Thứ Hai
29 Apr 2024
11:55 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 29 Jul 2012, 3:44 PM | Message # 51
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


49. Qua Sông Hoàng Hà Gặp Tuyết

Qua ngày mồng hai, ngài qua sông Hoàng Hà. Vừa qua đến bờ thì trời tối đen, không có chỗ trú ngụ qua đêm. Ngài phải ngồi kiết già trong túp lều tranh bên bờ sông. Suốt đêm tĩnh mịch, ngài lạnh run ngồi chờ sáng. Khi trời hừng sáng, ngài thấy khắp nơi tuyết trắng xóa biến thành thế giới bằng bạc lấp lánh trải rộng khắp nơi. Tuyết ngập sâu cả thước (thước cổ, khoảng 1/3m), không còn nhận ra phương hướng. Biết không còn cách nào để đi được, ngài bèn tọa thiền niệm Phật.

Kệ tán của Hoà Thượng Tuyên Hoá:

 

Hoàng Hà bạch tuyết thảo mao bằng,

Phu tọa quán tâm hàn lãnh xâm.

Thụy tuyết phiêu phiêu ngân thế giới,

Tuy nhiên hữu ngã khước vô nhân.

Nghĩa là:

 

Hoàng Hà tuyết trắng trú lều tranh,

Thiền tọa quán tâm lạnh thấm mình.

Lất phất tuyết rơi trời bạc phủ,

Có ta mà tựa chẳng người quanh.



Đại Bi Chú
 
ThiệnTâm Date: Thứ Hai, 30 Jul 2012, 1:37 PM | Message # 52
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 07 Oct 2012, 0:33 AM | Message # 53
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


50. Đói Lạnh Gặp Văn Cát

Lều tranh không có liếp che, trong ngoài trống trải. Ngài nằm co ro một góc, tuyết bay đầy trời. Vừa đói, vừa rét, chỉ còn hơi thở nhưng chánh niệm chẳng rời. Được ba ngày thì lâm vào tình trạng hôn mê. Quá trưa ngày mồng 6 tuyết mới tạnh, có chút bóng mặt trời, song Ngài không dậy được vì đã nhiễm bệnh. Ngày mồng 7, có một người hành khất tới, hỏi han chuyện trò, nhưng Ngài không nói năng được. Người đó nấu cháo kê vàng cho Ngài ăn.

Hòa Thượng Tuyên Hóa có kệ rằng:

Phô địa cái thiên tuyết vi chiên,

Lão nhân độc ngọa phi cô hàn.

Tri âm cái giả lai ủy vấn,

Tuyết trung tống đốn hoàng mễ xan.

Nghĩa là:

Màn trời, chiếu đất, tuyết thay chăn,

Lão nhân nằm lả chẳng khổ sầu.

Hành khất tri âm đến hỏi chuyện,

Giữa tuyết nâng đút cháo kê vàng.



Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Chủ Nhật, 07 Oct 2012, 0:33 AM
 
truclam2011 Date: Chủ Nhật, 07 Oct 2012, 4:06 AM | Message # 54
Lieutenant
Group: Users
Messages: 76
Status: Tạm vắng
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 16 Nov 2012, 8:02 PM | Message # 55
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


51. Từ Ngũ Đài Trở Về Trường An

Ngài [Hư Vân] ăn cháo xong, trong người ấm áp trở lại. Người hành khất hỏi: “Thầy từ đâu đến?” Ngài đáp: “Từ Nam Hải.”
Hỏi: “Thầy đi đâu?” Đáp: “Triều bái núi Ngũ Đài.”
Ngài hỏi danh tánh thì người hành khất trả lời: “Tôi họ Văn, tên Cát.”
Ngài hỏi: “Đi về đâu?”
Đáp: “Từ Ngũ Đài trở về Trường An.”
Ngài hỏi: “Đã ở Ngũ Đài thế có quen biết ai trong các chùa tại đó chăng?”
Người hành khất mỉm cười đáp: “Mọi người ở đó đều biết tôi—gã Văn Cát khốn khổ.”

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Thọ khổ liễu khổ, tử phục sanh,
Hưởng phúc tiêu phúc, phú hựu bần.
Văn Thù Bồ-tát Diệu Cát chí,
Cứu khổ cứu nạn cứu si mê. Nghĩa là:
Chịu khổ hết khổ, chết lại sống,
Hưởng phước hết phước, giàu thành nghèo.
Bồ-tát Văn Thù—“Diệu Cát” đến[1],
Cứu người hoạn nạn thoát lầm mê.

[1]. Văn Thù, tức Văn Thù Sư Lợi, là tiếng Phạn; dịch là Diệu Cát, Diệu Cát Tường (kiết tường mầu nhiệm) hay Diệu Đức. Nên “Diệu Cát chí” là “sự chơi chữ (pun)”, hàm ý là đem đến sự may mắn, sự kiết tường không thể nghĩ bàn (nhiệm mầu, vi diệu).



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 16 Nov 2012, 8:03 PM | Message # 56
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


52. Phong Cơ Thoại Đầu Là Đây

Ngài [Hư Vân] mới hỏi đường lên núi Ngũ Đài. Người hành khất đáp: “Từ Mạnh Huyện đi tới Đại Châu, qua Nga Khẩu. Tại đây có một vị Tăng là Thanh Nhất tu trong động Bí Ma, giữ giới rất nghiêm mật.”

Ngài hỏi: “Đường đi bao xa?” Đáp: “Hai ngàn dặm.”

Khi trời sáng, người hành khất lấy tuyết để nấu cháo, rồi chỉ vào trong nồi và hỏi Ngài: “Ở Nam Hải có cái này không?”

Ngài đáp: "Không có.”

- Vậy uống cái gì?

- Uống nước.

Khi đó tuyết trong nồi vừa tan và người hành khất lại chỉ vào nồi hỏi tiếp: "Cái đó là thứ gì?"

Ngài lặng thinh, không biết đáp ra sao.


Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

"Nam Hải giá cá hữu dã vô?"

Sở ngật hà vật, thủy duyên thục,

Phục vấn: "Thủy thị hà vật dã?"

Công nan ứng đối ngữ mặc như



Nghĩa là:

"Cái này Nam Hải có hay không?"

Cái đó thì không, uống nước thôi!

"Cái gì trong ấy tan ra đó?"

Chẳng nước là gì, đáp chẳng xuôi.



Đại Bi Chú
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 17 Nov 2012, 5:55 AM | Message # 57
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 17 Nov 2012, 12:23 PM | Message # 58
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


#53. Tinh Thần Khôi Phục, Tiếp Tục Hành Hương

Người hành khất hỏi: “Thầy cầu điều gì mà đi triều bái danh sơn?”

Ngài trả lời: “Tôi từ lúc sanh ra không được trông thấy mẹ, nên dùng cách này để báo đáp ơn sâu.”

- Đường xa, trời lạnh, lại còn vác hành lý thì biết bao giờ mới tới nơi? Tôi khuyên thầy đừng đi bái hương nữa!

Ngài đáp: “Đã có lời nguyện, nên chẳng kể tháng năm, xa gần.”

Người hành khất nói: “Khó thay lời nguyện đó! Hiện nay, đường lộ mênh mông, kiếm không rõ lối, thầy hãy theo dấu chân của tôi lúc đến đây mà đi vậy! Từ đây sẽ tới núi Tiểu Kim Sơn, rồi tới Mạnh Châu.”

Nói xong, người hành khất chào từ biệt.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa :

Bách chiết bất nhiễu thiết thạch tâm,

Cử thế vô tỷ sa trừng kim.

Kỳ báo thân ân dư bất nhu,

Tam bộ nhất bái hựu khởi trình.


Nghĩa là:

Gian khổ chẳng sờn tâm sắt đá,

Đãi vàng trong cát, khó ai bằng.

Cù lao nguyện báo, lòng chuyên nhất,

Ba bước một lạy lại lên đàng.

---o0o---


#54. Theo Dấu Chân Tinh Tấn Lễ Lạy




Vân công hướng theo dấu chân lúc Văn Cát tới rồi tuần tự lên đường. Tuyết ngập sâu nên không thể vái xuống như trước. Ngài chú tâm nhìn vào các dấu chân để làm lễ và như vậy, tinh tấn cất bước đi khoảng 20 dặm thì tới Tiểu Kim Sơn, vào chùa tá túc. Vân Công không hề nói điều gì với ai về những nỗi gian khổ dọc đường. Ngày hôm sau lại tiếp tục bái hương 20 dặm đường, qua Mạnh Huyện rồi tới Hoài Khánh (tức Thấm Dương).

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Lãnh lễ túc tích hướng tiền tham
Bất tri bất giác Tiểu Kim San
Liên tục tinh tấn chí Mạnh khánh
Thiên tân vạn khổ tổng bất ngôn


Nghĩa là:

Theo hướng dấu chân Công lễ lạy
Chẳng màng hay biết đến Kim San
Tinh tấn không ngừng qua Mạnh Khánh
Chẳng hề thổ lộ nỗi gian truân

---o0o---


#55. Kỳ Lão Đức Lâm Nghinh Đón



Gần tới cổng chùa Hồng Phúc thì gặp hòa thượng Đức Lâm, một kỳ lão. Vị lão tăng trông thấy Vân Công đang tam bộ nhất bái trên đường tuyết bèn đi tới nghinh tiếp, mời Ngài ghé chùa nghỉ ngơi rồi bảo đệ tử mang hành trang của Ngài vào trong tự viện. Ngài được ân cần hậu đãi, tắm rửa, thay y. Sau khi dùng cơm và trà nước, kỳ lão Đức Lâm hỏi: “Thượng tọa từ đâu bái hương qua đây?” Vân Công đáp: “Từ Phổ Đà Sơn”.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đức Lâm lão túc tiếp đức tăng
Hoan nghênh tán thán đãi thượng tân
Ân cần chiêu đãi trà phạn hậu
Thỉnh vấn thượng tọa hà xứ lâm.


Nghĩa là:

Kỳ lão Đức Lâm thân tiếp đón
Hoan nghênh tán thán vị hiền tăng
Cơm trà hậu đãi lời thăm hỏi
Thượng tọa từ đây nhắm tới đâu?

---o0o---


# 56. Cùng Nhau Gợi Lại Chuyện Xưa



Khoảng thời gian đó là lúc Vân Công đã bái hương được hai năm. Tới khi nghe chuyện Ngài xuất gia tại Cổ Sơn và quê quán ở Tịch Tương, mắt vị sư già bỗng dưng nhòa lệ mà kể lại rằng: “Đức Lâm tôi vốn có hai bạn đồng tham, một vị quê ở Hành Dương, một vị từ Phúc Châu. Cả ba chúng tôi rủ nhau triều bái danh sơn, cùng trú trong rừng với nhau. Ba mươi năm sau, mọi người chia tay và từ đó chẳng còn tin tức gì của nhau nữa. Nay gặp Thượng Tọa, tựa hồ trông thấy bạn đồng tham, bởi vậy mà lòng xúc cảm. Giờ đây lão tăng đã 85 tuổi rồi!”

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Hướng đối đàm tâm hữu tiền nhân
Tố vãng truy lai lệ san nhiên
Lão tăng vi hà bất phóng hạ
Tưởng khởi đồng tham vị liễu duyên.


Nghĩa là:

Bởi nhân xưa đối mặt hàn huyên
Nghĩ tới suy lui lệ ngàn hàng.
Lão tăng hà cớ khôn buông bỏ?
Nhớ bạn đồng tham, chửa hết duyên!

---o0o---


# 57. Chủ Giữ Khách ở Lại Qua Năm



Lão hòa thượng Đức Lâm giữ Ngài ở lại qua năm, ý rất khẩn thiết. Ngày mồng 2 tháng giêng, Ngài bái hương từ chùa Hồng Phúc, đến phủ Hoài Khánh thì lại trở về chùa tá túc qua đêm và ngày mồng 3 mới từ biệt hòa thượng Đức Lâm. Vị sư già khóc lớn, cố giữ khách lại. Ngài trân trọng xin cáo biệt lần nữa để lên đường. Thấy Ngài khổ hạnh quá mức nên Đức Công cứ khóc mãi không thôi, lòng thành muốn giữ Ngài lại.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Ly hợp bi hoan thế tục tình

Đức Công ai khấp quýnh bất đồng

Đạo nghĩa tri âm hà xứ mịch

Bạch phát thương thương thán vô thành


Nghĩa là:

Ly hợp buồn vui tình thế tục

Đức Công thương khóc cảnh không đồng

Tri âm bạn đạo tìm đâu dễ

Đầu bạc than cho việc chẳng xong

---o0o---




AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 04 Jan 2013, 4:42 AM | Message # 59
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


58. Không Tá Túc Tại Tiểu Nam Hải

Ngày đó Vân Công 45 tuổi. Từ chùa Hồng Phúc, Vân Công vào trong thành, đến chùa Tiểu Nam Hải xin tá túc, nhưng bị từ chối nên Ngài đành phải nghỉ qua đêm bên một vệ đường ở ngoại thành. Đêm ấy, Ngài bị một cơn đau bụng kịch liệt. Ngày mồng 4, Ngài vẫn lên đường bái hương và đến chiều tối thì phát lạnh. Qua ngày mồng 5 bắt đầu bị chứng kiết lỵ, nhưng Ngài vẫn cố gắng lễ lạy, không hề có chút nào lười biếng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:



Thuận nghịch cảnh giới giai tinh tấn

Khổ lạc bệnh tật nhưng bái hương

Nhất niệm chân thành thánh mặc hựu

Vạn duyên phóng hạ tự hà đương.



Nghĩa là:

Cảnh dù thuận nghịch luôn tinh tấn

Khổ vui, bệnh tật vẫn bái hương

Một niệm chân thành thánh ngầm giúp

Vạn duyên buông hết tự chủ trương.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:50 AM | Message # 60
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


59. BỆNH NẶNG TRONG CHÙA CỔ TRÊN NÚI HOÀNG SA LĨNH

Ngày 13, đến Hoàng Sa Lĩnh. Trên đỉnh núi có ngôi chùa hoang, đổ nát, không có mái che, nhưng Ngài phải dừng lại vì kiệt sức không đi được nữa mà cũng chẳng ăn uống được gì. Mỗi ngày đại tiện hàng chục lần, cử động thấy không còn sức lực, người qua lại thì chẳng có ai, Ngài đành nhắm mắt chờ chết mà lòng không hề khởi lên ý nghĩ hối tiếc. Điều này chứng tỏ cả một đời của Vân Công không lúc nào thiếu tinh thần cố gắng. Ngài làm những điều khó làm với một nguyện lực kiên cố.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đái bịnh bái hương thị miễn cưỡng
Ngọa tân thường đởm Ngô Việt Vương
Minh mục đãi chung chân phóng hạ
Toàn vô hối ý thản đãng đãng

Nghĩa là:

Bái hương bệnh nặng gắng phi thường
Nếm mật nằm gai xưa Việt Vương
Chờ chết một niềm buông bỏ hết
Tuyệt không hối tiếc dạ thênh thang.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:51 AM | Message # 61
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


60. BỆNH NGUY LẠI GẶP VĂN CÁT

Ngày 15, bệnh tình Ngài nguy kịch. Đêm khuya thấy bên mé tường phía Tây có ai đốt lửa, nghi rằng họ là người bất lương, nhưng nhìn kỹ thì thấy chính là Văn Cát đã trở lại. Ngài mừng lắm, lên tiếng gọi: “Tiên sinh Văn Cát!” Ông này giơ đuốc lên soi và nói: “Làm sao sư phụ hãy còn ở đây vậy!” Vân Công kể việc đã qua. Văn Cát ngồi bên cạnh nói lời an ủi rồi đưa ly nước mời ngài uống. Ngài cảm thấy thân tâm thanh tịnh.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Cát nhân thiên tướng ngữ bất hư
Bệnh nguy đãi tễ kiến Văn Cát
Tuệ cừ chiếu phá thiên sanh chướng
Pháp thủy tẩy trừ vạn kiếp mê

Nghĩa là:

Người lành tướng quý nói không ngoa
Chờ chết bệnh nguy Văn Cát qua
Đuốc huệ phá tan muôn kiếp chướng
Pháp mầu nước rửa vạn đời mê.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:51 AM | Message # 62
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


61. VĂN CÁT GIẶT GIŨ QUẦN ÁO DƠ

Ngày 16, Văn Cát lấy quần áo bị dơ bẩn trong mấy ngày qua của Vân Công, đem giặt sạch cho Ngài thay rồi đưa một ly nước thuốc cho Ngài uống. Đến ngày 17 thì bệnh thuyên giảm. Ăn xong hai chén cháo kê vàng thấy mồ hôi toát ra, trong người cảm thấy nhẹ nhõm. Đến ngày 18 thì bệnh khỏi, Ngài ngỏ lời cám ơn: “Hai lần bệnh tình nguy ngập đều được tiên sinh cứu mạng, lòng này đội ơn khôn xiết!” Văn Cát đáp rằng chuyện đó nhỏ, không đáng kể.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đảm phẩn trừ uế địch phàm trần
Đại trí nhược ngu bí độ nhân
Dược thủy phục hậu tiến hoàng mễ
Châu thân đại hãn cam lộ lâm

Nghĩa là:

Tẩy phân gột sạch mùi phàm tục
Phương tiện cứu đời trí tựa ngu (1)
Nước thuốc uống rồi ăn cháo nóng
Mồ hôi tống thoát hưởng cam lồ
(1) Trí tựa ngu: Từ ngữ này lấy trong câu của Lão Tử “Đại trí nhược ngu, đại xảo nhược chuyết. . .”(大智若愚,大巧若拙), dịch từng chữ là “bậc đại trí như người ngu si, người khéo léo như kẻ vụng về”, thường được mọi người dùng để nói đại ý rằng bậc tài trí xuất chúng không biểu lộ, phô trương ra bên ngoài. Đọc nguyên văn bài tán, chữ ‘Đại trí’ khéo nhắc chúng ta nghĩ tới bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư lợi, ở đây đội lốt một người cùng khổ làm nghề hành khất có tên là Văn Cát.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:52 AM | Message # 63
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


62. BÁI HƯƠNG CÓ VĂN CÁT HỘ PHÁP

Vân Công hỏi Văn Cát từ đâu lại. Văn đáp: “Từ Tràng An.” Ngài hỏi: “Rồi đi đâu?” Đáp: “Đi tới Ngũ Đài.” Ngài nói: “Tiếc là bệnh chưa khỏi hẳn, nếu không thì có thể đi chung với tiên sinh.” Văn Cát ngỏ ý: “Từ năm ngoái đến nay, sư phụ chẳng đi được bao nhiêu đường, vậy nay sư phụ khỏi cần lạy xuống nữa.”Ngài trả lời rằng bái hương đó chính là để báo ơn đức thâm sâu đối với cha mẹ, dù chết cũng không thay đổi ý nguyện. Văn Cát nói: “Khó thay! Không có ai như sư phụ. Thôi để Văn này mang hành lý giùm, còn sư phụ thì chuyên việc bái hương.” Ngài nói: “Được vậy thì công đức bái hương sẽ phân đôi, một nửa xin nguyện hồi hướng về tiên sinh.” Văn Cát đáp: “Chỉ là tiện đường đi thôi, sư phụ đừng làm vậy!”

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Dục báo cù lao lễ Ngũ Đài
Nhất bệnh tái bệnh độ nhị tai
Hạnh nhi Diệu Cát thí cam lồ
Tử hựu phục tô mãn nguyện hoài.

Nghĩa là:

Báo đáp cù lao bái Ngũ Đài
Hai lần cứu độ bệnh tiêu tai
Cam lồ tưới mát nhờ Diệu Cát
Tưởng chết hoàn sinh dạ cảm hoài



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:52 AM | Message # 64
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


63. HÀNH TRANG CÓ NGƯỜI MANG GIÙM ĐI MAU GẤP BỘI

Ngày 19, Vân Công lên đường bái hương, tuy còn mang bệnh. Từ ngày đó hành lý và cơm nước đều do Văn cát lo liệu nên liền đó Ngài cũng bặt hết vọng niệm, trong tâm chỉ còn lại là chân. Bệnh khỏi thì sức lực trở lại. Từ sáng đến tối bái hương, tính ra đi được bốn mươi lăm dặm đường, rồi ngày ngày chỉ biết tham bái, không hay không biết tới chuyện gì khác, mệt nhọc hay cực khổ cũng không cảm thấy. Đến cuối tháng 3 thì đến huyện Thái Cốc, nơi chùa Ly Tướng, có điều, tứ tướng bỗng nhiên không!

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tâm chỉ niệm tuyệt chân phú quý
Tư dục đoạn tận chân phước điền
Nhân ngã song vong chân bình đẳng
Lao khổ quân không chân nguyện vương

Nghĩa là:

Tâm dừng niệm bặt chân phú quý
Tham dục diệt trừ chân ruộng phước
Ta, người đều quên chân bình đẳng
Lao khổ đều không chân vua nguyện.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:53 AM | Message # 65
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


64. CHÂN THỰC LÌA TƯỚNG KHI CHIA TAY TẠI CHÙA LY TƯỚNG

Vân công vào chùa gặp sư tri khách. Vị này nhìn Văn Cát hỏi Ngài: “Người này là thế nào?” Ngài bèn nói cho biết về Văn Cát thì vị tri khách liền lên giọng gay gắt, nào là ngài không hiểu thời vụ, đói kém như thế này mà còn đi triều bái núi nào đây, nào là làm quan tước gì mà lại có kẻ hầu hạ và rằng ở đây không cho khách tục ở. Ngài tính đi nơi khác. Vị tri khách nói: “Ai bảo Thầy đến đây!” Văn Cát nói: “Văn này đi khỏi thì chẳng bao lâu nữa sẽ có người mang hành lý của sư phụ lên núi trước.” Nói rồi Văn Cát ra đi.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Bất đạt thời vụ triều thậm sơn
Thử địa bất quải tục nhân đơn
Văn Cát đương hạ Ly Tướng khứ
Bất cửu hữu nhân tống thượng tiền

Nghĩa là:

Thời vụ ngu ngơ bái núi nào?
Nhà chùa chẳng chứa tục gia đâu!
Nghe xong Văn Cát dời Ly Tướng
Hành lý có người thay Cát lo.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:53 AM | Message # 66
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


65. DƯỚI TRĂNG BÁI HƯƠNG TÌM VĂN CÁT

Khi Văn Cát đi khỏi, sư tri khách đổi ngay sắc mặt, dẫn Vân Công tới chỗ “bục nằm”(1), làm nơi cho ngài tá túc rồi ân cần tiếp đón, rót trà, mời ăn mì, nhưng Ngài thì chỉ nghĩ tới Văn Cát nên cáo từ ra đi. Ngài tới khắp các quán trọ để tìm, nhưng chẳng kiếm ra tông tích của Văn Cát. Thời gian nhằm ngày 18 tháng 4, đêm xuống, trăng sáng tựa như ban ngày. Bởi ý muốn bắt kịp Văn Cát nên bước lễ lạy cũng gấp rút thành thử Ngài lên cơn sốt nóng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tiền cứ hậu cung ma tính thiên
Tuy lưu cửu vị diệc duyên san
Nhất tâm truy cản Văn Cát bạn
Nguyệt hạ bái hương khẩn sách tiên.

Nghĩa là:

Trước lạnh sau nồng khéo đổi nhan
Ân cần mời mọc ấy do tham
Một lòng chỉ biết tìm Văn Cát
Lễ lạy dưới trăng dáng vội vàng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:54 AM | Message # 67
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


66. KHI CỰ TUYỆT, KHI HOAN NGHÊNH

Máu trong mũi của Ngài cứ chảy ra hoài. Ngày 20 thì tới chùa Bạch Vân tại Hoàng Thổ. Sư tri khách trông thấy miệng Ngài chảy máu nên không cho tạm trú. Ngày 21, đến thị trấn Đại Nguyên, vào chùa Cực Lạc, cũng lại bị nhiều lời trách mắng, nên không tá túc tại đây. Ngày 22, ra khỏi thị trấn thì gặp một vị tăng trẻ hiệu Văn Hiền, được vị này đặc biệt nghinh đón, rất là thành khẩn và cung kính. Ngài ở lại 10 ngày tại đây.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nhất phiên hàn lãnh nhất phiên xuân
Phương thọ bạch nhãn ngộ thùy thanh
Cự lưu hoan nghênh Công thân lịch
Thí vấn động tâm bất động tâm.

Lược dịch:

Qua tiết đông thời nắng ấm xuân
Hết hồi khinh rẻ, đến ân cần
Chào mời, cự tuyệt Công từng trải
Dám hỏi trong còn chút động tâm?



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:54 AM | Message # 68
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


67. TIỄN CHÂN MƯỜI DẶM ĐƯỜNG. GIÃ TỪ TRONG LUYẾN TIẾC

Văn Hiền tặng Ngài quần áo vật dụng và tiền lộ phí, nhưng Ngài không nhận. Ngày lên đường, sư mang giùm hành lý và tiễn chân Ngài 10 dặm đường, đến khi chia tay thì không cầm được giọt lệ. Hôm đó là ngày mồng 1 tháng 5, Ngài đi về hướng Hân Châu. Ngạn ngữ có câu: “Hữu đạo nhân nhân thân, hữu đức xứ xứ tôn”, đại ý nói rằng đối với người có đạo, mọi người thích được gần gũi; nơi nào có đức nơi đó được tôn quý. Đại sư Văn Hiền cố giữ Ngài ở lại lâu hơn mà không được, càng thấy rõ hạnh nguyện của Vân Công là không thay đổi.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tu đạo nguyên lai bất luyến tình
Đạm nhiên vô vị bạch thủy tâm
Vạn vật tĩnh quan giai tự đắc
Tứ thời giai hứng dữ nhân đồng [1]

Phỏng dịch:

Người tu vốn chẳng luyến tình nồng
Nhạt nhẽo như tuồng nước trắng trong
Vạn vật tĩnh tâm coi đắc ý
Bốn mùa tùy hứng với người đồng.

___________________

[1] Hai câu cuối trong bài tán (萬物靜觀皆自得,四時佳興與人同) là 2 câu trích trong bài Ngẫu Thành của Trình Hạo, một thi gia, đồng thời cũng là nhà Lý học nổi tiếng đời Tống, đại ý nói rằng nếu lấy tâm tĩnh lặng để nhận thức thì vạn sự vạn vật hiện ra trước mắt chúng ta hết sức tự nhiên, không gò bó, không có gì là khúc mắc trong tâm ý. Từ ngữ “tự đắc”được hiểu theo nghĩa đó. Còn như bốn mùa với cảnh sắc đổi thay thì vẻ đẹp của chúng cũng được tâm người lãnh hội mà không hề có sự ngăn ngại. Tuy nhiên, mấu chốt trong hai câu trên là ở trong chữ “tĩnh” và điều cốt yếu là giữ được tâm tĩnh lặng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:55 AM | Message # 69
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


68. MỘT QUAN CHỨC NHẬN CHỞ GIÙM HÀNH LÝ

Một hôm, vào lúc sáng sớm Vân Công đương bái hương trên đường thì đàng sau lưng có một chiếc xe ngựa đi tới, nhưng xe đi chậm chạp không chịu vượt lên. Thấy vậy Ngài mới né tránh qua một bên thì viên quan xuống xe hỏi Ngài: “Đại sư làm gì trên đường vậy!” Ngài cho biết nguyên do. Viên quan chức này cũng là người quê quán vùng tỉnh Tương nên câu chuyện trao đổi rất hợp. Quan chức này cho hay ông hiện cư trú tại chùa Bạch vân ở Nga Khẩu, cũng nằm trên đường đi tới Ngũ Đài sơn nên ông đề nghị để ông chở hành lý của Ngài đi trước. Vân Công đồng ý, ngỏ lời cảm ơn sau đó lên đường.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tương tỉnh quan nhân thức đại đức
Nguyện tống y đan Bạch Vân cư
Tòng thử khinh tiện hướng tiền bái
Hồng nguyện tương toại sướng tâm hoài.

Dịch nghĩa:

Viên quan gặp gỡ người quê quán
Hành lý chở giùm đến Bạch Vân
Nhẹ gánh từ đây Công lễ lạy
Sớm tròn nguyện lớn dạ hân hoan.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:55 AM | Message # 70
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


69. TẠI BẠCH VÂN, VỊ CHỈ HUY DOANH TRẠI NGHÊNH TIẾP

Vân Công bái hương không trễ nải. Tới giữa tháng 5 thì đến chùa Bạch Vân. Người chở giùm hành lý của Ngài chính là vị võ quan hiện cai quản doanh trại. Vị này mời Ngài vào bản doanh, rất mực hậu đãi Ngài. Ở đấy nghỉ ngơi ba ngày thì Ngài cáo biệt. Khi lên đường, vị quan cúng dường tiền lộ phí và vật dụng nhưng Ngài không nhận. Vị này bèn sai người mang các hành lý của Ngài lên núi trước, còn Ngài thì cứ ba bước một lạy như cũ.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tam bộ nhất bái thủy chí chung
Vạn khổ thiên tân thu phục đông
Tam niên hữu thành công quả mãn
Vạn hạnh tề tu biến đại trung.

Dịch:

Ba bước một lạy thủy như chung
Cay đắng gian truân thu lại đông
Công quả ba năm hầu thành tựu
Gồm tu vạn hạnh tỏa không trung.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:56 AM | Message # 71
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


70. DÂNG HƯƠNG CÁC THÁNH TÍCH CỔ

Vân Công lễ chùa Bạch Vân rồi khởi hành bái hương lên núi. Ngài qua các động Bí Ma, Sư Tử và động Long, đều là những kỳ tích trên núi Khuê Phong, phong cảnh tuyệt vời, không thể kể xiết. Ngài chuyên chú vào việc lễ lạy nên không có thời gian để thưởng thức. Cuối tháng 5 thì tới chùa Hiển Thông. Hành lý của Ngài thì đã được các binh sĩ mang lên và nay họ xuống núi. Ngài trú tại đây và có dịp dâng hương tại các chùa trong vùng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Khuê Phong cận khao Bí Ma nham
Sư Tử oa tàng sư tử hiền
Long động tương truyền ẩn long mẫu
Ngũ Đài danh thắng thuyết bất hoàn.

Dịch:

Tựa núi Khuê Phong Bí Ma động
Trong hang Sư Tử, sư tử hiền
Truyền thuyết động Long ẩn rồng mẹ
Ngũ Đài thắng cảnh kể khôn cùng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:56 AM | Message # 72
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


71. VĂN CÁT LÀ HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ

Gặp bất cứ ai, Vân Công đều hỏi Văn cát ở đâu, nhưng chẳng người nào biết Văn Cát là ai. Về sau gặp một vị tăng lớn tuổi nhưng vị này cũng chẳng biết gì hơn. Tới khi nghe kể lại sự tình Ngài gặp Văn Cát ra sao, vị lão tăng mới cho hay rằng: “Theo như lời đại đức nói thì người có tên Văn Cát chính là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù đó!” Nghe xong câu chuyện, Vân Công như người tỉnh mộng, bèn một dạ chí thành lễ tạ Bồ Tát.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Văn Thù hóa thân tức Văn Cát
Tương xử tam nguyệt cánh bất thức
Nhược phi kim nhật lão tăng chỉ
Kỷ hồ kỷ hồ giao tý thất.

Dịch:

Văn thù hóa thân tức Văn Cát
Ba tháng chẳng hề biết ất giáp
Ví thử lão tăng không cho hay
Cơ hồ chẳng biết có bồ tát.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:57 AM | Message # 73
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


72. HƯỚNG TỚI ĐÔNG ĐÀI BÁI HƯƠNG

Ngày 22 Vân Công lại bắt đầu bái hương. Lễ lạy trong 2 ngày thì tới đỉnh Đông Đài. Ban đêm trăng sao sáng tỏ. Ngài vào thạch thất (nhà đục sâu trong vách núi), sớm tối dâng hương lễ tụng và ngồi tham thiền trong 7 ngày. Trong thời gian tại Đông Đài, Ngài cảm thấy thân tâm thư thái, lòng nhân từ bừng phát, ý chí càng thêm kiên cố, xưa rày chưa từng có tâm trạng như vậy. Công phu đến chỗ tĩnh lự tương ưng, thần chí trong sáng, sâu thẳm vắng lặng (diệu trạm minh triệt), bỗng ngộ được gốc nguồn.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đông phương A-Súc bộ Kim Cang
Thanh Long cổ Phật đại đạo tràng
Dược xoa tướng quân thời a hộ
Tiêu tai diên thọ tăng cát tường.

Dịch:

Phương đông A Súc bộ Kim Cang
Cổ Phật Thanh Long đại đạo tràng
Tướng quân dược xoa thần hộ pháp
Tai qua tăng thọ thêm cát tường.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:57 AM | Message # 74
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


73. LẠI BÁI HƯƠNG CẢ BỐN ĐỈNH CỦA NGŨ ĐÀI SƠN

Vân Công xuống núi và dâng hương trong hang Na-la-diên. Lương thực mang theo đã hết. Ngày mồng một tháng sáu Ngài trở về chùa Hiển Thông. Ngày mồng hai Ngài bái hương đến đỉnh Hoa Nghiêm rồi ở lại qua đêm. Ngày mồng ba bái hương Bắc Đài, qua đêm tại Trung Đài. Ngày mồng bốn bái hương Tây Đài và qua đêm tại đây. Ngày mồng năm trở về chùa Hiển Thông. Ngày mồng bảy Ngài bái hương Nam Đài và tham thiền bảy ngày tại đây, công phu cảm thấy tăng tiến.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nam phương Phật Đà Bộ Bảo Sanh
Trung phương Phật Bộ Già-Na Tôn
Tây phương Di-Đà Liên Hoa chủ
Bắc phương Yết Ma Pháp Vương thân.

Dịch:

Nam phương bộ có Phật Bảo Sanh
Trung phương Như Lai Phật Già Na
Tây phương giáo chủ Di-Đà Phật
Bắc phương Pháp Vương tức Yết Ma.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:58 AM | Message # 75
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


74. ĐẠI PHẬT HỘI TẠI NGŨ ĐÀI SƠN

Ngày 15, Ngài trở về chùa để tham dự Đại Phật Hội tháng 6. Hành trình bái hương ròng rã trong ba năm, với tâm nguyện hồi hướng công đức cho cha mẹ được siêu độ, đến nay coi như đã xong. Ngoại trừ những lúc bệnh tật, hay vì thời tiết gió mưa ngăn trở, Ngài luôn luôn giữ được chánh niệm. Ngài lễ lạy, gian nan ráng chịu đến tận cùng. Qua cảnh ngộ mà nghiệm được tâm mình. Càng khổ thì tâm càng an. Ngài mới hiểu thấu câu nói của cổ nhân : “ Bớt một phần tập khí, thêm một phần sáng suốt. Nhẫn mười phần phiền não, chứng được quả Bồ Đề.”

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tiêu nhất phân tập nhất phân minh
Nhẫn thập phân não chứng thập phân
Thử trung thể nghiệm chân tiêu tức
Đoan nghê tại ngã bất tại nhân.

Dịch:

Tập khí tiêu một, thêm sáng một
Nhẫn mười phiền não, ắt chứng mười
Từ trong thể nghiệm là chân thực
Phát khởi tự ta chẳng cậy người.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:58 AM | Message # 76
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


75. TRÊN ĐỈNH ĐẠI LOA LỄ ĐÈN TRÍ HUỆ

Ngài leo lên đỉnh núi Đại loa để lạy đèn trí huệ. Đêm đầu tiên thì chưa thấy dấu hiệu gì. Đêm thứ hai, nhìn về phía đỉnh núi Bắc Đài thì thấy có một quả cầu lửa bay lên rồi hạ xuống Trung Đài, đồng thời phân thành một số hơn mười quả cầu lửa, to nhỏ khác nhau. Đêm thứ ba, nhìn về hướng Trung Đài, Ngài thấy có ba quả cầu lửa, bay lên bay xuống. Còn xung quanh đỉnh Bắc Đài, cũng thấy bốn năm nhóm cầu lửa, to nhỏ không đều, lên xuống vờn bay qua lại với nhau.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đại Loa đỉnh bái trí huệ đăng
Nhân giai lai thử vấn tiền trình
Sơ vô sở kiến cửu tắc hiện
Duy hữu đại tiểu các bất đồng.

Dịch:

Đỉnh Đại Loa lễ đèn trí huệ
Người tục lên đây may rủi cầu
Đêm đầu chẳng thấy đêm sau hiện
To nhỏ mỗi đèn chẳng giống nhau.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:59 AM | Message # 77
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


76. LỄ TẠ BỒ TÁT VĂN THÙ VÀ XUỐNG NÚI

Ngài dâng hương tất cả các Đài đầy đủ, lời nguyện bái hương đã thực hiện xong, trong lòng thấy hoan hỷ. Đối với các thắng cảnh, Ngài không chú tâm. Ngày 10 tháng 7, xuống núi, Ngài lạy tạ bồ tát Văn Thù Sư Lợi và xin cáo từ ra đi. Từ đỉnh Hoa Nghiêm, Ngài khởi hành nhắm theo phương bắc. Khi quay đầu ngắm lại thánh địa Thanh Lương [2], Ngài chứng kiến bồ tát Văn Thù phóng quang, thị hiện thành một tòa núi tuyết thiên thu, cao ngàn trượng, đẹp tuyệt vời!

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Bái tạ bồ tát hạ Thanh Lương
Chiêm ngưỡng thánh cảnh bộ bàng hoàng
Thạch kiều hoành tỏa thiên nhiên diệu
Lâu các huyền không tạo hóa lương.

Dịch:

Tạ ơn bồ tát biệt Thanh Lương
Chiêm ngưỡng đất thiêng dạ bàng hoàng
Cầu đá bắc ngang công tạo hóa
Cheo leo điện miếu khoảng không gian.




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 0:59 AM | Message # 78
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


77. ĐẾN BẮC NHẠC TRIỀU BÁI DANH SƠN

Vân Công đi đến Đại Doanh phía nam huyện Hồn Nguyên để triều bái Bắc Nhạc, tức núi Hằng Sơn. Qua đèo Hổ Phong, Ngài thấy có phiến đá khắc chữ : “Ngọn Núi Bậc Nhất Phương Bắc”. Tới ngôi chùa, tại đây đường đi lên là những bậc đá để leo lên cao, tựa hồ leo tới tận trời xanh ; lại có một khu gồm lô nhô những phiến đá bài vị khổng lồ. Ngài tiến hương xong thì xuống núi. Hằng Sơn chính là một danh sơn trong nhóm Ngũ Nhạc, rất nổi tiếng không những tại Trung Hoa, mà các nơi khác trên thế giới đều nghe danh và người ta thường tới đó thăm viếng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Bắc Nhạc Hằng Sơn thế tri danh
Công diệc chí thử triều thánh tôn
Vân cấp tháp thiên chân kỳ tích
Khung bi sâm lập thái kinh nhân.

Dịch:

Hằng Sơn Bắc Nhạc tiếng xa đồn
Triều bái Vân Công đến tham quan
Bậc đá leo mây cao chót vót
Khổng lồ bài vị quả kinh hồn.




Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:00 AM | Message # 79
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


78. TRỞ VỀ HƯƠNG SƠN Ở LẠI QUA NĂM SAU

Khi đi tới phủ Bình Dương, Ngài đến thăm các động tiên Nam và Bắc, đồng thời thăm miếu thờ vua Nghiêu ở phía Nam thành phố. Đến thôn Lư tại Bồ Châu, Ngài viếng miếu thờ Quan Công. Kế đó Ngài vượt sông Hoàng Hà, qua đèo Đồng Quan, đến Hoa Âm thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây. Tại đây Ngài tiến hương các chùa miếu núi Tây Nhạc, rồi qua các rặng núi dài, hẽm núi sâu, đến thăm Lão Quân Lê Câu (1). Vốn ngưỡng mộ Bá Di, Thúc tề, Ngài viếng Thủ Dương. Đến Hương Sơn Ngài thăm mộ vua Trang Vương. Vào Cam Túc Ngài viếng thăm núi Không Động, rồi lại trở về Hương Sơn và ở tại đây qua năm.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nghiêu Thuấn tập nhượng truyền vạn cổ
Quan Trương nghĩa khí chiếu thiên thu
Di Tề liêm khiết dân xưng tụng
Hương Sơn Trang Vương nhiệm ngao du.

Dịch:

Truyền hiền Nghiêu Thuấn thưở xa xưa
Nghĩa khí Quan Trương gương vạn thu
Liêm khiết Di Tề đời tán thán
Hương Sơn vua Sở thỏa ngao du (2).

___________________

[1]. Lão Quân Lê Câu: Tên một thắng cảnh tại vùng Tây Nhạc (núi Hoa Sơn). Đó là một thủy đạo dưới đáy của một hẽm núi (gorge) hẹp, cao sâu, rất là hiểm trở. Tương truyền thắng cảnh hùng vĩ này chỉ là vết tích còn lại của một luống cày mà năm xưa con trâu xanh của Thái Thượng Lão Quân đã cày trong một đêm. Bởi vậy người ta đặt tên địa danh này là “Luống cày của Lão Quân”.
[2]. Vua Sở: chỉ vua Trang Vương.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:00 AM | Message # 80
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


79. LỄ CÁC THÁP CỦA CHƯ TỔ TẠI TRÀNG AN

Vân Công, năm đó là 46 tuổi. Ngài đi về phía Tây qua đèo Đại Khánh tới Hàm Dương, nhân đó thăm chỗ cây lê ngọt của Triệu Bá (Triệu Bá Cam Đường) [3]. Đến Trường An, nơi đây thành quách nguy nga, Ngài đi vào thành viếng thăm chùa Từ Ân, chiêm bái tháp Đại Nhạn, thăm chùa Hoa Nghiêm rồi lễ các tháp thờ hòa thượng Đỗ Thuận và quốc sư Thanh Lương. Tại các chùa Ngưu Đầu, Hưng Quốc, Ngài lễ tháp pháp sư Huyền Trang. Ngài đi thăm Chung Nam và Bạch Thủy Lãng nơi ẩn dật của hai vị thánh tăng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Trường An cổ tích quan bất tận
Tự viện phù đồ tháp vưu đa
Chung Nam hựu hữu đông Ngũ Đài
Hưởng Cổ Pha thượng niệm nam mô.

Dịch:

Di tích Trường An khôn kể xiết
Tháp, chùa, tự viện lại càng đông
Chung Nam Ngũ Đài Đông nối tiếp
Hưởng Cổ Pha [4] còn niệm nam mô.

_____________________

[3] Triệu Bá Cam Đường: Triệu Bá là một vị quan có tiếng là nhân đức, đời nhà Châu. Triệu Bá Cam Đường (甘棠, cây cam đường, một loại cây lê ngọt) là địa danh, chỗ cây lê, nơi Triệu Bá năm xưa ngồi phân xử việc quan, nhân khi đi ra ngoài thăm dân.
[4] Hưởng Cổ Pha: Dịch nghĩa là “sườn núi vọng lại tiếng chuông”. Bởi đặc tính này nên người đời lấy dó đặt tên cho địa điểm kể trên.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:01 AM | Message # 81
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


80. LỀU CỎ LỚN TRÊN NÚI CHUNG NAM

Tới Ngũ Đài, Ngài viếng Ngân Động Tử của Ngũ Tổ Diêu. Tại Nam Ngũ Đài Ngài gặp các vị tôn túc Giác Lãng, Dã Khai, Pháp Nhẫn, Thể An, Pháp Tánh. Các vị này dựng lều cỏ trên núi và mời Ngài ở lại cùng tu chung. Sư Pháp Nhẫn thì trú tại một nơi kêu là Lão Hổ Oa [5], sư Dã Khai tại Thuyên Long Xuân [6], sư Pháp Tánh trú trong động Tương Tử, còn Ngài cùng các vị Giác Lãng, Thể An thì trú tại lều cỏ. Có lần Ngài trông thấy sao chổi bay qua.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đương đại cao tăng ẩn Chung Nam
Giác Lãng Dã Khai ích Thể An
Pháp Nhẫn Pháp Tánh chư thượng tọa
Vân Công viễn lai cận Ngũ hiền.

Dịch:

Đương thời tôn túc ẩn Chung Nam
Giác Lãng, Dã Khai với Thể An
Pháp Nhẫn, Pháp Tánh thành năm vị
Vân Công xa đến bạn ngũ hiền.

_____________________

[5] Lão Hổ Oa: dịch nghĩa là cái ổ, cái sào huyệt của con hổ.
[6] Thuyên Long Xuân: dịch nghĩa là cây xuân nhốt con rồng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:01 AM | Message # 82
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


81. ĐƯỜNG VÀO ĐẤT THỤC GẬP GHỀNH KHÓ ĐI

Trong hai năm ất dậu và bính tuất, Vân Công trụ tại núi Chung Nam. Năm đinh hợi, Ngài 48 tuổi, lúc đó xuống núi nhằm vào tháng hai. Ngài viếng thăm chùa Hoàng Dụ, qua núi Hậu An lễ tháp Tổ Đạo Tuyên, tại chùa Thảo Đường lễ đạo tràng của pháp sư Cưu-ma-la-thập. Ngài lại viếng thăm các chùa Nhị Bản và Đại Bản, rồi chùa Bát Vu. Kế đó Ngài đi tới huyện Tân Đô, ở phía nam Quảng Hán. Ngài đến chùa Bảo Quang và trú tại đây qua năm. Hồi đó, đi đâu Ngài cũng chỉ có ba tấm y và một bình bát làm vật tùy thân, hết sức đơn giản.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Đại Long Trì đỉnh thủy phân lưu
Thái Bạch sơn cao bách bát do
Kiếm Các sạn đạo kỳ khu lộ
Nhất phu thủ quan vạn tướng nan

Dịch:

Nước phân dòng chảy đỉnh Long hồ [7]
Thái Bạch [8] cao trăm lẻ tám do [9]
Sạn đạo [10] hiểm nghèo qua Kiếm Các
Một phu chặn ải vạn tướng thua.
_________________

[7] Tức hồ Đại Long.
[8] Tức núi Thái Bạch
[9] Do: Chỉ “do tuần”, tiếng Phạn là Yojana, một đơn vị đo đường, tương đương với 40, 30, có chỗ nói 16 hay 12 dặm .
[10] Sạn đạo: Những chỗ núi non hiểm trở, người ta lấy cây tựa vào vách đá và bắc ngang làm đường đi, gọi là sạn đạo.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:01 AM | Message # 83
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


82. CÁC THẮNG CẢNH VÀ CÁC CHÙA CỔ TẠI TỨ XUYÊN

Năm mậu tuất Vân Công 49 tuổi. Tháng giêng năm đó, Ngài lên đường từ chùa Bảo Quang, đi vào Thành Đô, lễ viện Văn Thù tại chùa Chiêu Giác, lễ chùa Thảo Đường, cung Thanh Dương. Ngài qua Hoa Dương rồi đi về nam, vào huyện Nga Mi. Đến chân núi Nga Mi, Ngài viếng chùa Hổ Phục, thăm động Cửu Lão (nơi Triệu Công Minh tu). Ngày ngày Ngài ngao du non nước, ngắm cảnh mà tâm lắng trong.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Thành Đô danh thắng Nga Mi sơn
Phổ Hiền đại sĩ độ càn khôn
Huyền đàn hắc hổ uy phong lẫm
Lục nha bạch tượng pháp ngữ truyền

Dịch:

Núi Nga Mi, Thành Đô thắng cảnh
Độ khắp càn khôn hạnh Phổ Hiền
Hắc Hổ Huyền Đàn [11] coi dữ tướng
Sáu ngà voi trắng pháp mầu truyền [12].
________________

[11] Hắc Hổ Huyền Đàn: Hay Triệu Huyền Đàn là chỉ Triệu Công Minh. Theo truyền thuyết đây là một vị tiên đời Tần, đắc đạo, được Ngọc Hoàng phong làm Huyền Đàn nguyên soái. Người đời tạc tượng thờ, với hình dung dữ dằn, mặt đen, cưỡi con hổ đen, nên còn gọi là Hắc Hổ Huyền Đàn.
[12] Voi trắng sáu ngà: Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có pho tượng đồng nổi tiếng là tượng bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:02 AM | Message # 84
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


83. TRIỀU BÁI KIM ĐỈNH TRÊN NÚI NGA MI

Ngài leo núi Nga Mi, lên Kim Đỉnh. Dâng hương xong, đến tối ngắm cảnh hào quang Phật. Hàng vạn ngọn đèn tựa như các vì sao trên trời qui tụ lại. Cảnh tượng đẹp vô cùng không sao kể xiết! Ngài tham vấn Thượng nhân Ứng Chân tại chùa Bảo Quang rồi trú tại chùa trong mười ngày. Ngài viếng chùa Vạn Niên, lễ điện Tỳ Lô Giá Na. Kế đó, Ngài xuống núi, đi Nhã Châu, qua Vinh Huyện đến Lô Định. Qua khỏi nơi này là tới chỗ biên giới của Tứ Xuyên.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nga Mi Kim Đỉnh khán Phật Quang
Vạn chản minh đăng tận quang mang
Phật pháp vô biên nan tư nghị
Bồ tát hữu cảm dị thương lường.

Dịch:

Kim Đỉnh Nga Mi ngắm Phật quang
Muôn ngàn đèn sáng tựa sao băng
Pháp Phật bao la đâu dễ biết
Cảm thông bồ tát dễ nên chăng.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:02 AM | Message # 85
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


84. CẦU DÂY SẮT BẮC NGANG ĐẠI ĐỘ HÀ

Tháng 5 Ngài qua sông Lô. Tại Nhã An, muốn vượt Đại Độ Hà phải qua cầu Lô Định, một cây cầu mắc vào dây sắt, ròng qua sông. Cầu dài trên 30 trượng. Mỗi lần người ta bước chân qua thì cầu tròng trành rung động, nên qua lại phải e dè thận trọng. Ngài đi nhắm hướng tây, qua những địa danh như Đả Tiễn Lô, Lý Đường, Ba Đường, rồi đi về phía bắc đến Sát Mộc Đa, qua phía tây đến Thạc Đốc, A Lan Đa rồi đến Lạp Lý. Dân ở đây có người Hán, Tạng, Mông và những bộ tộc người Mán, Dao, Đồng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Lý Đường Cống Cát hữu thần sơn
Lạt Ma thánh địa đại tương truyền
Các tộc đa phụng Lạt Ma giáo
Chí thành công dưỡng lễ bái tham.

Dịch:

Lý Đường Cống Cát núi non thiêng
Thánh địa Lạt Ma lũy thế truyền
Đạo Lạt Ma nơi đây thịnh đạt
Tín đồ lễ bái công phu chuyên.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:03 AM | Message # 86
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


85. ĐIỆN POTALA Ở TÂY TẠNG

Vân Công qua biên giới vào đất Tây Tạng. Ngài qua sông Ô Tô rồi vượt sông Lạt Xá (Lhasa). Lạt Xá vừa là thủ đô hành chánh vừa là trung tâm tôn giáo của Tây Tạng. Phía tây bắc là núi Potala, có cung điện Potala cao 13 tầng, tựa vào núi. Điện đường được trang nghiêm bằng vàng và ngọc bích, trông rất đẹp mắt, trong có kê giường pháp tọa của vị Đạt Lai Lạt Ma. Các tăng lạt ma thì vào khoảng hai chục ngàn người và tu viện lớn là Cát Nhĩ, Biệt Bạng, Sắc Lạp.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Phật giáo Mật tông hiệu Lạt Ma
Chuyên trì mật chú thượng sư gia
Hô Đồ Khắc Đồ pháp vương chủ
Đạt Lai, Ban Thiền chánh giáo hóa.

Dịch:

Phật giáo Mật tông đạo Lạt Ma
Chuyên trì mật chú đạo sư ban
Hóa thân Hoạt Phật [13] là vua pháp
Đạt Lai, Ban Thiền giáo hóa dân.
________________

[13] Hóa thân Hoạt Phật: Dịch nghĩa của Hô Đồ Khắc Đồ, từ tiếng Mông Cổ là Khutukutu, tiếng Tây Tạng là Sprul-Sku và thông dụng là chữ Tulku trong tiếng Anh (Phật Quang Từ Điển).



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:03 AM | Message # 87
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


86. VƯỢT RẶNG HY MÃ LẠP SƠN

Năm kỷ sửu, Vân Công 50 tuổi. Ngài không muốn ở lại Tây Tạng, nên qua xuân Ngài lên đường, đi về phía Nam. Qua Lạp Cát, Á Đông, Bất Đan (Bhutan), vượt qua núi non trùng điệp, những đỉnh cao hiểm trở, hoặc có tên là Thông Lĩnh, hoặc còn gọi là Tuyết Sơn. Đối cảnh, Vân Công có mấy vần thơ sau:

Hà vật hoành thiên tế
Tình không nhập vọng trung
Giá ban ngân thế giới
Vô dị ngọc linh lung.

Dịch:

Rặng dài nơi xa tít
Trời trong rõ nét ngang
Một cõi thuần mầu bạc
Như ngọc ánh long lanh.

Ngài đi đến thị trấn Dương Phủ, triều bái các thánh tích xưa rồi du hành qua Bengal.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa :

Hi Mã Lạp Nhã đại Tuyết Sơn
Thế giới đệ nhất cao súc thiên
Thám hiểm chuyên gia nan khuy trắc
Bất tư nghị cảnh ẩn kim tiên.

Dịch:

Hy Mã Lạp Sơn đây núi tuyết
Nổi danh cao nhất chọc trời xanh
Chuyên gia thám hiểm nào hay biết
Tiên ẩn nơi nào chốn u linh.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:04 AM | Message # 88
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


87. TRIỀU BÁI TÒA THÁP VÀNG TẠI NGƯỠNG QUANG[14]

Vân Công qua đảo Tích Lan chiêm bái các thánh tích và sau đó lại đáp tàu thủy tới Miến Điện. Tại đây, Ngài thăm viếng tòa Tháp Vàng, một thánh địa lớn, rất quan trọng đối với lịch sử Phật Giáo, nên tín đồ các nơi trên thế giới đều nghe danh và tới nơi đây chiêm bái. Ngài đến thăm Cát-Đế-Lợi tại Ma-La-Miến, ở đây có một khối đá lớn kỳ dị và theo truyền thuyết thì chính tay ngài Mục Kiền Liên đã đặt nó ở chỗ này.
Rất đông tín đồ tới đây dâng hương.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa :

Ngưỡng Quang thế xưng Phật Giáo quốc
Nguy nguy kim tháp xúc bích không
Các quốc giáo đồ tề đảnh lễ
Hương hoa cung dưỡng bái Đại Hùng.

Dịch:

Ngưỡng Quang vốn xưng nước Phật giáo
Tháp vàng cao vút chín tầng không
Thiện tín khắp nơi về đảnh lễ
Hương hoa cung dưỡng đấng Đại Hùng.

_____________________

[14] Ngưỡng Quang: tức Rangoon, nay là Yangon, thủ đô nước Miến Điện.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:05 AM | Message # 89
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


88. SÓNG BẠC NHỊ HẢI, MỘT KỲ QUAN

Tháng 7, Vân Công lên đường về nước. Từ Lạp Tuất vượt đèo Hán Long, tức biên giới tỉnh Vân Nam, Ngài đi qua Miễn Ninh, Long Lăng, Cảnh Đông, Mông Hóa rồi qua cửa Triệu Châu, đến phủ Đại Lý. Tại đây, Ngài thăm hồ Nhị Hải, ngắm cảnh sóng bạc. Từ xa cách nhiều dặm đường đã nghe tiếng sóng gầm. Đúng là một kỳ quan! Trông ra giống như những con rồng mầu bạc, cuồn cuộn rượt theo những đợt sóng nhấp nhô, như nhẩy múa, lúc ẩn lúc hiện, vẽ ra một cảnh tượng thật kỳ diệu.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nhị Hải ngân đào tạo hóa vi
Sơn xuyên chung linh diễn huyền cơ
Đối cảnh quán tâm tâm bất đắc
Siêu nhiên giải thoát đại tự tại.

Dịch:

Sóng bạc Nhị Hải khéo vẽ nên
Núi sông hun đúc cảnh diệu huyền
Đối cảnh quán tâm tâm vắng lặng
Tự do tự tại vẻ an nhiên.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:05 AM | Message # 90
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


89. TẠI NÚI KÊ TÚC, LỄ TÔN GIẢ CA DIẾP

Vân Công đi thẳng lên điện Ca Diếp. Tương truyền khi Ngài A Nan đến đây triều bái, cánh cửa đá tự động mở ra. Vân Công đến chỗ thánh địa, nơi có một hang ở lưng chừng vách đá. Cửa hang bịt lại bằng một cửa bằng đá, gọi là cửa Thủ Hoa, tựa như cánh cổng của một tòa thành lũy. Bên trong hang là nơi tôn giả Ca Diếp nhập định. Khi Công lễ lạy thì có ba tiếng chuông ngân vang. Mấy người dân địa phương thấy vậy reo mừng đảnh lễ Công. Họ trình bầy rằng đó là hiện tượng có dị nhân đến.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Thất nguyệt tam thập bái ca Diếp
Chúng văn chung thanh tam thứ minh
Xưng hữu dị nhân phương như thử
Hàm giai la bái lễ cao tăng.

Dịch:

Ba mươi tháng bảy lễ Ca Diếp
Chợt vẳng tiếng ngân ba đợt chuông
Thưa rằng bởi có dị nhân viếng
Ai nấy reo mừng đảnh lễ Công.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:06 AM | Message # 91
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


90. THĂM ĐỈNH THIÊN TRỤ, LỄ THÁP LĂNG NGHIÊM

Vân Công lại leo lên tới đỉnh núi, nơi cao nhất vùng núi này, có tên là đỉnh Thiên Trụ, cách chân núi khoảng ba mươi dặm đường. Tại đây có một ngôi điện bằng đồng và một tòa tháp Lăng Nghiêm. Căn cứ theo lời ghi chép thì nguyên nơi này có ba trăm sáu mươi am, bảy mươi hai ngôi chùa lớn, nay chỉ còn lại không tới mười ngôi chùa. Các vị tăng sinh sống không khác gì người tục và chùa miếu thì được để lại theo lối cha truyền con nối. Thấy vậy, Vân Công than tiếc, lòng chỉ muốn làm sao phục hồi lại tình trạng như xưa.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Thiên Trụ phong đỉnh Lăng Nghiêm tháp
Kê Sơn tuyệt đỉnh nhập thái không
Thán tức hưng suy kim tích cảm
Ngã Công mặc mặc dục trùng hưng.

Dịch:

Lăng Nghiêm tòa tháp trên Thiên Trụ
Là chỗ Kê sơn đỉnh tột cao
Thịnh suy kim cổ Công hoài cảm
Thầm nghĩ trùng tu những ước ao.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:07 AM | Message # 92
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


91. CHÙA CAO ĐỈNH VÀ LAN TIÊN TỎA HƯƠNG THƠM

Vân Công xuống núi Kê Túc và đi đến phủ Sở Hùng. Phía ngoài cổng hướng tây của phủ là chùa Cao Đỉnh. Ngài trú tại đây chưa được bao lâu thì chợt có mùi hương hoa lan tỏa ngát cả ngôi chùa. Vị tăng chấp sự tới mừng Ngài và thưa rằng :“Vì có thượng tọa tới nên lan tiên mới tỏa hương. Đó là điều hiếm có vậy! Theo sự ghi chép của phủ thì ở địa phương này có loại lan tiên, vô hình, chỉ tỏa hương khi nào có bậc chân tu xuất hiện. Nay hương lan ngát tỏa, chính là hiệu quả chiêu cảm trước đức độ của thượng tọa.” Ngài ở đây được tiếp đãi hết sức ân cần.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Tiên lan phóng hương phi ngẫu nhiên
Tất hữu chân nhân giáng kỳ gian
Thượng tọa thánh đức năng cảm triệu
Ân cần cung kính thỉnh lưu nhan.

Dịch:

Hương ngát lan tiên chẳng ngẫu nhiên
Chân tu xuất hiện mới xui nên
Thượng nhân cao đức thành chiêu cảm
Cung kính mời Công ở lại thêm.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:08 AM | Message # 93
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


92. CHÙA HẢI HỘI TRÊN LƯ SƠN TẠI CỬU GIANG

Vân Công qua phủ Sở Hùng, qua phủ Côn Minh, Khúc Tĩnh, tới tỉnh Quý Châu, rồi nhằm hướng đông, đi vào đất Tương rồi tới Hành Dương, lễ hòa thượng Hằng Chí. Ngài lại đi Hồ Bắc đến chùa Bảo Thông lễ hòa thượng Chí Ma.Tại đây Ngài dự khóa lễ Đại Bi Sám, đến khi hoàn mãn thì lên đường đi Cửu Giang lên núi Lư Sơn. Tại chùa Hải Hội, Ngài lễ hòa thượng Chí Thiện, đồng thời tham dự pháp hội niệm Phật.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Lư sơn tỵ thử thậm thanh lương
Viễn cận tri danh du khách mang
Chí Thiện trú trì Hải Hội tự
Niệm Phật pháp hội tịnh độ đường.

Dịch:

Mát mẻ Lư Sơn tránh nắng hạ
Xa gần tấp nập khách du đông
Trú trì Hải Hội Ngài Chí Thiện
Niệm Phật có Công tham dự chung.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:08 AM | Message # 94
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


93. TRIỀU BÁI BỒ TÁT ĐỊA TẠNG TẠI CỬU HOA SƠN

Đi qua An Huy, rồi du hành núi Hoàng Sơn xong thì Vân Công đi triều bái Cửu Hoa Sơn, lễ tháp bồ tát Địa Tạng, viếng cung Bách Tuế và lễ hòa thượng Bảo Ngộ, một vị cao tăng có giới hạnh tinh nghiêm, có định lực vào bậc nhất. Trong hai năm qua, trên đường du hành vượt qua hàng vạn dặm, không kể những lúc đáp tầu qua biển, phương tiện di chuyển của Vân Công chỉ là đôi chân đi bộ. Qua sông, leo núi, phong cảnh mỗi lúc một đổi thay, nhưng tâm của Ngài thì lặng lẽ, ví như vầng trăng treo đơn độc trên không, chẳng còn cảm thấy nỗi khổ của đường trường.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Nhất bát hành khất thiên gia phạn
Cô thân phiêu nhiên vạn lý du
Cố trung tự tại chân cảnh giới
Ấn cần đảnh lễ vấn đà đầu.

Dịch:

Một bát ngàn nhà cung dưỡng ăn
Đơn thân vạn dặm vượt quan san
Giữ bền cảnh giới tâm tự tại
Tham vấn đầu đà dạ ân cần.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:09 AM | Message # 95
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


94. VIẾNG CHÙA LONG XƯƠNG TẠI BẢO HOA SƠN

Triều bái tại Cửu Hoa Sơn xong thì Vân Công qua sông, đi về Bảo Hoa Sơn, rồi tới viếng chùa Long Xương. Đây là một đạo tràng chuyên trì về giới luật, nên người ta còn gọi chùa này là Lão Luật Đường. Những ai được thọ giới cụ túc trên Bảo Hoa Sơn thường coi đó là điều vinh dự. Bởi vậy ở trong nước, mỗi lần đến kỳ giới đàn, rất đông giới sinh đến nơi này tụ họp để được truyền giới. Tại đây, Ngài lễ hòa thượng Thánh Tính và trú ngụ tại chùa qua năm sau.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Bảo Hoa biệt danh Lão Luật Đường
Thi la phạm hạnh lực hoằng xướng
Kim cang quang minh tòng thử xuất
Trùng trùng vô tận võng la chàng.

Dịch:

Bảo Hoa tên khác Lão Luật Đường
Phạm hạnh tinh nghiêm chủ biểu dương
Le lói kim cương trong tỏa chiếu
Lưới cờ muôn sắc rực hào quang.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:09 AM | Message # 96
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


95. LỄ HÒA THƯỢNG NHÂN TRÍ VÀ HÒA THƯỢNG PHÁP NHẪN Ở XÍCH SƠN

Vân Công đã từng dãi gió dầm mưa và, y như lời người xưa có câu nói : “Đọc vạn quyển sách, lại còn phải đi vạn dặm đường” (độc vạn quyển thư, hành vạn lý lộ), Công thực sự đã thể nghiệm điều đó. Năm canh dần, Ngài 51 tuổi. Tại Nghi Hưng, Ngài lễ hòa thượng Nhân Trí, lúc đó Ngài Nhân Trí đương lo tu sửa chùa Hiển Thân, nơi xuất gia của Mật Tổ. Công lưu ngụ tại đây qua hè rồi đi Cú Dung lễ hòa thượng Pháp Nhẫn, đồng thời góp công vào việc dựng lều cỏ Xích Sơn. Công trú tại đây qua mùa đông.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Xích Sơn Lão Nhân Pháp Nhẫn tăng
Lãnh chúng huân tu bát nhã không
Cần đảm ngõa thạch trừ tích cấu
Ban vận nê thủy luyện tánh công.

Dịch:

Xích Sơn Lão Nhân Ngài Pháp Nhẫn
Dạy chúng huân tu bát nhã không
Vai mang gạch đá trừ trần cấu
Tu tánh nhào bùn ấy luyện công.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:10 AM | Message # 97
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


96. GIÚP HÒA THƯỢNG TÙNG NGHIÊM TU SỬA CHÙA TỊNH THÀNH

Năm tân mão Vân Công 52 tuổi. Trong thời gian ở Nam Kinh, Ngài góp công cùng thượng nhân Tùng Nghiêm tu sửa ngôi chùa Tịnh Thành. Hồi đó cư sĩ Dương Nhân Công thường hay qua lại gặp Ngài và hai bên cùng nghiên cứu Nhân Minh Luận và Bát Nhã Đăng Luận. Ngài trú ngụ tại chùa Tịnh Thành cho tới qua mùa đông. Suốt cuộc đời, Vân Công đi tới đâu cũng tham gia vào việc trùng tu đạo tràng hoặc xây dựng tự viện. Phàm điều gì lợi ích cho chúng sanh, cho xã hội thì Ngài đều hết lòng ra sức.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Cổ đế đại Thuấn hữu hưu phong
Dữ nhân vi thiện ngã tướng không
Kim thánh Vân Công vô tha dị
Phúc tư xã hội lực thôi hành.

Dịch:

Vua Thuấn thưở xưa tiếng thuần lương
Giúp người tướng ngã chẳng còn vương
Hiền thánh thời nay Công cũng vậy
Nhân quần phước lợi rải tình thương.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:10 AM | Message # 98
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


97. LỀU CỎ TRÊN ĐỈNH NÚI THÚY PHONG TẠI CỬU HOA SƠN

Năm đó là nhâm thìn, Vân Công 53 tuổi. Ngài cùng các vị pháp sư Phổ Chiếu, Nguyệt Hà, Ấn Liên ước hẹn lên Cửu Hoa Sơn, sửa căn nhà cỏ trên đỉnh Thúy Phong để cùng nhau tu. Do đại sư Phổ Chiếu chủ giảng kinh “Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm” cùng là hoằng dương Ngũ giáo Nghi của tổ Hiền Thủ, đã từ lâu bị quên lãng, nên tín đồ các nơi nghe tin đều kéo tới dự pháp hội. Tông Hiền Thủ tại miền Giang Hạ từ đó mà được chấn hưng.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Quần nhi bất đảng thượng Cửu Hoa
Thúy Phong mao bồng cộng sách hoạch
Tòng thử chấn hưng Hiền Thủ giáo
Hoa Nghiêm đại pháp biến hà sa.

Dịch:

Rủ rê nào phải đảng tầm thường
Đỉnh Thúy lều tranh pháp biểu dương
Hiền Thủ từ đây tông phấn chấn
Hoa Nghiêm rải trọn khắp mười phương.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:11 AM | Message # 99
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


98. GẶP NẠN KHI QUA SÔNG TẠI BẾN ĐỊCH CẢNG

Năm quý tỵ, pháp sư Đế Nhàn lên núi, trú tại đây trong mùa hè. Năm giáp ngọ Công còn ở lại nghiên cứu giáo lý kinh điển. Năm sau, ất mùi, Công 56 tuổi. Nhận được tin thiền viện Cao Mân ở Dương Châu, do hòa thượng Nguyệt Lãng chủ trì có tổ chức khóa Thiền kéo dài 12 thất (12 tuần lễ), mọi người hẹn nhau tới tham dự và giục Công lên đường đi trước. Khi tới bến Địch Cảng, Ngài không qua sông được vì không có tiền để đáp con đò ngang chở khách, nên đành đi bộ ven theo men sông và, chẳng may, sẩy chân, bị nước cuốn đi, chìm nổi một ngày một đêm.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Cao tăng tập giáo dĩ tam niên
Nguyệt Lãng tương ước chúng tham thiền
Địch Cảng thủy nạn kinh chú dạ
Tử nhi bất vong thọ mạng xương.

Dịch:

Ba năm giáo điển cùng nghiên cứu
Lại ước hẹn thiền đến Cao Mân
Địch Cảng ngày đêm thân chìm nổi
Chết rồi sống lại bội gian nan.



Đại Bi Chú
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 29 Jul 2013, 1:11 AM | Message # 100
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


99. ĐƯỢC VỚT LÊN BẰNG LƯỚI CÁ TẠI BỜ ĐÁ THÁI THẠCH

Công trôi theo dòng nước đến gần bờ đá Thái Thạch thì được dân chài dùng lưới vớt lên. Người ta mời vị tăng trong chùa Bảo Tích ra nhận. Hóa ra vị này đã từng có lúc ở chung với Ngài tại Xích Sơn, nên lấy làm kinh ngạc thốt lên rằng : “Đây là sư Đức Thanh!” và sau đó mang Ngài về chùa cứu tỉnh lại. Lúc đó, nhằm vào ngày 28 tháng 6 âm lịch, mũi, miệng của Công, cả tại hậu môn và đường tiểu tiện, các nơi đó đều bị xuất huyết. Ở lại đây ít ngày, Công lại lên đường đi Cao Mân. Vị tăng tri khách trông thấy hình dung tiều tụy hỏi Công có đau bệnh gì không thì Công trả lời là “không có bệnh”.

Kệ tán của Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Như thị Nam Hoa ngã thân văn
Công tại thiền đường đối chúng vân
Bỉ thời cánh hữu Chiêm Ninh Sĩ
Nhan lão cư sĩ vi dịch nhân.

Dịch:

Tôi nghe như vậy tại Nam Hoa
Công tại thiền đường kể chuyện qua
Ngày đó Chiêm Ninh[15] cùng có mặt
Còn Nhan cư sĩ dịch Anh-Hoa.

__________________

[15]Tức Ananda Jennings



Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Hư Vân Hoà thượng hoạ truyện (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO