Thứ Sáu
26 Apr 2024
8:46 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG VĂN THƠ » GIAI THOẠI » TRỊNH CUNG… MỘT CON SÓI ĐƠN ĐỘC (Thuận Nghĩa)
TRỊNH CUNG… MỘT CON SÓI ĐƠN ĐỘC
atoanmt Date: Thứ Sáu, 20 May 2016, 12:49 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
TRỊNH CUNG… MỘT CON SÓI ĐƠN ĐỘC
QUA SỰ “PHẢN BẠN”…của THẾ KỶ !!!


Thuận Nghĩa


NGUYỄN TRỌNG TẠO:
Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn bị công luận phê phán nặng, nhưng chưa ai thể hiện thái độ phê phán cảm động nghẹt thở như Thuận Nghĩa. Tôi đọc thấy bàng hoàng, nghĩ về sự thiếu nhân cách của nghệ sĩ đã xúc phạm công chúng yêu nghệ thuật đến thế nào. Với một giọng văn điềm tĩnh, khúc chiết và tỉnh khô, với một câu chuyện giản dị nhưng bất ngờ, Thuận Nghĩa đã làm cho người đọc giật mình đến nghẹn thở, khi biết rằng chính tác giả cũng đã nén lệ vào lòng.
Tuy Thuận Nghĩa đã đưa bài này trên blog của anh, nhưng tôi muốn xin phép anh, một lần nữa, giới thiệu bài viết này lên HNVC để bạn đọc cùng chia sẻ, và có thể có nhiều ý kiến khác nhau.



Tháng 12 năm 1979 tôi theo Thầy đi Quì hợp (Nghệ an). Thầy tôi bảo rừng Thanh -Nghệ – Tĩnh và Ninh bình là vùng sơn thủy đắc địa, sinh ra nhiều loại kỳ hoa dược thảo trân quí. Trước đây Thầy đã đưa tôi đi rừng Hương Sơn và Ngàn Hống. Bấy giờ Thầy lại đưa tôi đi Quì châu, Quì hợp, Con cuông, Mường xén. Đi xem cây cỏ vùng này xong, Thầy nói sẽ đưa tôi đi vùng Bá thước, Cẩm thủy ở Thanh hóa, sau đó là ngao du vùng Tam điệp, Ninh bình

Hôm đi trong rừng Quì hợp. Chúng tôi có gặp một tốp tù cải tạo đi đốn củi. Vì gặp nhau giữa rừng già nên khoảng cách không bị tách bạch như dưới xuôi. Chúng tôi là người đi tìm thuốc, gặp người đi đốn củi, trò chuyện qua lại với nhau vài câu. Cán bộ quản trại cũng không để ý.



Trong số những người cải tạo ấy tôi thấy có một người tướng mạo phương phi, nét mặt thật phúc hậu, là tù tội giữa rừng sâu, nhưng phong độ vẫn đĩnh đạc trầm mặc khoan thai, chứng tỏ là người có công phu hàm dưỡng thâm sâu lắm. Thấy là có cảm tình ngay, tôi lân la trò chuyện với ông nhiều nhất.



(hình: Trình Cung (râu chồm), Đinh Cường và TCS)


Trước lúc chuẩn bị lên đường đi sâu vào rừng theo lộ trình Thầy đã định sẵn, tôi mon men đến bắt chuyện với cán bộ quản giáo. Qua câu chuyện làm quà tôi hé lộ cho họ biết tôi là cháu ruột của Đại úy Cương trưởng phòng chấp pháp Tp. Vinh. May sao anh cán bộ cũng quen biết Đại úy Cương. Anh nói cũng nghe Đại úy có thằng cháu học ở trường Dạy nghề ở Hưng Dũng, hóa ra đó là tôi.

Được dịp tôi nói cái ông tù phương phi kia là người bà con xa, vừa rồi gặp lại, hỏi thăm mới biết, âu cũng là cái duyên, xin anh cho tôi gửi lại cho ông ấy mấy thứ đồ ăn và vật dụng. Nghe nói tôi là cháu Đại úy Cương, nên anh cán bộ nhận lời . Tôi để lại tất cả lương thực, và đồ ăn, cái áo ấm, và một ít tiền nhờ anh chuyển lại cho cái ông phương phi ấy. Đến tối, khi tôi và Thầy chuẩn bị hạ trại bên một con suối, tôi mới cười khì khì ôm vai Thầy nói là đã cho hết gạo và đồ ăn rồi, không quay trở về không khéo Thầy trò mình chết đói giữa rừng. Thầy cười và nói, Thầy đã biết khi thấy cái túi ruột tượng của tôi xẹp lép.

Ngủ lại trong rừng một đêm. Hôm sau Thầy trò tôi trở lại về xuôi chuẩn bị hành trang khác, rồi mới tiếp tục lộ trình.



(hình: TCS, Đinh Cường, Trịnh Cung, Văn Cao)


hời gian sau đó có mấy lần tôi quay lại Quì hợp, và tôi nghiễm nhiên trở thành người nhà thăm nuôi cái ông phương phi ấy. Rồi thỉnh thoảng người nhà của ông ta từ Nha trang ra thăm nuôi cũng đến chỗ tôi trước, sau đó tôi mới dẫn họ lên thăm ông. Ngày ông được mãn hạn cải tạo.

Ông ghé lại chỗ tôi, lúc đó tôi đã học ra trường và đang làm việc ở nhà máy đóng tàu Sông Lam ở Xuân an, đối diện bên kia Bến thủy. Chú cháu nằm ôm nhau trò chuyện trên boong tàu, nơi tôi làm bảo vệ gác đêm ở đó. Ông quê gốc ở Phan thiết, nhà hiện ở Nha trang. Ông nguyên là thiếu tá lễ tân của quân đoàn 1 QLVNCH, là người có bằng cấp đi lính chỉ làm ở văn phòng nên được cải tạo về sớm. Hôm sau chia tay, ông để lại cho tôi cái chăn lính dù hai lớp làm kỷ niệm.

Khoảng chừng nửa năm sau, ông gửi cho tôi cái thư nói nhà ổng có chuyện, muốn tôi vào giúp đỡ. Tôi sắp xếp xin nghỉ phép năm, ra phà Bến thủy bắt xe suốt của hãng Tiến lực vào Nha trang thăm ông. Vào đến nơi, thấy nhà ông chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Ông nói muốn tôi vào cho gia đình ông đền ơn, vì nhờ tôi lo lót nên ông mới được ra tù sớm, khỏi bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc như một số bạn bè của ông.

Hai cô con gái của ông lớn hơn tôi độ vài tuổi đưa tôi đi thăm viếng khắp Nha trang. Ngày nào cũng đi đây đi đó, hết chùa chiền đến bãi biển. Ba ngày sau, trong bữa ăn tối của cả gia đình, ông tuyên bố với tôi là gia đình đã có kế hoạch vượt biên. Mọi việc đã sắp đặt chu đáo chỉ còn căn nhà chưa bán, vì muốn để lại căn nhà đó cho tôi. Ông nói, ông biết tôi tứ cố vô thân, phải có căn nhà làm nơi chốn đi về, an cư mới lạc nghiệp, ông gọi tôi vào là để bàn chuyện làm giấy tờ sang nhượng.

Tôi từ chối không nhận, ông bà cứ khuyên lơn mãi, cuối cùng tôi đành thổ lộ thân phận của mình là người nối dõi của Thanh Long y phái, có thể khi duyên tới thì thí phát Qui y. Biết sự thật vậy, ông bà mới thôi không bàn đến chuyện đó nữa. Trước ngày tôi trở ra Bắc, gia đình muốn tặng tôi rất nhiều thứ, tôi đều từ chối, vì cuộc sống của tôi phiêu bạt đây đó không có chổ ở cố định, nên không cần dùng tới. Nài nỉ mãi cuối cùng tôi nhận lấy 2 bức tranh sơn dầu vẽ trên khung vải.

Một bức của Bửu Chỉ vẽ cảnh rước đèn ông trăng, nhưng với một gam màu đỏ màu lửa. Cuộc rước đèn ông trăng của lũ trẻ mà trông xa cứ như không khí một cuộc biểu tình của sinh viên học sinh hồi chống Diệm vậy.

Còn một bức khác, vẽ cảnh một cây cau với vài nét rất đơn sơ, trên cây cau có chú mèo đang trèo lên ngước nhìn buồng cau. Buồng cau được vẽ rất ấn tượng. Vì núm cau được vẽ như nhũ hoa của gái đồng trinh. Bức tranh được vẽ dưới một gam màu vàng mỡ gà, trên nền vải bố thô. Tạo nên cảm giác rất an bình và trong lành…

Ông phương phi nói đó là hai bức tranh của những người bạn của ông thời sinh viên vẽ tặng. Bức kia của Bửu Chỉ, còn bức con mèo trèo cây cau là của Trịnh Cung.

Bức rước đèn ông trăng trước khi tôi ra nước ngoài, đã tặng lại cho một người bạn chuyên sưu tầm tranh vẽ về Huế.

Còn bức Con mèo trèo cây cau, thì mãi đến năm 2001 tôi mới có dịp đưa sang bên này. Tôi rất thích bức vẽ này nên trân trọng treo nó ở phòng khách nhà tôi. Bức tranh như một dấu ấn kỷ niệm về thời phiêu bạt, và như để nhắc nhở tôi luôn hồi hướng về quê nhà. Ngoài ra cũng để tưởng niệm về người bạn tù vong niên phương phi ngày nào, người trước lúc trở về với cát bụi, còn di chúc bắt con gái và con rể phải hoàn thành di nguyện là sang nhượng lại một phần trang trại thanh long ở Hàm thuận, Phan thiết cho tôi..

Mấy hôm rồi đọc tin trên các báo điện tử, thấy có bài nói nhiều về bài viết của Họa sĩ Trịnh Cung. Tôi ở xa lại là người không có chính kiến rõ ràng trong vụ này. Nhưng có một điều tôi khẳng định là Trịnh Cung là một kẻ phản bạn đê hèn.

Mà trên đời này tôi không căm ghét gì bằng việc bạn bè đâm thọc vào lưng nhau. Tôi tháo bức tranh mèo trèo cau của Trịnh Cung xuống, định bỏ đi, nhưng vì vẫn cứ luyến tiếc bức tranh đã theo mình mấy chục năm và ăm ắp kỷ niệm. Vậy là tôi vác ra cái quán ăn Việt nam gần phố tôi ở, gạ tặng lại cho ông chủ quán.

Ông chủ quán là người thân quen trố mắt lên hỏi:
” Trời, bức tranh này ông coi như báu vật, cất công mang vác từ Việt nam sang gần cả chục năm rồi sao lại đem cho đi vậy”.

Tôi rầu rầu kể lại chuyện họa sĩ Trịnh Cung, bạn chí cốt của Trịnh Công Sơn, viết báo bôi nhọ họ Trịnh, làm cái chuyện trời đất không tha là hám danh lợi mà bán đứng bạn bè đã quá cố của mình.

Nghe tôi kể xong Ông chủ quán ném tấm tranh vào người tôi ngoác miệng lên chửi:
“Ông đem cái thứ dơ bẩn ấy cút đi cho khuất mắt, mẹ kiếp tưởng tốt lành gì, hóa ra là ông ngửi đéo được rồi ông mới đem cho chúng tôi ngửi..”.

Vừa nói Ông vừa lấy tay đẩy tôi ra khỏi quán như xua đuổi một thứ tà ma dị hợm. Làm như tôi và bức tranh là cái thứ gì bốc mùi tởm lợm không bằng.

Tôi lại rầu rầu cúi đầu thui thủi bước đi. Lòng buồn rười rượi, một phần vì không biết xử lý bức tranh như thế nào, một phần vì bị mắng oan. Cái ông chủ quán ấy, xưa nay kính nể tôi lắm, giờ chỉ vì tôi có bức tranh của Trịnh Cung mà coi tôi là đồ phản bạn như Trịnh Cung vậy.

Tức đến bục ruột ra được. Tôi ôm bức tranh thất thểu bước ra bờ cảng, ngồi xuống bên kè đá, nơi ngày xưa khi còn quán ông Phú thọ, tôi thường hay ra đó. Nhìn sóng vỗ ì oạp hất bồng mấy váng dầu và mấy thứ rác rưởi lềnh bềnh lên bờ, tôi có ý định vứt bức tranh xuống nước.
Trời nắng, mọi người đi dạo rất đông, sợ mọi người nhìn thấy, nên tôi để bức tranh xuống gần mé nước rồi từ từ dùng chân đạp cho nó chuồi xuống chân kè đá. Sóng cuộn vào và cuốn bức tranh dần ra xa ngoài bến cảng.

Tôi nhẹ hẳn cả người, thế là giải quyết xong một chuyện khó chịu. Nhìn bức tranh bập bềnh dập đờn trên sóng, tôi lại thoáng lo âu và thầm nghĩ:
“Không biết bức tranh ấy của Trịnh Cung có làm ô uế thêm dòng nước vốn đã quá ô nhiễm này không nhỉ”


(source from Hamburg) / PHAN NGUYÊN LUÂN… thực hiện


AToanMT
 
FORUM » TRANG VĂN THƠ » GIAI THOẠI » TRỊNH CUNG… MỘT CON SÓI ĐƠN ĐỘC (Thuận Nghĩa)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO