Thứ Hai
29 Apr 2024
1:24 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện
LongTracAn Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:07 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


1. Cầu Tự Trước Ðức Quán Âm:

Hòa Thượng Hư Vân vốn họ Tiêu. Tổ tiên của Ngài là người Lan Lăng và là hậu duệ của vua Lương Võ Ðế. Gia tộc Ngài đã nhiều đời định cư ở đất Tương, tỉnh Hồ Nam. Thân phụ Ngài tên là Tiêu Ngọc Ðường và thân mẫu thuộc dòng họ Nhan.

Ðời nhà Thanh, năm Ðạo Quang sơ niên (1821), thân phụ Ngài, vốn hàng khoa cử, được bổ nhiệm làm quan ở đất Mân(1). Bấy giờ, thân phụ Ngài tuổi đã ngoài 40 nhưng vẫn còn hiếm muộn. Song thân Ngài buồn phiền lắm, bèn đến ngôi cổ miếu Quán Âm Tự ở ngoại thành dâng hương, chí thành khẩn thiết khấn vái cầu tự.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tích công thụ đức thực thiện nhân,
Kiền tâm cầu tự lễ Từ Tôn.
Vạn lự trừng thanh duy đương niệm,
Nhất tâm bất loạn cả nhi ứng.

Nghĩa là:

Tích công lũy đức, trồng nhân lành,
Tâm thành cầu tự, lạy Từ Tôn.
Nghĩ suy lắng sạch, chỉ một lòng.
Chuyên tâm chẳng loạn, được cảm ứng.


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 05 Apr 2012, 11:48 PM
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:08 AM | Message # 2
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


2. Mộng thấy điềm lành:

Một ngày nọ, ông bà Ngọc Ðường vui mừng thấy ngôi chùa đổ nát và chiếc cầu hư sụp đã được trùng tu viên mãn. Ðến hôm đó, cả hai ông bà cùng mộng thấy một vị thánh tăng râu dài, khoác y sẫm, trên đỉnh đầu thị hiện Bồ Tát Quán Âm, ngồi trên lưng cọp xông vào phòng ngủ. Giật mình tỉnh dậy, ông bà kể cho nhau nghe giấc mộng vừa trải qua. Sau đó bà Ngọc Ðường thụ thai. Ngày ngày ông bà thành tâm tụng Kinh, niệm danh hiệu và đãnh lễ chư Phật cùng thân cận với các vị thiện tri thức. Do công đức đó mà ông bà xa lánh được mọi ác nghiệp và luôn luôn gieo nhân lành phước thiện.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Ngồi lưng cọp nhập bào thai mẹ
Trên đĩnh đầu thị hiện Quán Âm
Cõi ta bà thánh nhân xuất thế
Thường tinh tấn phổ độ chúng sanh.
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:08 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


3. Sửa Chữa Chùa Chiền, Cầu Ðường

Sau khi cầu nguyện và vái lạy Bồ-tát, vợ chồng Tiêu Ngọc Ðường cùng nhau đi viếng chùa. Thấy chánh-điện bị hư hại nặng nề, ngói bể, tường xiêu, lại thêm mái dột làm mặt mày mình mẩy thánh-tượng ướt đẫm chẳng khác nào mồ hôi tuôn đổ, khiến lòng họ buồn đau vô hạn, nên đã phát nguyện trùng tu. Sau đó lại thấy cây cầu ở cửa đông huyện Vĩnh-Xuân từ lâu bỏ phế, sợ người qua lại gặp hiểm nguy, họ vội mướn thợ tu bổ. Cho nên, chẳng bao lâu chùa và cầu đều trở thành mới mẻ, đẹp đẽ lạ thường.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:
Tu phước tu huệ, tu tự miếu.
Tu đạo tu đức, tu kiều lương.
Tu nhân tu quả, tu chư kỷ,
Tu thiện tu nhân, tu tự cường.

Dịch :

Cất chùa đúc tượng với xây cầu,
Công đức tu hành thật rộng sâu,
Tu quả tu nhân, tu tự tánh,
Tu hoài tu mãi, phước dài lâu.


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:09 AM | Message # 4
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


4. Thăng chức làm Phó-quan-mục Tuyền Châu.

Một năm sau, do vì đức tính cần, kiệm, liêm, chính của Ngài Ngọc Ðường để đem lại hạnh phúc cho nhân dân, Ngài được thăng chức làm Phó-quan-mục Tuyền Châu. Ngài rất am tường nguyện vọng của dân chúng nên được dân tâm mến phục, dân phong sĩ khí trở nên thuần lương, cao thượng và xã hội đương thời hưởng được nhiều phúc lợi.

Ngài không thích hư văn phù phiếm, và dù được quyền cao đức trọng, Ngài cũng không bị 2 chữ danh lợi cám dỗ hay mua chuộc được. Ngài thật là một nhân vật phi thường.



Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Hoạn hải phù trầm hà túc ngôn
Nhục vinh danh lợi nhiệm biến thiên
Thương hải tang điền thượng vô định
Lịch sử chí thư khởi tận nhiên?

Dịch:

Biển hoạn thăng trầm kể xiết bao
Lợi danh vinh nhục mặc ngoài tai
Vô thường dâu biển khôn lường bấy
Thanh sử còn lưu há trọn chưa?
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:09 AM | Message # 5
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


5. Một vị Bồ-tát đản sanh tại thế

Năm sau, nhằm ngày 30 tháng 7 âm lịch vào giờ Dần (3-5 giờ sáng), Nhan phu nhân hạ sanh ra Ngài. Ngài ra khỏi bụng mẹ trong một bọc da (đó là cảnh giới của một vị Bồ-tát Bát-Địa).

Cảnh tượng đó làm mẹ Ngài kinh hoảng. Nghĩ rằng bà không còn hy vọng gì sinh thêm con được nữa, bà quá đau buồn mà từ trần. Ngày hôm sau, có một vị thầy thuốc già đến rạch cái bọc da, thế là Ngài chào đời.





Hòa Thượng Tuyên Hóa tán thán căn duyên
đản sanh của Ngài Hư-Vân như sau:

Đến chưa từng đến, sanh chẳng sanh,
Đâu-suất nội viện xuống trần gian,
Di Lặc phú chúc, hưng Phật Pháp,
Thích Ca thọ ký rạng tông phong.


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:10 AM | Message # 6
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


6. Thời thơ ấu

Ngài được bà kế mẫu họ Vương nuôi dưỡng. Năm Ðạo-Quang thứ 20 triều Mãn Thanh (1840), Ngài vừa được một tuổi. Từ lúc còn trẻ thơ, Ngài thường vui đùa lấy đất nắn tượng các vị Bồ-Tát rồi cúi đầu đảnh lễ. Ngoài các sách học ra, Ngài rất thích thú đọc kinh điển Phật-giáo, sách khuyến thiện, hay cách ngôn dạy tu thân.Tất cả môn học gì liên quan tới thân tâm tánh mệnh, ngài đều ưa thích tìm hiểu. Ðây chính là bẩm tính trời cho, phú tánh siêu phàm.



Hòa Thượng Tuyên-Hóa làm kệ tán thán Ngài như sau:

Du hý độc thư lộ tính thiên

Hảo nhạo thánh điển khởi ngẫu nhiên

Ư tư dĩ ngộ chân tục đế

Bất nhị pháp môn nguyện hà đảm

Dịch :

Lúc học lúc chơi lộ tánh thiên,
Vui thích thánh điển nào ngẫu nhiên?
Ngay đó giác ngộ "chân tục đế,"
Pháp môn "bất nhị" nguyện hoằng dương.
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 05 Apr 2012, 0:10 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


7. Ðể Nối Dõi Tông Ðường

Ngài Ðính Hôn Với Hai Thiếu Nữ

Niên hiệu Ðạo Quang năm thứ 30 (tức 1850), khi Ngài được 11 tuổi, phụ thân Ngài chuyển về Tuyền-châu. Lúc ấy bà nội Ngài, tuổi lớn già cả, nên tha thiết muốn cháu lấy vợ. Vì phải nối dõi luôn dòng của chú mình, nên Ngài đã làm kẻ thừa kế cho cả hai họ Chu và họ Tiêu. Do đó Ngài được hứa hôn với một người con gái họ Ðiền và một cô họ Ðàm. Gia đình của hai cô vốn đều quê quán ở huyện Tương, tỉnh Hồ-nam. Họ đều làm quan tại tỉnh Phúc-kiến, nên quen biết nhau nhiều đời, rồi nay họ lại trở thành thân quyến. Vâng lời dạy của cha mẹ Ngài về hôn ước, Ngài được đính hôn với hai cô.



Hòa-thượng Tuyên Hóa có kệ rằng:

Nghi nhĩ thất gia tự thiên luân

U nhàn trinh tĩnh nữ trung anh

Tịnh nghiệp viên tu pháp bạn lữ

Vô nhân vô gia vô sắc không

Dịch :

Thành lập gia thất, thuận luân thường
Yên, nhàn, trinh, tĩnh:bậc anh thư
Tịnh nghiệp tròn tu, là bạn pháp,
Không nhà, không mình, không sắc-không


Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 10 Apr 2012, 4:13 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


8. Cá Voi Ðến Chầu Thuyền Pháp

Tháng hai, niên hiệu Hàm Phong thứ nhất (1851), phụ thân Ngài có việc phải đến Ðài Loan, Ngài cũng đi theo. Khi thuyền nhỏ lướt ra biển cả mêng mông thì bổng gặp một con cá voi khổng lồ, to như núi, nằm chắn trước thuyền. Mọi người trên thuyền đều kinh hãi, đồng thanh niệm Nam Mô Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Một lát sau, chỉ còn thấy thấp thoáng đuôi cá từ từ khuất dần xuống biển.


Hoà Thượng Tuyên Hóa có bài kệ rằng:

Thiên Long cung kính bất vi hỉ,
Cự kình triều bái diệc bình thường,
Ngu giả vô tri xưng vi quái,
Trí giả hữu nhãn cùng pháp nguyên.

Dịch là:

Thiên Long cung kính chẳng làm vui,
Cá voi chầu lạy, chuyện cũng thường,
Kẻ ngu chẳng rõ, cho rằng lạ,
Người trí sáng mắt, tận pháp nguồn.


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:28 PM | Message # 9
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


9. Lần Ðầu Thấy Phật Pháp Tăng

Năm ngài 13 tuổi thì bà nội là Châu thái phu nhân từ trần. Ngài theo cha hộ tống quan tài về quê chôn cất. Lúc ấy nhà có thỉnh chư tăng tới tụng kinh hành lễ. Bấy giờ, dù mới thấy Phật lần đầu tiên, Ngài lập tức quỳ lạy. Thấy Kinh điển, lòng Ngài vui mừng khôn xiết; gặp chư Tăng, Ngài liền cung kính. Ðối với chuông mõ Ngài chơi đùa chẳng nở rời tay. Tâm trạng Ngài lúc ấy thật đúng là: lòng cảm ngộ, mà óc chẳng hiểu vì sao.





Hoà thượng Tuyên Hóa có bài kệ rằng:

Vĩnh ngôn hiếu tư cổ kim truyền

Thận trung truy viễn báo ân ngu

Ngưỡng thừa tam muội gia trì lực

Hà sa tội nghiệp tất tiêu quyên

Dịch :

Lời lành, đạo hiếu khuyên nên:
Thận chung, truy viễn(1), báo đền từ bi,
Nhờ sức tam muội gia trì,
Hằng sa tội nghiệp tức thì tiêu tan.

(1) Thận chung, truy viễn: Thận trọng, cung kính trong lúc làm tang lễ và nghi thức cúng tế tổ tiên.
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:29 PM | Message # 10
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


10. Ðọc Chuyện Hương Sơn, Phát Tâm Xuất Gia

Trong nhà của ngài chứa rất nhiều sách cổ kính. Có lần xem xét những sách ấy ngài tìm thấy quyển truyện Hương Sơn nói về sự tích Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Truyện ấy khắc sâu vào tâm khảm của ngài, khiến ngài quyết ý sau này sẽ xuất gia tu đạo, chẳng màng tới công danh vinh hiển hay giàu sang phú quý. Ngài chỉ muốn sống đạm bạc để tỏ chí hướng, trau giồi đức hạnh để thật thanh cao.





Hoà thượng Tuyên Hóa có bài kệ rằng:

Phát lòng bồ đề, ngộ bản tâm,
Ngực đầy chí khí vượt trời xanh,
Nay đọc Hương Sơn truyện Quán Âm,
Mong như chí Ngài: xuất hiền nhân.


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:29 PM | Message # 11
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


11. Triều Bái Các Chùa Chiền Ở Nam Nhạc

Tháng tám năm nhâm tý (1852), khi đặng 13 tuổi, Ngài theo chú đi triều bái các chùa chiền, các thắng cảnh nổi danh ở núi Hằng Sơn, Nam Nhạc để lễ lạy chư Bồ tát. Tới chỗ nào ngài cũng cảm giác rộn rã như trở lại thăm quê xưa, chốn cũ. Ngài thấy quen thuộc hệt như quen biết người thân trong nhà. Do đây mà suy, có lẽ kiếp trước ngài đã từng ở vùng Nam Nhạc, giáo hoá chúng sinh, làm chúng sinh phát tâm tinh tấn dũng mãnh cầu đạo vô thượng.




Hoà thượng Tuyên Hoá có bài kệ rằng:

Nam Nhạc Hằng Sơn diệu cao phong,
Lịch đại tương truyền xuất thánh tăng,
Tam sinh thạch bạn, thùy thức thùy?
Vạn kiếp sinh trung, thân phục thân.

Nam Nhạc Hằng Sơn, đỉnh cao ngất,
Xưa nay đời đời hiền thánh tăng,
Bạn "đá ba đời"* ai biết ai,
Sinh trong vạn kiếp, thân vẫn thân**.

* Xin xem " Tam Sinh Thạch"
** Thân nghĩa là người thân quyến.
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:29 PM | Message # 12
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


12. Cha Bắt Tu Tập Ngoại Ðạo

Năm Hàm Phong thứ ba (1854) khi ngài được 14 tuổi, cha của ngài đoán được ý muốn xuất gia của ngài nên mời thầy ngoại đạo về dạy ngài pháp hít thở, luyện đan, để ngăn chận việc ngài sẽ xuất gia tu hành. Song le ngài vốn có con mắt sáng suốt thấy biết chân lý, nên chẳng ham thích gì pháp này. Ngài thấy pháp ngoại đạo đi ngược lại với đạo Phật. Tu trì nó thì cũng chẳng khác gì cách giày gải ngứa. Nhưng vì ngài có tánh hiếu thảo, nên không dám cải lại lệnh cha. Ngài đành tòng quyền làm theo mà thôi.




Hòa thượng Tuyên Hóa có bài kệ tán thán như vầy:

Tam thiên bàng môn sính tuyệt kỷ,
Cửu lục ngoại đạo hiển diệu huyền,
Thùy tri công cụ trạch pháp nhãn,
Thị phi tà chính lập hoạch yên.

Dịch là:

Ba ngàn bàng môn bày tuyệt kỷ,
Chín sáu ngoại đạo hiển diệu huyền,
Nào hay ngài đủ Mắt Chọn Pháp,*
Thị phi, tà chính rõ ràng phân.

* Mắt Chọn Pháp hay Trạch Pháp Nhãn là khả năng biện biệt đâu là pháp, là chân lý, là chính hay tà.


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:30 PM | Message # 13
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


13. Âm Thầm Trốn Ði Nhưng Thất Bại

Năm ngài 17 tuổi, ngài đã khốn đốn tu tập pháp ngoại đạo được ba năm. Tâm ngài hết sức chán nản thất vọng, thường luôn nghĩ tới chuyện xuất gia làm Tăng. Một bửa nọ, thừa lúc người chú vắng nhà, ngài lén trốn đi, định tâm đi tới Nam Nhạc tìm chùa để xuống tóc xuất gia. Nào ngờ, trên đường xuống núi ngài bị những người nhà của chú mình rượt theo bắt lại. Thế là tâm nguyện chưa được thực hiện, ngài đã bị khuyên ép phải trở về nhà.




Hòa Thượng Tuyên Hóa có bài kệ rằng:

Thoát tục ly trần hiệu Tất Ðạt,
Thục ý khi khu kinh lộ hiệp,
Cánh vô bảo kí Thiên Vương trợ,
Chung bị tải hồi nhưng quy gia.

Dịch là:

Ly trần thoát tục theo Tất Ðạt, (Tức là theo Phật)
Ai biết đường núi hẹp lại ghềnh,
Chẳng có ngựa quý, Thiên Vương giúp,
Rốt bị phát giác phải quy gia.
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:30 PM | Message # 14
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


14. Thuyết Pháp Ðộ Hai Người Vợ

Khi ngài về tới nhà, gia đình ngài sợ ngài sẽ bỏ nhà đi nữa nên họ gởi ngài và người em họ là Phú Quốc đi Tuyền Châu. Cha của ngài chính thức làm lễ thành hôn cho ngài với hai cô gái nhà họ Ðiền và họ Ðàm. Song ngài đã thấy suốt sắc tướng là không, (bản tánh thật thì) chẳng có mình cũng chẳng có người, do đó ngài chẳng có chút mảy may dâm niệm. Lòng ngài trong sạch mà thân cũng thanh tịnh. Do đó tuy cùng với hai cô vợ ở chung, mà ngài chẳng hề ô nhiễm. Chẳng những thế, ngài lại còn giảng giải Phật pháp, giáo hóa, khiến họ trở thành đệ tử nhà Phật.




Hòa Thượng Tuyên Hóa có bài kệ rằng:

Song túc song thê thuận thế tục
Nhất tâm nhất ý cầu bồ đề,
Phu vô nhiễm duyên thê tịnh lữ,
Tại trần xuất trần Ðiều Ngự Sư.*

Dịch là:

Hai nhà hai vợ, thuận lối đời,
Một lòng một dạ, về bến giác.
Chồng nào ô nhiễm, vợ thanh tao,
Trong bùn, ngoài bùn: là Thế Tôn.*

(*Ðiều Ngự Sư hay Thế Tôn đều là danh hiệu của Phật.)


Đại Bi Chú
 
NoiVoiDauGoi Date: Thứ Tư, 11 Apr 2012, 8:31 PM | Message # 15
Colonel
Group: Users
Messages: 176
Status: Tạm vắng


15. Rời Bỏ Ðời Thế, Cùng Bạn Xuất Bạn Xuất Gia

Ngài Hư Vân và người em họ là Phú Quốc có mối thâm tình huynh đệ gắn bó, tôn trọng lẫn nhau. Phú Quốc cũng nghiên cứu tìm hiểu Phật pháp nên chàng có đồng chí hướng, đồng tâm đạo như Ngài. Do đó lúc Ngài được 19 tuổi, ngài cùng Phú Quốc bỏ nhà lên đường tới Cổ Sơn để xuất gia tu đạo. Lúc ra đi Ngài có làm bài thơ tên "Bì Ðại Ca" (Bài Ca Túi Da
  • ) lưu lại cho hai người vợ họ Ðiền và họ Ðàm. [**]

     




    Hòa Thượng Tuyên Hóa có bài tán như sau:

     

    Phật hóa đường đệ, độ A Nan,

    Công giai Phú Quốc thướng Cổ Sơn,

    Thù đồ đồng quy nhất tỵ khổng,

    Bỉ trượng phu hề, ngã diệc nhiên.

    Dịch là:

    Phật dạy em họ, độ A Nan,

    Ngài cùng Phú Quốc tới Cổ Sơn,

    Ðường tuy sai khác, đích là một,

    Ngài là trượng phu, ta cũng vậy.
  •  
    atoanmt Date: Thứ Sáu, 13 Apr 2012, 6:47 AM | Message # 16
    Generalissimo
    Group: Administrators
    Messages: 5081
    Status: Tạm vắng


    AToanMT
     
    LongTracAn Date: Thứ Ba, 24 Apr 2012, 1:43 AM | Message # 17
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    16. Thọ Cụ Túc Bảo Giới

    Ðến được chùa Dũng Tuyền trên ngọn Cổ Sơn, Ngài liền lạy Thường-Khai Thượng Nhân làm Thầy và xuống tóc xuất gia. Ngài thọ Cụ-Túc Giới với Hòa Thượng Diệu-Liên; được đặt tên là Diễn-Triệt (giảng bày thông suốt) và Cổ-Nham (hang động xưa), hiệu là Ðức-Thanh (đức hạnh thanh cao).

    Sau khi xuất gia và thọ giới, Ngài sống đời ẩn dật, thầm lặng tu hành. Ngài nghiên cứu cặn kẽ các giáo lý trong Ðại Thừa Khởi Tín Luận cùng nhiều kinh điển khác, rồi học và ghi nhớ những điểm tinh túy, cốt tủy để noi theo.




    Hòa Thượng Tuyên-Hóa có bài kệ tán rằng:

    Thọ giới tức nhập chư Phật vị,
    Trì giới thanh tịnh như nguyệt viên,
    Thân khẩu ý nghiệp vô hà tỳ,
    Xả ngã Vân Công kỳ thùy đảm?

    Nghĩa là:

    Thọ giới liền vào ngôi vị Phật,
    Giữ giới thanh tịnh tựa trăng rằm,
    Thân khẩu ý nghiệp không tỳ vết,
    Chẳng Thầy Hư-Vân thì còn ai?


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Ba, 24 Apr 2012, 1:43 AM | Message # 18
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    17. Ẩn Thân Hang Sâu,
    Âm Thầm Tu Tập


    Bấy giờ, tại Tuyền Châu, thân phụ Ngài phái rất nhiều người đi tìm Ngài. Sau khi thọ giới, em họ của Ngài là Phú-Quốc liền khăn gói lên đường, tham phương hành cước; về sau chẳng rõ tông tích. Còn Ngài thì xả bỏ thân tâm, sống ẩn dật sau núi. Nơi ấy vốn là chốn thâm sơn cùng cốc, chỉ có cọp, beo, chó sói thường xuyên ra vào các hang động; chứ hiếm khi có bóng người lai vãng. Ngài sống ở đó, đói thì ăn hạt trái thông (tùng), khát thì uống nước trong từ khe núi.




    Hòa Thượng Tuyên-Hóa có bài kệ tán rằng:

    Nham huyệt khổ tu nại tuế hàn,
    Mưu Ðạo vong thực y bất toàn,
    Hổ lang đồng du vi Pháp hộ,
    Vạn Phật Bảo Sám bái tam thiên.

    Nghĩa là:

    Khổ tu chịu lạnh chốn hang sâu,
    Vì Ðạo quên ăn, áo rách sờn,
    Cọp, sói cùng nhau đến hộ Pháp,
    Vạn Phật Sám lễ ba ngàn lần.


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Ba, 24 Apr 2012, 1:44 AM | Message # 19
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    18. Vâng Mệnh Phục Vụ Thường Trụ

    Năm 23 tuổi, khi Ngài lạy sám hối đã được ba năm, có một vị Sư đến tìm Ngài, báo tin Tiêu đại nhân (thân phụ của Ngài) đã cáo lão về quê, đồng thời cho hay rằng Lão Hòa Thượng Diệu Liên hết sức khen ngợi Ðạo tâm tu khổ hạnh của Ngài. Tuy nhiên, Lão Hòa Thượng cũng nhắn nhủ Ngài là cần phải chú trọng cả hai mặt phước huệ, và phải thông hiểu cả sự lẫn lý. Lạy sám hối là thuộc về mặt tu huệ; còn đảm nhận chức trách phục vụ Tăng chúng, mưu sự lợi ích cho đại chúng, chính là tu phước vậy.




    Hòa Thượng Tuyên-Hóa có bài kệ tán rằng:

    Thập phương Thường Trụ Tam Bảo tôn,
    Bách ban chức vụ các tận tâm,
    Phúc huệ kiêm tu, bồi tự tánh,
    Hiền Thánh đồng cư hiệu tùng lâm.

    Nghĩa là:

    Chốn Tam Bảo Mười Phương Thường Trụ,
    Ngài dốc lòng đảm đương chức vụ,
    Tu bồi phước huệ cùng tự tánh.
    Nơi Hiền Thánh ngụ tức Tùng-lâm.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Ba, 24 Apr 2012, 1:44 AM | Message # 20
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    19. Cần Cù Trồng Rau Cúng Dường Chư Tăng

    Sau một thời gian giữ nhiệm vụ trông coi việc cung cấp nước, Ngài được chuyển sang chăm sóc vườn rau của chùa. Phàm trồng các loại rau cải thì phải để ý xem hạt giống có tốt và đất có đủ màu mỡ hay không; đồng thời cũng cần phải biết ương cây con hoặc vùi dây leo đúng lúc nữa. Ngoài ra, còn phải biết cách chăm bón, vun xới các cây con, và làm giàn để đỡ những cây bị nghiêng ngả. Ngài thường tưới rau bằng thứ nước thánh có gia trì Chú Ðại Bi, nhờ đó, những người ăn các rau cải này đều chóng đạt được cảnh giới Vô Sanh.




    Hòa Thượng Tuyên-Hóa có bài kệ tán rằng:

    Phục lao chấp dịch nhiệm viên đầu,
    Dĩ thân thị phạm cữu chuyên mông,
    Ðương tri kim nhật nhân thiên sư,
    Công tại Cổ Sơn lão phố trung.

    Nghĩa là:

    Lãnh nhiệm vụ làm vườn cực nhọc,
    Nêu tấm gương răn kẻ cuồng ngông.
    Nên biết ngày nay Nhân Thiên Sư,
    Công ở vườn chùa núi Cổ Sơn.

    Chú thích: Nhân Thiên Sư: Thầy của người và trời. Ðây là một trong mười danh hiệu chỉ Ðức Phật: 1) Như Lai, 2) Ứng Cúng, 3) Chánh Biến Tri, 4) Minh Hạnh Túc, 5) Thiện Thệ Thế Gian Giải, 6) Vô Thượng Sĩ, 7) Ðiều Ngự Trượng Phu, 8) Thiên Nhân Sư, 9) Phật, 10) Thế Tôn.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Ba, 24 Apr 2012, 1:44 AM | Message # 21
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    20. Hành Ðường

    Theo thanh quy của tùng lâm các nơi, việc thọ trai theo đúng nghi thức (thượng điện quá đường) được xem là quan trọng hàng đầu. Trước kia, khi sắp đến thời ăn, Ðức Như Lai đắp y, ôm bình bát đi vào thành khất thực. Về sau, vì điều kiện khí hậu của Trung Hoa và Ấn Ðộ có phần khác nhau, chư Tăng bèn tùy thuận đặt ra quy chế thọ trai theo nghi thức; do đó mà có khổ hạnh của Hành Ðường. Là người chân chánh phát Bồ-đề tâm, Ngài hăng hái gánh vác trách nhiệm phục dịch đại chúng lúc thọ trai, nhân đó kết thiện duyên với mười phương chúng sanh.

    Hòa Thượng Tuyên-Hóa có bài kệ tán rằng:

    Phổ Hiền Ðại Sĩ điều chúng vị,
    Quán Âm Bồ Tát nhiệm thiên trù,
    Văn Thù, Di Lặc đồng ứng cúng,
    Thanh tịnh đại hải phạn thực mang.

    Nghĩa là:

    Ðại Sĩ Phổ Hiền nêm gia vị,
    Bồ Tát Quán Âm giữ bếp trời.
    Văn Thù, Di Lặc đều ứng cúng,
    Hải hội Bồ Tát cùng thọ trai.



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:38 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 26 Apr 2012, 2:50 PM | Message # 22
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    21. Ðiển Tọa

    Vị Sư giữ chức Ðiển Tọa là người có nhiệm vụ coi sóc tăng phường, cho nên cần phải là bậc Diệu Trí Bát Nhã đệ nhất, có thể nhẫn nhục, chịu đựng được mọi cực nhọc, oán trách. Ngoài ra, vị Ðiển Tọa cũng cần phải để ý đến khẩu vị của đại chúng, biết kiệm tiền bạc của Thường Trụ, và ân cần cúng dường người khác trước; đồng thời còn phải biết quý tiếc đồ vật, thận trọng từng ly từng tí về mặt nhân quả, cân nhắc về công và tội trong từng niệm một, không được sơ xuất.

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Thiên trù diệu cúng vị thanh hương,

    Thiền duyệt vi thực lạc uông dương,

    Pháp hỷ sung mãn chu sa giới,

    Thực dĩ kinh hành thối mật tàng.

    Nghĩa là:

    Bếp trời diệu cúng thơm tinh khiết,

    Ðậm đà Thiền vị, ngát hương vui,

    Pháp hỷ ngạt ngào lan tỏa khắp,

    Ăn xong tản mác đi kinh hành.



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:39 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 26 Apr 2012, 2:51 PM | Message # 23
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    22.Quyến Thuộc Cũng Xuất Gia

    Sau khi lui về quê quán, thân phụ Ngài vì thương tiếc người vợ hiền sớm quá vãng và nhớ thương đứa con phiêu bạt, nên đau buồn đến lâm bệnh mà qua đời. Bà thứ mẫu họ Vương xúc động dẫn hai cô con dâu đi xuất gia. Bà được đặt Pháp danh là Diệu Tịnh; còn cô họ Ðiền thì có Pháp danh là Chân Khiết và cô họ Ðàm là Thanh Tiết. Cả ba người đều nhất tâm sám hối nghiệp chướng bao đời, xả bỏ nhiễm duyên trần tục, thiết tha cầu vãng sanh Cực Lạc, gặp Ðức Di Ðà.

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Nhân gian quyến thuộc Phật quốc ma,

    Do lai đại thánh đa khảm khả.

    Ðãi chí bỉ ngạn hồi đầu khán,

    Phản mê quy giác tạ Ðề Bà.

    Nghĩa là:

    Bà con cõi người: ma cõi Phật,

    Khiến cho đại thánh lắm lao đao,

    Sang đến bờ kia quay đầu lại:

    Lìa mê về giác, nhờ Ðề Bà!

    Chú thích: Ðề Bà tức Ðề Bà Ðạt Ða,anh ruột của Tôn giả A-Nan. Tôn giả Ðề Bà Ðạt Ða cũng là em chú bác và là đệ tử của Ðức Phật Thìch Ca, song luôn luôn đố kỵ và gây chướng nại cho Phật. Về sau, trong Hội Pháp Hoa, ông được Phật thọ ký thành Phật hiệu Thiên Vương, ở cõi nước Thiên Ðạo.



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:39 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 26 Apr 2012, 2:51 PM | Message # 24
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    23. Không Tham Văn Lợi Dưỡng

    Trong suốt bốn năm làm chức sự ở chùa Dũng Tuyền, Ngài khổ hạnh tu hành, đảm đương những công việc nặng nhọc; trong chúng có chia phần cúng dường dành cho Thường Trụ, Ngài đều không nhận. Tuy mỗi ngày chỉ ăn một bát cháo mà Ngài vẫn khỏe mạnh, tráng kiện. Lúc bấy giờ, trong núi có Thiền-đức Cổ Nguyệt, vốn là một tấm gương khổ hạnh bậc nhất trong chúng. Ngài thường sang thăm và đàm đạo với Thiền-sư, phát nguyện noi gương bậc cổ đức.

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Xuất loại bạt tụy hướng bất đồng,
    Khởi thị nhục nhãn năng nhận thanh?
    Phú quý công danh trí độ ngoại,
    Lợi dưỡng hủy dự bất động tâm.

    Nghĩa là:

    Chí hướng khác thường, tài xuất chúng,
    Phàm phu mắt thịt há nhận ra?
    Giàu sang danh vọng: không màng đến,
    Lợi lộc chê khen: chẳng bận lòng!



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:39 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 26 Apr 2012, 2:52 PM | Message # 25
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    24. Khổ Hạnh Tu Thiền Tập Ðịnh

    Năm hai mươi bảy tuổi (1866), Ngài Hư Vân lập chí tu khổ hạnh, nguyện chấm dứt sanh tử. Nghĩ tới Pháp Sư Huyền Trang thuở xưa, trước khi sang Ấn Ðộ đã tinh tấn tự rèn luyện, tập nhịn đói nhịn khát và đi bộ đường trường, Ngài hết lòng ngưỡng vọng. Nhận thấy mình chức trách tuy chu toàn, song Ðạo nghiệp chưa thành tựu, Ngài quyết định từ bỏ mọi chức sự, trở về nơi hang động để tham Thiền, sống đời kham khổ, chỉ ăn hạt tùng, uống toàn nước suối.

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Cao tăng hạnh nguyện kinh quỷ thần,
    Kim thạch vi khai nhất niệm chân,
    Từ chức ẩn huyệt tập tĩnh lự,
    Giới Ðịnh huân tu Huệ nhật minh.

    Nghĩa là:

    Cao tăng hạnh nguyện, quỷ thần sợ,
    Chân thành một niệm, vàng đá vỡ,
    Từ chức vào hang tu Thiền quán,
    Giới Ðịnh huân tu, Huệ sáng ngời.

    Hay là:

    Tu khổ hạnh quỷ thần nể nang,
    Vàng đá còn ghi nét huy hoàng,
    Chôn vùi danh lợi nơi hang thẳm,
    Ðịnh Huệ tu trì nhất thế gian.



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:40 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 26 Apr 2012, 2:52 PM | Message # 26
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    25. Sống Ðời Tịch Tĩnh Chốn Thâm Sơn

    Suốt từ năm hai mươi tám đến ba mươi ba mươi tuổi, Ngài Hư Vân ẩn thân nơi động đá, sống bằng cỏ núi rau rừng, không hề thọ dụng các thức ăn nấu chín của nhân gian. Ban đầu, Ngài thưòng thấy thắng cảnh hiện ra, song không chấp trước vào cảnh, chỉ nhất tâm chánh quán niệm Phật. Lâu dần, Ngài cảm thấy thân thể nhẹ nhõm, tráng kiện, bước đi như bay, tai thính mắt tinh nhìn thấy tỏ tường từng đường tơ kẽ tóc. Hai mắt Ngài sáng quắc, khiến ai gặp cũng ngỡ Ngài là quỷ mị, hoảng sợ bỏ chạy mất.





    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hoá:

    Huyệt cư dã xứ nguyên thủy phong,

    Thiểu dục tri túc vô sở tranh,

    Bất ngữ quán tâm hà sanh trụ,

    Tiêu dao Tam Giới nhậm tây đông.



    Nghĩa là:

    Hang sâu động vắng sống đơn sơ,

    Biết đủ, không ham, chẳng tranh cầu,

    Lặng thinh quán xét tâm sanh, trụ,

    Tam Giới thanh nhàn dạo đó đây.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 28 Apr 2012, 2:11 PM | Message # 27
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    #26 Thiện Tri Thức Chỉ Đường

    Bấy giờ, Hư Công sống siêu nhiên thoát tục, không vướng không bận, thảnh thơi thả bước ngao du. Khi đến một mỏm núi ở Ôn Châu. Ngài dừng chân và ở lại đó.

    Một hôm có vị Thiền giả đến đảnh lễ và cầu Ngài chỉ dạy. Hổ thẹn vì không ứng đối được. Ngài gượng gạo nói: “Kẻ này ngu muội không rõ, chẳng dám khai thị.”.

    Vị Thiền giả nọ gạn hỏi Ngài tu hành đã đưọc bao lâu; Ngài bèn tình thực tỏ bày mọi sự. Vị Thiền giả bảo: “Ngài Dung Kính Lão Nhân ở Hoa Đỉnh, trên núi Thiên Thai, chính là bậc Thiện Tri Thức duy nhất ở cõi đời nay.”

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Kỳ lộ chỉ mê hóa cao hiền,

    Nhược phi Tịnh Cư tức thiên tiên.

    Tri thức viết thiện vưu đệ nhất,

    Dao thị Thiên Thai Hoa Đỉnh tiền.

    Nghĩa là:

    Lối rẽ đường mê gặp cao nhân,

    Chẳng trời Tịnh Cư cũng thiên tiên.

    Hiện thời đệ nhất Thiện Tri Thức,

    Tận miền Hoa Đỉnh núi Thiên Thai.



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Thứ Năm, 03 May 2012, 11:40 AM
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 28 Apr 2012, 2:11 PM | Message # 28
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    #27. Gặp Ðược Chánh Ðạo

    Niên hiệu Ðồng Trị thứ 9 ( nhằm năm Canh Ngọ, 1870), Hư Công được 31 tuổi. Một hôm, Ngài tìm tới am Long Truyền ở Hoa Ðỉnh, trên núi Thiên Thai và đến đảnh lễ Lão Pháp Sư Dung Kính. Im lặng một lúc lâu, Lão Pháp Sư chợt hỏi Ngài: “ Ông là Tăng nhân, Ðạo sĩ, hay là kẻ thế tục mà hình dạng quái dị thế kia?’’

    Hư Công đáp: “Thưa, con là Tăng nhân.’’

    Lão Pháp Sư hỏi tiếp: “Thế đã thọ Giới chưa?’’

    Ngài trả lời: “Thưa , con đã thọ Cụ Túc Giới.’’

    Lão Pháp Sư lại hỏi: “Vậy ai dạy ông tu tập như thế kia?’’

    Ngài đáp: “Thưa, con bắt chước theo gương người xưa.’’

    Lão Pháp Sư dạy: “ Ông chỉ biết trì thân chứ chưa biết trì tâm vậy! ’’



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Thiên Thai Hoa Ðỉnh Long Tuyền am,

    Ðảnh lễ Dung Kính, bái lão tham,

    Cảm tạ tích nhật Ma-Ha-Diễn,

    Thành tựu hiện tại đại giác tiên.

    Nghĩa là:

    Ðến Long Tuyền, Thiên Thai Hoa Ðỉnh,

    Ðảnh lễ Lão Thiền Sư Dung Kính.

    Nhờ Pháp Ðại Thừa từ bao thuở,

    Ðời nay có bậc Ðại Giác Tiên!





    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 28 Apr 2012, 2:12 PM | Message # 29
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    # 28. Thay Ðổi Nếp Sống, Học Giáo Thiên Thai

    Kính Lão Nhân giáng cho một chùy đau thấu tâm can, Ngài Hư Vân lại thỉnh cầu khai thị. Lão Pháp Sư dạy: “Nếu chịu nghe lời ta thì ở lại, bằng không chịu nghe thì cứ đi.’’

    Ngài liền đáp: “Con đến đây cốt để thân cận học hỏi, há dám không nghe!’’

    Bấy giờ, sau khi tặng cho áo quần, giày vớ, Lão Pháp Sư bảo Ngài cạo tóc, tắm rửa và theo chúng chấp tác. Lại dạy Ngài tham quán câu thoại đầu “Người kéo cái thây ma này là ai?’’ Từ đó, Ngài ăn uống như mọi người trong chùa, cùng học giáo quán Thiên Thai và siêng năng chấp tác.




    Kệ tán của Hòa Thượng Thuyên Hóa:

    Hàng hải thê sơn phỏng minh sư,

    Phi tinh đái nguyệt tham Thiện Tri,

    Cải đầu hoán diện hoàn bản thể,

    Nhất tâm chuyên khán “thùy thác thi?’’

    Nghĩa là:

    Tầm minh sư, trèo non vượt biển,

    Kiếm Thiện Tri, lặn lội đêm ngày.

    “Sửa đầu đổi mặt,’’ hoàn bản thể,

    Một lòng tham quán “ai kéo thây?’’


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 28 Apr 2012, 2:14 PM | Message # 30
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    #29 Học Tập Thiền Chế của Bát Nhã Đường

    Thời gian theo học với Lão Pháp Sư Dung Kính, Ngài Hư Vân có được mở mang. Lão Pháp Sư bấy giờ tuổi đã ngoài tám mươi, Giới Luật tinh nghiêm, Tông và Giáo đều thông; thường bảo Ngài tham gia giảng giải kinh điển. Thấy được sự ích lợi của việc đi tham học các nơi, Lão Pháp Sư dạy Ngài đến Quốc Thanh Thiền Tự để học tập quy chế cùng phép tắc của chốn Thiền Đường, và đến Chùa Phương Quảng học Kinh Pháp Hoa.

    Trong hai năm liền, từ năm ba mươi bốn đến ba mươi lăm tuổi, Ngài ở Chùa Quốc Thanh học tập Kinh Giáo, và thỉnh thoảng về am tranh thăm Lão Pháp Sư Dung Kính.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hoá:



    Thập phương tụ hội Bát Nhã Đường,

    Tập học Vô Vi kiến tánh vương,

    Tuyển Phật Trường trung khảo công quá,

    Thùy đắc tâm không, cập đệ quy.



    Nghĩa là:



    Mười phương tề tựu Bát Nhã Đường,

    Học lẽ Vô Vi, thấy tánh vương,

    Tuyển Phật Trường cùng nhau khảo thí,

    Kẻ đắc “tâm không” được đỗ đầu.


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 28 Apr 2012, 2:14 PM | Message # 31
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    30. Pilgrimage to P'U T'O Mountain.



    In the first year of the reign period Kuang Hsu, the cyclical year I Hai (1875), when the Master was thirty-six, he arrived at Kao Ming (Lofty Light) Monastery. After listening to Dharma Master Min Hsi (Clever Brilliance expound the Dharma Flower Sutra, he spent several evenings speaking with the Venerable Master Hsi, and then, bidding him farewell, took his leave. Descending the mountain, he passed through Hsueh Tou and arrived at Yo Lin (Mountain Peak Grove) Monastery, where he listened to an explanation of the Amitaba Sutra. The Master then crossed the ocean to visit P'u T'o Mountain, where he bowed to all the Knowledgeable Advisors at the monasteries there. He spent New Year's at Fa Yu (Dharma Rain) Temple.




    The Verse Says:

    At Nan Hai, Potala Mountain Monastery,

    Kuan Yin Bidhisattva crosses over beings at the Celestial Crystal Palace.

    Virtuous men and faithful women come to bow in respect;

    While eight hundred people are going over, a thousand are coming back.


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 05 May 2012, 11:29 PM | Message # 32
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    31. Nhân nào quả nấy



    Ngài lưu lại núi Phổ Ðà và viếng thăm các cảnh chùa quanh vùng. Vào tháng mười năm ấy, nước triều lên và đẩy tấp một con cá khổng lồ vào bãi cát cách bờ chừng một ngàn bước. Cá dài tới mấy chục trượng, mắt lớn bằng cái chậu. Ngư dân mổ bụng cá thì thấy có hai chiếc xuồng gỗ, cùng với tóc, vòng vàng và nhiều đồ vật khác của con người.

    Bởi cá này thường hoành hành ở các miền duyên hải, sát hại dân lành, nên nay gặp quả báo bị nước thủy triều cuốn tấp vào bờ. Có lẽ đây là do Long Vương "chém đầu để răn chúng" cũng nên!



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Kim thương mã mạch Phật thượng nhiên,

    Ngô Công ngộ ngư hữu diệu huyền,

    Như thị nhân quả như thị báo,

    Thiên võng khôi khôi sơ bất thiên.

    Nghĩa là:

    Ðức Phật xưa từng ăn lúa ngựa,

    Thầy tôi gặp cá rõ lý mầu,

    Nhân nào quả nấy, vay phải trả,

    Lồng lộng lưới trời chẳng sót ai!



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 05 May 2012, 11:30 PM | Message # 33
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    32. Trước Ðộng Triều Dương Thấy Rồng Vàng

    Lại khi nước triều lên, có một con rồng xuất hiện giữa sóng nước ngợp trời ngay trước động Triều Dương. Vảy rồng sắc vàng óng ánh; thấy rõ được toàn thân với bốn chân và đuôi như đuôi cá, chỉ không thấy đầu; một lúc lâu sau rồng mới lặn mất.

    Có lẽ rồng này biết có bậc đại đức cao Tăng đến nên hiện ra để nghênh đón. Ðây là một vị thần linh hộ pháp bày tỏ lòng cung kính đối với bậc thánh nhân bằng cách thường xuyên theo bảo vệ.






    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:



    Triều Dương động tiền kiến kim long,

    Toàn thân kim sắc, tứ túc thanh,

    Vấn nhĩ vi hà lai hiển hiện,

    Kỳ duyên bỉ ngạn hữu chí nhân.

    Nghĩa là:

    Trước động Triều Dương thấy rồng vàng,

    Toàn thân óng ánh, rõ bốn chân,

    Khẽ hỏi vì sao rồng xuất hiện?

    Ấy bởi chốn này có thánh nhân!



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 05 May 2012, 11:30 PM | Message # 34
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    33. Ðảnh Lễ Xá Lợi Chùa A Dục Vương

    Triều bái núi Phổ Ðà xong, Ngài trở về Ninh Ba, đến Chùa A-Dục Vương. Tại đây, Ngài gởi tiền ăn mỗi tháng ba đồng (nguyên) và ở lại để lễ lạy xá-lợi cùng hai Tạng hầu báo đáp công ơn khó nhọc của cha mẹ. Tương truyền rằng xá-lợi mà vua A-Dục thờ cúng là từ Chân Thân của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, do đó rất nhiều người tìm đến tận nơi để lập nguyện và chiêm bái xá-lợi.

    Sau đó, Ngài đến Chùa Thiên Ðồng, và ở lại nghe giảng xong bộ Lăng Nghiêm Tông Thông thì ra đi.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Xá-lợi Chân Thân Như Lai tồn,

    Lưu dữ tư thế chủng phước nhân,

    Bất cần canh điền hà thu hoạch?

    Tài bồi quán khái mạc thâu nhàn.

    Nghĩa là:

    Xá-lợi từ Chân Thân Ðức Phật,

    Lưu lại đời, tặng người trồng phước,

    Chẳng siêng cày cấy, sao thu hoạch?

    Hãy chăm vun tưới, chớ biếng lười!



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 05 May 2012, 11:31 PM | Message # 35
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    34. Giữ Giới Luật, Không Coi Thường Phòng Tối

    Sau khi lạy xá-lợi, Ngài đáp thuyền đến Hàng Châu. Từ đây, Ngài đi triều bái các thánh cảnh của Tam Thiên Trúc, và đến tham lễ Pháp Sư Thiên Lãng cùng Pháp Sư Trường Tùng; rồi lại đáp thuyền đi tiếp.

    Bấy giờ trời đang vào tiết Tam Phục*, nhằm lúc thuyền nhỏ mà người đông, tất cả phải ngủ chung trong một khoang thuyền chật chội. Ngồi bên cạnh Ngài là một thiếu nữ. Ðêm khuya đang ngon giấc, Ngài chợt cảm thấy có người sờ mó thân thể. Giật mình tỉnh dậy, sực thấy cô gái kế bên thân thể lõa lồ, Ngài lập tức ngồi kiết già ngay ngắn và liền trì Chú. Ôi! Có thể nào không thận trọng được ư?

    *Tam Phục tức là sơ phục, trung phục, mạt phục; ba thời kỳ nóng nực.


    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Ðồng châu cộng tề ngộ Ma Ðăng,

    Bất liệu Kim Cang Ðạo nghiệp thâm,

    Già phu đoan tọa, tâm chỉ thủy,

    Nhiệm nhĩ biến hóa, một nại hà!

    Nghĩa là:

    Chung thuyền gặp phải nạn Ma Ðăng,

    Ðạo nghiệp Kim Cang sâu chẳng ngờ,

    Kiết già nghiêm tọa, tâm dừng lắng,

    Ngươi dầu biến hóa, chẳng được gì!



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 05 May 2012, 11:31 PM | Message # 36
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    35. Tham Lễ Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hàng Châu

    Phong cảnh của Tây Hồ ở Hàng Châu vốn nổi tiếng khắp thế giới. Chính tại nơi đây, Quá Khứ Thất Phật (bảy đức Phật trong đời quá khứ) đã từng thuyết giáo diễn giảng, lịch đại Tổ Sư đã từng hoằng hóa tông môn, cho nên chốn này còn có tên là "Phật địa" (đất Phật). Ðệ tử của Phật tất thường đến đây tham quan, triều lễ các danh lam thắng cảnh.

    Hòa Thượng Bảo Chưởng đời Tấn, vị Tổ khai sơn của núi Tam Thiên Trúc, cùng Ðại Sư Ô Khoa đời Ðường, Ðại Sư Vĩnh Minh đời Tống, và Ðại Sư Liên Trì đời Minh, đều có cổ tích ở nơi này.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Hàng Châu Phật hóa đại hạnh khai,

    Tây Hồ mỹ cảnh đoạt thiên tài,

    Cổ kim Tri Thức tham bất tận,

    Di phong dịch tục xưng "thiện tai!"

    Nghĩa là:

    Ðất Hàng Châu, Phật Ðà hóa độ,

    Cảnh Tây Hồ chẳng kém thiên cung,

    Tri Thức xưa nay nô nức đến,

    Phong tục đổi dời, thật "lành thay!"


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Hai, 07 May 2012, 4:35 PM | Message # 37
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    36. Triều Lễ Núi Tây Thiên Mục



    Núi Tây Thiên Mục là một danh sơn ở tỉnh Triết Giang. Phật Pháp ở đây rất hưng thịnh, và đây cũng là nơi có nhiều bậc thầy kiệt xuất như vị khai sơn là Thiền Sư Nguyên Diệu đời Nguyên ở Cao Phong cùng người kế thừa ngài là Quốc Sư Trung Phong. Cũng chính tại nơi này Quốc Sư Ngọc Lâm đời nhà Thanh đã từng hoằng dương quảng bá, mở mang và chấn hưng gia phong của tông môn. Tại đây còn có thắng cảnh "đảo quải liên hoa", nơi mà Thiền Sư Diệu ở Cao Phong đã đương đầu với "ma ngủ" té rơi xuống và được cứu.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Tích nhật Cao Phong chí xung thiên,

    Thệ tử bất bị thụy ma triền,

    Đẩu tẩu tinh thần tập Đại Định,

    Vi-Đà Hộ Pháp siêu vạn thiên.

    Nghĩa là:

    Cao Phong thuở trước chí ngất trời,

    Thà chết quyết chẳng hàng "ma ngủ",

    Phấn chấn tinh thần tu Đại Định,

    Vượt muôn ngàn kiếp nhờ Vi Đà!


    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Hai, 07 May 2012, 4:35 PM | Message # 38
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    37. Tu Học Tại Chùa Thiên Ninh Ở Thường Châu

    Thiên Ninh Thiền Tự ở huyện Thường Châu, tỉnh Giang Tô, là một đại tùng lâm mười phương nổi tiếng của Phật Giáo Trung Hoa. Sản nghiệp của chùa rất nhiều, tài nguyên cũng rất phong phú. Tại Chùa Thiên Ninh, cả Thiền lẫn Giáo đều được hành trì; và đây là nơi đứng đầu về mặt xướng niệm. Bấy giờ, vị trụ trì là Hòa Thượng Thanh Quang; đương thời có rất nhiều học giả chẳng quản muôn dặm xa xôi, nô nức tìm đến để được thân cận học hỏi với Ngài.

    Năm này (1878), Ngài Hư Vân được ba mươi chín tuổi. Ngài đến Chùa Thiên Ninh để tu tập quy chế của Thiền Tông và ở lại đây cho đến hết mùa đông.




    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Thiên Ninh cổ tự hữu Ðạo phong,

    Ðịa linh nhân kiệt tàng tượng long,

    Thập phương học giả đồng tụ hội,

    Tham Thiền, học Giáo, diễn Phạm âm.

    Nghĩa là:

    Thiên Ninh chùa cổ có Ðạo phong,

    Ðất thiêng người giỏi, rồng voi ẩn,

    Học giả mười phương cùng tụ họp,

    Ngồi Thiền, học Giáo, diễn Phạm âm.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Hai, 07 May 2012, 4:35 PM | Message # 39
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    38. Hòa Thượng Đại Thủy Ở Tiêu Sơn, Trấn Giang

    Núi Tiêu Sơn nằm giữa dòng nước xiết của con sông Trấn Giang, hình thù tựa như con sư tử lớn đang thu mình lại. Trên núi có Huệ Cư Thiền Tự, và vị trụ trì lúc bấy giờ là Hòa Thượng Ðại Thủy, một bậc cao tăng đắc Ðạo.

    Năm bốn mươi tuổi (1879), Ngài Hư Vân tìm đến Huệ Cư Thiền Tự để được thân cận học hỏi với Hòa Thượng. Bấy giờ, quan Cung Bảo nhà Thanh là Bành Ngọc Lân đang chỉ huy thủy quân đóng giữ miền đó. Ông có lòng kính tín rất thâm sâu, nhiều lần mời Ngài Hư Vân đến để cùng đàm luận về Phật Pháp.


    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Trấn Giang Tiêu Sơn Ðại Thủy Sư,

    Huệ Cư Thiền Tự hải chúng tri,

    Tướng quân hộ Pháp, kính Tam Bảo,

    Duyên Công Pháp hóa phá chướng chấp.

    Nghĩa là:

    Sư Ðại Thủy, núi Tiêu, sông Trấn,

    Chùa Huệ Cư nức tiếng gần xa.

    Kính Tam Bảo, tướng quân hộ Pháp,

    Nhờ Hư Công phá bỏ chấp mê.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Hai, 07 May 2012, 4:36 PM | Message # 40
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    39. Kim Sơn Giang Thiên Thiền Tự

    Giang Thiên Thiền Tự, quen được gọi là Chùa Kim Sơn, chính là môn đình của Thiền Tông, là nơi tụ hội của hàng long tượng, minh nhãn cao tăng, đời đời không thiếu người ưu tú.
    Ngôi chùa này, vào đời Đường, do Hòa Thượng Pháp Hải dựng tích trượng trụ trì. Đời Tống, có Thiền Sư Phật Ấn cùng Tô Đông Pha tại đây luận nghĩa; họ Tô thua cuộc, phải để lại thắt lưng bằng ngọc (ngọc đái), hiện vẫn còn được lưu giữ tại chùa.
    Năm bốn mươi mốt tuổi (1880), Ngài Hư Vân đến Giang Thiên Thiền Tự để được thân cận học hỏi với Hòa Thượng Quán Tâm cùng các Thượng Tọa Tân Lâm và Đại Định.


    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Kim Sơn chung linh ẩn cao tăng,
    Thiền Tông bổng hát lập gia phong,
    Niệm Phật thị thùy? Thùy thị niệm?
    Hắc khí đồng phá xuất phàn lung.

    Nghĩa là:

    Kim Sơn khí thiêng cao tăng ẩn,
    Gậy, hét—Thiền Tông lập gia phong,
    Niệm Phật là ai? Ai đương niệm?
    Phá thùng hắc khí, thoát khỏi lồng.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Hai, 07 May 2012, 4:36 PM | Message # 41
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    40. Hành Thiền Tại Chùa Cao Mân Ở Dương Châu

    Chùa Cao Mân, nằm bên dòng Tam Xá, là một đạo tràng chuyên tu Thiền-Na. Đa số những người ưu tú của tông môn đều được đào luyện từ “lò đúc” này. Quy củ của chùa hết sức nghiêm mật, khiến “rồng phải uốn mình, hổ phải phủ phục.” Đây quả thật là một ngôi Lan Nhã thanh tịnh, tuy hải chúng trú ngụ trong chùa có tới mấy trăm vị, song không hề nghe tiếng ồn ào, huyên náo.

    Năm Tân Tỵ (1882), Ngài Hư Vân đến Chùa Cao Mân tham học và đảnh lễ Hòa Thượng Lãng Huy. Ngài tinh tấn tu tập tĩnh lự, công phu được tương ưng, tăng tiến.


    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Đẩu tẩu tinh thần hiệu Đầu Đà,
    Bất xá trú dạ Diễn Ma Ha,
    Bát Nhã Đường trung quán tự tại,
    Tuyển Phật Trường lý khán a thùy.

    Nghĩa là:

    Phấn chấn tinh thần, hiệu Đầu Đà,
    Ngày đêm chẳng nghỉ, Diễn Ma Ha,
    Bát Nhã Đường quán xem tự tại,
    Tuyển Phật Trường kén kẻ dụng công.

    Chú thích: “Lan-nhã” là gọi tắt của chữ “A-lan-nhã,” chỉ chỗ ở của chư tăng; và có nghĩa là chốn vắng vẻ, thanh tịnh, tĩnh mịch, không có tiếng cãi cọ.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 17 May 2012, 10:59 PM | Message # 42
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    41. Lập Đại Nguyện Triều Bái Núi Thanh Lương

    Tam Bộ Nhất Bái


    Ngài Hư Vân xuất gia đến nay đã hơn hai mươi năm, song thấy mình Đạo nghiệp vẫn chưa thành, ơn cù lao còn chưa báo đáp, nên phát nguyện triều bái Nam Hải lần nữa.

    Khởi hương từ Am Pháp Hoa, Ngài nhắm hướng ngọn Thanh Lương trên dãy Ngũ
    Đài Sơn ở miền Bắc mà đi, cứ đi ba bước thì lạy một lạy (tam bộ nhất bái). Ban đầu có bốn Thiền nhân là Biến Chân, Giác Thừa, Sơn Hà và Thu Ngưng cùng tháp tùng để phụ hương cho Ngài; song mỗi ngày vừa đi vừa lạy nên đi không được xa, những người theo phụ hương dần dần đều sanh tâm thối chuyển. Thật khó lắm thay!

    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Nan hành năng hành thị chân hành,
    Nan nhẫn năng nhẫn thị chân nhẫn,
    Nan tu năng tu thị chân tu,
    Nan thọ năng thọ thị chân thọ.

    Nghĩa là:

    Khó làm, làm được tức chân hành,
    Khó nhịn, nhịn được tức chân nhẫn,
    Khó sửa, sửa được tức chân tu,
    Khó chịu, chịu được tức chân thọ.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 17 May 2012, 11:00 PM | Message # 43
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    42. Vượt Biển Đến Hồ Châu

    Sau khi vượt biển và vào đến bờ, Ngài tiếp tục đi ba bước lạy một lạy. Ngài hành trì như vậy ngày này sang ngày khác, bất kể mưa gió. Những đêm trăng sáng, lúc mọi âm thanh đều lắng bặt, Ngài lặng lẽ hướng về trước lễ lạy. Tuy mỗi ngày Ngài đi chẳng được nhiều lắm, song dần dần mỗi ngày mỗi tăng tiến.

    Đến Hồ Châu, phía bắc tỉnh Triết Giang, Ngài tạm ngưng việc bái hương vài hôm để nghỉ ngơi.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Huyền Trang thủ Kinh phó Tây Càn,

    Vân Công báo ân lễ bắc điên,

    Thù đồ đồng quy đại hạnh lực,

    Cung hành thực tiễn hóa hữu duyên.

    Nghĩa là:

    Thỉnh Kinh, Huyền Trang đến Tây Càn,

    Đền ơn, Vân Công lạy núi bắc,

    Khác đường, cùng đích—hạnh nguyện lớn,

    Chân thật tu hành độ hữu duyên.



    Chú thích: Tây Càn tức là nước Tây Trúc, Ấn Độ.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 17 May 2012, 11:00 PM | Message # 44
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    43. Tiếp Tục Lạy Qua Tô Châu

    Từ Hồ Châu, Ngài khởi hương đi lạy như trước. Dọc đường, những người trông thấy Ngài thảy đều sanh lòng kính ngưỡng, cùng nhau chắp tay niệm Phật, có người còn tùy hỷ đi lạy theo. Đến thành Tô Châu, Ngài gặp rất nhiều thiện nam tín nữ biết kính ngưỡng Tam Bảo; số người đến thọ quy y với Ngài không phải là ít. Đông đảo mọi giới cung kính đón mừng Ngài, và bấy giờ, tin Ngài đến được loan truyền như chuyện lạ.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Thiện Tài nam tham việt bách thành,
    Yên thủy y hy phán hồng mông,
    Công triều Ngũ Đài Hồ, Tô giới,
    Thiện nam tín nữ bồ bặc hành.

    Nghĩa là:

    Vượt trăm thành Thiện Tài tham học,
    Sương khói mịt mờ phân hỗn mang.
    Sư qua Hồ, Tô lạy Ngũ Đài,
    Thiện nam tín nữ lục tục theo.

    Chú thích: Thiện Tài: tức là Thiện Tài Đồng-tử, con trai của Trưởng-giả Phúc Đức ở Phúc Thành, Đông Thiên-trúc. Vị đồng-tử này vâng theo lời dạy của Bồ Tát Văn Thù mà đi về phương nam, vượt qua cả trăm thành trì để được tham học với 53 vị thiện tri thức.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 17 May 2012, 11:01 PM | Message # 45
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    44. Chia Tay Tại Thường Châu, Một Mình Hướng Tới Phía Trước

    Bốn Thiền nhân theo Ngài khởi hương từ Am Pháp Hoa trên núi Phổ Đà đến giữa đường thì cảm thấy quá gian nan vất vả, nên nhiều lần muốn bỏ về. Ngài dùng lời ôn tồn khuyến khích, khiến họ đừng sanh nản lòng, thối chí. Đến đây [Thường Châu], thì bốn người đều quyết lòng cáo biệt. Ngài xem ý thối lui của họ đã chắc nên đành phải nghe theo. Ôi! Đức Thế Tôn khi xưa tu Đạo trên ngọn Tuyết Sơn cũng đã bị bốn người tùy tùng rời bỏ Ngài mà đi. Có được bạn Đạo (đi cùng đường) chẳng phải dễ vậy!



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Đại nhậm giáng thế khổ kỳ hạnh,
    Ngạ kỳ thể phu, lao kỳ cân,
    Vô đảng, vô thiên, vô ỷ lại,
    Tự hành, tự bái, tự đăng trình.

    Nghĩa là:

    Đến cõi trần đảm đương hạnh khổ,
    Thân thể đói khát, gân cốt mỏi.
    Không phe đảng, thiên vị, ỷ lại,
    Tự đi, tự lạy, tự lên đường.



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Năm, 17 May 2012, 11:01 PM | Message # 46
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    45 Đảnh Lễ Tháp Của Tổ Sư Lãn Dung Tại Nam Kinh

    Trên núi Ngưu Đầu ở Kim Lăng vào đời vua Trinh Quán nhà Đường, có Thiền Sư Lãn Dung đến kết am tranh tại núi mà dụng công tu Đạo. Cọp beo tuy thường hay xuất hiện song chúng chẳng hề quấy rầy, nhiễu hại.

    Tứ Tổ Đạo Tín Thiền Sư khi quan sát ngọn núi này từ xa, thấy ở đó có luồng khí màu đỏ tía như đám mây lành xuất hiện, bèn đến viếng thăm. Tại đây, Ngài đã gặp Thiền Sư Lãn Dung và khai thị về diệu lý “minh tâm kiến tánh.”
    Tháp thành Đạo của Thiền Sư vẫn còn, Ngài Hư Vân đặc biệt hướng về tháp lễ bái.



    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

    Quán thị hà nhân, tâm hà vật,
    Hổ lang vi nhiễu Sư tác bố.
    Thượng tòa do hữu giá cá tồn,
    Tòa thư “Phật” tự, ngộ vị ngộ?

    Nghĩa là:

    Quán đây người nào, tâm vật chi?
    Cọp sói vây quanh, Sư hãi sợ,
    Thượng tòa phải chăng còn “cái này”?
    Ghế viết chữ “Phật”-- ngộ hay chưa?



    Đại Bi Chú
     
    LongTracAn Date: Thứ Sáu, 01 Jun 2012, 10:43 PM | Message # 47
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    46. Đón Năm Mới Tại Chùa Sư Tử Sơn

    Trên đỉnh dãy Sư Tử ở huyện Giang Phố, trấn Phố Khẩu, cách hơn bảy mươi dặm về hướng tây bắc có một căn nhà tranh lớn. Đây là nơi trú ngụ của mười phương hành giả tham Thiền, Đạo phong lừng lẫy, danh tiếng lan xa. Các bậc thượng tọa tham học lâu năm không ngớt theo nhau tìm tới chốn này; số hành giả tham phương nhiều không đếm xuể. Ngài [Hư Vân] cũng thuận đường mà đến; vừa gặp dịp cuối năm, Ngài lưu lại đây chờ qua năm mới.



    Kệ tán của Hoà Thượng Tuyên Hoá:

    Sư Tử Sơn Tự sư tử cư,
    Long tượng tàng xứ long tượng lâu.
    Đại dã hồng lô đồng đoàn luyện,
    Cao tăng đại đức tùng thử xuất.

    Nghĩa là:

    Sư tử ở Chùa Sư Tử Sơn,
    Rồng, voi ẩn náu lầu long tượng.
    Lò luyện lớn cùng nhau rèn luyện,
    Cao tăng, đại đức đến từ đây.



    Đại Bi Chú
     
    atoanmt Date: Thứ Sáu, 08 Jun 2012, 10:44 AM | Message # 48
    Generalissimo
    Group: Administrators
    Messages: 5081
    Status: Tạm vắng
    Quote (LongTracAn)
    Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:


    Khó làm, làm được tức chân hành,
    Khó nhịn, nhịn được tức chân nhẫn,
    Khó sửa, sửa được tức chân tu,
    Khó chịu, chịu được tức chân thọ.




    AToanMT
     
    LongTracAn Date: Chủ Nhật, 24 Jun 2012, 12:55 PM | Message # 49
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    47. Từ Đỉnh Núi Sư Tử Đi Lạy Tiếp

    Ngài qua Tô Bắc và tới tỉnh Hà Nam, ngang qua các nơi như Phụng Dương, Hào Châu, Hạo Lăng, Tùng Sơn, và Chùa Thiếu Lâm, rồi đến Chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Đến năm này Ngài được 44 tuổi. Cả ngày lẫn đêm, dù trời mưa trời gió, Ngài vẫn tiếp tục vừa đi vừa lạy như thế; và một lòng xưng niệm danh hiệu “ Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.” Vui, khổ, đói, no, không làm Ngài dao động, bởi Ngài không còn bận tâm đến những việc đó nữa vậy!

    Kệ tán của Hoà Thượng Tuyên Hoá:

    Đạt Ma diện bích Hùng Nhĩ Sơn,

    Trúc Pháp, Ma Đằng, Bạch Mã truyền,

    Như kim nhưng hữu Thần Quang phủ,

    Vi Pháp đoạn tý hồng tuyết triều?

    Nghĩa là:

    Núi Hùng Nhĩ, Đạt Ma đối vách,

    Chùa Bạch Mã, Trúc Pháp, Ma Đằng.

    Ngày nay có chăng Thần Quang khác,

    Vì Pháp chặt tay nhuộm tuyết hồng?



    Đại Bi Chú

    Message edited by LongTracAn - Chủ Nhật, 24 Jun 2012, 12:56 PM
     
    LongTracAn Date: Thứ Bảy, 14 Jul 2012, 2:59 PM | Message # 50
    Generalissimo
    Group: admins
    Messages: 3159
    Status: Tạm vắng


    48. Nghỉ Đêm Ở Quán Trọ Nhỏ

    Vào cuối tháng mười hai thì Ngài lạy đến bến Thiết Tá trên sông Hoàng Hà. Lúc đến Lăng Quang Vũ, thấy nơi này chẳng có tự viện nào cả, Ngài bất đắc dĩ phải tìm quán trọ để tá túc đêm mồng một tết. Mùi vị hành cước gian khổ khác thường; việc lễ lạy trong lúc trèo non lội suối lại càng khó khăn vất vả hơn nữa. Người viết cũng đã từng đích thân nếm qua mùi vị này—từ miền Đông Bắc muôn dặm xa xôi, dãi dầu sương gió để tìm gặp bậc minh sư.

     

    Kệ tán của Hoà Thượng Tuyên Hoá:

    Hành cước tham phương thọ khổ tân,

    Triều sơn bái đỉnh ma tánh chân,

    Lộ túc sương miên vô sở trụ,

    Phi tinh đái nguyệt hàng kỳ tâm.

    Nghĩa là:

    Gót chân hành cước thấm gian truân,

    Triều bái danh sơn giũa tánh chân.

    Gối tuyết màn sương không chỗ trụ,

    Trăng sao dõi bước phục điều tâm.



    Đại Bi Chú
     
    FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
    Search:


    TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

    Từ Điển Online
    Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
    Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
    Xong bấm GO