tường

Khúc ca khen ngợi bậc thiện nhân

Mua rau quên cả tiền và giỏ

Tham thiền đốn ngộ niệm có, không.

Tuy là mẹ trách mà chưa rõ

Đọc lời kệ Phật, diệu thanh âm

Biển cạn non mòn cuồng vọng dứt

Pháp âm động đất, chấn hư không.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:39 AM | Message # 115
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 67. Tuyết Kiệu Viên Tín thiền sư (1571-1647)

Sư họ Chu, người Ngân Huyện, Ninh Ba, Chiết Giang. Năm 20 tuổi tự xuống tóc theo hạnh đầu đà. Một hôm, nhân nghe đến câu: “chim chóc, cây trong rừng thảy đều niệm Phật Pháp Tăng” thì có lòng nghi, liền đi khắp đông tây, dáng như kẻ điên. Sư thường ở trong các ngôi miếu vắng. Một hôm, khi sư đang an tọa, từ trên không một bàn tay lớn đưa xuổng nhéo vào mũi sư. Sóng mũi sư vốn cao và thẳng, từ đó như cong lại, ai cũng cho là kỳ lạ, nhưng cũng từ đó, sư thấu triệt mối đạo. Có người nói: “Nếu không cong sóng mũi, há được đỉnh đầu khai”. Sư lại được hòa thượng Huyễn phó chúc. Trước lúc thị tịch, sư nói kệ:

“Bầy trẻ trong sinh tử

Đường rộng mặc tiêu dao

Trăng sớm đượm hơi sương”

Sư uống chén trà rồi thị tịch. Tháp dựng tại Vân Môn.  



Bài tán:

Bẻ cong vòng lỗ mũi

Đập nát cả hư không

Đất nơi sư tử sống

Trăm thú đều ẩn thân.

Nói ra một lời cuối

Trăng sớm đượm hơi sương

Cổ kim cùng hợp lại

Âm thanh như tiếng chuông  



Bài kệ:     

Ngày 18 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Sinh ra tướng lạ, nguyện đầu đà*

Cây rừng chim suối diễn ma ha

Kinh hãi đông tây điên đảo chạy

Mở mang Nam Bắc tạm dần dà

Sóng mũi bẻ cong, trời mở cửa

Thôi dùng miệng lưỡi đất ít nhà

Phàm tục nào hay chân Hán tử

Pháp vốn không lời nay nói ra.

……………….

* Người tu hành tự nguyện sống theo cuộc sống gian nan khổ nhọc để mài dũa thân tâm, muốn nhờ hạnh này để giải thoát tất cả khổ, nói là dùng khổ để trừ khổ, gọi là khổ hạnh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 05 Oct 2015, 0:44 AM | Message # 116
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 67. Thiền sư Như Mãn Nguyệt Luân (?-?)

Sư họ Dịch, người Mã Long, năm 18 tuổi xuất gia, thọ giới cụ túc. Sư tham vấn sư Nguyệt Đàm, nhiều năm ở bên cạnh, đắc tâm ấn, vạn hạnh trang nghiêm nhưng vẫn chưa cho là đủ nên đi khắp nam bắc tham học từ các bậc tri thức. Sư lưu lại kinh đô 26 năm, danh tiếng vang đến triều đình, được hai lần ban áo tía và kinh tạng do vua chủ biên. Về sau sư trở lại Vân Nam, trụ trì hai danh lam là Hoa Đình và Hoa Nghiêm, xiển dương chánh pháp, để lại quyển Ngữ Lục lưu hành thế gian. 



Bài tán:

Sư Nguyệt Đàm ấn tâm

Danh tiếng vang cung vua

Sáu lần xuống chiếu thỉnh

Tráp áo tía hiển vinh

Miêu tả và ghi chép

Dáng phượng vẻ oai nghiêm

Hai lần ban long tạng

Hoa Nghiêm và Hoa Đình



Bài kệ:     

Ngày 19 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Nguyệt Luân tỏa rạng giữa không trung

Đất Nam, đất Bắc khắp núi sông

Vua nghe công đức tôn đạo nghiệp

Ngưỡng mộ gia phong dân hướng tâm

Pháp bảo tôn nghiêm long tạng giữ

Xiển dương chân lý tỉnh mê lầm

Bậc thánh hiện nơi đời cứu thế

Vui từ địa ngục đến dương trần.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:07 PM | Message # 117
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Bản An Vô Tâm (?-?)

Sư họ Thư, người Bình Giang, Hồ Nam, theo mẹ đi về kinh. Năm 16 tuổi xuống tóc xuất gia tại chùa Pháp Hải, nghiên cứu tông thừa. Từ lâu nương theo thiền sư Nam Minh Tuệ Quảng, nghe pháp liền được chỗ khế hợp cơ mật, lại rất thân cận với sư Diệu Phong. Năm Sửu thời Vạn Lịch sư được ban áo tía, lại được ý chỉ của Từ Thánh thái hậu muốn sư cùng với sư Diệu Phong đưa kinh tạng đến chùa Hoa Nghiêm ở Kê Túc. Môn đồ thỉnh sư trụ trì chùa Đại Giác. Đạo pháp ở Điền Nam lúc đó được hưng thịnh. 



Bài tán:

Quyển vàng rồi quyển đỏ 

Sáng soi một trời Nam

Biên địa cùng vui mừng

Giáo hóa đếnvô biên.

Luồng ánh hồng bàng bạc

Trước đỉnh đồi Kê Túc

Ngay đây là diện mục

Giương cao ngọn cờ pháp.



Bài kệ:     

Ngày 20 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Trời nam trời bắc trời đông tây

Trên dưới sáu phương các thánh hiền

Xướng lên giáo pháp từ bi độ

Hỉ xả ban ân giúp hữu duyên.

Hộ tống long tàng hưng chánh pháp

Hổ Khâu bảo trọng tạo lời ngay

Là kẻ Vô Tâm, nay trở lại

Suối mát thong dong đại định này.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:09 PM | Message # 118
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Ngũ Phong Như Học (1585-1633)

Sư họ Thường, người Bồ Bản, Hà Đông, 20 tuổi xuất gia, không chuộng văn học, chỉ theo pháp khổ hạnh để rèn luyện tánh linh, tham vấn yếu chỉ đầu đà của sư Hoàng Bách. Sau lại tìm đến hòa thượng Ngộ ở Kim Túc. Một hôm, sư thấy một vị tăng hỏi sư Ngộ: “Vạn pháp quy về một. Một quy về đâu?”. Sư Ngộ liền đánh. Sư hốt nhiên đại ngộ, đá văng được thùng nước, dập tắt đèn đuốc, mỗi mỗi cơ duyên đều khế hợp. Sư Ngộ ấn khả. Sư khai pháp tại am Tế Sanh. Sư thị hiện có bệnh qua đời, tháp dựng tại Kim Lăng. 



Bài tán:

Thổi tắt đèn đuốc 

Ánh sáng phơi bày

Giáo mác tam huyền

Chủ khách hợp hòa

Chỉ ngựa nói hươu

Lấy đen làm trắng

Ngọn sóng Hô Đà

Vút như tên bay.



Bài kệ:      

Ngày 21 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Trước gặp Hoàng Bách học yếu môn

Sau gần Viên Ngộ hợp chân thường

Một trở về đâu? Liền bị đánh.

Đâu đâu chánh định cũng ly ngôn.

Thiên tư hợp đạo hùm thêm cánh

Đủ đức trời cao rồng vẫy vùng

Giọt cam lồ trải như mưa trút

Chúng sinh khắp chốn được thung dung


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:11 PM | Message # 119
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Phá Sơn Thông Minh (1597-1666)

Sư họ Kiển, người Tây Thục nhân đọc bài Khuyến Thế Ca của Chí Công bất giác lệ rơi như mưa. Sư ở trên đỉnh núi ba năm. Một hôm kinh hành trên bờ núi thì không còn thấy có thân tâm và thế giới nên bước trượt rơi xuống gãy chân, và đại ngộ. Sư liền tham kiến hòa thượng Vân Môn Trạm Nhiên. Sau đó lại tham vấn lão nhân Thiên Đồng, đạt yếu chỉ. Sư về đất Thục, mở rộng chánh pháp, và thị tịch.  



Bài tán:

Trên đỉnh buông tay

Nhặt được lông rùa

Vào núi Thái Bạch

Trời hồng phượng múa.

Quay về Tây Thục

Một cây gậy trắng

Chấn hưng tông phong

Cam lồ cuồn cuộn.



Bài kệ: 

Ngày 25 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Nhất tâm bất loạn để tham thiền

Nghiệp thân khẩu ý sạch sành sanh

Sẩy chân triền núi nghìn năm ngộ

Vắt tay trên trán vạn kiếp siêu.

Trạm Nhiên, Viên Ngộ cùng ấn chứng

Cầu học, Vân Môn với Thiên Đồng

Thông Minh giáo đạo cho quần chúng

Phá Sơn cây báu gỗ chiên đàn.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:12 PM | Message # 120
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Thạch Xa Thông Thừa (1593-1638)

Sư họ Chu người Kim Hoa, Chiết Giang, tham vấn Ngộ hòa thượng tại Kim Túc. Một hôm, sư Ngộ đưa ra chuyện Thế Tôn niêm hoa, ngài Ca Diếp mĩm cười, hỏi sư: “Ý chỉ như thế nào?”. Sư nói: “Ban ngày xỏ kim”. Sư Ngộ lấy gậy nện cho. Sư liền đại ngộ, mới thấy việc Thế Tôn niêm hoa, tổ Lâm Tế đánh hét đều phân minh rõ rệt. Về sau sư khai pháp tại Kim Túc.



Bài tán:

Thâm nhập vào vòng vây 

Trải bao lâu thắng trận

Đỡ được mũi tên nhọn

Đánh mất cả tầm nhìn.

Bắt được kẻ thua trận

Thế giới hẳn thanh bình

Nêu ra toàn chánh lệnh

Ba mươi thuốc Ô Đằng.



Bài kệ: 

Ngày 26 tháng 12 năm 1984

Tuyên công thượng nhân viết: 



Nhẫn nhục có Thạch Xa Thông Thừa

Kim Túc Mật Tổ đại bố thí

Thế tôn niêm hoa truyền tâm ấn

Ca Diếp mĩm cười, hội pháp ý.

Đau lời châm biếm càng đúc rèn

Trong khổ giũa mài diệu trang nghiêm

Vào ra trận địa chân hảo hán

Hiểm trở không sờn chí trượng phu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:15 PM | Message # 121
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Phí Ẩn Thông Dung (1593-1661)

Sư họ Hà, người Phúc Châu, theo hầu Vân Môn Trạm Nhiên hòa thượng đã lâu, đến được chỗ rõ thông. Lại tham vấn hòa thượng Ngộ tại Kim Túc. Hỏi: “Đối mặt cùng nêu đề là sao?”. Sư Ngộ liền đánh cho. Sư nói: “Lầm rồi”. Sư Ngộ lại đánh. Sư liền hét lớn. sư Ngộ lại đánh. Sư lại hét, bị đánh đến bảy lần, đầu như vỡ ra, nhìn tận tường thì tất cả đều giải tỏa. Một hôm sư Ngộ hỏi: “Gió ấm phương Nam thổi đến đây. Một góc nơi Phật điện mát mẻ. Ông hiểu thế nào?. Sư nói:

“Nước theo bờ đá chảy lạnh lùng

Hoa kia lồng gió gởi hương thơm”

Sư Ngộ nói: “Hiểu vậy thì được gì?”. Sư liền hét lớn. Sư Ngộ nói: “Hét lớn hơn”. Sư nói: “Chỗ trọng yếu nơi lời kệ đã thuyết ra”. Sư Ngộ bỏ đi ra.



Bài tán:

Đối mặt liền nêu đề 

Thuốc Ô Đằng ba lần

Hốt nhiên khai chánh nhãn

Ba lùi rồi ba tiến

Hoa thơm trôi theo nước

Trang nghiêm tuân lệnh ấy

Dưới chân không riêng tư

Ven mây chim Cắt đẹp.



Bài kệ: 

Ngày 1 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Vì đâu tu đạo khó hợp chân

Quẩn quanh tình thức u mê thân

Đối mặt bỏ qua, luân hồi chuyển

Trao tay lỡ dịp, tử sinh gần.

Gìn tâm một chỗ xong việc lớn

Kho tàng pháp giới, niệm hồi quang

Thông Dung rủ sạch muôn trần lụy

Diện kiến Từ Tôn, tự tại an.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:17 PM | Message # 122
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Triều Tông Thông Nhẫn (1604-1648)

Sư người Thương Châu, tham vấn hòa thượng Kim Túc. Sư Ngộ đưa ra di ngôn của thiền sư Đại Thiên, nơi với sư: “Cọp dữ là loài ăn thịt nhưng vì sao chúng không ăn thịt con mình?”. Sư nói: “Chỉ có người tự nhận biết chỗ thân cận”. Sư Ngộ nói: “Ông dựa vào đâu mà nói như vậy?”. Sư cười, nói: “Hòa thượng chỉ làm được con cháu của Đại thiên”. Sư lại nói kệ:

“Không mang một pháp đến cho người

Mới thật tâm bà tựa biển sâu

Luôn nhớ Hương Nghiêm khi đốn trúc

Thắp hương vọng bái tạ ân thầy”.

Sư Ngộ nói: “Người biết ân sâu cũng chưa đến được chỗ hợp hòa vần điệu”. Sư nói: “Xin hòa thượng đừng vì văn tự mà nhìn khác đi”. Sư Ngộ cười. Sư khai pháp tại chùa Bảo Hoa, Giang Tây.



Bài tán:

Núi sâu có loài hổ đốm trắng

Ăn thịt để nuôi sống thân mạng

Một lời khiến cả bầy hãi kinh

Đây mới chính là chân thực giác.

Hợp hòa vần điệu nhưng nào hiểu

Con mắt lúc động, định

Là cha và là con

Cửa quan sinh họ Trịnh*

……………………………………

*Trịnh Kỷ xin vua Minh miễn thuế cho quê nhà 3 năm.



Bài kệ: 

Ngày 3 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Đại thiên thế giới lắm chuyện kỳ

Cọp không ăn con, bởi tại đâu

Hương Nham đốn trúc* duyên thuần thục

Nghe tiếng trí thông, ấy Thạch Đầu.

Tu hành cấm kỵ lầm lại lỡ

Dựng đạo nên ngừa ma gặp ma

Thông Nhẫn luôn cùng chân diện mục

Duy Sơn vọng bái tâm lão bà.

……………………..

*Hòa thượng Hương Nghiêm học đạo với Tổ Bách Trượng. Nhân chặt tre mà ngộ đạo.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:19 PM | Message # 123
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Thạch Kỳ Thông Vân (1594-1663)

Sư người Thái Thương, tham vấn hòa thượng Ngộ ở Thiên Đồng sau khi đắc pháp trụ ở núi Tuyết Đậu. Một vị tăng đến tham vấn. Sư hỏi: “Từ đâu đến?”. Vị tăng đáp: “Từ Kim Túc đến”. Sư hỏi: “Kim Túc hòa thượng đã khỏi bệnh chưa?”. Vị tăng nói: “Tôi không hề biết sư ấy có bệnh”. Sư nói: “Ông mới là người có bệnh, ông biết không?”. Vị tăng hỏi: “Tôi đâu có bệnh gì?”. Sư nói: “Bằng chứng rành rành đó”. Vị tăng nói: “Đã bị hòa thượng thấy hết rồi”. Sư nói: “Bệnh ông nặng lắm đó. Từ đâu trúng độc mà đến đây?”. Vị tăng suy nghĩ, sư hét lớn. Vị tăng lễ bái, sư liền đánh. 



Bài tán:

Mai phục tác chiến

Lập mưu bày trận

Nếu chẳng người trí

Khó không xin tha.

Suy tính chẳng ra

Làm trái lệnh trên

Uy nghiêm tiếng hét

Trước sau chánh đại.



Bài kệ: 

Ngày 3 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Kim Túc có bệnh ta chẳng hay

Biển ngọc không sóng ông chưa sai

Bằng chứng sờ sờ hết chối cãi

Tung tích quỷ ma ẩn chốn này.

Hết tham lại vấn thôi kiểm chứng

Ấn tâm sau ba hỏi, năm thưa

Ải quan khinh xuất thì dễ lọt

Thầy bậc trời người chánh lệnh đưa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 08 Oct 2015, 11:36 PM | Message # 124
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Mộc Trần Đạo Vân (1596-1674) 

Sư họ Lâm, người Lĩnh Nam, tham yết Mật lão nhân tại Thiên Đồng, khó gặp nhân duyên nhận lời ủy thác của Mật lão nhân. Khi Mật lão nhân qua đời sư thừa kế, khai pháp tại Bình Dương, vua Thế Tổ rất kính trọng sư, xuống chiếu thỉnh sư vào cung thuyết pháp. Một vị tăng hỏi: “Ở yên bên trong cung vua, phòng vệ kín đáo, được chiếu chỉ trở về phương nam, nơi suối đá sáng rực. Xin hỏi lệnh vua ban ra là gì?”. Sư nói: “Bảy thông tám đạt”. Lại hỏi: “Thế nào là một ánh trăng in bóng trên ngàn sông, lại qua không dấu vết?”. Sư nói: “Mặc sức tung hoành”. Lại hỏi: “Đã thấm ơn mưa móc. Buông tay rời Trường An”. Sư nói: “ Chỉ nói một nửa”. Sư thị tịch, tháp dựng tại Bình Dương, thụy hiệu là Hoằng Giác thiền sư.



Bài tán:

Hợp cơ núi Thái Bạch 

Nối đuốc sông Tô Đà

Bút theo cùng mây gió

Lưỡi sấm chớp tuôn ra.

Tám đạt với bảy thông

Như Côn Kình biến hóa

Tiếng trống pháp dập dồn

Từ cung điện Vị Ương.



Bài kệ:  

Ngày 8 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Tiền bối Lĩnh Nam bậc voi rồng

Hoằng Giác chờ cơ đại hóa hoằng

Nối pháp trời tây truyền tâm ấn

Giáo hóa trung nguyên* tiếp mạch đông.

Trăng hiện ngàn sông không dấu tích

Vạn lý tình không mây cũng không

Thảy đều thông đạt tùy qua lại

Hết đi Yên, Triệu, đến Tô, Hàng**.

………………..

*Trong vùng bình nguyên. Dải đất thuộc hạ du Hoàng Hà, bao quát gần hết Hà Nam, miền tây Sơn Đông, miền nam Hà Bắc và Sơn Tây cho tới miền đông Thiểm Tây. Còn chỉ Trung Quốc.

**Hàng Châu, Tô Châu.


Đại Bi Chú
 
kathy Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 9:53 AM | Message # 125
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 10:57 PM | Message # 126
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Mục Vân Thông Môn (1599-1671)

Sư họ Trương, người Thường Thục, Giang Tô, tham vấn Ngộ lão nhân tại Thiên Đồng, trình kệ Vạn Tùng Quan có câu: “Hai mươi dặm đường xưa ngả bóng tùng. Đi ngang có ai cảm thấy mát đến tận xương da”. Sư Ngộ nói: “Sao không nói là: đi ngang qua ai mà chẳng cảm thấy mát đến tận xương da?”. Sư nghe liền tỉnh ngộ. Khi nghe tiếng chuông đêm thì đại triệt. Một hôm sư có bệnh, trình thầy một câu ca dao, tự nói ra chỗ hiểu chân thật. Sư Ngộ xem xong, bảo: “Một tí cũng chưa phải. Ông lại phơi bày cái tin tức thật”. Thấy sư đưa tay ra, sư Ngộ nói: “Chưa phải”. Sư nói: “Hòa thượng không dối tôi được đâu”. Sư Ngộ im lặng bỏ đi. Sư khai pháp tại Cổ Nam, Hạc Lâm. Sau khi viên tịch tháp dựng tại Tú Phong, Cô Tô.



Bài tán:

Mở rộng hai tay

Chằng chịt dây mây

Phô bày chân thật

Tuyết lạnh trong lò.

Cha từ con hiếu

Mưa tạnh mây bay

Đêm đen mù mịt

Đuốc tuệ đưa cao.



Bài kệ:  

Ngày 9 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Thông Môn ra cửa bước thênh thang

Phải duyên gặp kẻ giác đưa đàng

Phiền não thuốc trừ khi nóng bức

Trong mộng mê tâm, giác ngọc hoàn*

Chẳng phải, chẳng phải, cũng chẳng phải

Cái gi, cái gi, hỏi gì đâu

Chỉ là ngôn thuyết, không thật nghĩa

Mọi đường phẳng lặng đến kinh châu.

…… ………………….

*珠還合浦 Châu hoàn Hợp Phố.Ngọc trai (trân châu) trở về Hợp Phố. Ý nói người đi rồi trở lại hoặc vật báu mất rồi tìm lại được. Còn chỉ cho viên ngọc trong chéo áo (kinh Pháp Hoa).


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 11:04 PM | Message # 127
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Vạn Như Thông Vi (1594-1657)

Sư họ Trương, người Hòa Trung, Chiết Giang. Một hôm sư vào thành, nghe tiếng người đánh mắng kẻ giúp việc rằng: “Xem mày còn trốn đàng nào”. Sư hốt nhiên toàn thân vui mừng như muốn nhảy lên, liền nói kệ:

“Không chỗ trốn, không chỗ trốn

Toàn thân lộ liễu giữa phố phường

Khá cười nơi Hoa Đình bày ra chuyện độ người

Dây mây đang đánh hắn tơi tả.”

Sư trình kệ lên hòa thượng Ngộ tại Thiên Đồng. Sư Ngộ ấn khả. Sư khai pháp tại Long Trì, khi thị tịch tháp dựng dưới vách núi.



Bài tán:

Bộc lộ toàn thân

Trận nào cũng thắng*

Một đạp tận cùng

Ào ào sóng nước

Chim Cắt ven mây

Ưu Đàm trong lửa

Trên núi Long Trì

Khói sương che phủ.

……………………

*Lạc nhị, lạc tam: Đánh thắng đa số trận.



Bài kệ:

Ngày 15 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Diệu nghĩa trong ngôn ngữ tế thô

Tình phàm, chuyện tục lộ huyền cơ

Không nơi cất giữ toàn chân hiện

Mất dấu đông tây, đến chỗ mô?.



Dưới ao Long Trì cố vớt trăng

Trên đỉnh Hạc sơn bắt cá chăng?

Tin tức truyền đi ai tin được

Rất nghi, rất nghi, rất nghi nan.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 11:53 PM | Message # 128
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Phù Thạch Thông Hiền (1593-1667)

Sư họ Triệu, người Đương Hồ, nhân tình cờ xem Thất Hiền Nữ Quán Thi Đà Lâm thì có chỗ tỉnh ngộ, nói kệ:

Trong đầm huyên náo ếch kêu đêm

Nơi miệng đạo kia hẳn rõ ràng

Này hỡi khách từ muôn hướng đến

Từ nay nếu chẳng gắng công tham.

Sau sư tham vấn hòa thượng Mật Vân tại Thiên Đồng, được yếu chỉ. Sư khai pháp tại các chùa Tùng Lăng, Tuần Thôn, Thạch Phật. Khi thị tịch tháp dựng tại Kính Sơn.



Bài tán:

Trong rừng Thi Đà

Mất một nụ cười

Muôn khác ngàn sai

Trời hồng sương bay.

Vào tận tinh xảo

Hốt nhiên cái thấy

Chuyển gió động mưa

Một điều phơi bày.



Bài kệ:  

Ngày 16 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Ễnh ương với chuột chẳng ngừng kêu  

Những người hiểu đạo có độn, siêu

Loại trùng giúp lúa non tươi tốt

Có giống làm thương tổn thế gian

Vạn loài diễn pháp nêu chân nghĩa

Nhất tâm bất loạn hợp diệu thiền 

Khó độ chúng sinh nhưng phải độ

Tám ngàn lối hiểm chẳng nệ phiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 11 Oct 2015, 11:56 PM | Message # 129
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Lâm Dã Thông Kỳ (1595-1652)  

Sư họ Thái người Hợp Châu, Tứ Xuyên, nhân khán thoại đầu “một niệm trước khi sinh” sẩy chân té xuống lầu, có chút tỉnh ngộ. Sư tham vấn Thiên Đồng Mật Vân hòa thượng. Khi sư Đồng thượng đường, sư hỏi: “Hôm nay chư tăng khắp nơi vân tập, mỗi mỗi như đứng trên các vách cao ngàn thước, có hứa khả ngộ được gì chăng?”. Sư Đồng nói: “Ông lại ở trong mộng đó ư?”. Sư đáp: “Ngộ chính là không ngộ, có mộng là gì’. Sư Đồng đánh, nói: “Nay ông là mê hay là ngộ?”. Sư đáp: “Người học không ở nơi mê ngộ”. Sư Đồng nói: “Đánh chỗ nào?”. Sư bèn lễ bái. Sư Đồng đi ra, sau sư khai pháp tại Thê Chân. Khi tịch tháp dựng tại núi xưa.



Bài tán:

Vách cao ngàn thước

Đó là cái gì

Không qua mê ngộ

Như che chung quanh

Lạy qua một lạy

Sen trong lửa hồng

Riêng bờ sinh tử

Thu hết rắn rồng. 



Bài kệ:   

Ngày 18 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Tìm mặt trước khi sinh ra đời

Đúng cơ lầu ngã, mở chân trời

Không mê, không ngộ, không bày việc

Có thông, có tắc, có tranh mồi.

Ai người đánh mắng, đều huyễn hóa

Chê khen phi ngã, nói suông thôi

Hiểu rõ pháp thì thênh thang bước

Thê Chân lửa đỏ hiện sen tươi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:01 AM | Message # 130
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Lâm Cao Thông Dự (1588-1646)

Sư đắc pháp nơi hòa thượng Khánh Sơn Thiên Ẩn, khai pháp tại chùa Trúc Lâm ở Giáp Sơn, Trấn Giang. Có một vị tăng hỏi khi từ giả: “Nếu như có người hỏi Phật pháp tại Giáp Sơn ra sao, thì nên đáp như thế nào?”. Sư nói: “Mỗi ngày chỉ gánh hai gánh bùn”. Vị tăng hỏi: “Nương vào đâu mà biết được?”. Sư đánh đuổi ra. Cư sĩ Kim Chánh Hi ở Hàn Lâm hỏi: “Người đại ngộ có trở lại dụng tâm hay không?”. Sư nói: “Có”. Cư sĩ nói: “Dụng tâm chỗ nào?”. Sư đưa nắm tay, nói: “Cái này gọi là nắm tay”. Cư sĩ nói: “Muôn thuở đầm xanh trăng cõi không. Ba lần mò vớt mới biết đường”. Chưa dứt lời sư ra uy hét một tiếng lớn. Cư sĩ lễ bái. Ngày sư sắp thị tịch, sư thượng đường từ biệt đồ chúng rồi trở lại phương trượng, an nhiên mà hóa. Tháp dựng dưới vách núi.

 

Bài tán:

Hai lần gánh bùn

Phép nước nghiêm túc

Chẻ xương vơ vét

Mũi tên thêm nhọn.

Ba lần mò vớt

Đưa ra ba đấm

Khiến người thoát khổ

Lão nói toạc ra. 



Bài kệ:    

Ngày 19 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Chuông trống Khánh sơn động một trời

Gọi người trong mộng tỉnh đi thôi

Trúc Lâm Phật pháp làm sao đối

Mỗi ngày hai lượt gắng công người.

Khi tỉnh, dụng tâm không khác trước

Giác rồi bương bả cuộc hành trình

Vô thủy trở ngăn ba thoi phá

Nhảy qua hầm lửa dữ bao quanh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:04 AM | Message # 131
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Ngọc Lâm Thông Tú (1614-1675)

Sư họ Dương, người Trừng giang, tham kiến hòa thượng Thiên Ẩn tại Khánh Sơn, nhân khán thoại đầu: “Một hớp cạn Tây giang”, sư trình kệ:

“Chủ đích vạn pháp chẳng riêng ai

Không lập mảy may mới được gần

Có ý tìm cầu thêm xa cách

Biết không trái nghịch bởi vô tâm”

Sư Ẩn nói: “Không hỏi ông chẳng như vạn pháp, thiết yếu là ông phải vào được chỗ một hớp cạn Tây giang”. Sư nghe xong liền đại ngộ, phất tay áo bước ra, từ đó căn cơ không thoái chuyển. Sư Ẩn ấn chứng, thường nói rằng sư là người xưa ứng thân trở lại. Sư khai pháp tại chùa Báo Ân, danh tiếng vang đến triều đình. Thế tổ Chương hoàng đế thỉnh sư vào cung thuyết pháp, tặng hiệu là Quốc sư Đại Giác. Năm Giáp Dần đời Khang Hi sư thị tịch. Tháp dựng tại thung lũng phía tây núi Thiên Mục.



Bài tán:

Một hớp cạn Tây giang

Không chừa lại một giọt

Xe vàng trước núi 

Sư tử gieo mình

Một ép một đánh

Sấm chớp ngang trời

Vào tận chín tầng

Tràng phang rực rỡ



Bài kệ: 

Ngày 25 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Chuyển xoay trược khí tự bẩm sinh

Chí hướng Ngọc Lâm vượt hữu tình

Trắng tợ lưu ly không tì vết

Trong như sương đọng, lộ thiên cơ.

Đạo đức tuôn tràn trong bốn bể

Trí tuệ sánh như bậc vạn thừa

Phật tử về sau đều chẳng khác

Rồng voi khắp chốn dạo trời xuân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:05 AM | Message # 132
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Nhược Am Thông Vấn

Sư họ Du, người Tùng Lăng, xem kinh Lăng Nghiêm có chỗ nghi tham yết Thiên Ấn hòa thượng tại Khánh sơn, trong hỏi đáp liền triệt ngộ. Sau khai pháp trụ tại các chùa Khánh sơn Giáp sơn, Lậu Trạch. Năm Ất Mùi đời Khang Hi, ngày 27 mùa thu sư thị tịch tại chùa Ứng Thiên Ngô Giang, môn đồ táng toàn thân, tháp dựng tại Nam Giản. 



Bài tán:

Chủ khách cũng chẳng phân

Biết giả thoát ngại ngăn

Trong tay thanh kiếm báu

Ánh thép lạnh như băng.

Nước sông Hô Đà dâng

Nam Giản cuồn cuộn sóng

Chánh pháp nhãn đà diệt

Sư là người trung hưng



Bài kệ:  

Ngày 26 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Huyền nghĩa Lăng Nghiêm khó gặp cõi này

Tin nghi, tham cứu, chẳng lạ gì

Chủ khách phân minh cùng đối mặt

Sự lý vô ngại rõ ngộ mê .

Cổng cao tường kín khôn dò xét

Giới tràng tinh mật dễ theo về

Nam Giản tông phong muôn quốc độ

Lìa xa vọng dục có bao người.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:08 AM | Message # 133
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 68. Thiền sư Dụng Chu Thủy Nguyệt (1614-1677)

Sư họ Vương người Thường Đức, thuở nhỏ theo Nho học, nhân đọc kinh Kim Cang Bát Nhã đến câu “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” thì có chút tỉnh ngộ. Năm 16 tuổi đến chùa Cổ Lâm xuất gia, nhất tâm hướng thượng, tự nhủ rằng nếu như chỉ nương vào vốn liếng của tri thức thì nhất định không phải là chỗ cứu cánh. Sư tham vấn các bậc tôn túc khắp nơi để cầu then chốt. Sư đến núi Nga Mi hốt nhiên chứng được Lưu Ly tam muội, lòng sáng tỏ, không còn chướng ngại. Sau sư đến gặp hòa thượng Viên Tín ở Tuyết Kiệu trình cái thấy của mình. Sư Tín ấn chứng. Sư về Vân Nam kết am nơi núi Kê Túc, đề tên là am Thủy Nguyệt, cũng dùng làm tên sư. Một hôm sư họp chúng khuyên lấy đạo cùng nhau tinh tấn. Nói xong an tọa mà hóa, thọ 64 tuổi.



Bài tán:

Chưa rõ việc này

Cưỡi trâu tìm trâu

Một lời khế hợp

Tan thân khó báo.

Lưu ly tam muội

Biển pháp rong chơi

Đâu là trăng nước*

Mưa tạnh mây xuôi.

……………………

*Còn chỉ am Thủy Nguyệt



Bài kệ:

Ngày 31 tháng 1 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Ngày ngày theo ngọn bỏ bổn tâm

Bối giác hợp trần phí thời gian

Am tranh Thủy Nguyệt tu đại đạo

Lưu li diệu định, ngộ chân thân.

Buông xuống vạn duyên thôi ràng buộc

Khởi lên một niệm dứt xa gần

Nhắn người hiền đức nên ghi nhớ

Họ Vương đoan tọa kiến chân thân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:18 AM | Message # 134
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 69. Thiền sư Ngưỡng Khê Hành Sâm (1614-1677)

Sư họ Lê, người Bát La, Quảng Đông, theo thiền sư Tín tại Tuyết Kiệu xuất gia nhưng đắc pháp với quốc sư Ngọc Lâm. Đời Thuận Trị khoảng giữa niên hiệu Canh Tử vua triệu sư vào điện nhưng sư rất mực từ chối tước hiệu vua ban gọi là Từ Ông, về ẩn tại Long Khê, Chiết Giang. Vua lại hạ lệnh đổi tên am là Viên Chiếu Tự. Năm Khang Hy, ngày 27 tháng 6, sư viết xuống ngày qua đời, rồi thị tịch tại chùa Hoa Nghiêm, Ngô Sơn. Môn đồ đưa khám thờ về chùa Viên Chiếu, dựng tháp. Sư thọ 64 tuổi, sinh vào đời Vạn Lịch, ngày 16 tháng 12 năm Giáp Dần. Đến đời Ung Chánh năm Quý Sửu được truy thụy là Minh Đạo Chánh Giác thiền sư. Những tác phong của sư lúc còn sống được ghi chép trong Ngự Tuyển Ngữ Lục, quyển 11.  



Bài tán:

Một người lộ mặt

Tám hướng bình an

Nên có voi rồng

Anh tài trong tăng.

Hư không* dung nhiếp 

Mắt pháp rõ ràng

Nhật nguyệt sáng ngời

Núi xanh nước biếc.

……………

*Thập hư là 10 phương hư không.



Bài kệ: 

Ngày 5 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Cao tăng Bách Việt đại chấn hưng

Tổ sư đức lớn bậc siêu quần

Chối bỏ vinh hoa, từ bổng lộc

Buông trôi danh lợi, ngược thế trần.

Ẩn Long Khê, vua ban Viên Chiếu

Chùa Hoa Nghiêm, hóa lúc giữa đêm

Phàm tình nghi lễ vua ban thưởng

Từ bi Phật độ hữu, vô tình.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 12 Oct 2015, 0:20 AM | Message # 135
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 69. Thiền sư Nhất Mạch Hoành Thành (1575-1641)

Sư họ Vương, người Tiền Đường, Hàng Châu, vốn là học trò xuất sắc của hòa thượng Tàng ở Tam Phong. Sư ẩn trên am Đâu Suất đỉnh Hoành sơn, không dễ nói ra lời dặn dò khi tịch diệt. Linh Ẩn Khoát Công lên tòa nói: “Sơn tăng ẩn trong Hoành sơn hơn 20 năm ở trên đỉnh chờ bắt cá chép, lại ném cây kim xuống thay lưỡi câu, khi thẳng thì không cong. May mà có con cá không tham miếng mồi thơm, há bắt chước A Nan theo cùng một đầu mối này. Sơn tăng chỉ hướng về đạo mà thôi, dựng cao cột trụ trước chùa. Nếu hoa mẫu đơn cho rằng đẹp thì cũng nhờ có lá xanh bao quanh. Tuy đồ chúng nhiều kẻ có sừng nhưng chỉ có sừng lân là quý. Ba tháng sau thì sư hóa vào ngày 24 tháng 6, Tân Tị đời Sùng Trinh. Tháp dựng tại thành Tây Huyền Mộ , Tô Chi.



Bài tán:

Ẩn đỉnh Hoành sơn 

Tâm hành là gì?

Giễu cợt thế tình

Vì pháp bảo trọng.

May mắn được lân

Giữ gìn tuệ mạng

Từ gốc đến ngọn

Ngàn thu rũ bóng.



Bài kệ: 

Ngày 16 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Ẩn đỉnh Hoành sơn chẳng nói năng

Im lời động tĩnh trước hậu thân

Chúng sinh say khướt, ai người tỉnh

Rõ rành vạn pháp như ta chăng?.

Đầu non câu cá dây không lưỡi

Khóa tâm khỉ vượn biển mò kim

Cứu giúp thế tình không theo tục

Đức ân giáo hóa trải tam thiên.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:13 AM | Message # 136
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 69. Thiền sư Tri Không Trung Phong (1613-1689)

Sư họ Trương, người Hồ Nam, năm 10 tuổi theo sư Thủy Nguyệt xuất gia, chuyên tham học giới luật. Sư tham thoại đầu “cây bách” nhưng không hội nhập được. Một hôm, sư đẩnh lễ kinh Vạn Phật Danh, đến quyển 3, vừa xưng tán hai chữ Nam Mô thì hốt nhiên thân tâm siêu thoát, liền nói kệ:

“Thân Phật là hư không

Thân ta, thân trong đời

Tánh ta cùng Không hợp

Không Phật cũng không người”

Sư đến ngụ tại Cửu Đài, gặp được Mật Hạnh lão nhân tại Hành Châu, Nam Vân truyền người lấy y phất trao cho sư, phó chúc là Lâm Tế đời thứ 32. Sư nhận lấy, bái tạ và khai pháp. Một hôm sư bảo đồ chúng: “Ba ngày sau sẽ có mưa. Khi trời mưa thì nói cho ta biết, ta ra đi”. Đến ngày ấy quả nhiên trời mưa, thị giả liền vào báo. Sư vén râu nhiễu quanh điện ba vòng, ngồi xuống gác một chân lên mà hóa, thọ 77 tuổi. Để lại Cổ Ngữ Lục và Thảo Đường lưu hành.



Bài tán:

Một tiếng Nam Mô 

Chấn động tùng bách

Muôn rạch về nguồn

Ngàn núi sừng sững.

Hư không vỡ nát

Phong cách Phật Tổ

Thời vận mạt pháp

Chống ngăn sóng gió



Bài kệ: 

Ngày 17 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Chuyên tâm trì chí học luật nghi

Tham cứu thoại đầu chửa khế cơ

Hai chữ nam mô hư không vỡ

Khấu đầu vạn Phật chẳng bao người.

Lão nhân Mật Hạnh truyền y phất

Thiên Chân thị giả báo mưa rơi

Trung Phong đứng vững bao sương tuyết

Sánh vai hiền thánh chẳng hề vơi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:14 AM | Message # 137
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 69. Thiền sư Thiết Chu Hành Hải (1609-1683)

Sư họ Tưởng, người Tân An, mồ côi từ nhỏ, thường vào chơi trong Trung Linh viện, mỗi khi nhìn thấy tượng Phật đoan nghiêm sinh lòng vui thích không muốn trở về nhà, lưu lại trong viên, kinh hành lễ bái tượng Phật cung kính như một lão tăng. Khi xuất gia thọ giới cụ túc lòng luôn luôn hướng thượng, phát minh đại sự được sư Nhược Am ấn ký. Sau đó khai pháp tại chùa Giang Thiên. Sư thường mộng thấy mình bơi thuyền giữa khói sóng mênh mông. Khi sư đến trụ tại Kim Sơn thì quang cảnh giống như cảnh trong mộng. Sư thị hiện có bệnh qua đời, thọ 70 tuổi.



Bài tán:

Ngủ say chưa tỉnh 

Trong mộng nói mộng

Sóng nước mênh mông

Vì đâu phong ba?

Sư Nhược cất tiếng

Đến nhận Giang Thiên

Mở to đôi mắt

Pháp há thiếu, dư.



Bài kệ:  

Ngày 18 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Quan quả cô độc thật xót xa

Thiết Chu Hành Hải thượng pháp tòa

Chuyên tâm tìm lối lìa sinh tử

Phát huy đại sự ngự thuyền qua.

Mộng như khói sóng không bờ bến

Thiên nhiên mặt nước hiện trăng ngà

Tỉnh rồi mới biết là hư huyễn

Chưa hề an phận một mình ta.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:16 AM | Message # 138
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 69. Thiền sư Hoa Nham Thánh Khả (1628-1701)

Sư họ Vương, người Tây Thục, gia đình theo Nho học, sinh giờ Hợi ngày 30 tháng 7 thời Sùng Trinh nguyên niên. Năm 15 tuổi nhân tránh nạn Diêu Hoàng gặp một lão tăng dạy rằng niệm thánh hiệu Đức Quán Âm sẽ thoát nguy hiểm. Năm 27 tuổi gặp thiền sư Liêu Dương xuất gia, đổi tên là Đắc Ngọc. Sau đến thọ giới cụ túc với hòa thượng Trừng Giang ở núi Bát Diện. Lại đi khắp nơi tham kiến chư danh tăng, và gặp lão nhân Song Quế, suy nghiệm cơ duyên tam cú được ấn khả. Năm 41 tuổi đi về nước Thục, đến Du Thành, theo lời thỉnh cầu của dân chúng sư trụ trì động Hoa Nghiêm, dựng nên chùa Hoa Nghiêm. Sư vì pháp mà lao nhọc, để lại 9 quyển Ngữ Lục lưu hành thế gian. 



Bài tán:

Ta không giấu giếm gì *

Giữ tấm lòng son sắt

Tinh cần không lười mỏi

Mắt không dám nhắm lâu

Cháy bỏng lớp da môi

Hư không dòng máu chảy

Ba câu nơi Song Quế

Rốt ráo vô sở đắc.



Bài kệ:   

Ngày 19 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Sùng Trinh phúc bạc, dân cơ hàn

Hiến Trung phản loạn giết Tứ Xuyên

Điềm nhiên Thánh Khả thiền sư hiểu

Hòa thượng Trừng Sơn giới hạnh viên.

Lão nhân Song Quế truyền tâm ấn  

Cổ Tùng học giả nối pháp thuyền

Nhân gió duyên mây thời tiết hội

Rồng bay voi chạy chúng dân yên.

………………….

*Luận Ngữ 論語: Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:18 AM | Message # 139
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 70. Thiền sư Hình Sơn Siêu Bảo (1635-1709)

Sư họ Lưu, người Lư Lăng, Dự Chương. Lúc 9 tuổi bị bệnh nặng, cha liền đưa đến chùa Kỳ Đà trong thành ấp, lễ sư Từ Thừa xuống tóc xuất gia. Năm 19 tuổi, thọ giới với hòa thượng Thanh Nguyên My Am, ở lại cầu học hơn 10 năm. Sau khăn gói đi Hàng Châu theo sư Khê ở Viên Chiếu tận lực suy cứu tâm chỉ, khế hợp đại cơ, đắc pháp chánh tông, trụ lại Viên Chiếu ba năm. Đến năm Đinh Sửu đời Khang Hi, theo lời thỉnh cầu của đồ chúng tại núi Thiên Mục, sư đến thuyết pháp ba lần. Đến năm Canh Thìn, sư theo nguyện của chư vị hộ pháp về an dưỡng nơi an Hoạt Mai cho đến cuối đời. Sư lưu lại 8 quyển Ngữ Lục hành thế, thọ 75 tuổi. Sư sinh ngày 6 tháng 7 năm Quý Mão; thị tịch ngày 17 tháng 2 năm Kỷ Sửu đời Sùng Trinh. Tháp dựng tại núi cũ, phía Đông của Nam Am. 



Bài tán:

Báo ân pháp nhủ 

Ăn gậy nhuốm máu

Chưa hiển lộ gì

Sớm giữ ba điều

Núi cao Thiên Mục

Hang sâu sư tử

Độc giác truyền tông

Nghiệp lớn động trời.



Bài kệ:   

Ngày 25 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Đồng chân nhập đạo đủ thiện căn   

Chín tuổi xuống tóc đến cửa Không

Tận tâm tra cứu hốt nhiên ngộ

Truy tìm cốt tủy thảy đều thông.

Ba năm Viên Chiếu căn cơ hợp

Thiên Mục duyên lành mãi ngóng trông

Công thành thân thoái vào diệt tận

Nổi danh xuất chúng bậc siêu quần.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:21 AM | Message # 140
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 70. Thiền sư Khoát Đường Tế Nham (1597-1670)

Sư họ Quách, người Nhân Hòa, Hàng Châu. Năm 10 tuổi đến chùa Linh Ẩn theo sư Tĩnh Chủ xuất gia. Vốn bản tính thông minh, chỉ xem qua kinh sách liền ghi nhớ. Lúc đầu sư tham kiến hòa thượng Tam Phong Tạng tại chùa Tịnh Từ, tham cứu thoại đầu Trúc Bề Tử không dám chợp mắt suốt bảy ngày đêm. Một hôm, hốt nhiên nghe tiếng đánh bản, toàn thân toát mồ hôi, liền nói kệ:

Đất bằng không động gió

Sao sóng lại cuộn cuồn

Tràn đầy khắp bốn hướng

Chợt hiện đỉnh Nam sơn.

Rùa ngóc đầu nổi lên

Một hớp liền uống cạn.

Sư Tàng ấn chứng. Sư Hoành Sơn tánh khác thường, muốn làm cho đồ chúng rõ nghĩa nên giáng hang đệ tử xuống làm đệ tôn, đưa hang sư huynh lên làm sư phụ. Được sự phó chúc của sư Hoành Sơn, sư đến trụ tại Phá Đường, Linh Ẩn, trung hưng chùa Tịnh Từ. Ngày 20 tháng 7 năm Canh Tuất đời Khang Hy, sư viết thư từ biệt đàn na, và để lại di ngôn. Sau đó sư ném bút mà hóa. Tháp dựng bên phải chùa Tịnh Từ, táng toàn thân.



Bài tán:

Ân lớn khó đáp 

Tài năng chẳng phí

Bỏ sang theo hèn

Hoành sơn thụ ký.

Lòng son từng phiến

Chín đỉnh* nối nghiệp

Khuôn mẫu đời sau

Chiếu trời soi đất.

…………………..

* Tượng trưng 9 châu thời vua Hạ Vũ. Theo lệnh vua mỗi châu phải dâng một đỉnh đồng lớn để vào trong thái miếu tượng trưng cho lòng trung thành với triều đình trung ương.



Bài kệ:    

Ngày 26 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Hàng Châu bảy vị Phật hiện thân

Khí thiêng hội tụ xuyên Đẩu, Ngưu

Đất không nổi gió hồ im sóng

Trời mịt mù sương dễ lạc đường.

Mở miệng hớp khô luôn bốn biển

Đốm than thiêu sạch vạn cây rừng

Chấp nê giai cấp đà phá bỏ

Tự do xoay chuyển chẳng bi thương.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:23 AM | Message # 141
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 70. Thiền sư Tánh Âm Ca Lăng (?-1726)

Sư họ Lý, gốc người Thẩm Dương. Năm 24 tuổi theo sư Cao Dương chùa Tỳ Lô xuất gia, thọ giới cụ túc. Sư tham thoại đầu “bản lai diện mục” có chỗ tỏ ngộ. Sư đến Hàng Châu tham bái sư Mộng Am tại chùa Lý An, trình sở kiến. Sư Am ấn chứng. Sư lần lượt trụ trì các danh lam như chùa Lý An, đi về lại các chùa ở vùng Bách Lâm, mở rộng đạo pháp, danh vang cung đình. Ngày 29 tháng 9 năm Ung Chính thứ tư, sư thị tịch, vua ban thụy hiệu là Viên Thông Diệu Trí Đại Giác Thiền Sư. Sư biên soạn Ngữ Lục, 20 quyển; Tông Giám Pháp Lâm, 72 quyển; Thị Danh Chánh Cú, 8 quyển; Tông Thống Nhất Ti, 12 quyển; Tạp Độc Hải, 8 quyển, Tông Giám Chỉ Yếu, 1 quyển lưu hành thế gian.



Bài tán:

Đây là vị sư

Đã dùng hết lời

Gậy hét tung hoành

Không mất đạo lý.

Cháu con nhớ đức

Không thể khen chê

Làm thầy vua chúa

Người trời hoan hỷ.



Bài kệ:    

Ngày 27 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Đông bắc Thẩm Dương hiện voi rồng

Ca Lăng hòa nhã diệu thanh âm

Mặt trước khi sinh đà thấu suốt

Liễu ngộ quá khứ Phật tổ tâm.

Viết chương ngữ lục khôn lường giá

Chép ghi Tông Giám lẫy lừng văn

Viên Thông Diệu Trí Đại Giác sĩ  

Ngàn thu muôn thuở pháp đạo tông.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:25 AM | Message # 142
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 70. Thiền sư Hải Hội Minh Ba (?-?)

Sư họ Quách, người Vũ Thanh, Kỳ Nam, bảy tuổi cha mẹ đưa sư đến miếu Thiên Tiên trong làng xuất gia, sau thọ giới cụ túc, cùng các sư Đức Tâm, Thể Chân kết bạn tha phương. Sư đến chùa Như Am tại Thiên Tân, lễ bái sư Đại Bác, hỏi: “Bản lai diện mục của chính con là gì?”. Sư Đại Bác đưa nắm đấm. Sư nói: “Ngoài cái ấy ra thì còn có gì khác nữa?”. Sư Bác liền đánh sư, do đó nghi tình phát khởi mạnh, suốt 4 đêm ngày không chợp mắt, nhân khi cởi giày bước lên giường chợt có chỗ tỉnh ngộ. Sư lưu lại ba năm, dày công tham cứu mới được ấn chứng. Sư kết am tranh ở Tây sơn, qua 10 năm sau mới thuận theo lời thỉnh cầu của đàn na khai pháp nơi chùa Hải Hội. Sư biên soạn Ngữ Lục lưu hành. 



Bài tán:

Khai phá núi hoang

Mở rộng cửa pháp

Hoa vàng trúc biếc

Suối chảy chim về.

Pháp thân bát nhã

Nào hai cảnh lạ

Hiền thánh nghiêng tai

Người trời mỉm cười



Bài kệ:    

Ngày 28 tháng 2 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Xuất gia từ bé bởi khó nuôi

Ươm Bồ đề hạt bảy tuổi đời

Kết bạn đồng tham hỏi tôn đức

Một thân tìm đến tỏ hoài nghi.

Vâng theo, gần gũi, hòa như nước

Học tập chuyên cần chí chẳng vơi

Mười phương mở hội như mây tụ

Nghiêng nghiêng suối đổ bóng mặt trời.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:27 AM | Message # 143
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 70. Thiền sư Pháp Nhũ Siêu Lạc (1642-1702)

Sư họ Trần, người Hải Diêm, cha mẹ đều vui thích hành thiền nên dựng am thỉnh chư tăng đến ở lại. Mỗi khi sư nghe tiếng tụng niệm thì lòng rất hâm mộ. Khi cha mẹ qua đời liền xuất gia tại nơi đó, đắc pháp với sư Thíết Chu Hải. Sư nghiên cứu đại sự, kế thừa chùa Giang Thiên. Khi vua Thánh Tổ nhà Thanh tuần du phương Nam, vua tiếp sư, thấy ứng đối hợp ý, vua ban tặng ca sa tím. Sư viết bài tụng cổ, có bài tụng về con vịt trời:

Ven trời bầy vịt vút cao bay

Cần chi đánh tiếng nổi thị phi

Căm giận Mã Sư ra độc thủ

Mang chiếc mũi đau biết trở về.



Bài tán:

Cảm kích lời kinh kệ 

Đâu phải việc tình cờ

Trống vàng vang dậy đất

Khơi lại mối duyên xưa.

Bài tụng loài vịt trời

Trời cao hố thẳm cách ly

Khiến lòng vua tôn kính

Vai rộng khoác tử y.



Bài kệ:     

Ngày 1 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Cha mẹ tin Phật, vui tham thiền

Tự dựng am tranh dưỡng tánh hiền

Nghe câu kinh Phật mơ tiền kiếp

Nối pháp Giang Thiên hóa hiện duyên.

Bài tụng vịt trời nghe sợ đíếc

Áo tím vua ban nhuận cửu trùng

Thừa tự Thiết Chu chèo nước ngược

Vạn dặm Tào Khê há ngại ngần.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 15 Oct 2015, 0:29 AM | Message # 144
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 71. Thiền sư Sở Vân Minh Tuệ (1664-1735) 

Sư người Gia Hưng, Chiết Giang, rất giỏi thư pháp và thi văn. Khi trưởng thành theo dòng pháp thiền sư Hình sơn xuất gia. Người người biết sư là một vị tăng thi sĩ nhưng không biết sư là long tượng của tông môn. Sư dừng lại nơi Tú Thủy, kết am tranh một mình ẩn cư. Năm Quý Sửu đời Ung Chánh vua xuống chiếu vời sư vào kinh đô, ban ca sa tím, tặng hiệu là Ngộ Tu thiền sư, lập công khoản xây chùa, vua tự tay đề tên chùa là Giác Hải Tự, và thỉnh sư ở lại đó. Sau vua lại ban sắc đưa sư về Hàng Châu trụ trì chùa Thánh Ân hóa hoằng đạo đức, một thời thịnh an. Khi sư lưu lại kinh đô, thường thuyết pháp và đưa ra các buổi vấn đáp cho các vương công và đại thần, các pháp hội này được ghi lại trong “Đương Kim Pháp Hội” trong Ngự Tuyển Ngữ Lục. Sư hưởng thọ 72 tuổi, sinh vào đời Khang Hi, ngày 5 tháng 11, năm Giáp Thìn; thị tịch vào đời Ung Chính, ngày 28 tháng 2 năm Ất Mão. Tháp dựng tại chùa Quảng Nhân, Lư Sơn thuộc Bắc Giao, Hòa Thành.



Bài tán:

Đâu chỉ trọng thi văn

Chuyên duy trì đạo đức

Năm bảy mươi hai tuổi

Vẫn chưa được phất trần.

Khiêm hòa gặp thánh quân

An nhiên không một vật

Ngay trong Ngự Tuyển Lục

Một kỳ lân xuất hiện.



Bài kệ:      

Ngày 4 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Thi ca từ phú gấm thêu hoa

Thiên tư trong sáng khác thế trần

Ẩn thân dấu tiếng dưỡng tâm tánh

Chân tu chánh đạo gọi cao tăng.

Một mình chất phác nơi hoang dã

Cung vàng điện ngọc quỷ thần than

Ngự Tuyển Ngữ Lục vua giám định

Ân đức lưu truyền, chánh pháp hưng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 16 Oct 2015, 0:41 AM | Message # 145
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 71. Thiền sư Ba Đình Thượng Uyên (1627-1679)

Sư họ Tào, người Tân Hào, Quý Châu. Năm 16 tuổi đến chùa Hải Ngu gặp sư Tam Phong. Sư theo pháp sư Tung Ẩn nghe giảng kinh Lăng Nghiêm tại Tân Tháp, Vu Thành, đến đoạn Đức Phật quở trách sự đa văn vô ích của ngài A Nan, sư rất ngạc nhiên. Khi nghe xong thời kinh, sư vội trở về chỗ sư Tam Phong, hết lòng tham cứu ý nghĩa: “trong câu không ý, ý tại trong câu” liền thấy tánh, thoại đầu của các lão hòa thượng khắp thiên hạ không còn làm cho sư nghiêng ngữa nữa. Sư Bình nói với đồ chúng: “Ba Đình gần ta suốt 19 năm, những sở đắc của ông ấy trước đây vào bậc nhất, ít người theo kịp”. Lại đem tín vật trao cho sư, khiến truyền mạch pháp chánh tông. Sau đó sư trụ tại Linh Phong, những điều đã phế bỏ trước đó đều được sư trùng tu trở lại. Trong một giới đàn vào năm Kỷ Mùi, đời Khang Hi, buổi chiều sư tập họp đại chúng, khuyến khích cố công tu hành, đến sáng sớm, sư gọi đệ tử đến truyền y rồi an tọa mà hóa. Tháp dựng nơi sườn núi phía Đông chùa, táng toàn thân.



Bài tán:

Duyên sinh Ký Bắc

Lại dời qua Đông

Thông câu tỏ ý

Phá Không, bất Không

Nối đuốc Nam Bình

Hiển pháp Linh Phong

Dựa đất mà hú

Cáo ẩn tích tung.



Bài kệ:       

Ngày 5 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Pháp tượng Ký Bắc có Ba công

Dưới hội Lăng Nghiêm chứng viên thông

Kinh văn suy nghiệm, vô minh dứt

Ngang chí thánh hiền, lý sự dung.

Đuốc thắp Nam Bình tâm mãi sáng

Tháp dựng đồi đông thấm vạn xuân

Hậu học chúng ta nên gắng sức

Nương theo cổ đức chấn tông phong.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 16 Oct 2015, 0:44 AM | Message # 146
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 71. Thiền sư Viên Thông Minh Quảng (?-?)

Sư họ Cao, người thuộc huyện Hùng, người cha tính khí dũng cảm, mẹ họ Mạnh, mộng thấy một ngọn đèn vào bụng, tỉnh dậy, sau mang thai sinh ra sư. Từ thơ ấu sư đã hâm mộ việc xuất gia. Đến năm 18 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, sư liền xuống tóc, tham vấn sư Minh Ba, hỏi: “Khuôn mặt trước khi cha mẹ sinh thì như thế nào?”. Sư Ba đánh cho, rồi hỏi: “Rõ chưa?”. Đáp: “Không rõ”. Sư Ba nói: “Qua tham đường, kiết già bảy kiểu theo pháp Tây Trúc”. Đến ngày thứ tư, vào lúc canh năm, trong lòng bỗng an nhiên, sư nói kệ:

“Ba đời chư Phật tọa khổ lao

Lỗ mũi ngước lên chín cõi cao

Mặt mẹ chưa sinh nay thấu tỏ

Khắp vòng trời đất mặc tiêu dao”

Sư Ba đến hỏi, và ấn chứng. Sư soạn Ngữ Lục lưu hành.



Bài tán:

Phá ngục chư Phật

Buông gánh trăm cân

Thiên đường địa ngục

Như đi tham quan

Lấy được lông rùa

Đừng ngại vui mừng

Mặt trời bừng hiện

Sông trong, bể lặng. 



Bài kệ:       

Ngày 7 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Cha dũng cảm, đèn trong mộng mẹ

Mộ đạo từ thơ dại, lớn xuất trần

Ba Công dùi nện, đâu còn sức

Ngục lao, Phật tổ đỉnh mày nhăn

Ngực tràn phiền não nay tiêu tán

Mắt pháp mở ra đạo tựu thành

Rõ thông lý sự siêu tam giới 

Tự tại thong dong dứt tử sanh.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 16 Oct 2015, 0:52 AM | Message # 147
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 71. Lượng Văn Minh Thuyên thiền sư (?-?) 

Sư khai pháp tại chùa Hương Lâm, Kim Lăng, thọ pháp nhũ từ thiền sư Lạc. Đời Khang Hy, sư được ban tặng ca sa tím. Sư thượng đường, nói kệ:

Sừng sững một vách cao

Đồi núi nghiêng đầu chào

Mở tung cánh cổng trời

Muôn sông Cô* xuôi nguồn.

Bái kiến Đại Hắc Tiên**

Khế hợp được chánh nhãn

Mẫu mực hướng thượng

…………………….

*Sông Cô, phát nguyên ở Sơn Tây.

**Đại Tự Tại Thiên, Đại Hắc Tiên



Bài tán:

Da mặt ba tấc

Hai thước* chân mày

Dám tạo, dám dựng

Rơi đầu chẳng lo.

Ba hội thuyết pháp

Tâm không một chữ

Trụ bốn già lam

Không chỗ đặt chân.

…………………….

*một thước cổ (Trung Quốc) bằng 0.33 cm.



Bài kệ:      

Ngày 12 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Thiện tri thức Minh Thuyên Kim Lăng

Thăng đường thuyết pháp độ mê lầm

Dựng đất lập trời khai nghiệp lớn

Dời non lấp bể mở cơ thâm.

Mặt chừng ba tấc, giao du khéo

Tâm rộng muôn chiều sánh Đẩu, Ngưu

Già lam chủ tọa hằng vô số

Vượt ngoài vạn vật bậc danh sư.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 18 Oct 2015, 1:36 PM | Message # 148
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 72. Thiền sư Phổ Hà Đảm Đương (1593-1673)

Sư người Tấn Ninh, Vân Nam, họ Đường, tên tục là Thái, tự là Đại Lai. Sư đến tuổi tòng quân vào cuối đời nhà Minh, nhưng vì hiểu kinh sách nên được miễn dịch, không tham gia cuộc chiến khi quốc biến. Sư nương theo lão nhân Vô Trụ xuất gia, đi Ngô Việt tham vấn các danh tăng. Nơi hòa thượng Trạm Nhiên sư ngộ được việc sinh tử. Sau khi được phó chúc, sư khai pháp tại chùa Thạch Trung, Kê Túc. Thiền tăng vùng Vân Nam đến tham học. Mùa Đông năm Quý Sửu, đời Khang Hi, sư lâm bệnh, an tọa, nói kệ:

“Phá tan cả đất lẫn trời

Nhận đảm đương liền để lỡ

Đầu lưỡi đã đoạn, ai còn dám ngồi”.

Sư ném bút mà hóa, thọ 81 tuổi. Sư soạn Tiêu Viên, Quyết Am, 2 tập, Niêm Hoa Tụng Bách Vận lưu hành.



Bài tán:

Núi lạnh khô cạn nước

Đất cũ, trời hoang vu

Sự việc trước kiếp Không

Diệu dụng chẳng ngằn mé.

Tấm lòng đỏ như son

Nhật nguyệt tỏa sáng ngời

Nước mây vai một gánh

Rét mướt giữa băng sương.



Bài kệ:        

Ngày 13 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Hết lòng vì nước, chí cao kỳ

Pháp môn long tượng phẩm hạnh dày

Mẫu mực trời người mây tụ hội

Khuôn thước muôn nơi tuyết nhẹ bay.

Nhật nguyệt rạng ngời soi thiên cổ

Quang huy lấp lánh chín tầng mây

Đã thấy người hiền nên ghi nhớ

Chẳng thua tiền bối tức anh tài.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 18 Oct 2015, 1:38 PM | Message # 149
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 72. Thiền sư Đại Hiểu Thật Triệt (1685-1757) 

Sư họ Trần, người Sùng Minh, theo sư Thiên Ngữ xuất gia, ngụ tại núi Ức Đổng Chung Nam, tham công án của sư Vân Môn, chợt thấy ánh chớp mà đại ngộ, liền nói kệ:

“Lạ thay, lạ thay, thật lạ thay

Ánh chớp lóe ra, chánh nhãn khai

Hai nẻo ám, minh, vòng sinh diệt

Ai người biết rõ chẳng khứ, lai.”

Sư xuống núi, tham kiến thiền sư Nguyệt Đàm, và được ấn chứng. Sư hoằng pháp tại Hương Lâm, Kim Sơn, Thiên Ninh và các nơi. Khi vua Càn Long đến Giang Nam, sư được ban tử y. Sư thị hiện có bệnh, nói kệ rồi hóa, thọ 73 tuổi, tăng lạp 49. Tháp dựng tại Kim Lăng, dưới chân núi Tử Kim.



Bài tán:

Ánh chớp khai chánh nhãn

Dứt tuyệt đường tử sinh

Sư Nguyệt Đàm ấn chứng

Thánh và phàm đồng hành.

Che kín bầu thái hư

Biết rõ không thiếu dư

Đèn lồng soi môn phái

Miệng lưỡi mặc tình người.



Bài kệ: 

Ngày 14 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Xuất gia tu đạo chẳng dễ dàng

Mở mắt đầu thai nghiêm túc thân

Tham cứu thoại đầu luôn tinh tiến

Đột phá vô minh hắc ám tan

Ba lần tán thán: Ôi bản tính!

Niệm niệm đoạn tuyệt dứt bụi trần        

Hỡi trượng phu, ta như ông vậy

Chớ giải đãi, uy dũng bước chân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 18 Oct 2015, 1:40 PM | Message # 150
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 72. Thiền sư Thiên Tuệ Thật Triệt (?-1745)

Sư họ Đường, người Hưng Hóa, Giang Tô. Năm 19 tuổi theo hòa thượng Quán Chi am Báo Ân trong huyện xuất gia thọ giới cụ túc rồi du phương cầu pháp. Tại chùa Sùng Phúc, Linh Tiêu sư được phân tòa hướng dẫn đồ chúng hơn mười năm. Vua Thế Tông nhà Thanh muốn dò tìm con cháu nối pháp của quốc sư Ngọc Lâm Thanh Tú. Sư phụng chiếu vào cung, đối đáp khế hợp, trình vua ba chương sách. Chương thứ nhất nói:

Nắm tay không gọi nắm tay

Lúc đảo con ngươi đổi lối nhìn

Tất cả thánh hiền như điện chớp

Khác gì bọt biển, cả đại thiên.

Sư được vua ban áo ca sa tím, bình bát, tích trượng như ý và muốn sư trụ trì bốn ngôi chùa là Khánh Sơn, Cao Mân, Tư Phước, Sùng Phước. Năm Càn Long thứ 10, sáng sớm ngày 3 tháng 4, giờ Dần, sư nói kệ rồi hóa. Sư biên soạn 2 quyển Ngữ Lục lưu hành.



Bài tán:

Bản lai diện mục

Đưa ra nắm đấm

Khi người không hội

Liền đổi cách nhìn

Khắp trong trời đất

Nước trôi hoa nở

Pháp nhũ quốc sư

Khó đền ân lớn.



Bài kệ: 

Ngày 25 tháng 3 năm 1985

Tuyên công thượng nhân viết: 



Xưa trồng gốc đức, dưỡng thiện nhân

Xuất gia sớm biết rộng lưới trần

Tham cầu hiền trí, hàng minh tuệ

Lễ bái thánh nhân, bậc đại tâm.

Thấy tướng biện phân liền chấp trước

Gãi ngứa trên giày há đả chân?

Thật thà, không dối, dừng vọng niệm

Núi sông, muôn vật chính pháp thân.


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO