Chủ Nhật
28 Apr 2024
4:06 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 8 of 8
  • «
  • 1
  • 2
  • 6
  • 7
  • 8
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:29 AM | Message # 351
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.81 Viên Anh Đại Sư

Sư họ Ngô, tên Hoằng Ngộ, tự là Viên Anh, người Phúc Kiến, Cổ Điền. Thuở nhỏ mất cha mẹ, được một người chú nuôi dưỡng, thích ăn chay. Năm 19 tuổi, đến chùa Dũng Tuyền ở Cổ San xuất gia theo học Phật. Sau khi thọ giới cụ túc, sư đến Tuyết Phong gặp hòa thượng Bổn Đạt, xin theo tông Tào Động. Hơn 40 năm sư hoằng hóa tông môn, diễn nói pháp Phật, đã từng đến Nam Dương bảy lần hoằng pháp làm lợi cho người. Sư thường nói: “Phật pháp có thể giác ngộ tâm người, duy trì đạo đời. Nếu theo đó mà tu chứng hẳn là thoát khổ được an lạc, nên có hạnh nguyện tự giác, giác tha, khéo tìm cách khuyến tu, dạy đạo, cùng phát tâm Bồ đề, thành tựu đạo vô thượng.” Sư từng trụ trì mười chùa là nơi danh lam thắng cảnh, đảm nhận chức lý sự trưởng của Phật giáo hội Trung quốc. Mùa thu năm 1953 sư qua đời, thọ 76 tuổi, tăng tịch 56. Tháp dựng ở đồi Thanh Phong, trước núi Thiên Đồng. Sư soạn Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa, Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa lưu hành trên đời.  

 

Bài tán:

Viên minh chốn giảng đường

Truyền bá Lăng Nghiêm vương

Suy diễn nghĩa thâm áo

Hiển thị lý chân thường.



Cuối Thanh, đầu Dân quốc

Rực rỡ nguồn pháp môn

Tâm Chước Ca Bà La*

Truyền bốn bể xưng dương.

………………………

*thước ca la: Sakraditya (skt)—Chước Ca Bà La—Chước Ca La—Chước Yết La. 1) Luân: Cakra (skt)—Vòng bánh xe—A wheel. 2) Núi Tu Di: See Meru in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Sumeru Mountain in English -Vietnamese Section. 3) Một vị vua của xứ Ma Kiệt Đà sau thời Phật Thích Ca. Vị nầy đã xây một tháp thờ Phật tại đây—A king of Magadha, some time after Sakyamuni's death, to whom he built a temple. (Tự điển Thiện Phúc).



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 15 tháng 11, 1985   

Thân cao, tâm rộng, tướng khoan hòa

Lớn nhỏ tinh thô thảy bao dung

Bảy chuyến Nam Dương tuyên chánh pháp

Mười lần ngồi xuống dạy quần sinh.

Công đức trang nghiêm kho phúc tuệ

Trí bi lưu chuyển pháp lâu dài

Khiến mắt trời người thêm ánh sáng

Mạch nguồn Tào Động dội miền xa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:32 AM | Message # 352
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.82 Từ Hàng Đại Sư



Đại sư họ Nghệ, tên Kế Tông, hiệu Từ Hàng, người Kiến Ninh, Phúc Kiến. Sư xuất gia từ thuở nhỏ, sau thọ giới cụ túc, đi các nơi tham học. Sư học thiền ở chùa Cao Mân, Dương Châu, học giáo nơi chùa Quan Tông ở Ninh Ba, sau lại đến Nam Dương hoằng pháp, tùy nơi mà sáng lập Phật học viện. , hoằng pháp, giáo dục tăng tài. Đối với giáo quán sư có phần tâm đắc, trong lúc giảng giải khi thì vào chỗ thâm sâu, khi thì ra nơi cạn cợt, nói cười, lộ ra trăm vẻ thâm trầm, thanh nhã và phàm tục cùng vui với nhau, người nghe quên mỏi mệt. Mùa thu năm 1948, sư đến Đài Loan giảng pháp, sáng lập nội viện Di Lặc tại Tịch Chỉ, núi Tứ Phong. Giới trẻ Phật tử quy tụ rất đông. Năm 1954 sư thị hiện nhập diệt. Năm năm sau khi mở tháp, thân vẫn an tọa tự nhiên, đồ chúng thếp vàng cúng dường. Những tác phẩm sư lưu lại được xuất bản lưu hành. 



Bài tán:

Gió lộng, đuốc lớn

Lửa dữ, vàng ròng

Không tham, không nhiễm

Không si, không sân.

Thân chẳng gì quý

Chỉ có bi tâm

Nhục thân không hoại

Cúng dường chân thân.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 16 tháng 11, 1985   

Dạy cõi sa bà, Bắc học Nam giảng

Tìm người xưa, Đông đến lại Tây đi

Khô miệng do tâm mang nặng từ bi

Thay hình dạng vốn từ Đâu Suất xuống.

Như ý cát tường rộng bày ảnh hưởng

Đều vui mừng kết lại mối duyên sâu

Phát Bồ Đề tâm chánh giác tựu thành

Âm vi diệu, chẳng ai người hơn được.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:34 AM | Message # 353
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.83 Đàm Hư Đại Sư

Sư họ Vương, tên Long Đàm, tự Đàm Hư, người đất Hà Bắc. Từ thuở nhỏ sư thường chỉ vào đại chúng, nói: “Ăn chay! ăn chay”. Lên 4 tuổi vẫn chưa nghe và nói giỏi. Lớn lên sư làm nghề thuốc tại Dinh Khẩu. Tình cờ đọc được kinh Lăng Nghiêm, nhận biết được rằng Phật giáo là đại pháp thoát sinh tử nên liền có ý muốn xuất gia. Năm sư 43 tuổi, vào mùa xuân, sư buông bỏ đời sống thế tục, ra Hà Bắc đến chùa Cao Minh ở Lai Thủy lạy lão sư Ấn Khôi xuống tóc xuất gia. Mùa thu năm đó, sư qua chùa Quán Tông tại Ninh Ba thọ giới cụ túc, tu tập giáo pháp của Thiên Thai Tông, luôn giữ phẩm hạnh trung trực, kính cẩn. Sư được ngài Đế [Nhàn] quý trọng, nhận là người nối pháp tông Thiên Thai. Sư có giọng nói dõng dạc, người vui thích muốn nghe nên pháp đường thường đông đúc. Sau đó, sư lập chùa Cực Lạc tại Cáp Nhĩ Tân, chùa Trạm Sơn tại Thanh Đảo. Về già sư ở lại Hương Cảng, đến năm 1963 thị hiện viên tịch, thọ 89 tuổi, tăng tịch 46 năm. Lúc hỏa táng thu được rất nhiều xá lợi. Tháp dựng bên trong chùa Tháp Viện, Cửu Long. Tác phẩm có Pháp Hối lưu hành.



Bài tán:

Tiếng nói thường dõng dạc

Vọng mấy tầng mây xanh

Ngồi trên tòa pháp vương

Tiếng gầm sư tử chúa.

Gió xuân thơm đào lý

Tùng bách thân cao cường

Phật giáo hằng hưng thịnh

Do chỉnh đốn khác thường.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 21 tháng 11, 1985   

Khai núi đồi, khẩn đất hoang lập ruộng

Cày bừa thu hoạch chẳng mấy khi nhàn

Đào tạo nhân tài vun tưới học tăng

Trừ cỏ xấu, dưỡng mầm, dư lương thực.

Người quý phái, kẻ quan quyền kính phục

Nghĩa anh em, bè bạn chẳng ai hơn

Luôn dày công chuyển pháp khắp Bắc phương

Đàm công đức tràn tam thiên thế giới.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:36 AM | Message # 354
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.84 Thường Nhân Đại Sư

Đại sư họ Vương, tên Thường Nhân, người Cát Lâm, Song Thành, sinh cuối đời Thanh. Tuy chưa được đọc sách thánh hiền nhưng thờ cha mẹ chí hiếu, mỗi ngày sáng chiều đều lễ bái cha mẹ, ngày nào cũng vậy. Năm 28 tuổi cha mẹ lần lượt qua đời, sư dựng lều tranh bên phần mộ thủ hiếu, ăn mể cốc qua ngày, suốt ba năm không nói một lời. Sáu năm mãn hạn, sư định vào Thiên sơn tu hành. Một hôm, khoảng buổi trưa, có một vị lão hòa thượng đi đến ( lão hòa thượng vốn là người triều Minh). Sư thành tâm hỏi: “Tôn giả từ đâu đến?”. Vị tăng đáp: “Tôi từ Thiên Sơn, chính vì ông mà đến đây đến. Ông chính thực có pháp duyên tại Song Thành chứ không phải Thiên sơn.” Vị tăng ra khỏi cửa thì không thấy đâu nữa. Ngày xả tang, khắp 48 thôn làng chung quanh vui mừng cầu chúc. Sư thệ nguyện ủng hộ tam bảo, kiến lập chùa Tam Duyên, đạo tràng Vĩnh Tố, đàn bà con trẻ đều đến thọ giáo, người sang quý đến quy y, độ người vô số. Năm 1949 sư thị tịch tại chùa Niêm Hoa ở Bắc Kinh, hưởng thọ 72 tuổi. Sự tích cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn không kể xiết. Xin đọc thêm trong quyển Thủy Kính Hồi Thiên Lục.



Bài tán:

Trời riêng phần ưu đãi

Trở về chỗ thuần chân

Một chữ cũng không biết

Muôn pháp tự đến gần.

Hiếu đức đều cùng cực

Có nghĩa lại có nhân

Như muôn vì sao sáng

Cùng quy về Bắc Thần.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 22 tháng 11, 1973   

Trầm mặc ít lời, nói năng chậm rãi

Tự thân làm, thực tiển chẳng trái thời

Khẩn thiết chí thành tôn kính song thân

Lòng kính ngưỡng làm vui lòng thầy, tổ.

Tu phạm hạnh sáu năm nơi lều cỏ

Lưu tiếng thơm thiên cổ bậc tri âm

Nghe gió thầm giáo hóa đức cao thâm*

Người tin pháp, nghe đây mà tưởng niệm.

………………………………………………..

* 风 phong: giáo hóa, dạy dỗ. ◎Như: xuân phong phong nhân 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 15 Feb 2016, 1:41 AM | Message # 355
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
4.85 Quảng Khâm Lão Hòa Thượng

Sư pháp danh là Chiếu Kính, tự Quảng Khâm, người Huệ An, Phúc Kiến, mồ côi từ thuở nhỏ, nhận ra đời người vô thường. Năm 13 tuổi, vào chùa Thừa Thiên ở Tuyền Châu, theo sư Thụy Phương xuất gia. Tuy thể chất yếu đuối nhưng sư luôn tinh tấn, tu khổ hạnh, không ăn quá giờ Ngọ, đêm không nằm, suốt ngày không rời điện Phật. Một lần, vị tri khách trước đại chúng cho biết là chùa bị mất tiền, chúng tăng nghi sư là người lấy cắp. Sư chỉ im lặng bày tỏ sự trung thực của mình. Sau đó mọi sự được sáng tỏ.

Sau khi thọ giới cụ túc, sư mang theo một túi gạo đi vào núi sâu tìm chỗ ẩn tu. Tìm được một động trong núi, sư nguyện: "Không ngộ đạo thì không ra khỏi nơi này." Trong khoảnh khắc chợt có cọp đi vào động. Sư vì cọp nói pháp, cọp nghe rồi liền lùi ra ngoài. Gạo hết, sư ăn lá cây khiến loại khỉ cảm động hái trái cúng dường. Từ đó, sư ăn trái rừng để duy trì sắc thân. Đây là thời gian sư thường nhập định phóng quang. Sau bảy năm, sư xuống núi, danh vang gần xa, người quy y ngày một đông, hàng công khanh, người chợ búa đều có cả. Năm sư 53 tuổi, đến Đại Loan hoằng pháp, dựng chùa Thừa Thiên ở Thổ Thành, chùa Diệu Thông ở Cao Hùng. Mùa thu năm 1985 sư truyền bá giới đàn, 500 người thọ giới, sự hưng thịnh chưa từng thấy. Ngày 13 tháng 2 năm 1986, sư ngồi kiết già thị tịch tại chùa Diệu Thông, thọ 95 tuổi, môn đồ của sư vô số.



Bài tán:

Đại thừa vốn căn tính

Vì người quên cả thân

Từ bi tâm cứu thế

Vui đạo trong khốn bần.

Gió lộng thì đuốc lớn

Lửa dữ gặp vàng ròng

Dồi mài và tôi luyện

Ma Phật tự rõ ràng.



Kệ:

Tuyên Hóa thượng nhân viết ngày 18 tháng 2, 1986   

Đệ nhất hạnh đầu đà ngài Ca Diếp

Chư thánh tăng Chấn Đán sánh bằng trời

Sư Quảng Khâm Phúc Kiến được ấn tâm  

Cơ duyên ấy, người Đài Loan vun bón  

Tuổi chín mươi lăm hẳn là trở gót

Đức từ bi trải thế giới ba ngàn

Hằng nguyện sa bà nơi cõi Tịch Quang

Quay thuyền lại chẳng sinh tâm nghi hoặc.





Thiên Thai Sơn

(Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm cảm tác)



Gió theo lối đào hoa xuôi thuyền non vắng

Áo ai gởi vàng mây bay trong hoàng hôn.

Ngọc Tuyền còn reo

Lời vàng đưa theo

Hoa lá hát lời kinh bối

Tiếng rơi trên suối

Dáng ai xa vời

Đất như còn mới thơm lối hoa đào rơi.

Thiên thai. Đóa sen ngát hồng tay

Âm vang mười phương tấu khúc sum vầy

Thiên thai. Phiến kinh biếc ngàn hoa

Non xanh truyền câu hát thái hòa

Ai mang tờ kinh cũ tìm về

Trong tiếng chuông giục lòng quê.

Thiên tiên. Núi cao mây xanh, tiên lồng bóng hoàng hoa

Hóa thân thiên duyên ai ngờ đã bao lần qua dòng đời.

Thiên thai. Đứng trông xa xăm non lồng bóng trời mây

Biết chăng đâu đây ba nghìn cõi trong một tâm vơi đầy.

Về đây đêm nay lòng đã như mây theo gió xuân vàng non biếc

Lòng suối ngọc xưa quyện từng hạt sương mai trong mắt hồng thơ ngây.

Hồn quê theo chân về chốn cũ

Nhìn non tiên, lòng vui khúc hát đoàn viên.

Thiên thai. Bóng ai xưa kia trăng cài áo trầm vương

Bút son đôi câu bao lần đã thay ngọc châu tặng người.

Ngắt cánh đào cuối đông

Ném xuống lòng suối trong

Hóa muôn nghìn cánh bướm bay về giữa trời Không.

Đào nguyên đó, mây nước đâu quên người

Vườn đào xưa, dòng kinh thiên thu

Khói thơm quyện dòng kinh thơm

Áo hoa nhuộm vàng trên cõi tiên.

(2005)


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
  • Page 8 of 8
  • «
  • 1
  • 2
  • 6
  • 7
  • 8
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO