Thứ Hai
29 Apr 2024
2:17 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:24 AM | Message # 151
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


148. CÂY DẺ GIÀ NỞ HOA ƯU ĐÀM

Đáp ứng lời cung thỉnh của tăng già và các tín đồ hộ trì Phật pháp, Vân Công giảng bộ kinh Lăng Nghiêm. Khi Công lên tòa thuyết giảng thì cây dẻ già ở trước sân chùa bỗng nở rộ mấy chục bông hoa ưu-bát-đàm, lớn bằng cái chậu, hình giống như hoa sen, mầu thì vàng ròng, nhụy tỏa hương, bên trong rổng rang tinh khiết. Hoa giữ hương sắc như vậy luôn trong mấy tháng, không bị tàn úa. Ai trông thấy cũng cho là chuyện lạ, chưa từng xảy ra.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lão thụ thông linh hiến diệu cung
Trĩ đồng ngưỡng thủ vọng tiên hoa
Tăng già hàm thuyết kỳ hoa thụy
Đàn việt quy kính thắng bồ đề.

Dịch:

Cảm ứng cây già cống hiến thiêng
Trẻ thơ ngóng cổ ngắm hoa tiên
Tăng già xưng tán điềm hoa quý
Thiện tín quy y hướng bồ đề.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:25 AM | Message # 152
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


149. TIẾP NỐI TUỆ MẠNG TRUYỀN PHẬT GIỚI

Năm tân hợi, Công 72 tuổi. Để vun trồng pháp khí, Công nghĩ tới việc đào tạo giới tăng sĩ trẻ. Xuân năm đó, Ngài truyền thọ Thiên Phật đại giới tại chùa Chúc Thánh. Các đệ tử cầu giới từ bốn phương đến đông nghẹt, tới cả ngàn người. Chiếu theo thứ lớp nghi lễ trong tăng sự, ba đại giới đàn sa di, tỳ kheo, và bồ tát cử hành trong 53 ngày và được thành tựu viên mãn. Các đệ tử cầu giới đều tín thọ phụng hành.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Chánh pháp trụ thế Phật vi sư
Tượng mạt đương y mộc xoa thi
Công tục tuệ mạng truyền bảo giới
Ngô sài pháp thân quán khái thời.

Dịch:

Đức Phật là thầy thời chánh pháp.
Đến đời tượng mạt nương thi la[22]
Nối dòng tuệ mạng Công truyền giới
Tưới gội pháp thân đại chúng nhờ.

____________________
[22] Thi-la: phiên âm của tiến Phạn Sila, có nghĩa là giới luật.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 10 Aug 2013, 0:25 AM | Message # 153
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


150. TIẾP NỐI TỔ ĐĂNG MỞ THIỀN THẤT

Xét thấy tình trạng đạo chư Tổ suy vi, gia phong trong Tông môn thì lỏng lẻo, nên sau kỳ truyền giới, với dụng tâm đề xướng Thiền tông,Vân Công cho cử hành trong 49 ngày một khóa tu thiền. Khóa tu chú trọng về tọa hương, lên chánh điện, qua đường, giữ uy nghi nghiêm túc, tuân thủ quy ước chặt chẽ, theo ý nghĩa “giới sinh định, định phát sinh trí tuệ”, ngỏ hầu giữ đèn chư Tổ rạng chiếu, nước pháp của các bồ tát được thông dòng, mãi cho đến các đời mai sau.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lăng Nghiêm đại định diệu tổng trì
Tam ma thiền na vô sở ty
Nhược vấn trực chỉ tây lai ý
Cuồng tâm hiết xứ tức bồ đề.

Dịch:

Định Lăng Nghiêm tổng trì mầu nhiệm
Tam muội thiền na khó nghĩ nghì
Dám hỏi ý gì từ Tây lại
Tâm cuồng ngừng tắt ấy bồ đề.



Đại Bi Chú
 
Tihon Date: Thứ Ba, 13 Aug 2013, 1:50 PM | Message # 154
Major
Group: Users
Messages: 93
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 2:05 PM | Message # 155
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


151. TỔNG BINH LÝ CĂN NGUYÊN PHÁ HỦY CHÙA

Tân hợi là năm có cuộc cách mạng tại Trung Hoa, vua Tuyên Thống thoái vị. Khắp mọi nơi xảy ra nạn phá chùa miếu, hủy tượng, đuổi tăng. Vị tướng chỉ huy tỉnh Vân Nam lúc đó là Lý Căn Nguyên từng lãnh đạo số lính tráng đi đập các tượng, phá các chùa, giết hại tăng ni. Nhận thấy Vân Công chỉ là một nhà sư nghèo mà làm sao lại được lòng dân đến như vậy, ai nấy đều ủng hộ Công, nên Lý Căn Nguyên cho là điều kỳ quặc, rồi truyền lệnh cho bắt Ngài. Tình thế quả là nguy ngập!

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Chư tự tăng đào Công bất nhiên
Như thuộc nghiệp báo hà tỵ yên
Dĩ thân tuẫn Phật tỳ kheo chí
Chúng duyệt thành phục nguyện hoạn.

Dịch:

Bỏ chùa tăng trốn ngoại trừ Công
Nghiệp báo tránh chi chẳng bận lòng
Theo Phật xả thân tỳ kheo nguyện
Mọi người hoan hỷ nạn cùng chung.


---o0o---



152. MỘT VÀI LỜI CHUYỂN DỮ THÀNH LÀNH

Vị tổng binh ra quân, đóng trại tại chùa Tất Đàn và cho hủy bức tượng Đại Vương bằng đồng trên đỉnh núi Kê Túc, đồng thời phá các điện đường thờ Phật và chư Thiên.

Công lập tức đi xuống núi để tìm gặp họ Lý. Lính gác vốn biết Công, khuyên Công đừng vào và phải mau mau trốn đi nhưng Công cứ đi thẳng vào. Trông thấy Lý và Triệu Phan đương ngồi nói chuyện, Công làm lễ chào. Lý giận dữ lớn tiếng:
“Phật giáo thì dùng để làm gì? Ích lợi gì?”

Công đáp:
“Thánh nhân lập giáo là để cứu đời, mang lại lợi ích cho dân. Nói về điều cơ bản là làm việc lành, tránh điều ác. Từ ngày xưa chánh trị và tôn giáo đều đi chung với nhau, chánh trị đem lại ổn định cho dân, tôn giáo dẫn dắt dân.
Phật giáo thì dạy người điều phục tâm. Tâm lại là gốc của vạn vật. Nếu cái gốc mà chân chánh thì vạn vật sẽ an ổn, do đó mà thiên hạ được thái bình.”

Lúc đó với sắc mặt bớt giận dữ, vị tổng binh lấy tay chỉ vào tượng Phật.

---o0o---



153. VÀI CÂU NÓI, ÁC ĐỔI RA THIỆN

Lý nói:
“Mấy cái tượng nặn bằng đất, đẽo bằng gỗ kia thì có công dụng gì? Chẳng là phí tiền của sao?”

Công đáp:
“Phật nói tới pháp tướng. Tướng là để tượng trưng pháp, nếu không lấy hình tướng để biểu hiện pháp thì pháp Phật không mở rộng được. Công dụng của tướng chính là khởi lên niềm kính sợ trong lòng người ta vậy!

Nếu như lòng người mà không biết tới kính trọng, e sợ thì chẳng việc ác nào mà không dám làm, không việc làm nào mà chẳng ác, từ đó mà thành ra loạn, tai họa vậy. Kìa như tại Ni Sơn [23] người ta tô tượng đức Thánh, Đinh Lan [24] khắc hình cha mẹ, các từ đường tại Trung Hoa, rồi các bức tượng đồng ở các nước khác, đâu chẳng phải là khiến cho mọi người có chỗ để nương về mà khởi lòng kính ngưỡng trong tâm?
Công hiệu không thể nghĩ bàn. Còn nói về lý tột cùng, như thấy tướng mà không chấp tướng thì tức là thấy Như Lai.

Họ Lý hiện rõ nét mặt vui tươi bèn kêu trà nước, bánh để cùng Công đàm thoại.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Cải ác hướng thiện hỹ!

Dịch:

Chuyển ác thành thiện vậy!

___________________

[23] Ni Sơn: tức núi Ni Khâu, nơi cha mẹ đức Khổng Tử cầu xin mà sanh hạ ra Ngài. Từ đó đức Khổng có tên là Khâu và tên tự là Trọng Ni.
[24] Đinh Lan: Sách Nhị Thập Tứ Hiếucó kể câu chuyện Đinh Lan, thời Đông Hán, khắc tượng của cha mẹ bằng gỗ để thờ. Sớm tối Đinh Lan đến trước tượng lễ lạy, dâng nhang đèn hầu hạ, coi như cha mẹ hãy còn sống.

---o0o---




154. NGHE THẤU LỜI GIẢNG, ĐỨNG DẬY NGHIÊM CẨN ĐẢNH LỄ

Lý hỏi: “Cớ sao lại có những vị sư không tốt lành?” Công đáp: “Giới tăng già cũng có phàm thánh khác nhau, do đó không thể vì một hai người xấu mà xóa bỏ hết. Há lại có chuyện nhân một vài nho sĩ không ra gì mà trách mắng Khổng Tử? Nay như tiên sinh thống lãnh quân đội, tuy cùng trong quân kỷ nghiêm minh, nhưng có phải ai ai cũng đều thông minh chính trực như tiên sinh chăng? Biển kia không bỏ sót một con cá, một con tôm, nên mới gọi là biển cả.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phật pháp tánh hải vô bất dung
Tăng hoằng thánh hóa dụng di cùng
Hiệp thống linh giáo túc nhiên lập
Kính lễ lập chánh hựu cúc cung.

Dịch:

Pháp Phật như biển chứa hết thảy
Nhờ tăng lời Thánh rải muôn phương
Tổng binh nghe thấm nghiêm trang đứng
Đảnh lễ đứng ngay lại cúi lưng.


---o0o---




155. TỐI HÔM TRƯỚC THỌ GIÁO, NGÀY HÔM SAU ĐỔI KHÁC

Tối hôm đó, họ Lý giữ Công ở lại thọ trai. Đốt đèn lên, hai bên đàm luận về lý nhân quả một cách rành rẽ và nói đến nghiệp báo như mạng lưới ràng buộc chằng chịt; do nghiệp quả nhân duyên mà nói đến thế giới và chúng sanh nối tiếp nhau ra sao. Câu chuyện đã hứng thú, ý nghĩa lại càng thâm sâu. Tiếp chuyện Công, có lúc họ Lý điểm vào bằng những lời nồng ấm, có lúc trên dung nhan biểu lộ sự kính nể, rồi thốt nhiên, bùi ngùi thở dài:
“Pháp Phật bao la như vậy, nay tôi lại phá chùa hại tăng, gây thành nghiệp nặng, biết làm sao bây giờ!”

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Công vân phong khí thời sử nhiên
Cực lực bảo hộ công đại yên
Lý công đại duyệt dụy y giáo
Đồng tăng sơ thực thượng điện tham.

Dịch:

Công rằng thế cuộc khiến xui nên
Hộ pháp công to hãy kết duyên
Lý nghe mừng rỡ vâng lời dạy
Cùng chúng ăn chay cũng lễ thiền.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 2:32 PM | Message # 156
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


156. SÁM HỐI QUY Y TAM BẢO

Đến ngày mồng 4 tháng 8, trong núi hiện ra hào quang ánh vàng, tử đỉnh núi xuống tới chân núi, cây cỏ thảy đều biến thành mầu vàng ối.

Tương truyền rằng trong núi vốn có ba loại hào quang, mầu của Phật quang, mầu bạc và mầu vàng. Mầu Phật quang thì đôi lúc xuất hiện, còn hào quang mầu bạc và vàng thì rất hiếm thấy.

Tổng binh họ Lý rất lấy làm cảm khái trước sự việc đó, giữ lễ thầy trò đối với Vân Công, xin quy y tam bảo, rồi cung thỉnh Công làm tổng trụ trì núi Kê Túc, sau đó dẫn quân lính xuống núi. Về sự việc này, nếu chẳng phải vì sức mạnh cảm hóa từ cái đức tuyệt vời của Công, há có thể chuyển đổi được tâm niệm chỉ trong một khoảnh khắc như vậy! Ngoài Công ra ai làm được chuyện đó?

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Uy vũ bất khuất đại trượng phu
Nghị nhiên vãng kiến chí hà như
Kham tiếu phạ tử tham sinh bối
Đào chi yêu yêu tại kỳ đồ.

Dịch:

Đại trượng phu uy vũ chẳng sờn
Một lòng quyết gặp giữa ba quân
Cười người sợ chết cùng tham sống
Gặp khúc hiểm nguy vội lánh thân.


---o0o---




157. ĐI THƯỢNG HẢI THÀNH LẬP TỔNG HỘI PHẬT GIÁO

Qua hiến chương mới, Phật giáo Thượng Hải có chỗ mâu thuẫn với hội Phật giáo các nơi và người ta gửi điện mời Công đến. Tại đây, Công gặp và thương nghị với các pháp sư Ký Thiền, Trị Khai, Phổ Thường, Thái Hư, Nhân Sơn, và Đế Nhàn rồi cùng thỏa thuận đặt trụ sở Tổng Hội Phật Giáo tại chùa Tịnh An.

Tại Nam Kinh, Công gặp Tôn Dật Tiên, bàn việc sửa đổi điều lệ về hội đoàn. Sau đó, Công cùng pháp sư Ký Thiền đi Bắc Kinh, gặp Viên Thế Khải. Ở chùa Pháp Nguyên, ngài Ký Thiền nhuốm bệnh rồi ngồi mà viên tịch. Công đưa linh cữu của ngài trở về Thượng Hải, rồi tổ chức khai mạc ngày thành lập Tổng Hội Phật Giáo.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phật Giáo Tổng Hội thiết Tịnh An
Điền Kiềm Tạng văn Công đái hoàn
Ấn Tuyền Lý công hàm giới thiệu
Thái Tùng Pha đẳng ngoại hộ hiền.

Dịch:

Chùa Tịnh An thành nơi Tổng Hội
Điền Kiềm Tạng[25] văn thư mang về
Lý Ấn Tuyền[26] gửi thư giới thiệu
Dặn Thái Tùng Pha khéo hộ trì.


---o0o---




158. CHIM SÁO NIỆM PHẬT A DI ĐÀ

Năm nhâm tý, Công 73 tuổi. Trở về Vân Nam, Công lo việc tổ chức phân hội, khai mạc đại hội tại cung Văn Xương, rồi mời pháp sư Liễu Trần đứng ra lập phân hội tại Quý Châu.

Các vị lạt ma Tây Tạng đến dự rất đông. Có chương trình mở các trường học Phật giáo, lập các đoàn truyền bá đạo, cũng như thành lập các y viện và các cơ sở từ thiện. Có người đến cúng một con sáo biết nói để làm lễ phóng sinh. Trước khi con sáo quy y, học niệm Phật thì nó ăn thịt nhưng sau đó, nó chỉ ăn đồ chay rồi, có một hôm nó bị chim ưng bắt đi.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phi khứ không trung nhưng niệm Phật
Tận thử báo thân sinh Cực Lạc
Hồ vi vạn vật chi linh giả
Nhân bất như điểu luyến Ta bà.

Dịch:

Sáo đã bay cao còn niệm Phật
Báo thân này hết vãng sanh Tây
Loài người ưu tú trong muôn vật
Tham sống với chim sánh chẳng tầy.


---o0o---




159. HỒN OAN ĐÒI MẠNG BÁO CỪU

Năm quý sửu, 74 tuổi, do công việc của phân hội đòi hỏi, Công phải đi về kinh đô. Tại đây Công gặp Hùng Hy Linh và tổng lý nội các là Nhiệm Khả Trừng, và được các vị này ra sức giúp đỡ và hộ trì Phật giáo[27].

Năm sau, giáp dần, 75 tuổi, Công trở về núi Kê Túc lo việc trùng tu các chùa và tu viện. Công đi Tây Tạng, thăm 13 ngôi đại tự.

Năm ất mão, Công 76 tuổi. Sau kỳ truyền giới, một hôm, có cô con gái, 18 tuổi, con của một hiếu liêm họ Đinh ở huyện Đặng Xuyên, thình lình bị mê man bất tỉnh. Đến khi tỉnh thì tức khắc đổi giọng nói như một người nam, rồi mắng người cha:
“Ngươi cậy quyền thế vu cáo ta là trộm cướp, để đến nỗi ta bị mất mạng. Ta chính là Đổng Chiêm Bưu đây! Ngươi còn nhớ không? Nay Diêm Vương cho phép ta báo cái thù 9 năm đó!”

Nói rồi, cô ta cầm dao rượt đuổi người cha.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhân quả bất khả đào
Tạo nghiệp tất thọ báo
Kim nhật quỷ sách mạng
Vãng thời tâm táng chiêu.

Dịch:

Nhân quả không thể trốn
Nghiệp tạo quả báo theo
Hồn ma nay đòi mạng
Bởi trước tâm ác chiêu.


__________________

[27] Theo cuốn Hư Vân Hòa Thượng Niên Phổ thì nhân vật Hùng Hy Linh chính là Tổng lý nội các vào thời bấy giờ (prime minister), còn Nhiệm Khả Trừng đảm nhiệm chức vụ án tuần tại tỉnh Vân Nam.

---o0o---




160. GIẢI OAN, GIẢNG GIỚI LUẬT, SÁM HỐI

Hàng ngày, hễ mỗi lần hồn ma đến thì cô gái lại biến đổi sắc mặt và thái độ. Không những gia đình bị rối rắm, thôn xóm cũng bị phiền nhiễu. Vào khoảng đó, núi Kê Túc phái hai vị tăng là Tố Cầm và Tố Trị đi Đặng Xuyên để lo công việc chùa. Nhân đi ngang qua nhà họ Đinh, hai vị này trông thấy đông người đương đứng coi hành động hung hãn của hồn ma nhập vào cô gái. Một vị lên tiếng bảo:
- Ta khuyên ngươi đừng có làm vậy mà phá mất sự an ổn của vùng này.
Con ma đáp:
- Thầy là người xuất gia, chớ có can thiệp vào đây!
Vị tăng nói:
- Vốn là chẳng có gì liên quan đến ta, nhưng sư phụ ta dạy rằng oan phải giải, chẳng nên thắt lại, vì càng thắt oán càng sâu, khi nào mới kết liễu.
Ma nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Sư phụ của thầy là ai?
- Sư phụ ta là hòa thượng Hư Vân tại chùa Chúc Thánh.
Ma bảo:
- Tôi nguyện xin quy y và thọ giới.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thân tống chí Kê Sơn
Vân Công thuyết giới đàn
Tòng thử giải oan kết
Đặng Xuyên kết hội sám.

Dịch:

Đưa hồn ma đến Kê Túc
Vân Công giảng giới đàn
Oan kết liền được giải
Đặng Xuyên lập hội sám.


---o0o---


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 2:47 PM | Message # 157
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


161. BỊ NGHI OAN MẮC NẠN TÙ TỘI

Năm bính thìn, Công 77 tuổi. Nghĩ tới bức tôn tượng bằng ngọc mà cư sĩ Cao Vạn Bang cung tiến, cách nay đã mấy năm rồi, vẫn còn gửi tạm tại đình Quan Âm, Công muốn tìm cách mang tượng về. Lại được nghe thổ dân trong vùng đó rất tin Phật, Công bèn du hành đến các vùng biển miền Nam đặng thăm cho biết tình hình. Công đi Miến Điện giảng kinh, sau đó đáp thuyền đi Tân Gia Ba. Tại đây có sự kiểm tra và Công bị nghi oan thuộc thành phần cách mạng. Người ta bắt và giam Công lại, từ 6 giờ sáng cho đến 8 giờ tối thì có một đệ tử từng quy y với Công là Hồng Thịnh Tường tới xin bảo lãnh luôn cả 6 vị tăng, đóng tiền cho mỗi người là 5 ngàn đồng. Sau khi được phóng thích, Công đến ngụ tại tiệm buôn của cư sĩ họ Hồng qua năm, rồi lo gom góp phương tiện vận chuyển bức tượng ngọc.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vu vi cách mạng đảng
Bị phòng tù lục tăng
Linh ngữ cộng hoạn nạn
Phật quốc đồng hóa sanh.

Dịch:

Nghi oan làm cách mạng
Sáu tăng đều bị nhốt
Cùng trong vòng tù tội
Hóa sanh nơi đất Phật.


---o0o---




162. NÂNG TẢNG ĐÁ LỚN KHIẾN AI NẤY ĐỀU BỘI PHỤC

Năm đinh tỵ, Công 78 tuổi. Cuộc vận chuyển tôn tượng Phật ngọc từ đình Quan Âm trở về núi Kê Túc cần mướn tới 8 nhân công khuân vác. Đi được 10 ngày thì gặp vùng núi cao hiểm trở, chưa có dấu chân người tới.

Một hôm đi qua núi Dã Sơn, một ý tưởng thoáng qua trong số phu khiêng tượng là trong Phật ngọc có chứa vàng và châu báu, nên họ đặt tượng xuống đất và bảo rằng họ không đủ sức khiêng. Giá cả thuê mướn như vậy thì phải tính lại, họ coi như bị thiệt thòi và mọi lời khuyên giải đối với họ đều vô hiệu quả.

Trước tình hình đó, rồi nhác thấy một tảng đá lớn có thể nặng tới mấy trăm cân, Công bèn trỏ tảng đá và hỏi rằng bức tượng và khối đá cái nào nặng hơn. Mọi người đều trả lời là đá nặng hơn tượng gấp hai ba lần. Công đi tới dùng sức mình và nâng tảng đá lên. Các phu vác trông thấy thảy đều hãi sợ và bội phục. Họ bảo:
“Hòa thượng đúng là một vị Phật sống!”
Tôn tượng vận chuyển về tới núi Kê Túc, các phu vác được thưởng hậu hĩnh và họ ra về.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hộ pháp mặc trợ dã.

Dịch:

Thần hộ pháp ngầm giúp sức.

---o0o---




163. PHÁP HỘI THỦY LỤC, RÁNG MÂY CẢM ỨNG ĐIỀM LÀNH

Năm mậu tuất, Công 79 tuổi. Đường Kế Nghiêu, vị tư lệnh quân đội tỉnh Vân Nam cung thỉnh Công về Côn Minh để lo tổ chức Phật sự. Công mang theo đệ tử Tu Viên. Giữa đường gặp cướp, nhưng rồi bọn cướp lại bị Công dùng lời thuyết phục.Về đến thành phố, Đường Kế Nghiêu thỉnh cầu Công giúp đỡ ba việc:
(1) Lập một đàn tràng lớn, cầu Phật gia hộ đặng giải tiêu mọi tai nạn và siêu độ các vong linh;
(2) Xây cất một đại tùng lâm để hoằng dương Phật pháp;
(3) Lập một trường đại học từ thiện để giáo dục lớp thanh niên.

Công cũng đưa ra ba điều kiện, cấm làm thịt gia súc, đại xá tội phạm và phát chẩn cứu tế. Tất cả mọi điều Công đưa ra đều được đáp ứng. Năm ất vị, Công 80 tuổi. Pháp hội khai mạc, các ngọn nến khi thắp lên thì hoa đèn rộ nở, tựa như những bông sen, ánh sáng mầu tỏa rực khắp nơi. Sau 49 ngày, pháp hội viên mãn, đến lễ tống thánh thì trên không trung hiện ra những ráng mây hình tràng phan và tàn lọng rực rỡ.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Cảm ứng nan tư.

Dịch:

Cảm ứng khó lường.

---o0o---




164. CẶP NGỖNG NIỆM PHẬT VÃNG SINH

Năm canh thân, Công 81 tuổi. Đường Kế Nghiêu mời Công về trú tại chùa Hoa Đình. Sau đó ít lâu, họ Đường đi Hương Cảng. Một hôm Trương Chuyết Tiên mang đến chùa Vân Thê[28] để phóng sinh một cặp ngỗng trống mái và nhờ Công thuyết giảng cho chúng được quy y. Hai con ngỗng cúi đầu xuống đứng lặng nghe. Giảng về giới xong thì thấy chúng có giáng điệu hoan hỷ.

Từ đó, chúng đi theo mọi người lên chánh điện tụng kinh, đi nhiễu Phật, cứ như vậy trong ba năm. Đến ngày nọ, trước Phật, con ngỗng mái nhiễu Phật ba vòng, nó đứng thẳng người lên rồi tịch. Chẳng bao lâu sau, con trống cũng làm như vậy. Ngỗng chết rồi mà bộ lông của chúng vẫn thấy tươi tốt như lúc còn sống. Xác ngỗng được đặt trong một cái hòm nhỏ bằng gỗ rồi chôn xuống đất.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nhất thiết chúng sinh hữu Phật tính
Bách thiên tam muội chứng bồ đề
Vạn vật nguyên lai bổn nhất thể
Tam giới vô tư nhiệm tự thích.

Dịch:

Hết thảy chúng sanh có Phật tính
Trăm ngàn tam muội chứng bồ đề
Vạn vật vốn cùng chung một thể
Ba cõi đâu riêng mặc sức về.


__________________

[28] Chùa Hoa Đình về sau đổi tên thành chùa Vân Thê.

---o0o---




165. CỨU CÔ GÁI VÀ HÓA ĐỘ HAI HỌ

Năm tân dậu, Công 82 tuổi. Cố Phẩm Trân là chủ nhiệm tỉnh Vân Nam. Năm đó trời làm lụt, rồi hạn hán, tiếp theo là nạn dịch với bệnh yết hầu lan tràn. Mọi công trình xây dựng phải đình hoãn lại.

Một hôm Công đi về thành phố. Lúc trở về núi, nhân ngồi nghỉ bên gốc cây, Công lượm được một gói đồ và mở gói ra thì thấy bên trong có nữ trang gồm xuyến vàng, vòng ngọc, đồng hồ, với 8 ngàn tiền Vân Nam và hơn một vạn đồng tiền quan Pháp (francs). Tất cả đều được Công gói lại tính để chờ có dịp sẽ giao hoàn cho chủ. Trời đã gần tối, Công phải trở về. Khi đến hồ thì trông thấy một cô gái nhẩy xuống nước, Công bèn cứu lên, hỏi han thì biết cô này họ Chu, bị gả cho ông họ Tôn, một cấp chỉ huy trong quân đội. Vì bị làm nhục, tức khí cô gái trốn đi nên xảy ra sự việc như trên. Công hóa độ cho cả hai bên gia đình, đồng thời truyền giới quy y cho họ.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thất kim dục tự sát
Cáp ngộ hoạt bồ tát
Chửng cứu ly khổ hải
Tôn Chu cộng hiến hoa.

Dịch:

Mất của toan tự sát
Duyên may gặp bồ tát
Vớt người lìa bể khổ
Tôn Chu cùng dâng hoa.




AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 3:15 PM | Message # 158
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


166. LƯỢM ĐƯỢC VÀNG CỨU TẾ NẠN DÂN

Năm nhâm tuất, Công 83 tuổi. Chùa Hoa Đình bắt đầu công trình trùng tu. Năm xưa người con thứ của vua A Dục trông thấy một bầy chim phượng mầu xanh biếc nên đặt tên núi là Bích Kê sơn. Nay, ở đây thì lại đào được một tấm bia trên có khắc hai chữ “Vân Thê”.

Trong khu rừng đàng sau chùa mọi người còn lượm được một bao, trong đựng vàng bạc và tiền, đáng giá trên hai mươi vạn đồng. Ý kiến chung muốn giữ số tiền đó cho chùa, nhưng Công thì chủ trương hiến cho nhà nước để dùng vào việc giúp đỡ cô nhi quả phụ và những nạn nhân cùng khổ trong nạn dịch vừa qua. Ai nấy đều tán đồng như vậy.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lộ bất thập di cổ thánh thời
Tài đương nghĩa thủ tư nhân tri
Cơ cẩn bố thí năng tế chúng
Xả kỷ tòng thiện đại đức sư.

Dịch:

Chẳng nhặt của rơi thời thánh cổ
Được tiền phi nghĩa lẽ nào theo
Tiền mang bố thí khi dân đói
Vì thiện quên mình quả đức siêu.


---o0o---




167. LỄ CẦU TUYẾT CUỐI MÙA XUÂN TIÊU NẠN DỊCH YẾT HẦU

Mấy năm liền thiên tai hoành hành tại Vân Nam. Bệnh yết hầu phát tác dữ dội. Luôn mấy tháng trời không mưa. Người chết vô kể trong số quan dân binh lính.
Mọi người nhớ lại chánh sách nhân đức năm xưa của Đường Kế Nghiêu, do đó mới đồng lòng làm kiến nghị xin mời họ Đường trở về làm chủ nhiệm tỉnh Vân Nam. Họ Đường lên chùa xin Công lập đàn cầu mưa, nhờ vậy mà trời mưa lớn trong ba ngày, nhưng dịch yết hầu vẫn chưa lui, vì phải có tuyết xuống mới mong trị được bệnh này. Lúc đó đã là cuối xuân rồi, Đường Kế Nghiêu lại xin Công lập đàn cầu tuyết. Đàn được thiết lập. Sau đó tuyết đổ xuống dầy tới một thước (đơn vị cũ). Mọi người đều cho rằng Phật pháp quả là khó lường.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Mộ xuân thụy tuyết phân phân phiêu
Tiêu trừ hầu dịch cứu đồng bào
Đường công thiện chính thiên tâm chuyển
Trưởng lão từ nguyện Phật lực chiêu.

Dịch:

Điềm vui mưa tuyết cuối mùa xuân
Dịch yết hầu tiêu cứu nạn dân
Thiện chánh họ Đường trời cảm ứng
Lòng từ trưởng lão Phật gia ân.


---o0o---




168. CHÙA ĐI GẶT LÚA TRONG CẢNH HOANG VẮNG

Năm quý hợi, Công 84 tuổi. Trong thời kỳ này có một vài kỳ tích lạ. Có vụ hỏa thiêu xác một bà họ Lý và khi lửa đốt lên hóa thành hình bông sen.
Trên ngôi mộ của ni sư Đạo Minh thì có tổ kiến đùn lên giống như hình một cái tháp.
Thiền sư Cụ Hành, tự đốt mình hóa thân về Tây Phương.

Năm giáp tý, Công 85 tuổi. Công tác tập trung vào việc tu sửa các chùa tháp. Năm ất sửu, Công 86 tuổi. Công truyền giới giảng kinh, tổ chức các khóa nhập thất dài hạn. Năm bính dần, Công 87 tuổi. Hồi này trong hạt Vân nam có nhiều cướp bóc, dân chúng lo sợ, lúa chín mà không dám đi gặt về. Công đứng xin với quân đội đừng ngăn trở để cho phép các tăng đi gặt lúa.
Từ đó cả ngàn người kéo nhau đến chùa để có gạo ăn. Mới đầu ai nấy có cơm ăn, kế đến phải ăn cháo, rồi nước cám, sau chỉ còn nước uống đỡ đói v.v. Chùa và mọi người cùng cam chịu khổ với nhau. Thấy vậy dân chúng hết sức cảm động !

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thủy tắc đồng thực phạn
Kế nhi ẩm chúc tương
Chung chí khang hòa thủy
Tăng tục cộng chưng thường.

Dịch:

Mới đầu có gạo có cơm
Sau đành húp cháo đỡ cơn đói lòng
Cuối cùng hòa cám nước trong
Tăng tục cam chịu cùng chung qua ngày.


---o0o---




169. ĐIỀM LÀNH : HOA SEN NỞ Ở VƯỜN RAU VÀ TRÊN CÂY MAI

Thời gian Công trụ trì chùa Vân Thê, Ngài lo sắm sửa vật liệu, rồi kiếm nhân công giúp việc xây cất và chính Công cũng đích thân lao động như họ. Sau khi xây xong các phòng cho chư tăng thì mỗi năm đều có đàn truyền giới, giảng kinh sách và tọa thiền. Năm bính dần, đương trong kỳ truyền giới thì cây mai khô ở sân trước chánh điện bỗng nở ra mấy chục đóa hoa sen trắng, đồng thời các vườn rau trước và sau chùa cũng rộ nở hoa sen mầu xanh, trong hoa đều có hình hóa Phật, giống như trong kinh[29] nói:

Nay ta Lô Xá Na
Ngồi trên đài hoa sen
Ngàn bông sen vây quanh
Trên hiện ngàn Thích Ca.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Khô mai khai liên hoa
Chủ lâm thần trợ phát
Chư Phật lai gia hộ
Thiên diệp thiên Thích Ca.

Dịch:

Mai khô nở liên hoa
Chúa rừng ra tay giúp
Chư Phật đều gia hộ
Ngàn cánh ngàn Thích Ca.

_____________________

[29] Kinh Phạm Võng quyển hạ :
“Ngã kim Lô Xá Na, phương tọa liên hoa đài, châu táp thiên hoa thượng, phục hiện thiên Thích Ca”


---o0o---




170. ĐI HƯƠNG CẢNG VÀ CỔ SƠN

Năm đinh mão, Công 88 tuổi. Có các công trình xây dựng như cất lầu chuông U Minh. Năm mậu thìn Công 89 tuổi. Để quyên tiền đúc tượng, Công cùng với cư sĩ Vương Cửu Linh đi Hương Cảng.
Hồi đó chủ nhiệm tỉnh Quảng Đông là Trần Chân Như cho một phái viên đưa Công đến Quảng Châu. Công đi thăm núi Bạch Vân Sơn. Trần Chân Như muốn thỉnh Công về trụ trì chùa Nam Hoa đặng có thể chấn hưng lại đạo tràng Tào Khê, nhưng Công không nhận. Công đi Cổ Sơn, giảng kinh ở đây, sau đó thăm chùa A Dục bái xá lợi và kế đó đi triều bái Phổ Đà Sơn.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vị mộ thiện duyên thiệp sơn xuyên
Phổ linh đồng luân chủng phước điền
Hữu duyên tức tài vô lậu quả
Đương diện thố qua vạn kiếp nan.

Dịch:

Khuyến khích chúng sinh gieo ruộng phước
Khắp nơi quyên góp vượt quan hà
Duyên may gieo được nhân vô lậu
Vạn kiếp uổng trôi dịp bỏ qua.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 3:38 PM | Message # 159
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


171. ĐẢM NHIỆM TRỤ TRÌ CHÙA DŨNG TUYỀN

Năm kỷ tỵ, Công 90 tuổi. Tháng giêng Công đi từ Thượng Hải về Cổ Sơn, lễ tháp của chư Tổ. Nhân dịp đó, chủ tịch tỉnh Phúc Kiến kiêm bộ trưởng hải quân là Dương Ấu Kinh (Thụ Trang) cùng vị cựu chủ tịch của tỉnh này là Phương Thanh Đào, cả hai dẫn một nhóm viên chức cùng các thân hào, cả tăng lẫn tục, với các cư sĩ hộ pháp đến để ngỏ lời giữ Công ở lại trụ trì tại Cổ Sơn.

Nơi này vốn là chỗ Công xuống tóc xuất gia năm xưa, lại chạnh nhớ tới đức lớn của chư tổ, trước ơn nghĩa đó lòng Công cảm thấy khó thể từ chối trách nhiệm này. Công nhận lời để lo liệu công việc chấn hưng chùa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Dũng Tuyền cổ sát Đường đại hưng
Cao tăng long tượng độ quần manh
Vân Công phi tích trú thạch cổ
Chỉnh đốn tông phong giáo hóa hành.

Dịch:

Dũng Tuyền chùa cổ tự đời Đường
Lớp lớp cao tăng nối pháp đăng
Công dời trượng trụ hòn trống đá[30]
Chỉnh đốn tông phong pháp diễn dương.


____________________

[30] Hòn trống đá:
Hòn đá giống hình cái trống, chỉ núi Cổ Sơn, nơi chùa Dũng Tuyền.


---o0o---




172. HAI CÂY THIẾT THỤ NỞ HOA DƯỚI THỀM

Năm canh ngọ, Công 91 tuổi. Mọi sự được giải quyết xong xuôi ổn thỏa. Cứ đến xuân sang là kỳ truyền giới. Công mời hòa thượng Văn Chất làm yết ma. Trong khi Công thuyết giảng kinh Phạm Võng thì hai cây thiết thụ[31] trước thềm nhà phương trượng nở rộ các bông hoa. Theo truyền thuyết thì một cây là do chính tay Mân Vương trồng, còn cây kia do chính tổ Thánh Tiễn trồng và chúng là những loại cây tăng trưởng rất chậm, cả ngàn năm mới nở hoa một lần. Để ghi nhận điềm cát tường này, Công có bài kệ trong có câu “Ưu đàm chẳng phải hoa tầm thường v v. . .”

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Bồ tát diễn pháp chúng hộ trì
Phóng quang hiện thụy chính cập thì
Không trung truyền báo long thiên tán
Thiết thụ khai hoa thế hy kỳ.

Dịch:

Bồ tát nói pháp chúng hộ trì
Điềm lành hiển hiện quả tức thì
Trên không loan báo trời rồng tán
Thiết thụ nở hoa chuyện hy kỳ.


____________________
Ghi chú của Atoanmt:
[31] Phượng vĩ thiết thụ: Cây Dừa Tây, trồng làm cảnh, không có Trái to như Trái Dừa của ta, trái lại, trái nhỏ như trái Cau, không ăn uống được, nhưng có thể dùng làm thuốc kiện-dương.


---o0o---




173. TRỌNG GIỚI LUẬT MỞ HỌC VIỆN

Năm tân mùi, Công 92 tuổi, được mọi người xem như vì sao bắc đẩu trong Thiền tông. Ngài đề xướng pháp môn thượng thừa
“Chẳng lập văn tự,
truyền ngoài giáo lý,
chỉ thẳng nhân tâm,
thấy tánh thành phật
và lấy tâm ấn tâm”.

Ngoài ra, nhận thấy giới tăng già trong đời mạt pháp thường coi nhẹ về giới luật, do đó Công thành lập học viện giới luật nhằm giáo hóa lớp trẻ tuổi, nêu cao chánh pháp, rồi mời luật sư Từ Chu làm chủ giảng. Số tăng sĩ học viên lên tới sáu bẩy chục người.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đề xướng mộc xoa tạo tăng tài
Thập phương học giả quy khứ lai
Chủ giảng luật sư ủy Từ lão
Đại xiển thi la kim cương giới.

Dịch:

Mộc xoa đề xướng tạo tăng tài
Tìm học tới lui từ khắp nơi
Ủy nhiệm Từ công vai chủ giảng
Kim cương giới luật lại triển khai.


---o0o---




174. ÔNG LÃO THẦN LONG VƯƠNG THỌ GIỚI

Năm nhân thân, Công 93 tuổi. Giữa mùa truyền giới, xuân năm đó, có một ông già, tóc râu bạc trắng, diện mạo thanh tú, đi thẳng vào nhà phương trượng rồi quỳ xuống xin với Công để được thọ giới. Hỏi tên họ gì thì ông già trả lời là họ Dương, quê quán tại Nam Đài Kiều, tỉnh Phúc Kiến.

Lúc ấy có một tăng, tên Diệu Tông mới thọ giới cũng vốn là người Nam Đài, nhưng sư Diệu lại không biết ông già đó là ai. Sau kỳ bồ tát giới thì không ai thấy ông lão nữa. Diệu Tông trở về Nam Đài và khi ghé qua miếu Long vương thấy diện mạo bức thần tượng giống hệt ông già thọ giới.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Long vương cầu giới hóa lão ông
Bồ tát giới tất vô ảnh tung
Diệu sư kinh quá Long thần trắc
Giới điệp đoan nhiên tại thủ trung.

Dịch:

Hóa lão ông Long vương cầu giới
Bồ tát giới xong thấy mất tăm
Long miếu sư Diệu ghé thăm
Giới điệp thần tượng còn cầm trong tay.


---o0o---




175. THỜI LOẠN VẪN ĐÓN NHẬN KHÁCH TĂNG

Năm quý dậu, Công 94 tuổi. Quân đội Nhật Bản chiếm đóng Sơn Hải Quan. Lòng dân hoang mang, quân lính tán loạn, tình trạng bất an lan tràn khắp mọi nơi. Lộ quân thứ 19 tại vùng Phúc Kiến nổi loạn khiến các chùa trong toàn tỉnh đều phải đóng cửa, không tiếp nhận khách tăng, duy còn chùa Cổ Sơn nơi Công Trụ trì thì vẫn đón nhận những vị từ đường biển ghé vào, do đó chư tăng từ khắp các ngả trên biển tụ tập tại Cổ Sơn lên tới khoảng một ngàn năm sáu trăm người. Kết quả là vấn đề lương thực rất thiếu thốn, nhưng mỗi ngày một người cũng được một bát cơm và một bát cháo.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phật giáo kỷ nhiệm đảm Như Lai
Tăng già cơ khát thân thọ hoài
Hoạn nạn điên bái tất ư thị
Thế biến lưu ly cánh nghi tài.

Dịch:

Dấn thân gánh vác việc Như Lai
Tăng chúng đói no dạ quan hoài
Hoạn nạn cam go là hẳn thế
Loạn ly càng rõ hạnh tu dầy.



AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 3:58 PM | Message # 160
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


176. BA LẦN BÁO MỘNG LỤC TỔ KÊU VỀ

Năm giáp tuất, Công 95 tuổi. Kỳ giới đàn mùa xuân, Công mời hòa thượng Ứng Từ giảng kinh Phạm Võng. Một đêm nọ, vào tháng hai, trong khi đương ngồi kiết già, như tuồng trong giấc mộng mà chẳng phải là mộng, Công thấy Lục Tổ đến nói với Công: “Đã tới lúc ông phải trở về”. Ngày hôm sau Công kể lại cho đệ tử là Quán Bổn nghe. Quán Bổn tìm lời an ủi Công. Đến tháng tư, có một đêm trong 3 lần chiêm bao, Lục Tổ lại về giục Công đi. Công rất lấy làm lạ. Chẳng bao lâu sau, chủ tịch tỉnh Quảng Đông là Lý Hán Hồn phái Ngô Chung Thạch và các nhân viên mang thư đến cung thỉnh. Công nhận lời.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lục Tổ tam mộng thôi tốc hồi
Bách quan vạn dân nghinh pháp khu
Bảo Lâm đạo tràng trùng quang nhật
Khổ hạnh lão tăng khiêu thổ thời.

Dịch:

Ba lần báo mộng Tổ kêu đi
Ngàn vạn quan dân đón pháp về
Tự viện Bảo Lâm ngày khởi sắc
Một phen khổ hạnh lại đến kỳ.


---o0o---




177. NGƯỜI THỌ GIỚI HỔ QUY Y

Đến mùa đông, các tín đồ hộ pháp một lòng cầu xin thọ giới. Nhận thấy nhà cửa hư hỏng, tường vách đổ nát, Công cho dựng phòng ốc bằng tre, dùng tranh lợp mái, tạm làm nơi trú ngụ cho đại chúng. Số quyến thuộc của các viên chức và thân hào trong tỉnh Quảng đông và Triều Châu đến tham dự khoảng mấy trăm người, họ mang theo cả lính đi bảo vệ. Số người quy y rất là đông.

Trong đêm ngày 17 tháng 11, đương lúc thuyết giảng về bồ tát giới thì có một con hổ đến quy y. Mọi người đều kinh hoàng. Công giảng cho hổ nghe về giới quy y thì hổ liền khấu đầu ba lần, tỏ ra ngoan ngoãn. Công nói câu kệ sau :

Hổ thức quy y Phật
Chánh tính vô lưỡng dạng
Nhân tâm dữ thú tâm
Đồng nhất quang minh tạng.

Dịch:

Hổ biết quy y Phật
Tánh đúng là như vậy
Tâm người cùng tâm thú
Đều là quang minh tạng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thú vương lễ pháp vương
Quy y hộ giới đàn
Niên niên lai triều bái
Nguyệt nguyệt trì giới hương.

Dịch:

Vua thú lạy vua pháp
Quy y hộ giới đàn
Hàng năm lại triều bái
Tháng tháng trì giới hương.


---o0o---




178. CÂY BÁ KHÔ HÂN HOAN NỞ LỘC

Năm ất hợi Công 96 tuổi. Xuân năm đó tướng Lý Hán Hồn đổi qua miền đông khiến cho việc trùng tu chùa thiếu người hỗ trợ. Sau kỳ truyền giới, đáp ứng lời mời của tổ chức Đông Hoa Tam Viện tại Hương Cảng, Công đến đây chủ trì khóa lễ siêu độ thủy lục rồi sau đó, Công ghé qua Cổ Sơn mời pháp sư Viên Anh đảm nhiệm chức vị trụ trì. Về lại Nam Hoa, Công tu bổ Tổ điện, Quan Âm đường và xây cất các phòng ốc để làm nơi trú ngụ.

Qua tháng 11 thì ba cây bá (bách) đàng sau chùa, về phía bắc của đình Phục Hổ và phía nam của suối Trác Tích, trồng lên từ đời Tống, nguyên đã khô héo từ mấy trăm năm, nay bỗng mọc ra cành tươi mới.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Khô bá hân hân hựu hướng vinh
Sinh khí bột bột lạc ý nùng
Bút giả thân đổ tư kỳ tích
Chí đức cảm vật mị bất ứng.

Dịch:

Già khô cây bá bỗng xanh tươi
Nhựa sống tràn dâng tỏ ý vui
Người viết đích thân xem tận mắt
Cỏ cây cũng cảm đức cao vời.

---o0o---




179. CÁO TRẮNG QUY Y THỌ GIỚI

Năm bính tý, Công 97 tuổi. Mùa xuân là kỳ truyền giới. Sau đó là các cuộc viếng thăm của chủ tịch nhà nước Lâm Tử Siêu, viện trưởng Cư Chính và tướng Tưởng Giới Thạch. Các vị này tới thăm chùa và trợ giúp vào các công trình trùng tu.

Hồi đó, đơn vị quân đội trú đóng tại Tào Khê là đoàn quân thứ 16. Lâm Quốc Canh, vị chỉ huy của đoàn quân, một hôm, mang đến chùa một con cáo lông trắng, để chùa phóng sanh. Sau khi giảng giới cho cáo quy y xong, Công cho mang cáo vào núi thả ra, nhưng nó không đi mà ở lại chùa như loài chó nuôi trong nhà vậy. Về sau, cáo bị xe cán, Công nói kệ để siêu độ cho cáo.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Bạch hồ quy y cánh linh thông
Tưởng công sậu chí viễn tương nghinh
Nhập trượng dẫn công xuất kiến khách
Bỉ thử ác thủ tiếu doanh doanh.

Dịch:

Cáo trắng quy y chuyện dị kỳ
Chợt đâu tướng Tưởng viếng Tào Khê
Công ra tiếp khách từ xa đến
Cùng nắm tay nhau cười hả hê.


---o0o---




180. LẠT MA TÂY TẠNG QUY Y

Năm đinh sửu, Công 98 tuổi. Sau kỳ truyền giới mùa xuân, Công đi Quảng Châu giảng kinh do hội cư sĩ tại đây cung thỉnh. Hồi đó vì lòng ngưỡng mộ đạo đức của Công, nên có vị lạt ma Tây Tạng là Kim Cương thượng sư Vinh Tăng Kham Bố, cùng La Cách Cánh Tang, dẫn một số hơn 10 người Tây Tạng tới xin quy y với Ngài. Sau đó, một số tăng và các chúng hộ pháp ở Phật Sơn mời Công đến chủ trì lễ khai quang bảo tháp tại chùa Nhân Thọ. Xong việc, Công trở về Nam Hoa tiếp tục lo các công trình tu bổ tự viện.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Quảng khai pháp diên độ hàm thức
Đại xiển giáo nghĩa hóa manh xuy
Tây Tạng hoạt Phật lai quy kính
Đông Chấn tỳ kheo đệ nhất chi.


Dịch:

Trải chiếu pháp sinh linh hóa độ
Nghĩa đạo mầu giảng dụ người si
Lạt ma Tây Tạng quy y
Tỳ kheo bậc nhất chỉ về miền Đông.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 4:45 PM | Message # 161
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


181. QUÁ NGỌ NHỊN ĂN NHẰM VIỆC CỨU TẾ

Năm mậu dần, Công 99 tuổi. Như thường lệ mùa xuân có kỳ truyền giới. Sau đó giảng kinh rồi Ngài đi Hương Cảng chủ trì pháp hội đại bi cho tới mùa thu mới trở về Nam Hoa. Năm ất mão, Công 100 tuổi. Vào mùa truyền giới thì chiến nạn lan rộng, số người thọ giới càng đông, từ các nơi đổ về. Công đề xướng hàng ngày bỏ ra 2 tiếng đồng hồ tụng sám hối, nhằm giải tiêu các tai kiếp và siêu độ các chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến kháng Nhật, đồng thời ra lệ quá ngọ không ăn, bỏ bữa ăn chiều để dành một phần lương thực cống hiến nhà nước dùng vào việc cứu tế. Mọi người đều tán thành.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Từ thiện vi hoài chẩn tai dân
Tu Đạt trưởng giả cấp cô bần
Lão nhân phương ngoại niệm xích tử
Giảm thực tiết y cứu quần luân.

Dịch:

Việc từ thiện một lòng cứu nạn
Tu Đạt Đa[32] xưa hẳn thế này
Thương dân đói khổ đó đây
Bớt ăn bớt mặc giúp ai khốn cùng.


_____________________

[32] Tiếng Phạn là Sudatta, tên của trưởng giả Cấp Cô Độc.

---o0o---




182. CỨU ĐÓI CHẲNG TÍCH LŨY TIỀN

Năm canh thìn, Công 101 tuổi. Thời gian sau kỳ truyền giới là lúc Quảng Châu bị chiếm đóng. Các cơ quan dân sự và quân đội phải di tản về Khúc Giang. Tăng già thập phương cũng đổ xô về, nên Ngài phải cho tu sửa lại chùa Đại Giám ở Khúc Giang, coi như một tu viện phụ thuộc của chùa Nam Hoa. Công cũng cho tu sửa lại cả chùa Nguyệt Hoa để có đủ chỗ cho mọi người.
Năm Tân Tỵ, Công 102 tuổi. Các công trình xây dựng hoàn thành rất mau chóng. Với số tiền thâu góp được khoảng trên hai chục vạn đồng, Công hiến cho chính phủ để gom vào quỹ cứu đói.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đại địa chúng sinh hữu Phật tính
Đại đức cao tăng bồ tát tâm
Đại xả bố thí châu pháp giới
Đại hỷ tịch nhiên nhập định trung.

Dịch:

Đại địa chúng sinh có Phật tính
Đại đức cao tăng tâm bồ tát
Đại xả bố thí trùm pháp giới
Đại hỷ tĩnh lặng vào trong định.


---o0o---




183. THẦN CÂY LONG NÃO XIN THỌ GIỚI

Năm Nhâm Ngọ, Công 103 tuổi. Mùa xuân vào kỳ truyền giới, có một thiện nam đến, tự xưng thuộc họ Trương, quán tại Khúc Giang, 34 tuổi và xin được thọ giới xuất gia. Khi được hỏi đã xuống tóc với vị thầy nào thì y nói không có thầy. Hỏi đã chuẩn bị y và bát của người xuất gia chưa thì trả lời rằng không có. Công ban cho pháp danh là Thường Nhục. Y tỏ vẻ trầm lặng, siêng năng và chu đáo. Khi ba giới đàn kết thúc viên mãn thì y đã biến mất. Qua năm sau, Công nằm mộng thấy y đến đòi tờ giới điệp, Ngài mới hay y là vị thần cây long não[33] .

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lão Chương cầu giới diệc kỳ duyên
Ký vô bát cụ thiểu sư phó
Công khai phương tiện tứ pháp hiệu
Tam đàn thọ tất cánh yểu nhiên.

Dịch:

Họ Trương cầu giới lạ lùng thay
Chẳng bát chẳng y cũng chẳng thầy
Phương tiện tạm bầy ban pháp hiệu
Giới xong biến dạng chẳng ai hay.


_____________________

[33] Cây long não: Tên chữ hán là chương thụ (樟樹), hay còn gọi là long não thụ (龍腦樹).Trong truyện, người thọ giới tự xưng thuộc họ Trương (張)và điều đáng chú ý là 2 chữ chương (樟) và Trương(張) phát âm giống nhau trong tiếng Trung Hoa.

---o0o---




184. MÁY BAY ĐỊCH ĐỤNG NHAU BỐC CHÁY TIÊU

Mùa thu, Công cho tu sửa am Vô Tận. Một hôm 8 chiếc máy bay của quân địch đến bay lượn trên không nhiều vòng. Thời gian này đúng là lúc rất đông các yếu nhân trong chính phủ đến chùa, họp bàn chuyện quốc sách. Phi cơ tuần thám trên không, không chịu bay đi. Công ra lệnh tất cả các tăng chúng trở về phòng, đừng chạy đi đâu, còn riêng Ngài thì lên chánh điện, thắp hương rồi ngồi kiết già. Máy bay địch thả bom xuống. Bom rớt ngoài chùa, ở bờ sông trong khu rừng, còn máy bay thì có hai chiếc đụng nhau, bốc cháy tiêu tan. Từ đó về sau máy bay địch không tới nữa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Địch cơ oanh tạc thế mãnh hung
Nam Hoa tự thượng thám quân tình
Phật lực hộ trì kinh vô hiểm
Toàn bằng lão tăng định hóa công.

Dịch:

Máy bay oanh tạc thế dữ hung
Quanh chùa do thám lượn trên không
Kinh hoàng thoát hiểm nhờ ơn Phật
Toàn cậy công phu định của Công.


---o0o---




185. ĐƯỢC BỒ TÁT VI ĐÀ BÁO MỘNG VÀ PHÁT TÂM

Đến tháng 11, chủ tịch Lâm Tử Siêu cùng các viên chức nhà nước phái các ông Khuất Ánh Quang và Trương Tử Liêm đến cung thỉnh Công đi Trùng Khánh để tổ chức pháp hội “cứu quốc tiêu tai”. Năm Quý Mùi, Công 104 tuổi. Quan chức chính phủ lần lượt thiết tiệc trai mời Ngài. Tháng 3 thì Ngài trở về Nam Hoa. Hồi đó cư sĩ Trịnh Tử Gia, người Triều Châu đến chùa cho hay ông nguyên là một thương gia ở Hương Cảng. Khi quân Nhật chiếm đóng Cảng, ông thấy trong giấc mộng một võ sĩ mặc áo giáp vàng trỏ phương hướng cho ông trốn chạy, nay tới chùa Nam Hoa được trông thấy dung mạo bồ tát Vi Đà, ông mới biết đó chính là vị thần trỏ đường mà ông đã gặp trong giấc mộng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Tử Gia mộng Vi Đà
Cảm ân dục báo đức
Thỉnh nguyện tu tự miếu
Thủ trợ hải hội xá.

Dịch :

Tử Gia mộng Vi Đà
Cảm ơn muốn báo đức
Nguyện tu sửa chùa miếu
Cất ngay nhà hải hội.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 4:52 PM | Message # 162
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


186. RỒNG ĐEN QUY Y CHÁNH PHÁP

Năm Giáp Thân, Công 105 tuổi. Y sĩ Tạ Song Hồ ở tỉnh Giang Tây có dẫn một ni cô, pháp danh Tuệ Diễn, mới xuất gia, đến xin Ngài cho thọ giới. Một hôm, đương lúc quá đường nhiễu Phật, sư cô hốt nhiên ngất xỉu, chốc lát sau mới tỉnh dậy. Khi ba đàn truyền giới kết thúc, sư cô Tuệ Diễn mới quỳ xuống bạch với Ngài sự việc cô thường bị quỷ hắc long ám. Nay cô được truyền giới, con quỷ rồng đen đó không dám tới kề cận với cô nữa và nó cũng muốn xin được thọ u minh giới đặng cải tà quy chánh. Con quỷ bèn mượn thân của ni cô rồi vẽ ra hình một con rồng đen, đầu là đầu rồng, thân là thân người. Ni cô Tuệ Diễn cầm tấm hình đó lên để xin thọ giới. Ngài chấp thuận.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hắc long tác trúy loạn nữ trinh
Tuy nhiên xuất gia nhưng cựu xâm
Nam Hoa thọ giới kỳ thánh giả
Nhất đồng thọ giới viễn ly thân.

Dịch:

Con quỷ rồng đen ám gái trinh
Đi tu quỷ vẫn đeo bên mình
Nam Hoa cầu giới nơi chân thánh
Cùng thọ giới xong quỷ dứt tình.


---o0o---




187. ONG NÚI KÉO VỀ THỔ PHỈ ĐẾN

Mùa hè chùa Nam Hoa mở pháp hội thủy lục. Trước đó một tháng, có một loại ong rất lớn cỡ bằng ngón tay cái, kéo về nhiều vô số, làm tổ ở hai hành lang của pháp đường. Công trình xây tổ của chúng quả là khéo léo. Công cùng ông Sầm Học Lữ và một số cư sĩ có đến xem. Ngài bảo loại ong đầu người này rất hiếm thấy, nếu xuất hiện thì sẽ có sự chẳng lành. Đến tháng 11, quân Nhật chiếm Triều Châu, rồi bọn thổ phỉ lại tới chùa ăn cướp. Khoảng nửa giờ sau khi chúng bỏ đi, thì có người của Công phái đến rước cư sĩ Sầm Học Lữ về chùa Vân Môn. Điều này cho thấy dự báo của Công thật là kỳ diệu!

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Sơn phong kết sào thổ phỉ lai
Tứ phương phong động loạn thế thái
Dự ngôn tiên triệu ngữ quả trúng
Đãi chí hữu sự tiếp nhĩ hồi.

Dịch:

Ong rừng làm tổ cướp kèm theo
Ong dậy bốn phương biến loạn nhiều
Quả đúng như lời từng dự báo
Tới ngày ắt rước chẳng chờ lâu.


---o0o---




188. DÂN LÁNH NẠN, THỢ KHÔNG LẤY TIỀN CÔNG

Năm Ất Dậu, Công 106 tuổi. Miền bắc tỉnh Quảng Đông bị quân Nhật chiếm đóng. Dân lánh nạn đến chùa rất đông. Mới đầu còn được ăn cháo gạo, sau thì chỉ còn ăn bột khoai. Trong cảnh binh loạn khó khăn trăm bề, vào khoảng năm dân quốc thứ 32, tướng Lý Hán Hồn cùng các vị hộ tống Ngài di chuyển về chùa Đại Giác, núi Vân Môn. Trước cảnh tượng hoang phế nơi đây, mặc dầu thời cuộc loạn ly, Công vẫn bắt tay vào các công trình tu sửa, đặng trùng hưng lại tự viện. Những toán thợ tham gia, làm hồ, làm mộc, làm gạch ngói v.v. tạm thời góp sức mà không lấy tiền công lao.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Ly loạn hưng công bội gian cự
Cánh gia nạn dân tăng phụ đảm
Nguyện đồng cam khổ dữ hoạn nạn
Tái kỳ công giả bất chi tiền.

Dịch:

Khởi công thời loạn bội gian nan
Còn phải cưu mang số nạn dân
Cam khổ nguyện cùng trong hoạn nạn
Lạ kỳ công thợ miễn chi tiền.


---o0o---




189. CÂY ĐÀO CHÙA LỤC DUNG BIỂU HIỆN ĐIỀM LÀNH

Năm Bính Tuất, Công 107. Đệ nhị thế chiến kết thúc. Tại các tỉnh, các công chức trở về làm việc như xưa. Như thường lệ, chùa Nam Hoa mở đàn truyền giới và giảng kinh. Chính phủ gửi thông tư kêu gọi các chùa trong toàn quốc tụng kinh siêu độ cho các chiến sĩ trận vong. Vân Công đi Quảng Châu thể theo sự cung thỉnh của các quan chức và thân hào tại nơi đây, để chủ trì đàn cầu siêu tại chùa Tịnh Tuệ (tức chùa Lục Dung). Vào ngày 17 tháng 9, cây đào của chùa rộ nở hoa, phô mầu sắc xán lạn chưa từng có. Trên một vạn người chiêm ngưỡng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hữu tình vô tình giai tùy hỷ
Thiện nhân ác nhân tận tham quan
Phi đào cửu nguyệt phóng hoa nhụy
Long Hoa tam hội nguyện tương phùng.

Dịch:

Hữu tình vô tình đều tùy hỷ
Người lành kẻ ác đến xem chung
Hoa đào tháng chín phô mầu sắc
Ba hội Long Hoa nguyện trùng phùng.


---o0o---




190. TỪ XA VẠN DẶM HÒA THƯỢNG AN TỪ ĐI GẶP VÂN CÔNG

Năm Đinh Hợi, Công 108 tuổi. Ngài về chùa Nam Hoa truyền giới, giảng kinh, sau đó đi Hương Cảng, Áo Môn, Trung Sơn, Thạch Kỳ và một vài nơi khác để chủ trì các pháp hội. Năm Mậu Tý, Công 109 tuổi. Từ Song Thành, đường xa vạn dặm, hòa thượng An Từ, pháp danh là Độ Luân, đi đến gặp Vân Công. Qua lời trao đổi, Ngài biết vị khách tăng là một pháp khí, bèn ấn chứng công phu, truyền lại pháp mầu tâm ấn, đồng thời giao phó trọng trách chủ nhiệm Giới Học Viện, chờ một ngày nào cơ duyến đến.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Công kiến ngã ngôn như thị
Ngã kiến Vân Công chứng như thị
Vân Công dữ ngã giai như thị
Phổ nguyện chúng sinh diệc như thị.

Dịch:

Thấy ta Công nói như vậy
Ta thấy Công chứng như vậy
Vân Công với ta đều như vậy
Nguyện mọi chúng sinh cũng như vậy.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 7:49 PM | Message # 163
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


191. CƯ SĨ JENNINGS QUY Y

Sau kỳ truyền giới mùa xuân, Vân Công đi hoằng pháp tại Quảng Châu và Hương Cảng. Đến mùa đông có một nữ cư sĩ người Mỹ là Ananda Jennings, đi máy bay từ Mỹ qua, muốn tìm ấn chứng về đạo. Cha nữ cư sĩ vốn là một linh mục Thiên Chúa giáo, chồng cũng là một giáo đồ, riêng bà thì tự mình nghiên cứu về thần học, đã từ 20 năm. Nhận thấy Thiên Chúa giáo chưa tới được chỗ rốt ráo, bà đổi qua tu theo đạo Phật. Tại Ấn Độ, bà đóng cửa ẩn tu trong vòng 4 năm và tự cảm thấy được khai ngộ. Trước công hạnh về thiền của Vân Công, bà đem lòng kính ngưỡng nên bà tìm đến Nam Hoa, xin quy y và được ban cho pháp danh là Khoan Hoằng. Sau khóa tu thiền, Vân Công đứng cùng với bà Jennings và thiền sư Độ Luân chụp hình làm kỷ niệm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đệ tử mãn đại thiên
Hằng sa số bất hoàn
Kim cử Chiêm Ninh sĩ
Lược dĩ biểu nhất đoan.

Dịch:

Đệ tử khắp đại thiên
Nhiều hơn cát sông Hằng
Kể về chuyện Chiêm Ninh
Lược cử một trường hợp.


---o0o---




192. CỨU NẠN TĂNG GIÀ TRONG TINH THẦN VÔ ÚY

Năm Kỷ Sửu, Công 110 tuổi. Mùa xuân, truyền giới xong, Công trở về chùa Vân Môn. Tại đây Ngài cho tiến hành một công trình tô tượng để trang nghiêm toàn bộ các điện thờ, tổng cộng được trên 80 pho tôn tượng. Ngài đi Hương Cảng giảng kinh. Một hôm, trong buổi đàm đạo, cư sĩ Sầm Học Lữ hỏi Ngài ở đâu có được sự an ổn trước thế cuộc đổi mới này. Ngài bảo:
“Đối với người học đạo thì chỗ nào cũng là quê hương. Buông bỏ hết mọi thứ thì ngay đó là đạo tràng. Cư sĩ cứ an tâm đi!”.

Họ Sầm giữ Công ở lại Hương Cảng để hoằng pháp nhưng Ngài trả lời rằng việc đó đã có người đảm nhiệm. Ngài còn lo việc hỗ trợ cho giới tăng già, kể tới hàng vạn người đương ở tại đại lục.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Duy hộ giáo nạn cứu tăng già
Thệ báo Phật ân phó thang hỏa
Vô úy tinh thần phấn tam muội
Hữu vi hạnh nguyện việt vạn kiếp.

Dịch:

Cứu vãn tăng già khi pháp nạn
Vào lửa đền ơn Phật cũng cam
Tinh thần vô úy nung định lực
Hạnh nguyện rải xa muôn kiếp sau.


---o0o---




193. BIẾN CỐ VÂN MÔN CHỊU CỰC HÌNH

Năm Canh Dần, Vân công 111 tuổi. Ngài vẫn đi Nam Hoa để làm lễ truyền giới, sau đó mới trở về Vân Môn. Tại thiền đường, khóa thiền hoạt động có tính cách trường kỳ. Có người đã được khai ngộ. Năm sau, Tân Mão, Công 112 tuổi.

Mùa xuân, đương trong kỳ truyền giới thì đột ngột biến cố xảy ra. Ngày 24 tháng 2 âm lịch bỗng thấy có hơn một trăm người mang vũ khí đến bao vây chùa. Họ gom các tăng lại, nhốt tất cả trong thiền đường và không cho một ai được tự do đi lại, đồng thời giam giữ Công trong thất của Ngài, không cho ăn uống, cấm cả việc đại tiểu tiện, thẳng tay tra khảo. Bọn họ mặc sức lục lọi, đào xới hết mọi nơi, chửi bới và đánh đập mọi người.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Khảo đả sách kim tiền
Chúng tăng bất tri vân
Độc bách tăng trung thụy
Huyết lưu lặc đoạn căn.

Dịch:

Tra khảo đòi tiền bạc
Chúng tăng biết nói chi
Bức hại vị đức tăng
Máu chảy xương sườn gãy.


---o0o---




194. GẶP ĐỨC TỪ THỊ LẠI TRỞ VỀ

Đến ngày mồng 3 tháng 3 thì thương thế của Công trở nên trầm trọng. Ngài ngồi như khi tọa thiền, nhưng mắt chẳng nhìn, miệng chẳng nói, không ăn, không uống. Các thị giả Pháp Vân và Khoan Thuần luôn ở bên cạnh. Số người lạ kia thì ra sức hành hạ Công, chân đạp, tay thì dùng roi đánh, mặc cho chí mạng. Đến ngày 11, Ngài ngả xuống nằm theo thế “cát tường”, hơi thở không còn nữa và mạch thì dừng lại, nhưng thân thể còn ấm áp.

Ngày 12, Công lại hồi sinh và kể lại rằng trong giấc mộng Ngài đã lên nội viện cung trời Đâu Xuất. Nơi đó được trang nghiêm rất mực hoa lệ, thế gian không thể sánh kịp. Ngài thấy bồ tát Di Lặc ngồi trên tòa thuyết pháp, rồi lại thấy cả các ngài Chí Thiện, Tử Bá v v.... Ngài A-Nan thì giữ vai duy na, còn Công ngồi ở vị trí thứ 3.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Duy tâm thức định pháp
Từ Thị thân khẩu tuyên
Nghiệp duyên tạm hồi khứ
Sự cánh tái phục hoàn.

Dịch:

Trong định pháp duy thức
Đức Từ Thị miệng truyền
Nghiệp duyên hãy tạm lui
Xong việc lại trở về.


---o0o---




195. MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VÀ CÙNG NHAU ĐI CHẶT CỦI

Đến giai đoạn này, các tăng chúng vẫn không được tự do, thậm chí ăn cơm cũng có kẻ canh gác. Qua tháng 5, tin tức về biến cố lan truyền đến Bắc Kinh và nhà đương cuộc phái về chùa một ủy ban điều tra gồm các ủy viên thuộc trung ương và cấp tỉnh. Khi hỏi đến Vân Công thì ngài đáp chẳng có chuyện gì. Ngài chỉ nói là tai bị điếc và mắt thì mờ.

Tai biến của chùa Vân Môn chấm dứt nhưng lương thực thì cạn hết. Ngài bảo với mọi người rằng :
“Nghiệp nặng của ta mà lụy đến đại chúng, phải chịu khổ cực, thiếu ăn. Các vị ở lại hay đi nơi khác thì cứ tự nhiên.”

Ngài nói như vậy mà không ai chịu bỏ đi, rồi tất cả cùng nhau đi chặt củi để bán lấy tiền mua gạo nấu cháo cùng ăn. Công khóa tu tập vẫn như thường lệ.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Đăng sơn trảm sài tân
Phó thị hoán bạch mễ
Ký vô nỉ ngã tha
Hòa hợp chân nhất thể.

Dịch:

Lên núi cùng chặt củi
Gánh ra chợ đổi gạo
Chẳng ta, người, ai khác
Hòa hợp chung một thể.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 8:22 PM | Message # 164
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


196. TỪ VÂN MÔN ĐI BẮC KINH

Năm Nhâm Thìn, Công 113 tuổi. Thương thế và bệnh tình của Ngài thuyên giảm ít nhiều. Ngài hướng dẫn đại chúng thiền tập và tu đạo, đồng thời chỉnh đốn dọn dẹp lại sau vụ tàn phá. Từ tháng giêng đến tháng ba năm ấy, liên tiếp 4 lần Công nhận được điện tín mời Ngài đi Bắc Kinh. Các nhân viên được phái đến để hộ tống. Ngài bảo với các đệ tử rằng :
“Đã đến lúc ta phải đi để cứu vãn pháp nạn.”

Nhân dịp Ngài viết mấy câu thơ như sau:

Ngọa duyệt ngũ đế tứ trào
Bất giác thương tang kỷ độ
Thọ tận cửu ma thập nạn
Liễu tri thế sự vô thường.

Dịch:

Trải qua năm đế với bốn trào
Bao độ đổi thay biển hóa dâu
Nạn nọ tai kia thân thọ lãnh
Vô thường sự thế nghĩa thâm sâu.


Ngày mồng bốn tháng tư Ngài cùng bốn thị giả lên đường đi Bắc Kinh.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Công nguyện phó Bắc Bình
Vãn giáo cứu ni tăng
Thập phương đại đoàn kết
Nhất trí lực thực hành.

Dịch:

Công nguyện đi Bắc Kinh
Cứu pháp nạn cứu tăng
Mười phương cùng đoàn kết
Một lòng góp sức chung.


---o0o---




197. HƯỚNG DẪN KHÓA TU QUAN ÂM TẠI CHÙA TAM PHẬT

Khi Vân Công gần tới Thiều Châu thì đã thấy trên một ngàn thiện nam tín nữ nghênh đón Ngài từ đàng xa cả mười dặm đường. Công trú tại chùa Đại Giám. Các tín đồ đến đãnh lễ rất đông, nghẹt các đường lộ.

Ngày mồng 10, Ngài đáp xe lửa Việt Hán hướng về bắc. Đến Vũ Xương thì trú tại chùa Tam Phật. Lúc ấy các vết thương lại phát đau. Cư sĩ Trần Chân Như chăm lo thuốc thang cứu chữa và thương thế Công có phần thuyên giảm. Hòa thượng Ứng Hâm bèn thỉnh Công hướng dẫn khóa Quan Âm. Có hơn hai ngàn người quy y.
Khi pháp sự xong, mặc dầu vết thương chưa lành hẳn, Ngài lại tiếp tục lên đường đi Bắc Kinh. Đại chúng mời Ngài cùng chụp hình chung để làm kỷ niệm.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Lão bệnh bạt thiệp vị chúng mang
Tráng chí hạo nhiên lăng tiêu nhưỡng
Đồ kinh Tam Phật lưu đạo ảnh
Đan tâm nhất điểm báo Pháp vương.

Dịch:

Lặn lội thân già bệnh trọng mang
Vì ai dũng khí ngất trời xanh
Dừng chân Tam Phật lưu đạo ảnh
Một tấc lòng son báo Pháp vương.


---o0o---




198. ĐẾN KINH THÀNH TRÚ TẠI CHÙA QUẢNG TẾ

Vân Công vịnh bài thơ như sau:

Nghiệp phong xuy tống đáo Vũ Xương
Lão bệnh trì khu lụy chúng mang
Tam nguyệt yêm lưu Tam Phật tự
Nhất trường tai nạn nhất tàm hoàng
Vô tâm dục khóa lâu đầu hạc
Hữu nguyện đồng đăng tuyển Phật trường
Thượng tưởng ngọc tuyền Quan Tráng Mậu
Năng ư ngôn hạ ngộ chân thường.

Dịch:

Nghiệp duyên đưa đẩy tới Vũ Xương
Già bệnh lụy người chạy thuốc thang
Ba tháng im hơi Tam Phật tự
Một phen tai nạn luống bàng hoàng
Lòng nào mong cưỡi trên lưng hạc
Vốn nguyện cùng lên tuyển Phật trường
Tưởng đến Ngọc Tuyền[34] Quan Tráng Mậu[35]
Ngay lời vừa thốt ngộ chân thường.

Ngày 28 tháng 7 Ngài đáp xe lửa Kinh-Hán, từ Hán Khẩu đi Bắc Kinh. Khi đến Kinh thành, Ngài được mọi người tiếp đón, gồm các vị trưởng lão các chùa, rồi các đoàn thể cùng các vị như Lý Nhiệm Triều, Diệp Thoái Am v.v. Ngài trú tại chùa Quảng Hóa, về sau mới đổi về chùa Quảng Tế.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Mạt pháp nhân tâm nguy
Thánh tăng đạo tâm vi
Thiên cổ thùy công huân
Vạn thế ngưỡng quang huy.
.
Dịch:

Thời mạt pháp nhân tâm nguy
Thánh tăng ít đạo tâm suy
Ngàn năm gương công đức
Vạn thế ngưỡng quang huy.


______________________

[34] Lưu Bị lập đền thờ Quan Vũ tại núi Ngọc tuyền. Quan Vũ tức Quan Vân Trường, người đời sau thường gọi là Quan Công.
[35] Quan Tráng Mậu: Tráng Mậu hầu là tên thụy của Quan Vũ.


---o0o---




199. NHẬN SỰ CÚNG DÀNG BA VẬT QUÝ VỚI TƯ CÁCH ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC

Do pháp sư Viên Anh cùng một số các vị khác khởi xướng tại chùa Quảng Tế, Ngài thành lập Hiệp Hội Phật Giáo Trung quốc. Được mọi người đề cử làm hội trưởng, nhưng với lý do già và bệnh, Ngài suy từ mà chỉ nhận chức hội trưởng danh dự mà thôi. Hiệp hội thỉnh nguyện với nhà đương cuộc các điều sau :

Nghiêm cấm việc phá chùa, hủy tượng và đốt kinh tại bất cứ tại địa phương nào.
Không được bắt các tăng ni hoàn tục.
Ruộng đất sỡ hữu của chùa sau ngày bị quốc hữu hóa sẽ được giao hoàn lại phần nào cho tăng ni canh tác làm phương tiện tự túc.
Thỉnh nguyện trên được chấp thuận.
Ngài nhân danh đại diện cho Phật giáo toàn quốc thâu nhận ba món báu vật do nước Tích Lan gửi tặng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phật đà xá lợi tử
Bối diệp đạt ma kinh
Bồ đề đạo bảo thụ
Ngã sư thân thủ nghinh.

Dịch:

Trân quý xá lợi Phật
Kinh viết trên lá bối
Cây bồ đề đạo quả
Vân Công Ngài thọ nhận.


---o0o---




200. PHÁP HỘI LỚN CHO THẾ GIỚI HÒA BÌNH

Đến tháng 10, dân chúng Thượng Hải bầy tỏ ý muốn lập một pháp hội để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Họ thương nghị với nhau đề cử cư sĩ Phương Tử Phan cùng một số người tới Bắc Kinh cung thỉnh Ngài về chủ trì pháp hội. Ngày 11 tháng 12, Ngài đến Thượng Hải giữa rừng hoa và cờ của trên một ngàn người đi nghênh rước. Tính theo âm lịch thì pháp hội khởi đầu vào ngày 26 tháng 10. Phụ giúp trong pháp hội thủy lục có các hòa thượng Ứng Từ, Tĩnh Quyền bên cạnh 10 vị đại đức cùng với 72 vị tăng khác. Pháp hội kéo dài đến ngày 14 tháng 12 âm lịch mới hoàn mãn với sự tham dự lũ lượt của các thiện tín.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Pháp hội kỳ cầu thế hòa bình
Đạo tràng thù thắng các an ninh
Tiêu tai miễn kiếp di lệ khí
Tăng phúc diên thọ giáng cát tinh.

Dịch:

Nguyện cầu thế giới hòa bình
Đạo tràng thù thắng an ninh mọi loài
Miễn trừ kiếp nạn tiêu tai
Điềm lành phước thọ cả hai dồi dào.


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 8:34 PM | Message # 165
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


201. TỊNH TÀI QUY Y CÚNG DƯỜNG CHƯ TĂNG VÀ CÁC ĐẠO TRÀNG CỔ

Trong suốt thời gian pháp hội có trên bốn chục ngàn người đến quy y. Họ đến từ các tỉnh trên toàn quốc, có khi đi xa cả ngàn dặm đường. Có tất cả 10 địa điểm để tiếp nhận người đến xin quy y, chia thành các ban ghi danh và cấp phát giấy chứng nhận. Tịnh tài thâu được đều giao hết lại cho ban tổ chức pháp hội, còn Ngài thì không nhận một đồng nào. Số tiền đó dùng để phân phát cho tất cả mọi nơi, như tứ đại danh sơn thì có Phổ Đà Sơn, Ngũ Đài Sơn, Cửu Hoa Sơn và Nga Mi Sơn. Như bát danh sát- tám đạo tràng cổ - kể ra là Thiên Đồng, Dục Vương, Cao Mân, Linh Nham, Dũng Tuyền, Quán Tông, Thất Tháp, Địa Tạng.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Bác thi năng tế chúng
Khổng viết duy thánh đương
Cung dưỡng cổ danh sát
Công đức vĩnh lưu phương.

Dịch:

Thi ân rộng khắp cứu dân đông[36]
Khổng Tử nói ấy là bậc thánh
Cúng dường đạo tràng cổ
Công đức mãi tiếng thơm.

____________________

[36] Lược dịch từ “bác thi tế chúng” (博施濟眾), trích trong sách Luận Ngữ của Nho gia. Hai câu kệ đầu nhắc tới lời đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Cống.

---o0o---




202. CÁC PHÁP HỘI CỬ HÀNH LIÊN TIẾP TẠI TÔ CHÂU VÀ HÀNG CHÂU

Năm quý tỵ Công 114 tuổi. Ngày mồng 9 tháng giêng, tại chùa Ngọc Phật Ngài cho mở khóa thiền kéo dài trong hai thất (14 ngày). Khi thiền thất kết thúc, đoàn thể Phật giáo tại Hàng Châu phái Đỗ Vĩ tới thỉnh Ngài về nơi đây để chủ trì pháp hội. Ngài trú tại chùa Tĩnh Từ. Mấy ngàn người tới xin quy y. Kế đó Ngài đi Tô Châu cũng làm chủ pháp hội chiếu theo lời mời của hòa thượng Diệu Chân. Sau ngày pháp hội, Ngài viếng Hổ Khâu lễ bái tháp của tổ Thiệu Long. Trông thấy quang cảnh điêu tàn, Ngài lại khởi phát việc trùng tu tháp để nơi này trở lại cương vị danh thắng như xưa.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Phó Hàng sự tất chí Cô Tô
Pháp hội trùng trùng bất tu hưu
Hổ Khâu tái lễ Thiệu Tổ tháp
Hủy nhi phục hưng tự thiên thu.

Dịch:

Hàng Châu xong việc đến Cô Tô
Pháp hội liên miên chẳng nghỉ ngơi
Tháp Tổ Thiệu Long thân lễ bái
Phế tàn lại dựng để ngàn thu.


---o0o---




203. THAM BÁI TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐÁ TẠI VÂN CƯƠNG

Thể theo lời mời của pháp sư Nam Thông, Ngài đến chùa Lương Sơn chủ trì pháp hội. Hàng ngàn người từ các nơi đến xin quy y. Tháng 3 Ngài trở về Thượng Hải và đến tháng 4 thì có điện mời Ngài đi Bắc Kinh.

Ngài lại trú tại chùa Quảng Tế. Đại biểu Phật giáo các nơi về kinh tập họp và Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc chính thức được thành lập. Đại hội đồng nhóm họp đề ra những nghị quyết trọng yếu và sau khi kết thúc Ngài đến Đại Đồng thuộc tỉnh Sơn Tây để triều bái tượng Phật bằng đá tại hang Vân Cương, một kỳ quan vĩ đại về nghệ thuật điêu khắc.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Nghệ thuật tinh điêu Vân Cương Phật
Cử thế giai xưng vĩ đại tác
Ngã sư tối hậu vưu triều lễ
Suất thân thùy phạm vật không qua.

Dịch:

Phật đá Vân Cương nghệ thuật tinh
Tán xưng vĩ đại chẳng ngoa danh
Tôn sư lại quyết thân triều bái
Gặp dịp nêu gương tự chính mình.


---o0o---




204. TRÙNG TU NGÔI CHÙA CỔ ĐỂ TƯỞNG NIỆM CÔNG ĐỨC CỦA TỔ SƯ

Ngài rời khỏi kinh đô đi Vũ Xương. Pháp sư Thuận Thành mời Ngài chủ trì hai kỳ thiền thất tại chùa Bảo Thông. Sau đó Ngài lên núi Lư Sơn trú tại chùa Đông Lâm. Đến tháng 6 một nhóm thiền tăng đi từ Vĩnh Tu, núi Vân Cư tìm đến Ngài tham bái. Có kể lại rằng trong thời gian quân Nhật chiếm đóng, chùa Chân Như đã bị họ thiêu rụi, chỉ còn lại Phật Tỳ-lô-giá-na. Nay thì tôn tượng đồng đó vẫn còn trơ trơ, ngự tọa giữa cảnh hoang tàn cỏ dại. Ngài buồn nhớ tới công lao khai sáng của tổ Đạo Dung vào năm Nguyên Hòa đời Đường, rồi từ đó biết bao anh kiệt xuất hiện. Ngài thấy trùng tu là lẽ đương nhiên.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Vân Cư Chân Như Vân Công cư
Từ bi tam muội từ mẫu bi
Tổ sư đạo tràng thệ trùng kiến
Bồ tát hạnh nguyện vô dĩ thời.

Dịch:

Vân Công ở Vân Cư Chân Như
Từ bi tam muội từ mẫu bi
Chùa cổ Tổ xưa thề dựng lại
Hạnh nguyện bồ tát chẳng biến suy.


---o0o---




205. NÚI VÂN CƯ KẾT LỀU CỎ CƯ TRÚ

Ngày mồng 5 tháng 7 Vân Công lên núi Vân Cư, trú ngụ trong một gian chuồng bò. Khoảng tháng 9 một số đệ tử của Ngài từ Quảng Châu tìm đến, rồi kể cả các vị xuất gia từ mọi nơi đến nữa, tính khoảng trên năm chục người. Đến tháng 10, do tin tức truyền lan rộng, giới tăng già mười phương kéo đến, mỗi ngày một đông. Hai bữa ăn mỗi ngày và cũng may mắn là có cư sĩ Giản Ngọc Giai cung phụng. Năm Giáp Ngọ, Vân Công 105 tuổi. Ngài cho xây cất một số gian phòng cho các tăng cư trú, dựng pháp đường, chánh điện v.v…Tháng 11, chuồng bò bị cháy, Ngài phải làm một mái bằng cỏ để che rồi Ngài vẫn trú ở đấy. Thiền thất bắt đầu.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Kết mao an cư tâm địa quảng
Cổ thạch phu tọa tánh thiên khoan
Vân Công chí thử toàn phóng hạ
Bất hưu hưu thời diệc hưu hưu.

Dịch:

An cư lều cỏ tâm trùm khắp
Tĩnh tọa núi xưa tánh bao la
Vân Công tới lúc lòng rũ sạch
Chẳng nghỉ ngơi mà vẫn nghỉ ngơi.


---o0o---


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Aug 2013, 8:41 PM | Message # 166
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


206. THỊ HIỆN ĐAU BỆNH NẰM THẾ CÁT TƯỜNG

Năm Ất mùi Vân Công 116 tuổi. Năm đó chùa xây thêm được nhà bếp Hương Tích và Ngũ Quán đường và một kỳ thiền thất được tổ chức. Năm Bính Thân, Công 117 tuổi. Tính nhắn tin cho người biên soạn tập sách đến Vân Cư nhưng thư thì chưa gửi được. Chánh điện và Thiên Vương điện và một số công trình khác được xây cất thêm. Pháp sư Hải Đăng được mời làm trụ trì. Vân Công giảng kinh và chủ trì hai kỳ thiền thất. Năm Đinh Dậu, Ngài 118 tuổi. Các điện đường khác được hoàn tất và hơn một trăm tôn tượng cũng được tô xong. Ngài giảng kinh và cho mở ba kỳ thiền thất. Số tăng sĩ cư trú trên hai trăm vị. Năm Mậu Tý, Ngài 119 tuổi. Cư sĩ Chiêm Lệ Ngô giúp sức kiến tạo tháp Hải Hội. Năm Kỷ Hợi Ngài 120 tuổi. Đến hạ và thu thì Ngài nhuốm bệnh kịch liệt.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Hóa cánh phóng hạ quy khứ lai

Dịch:

Việc giáo hóa đã buông rồi! Ngài ra đi...

---o0o---




207. ĐẠI BÁT NIẾT BÀN CHỨNG VÔ SANH

Ngày 12 tháng 9 âm lịch, biết trước thời khắc lúc ra đi, Vân Công phó chúc, dặn dò các đệ tử đời sau phải ráng sức tinh tấn, siêng năng tu giới định tuệ, diệt tắt tham sân si, vì pháp quên thân mình và luôn sống trong tình thương kính nhau. Ngài nói bài kệ như sau:

“Tôm chẳng xuống nước vì thương mạng kiến
Ta muốn thả sông vui lòng thủy tộc
Làm mồi cho họ xin hiến thân này
Để độ chúng sanh cùng chứng bồ đề

Xin các bạn đạo
Chớ có ưu sầu
Sanh tử theo nghiệp
Như tầm làm kén
Tham mê chẳng dừng
Vui buồn tự trói
Muốn giải nạn này
Gắng công tu tập
Khéo đạt vô sanh
Sáng rõ tâm địa
Dứt tình oán ghét
Thoát hiểm luân hồi
Tu ba học tịnh
Kiên trì bốn niệm
Thệ nguyện viên thành
Mọi thứ đều huyễn
Như sương như chớp
Chứng ngộ chân không
Vạn pháp một thể
Hợp tan vui buồn
Như bọt nước t
rôi.

Sau khi ta tịch và thân này đã thiêu hóa xong thì các vị hãy lấy tro xương nghiền nát ra, trộn lẫn với dầu, đường và bột làm thành những viên nhỏ rồi tất cả rải xuống sông để cống hiến cho loài thủy tộc. Tròn được nguyện ước đó, ta vô cùng cảm tạ.
Hư Vân, người trả nợ đảnh lễ.” (1)

Ngài nhập niết bàn vào giờ vị (từ 11:00 đến 1:00 giờ), ngày mậu thìn, tháng giáp tuất, năm Kỷ Hợi.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Bách trấp quy khứ bát niết bàn
Thiên vạn tái lai độ nhẫn kham
Nhất thiết hữu tình giai kiều thủ
Thùy dân vô nguyện bất trùng chiêm
Kỳ Công mãn chúng nguyện.

Dịch:

Trăm hai mươi tuổi nhập niết bàn
Ngàn vạn mong về độ nhẫn kham (2)
Hết thảy hữu tình nay trông ngóng
Còn ai chẳng ước lại ngưỡng chiêm
Cầu xin Công thỏa nguyện đại chúng!


______________________

(1)「蝦恤 蟻命不投水。吾慰水族身擲江。析諸受我身願供。同證菩提度眾生。請各法侶不必憂慮。生死循業。如蠶縛繭。貪迷不休。囚閒憂喜。欲除此患。努力修煉。妙契無 生。明通心地。斷愛憎情。脫輪迴險。參淨三學。堅持四念。誓願圓成。質幻露電。證悟真空。萬法一體。離合悲歡。隨緣泡水。吾死後。化身畢。請各位將吾骨 灰。碾成細末。以油糖麥共骨灰和好。做成丸果。請送放河中。以供水族。滿吾所願。感謝無盡。還債人虛雲頂禮。」

(2) Nhẫn kham : hay Kham nhẫn tức chỉ cõi Ta-bà

---o0o---




208. LẬP PHÁP HỘI ĐẠI BÁT NHÃ ĐỂ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Ngày 15 tháng 9 âm lịch, hòa thượng Độ Luân hay tin Vân Công viên tịch. Ngày 16, hòa thượng triệu tập toàn thể các tín đồ hộ pháp và ra quyết định tổ chức ba kỳ niệm phật, luôn trong ba tuần, bắt đầu từ ngày 17. Bốn chúng tham gia đông đảo. Ngày mồng 10 tháng 10 thì khởi đầu cho một pháp hội tụng kinh Bát Nhã, đủ sáu trăm quyển, kéo dài trong 140 ngày, cho tới ngày mồng 1 tháng 3 năm sau mới xong. Đàn tràng được thiết lập tại Phật Giáo giảng đường, phòng A trên lầu 12 của tòa nhà Du Viên, tọa lạc tại số 31 đường Hoàng Nê Dũng, Hương Cảng[1] . Bốn chúng đều hoan hỷ tham gia pháp hội, đồng thời có người được phái đi thỉnh xá lợi về, rồi tháp được xây lên để thờ xá lợi.

Kệ tán của hòa thượng Tuyên Hóa:

Thống ngã thiên nhân sư thượng sư
Thành bỉ Tịnh độ thánh trung thánh
Duy vọng lân mẫn sinh chúng sinh
Tái lai độ hóa tình hữu tình.

Dịch:

Thương ôi! Thầy ta, thầy trời người
Đã về Tịnh độ nơi hàng Thánh
Chỉ mong thương xót đám chúng sinh
Tình, hữu tình lại trở về độ.


[1] Đường Hoàng Nê Dũng còn có tên là đường Thành Hòa - Bào Mã địa (như đã ghi trong nguyên văn, bản chữ Hán 跑馬地成和道) vì lúc xưa nơi đây là trường đua ngựa.


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Năm, 22 Aug 2013, 0:11 AM | Message # 167
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 22 Aug 2013, 9:25 AM | Message # 168
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn LongTracAn

Vì thấy Bạn đã mở đầu post loạt bài này, rất dài, lại phải chen hình ảnh cho mỗi bài...rất công-phu...nếu không nói là "Công-Đức"...

Nên thỉnh thoảng, mình có rảnh, lại ráng tiếp Bạn post đó...
Hôm qua, làm việc ở Sở, được 1 buổi chiều rảnh-rang, nên mình đã cố-gắng post luôn 1 hơi cho dứt điểm...
Một lần nữa... LongTracAn


AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO