Thứ Bảy
20 Apr 2024
1:12 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Thứ Năm, 28 Jan 2016, 0:04 AM | Message # 301
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.33 Thiên Thai Lục Tổ Thiên Cung Tuệ Uy

Thiên Cung Tuệ Uy tôn giả họ Lưu, người Đông Dương, Vụ Châu。Thời còn để tóc trái đào đã biết chán chường thế gian lao khổ, vào cửa Không, xuống tóc xuất gia, thọ giới cụ túc, nhân nghe thiền sư Pháp Hoa giảng giáo pháp Thiên Thai liền đến học hỏi, dốc lòng theo pháp thiền, ngày đêm chuyên cần hành trì pháp tam quán, tức thì khai ngộ, người đương thời thấy sư học hoàn hảo phong cách của sư [Trí] Uy liền gọi sư là Tiểu Uy.

Sau đó sư trở về Đông Dương ẩn cư trong núi, dứt việc giao tiếp với thế tình, sau khi thiền sư Pháp Hoa nhập diệt số người đến cầu đạo thì nhiều không kể xiết, người nối pháp thì chỉ có Tả Khê [Huyền Lãng]. Nhà Đường phong là "Triều Tán Đại Phu Tứ Đại Sư", thụy hiệu là Toàn Chân tôn giả.

Bài tán:

Gia nghiệp sư Đại Uy

Đã rộng mà lại sâu

Riêng mình sư vào được

Thuyền đại pháp tay chèo.

Quyết ẩn chốn núi sâu

Cùng nai heo du ngoạn

Tiến hoặc thoái tùy thời

Tự chu toàn giáo đạo.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 2 tháng 3, 1980

Xuất gia thoát dòng tử sinh kềm tỏa

Chí mong rời hầm lửa đỏ đốt thiêu

Chuyên trì tam quán, đốn ngộ tự nhiên

Thâm nhập nhất môn, từ lâu thông suốt.

Ẩn chốn khe sâu giả từ thế sự

Chuyển pháp luân cứu giúp giống hàm linh

Chơi cùng nai heo, phổ độ từ bi

Phong cách thanh cao muôn loài kính ngưỡng.


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 29 Jan 2016, 8:10 AM | Message # 302
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:15 PM | Message # 303
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.34 Thiên Thai Thất Tổ Huyền Lãng

Tôn giả tự là Tuệ Minh, người Đông Dương, Vụ Châu, là cháu sáu đời của Phó Đại Sĩ. Năm mươi tuổi mới xuất gia. Nghe Thiên Thai Tông hoằng dương Chỉ Quán liền tự đến học 。Tông thú một nhà đều giải ngộ, không thiếu sót. Sống trong hang núi, lấy hiệu là Tả Khê, khi rửa bát có đám vượn tranh nhau bưng giúp, khi tụng kinh thì có chim bay quanh. Có một con chó mù đến núi nằm sát đất. Sư vì chó tụng sám pháp không quá bảy ngày mắt chó sáng lại. Nước ở trong núi khô cạn, sư dùng gậy cắm vào thì nước suối vọt ra. Sư nguyện sinh Đâu Suất, tâm khởi niệm hốt nhiên xá lợi từ trên không rơi xuống. Ngày 19 tháng 9 năm Thiên Bảo thứ 13 (754), sư gọi môn đồ đến, nói: "Ta đã viên thành lục tức, muôn hạnh đều không có chỗ chứng đắc, giới là gốc của tâm. Các ông nên lấy giới làm Thầy”. Nói rồi đoan tọa mà hóa, thụy hiệu là Minh Giác Tôn Giả.



Bài tán:

Muộn màng đến Thiên Thai

Một hớp thu cạn nguồn

Hạnh đầu đà tự giữ

Nước khe, hang nghỉ chân.



Cảm hóa nhiều chủng loại

Không trung xá lợi rơi

Đạo viên, hạnh thuần túy

Lỗi lạc và uy nghi.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 15 tháng 3, 1980   

Năm mươi tuổi xuất gia tuy là chậm

Hạnh đầu đà tận lực tự mình tu

Lục độ hành, vượn đến để khiến sai

Một lần chuyển, chim bay quanh chầu pháp.

Tu bái sám, chó đui mù sáng mắt

Giảng trang kinh, kẻ điếc lại được nghe

Lòng chân thành cảm ứng vạn sinh linh

Hữu tình, vô tình đồng viên chủng trí.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:18 PM | Message # 304
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4. 35 Thiên Thai Bát Tổ Kinh Khê Trạm Nhiên

Tôn giả họ Thích, xuất thân từ gia đình theo Nho giáo. Năm 17 tuổi tìm đạo quanh vùng hữu ngạn Chiết giang, gặp được sư Phương Nham ở Kim Hoa học pháp Chỉ Quán. Năm 20 tuổi theo học với tôn giả Tả Khê. Mộng thấy mặc tăng phục, cặp nách hai bánh xe đi vào giữa lòng sông lớn. Sư Tả Khê nói: "Ôi, đó chẳng phải là dùng hai pháp Chỉ Quán độ quần sinh thoát vực tử sinh ?". Liền trao giáo quán cho sư Trạm Nhiên. Năm 38 tuổi, sư xuống tóc xuất gia. Sư mở rộng diệu pháp, phô bày vạn hạnh, thuật lại sự truyền bá. Văn từ ghi lại muôn lời, khiến gia sản giáo pháp viên đốn [của Thiên Thai Tông] quy về. Người trí thức cho rằng nếu Kinh Khê không ra đời thì ý nghĩa Viên giáo sẽ còn chìm đắm. Trong những năm Thiên Bảo, Đại Lịch, có chiếu chỉ của vua ba lần mời vào cung, sư đều cáo bệnh từ chối. Khi lớn tuổi sư về Phật Lũng, có chút bệnh nhẹ. Khi giảng pháp xong, sư ngồi dựa vào ghế mà hóa, thụy hiệu là Viên Thông Tôn Giả.



Bài tán:

Gia phong còn che khuất

Đạo lớn chưa bày phơi

Thầy ta nối gia nghiệp

Tỏa ánh sáng rạng ngời.



Một thân hai vầng pháp

Chuyển pháp không một phương*

Khắp cùng nghĩa ảo diệu

Dựng ngọn cờ thanh lương.

…………………

* vô phương (无方) : Phương có nghĩa là nơi chốn hoặc phương pháp, chỉ cho việc Đức Phật giáo hóa một cách tự tại, không cố định một nơi nào. Tam Luận Huyền Nghĩa [ 三論玄義 ý nghĩa sâu sắc của Tam Luận, một tác phẩm của Cát Tạng 吉藏 ] nói: "Giáo hóa không một phương pháp nhất định, rèn luyện không phải chỉ có một cách." 



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 4, 1980   

Kinh Khê, tôn giả Trạm Nhiên

Mang dòng họ Thích, nối liền Nho gia.

Mươi bảy cầu đạo thiết tha

Ba mươi tám tuổi xuất gia tu hành.

Hoằng dương giáo nghĩa viên thành

Đốn ngộ diệu lí xiển minh cho người.

Chân tăng, chiếu lệnh khó mời

Uy thời chẳng phục, giàu thời chẳng tham.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:29 PM | Message # 305
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.36 Thiên Thai Cửu Tổ Đạo Thúy Tôn Giả 

Không rõ Thiên Thai Đạo Thúy tôn giả người vùng nào。Khoảng năm Đại Lịch nhà Đường, sư theo sư Kinh Khê đến Phật Lũng, ngộ được chỗ u huyền, không còn vướng mắc. Sư Kinh Khê khen ngợi, nói: Con ta có thể nối đạo của ta vậy!, liền trao giáo pháp Chỉ Quán Phụ Hành, sư vì đại chúng khai pháp thuyết giảng, phát minh yếu chỉ thâm sâu, người nghe ai cũng hiểu rõ. Một người đồng môn tên là Nguyên Hạo, khi nghe sư thuyết giảng thì kinh ngạc, thán phục. Năm Trinh Nguyên thứ 21, một vị tăng người Nhật là Tối Trừng từ xa đến cầu pháp, nghe giảng dạy, ngày đêm không nghỉ, ghi chép toàn bộ nhất tông luận sớ mang về. Chọn một ngọn núi làm núi Thiên Thai, lập chùa truyền giáo, phong hóa thịnh hành, người học đông đúc. Tôn giả Đạo Thúy được xem là thủy tổ tông Thiên Thai tại Nhật Bản.



Bài tán:

Vĩ đại thay Kinh Khê

Thực khó mà thừa kế

Thầy ta, bậc linh tuệ

Riêng một lòng tương hợp.



Pháp truyền ra nước ngoài

Rực rỡ một chân trời

Mặt trời mọc phương Đông

Chiếu soi trừ tăm tối.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 25 tháng 4, 1980   

Thiên Thai long tượng hiện thân

Tôn giả Đạo Thúy pháp đăng nối truyền

Ngộ bản lai, giải nghĩa huyền

Thực tướng muôn pháp hốt nhiên rõ ràng.

Đức thịnh ra đến ngoại bang

Nhân từ tế độ hàng hàng man di*

Vầng hồng chiếu rạng đất trời

Hư không vũ trụ sáng ngời quang minh.

……………………………………...

*Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà Ân 殷, nhà Thương 商, ở vào khoảng Sơn Đông, Giang Tô ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:34 PM | Message # 306
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.37 Thiên Thai Thập Tổ Quảng Tu

Thiên Thai Quảng Tu tôn giả họ Lưu, người Hạ Bì, Đông Dương, sớm được theo sư Đạo Thúy tu học, nghiên cứu giáo quán Thiên Thai, hướng tâm đến chỗ thực hành, tụng các kinh Pháp Hoa, Duy Ma Cật, Kim Quang Minh, Phạm Võng mỗi ngạy Tứ Phần Giới Bản là thường khóa. Sáu thời hành sám pháp không biếng trể, đến cuối đời càng dốc sức tiến tu. Mỗi năm đều tu Tùy Tự Ý tam muội mỗi lần 49 ngày chưa từng bỏ qua. Quan thứ sử huyện Thiên Thai là Vi Hành thỉnh sư giảng Chỉ Quán đang ngồi nghe mà đã thông hiểu tất cả khiến mọi người đều hoan hỷ. Năm Hội Xương thứ ba, sư nhập diệt, đồ chúng táng toàn thân sư nơi đạo tràng Kim Địa. Về sau môn đồ là Lương Tử mở tháp hỏa táng, thu được hơn ngàn hạt xá lợi lớn như hạt đậu, liền dựng tháp nơi đó để thờ.



Bài tán:

Vào được pháp giáo quán

Hăm hở học yếu chỉ

Chú tâm vào thực hành

Hành vốn là chẳng hành

Dưới pháp tòa giáo hóa

Thần trí tự mở mang

Đất Kim Địa vùi thân

Rực sáng ánh bảo quang



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 25 tháng 5, 1980   

Giáo mà thiếu quán dối gian

Quán mà bỏ giáo nguy nan cận kề

Truy tầm, ngộ giải hai bề

Biện thông, dụng khéo quy về một thiên

Thuần duyên hóa độ tự nhiên

Cơ cảm tương ứng không riêng ta, người.

Thiên Thai, ngưỡng mộ cao vời

Quy tâm hướng đạo, nguyện đời phát huy.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:37 PM | Message # 307
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4. 38 Thiên Thai Thập Nhất Tổ Quốc Thanh Vật Ngoại

Tôn giả Quốc Thanh Vật Ngoại họ Dương, người đất Hầu Quan, Phúc Kiến. Sư theo sư Quảng Tu học Chỉ Quán, vì người thuyết giảng, hành trì không biếng trể. Cuối đời Đại Trung, dân chúng đói kém, sư kiết già nơi tịnh thất, nhập chánh định, bảo cùng đệ tử rằng nếu sư không chết, đến mùa ngũ cốc thì đánh khánh để sư xuất đinh. Hơn một năm, vị đệ tử làm y theo lời sư dặn, quả nhiên sư xuất định. Năm thứ năm Trung Hòa, sư nhập diệt, táng bên cạnh tháp viện của Trí Giả Đại Sư.



Bài tán:

Đang trong cơn hoạn nạn

Giáo pháp phải đắm chìm

Mây tan bầy chim lạc

Chiếc bóng bên rừng sâu.



Nhập diệu vào chánh định

Bóng mất tức trần tan

Mạch sống như sợi tơ

Chờ đón ánh bình minh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 14 tháng 6, 1980   

Quốc Thanh ẩn dật cao tăng

Siêu nhiên Vật Ngoại truyền đăng tổ thầy.

Bát nhã nhập định diệu kỳ

Niết Bàn tu chứng rõ bày vô sinh.

Đến đi tự tại an bình

Dù thuận dù nghịch mặc tình, viên thông.

Tai nghe khánh động tịnh tâm

Thường theo Trí Giả làm ông cụ hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:40 PM | Message # 308
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.39 Thiên Thai Tổ XII Quốc Thanh Nguyên Tú

Tôn giả Quốc Thanh Nguyên Tú thuộc tông Thiên Thai, theo sư Quốc Thanh Vật Ngoại học Chỉ Quán đạt đến chỗ huyền ảo, giảng được nghĩa cao sâu, người theo học dù nhiều hay ít cũng không thay đổi phương cách giảng dạy. Một hôm sư thăng tòa thuyết pháp, có mười vị tăng lạ uy nghi đúng phép, từ ngoài đi vào, kính lễ và ngồi xuống phía sau nghe pháp. Sau buổi giảng, chư vị vấn an rồi bước ra ngoài. Sư bảo thị giả mời đón thì tất cả đồng bay lên hư không, vẫy tay cười, từ tạ mà đi. Thời vua Đường Hy Tông và Đường Chiêu Tông thiên hạ loạn lạc, người theo học khi đến khi đi, người muốn đắc được định tuệ cũng rất khó. Riêng hai vị Thanh Tủng và Thường Thao luôn đúng theo pháp, dần dần đạt đến chỗ thông suốt.



Bài tán:

Người biết khéo thuyết pháp

Hẳn như pháp mà thuyết

Chúng nhiều, ít, vô hình

Hư không lưỡi rộng dài.

Chư tăng lạ đến nghe

Vẫy tay chào từ biệt

Cười bay lên không trung

Nói, nghĩ đều dứt tuyệt.  



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 28 tháng 6, 1980   

Trời sai gánh việc chẳng đồng

Gặp thời loạn lạc đuốc hồng lớn thay

Thánh tăng nghe pháp cao bay

Hiểu kinh kẻ trí nhanh tay thực hành

Đạo đức cảm hóa thiện lành

Tâm tánh thanh tịnh, ngọn ngành hồi quy

Sa bà hằng nguyện cứu nguy

Từ bi ghi khắc, chẳng vì công danh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:54 PM | Message # 309
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.40 Thiên Thai Tổ XIII Quốc Thanh Thanh Tủng

Quốc Thanh Thanh Tủng tôn giả người đất Thiên Thai (Chiết giang) theo pháp sư Nguyên Tú chuyên tu Chỉ Quán, ngày đêm luôn tinh tấn, chẳng bao lâu kế vị trụ trì chùa Quốc Thanh, giáo thuyết và thực hành chẳng thiếu sót. Bấy giờ họ Tiền tạo dựng nước Ngô Việt Đất Thiên Thai bên trong vương triều. Sư thường nói với đồ chúng:Bên ngoài có vua quan giúp, không lo nạn binh đao, trọn ngày an cư, lẻ nào không lo tu đạo để báo đáp ân nước. Mỗi ngày sư thăng tòa, luận giảng không thôi, đồ chúng không dám lộ vẻ mỏi mệt.



Bài tán:



Vận nhà Đường nghiêng đổ

Quần hùng tranh bá vương

Bên trong đất an bình

Duy ân vua dựa nương.



Gắng tu được lợi ích

Dùng hóa độ quốc dân.

Cao Luận hưng thịnh chúng

Bó đuốc trong đêm dài.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 23 tháng 8, 1980   

Thủ nhãn pháp tượng Thiên Thai

Kế thừa tổ vị trong tay đao vàng.

Báo quốc gắng sức tu thân

Chuyên tâm tinh tiến tạ ân đất trời.

Sư tử rống, những ngày dài,

Đêm ngày luận pháp chẳng hoài công lao.

Thời loạn giáo pháp càng cao

Công nơi cửa Phật đồng bào nhuận ân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 10:57 PM | Message # 310
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.41 Thiên Thai Tổ XIV Loa Khê Tịnh Quang

Tôn giả họ Hồ, tự Thường Chiếu, người Vĩnh Gia. Xuất gia lúc còn nhỏ tuổi, học Chỉ Quán với sư Thanh Tủng, lãnh hội thông suốt như Hà Nam* soi sáng một vùng trời. Sư thường ở chùa Dục Vương đến chùa Quốc Thanh, khi thượng đường bảo tòa có lọng che đề hàng, chữ Văn Thù Đài, lan can che phủ người ngoài không vào đươc. Sư thấy Bồ tát Quán Âm từ trên đưa tay ra, sư mau chóng quỳ xuống tiếp đón, chợt thấy tự thân cùng thể với Quán Âm hợp làm một. Từ đó về sau lạc thuyết vô tận. Thời loạn, kinh điển lạc mật Sư cảm thấy đau lòng trước cảnh đời, nhân Ngô Việt Vương cho hỏi về tứ trụ có phải từ đời Tề thuyết ra chăng。Sư đáp rằng đó là chỗ diệu huyền của Trí Giả, những bản kinh đó hiện đang có ở nước ngoài. Việt vương liền sai sứ sang Nhật Bản cầu được kinh điển mang về, sư giữ kinh tại chùa Loa Khê, đề bảng là Định Tuệ. Vua ban hiệu là Tịnh Quang Giáo quán hưng thịnh là nhờ công sức của sư vậy.

…………………

* Tôn giả Tuệ Tư, nhị tổ Thiên Thai Tông. 慧思 ( 515-577), cũng được gọi là Nam Nhạc Tôn giả (南嶽尊者), Tư Ðại Thiền sư (思大禪師).



Bài tán:

Thể tánh đồng Quán Âm

Chiếu soi bất tận cùng

Đầu mối sắp dứt tuyệt

Lại nhờ sư phục hưng.



Tìm tro tàn bảo tạng

Lấy tin từ bể Đông*

Vĩ đại thay tôn sư

Hằng che chở tông môn.

……………….

*Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa). ◇Thi Kinh 詩經: Khởi bất hoài quy, Úy thử giản thư 豈不懷歸, 畏此簡書 (Tiểu nhã 小雅, Xuất xa 出車) Há lại không nhớ nhà mà mong về hay sao, Chỉ sợ thẻ thư (cấp báo tin có chiến tranh mà không về được thôi).



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 5 tháng 9, 1980   

Vĩnh gia đại thánh Tịnh Quang

Kế thừa, khai mở tỏa làn hương tâm

Từ bi thể tính Quán Âm

Văn Thù trí tuệ dựng làm điển chương.

Lạc thuyết vô tận biện tài  

Diệu định thệ nguyện ai người tương đương

Cầu kinh đông hải Việt vương

Công sâu nối pháp Đường tăng sánh cùng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 30 Jan 2016, 11:02 PM | Message # 311
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.42 Thiên Thai Tổ XV Bảo Vân Nghĩa Thông



Tôn giả họ Doãn, tự Duy Viễn, người nước Đại Hàn, tướng thanh tịnh khác lạ, trên đầu có nhục kế, lông mà dài đến sáu tất. Thuở nhỏ theo viện Quy Sơn xuất gia, học kinh Hoa Nghiêm, luận Đại thừa Khởi Tín. Sư sang Trung quốc đến núi Thiên Thai chiêm bái, chợt khế ngộ. Lại đến học sư Loa Khê, nghe yếu chỉ nhất tâm tam quán, tán thán rằng: cái học viên đốn, rốt ráo là con đường này!. Sư hết lòng hấp thụ giáo pháp. Quan tào sứ huyện Tứ Minh là Cổ thừa Huy cống hiến nhà ở làm nơi giảng pháp, thỉnh sư trụ trì.Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ bảy (982) đời nhà Tống, vua Tống Thái Tông ban bảng đề là Bảo Vân. Từ đó sư tận lực xiển dương giáo quán Thiên Thai có đến 20 năm. Năm Đoan Củng thứ nhất (988) sư nằm quay sang phía hữu mà nhập diệt . Môn đồ hỏa táng thu xá lợi rất nhiều, táng nơi góc Tây Bắc chùa A Dục Vương. Về sau tháp bị hư hỏng nhưng ánh sáng năm màu vẫn phát ra trên cốt.



Bài tán:

U nghi tướng thanh tịnh

Bậc kiệt xuất biển Đông

Đến Trung Hoa cầu học

Viên đốn chỗ tận cùng.



Bảo Vân khéo bồi đắp

Pháp âm vượt hư không

Ngọc xá lợi trong suốt

Cam lồ tịch diệt đồng.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 20 tháng 9, 1980   

Pháp Phật vốn cùng một tông

Giống dòng, đất nước viên dung đại đồng.

Thánh nhân Cao Ly giáng trần

Nhật Bản tiếp nối pháp đăng giáo truyền.



Đại thừa Chấn Đán trọng hưng

La Hán Tây Vực cang cường như thông

Vạn pháp một bầu hư không

Muôn dòng hòa với biển Đông một nguồn.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 02 Feb 2016, 9:11 PM | Message # 312
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.43 Thiên Thai Tổ XVI Tứ Minh Pháp Trí

Tôn giả Tứ Minh Pháp Trí họ Kim, tự Tri Lễ. Người mẹ nằm mộng thấy một vị thiền tăng dẫn một đồng tử vào nhà, để lại và bảo: Đây là La Hầu La con Đức Phật, nhân đó mang thai sinh ra sư, phong cách thuần hậu. Năm 15 tuổi thọ giới cụ túc, theo sư Bảo Vân học Thiên Thai giáo quán. Người cha nằm mộng thấy tôn giả Bảo Vân cầm một bình rót nước vào miệng sư. Từ đó giáo pháp viên đốn chỉ nghe qua là liễu đạt. Sư Bảo Vân thị tịch, sư lại mộng thấy bọc đầu Thầy mang trên vai trái mà đi. Sư tự giải thích tướng đầu biểu thị cho việc lưu truyền sở học, cũng biểu thị việc nắm đầu mối chủng trí hóa đạo xuất thế. Sư đưa ra nhiều nghi vấn từ đó thấu tỏ điểm chánh yếu của Thiên Thai tông. Niên hiệu Trung Hưng, năm Thiên Thánh thứ sáu, sư niệm Phật mà qua đời. Nhục thân để lộ nơi khám trong 14 ngày, sắc diện vẫn như còn sống. Khi hỏa táng lưỡi không cháy, xá lợi năm màu nhiều vô số.



[u]Bài tán[/u]:

Tông Thiên Thai điêu tàn

Hồi phục chưa bao lâu

Nhờ người con chân chính

Chủng trí, nắm mối đầu.



Quét sạch đường lối sai

Tiếng rống của sư tử

Chỉ một chữ cũng đủ

Khiến ngậm miệng bội phục.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 27 tháng 8, 1980   

Tứ Minh họ Kim như rồng

Như mộng ba cõi trần hồng u mê

Xuống trần, thể tánh lấp che

Thần tăng đưa tiễn như nghe dặn dò.

Tuệ thông, miệng thơm cam lồ

Rộng dài tướng lưỡi lưu truyền pháp âm

Ngũ sắc xá lợi hằng trăm

Thiên Thai từ đó dự phần trung hưng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 02 Feb 2016, 9:52 PM | Message # 313
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.44 Hoa Nghiêm Sơ Tổ Đế Tâm Đỗ Thuận

Ung Châu Nghĩa Thiện tự Đỗ Thuận hòa thượng, họ Đỗ, người Vạn Niên, Trường ạn năm 18 tuổi thọ trì pháp định, sau đó khí chất phi thường hiện rõ như xua đuổi sâu kiến, thuần thục thú dữ, trừ tà,chữa bệnh tật, khiến kẻ điếc nghe, kẻ câm nói. Sư thường vượt sông Hoàng, bấy giờ nước cuộn tràn, sư dẫn đồ chúng vượt qua, nước liền dừng chạy Khi sư và đồ chúng lên bờ thì nước sông trở lại như cũ. Những thần tích đại loại như trên. Vua Đường Thái Tông triệu sư vào cung, ban tặng hiệu là Đế Tâm. Năm Trinh Quán 14 sư thị hiện qua đời, nhục thân vẫn như lúc còn sống,thoảng hương thơm. Có một vị tăng lễ bái nơi núi Ngũ Đài gặp một lão nhân bảo cho biết ngài Văn Thù hiện đang ở tại núi Chung Nam, chính là hòa thượng Đỗ Thuận. Vị tăng vội đến thì sư đã mất từ lâu. Với kinh Hoa Nghiêm, sư tu tập pháp giới quán và hoàn nguyên quán, truyền lại cho đệ tử là Trí Nghiễm, tổ của tông Hiền Thủ.



Bài tán:

Hoa Nghiêm đại trùng dương

Mênh mông khó so lường

Chẳng là bậc đại trí

Đáy biển ai tận tường.



Mở khai pháp giới môn

Quán hoàn nguyên quỹ đạo

Đó chính thực Thầy ta

Tất nhiên là Mạn Thù.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 8, 1972   

Hiện thân Pháp Thuận, Văn Thù

Ngưng dòng nước cuộn quỷ thần kính tin.

Lạ gì đổi nguyệt, dời sao

Lật trời, chuyển đất xôn xao nói cười.



Cảm đức rồng cọp quy y

Diệt tật, trừ bệnh kiên trì đạo tâm

Thương thay cho kẻ mê lầm

Ngũ Đài bên cạnh, khấn thầm non cao!


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 06 Feb 2016, 9:12 PM | Message # 314
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.45 Hoa Nghiêm Nhị Tổ Vân Hoa Trí Nghiễm

Sư còn được gọi là Chí Tướng tôn giả.Trước khi xuống tóc, Sư làm lễ trước Ðại tạng và rút từ đó một quyển kinh ra để tu theo. Quyển kinh đó là quyển đầu bộ kinh Hoa Nghiêm, và từ đó Sư trì chí tụng đọc kinh này. Sư bắt đầu học Phật với ngài Đỗ Thuận, sau một thời gian, sư thông thạo các giáo lí Đại thừa, đắc được huyền chỉ. Lại được truyền giao pháp quán để nối tiếp việc giảng giải.Tình cờ sư gặp một vị tăng lạ bảo sư rằng nếu muốn diễn giải tông chỉ nhất thừa của kinh Hoa Nghiêm thì chính là nghĩa của sáu tướng trong mười địa. Sư tĩnh tâm suy tư, nhân đó nghiền ngẫm, đột nhiên quán sát thông suốt. Sư theo đó mà giảng kinh Hoa Nghiêm, đại chấn hưng tông phong,vang danh khắp nơi. Năm Tổng Chương thứ nhất (668) sư bảo môn nhân: Ta sắp đi về cõi tịnh. Không hơn một tháng sau, sư nói pháp rồi qua đời, trụ thế 72 năm.



Bài tán:

Đế Tâm bậc Thích tử

Là tôn sư Hiền Thủ

Áo nghĩa kinh Hoa Nghiêm

Đều tận tường hiểu rõ.



Định thần tĩnh tâm quán

Không điếc cũng không ngu

Mở toang mười pháp giới

Đập vỡ bầu thái hư.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 26 tháng 8, 1972   

Sư Chí Tướng tụng Hoa Nghiêm,

Nghĩa kinh huyền áo đưa duyên gặp thầy

Thập địa lục tướng chỉ bày

Chín hội, bảy xứ giải ngay cội nguồn.



Ven trời mây trắng vẫn trôi

Bể sâu trăng tỏ có lời nào đâu.

Ba la mật, đến rồi đi

Thoát vòng sinh tử khác chi Niết Bàn.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 06 Feb 2016, 9:15 PM | Message # 315
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.46 Hoa Nghiêm Tam Tổ Hiền Thủ Pháp Tạng

Sư họ Khang, húy là Pháp Tạng, người nước Khang Cư*, đến Trường An cư trú, theo hầu sư Trí Nghiễm, đắc được huyền pháp, thuyết giảng khi chưa xuất gia. Năm Ất Mùi Vũ hậu ra lệnh cho sư xuất gia, ban chiếu tuyên giảng tông chỉ kinh Hoa Nghiêm. Khi sư bắt đầu giảng đề kinh, miệng phát ra hào quang trắng kết thành lọng. Vũ hậu rất vui lòng, ban tặng hiệu là Hiền Thủ, xuống chiếu thỉnh sư giúp sư Nan Đà dịch kinh Hoa Nghiêm. Việc dịch kinh hoàn tất, sư nhận chiếu giảng tân kinh, đại địa chấn động khi sư dùng con sư tử vàng nơi góc điện làm thí dụ. Sư lại biên soạn Kim Sư Tử Chương. Vua Duệ Tông hiểu được thiền, thỉnh sư để thọ bồ tát giới. Sư từng giảng kinh Hoa Nghiêm đến hơn 30 lần, chú giải kinh Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm Võng, luận Đại thừa Khởi Tín, Tâm kinh Bát Nhã đều giảng sớ. Năm Tiên Thiên thứ nhất, sư thị tịch tại chùa Đại Tiến Phước, vua ban hiệu là Hồng Lư Khanh, trở thành vị tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm.

…………………….

* Nước Khang Cư 康居国 Kangju : Hán văn còn gọi là nước Túc Đặc 粟特 Sute. Đây là một vương quốc cổ ở Trung Á ( Central Asia ) tên là Sogdiana, nằm ở vùng đất giữa ba nước Tajikistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan ngày nay. Nằm ở giữa hai con sông Amu Darya và con sông Syr Darya. Với những thành phố lớn như : Samarland, Bukhara, Khujand và Kesh.



Bài tán:

Đến tất có nguyên nhân

Đốt ngón tay lập nguyện

Đi trên biển Tỳ Lô

Khắp tận cùng pháp giới.



Miệng phóng ánh hào quang

Kinh thành đất chấn động

Vĩ đại thay tôn sư

Ban khuôn phép muôn đời.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 2 tháng 9, 1972   

 

Hoa Nghiêm trải khắp tam thiên

Dạy người buông xả san tham bao trùm

Vô tận diệu lý trùng trùng

Huyền nghĩa sáng tỏ lại cùng hiền nhân.



Giảng kinh quang kết, lọng buông

Khiến dòng ngưng chảy tỏ tường công phu

Quốc sư đạo đức thiên thu

Tư tề* ngưỡng mộ dài lâu vững bền .

……………...

* Một thiên trong Đại Nhã, kinh Thi, nói về việc làm của thánh nhân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 09 Feb 2016, 2:04 AM | Message # 316
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.47 Hiền Thủ Tứ Tổ Thanh Lương Trừng Quán

Quốc sư họ Hạ Hầu, húy Trừng Quán, tự là Đại Hưu, người San m. Sư cao 9 thước 4 tấc, tay dài quá đầu gối, miệng có 40 cái răng, ban đêm mắt phát ánh sáng, ngày thì không chớp mắt, một ngày có thể ghi hàng vạn lời, một lần có thể đọc đến bảy hàng, lại có tài viết với hai chuyện một lần. Năm 11 tuổi xuất gia. Sư thường dùng mười sự để tự khích lệ, thường thỉnh vấn sư Kính Sơn về tông chỉ từ phương Tây đến. Sư thầm nhận ấn ký, trú tại Ngũ Đài Sơn viết Hoa Nghiêm kinh sớ, sau đó về làm sư trong kinh thành. Vua Đức Tông nghênh tiếp mời vào cung, ban hiệu là Thanh Lương quốc sư. Sư sống trải qua chín triều đại, làm thầy cho bảy vua. Năm Khai Thành thứ ba sư ngồi mà hóa, thọ 120 tuổi, tháp dựng nơi núi Chung Nam, gọi tên là Diệu Giác. về sau có một vị tăng đến cung vua tâu rằng sư gặp kim thần tại Thông Lĩnh lấy chiếc răng lớn của bồ tát Hoa Nghiêm về cúng dường. Vua liền truyền thánh chỉ mở tháp thì thấy tướng mạo vẫn như lúc còn sống nhưng mất hai cái răng.



Bài tán:

Báo duyên nghĩa thù thắng

Ta chẳng phải nhàn hạ

Nuôi dưỡng đức tinh túy

Mà không thể chỉ ra.



Lấy biển pháp làm tuệ

Tâm ý tận pháp giới

Làm thầy của bảy vua

Khuôn mẫu cho muôn đời.

 

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 9 tháng 9, 1980    :

Hoa Nghiêm bồ tát Thanh Lương

Diễn thuật vô lượng huyền chương diệu kỳ

Miệng nhả sen báu đó đây

Nẻo xa sớ quý viết tay tận tường



Tay dài hiện tướng đế vương

Văn Thù điện các, thỉnh răng cúng dường

Quang minh chiếu tận vị lai

Chí tâm đính lễ dưới đài pháp vương.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 09 Feb 2016, 2:09 AM | Message # 317
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.48 Hiền Thủ Ngũ Tổ Khuê Phong Tông Mật

Sư họ Hà, người Quả Châu. Năm thứ hai Nguyên Hòa đời Đường sư đến kinh đô ứng tiến sĩ, đi qua Toại Châu nghe sư Đạo Viên thuyết pháp liền xin theo xuất gia. Một hôm, nhận lời mời thọ trai, sư được nghe tụng kinh Viên Giác, chưa nghe hết thời kinh, sư cảm ngộ. Sư Đạo Viên nói: "Kinh này do Phật trao cho con. Hãy mau đi các phương tham học." Sau đó đến Kinh Nam gặp sư Tuệ Trung. Lại đến lạc Dương gặp sư Thần Chiếu, cả hai vị đều ấn chứng cho sư。Đọc được Hoa Nghiêm Sớ thì vui mừng cảm thán: Ta trước gặp kinh Viên giác tâm địa khai thông. Nay được sớ nầy thực là may mắn. Sư liền gởi thư đến sư Thanh Lương xin làm môn đồ. Quốc sư đáp thư chấp thuận, nói: "Biển tánh tỳ lô, ta cùng người du hành, ông là người ấy chăng". Vua Văn Tông ban tặng áo tía. Sư biên soạn hơn 90 quyển luận sớ trước khi qua đời. Hỏa táng được xá lợi trong như ngọc. Tháp đề hiệu là Thanh Liên. Tuyên công ban tặng hiệu là Định Tuệ.



Bài tán:

Thiền giáo mau phân tán

Hợp nhất chẳng bao nhiêu

Riêng sư khi xúc chạm

Hai đường đều rõ thông.



Với giáo thì làm tổ

Với thiền làm gương mẫu

Diệt tranh chấp, trừ mê

Như mặt trời vừa lên.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 16 tháng 9, 1972   

Tài cao thiên phú chẳng đồng

Mắt nhìn chính đạo biết rồng biết voi

Gặp Viên Giác tỉnh mộng dài

Hoa Nghiêm lại thấy, dịp may ai ngờ.



Gánh vác thánh nghiệp Thế tôn

Thừa kế hiền pháp Thanh Lương cơ đồ

Tổng trì không ngã không nhân

Rong chơi trong cõi thế trần* hư không.

…………………………

*trần sát 尘刹 : thế giới nhiều như bụi trần, còn gọi là quốc độ.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 09 Feb 2016, 2:11 AM | Message # 318
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.49 Từ Ân Đường Tam Tạng Huyền Trang

Pháp sư họ Trần, người Câu Thi, Lạc Dương, xuất gia từ nhỏ. Năm Trinh Quán thứ ba (629), sư đến cung đình dâng biểu in sang Tây Vực thỉnh kinh, vua không chấp thuận, sư liền lén vượt qua cửa Ngọc Quan, chu du 130 nước thuộc Tây Vực, số kinh luận bản tiếng Phạn thỉnh được mang về là 657 bộ, đến năm Trinh Quán thứ 19 mới về. Phòng Huyền Linh đọc biểu nghinh đón tại cung đình. Vua ban chiếu phiên dịch, viết tựa thánh giáo, xây tháp lớn để giữ các bộ kinh nầy. Năm Lân Đức Giáp Tý (664), lúc sắp thị tịch, sư bảo đồ chúng đồng xướng danh hiệu Như Lai Từ Thị, rồi qua đời. Có bốn đạo cầu vồng trắng từ hướng Bắc kéo xuống hướng Nam, ngang qua sao Tỉnh. Có một vị tăng cúng dường hương chiên đàn để xoa trên thân thể sư. Khi mở khám, nhan sắc như lúc còn sống. Khi vị tăng xoa hương xong thì đột nhiên không thấy vị tăng nữa. Sư là tổ thứ nhất tông Từ Ân.



Bài tán:

Thiếu thời từng thuyết giảng

Nghe được diệu âm thanh

Vượt quan ải cầu pháp 

Thọ mệnh giữ vững thành.



Hơn năm trăm bộ kinh

Cùng tuyệt chỗ cao sâu

Đại giáo pháp hoàn bị

Pháp tướng tông khởi đầu.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 23 tháng 9, 1972     

Cổ kim chỉ có một người

Quên thân vì pháp cận kề hiểm nguy

Tâm thành cảm động chư thiên

Nguyện ngày trở lại xuân riêng một trời.

Như kim cương chí chẳng vơi

Muôn nghìn ma chướng không rời đạo tâm

Sáu lần điềm nở đào hồng

Dâng hoa ngưỡng vọng Từ Ân trở về.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 09 Feb 2016, 2:18 AM | Message # 319
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.50 Từ Ân Đường Tam Xa Khuy Cơ

Pháp sư họ Uất Trì, người Đại Quận, là cháu của Ngạc Quốc Công Kính Đức, con của Kim Ngô, tướng quân Kính Tông, theo sư Huyền Trang vào đạo, tham dịch nghĩa kinh, lãnh thọ tông chỉ Du Già Sư Địa Duy Thức, soạn thuật đến trăm bộ sớ sao, có hiệu là Bách Bộ Luận Sư ttính hào phóng, mỗi khi ra ngoài mang theo đầy đủ y phục, thực phẩm, kinh thư nên có hiệu là Tam Xa pháp sư. Lúc sư Đạo Tuyên khởi đầu việc hoằng hóa Luật tạng, được thiên thần cảm ứng nên cúng dường thức ăn. Một hôm, vào buổi trưa sư đến thăm sư Đạo Tuyên đã quá giờ Ngọ mà thiên thần không đến. Lúc sư đi rồi thì thiên thần mới hiện xuống, nói rằng nhìn Bồ tát Đại thừa có hộ vệ canh phòng nghiêm trang nên không dám tự ý vào. Những năm cuối đời sư nguyện sinh về [Đâu suất] nội viện. Năm Vĩnh Thuần thứ nhất (682) sư nhập diệt. Pháp Tướng Tông do sư Huyền Trang bẩm thừa từ sư Giới Hiền khởi xướng, lại được sư giúp sức nên đạo pháp hiển bày. Sư là vị tổ thứ ba tông Từ Ân.



Bài tán:

Một tòa nhà duy thức

Nghĩa tối thắng vi diệu

Huyền Trang đạt bí quyết

Không sư ai người biết.



Biên soạn sớ thuật sao

Pháp hiển dương rực rỡ

Như đuốc sáng đêm đen

Trăm đời cùng gặp gỡ.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 30 tháng 9, 1980   

Trước mê sau ngộ cũng ba xe

Pháp luân, một chữ cũng là dư.

Khổ hạnh, định thiền, xưa tu tập

Nay góp công lao dịch đại thừa.



Trăm bộ luận kinh tham bí yếu

Sớ sao vạn quyển hóa sa bà

Tiếc bởi người trời chưa cung dưỡng

Giấc mộng đêm hương một tiếng gào.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 09 Feb 2016, 2:43 AM | Message # 320
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.51 Du Già Đường Tam Tạng Bất Không

Sư người Tây Vực, từ thuở nhỏ đã theo chú đi khắp Trung Hoa, theo sư Kim Cang Trí, được truyền ý nghĩa Du Già, trao cho Thanh Minh Luận và ngũ bộ cùng với tô tất địa nghi quỹ. Sư đi về Thiên Trúc, đến nước Sư Tử, gặp được sư Long Trí trao cho đàn pháp, truyền hơn 500 bộ kinh luận. Sư từ nước Sư Tử quay về Trung Hoa, đến Quảng Châu, đến thăm vị sứ là Lưu Cự Tế lập đàn pháp quán đảnh, cảm ứng được Ngài Văn Thù hiện thân. Năm Thiên Bảo nguyên niên, sư dùng chú thuật đánh lui giặc từ phương tây. Trên lầu cao thấy hình dáng thiên vương, sư vẽ lại đưa lên vua, triều đình tôn là Quán Đính Quốc Sư。Kinh điển sư dịch gồm có 120 quyển, 77 bộ. Năm Đại Lịch thứ 9 sư có bệnh, vua ban tước vị nhưng sư không nhận. Sư thị tịch khi trong tam muội đại ấn thân, được ban tặng thụy hiệu là Đại Biện Chánh Quảng Trí Tam Tạng. Khi hỏa táng thu được hơn trăm hạt xá lợi.



Bài tán:

Trú nơi quán đỉnh

Mang ấn tỳ lô

Tâm diệu cảm thọ

Ứng đối tùy cơ.



Văn Thù hiện thân

Thiên vương nghe lệnh

Pháp thuật huyền bí

Thánh bất tư nghì.

 

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 7 tháng 10, 1972   

Bất Không Tam Tạng ứng không

Mi dài, mày rậm chân tông rõ ràng

Tô tất đế, diệu linh văn

Pháp vương, trên quán đỉnh đàn hiện thân.

Nước Sư Tử, sư dạo chân

Thành Ngũ Dương* độ mê tân cho người

Tây Vực, Chấn Đán, đức dư

Hướng tâm chiêm bái đại từ thế tôn.

……………………..

* Quảng Châu


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 10 Feb 2016, 2:28 AM | Message # 321
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.52 Du Già Đường Đại Tuệ Nhất Hạnh

Sư họ Trương người đất Cự Lộc, xuất gia từ nhỏ theo sư Kim Cang Trí kết tập tì lô giá na kinh sớ, đăng đàn quan đỉnh, thụ Du già ngũ bộ pháp. Năm Khai Nguyên thứ nhất (713) sư phụng chiếu vào cung, tấu đối xứng hợp tông chỉ và ý vua. vua việc nước đưa ra những nghi vấn, nói: "xe loan vạn lý hành, xã tắc trọn an lành". Nói xong dâng vua một chiếc hộp vàng, dặn rằng đến Vạn Lý thì mới mở. Sau vua đi đến Thành Đô, đến cầu Vạn Lý mở hộp ra, thấy ghi: "Nên quay về". Vua hiểu ý nên ít lâu sau quay về, được hoàn toàn yên ổn.Vua Chiêu Tông từng phong sư hiệu là Cát Vương. Sư soạn lịch Đại Diễn gồm 51 quyển. Thời Hán, lúc Lạc Hạ Hoành tạo lịch có nói trước rằng: 800 năm sai một ngày, lúc đó sẽ có bậc thánh định lại. Khi lịch Đại Diễn ra đời, nghiệm thấy lời Lạc Hạ Hoành rất đúng. Sư chế tạo Thủy Hồn Thiên Nghi. Năm Khai Nguyên thứ 15 (727) từ biệt quay về Tung sơn, thay áo ngồi mà qua đời. Vua ban tặng hiệu là Đại Tuệ.



Bài tán:

Năm bộ giáo pháp

Sư được ấn chứng

Âm dương sấm vĩ*

Người đời xưng thánh.



Tung sơn khế hợp

Sao học pháp khác

Dùng trí như châu

Tròn sáng dị thường.

...............................

*Tên gọi tắt của vĩ thư 緯書. Tức là sách mượn nghĩa kinh để luận về phù phép điềm ứng, gồm có thất vĩ 七緯 bảy bộ: Dịch vĩ 易緯, Thư vĩ 書緯, Thi vĩ 詩緯, Lễ vĩ 禮緯, Nhạc vĩ 樂緯, Xuân thu vĩ 春秋緯, Hiếu Kinh vĩ 孝經緯. Tương truyền là chi lưu của kinh, cũng do tay đức Khổng Tử 孔子 làm cả. Người sau thấy trong sách có nhiều câu nói về âm dương ngũ hành nên mới gọi sự chiêm nghiệm xấu tốt là đồ vĩ 圖緯 hay sấm vĩ 讖緯. (Trích Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn).



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 15 tháng 10, 1972   

Theo Kim Cương Trí thượng sư

Tĩnh tâm tu niệm pháp đàn Mật tông

Dự ngôn Vạn Lí rõ thông

Bán hạ* nhất hạnh trụ trong định thần.

Thay áo thị tịch quy chân

Khoanh tay thoắt đến liên trì như chơi.

Dùng phương tiện dạy muôn người

Trần lao, Phật sự, đạo đời chuyển xoay.

...............................

* chỉ cho nửa mùa hạ.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 10 Feb 2016, 2:31 AM | Message # 322
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.53 Luật Tổ Đường Chung Nam Đạo Tuyên

Sư là con của quan Lại Bộ Thượng Thư Tiền Thân ở Kinh Triệu. Người mẹ mộng thấy một vị Phạm tăng nói: Thai nhi tiền thân vốn là luật sư Hựu đời Lương. Lớn lên xuất gia, lấy luật làm pháp tu trì, sống tại núi Chung Nam, tu bát nhã tam muội, khiến long thần cảm ứng, thay đổi hình dáng đến nghe pháp, người trời cúng dường thực phẩm khi sư hành đạo. Một hôm, khi sư bước lên bậc thềm sắp bị té ngả thì chợt có một thiếu niên mặc áo đội mủ giáp đỡ lấy sư để khỏi bị ngả. Sư hỏi thiếu niên là ai, đáp rằng là Trương Quỳnh, con của thiên vương Bát Xoa. Vì thấy sư là bậc có giới đức nên đến chầu. Sau đó thường giáng hạ, lại trao cho sư răng Phật. Mùa xuân năm Càn Phong thứ hai (667) có thiên thần đến báo rằng báo duyên của sư sắp hết, sẽ sinh nơi nội viện Đâu Suất. Đến tháng 10 đồ chúng nghe thấy nhạc và hoa trời rơi xuống thỉnh sư về chầu đức Di Lạc. Sau đó chẳng bao lâu sư qua đời. Sư biên soạn Sớ Sao Truyện Tập gồm 81 quyển lưu hành, trở thành một vị tổ luật tông.



Bài tán:

Đệ tử trì giới Phật

Y theo giới mà trụ

Tuệ lớn đã phát khởi

Vượt qua bờ đến nơi.



Sư hoằng hóa Tứ Phần

Ánh sáng giới xa gần

Trăm đời đều dựa nương

Một pháp môn cột rường.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 21 tháng 10, 1972   

Hộ trì Tỳ Ni nghiêm minh

Người trời thực phẩm dâng lên mỗi ngày

Long vương nghe pháp theo hầu

Địa thần nghe báo vội chầu người tu.

Đáo bỉ ngạn, giới luật nghiêm

Nhẫn nhục thiền định qua miền Tu Di

Bát nhã tam muội chuyên trì

Là bậc mô phạm uy nghi thánh hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 10 Feb 2016, 2:33 AM | Message # 323
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.54 Luật Tông Tống Linh Chi Nguyên Chiếu

Sư họ Đường, người đất Dư Hàng*, tự là Trạm Nhiên. Năm 18 tuổi do thông hiểu kinh nên được độ.Trước tiên theo học giới luật, đôi khi tự giận mình không gặp được Thầy để thừa kế. Lúc ấy Xứ Khiêm pháp sư là người thâm hiểu giáo nghĩa Thiên Thai tông. Sư tìm đến gặp, tự nhủ: "đúng là thầy của ta rồi", liền muốn bỏ môn đang học để theo pháp sư. Sư Xứ Khiêm nói: "Nay luật giáo suy tàn. Ông sẽ là hàng tông tượng. Nay hãy làm sáng tỏ kinh Pháp Hoa để từ đó mà hoằng hóa Tứ Phần. Đạo của Ta chẳng là ở tại đó ư?." Sau sư bốn lần làm chủ giảng trong vùng, ngày đêm tu hành, không dừng niệm Phật. Mỗi khi sư lễ sám cầu nguyện thì đều có cảm ứng. Sư soạn kinh Quán Vô Lượng Thọ, Tiểu Di Đà kinh nghĩa sớ. Một hôm sư bảo đệ tử đọc tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Khi tụng xong, sư ngồi kiết già mà qua đời. Ngày ấy ngư dân vùng Tây Hà đều nghe tiếng nhạc trời giữa hư không. Tháp dựng tại Linh Chi, thụy hiệu là Đại Trí.

…………………………

* Hàng Châu



Bài tán:

Thông suốt tam học

Lấy giới làm nền

Trong như băng sương

Giữ lòng chí thành



Nam Sơn cao ngất*

Nhờ sư hiển dương

Đủ duyên cõi tịnh

Nhạc trời vọng vang.

......................................

*Thi Kinh 詩經: Tiết bỉ Nam San, (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia. Ở đây cũng ngầm ví Luật Nam Sơn.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 28 tháng 10, 1972   

Nam San thừa kế triển khai

Chí nguyện sâu rộng đêm ngày tinh thâm

Uy nghi đi đứng ngồi nằm

Thấy nghe nói động thuận trong lễ hình.



Tứ Niệm Xứ, kim khẩu thừa

Trú thành tam học ngăn ngừa, nhủ khuyên

Cơ cầu cảm ứng tự nhiên

Nhạc trời cõi tịnh đủ duyên đón về.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 10 Feb 2016, 2:39 AM | Message # 324
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.55 Minh Giới Đài Tri Huyễn Luật Sư



Sư họ Tưởng, người đất Giang Phố (Giang Tô), người đời gọi là thiền sư Phi Bát. Năm 30 tuổi xuất gia tại chùa Linh Cốc ở Kim Lăng, sau khi thọ giới cụ túc thì tha phương cầu đạo, tự nguyện rằng: "Nếu không đến được Tào Khê, tấc lòng chẳng dám trở về cố hương".Sư tham thoại đầu "vô tự", rõ được tâm địa. Niên hiệu Chánh Thống (1436-1449) sư du hóa phương Bắc, triều đình xuống chiếu ban tặng sư y màu tía, và kiến lập giới đàn, thỉnh sư khai pháp, mỗi năm đều lấy tháng 4 làm lễ truyền giới. Vì trên trán sư có phần nhô lên nên vua cho là lạ, gọi sư là tổ sư đầu phượng. Sư liền đáp: Chỉ là đầu ngỗng mà thôi, đâu dám sánh với phượng. Vua càng khen đức khiêm tốn của sư, ban tặng hiệu là Vạn Thọ.



Bài tán:

Nói dễ, làm khó

Giới là gốc đạo

Tiếp sức Nam San

Gót chân điềm đạm.

Con chó tánh Không

Miệng chẳng liên can

Trán có ngọc tròn

Thần sắc hướng thượng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 11 tháng 10, 1972   

Tào Khê đến được mới hồi

Nguyện lực dũng cảm thấu trời như nhiên

Tổ sư đầu phượng, vua khen

Công thần đỉnh Thứu người hiền chắp tay.



Long thần kính, giới tinh cần

Tu thiền định nghiệp hổ dừng, beo lui.

Chân tâm cầu pháp không thôi

Như non cao vút, vạn đời danh sư.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 10 Feb 2016, 2:41 AM | Message # 325
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.56 Minh Tuệ Vân Cổ Tâm Như Hinh

Sư họ Dương, người Lật Dương, Giang Ninh. Khi sư sinh ra có hương lạ lan đến nhiều căn nhà trong thôn xóm. Trên mặt sư có 36 nốt ruồi son, theo chùa Nhiếp San xuất gia. Xưa có nguyện hướng về Thanh Lương nhất bộ nhất bái. Sư cảm thấy như có Bồ tát Văn Thù xoa đầu bảo: Ta trao giới cho con đây。Sư nghe qua liền đốn ngộ ngũ thiên tam tụ tâm địa pháp môn, chuyên trì Phạn luật, tâm trong sáng như băng sương. Sư kiến tạo am Cổ Lâm, trung hưng giới pháp. Vua Thần Tông ban áo tía, hạ lệnh đến Ngũ Đài sơn khai hoàng giới, mây lành hiện trên không trung. Vua ban tặng hiệu là Tuệ Vân luật sư. Đệ tử đắc pháp có 12 người, đều hết lòng phát huy Luật môn.



Bài tán:

Văn Thù đưa tay ra

Giới luật Phật viên thành

Hạnh Ưu Ba Bà Sa*

Từ chủng loại hiện hình.



Cõi trời người vui mừng

Thần cơ hóa huyền diệu

Giới luật vẫn chiếu soi

Vạn cổ đạo sáng ngời.

.......................

*Upavasa: dịch là cận trụ, gần thánh đạo



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 18 tháng 10, 1972   

Son hồng điểm tướng trời sinh

Mặt ba mươi sáu minh tinh một màu

Thanh Lương xưa nguyện khấu đầu

Mà nay khổ hạnh thấy đâu não phiền

Văn Thù xoa đỉnh, giới truyền

Phổ Hiền ấn chứng xa miền trần duyên

Tuệ Vân rộng khắp tam thiên

Mười hai giới luật đại viên đắc thành.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:12 PM | Message # 326
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.57 Minh Cổ San Trừng Phương Tính Thanh

Sư hiệu là Viễn Thanh, người đất Tân An, tỉnh An Huy, dáng điệu thanh tú, thoát tục. Sư học kinh Hoa Nghiêm, sau đó chu du khắp nơi, đến đất Việt. Bấy giờ sư Tuệ Vân đang truyền giới tại chùa Linh Ẩn, mộng thấy có người đến nói: "Sáng mai có hóa thân của Bồ Tát Văn Thù đến xin thọ giới, hãy tùy phương tiện mà trao giới". Ngày hôm sau, quả nhiên sư đến xin thọ giới. Lúc đăng đàn thọ giới sư bị nhiễm bệnh không chịu nổi gió. Sư Tuệ Vân liền dẫn đồ chúng đến trao giới cho sư. Sau khi thọ giới sư trú ngụ tại Ngũ Đài sơn, nghiên cứu về Luật tạng, lại dâng biểu xin vua lập giới đàn. Sư nối dòng pháp của sư Tuệ Vân, sau trú nơi Cổ Sơn, tuổi thọ, tăng tịch đều không khảo cứu được. Tháp dựng tại Thanh Lương.



Bài tán:

Đại sĩ xin thọ giới

Sắc thái dường lắm lời

Thọ hoặc là chẳng thọ

Há có đầy hoặc vơi?.



Vận chuyển pháp bi, trí

Như trăng tùy đó đây

Tỏa ngời đất Mân*, Tấn**

Nam Bắc sang Đông Tây.

...............................

*Tỉnh Phúc Kiến 福建 gọi là tỉnh Mân.

**Tên gọi tắt của tỉnh Sơn Tây 山西.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 26 tháng 11, 1972   

Vô duyên từ, độ chúng sinh

Sa di Diệu Cát hiện hình trong mơ

Tánh như thị, quán thời cơ

Vì người thuyết giảng tối, sơ, kinh, quyền.

Nghiêm trì giới luật uy nghiêm

Nơi thân khẩu ý, tâm viên so lường

Ngũ Đài cảnh giới hoa hương

Chư Phật tán thán, pháp vương mỉm cười.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:16 PM | Message # 327
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.58 Minh Bảo Hoa Tam Muội Tịch Quang

Sư họ Tiền,gia đình sư nhiều đời cư ngụ tại Qua Chữ. Người mẹ cảm ứng giấc mộng lạ mà sinh ra sư. Năm 21 tuổi đến am A Di Đà lễ bái xuất gia, theo sư Hồng Ân tại Tuyết Lãng, học giáo pháp của tông Hiền Thủ, tự đi khắp nơi tham học với chư tôn túc, thọ giới cụ túc với sư Tuệ Vân vừa nhìn thấy sư thì sinh lòng quí trọng, dặn dò cặn kẻ hoành dương Luật tạng, sau đó nhường tòa chủ tịch. Sư đi vào Hành sơn kết am tranh。Sau đến núi Bảo Hoa khai đại pháp hội, mở đàn lớn giảng pháp trong mười vùng。Sư thọ 66 tuổi。Sư không có bệnh mà qua đời。Nhiều chuyện linh ứng về đời hành đạo của sư được người đời ghi chép lại. Sư biên soạn bốn quyển Phạm Võng kinh trực giải.

Bài tán:

Phái Thiên Hoa chế luật

Cha soạn thì con thuật

Trước xướng tam đàn giới (1)

Sau hợp hòa nhị trì (2)

Tiếp nối luật Nam Sơn

Đối trị bệnh chúng sinh

Khấu đầu lạy tôn sư

Lưới pháp vớt thế nhân.

……………………………

(1) (三壇): tức Tam Đàn Đại Giới (三壇大戒), là nghi thức thọ giới đặc biệt, phân thành 3 giai đoạn là Sơ Đàn Chánh Thọ (初壇正授), Nhị Đàn Chánh Thọ (二壇正授) và Tam Đàn Chánh Thọ (三壇正授). Đàn đầu tiên thọ giới Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌), Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼); đàn thứ hai thọ giới Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘) và Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼); đàn thứ ba thọ giới Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩). Như trong Truyền Giới Chánh Phạm (傳戒正範, CBETA No. 1128) có câu: “Tam Đàn quỹ tắc, cự tế hữu điều, thất chúng khoa nghi, tinh tường bất vặn (三壇軌則、巨細有條、七眾科儀、精詳不紊, Ba Đàn nguyên tắc, lớn nhỏ có điều, Bảy Chúng khoa nghi, rõ ràng không rối).” (Trích Phật học Tinh Tuyển)

(2) (二持) Cũng gọi Chỉ tác nhị trì, Chỉ tác. Tức Chỉ trì và Tác trì, 2 khía cạnh của giới luật. 1. Chỉ trì: Chỉ là ngăn chặn, tức là ngăn chặn thân và miệng không làm và nói các điều xấu ác. Nương vào Chỉ để giữ gìn giới thể, gọi là Chỉ trì. Chỉ trì giới dạy người chớ làm các việc ác, tức chỉ cho các điều mục của 2 bộ giới tỉ khưu và tỉ khưu ni trong Quảng luật, hoặc chỉ cho 250 giới của tỉ khưu và 348 giới của tỉ khưu ni trong luật Tứ phần. 2. Tác trì: Tác là tạo tác, tức là khích lệ thân, khẩu, ý tạo tác các nghiệp thiện. Nương vào Tác để giữ gìn giới thể, gọi là Tác trì. Tác trì giới dạy người vâng làm các việc thiện, tức chỉ cho phần Kiền độ được liệt kê sau Bản luật, hoặc chỉ cho 20 Kiền độ thụ giới, thuyết giới... trong luật Tứ phần. [X. điều Trì phạm phương quĩ trong Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.trung, phần 4; Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ tự; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.trung, phần 4; Tứ phần luật sớ Q.1, 2]. (xt. Chỉ Ác Tu Thiện). (Trích Tự điển Phật Quang).

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 2 tháng 12, 1972

Luật đường trong núi Bảo Hoa

Hương thơm giới tử thoảng xa trăm ngàn.

Sông về với biển đầu nguồn

Chiếu soi thể tính giữa muôn pháp trần

Bậc hiền Tam Muội Tịch Quang

Nhất tâm bất loạn khai hoang trí người

Giới hạnh chu biến khắp nơi

Biển Bồ Đề vẫn sáng ngời kim cương.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:16 PM
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:19 PM | Message # 328
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.59 Bảo Hoa Kiến Nguyệt Độc Thể đời Minh

Sư họ Hứa, người Bạch Lộc, tỉnh Điền Nam, cha là Dận Xương, mẹ họ Ngô cảm ứng giấc mộng lạ sinh ra sư. Lớn lên tính tình cần mẫn, lại thông hiểu về hội họa, chuyên họa tượng Quán Âm Đại Sĩ tranh nhau mua làm bảo vật. Cha mẹ mất sớm. Năm 27 tuổi đi theo Đạo giáo qua ba năm. Sau gặp một lão tăng học kinh Hoa Nghiêm, xem qua thi giải ngộ, đến núi Bảo Hồng, lễ hòa thượng Lượng Như cầu xuất gia. Trước đó một ngày sư Lượng Như mộng thấy một vị tăng mặc ca sa dẫn chúng đến xin thế độ, nên khi thấy sư đến giống như trong mộng nên nhận cho xuống tóc. Sau sư đến Kim Lăng nhất tâm theo Tam Muội Tịch Quang Luật sư, xiển dương Luật tông. Sư biên soạn Tì Ni Chỉ Tác Nhị Trì, được nhập vào kinh tạng. 



Bài tán:

Bỏ Đạo tin Thích Ca

Trong mộng mặc ca sa

Tam học thế cân xứng (1)

Phật đạo nay truyền xa.



Thường nghiêm tịnh tì ni

Khai Nhị Trì Chỉ Tác (2)

Khuôn thước cho ba cõi

Biển khổ một con thuyền.

.........................

(1) Theo thế chân vạc (ba mặt đối ngang nhau). ◇Tam quốc chí 三國志: Tam gia đỉnh lập 三家鼎立 (Lục Khải truyện 陸凱傳) Ba nhà đứng thành thế chân vạc.

(2) (二持) Cũng gọi Chỉ tác nhị trì, Chỉ tác. Tức Chỉ trì và Tác trì, 2 khía cạnh của giới luật. 1. Chỉ trì: Chỉ là ngăn chặn, tức là ngăn chặn thân và miệng không làm và nói các điều xấu ác. Nương vào Chỉ để giữ gìn giới thể, gọi là Chỉ trì. Chỉ trì giới dạy người chớ làm các việc ác, tức chỉ cho các điều mục của 2 bộ giới tỉ khưu và tỉ khưu ni trong Quảng luật, hoặc chỉ cho 250 giới của tỉ khưu và 348 giới của tỉ khưu ni trong luật Tứ phần. 2. Tác trì: Tác là tạo tác, tức là khích lệ thân, khẩu, ý tạo tác các nghiệp thiện. Nương vào Tác để giữ gìn giới thể, gọi là Tác trì. Tác trì giới dạy người vâng làm các việc thiện, tức chỉ cho phần Kiền độ được liệt kê sau Bản luật, hoặc chỉ cho 20 Kiền độ thụ giới, thuyết giới... trong luật Tứ phần. [X. điều Trì phạm phương quĩ trong Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.trung, phần 4; Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ tự; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.trung, phần 4; Tứ phần luật sớ Q.1, 2]. (xt. Chỉ Ác Tu Thiện).(Trích Tự điển Phật Quang).



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 6 tháng 1, 1973   

Nhị trì khai triển Luật tông

Chư Phật tán thán ngữ ngôn chân truyền

Lời lời giấc mộng cổ kim

Ba lần ẩn dật dò tìm linh đơn

Quang minh bảo giới ấn tâm

Thanh tịnh diệu hạnh nối dòng thánh nhân

Pháp nhãn trợ giúp mạt thời

Chúng sinh khắp chốn đời đời ngưỡng trông.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:23 PM | Message # 329
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.60 Bảo Hoa Định Am Đức Cơ đời Minh



Sư họ Lâm, người đất Vụ Cơ. Thuở còn nhỏ đã không ăn thịt cá và các món tanh hôi. Sau khi cha mẹ qua đời sư liền đến chùa Bảo Lâm ở Tô Châu xuống tóc xuất gia, thọ giới cụ túc với luật sư Kiến Nguyệt, kế thừa pháp, khắc khổ tu trì, quên cả ăn ngủ, bắt đầu đắc được chỗ sâu kín của giới luật, khai thông tam học. Sư dẫn dạy chúng nơi Bảo Hoa, cùng chúng cam khổ, tự thân chịu lao nhọc trước người khác. Sư thường lễ bái tháp kéo dài suốt bảy ngày đêm, đột nhiên trên đỉnh tháp phóng ra ánh sáng. Khi sắp qua đời sư lấy giấy bút viết trước bảy ngày sau sẽ đi. Đến lúc đó sư tắm gội, thay áo, không bệnh mà mất.



Bài tán:

Nguồn mạch của chư Phật

Lấy giới luật làm thầy

Than thở vận chưa đến

Chánh pháp ai làm đây?.



Mong cầu luôn dựa nương

Cứu giúp thời đại này

Ánh hồng trên không chứng

Tin nhận và phụng trì.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 13 tháng 1, 1973   

Rau dưa thuở tóc trái đào

Xuất gia cạo tóc khi vào Bảo Lâm

Thọ cụ túc, luật hưng long

Trì tâm lễ tháp sáng hồng đỉnh cao.

Bảy ngày đêm chẳng lãng xao

Chín phẩm sen báu ngôi cao sẵn dành

Chân tu lòng chẳng hãi kinh

Cứu người treo ngược an bình khổ đau.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:26 PM | Message # 330
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4. 61 Liên Xã Sơ Tổ Tấn Lư San Tuệ Viễn

Sư họ Giả, người Nhạn Môn (Sơn Tây), thuở nhỏ hiếu học, thông suốt sáu kinh và học thuyết Lão Trạng Khi nghe sư Đạo An giảng kinh liền than: "Chín dòng Nho giáo chỉ là trấu lép mà thôi", liền xuất gia. Sư Đạo An nói với đồ chúng: "Người khiến Đạo lưu truyền nơi Đông độ chính là sư Tuệ Viễn". Sư du phương đến Lư Sơn, thích phong cảnh ở đó nên lập tinh xá. Một đêm nọ, trời đổ mưa lớn, sáng hôm sau thấy bìa rừng mở rộng, các loại cây Tiện, cây Nam, cây Tử mọc trên mặt đất, cát trắng phủ đầy. Quan thứ sử vì sư mà lập chùa, lấy tên là Đông Lâm, lập thành liên xã, tu niệm Phật tam muôi, cả ngàn người đến học, đạo pháp hưng thịnh. Sư ba lần thấy tướng Phật trong 11 năm. Sau đó, từ trong định, sư thấy Phật A Di Đà, hai vị đại sĩ và cảnh tượng đẹp đẽ. Đúc Phật nói: "Sau 7 ngày con sẽ sinh về thế giới của Ta". Năm Nghĩa Hy thứ 13, sư đoan tọa thấy Phật đến nghinh đón mà qua đời.



Bài tán:

Phóng quang bát nhã

Mở rộng cửa đạo

Sóng bạc ngất trời

Thuyền từ hóa độ.



Nhân, pháp đều quên

Di Đà vô số

Lấy độc trị độc

Trường An đại lộ. 



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 4 tháng 11, 1973   

Tâm Tịnh Độ, chí bốn phương

Niệm hồng danh Phật, đạo trường huân tu

Di Đà, vạn pháp nhiếp thâu

Hoa nở chín phẩm ứng hầu Tây phương

Viễn công thấy Phật ba lần

Chúng ta xưng tụng từ vương hai thời

Công quả viên, Cực Lạc về

Tiêu diêu tự tại gần kề thiên chân.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 10:32 PM | Message # 331
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.62 Liên xã nhị tổ Đường Quang Minh Thiện Đạo

Không ai rõ hòa thượng từ đâu đến, người đời gọi hòa thượng là hóa thân của Phật A Di Đà. Năm Trinh Quán sư đến Tây Hà gặp sư Đạo Xước tại Tịnh Độ cửu phẩm đạo tràng. Sư vui mừng nói: "Đây là người hội nhập chỗ tinh yếu của chư Phật. Tu hạnh nghiệp khác thì khó thành tựu, chỉ có pháp môn này mau vượt thoát sinh tử." Từ đó sư chuyên cần khổ tu, ngày đêm lễ tụng, quỳ gối niệm Phật, chưa kiệt sức thì chưa nghỉ ngơi.Lại khuyên người niệm danh hiệu Phật liên tục. Nếu hành giả có thể niệm tương tục thì thọ mạng sẽ theo như vậy. Mười người niệm thì mười người vãng sinh. Trăm người niệm thì trăm người vãng sinh. Khi sư niệm một tiếng tức thì có ánh sáng từ miệng phát ra. Mười tiếng hay trăm tiếng đều như vậy. Bỗng một ngày kia, sư leo lên cây liễu, hướng về phương Tây, nguyện: "Nguyện sinh An Dưỡng quốc", rồi buông thân mà hóa. Vua Cao Tông biết là thần dị nên ban tặng bảng hiệu chùa là Quang Minh.



Bài tán:

Tinh tiến tự lợi

Ngày đêm không dừng

Lợi tha cũng vậy

Cần biết dựa nương.



Soạn văn thuyết kệ

Cần mẫn từ bi

Niệm Phật phóng quang

Khắp nơi diệu minh. 



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 10 tháng 11, 1973   

Người không đến tự phương nào

Họ tên càng chẳng có vào nơi đâu

Trung hưng Phật đạo, anh hào

Thế gian lãnh tụ, danh cao vang lừng

Thượng phẩm cõi tịnh an thân

Sa bà khai mở chúng tăng tôn sùng

A Di Đà, ai biết cùng

Ngắm càng sâu thẳm, ngưỡng trông cao vời


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 11 Feb 2016, 11:04 PM | Message # 332
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.63 Liên xã tam tổ Đường Bàn Chu Thừa Viễn

Sư húy là Thừa Viễn, không rõ từ đâu đến. Trước đó sư theo sư Chân Công ở Ngọc Tuyền, vâng lời đến ngụ ở Hành Sơn thiết lập giáo đạo. Người theo học lên đến hằng vạn, sư cư ngụ trong hang, thân gầy, mặt bẩn, tự vác củi, thường dạy người, lập ra trung đạo ứng hợp với pháp môn niệm Phật. Sư khắc các khẩu hiệu vào đá trên đường đi, lại chăm chú dạy môn đồ,

người đời vì sư lập chùa, vua ban biển là chùa Di Đà. Trước đó có vị sa môn tên là Pháp Chiếu trong định về đến cõi An Dưỡng thấy một vị sư khoác y cũ hầu bên cạnh Đức Phật. Phật dạy: "Đây là Thừa Viễn ở Hành sơn." Sư Pháp Chiếu xuất định, theo đó mà tìm rồi theo sư tu học, truyền đạo đến muôn người. Từ đó, vua Đại Tông phong sư Pháp Chiếu làm quốc sư vì là người có đức. Vua cũng hướng về phương Nam lễ bái, ban hiệu là Bát Chu đạo tràng. Năm Trinh Nguyên thứ 18, sư thị tịch.



Bài tán:

Hành sơn lập quyền giáo

Trung Đạo vô nhất vật

Bể khổ đến thế sao

Chuyên tâm niệm danh Phật.



Thân cư trú sa bà

Trước ở bên cạnh Phật

Thiên tử muốn chiến chinh

Hóa độ mà chẳng được.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 15 tháng 11, 1973   

Tịnh độ tam tổ Bát Chu

Dạy người niệm Phật trì tu chuyên cần

An Dưỡng, Di Đà, được gần

Sa bà vẩn đục nhiều lần độ tha

Trời Nam vua lạy dưới tòa

Tây phương từ phụ Di Đà tiếp nghinh

An tọa tự tại thoát hình

Rồng bay, sừng cọp* đại thừa ma ha.

……………………………………………...

*sừng cọp: Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) đề xướng Thiền Tịnh Song Tu, nói: "Có thiền có tịnh cũng như cọp mang sừng hiện đời là thầy người, vị lai làm Phật tổ."


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Feb 2016, 9:38 PM | Message # 333
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.64 Liên Xã Tứ Tổ Vân Phong Pháp Chiếu Quốc Sư đời Đường

Không rõ sư là người vùng nào dừng chân ở chùa Vân Phong Hành Châu, từng thấy trong bình bát hiện đám mây lành, ở giữa lại có khe nước trong vách đá, trên cột đề tên là Đại thánh Trúc Lâm Tự. Có người biết chuyện nói rằng đó là hình thể Ngũ Đài, sư liền đến Ngũ Đài, quả thấy giống như vậy. Một đêm nọ, sư thấy một luồng ánh sáng. Tìm theo luồng sáng này thì thực có vách đá trong khe núi. Sư theo hai đồng tử mà vào thì thấy đất vàng ròng, cây báu. Đến giảng đường, hai vị đại sĩ ngồi đối diện trên tòa sư tử thuyết pháp. Ngài Văn Thù bảo rằng những pháp môn khác không giống như niệm Phật. Nguyện lực của Phật A Di Đà thực khó nghĩ bàn. Nếu con niệm danh hiệu Phật tức nhiên được vãng sinh đồng thời được Phật xoa đầu thọ ký Sư tại nơi đây khắc vào bia đá ghi lại chuyện này. Sau đó sư xây chùa Trúc Lâm nơi đây. Khi hoàn thành, sư nói: "Việc của Ta làm đã xong" rồi an tọa mà qua đời.  



Bài tán:

Xưa hẳn có nhân

Cho nên cảnh hiện

Kịp đến xứ ấy

Văn Thù lộ diện.

Quy về Tịnh Độ

Mạt thời phương tiện

Chỉ đường lối này

Chuyển tâm hư huyễn.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 5 tháng 12, 1973   

Nhân duyên đời trước sớm trồng

Ngũ Đài được thấy Trúc Lâm đạo tràng

Cây báu, lầu gác nghiêm trang

Cỏ ngọc, chim quý Lạc bang một trời.

Trong khe nước mát chảy xuôi

Động đá suối ngọt thơm tươi dâng tràn.

Pháp đàn thành tựu, trả thân

Là bậc tứ tổ Liên tông tiên hiền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Feb 2016, 9:49 PM | Message # 334
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.65 Liên xã Ngũ Tổ Đường Ô Long Thiểu Khang

Sư họ Chu, húy là Thiếu Khang, người đất Tiên Đô (Chiết Giang). Bảy tuổi vẫn chưa biết nói, khi vào chùa lễ Phật, người mẹ hỏi: biết chăng?. Tức thì sư buột miệng nói: Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế là mẹ cho xuất gia. Năm Trinh Nguyên thứ nhất sư đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương thì thấy được một quyển kinh phóng ra ánh sáng. Sư xem kỹ thì đó là quyển Tây Phương Văn của đại sư Thiện Đạo. Sư nguyện rằng nếu như sư có duyên với Tịnh Độ thì xin được thấy ánh sáng một lần nữa. Khi nói xong thì lại thấy lóe sáng. Sư liền nói "đá có nát, nguyện của tôi này không đổi". Sư đến chùa Quang Minh kính lễ nơi có ảnh tượng của sư Thiện Đạo, chợt thấy bức ảnh bay lên, nói: "con hãy y theo giáo pháp của ta mà rộng đường hóa độ chúng hữu tình. Ngày kia khi thành công, hẳn là sinh miền Cực Lạc". Từ đó sư đi đến vùng Tân Định hoằng hóa giáo pháp, người đời gọi sư là Phật A Di Đà. Khi sư niệm một hồng danh Phật thì có một hình tướng Phật từ miệng sư phóng ra. Niệm mười tiếng thì có mười Phật như một chuỗi hạt châu. Sư qua đời tại nơi quê quán.



Bài tán:

Xưa sinh tịnh nguyện

Niệm Phật chuyên cần

Bát nhã dạy chúng

Bồ đề an bằng.

Độ người vô lượng

Thiện Đạo đinh ninh

Quang minh tức Phật

Phật tức quang minh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 8 tháng 12, 1973   

Một niệm Di Đà một hào quang

Di Đà chẳng niệm, đạo quang ẩn tàng

Thiện Đạo khai thị rõ ràng

Thọ vương tiếp dẫn Liên bang dự phần

Đá dù nát, nguyện chẳng mòn

Tánh Không* tiêu tán nhưng lòng càng tăng

Cổ đức tương dung pháp trần

Gặp người hiền, hẳn muốn bằng người thôi.

.................................................................

*Thuấn nhã đa (Sunyata) tức tánh Không.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Feb 2016, 9:55 PM | Message # 335
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.66 Liên xã Thất tổ Tống Chiêu Khánh Tỉnh Thường



Sư họ Nhan, húy Tỉnh Thường, tự Tạo Vi, người đất Tiền Đường (Chiết Giang), bảy tuổi xuất gia, 17 tuổi thọ giới cụ túc. Năm Thuần Hóa đời Tống sư trụ ở Hàng Châu, khi đến Chiêu Khánh, sư thích cảnh đẹp Lư Sơn, tìm cách kết tập Liên xã, chạm khắc vô số tượng Phật, chích máu viết phẩm Tịnh Hạnh, kinh Hoa Nghiêm, đổi Liên Xã thành Tịnh Hạnh xã. Sĩ phu tham dự có 120 người, đều được gọi là Tịnh Hạnh đệ tử. Vương Chánh Đán là người đứng đầu, có hơn ngàn vị tỳ khiêu. Năm Thiên Hỷ thứ tư, ngày 12 tháng giêng sư đoan tọa niệm Phật, chỉ một khoảnh khắc, nói lớn tiếng: "Đức Phật đến" rồi an nhiên mà qua đời. Đồ chúng thấy màu đất hóa thành vàng ròng, rồi sắc vàng lại ẩn đi. Sư thọ 62 tuổi, đệ tử táng toàn thân, tháp dựng bên cạnh mộ của thiền sư Điều Khỏa.



Bài tán:

Nghiêm trì giới hạnh

Làm chủ Liên xã

Trước sau trung hưng

Ngàn năm thịnh đại.

Tín, hạnh, và nguyện

Như đỉnh ba chân

Đổi tên Tịnh Hạnh

Ý chỉ sâu xa



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 11 tháng 10, 1985   

Liên xã thất tổ Tỉnh Thường

Xuất gia tuổi nhỏ khác thường chúng tăng

Phẩm Tịnh Hạnh, máu chép kinh

Ôm lòng nhớ tưởng niệm danh Di Đà

Tây phương An Lạc bước qua

Như rồng voi, độ sa bà chúng sanh

Phật đã đến! Đại âm thanh!

Tịch nhiên thoát xác, đất thành hoàng kim.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Feb 2016, 10:01 PM | Message # 336
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.67 Liên xã Bát Tổ Minh Vân Thê Liên Trì

Sư họ Trầm, người Nhân Hòa (Hàng Châu). Năm 17 tuổi được đưa vào trường học ở trong ấp, viết bốn chữ "sinh tử sự đại" nơi góc bàn học. Một hôm, sư lỡ tay làm vỡ bình trà liền tỉnh ngộ. Sư đến phương Bắc, yết kiến sư Tiếu Nham cầu khai thị . Sư Tiếu Nham nói: "A, chú mày từ hơn ba ngàn dặm đến khai thị cho ta. Còn riêng ta thì chẳng có gì để khai thị." Sư hoảng hốt bèn cáo từ. Khi sư đi qua Đông Xương, nghe tiếng trống trên chòi cao trên thành vang lên thì chợt tỉnh ngộ, liền nói kệ:

"Hai mươi năm trước ngại nghi

Ngoài ba ngàn dặm thấy gì lạ đâu

Đốt hương, ném kích thuộc làu

Chẳng tranh ma, Phật, chẳng cầu thị phi".

Vạn Lịch, tháng 7 năm Ất Mão, khi sắp qua đời, sư nói cho đồ chúng biết trước nửa tháng: “Sau này ta sẽ ở nơi khác”. Đến ngày, thị hiện có bệnh, quay mặt về phương tây mà qua đời. Bộ Vân Thê Pháp Vị, Di Đà Sớ Sao còn lưu hành.



Bài tán:

Chân thành niệm Phật

Không mong điều lạ

Thà được dung thông

Còn hơn thất bại

Một tiếng trừ độc

Chẳng thích thùng sơn

Lại hỏi vì sao

Ngoài ba ngàn dặm.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 12 tháng 10, 1985   

Đất Hàng Châu triều Minh thiện tri thức

Thượng nhân Liên Trì trí tuệ trời sinh

Cọp dữ làm thị giả thọ tam quy

Rồng biến hóa bạn cùng người tài đức.

Di Đà Sớ Sao gọi người tỉnh thức

Quán Âm chỉ dẫn biết được huyền cơ

Nửa tháng dài báo trước lúc vãng sinh

Nên hiện bệnh, nói cười mà tạ thế.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 13 Feb 2016, 10:04 PM | Message # 337
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.68 Liên xã Thập nhất Tổ Thanh Phạm Thiên Tỉnh Am

Sư họ Thời, húy là Thật Hiền, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, người đất Thường Thục. Sư vốn là con nhà Nho nhưng xuất gia từ thuở nhỏ, nghiêm trì giới luật, tìm đến chốn đạo tràng để học được pháp sáng tỏ tánh tướng,tham dự [thoại đầu] người niệm Phật là ai?, qua bốn tháng hốt nhiên khai ngộ, sư nói: "Ta đã tỉnh mộng rồi.” Từ đó đối đáp sắc bén, có tài hùng biện, sáng trú nơi tàng kinh các, tối trì niệm danh hiệu Phật. Sư tự đốt ngón tay ở núi A Dục Vương, trước tượng Phật phát 48 đại nguyện, được cảm ứng khiến xá lợi phóng quang. Sư soạn tập Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn để khích lệ tứ chúng, đa số người tụng đọc đều rơi nước mắt. Năm Ung Chánh thứ 12, vào ngày 14 tháng 4, sư quay mặt về hướng Tây an nhiên. Người đưa tiển đến nơi, sư bổng mở mắt, nói: "Ta đi tức trở về. Sanh tử là chuyện lớn. Các người nên tự tịnh tâm niệm Phật thì được." Nói rồi chắp tay niệm Phật liên tục mà qua đời.

Bài tán:

Tâm bi quảng đại

Bồ đề tâm văn

Bốn mươi tám nguyện

Nguyện lực hoành thâm.

Hành giải chân thật

Cảm ứng vô cùng

Liên tông nguồn mạch

Nhờ đó trường tồn.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 17 tháng 10, 1985

Gặp người hiền, tinh tiến tu

Truy tầm vượt hẳn đại Khâu* nghiệp nhà

Chuyên tâm học luật Phật Đà

Tham thiền triệt ngộ đâu là tự do.

Đại bồ đề, khuyến phát tâm

Tựu thành thệ nguyện nhàn du đất trời

Thiên thu xá lợi sáng ngời

Tôn giả ân đức vạn đời truyền xa.

...........................................................................

* 孔夫子 Khổng Phu Tử, gọi tắt là 孔子Khổng Tử, tên là Khổng Khâu 孔丘, tự là Trọng Ni 仲尼



Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:04 AM
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:14 AM | Message # 338
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.69 Nam Hùng Liên Xã Niệm Thuần đời Minh

Đại sư họ Quách, húy là Trí Nhất, tự Niệm Thuần, người Thái Hòa, Giang Tây. Người mẹ mộng thấy hoa sen, mang thai sinh ra sư, thời Vạn Lịch ngày 9 tháng 10 năm Đinh Hợi, giờ Tí. Lúc sinh ra sư có ánh sáng tốt đẹp hiện khắp nhà. Từ nhỏ đã khác thường hơn chúng bạn, chẳng ưa mùi tanh của thịt cá. Năm 10 tuổi thông thạo nội điển, năm 18 tuổi đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Đô ngự sử, tuần phủ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Năm sư 25 tuổi, gặp lúc quyền thần tiếm vị, liền từ quan xuất gia, theo thiền sư Đại Tố ở Đan Hà xuống tóc. Sư Đại Tố là người chí hiếu, ngưỡng mộ nguồn pháp, thọ giới với đại sư Vân Thê Liên Trì. Sư tham học khắp nơi, phát minh được tâm địa, thiền tịnh song tu, được sư Tử Bách, Hám Sơn ấn khả, cho là cột trụ chống giữ pháp môn. Năm Thiên Khải thứ sáu (1626) sư dựng am Liên Xã, sư đào bốn ao phóng sanh, chuyên chí tịnh tu, một ngày tụng mười vạn danh hiệu Phật A Di Đà. Sư tạo lại chùa Ngao Sơn, am Thanh Liên, rừng chiên đàn, bốn chùa tiếp nhận đồ chúng, đạo phong được ngưỡng mộ cũng như sư Liên Trì.Thời Thuận Trị, giờ Ngọ, ngày 13 tháng 7, năm Ất Hợi, sư không bệnh gì lại bảo đồ chúng phải nỗ lực hoằng dương Phật pháp. Sư nói xong thì đoan tọa thị tịch, thọ 73 tuổi, tăng lạp 48, hóa độ vô số người. Sư qua đời hơn trăm ngày mà sắc diện vẫn như lúc còn sống, hương thơm không mất. Quan tri châu là La công và các thân hữu, thiện tín bảo tồn nhục thân của sư tại am Liên Xã, đến nay hơn 300 năm vẫn không hư hoại. Trứ thuật lúc chưa xuất gia có Quan Châm Thanh Loa Tập, về pháp môn thì có Thiền Tịnh Song Tu Tập, Tịnh Độ Thi lưu hành.



Bài tán:

Khí hòa hợp vừa hiện

Muôn vật mùa xuân sang

Đẹp đẽ thay cơ tạo

Điêu tàn hóa vinh quang

Một câu A Di Đà

Bốn đại vốn là Không

Thể kim cương kiên cố

Kính ngưỡng nền gia phong.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 18 tháng 10, 1985   

Liên hoa mẹ mộng điềm lành

Hào quang chiếu rạng giáng sanh một vùng

Vượt xa lứa tuổi nhi đồng

Ăn chay, chẳng thích cá nồng, thịt tanh.

Loạn thần, từ bỏ hiển vinh

Cao tăng tiếp dẫn đổi hình tóc râu.

Lập chùa, hưng đạo, phóng sinh

Nhục thân bồ tát quang minh tỏa ngời.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:26 AM | Message # 339
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.70 Bán Đường Thọ Thánh Thiện Kế đời Nguyên

Thiện Kế thiền sư họ Lâu, tự là Tuyệt Tông, hiệu Huyễn Diệt, người đất Chư Kỵ, Việt Châu (Chiết Giang). Sinh ra liền biết nói, thấy mẹ xưng tụng danh hiệu Phật A Di Đà liền chắp tay họa theo. Trong niên hiệu Đại Đức (1297-1306) nhà Nguyên xuất gia, theo pháp sư Khôi người Thiên Trúc tại Đại Sơn, học giáo pháp Thiên Thai. Sau lại đến Nam Thiên Trúc yết kiến sư Trạm Đường, được xem là pháp khí. Những năm sau đó sư chuyên tu Tịnh Độ tông, luôn niệm Phật ngày đêm không dừng nghỉ. Một hôm, sư chợt bảo đại chúng: "Ta sắp trở về đây!", rồi không bệnh mà hóa. Đồ chúng hỏa táng thấy lưỡi còn nguyên không cháy. Tương truyền sư là hậu thân của sư Vĩnh Minh Diên Thọ đầu đời Tống, hàn lâm đại học sĩ Tống Liêm là hậu thân của sư. Sư từng chích máu viết toàn bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, nay được bảo tồn ở Bán Đường (Tô Châu) chùa Thọ Thánh. Trước đó, mẹ của Tống học sĩ nằm mộng thấy một vị dị tăng tay chép kinh Hoa Nghiêm, đến nói với bà: "Tôi chính là Vĩnh Minh Diên Thọ, xin nhờ vào một nhà để trọn quyển này. Người mẹ tỉnh mộng, sau đó sinh ra học sĩ. Khi học sĩ trưởng thành, thấy được kinh ấy, liền đốn ngộ sự việc ngày trước, bèn đốt hương, rải hoa cúng dường kinh. Mây hương kết thành lưới báu che phủ trên bộ kinh. Học sĩ cảm khái về điềm lành này viết bài tán ghi lại sau kinh: "Di Đà đại từ, hiện thân Phong Can, sau hóa Vĩnh Minh, lại đến Thiện Sư. Tống công ở cõi này làm Phật sự lớn". Như Tô Đông Pha, vốn là Lỗ Công Trần Trung, cùng mười người bạn của Túc Vương đều là các bậc cổ đức chuyển thế, cũng như Đức Phật A Di Đà du hóa nơi thế gian. Ai dám bảo là kẻ đọa lạc ư?.



Bài tán:

Di Đà thác sanh

Phong Can Vĩnh Minh

Tống công viết tán

Thiện lão chép kinh 

Ai nói Tô Tử

Đọa lạc hố hầm

Sông thiền trăng khuyết

Ta chẳng phí công.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 19 tháng 10, 1985   

Sinh liền biết nói, túc mạng thông

Hoặc là tái thế Tống Liêm Công

Nguyện lực thánh hiền từ bi khắp

Khí phách đại sư nhật nguyệt đồng.



Máu viết Hoa Nghiêm lưu vạn cổ

Miệng niệm Di Đà vô thủy chung

Lục tự hồng danh bao vạn pháp  

Đông tây nam bắc thảy viên dung.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:29 AM | Message # 340
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.71 Liên Tông Lục Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ đời Tống

Sư húy là Diên Thọ, họ Vương, người đất Tiền Đường, từng làm quan về thuế vụ, nhân vì dùng khoản tiền để mua sinh vật phóng sanh, bị ghép tội chết, khi tới nơi chợ sắc mặt không hề biến đổi, sư nói: "Một mạng đổi được nhiều mạng, chết cũng không tiếc gì". Trung Ý Vương ra lệnh tha tội, sư theo thiền sư Thúy Nham tại Tứ Minh xuất gia, sau sư đến núi Thiên Thai gặp quốc sư Đức Thiều, vừa nghe lời nói của sư Đức Thiều liền đại ngộ, được nhận là đích tôn của tông Pháp Nhãn, trong thiền quán thường thấy Quán Thế Âm Bồ Tát dùng cam lộ rưới vào miệng nên được biện tài. Sư đề xướng pháp môn thiền tịnh song tu, nên nói: "có thiền lẫn tịnh như cọp có sừng. Đời nay là thầy người, mai sau làm Phật, Tổ." Ngô Việt Vương thỉnh sư trụ trì, chùa Vĩnh Minh, núi Tuệ Nhật,ban tặng hiệu là Trí Giác thiền sư. Ngày thì làm 108 Phật sự, tối đến thì đi qua một ngọn đồi khác để niệm Phật. Người quanh vùng thường nghe tiếng nhạc trời trên hư không. Đời Tống, năm Khai Bảo thứ tám (975) ngày 26 tháng 12, sư thắp hương từ biệt chúng rồi an tọa mà qua đời, thọ 72 tuổi. sư biên soạn Tông Cảnh Lục, Vạn Thiện Đồng Quy Tập lưu hành.



Bài tán:

Một mạng đổi nhiều mạng

Tâm giữa lòng vạn hạnh

Việt vương ban ân sủng

Thọ mạng* dài vô tận. 



Mười vạn hiệu Di Đà

Khoác áo và ăn cơm

Ngoài ra không gì khác

Liên miên chẳng khi dừng.

........................ 

*diên thọ 延壽 thọ mạng kéo dài.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 23 tháng 10, 1985   

Một niệm Di Đà một Di Đà

Diễn thuyết Đại Thừa đóa đóa sen

Cam lồ rưới miệng sinh hùng biện

Mưa pháp nhuần tâm thoát não phiền.



Vô lượng thọ quang nay thị hiện

Hữu tình hàm thức bỏ sa bà

Đồng nhập Tây phương Cực Lạc quốc

Ba tầng, chín phẩm cười ha ha.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:32 AM | Message # 341
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.72 Liên Tông Cửu Tổ Thanh Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư

Sư húy là Ngẫu Ích, tự Trí Húc, họ Chung đất Cổ Ngô (nay là tỉnh Giang Tô). Cha của sư trì tụng chú Đại Bi trong suốt mười năm. Trong mộng thấy Đức Bồ Tát Quán Thế Âm ban cho một đứa bé nên sinh ra sư.

Thuở thiếu thời nghiên cứu Nho học, tự cho mình có trách nhiệm bảo vệ Nho giáo, từng bài bác Phật giáo vì cho là dị giáo. Trong mộng thấy đối thoại với Đức Không Phu Tử và ngài Nhan Hồi. Năm 17 tuổi đọc Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, sư biên soạn đến mườI thiên Tịch Phật Luận. Về sau mang tất cả những sách đã soạn ra mà đốt hết. Năm 20 tuổi thân phụ qua đời, khi nghe tụng kinh Địa Tạng Bản Nguyện liền phát chí xuất thế.

Năm 24 tuổi mộng thấy lễ bái sư Hám Sơn ba lần một tháng, nhưng vì đại sư Hám Sơn trú ở Tào Khê nên không thể đi xa mà thọ giáo nên xuống tóc với sư Tuyết Lĩnh. Sư Tuyết Lĩnh vốn là môn nhân của sư Hám Sơn.

Sư vào Linh Phong sống ẩn dật và chuyên tâm tu hành pháp môn Tịnh Độ. Di mệnh để lại sau khi lâm chung nguyện nhờ người trộn tro cốt sư với bột, và bố thí cho chim, cá để kết pháp duyên nơi Tây phương.



Bài tán:

Ngũ trược đóa sen

Bùn đen chẳng vướng

Thanh tịnh trong sạch

Pháp môn diệu kỳ.

Danh tác phong phú

Bốn phương tám hướng

Trí sáng khắp nơi

Phát tâm Bồ Tát.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 24 tháng 10, 1985   

Trí sâu, thấy biết chỗ tận cùng

Tỉnh mộng lìa nhà nhập cửa Không.

Mê ngộ chê khen duyên sớm biết

Đến đi nghịch thuận vọng hoàn chân.

Văn chương chở đạo chuyên tu luyện

Đức tuệ vun bồi phủi bụi hồng.

Đề hồ pháp bảo cam lồ vị

Chúng sinh uống cạn thể tính thuần.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:34 AM | Message # 342
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.73 Liên tông Thập Tổ Phổ Nhân Tiệt Lưu Đại Sư đờI Thanh

Sư húy là Hành Sách, họ Tưởng, người đất Nghi Hưng, năm 23 tuổi xuống tóc. Sư chuyên tu Tịnh độ, xiển dương Liên tông, sư thường nói: “trì danh quý ở chỗ nhất tâm bất loạn, không phải do việc niệm nhanh hoặc niệm nhiều mà cho là hơn người”. Sư soạn Liên tông tập, Tịnh độ pháp ngữ còn lưu hành. Năm Khang Hy thứ 21, sư qua đời, thọ 55 tuổi. Lúc ấy có hai người tên là Tôn Hàn Thần và Ngô thị Tử qua đời cùng ngày. Sau một đêm thì sống lại, hai người kể lại rằng: “Chúng tôi bị bắt giữ nơi địa ngục, trói dưới điện. Bổng nhiên thấy luồng ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất, hoa thơm đầy hư không. Minh vương phủ phục, nghinh đón đại sư về phương Tây. Chúng tôi nhìn thì thấy người đến là Tiệt Công. Chúng tôi nhờ luồng sáng chiếu soi mà được phép trở về dương thế.”



Bài tán: 

Nhất tâm bất loạn

Trì danh tinh thông

Khẩu tụng tâm suy

Niệm niệm tương ứng.

Là như thế ấy

Chí chân chí thành

Di Đà tiếp dẫn

Bồ tát tiếp nghênh.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 25 tháng 10, 1985   

Chuyên tu tịnh nghiệp tụng Di Đà

Nửa chữ đã nhiều, tâm tịnh an

Cực Lạc đưa người vô số kể

Giữ mình biết thoát lưới mà ra.

Diêm vương phủ phục nghênh tôn giả

Thiện nhân* sống lại tả quang hoa.

Sinh tử tuyệt đường, tâm tịch diệt

Giữa lòng bát nhã diễn ma ha.

…………………………….

*Thiện tín tức thiện nam tín nữ rút gọn lại (Tự điển Hán Việt Từ Nguyên, Bửu Kế soạn)



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:38 AM | Message # 343
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.74 Liên Tông Thập Nhị Tổ Hồng Loa Triệt Ngộ Đại Sư đởi Thanh

Sư họ Mã, người đất Phong Nhuận, Hà Bắc, húy là Tế Tỉnh, tự là Triệt Ngộ. Thuở nhỏ đã tỏ ra thông tuệ khác thường, tỏ tường kinh sử. Năm 22 tuổi, qua một cơn bệnh thấy được lẽ vô thường, phát chí xuất thế, sau đó xuất gia. Sư tinh thông các pháp thiền giáo. Lại trụ trì chùa Vạn Thọ, Bắc Kinh, vang danh khắp Nam Bắc. Về già sư về ở tại chùa Tư Phúc, núi Hồng Loa, đề xướng pháp môn Tịnh Độ, người bốn phương quy tụ, trở thành đạo tràng Liên Tông. Đến năm Gia Khánh thứ 15, sư biết được ngày qua đời, liền nói với đại chúng: “Duyên huyễn hóa không kéo dài lâu, đời người vô thường, sinh ra như huyễn thật đáng tiếc, nên cùng hướng về niệm Phật. Một ngày kia sẽ gặp lại nhau nơi cõi Tịnh Độ. Ta đi đây!.” Đại chúng đồng niệm Phật, sư ngồi quay mặt về hướng Tây, chắp tay, nói: “niệm một hồng danh, thấy một tướng hảo”. Tay sư kết ấn Di Đà, an nhiên qua đời. Đại chúng ngửi được hương thơm lạ đầy trong phòng, khi hỏa tảng thu được hơn trăm hạt xá lợi. Sự thọ 70 tuổi, xuất gia được 47 năm. Tác phẩm lưu hành có đủ thiền, giáo, luật, tịnh, tụng.



Bài tán:

Nhân bệnh ngộ vô thường

Bồi hồi nguồn bản giác

Lập chí quyết xuất gia

Vào tòa nhà chánh pháp.

Thiền tịnh đều minh bạch

Hướng về cõi sen thơm

Biết trước thời khắc đến

Vãng sinh cõi Tây phương.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 31 tháng 10, 1985   

Mạt thời phúc tuệ chúng sinh mỏng

May thay niệm Phật vượt sa bà

Tín nguyện người tu luôn kiên cố

Đưa đường Cực Lạc A Di Đà.



Tổ Triệt chuyên tu pháp trì danh

Khắp dòng hoa hiện giống hàm linh

Chín phẩm ba tầng theo hạnh chứng

Lưới báu trời Tây dưỡng thánh linh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:42 AM | Message # 344
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.75 Liên Tông Thập Tam Tổ Dân Quốc Linh Nham Ấn Quang Đại Sư

Sư họ Triệu, người Thiểm Tây, Cấp Dương, tên là Thánh Lượng, tự Ấn Quang. Thuở còn trẻ theo người anh học Nho, bắt chước họ Hàn [Dũ] và Âu [Dương Tu] bài xích Phật giáo, nhân vì bị bệnh nên biết được việc làm sai trái lúc trước, liền có ý xuất trần. Năm 21 tuổi sư đến núi Chung Nam, bái hòa thượng Đạo Thuần xuống tóc, thông suốt kinh Phật và sách vỡ ngoại đạo, chuyên tu pháp môn Tịnh Độ. Sau đi về Phổ Đà Sơn đóng cửa tu hành 18 năm, đọc suốt ba tạng kinh. Năm Dân quốc thứ 19 sư đi về núi Chung Nam ở Tô Châu lập đạo tràng Tịnh Độ. Cũng vì thấy tình đời càng ngày càng tồi tệ nên sư cố xiển dương lý nhân quả báo ứng mong sửa đổi lòng người, dạy người lấy luân thường, nhân quả làm nền tảng, niệm Phật cầu vãng sinh Tây phương. Vào mùa Đông năm 1940, sư đến chùa núi Linh Nham, ngồi niệm Phật mà qua đời. Đồ chúng hỏa táng, thu được vô số xá lợi. Pháp môn niệm Phật thật bất khả tư nghì. Sư thọ thế 80 tuổi, xuất gia 58 năm. Những quyển thuật văn sao còn lưu truyền trên thế gian.

………………………

*Hai chữ 文钞 (văn sao) có thể lấy ý từ 淨土述聞鈔 (Tịnh độ thuật văn sao) gọi tắt là Thuật Văn Sao.



Bài tán:

Hãy thật tâm niệm Phật

Chớ nên nói lải nhải

Miệng niệm thì tai nghe

Tâm không để thừa thải.

Thần cư miền Tịnh Độ

Chí độ cõi Sa Bà

Sao thuật dòng thiền pháp

Đức thiện mãi truyền xa.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 1 tháng 11, 1985   

Khí mạnh thần trong bậc tuyệt luân

Lòng ngay miệng thẳng học thánh nhân

Mặt sắt vô tư lời chính trực

Tâm vốn sẳn dành dạy cổ kim.

Hoằng dương Tịnh độ sâu công đức

Cải canh tăng phạm rộng từ bi

Phong cách Linh Nham thơm pháp giới

Chư Phật tán thán chân nhiệm mầu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:50 AM | Message # 345
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.76 Liên Tông Đệ Thập Tứ Tổ Hư Vân Lão Hòa Thượng

Công húy là Diễn Triệt, tự Đức Thanh, hiệu là Hư Vân, họ Tiêu, người Tương Hương, Hồ Nam. Thuở nhỏ theo Nho học, thường than chẳng phải là cứu cánh nên chuyển hướng tu theo Phật, lòng luôn mong muốn được xuất gia. Năm 18 tuổi viết bài “Bì Đại Ca” lưu hành, lặng lẻ đến tỉnh Phúc Kiến lễ lão hòa thượng Thường Khai xuống tóc xuất gia. Năm sau, thọ giới cụ túc với hòa thượng Diệu Liên tại chùa Dũng Tuyền, Cổ Sơn. Sư ẩn cư trong động Sơn Nham sau núi, lễ bái Vạn Phật Bảo Sám. Ba năm sau sư xuống núi, tham bái các thiện tri thức. Năm 43 tuổi, nhân vì muốn báo đáp âm mẹ nên từ Phổ Đà Sơn ba bước một lạy triều bài Ngũ Đài Sơn. Năm 56 tuổi, sư tham dự thiền thất ở chùa Cao Mân tại Dương Châu. Nhân nghe tiếng chén rơi vỡ liền đại ngộ.

Sư nói kệ rằng:



“Chén rơi chạm mặt đất

Tiếng vang nghe rõ ràng

Hư không như tan vỡ

Tâm cuồng như tiêu tán.”



Về sau sư thuyết pháp độ người, lập chùa truyền giới, tu bổ chùa chiềng đến hơn ba mươi địa điểm như chùa Vân Thê ở Vân Nam; chùa Dũng Tuyền ở Cổ Sơn, Phúc Kiến; chùa Nam Hóa ở Khúc Giang, Quảng Đông; chùa Đại Giác ở núi Vân Môn, Nhủ Nguyên; chùa Chân Như ở núi Vân Cư, Giang Tây v.v… năm sư được 120 tuổi thì biết được ngày qua đời, liền bảo đại chúng: “Khi ta qua đời thì hỏa thiêu, rải tro cốt trong nước bố thí cho cá”. Ngày 13 tháng 10 năm 1959 dương lịch, sư nằm trong thế cát tường mà qua đời, thọ 120 tuổi. Đồ chúng làm lễ hỏa tang thu được vô số xá lợi năm màu, có xá lợi lớn như trái nhãn, trong suốt. Tháp được dụng tại núi Vân Cư. Môn đồ sư xuất bản tập niên phổ và pháp vựng lưu hành.



Bài tán:

Ra đời trong bọc thịt

Muôn khổ với nghìn nạn

Bồ tát ứng hiện thân

Hang cọp và đầm rồng.

Chẳng tránh bao hiểm trở

Nóng lạnh đều cam tâm

Cứu tinh đời ngũ trược

Phương tiện chẳng nguyên nhân.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 7 tháng 11, 1985   

Giữa dòng sóng lớn đá giữ ngăn

Cứu vớt người treo lắm nhọc nhằn

Vì pháp quên mình, thân há biết

Chúng sinh tùy thuận bởi nhân duyên.



Đèn sáng chiếu soi muôn ngỏ tối

Biển khổ thuyền từ cứu đại thiên

Vân Cư thánh tích chân như thực

Pháp giới nguồn sâu thấm khắp miền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:51 AM | Message # 346
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.77 Liên Tông Đệ Thập Ngũ Tổ Từ Chu Đại Sư

Sư tên gọi Phổ Hải, hiệu Từ Chu, họ Lương, người Tùy Huyền, Hà Bắc. Thuở nhỏ theo cha mẹ học Phật pháp, luôn mang chí nguyện xuất thế. Vì cha mẹ vẫn còn sống nên phải theo phép nhà. Năm 34 tuổi, cha qua đời, cảm thấy đời người vô thường, được mẹ đồng ý nên bái hòa thượng Chiếu Quang xuống tóc xuất gia. Sau vào học tại học viện Hoa Nghiêm tại Thượng Hải. Sau khi tốt nghiệp, sư đến Cổ San làm giảng viên tại Đại học Pháp Giới. Lại về Bắc Kinh lập tinh xá An Dưỡng, xiển dương giới luật, tự thân theo pháp hành trì. Sư ân cần tiến cử giới trẻ, nuôi dưỡng nhân tài hoằng pháp, nhọc lòng khẩn thiết dạy dỗ tăng nhân, dạy người không ngại mỏi mệt. Năm 1957, nhằm ngày vía Phật A Di Đà, sư xả báo thân vãng sinh Tây phương, thọ 82 tuổi, xuất gia được 47 năm. Các tác phẩm như A Di Đà Kinh Giảng Nghĩa, Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Thân Văn Kí còn lưu hành.



Bài tán:

Người trí kia trở lại

Tịnh độ diệu linh đài

Xiển minh tầm giới luật

Khai mở chỗ lầm sai.

Hoa Nghiêm đại chánh pháp

Không đâu chẳng bao hàm

Bốn biển đồng quy ngưỡng

Ba cõi tốt lành thay.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 9 tháng 11, 1985   

Chánh tri chánh kiến độ quần sinh

Thân làm khuôn phép giác vô minh

Rộng dài tướng lưỡi tuôn nguồn pháp

Trọn vẹn thanh âm đạt tinh anh.



Chí nguyện Hoa Nghiêm, thần an dưỡng

Ngày mỗi tiến lên, dạy hữu tình.

Thời mạt đèn soi trừ u ám

Một trời thanh tịnh ánh quang minh.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:53 AM | Message # 347
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.78 Hoằng Nhất Đại Sư

Sư họ Lý, tên Diễn Âm, tự Hoằng Nhất, người Bình Hồ, Chiết Giang. Thuở nhỏ đọc sách Nho giáo. Năm 26 tuổi qua Nhật Bản nghiên cứu hội họa và âm nhạc, được thành công. Về nước giảng dạy, viết thi từ ca phú, khắc thư pháp trên bia đá, tạo thành những nghệ phẩm tuyệt đẹp nên được xem là thuận theo thời. Năm 39 tuổi, cảm thấy đời người vô thường, quyết định gột rửa duyên trần nên đến chùa Hổ Bào ở Hàng Châu, lễ hòa thượng Liễu Ngộ, xuống tóc xuất gia. Sau xót xa khi thấy Luật học ngày càng suy thoái nên phát tâm xiển dương luật Nam Sơn, tận lực thực hành, trì giới, tự mình tôn kính tứ hạng*, trở thành khuôn mẫu cho giới Phật tử trẻ. Sư rất kính ngưỡng phong cách của đại sư Ấn Quang nên một lòng siêng tu hành Tịnh nghiệp, lập chí nguyện vãng sinh Tây phương. Mùa thu năm 1942, sư niệm Phật mà qua đời, hưởng thọ 63 tuổi, xuất gia 24 năm. Môn đồ làm lễ hỏa táng, thu được trên ngàn hạt xá lợi. Sư biên soạn rất nhiều tác phẩm, người đương thời xuất bản Hoằng Nhất Đại Sư Toàn Tập lưu hành trên đời.

……………………………………….

* tứ phần luật: Bộ Luật tứ phần của phái Đat-ma Cập-đa, gồm 60 quyển, Phật-đà Da-xá 佛陀耶舎và Trúc Phật Niệm 竺佛念 dịch. (The four-division Vinaya or discipline of the Dharmagupta school, divided into four sections).



Bài tán:

Đức Thế Tôn nhập diệt

Lấy giới luật làm thầy

Chư tỳ khiêu tự luật

Bậc Bồ Tát hiển bày.

Chúng sinh theo khuôn phép

Chứng đại viên kính trí

Kim cương Biệt Giải Thoát

Muôn kiếp chẳng đổi dời.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 3 tháng 11, 1985   

Gió mát trăng thanh cốt cách cao

Quán sát cổ kim, đại văn hào

Trời bể Đông Tây cùng hoán đổi

Bắc Câu, Nam Thiệm bước qua cầu.



Miệng gấm lòng thêu gương mẫu mực

Tự thân kềm chế, động trời người

Hoa Nghiêm nối nhịp ba trăm khúc

Sen vàng chín phẩm ngự cao ngôi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 1:57 AM | Message # 348
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.79 Thái Hư Đại Sư

Sư họ Lữ tên Duy Tâm, hiệu Thái Hư, người đất Chiết Giang, tỉnh Hải Ninh. Thuở ấu thơ sư được bà ngoại nuôi dưỡng. Năm sư 10 tuổi, chiêm bái Phổ Đà Sơn, ngưỡng mộ đời tu hành. Năm 15 tuổi sư lễ hòa thượng Sĩ Đạt xuất gia, đến chùa Thiên Đồng thọ giới cụ túc. Năm 19 tuổi học đại tạng kinh có phần tỉnh ngộ. Năm 26 tuổi sư đi về Phổ Đà, đóng kín cửa chuyên lo việc soạn thuật lý đạo của bốn tông phái Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền, và Tịnh Độ. Đại sư chủ trương thuyết giảng về ngũ thừa, đề xướng cải cách Phật giáo Trung quốc, vận động thành lập Phật giáo thế giới, thành lập Vũ Xương Phật học viện, Hán tạng Phật học viện để đào tạo người tài trong giới tăng sĩ. Mùa xuân năm 1947, sư viên tịch tại Thượng Hải. Sau lễ hỏa táng, trái tim không hư hại, xá lợi nhiều đến hằng trăm hạt. Sư hưởng thọ 57 tuổi, xuất gia 40 năm. Tác phẩm Thái Hư toàn tập lưu lại cho đời.



Bài tán:

Miệng hét một tiếng lớn

Lòng quyết chẳng vội vàng

Chí mưu toan sửa đổi

Giận kẻ dữ lấn càn*.

Mong tạo bậc chân tu

Đức lo gì đơn chiếc

Nguyện lớn tựa thái hư

Thường bất ngờ xuất hiện.

…………………………..

* Luận Ngữ 論語: Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả 惡紫之奪朱也. 惡鄭聲之亂雅樂也. 惡利口之覆邦家者 (Dương Hóa 陽貨) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.

Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 8 tháng 11, 1985   

Thanh niên Phật tử ngóng Thái Hư

Cứu nguy mây dọi bóng hồng nghê.

Quên mình vì pháp thân lao nhọc

Nương theo nhân thế dưỡng Bồ đề.



Thuyết pháp độ người chưa ấm chiếu

Giảng kinh giáo đạo chẳng ngồi im

Mang thân theo thánh tâm không đổi

Chí nguyện tinh thần sáng cổ kim.


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 14 Feb 2016, 10:15 PM | Message # 349
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:27 AM | Message # 350
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.80 Đế Nhàn Đại Sư Sư họ Chu, tên là Cổ Hư, tự Đế Nhàn, người đất Hoàng Nham. Thuở nhỏ theo người cậu học ngành thuốc. Một ngày nọ, nhân thấy có một người trông có vẻ khỏe mạnh đến xin chẩn bệnh, bất chợt trở bệnh nằm bất động. Sư hỏi: “Thuốc có thể cứu mạng người không?”. Người cậu nói: “Thuốc chỉ dùng để trị bệnh, không thể cứu mạng được.” Sư hiểu được lý sâu xa, nên phát tâm muốn xuất thế. Năm 20 tuổi, người mẹ qua đời, sư vào núi Bạch Vân theo hòa thượng Thành Đạo xuống tóc xuất gia. Năm 24 tuổi, thọ giới tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai. Một lần khi tọa thiền, tiếng tam bản đập vào tai, hốt nhiên thân tâm rỗng suốt, trong sát na, tai nghe rõ âm thanh thanh tịnh. Sau đó, đọc kinh Pháp Hoa có phần tỏ ngộ, được Tổ [Thụy] Dung thọ ký kế thừa pháp là người nối truyền giáo pháp Thiên Thai Tông. Mùa hè năm 1932, thấy chư Phật tiếp dẫn, cầm bút viết kệ rằng: Ta thường niệm Phật Tịnh Độ hiện tiền Chân thực thọ dụng Chư vị cố gắng!. Viết xong thì mỉm cười qua đời, thọ 70 tuổi, tăng tịch 51. Tháp dựng ở núi Ngũ Lỗi, Từ Khê. Môn đồ trên dưới rất đông. Có nhiều tác phẩm để đời. Bái tán: Thuốc khó cứu mạng người Vô thường đà sớm biết Ngồi nhiếp tâm tham quán Lộ dáng vẻ hiên ngang. Tâm khinh an chánh thọ Hải Ấn định phát quang Liên Hoa ba xe pháp Vận chuyển đạo chu toàn. Kệ: Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 14 tháng 11, 1985    Trí giả Thiên Thai có truyền nhân   Rạng rỡ tông môn lập đại công Vứt bỏ sắc, tài, danh, thực, thụy Đề cao tinh tiến, niệm tuệ căn. Người học đủ đầy trong thiên hạ Cõi sen kẻ trí tựa vi trần Chư vị gắng công tu Tịnh độ Cùng gặp Di Đà, Quán Thế Âm.

Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO