Thứ Bảy
20 Apr 2024
4:10 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 8
  • 1
  • 2
  • 3
  • 7
  • 8
  • »
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
Phật Tổ đạo ảnh
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:24 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng



Phật Tổ Đạo Ảnh

Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật 


Giới thiệu:

Chư Tổ, tuy Ấn, Hoa có khác, nhưng cùng vẻ thiên dung đạo mạo, rờ rỡ sáng ngời, khiến người chiêm ngưỡng, vơi sạch lòng trần, thấy tướng liền ngộ tâm. Chỉ trong sớm tối, ngàn năm cùng quay về với chư Tổ trong đại quang minh tạng. Chẳng có đạo ảnh thì lấy gì làm nên chuyện đó? Khoảng đời Hồng-Vũ, một số ham thích đạo, cả tăng và tục, cùng nhau miêu họa đạo ảnh Phật và Tổ, từ tôn giả Đại Ca Diếp đến các vị tôn túc cổ sơ trong nước, tính ra là 120 vị, rồi tàng trữ tại núi Ngưu-Thủ phía nam kinh đô. Nét bút tinh thần, phong độ cao khiết, nếu chẳng do sự kỳ diệu của tâm tư, cảm ứng đến chỗ u linh thì dễ gì có được bút pháp như vậy !


Thích-ca Mâu-ni Văn Phật


Phiên âm :

Phật thị sanh ư trung Thiên Trúc quốc, vi Tịnh Phạn vương chi tử. Tầm xả Chuyển Luân Thánh Vương vị xuất gia, thành vô thượng đạo, chuyển đại pháp luân. Kỳ hậu thất thập cửu tuế, thùy bát-niết-bàn. Nãi dĩ chánh pháp nhãn tạng, phó kỳ cao đệ đệ tử Ma-ha Ca-Diếp, tịnh sắc A-Nan, phó nhị truyền hoá. Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê y, lịnh đại Ca-Diếp chuyển phó đương lai bổ xứ Di-Lặc Phật. Kỳ thuyết kệ viết : Pháp bổn vô pháp, vô pháp pháp diệc pháp ; kim phó vô pháp thời, pháp pháp hà tằng pháp ?

Dịch :

Phật thị sanh tại miền trung nước Thiên Trúc, làm con đức vua Tịnh Phạn. Ngài sớm từ bỏ ngôi vị Chuyển luân Thánh vương để xuất gia, rồi thành tựu đạo vô thượng và chuyển bánh xe pháp lớn. Về sau, năm bẩy mươi chín tuổi, khi sắp sửa vào niết-bàn, Phật giao chánh pháp nhãn tạng cho cao đệ Ma-ha Ca Diếp, đồng thời bảo A-Nan phải phụ giúp để truyền bá chánh pháp. Phật còn đem áo tăng-già-lê vàng đưa cho Ma-ha Ca Diếp giữ để ngày sau giao lại cho đức Di-Lặc tức vị Phật tương lai. Phật nói bài kệ như sau : Pháp bổn lai chẳng pháp, cái pháp chẳng pháp đó cũng là pháp, nay giao cái pháp chẳng pháp, pháp đó chẳng pháp gì ?

Tán

Vạn đức trang nghiêm

Nhất trần bất lập

Tứ thập cửu niên

Thái sát lang tạ

Mạt hậu niêm hoa

Tiếu đảo Ca-Diếp

Chánh pháp nhãn tạng

Thiên thánh bất thức

Dịch :

Vạn đức trang nghiêm

Chẳng bợn nhiễm ô

Bốn chín năm ròng

Công lao khó nhọc

Cầm hoa mỉm cười

Truyền thừa Ca-Diếp

Chánh pháp nhãn tạng

Thánh Trời chẳng hay

Kệ :

Đâu Suất giáng sanh đế vương gia

Tứ môn du tất khí phồn hoa

Thuyết pháp diễn giáo hóa quần phẩm

Từ bi hỷ xả độ chúng hiệp

Vạn đức trang nghiêm phước huệ tu

Nhất trần bất lập tịnh tự tha

Phật tăng truyền thừa mãn thiên hạ

Nhiếp thọ hữu tình sổ đạo ma

(Tuyên Công thượng nhân tác)

Dịch :

Đâu suất giáng trần chốn vương gia

Nhàn du bốn cửa chán phồn hoa

Một đời pháp bảo trao truyền lại

Hỷ xả từ bi hạnh chói lòa

Vạn đức trang nghiêm tròn phước huệ

Tự tâm thanh tịnh gạn tâm tha

Đời đời tiếp nối môn đồ Phật

Độ thoát chúng sanh tựa Hằng sa

(Thượng nhân Tuyên Hóa soạn)



Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:27 PM
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:27 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Sơ Tổ: Tôn Giả Ma-Ha Ca-Diếp


Phiên âm Hán Việt:

Tôn giả bổn Ma-kiệt-đà quốc nhân, xuất Ba-la-môn thị, kỳ hình kim sắc. Kiến Phật xuất gia, ký độ chư hữu. Phật ư chúng trung xưng vi đệ nhất. Nhất nhật, Phật ư Linh sơn hội thượng niêm xuất nhất chi kim sắc bát-la hoa thị chúng. Thời đại chúng mặc nhiên, duy tôn giả phá nhan vi tiếu. Phật viết : ‘Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngọai biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca-Diếp.’ Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê chúc viết : ‘Chuyển thọ đương lai Từ thị Phật ‘. Tôn giả tác lễ viết : ‘Cung y Phật sắc’. Hậu tôn giả dĩ pháp chuyển phó A-Nan, tức trì tăng-già-lê nhập Kê-Túc sơn nhập định, dĩ sỉ Từ thị hạ sanh.

Dịch : Sơ Tổ Tôn giả Ma-ha Ca-Diếp

Tôn giả là người nước Ma-kiệt-đà, thuộc dòng Bà-la-môn, mang thân hình sắc vàng. Khi gặp Phật, tôn giả xin xuất gia, mong độ các chúng sanh. Giữa đại chúng Phật gọi tôn giả là đệ tử bậc nhất. Một hôm, tại hội Linh Sơn, Phật cầm bông hoa bát-la sắc vàng nhìn đại chúng. Lúc ấy, mọi người đều lặng yên, duy một mình tôn giả thì nét mặt rạng lên mỉm cười. Phật bảo : ‘Ta có chánh pháp nhãn tạng, tâm nhiệm mầu niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, đặc biệt truyền ngòai giáo lý, giao phó cho Ma-ha Ca-Diếp.’ Phật còn đưa áo tăng-già-lê vàng cho tôn giả mà dặn rằng : ‘Hãy chuyển lại cho đức Phật Từ thị.’ Tôn giả đáp lễ nói : ‘Xin vâng lời Phật dạy.’ Về sau, tôn giả truyền pháp cho A-Nan rồi mang tấm áo tăng-già-lê đi vào núi Kê-Túc nhập định, chờ ngày đức Phật Từ thị hạ sanh.

Tán

Phá nhan vi tiếu

Đề hồ độc dược

Kim lan cà-sa

Hà xứ an trước

Truyền cá thập ma

Tương thố tựu thố

Ương họa nhi tôn

Quy mao thố giác

Dịch :

Mặt nở mỉm cười

Đề hồ thuốc độc

Cà sa sợi vàng

Cất ở nơi nao ?

Truyền lại cái gì ?

Từ sai đến sai

Gieo họa con cháu

Lông rùa sừng thỏ

Kệ

Linh sơn niêm hoa truyền tâm ấn

Phá nhan vi tiếu trực thừa đương

Tổ tổ pháp đăng chiếu sa giới

Tăng tăng huệ mạng mãn đại thiên

Kim sắc đầu đà cà sa tràng

Di Lặc tôn Phật tục thánh điền

Ma-ha Ca Diếp công huân đại

Tận vị lai tế ân vô biên

Tuyên Hóa Thượng Nhân tác

Dịch :

Linh sơn niêm hoa truyền tâm ấn

Nở mặt mỉm cười tự đảm đương

Đèn pháp lan truyền Hằng sa giới

Huệ mạng tăng già khắp đại thiên

Cà sa cờ pháp khởi đầu đà

Di Lặc nối theo gieo ruộng thánh

Ma-ha Ca-Diếp công lao lớn

Đến tận vị lai ơn vô biên

Thượng nhân Tuyên Hóa soạn


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:29 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Nhị Tổ: Tôn Giả A-Nan-Đà


Phiên âm Hán Việt:

Tôn giả, Vương Xá thành nhân, Hộc-Phạn vương tử, Phật chi tòng đệ giả, đa văn đệ nhất. Nhất nhật vấn Ca-Diếp viết : ‘Sư huynh ! Thế Tôn truyền kim lan cà sa ngoại, biệt truyền cá thập ma ?’ Ca-Diếp triệu : ‘A-Nan !’ Tôn giả ứng nặc. Ca-Diếp viết :‘Đảo khước môn tiền sát can trước’. Hậu Ca-Diếp nãi cáo tôn giả viết : ‘Ngã kim niên bất cửu lưu, kim tương chánh pháp phó chúc ư nhữ, nhữ thiện thủ hộ.’ Hậu tôn giả chuyển phó pháp ư Thương-Na-Hòa-Tu, ư Hằng hà trung lưu nhập diệt, dũng thân hư không, hiện thập bát biến, nhập phong phấn tấn tam muội, phân thân tứ phần, nhất phụng Đao-Lợi thiên, nhất phụng Sa-Kiệt-La long cung, nhất phụng Tỳ-Xá-Ly vương, nhất phụng A-Xà-Thế vương. Các các tạo bảo tháp cung dưỡng.

Dịch :


Tổ thứ hai: Tôn Giả A-Nan-Đà


Tôn giả, người thành Vương Xá, con ông hoàng Hộc-Phạn, tức là em con chú của đức Phật, đa văn bậc nhất.

Một hôm tôn giả hỏi Tổ Ca-Diếp :

- Khi Thế tôn truyền lại áo cà-sa vàng cho sư huynh, có còn truyền cái gì khác nữa chăng?

Tổ Ca-Diếp bèn gọi :

- A-Nan !

Tôn giả đáp lại :

- Dạ!

Tổ Ca-Diếp bảo :

- Đổ cột phướn trước cổng !

Về sau Tổ Ca-Diếp bảo tôn giả :

- Năm nay ta không ở lại lâu nên bây giờ ta giao phó chánh pháp cho ông, ông hãy khéo gìn giữ.

Sau này tôn giả truyền pháp cho Thương-Na-Hòa-Tu, rồi ra giữa dòng sông Hằng mà nhập niết-bàn. Thân Ngài nhảy vọt lên không trung, hiện ra mười tám cách biến hóa, rồi vào trong định ‘ phong phấn tấn’. Thân Ngài chia làm bốn phần, một phần cung dưỡng trời Đao Lợi, một phần cung dưỡng long cung Sa-Kiệt-La, một phần dành cho vua Tỳ-Xá-Ly, một phần cho vua A-Xà-Thế. Các nơi đều dựng bảo tháp để thờ Ngài.

Tán

Đa văn tổng trì

Tuệ tánh viên ngộ

Đảo khước sát can

Lưỡng thủ phân phó

Nan huynh nan đệ

Thị tử thị phụ

Tuy nhiên như thử

Hội sự hậu tố.

Dịch :

Đa văn tổng trì

Trí huệ viên ngộ

Đổ cột cờ phướn

Hai tay giao phó

Ai anh ai em?

Cha đó con đó!

Tuy là như vậy

Vẽ xong giấy trắng.

Hoặc thuyết kệ viết :

A-Nan đa văn vị dụng công

Ma-Đăng-Già nữ sính tà phong

Thủy tri đạo lực thiểu kiên cố

Chung bị dâm thất khốn quyết cung

Phật đảnh Lăng Nghiêm nhiếp hoàn bổn

Văn Thù Sư Lợi trì cúu ứng

Kết tập kinh tạng truyền vạn cổ

Pháp môn mệnh mạch lưu tây đông.

Tuyên Hóa Thượng Nhân tác

Dịch :

A-Nan đa văn chửa dụng công

Ma-Đăng-Già giở thói tà phong

Mới hay đạo lực chưa kiên cố

Xui nên bị hãm trong nhà dâm

Văn Thù Sư Lợi đi cứu ứng

Dùng chú Lăng Nghiêm giải thóat về

Kết tập kinh tạng truyền vạn cổ

Phật pháp khơi dòng khắp tây đông.

Thượng Nhân Tuyên Hóa soạn



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:31 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tam Tổ: Tôn Giả Thương Na Hòa Tu


Phiên âm Hán Việt:

Tôn giả Ma-Đột-La quốc nhân dã, tính Tỳ Xá Đa, tại thai lục niên, ứng thụy nhi sinh. Hậu xuất gia học tiên đạo, cư Tuyết sơn. Nhân A-Nan tương nhập diệt, thời sơn hà đại địa lục chủng chấn động, tôn giả đồng ngũ bách tiên nhân lễ A-nan túc, nhi quỵ thỉnh viết : ‘Ngã ư trưởng lão, đương chứng Phật pháp, nguyện thùy độ thóat.’ A-Nan tức biến Hằng hà vi kim địa, vị thuyết đại pháp viết : ‘Tích Như Lai dĩ chánh pháp nhãn phó Đại Ca-Diếp, chuyển phó ư ngã, ngã kim phó nhữ.’ Tôn giả ký đắc pháp hàng nhị hỏa long, dĩ kiến phạm cung, chuyển đại pháp luân. Hậu phó pháp dữ Ưu Ba Cúc Đa, tức ẩn Kết tân quốc Tượng Bạch sơn, hiện thập bát biến hỏa quang tam muội, dụng phần ký thân.

Dịch :
Tổ Thứ Ba Thương Na Hòa Tu

Tôn giả nguyên là dân nước Ma-Đột-La, dòng Tỳ Xá Đa, ở trong thai mẹ sáu năm, ứng vào điềm lành mà sanh ra đời. Về sau, tôn giả xuất gia học đạo tiên ở núi Tuyết. Nhân khi tổ A-Nan nhập diệt, núi sông đất bằng nổi lên sáu cách chấn động, tôn giả dẫn năm trăm tiên nhân đến đảnh lễ dưới chân tổ, quỳ xuống thỉnh rằng : ‘Chúng con phải chứng pháp Phật tại nơi trưởng lão, nguyện xin trưởng lão độ thoát cho chúng con.’ Tổ A-Nan liền biến sông Hằng thành bình địa, bằng vàng, rồi thuyết pháp lớn rằng : ‘Xưa, đức Như Lai đem đại pháp nhãn trao cho tổ Đại Ca-Diếp, rồi đại pháp nhãn lại chuyển đến ta, nay ta trao cho ngươi.’ Chứng được pháp rồi, tôn giả hàng phục hai con rồng lửa để xây đạo tràng và chuyển bánh xe pháp. Về sau tôn giả truyền pháp lại cho Ưu Ba Cúc Đa, đi tới núi Bạch Tượng nước Kế Tân, vào trong định hỏa quang mười tám cách biến rồi lấy lửa đó đốt thân.

Tán

Ứng thụy nhi sinh

Chuyển diệu pháp luân

Ngũ bách tiên chúng

Duy tổ đặc tôn

Vô đoan nhất ngữ

Ấn phá diện môn

Hàng long phục tượng

Đạo bố càn khôn.

Dịch :

Khi sanh ứng điềm lành

Nhiệm mầu chuyển pháp luân

Tiên nhân năm trăm vị

Riêng tôn một mình Tổ

Nói thẳng chẳng mào đầu

Một lời là ấn chứng

Hàng phục rồng cùng voi

Đạo lan tràn vũ trụ.

Hoặc thuyết kệ viết :

Tu tiên học đạo nhập thâm sơn

Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân

Ngũ bách đan khách quy tam bảo

Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên

Chánh pháp nhãn tạng phó tâm ấn

Kim sắc đầu đà định Vân nam

Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết

Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền.

Tuyên Hóa Thượng nhân tác

Dịch :

Tu tiên học đạo chốn thâm sơn

Lạy Tổ A- Nan cầu độ thoát

Tiên khách năm trăm quay về Phật

Cặp rồng bay thẳng tận mây xanh

Chánh pháp truyền trao qua tâm ấn

Đầu đà thân vàng định Vân Nam

Tổ tổ tiếp nối không lời nói

Ánh đuốc giao thoa mãi rạng thêm.

Thượng Nhân Tuyên Hóa soạn



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:32 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ tư Tôn Giả Ưu-Bà-Cúc-Đa


Phiên âm Hán Việt:

Tôn giả Sất Lợi quốc nhân dã, tính Thủ Đà. Niên thập thất, đầu Tam Tổ xuất gia. Tổ vấn : ‘Nhữ niên kỷ hà ?’ Đáp viết : ‘Thập thất.’ Tổ viết : ‘Nhữ thân thập thất da ? Tính thập thất da ?’ Đáp viết : ‘Sư phát dĩ bạch, vị phát bạch da ? Tâm bạch da ?’ Tổ viết : ‘Ngã phát bạch, phi tâm bạch dã.’ Đáp viết : ‘Ngã thân thập thất, phi tính thập thất dã.’ Tổ tri thị pháp khí, tọai vị lạc phát thọ cụ. Cáo chi viết : ‘Tích Như Lai dĩ vô thượng pháp nhãn phó chúc Ca Diếp, triển chuyển tương thọ, nhi chí ư ngã. Ngã kim phó nhữ, vật linh đọan tuyệt.’ Tôn giả đắc pháp dĩ, tùy phương hành hóa, ma cung chấn động, ba tuần sầu bố, hậu đắc Đề Đa Ca dĩ, tọai dũng thân phi không, trình thập bát biến, phục tọa, già phu nhi thệ.

Dịch :
Tổ thứ tư Tôn Giả Ưu-Bà-Cúc-Đa

Tôn giả là người nước Sất Lợi, dòng Thủ Đà la. Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ thứ ba xuất gia.

Tổ hỏi :

-Ngươi được bao nhiêu tuổi?

Thưa rằng :

- Con được 17 tuổi.

Tổ nói :

- Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại :

- Đầu thầy đã bạc, vậy là tóc thầy bạc hay Tâm thầy bạc.


Tổ bảo :

- Tóc của ta bạc, chẳng phải Tâm của ta bạc.

Ngài trả lời:

- Thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi.

Tổ biết đây là pháp khí bèn nhận cho xuất gia, cắt tóc và thọ giới cụ túc.

Tổ bảo :

- Xưa đức Như Lai giao pháp nhãn vô thượng cho tôn giả Ca Diếp, từ đó pháp nhãn lần hồi truyền lại cho đến ta, nay ta giao phó cho ngươi chánh pháp này, ngươi chớ để đọan dứt.

Tôn giả được pháp rồi tùy duyên đi các nơi cảm hóa chúng sanh, khiến cho cung ma chấn động, vua ma ba-tuần rất là lo sợ. Sau khi kiếm được ngườI tiếp nối là Đề Đà Ca, Ngài bay lên hư không, hóa 18 phép biến, rồi ngồi xuống theo thế kiết già mà đi.

Tán :

Thân tánh thập thất

Hữu hà giao thiệp

Hàng phục ba tuần

Toàn bằng cừ lực

Chấn động ma cung

Liễu vô luân thất

Nguy nguy đường đường

Quang thư hóa nhật.


身性十七
有何交涉
降伏波旬
全憑渠力
震動魔宮
了無倫匹
巍巍堂堂
光舒化日


Dịch :

Thân tánh mười bảy

Có gì quan hệ ?

Hàng phục vua ma

Tòan nhờ đạo lực

Rung động cung ma

Chẳng ai so bằng

Lỗi lạc đường hòang

Sáng như mặt nhật

Hoặc thuyết kệ viết :

Ấu thời xuất gia ngộ tổ truyền

Đẩu tẩu tinh thần vong thụy miên

Thân tính thập thất đa ngôn thuyết

Phát tâm bạch da nãi hí đàm

Cơ giáo tương khấu khế chân lý

Sư tư đạo hợp diễn diệu huyền

Pháp bổn lưu biến tam thiên giới

Thập phương phổ hóa tục tuyệt thuyên

Dịch :

Tuổi trẻ xuất gia gặp Tổ truyền

Đầu đà tu khổ ngủ thường quên

Hỏi rằng mười bẩy, thân hay tánh?

Vặn lại, bạc là tóc hay tâm?

Cơ phong qua lại bầy chân lý

Đạo hợp sư đồ diễn diệu huyền

Pháp trùm khắp cả ba ngàn cõi

Mạch đạo khơi thông chẳng tuyệt dòng



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 2:35 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA


Phiên âm Hán Việt:

Tôn giả, Ma Ca Đà quốc nhân dã. Sanh thời, phụ mộng kim nhật chiếu diệu thiên địa. Trưởng ngộ Tứ tổ, cầu xuất gia. Tổ viết: “Nhữ thân xuất gia, tâm xuất gia da?” Đáp viết: “Ngã cầu xuất gia, phi vi thân tâm.” Tổ viết: “Bất vi thân tâm, thùy phúc xuất gia?” Đáp viết: “Phu xuất gia giả, vô ngã ngã cố, tức tâm bất sanh diệt. Tâm bất sanh diệt, tức thị thường đạo, chư Phật diệc nhiên, Tâm vô hình tướng, kỳ thể diệc nhiên.” Tổ viết: “Nhữ đương đại ngộ, tâm tự linh thông.” Tức vi thế độ thọ cụ, phó dĩ Đại Pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Trung Ấn Độ, chuyển phó pháp dữ Di Già Ca. Nãi dũng thân hư không, tác thập bát biến, Hỏa Quang tam-muội, tự phần kỳ thân.

Dịch :
Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA

Tôn giả Đề-đa-ca (Dhirtaka) người nước Ma-già-đà (Magadha). Lúc sắp sinh Tôn giả, cha Ngài mộng thấy mặt trời vàng rực chiếu khắp nơi. Lớn lên, Tôn giả gặp Tổ thứ tư (Ưu-ba-cúc-đa), liền xin xuất gia. Tổ hỏi:

-Thân ông xuất gia hay tâm xuất gia?


Tôn giả thưa:

- Dạ! Con cầu xuất gia không phải vì thân tâm.

- Không vì thân tâm, vậy ai xuất gia?

- Phàm người xuất gia đâu có cái ngã của mình nên tâm không sinh diệt, tâm không sinh diệt thì đúng là thường đạo, chư Phật cũng thế, tâm không hình tướng, thể của nó cũng vậy.

Tổ bảo:

- Lúc ông đại ngộ tâm tự linh thông.

Tổ liền cho Tôn giả xuất gia, thọ giới Cụ túc và giao phó Đại Pháp. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến Trung Ấn và truyền pháp cho Di-già-ca. Sau đó, Tôn giả phóng mình lên hư không, hiện mười tám thần biến, rồi dùng hỏa quang tam-muội thiêu thân.

Bài tán:

Tâm phi sanh diệt

Dục ẩn di chương

Pháp phi thường đạo

Hảo nhục oan sang

Mộng trung thuyết mộng

Gia sửu ngoại dương

Hỏa Quang tam-muội

Tuyết thượng gia sương[1]

Dịch:

Tâm không sanh diệt

Muốn giấu càng tỏ

Đạo pháp phi thường

Thịt bất khoét ương

Trong mộng nói mộng

Nết xấu phô trương

Hỏa Quang tam-muội

Trên tuyết thêm sương

Kệ rằng:

Phụ mộng kim nhật Tổ giáng sanh

Bất mê bổn tánh mịch ly trần

Vô ngã xuất gia phi dị diệt

Hữu nguyện thoát tục đoạn khổ nhân

Dữ Phật vi lân tư tề Thánh

Đồng Sư hộ giáo chánh pháp hưng

Hỏa Quang tam-muội phần huyễn thể

Ma cung chấn động quỷ thần kinh[2]

Tuyên Hóa Thượng nhân tác

Dịch:

Mộng mặt trời vàng Tổ giáng thần

Linh căn bất muội quyết ly trần

Xuất gia vô ngã lìa sanh diệt

Nguyện ước đời tu dứt khổ nhân

Kết thân cùng Phật đồng như Thánh

Cùng Thầy hộ giáo chánh pháp hưng

Hỏa Quang tam-muội thiêu thân huyễn

Chấn động cung ma khiếp quỷ thần

(Tuyên Công Thượng Nhân)

Lại có kệ rằng:

Thế tục phiền não tam giới gia

Mộng uyển bào ảnh dữ không hoa

Thân tâm giải thoát ly phân biệt

Trường đoạn viên dung mẫn sát-na

Hà đảm Như Lai truyền đại nghiệp

Cao huyền Tổ ấn chiếu hôn ma

Lâm hành thị hiện Hỏa Quang định

Tự tại thần thông diệu vô nhai[3]

Dịch:

Phiền não thế tục tam giới gia

Mộng huyễn bóng nước và không hoa

Thân tâm giải thoát lìa phân biệt

Dài, ngắn, tròn đầy không khác xa

Gánh vác đại nghiệp, ngời Phật Tổ

Tổ ấn cao huyền chiếu muôn nhà

Lâm chung thị hiện lửa tam-muội

Thần thông tự tại không gì qua.

(Tuyên Công Thượng Nhân)



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:23 PM | Message # 7
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ sáu: TÔN GIẢ DI-GIÀ-CA


Phiên âm Hán việt:

Tôn giả, Trung Ấn Độ nhân. Sơ học tiên pháp, nhân Ngũ Tổ chí bỉ quốc, Tôn giả chiêm lễ, viết: “Tích dữ Sư đồng sinh Phạm thiên, ngã ngộ tiên nhân thọ ngã tiên pháp, sư phùng Phật tử tu tập thiền-na. Tự thử, báo phân thù đồ, dĩ kinh lục kiếp.” Tổ viết: “Chi ly lũy kiếp, thành tai bất hư! Kim khả xả tà quy chánh, dĩ nhập Phật thừa?” Tôn giả viết: “Kim hạnh tương ngộ, phi túc duyên da? Nguyện Sư từ bi, linh ngã giải thoát.” Tổ tức dữ thế độ thọ cụ, phó dĩ Đại Pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, du hóa chí Bắc Thiên Trúc quốc, phó pháp dữ Bà-tu-mật. Tức nhập Sư tử phấn tấn tam-muội, dũng thân cao thất đa-la thọ, khước phục bổn tọa, hóa hỏa tự phần.


Dịch
:
Tổ thứ sáu: Tôn Giả DI-GIÀ-CA

Tôn giả Di-già-ca (Micchaka, Mikkaka) người Trung Ấn, trước đây có học pháp tiên. Nhân lúc Ngũ tổ (Đề-đa-ca) đến nước này, Tôn giả chiêm ngưỡng, đỉnh lễ Ngũ Tổ rồi thưa:

- Thưa Thầy! Xưa con và Thầy cùng sanh lên cõi trời Đại Phạm, con gặp tiên nhân trao cho pháp tiên, còn Thầy gặp đệ tử của Đức Phật nên tu tập thiền định. Từ đó, theo nghiệp báo, chúng ta mỗi người một đường, đã trải qua sáu kiếp.

Tổ bảo:

- Chia cách nhiều kiếp, lời ông chẳng dối hư. Nay ông nên bỏ tà về chánh và trụ vào Phật thừa.

Tôn giả thưa:

- Thưa Thầy! Hôm nay, may mắn được gặp nhau, há chẳng phải duyên xưa ư? Xin Thầy từ bi giúp con được giải thoát.


Tổ liền cho Tôn giả xuống tóc xuất gia, truyền giới Cụ Túc và giao phó Đại pháp. Đắc pháp rồi, Tôn giả du hóa đến Bắc Ấn Độ, phó pháp cho Bà-tu-mật (Vasumitra), rồi nhập tam-muội Sư tử phấn tấn, phóng mình lên hư không cao bằng bảy cây đa-la (tala)[1] rồi trở lại chỗ ngồi, hóa lửa tự thiêu.

Bài tán:

Nhất ngộ túc nhân

Thoát tận trí giải

Quy chánh xả tà

Lưỡng thái nhất trại

Sư tử phấn tấn

Thị hà tam-muội?

Thiên cổ du du

Thanh phong biến giới[2]

Dịch:

Thoắt ngộ nhân xưa

Ngọn nguồn tỏ rõ

Bỏ tà quy chánh

So sánh hai bên

Sư tử phấn tấn

Là tam-muội gì?

Nghìn xưa dằng dặc

Gió mát muôn nơi.

Kệ rằng:

Học Tiên học Phật tuy thù đồ

Thời tiết nhân duyên đãi thành thục

Ngẫu nhiên tương phùng nguyên túc định

Lịch kiếp phân tán vị tận sơ

Nhất đán khế hợp toàn đạo quả

Vạn cổ thường dung thị Chân Như

Ngô bối vi hà vô cảm ứng?

Phàm tâm nan đoạn trầm ái hồ![3]

(Tuyên Công Thượng Nhân tác)

Dịch:

Dù cho Tiên, Phật có khác đường

Đúng lúc đúng thời cũng đượm hương

Ngẫu nhiên tương hội duyên đời trước

Bao phen chia cách vẫn còn vương

Một sớm hội thông tròn đạo quả

Muôn đời hằng sáng ấy chơn thường

Hậu bối bởi đâu không cảm ứng?

Phàm phu khó đoạn được tình trường

(Tuyên Công Thượng Nhân)



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:25 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT


Phiên âm Hán việt:
Tôn giả, bắc Thiên Trúc quốc nhân dã. Nhân Lục Tổ du hóa, kiến tôn giả thủ trì tửu khí, nghịch nhi vấn viết :
‘Sư hà phương lai ? Dục vãng hà sở ?’

Tổ viết : ‘Tòng tự tâm kai, dục vãng vô xứ.’
Tôn giả viết : ‘Thức ngã thủ trung vật phủ?’
Tổ viết : ‘Thử thị xúc khí, nhi phụ tịnh giả.’
Tôn giả viết : ‘Sư thức ngã phủ ?’
Tổ viết : ‘Ngã tức bất thức, thức tức phi ngã.’
Hậu vị phi thế viên giới, phó dĩ đại pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Ca-Ma-La quốc, quảng hưng Phật sự. Hậu phó pháp ư Phật-Đà-Nan-Đề, tức nhập Từ tâm tam muội. Phục khởi, thị chúng viết : ‘Ngã sở đắc pháp, nhi phi hữu cố. Nhược thức Phật địa, ly hữu vô cố.’ Ngữ dĩ, hoàn nhập tam muội, thị Niết-bàn.

Dịch :
Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT

Tôn giả là người miền bắc xứ Thiên Trúc. Khi Tổ thứ 6 du hóa tới, trông thấy tôn giả trong tay cầm một bình dùng để đựng rượu, đi đến chỗ Tổ hỏi rằng :
- ‘Sư từ ở đâu lại ? Sẽ đi đến đâu ?’

Tổ đáp :
-‘Từ tâm đến, chẳng đi đến nơi nào.’

Tôn giả hỏi :
- ‘Sư có biết vật tôi cầm trong tay là cái gì không ?’

Tổ đáp :
-‘Đây là đồ dùng dơ dáy, nhưng nó chứa đồ thanh tịnh.’

Tôn giả hỏi :
-‘Sư có biết tôi không ?’

Tổ nói :
-‘Ta thì không biết ngươi, nếu biết thì chẳng phải ta.’

Sau đó Tổ cho tôn giả cạo tóc và thọ đầy đủ giới pháp cùng truyền lại Đại Pháp cho tôn giả. Nhận lãnh pháp xong, tôn giả đi giáo hóa đến nước Ca-Ma-La làm cho Phật giáo được hưng thịnh. Về sau, tôn giả truyền pháp cho Phật-Đà-Nan-Đề, vào định Từ tâm, rồi ra định, nói trước đại chúng :

-‘Pháp ta đã được, chẳng phải là cái có. Nếu muốn biết chỗ của Phật thì phải lìa có và không.’

Nói xong, tôn giả lại vào định rồi nhập Niết-bàn.

Tán viết :

Vân trình tường thụy

Kim sắc hoảng hoa

Thủ trì xúc khí

Quy nguyên lộ trực

Hiện từ tâm tướng

Giao bồn niêm xuất

Thuyết pháp thị chúng

Hồ bính áp trấp.[1]

Dịch :

Mây bầy điềm lành

Vàng ối sáng chói

Tay cầm bình rượu

Về nguồn đường ngay

Hiện tướng từ tâm

Trong chậu lấy ra

Nói pháp thị chúng

Hút ngọt trong bánh

Hoặc thuyết kệ viết :

Bắc Thiên Trúc quốc sanh thánh nhân

Thủ trì xúc khí vấn tiền nhân

Tòng tự tánh lai vô sở khứ

Thức tức phi ngã hữu hà nhân

Từ tâm chánh định thính khứ nhập

Bi quang biến chiếu mãn càn khôn

Kim sắc liên hoa tiếp học giả

Ma ha bát nhã bí linh văn.[2]

Tuyên Hóa Thượng Nhân
tác, nhất cửu thất thất niên thập nhị nguyệt thập tứ nhật.

Dịch :

Bắc-Ấn nẩy sinh một thánh nhân

Tay cầm bình rượu hỏi tiền thân

Lại từ tự tánh, không nơi đến

Biết chẳng là ta, hỏi biết ai ?

Chánh định tâm từ luôn xuất nhập

Tâm bi rạng chiếu khắp càn khôn

Sen vàng tiếp nối truyền tâm ấn

Pháp bí anh linh trí huệ chân

Thượng Nhân Tuyên Hóa
trước tác ngày 14 tháng 12 năm 1977



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:27 PM | Message # 9
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 8: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ


Tôn giả, Ca-Ma-La quốc nhân dã. Đỉnh hữu nhục kế, biện tài vô ngại. Sơ kiến Thất Tổ luận nghĩa, Tổ viết : “Nhân giả ! Luận tức bất nghĩa, nghĩa tức bất luận. Nhược nghĩ luận nghĩa, chung phi nghĩa luận.” Tôn giả tri Tổ nghĩa thắng, tâm tức khâm phục, viết : “Ngô nguyện cầu đạo, triêm cam lồ vị.” Tổ toại dữ thế độ thọ cụ, phó dĩ Đại Pháp, kệ viết :

Tâm đồng hư không giới

Thị đẳng hư không pháp

Chứng đắc hư không thời

Vô thị vô phi pháp[1]

Tôn giả đắc pháp dĩ, lãnh chúng hành hóa chí Đề-Già quốc, chuyển phó pháp ư Phục-Đà-Mật-Đa, tức hiện thần biến, khước phục bổn tòa, đoan nhiên thị tịch. Nhĩ thời chúng kiến bảo tháp, táng kỳ toàn thân.

Dịch :
Tổ thứ 8: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ

Tôn giả là người nước Ca-Ma-La. Tôn giả có một cục thịt nổi lên trên đỉnh đầu, có tài biện luận lưu loát. Lần đầu gặp Tổ thứ bảy, tôn giả đến luận bàn về nghĩa lý.
Tổ nói:
- “Nầy nhân giả ! Luận tức chẳng phải nghĩa, nghĩa tức chẳng phải luận. Nếu (suy) tính luận nghĩa thì trọn chẳng phải nghĩa luận.”

Tôn giả biết rằng lý của Tổ cao vời, khởi lòng khâm phục, thưa rằng:
-“Con nguyện cầu đạo để được thưởng thức vị cam lồ.”

Tổ bèn cho cắt tóc xuất gia thọ giới Cụ túc. Tổ truyền pháp và đọc kệ rằng :

Tâm đồng với hư không

Chỉ cho pháp hư không

Khi đã chứng hư không

Hết pháp phi và thị

Được pháp rồi, tôn giả lãnh các đệ tử đi du hóa. Đến nước Đề-Già thì truyền pháp lại cho Phục-Đà-Mật-Đa, xong hiện thần thông biến hóa, rồi trở lại chỗ cũ, ngồi ngay thị tịch. Lúc bấy giờ đồ chúng xây bảo tháp rồi an táng toàn thân trong đó.

Tán viết :

Luận tức phi nghĩa

Nhất ngữ tiện liễu

Khuếch triệt linh nguyên

Tản khước trân bảo

Cam lồ môn khai

Tam canh nhật cảo

Kim chi cổ chi

Thanh quang kiểu kiểu.[2]

Dịch :

Luận tức chẳng phải nghĩa

Một lời liền khai ngộ

Quán triệt tới ngọn nguồn

Gạt mọi thứ quý giá

Cửa cam lồ rộng mở

Canh ba tợ trời sáng

Từ xưa cho đến nay

Thanh tịnh rực rỡ sang

(Tuyên Hóa Thượng Nhân)

Hoặc thuyết kệ viết :

Đỉnh sinh nhục kế thị chân nguyên

Tùy hình tướng hảo nguyện lực kiên

Vô ngại biện tài thâm bát nhã

Đại khai viên giải nghĩa luận huyền

Tâm đồng hư không siêu pháp giới

Lượng bao vũ trụ nhập vi tiên

Tức hiện thần biến hoàn bổn tọa

Tam canh cảo nhật tự minh thiên[3]

(Tuyên Hóa Thượng Nhân tác)

Dịch :

Đỉnh đầu nhục kế rõ căn nguyên

Tướng tốt dáng hình nguyện lực kiên

Biện luận tài cao thâm bát nhã

Diễn đàn nghị luận nghĩa diệu huyền

Tâm đồng hư không siêu pháp giới

Lớn sánh trời đất, nhỏ vi trần

Hiện đủ thần thông về chỗ cũ

Mặt trời như mọc giữa đêm đen

(Tuyên Hóa Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:29 PM | Message # 10
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA


Tôn giả, Đề Già quốc nhân. Niên dĩ ngũ thập, khẩu vị thường ngôn, túc vị tằng lý. Nhất nhật, kiến Bát Tổ sở thuyết: “Chân ngô đệ tử!” Tôn giả tức khởi lễ bái vấn viết: “Phụ mẫu phi ngã thân, thùy thị tối thân giả? Chư Phật phi ngã đạo, thùy thị tối đạo giả?” Tổ viết: “Nhữ ngôn dữ tâm thân, phụ mẫu phi khả tỷ; nhữ hành dữ đạo hiệp, chư Phật tâm tức thị.” Tôn giả văn kệ dĩ, tiện hành thất bộ. Tổ viết: “Thử tử tích tằng trị Phật phát nguyện, lự phụ mẫu nan xả, cố bất ngôn bất lý nhĩ!” Trưởng giả toại xả xuất gia. Tổ nãi thế lạc thọ cụ, phó dĩ Đại Pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, chí trung Ấn Độ hành hóa, chuyển phó pháp ư Nan Sinh. Tức nhập diệt tận tam muội, nhi bát Niết-bàn.

Dịch :
Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA

Tôn giả Phục-đà-mật-đa người xứ Đề-già, đã năm mươi tuổi mà miệng chưa từng nói một lời, chân chưa từng đi một bước. Một hôm, gặp Tổ thứ tám (Phật-đà-nan-đề), nghe Tổ nói, Phục-đà-mật-đa đúng là đệ tử của Tổ, Tôn giả liền đứng dậy, đỉnh lễ Tổ và nói kệ rằng:

Cha mẹ chẳng phải thân

Thì ai là thân nhất?

Phật chẳng là đạo ta

Thì đạo ai hay nhất?

Tổ đáp:

Lời cùng tâm ngươi thân

Cha mẹ không thân bằng

Hành của ngươi hơp đạo

Đó là tâm chư Phật


Nghe kệ xong, Tôn giả liền đi bảy bước.

Tổ bảo:

-"Đứa bé này xưa đã từng gặp Đức Phật và phát nguyện xuất gia nhưng sợ cha mẹ không cho phép nên chẳng nói, chẳng đi vậy!"

Nghe Tổ nói, cha mẹ Ngài liền cho con xuất gia. Tổ cho Ngài xuống tóc, thụ giới Cụ túc và truyền trao Đại Pháp. Sau khi đắc pháp, Tôn giả đến miền Trung Ấn Độ hành hóa và truyền pháp cho Nan Sinh, rồi nhập diệt tận định mà vào Niết-bàn.

Tán viết :

Ngữ vị xuất khẩu

Ngôn mãn thiên hạ

Túc vị xích hộ

Hư không biến khóa

Tôn quý bất cư

Phật Tổ tịnh giá

Chu hành thất bộ

Dĩ thành thoại bá

Dịch :

Miệng chưa từng mở

Nói khắp mọi người

Chân chưa từng bước

Đi khắp hư không

Chẳng màng tôn quý

Phật Tổ đồng hành

Chân đi bảy bước

Thành một giai thoại.

Hoặc thuyết kệ viết :

Bất ngôn bất lý thừa nguyện lai

Xuân huyên nan xả thể thân hoài

Hiếu thân hiếu tâm hiếu bản tính

Kính sư kính Tổ kính Phật đài

Độc cụ dị bẩm trạch pháp nhãn

Xảo ngộ lương phạm thức anh tài

Nhất ngôn hoán tỉnh chân đệ tử

Thủ vũ túc đạo thán kỳ tai![1]

Tuyên Hóa Thượng Nhân tác, nhất cửu thất bát niên tam nguyệt ngũ nhật.

Dịch :

Chẳng nói chẳng đi bởi nguyện sinh

Song thân chẳng nỡ dứt thâm tình

Thân tâm bản tánh đều tròn hiếu

Thầy Tổ, Phật-đà thảy kính tin

Bẩm tánh phú cho tài chọn pháp

Khéo thay anh tuấn gặp thầy tinh

Một lời thức tỉnh ngay trò giỏi

Mừng rỡ ngợi khen thật đáng kinh!

(Ngày 5, tháng 3, năm 1978 Tuyên Công Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:30 PM | Message # 11
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ


Tôn giả, trung Ấn Độ nhân. Nhân tùy phụ yết Cửu Tổ, phụ viết: “Thử tử xử thai lục thập tuế, nhân danh Nan Sanh. Thường hữu tiên vị, thử nhi phi phàm, đương vi pháp khí. Kim ngộ Tôn giả, khả linh xuất gia.” Tổ tức vị lạc phát thọ cụ. Yết-ma chi tế, tường quang chúc tọa, nhưng cảm xá-lợi tam thất lạp hiện tiền. Tự thử tinh tiến vong bì, hiếp bất chí tịch, nhân toại hiệu vi Hiếp tôn giả. Hậu Tổ phó dĩ Đại Pháp, tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Hoa Thị quốc, chuyển phó pháp ư Phú-na-dạ-xa. Tức hiện thần biến, nhi nhập Niết-bàn, hóa hỏa tự phần. Tứ chúng các dĩ y kích thịnh xá-lợi, tùy xứ kiến tháp.

Dịch :
Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ

Tôn giả người Trung Ấn, nhân lúc theo cha đến yết kiến Tổ thứ chín (Phục-đà-mật-đa), cha tôn giả thưa:

- Thưa Ngài! Đứa trẻ này ở trong thai sáu mươi năm, do đó con đặt tên là Nan Sanh và từng có vị tiên bảo: ‘Đứa trẻ này khác thường, sẽ là bậc pháp khí, nay được gặp Tổ, xin Ngài cho nó xuất gia’.

Tổ liền cho tôn giả xuống tóc xuất gia. Trong lúc yết-ma thọ giới Cụ túc, có ánh sáng lạ chiếu khắp tòa và cảm ứng hiện ra hai mươi mốt viên xá-lợi.
Từ đó, tôn giả tinh tấn tu hành không biết mệt mỏi, hông chẳng hề dính chiếu nên người đời gọi tôn giả là Hiếp tôn giả. Sau đó, tôn giả được Tổ truyền trao Đại Pháp. Đắc pháp rồi, tôn giả du hóa đến nước Hoa Thị và truyền pháp cho Phú-na-dạ-xa. Truyền pháp xong, tôn giả liền hiện thần biến, hóa lửa tự thiêu rồi nhập Niết-bàn. Bốn chúng dùng y bọc xá-lợi và khắp nơi đều xây tháp cúng dường.

Tán viết :

Hiếp bất chí tịch

Ư đạo hà thiết

Mãn tọa tường quang

Xung phá thiết bích

Địa diêu lục chấn

My hoành tỵ trực

Thiên cổ vạn cổ

Vi nhân thiên tắc[1]

Dịch :

Hông không dính chiếu

Hành đạo tiến tu

Khắp tòa điềm sáng

Vách sắt phá tung

Sáu cách đất rung

Mày ngang mũi thẳng

Làm gương trời người

Mãi từ nghìn xưa.

Hoặc thuyết kệ viết :

Hiếp bất trước tịch hành lực kiên

Dĩ thân tác tắc thị thùy tiên

Tùng bách nại hàn nhân ngưỡng mộ

Nhật nguyệt phổ chiếu các khai nhan

Cao phong lượng tiết vô luân tỷ

Đại chí vĩ nguyện hữu thùy toàn

Cổ kim trung ngoại giai mông nhuận

Tường quang thụy ải chúng sở chiêm[2]

(Tuyên Công Thượng Nhân tác)

Dịch :

Lưng không dính chiếu nhẫn khó hành

Mẫu mực làm nền dạy hậu sanh

Tùng bách chịu rét người ngưỡng mộ

Nhật nguyệt tỏa sáng dáng thêm xinh

Khí tiết thanh nhã không người sánh

Chí cao nguyện lớn hiếm kẻ bằng

Xưa nay khắp chốn đều nương đức

Tướng tốt mây lành chúng kính tin

(Tuyên Công Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:35 PM | Message # 12
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA


Tôn giả, Hoa Thị quốc nhân. Nhân Thập Tổ hành hóa chí kỳ quốc, khế nhất thọ hạ. Tôn giả thích lai, hợp chưởng tiền lập. Tổ vấn: “Nhữ tùng hà lai?” Đáp viết: “Ngã tâm phi vãng.” Tổ viết: “Nhữ hà xứ trụ?” Đáp viết: “Ngã tâm phi chỉ.” Tổ viết: “Nhữ bất định da?” Đáp viết: “Chư Phật diệc nhiên.” Tổ viết: “Nhữ phi chư Phật.” Đáp viết: “Chư Phật diệc phi.” Tổ nhân thuyết kệ viết: “Thử địa biến kim sắc, dự tri hữu thánh chí; đương tọa Bồ-đề thọ, giác hoa nhi thành dĩ.” Tổ tri kỳ ý, tức vi thế lạc thọ cụ, nhân phó dĩ Đại Pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Ba-la-nại quốc, chuyển phó pháp ư Mã Minh, tức hiện thần biến, trạm nhiên viên tịch. Chúng kiến bảo tháp, bí kỳ toàn thân.

Dịch :
Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA

Tôn giả người nước Hoa Thị. Nhân lúc Tổ thứ mười (Hiếp Tôn giả) du hóa đến nước này, đang nghỉ dưới bóng cây, Ngài đến chắp tay đứng trước Tổ. Tổ hỏi:

- Ông từ đâu đến?

Tôn giả thưa:

- Dạ! Tâm con chẳng phải đến.

- Ông trụ ở đâu?

- Tâm con chẳng dừng.

- Ông chẳng định sao?

- Chư Phật cũng vậy.

- Ông chẳng phải Chư Phật.

- Chư Phật cũng chẳng có.


Nhân đó Tổ nói kệ:

Thử địa biến kim sắc,

Dự tri hữu thánh chí;

Đương tọa Bồ-đề thọ,

Giác hoa nhi thành dĩ
[1].

Dịch:

Đất này đổi màu vàng

Dự biết có Thánh sang

Cội Bồ-đề an tọa

Hoa giác nở hoàn toàn.

Tổ biết ý tôn giả liền cho Ngài xuống tóc, thọ giới Cụ túc và truyền trao Đại Pháp. Đắc pháp rồi, Tôn giả du hóa đến nước Ba-la-nại và truyền chánh pháp cho Bồ-tát Mã Minh. Ngay sau đó, Tôn giả hiện thần biến, rồi thản nhiên thị tịch. Đồ chúng xây tháp báu tôn trí nhục thân Ngài.

Tán viết :

Chư Phật diệc phi

Thánh phàm hà lập?

Phu tọa thọ hạ

Địa hiện kim sắc

Đàm chân thật nghĩa

Nhân thiên võng trắc

Giác hoa nhất khai

Cao huyền tuệ nhật[2]

Dịch :

Chư Phật vốn không

Thánh phàm nào có

Dưới cây trải tòa

Đất hiện vàng chói

Luận tỏ nghĩa chân

Trời người không lường

Hoa giác vừa nở

Trời tuệ treo cao.

Hoặc thuyết kệ viết :

Bổn vô lai vãng Diệu giác sơn

Ly chư chỉ tướng vạn Phật truyền

Địa hiện kim sắc cát tường triệu

Thiên vũ bảo hoa thụy ứng tiên

Thánh nhân giáng thế hóa quần phẩm

Thần long ủng vệ dự cảm triệu

Chư Phật dĩ phi hà sở hữu?

Như thị như thị mạc thanh cao[3]

(Tuyên Công Thượng Nhân tác)

Dịch :

Diệu giác xưa nay chẳng động dao

Xa lìa các tướng vạn Phật trao

Sắc vàng hiện đất điềm lành ứng

Hoa báu tuôn rơi cảm tướng mầu

Thánh nhân giáng thế vì muôn loại

Long thần hộ vệ ứng duyên mau

Chư Phật vốn không làm sao có

Như vậy như vậy chớ truyền rao.

(Tuyên Công Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:37 PM | Message # 13
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH (Mahasattva Ashvagosha)


Đại sĩ, Ba-la-nại quốc nhân. Yết thập nhất tổ, vấn viết: “Ngã dục thức Phật, hà giả tức thị?” Tổ viết: “Nhữ dục thức Phật, bất thức giả thị.” Đáp viết: “Phật ký bất thức, yên tri thị hồ?” Tổ viết: “Ký bất thức Phật, yên tri bất thị?” Đại sĩ khoát nhiên tỉnh ngộ. Tổ vi thế độ, nãi viết: “Thử nhân tích vi Tỳ-xá-lợi quốc vương, vận kỳ thần lực, phân thân vi tàm, quốc nhân đắc y. Hậu sinh trung Ấn Độ, mã nhân bi luyến, nhân hiệu Mã Minh. Như Lai ký viết: ‘Ngô diệt hậu lục bách niên, đương hữu hiền giả, độ nhân vô lượng, kế ngô truyền hóa’. Kim chính thị thời.” Toại phó dĩ Pháp. Hậu đắc Ca-tỳ-ma-la, tức nhập Long phấn tấn tam muội, đĩnh thân không trung, như nhật luân tướng, nhiên hậu thị diệt.

Dịch :
Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH (Mahasattva Ashvagosha)

Sư người nước Ba-la-nại, khi yết kiến Tổ thứ mười một (Phú-na-dạ-xa), sư hỏi:

- Con muốn biết Phật, cái gì là Phật?

Tổ đáp:

- Ông muốn biết Phật, không biết là đúng.

Sư thưa:

- Đã không biết Phật, sao biết là đúng?


Tổ bảo:

- Đã không biết Phật, sao biết chẳng phải Phật?

Sư hoát nhiên đại ngộ, Tổ liền cho sư xuống tóc, rồi bảo:

- Người này, xưa kia là vua nước Tỳ-xá-lợi, đã vận thần lực phân thân làm nhiều tằm, nên người nước ấy có đủ áo mặc.

Sau đó, Sư sinh vào Trung Ấn Độ, lúc đó những người có kiếp sống như ngựa đều quyến luyến, nên Sư có hiệu là Mã Minh. Trước đây Đức Phật huyền ký rằng:
“Sau khi Ta diệt độ 600 năm sẽ có bậc Thánh độ vô lượng người, tiếp nối Ta truyền đạo giáo hóa, nay đã đúng thời.”

Tổ liền phó Pháp cho sư. Về sau, Sư gặp Ca-tỳ-ma-la (Kapimala) và truyền pháp cho vị này. Truyền pháp xong, Sư liền nhập tam-muội Long phấn-tấn, rồi vút mình lên không trung như tướng mặt trời, sau đó thị tịch.

Tán viết :

Túc vận thần lực

Dữ lỏa giả y

Hà giả thị Phật

Như thái tác tê

Nhẫm ma ngộ khứ

Chánh Nhãn nan khuy

Viễn thọ ký biệt (莂)

Tài nhãn thượng my[1]

Dịch :

Xưa vận thần lực

Cho áo người trần

Người nào là Phật

Như rau làm dưa

Làm sao biết được

Chánh Nhãn khó tầm

Xưa đã thọ ký

Mắt ở trên mày.

Hoặc thuyết kệ viết :

Dũng mãnh tinh tấn tu thiện căn

Vô lượng kiếp lai độ chúng sinh

Hóa tàm thổ ti Bồ tát nguyện

Nhược mã bi minh Tổ sư phong

Truyền Phật tâm ấn hoằng Đại thừa

Tục thánh minh đăng diễn viên tông

Tây thiên Đông độ tề chiêm ngưỡng

Hư không pháp giới nhật đương trung[2]

(Tuyên Hóa Thượng Nhân tác)

Dịch :

Dũng mãnh siêng năng tu pháp lành

Từ vô lượng kiếp độ quần sanh

Hóa tằm nhả sợi nguyện Bồ-tát

Ngựa hý bi thương Tổ tái sanh

Truyền tâm ấn Phật hoằng chánh pháp

Khơi đèn tuệ sáng diễn tông thành

Tây Thiên, Đông Độ đều chiêm ngưỡng

Mặt nhật không trung hiện rõ rành.

(Tuyên Hóa Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:39 PM | Message # 14
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)


Tôn giả, Hoa Thị quốc nhân. Sơ vi ngoại đạo, thông chư dị luận, hữu đại thần lực. Sơ kiến Thập nhị tổ, tác lễ sám hối. Tổ vấn: “Nhữ danh thùy? Quyến thuộc đa thiểu?” Tôn giả viết: “Ngã danh Ca-tỳ-ma-la, hữu tam thiên quyến thuộc.” Tổ viết: “Tận nhữ thần lực, biến hóa nhược hà?” Viết: “Ngã hóa cự hải, cực vi tiểu sự.” Tổ viết: “Nhữ hóa tánh hải đắc phủ?” Viết: “Hà vi tánh hải? ngã vị thường tri.” Tổ viết: “Sơn hà đại địa, giai y kiến lập; tam muội lục thông, do tư biến hiện.” Tôn giả văn ngôn, dữ đồ chúng câu cầu thế độ. Tổ triệu ngũ bách La Hán, dữ thọ cụ giới, phục dĩ đại pháp phó chi. Đắc pháp dĩ, du hóa chí tây Ấn Độ, chuyển phó Long Thọ. Tức hiện thần biến, hóa hỏa phần thân.

Dịch :
Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)

Tôn giả người nước Hoa Thị, ban đầu Ngài là ngoại đạo, biết nhiều về các luận thuyết khác, có thần thông lớn. Vừa gặp Tổ thứ mười hai, Tôn giả đảnh lễ xin sám hối. Tổ hỏi:

- Ông tên gì? Có bao nhiêu quyến thuộc?


Tôn giả thưa:

- Dạ! Con tên Ca-tỳ-ma-la, có ba nghìn đệ tử.


Tổ hỏi:

- Dốc hết thần lực của mình, ông biến hóa được đến đâu?

- Dạ! Con hóa biển cả là việc rất dễ.

- Ông hóa biển tánh được không?

- Dạ! Biển tánh là gì, con chưa biết.


Tổ bảo:

- Núi sông đại địa đều y cứ biển tánh mà thành lập, tam-muội lục thông cũng do biển tánh mà biến hiện.

Tổ nói xong, Tôn giả cùng đồ chúng cầu xin xuất gia. Tổ triệu tập năm trăm vị A-la-hán đến trao giới Cụ túc và truyền đại pháp cho Tôn giả. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến Tây Ấn Độ và truyền pháp cho ngài Long Thọ, rồi hiện thần biến hóa lửa tự thiêu thân mình.

Tán viết :

Xướng xuất đa đoan

Phách phách thị lệnh

Dĩ tâm ấn tâm

Tự kính chiếu kính

Kiệt tận huyền vi

Đốn siêu phàm thánh

Chánh Nhãn khán lai

Bát vu an bính[1]

Dịch :

Giảng nói muôn cách

Gõ phách làm lệnh

Dùng tâm ấn tâm

Như kính chiếu kính

Tận lẽ nhiệm mầu

Vượt lên phàm thánh

Chánh nhãn xem qua

Bình bát thêm cán.

Hoặc thuyết kệ viết :

Ngoại đạo quy Phật tục tuệ đăng

Thần thông biến hóa hiển uy linh

Thâm tri sám hối cầu canh tiến

Đại khai viên giải tự dung thông

Bách thiên tam muội tánh hải hiện

Bát vạn pháp môn nguyện san thành

Vân canh thu hoạch cần nỗ lực

Tu hành tu hành hựu tu hành[2]

(Tuyên Hóa Thượng Nhân tác).

Dịch :

Ngoại đạo quy y nối tuệ minh

Thần thông biến hóa hiển uy linh

Lỗi xưa sám hối cầu tăng tiến

Rộng bày trọn nghĩa lý thông tình

Trăm nghìn biển tánh tam-muội hiện

Tám vạn pháp môn núi nên hình

Cày bừa bội thu cần nỗ lực

Tu hành hai chữ phải chuyên tinh.

(Tuyên Công Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 10:41 PM | Message # 15
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)


Tôn giả, Tây Thiên Trúc quốc nhân. Nhân Thập tam tổ hành hóa chí bỉ, Long Thọ xuất nghênh viết: “Thâm sơn cô tịch, long mãng sở cư; đại đức chí tôn, hà uổng thần túc?” Tổ viết: “Ngô phi chí tôn, lai phỏng hiền giả.” Long Thọ mặc niệm, Tổ tri kỳ ý. Long Thọ hối tạ, Tổ tức dữ độ thoát, cập ngũ bách long chúng câu, thọ cụ giới, phó dĩ đại pháp. Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Nam Ấn Độ. Bỉ quốc chi nhân đa tín phúc nghiệp, Tổ vị thuyết Phật tánh nghĩa, chúng văn, tất hồi sơ tâm. Phục ư tọa, hiện thân như mãn nguyệt luân. Chúng trung hữu Ca-na-đề-bà viết: “Thử thị Tôn giả, hiện Phật tánh thể tướng, dĩ thị ngã đẳng.” Hậu phó Pháp ư Ca-na-đề-bà dĩ, nhập nguyệt luân tam muội, quảng hiện thần biến, ngưng nhiên thị tịch.

Dịch :
Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)

Bồ- tát Long Thọ người Tây Thiên Trúc, nhân khi Tổ thứ mười ba (Ca-tỳ-ma-la) đến đây hoằng hóa, Ngài đến nghinh tiếp và thưa:

- Nơi núi sâu vắng vẻ, là chỗ hang động của rồng rắn, đại đức là bậc chí tôn, vậy chẳng là uổng công thần túc của Ngài sao?

Tổ bảo:
- Ta chẳng phải chí tôn, ta đến là để thăm hỏi hiền giả.

Ngài Long Thọ nghĩ thầm (trong lòng). Tổ biết Ngài nghĩ gì. Ngài xin sám hối tạ tội. Tổ liền cho Ngài cùng năm trăm đồ chúng xuất gia, truyền giới cụ túc và truyền đại pháp cho Ngài.

Sau khi đắc pháp Ngài liền du hóa đến Nam Ấn Độ. Dân chúng ở đây phần nhiều đều tin phước nghiệp, nên Ngài dạy về nghĩa Phật tánh, nghe xong họ đều tin theo. Thế rồi, Ngài trở lại ngay tòa hiện thân như trăng tròn. Bấy giờ, trong chúng có Ca-na-đề-bà nói:
‘Ngài hiện thể tướng của Phật tánh để chỉ dạy chúng ta’.

Về sau, Ngài phó pháp cho tôn giả Ca-na-đề-bà (Kanadeva) rồi nhập tam-muội Nguyệt luân, hiện nhiều thứ thần biến rồi an nhiên thị tịch.

Tán viết :

Phật tánh chi nghĩa

Phi hữu vô tướng

Hiện tam muội luân

San hô nguyệt thượng

Thị khắc gia nhi

Bất lạc thú hướng

Yết khước song my

Nhất chùy lưỡng đương[1]

Dịch :

Nghĩa của Phật tánh

Chẳng tướng có, không

Hiện trăng tam-muội

Vầng trăng san hô

Đúng nếp gia phong

Không lọt thứ bậc[2]

Đôi mày vừa nhướng

Một nhát trúng hai

Hoặc thuyết kệ viết :

Thiên Trúc thập tứ tổ truyền tâm

Long cung tầm bảo thủ đại kinh

Pháp giới vi thể vô biên tế

Hư không thị dụng hữu hà ngân

Bao la vạn vật hàm chúng diệu

Quyển tàng nhất mật huýnh căn trần

Hỏa trạch nguy hiểm hưu lưu luyến

Thế Tôn thọ hạ kiến minh tinh[3]

(Tuyên Hóa Thượng Nhân tác)

Dịch :

Tổ thứ mười bốn được truyền tâm

Long cung tìm báu được kinh thâm

Pháp giới là thể không ngằn mé

Hư không là dụng có chi tâm

Bao la vạn tượng nhiều vi diệu

Gồm thâu yếu chỉ thoát mê lầm

Nhà lửa hiểm nguy đừng lưu luyến

Phật tọa Bồ đề thấy sao mầu

(Tuyên Hóa Thượng Nhân)


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 11:09 PM | Message # 16
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ (Kanadeva)


Tôn giả, Nam Thiên Trúc quốc nhân. Sơ cầu phúc nghiệp, kiêm nhạo biện luận. Hậu yết Long Thọ tổ, tổ tri thị trí nhân, tiên khiển thị giả, dĩ mãn bát thủy, trí vu tọa tiền. Tôn giả kiến chi, tức dĩ nhất châm đầu chi nhi tiến, hân nhiên khế hội. Tổ tức vị thuyết pháp, bất khởi ư tọa, hiện Nguyệt Luân tướng, duy văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình. Tôn giả ngữ chúng viết: “Kim thử thụy giả, Sư hiện Phật Tính, biểu thuyết pháp phi thanh sắc dã.” Tổ tức vi thế độ, phó dĩ đại pháp. Tôn giả đắc pháp hậu, hành hóa chí Ca-tỳ-la (Kapila) quốc, chuyển phó La-hầu-la-đa (Rahulata), tức nhập Phấn tấn tam-muội, phóng bát quang nhi quy tịch yên.

Dịch:
Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ (Kanadeva)

Tôn giả người xứ Nam Ấn, ban đầu Ngài chuyên về cầu phước và thích biện luận. Về sau, Ngài đến yết kiến tổ Long Thọ, Tổ biết Ngài là người trí nên sai thị giả lấy một bát nước đầy, đặt trước pháp tòa. Tôn giả thấy bát nước liền lấy cây kim bỏ vào, rồi bước tới, hai bên hân hoan khế hội. Tổ thuyết pháp cho Ngài nghe và hiện tướng mặt trăng ngay tại chỗ ngồi, khiến Ngài chỉ nghe tiếng Tổ nói mà không thấy hình. Tôn giả bảo đại chúng:

- Hôm nay Thầy hiện điềm lành là hiển bày Phật tánh và thuyết pháp nhưng không nghe tiếng và không thấy hình.

Tổ cho Tôn giả xuất gia và truyền đại pháp. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến nước Ca-tỳ-la, truyền pháp cho La-hầu-la-đa, rồi nhập tam-muội Phấn tấn, phóng tám luồng ánh sáng và nhập diệt ngay trong đó.

Tán:

Phật Tổ ba tỵ

Trí giả nan am

Bát thủy đầu châm

Lạc nhị lạc tam

Nguyệt Luân tam-muội

Đại địa tinh thiên

Tất cánh như hà?

Thí trước nhãn khán! [1]

Dịch:

Yếu chỉ Phật Tổ

Người trí khó lường

Bát nước ném kim

Ba rơi, hai rụng

Nguyệt Luân tam-muội

Đại địa tanh hôi

Chung cuộc ra sao?

Thử dõi mắt nhìn!

Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):

Mãn bát thanh thủy tịnh vô trần

Nhất trâm đầu nhập lãng vi hôn

Tính giác linh minh nguyên phi vật

Trí quang biến chiếu bản lai chân

Như thị như thị quán tự tại

Thiện tai thiện tai ngộ thùy nhân?

Tổ sư truyền tâm chiêu đại đạo

Ngôn ngôn ngữ ngữ thuộc phù văn [2]

Dịch:

Nước trong đầy bát chẳng bụi trần

Ném chiếc kim vào sóng gợn dâng

Linh minh tánh giác không là vật

Trí quang soi khắp bản lai chân

Như thế, như thế, quán tự tại

Lành thay, lành thay, ai ngộ chân?

Tổ Tổ truyền tâm soi sáng đạo

Ngữ ngôn, ngôn ngữ thuộc phù vân.

Giảng:

Tôn giả, Nam Thiên Trúc quốc nhân: Tổ thứ mười lăm là Tôn giả Ca-na-đề-bà (Kanadeva), người nước Nam Thiên Trúc.

Sơ cầu phúc nghiệp, kiêm nhạo biện luận: Về mấy chữ “cầu phúc nghiệp” thì hôm chủ nhật tuần trước, thầy Hằng Hoa đã viết lầm thành “cầu tổ nghiệp”. Tôi nghĩ, “cầu tổ nghiệp” là tổ nghiệp nào? Giảng cách nào cho xuôi đây? Có phải là tổ của ngài có cơ nghiệp lớn, lắm tiền nhiều của, rồi cầu làm sao để giữ cái di sản đó chăng? Chà! Giảng như vậy chẳng xuôi tý nào! Hay là cầu cái địa vị tổ sư? Giảng như vậy cũng chẳng thông nữa. Sau đó, xem lại đoạn văn, tôi mới hay đó là chữ “phúc” thay vì chữ “tổ”. Vốn là Ngài ưa cầu phúc báo nhân thiên và thích sự tranh biện.

Hậu yết Long Thọ tổ, tổ tri thị trí nhân, tiên khiển thị giả, dĩ mãn bát thủy, trí vu tọa tiền: Về sau, Ngài đến yết kiến Tổ thứ mười bốn là Bồ-tát Long Thọ. Bồ-tát Long Thọ biết Ngài là người trí, liền bảo thị giả lấy một bát nước đầy đặt trước pháp tòa.

Tôn giả kiến chi, tức dĩ nhất châm đầu chi nhi tiến, hân nhiên khế hội: Thấy bát nước, Tôn giả liền đến trước pháp tòa của Bồ-tát Long Thọ, lấy một cây kim bỏ vào. “Hân nhiên khế hội”, khế hội là khế hợp, tức Bồ-tát Long Thọ biết được ý Tôn giả và Tôn giả cũng biết được ý nghĩ của Bồ-tát Long Thọ. Nói là hân nhiên vì cả hai phía đều vui mừng, lấy tâm ấn tâm, tâm này hợp tâm kia, tâm này hiểu tâm kia.

Tổ tức vi thuyết pháp, bất khởi ư tọa, hiện Nguyệt Luân tướng, duy văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình: Tổ Long Thọ thuyết pháp cho Tôn giả nghe, dạy cách tu ra sao, dụng công như thế nào. Lúc ấy, Bồ-tát Long Thọ không rời khỏi tòa, mà hiện tướng mặt trăng giữa hư không, chỉ nghe âm thanh trong hư không mà không thấy hình dáng của Bồ-tát.

Tôn giả ngữ chúng viết: “Kim thử thụy giả, Sư hiện Phật Tính, biểu thuyết pháp phi thanh sắc dã.”: Tổ thứ mười lăm nói cho đại chúng biết điềm lành mà mọi người trông thấy là do “Thầy hiện Phật tánh”. Phật tánh là nói bổn tánh của Phật, biểu hiện bằng sự thuyết pháp không qua âm thanh và hình sắc, nghĩa là chẳng cứ phải có âm thanh hay hình tướng mới gọi là thuyết pháp.

Tổ tức vi thế độ, phó dĩ đại pháp: Thế là Bồ-tát Long Thọ cho Tôn giả xuất gia và truyền diệu pháp tâm ấn (chú 1). Tôn giả đắc pháp hậu, hành hóa chí Ca-tỳ-la quốc, chuyển phó La-hầu-la-đa: Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến nước Ca-tỳ-la (Kapila) thuộc nước Ấn Độ và tại đây Ngài truyền pháp tâm ấn cho Tôn giả La-hầu-la-đa (Rahulata). Tức nhập Phấn tấn tam-muội, phóng bát quang nhi quy tịch yên: Tôn giả nhập tam-muội Sư tử phấn tấn, phóng tám thứ ánh sáng, sau đó viên tịch.

Tán

Phật Tổ ba tỵ, Trí giả nan am: Ý chỉ của Phật Tổ, dù người có trí tuệ cũng không thể hiểu được.

Bát thủy đầu châm, Lạc nhị lạc tam: Ném một cây kim vào trong bát nước, đó là rơi vào hai và ba [3], không phải là Đệ nhất nghĩa đế.

Nguyệt Luân tam-muội, Đại địa tinh thiên: Tôn giả lại nhập định Nguyệt Luân, vì đại địa này rất dơ bẩn.

Tất cánh như hà, Thí trước nhãn khán: Cuối cùng điều này nói lên điều gì? Quý vị nên nhìn lại một chút, không nên dùng tai để xem.

Kệ

Mãn bát thanh thủy tịnh vô trần: Một bát nước đầy và trong sạch không có gì, không một chút bụi.

Nhất trâm đầu nhập lãng vi hôn: Ném một cây kim vào trong bát nước thì bát nước liền gợn sóng và vẩn đục.

Tính giác linh minh nguyên phi vật: Tánh giác linh minh, tức là không có vật gì. Nếu có vật gì thì không phải là tánh giác linh minh rồi!

Trí quang biến chiếu bản lai chân: Ánh sáng trí tuệ này cũng chính là cái “chân” bản lai kia, và “Phật tánh” kia cũng là chính quý vị.

Như thị như thị quán tự tại: Nó là như vầy! Nó là như vầy! Nếu như quý vị được như vầy (như thị) thì quán tự tại được, nếu chẳng được như vầy thì chẳng quán tự tại được và sẽ không có sự tự tại.

Thiện tai thiện tai ngộ thùy nhân?: Nghĩa là “Hay lắm! Hay lắm!” Ngộ là ai đây? Tức nói ai là người được khai ngộ?

Tổ sư truyền tâm chiêu đại đạo: Bồ-tát Long Thọ, Tổ thứ mười bốn và Tôn giả Ca-na-đề-bà Tổ thứ mười lăm, các vị Tổ Sư đều dùng tâm ấn tâm, dùng tâm truyền tâm và sự việc diễn ra như vậy. Chiêu đại đạo là hiển bầy đại đạo một cách rõ ràng.

Ngôn ngôn ngữ ngữ thuộc phù văn: Cái gì nói ra được thì cái đó chẳng phải là chân lý, cho nên nói đó là chỗ tắt đường ngôn ngữ, là chỗ tuyệt mọi hoạt động của tâm ý (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt).

Tôi lại nói với quý vị, tôi làm “kệ tụng” này chứ không phải làm thơ. Nếu làm thơ thì câu một và câu hai cũng không cần đối nhau. Quý vị xem “Mãn bát thanh thủy” (một thau nước trong đầy) và “Nhất trâm đầu nhập” (Ném vào một cây kim) đều không phải là đối; “tịnh vô trần” (Sạch không chút bụi) và “lãng vi hôn” (sóng gợn dâng), cũng không phải đối. Chỉ có câu ba và câu bốn là đối, “Tính giác linh minh nguyên phi vật, Trí quang biến chiếu bản lai chân” (tánh giác linh minh không một vật, trí quang soi khắp bản lai chân), có thể xem là một câu đối. Quý vị xem! “Tính giác linh minh, Trí quang biến chiếu”; “nguyên phi vật ”, “bản lai chân”, có thể gọi là đối. “Như thị như thị quán tự tại” (Như thế, như thế quán tự tại), “Như thị như thị” đối với “Thiện tai, thiện tai”; “quán tự tại” đối với “ngộ thùy nhân”. Quán là quan sát; ngộ là khai ngộ. “thùy nhân” người nào đó? “Tự tại” và “thùy nhân” những từ đó đều có thể đối được. “Tổ sư truyền tâm chiêu đại đạo” (Tổ Tổ truyền tâm soi sáng đạo), câu tiếp theo không cần đối! “Ngôn ngôn, ngữ ngữ thuộc phù vân”, những lời quý vị nói ra đều là giả, vì vậy hiện tại tôi đang giảng cho quý vị cũng là giả, nhưng không nên lười biếng mới là thật. Vì thế, hôm nay tôi không lười biếng, giảng kinh xong, lại dạy cho quý vị học.

(Tuyên Công Thượng Nhân giảng vào ngày 22 tháng 4 năm 1979)

------------------------------------

Chú 1: Kệ truyền pháp của Tổ thứ mười bốn phó chúc cho Tổ thứ mười lăm, thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục như sau:

Vị minh ẩn hiển pháp

Phương thuyết giải thoát lý

Ư pháp tâm bất chứng

Vô sân diệc vô hỷ [4]

Dịch:

Vì rõ pháp ẩn hiện

Mới nói lý giải thoát

Không chứng được tâm pháp

Không giận cũng không vui

[1] Nguyên văn:


佛祖巴鼻 智者難諳 缽水投針 落二落三
月輪三昧 大地腥羶 畢竟如何 試著眼看


[2] Nguyên văn:


滿缽清水淨無塵 一針投入浪微昏
性覺靈明原非物 智光遍照本來真
如是如是觀自在 善哉善哉悟誰人
祖師傳心昭大道 言言語語屬浮文


[3] Lạc Nhị Lạc Tam: rơi vào hai vào ba.

Để hiểu rõ hàm nghĩa của “rơi vào hai vào ba” cũng như để biết cụ thể phương pháp thế nào để không “rơi vào hai, vào ba”, xin (trích) dẫn bài khai thị: “Số Không (Zero) Là Bí Quyết Để Phản Bổn Hoàn Nguyên” dưới đây của Hòa Thượng, giảng trong dịp Thiền Thất Mùa Đông 1982:

Số Không (Zero) Là Bí Quyết Ðể Phản Tĩnh Hoàn Nguyên

Ở thiền đường, những người đủ tư cách tham thiền, biết được chút ít mùi vị thiền thì không cần nói gì với họ nữa.

'Phàm hữu ngôn thuyết đô vô thật nghĩa'

nghĩa rằng:

'Nếu còn ngôn ngữ đều là không thật nghĩa'

Tuy nhiên, đói với những người sơ cơ không thể hoàn toàn không nói, nếu không nói mình sẽ đi vào chỗ cực đoan. Cho nên nói để làm chỗ cho quý vị dựa vào rồi tham thiền, đặng mở khai tâm địa. Tham thiền bí quyết là phải khiến tâm chuyên nhất. Vì vậy nói rằng:

'Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng'

nghĩa là:

'Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.

Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó'

Nhất, số một, là nguyên thủy của vạn vật, tuy nhiên nó chưa phải là pháp cứu cánh. Tuy nói rằng:

'Ðắc nhất vạn sự tất.'

Nghĩa là:

'Khi được con số một, vạn sự đều xong.'

Nhưng nếu chấp trước vào cái này thì mình sẽ tự nhiên sinh ra hai, ba, bốn (lạc nhị, lạc tam),... đó không phải là cảnh giới chân không. Thế nào là chân không? Có nghĩa là số không. Cái số không này giống như vòng tròn vậy, không lớn không nhỏ, không có trong, không có ngoài, không có trước cũng chẳng có sau; không rơi vào mà cũng chẳng rớt ra. Tuy nhiên, tất cả số mục không ly khai số không này.

Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không, ở nơi số không mình có thể phát sinh vô lượng vô biên tác dụng. Tuy nói rằng 'Ðắc nhất vạn sự nhất', nhưng khi tới được số không này rồi thì số một cũng không còn nữa. Ðó chính là:

'Nhất Pháp bất lập, vạn lự giai không.'

nghĩa là:

'Chẵng lập Pháp gì, mọi tư tưởng đều không'

Ðó là cứu cánh giải thoát vậy.

Nếu muốn tới số không, thì trước hết phải chuyên nhất cái tâm của mình, đừng khởi vọng niệm, tâm thể chuyên nhất thì mới có cảm ứng. Cho nên chúng ta thường nghe nói:
'Cảm ứng đạo giao nan tư nghị' là vậy.

Chuyên nhất thì mới đến được chỗ không. Muốn chuyên nhất là chuyện không phải dễ. Muốn trở về số không lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy gặp khó khăn chẳng lẽ mình không tham thiền sao?

Nếu không tham thiền thì vĩnh viễn mình không thành đạo. Cái số không là mẹ của vạn Phật, nó là bổn nguyên của chư Phật vậy. Cho nên các vị học tọa thiền, đầu tiên phải học thế ngồi kiết già. Nếu như chân đau tê cứng, không chịu được, thì mình có thể phương tiện ngồi bỏ hai chân xuống, sau đó một thời gian thì phải tập ngồi bán già, ngồi bán già nếu chân không còn đau như trước thì phải tập ngồi kiết già. Khi ngồi kiết già vững rồi, chân không đau thì lúc đó mình mới bắt đầu tham thiền để phá bỏ vô minh.

Người tu đạo, ăn mo mặc ấm đã đầy đủ, hết chuyện làm, nên tham thiền, đó gọi là du hí nhân gian. Tham thiền thì phải tham thoại đầu.
Tham thiền tức là tham cứu niệm trước khi nó sinh ra, không phải là thoại vĩ. Thoại vĩ tức là niệm đã sinh ra rồi. Cho nên cái niệm chưa sinh thì gọi là thoại đầu. Thoại đầu phổ biến nhất là câu 'Niệm Phật là ai?'
Chữ 'ai' này chính là cái mà mình phải tham.
Tưởng tượng như mình có cái khoan, bây giờ mình lấy nó ra mà khoan, mà đục, dùi mài nó cho tới lúc đâm thủng được núi đá. Tìm coi 'ai' là người niệm Phật cũng vậy. Tham lui tham tới mãi cho đến khi đâm thủng được núi vô minh.
Thì lúc đó mình sẽ khai ngộ. Nhưng không phải dụng tâm ý thức mà tham thiền, không phải dụng tư tưởng mà suy nghĩ, phải dụng cái tâm chưa hề dùng tới, chưa hề biết qua bao giờ. Khi phá thủng được cái bổn tham của mình, thì sẽ khai ngộ, hư không sẽ nát vụn, ngũ ấm đều là không. Nhưng trong Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh có nói rằng:

'Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không

Ðộ nhất thiết khổ ách,

Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,

Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không,

Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức

Diệc Phục như thị...'

Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không, lục trần không còn nhiễm được nơi mình. Ðó chính là bước đầu tiên để thành Phật; nhưng mình phải khổ công mới được.

Phải biết rằng tham thiền không như niệm Phật. Miệng niệm 'Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật?....' thể như là cầu cứu vậy, là sai lầm.

Tham thoại đầu thì cần phải từ từ dùi mài nó hết sức tế tâm, miên mật, ở nơi tự tánh mình mà dụng công.
Cho nên gọi là Tham Ngộ. Tham ngộ nghĩa là tham tức là ngộ; muốn ngộ cần phải tham.
Thực ra 'Niệm Phật là ai?' chỉ là một vọng tưởng. Tuy nhiên mình muốn dụng phương pháp dĩ độc công độc.
Dùng một vọng tưởng chế phục tất cả vọng tưởng khác. Dùng một niệm mà dẹp trừ tất cả vọng niệm khác.

Vừa rồi tôi nói đến số không, số không này là con đường để thành Phật. Ðối với phàm phu thì đó là không. Sau khi thành Phật rồi thì nó trở thành:

'Ðại quang minh tạng, đại viên kính trí.'

Số không này có thể sinh ra các Pháp, nhưng cũng có thể quét trừ các Pháp. Nó là gốc để mình phản bổn hoàn nguyên. Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có. Tất cả các pháp đều do số không mà sinh, tất cả các pháp đều trở về số không. Cho nên:

'Nhất bổn tán vạn thù,

vạn thù nãi qui nhất bổn.'

nghĩa là:

'Một gốc mà phân ra trăm vạn hình thù,

trăm vạn hình thù rốt cuộc qui về một gốc.'

Ngày hôm nay tôi nói điều này cho quí vị nghe không phải là một nhân duyên nhỏ, mà đây là tiết lộ thiên cơ, tiết lộ cái bí mật của trời đất. Nói đến cái bổn nguyên của chư Phật. Ðó là điều kinh thiên động địa, khiếp vía quỷ thần.

Con người làm sao thành Phật? Là khi hiểu số không này. Con người tại sao đọa địa ngục, bởi vì không hiểu số không này. Do đó tất cả thiên ma ngoại đạo, sơn yêu thủy quái, hồ ly tinh, hoàng thù lang, đủ thứ yêu quái, vỉ không hiểu số không này mới đi ngược lại với Ðạo, rồi đọa lạc.

Số không này tự nó mà sinh ra các thứ khác, tự nó mới sản sinh ra đủ thứ biến hóa dị đoan. Tuy rằng hình tướng bất đồng nhưng gốc lại là một. Phàm phu bởi vì không hiểu nó nên bỏ gốc theo ngọn, xa rời cái số không này. Dẫu sao tất cả chúng sanh có Phật Tánh, đều có thể thành Phật. Tạm thời mình không hiểu, nếu hiểu thì có thể lập tức thành Phật.

Giảng ngày 11 tháng 11 năm 1982

nhân ngày Ðả Thiền Thất


AToanMT
 
ThiệnTâm Date: Thứ Hai, 06 Aug 2012, 1:49 AM | Message # 17
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)

Tôn giả, Ca-tỳ-la quốc nhân, phụ danh Phạm Ma Tịnh Đức. Gia hữu viên thụ, sanh nhĩ như khuẩn, vị thậm mỹ. Duy Tịnh Đức dữ thứ tử La-hầu-la-đa đắc thủ nhi thực, tùy thủ tùy trưởng. Nhân Thập ngũ Tổ chí kỳ gia, viết: “Nhữ niên bát thập nhất, thử thụ bất sanh nhĩ.” Tịnh Đức văn, di gia thán phục. Thả viết: “Đệ tử suy lão, bất năng sự Sư, nguyện xả thứ tử, tùy Sư xuất gia.” Tổ viết: “Tích Như Lai ký thử tử, đương đệ nhị ngũ bách niên, vi đại giáo chủ. Kim chi tương ngộ, cáiphù túc nhân.” Tức dữ thế độ, chấp thị, hậu phó dĩ đại pháp. Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Thất-la-phiệt thành (Sravasti), chuyển phó dữ Tăng-ca-nan-đề (Sanghanandi), tức an tọa quy tịch.

Dịch:Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)

Tôn giả người nước Ca-tỳ-la (Kapila), cha tên Phạm Ma Tịnh Đức. Cây trong vườn nhà Ngài sinh nhiều nấm có hương vị rất ngon, nhưng nấm này chỉ có Tịnh Đức và người con thứ La-hầu-la-đa mới hái được để ăn và cứ hái xong thì nấm lại mọc lên. Một hôm, nhân Tổ thứ mười lăm (Ca-na-đề-bà) đến nhà Ngài nói với cha Ngài:
- Khi ông 81 tuổi thì cây này không mọc nấm nữa.

Nghe xong, Tịnh Đức càng thêm thán phục, thưa:
- Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy, xin Thầy cho đứa con thứ của con theo Thầy xuất gia.

Tổ bảo:
- Xưa, Đức Phật đã thọ ký cho đứa bé này là về sau, đến kỳ thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, sẽ là một vị đại giáo chủ. Nay gặp đây, quả là phù hợp nhân duyên đời trước.

Tổ liền cho Tôn giả xuất gia và làm thị giả. Về sau, Tổ truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến thành Thất-la-phiệt (Sravasti), truyền pháp cho Tôn giả Tăng-già-nan-đề (Sanghanandi) rồi ngồi an nhiên trên tòa thị tịch.

Tán:

Túc nhân ký phù
Huyền cơ mặc khế
Thụ đại pháp tràng
Di thiên tạp địa
Nhị thiên niên lai
Tư tông miên kế
Kham tiếu nhi tôn
Kình xoa đoạn tý[1]


Dịch:
Nhân xưa đã ứng
Thầm hợp huyền cơ
Dựng cờ đại pháp
Che phủ đất trời
Hai nghìn năm nữa
Tiếp nối tông này
Nực cười con cháu
Lấy chĩa đoạn tay!

Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):
Tịnh Đức đạo chủng sản kỳ tài
Viên hữu dị thọ trưởng nhĩ đài
Tôn giả thái trích phục sanh khuẩn
Như Lai thọ ký nhị ngũ bách
Túc duyên ký phù huyền cơ khế
Hiện quả khắc chứng diệu luân khai
Tục Phật tâm đăng quang vô tận
Vạn kiếp thiên thu vĩnh miễn hoài[2]


Dịch:
Tịnh Đức khéo tu sinh kỳ tài
Vườn nhà cây lạ trổ nấm sai
Tôn giả hái xong nấm lại mọc
Như Lai thọ ký hai năm trăm
Nhân trước huyền cơ nay khế hợp
Quả chứng viên thành diệu lý khai
Nối đèn tâm Phật soi vô tận
Vạn kiếp nghìn thu vẫn nhớ hoài.


Giảng:
Tôn giả, Ca-tỳ-la quốc nhân, phụ danh Phạm Ma Tịnh Đức: Từ Đức Phật Thích-ca từng đời truyền về sau, đây là vị Tổ đời thứ mười sáu - Tôn giả La-hầu-la-đa. Tôn giả người nước Ca-tỳ-la, thân phụ ngài là Phạm Ma Tịnh Đức.

Gia hữu viên thụ, sanh nhĩ như khuẩn, vị thậm mỹ: Trong vườn hoa Nhà Tôn giả có một cây thường mọc loại mộc nhĩ, như nấm dùng để ăn. Nấm này có hương vị thơm ngọt, nhưng người khác không thể hái được, Duy Tịnh Đức dữ thứ tử La-hầu-la-đa đắc thủ nhi thực, tùy thủ tùy trưởng: Chỉ có Phạm Ma Tịnh Đức và người con thứ La-hầu-la-đa mới hái nấm được để ăn và khi hái xong thì nấm lại mọc. Trong tình huống ấy, cây này trở thành một loại cây quý.

Nhân Thập ngũ Tổ chí kỳ gia, viết: “Nhữ niên bát thập nhất, thử thụ bất sanh nhĩ.”: Một hôm, Tổ thứ mười lăm là Tôn giả Ca-na-đề-bà đến nhà Ngài, nói với cha Ngài: “Đến khi ông 81 tuổi thì cây này không còn mọc nấm nữa”.

Tịnh Đức văn, di gia thán phục. Thả viết: “Đệ tử suy lão, bất năng sự Sư, nguyện xả thứ tử, tùy Sưxuất gia.”: Nghe Tổ thứ mười lăm nói vậy, Tịnh Đức rất kính phục. Rốt cuộc vì sao cha Ngài kính phục? Vì cha Ngài tin vào lời nói của Tổ thứ mười lăm, nên Tổ thứ mười lăm nói gì cha Ngài cũng tin tưởng? Nhân đó, cha Ngài thưa: “Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy được, xin Thầy cho đứa con thứ hai của con theo Thầy xuất gia tu học”.

Tổ viết: “Tích Như Lai ký thử tử, đương đệ nhị ngũ bách niên, vi đại giáo chủ. Kim chi tương ngộ, cáiphù túc nhân.”: Tổ thứ mười lăm kể lại rằng, trước đây lối một ngàn năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã từng tiên đoán rằng về sau, lần thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, đứa nhỏ này chính là một vị đại giáo chủ của thế gian. Tổ nói: “Nay gặp cha con ông ở đây, chính là do các quan hệ từ kiếp xưa. Tất cả đều từ nhân quả mà chúng ta đã gặp nhau.”

Tức dữ thế độ, chấp thị, hậu phó dĩ đại pháp: Tổ bèn cho Tôn giả La-hầu-la-đa cắt tóc xuất gia. Tổ cho làm thị giả, về sau thấy Tôn giả đúng là kẻ chân tu nên truyền đại pháp cho Ngài (chú 1). Đại pháp chính là tâm pháp.

Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Thất-la-phiệt thành (Sravasti), chuyển phó dữ Tăng-ca-nan-đề (Sanghanandi), tức an tọa quy tịch: Sau khi đắc pháp, Tôn giả La-hầu-la-đa đến thành Thất-la-phiệt, Ấn độ và truyền pháp cho Tôn giả Tăng-già-na-đề, rồi ngồi kiết già, nói với mọi người: “Ta sắp đi rồi!”. Nói xong, Ngài viên tịch.

Tán
Túc nhân ký phù, Huyền cơ mặc khế: Tổ nói đời trước có nhân này, nên phù hợp với nhau! Đức Phật sớm đã tiên đoán cơ duyên vi diệu này, nên thầm khế hợp.

Thụ đại pháp tràng, Di thiên tạp địa: Dựng một ngọn cờ đại pháp che phủ trời đất, khắp ba nghìn đại thiên thế giới.

Nhị thiên niên lai, Tư tông miên kế: Sau hơn hai nghìn năm, pháp môn đèn tâm của Đức Phật tiếp tục truyền thừa về sau.

Kham tiếu nhi tôn, Kình xoa đoạn tý: Thật buồn cười! Người đời sau, muốn gánh vác cây chĩa, lại thành đoạn cánh tay! Vậy là làm hỏng hết! Chẳng phải lối tu hành chân chánh.[3]

Kệ
Tịnh Đức đạo chủng sản kỳ tài: Vì có thiện căn và cội đức xưa, nên trưởng giả Phạm Ma Tịnh Đức sinh được một cậu con trai đặc biệt, là một nhân tài tuyệt thế.

Viên hữu dị thọ trưởng nhĩ đài: Trong vườn nhà trưởng giả có một cây rất kỳ lạ, cây này mọc loại nấm như nấm mèo.

Tôn giả thái trích phục sanh khuẩn: Tôn giả tức chỉ Tôn giả La-hầu-đa-la. Nếu Ngài hái nấm ấy thì nấm lại mọc tiếp, còn người khác thì không.

Như Lai thọ ký nhị ngũ bách: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hơn một nghìn năm trước đã thụ ký là về sau La-hầu-la-đa có thể làm đại giáo chủ của Phật giáo. Hai năm trăm nghĩa là hai lần năm trăm năm.

Túc duyên ký phù huyền cơ khế: Thế là nhân xưa đã phù hợp, cơ huyền diệu không thể nghĩ bàn cũng khế hợp!

Hiện quả khắc chứng diệu luân khai: Quả vị của Tổ Sư hiện tại Ngài đã chứng đắc. Ngài thăng tòa thuyết pháp, chuyển pháp luân vi diệu, để giáo hóa chúng sinh.

Tục Phật tâm đăng quang vô tận: Truyền tâm ấn của Đức Phật cũng là truyền đèn tâm của Đức Phật, ánh sáng của các ngọn đèn này chiếu soi lẫn nhau, mãi mãi vô cùng vô tận.

Vạn kiếp thiên thu vĩnh miễn hoài: Bất luận sau bao lâu nữa, mọi người đều tưởng nhớ đến vị Tổ sư này, là Tổ thứ mười sáu –Tôn giả La-hầu-la-đa.

Nói thêm một chút về chuyện nấm mọc trên cây. Theo trên đã ghi thì chỉ có Phạm Ma Tịnh Đức và La-hầu-la-đa hái được nấm này, hái xong nấm liền mọc, còn người khác hái thì không. Đây là đạo lý gì? Ai có ý kiến gì?

Một chút vấn đề cũng không có? Câu đối tối hôm qua: “Vũ trụ vạn vật đều thuyết pháp (vũ trụ vạn vật giai thuyết pháp), ai hiểu được?” Đây chính là thọ thần ủng hộ vị Tổ này, hiện ra điều linh dị ấy để nói lên một bài pháp đặc biệt, khiến cho những ai không tin nhân quả, không tin Phật, cố chấp vào hiểu biết của mình và những kẻ ngu si, khi chứng kiến sự việc lạ lùng này mà nẩy sanh tín tâm. Đó là cách biểu hiện ủng hộ Phật pháp của vị thọ thần ở đó.

Như lúc Hòa Thượng Hư Vân truyền giới tại Vân Nam , trên cây nở hoa sen trắng, trên tất cả rau cỏ đều có một hóa Phật xuất hiện. Đó là nguyên nhân gì? Là do đức hạnh của Hòa Thượng chiêu cảm, cây cối hoa quả ở đó đều tương ưng để thuyết pháp, nên mới có cảm ứng kỳ lạ này, là hiện tượng không thể nghĩ bàn. Như vậy, quý vị không nên cho rằng đây là một việc kỳ lạ. Các câu chuyện về cảm ứng kỳ lạ của quý Ngài thì không sao nói hết được.

Sự thể là như vậy nhưng trên thế gian này vẫn có người không tin Phật, lại còn nói Phật giáo như thế đó là mê tín, là trái với quy luật khách quan (logic). Cũng có người đi vào Phật giáo để xem xét, coi thử Phật giáo rốt ráo là như thế nào. Tuy nhiên, cho dù có ý tưởng xem xét theo như cách đó, thì cũng phải có một sự nhận thức chân chánh từng điểm một, cái gì là chánh pháp, cái gì là tà pháp, cái gì phải tu, cái gì không tu, như vậy dần dà sẽ có ngày tự mình hiểu rõ sự chân chánh. Vì vậy, giáo nghĩa của Phật giáo là công khai, mọi người đều có thể nghiên cứu, khảo sát. Tin hay không còn do nơi chính mình.

(Tuyên Công thượng nhân giảng vào ngày 7 tháng 8 năm 1981)


Chú 1: Bài kệ truyền pháp của Tổ thứ mười lăm phó chúc cho Tổ thứ mười sáu, thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục như sau:

Bổn đối truyền pháp nhân
Vị thuyết giải thoát lý
Ư pháp thực vô chứng
Vô chung diệc vô thủy[4]


Dịch:
Vốn đối người truyền pháp
Vì nói lý giải thoát
Với pháp thật không chứng
Không chung cũng không thủy.



[1] 宿因既符 玄機默契 樹大法幢 彌天匝地
二千年來 斯宗綿繼 堪笑兒孫 擎叉斷臂


[2] 淨德道種產奇才 園囿異樹長耳苔
尊者採摘復生菌 如來授記二五百
宿因既符玄機契 現果克證妙輪開
續佛心燈光無盡 萬劫千秋永緬懷


[3] Lời lẽ trong nguyên tác chữ Hán về đoạn này rất là cô đọng. Vậy xin trích ra đây để độc giả rộng đường tham khảo như sau: 堪笑兒孫,擎叉斷臂:可笑啊!後邊的人,想拿著叉子,卻斷了胳臂;那麼這也是盡胡鬧,不好好修行。

[4]本對傳法人 為說解脫理
於法實無證 無終亦無始
 
ThiệnTâm Date: Thứ Ba, 07 Aug 2012, 3:03 AM | Message # 18
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng

Tổ thứ mười bảy: TÔN GIẢ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ (Sanghanandi)


Tôn giả là thái tử con vua Bảo Trang ở thành Thất-la-phiệt. Mới lên bảy, Ngài đã chán thú vui ở đời, xin được xuất gia. Một đêm nọ, Ngài đến động đá lớn ngồi thiền trong đó. Tổ thứ mười sáu (La-hầu-la-đa) đến đó, thấy Ngài đang ngồi yên nhập định, Tổ chờ đến hai mươi mốt ngày, Ngài mới xuất định, Tổ hỏi:
- Thân ông định hay tâm ông định?

Tôn giả đáp:
- Thân tâm đều định.

Tổ bảo:
- Thân tâm đều định, sao lại có xuất nhập?

Tôn giả đáp:
- Tuy có xuất định và nhập định nhưng vẫn không mất tướng của định.

Tổ vặn hỏi:
- Ông không mất tướng định, thì hãy đem tướng định cho ta xem?

Tôn giả hoát nhiên tỏ ngộ, liền xin Tổ tế độ. Tổ dùng tay phải cầm bát giơ cao lên tận cung điện Phạm thiên, lấy cơm thơm về cùng ăn với Tôn giả. Còn Tôn giả lấy tay phải đưa xuống tận kim cương luân
[1], lấy nước cam lồ cho vào bình lưu ly, rồi dâng lên Tổ. Tổ truyền đại pháp cho Tôn giả. Về sau, Tôn giả đến nước Ma-đề truyền pháp cho Già-da-xá-đa, rồi dùng tay phải níu cành cây mà thị tịch.

Bài tán:

Xả bỏ ngôi vua
Vào hang thiền tọa
Chợt gặp thầy cũ
Vén mở vật xưa
Ấy Sa- la vương [2]
Ngay lúc gặp giặc
Đập vỡ vụn bát
Biển vàng[3] mêng mang.


Khí xả vương vị
Yến tọa thạch quật
Hốt ngộ tác gia
Hiên phiên cố vật
Thị Sa-la vương
Đương miến trước tặc
Kích toái bát vu
Kim hà hải khoát

棄捨王位 晏坐石窟 忽遇作家 掀翻故物
是娑羅王 當面著賊 擊碎缽盂 金河海闊


Kệ rằng:

Bảy tuổi hiểu đời nguyện xuất gia
Hang đá tập thiền lánh phù hoa
Vốn không các tướng lìa ngôn thuyết
Có gì rối rắm hai hay ba
Thầy trò đạo hợp cùng chung lối
Nhân nào quả ấy như hằng sa
Tri âm khó gặp người nhân hiếm
Đèn tâm tiếp nối mãi truyền xa.

Thất tuế yếm thế nguyện xuất gia
Thạch quật tập định giới phù hoa
Bổn vô chư tướng ly ngôn thuyết
Hà hữu cát đằng lạc nhị tam
Sư tư đạo hợp đồng nhất lộ
Lan nhân nhứ quả các thiên bàn
Tri âm nan ngộ nhân giả tiên
Tâm đăng vĩnh tục cổ kim truyền

七歲厭世願出家 石窟習定戒浮華
本無諸相離言說 何有葛藤落二三
師資道合同一路 蘭因絮果各千般
知音難遇仁者鮮 心燈永續古今傳

(HT. Tuyên Hóa)


Giảng:

Tôn giả là thái tử con vua Bảo Trang ở thành Thất-la-phiệt: Tôn giả là vị Tổ sư Ấn-độ thứ mười bảy được truyền tâm ấn, tên là Tăng-già-na-đề, người thành Thất-la-phiệt. Đây là một thành lớn do quốc vương Bảo Trang trị vì và vị thái tử con vua chính là Tôn giả.

Mới lên bảy, Ngài đã chán thú vui ở đời: Nhưng mới lên bảy tuổi, vị thái tử này đã không thích những thú vui thế gian. Vì sao Ngài không thích tất cả những thú vui thế gian? Vì Ngài có thiện căn sâu dày, không giống người bình thường như chúng ta, tinh thần điên đảo, cuốn theo dòng nước, trôi nổi trong biển khổ sinh tử. Ngài nguyện không trôi nổi trong biển khổ sinh tử, nên đã chán ngán không còn hứng thú những thú vui thế gian. Ngài xin được xuất gia: Ngài xin phụ vương cho Ngài xuất gia tu hành. Vì thế, Ngài thường tọa thiền. Mới lên bảy, Ngài bắt đầu tập tọa thiền, ngồi tư thế kiết già. Ngài thường tọa thiền một ngày, hoặc một đêm. Ngài đã tập luyện như thế. (Chú 1)

Một đêm nọ, Ngài đến một động đá lớn thiền tọa trong đó: Một đêm nọ, Ngài đến một hang đá lớn và tọa thiền ở trong đó.

Lúc Ngài tọa thiền trong hang đá, Tổ thứ mười sáu (La-hầu-la-đa) đến đó, thấy Ngài đang ngồi yên nhập định, Tổ chờ đến hai mươi mốt ngày, Ngài mới xuất định:

Tổ hỏi: “Khi ông tọa thiền thì thân nhập định hay tâm nhập định?”?

Tôn giả đáp: Thân tâm đều định: Tôn giả Tăng-già-nan-đề đáp: “Thân định mà tâm cũng định”, nghĩa là hoàn toàn không phải chỉ thân định mà tâm không định; hoặc chỉ tâm định mà thân không định, ở đây thân tâm đều định. Ngài trả lời rất hợp lý.

Tổ bảo: Song Tổ thứ mười sáu vẫn muốn biện luận với Ngài, để tìm ra khuyết điểm của Ngài, liền nói: “Thân tâm đều định, sao lại có xuất nhập?” Thân tâm ông đều định, tại sao còn có xuất định và nhập định? Thân ông định, tâm ông cũng định thì lúc nào cũng phải ở trong định, làm gì còn có xuất và nhập nữa?

Tôn giả đáp: Tuy có xuất định và nhập định nhưng không mất tướng định: Tổ thứ mười bảy tức Tôn giả Tăng-già-na-đề liền trình bày rằng, tuy nhắc đến cảnh giới xuất định và nhập định, nhưng “tướng định” thì không mất, nghĩa là cái cảnh giới khi nhập định không hề bị mất; đến khi tỉnh, cảnh giới vẫn như vậy không khác so với khi còn trong định.

Tổ vặn hỏi: Lúc ấy, Tổ thứ mười sáu nói: “Ông không mất tướng định, thì hãy đem tướng định cho ta xem?Thử xem tướng định của ông hình dáng thế nào?” Tổ vặn hỏi Ngài như vậy.

Tôn giả hoát nhiên tỏ ngộ: Tôn giả Tăng-già-nan-đề hoát nhiên tỏ ngộ, hiểu rõ tất cả các pháp vốn thanh tịnh, tất cả đại định vốn không xuất không nhập, đó chính là đã khai ngộ! Hoát nhiên chính là khai ngộ.

Tôn giả liền xin Tổ độ thoát: Thế là, Tôn giả liền xin Tổ thứ mười sáu cho Ngài xuất gia.

Tổ dùng tay phải cầm bát giơ cao lên tận cung điện Phạm thiên lấy cơm thơm về: Tổ thứ mười sáu dùng tay phải cầm bát giơ lên cao, tới tận cung trời Đại Phạm, thọ nhận cúng dường của chư thiên rồi đem về cùng ăn với Tôn giả: Lúc ấy, Tổ nói: “Ông ăn đi! Ông tọa thiền nhiều ngày như vậy, nên ta đến cúng dường ông!” Thế rồi, Tổ và Tôn giả cùng ăn cơm thơm hương tích của cõi trời.

(Sau đây là phần của đệ tử của Hòa Thượng thêm vào.)

Đồng thời Tổ bảo đại chúng cùng ăn, nhưng lúc ấy đại chúng bỗng sinh tâm ghê tởm, nên không thể thọ dụng cơm thơm được. Tổ thứ mười sáu nói:
[i]“Đây không phải lỗi của ta mà do nghiệp cảm của các ông”.

Tổ liền nhường một nửa chỗ ngồi rồi bảo Tôn giả Tăng-già-nan-đề ngồi vào cùng dùng cơm. Đại chúng càng sinh tâm nghi hoặc:
“Tại sao không có chút quy củ gì giữa sư phụ và đệ tử, lại cũng không có sự phân biệt nào về tôn ti, tuổi tác?”

Biết lòng nghi hoặc của đại chúng, Tổ bảo:
“Các ông không thưởng thức được cơm thơm này là có nguyên nhân. Các ông nên biết! Người cùng ngồi ăn cơm với ta chính là Phật Sa La Thọ Vương ở kiếp Trang Nghiêm thời quá khứ, ứng thân đến thế gian này để giáo hóa chúng sinh, về sau sẽ làm Tổ thứ mười bảy. Còn các ông thì vào kiếp Trang Nghiêm đã đắc đến quả thứ ba, nhưng chưa chứng được quả vô lậu.”

Đại chúng nghĩ:
“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng năng lực thần thông của Thầy. Nhưng Tổ nói Tôn giả là Phật Sa La Thọ Vương thời quá khứ, chúng ta làm sao tin được?

Lúc ấy, Tôn giả Tăng-già-nan-đề biết đại chúng sinh tâm khinh mạn, liền nói:
“Lúc Đức Phật còn tại thế, thế giới này bằng phẳng, không có đồi núi, sông ngòi, kênh rạch, nước rất ngọt, cây cối sinh trưởng tốt tươi, đất nước giàu có, không có tám đường khổ và mọi người đều thực hành mười điều thiện. Hiện tại, Đức Phật đã nhập Niết-bàn hơn 800 năm, thế giới này gò nổi lồi lõm, cây cối héo khô, con người không có tín tâm chân chính và chính niệm, không tin Chân như Phật tính mà chỉ thích năng lực thần thông.”
(Đệ tử chỉ bổ sung đến đây).

Còn Tôn giả lấy tay phải đưa xuống tận kim cương luân lấy nước cam lồ cho vào bình lưu ly, rồi dâng lên Tổ: Lúc ấy, Tôn giả cũng đã chứng thần thông, liền duỗi tay phải xuống tận đáy của lòng đất, đến tầng kim cương luân, chỗ ấy có nước ngọt như cam lồ, rồi lấy bình lưu ly đựng nước ấy mang về. Ước chừng ăn cơm thơm xong, mọi người cùng uống nước cam lồ. Trước quang cảnh ấy, ai nấy đều thấy vô cùng cảm khái, nên tức thời đảnh lễ sám hối.

Tổ truyền đại pháp cho Tôn giả. Về sau, Tôn giả đến nước Ma-đề truyền pháp cho Già-da-xá-đa: Tổ thứ mười sáu truyền pháp cho Tôn giả (Chú 2). Về sau, Tôn giả đến nước Ma-đề, truyền pháp cho Tôn giả Già-na-xá-đa. Truyền pháp xong, Ngài dùng tay phải níu cành cây mà thị tịch.: Lúc ấy, Tôn giả Tăng-già-nan-đề đưa tay phải vịn cành cây, thân Ngài treo lơ lửng giữa hư không, rồi viên tịch! Không bệnh gì mà Ngài viên tịch, quý vị nói như vậy là tự tại hay không tự tại? Ái chà! Thật là giải thoát! Quý vị xem, Tôn giả đưa tay phải níu cành cây mà viên tịch. Thật là thú vị!

Bài tán:

Xả bỏ ngôi vua, vào hang thiền tọa: Tôn giả vốn phải làm một vị hoàng đế, nhưng Ngài không làm hoàng đế mà đến hang đá tọa thiền trong đó.

Chợt gặp thầy cũ, vén mở vật xưa: Bỗng gặp một tác gia chân chính! Tác gia chính là thiện tri thức. Gặp thiện tri thức, “vén mở vật xưa”, mới phá tan chấp trước cố chấp của Ngài!

Ấy Sa-la Vương, ngay lúc gặp giặc: Ở đây như Phật Sa La Thọ Vương gặp giặc, lập tức bắt lấy.

Đập vỡ vụn bát, biển vàng mênh mang: Đập bát vỡ vụn, “Kim Hà hải khoát”, Hằng hà còn gọi là “Kim hà”; biển rộng (hải khoát) như biển lớn. Ở đây nói Phật pháp như biển lớn, càng truyền càng rộng, càng truyền càng nhiều.

Kệ rằng:

Bảy tuổi hiểu đời nguyện xuất gia: Lúc lên bảy, Tăng-già-na-đề đã không thích những thú vui thế gian, mà chỉ thích xuất gia tu hành.
Hang đá tập thiền lánh phù hoa: Bấy giờ, Ngài tu tập thiền định trong hang đá, “lánh phù hoa”: Ngài không cống cao ngã mạn, không cảm thấy mình hơn người nào, và cũng không có ý nghĩ giả trang thiền tướng bên ngoài. Quý vị xem! Ngài là thái tử của một quốc vương, nhưng không tận hưởng khoái lạc trong cung vàng điện ngọc, mà xả bỏ tất cả không chút kiêu ngạo, khoe khoang. Nhờ tập khí phù hoa không có, nên Ngài ở đó tu hành như vậy.

Vốn không các tướng lìa ngôn thuyết: Tu hành phải “quét sạch tất cả pháp, xa lìa tất cả tướng” (tảo nhất thiết pháp, ly nhất thiết tướng), phá sạch tất cả chấp trước. Nếu quý vị còn tồn tại một chút “tướng” thì rất phiền toái. Nói chung, nếu có ngôn thuyết thì không phải là thật nghĩa.

Có gì rối rắm hai hay ba: Rối rắm chính là thừa thãi, vô dụng, như việc trên đầu lại đặt thêm một cái đầu. Đệ nhất nghĩa đế đã đầy đủ, còn phải rơi vào hai hay ba làm gì? Vì vậy, chúng ta tu hành, muốn rõ pháp chân chính thì phải lìa tướng ngôn thuyết, tâm phan duyên và văn tự. Nếu quý vị không thể xa lìa tất cả tướng thì dù tu hành đến mức độ nào, cũng chỉ là thay đổi bên ngoài mà thôi.

Thầy trò đạo hợp cùng chung lối: Tổ thứ mười sáu gặp Tổ thứ mười bảy, điều này có thể nói là “thầy trò đạo hợp”, đạo giống nhau và cùng đi trên một con đường!

Nhân nào quả ấy như hằng sa: Có người nhân xưa rất tốt, nên kết quả cũng rất tốt, tất cả đều rất viên mãn. Chẳng qua mỗi người tu hành khác nhau, vì gieo nhân khác nhau, nên kết quả cũng khác, do đó nói “Nhân nào quả nấy, muôn màu muôn vẻ”.

Tri âm khó gặp người nhân hiếm: Tu hành chân chính có thể hiểu rõ nhau, sư phụ và đệ tử hiểu nhau, đây là việc rất khó. “Người nhân hiếm”, người tu hành chân chính từ bi, thực hành nhân nghĩa rất hiếm.
Đèn tâm tiếp nối mãi truyền xa: Đời này truyền lại đời sau, pháp môn dùng tâm ấn tâm này, do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni truyền đến Tổ thứ mười bảy, cho đến hiện tại, đều là tâm pháp truyền trao từ xưa đến nay.

(Tuyên Công Thượng Nhân giảng vào ngày 8, tháng 8, năm 1981)



Chú 1: Về nhân duyên xuất gia của Tôn giả Tăng-già-na-đề, trong “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” có ghi như sau:
Tăng-già-na-đề, người nước Thất-la-phiệt, dòng sát-đế-lợi, là thái tử của vua Bảo Trang Nghiêm. Bồ-tát vừa sinh ra đã biết nói, nói chuyện với mẹ thường chỉ nói chuyện Phật sự. Vua và hoàng hậu thấy lạ, liền vời quốc sư đến hỏi con mình tại sao lại như vậy. Quốc sư nước này là người khác thường, có thể biết được việc xưa, liền tâu: “Tâu bệ hạ! Thái tử xưa là Phật Sa-la-vương, vì muốn hóa độ chúng sinh nên thị hiện sinh vào cung vua. Lên bảy tuổi, thái tử sẽ trở về với đạo, rời cung vua đến tu tập trong hang đá Kim Hà”. Vua và hoàng hậu thương con, nơm nớp lo sợ thái tử sẽ y như lời quốc sư nói. Đến năm lên bảy, thái tử quả nhiên nói kệ thưa cha mẹ, xin được xuất gia:


Kính lạy bậc song thân
Đã cho con hình hài
Nay con muốn xuất gia
Mong cha mẹ thương xót.


Khể thủ đại từ phụ
Hòa nam cốt huyết mẫu
Ngã kim dục xuất gia
Hạnh nguyện ai mẫn cố.


稽首大慈父 和南骨血母
我今欲出家 幸願哀愍故


Ban đầu, vua và hoàng hậu không bằng lòng, nên thái tử hết lời cầu xin mới được toại nguyện. Vua bảo Sa-môn Thiền-lợi-đa xuống tóc cho thái tử. Nhưng thái tử vẫn ở lại trong cung chín năm mới gặp được thánh tăng cho Ngài thọ giới. Đêm nọ, Bồ-tát tự cảnh tỉnh mình: “Ta đã thọ giới Cụ túc mà vẫn còn ở nhà thế tục, năm nay đã 26 tuổi rồi, làm sao gặp bậc Thánh để được khai đạo?” Ngài vừa nói xong, liền cảm ứng được ánh sáng từ hư không chiếu xuống, bỗng thấy một con đường bằng phẳng, phía trước có ngọn núi lớn, Bồ-tát liền đi đến đó……

Chú 2:Kệ truyền pháp của Tổ thứ mười sáu phó chúc cho Tổ thứ mười bảy, thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục ghi như sau:


Với pháp thực không chứng
Không giữ cũng không bỏ
Pháp không tướng hữu-vô
Làm sao có trong ngoài.

Ư pháp thực vô chứng
Bất thủ diệc bất ly
Pháp phi hữu vô tướng
Nội ngoại vân hà khởi


於法實無證 不取亦不離
法非有無相 內外云何起



[1] Kim cương luân 金剛輪:Theo Luận Câu-xá (Kosa) quyển 11 thì đại địa gồm 9 núi, 8 biển và 4 châu nằm trên tầng Kim luân hay Kim cương luân; dưới vòng Kim luân là tầng Thủy luân; dưới thủy luân là tầng Phong luân và dưới phong luân là hư không. Như vậy kim cương luân tiếp giáp với đáy của tầng đại địa.

[2] Sa-la vương 娑羅王: Tên của vua Diệu Trang Nghiêm, tương lai thành Phật hiệu là Sa La Thọ Vương (Kinh Pháp Hoa, phẩm Diệu Trang Nghiêm).

[3] “Kim Hà” là một tên khác của sông Hằng (Ganga)


Message edited by ThiệnTâm - Thứ Ba, 07 Aug 2012, 3:08 AM
 
ThiệnTâm Date: Thứ Ba, 07 Aug 2012, 3:29 AM | Message # 19
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 18: TÔN GIẢ GIÀ-DA-XÁ-ĐA (Gayasata)


Tôn giả, Ma-đề quốc ( Magadha ) nhân. Thập thất Tổ chí kỳ quốc, kiến nhất đồng tử trì giám tháo Tổ tiền, Tổ vấn: “Nhữ kỷ tuế da?” Viết: “Bách tuế.” Tổ viết: “Nhữ niên thượng ấu, hà ngôn bách tuế?” Đồng viết: “Ngã bất hội lý, chính bách tuế nhĩ.” Tổ viết: “Nhữ thiện cơ da?” Đồng viết: “Phật ngôn: Nhược nhân sinh bách tuế, bất hội chư Phật cơ; vị nhược sanh nhất nhật, nhi đắc quyết liễu chi.” Thời văn phong xuy điện linh thanh, Tổ vấn viết: “Linh minh da? Phong minh da?” Tôn giảviết: “Phi phong linh minh, ngã tâm minh nhĩ.” Tổ viết: “Tâm phục thùy hồ?” Đáp viết: “Câu tịch tĩnh cố.” Tổ viết: “Thiện tai! Thiện tai!” phó dĩ đại pháp. Tôn giả hậu đắc Cưu-ma-la-đa (Kumarata), tức dũng thân hư không, hiện thập bát biến, Hỏa Quang tam-muội, tự phần kỳ thân.

Dịch:

Tôn giả người nước Ma-đề ( Magadha ). Khi đến nước này, Tổ thứ mười bảy gặp một đồng tử cầm chiếc gương đến trước Tổ. Tổ hỏi:
- Ngươi mấy tuổi rồi?
Đứa bé trả lời:
- Một trăm tuổi.
Tổ bảo:
- Ngươi còn nhỏ sao nói một trăm tuổi?
- Tôi không hiểu lý, chính vì vậy, tôi một trăm tuổi!
Tổ hỏi:
- Ngươi giỏi tranh biện chăng?
Đứa bé đáp:

- Đức Phật nói rằng:
Người nếu sống trăm tuổi
Không lãnh hội Phật cơ
Chẳng bằng một ngày sống
Mà thấu suốt điều này.

Có lần, gió thổi khiến chiếc linh treo ở chánh điện phát ra tiếng kêu, Tổ hỏi:
- Linh kêu hay gió kêu?
Tôn giả thưa:
- Không phải gió cũng chẳng phải linh, mà chính tâm ta kêu?
- Tâm là ai vậy?
- Tâm là vắng lặng.
Tổ khen :
- Lành thay, lành thay!
Rồi truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi độ Tôn giả Cưu-ma-la-đa (Kumarata), Ngài liền bay lên hư không, hiện mười tám phép thần biến, dùng Hỏa Quang tam-muội tự thiêu thân mình.


Tán:

Trì giám nhi lai
Tiện dữ phác phá
Phi phong phi linh
Phân minh thố quá
Chư Phật chi cơ
Thị cá thậm ma?
Đắc Tăng-già-lê
Phản tao điếm ô
[1]

Dịch:

Cầm gương đi đến
Liền đập vỡ gương
Không gió chẳng linh
Lầm lỗi phân minh
Cơ phong chư Phật
Đó là cái gì?
Được Tăng-già-lê
Lại mang tiếng xấu.


Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):
Nhất tuế bất minh bách tuế ngu
Không quá quang âm nhật nguyệt hư
Phi phong phi linh ngã tâm động
Tức lý tức cơ nhữ tự tri
Tịch tĩnh tạo hóa vô sở trụ
Quảng đại tinh vi hữu hà tật?
Lai khứ giải thoát ly quái ngại
Sinh tử Chân Như cánh phất câu!
[2]

Dịch:

Một tuổi chưa tường trọn kiếp ngu
Thời gian trôi mãi luống xuân thu
Không linh chẳng gió, tâm ta động
Khế lý khế cơ tự ta hay
Vắng lặng, thiên nhiên không nơi trụ
Tinh vi, rộng lớn chẳng chậm mau?
Đến, đi, giải thoát không gò bó
Sinh tử Chân Như càng chẳng buộc!


Giảng:

Tôn giả, Ma-đề quốc nhân: Tôn giả Già-da-xá-đa, vị Tổ thứ mười tám là người nước Ma-đề ( Magadha ).

Thập thất Tổ chí kỳ quốc, kiến nhất đồng tử trì giám tháo Tổ tiền: Lúc Tổ thứ mười bảy đến nước Ma-đề, gặp một đứa bé cầm chiếc gương đến chỗ Tổ. (Chú 1)

Tổ vấn: “Nhữ kỷ tuế da?” Viết: “Bách tuế.” : Khi thấy đứa nhỏ, Tổ mới hỏi tuổi thì đứa nhỏ trả lời, “một trăm tuổi!”

Tổ viết: “Nhữ niên thượng ấu, hà ngôn bách tuế?” : Tổ nói rằng, “ngươi còn nhỏ tuổi lắm, sao lại có thể một trăm tuổi được?”

Đồng viết: “Ngã bất hội lý, chính bách tuế nhĩ”: Đứa nhỏ thưa, “bởi không hiểu rõ chân lý, nên chính vì lẽ đó mà tôi đúng là một trăm tuổi”.

Tổ viết: “Nhữ thiện cơ da?”: Tổ bảo, “ngươi giỏi về tranh biện chăng?”. “Thiện cơ” có nghĩa là giỏi biện luận.

Đồng viết: “Phật ngôn: Nhược nhân sinh bách tuế, bất hội chư Phật cơ; vị nhược sanh nhất nhật, nhi đắc quyết liễu chi.”: Đứa bé nhắc lại lời kệ của Đức Phật, ý nói rằng nếu người ta sống trăm tuổi mà không hiểu chân lý của chư Phật – chân lý đây là đạo lý chân chánh, Phật cơ là cơ duyên chư Phật – thì chẳng bằng sống một ngày mà hiểu rõ chân lý này, tức là thấy được đạo. Nhà Nho cũng có câu nói “triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ!” có nghĩa là buổi sáng được nghe hiểu đạo lý, đến tối mà chết thì cũng coi như mãn nguyện, tự cảm thấy là xứng đáng lắm rồi! Ý tứ của câu này cũng giống như đoạn “nhược sanh nhất nhật, nhi đắc quyết liễu chi” (chẳng bằng sống một ngày, thấu hiểu được điều ấy), nghĩa là hiểu rõ chân lý một cách chân chánh.

Tổ thứ mười bảy lại hỏi: “Trong tay ngươi cầm chiếc gương, đó là biểu thị cái gì?” Đưa bé liền dùng kệ trả lời:

Chư Phật đại viên giám
Nội ngoại vô hà ế
Lưỡng nhân đồng đắc kiến
Tâm nhãn giai tương tự
[3]

Dịch:

Gương sáng của chư Phật
Trong ngoài không tỳ vết
Hai người đồng thấy hết
Mắt tâm cùng giống nhau


Bấy giờ, sau khi được nghe mấy lời này, cha mẹ Tôn giả liền chịu ngay cho Ngài xuất gia theo Tổ thứ mười bảy. Sau khi đã xuất gia, Thời văn phong xuy điện linh thanh: nghĩa là một hôm, có làn gió thổi lay động chiếc linh trên điện phát ra tiếng kêu.

Tổ vấn viết: “Linh minh da? Phong minh da?”: Tổ thứ mười bảy hỏi đứa bé: “Đó là tiếng kêu của linh hay của gió?”

Tôn giả viết: “Phi phong linh minh, ngã tâm minh nhĩ.”: Đứa bé liền nói: “Đó không phải là tiếng kêu của gió, cũng không phải là tiếng kêu của linh, mà chính là âm thanh trong tâm chúng ta”. Trong Lục Tổ Đàn Kinh có ghi câu chuyện “gió thổi phướn động” và khi ấy có người hỏi: “Gió động hay phướn động?” Quý vị thì nghĩ thế nào đây? Bảo là gió động ư? Nhưng mà ở đó thấy lá phướn động. Còn bảo là lá phướn động, nhưng không có gió thì phướn động làm sao được? Quý vị bảo gió động, nhưng gió thì chẳng thấy mà chỉ thấy phướn động, khiến cho có hai vị sư, một vị nói gió động, còn một vị nói phướn động, cãi nhau mãi không thôi. Lúc ấy Lục Tổ mới lên tiếng bảo rằng “không phải gió động, không phải phướn động, mà do tâm của nhân giả động”. Tổ thứ mười tám thì nói: “Không phải tiếng gió kêu, cũng không phải tiếng linh kêu, mà do tâm nhân giả phân biệt! Vì vậy mới có tiếng gió và tiếng linh”.

Tổ viết: “Tâm phục thùy hồ?”: Tổ thứ mười bảy nói: “Tâm này là ai vậy? Ai là cái tâm này vậy?”

Đáp viết: “Câu tịch tĩnh cố.”: Đưa bé trả lời: “Tâm là vắng lặng, không có hình tướng”.

Tổ viết: “Thiện tai! Thiện tai!” phó dĩ đại pháp: Nghe đứa bé nói tâm là vắng lặng như thế, Tổ thứ mười bảy biết ngay đứa bé hiểu rõ lý tâm không động, không tĩnh, nên nói: “Rất tốt, rất tốt!”. Thế là, Tổ truyền pháp dùng tâm ấn tâm, Chánh Pháp Nhãn Tạng, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự cho Ngài. (Chú 2)

Tôn giả hậu đắc Cưu-ma-la-đa (Kumarata), tức dũng thân hư không, hiện thập bát biến, Hỏa Quang tam-muội, tự phần kỳ thân: Sau khi truyền pháp cho Tôn giả Cưu-ma-la-đa (Kumarata), Tôn giả liền bay lên hư không, hiện thần thông của mười tám thứ thần biến như: Trên thân ra lửa, dưới thân ra nước; dưới thân ra lửa, trên thân ra nước v.v…ở giữa hư không. Hiện rõ thần thông của mười tám thần biến qua lại lẫn nhau, rồi dùng Hỏa Quang tam-muội và lửa thiền định tự thiêu thân mình.

Tán

Trì giám nhi lai, tiện dữ phác phá: Ngài cầm một chiếc gương đi đến, Tổ thứ mười bảy liền đập vỡ gương.

Phi phong phi linh, phân minh thác quá: Không phải gió, cũng không phải linh phát ra tiếng động, nếu quý vị có tâm phân biệt thì sẽ hiểu sai đạo lý này.

Chư Phật chi cơ, thị cá thậm ma?: Chân lý của chư Phật, thật ra là cái gì?

Đắc Tăng-già-lê[4], phản tao điếm ô: Ông được xuất gia mặc áo của chư Tổ, cũng chính là ông đã đạt được Diệu Pháp Tâm Ấn này, không cần trên đầu lại đặt thêm một cái đầu và chạy theo bên ngoài tìm kiếm! “Phản tao điếm ô”, nếu ông chạy theo bên ngoài tìm kiếm thì chính ông tự làm dơ uế mình.

Kệ

Phật, chư Tổ và các vị Bồ-tát vốn không cần chúng ta xưng tán các Ngài, cũng như không cần chúng ta mang một cái mũ thật cao đội lên đầu (nịnh hót) các Ngài đâu. Chẳng qua, vì lòng ngưỡng mộ trước đạo đức, văn chương cùng những hành vi vĩ đại của các Ngài nên hàng đệ tử, đệ tôn đời sau mới tự nguyện gom góp một vài lời mộc mạc đặng tỏ tấm lòng tán dương công đức của các vị Tổ sư. Có thể các Ngài chẳng lấy gì làm hoan hỷ khi nghe lời tán thán của chúng ta, nhưng là kẻ hậu bối, muốn dâng lên chút điểm chân thành, chút lòng kính ngưỡng sùng bái thánh nhân xưa, chúng ta đành phải gắng gượng làm mấy câu thô thiển gọi là tán thán các bậc thánh hiền.

Đây là câu đầu tiên của bài tụng kệ:

Nhất tuế bất minh bách tuế ngu: Vì sao đứa bé này nói một trăm tuổi? Bởi vì nó không hiểu. Nó lại không hiểu pháp môn Tâm ấn của vị Tổ này, nên nói mình một trăm tuổi.

Đây không phải là trường hợp một đứa trẻ nói dối, rõ ràng không phải một trăm tuổi, lại dối người khác nói là trăm tuổi. Đứa bé biết nói như vậy, người khác sẽ không tin, nhưng tại sao lại nói như thế? Chính vì đứa bé muốn tỏ bầy rõ là mình không hiểu Phật pháp một cách chân chính, một tuổi mà không hiểu rõ thì một trăm tuổi vẫn là ngu si.

Không quá quang âm nhật nguyệt hư: Đây chính là nói thời gian luống qua mà không đạt được chút gì. Một ngày từ sáng đến chiều chỉ có ăn mặc ngủ nghỉ, ăn mặc ngủ nghỉ, ăn mặc ngủ nghỉ, ngoài ra không làm được việc gì, không có một chút công lao với thế giới này, vì thế ngày tháng trôi qua đều trống rỗng.

Phi phong phi linh ngã tâm động: Đây không phải tiếng gió, cũng không phải tiếng linh, mà do tâm ta phân biệt, nên mới nghe tiếng của nó.

Tức lý tức cơ nhữ tự tri: Nếu khế lý khế cơ thì chính mình tự biết. Đạo lý chân chính rõ ràng, chính là khế lý khế cơ. Vì vậy khế hợp hay không khế hợp với căn cơ của mình, chỉ tự mình biết.

Tịch tĩnh tạo hóa vô sở trụ: là sự an vui trong cảnh giới tịch tĩnh, cũng là của Đại Tạo Đại Hóa, đều không chỗ trụ, theo nghĩa của câu “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm.[5]

Quảng đại tinh vi hữu hà tật?: Rất rộng lớn và tinh vi, đó là bản thể của đạo, nó có gì nhanh hay chậm? Hoàn toàn không có.
Lai khứ giải thoát ly quái ngại: Đến đi tùy ý, không chút ngăn ngại.
Sinh tử Chân Như cánh phất câu!: Sống cũng vậy, chết cũng vậy, chứng được lý thể của chân như cũng vậy, chẵng có gì là gò bó, chẳng có điều gì chướng ngại, hoàn toàn tự nhiên.
Kệ tụng hôm nay là như vậy. Nếu tôi làm không hay, mọi người thay tôi chỉnh sửa một chút, còn hay thì quý vị nên y chiếu theo.
(Tuyên Công Thượng Nhân giảng ngày 12 tháng 8 năm 1981)




Chú 1: Truyền Pháp Chánh Tông Ký có ghi:
Tôn giả Già-da-xá-đa, người nước Ma-đề (Magadha), họ Uất-đầu-lam (Udra Ramaputra), cha là Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh. Lúc mẹ Tôn giả mang thai, mộng thấy có người cầm một chiếc gương báu đến nói: “Tôi đã đến!”. Lúc tỉnh dậy bà cảm thấy nhẹ nhàng như ngày thường, nhưng khắp nhà có mùi hương lạ, ánh sáng lành luôn xuất hiện, bảy ngày sau thì Tôn giả chào đời. Thân thể Ngài sạch sẽ sáng chói như lưu ly trong suốt. Đến năm mười hai tuổi, Tôn giả không cần tắm rửa mà vẫn sạch sẽ. Ngài thường ở chỗ vắng vẻ, hoặc trò chuyện với mọi người, nói ra những lời cao siêu.


Chú 2: Kệ tuyền pháp của Tổ thứ mười bảy phó chúc cho Tổ thứ mười tám thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục ghi:


Tâm địa bổn vô sinh[6]
Nhân địa tùng duyên khởi
Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệc phúc nhĩ
[7]

Dịch:

Tâm vốn dĩ không sinh
Nhân từ duyên mà khởi
Duyên và chủng (hạt gieo, seed = nhân) không ngại nhau
Hoa quả cũng như vậy.




[1]Nguyên văn: 持鑑而來 便與撲破 非風非鈴 分明錯過
諸佛之機 是個甚麼 得僧伽黎 反遭玷污


[2] Nguyên văn: 一歲不明百歲愚 空過光陰日月虛
非風非鈴我心動 即理即機汝自知
寂靜造化無所住 廣大精微有何疾
來去解脫離罣礙 生死真如更弗拘


[3] Nguyên văn: 諸佛大圓鑑 內外無瑕翳
兩人同得見 心眼皆相似


[4] Tăng-già-lê 僧伽黎 Phạm: Sanghati, dịch là Tổ y.

[5]大造大化: Thuật ngữ Đại Tạo Đại Hóa thường thấy trong các kinh về Đạo học, dùng để chỉ cái nguyên lý tột cùng của lẽ Đạo. Người tu luyện tinh khí thần sẽ đạt được lẽ đó khi Pháp thân trở về với hư vô, một cảnh giới đại thanh tịnh, đại giải thoát. Cùng với nghĩa này, Đại Tạo Đại Hóa trong bài giảng thoại, cũng chính là cảnh giới tột cùng khi người tham thiền bừng ngộ, chứng được bổn lai diện mục của mình. Đó cũng là cảnh giới của niềm tịch tĩnh, của trạm nhiên thường tịch, cảnh giới của tâm vô sở trụ.

[6] Nguyên văn: 心地本無生 因地從緣起
緣種不相妨 華果亦復爾


[7]Đạo lý “nhân quả đồng thời” nói trong Kinh Pháp Hoa. Vì hoa sen vừa nở, liền có hạt sen nên gọi là “nhân quả đồng thời”. Hoa nở liền kết thành hạt, biểu thị cho “nhân quả không hai”; nhân cũng chính là quả, quả cũng chính là nhân, nhân như vậy, quả như vậy. “Nhân” là gieo trồng nhân Phật, “quả” là thành tựu quả Phật. Hoa quả đồng thời, cũng biểu thị cho “khai quyền hiển thật” (triển khai phương tiện để hiển bày lý chân thật). Hoa sen nở là “khai quyền”; quyền, chính là phương tiện quyền xảo. Kết thành hạt là “hiển thật”, đại diện cho pháp chân thật; thật, là pháp chân thật không dối, đó chính là bản thể lý tánh của thật tướng.


Message edited by ThiệnTâm - Thứ Ba, 07 Aug 2012, 3:31 AM
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 11 Aug 2012, 8:16 PM | Message # 20
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 19: CƯU-MA-LA-ĐA TÔN GIẢ


Tôn giả Đại Nhục Chi quốc nhân. Nhân thập bát Tổ chí, tôn giả vấn viết: “Thị hà đồ chúng?” Tổ viết: “Thị Phật đệ tử.” Bỉ văn Phật hiệu, tâm thần tủng nhiên, tức thời bế hộ. Tổ lương cửu khấu kỳ môn, tôn giả viết: “Thử xá vô nhân.” Tổ viết: “Đáp vô giả thùy?” Tôn giả văn ngữ, tri kỳ dị nhân, toại khai quan diên tiếp. Tổ viết: “Tích Thế Tôn ký viết: ‘Diệt hậu nhất thiên niên, hữu Đại sĩ xuất hiện ư Nhục Chi quốc, thiệu long huyền hóa.’ Kim nhữ trị ngã, ưng tư gia vận.” Ư thị xuất gia thọ cụ, phó dĩ đại pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, hậu đắc Xà-dạ-đa, tức ư tọa thượng, dĩ chỉ trảo ly diện, như hồng liên khai, phóng đại quang minh, chiếu diệu tứ chúng, nhi nhập tịch diệt.

 
Dịch :

Tôn giả người nước Đại Nhục Chi, khi Tổ thứ mười tám đến, Tôn giả hỏi:

- Thưa Ngài! Ngài là đệ tử của ai?

Tổ đáp:

- Là đệ tử của Đức Phật.

Nghe danh hiệu Đức Phật, Tôn giả sợ hãi lập tức đóng cửa lại. Tổ gõ cửa hồi lâu, Tôn giả bảo:

- Trong nhà không có người !

Tổ hỏi:

- Vậy người trả lời “không” trong nhà là ai?.

Nghe nói, Tôn giả biết đây là bậc xuất phàm liền mở cửa đón tiếp. Tổ bảo:

- Xưa, Đức Thế Tôn thụ ký: “Một nghìn năm sau khi ta diệt độ, có bậc đại sĩ sẽ xuất hiện ở nước Nhục Chi nối truyền chính pháp”. Nay ông gặp ta thật ứng nghiệm với vận tốt này.

Thế là Tôn giả xuất gia, được Tổ truyền giới cụ túc và đại pháp. Sau khi đắc pháp và độ Xà-dạ-đa, Tôn giả ngồi trên toà dùng móng tay rạch mặt thành hình hoa sen nở, phóng ánh sáng chiếu khắp bốn chúng rồi nhập diệt.

Tán :

Văn Phật bế môn

Thả tín nhất bán

Thử xá vô nhân

Bão tàng tặc hán

Thuyết pháp Phạm thiên

Môi lý tẩy thán

Ký biệt tương lai

Tuệ mạng nhất tuyến[1]



Dịch :

Nghe Phật đóng cửa

Chỉ tin một nửa

Nhà này không người

Tên trộm lẫn trốn

Thuyết pháp Phạm thiên

Than đá sạch đen

Thụ ký tương lai

Huệ mạng sợi tơ



Kệ :

Thử xá vô nhân hữu tặc hán

Tâm hành xứ diệt ngôn ngữ đoạn

Đáp giả thị thùy ngô nan giải

Ứng chi phi ngã nhữ nghi tri

Thiên niên Đại sĩ xuất Nhục Chi

Vạn kiếp Pháp Vương ký nhật tiên

Hồng liên khai phóng chiếu tứ chúng

Thập cửu đại Tổ hóa nữ nam[2]

Dịch:

Trong nhà có chủ lại bảo không

Ngôn ngữ tâm hành bặt dứt đồng

Kẻ đáp là ai ta chẳng rõ

Đáp đó chẳng tôi, ông phải hiểu

Nghìn năm đại sĩ Nhục Chi hiện

Vạn kiếp Như Lai thụ ký ông

Nở đoá sen hồng soi bốn chúng

Tổ đời mười chín độ rất đông.

Tuyên Công Thượng Nhân



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:17 PM | Message # 21
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

TỔ THỨ HAI MƯƠI: TÔN GIẢ XÀ-DẠ-ĐA (Jayata)


Tôn giả, Bắc Thiên Trúc quốc nhân. Văn thập cửu Tổ ngữ, đốn thích sở nghi. Tổ viết: “Nhữ tuy dĩ tín, nhi vị minh nghiệp tùng hoặc sanh, hoặc nhân thức hữu, thức y bất giác, bất giác y tâm. Tâm bổn thanh tịnh, vô sinh diệt, vô tạo tác, vô báo ứng, vô thắng phụ, tịch tịch nhiên, linh linh nhiên. Nhữ nhược nhập thử pháp môn, khả dữ chư Phật đồng hĩ. Nhất thiết thiện ác, hữu vi vô vi, giai như mộng huyễn.” Tôn giả lĩnh chỉ, tức cầu xuất gia, thụ cụ. Tổ phó dĩ đại pháp, đắc pháp dĩ, chí La-duyệt thành (Rajagrha), chuyển phó Bà-tu-bàn-đầu (Vasubandu), tức ư tọa, yểm nhiên quy tịch.



Dich:

Tôn giả người nước Bắc Thiên-Trúc, nghe Tổ thứ 19 dạy liền dứt hẳn mối nghi.

Tổ bảo:

- Tuy ông đã tin nhưng chưa rõ nghiệp từ hoặc[1] sinh, hoặc nhân thức mà có, thức nương bất giác, bất giác nương tâm. Nhưng tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, không gây tạo, không báo ứng, không thắng thua, rỗng lặng, linh diệu. Nếu ông thâm nhập pháp môn này thì đồng với chư Phật. Tất cả thiện ác, hữu vi vô vi đều như mộng huyễn.

Tôn giả lãnh hội tông chỉ, liền xin xuất gia, thọ cụ túc, được Tổ truyền đại pháp. Sau khi đắc pháp, Tôn giả đến thành La-duyệt, truyền pháp cho Bà-tu-bàn-đầu, rồi ngồi ngay tòa an nhiên thị tịch.

 

Bài tán:

Thiện ác nhị luân 

Kiểu nhiên bất mậu 

Ảnh hưởng hốt văn 

Thoát lạc sào cữu

Pháp vô sinh diệt 

Mộc kê đề trú 

Một lượng đại nhân 

Khai nhãn lậu đậu[2]

Dịch:

Thiện ác hai vòng

Rõ ràng không sai

Âm vang theo tiếng

Phá tan thói cũ

Pháp không sanh diệt

Gà gỗ gáy ngày

Đại nhân xuất chúng

Mở mắt kẻ ngu



Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):

Đốn thích sở nghi khoát nhiên thông 

Dương xuân bạch tuyết tận tiêu dung

Khởi hoặc tạo nghiệp thụ quả báo 

Phá mê hiển chính lập đại công

Thanh tịnh bổn nguyên Bồ-đề tính 

Linh minh giác chiếu nhật thiên trung

Tâm tâm tương ấn truyền Phật đạo 

Cổ kim như thị tổng tương đồng.[3]

Dịch:

Dứt bặt nghi ngờ hoát nhiên thông

Ánh xuân tuyết trắng biến thành không

Sai lầm tạo nghiệp chịu dư báo

Hiển chánh trừ mê lập đại công

Tịnh khiết chơn nguyên Bồ-đề tính

Linh minh giác sáng giữa hư không

Tâm tâm nối tiếp truyền Phật đạo

Xưa nay như thế mãi tương đồng



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:18 PM | Message # 22
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

TỔ 21: TÔN GIẢ BÀ-TU-BÀN-ĐẦU (Vasubandhu)


Tôn giả, La-duyệt thành nhân. Nhất thực bất ngọa, lục thời lễ Phật, vi chúng sở quy. Nhị thập Tổ chí bỉ, vấn kỳ chúng viết: “Thử đầu-đà năng tu phạm hạnh, khả đắc Phật đạo hồ?” Chúng viết: “Ngã sư tinh tấn, hà cố bất khả?” Tổ viết: “Nhữ sư dữ đạo viễn hỹ!” Chúng viết: “Tôn giả uẩn hà đức hạnh, nhi cơ ngã sư?” Tổ viết: “Ngã bất cầu đạo, diệc bất điên đảo. Ngã bất lễ Phật, diệc bất khinh mạn. Ngã bất trường tọa, diệc bất giải đãi. Ngã bất nhất thực, diệc bất tạp thực. Tâm vô sở hy, danh chi viết Đạo.” Tôn giả văn dĩ, phát vô lậu trí, Tổ nãi phó pháp. Hậu chí Na-đề quốc, đắc Ma-noa-la, tức dũng thân cao bán do-tuần, ngật nhiên nhi trụ. Tứ chúng ngưỡng chiêm kiền thỉnh, phúc tọa, già phu nhi thệ.



Dịch:

Tôn giả người thành La-duyệt (Rajagriha), ngày ăn một bữa, không nằm, sáu thời lễ Phật, khiến mọi người quy phục. Tổ thứ 20 đến thành này hỏi đồ chúng của Tôn giả:

- Vị đầu-đà này siêng tu phạm hạnh có thể đắc Phật đạo chăng?

Đồ chúng đáp:

- Thầy tôi tinh tấn sao không đắc đạo?

Tổ bảo:

- Thầy các ông cách đạo còn xa lắm!

Đồ chúng hỏi:

- Thưa ngài! Ngài có đức hạnh gì mà chê Thầy chúng tôi?

Tổ đáp:

- Ta không cầu đạo cũng chẳng điên đảo; không lễ Phật cũng chẳng khinh mạn; không ngồi mãi cũng chẳng giải đãi; không ăn một bữa cũng chẳng dùng nhiều lần. Tâm không mong cầu ấy gọi là Đạo.

Nghe xong, Tôn giả phát khởi trí vô lậu và được Tổ truyền pháp.

Sau đó, Tôn giả đến nước Na-đề ( Magadha ) độ Ma-noa-la (Manorhita). Xong việc, Ngài liền phi thân lên không, cao nửa do tuần rồi đứng yên trên đó.

Bốn chúng đệ tử đều ngưỡng lên chiêm bái, cung kính thỉnh cầu, nhưng Ngài lại ngồi kiết già thị tịch.



Tán:

Vô lậu trí thông 

Bạch nhật thuyết mộng 

Ngọc uẩn kinh san 

Châu hàm lão bạng

Quang thấu trùng trùng 

Hiền giả bất trùng 

Kế khởi tuệ đăng 

Thiên kinh địa động[1]

Dịch:

Chứng vô lậu trí

Chiêm bao ban ngày

Ngọc chất thành non

Miệng trai ngậm châu

Sáng rực muôn trùng

Người hiền khó gặp

Tiếp mồi tuệ đăng

Trời kinh đất động.



Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):

Nhất thực bất ngọa chân tinh tấn 

Vạn lự giai không đại đạo sư

Ngã tắc bất cầu trừ điên đảo 

Nhữ ưng phá chấp ly cuồng ngạo

Cần tu vô lậu đạo chủng trí 

Xả khí hữu vi công đức siêu

Như thị tâm ấn truyền Tổ ý 

Tây thiên Đông độ bộ bộ cao[2]

Dịch:

Ngủ ngồi ăn ngọ dốc công phu

Chẳng vướng sầu lo bậc chân tu

Ta quyết không cầu trừ điên đảo

Ông nên phá chấp dứt cuồng ngu

Siêng tu vô lậu Như Lai trí

Xả bỏ hữu vi phúc đức bù

Như vậy chư Tổ truyền tâm ấn

Tây Thiên Đông độ mãi vân du



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:19 PM | Message # 23
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

TỔ THỨ 22: TÔN GIẢ MA-NOA-LA


Tôn giả, Na-Đề quốc Thường Tự Tại Vương chi tử giả. Niên tam thập, hội Bà-Tu Tổ chí bỉ quốc. Vương vấn Tổ viết: “La Duyệt thành độ dữ thử hà dị?” Tổ viết: “Bỉ độ tằng hữu tam Phật xuất thế, kim vương quốc hữu nhị sư hóa đạo.” Vương viết: “Nhị sư giả thùy?” Tổ viết: “Phật ký đệ nhị ngũ bách niên, hữu nhị thần lực đại sĩ, xuất gia kế thánh, tức vương chi thứ tử Ma-Noa-La, kỳ nhất dã; ngô tuy đức bạc cảm đương kỳ nhất.” Vương viết: “Thành ư tôn giả sở ngôn, đương xả thử tử tác sa môn.” Tổ viết: “Thiện tai đại vương, năng tuân Phật chỉ.” Tứ dữ thế lạc thọ cụ, phó ư đại pháp. Tôn giả đắc pháp hậu, phó Hạc-Lặc-Na, tức già phu yêm hóa.



Tôn giả là con vua Thường Tự Tại nước Na-đề. Năm Tôn giả 30 tuổi, gặp lúc tổ Bà-Tu đến nước này, vua cha hỏi :

- Thưa Ngài! Thành La-duyệt có gì khác nơi này không ?

Tổ đáp:

- Nơi ấy có ba vị Phật xuất thế, nay đất nước của đại vương có hai bậc đạo sư hoằng dương Phật đạo :

Vua hỏi :

- Thưa Ngài! Hai đạo sư ấy là ai ?

Tổ đáp :

- Đức Phật có thọ ký: “Vào khoảng thời gian 500 năm lần thứ hai có hai Đại sĩ thần lực xuất gia kế thừa dòng Thánh”. Nay Ma-noa-la con thứ của Đại vương chính là một người. Tôi tuy phúc đức cạn mỏng nhưng cũng dám nhận lãnh trách nhiệm làm người thứ hai.

Vua nói :

- Nếu đúng như lời Ngài nói thì trẫm sẽ cho đứa con này xuất gia làm sa-môn.

Tổ khen :

Lành thay ! Đại vương đã tuân theo yếu chỉ của Đức Phật rồi!

Thế rồi Tổ xuống tóc, trao giới cụ túc, truyền Đại pháp cho Tôn giả. Sau khi đắc pháp, Tôn giả phó chúc cho Hạc-lặc-na rồi ngồi kiết-già thị tịch.



Tán viết:

Vương cung đản sanh

Bất cư tôn quý

Văn sư chỉ thị

Đốn minh túc tuệ

Bào ảnh phi chân

Thi đại vô úy

Thể lộ đường đường

Thiên hoa vạn hủy[1]



Bài tán:

Sanh chốn vương cung

Sống đời thanh đạm

Nghe Thầy khai thị

Túc huệ rõ ngay

Bọt nước giả tạm

Ban tâm vô uý

Tướng mạo uy nghi

Ngàn hoa vạn cỏ.



Hựu thuyết kệ viết:

Thừa đại nguyện thuyền độ ngũ trược

Bất úy gian khổ nhập sa bà

Thác tích vương cung thường tự tại

Ngụ cư khách xá Tổ ấn thuyết

Phất tích thọ ký Ma-Noa thị

Ngã kim lai phỏng đại đầu đà

Thành tai ngôn dã ngô đương xả

Quảng khai pháp đản thuyết vô già[2]



Kệ rằng:

Cưỡi thuyền đại nguyện vượt ái hà

Gian nguy chẳng sợ nhập Ta-bà

Dừng gót cung vua Thường Tự Tại

Ngụ cư khách xá Tổ nói ra

Phật xưa thọ ký Ma-noa ấy

Nay ta đến đón Đại Đầu-đà

Y lời dạy, đứa con xin hiến

Mừng xuất gia mở hội vô-già.





Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:21 PM | Message # 24
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

TỔ THỨ 23: TÔN-GIẢ HẠC-LẶC-NA


Tôn giả, Nhục Chi quốc nhân. Niên nhị thập nhị xuất gia, thường hữu hạc chúng tương tùy. Tôn giả vấn nhị thập nhị tổ viết: “Dĩ hà phương tiện, linh bỉ giải thoát?” Tổ viết: “Ngã hữu vô thượng pháp bảo, nhữ đương thính thụ, hóa vị lai tế.” Nhi thuyết kệ viết:

Tâm tùy vạn cảnh chuyển

Chuyển xứ thực năng u

Tùy lưu nhận đắc tính

Vô hỷ diệc vô ưu[1]

Thời hạc chúng văn kệ, phi minh nhi khứ. Tôn giả ký đắc pháp, hành hóa chí trung Ấn độ, chuyển phó Sư Tử, tức hiện thập bát biến nhi quy tịch.



Dịch:

Tôn giả người Nhục-chi, năm 22 tuổi xuất gia, thường có đàn hạc bay theo Ngài.

Tôn giả hỏi Tổ thứ 22 :

- Thưa Ngài! Làm thế nào để đàn hạc kia giải thoát ?

Tổ đáp :

- Ta có pháp bảo vô thượng, ông nên nghe kỹ để hoá độ đời sau.

Tổ đọc kệ :

Tâm chuyển theo muôn cảnh

Nơi chuyển thực u huyền

Theo dòng nhận được tánh

Chẳng mừng cũng chẳng lo[2].

Đàn hạc nghe kệ, liền bay lên kêu một tiếng rồi khuất mất. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến Trung Ấn Độ, phó pháp cho Tôn giả Sư Tử, rồi hiện mười tám phép thần biến mà viên tịch.

Tán viết:

Pháp thuyết long cung

Đạo phục vũ tộc

Chỉ quy kỳ nguyên

Đỉnh môn á mục

Đắc Sư Tử nhi

Xướng hoàn hương khúc

Nhục Chi quốc trung

Tín hương huân phức[3]



Bài tán:

Nói pháp Long cung

Đạo phục loài chim

Chỉ về nguồn cội

Đỉnh đầu mắt sáng

Truyền pháp Sư Tử

Hát khúc hoàn hương

Khắp nước Nhục Chi

Hương tín xông khắp.



Hoặc thuyết kệ viết:

Thiên địa tạo vật phả hy kỳ

Hạc tùy Tôn giả cảnh ngu mê

Tâm vi cảnh chuyển phi tự tại

Tính bị vân già chướng Bồ-đề

Khổ hải vô biên hồi đầu ngạn

Liên bang hữu lộ cử túc cập

Tự cổ thành công toàn bằng nhẫn

Dũng mãnh tinh tấn mạc hồ nghi[4]

(Tuyên công Thượng nhân tác)

Kệ rằng:

Trời đất tạo vật lạ muôn bề

Hạc theo Tôn giả tỉnh u mê

Cảnh chuyển tâm xoay ngăn tự tại

Mây che tự tánh chướng Bồ-đề

Mênh mông biển khổ quay đầu bến

Cõi Phật thênh thang cất bước về

Vạn thuở thành công đều nhờ nhẫn

Tinh chuyên dũng mãnh Niết-bàn kề.

(Thượng nhân Tuyên Hóa)





Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:22 PM | Message # 25
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 24: TÔN GIẢ SƯ TỬ


Tôn giả, trung Ấn độ nhân. Vấn nhị thập tam Tổ: “Ngã dục cầu đạo, đương dụng hà tâm?” Tổ viết: “Nhữ dục cầu đạo, vô sở dụng tâm.” Viết: “Ký vô dụng tâm, thùy tác Phật sự?” Tổ viết: “Nhữ nhược hữu dụng, tức phi công đức; nhữ nhược vô tác, tức thị Phật sự.” Nhân phó dĩ đại pháp. Du hóa chí Kế Tân quốc, chuyển phó pháp dữ Bà-xá Tư-đa. Hậu, vương bỉnh kiếm chí Tôn giả sở, vấn viết: “Sư đắc uẩn không phủ?” Viết: “Dĩ đắc uẩn không,” Vương viết: “Ly sanh tử phủ?” Viết: “Dĩ ly sanh tử.” Vương viết: “Ký ly sanh tử, khả thí ngã đầu.” Viết: “Ngã thân phi hữu, hà lận ư đầu!” Vương tức huy nhẫn, trảm Tôn giả thủ, bạch nhũ dũng cao sổ xích, vương chi hữu tý toàn diệc đọa địa.



Tôn giả người Trung Ấn Độ, có lần Tôn giả hỏi Tổ thứ 23:

- Thưa Ngài! Muốn cầu đạo con phải dụng tâm nào ?

Tổ đáp :

- Cầu đạo thì không có chỗ dụng tâm.

- Nếu không dụng tâm thì ai làm Phật sự ?

Tổ bảo :

- Ngươi nếu có dụng thì chẳng phải công đức. Không làm đó mới là Phật sự.

Nhân đây, Tổ truyền đại pháp cho Tôn giả. Tôn giả du hóa đến nước Kế Tân (Kubha), phó pháp cho Bà-xá Tư-đa (Basiasita).

Một hôm, vua cầm kiếm đến hỏi Tôn giả:

- Thầy đã chứng đắc “năm uẩn đều không” chưa” ?

Tôn giả đáp:

- Đã chứng đắc.

- Lìa sanh tử chưa ?

- Đã lìa.

- Đã lìa sanh tử thì có thể thí đầu cho ta chăng ?

Tôn giả đáp :

- Thân ta chẳng phải của ta thì tiếc gì cái đầu.

Vua liền vung kiếm chặt đầu Tôn giả, lập tức sữa trắng vụt lên cao mấy thước và tay phải của vua cũng rơi xuống đất.



Tán viết:

Vô tâm khả dụng

Đại dụng hiện tiền

Khuếch thông Phật lý

Xả tận đệ thuyên

Án kiếm dẫn cảnh

Hải khẩu nan tuyên

Lô hoa bạch tuyết

Thu thủy trường thiên[1]



Bài tán:

Dùng cái không tâm

Đại dụng hiện tiền

Thông suốt Phật lý

Dứt bỏ buộc ràng

Vung gươm chặt cổ

Đạo lý như biển

Bông lau tuyết trắng

Nước thu ngập trời.



Hoặc thuyết kệ viết:

Sư Tử Tôn giả chí phi phàm

Cầu pháp vấn đạo nguyện tâm kiên

Ưng vô sở trụ ly chư tướng

Như hữu công năng tức lạc biên

Ngũ uẩn giai không phá mê chấp

Vạn duyên phóng hạ liễu chân thuyên

Vương kiếm trảm đầu bạch nhũ hiện

Hữu tý đọa lạc thủy phục cam.[2]



Kệ rằng:

Tôn giả Sư-Tử chí phi phàm

Ý định tâm kiên đạo vấn tham

Ưng vô sở trụ lìa các tướng

Công năng nếu có tức loạn đàm

Năm uẩn đều không phá mê chấp

Vạn duyên buông bỏ rõ chơn phàm

Kiếm chúa bêu đầu phun sữa trắng

Tay phải rớt đất mới chịu cam.





Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:23 PM | Message # 26
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 25 : Tôn giả Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita)


Tôn giả Kế Tân quốc nhân. Sơ, mẫu mộng đắc thần kiếm, nhân nhi hữu dựng. Ký đản, quyển kỳ tả thủ. Phụ dẫn kiến Sư Tử Tổ, vấn kỳ cố, Tổ tức dĩ thủ tiếp viết: “Khả hoàn ngã châu.” Tôn giả cự khai thủ phụng châu, toại xả xuất gia. Tổ vị thế độ viết: “Ngô sư mật hữu huyền ký, duy nạn. Chánh Pháp Nhãn Tạng, chuyển phó dữ nhữ.” Đắc pháp hậu tiềm ẩn sơn cốc, quốc vương Thiên Đức, nghinh thỉnh cúng dường. Hậu vương thái tử Đức Thắng tức vị, tín ngoại đạo pháp, trí nạn tôn giả, xuất y thị chi. Vương mệnh phần y, ngũ sắc tướng tiên, tân tận như cố, vương tức truy hối, trí lễ. Hậu phó pháp y ư Mật Đa, tức hiện thần biến, hóa hỏa tự phần. Bình địa xá-lợi, khả cao nhất xích.





Dịch:

Tôn giả là người nước Kế Tân. Lúc xưa, bà mẹ nằm mộng lượm được kiếm thần, nhân đó mang thai. Khi sanh ra, Ngài giữ bàn tay trái nắm chặt, không mở. Tới khi Ngài được cha dẫn tới yết kiến Tổ Sư-Tử, hỏi Tổ xem duyên cớ tại sao như vậy thì Tổ đưa tay ra bảo: “Hãy trả hạt châu cho ta! Tôn giả tức thời xòe bàn tay ra trao hạt châu cho Tổ. Tôn giả được cha cho xuất gia. Tổ cho Ngài cắt tóc và nói: “Thầy ta đã từng dự báo riêng, cho hay về tai nạn của ta. Chánh Pháp Nhãn Tạng, nay ta truyền cho ngươi.” Sau khi đắc Pháp, tôn giả ẩn thân nơi hang núi. Có quốc vương Thiên Đức thỉnh tôn giả về cúng dường. Về sau, thái tử Đức Thắng lên ngôi, tin theo ngoại đạo, gây khó khăn cho Ngài và tấm y phải đưa ra cho vua coi. Vua sai lấy lửa đốt y, năm mầu y hiện ra tươi đẹp, đốt xong, củi lửa tắt mà tấm y vẫn nguyên lành như cũ. Vua biết lỗi, tạ tội. Sau, Ngài truyền lại pháp và y cho Mật-Đa rồi thị hiện thần biến, hóa phép ra lửa để tự thiêu. Xá-lợi xếp lên cao chừng một thước.



Tán viết:



Vị xuất môn tường

Huyền châu dĩ ác

Truyền thử tín y

Hóa bị mông tộc

Hoạn nạn bất xâm

Hỏa đoán kim dục

Thắng vương truy hối

Pháp tràng cao trác[1]



Dịch:



Còn trong bụng mẹ

Đã nắm hạt châu

Y bát làm tin

Độ hàng mông muội

Tai nạn chẳng hại

Lửa nung vàng sáng

Vua Thắng hối lỗi

Cờ pháp cao vút.





Hoặc thuyết kệ viết:



Mẫu mộng thần kiếm sản kỳ nam

Tả quyền khẩn ác Tổ ý huyền

Hoàn ngã châu lai Phật tiếp dẫn

Kim nhữ cấp khứ hà đạo truyền

Dự ngôn pháp nạn tu thừa thọ

Hỏa thiêu tín y mạc đạn phiền

Bách thiên tam muội thường du hý

Xá lợi doanh xích khế chân nguyên.[2]



Dịch:

Giấc mơ thần kiếm đẻ kỳ nam

Tay nắm chẳng buông, ước vẹn toàn

Trả lại châu ta, tuồng Phật dẫn

Hãy mau gánh vác pháp tâm truyền

Dự tin pháp nạn lo thừa lãnh

Lửa đốt tín y chớ não phiền

Tam muội ba ngàn tùy biến hóa

Thước cao xá lợi đúng chân nguyên


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:24 PM | Message # 27
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng

Tổ thứ 26: Tôn giả Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)


Tôn giả, nam Ấn-độ Thiên Đức vương chi thứ tử. Đầu Bà-Xá Tổ xuất gia. Tổ vấn viết: “Nhữ dục xuất gia đương vi hà sự?” Viết: “Ngã nhược xuất gia, bất vi tục sự.” Tổ viết: “Đương vi hà sự?” Viết: “Đương vi Phật sự.” Tổ phó dĩ Đại Pháp. Du hóa chí đông Ấn Độ, bỉ vương danh Kiên Cố, phụng ngoại đạo sư trường trảo Phạm Chí, tức dĩ ảo pháp hóa đại sơn ư tôn giả đỉnh thượng. Tôn giả chỉ chi, hốt tại bỉ chúng đỉnh thượng. Bỉ chúng bố cụ, đầu Tổ. Tổ tái chỉ chi, hóa sơn tùy diệt. Nãi vị vương diễn pháp, tỉ thú chân thừa. Hậu đắc Bát-Nhã-Đa-La, tức từ vương viết: “Ngô hóa duyên dĩ chung, đương quy tịch diệt.” Tức hoàn bản tọa, già phu nhi thệ.



Tôn giả là người xứ nam Ấn-Độ và là con thứ của vua Thiên Đức. Ngài xuất gia theo Tổ Bà-Xá. Tổ hỏi: “Ngươi muốn xuất gia để làm gì? Đáp: “Nếu xuất gia con sẽ không làm việc đời.” Tổ nói: “Ngươi làm việc gì?” Đáp: “Con làm Phật sự.” Tổ truyền đại pháp cho tôn giả. Tôn giả đi du hóa miền đông Ấn-Độ, gặp lúc vua nước ấy tên là Kiên Cố tôn thờ vị thầy của ngoại đạo Phạm Chí và họ dùng ảo thuật biến hóa một quả núi trên đỉnh đầu của tôn giả. Tôn giả lấy tay chỉ thì quả núi hốt nhiên bay qua trên đầu của các chúng ngoại đạo. Số người này hoảng sợ, xin quy phục Tổ. Tổ lại lấy tay chỉ, quả núi liền tan mất. Tổ giảng giải pháp cho vua khiến vua hướng về đại thừa. Về sau, gặp Bát-Nhã-Đa-La, Tổ bèn từ giã vua: “Nay, việc hóa duyên của tôi đã hết, tôi về nơi tịch diệt.” Kế đó trở về chỗ, ngồi kiết già mà thị tịch.



Tán viết:

Trí huệ túc bồi

Sư kỳ nãi thánh

Hàng bỉ quần ma

Tà bất thắng chánh

Thụy triệu hữu trưng

Vương giả tín kính

Bất động nguy nguy

Đạo sơn vạn nhận[1]





Dịch:

Trí huệ kiếp xưa

Vị thầy bậc thánh

Hàng phục bầy ma

Tà chẳng thắng chánh

Điềm lành chứng minh

Nhà vua tin kính

Lồng lộng lặng lẽ

Núi đạo cao ngất.



Hoặc thuyết kệ viết:



Xuất gia nhữ dục tác hà sự

Bất vi tục vụ á dương tăng

Chấn hưng Phật giáo hoằng chánh pháp

Tạo tựu lương tài tục truyền đăng

Ảo thuật thành sơn chung tự diệt

Định lực độ hải thủy kiến chân

Trường trảo hàng phục quốc vương tín

Hóa duyên dĩ tất ngô đương hành[2]


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:25 PM | Message # 28
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Tổ thứ 27: Tôn giả Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara)


Nhị Thập Thất Tổ Bát-Nhã-Đa-La Tôn giả



Tôn giả, đông Ấn Độ nhân. Nhân quốc vương dữ Bất-Như-Mật-Đa Tổ (chú 1), đồng xa nhi xuất, tôn giả kê thủ ư tiền, Tổ viết: “Nhữ ức vãng sự phủ?” Đáp viết: “Ngã niệm viễn kiếp trung, dữ sư đồng cư, sư diễn Ma-ha Bát-nhã, ngã chuyển thậm thâm tu-đa-la. Kim nhật chi sự, cái khế tích nhân.” Tổ nãi vị vương viết: “Thử tử phi tha, tức Đại Thế Chí bồ tát thị dã.” Hậu nam Ấn Độ quốc vương, nhất nhật thỉnh tôn giả, trai thứ, vương vấn: “Chư nhân tận chuyển kinh, duy sư vi thậm bất chuyển.” Tôn giả viết: “Bần đạo xuất tức bất tùy chúng duyên, nhập tức bất cư ấm giới. Thường chuyển như thị kinh, bách thiên vạn ức quyển, phi đản nhất quyển lưỡng quyển.” Hậu chuyển phó Bồ-Đề-Đạt-Ma, lưỡng thủ các phóng quang minh, hóa hỏa tự phần.



Tôn giả là người miền đông xứ Ấn-Độ. Nhân khi quốc vương cùng Tổ Bất-Như-Mật-Đa ngồi chung xe đi ra ngoài, tôn giả tới phía trước vái lạy. Tổ nói: “Ngươi nhớ việc xưa chăng?” Tôn giả đáp: “Con nhớ vào kiếp xa xưa, con cùng thầy ở chung một nơi, thầy giảng Ma-ha Bát-nhã, con giảng tu-đa-la thậm thâm, nay gặp đây chính là hợp với duyên xưa đó.” Tổ nói với vua: “Đồng tử này không phải ai khác mà là hóa thân của bồ tát Đại Thế Chí vậy.” Về sau, vua xứ nam Ấn Độ thỉnh tôn giả cúng dường. Khi thọ trai xong, nhà vua hỏi Ngài: “Mọi người đều tụng kinh, sao riêng một mình thầy là không tụng kinh vậy?” Tôn giả nói: “Bần đạo thở ra không tùy theo các duyên, hít vào thì chẳng ở trong ấm giới, thường là tụng niệm kinh này, trăm ngàn vạn ức quyển, chẳng phải chỉ một hay hai quyển.” Về sau Tổ truyền pháp lại cho Bồ-Đề-Đạt-Ma, hai tay phóng hào quang, hóa lửa tự thiêu mình.



Tán viết:



Viễn kiếp đồng cư

Đương diện tác thiết

Thị Thế Chí lai

Bỉ thử nhiêu thiệt

Trửu hậu huyền phù

Thông minh khuếch triệt

Chuyển như thị kinh

Dương xuân bạch tuyết[1]





Dịch:

Kiếp trước đồng cư

Tiết lộ mọi người

Hóa thân Thế Chí

Hai bên nhiều lời

Đạo bùa đeo tay

Thông minh sáng láng

Chuyển loại kinh đó

Tuyết trắng mùa xuân.



Hoặc thuyết kệ viết:

(Tuyên công Thượng Nhân tác)



Hữu hà nhân duyên kim tương ngộ

Viễn kiếp đồng trú hữu trùng phùng

Sư diễn Ma ha thâm Bát nhã

Dư chuyển Diệu Pháp Liên Hoa kinh

Vương thỉnh ứng cúng trai thứ tất

Tăng vị hồi hướng chúc khang bình

Hô hấp bất cư ấm xứ giới

Giải thoát tự tại mãn thái hư[2]



Dịch:



Dám hỏi duyên nào nay gặp gỡ

Kiếp xưa cùng trú lại tao phùng

Thâm sâu Bát Nhã thầy chuyên giảng

Con thuyết Liên Hoa Diệu Pháp kinh

Bầy tiệc trai tăng vua cung dưỡng

Trai xong hồi hướng cảnh thanh bình

Hít thở xa lìa mười tám giới

An nhiên tự tại khắp mười phương



Thượng nhân Tuyên Hóa soạn




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 18 Aug 2012, 8:27 PM | Message # 29
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng



Tổ thứ 28 : Đại Sư Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)


Nhị Thập Bát Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma Đại Sư



Tổ, nam Thiên Trúc Hương Chí vương tam tử dã, tính sát đế lị. Sơ, vương cung dưỡng Bát-Nhã-Đa-La, nhân thí dĩ bảo châu. Tổ phát minh tâm địa, Bát-Nhã toại phó pháp. Kệ viết: “Tâm địa sanh chư chủng, nhân sự phục sanh lý; quả mãn bồ đề viên, hoa khai thế giới khởi.” Tổ đắc pháp cửu chi, niệm Chấn-Đán duyên thục, hàng hải lai Lương. Để Quảng, thứ sử Tiêu Ngang, biểu văn Vũ Đế. Nãi chiếu kiến, vấn: “Như hà thị thánh đế đệ nhất nghĩa?” Tổ viết: “Khuếch nhiên vô thánh.” Viết: “Đối trẫm giả thùy?” Tổ viết: “Bất thức.” Đế bất khế. Tổ do thử độ giang, thiệp Ngụy, chí Tung. Thiểu hậu, đắc Thần Quang, thọ dĩ đại pháp. Nãi giai đồ vãng Vũ môn Thiên Thánh tự, tọa hóa, táng Hùng Nhĩ sơn. Đường Đại tông thụy ‘Viên Giác Đại Sư’, tháp viết Không Quán.



Tổ là người miền nam Thiên trúc và là con thứ ba của vua Hương Chí, thuộc giòng sát-đế-lị. Nhân khi vua cúng dường tôn giả Bát-Nhã-Đa-La có sự việc bảo châu được đưa ra hỏi thử. Tổ phát minh tâm địa, tôn giả Bát-Nhã bèn truyền pháp cho Tổ và đọc kệ như sau:



Đất tâm sanh các giống

Nhân sự lại sanh lý

Quả chín bồ đề tròn

Hoa nở thế giới sanh



Một thời gian lâu sau ngày được pháp, Tổ nghĩ cơ duyên hoằng pháp với Trung Hoa đã tới, Ngài đi đường biển qua, nhằm đời nhà Lương. Khi đặt chân lên đất Quảng, thứ sử Tiêu Ngang dâng biểu báo tin lên Võ Đế. Đế hạ chiếu mời về Kinh đô. Đế hỏi: “Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất?” Tổ nói: “rổng rang không thánh.” Hỏi: “Đối diện với trẫm là ai?” Tổ đáp: “Không biết.” Thấy vua Lương Võ Đế không khế hợp, Tổ đi sang sông, qua đất Ngụy, rồi đến núi Tung sơn. Ít lâu sau, gặp đại sư Thần Quang, Tổ truyền lại đại pháp. Sau đó, Ngài cùng đồ chúng đến chùa Thiên thánh tại Vũ Môn. Ngài ngồi yên thị tịch và được an táng trong núi Hùng Nhĩ. Đường Đại tông ban thụy hiệu của Ngài là “Viên Giác Đại Sư”, tháp hiệu là Không Quán.





Tán viết:



Chấn Đán sơ lai

Đối trẫm bất thức

Khoa cữu hân phiên

Sao không xuất huyết

Đắc đoạn tý nhân

Hùng phong lộ tuyệt

Phân tủy phân bì

Sương thượng gia tuyết[1]



Dịch:

Chấn Đán mới đến

Đối trẫm không biết

Vết cũ lật ngược

Gõ trống (rỗng) xuất huyết

Gặp kẻ chặt tay

Núi Hùng hết lối

Chia tủy chia da

Trên sương thêm tuyết





Hoặc thuyết kệ viết:



Chấn Đán duyên thục Đạt-Ma lai

Đối trẫm bất thức cơ vị cai

Thần Quang Hùng Nhĩ quỵ cửu tải

Huệ Khả tích tuyết tý độc tài

Dĩ tâm ấn tâm phó đại pháp

Sơ tổ nhị tổ tục mạng mạch

Lục thứ thọ hại hào vô tổn

Chích lý tây quy lưu vĩnh hoài[2]



Dịch:



Đủ duyên sơ Tổ qua Đông độ

Trước trẫm là ai vua chẳng ngộ

Thần Quang Hùng Nhĩ quỳ chín năm

Huệ Khả chặt tay đầu đội tuyết

Pháp lớn truyền trao tâm ấn tâm

Huệ mạng từ Sơ đến Nhị Tổ

Ám hại sáu lần chẳng mảy may

Chiếc giầy để lại ngàn năm nhớ



Ghi chú của ban biên soạn: Tổ sư Đạt-Ma lại là Sơ Tổ của dòng Trung Quốc, do đó để quý vị độc giả có một cái nhìn suốt tận cội nguồn đối với lịch sử truyền đăng của chư Tổ, ở tập này chỉ đăng phần chánh văn, còn phần giảng bằng bạch thoại sẽ được đăng trong tập 2 của Phật Tổ Đạo Ảnh Bạch Thoại Giải (Thiền Tông Sơ kỳ Tổ Sư).




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:35 AM | Message # 30
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Phật Tổ Đạo Ảnh


Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, Bác Sĩ Trần Văn Nghĩa phiên dịch

1.29 Nhị Thập Cửu Tổ Tuệ Khả Đại Sư


Tôn giả họ Cơ, người Vũ Lao. Lúc người mẹ mang thai thì có ánh sáng tỏa khắp nhà nên khi sinh đặt tên là Thần Quang. Từ thuở còn rất trẻ tôn giả đã rộng xem sách vỡ, khi xuất gia thì suốt ngày an tọa, được chỉ dẫn nên đến tham yết chùa Thiếu Lâm. Tôn giả theo lời dạy tìm đến nơi vào lúc tổ Đạt Ma đang nhập định, mặt quay vào vách tường, không đáp lại lời thỉnh cầu. Một buổi chiều nọ, tôn giả đứng im trong tuyết lạnh đến sáng. Tổ Đạt Ma hỏi: “Muốn cầu điều chi?”. Tôn giả khóc thưa rằng muốn cầu pháp. Tổ Đạt Ma trách mắng. Tôn giả liền chặt đứt cánh tay sám hối, thưa: “tâm con chưa an, xin thầy an tâm cho”. Tổ nói: “Hãy mang cái tâm [chưa an đó] lại đây ta an cho ông”. Tôn giả thưa: “Con đã tìm tâm nhưng không thấy ở đâu”. Tổ nói: “Ta đã an tâm cho ông rồi đó”. Tôn giả đại ngộ. Tổ truyền pháp và nói kệ:

Ta vốn đến đất này

Truyền pháp cứu mê tình

Một hoa năm cánh trổ

Kết quả tự nhiên thành.

Tôn giả đắc pháp, thừa kế và xiển dương huyền pháp. Lại truyền pháp cho ngài Tăng Xán, thọ 107 tuổi, sau mất tại Quản Thành. Vua Đường Đức Tông ban tặng thụy hiệu là Đại Tổ thiền sư.

Bài tán:

Tìm tâm chẳng thấy

An tâm cho vậy

Trước núi tay rơi

Nối tuệ mạng Phật.

Đầu mối đã tuyệt

Chỉ nêu chánh pháp

Lạy xuống ba lạy

Càng thêm chuyện nói.

Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 20 tháng 11, 1983

Khi đến thần quang theo với tên

Sử thì quảng bác, điển thâm huyền

Trời tuôn hoa báu, sen tươi đất

Người người tin nhận, quỷ thần kiêng.

Chặt tay cầu pháp, tâm khả kính

Tuyết ngập ngang lưng, chí vững bền.

Tìm tâm chẳng thấy. An tâm vậy!.

Xiển dương chánh giáo độ mê tình.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:36 AM
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:38 AM | Message # 31
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.30 Tam Thập Tổ Tăng Xán Đại Sư



Không rõ tôn giả họ gì, mặc áo cư sĩ yết kiến tổ Tuệ Khả, thưa: “Thân đệ tử bị bịnh phong đã lâu, thỉnh cầu sư giúp sám hối tội”. Tổ nói: “Hãy mang tội lại đây ta sẽ vì ông mà sám hối cho”. Một lúc lâu sau tôn giả thưa: “Con tìm tội nhưng không thấy”. Tổ nói: “Ta đã vì ông sám tội cho rồi đó”. Tôn giả theo hầu nhị tổ. Tổ truyền pháp cho, nói kệ rằng:



Do duyên mà có đất

Từ đất hoa hoa sinh

Vốn chẳng hề có giống

Hoa cũng chưa từng sinh.



Nói kệ xong tổ lại dạy về pháp sám bát nhã. Tổ nói: “Ông nay đắc pháp nên vào ẩn trong núi sâu, chưa thể hành đạo được vì trong nước đang có nạn. Trong tâm tuy an lành nhưng bên ngoài thì hung hiểm”. Chẳng lâu sau nhà Bắc Chu phế Phật, sa thải tăng đoàn. Tôn giả đi về núi Tư Không, qua lại không ở nhất định một nơi nào. Lúc bấy giờ có ngài Đạo Tín kế thừa pháp nên tổ Tăng Xán đi về La Phù, vì đồ chúng mà tuyên nói chỗ tâm yếu. Xong việc, tổ đứng giữa pháp hội, bên cạnh một tàng cây lớn mà hóa. Về sau vua Đường Huyền Tông ban tặng hiệu là Giám Trí thiền sư.



Bài tán:

Thân mang lấy bệnh phong

Thuốc thế gian chẳng khỏi

Tội biết tìm nơi đâu

Lồ lộ ngọc trên đầu.*

Núi Không sừng sững bóng

Bảo ấn đã trình ra

Đạo hiềm nghi biện phân

Sớm rơi vào thứ bậc

…………………….

*Kế châu, đỉnh châu: một thí dụ trong kinh Pháp Hoa.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 22 tháng 11, 1983



Đã không họ cũng không danh

Tạm gọi Tăng Xán, tinh anh giữa đời

Thân tật bệnh, sám tội người

Tuy tâm thuần thiện, cảnh ngoài dữ hung.

Núi Không ẩn náu tích tung

La Phù hoằng hóa kết cùng pháp duyên

Dưới cây về với chân nguyên

Sông trôi nước chảy lưu truyền dài lâu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:38 AM | Message # 32
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.31 Tam Thập Nhất Tổ Đạo Tín Đại Sư    



Tôn giả họ Tư Mã, sinh tại Quảng Tế, Kỳ Châu. Năm 14 tuổi yết kiến tổ Tăng Xán, thưa: “Cầu xin hòa thượng pháp môn giải thoát”. Tổ nói: “Ai trói buộc ông?”. Đáp: “Không ai trói buộc con cả”. Tổ nói: “Vậy thì sao lại cầu giải thoát?”. Tôn giả nghe xong liền đại ngộ, theo hầu tổ suốt 9 năm. Tổ dùng pháp huyền vi để thử, khi biết duyên thành thục liền trao y pháp, nói kệ:



Hoa hoa tuy nhờ đất

Từ đất hoa hoa sinh

Nếu không người gieo giống

Hoa không từ đất sinh.



Tôn giả đắc pháp trú ở núi Phá Đầu, hông không hề chạm chiếu cho đến gần 60 tuổi. Sau đó truyền pháp cho ngài Hoằng Nhẫn. Vua Thái Tông nghe đạo hạnh của tổ nên ban chiếu mời vào kinh, ba lần tổ đều từ tạ không đi vua lại càng kính phục và ban nhiều ân huệ. Đến giữa đời Vĩnh Huy chợt gọi môn nhân dặn dò, sau đó an tọa mà hóa. Qua năm sau cửa tháp tự nhiên mở ra, sắc tướng như còn sống. Vua Đại Tông ban tặng thụy hiệu là Đại Y thiền sư. Tháp hiệu là Từ Vân.



Bài tán:

Ai người trói buộc ông

Đáy thùng sơn rơi mất

Vạn lý một trời Không

Bay cao một chim hạc.

Trước đỉnh núi Phá Đầu

Sấm sét vang vang dội

Đỉnh Ngưu Đầu, Hoàng Mai

Như đã trúng độc dược.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 23 tháng 11, 1983



Ai trói ông mà chẳng tự do

Bỗng dưng chấp cứng nên lo phá đầu*

Dò trí lực, nhận pháp sâu

Chọn người tài đức chèo mau thuyền từ.

Ấn Phật tâm, gánh việc đời

Nối dòng chư tổ diễn lời huyền ca

Chờ người gieo giống, đất trổ hoa

Lưu truyền mối đạo hợp hòa nhân duyên.

…………………………….

*phá vỡ những kiến chấp, nhưng cũng chỉ cho núi Phá Đầu.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:39 AM | Message # 33
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.32 Tam Thập Nhị Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư   



Tôn giả người Hoàng Mai, là hậu thân của đạo nhân Tài Tùng thác sinh nơi người con gái họ Chu. Cha mẹ cô cho cô là người không giữ tiết hạnh nên đuổi ra khỏi nhà. Không nơi nương tựa, cô phải bồng con xin ăn khắp xóm. Khi lớn lên, người trong làng gọi là đứa bé không có họ. Một hôm, giữa đường gặp được tổ Đạo Tín, tổ hỏi: “Con họ gì?”. Đáp: “Con có họ, nhưng không phải là họ thường thấy”. Hỏi: “Là họ gì?”. Đáp: “Là họ Phật”*. Tổ lại hỏi: “Con không có họ à?”. Đáp: “Tính không nên không có”. Tổ Đạo Tín thầm biết [là bậc pháp khí] nên xin đứa bé làm thị giả. Người đàn bà do duyên xưa nên buông xả dễ dàng. Tổ cho xuống tóc, về sau truyền y pháp, nói kệ rằng:



Loài hoa có sinh tánh

Nương đất hoa hoa sinh

Đại duyên cùng tánh hợp

Tuy sinh mà chẳng sinh.



Tổ lại đem đồ chúng ủy thác cho tôn giả. Khoảng năm Hàm Hưởng (đời Đường Cao Tông, 670) tổ truyền pháp tại Đại Giám (cho ngài Tuệ Năng). Đến những ngày đầu tiết thượng nguyên thì tổ hóa. Vua Đường Đại Tông ban tặng thụy là Đại Mãn thiền sư, tháp hiệu là Pháp Vũ.



Bài tán:

Thông trên núi chưa già

Nương tử đà thọ thai

Cười chao nghiêng hàng thông

Ngàn năm hạc thần bay.

Sinh tử đến rồi đi

Như mây qua lại núi

Bậc đạo phong vĩ đại

Nối truyền chánh pháp này



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 27 tháng 11, 1983



Không tình không tướng không tên

Do có khí huyết nên sinh cõi hồng

Tài Tùng một bậc thong dong

Đoạt thành chiếm cứ anh hùng như ai.

Tánh không tâm tịnh lìa ngôn thuyết

Đạo thành đức tựu tuyên diệu âm

Hoàng Mai kỳ tích núi Đông

Ngàn thu khuôn phép, nghi dung rạng ngời.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:39 AM | Message # 34
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.33 Tam Thập Tam Tổ Tuệ Năng Đại Sư    



Tôn giả họ Lư sinh tại Tân Châu, mồ côi cha từ năm lên ba, mẹ ở góa nuôi con. Một hôm nhân gánh củi ra chợ bán, cảm ngộ khi nghe một người khách tụng kinh Kim Cang. Tôn giả dưới hình tướng cư sĩ đến lễ Tổ Hoàng Mai, được nhận vào làm việc bửa củi, giả gạo cực nhọc suốt tám tháng. Tổ Hoàng Mai biết rằng thời kỳ truyền pháp đã đến nên bảo đồ chúng trình kệ. Tôn giả trình kệ có câu: “Bồ đề vốn không cây" . Tổ im lặng nhận biết nhưng ngại đồ chúng đố kỵ nên vào giữa đêm mang y pháp truyền cho tôn giả, bảo hãy trốn đi không nên để kẻ khác nhìn thấy. Tổ nói kệ:



Hữu tình đến gieo giống

Nhân địa quả lại sinh

Không tình cũng không chủng

Không tính cũng không sinh.



Tôn giả đắc pháp rồi thì ẩn cư nơi đám thợ săn suốt 16 năm. Nhân luận về gió động phướn động nên đưa ra y bát, đồ chúng thỉnh, hưng khởi phái Tào Khê, đệ tử nối pháp có hơn 30 vị. Thanh Nguyên Nam Nhạc là thượng thủ. Niên hiệu Tiên Thiên thứ hai (713) tổ thị tịch, thọ 76 tuổi. Vua Đường Hiến Tông ban tặng thụy hiệu là Đại Giám thiền sư. Tháp hiệu là Nguyên Hòa Linh Chiếu.



Bài tán:

Ưng vô sở trụ

Miệng cối nở hoa

Bổn lai vô vật

Chẳng kẻ làm ra.

Hoàng Mai nửa đêm

Bỗng được ca sa

Lưu truyền thiên hạ

Năm cánh một hoa



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 27 tháng 11, 1983



Bất lập văn tự truyền y

Bổn lai vô vật xả ly tiếng lời

Ngộ nguồn tâm, phá mê thôi

Liễu đạt tính biển rong chơi thái hà

Tuệ mạng năm cánh một hoa

Ngàn thu muôn kiếp Phật ra độ đời

Giọt Tào róc rách nơi nơi

Chúng sinh cấu uế tẩy trôi theo dòng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 25 Sep 2015, 1:42 AM | Message # 35
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.34 Tam Thập Tam Thế Tung Nhạc Tuệ An Thiền Sư 

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Đời Khai Hoàng nhà Tùy triều đình có lệnh tập họp dân chúng độ làm tăng ni. Sư lánh vào hang núi. Giữa năm Đại Nghiệp, nhà Tùy lại có lệnh tập trung dân nghèo khai thông sông ngòi, nhiều người đói khát đến chết. Sư khất thực cứu đói. Sau đó sư chống tích trượng lên núi Hoành Nhạc tu theo hạnh đầu đà. Đến năm Trinh Quán đời Đường, sư đến yết kiến ngũ tổ Hoàng Mai, đạt yếu chỉ. Tại đó, sư đi qua các thắng tích, đến chùa Thiếu Lâm ở Tung sơn, nói rằng đất này là nơi sau cùng của ta, nên người tu thiền đến đông đúc. Năm thứ hai đời Thần Long, vua Trung Tông ban tặng y màu tía, tôn kính như bậc thầy, rước vào hoàng cung cúng dường ba năm. Sau sư từ tạ trở về núi Tung Nhạc. Ngày 8 tháng 3 năm ấy (709) sư đóng cửa, nằm xuống mà hóa, thọ 128 tuổi. Môn đồ tuân theo lời dạy, đưa thi thể vào giữa rừng, quả nhiên thấy bốc hỏa tự thiêu thân, thu được 80 hạt xá lợi.

Bài tán:

Dựa tòa Thiếu thất

Cầm ấn Hoàng Mai

Ở luôn Nam Nhạc

Tuyên giảng vua chúa.

Vào băng biết nước

Chánh lệnh sau cùng

Người không thể hiểu

Lửa biết nghe lời.

Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 18 tháng 10, 1980

Lánh đời vào ẩn núi rừng

Xuất gia tu đạo tìm nguồn thiên chân

Khất thực cứu sống thế nhân

Đầu đà áo vá che thân tháng ngày

Đế vương lễ bái thỉnh thầy

Nối liền dòng pháp Hoàng Mai tâm truyền

Xuôi tay mà hóa tự nhiên

Xá lợi trong ánh lửa thiêng sáng hồng.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:38 PM
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 9:42 AM | Message # 36
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:39 PM | Message # 37
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.35 Tam Thập Tứ Thế Vĩnh Gia Chân Giác Thiền Sư  



Sư húy là Huyền Giác, người bổn quận, xuất gia lúc còn bé thơ, tham cứu khắp hết tam tạng, tinh chuyên thiền quán. Sau sư đến Tào Khê, nhiễu quanh Lục Tổ ba vòng. Tổ nói: “Đại đức từ phương nào đến mà sinh đại nhã mạn vậy?”. Sư đáp: “Sinh tử đại sự, vô thường mau chóng”. Tổ nói: “Sao không thể nhập lý vô sinh, thấu được chỗ không mau chóng”. Đáp: “Thể tức vô sinh. Liễu tức không mau chóng”. Tổ nói: “Ông đã vào sâu được ý vô sinh”. Đáp: “Vô sinh mà lại khởi ý sao?”. Tổ nói: “Không ý thì ai phân biệt?”. Đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải là ý.” Tổ tán thán: “Hay lắm. Như thị”. Sư lễ bái cáo từ. Tổ nói: “Hãy nán lại ít nhất là một đêm. Sáng hôm sau sư xuống núi trở về Ôn giang, người đến học đông đúc. Sau đó sư an tọa mà hóa, thụy hiệu là Vô Tướng đại sư, tháp là Tịnh Quang. Tác phẩm có Thiền tông tu ngộ viên chỉ, Vĩnh Gia tập, Chứng đạo ca. 



Bài tán:

Soi chiếu duyên xưa

Khí thâu Phật tổ

Chống trượng mà đến

Đúng lúc gặp chủ.

Dụng cơ siêu việt

Như trói hổ dữ

Một đêm từ biệt

Mở lối ra vào.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 25 tháng 1, 1981



Tìm bảo châu khắp trong tam tạng

Mở cơ đồ tu muôn vạn hạnh môn

Vì đâu ngã mạn tự tôn

Lòng đà nhất quyết nên không chần chờ.

Qua đêm xuống núi đợi cơ

Ngày kia hoằng pháp hồ đồ dám đâu

Cười mà hóa, thơm ngàn sau

Khúc ca Chứng Đạo thiên thu lưu truyền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:39 PM | Message # 38
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.36 Tam Thập Nhị Thế Ngưu Đầu San Pháp Dung Thiền Sư  

 

Sư họ Vi, người Nhuận Châu, 19 tuổi xuất gia tại Mao sơn, về sau dựng một thạch thất tại phía bắc núi Ngưu Đầu tĩnh tọa quán tâm. Vừa khi đó tứ tổ đến, hỏi: “Tâm là vật gì?” Sư không trả lời được liền mời tổ vào trong am thất. Tổ thấy hổ lang đi quanh đó nên ra vẻ hoảng sợ. Sư nói: “Còn có cái đó sao?”. Tổ viết một chữ Phật nơi đệm cỏ sư ngồi. Sư kinh hoảng không dám ngồi xuống. Tổ nói: “Còn có cái đó sao?”. Sư đảnh lễ cầu pháp. Tổ liền thuyết chỗ tâm yếu, lại nói: “Ta thọ được pháp môn đốn giáo từ tổ Tăng Xán, nay phó chúc cho ông. Sau ông lại sẽ có người hoằng hóa đại pháp trở nên đại thịnh”. Sau này có được bậc thượng thủ, truyền pháp ấn, ngày 13 tháng giêng, sư không bệnh mà hóa.



Bài tán:

An tọa núi Không

Bạn cùng chim thú

Gặp kẻ tạo tác

Ngồi dứt Phật tổ.

Tung tích cọp beo

Vầng nhật giữa trưa

Ngày trước ngày sau

Hỏi người chủ am.



Bài kệ:  

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 29 tháng 11, 1980



Ngưu Đầu an tọa quán tâm

Tứ tổ tìm hỏi hiền nhân chí thành

Hổ lang ác thú nhiễu quanh

Hạc dừng, chim tụ, nghe kinh nhạn về

Phật Không, chưa thấy bởi mê

Pháp duyên thù thắng một bề siêng năng

Không bệnh tự tại xả thân

Vãng sinh cười nói, ngàn năm lưu truyền.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:40 PM | Message # 39
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.37 Tam Thập Tam Thế Ngưu Đầu Trí Nham Thiền Sư  



Sư họ Hoa người Khúc Dương, 20 tuổi mà trí dũng đã hơn người, thân cao 7 thước 6 tấc. Giữa thời Đại Nghiệp nhà Tùy làm lang tướng, lập nhiều chiến công. Đến năm Vũ Đức nhà Đường, sư đã 40 tuổi, đi vào núi Hoàn Công thuộc Thư Châu theo thiền sư Bảo Nguyệt xuất gia. Một hôm đang lúc an tọa thì chợt thấy một người khác thường, thân cao hơn một trượng, nói với sư: “Trong 80 kiếp ông đều là người xuất gia, phải nên tinh tấn”. Nói rồi thì không thấy đâu nữa. Sư ở trong động nhập định, chợt nước từ núi dâng tràn. Lại đến tham yết sư Pháp Dung, phát minh được đại sự. Sư Dung nói: “Ta thọ chân pháp nơi đại sư Đạo Tín, tất cả sở đắc đều buông bỏ. Nếu có một pháp nào hơn Niết Bàn ta đều nói chẳng khác mộng huyễn. Một hạt bụi bay lên ngăn trời, một hạt cải rơi xuống che đất. Ông nay còn hơn thế nữa, ta lại làm gì nữa.” Ngày 10 tháng giêng năm Nghi Phụng thứ hai đời vua Cao Tông nhà Đường, sư hóa.



Bài tán:

Tám mươi đời tăng

An tọa hang sâu

Kiếp kiếp đến đi

Không là cái ấy.

Sư Dung xoay chuyển

Thuận gió buồm dong

Vạn cổ thiên thu

Đạo phong bất thối.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 30 tháng 1, 1981



Song toàn trí dũng lập công

Bảy thước sáu tấc anh hùng hiên ngang

Biết túc mệnh, gặp dị tăng

Quán chiếu vạn vật ngộ chân không liền

Ấn tâm, tứ Tổ thân truyền

Đại đức thụ dụng diệu huyền thần thông

Thực tướng vô tướng lìa các tướng

Đến đi qua lại ngưỡng cao phong.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:41 PM | Message # 40
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.38 Tam Thập Tứ Thế Ngưu Đầu Tuệ Phương Thiền Sư  



Sư họ Bộc người Nhuận Châu, Diên Lăng, đầu Phật xuất gia tại chùa Khai Thiện, thọ giới cụ túc, thông đạt kinh luận. Sau tham yết sư Trí Nham hỏi pháp yếu. Sư Nham thấy căn cơ có thể đảm nhiệm chánh pháp nên ấn tâm, sư hốt nhiên lãnh hội. Về sau sư giao pháp lại cho ngài Pháp Trì, về ẩn tu tại Mao sơn. Lúc sắp nhập diệt thấy 500 đồ chúng tóc xỏa sau lưng, dáng mạo như Bồ tát, tay cầm tán hoa, nói: “Thỉnh pháp sư thuyết giảng”. Lại cảm kích khi thấy thần núi hiện thân đại mãng xà bò đến trước sân như sắp khóc mà từ biệt. Ngày 1 tháng 8 năm Thiên Sách nguyên niên đời Đường (695) sư thị tịch, khắp núi rừng hiện màu trắng xóa, khe suối ngừng chảy, người theo cầu đạo mến tiếc. Su thọ thế 67 tuổi, tăng lạp 40. 



Bài tán:

Một tướng là vô tướng

Ai là người suy lường

Một thân là nhiều thân

Muôn vật đều chân thực

Động như mây qua núi

Tĩnh như tiếng hang thần

Theo duyên ngàn sông trăng

Suy luận liền cách ngăn



Bài kệ: 

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 30 tháng 1, 1981



Gánh vác pháp khí Như Lai

Hốt nhiên đốn ngộ mở khai lạ kỳ

Ẩn cư hang động hồi quy

Chợt thấy thánh chúng hiện ngay linh đài

Thần trăn nước mắt chảy dài

Suối khe ngưng chảy bi ai nhớ người.

Cỏ cây trắng một màu tang

Đất trời cùng khóc cột rường tài hoa.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:41 PM | Message # 41
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.39 Tam Thập Ngũ Thế Ngưu Đầu Pháp Trì Thiền Sư   



Sư họ Trương người Giang Ninh, Nhuận Châu, xuất gia từ nhỏ. Năm 30 tuổi sư đến đạo tràng Hoàng Mai của đại sư Hoằng Nhẫn nghe pháp tâm khai mở. Sau đó được gặp thiền sư Phương ấn chứng. Hơn nữa, trước khi tổ Hoằng Nhẫn nhập diệt đã từng nói với một người đệ tử là Huyền Trách: “Có mười người nối pháp của ta sau này, một trong những người đó là Pháp Trì ở Kim Lăng”. Niên hiệu Trường An thứ hai nhà Đường, sư viên tịch tại chùa Diên Tộ, viện Vô Thường. Sư đã căn dặn môn đồ đặt thi hài dưới gốc tùng để cho các loài thú. Sáng hôm sau khi mặt trời mọc, trên không trung có phướn thần bay về tây, nhiễu quanh núi mấy vòng. Nơi rừng trúc sư cư trú lúc trước, sắc cây đổi thành màu trắng đến bảy ngày mới hết. Sư thọ 68 tuổi.



Bài tán:

Nghe pháp tại Hoàng Mai

Ngưu Đầu được thọ ký

Bậc uy sư kiệt xuất

Thừa kế pháp dài lâu.

Thi hài phơi cội tùng

Lợi cho các hàm sinh

Mặt tuệ nhật mãi sáng

Trời đất rạng quang minh.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 21 tháng 2, 1981



Họ Trương kỳ tài Giang Ninh

Xuất gia thơ ấu thỏa tình ước mong

Hoàng Mai nghe pháp truyền tâm

Cội tùng thí xả một vùng xương da

Phan hướng Tây Vực bay qua

Cây trong vườn trúc hóa ra trắng ngà

Không khuôn thước, đại thánh tòa

Ngàn sau hậu thế chớ mà khư khư.






Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:43 PM | Message # 42
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.40 Tam Thập Lục Thế Ngưu Đầu Trí Uy Thiền Sư  



Sư họ Trần, người Giang Ninh. Năm 4 tuổi theo pháp sư Thống chùa Thiên Bảo xuất gia. Sư tham yết thiền sư Pháp Trì, đắc được chánh pháp. Từ đó người vùng đất Giang Tả theo học đông đúc. Tuệ Trung tôn giả được xem là bậc pháp khí, sư đọc kệ:



Chớ để niệm trói buộc

Thành sông lớn sinh tử

Luân hồi trong lục thú

Không thoát ra khỏi sóng. 

Tôn giả Tuệ Trung đáp:

Niệm tưởng vốn là huyễn

Tự tính không thủy chung

Nếu thấu đạt ý này

Sóng lớn tự dừng nghỉ.

Sư lại nói:

Ta, tánh đồng hư vô

Vọng duyên sinh nhân ngã

Làm sao dứt vọng tình

Về chỗ vô hữu xứ.

Tôn giả Tuệ Trung lại đáp:

Hư vô chính thực thể

Nhân ngã làm sao còn

Vọng tình không cần dứt

Là cánh buồm bát nhã.



Sư nhận sự liễu ngộ của tôn giả nên truyền pháp. Năm Khai Nguyên đời Đường thứ 17, sư thị tịch tại chùa Diên Tộ.



Bài tán:

Trúng phải độc sư Trì

Đầu Phật lại chứa phân

Chuông lại cho là chén

Lừa thánh và dối hiền.

Vượt ra ngoài kiếp không

Mặt trời hiện giữa đêm

Thật thể như hư vô

Trên trời dây leo mọc.



Bài kệ 1:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 15 tháng 3, 1981



Xưa trồng gốc đức đạo tâm

Xuất gia thơ ấu đồng tham bạn hiền

Cốt cách sắt đá tinh chuyên

Chí nguyện nhẫn nhục chiếc thuyền kim cang

Độ chúng sinh thậm thâm bát nhã

Hoằng dương Phật pháp đại Niết Bàn

Ngưỡng vọng thế giới ba ngàn

Danh thơm kim cổ rỡ ràng địa thiên.

………………………………

Bài kệ 2:



Đất thiêng Giang Ninh sinh rồng thần

Khi ẩn khi hiện có không khó lường

Xuất gia thơ ấu giới định tinh cần

Đồng chân nhập đạo dứt dòng tham sân

Chứng đắc thật tướng thể như hư không

Lửa già biến hóa vọng tâm vàng ròng

Bổn lai tự tính vô sanh diệt 

Diệu giác trí tuệ vạn vật đồng


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:43 PM | Message # 43
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.41 Tam Thập Thất Thế Hạc Lâm Huyền Tố Thiền Sư  



Sư họ Mã, người Diên Lăng, nhân tham yết thiền sư Uy thọ được yếu chỉ, trở lại trú tại chùa Hạc Lâm ở Kinh Khẩu. Một hôm có người đồ tể tìm đến cầu sư đến nhà. Sư vui vẻ nhận lời, đồ chúng cho là lạ. Sư nói: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí. Nếu hóa độ được người ta thì hóa độ, không phân biệt”. Một vị tăng hỏi: “Thế nào là ý nghĩa của việc tổ từ tây đến đất này?”. Sư nói: “Hợp tức chẳng hợp. Nghi tức chẳng nghi”. Lại nói: “Chỗ rốt ráo là chẳng hội, chẳng nghi”. Lại có một vị tăng gõ cửa. Sư hỏi: “Ai đó?”. Đáp: “Là tăng nhân”. Sư nói: “Không cứ gì là tăng, Phật đến cũng không chấp”. Hỏi: “Không chấp là sao?”. Đáp: “Thuyền ông không cặp bến”. Năm Thiên Bảo thứ 11 sư thị tịch, tháp dựng tại núi Hoàng Hạc, vua ban tặng thụy là Đại Luật thiền sư, tháp hiệu là Đại Hòa Bảo Hàng.



Bài tán:

Phật tính bình đẳng

Nước biển một vị

Đồ tể buông đao

Tam đạo liền dứt.

Ý từ tây đến

Hội tức không nghi

Chẳng nghi chẳng hội

Phật cũng như thế.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 24 tháng 10, 1981



Sư Huyền Tố là con họ Mã

Nguyện cúng dường đồ tể thiết trai

Chúng nhân kêu: Quái lạ thay

Phật tính bình đẳng chớ hay la làng

Tu thiện, khác tướng thánh phàm

Hiền ngu tương hợp đừng ham hồ đồ

Cổ kim chân lý không hai

Chớ lầm bọ ngựa với loài mọt cây.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:44 PM | Message # 44
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.42 Tam Thập Bát Thế Kính San Đạo Khâm Thiền Sư   



Sư họ Chu, người Côn Sơn, Tô Châu. Thuở đầu theo Nho học, đến năm 28 tuổi theo thiền sư Huyền Tố xuất gia, đạt yếu chỉ. Sau sư dừng chân tại Kính sơn, hoằng pháp vang dội. Một vị tăng hỏi: “Đạo là gì?”. Sư nói: “Trên núi có cá chép, dưới biển có bụi tung”. Lại hỏi: “Ý tổ sư từ tây qua là gì?” Đáp: “Ông hỏi có đắc được thì không đúng”. Hỏi: “Đắc đúng là thế nào?”. Đáp: “Chờ khi ta nhập diệt thì sẽ bảo cho ông biết”. Năm thứ ba niên hiệu Đại Lịch, vua Đường Đại Tông ban chiếu thỉnh sư vào kinh, đích thân vua đảnh lễ. Vua rất vui lòng, nói với Quốc sư Trung: “Trẩm muốn ban tặng cho vị sư đáng kính một tên hiệu. Quốc sư cung kính nhận chiếu, đề nghị là Quốc Nhất. Sau đó sư từ tạ lui về núi. Tháng 12 năm Trinh Nguyên thứ 8 sư thuyết pháp rồi thị tịch, hiệu là Đại Giác thiền sư.



Bài tán:

Là chân pháp bảo

Làm việc trượng phu

Thủy tổ Kính sơn

Vua rồng hiến đất.

Mã tổ hỏi hoặc

Vua chúa lưu lại

Quốc Nhất đời Đường

Danh vang trăm đời.



Bài kệ:

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 7 tháng 11, 1981



Voi rồng sinh đất Tô Châu

Trước học Nho giáo về sau đổi đường

Kính sơn dừng gậy hoằng dương

Triển khai đại nghiệp cúng dường vương cung

Hiệu tôn Quốc Nhất đức công

Thụy là Đại Giác tỏ lòng tri ân

Các người con Phật chớ quên

Kính hiền trọng thánh vững bền đạo tâm.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:44 PM | Message # 45
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
1.43 Tam Thập Cửu Thế Điểu Khỏa Đạo Lâm Thiền Sư   



Sư họ Phan, người Phú Dương. Người mẹ mộng thấy ngậm mặt trời. Ngày sinh ra sư hương lạ xông khắp nhà nên đặt tên con là Hương Quang. Lên 9 tuổi xuất gia, 27 tuổi thọ giới cụ túc tại chùa Quả Nguyện, Kinh Châu. Sau đó đến Trường An, theo pháp sư Lễ học kinh Hoa Nghiêm và luận Khởi Tín. Sư Lễ chỉ rõ Chân Vọng Tụng, khiến tu thiền. Khi vua Đường Đại Tông thỉnh sư Quốc Nhất vào kinh, sư tìm đến yết kiến, phát minh được tâm địa. Sư đi về phương nam, thấy trên núi Tần Vọng vó cây tùng già, cành cây uốn khúc như chiếc lọng nên dừng lại đó. Bấy giờ thị lang họ Bạch nhận chức thứ sử Hàng Châu vào núi tìm sư hỏi đạo. Sư nói: “Tất cả việc ác chớ làm. Tất cả việc thiện nên làm.” Họ Bạch nói: “Đứa bé 3 tuổi cũng biết điều đó”. Sư nói: “Ông lão 80 tuổi vẫn chưa làm được”. Một hôm sư nói với thị giả: “Nay báo ta đã hết”. Nói rồi an tọa mà hóa.



Bài tán:

Đầu núi Tần Vọng

Hình dáng ra sao

Trăng treo nhánh tùng

Bụi bay chẳng tới.

Rất gập ghềnh, rất bằng phẳng

Thái thú khó biết

Ngôi càng cao càng nguy

Đồ chúng hoài vọng



Bài kệ: 

Hòa thượng Tuyên Hóa viết ngày 21 tháng 11, 1981



Điềm lành miệng ngậm thái dương

Tướng lành tỏa ngát trầm hương một nhà

Chín tuổi Quả Nguyện xuất gia

Năm ba mươi bảy đi ra kinh thành

Hoa Nghiêm, Khởi Tín thực hành

Tham cứu bát nhã, chuyên tinh pháp thiền

Kết tùng tránh gió như chim

Trả xong nghiệp báo đứng im mà về.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:52 PM | Message # 46
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 34. Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) 

Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng người Kim Châu, họ Đỗ, tham kiến (Lục Tổ) ở Tào Khê. Tổ hỏi: “Từ nơi nào đến đây?”. Đáp: “Từ Tung Sơn đến”. Hỏi: “ Là vật gì, vi sao đến?”. Sư không đáp được. Sau tám năm có chút tỉnh ngộ liền đến bạch rằng: “Nay con đã hiểu”. Hỏi: “Vì sao mà hiểu được?”. Đáp: “Nếu nói là một vật tức không đúng”. Hỏi: “Lại có tu chứng chăng?”. Đáp: “Tu chứng chẳng phải không, nhưng nhiễm ô thì chẳng được”. Tổ nói: “Chỉ cái bất nhiễm ô này chư Phật đều hộ niệm. Ông được như thế, ta cũng như thế”. Sau đó sư về trụ Nam Nhạc, năm thứ ba đời Thiên Bảo (Đường Huyền Tông, tức năm 744) vào ngày 11 tháng 8 sư viên tịch, thọ 68 tuổi. Thụy hiệu là Đại Tuệ thiền sư, tháp ghi là Tối Thắng Luân.



Bài tán:

Một vật khắc khoải trong lòng

Trải tám năm mới tỏ  

Không thể nhiễm ô

Sừng trên đầu thỏ.

Hùng tráng nguy nga

Nam Nhạc an tọa

Dưới chân tuấn mã

Đạp nát thiên hạ.



Bài kệ:

Ngày 6 tháng 12 năm 1983.

Tuyên công thượng nhân viết: 



Vốn không một vật há có tên

Chẳng thể nhiễm ô ấy Phật tâm

Tu chứng thì vào chân như thể

Giác rồi tự ngộ tánh hư không.

Đạo phong Nam Nhạc lưu kim cổ

Ân đức Tây giang xóa thế tình

Vó ngựa giẫm tan muôn oán địch

Miên trường thế giới hưởng thanh bình.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:54 PM | Message # 47
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 35. Thiền sư Giang Tây Đạo Nhất (709-788)

Sư người Hán Châu, huyện Thập Phương, họ Mã, theo sư Nam Nhạc Hoài Nhượng tu tập thiền. Hòa thượng Hoài Nhượng hỏi: “Tọa thiền để làm gì?”. Đáp: “Để làm Phật”. Sư Hoài Nhượng lấy một miếng gạch mang mài trên phiến đá. Sư hỏi: “Mài gạch làm chi?”. Đáp: “Để làm gương”. Hỏi: “Mài gạch mà thành gương được sao?”. Đáp; “Mài gạch không thành gương được thì tọa thiền há thành Phật được ư?”. Sư hỏi: “Vậy thì phải làm sao mới đúng?”. Hỏi: “Như bò kéo xe, nếu không đi đến trước được thì nên đánh vào xe hay là nên đánh vào bò?”. Sư không đáp được. Sư Hoài Nhượng nói kệ:

“Đất tâm chứa chủng tử

Gặp nước tất nẩy sanh

Hoa vô tướng tam muội

Không hoại cũng không thành”.

Sư hốt nhiên khai mở được chỗ mê muội. Sư trụ tại chùa Khai Nguyên. Ngày 4 tháng 2 năm Trinh Nguyên thứ IV, sư kiết già thị tịch. Đời Nguyên Hòa sư được tặng thụy hiệu là Đại Tịch thiền sư, tháp tên Đại Trang Nghiêm.



Bài tán:

Đánh đổ xe bò

Ánh sáng gương hiện

Chiếu diệu mười phương

Như sấm như sét

Đại dụng đại cơ

Thiên hóa vạn biến

Đưa đường cháu con

Mặt nhật mặt nguyệt.



Bài kệ:

Ngày 7 tháng 12 năm 1983

Tuyên công thượng nhân viết: 

Mài gạch làm gương luống uổng công

Tập thiền thành Phật đuợc mà mong

Đánh bò hay đánh vào xe hử?

Dụng giả hay chân, ấy thực rồng.

Đất tâm gieo giống cần vun bón

Thiên tính không dơ vạn dặm trong

Tam muội Bảo Hoa lìa các tướng

Tự nhiên ứng hợp chẳng tận cùng.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:54 PM | Message # 48
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 36. Nam Tuyền Phổ Nguyện thiền sư (748-834)

Sư họ Vương, người Tân Trịnh, theo học với thiền sư Đại Tuệ, thọ giới tại Nam Nhạc, tu học các bộ luật. Khi đến gõ cửa thất sư Mã Tổ thì hốt nhiên quên hết pháp phương tiện*, đắc du hí tam muội. Một hôm sư đang nấu cháo. Sư Mã Tổ đến hỏi: “Vật gì trong đó?”. Sư nói: “Ông lão này dùng cái miệng nói chuyện gì vậy?”. Mã Tổ yên lặng. Đời Đường, hiệu Trinh Nguyên, sư đến Trì Châu, hơn 30 năm không đến Nam Tuyền. Một hôm có vị thủ tọa hỏi: “Trăm năm sau hòa thượng về chốn nào?”. Sư nói: “Làm một lạch nước dưới núi cho bò đi”. Vị thủ tọa nói: “Nếu tôi theo hòa thượng thì có về lại được không?”. Sư nói: “Nếu theo ta thì phải ngậm một cọng cỏ lại”. Sau đó sư có bệnh, bảo đại chúng: “Sao mờ đèn lu. Đừng bảo rằng ta có đến có đi”. Nói xong thì hóa.

…………………………………………

*Cái nơm (làm bằng tre, để bắt cá). ◇Trang Tử 莊子: Thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên 荃者所以在魚, 得魚而忘荃 (Ngoại vật 外物) Nơm là để bắt cá, được cá thì quên nơm.



Bài tán:

Siêu nhiên trên vạn vật

Dưới chân bụi cát bay

Không đến đất Nam Tuyền

Cỏ nước có đầy đủ.

Một buổi mai xuống núi

Khắp đại địa chấn động

Chỉ hoa nói chuyện mộng

Chém mèo biến thành bê.



Bài kệ:

Ngày 8 tháng 12 năm 1983

Tuyên công thượng nhân viết: 

Tung Nhạc nạp giới tập luật nghi

Nhập thất Mã Tổ thật lạ kỳ

Như gã cuồng ngông du tam muội

Lão trượng không lời, chẳng nói chi

Trong thùng có vật làm đại dụng

Miệng nói hàm hồ lộ thiên thì

Ba mươi năm vắng Nam Tuyền ấy

Một lòng cung dưỡng chẳng sự nghi.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:55 PM | Message # 49
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 36. Bách Trượng Hoài Hải thiền sư

Sư họ Vương sanh tại Trường Lạc, Phúc Châu. Khi theo hầu Mã Tổ, một lần đang đi trên đường thấy một đàn vịt trời bay qua chợt tỉnh ngộ. Một hôm tổ thăng đường, đồ chúng vừa tập họp, sư cuốn chiếu ngồi lại. Khi tổ xuống tòa, sư theo đến phương trượng. Tổ nói: “Ta vừa đến, chưa thuyết giảng sao ông lại cuốn chiếu?”. Sư thưa: “Hôm qua tôi bị hòa thượng véo chóp mũi đau điếng”. Tổ nói: “Hôm qua ông để tâm ờ đâu?”. Sư đáp: “Hôm nay chóp mũi hết đau rồi!”. Tổ nói: “Ông đã rõ được việc hôm qua rồi”. Về sau sư đến núi Đại Hùng, Hồng Châu, Bách Trượng hoằng pháp. Năm Nguyên Hòa thứ 9, ngày 17 tháng giêng sư thị tịch, thụy là Đại Trí thiền sư, tháp tên Đại Bảo Thắng Luân.



Bài tán:

Vịt trời vừa bay qua

Chóp mũi ôi đau điếng

Hôm qua rồi hôm nay

Trong mộng nói chuyện huyễn.

Cuốn lại được manh chiếu

Bỏ đi hai lỗ tai

Trước ngọn núi Đại Hùng

Lân đẹp, phụng ra oai.



Bài kệ:

Ngày 13 tháng 12 năm 1983

Tuyên công thượng nhân viết: 

Thanh quy Bách Trượng dạy chúng tăng

Pháp thiền lưu lại hàng học nhân

Vịt bay, chóp mũi đau ê ẩm

Tỉnh mộng dễ đâu mở mắt trần.

Chưa giảng vì sao mà cuốn chiếu

Giác rồi chuyện trước chẳng lần khân

Trên đỉnh Đại Hùng muôn ánh sáng

Nối nguồn Phật tuệ dựng tông phong.


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 26 Sep 2015, 11:56 PM | Message # 50
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Đời thứ 36. Thiền sư Đại Châu Tuệ Hải

Sư họ Châu, người Kiến Châu, theo học với hòa thượng Trí ở chùa Đại Vân. Khi mới tham vấn Mã Tổ. Tổ hỏi: “Có việc gì mà đến đây?” Đáp: “Vì cầu pháp mà đến”. Tổ nói: “Trong ta một vật cũng không có thì cầu pháp gì. Tự trong nhà ông có kho tàng mà không lưu giữ, lại bỏ nhà chạy rong”. Hỏi: “Kho báu của Tuệ Hải này là gì?” Tổ nói: “Là cái ông vừa hỏi ta đó. Kho tàng của ông vốn đầy đủ, cớ sao lại chạy ra ngoài tìm cầu”. Sư nghe liền ngộ được bản tâm, vui mừng lễ tạ, theo hầu tổ sáu năm. Sau vì vị lão sư Trí già yếu nên sư phải về phụng dưỡng. Sư soạn một quyển Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn. Khi sách truyền đến Mã Tổ, tổ xem xong, nói: “Việt Châu có đại châu, tròn sáng tự tại”. Đồ chúng biết sư họ Châu nên tìm đến học, gọi sư là Đại Châu hòa thượng.



Bài tán:

Bảo tàng chôn đã lâu

Bỏ nhà chạy đâu đâu

Gặp người chỉ cho thấy

Mới biết vốn có đây.

Không phương nào chẳng chiếu

Rồng ngâm, sư tử gào

Không môn nào chẳng đạo

Sư mở rộng cửa vào.



Bài kệ:

Ngày 15 tháng 12 năm 1983

Tuyên công thượng nhân viết: 



Bỏ nhà tất tả hướng ngoại cầu

Quên đi nguyên tính bởi vì đâu

Ta không một vật chi trao lại

Ông có bảo tàng sớm tiếp thâu.

Đốn ngộ chân như đầy biển tuệ

Viên dung đại trí đủ ngọc châu

Nhập đạo yếu môn truyền thế giới  

Bách thiên vạn kiếp pháp trường lưu. 



Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Phật Tổ đạo ảnh
  • Page 1 of 8
  • 1
  • 2
  • 3
  • 7
  • 8
  • »
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO