Thứ Sáu
19 Apr 2024
5:17 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN BÌNH THƯỜNG » NGƯỜI MẸ NUÔI (Hương Đức)
NGƯỜI MẸ NUÔI
saigoneses Date: Thứ Sáu, 18 Jul 2014, 10:13 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
NGƯỜI MẸ NUÔI




Ngồi trước bàn tiệc trong đám giỗ mẹ của anh Ba Lượm, tôi chợt liên tưởng đến chuyện cũ: chuyện anh phải đi viện cấp cứu khởi nguồn từ một thang thuốc rượu bán trôi nổi trên xe buýt.

Một lần, một người hàng xóm tốt bụng đi xa về đã mua làm quà biếu mẹ anh Ba Lượm một thang thuốc rượu Thập Toàn Đại Bổ. Tuy đã ngâm rượu nhưng thấy thuốc không địa chỉ, gốc gác rõ ràng, và vào thời diểm đó, có tin tức lan truyền về những thang thuốc ThậpToàn Đại Bổ pha lẫn lá ngón gây chết người nên anh sợ, anh đã bảo mẹ đừng dùng. Mẹ anh, phẩn tiếc của, phần vì quý trọng tình cảm của người cho, đã không nghe lời can gián của con mà cứ đòi uống để trị bệnh đau nhức tay chân của bà. Túng thế, anh đã uống thử trước xem có tác hại gì không, không ngờ bị trúng độc. Về sau xem lại, thấy trong gói thuốc đó có chứa rất nhiều vị thuốc mã tiền, loại đông dược này tuy được dùng để trị bệnh nhưng phải sử dụng liều thật thấp, vì nó có độc tính cao, khi ngộ độc là bị co giật. Có nhiều người uống thuốc phạm liều, lên cơn co giật, từ trên giường té văng xuống đất, không chết vì ngộ độc thì cũng chết vì chấn thương sọ não.

Đang miên man nhớ lại chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước, tôi giật mình khi nghe tiếng anh Ba Lượm nói "Mời anh uống với em ly rượu, trước là nhớ ngày giỗ má em, hai là mừng cho tụi em có được căn nhà che nắng, che mưa". Tôi lịch sự nhấp môi, rồi nhăn mặt vì không quen uống rượu, cười. "Chúc mừng anh", tôi nói, "nhà to đẹp thế này mà chỉ che mưa, che nắng thôi sao, nếu vậy, cầu cho dân mình ai cũng có căn nhà che nắng che mưa như anh!" Anh nắm tay tôi thật chặt, tỏ ý cám ơn, rồi tiếp tục đến từng người khác mời rượu.

Nhìn bàn thờ Phật đặt trang nghiêm giữa phòng khách của ngôi nhà cao to mới cất, hương đèn, hoa quả tinh tươm, ảnh tượng Bồ-tát Quán Thế Âm thêm rực rỡ dưới ánh đèn màu, nhìn di ảnh của mẹ anh Ba Lượm, trên bàn thờ thức ăn, đồ uống bày cúng đủ loại ngon lành, tôi có cảm giác như bà đang cười, mừng cho thằng con đã thoát khỏi cảnh nghèo khổ triền miên.

Cuộc đời anh Ba Lượm có thể nói đã khổ từ khi mới chào đời. Người mẹ cưu mang, nuôi dưỡng cho anh nên vóc, nên hình không phải là mẹ ruột sinh ra anh. Bà đã nhặt anh về nuôi trong một hoàn cảnh đặc biệt, ở thời chiến tranh mấy mươi năm về trước. Một hôm, bà đi chợ, tình cờ một tốp lính vận động cùng nhiều người khác đến giúp dọn dẹp một đồn lính vừa bị tấn công, đốt cháy. Những người trong đồn này đều chết hết, bà đã tìm thấy anh trong một góc tường hẩm bị sập, lúc đó anh mới vài tháng tuổi, đang bú núm vú của mẹ đã chết lạnh từ lâu. Bà mang anh về nuôi dưỡng, đặt cho cái tên là Ba Lượm, gọi anh là thứ ba vì bà nhớ đến thằng con trai duy nhất của bà đã mất trong chiến tranh…

Mang anh về, bà hết lòng nuôi dưỡng, khi thì xin bú thép, lúc kiếm mua sữa dê, lần thì khuấy nước cơm pha sữa bột đút mớm từng muỗng cho anh; cực nhọc, vất vả trăm bề để nuôi lớn anh. Rồi dù nhà nghèo, đơn chiếc, bà cũng gắng cho anh đi học cho biết cái chữ, biết con toán để không thua người, thua bạn. Đáp lại, anh trở thành người con hiếu thảo đến mức nổi tiếng ở quê tôi, cứ nhắc đến anh thì người ta lại nhớ đến hai chữ "có hiếu". Đi đâu anh cũng lo về sớm để săn sóc mẹ, có món ngon là nghĩ đến mẹ trước tiên. Nhà tuy nghèo, nhưng khi cắm câu kiếm được con cá lóc to, đặt trúm được con lươn vàng béo, bao giờ anh cũng để dành, nấu cho mẹ ăn chứ chẳng chịu bán, dù ai có trả giá cao.

Sau 1975 khoảng hai năm, anh đến tuổi lấy vợ, mẹ anh lại nhờ mối mai tìm vợ cho anh. Tất cả đều do bà sắp xếp, mọi việc anh nhất mực nghe theo, chẳng nửa lời chê bai, cãi cọ để mẹ buổn lòng. Cũng may cho anh, gặp được người vợ giỏi giang hiền thục, hiếu thuận, biết lo làm ăn nên cuộc sống của ba mẹ con cũng không đến nỗi nào... cho đến khi bốn đứa con lẩn lượt ra đời.

Tuy vất vả, chạy ăn từng bữa cho gia đình, nhưng có điều rất quý là anh vẫn hết lòng phụng dưỡng mẹ già. Anh thường nói với vợ con, chúng ta còn trẻ, thiếu gì dịp để ăn, bà nội giờ đã già yếu, cần ăn uống đẩy đủ để có sức khỏe mà sống. Khi có món ngon, vật lạ là anh chăm chăm lo cho mẹ ăn trước, còn thì mới tới vợ con. Có lẩn đến nhà anh, tôi thấy ở nhà trên, mẹ anh ăn cơm trắng, canh rau, thịt cá đàng hoàng; xuống nhà dưới, thấy anh cùng vợ con quây quần bên nồi cơm gạo đỏ rẻ tiền, với tô rau rừng luộc qua quýt cùng một dĩa mắm ruốc kho sả đen ngòm, khô khốc. Tôi nhìn, thầm hiểu và khâm phục tấm lòng hiếu thảo của anh.

Rồi mẹ anh mất đột ngột do bị tai biến mạch máu não. Cái chết của mẹ là một cú sốc quá lớn với anh. Trong đám tang, tôi thấy anh mặt mày xanh mét, cứ như người mất hổn, nước mắt giàn giụa, khi thì vuốt ve quan tài khóc kể, khi thì nằm co dưới đất cạnh quan tài, mắt mở trừng trừng như cố nuốt nỗi đau vào lòng; người vô tình nhất, nhìn vào cũng cảm nhận một nỗi thống khổ không thể diễn tả thành lời bao trùm lên tâm hồn lẫn thể xác anh.

Sau đám tang, do ở gần nhà, những lúc trời mưa dông, sấm chớp, tôi thường thấy anh chạy ra mộ mẹ, khi thì thắp hương, khi thì đốt con cúi. Dưới tấm bạt che mộ, khói tỏa mờ mờ, nhìn dáng anh gầy gò quỳ bên mộ, thấy tội nghiệp vô cùng. Có lẩn anh tâm sự với tôi, hổi còn sống, má tôi rất sợ sấm chớp, mỗi khi nghe tiếng sét nổ là bà quíu tay, quíu chân, nói lắp... hôm đám ma, nghe mấy thầy nói, trong vòng bốn chín ngày sau khi mất, hổn người chết còn quanh quẩn nơi mình ở, tôi lo mẹ sợ sấm chớp nên ra mộ cho bà bớt sợ.

Do hoàn cảnh khó khăn, các con anh đều phải nghỉ học sớm. Thằng lớn đi làm công nhân bốc vác; hai đứa con gái mới lớn lên Sài Gòn đi giúp việc thuê; thằng nhỏ nhất, ngày ngày lặn hụp dưới sông, mò hến, bắt tôm, bắt cá kiếm miếng ăn cho gia đình. Hai vợ chồng anh cũng đầu tắt mặt tối lo làm việc để kiếm cái ăn, cái mặc và kiếm tiền trả nợ đã vay. Tương lai gia đình thấy mù mịt vì đói nghèo.

Một hôm, thấy anh đang ngồi cạo rửa rong đóng trên viên đá to đặt dưới chân cột bàn thờ ông thiên ngoài trời, tôi ghé vào nói chuyện với anh. Nhìn viên đá to, bóng láng do thường xuyên được cạo rửa, tôi không hiểu mẹ của anh đặt viên đá nơi đây làm gì, có phải là một dạng tín ngưỡng thờ linh vật, hay là biểu tượng cho đất, cho trời. Tôi hỏi anh, anh bảo lớn lên thì đã thấy nó rồi, má tôi thờ nó như một linh vật, cầu mong cho gia đình an ổn, làm ăn khá giả... nhưng mà sao tụi tôi cứ khó khăn, vất vả hoài, hết chuyện xui này tới thì chuyện rủi khác lại đến?

Nghe anh nói với giọng trầm tư, vốn biết nhà anh, ngoài bàn thờ ông bà và cha mẹ thì anh không có thờ Phật hay đạo giáo nào khác, tôi liền nhẹ nhàng phân tích; theo lời Phật dạy, mỗi người khi sanh ra đời, đều mang theo nghiệp xấu, tốt đã tạo từ tiền kiếp và chính những nghiệp xấu, tốt đó kết hợp với những nghiệp tạo tác trong hiện đời, sẽ khiến người đó có những vận mệnh khác nhau, kẻ may mắn, khỏe mạnh, giàu sang, kẻ xui rủi, nghèo hèn, bệnh tật. Và vận mệnh của một con người không ai có thể trực tiếp thay đổi, kể cả thánh thẩn, Trời Phật mà chỉ chính người đó mới có thể thay đổi vận mệnh của mình bằng những hành động, việc làm thiện, ác. Đó là luật nhân quả, bù trừ. Tôi nói tiếp, tôi đã sống, gần gũi với gia đình anh mấy chục năm nay, biết anh là người chí tình chí hiếu, một đức tính rất quý, luôn được mọi người khen ngợi nhưng gia cảnh anh, tai nạn, xui rủi cứ đến hoài, có lẽ đó là do nghiệp của tiền kiếp gây ra, tôi có lời khuyên chân tình là anh nên phát tâm thờ Phật và học, thực hành những lời Phật dạy để tìm cách hóa giải những nghiệp xấu, tạo nghiệp tốt, mới mong có thể thoát khỏi những khó khăn trong đời sống hiện tại và tương lai.

Anh nghe tôi nói xong, có vẻ suy nghĩ rất nhiều; lát sau, anh nắm tay tôi rồi bảo: bao nhiêu năm qua, tôi cứ thắc mắc hoài về những gì đã xảy ra với tôi và gia đình tôi, nhưng không hiểu vì sao và cảm thấy bế tắc, không tìm được một con đường nào để thoát khỏi hoàn cảnh ngày càng tệ này, nay nhờ anh chỉ dẫn, tôi đã hiểu phần nào, tôi xin theo lời anh, tôi sẽ thờ Phật và học, làm theo những điều Phật dạy; nhưng thú thật, do chúi mặt, chúi mũi tìm miếng cơm, manh áo hàng ngày nên chuyện chùa chiền, đạo pháp, tôi không rành, nay mọi việc khởi đẩu, xin nhờ anh hướng dẫn, giúp giùm, tôi rất cám ơn.

Nghe anh nói, tôi rất mừng, hứa sẽ hết lòng giúp, sẵn ở nhà có một khuôn ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm do một đứa cháu ở Sài Gòn gởi về, dặn tôi tặng cho những ai phát tâm thờ Phật, tôi liền đem tới ngôi chùa trong xã, nhờ Sư cô trụ trì chú nguyện hàng ngày. Đến ngày rằm trong tháng đó, tôi chở anh đến chùa, cúng dường và rước ảnh Bồ-tát về thờ. Tôi đã mua tặng anh lư hương và một số trái cây tươi để cúng an vị Phật. Trong buổi lễ, tôi cùng anh lễ lạy. Tôi quỳ, chắp tay cầu nguyện, mong chư Phật và Bổ-tát Quán Thế Âm hộ trì cho anh sớm giác ngộ, tìm được con đường sáng để đi và thoát khỏi cảnh khổ nạn triền miên.

Một thời gian dài kể từ khi anh bắt đẩu thờ Phật, học giáo lý ở chùa và qua kinh sách, tỏi thấy đã có những chuyển biến rất lớn trong anh, từ cách ăn nói và hành xử hàng ngày, với chiều hướng tốt. Đặc biệt, gia đình anh bắt đẩu yên ổn, không có những nạn tai xảy ra thường xuyên như thời gian trước. Trong năm đó, anh và vợ đã quy y Tam bảo tại ngôi chùa trong xã nhà. Rồi trong đợt nhà nước di dân đi vùng kinh tế mới, anh đã đăng ký đi miền Đông lãnh mấy mẫu đất làm rẫy. Ngày hai cha con ra đi, có dắt nhau đến chào tôi giã từ. Vợ anh ở lại quê để giữ nhà cửa và mồ mả cha mẹ chồng.

Sau một thời gian dài, gần chục năm vất vả, chạy tới chạy lui với hoàn cảnh một thân hai nhà, vận may đã mỉm cười với anh, mấy mẫu đất do anh sở hữu nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, anh đã được đền bù thỏa đáng. Với số tiền có được và số đất còn lại, anh dùng cất nhà trọ cho công nhân thuê, giao cho thằng con út quản lý, đổng thời, anh về quê, tu sửa mồ mả cha mẹ, xây mới căn nhà cũ đã hư hỏng nhiều do thời gian. Hai đứa con gái và thằng con lớn đã có gia đình, nhờ anh giúp đỡ, nay đã có nhà cửa, công ăn, chuyện làm ổn định. Cuộc sống của gia đình anh đã bước vào giai đoạn sáng sủa và an lạc...

... Tiệc tan, tôi đến thắp hương xá Phật; chợt thấy ảnh mẹ anh trên một bàn thờ gẩn đấy, tôi nghĩ đến mẹ anh, người mẹ tận tụy, thương yêu con nuôi như con đẻ, và nghĩ đến tấm lòng hiếu thảo, hết lòng thương kính mẹ của anh. Từ giã gia chủ ra về, khi đi gần tới cánh cổng, tôi bỗng chú ý đến cặp chậu hoa hồng to đặt ở hai bên đường vào nhà, hoa trong chậu nở rộ một màu đỏ thắm, mùi hương cao sang, tỏa dìu dịu khiến tôi tỉnh cả người. Nhìn hoa, chợt nhớ đến bài ca Bông hồng cài áo, tôi khe khẽ hát, một bông hồng cho anh, một bỏng hồng cho em, một bông hồng cho những ai đang còn mẹ, để lòng mình vui sướng hơn... ôi, cái hạnh phúc mong manh khi còn được sống với mẹ... cầu mong những người đang có được hạnh phúc đó biết cảm nhận, biết trân trọng, biết yêu thương từng giây, từng phút; bởi đến một ngày, chắc chắn họ sẽ bị mất đi cái hạnh phúc không gì thay thế được đó vì theo quy luật tử sanh, vô thường, mẹ không thể sống mãi cùng với ta.

... Chỉ còn mấy ngày nữa là đến rằm tháng Bảy âm lịch, mùa Vu-lan báo hiếu lại về.

Hương Đức
15/7/2014



Cùng tác giả:

NHÂN QUẢ

CHUYỆN CON VẸT BIẾT NIÊM PHẬT

CẢM ỨNG ĐẠO GIAO

CHÚ ĐẠI BI VÀ TÔI

 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 18 Jul 2014, 4:24 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 19 Jul 2014, 12:56 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN BÌNH THƯỜNG » NGƯỜI MẸ NUÔI (Hương Đức)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO