Thứ Hai
29 Apr 2024
5:13 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:12 AM | Message # 101
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


100. TÂM NHƯ NHƯ TRƯỚC MỌI CẢNH THUẬN HOẶC NGHỊCH

Vân Công gặp hòa thượng Nguyệt Lãng. Sau khi hỏi han Công về các sinh hoạt trên núi, hòa thượng nhờ Công giữ một vai chức sự, nhưng Công không nhận lời, cũng không kể lại vụ tai nạn bị rớt xuống sông, mà chỉ xin được tham dự khóa thiền. Nguyên gia phong của chùa Cao Mân vốn rất nghiêm khắc, nếu ai từ chối một công việc do chùa đã giao phó thì coi như người đó có thái độ khinh mạn, thành thử Công bị phạt một trận đòn bằng hương bản. Ngài chịu phạt không từ nan, do đó bệnh càng nặng thêm, xuất huyết và xuất tinh không ngừng, chỉ còn chờ ngày chết.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Hoành nghịch tương gia xử thái nhiên
Thọ nhục bất oán cổ thánh hiền
Phóng hạ thân tâm cầu chư kỷ
Căn trần thức cảnh lập tiêu quyên.

Dịch:

Bao nhiêu ngang trái vẫn an nhiên
Chịu nhục chẳng hờn học thánh hiền
Buông bỏ thân tâm quay về gốc
Căn, trần, thức, cảnh ắt tiêu liền.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:15 PM | Message # 102
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


101. THẤU SUỐT, BUÔNG BỎ, TỰ TẠI

Tại thiền đường, Vân Công tham cứu hết sức tinh cần, tâm lắng trong chỉ còn một niệm. Được 20 ngày thì mọi căn bệnh đều dứt hẳn. Có lần hòa thượng Đức Ngạn, trụ trì chùa tại bờ đá Thái Thạch, nhân dịp mang vật dụng và quần áo đến cúng dàng thiền viện, thấy dung quang của Công phấn chấn, lấy làm mừng, mới kể cho đại chúng nghe về vụ Công bị nạn nước cuốn. Mọi người đều khâm phục và Công được miễn các trách vụ tại thiền đường, nên dụng công lại càng tăng tiến.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nội vô thân tâm ngoại vô đài
Bồ đề phi thụ kính phi đài
Ngộ đắc bổn lai vô nhất vật
Thử thân tiện thị hoạt như lai.

Dịch:

Trong chẳng thân tâm ngoài chẳng dính
Bồ đề không cội gương không đài
Nếu ngộ xưa nay không một vật
Chính là Phật sống chẳng ai ngoài.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:15 PM | Message # 103
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


102. TRONG NGOÀI RỔNG RANG, TRONG SUỐT

Vạn niệm dừng bặt, công phu của Ngài đã lạc đường[16], ngày cũng như đêm, hành động thì như bay. Một hôm, sau thời nhang buổi tối, Vân Công mở mắt nhìn, thấy tất cả bừng sáng rõ như ban ngày, trong ngoài rổng rang trong suốt, xuyên qua tường vách. Công trông thấy vị sư coi việc đèn nhang thì đứng tiểu tiện bên ngoài, còn một vị sư khách thì đương ở trong nhà vệ sinh. Nhìn xa hơn thì thấy thuyền đi trên sông, thấy hàng cây hai bên bờ, thấy đủ các loại, mọi vật đều rõ ràng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Vô vô diệc vô trạm nhiên không
Không vô sở không nội ngoại thông
Hành nhân dục thức chân tiêu tức
Chế chi nhất xứ tử phục sinh.

Dịch:

Không, không, cũng không lặng lẽ không[17]
Không chẳng thấy không, trong ngoài thông
Tham thiền muốn biết chân hiệu ứng
Gom tâm một điểm, chết hoàn sanh.

__________________________

[16] Công phu lạc đường: một thuật ngữ trong nhà thiền, chỉ sự dụng công đã tới chỗ tận cùng, nghi tình đã thành khối. Khi đó thiền giả dụng công một cách tự nhiên, dù muốn hay không muốn, lúc nào cũng là công phu cả, thậm chí không muốn dụng công cũng không được.
[17] Không không cũng không . . . : ba chữ “không” trong câu thứ nhất là tạm dịch từ chữ vô (無),tức đối nghĩa với chữ “có”, còn các chữ “không “ khác trong bài kệ tán thì có nghĩa là trống rỗng (empty).



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:25 PM | Message # 104
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


103. HỎI LẠI VỊ SƯ COI VIỆC ĐÈN NHANG VÀ VỊ SƯ KHÁCH

Khoảng thời gian đó chính là lúc có ba tiếng bản. Ngày hôm sau, Vân Công hỏi lại vị sư coi việc đèn nhang và vị sư khách thì cả hai đều xác nhận sự việc giống hệt như Công đã thấy đêm hôm trước, chứng tỏ cảnh đó là thực, chẳng phải là điều hư dối. Song, Công chẳng coi là chuyện lạ và không hề bị dính mắc vào mọi loại cảnh giới, chỉ dốc lòng tham cứu đến cùng câu thoại đầu “niệm Phật là ai?” một cách liên tục, không gián đoạn.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Như miêu bộ thử cần cảnh sách
Như long dưỡng châu khẩn gia hàm
Như kê phục noãn miên mật mật
Như cốc trúng đích ý xuyên xuyên.

Dịch:

Như mèo bắt chuột chuyên rình rập
Rồng giữ hạt châu chẳng bỏ lơi
Như gà ấp trứng không lìa ổ
Nhắm xuyên trúng đích ý chẳng rời.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:26 PM | Message # 105
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


104. LY TRÀ RỚT XUỐNG BẶT NGHI CĂN

Vào buổi tối thứ ba, thất thứ tám, tháng mười hai, sau 8 cây nhang tham thiền thì tới giờ khai tĩnh. Người hộ thất rót nước và nước nóng bắn vào tay Vân Công, khiến ly trà rớt xuống đất. Tiếng bể của ly vang lên thì ngay đó Công cũng dứt đoạn nghi căn, trong lòng thấy tràn ngập một niềm khoái cảm thanh thoát, như người bừng tỉnh khỏi cơn mộng. Công hồi tưởng những sự việc đã qua, giả sử chẳng bị rớt xuống sông rồi mang bệnh nặng, nào nghịch duyên, nào thuận duyên đưa đẩy thì làm gì có được cái ngày này!
Nhân dịp, Vân công có bài kệ sau:

Bôi tử phác lạc địa
Hưởng thanh minh lịch lịch
Hư không phấn toái dã
Cuồng tâm đương hạ hiết.

Dịch nghĩa :

Ly trà rớt xuống
Tiếng bể vang lên
Hư không tan vụn
Cuồng tâm liền hết.

Lại có kệ như sau :

Đãng trước thủ
Đả toái bôi
Gia phá nhân vong ngữ nan khai
Xuân đáo hoa hương xứ xứ tú
Sơn hà đại địa thị Như Lai.

Dịch nghĩa :

Tay, nước bắn!
Chén bể nát!
Nhà tan, người mất, nói không ra
Xuân đến nơi nơi ngát hoa thơm
Sông núi đất đai, đều Như Lai.

Lời bàn của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

“Đại Trượng Phu làm được xong việc vậy!”



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:26 PM | Message # 106
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


105. LẠI LỄ LẠY THÁP XÁ LỢI BÁO ĐÁP TỪ ÂN

Năm bính thân, Vân Công 57 tuổi. Đến mùa hạ, Công đi Kim Sơn tham dự đàn truyền giới. Hòa thượng Đại Định giữ Ngài ở lại qua mùa đông. Năm sau, bính thân, 58 tuổi, Ngài lên đường đi triều bái Lang Sơn lễ bồ tát Đại Thế Chí. Công trở về, thì đến tháng 4, pháp sư Thông Trí tại Tiêu Sơn, mời Ngài cùng giảng kinh Lăng Nghiêm trước cả ngàn thính chúng. Số là Ngài mất mẹ ngay khi sanh ra đời nên một lần nữa, quyết định tới núi A Dục lễ bái xá lợi, mỗi ngày ba ngàn lạy.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Sinh vị kiến từ thân
Dục Vương lễ chân thân
Nhật khóa tam thiên khấu
Duy nguyện báo mẫu ân.

Dịch:

Duy nguyện một lòng đáp mẫu ân
Bên chùa A Dục lạy chân thân
Lọt lòng sớm khuất nhan từ mẫu
Ngày lạy ba ngàn chẳng ngại ngần.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:27 PM | Message # 107
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


106. CƯỠI RỒNG BAY ĐI GẶP MẸ

Một hôm, đương lúc thiền quán, giống như trong một cơn mộng mà chẳng phải là mộng, Vân Công bỗng thấy một con rồng dài khoảng mấy trượng bay tới, sắc vàng óng ánh. Ngài cỡi trên lưng rồng, bay lên không tới một nơi phong cảnh đẹp đẽ, đầy hoa cỏ cây cối xanh um, với những đền đài lầu miếu kỳ diệu. Ngài nhác trông thấy mẹ ở trong cung điện nhìn ra ngoài, Ngài lên tiếng thưa gọi: “Xin mời mẫu thân cưỡi rồng này để cùng về Tây phương! ” Rồng hạ xuống thì ngài tỉnh mộng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phi long tại thiên kiến đại nhân
Không trung lâu các ảo tức chân
Thỉnh mẫu đồng vãng Tây phương khứ
Mộng tỉnh y cựu tọa thằng khâm.

Dịch:

Cưỡi rồng bay bổng gặp từ thân
Điện miếu như tuồng ảo tựa chân
Mời mẹ về Tây miền Cực Lạc
Tỉnh rồi độc thấy bạn bồ đoàn.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:27 PM | Message # 108
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


107. ĐỐT NGÓN TAY CÚNG DƯỜNG PHẬT TRONG LÚC BỆNH NẶNG

Lần nào bái xá lợi Vân Công cũng đều tham gia chung với mọi người. Khi kể lại thì không ai nói giống nhau. Lần đầu Công thấy xá lợi to bằng hạt đậu xanh, mầu tía xẫm. Đến khoảng giữa tháng 10, sau khi hoàn lễ hai tạng kinh, Công thấy xá lợi tuy vẫn bằng cỡ như trước nhưng đổi qua mầu đỏ óng ánh. Ngài liền vái lạy và lần này nhận thấy xá lợi lớn bằng hạt đậu vàng, nửa mầu vàng, nửa mầu trắng. Ngài tin chắc là do căn cơ và nhân duyên khác nhau mà xá lợi thị hiện ra có thể khác nhau. Đầu tháng 11 Công mang bệnh, trầm trọng đến độ ngồi cũng không được. Tới ngày 16 thì có nhóm 8 người làm lễ đốt ngón tay cúng dường. Mặc dầu mang bệnh nặng Công vẫn cương quyết tham gia cùng mọi người. Bệnh của Công cũng tiêu tan.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hiển Thân Tông Lượng đại từ nhân
Trợ nhân nhiên chỉ phát đạo tâm
Túc nguyện khắc toại chân khoái lạc
Bản hoài dĩ sướng hỷ ung dung.

Dịch:

Từ bi Tông Lượng, Hiển Thân[1]
Giúp đỡ bạn đạo chu toàn đốt tay
Nguyện xưa thành tựu mừng thay!
Thỏa lòng mong ước từ rầy thảnh thơi.

____________________________

[1] Hiển Thân, Tông Lượng: 2 vị tăng tại A Dục Vương tự, đã tận tình chăm sóc thuốc thang cho hòa thượng Hư Vân và trong buổi lễ đốt ngón tay cúng dường Phật, đã dìu Ngài tới tham dự.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:29 PM | Message # 109
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


108. LÊN NÚI VÂN ĐÀI TRÔNG RA BIỂN ĐÔNG HẢI

Vào năm kỷ hợi, Vân Công 60 tuổi, có các pháp sư Kết Sâm và Bảo Lâm mời Ngài cùng đi Đan Dương để tu sửa Tiên Đài Quan. Sau đó, Công đi Cú Dung ở tại lều cỏ của ngài Pháp Nhẫn (Xích Sơn Pháp Nhẫn). Năm canh tý, Ngài 60 tuổi, lại tính đi triều bái Ngũ Đài rồi vào núi Chung Nam ẩn tu. Khi đi qua Dương Châu, Công viếng núi Vân Đài nằm trên ranh giới hai tỉnh Giang Tô và Sơn Đông. Núi cao chót vót lên tận tầng mây nên có tên là Vân Đài (đài mây).

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đông hải danh sơn cổ Vân Đài
Vô biên ba lãng nhập nhãn lai
Phiền não chúng sinh hà thời độ
Bồ đề Phật quả lực bồi tài.

Dịch:

Vân Đài danh thắng biển miền đông
Sóng biếc mênh mông ngợp mắt trông
Phiền não chúng sanh lo độ hết
Bồ đề quả Phật gắng vun trồng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:30 PM | Message # 110
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


109. LÊN NÚI THÁI SƠN NHÌN THIÊN HẠ

Về phía bắc thị trấn huyện Thái An, thuộc tỉnh Sơn đông, có núi Thái Sơn, cao bốn mươi dặm và còn được gọi là Đông Nhạc, một danh sơn trong nhóm Ngũ Nhạc. Nơi đây cũng là địa điểm mà các vị minh quân, thánh đế các triều đại xưa thường đến để dâng lễ tế Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức vua Nhân Đà La (Indra hay vua Đế Thích). Thắng cảnh và các di tích cổ trên núi này thì nhiều vô số. Có miếu thờ bồ tát Quan Thế Âm (tục gọi là Nương Nương), ở đây người ta cúng dường hoa hương rất là tấp nập.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vân Đài triều bãi đăng Thái Sơn
Thiên hạ thương sinh điên đảo điên
Duy thỉnh Quan Âm ai nhiếp thọ
Yết đế yết đế đáo bỉ ngạn.

Dịch:

Vừa viếng Vân Đài lại Thái Sơn
Đảo điên thiên hạ vẫn trôi lăn
Quan Âm thỉnh nguyện Ngài gia hộ
Yết đế yết đế ba la mật.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:30 PM | Message # 111
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


110. THĂM VIẾNG HANG NA-LA-DIÊN

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm có nói: “Tại nước Chấn Đán (chỉ nước Trung Hoa) có núi tên là núi Hang Na La Diên (Narayana) và tại đây có vô số các bồ tát thuyết pháp.” Địa điểm nói trong kinh chính là chỉ hang này trên đỉnh núi Lao Sơn của bán đảo Sơn Đông. Ngài Hám Sơn, vị cao tăng đời Minh có dựng lên ngôi chùa Hải Ấn bên cạnh hang. Về sau, chùa bị các đạo sĩ phá hủy, đến nay chẳng còn vết tích gì nữa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh
Na La Diên quật tảo thuyết minh
Vô lượng bồ tát chính diễn pháp
Hữu duyên chúng sinh nhập hóa trung.

Dịch:

Đọc kinh Phương Quảng Hoa Nghiêm
Từng thấy giới thiệu Na Diên hang này
Vô lượng bồ tát nơi đây
Thuyết pháp hóa độ những ai duyên lành.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:31 PM | Message # 112
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


111. CHIÊM BÁI MIẾU KHỔNG TỬ TẠI HUYỆN KHÚC PHỤ

Đức Khổng, bậc thánh tối cao trong Nho giáo là vị khai sáng của nền văn hóa Trung quốc. Miếu thờ Ngài Khổng Khâu nằm ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, cũng chiếm một địa vị trọng yếu trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Đối với Khổng Trọng Ni, Vân Công vốn có lòng ngưỡng mộ Ngài, về đạo đức cũng như về phương diện văn học, nên qua đây, Công bèn đến chiêm bái miếu và lăng của Ngài để tỏ tấm lòng kính trọng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đại tai Khổng Tử đạo đức cao
Vạn thế thiên thu giai sư biểu
Tam thiên môn nhân tòng giáo hóa
Thất thập hiền giả nhập môn tường.
Dịch:

Đạo đức cao vời thánh Khổng Khâu
Bậc thầy tiêu biểu vạn đời sau
Ba ngàn trong số hàng môn đệ
Bẩy chục vị hiền đạt đạo sâu.



Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:32 PM
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:31 PM | Message # 113
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


112. NGỦ ĐÊM TRÊN NẮP QUAN TÀI, GẶP KẺ ĂN XIN MÀ KHÔNG KINH HÃI

Công nhắm đi về hướng tây. Đêm xuống Ngài nghỉ lại tại một căn chùa đổ nát, bên trong chỉ thấy một cỗ quan tài và trên đó là tấm ván nắp để ngửa. Thấy chẳng có ai ở đây, Ngài bèn ngả lưng trên nắp ngủ. Đến nửa đêm, bên dưới quan tài có tiếng động mạnh nhiều lần, lại có tiếng nói:
- Cho tôi ra!
Công hỏi:
- Ngươi là người hay ma?
- Là người.
- Vậy ngươi là ai !
- Kẻ đi xin ăn.
Công cười, đứng dậy để cho người đó đi ra. Trông hình dáng y xấu xí như quỷ. Y đi tiểu tiện rồi lại trở về ngủ. Đến sáng Công lên đường.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Tính định ma phục triêu triêu lạc
Vọng niệm bất khởi xứ xứ an
Chính đại quang minh vô sở úy
Đãi nhân như kỷ hữu hà phân.

Dịch:

Vọng tâm vắng lặng lòng an lạc
Trong định ma hàng sớm tối vui
Chính đại quang minh đâu hãi sợ
Với người đối xử giống ta thôi.



Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:32 PM
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:33 PM | Message # 114
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


113. TRÊN ĐƯỜNG GẶP LÍNH TÂY DƯƠNG MÀ KHÔNG SỢ SỆT

Hồi đó có loạn Nghĩa Hòa Đoàn[2] tại các huyện trong tỉnh Sơn Đông. Một hôm đương đi trên đường, Vân Công gặp một binh sĩ người Tây dương[3] . Người đó chĩa súng vào người Công, hỏi Ngài có sợ chết không? Ngài đáp: “Nếu như tôi phải chết dưới tay ông thì cứ bắn đi!” Người đó thấy thần sắc của Ngài không thay đổi và chẳng tỏ vẻ sợ sệt gì nên bảo: “Tốt! Ông có thể đi!” Công tiếp tục lên đường hướng tới Ngũ Đài. Dâng hương xong, Công lại trở về Bắc Kinh vì tình hình loạn lạc.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thốt nhiên lâm chi bất khủng kinh
Chỉ duyên nhân quả dĩ phân thanh
Sát nhân thường mạng hào vô thố
Khiếm trái hoàn tiền luật bất dung.

Dịch:

Bỗng nhiên gặp nạn chẳng kinh hoàng
Nhân quả bởi chưng biện rõ ràng
Thiếu nợ của ai khôn trốn đặng
Giết người đền mạng lẽ chân thường.

________________________

[2] Nghĩa Hòa Đoàn: Một phong trào bài ngoại chủ trương bạo lực, từng gây nên những chính biến lớn tại Trung Hoa hồi cuối thế kỷ 19, cuối trào Mãn Thanh.
[3] Người Tây Dương: Đây chỉ người ngoại quốc gốc Âu tây nói chung.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:34 PM | Message # 115
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


114. THĂM VIẾNG TẠNG KINH KHẮC TRÊN ĐÁ CHÙA TÂY VỰC

Cách Bắc Kinh hơn một trăm dặm đường, thuộc địa phận huyện Phòng Sơn, tỉnh Hà Bắc, là một ngôi chùa cổ rất nổi tiếng. Ở đây qua nhiều đời trong quá khứ, các vị thánh tăng đã từng nối tiếp nhau ứng hiện, và đến đầu triều đại nhà Thanh có hòa thượng Viên Thông trụ trì. Trên đỉnh núi có một cái động, bên trong chứa toàn bộ tam tạng kinh điển khắc trên đá. Công trình khắc kinh bắt đầu từ pháp sư Tĩnh Uyển đời Tùy, trải qua các đời Đường, Tống và đến đời Nguyên mới hoàn tất. Nhiều người đến đây lễ bái nơi này.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Tĩnh Uyển khắc kinh thạch bích gian
Đường Tống Nguyên triều thủy toàn thiên
Chánh pháp cửu trú tỉnh mê mộng
Bát nhã hằng minh giác si manh.

Dịch:

Khắc kinh vách đá từ Tĩnh Uyển
Qua Đường Tống Nguyên mới khắc xong
Tỉnh mộng bởi còn lưu chánh pháp
Si mê Bát Nhã rọi khai thông.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:34 PM | Message # 116
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


115. VIẾNG CHÙA GIỚI ĐÀI LỄ THÁP TỔ PHI BÁT

Vân Công lên núi Đàm Chá thăm viếng đại sư Dị Hạnh, tới chùa Giới Đài lễ tổ tháp thiền sư Phi Bát[4] (dịch nghĩa là cái bát bay). Tại Hồng Loa Ngài tham dự khóa niệm Phật.
Tương truyền rằng vị thiền sư đời Minh nói trên kết lều cỏ trên núi ẩn tu. Vì muốn dựng lên một đạo tràng, thiền sư bèn cho bát bay vào cung vua. Thái hậu trông thấy liền sai lấy vàng cúng dàng đầy bát. Tức thời bát bay trở về núi. Nhờ có vàng thiền sư xây nên chùa Giới Đài. Trong chùa còn bài trí mười cỗ pháp tọa chạm rồng đóng bằng gỗ trầm hương.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phi bát hóa duyên nhập hoàng cung
Thái hậu bố thí kim mãn doanh
Dĩ thử cao trúc Giới Đài tự
Trầm hương long ỷ thập sư tông

Dịch:

Hoàng cung nhắm hướng bát cao bay
Thái hậu lấy vàng chất bát đầy
Vàng cúng trở thành ngôi tự viện
Ghế trầm mười Tổ chạm rồng bầy.

___________________________
[4] Phi Bát thiền sư: Chỉ thiền sư Tri Huyễn đời Minh. Do sự tích bình bát của thiền sư bay vào hoàng cung hóa duyên mà người đời xưng tụng với danh hiệu là Phi Bát thiền sư.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:35 PM | Message # 117
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


116. THĂM DI TÍCH CỔ TẠI CHÙA ĐẠI CHUNG

Vân Công viếng Đại Chung Tự thăm quả chuông lớn do sư Diêu Quảng Hiếu đời Minh đúc với tám vạn bốn ngàn cân đồng. Chuông cao như một nhà lầu mấy tầng, núm chuông đo cỡ bẩy thước, đường kính chuông chừng một trượng bốn thước[5]. Mặt ngoài chuông là toàn bộ kinh Hoa Nghiêm đúc thành, mặt trong chuông là toàn bộ kinh Pháp Hoa, cùng với toàn thể bài chú Tôn Thắng. Ở viền mép chuông là kinh Kim Cang, còn trên núm chuông là bài chú Lăng Nghiêm. Vua Vĩnh Lạc cho đúc chuông cúng dàng chính là để hồi hướng cho mẹ được siêu thoát.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Miến Điện tuy hữu Đại KimTháp
Chi Na cánh hữu Đại Hồng Chung
Lưỡng giả giai vi lịch sử vật
Thần chung thất nhi phục đắc minh.

Dịch:

Miến Điện nổi danh Đại Kim Tháp
Trung Hoa lại có Đại Hồng Chung
Lịch sử rạng tên hai báu vật
Chuông thần còn mất tiếng mãi buông.

__________________________
[5] Cân, trượng và thước: Đây chỉ các đơn vị đo lường xưa. Để có một ý niệm về kích thước của quả chuông khổng lồ nói trên, tính theo hệ thống thập phân hiện đại thì các tài liệu cho hay trọng lượng của chuông là 46. 5 tấn, bề cao là 6.9 m, đường kính chuông là 3.3 m (Phật Quang Đại Từ Điển, Giác Sinh Tự, tr. 6796)



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:35 PM | Message # 118
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


117. TRỞ VỀ THÀNH NAM TRÚ TẠI CHÙA LONG TUYỀN

Đến tháng 5, cuộc bạo loạn của Nghĩa Hòa Đoàn càng thêm dữ dội. Họ lấy khẩu hiệu “Phò Thanh Diệt Dương” để kêu gọi mọi người tham gia. Viên thư ký của tòa lãnh sự Nhật bị giết, sứ thần nước Đức bị giết, đều có sự dung túng của thái hậu và đến ngày 19 thì có chiếu chỉ của nhà vua tuyên chiến với các nước. Ở Kinh Thành loạn lạc lan tràn. Tháng 6 thì Thiên Tân bị thất thủ. Tháng 7 liên quân vây hãm Bắc Kinh. Lúc đó, hoàng tộc và các quan chức triều đình tạm trú ngụ tại chùa Long Tuyền đều khuyên Công cùng đi theo hộ giá về miền Tây.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thanh vận tương mạt náo Nghĩa Hòa
Bát quốc liên quân nhập khấu ma
Bách bức thái hậu Trường An khứ
Ủng hộ thánh giá hữu đầu đà.

Dịch:

Vận mạt nhà Thanh dấy Nghĩa Hòa
Liên quân tám nước loạn sơn hà
Trường An thái hậu đi lánh nạn
Hộ giá tùy tòng có đầu đà.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:36 PM | Message # 119
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


118. TỪ BẮC KINH ĐI TRƯỜNG AN

Cuộc hành trình ngày đêm liên tục không ngưng nghỉ, gian khổ vô cùng. Đi đến huyện Phụ Bình thì mới nghe có cánh quân cần vương của Sầm Xuân Huyên ở Cam Túc đến cứu ứng. Đoàn quân hộ giá đưa vua và triều đình ra ngoài Trường Thành, sau đó qua Nhạn Môn Quan vào Sơn Tây. Tại chùa Vân Môn, nhà vua gặp một vị lão tăng, lúc đó đã 124 tuổi. Vua ban vải mầu vàng và sai cất lên một công trình kỷ niệm để tặng sư. Hành trình lại tiếp tục tới Bình Dương, đâu đâu cũng thấy hoang tàn và đói.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhất nhân hữu khánh triệu nhân lại
Vạn tính vô cô đa đảo huyền
Xa mã tây hành thân kinh lịch
Biến địa cơ hoang thái khả lân.

Dịch:

Một người phước lớn triệu người may
Trăm họ vô can tai vạ đầy
Xe ngựa quân vương thân chứng kiến
Hoang tàn đói khổ thảm thương thay.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:36 PM | Message # 120
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


119. CẦU MƯA CỨU NẠN HẠN HÁN

Dân địa phương mang rau khoai sọ, rau khoai nước để cung tiến vua. Vua và thái hậu đều dùng, cho là ăn được. Đến Tây An, Vua ngự tại tòa phủ viện. Trong dân chúng đã có người đói đến nỗi phải ăn thịt các tử thi nên có đạo dụ của vua cấm đoán việc này. Trong thành phố thì có tám địa điểm phát cơm cho dân, cũng như có những trạm như vậy tại các thị trấn lớn nhỏ xung quanh vùng. Tuần phủ Sầm Xuân Huyên mời Công đến chùa Ngọa Long để làm lễ cầu mưa tuyết xuống cứu nạn hạn hán. Sau khóa lễ, viện chủ Đông Hà mời Công ở lại chùa, nhưng vì không hợp với khung cảnh quá ồn ào, Công bèn thầm lặng ra đi.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Trị thế khuyển thắng loạn thế nhân
Tạo thứ điên bái hiển trung thần
Biến địa hoang hạn dân cơ cận
Phủ đài thỉnh công đảo cam lâm.

Dịch:

Thời loạn làm người thua kiếp khuyển
Tôi trung mới rõ lúc nguy cơ
Nơi nơi hạn hán dân tình đói
Tuần phủ thỉnh Công cầu đảo mưa.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 30 Jul 2013, 8:37 PM | Message # 121
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


120. TRÚ TRONG HANG SƯ TỬ TẠI NÚI GIA NGŨ ĐÀI

Tháng 10 Công lên Chung Nam Sơn trú trong hang Sư Tử, núi Gia Ngũ Đài, trong cảnh u tĩnh, hoang dại, ý muốn tránh sự qua lại thăm viếng. Ngài đổi danh hiệu thành Hư Vân. Nơi đây thiếu nước, Công đun tuyết để uống, hái lá cây cỏ dại để ăn. Trong vùng núi non này, kể ra có các vị như hòa thượng Bản Xương thì trú tại núi Phá Thạch, Diệu Liên tại miếu Quan Địa, Đạo Minh tại động Ngũ Hoa. Còn các vị hòa thượng khác như Diệu Viên, Tu Viên, Thanh Sơn thì mỗi người cũng trú một nơi ở phía sau núi.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vạn lý Chung Nam ẩn thánh hiền
Bách thiên tỳ khưu tụ Trường An
Công kim cánh danh cư Sư động
Chuyên tâm trí chí khổ tu tham.

Dịch:

Vạn dặm Chung Nam ẩn thánh hiền
Trăm ngàn hòa thượng tụ Tràng An
Đổi tên Công trú hang Sư Tử
Bền chí khổ tu tĩnh lặng tham.



Đại Bi Chú
 
kathy Date: Thứ Tư, 31 Jul 2013, 9:37 PM | Message # 122
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 02 Aug 2013, 6:25 AM | Message # 123
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
HẢO CÔNG PHU


AToanMT
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:09 AM | Message # 124
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


121. TỰ MÌNH CANH TÁC, TỰ MÌNH ĂN, TỰ MÌNH TU

Pháp sư Thanh Sơn, người đất Tương, được mọi người tôn kính, cũng trú ở gần nên qua lại với Vân Công thường xuyên. Năm sau đó, vào tháng 8 có các pháp sư Phục Thành, Nguyệt Hà và Liễu Trần đến. Khi gặp Công, các vị nói trên tỏ vẻ sửng sốt, cho biết rằng mấy năm qua không ai biết tin tức của Ngài, nay thì mới hay Ngài “ngủ”ở chỗ này. Công cười đáp: “Chỗ này! Được! Còn chỗ kia thì là thế nào?” Ăn khoai xong, mọi người tới núi Phá Thạch trú. Nghe nói lão hòa thượng Pháp Nhẫn gặp điều phiền hà muốn đến nơi đây.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hóa Thành, Dẫn Nguyệt, Phục Giới sư
Thúy Vi sơn thượng tương địa hồi
Công vị vô khao hướng bạch hổ
Đa hung thiểu cát hậu quả nhiên.

Dịch:

Hóa Thành, Dẫn Nguyệt cùng Phục Giới
Lên núi Thúy Vi thăm trở về
Thế đất Công xem hướng bạch hổ
Quả nhiên, tốt ít xấu nhiều bề.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:09 AM | Message # 125
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


122. ĐI ĐƯỜNG SẨY CHÂN RỚT XUỐNG HỐ TUYẾT

Vào tiết đông chí, lão pháp sư Thanh Sơn bảo Công đi Tràng An, kiếm các đồ cần dùng. Trên đường về gặp trời mưa tuyết. Lên tới núi hướng về căn lều cỏ mới, Ngài men theo khúc đường có vách đá dựng đứng, thì sẩy chân rớt xuống hố tuyết. Ngài kêu cứu thì có thượng nhân Nhất Toàn trú tại căn lều gần đấy chạy tới kéo Công lên. Áo trong áo ngoài đều ướt, ngặt vì tuyết còn rơi có thể ngập núi, nên Công đành lội tuyết đi ngay trong đêm đến chỗ trú của pháp sư Thanh Sơn. Sư trông thấy hình dáng nhếch nhác của Công, lại trách Công là quá khờ khạo chẳng làm nên công chuyện gì. Công cười đáp lễ trở về nơi của mình và trú ở đây qua năm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vi nhân phục vụ đọa tuyết quật
Phản bị kha xuy bất tế đồ
Nhâm lao nhâm oán nhâm đạo viễn
Chứng thánh chứng quả chứng tổ sư.

Dịch:

Giúp người hố tuyết sẩy chân sa
Còn bị khinh khi trách dại khờ
Gánh chịu oán phiền nhằm đạo cả
Chứng hiền chứng thánh chứng tổ sư.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:10 AM | Message # 126
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


123. NHẬP ĐỊNH NỬA THÁNG TRONG HAI NĂM

Năm tân sửu, Vân Công 62 tuổi. Lão hòa thượng Pháp Nhẫn dẫn các đệ tử tới, nhưng về sau bị thua kiện trong một vụ tố tụng với dân địa phương nên lại trở về miền Nam. Sự thất bại đó cũng là do vấn đề phong thủy gây ra. Một hôm vào khoảng cuối năm đó, Công luộc khoai ăn và trong lúc chờ khoai chín Ngài ngồi kiết già thiền định. Qua năm sau, nhâm dần Công 63 tuổi, pháp sư Phục Thành và một số các vị khác tu ở những lều cỏ lân cận, đi ra ngoài gặp nhau chúc tết, đều lấy làm lạ vì không thấy Ngài đi ra, mà họ lại thấy toàn là vết chân hổ xung quanh căn lều của Ngài. Khi họ vào lều thì thấy Công vẫn còn trong định, nên lấy khánh gõ để đánh thức và hỏi Công đã ăn chưa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vu tại phủ trung độ dĩ thục
Khải thị môi trường doanh thốn chư
Chúng nhạ nhập định cánh bán nguyệt
Phanh tuyết chử vu bão tiếu hồ.

Dịch:

Nấu khoai khoai chín đã lâu
Mở nồi một tấc mốc cao phủ đầy
Nửa tháng vào định chẳng hay
Nực cười nấu tuyết nấu khoai lạ đời.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:10 AM | Message # 127
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


124. TRÁNH CẢNH THÙ TIẾP, TRONG ĐÊM RA ĐI

Pháp sư Phục Thành và các vị khác đi khỏi thì sau đó, mọi người ở các nơi xa gần, cả tăng lẫn tục đều kéo đến thăm hỏi. Vì muốn tránh cảnh thù tiếp nên trong đêm Công mang các vật tùy thân đeo lên vai rồi lên đường, hướng tới một nơi không cây cỏ. Mới đầu Công lên núi Thái Bạch trú trong hang núi. Chẳng bao lâu, pháp sư Giới Trần dò theo dấu vết của Công cũng lần tới, rồi hai bên ước hẹn cùng đi thăm núi Nga Mi. Tại đây Công ngắm cảnh ánh sáng Phật thì thấy cũng giống như khi ngắm cảnh đó tại núi Kê Túc. Đêm xem hàng vạn ngọn đèn trời sáng rực chẳng khác gì đèn trí huệ tại Ngũ Đài Sơn.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Tích ngõa bảo điện lễ Chân Ứng
Niên du nhĩ thuận lãnh tụ tăng
Tông môn tri thức tham học bão
Hoan lưu sổ nhật hựu đăng trình.

Dịch:

Lễ ngài Chân Ứng chùa mái thiếc
Tuổi ngoại sáu mươi bậc trưởng tôn
Tham học cửa thiền là lãnh tụ
Hân hoan Công ở lại vài hôm.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:11 AM | Message # 128
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


125. DÂY BUỘC THUYỀN ĐỨT, RỚT XUỐNG NƯỚC CHẢY XIẾT

Công xuống núi, đi men hồ Tẩy Tượng, qua chùa Đại Nga, cánh đồng Trưởng Lão, điện Tỳ Lô, tới huyện Hiệp Giang. Đến thôn Ngân thì phải qua sông Lưu Sa, nhưng chờ từ buổi sáng đến trưa, con đò mới tới. Mọi người lên đò, Công nhường cho sư Giới Trần lên trước, tay thì chuyển hành lý lên cho sư, nhưng, vừa tính bước lên thuyền, thình lình giây buộc thuyền bị đứt. Lúc đó nước chảy xiết, tay phải của Công bíu chắc dây thuyền, còn ở trên thì người quá đông và nếu chòng chành một chút thì thuyền có thể bị lật. Bởi vậy, Công giữ nguyên vị thế, không nhúc nhích và để dầm mình dưới nước cho đến chiều tối.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phan thuyền tòng lưu độ khổ ách
Y thấp túc phá huyết nhiễm hà
Sái Kinh quan phùng thiên hàn vũ
Lữ điếm bất lưu tăng già da.

Dịch:

Đeo thuyền dầm nước vượt khổ ách
Đá cắt chân đau máu đỏ dòng
Qua ải Sái Kinh mưa đổ lạnh
Bên đường quán chẳng chứa du tăng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:11 AM | Message # 129
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


126. KHÔNG CHO TẠM TRÚ TRONG CHÙA PHẢI NGHỈ ĐÊM DƯỚI SÀN SÂN KHẤU

Một mái chùa ở phía ngoài đường lộ, trong có một vị tăng duy nhất trụ trì. Xin vào tạm trú trong chùa mà không được chấp thuận, Vân Công và pháp sư Giới Trần phải nghỉ đêm ở ngoài, dưới sàn của một sân khấu diễn kịch. Đất ướt, quần áo ướt, trời rét, mình run lạnh, hai vị nhờ sư trụ trì bán cho một ít rơm rạ thì vị sư mang ra cho hai bó, nhưng vì rơm ướt nên đốt lên mà rơm không cháy. Hai vị đành chịu vậy, ngồi chờ trời sáng, rồi mua kiều mạch[6] ăn cho đỡ đói. Chân đau nhưng Công cố chịu đựng, lại tiếp tục lên đường.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hỏa nhiên sơn thượng phóng hồng quang
Kim Sa giang lý nhất sắc hoàng
Phổ Hiền đại sĩ đa kỳ diệu
Quan Âm bồ tát thánh tích chương.

Dịch:

Núi lửa phun cao đỏ rực trời
Kim Sa mặt nước sắc vàng tươi[7]
Phổ Hiền bồ tát bao mầu nhiệm
Thánh tích Quan Âm hiện sáng ngời.

________________________

[6] Kiều mạch: một loại ngũ cốc
[7] Kim Sa : sông Kim Sa



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:12 AM | Message # 130
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


127. ĐÓNG CỬA ẨN TU TẠI CHÙA PHƯỚC HƯNG

Hai vị đi núi Kê Túc triều bái, nghỉ qua đêm bên gốc cây, lại nghe tiếng mõ và tiếng khánh tử cổng đá vang ra. Sáng hôm sau leo lên Kim Đỉnh dâng hương xong, Công lại nghĩ tới sự tàn tạ của các đạo tràng thờ Phật và chư Tổ ở nơi đây, cũng như tình trạng đáng chê trách trong quy luật tăng già ở toàn vùng Vân Nam, do đó Công phát nguyện kết lều cỏ tạm trú để tiếp dẫn đại chúng, nhưng điều đó lại gặp sự cấm đoán bởi lề lối cha truyền con nối của chùa miếu tại địa phương. Trong lòng than tiếc, Công đi Côn Minh thì có cư sĩ Sầm Khoan Từ mời về trú tại chùa Phước Hưng. Công đóng cửa ẩn tu, có pháp sư Giới Trần giúp đỡ rồi tạm trú ở đấy qua năm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Quý mão Công niên lục thập tứ
Nghinh Tường phóng sinh hữu hùng kê
Tính cực háo đấu thương đồng loại
Công giáo niệm Phật thọ tam quy.

Dịch:

Sáu mươi tư tuổi tại Nghinh Tường
Gà trống một con được phóng sanh
Ưa đá hung hăng Công dẫn dụ
Quy y niệm Phật vẻ thuần thành.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:13 AM | Message # 131
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


128. SAU KHI QUY Y GÀ TRỐNG NIỆM PHẬT VÃNG SANH

Quy y xong, con gà trống đó không đấu đá nữa, lên cây đậu, không đụng chạm tới cả loài sâu bọ, cũng không ăn gì ngoài những thứ mà người ta cho. Về sau gà niệm Phật rồi đứng yên một chỗ mà tịch. Vân Công có một bài ghi sự tích này như sau:
Hung dữ chú gà tánh bẩm sanh
Mổ mào đá bạn chẳng nương tình
Quy y biết sợ tâm cuồng hết
Chay tịnh một nơi giữ hạnh lành
Mắt hướng ánh vàng[8] chăm chú ngắm
Gáy ra tiếng Phật khéo thuần thành
Nhiễu quanh ba lạy an nhiên tịch
Có khác gì chăng Phật chúng sanh ?[9]

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hùng kê niệm Phật thượng vãng sanh
Ngô nhân khởi khả bất tinh cần
Niệm tư tại tư bất gián đoạn
Nhất tâm bất loạn ngộ vô sanh.

Dịch:

Niệm Phật chú gà cũng vãng sanh
Là người sao chẳng dốc lòng thành
Niệm rồi lại niệm không ngưng nghỉ
Chẳng loạn nhất tâm chứng vô sanh

_______________________

[8] Ánh vàng: Chỉ tướng hảo của Phật trên tòa sen.
[9] 好鬥成性此雞雄。傷冠拔羽血流紅。知畏奉戒狂心歇� ��素食孤棲不害蟲。兩目瞻仰黃金相。念佛喔喔何從� �。旋繞三撲奄然化。眾生與佛將無同.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:13 AM | Message # 132
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


129. TẠI AM BÁT VU DỜI TẢNG ĐÁ LỚN

Vân Công còn đóng cửa ẩn tu thì có tín đồ các nơi kéo đến. Mọi người đều khẩn khoản mời Công ra giảng kinh. Từ đó các pháp hội được tổ chức khắp mọi nơi trên toàn vùng Vân Nam. Đề đốc Lý Phước Hưng thỉnh Công trụ tại chùa Sùng Thánh. Công thì cho hay rằng nguyện của Ngài là có một chỗ trên núi Kê Túc làm nơi đón nhận tăng và tiếp đại chúng. Tri huyện Bảo Xuyên được lệnh của đề đốc để lo về vụ này và sau đó tìm được am Vu Bát để Ngài trú. Bên phải cổng chùa có một tảng đá lớn cao 9 thước 4 tấc, bề rộng đo được 7 thước 6 tấc[10] , theo phong thủy thì chủ về bạch hổ. Công cầu xin thần lực của hộ pháp giúp đỡ và các tăng xúm lại di chuyển tảng đá nói trên.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Chiêu công bách dư thạch nan di
Công kỳ hộ pháp trợ thần lực
Quái thạch ban gia chúng xưng dị
Thịnh đức cảm cách thái diệu kỳ.

Dịch:

Trăm người lay đá đá nằm trơ
Thần lực Vân Công mới cậy nhờ
Đá tảng chuyển ngay ai nấy lạ
Nhiệm mầu cảm ứng đức bao la.

_________________

[10] Thước và tấc: Chỉ các đơn vị đo lường chiều dài thời xưa. Tính theo hệ thống thập phân hiện đại thì 1 thước = 0.3333…mét. Nguyên văn chữ Hán ghi bề cao là 9,4 tấc (thay vì 9 thước 4 tấc) và bề rộng là 7,6 tấc (thay vì 7 thước 6 tấc), vậy phỏng đoán có sự nhầm lẫn khi ấn hành (tham khảo Hư Vân Hòa Thượng Niên Phổ).



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:14 AM | Message # 133
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


130. TRÊN ĐƯỜNG GẶP THIỀN SƯ THIỀN-TU KHỔ CỰC SỬA ĐƯỜNG

Vì nhu cầu tu sửa chùa Công phải xuống núi đi quyên góp. Qua Hòa Mộc Thụ, Công gặp một vị tăng đương sửa đường. Công lễ chào nhưng vị đó không đáp lại. Đến chiều tối hai bên ngồi đối diện. Sáng ngày hôm sau, vị tăng nấu cơm ăn thì Công giúp đốt lửa. Khi cơm chín vị đó chẳng mời nhưng Công vẫn lấy cơm ăn. Làm đường thì vị tăng vác cuốc còn Công thì bưng cái sàng cùng góp sức. Hơn mười ngày mà không ai nói một lời. Ở cùng một nơi, làm cùng, nghỉ cùng, hòa hợp như vậy!

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thô lạc sổ bách lộ nan hành
Sở tăng thiền tu nguyện địa bình
Khổ hạnh sổ thập vĩnh bất thoái
Cao hỹ hưu tai thán kỳ phùng.

Dịch:

Con lộ mấy trăm dặm gập ghềnh
Thiền Tu tự lực nguyện san bình
Khổ công mấy chục năm bền chí
Cao đẹp thay và cũng kỳ phùng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:14 AM | Message # 134
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


131. CÙNG LUẬN THIỀN VỀ TRĂNG VÀ CÙNG NHAU CẢ CƯỜI

Có một đêm trắng sáng tỏ như ban ngày, Công ngồi kiết già trên một tảng đá lớn. Vị tăng thầm lặng đến sau lưng Công rồi quát lớn: “Làm gì ở chỗ này?” Công từ từ mở mắt và chậm rãi đáp: “Xem trăng.” Vị tăng hỏi: “Trăng ở đâu?” Công đáp: “Hào quang sáng đẹp.” Vị tăng nói:
Nhiều mắt cá khó bề phân biện
Thấy cầu vồng nhận lầm mầu ráng[11]
Công đáp lại:
Hào quang chứa vạn tượng, không kim không cổ.
Chẳng thuộc về âm dương, chẳng ngại chẳng ngăn[12].

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Bỉ thử đại tiếu nhất quán thông
Thâm dạ thỉnh hồi thụy mông lung
Kim Sơn đắc nhất hưu yết xứ
Chung nhật bình địa bất thi công.

Dịch:

Một lời thông suốt cùng cười lớn
Về ngủ đi thôi đêm đã khuya
Từ thuở Kim Sơn xong chỗ hết[13]
Sửa đường đã sửa tựa như chưa.

__________________

[11]徒多魚目真難辨。休認虹霓是彩霞
[12]光含萬象無今古。不屬陰陽絕障遮
[13] Thiền viện Kim Sơn là nơi thiền sư Thiền Tu được khai ngộ năm 24 tuổi. Nguyên văn “hưu hiết xứ ”(休歇處) tạm dịch là xong chỗ hết, một thuật ngữ dùng trong nhà thiền để chỉ tình trạng khai ngộ.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:15 AM | Message # 135
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


132. LÀM LỄ TỤNG KINH VÀ THÍ THỰC CHO MỘT VỊ SƯ

Công đi tới Đằng Xung thì tạm trú tại hội quán của tỉnh Tương (Hồ Nam). Chưa kịp trút bỏ hành trang xuống thì đã thấy có những người mặc đồ tang tới, lễ lạy Công và mời Công đi tụng kinh. Công cho hay rằng Ngài tới không phải về vụ tụng kinh thì tang gia đáp rằng ắt là đại sư sẽ đi tụng kinh cho một vị trong giới hòa thượng của các Ngài. Lúc đó, nhân viên trông coi hội quán cũng thưa lên : “Đại sư nên đi ! Mấy người này là chắt của vị thái sử họ Ngô, một bậc thiện nhân. Khi sắp mất, thái sử nói sẽ làm tăng và sẽ có một vị cao tăng tới siêu độ cho mình.”

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Niệm kinh thí thực mãn lai phục
Hạp ấp quan thân nguyện quy đồ
Khẩn lưu Đằng Việt mộ duyên cấp
Dũng dược lạc quyên cự khoản thâu.

Dịch:

Thí thực tụng kinh pháp hội đông
Quan dân toàn hạt nguyện quy Công
Việc quyên nên khước từ Đằng Việt [14]
Hăm hở gom tiền ngoài ước mong.

__________________

[14] Các giới chức và nhân sĩ địa phương cung thỉnh Ngài trụ trì tại Đằng Việt nhưng Công từ khước vì bận việc lạc quyên cho Kê Túc Sơn.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:15 AM | Message # 136
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


133. TẠI PENANG HOẰNG PHÁP GIẢNG KINH

Vân Công trở về am. Với các khoản quyên được nên chùa có lương thực. Công truyền giới, hoằng dương chánh pháp. Về sau, trên đường Ngài nhiễm bệnh sốt rét rừng; tại Liễu Động thì giáo hóa cho sư Định Như; đến Miến Điện có cư sĩ Cao Vạn Bang tiếp đón và dẫn Công triều bái tòa Đại Kim Tháp (Shwedagon); rồi Công đáp tàu thủy đi Penang. Khi tầu cập bến thì có sự kiểm tra y tế và hành khách bị đưa lên núi cách ly vì có bệnh dịch trên tầu. Từ từ mọi người được cho ra về, duy còn một mình Công phải ở lại rồi bị bắt phải uống thuốc độc cho chết, nhưng Công được một người quê quán vùng Phúc Kiến cứu sống. Đến chùa Cực Lạc thì Ngài khỏi bệnh rồi ở đây giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Di y tồn tâm phả ngận độc
Nhân bản vị tử dục phẫu phúc
Khởi ý đại đức Phật a hộ
Tuy phục độc tễ hữu nhược vô.

Dịch:

Y sinh man rợ tâm tàn độc
Chưa chết đã toan mổ bụng Công
Đức lớn ai hay còn Phật độ
Uống vào thuốc độc vẫn như không.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:16 AM | Message # 137
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


134. VỀ NƯỚC CỨU VÃN NẠN CHÙA

Vân Công nhận được điện tín của toàn thể các tăng vùng Vân Nam cho hay về nạn chính phủ thâu rút đất đai tài sản của chùa. Đại sư Ký Thiền nhắc Công về nước để cùng tìm cách cứu vãn tình trạng này. Năm bính ngọ, 67 tuổi, Công đi về nước. Thuyền ghé Đài Loan, Công thăm chùa Linh Tuyền, đến Nhật Bổn thăm các chùa nổi danh. Thời đó tình hình ngoại giao giữa hai nước Trung Nhật rối ren nên sự qua lại của chư tăng hai nước không còn được tự do. Tháng 3 Công về nước, lên đất liền tại Thượng Hải.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Diệu Lão hồi quốc chúc giảng kinh
Pháp Hoa Dược Sư kế xiển minh
Cát Long Linh Sơn giảng Lăng Già
Tiền hậu quy y vạn dư danh.

Dịch:

Diệu Lão hồi hương cậy giảng kinh
Pháp Hoa rồi giảng Dược Sư tiếp
Lăng Già tại Linh Sơn Cát Long[15]
Quy y cả vạn người phát nguyện.

_____________________

[15]Cát Long: tức Cát Long Pha (Kuala Lumpur)



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:16 AM | Message # 138
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


135. CÙNG NHAU VỀ KINH ĐÔ THỈNH NGUYỆN

Công cùng đại sư Ký Thiền và đoàn đại biểu Phật giáo, tất cả đi về kinh đô để trình lên lời thỉnh nguyện. Đến nơi thì trú tại chùa Lương Hiền. Pháp sư Pháp An chùa Long Tuyền, là chủ nhiệm coi về tăng sự, pháp sư Đạo Hưng chùa Quan Âm, pháp sư Giác Quang cùng một số các vị khác tiếp đãi và cung ứng các tiện nghi hết sức nồng hậu. Mọi người bàn thảo với nhau về phương cách tiến hành làm sao để cứu vãn nạn của chùa. Ví thử hồi đó không có bàn tay của Công và các vị kể trên thì không ai hiểu rồi số phận của Phật giáo sẽ ra sao.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Tam Vũ diệt Phật Phật bất diệt
Nhất tái hộ giáo giáo phục hưng
Tiến kinh thỉnh nguyện bạt thiệp khổ
Lưu đắc công huân truyền cổ kim.

Dịch:

Tam Vũ[16] diệt Phật Phật chẳng tiêu
Phục hưng hễ có đạo tâm nhiều
Về kinh thỉnh nguyện bao gian khổ
Rực rỡ huân công gương mãi nêu.

______________________

[16] Tam Vũ: chỉ vua Thái Vũ Đế triều Bắc Ngụy, vua Vũ Đế thời Bắc Chu và vua Vũ Tông đời Đường. Người đời sau truyền lại câu “Tam Vũ diệt Phật” là để nhắc tới các thời pháp nạn dưới triều các vị vua kể trên.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:17 AM | Message # 139
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


136. CÁC VỊ VƯƠNG CÔNG VÀ ĐẠI THẦN HỘ PHÁP

Hồi đó thân vương Túc Thiện Kỳ mời Công đến giảng về giới luật cho bà vợ chánh thất của ông. Lại một số vương công cùng các quan đại thần quen biết lúc trước, khoảng thời gian Công theo đoàn hộ giá vua và hoàng hậu lánh về miền tây năm canh tý (1900), nay gặp lại, họ đều tận lực ra công hộ pháp nên sự đệ trình thỉnh nguyện tiến hành thuận lợi. Kết quả là có đạo dụ ban hành đình chỉ lệnh cũ.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lưu Ly đại vương diệt Thích chủng
Tần Bà Sa La thỉnh Mục Liên
Túc thân vương tử vi hộ pháp
Toại tâm mãn nguyện phụng dụ hoàn.

Dịch:

Vua Lưu Ly xưa diệt họ Thích
Tần Bà Sa La thỉnh Mục Liên
Túc Thiện Kỳ thân vương hộ pháp
Công thành phụng chỉ trở về Điền[17].

__________________

[17] Điền: Một tên khác của tỉnh Vân Nam.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:17 AM | Message # 140
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng



137. VỀ NÚI VỚI SẮC PHONG PHẬT TỪ HỒNG PHÁP ĐẠI SƯ


Vân công được Hoàng đế ban cấp một bộ Tam Tạng kinh, một cỗ xe loan đủ bộ, một y mầu đỏ tía, một ấn bằng ngọc và một tích trượng như ý.
Đạo sắc ghi: “Sắc phong cho vị trụ trì Hư Vân danh hiệu ‘Phật Từ Hồng Pháp Đại Sư’, để phụng chỉ này trở về núi truyền giới giúp nước giúp dân. Quan đại thần coi việc nội vụ thông tri đạo sắc cho trụ trì Hư Vân hay đặng lãnh các thứ ban cấp trở về núi, chấn hưng sơn môn, tiện việc truyền bá giáo pháp. Quan dân đều phải thành tâm tuân phụng bảo hộ, không được coi thường Dụ này”.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phật Từ Hồng Pháp Tôn
Thỉnh nguyện chí dĩ thân
Phụng chỉ hồi Chúc Thánh
Bố giáo hóa quần luân.

Dịch:

Ngài Phật Từ Hồng Pháp
Thỉnh nguyện đã viên thành
Phụng chỉ về Chúc Thánh[18]
Giáo hóa độ quần sanh.

__________________
[18] Hộ Quốc Chúc Thánh Thiền Tự là tên được nhà vua tặng thêm cho ngôi chùa mà hòa thượng Hư Vân trụ trì.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:18 AM | Message # 141
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


138. HÒA THƯỢNG GIỚI NGUYÊN DIỆU LÃO VIÊN TỊCH

Năm đinh mùi Công 68 tuổi. Xuân năm ấy, Công vận chuyển số kinh tạng về, vừa đến Hạ Môn thì có điện tín từ Cổ Sơn cho hay lão hòa thượng Diệu Liên đã viên tịch tại Quy Sơn hồi tháng giêng. Ngài liền gấp rút đi ngay về núi để xây tháp. Mưa tầm tã đổ xuống trong nhiều ngày. Ngày mồng 10 tháng 4 nhập tháp thì ngày mồng 8 trời tạnh ráo. Đến mồng 10, các quan, thân hào nhân sĩ và dân chúng lũ lượt kéo đến tấp nập. Đồ cúng lễ bầy lên trên một trăm cái bàn. Khi dâng lễ, niệm chú “biến thực chân ngôn” thì hốt nhiên có một trận gió lốc nổi lên rồi bay vút lên không trung. Đỉnh tháp phóng lên một vầng ánh sáng mầu.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hà quang quán tháp thấu cửu tiêu
Chiêm ngưỡng xưng thán Diệu Công cao
Cung tất hồi tự bàng đà vũ
Cảm ứng đạo giao bất thố hào.

Dịch:

Ánh mầu tháp chiếu chín tầng mây
Chiêm ngưỡng tán dương công đức dầy
Xong lễ vào chùa mưa trút nước
Đạo giao cảm ứng nhiệm mầu thay.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:18 AM | Message # 142
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


139. MỘT NGƯỜI ÂU TÂY TIN PHẬT CÚNG DƯỜNG TĂNG

Trên đường vận chuyển kinh, Công mang tro cốt của hòa thượng Diệu Liên đi Penang. Cả ngàn người tiếp rước. Tụng kinh, niệm chú “biến thực chân ngôn”, lại gió lốc nổi lên, rồi hào quang chiếu sáng như trước. Một đời lấy việc xây chùa để kết duyên, công hạnh âm thầm của cố hòa thượng quả là khó thể nghĩ bàn. Vân Công giảng Tâm Kinh, rồi đáp thuyền đi Thái Lan. Trên thuyền có một người Anh hỏi chuyện Công, nói được tiếng Hoa. Qua câu chuyện trao đổi thì người này lại là vị lãnh sự tại Vân Nam. Vị lãnh sự này hỷ cúng ba ngàn đồng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hóa hành Trung ngoại độ dương nhân
Lạc trợ thâu tương tam thiên ngân
Nhược phi chí đức yên như thử
Nhân duyên ân cập thú dữ cầm.

Dịch:

Nước ngoài hoằng pháp độ người Âu
Hỷ cúng ba ngàn một lúc thâu
Hạnh ngộ phải chăng nhờ đức lớn
Gieo duyên cầm thú cũng ơn sâu.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 04 Aug 2013, 2:19 AM | Message # 143
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


140. LẶNG LẼ NHẬP ĐỊNH

Một hôm Công vào định, kéo dài luôn 9 ngày. Tin đồn làm chấn động kinh thành Thái Lan. Vua và các quan tại kinh đô, cho đến một số các thiện nam tín nữ đều đến đảnh lễ Công. Công ra định và giảng kinh xong thì nhà vua mời vào cung tụng kinh. Cung dưỡng trai tăng hàng trăm loại. Mọi người tâm thành quy y từ các quan, nhân sĩ đến thứ dân, kể ra đến mấy ngàn đệ tử. Ôi! Người ta chỉ thích những chuyện kỳ dị! Chưa nhập định thì chẳng ai biết tới, nhập định rồi mới biết tới Công.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Quốc vương quy y tín tam bảo
Đại thần đảnh lễ học nhất thừa
Sĩ nhân sùng bái tu vô thượng
Tứ dân đồng hóa nhập không môn.

Dịch:

Nhà vua quy tam bảo
Quan mộ lý nhất thừa
Sĩ học đạo vô thượng
Dân đồng hướng cửa không.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:18 AM | Message # 144
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


141. MANG BỆNH BẠI LIỆT GẶP NGÀI CA DIẾP TRONG MỘNG

Sau lần vào định, chân của Công bị tê, sau đó thì toàn thân bị liệt, tay không cầm được đũa, ăn cơm phải có người bón. Mắt thì không nhìn thấy gì, nói năng khó khăn. Thầy thuốc chữa trị cũng không khỏi. Mọi thứ đều buông xuôi hết, ngoại trừ vụ hối phiếu khâu trong cổ áo, chẳng ai biết tới. Công nghĩ tới chuyện nhân quả, mắt nhỏ lệ, bèn cầu xin Ngài Ca Diếp gia hộ. Pháp sư Diệu Viên ở bên cạnh rót trà, Công cầu Ngài Ca Diếp rồi uống trà. Trong mộng Công thấy tôn giả Ca Diếp. Ngài dặn dò Công luôn luôn giữ y và bát bên cạnh mình và dùng hai thứ đó kê vào đầu làm gối. Công khỏi bệnh.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Miễn huyễn hốt hãn dũ trầm kha
Ký ngữ Diệu sư cầu dược Đà
Mộc trất dạ minh sa nhị vị
Tái cầu xích đậu tác chúc hợp.

Dịch:

Toát lạnh mồ hôi bệnh hiểm qua
Nhờ sư Diệu hỏi thuốc Hoa Đà
Dạ minh sa, mộc trất hai vị
Sau hỏi nấu cùng đậu đỏ ăn.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:20 AM | Message # 145
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


142. VUA THÁI LAN CÙNG CÁC QUAN DÂN TIỄN CHÂN

Sau khi được bình phục Vân Công tiếp tục giảng bộ luận Đại Thừa Khởi Tín. Chùa Cực Lạc tại Penang phái hai pháp sư Thiện Khâm và Bảo Nguyệt tới Thái để đón rước Công. Vua Thái, các hoàng thân, các quan cùng các vị thiện tín hộ pháp đều đến tiễn chân với các khoản hỷ cúng rất hậu. Nhà vua còn tặng Ngài một khu đất tại Động Lý có diện tích chừng 300 khoảnh[19]. Công chuyển số đất này cho chùa Cực Lạc và hòa thượng Thiện Khánh lập tại đây một công xưởng làm nhựa cao su. Công và hòa thượng trú tại đồn điền này qua năm sau.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Sung thực đạo đức hữu quang huy
Viên tu vạn hạnh vô luân tỷ
Mỹ đại thánh thần nho suy trọng
Tín trụ hạnh hướng Phật lý vi.

Dịch:

Đạo đức đủ đầy trong tỏa sáng
Tu tròn vạn hạnh chẳng ai bì
Mỹ đại thánh thần Nho trân trọng
Tín trụ hạnh hướng Phật huyền vi.

______________________
[19] Khoảnh: đơn vị cổ xưa đo diện tích. Tính theo đơn vị hiện tại thì lô đất nói trên tương đương với 4,500 acres.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:22 AM | Message # 146
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


143. PHƯƠNG TIỆN ĐỂ NHẮC MỌI NGƯỜI, CÔNG ĐÓNG CỬA ẨN TU TẠI PENANG

Mùa xuân năm mậu thân, công 69 tuổi. Ngài cùng hòa thượng Thiện Khánh đi Selangor, đến chùa Quan Âm Các. Chùa này do chính hòa thượng sáng lập. Sau đó quay về Ipoh, thăm các động Tích Lịch lớn và nhỏ; đến chùa Cực lạc, giảng Đại Thừa Khởi Tín và phẩm Hạnh Nguyện. Tín đồ quy y rất đông. Giảng kinh xong và coi như phương tiện để nhắc nhở, Công đóng cửa, tạm nghỉ giảng kinh và tham thiền, không tiếp khách. Công trú tại đây qua năm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhiệt náo trường trung độ xuân thu
Xả kỷ vân nhân bất tự ưu
Thành khủng hậu học đọa thử bệnh
Công cố thị hiện yểm quan tu.

Dịch:

Trong chốn lao xao trải mấy xuân
Quên mình vất vả vị tha nhân
Ngại người coi nhẹ đường tu tập
Thị hiện ẩn tu Công bế quan.




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:22 AM | Message # 147
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


144. VẬN CHUYỂN BỘ LONG TẠNG VỀ QUỐC TỰ

Năm kỷ dậu, 70 tuổi, Công vận chuyển bộ Long Tạng đi Ngưỡng Quang (Yangon). Khi tới nơi có cư sĩ Cao Vạn Bang tiếp rước và mời về nhà. Hơn một tháng sau, cư sĩ đưa tiễn Công tới Mandalay đồng thời cung tặng một tôn tượng Phật, ở thế nằm, bằng ngọc. Công tới Tân Nhai thì tạm gửi tôn tượng tại Quan Âm Đình. Ngài mướn hơn 300 ngựa chở đồ, rồi cả đoàn chừng một ngàn người, cùng ngựa khởi hành, qua Đằng Việt, Hạ Quan, tới địa phương nào cũng có sự đón tiếp. Cuộc hành trình kéo dài mấy chục ngày, tất cả đều bình an vô sự.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Ngưỡng Quang hộ pháp Cao Vạn Bang
Tài lực nhân thí phi tầm thường
Kham ta mạt pháp nhân đa chướng
Tái như Cao Quân cánh vô song.

Dịch:

Cư sĩ họ Cao ở Ngưỡng Quang
Hộ trì bố thí chẳng tầm thường
Than cho mạt pháp nhiều ma chướng
Sánh với họ Cao ai sánh bằng.




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:23 AM | Message # 148
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


145. TRÂU CẦU CỨU, ĐỒ TỂ ĐỔI NGHỀ

Kể lại lúc đến Đằng Việt, Công trú tại chùa Vạn Thọ. Đương khi Công ngồi nói chuyện với đề đốc Trương Tùng Lâm, bỗng thấy một con bò vàng tới quỳ ngay phía trước, mắt nhỏ lệ và theo sau đó là đồ tể Dương Thắng Xương cùng một số người nữa đến. Ngài nói với con bò rằng nếu muốn sống thì phải quy y tam bảo. Bò gật đầu và Ngài cho bò thọ tam quy. Tiếp theo đó, chủ của nó là người đồ tể liền nguyện đổi nghề khác, quy y rồi giữ trường chay. Người này được vị đề đốc mướn làm công cho một cửa tiệm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Dĩ dương dịch ngưu Tuyên Vương tâm
Ân cập cầm thú chính thi nhân
Mạnh Kha văn thử thiên lý chí
Hoàng ngưu quy y vạn cổ tân.

Dịch:

Dê đổi lấy bò chuyện vua Tuyên[20]
Nhân từ cầm thú hưởng ơn trên
Nghe tin thầy Mạnh đi ngàn dặm
Quy Phật bò vàng tuyệt cổ kim.

___________________

[20] Dê đổi lấy bò: Tề Tuyên Vương đời Chiến quốc thấy một con bò run lập cập vì nó sắp bị làm thịt để lấy máu tô chuông. Nhà vua động lòng thương bảo chủ con bò lấy con dê thay thế nó. (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, thượng).



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:23 AM | Message # 149
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


146. RỒNG CHÀO ĐÓN KINH CÁC QUAN TIẾP NHẬN CHIẾU CHỈ

Khi đoàn tiến vào phủ Đại Lý, sấm chớp ầm ầm, hồ Nhĩ Hải nổi sóng, ở trên thì rảng mây mầu sắc biến ảo, bầy ra quang cảnh dị kỳ. Trời không mưa, cho đến khi về tới chùa rồi sau khi cử hành đại lễ tiếp rước kinh một cách an toàn xong, lúc đó mưa lớn mới đổ xuống. Sau ngày nói trên, ngày nào trời cũng tạnh ráo. Ai nấy đều nói đây là do Long Vương chào đón kinh. Hồi đó, vị tổng đốc kiêm hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu là Lý Kinh Hy thống lãnh các quan và thân hào đi tiếp nhận chiếu chỉ và nghênh đón kinh tạng, đều tận mắt trông thấy điều kỳ dị và đều tán thán Phật pháp vô biên.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhất lộ bình an vô trích vũ
Thiên chúng hạo đãng hữu thụy vân
Lạp nguyệt tam thập chính hương hội
Hoan đằng vạn chúng đắc vị tằng.

Dịch:

Một giọt chẳng mưa suốt lộ trình
Ngàn người chung hưởng áng mây lành
Ba mươi tháng chạp hội hương chánh
Vạn chúng mừng vui mấy thưở bằng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:24 AM | Message # 150
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


147. MỘT NIỆM TỪ, HAI PHONG THƯ

Năm Canh Tuất, Công 71 tuổi. Từ ngày có lệnh cấm không được lấy tài sản của chùa mấy năm trước, đến ngày kinh tạng được rước về núi thì giới luật đã được dần dần tuân thủ trong giới tăng già ở nơi đây. Gia quyến tổng đốc họ Lý đều quy y, rồi các tăng sĩ và tội nhân được phóng thích. Mùa hạ năm đó, Công nhận được 2 bức thư của gia đình do Cổ Sơn chuyển tới. Thời gian 50 năm thoáng qua như trong chớp mắt. Nhân đó Công có thơ vịnh, trong có câu như: “Chỉ thử nhất sinh thanh bạch nghiệp” v.v. nghĩa là : suốt một đời chỉ làm cho trong sạch nghiệp . . .

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhất niệm từ bi vạn Phật hoan
Lục độ tu thành chúng thánh nguyên
Cửu phẩn liên hoa nghinh Diệu Tịnh
Mãn luân minh nguyệt chiếu Công nham.

Dịch:

Một niệm từ bi vạn Phật vui
Tu thành lục độ gốc các thánh
Chín phẩm đón mừng ni Diệu Tịnh[21]
Hang Công vằng vặc ánh trăng soi.

_______________________

[21] Diệu Tịnh: Sau khi thân phụ của hòa thượng Hư Vân mất, bà mẹ kế của Công xuất gia, pháp hiệu là Diệu Tịnh. Cả hai bà vợ của Công, bà họ Điền và bà họ Đàm, cũng đi theo mẹ chồng xuất gia.



Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO