Thứ Sáu
19 Apr 2024
11:00 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP (Ngài Ajahn Suchart Abhijāto)
VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP
Christiannguyen Date: Chủ Nhật, 04 Nov 2018, 10:53 PM | Message # 1
Lieutenant
Group: Users
Messages: 48
Status: Tạm vắng


VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP

Người dịch: Pt Diệu Hạnh


Câu hỏi 1: "Khi bạn thiền với tỉnh giác, tâm của bạn sẽ trở nên trung tính. Nó sẽ chỉ nhận biết chứ không phản ứng lại với cái mà nó đang nhận biết".

Câu hỏi từ Las Vegas: "Con đang làm việc với nhiều người mà làm cho con rất bực tức và con bắt đầu ghét họ. Làm sao con có thể từ bỏ sự ghét họ này được ạ?"

Thầy Ajahn: "Bạn phải nhìn họ như họ là một phần của tự nhiên. Họ như mặt trời và mưa. Bạn không thể kiểm soát họ. Bạn không thể bảo họ đến hay đi. Bạn phải chấp nhận họ như chúng là.

Nếu mọi người nói gì làm bạn bực tức, đừng trách họ. Hãy trách chính bạn bởi vì bạn không thích cách họ nói hay những gì họ nói. Bạn biết rằng bạn không thể ép họ nói hay làm những điều theo cách bạn muốn họ nói hay làm. Bạn phải coi tất cả mọi thứ như chúng là một phần của tự nhiên. Chúng giống như thời tiết - mưa, gió, mặt trời. Chúng có thể đến và đi qua nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi trời mưa. Đôi khi gió thổi. Thỉnh thoảng trời nắng. Với con người cũng vậy. Bạn không thể ép họ làm theo cách bạn muốn họ làm.

Nếu bạn không muốn bị bực tức, bạn sẽ phải chấp nhận họ, chung sống với họ. Bạn có lựa chọn là bực tức hay không bực tức. Nếu bạn không muốn bị bực tức thì bạn hãy chấp nhận chúng như gió, như mưa, như mặt trời, như ngày, như đêm. Chúng đến và đi. Bạn sống với chúng khi chúng đến. Đây cũng là cách (đối xử) với người và vật mà bạn gặp.

Bạn phải huấn luyện tâm bạn để trở nên trung tính, không phản ứng với mọi thứ mà bạn tiếp xúc với. Đấy là vì sao bạn cần thiền. Khi bạn thiền với tỉnh giác, tâm của bạn sẽ trở nên trung tính. Nó sẽ không có phản ứng. Nó sẽ chỉ nhận biết mà không phản ứng lại cái nó nhận biết."

Câu hỏi: "Lý do con hỏi là vì thường là cố tình, như là nói xấu, kể cả khi con tốt với họ."

Thầy Ajahn: "Cũng thế thôi cho dù họ có cố tình hay không cố tình. Với bạn, nó giống nhau. Đó là cái bạn không thể ngăn cản hay bạn không thể kiểm soát. Vì vậy, bạn phải coi chúng như một phần của tự nhiên.

Câu hỏi 2: "Cảm giác vui, để nó yên. Cảm giác buồn, để nó yên."
Câu hỏi từ Sydney, Australia: "Thầy có khuyên nên di chuyển sự chú ý khắp cơ thể để cảm nhận được các cảm giác trong khi thiền không ạ?"

Thầy Ajahn: "Không, khi bạn đang thiền để tĩnh, bạn cần trụ ở một đối tượng. Thông thường, chúng ta sử dụng hơi thở (ānāpānasati). Giữ tâm tập trung trên một điểm, nơi không khí chạm vào cơ thể. Chỉ dừng ở điểm đó. Không đi theo không khí vào hay ra. Điều này sẽ đưa tâm trở nên tĩnh lặng, bình an và hạnh phúc."

Đối với cảm giác, đây là sự phát triển của trí tuệ mà bạn thực hiện sau khi bạn ra khỏi thiền. Khi bạn bắt đầu có cảm giác đau và bạn không vui với nó, thì bạn sẽ phải dạy tâm bạn rằng cảm giác đau này là một phần của các cảm giác đến và đi.

Có ba loại cảm giác: cảm giác vui, cảm giác buồn và cảm giác trung tính. Bạn không thể kiểm soát chúng. Chúng nằm ngoài kiểm soát của bạn. Nếu bạn muốn loại bỏ cảm giác buồn của bạn, bạn đang làm cho tâm bạn trở nên không hạnh phúc.

Vì thế, nếu bạn không muốn tâm bạn trở nên không hạnh phúc, bạn sẽ phải để các cảm giác lại. Cảm giác vui, để nó yên. Cảm giác buồn, để nó yên. Chỉ ý thức rằng chúng tự đến và tự đi. Bạn không phải làm gì hết. Khi đó, bạn sẽ luôn luôn bình an và tĩnh tâm, và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đến và đi của các cảm giác".

Câu hỏi 3: “Người chết đã tạo ra những kamma (hành động) khác nhau nên họ không đi tới cảnh tồn tại giống nhau.”
Câu hỏi từ Brisbane, Australia: Các sư ở SriLanka quê con dạy rằng người nhà có thể ban phước cho kiếp sau của người đã chết bằng việc cúng vật thực vào ngày thứ 7, 3 tháng và 1 năm sau ngày mất của người đó.

Theo chứng cứ lịch sử thì Vua Bimbisara được nhắc đến là đã làm lễ cúng dường và tụng kinh theo lời khuyên của Đức Phật để cầu phước cho một số họ hàng đã chết của vua, những người tái sinh vào cảnh giới thấp hơn, người làm phiền sư hàng đêm. Việc này có phù hợp với hiểu biết của Sư không ạ?

Thầy Ajahn: Có, nhưng không có nghĩa là bất kỳ ai chết đi đều sẽ tái sinh vào cảnh giới tồn tại thấp hơn. Họ hàng của bạn đã chết có thể đã lên thiêng đường hay tái sinh làm động vật hay thành người, do vậy, họ không cần phước đó. Chỉ những ai đến làm phiền tâm bạn, như là đến với bạn trong giấc mơ, có thể là cần sự giúp đỡ của bạn.
Do đó, bạn có thể cúng dường và chia phước bạn có được từ việc cúng dường cho người đã mất. Không có gì cố định/chắc chắn là tất cả những ai chết đều cần phước. Người chết đã tạo ra những kamma (hành động) khác nhau nên họ không đi tới cảnh tồn tại giống nhau.”

Cõi tồn tại thấp hơn chỉ là một trong nhiều cõi tồn tại. Nếu bạn không biết người bạn yêu thương tồn tại ở cõi nào, bạn có thể chia phước phòng trường hợp người ấy cần tới. Nếu người đó không phải ở cõi mà anh ta chờ đợi được nhận phước báu từ bạn, thì bạn có chia phước hay không, điều đó không khác gì cả. Chỉ khi anh ta tới bạn trong giấc mơ vào ban đêm hay trong khi bạn thiền, và anh ta tới nói chuyện trực tiếp với bạn nhờ giúp đỡ, thì bạn có thể cúng dường vật thực và chia phước cho người đã khuất.

Câu hỏi 4: “Để có được lợi ích từ việc bố thí, việc bố thí phải xuất phát từ tâm của riêng mỗi người.”
Câu hỏi từ Singapore: “Trước đây con làm phước bố thí cho gia đình con mà họ không biết. Gần đây, con thông báo cho họ về việc bố thí để họ có thể tùy hỷ với phước báu đó. Nếu con bố thí thay cho những ngowif trong gia đình con mà họ không biết, họ có được lợi ích từ những việc bố thí đó không ạ?”

Thầy Ajahn: “Không. Để có được lợi ích từ việc bố thí, việc bố thí phải xuất phát từ tâm của riêng mỗi người. Chính người đó phải khởi xướng việc cho quà. Quà cho đi phải là của người ấy. Nếu quà đó là của người khác thì anh ta không được chút phước nào cả.
Do đó, trước tiên bạn phải có ý tưởng khởi xướng, ý nghĩ là 'Tôi muốn cho đi cái gì hay một chút tiền.' Tiền mà bạn cho đi phải là của bạn. Thì bạn sẽ có phước. Nếu bạn cho tiền của bạn đi và nói với bạn của bạn rằng 'Tôi đã làm phước cho bạn', thì bạn của bạn sẽ không được chút phước nào vì họ không cảm thấy gì hết."

Câu hỏi 5: “Thiền đi... Bạn có thế đi chậm hay bạn có thể đi nhanh, tùy thuộc vào hoàn cảnh.”
Câu hỏi từ Singapore: “Khi thiền đi, con phải chú tâm vào hơi thở hay vào chân? Tốc độ phải bình thường hay chậm ạ?”
Thầy Ajahn: “Tùy thuộc vào bạn thấy tốc độ nào là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn thấy theo dõi hơi thở là tốt cho bạn, thì bạn có thể làm thế. Nếu bạn thấy theo dõi chân là tốt cho bạn, bạn có thể theo dõi chân mình.

Cá nhân tôi, tôi thấy khó theo dõi được hơi thở khi đi. Khi bạn đi, theo dõi chân dễ hơn. Cứ tập trung vào chân, chân trái, chân phải. Cứ nói 'Trái, phải, trái, phải'. Thế là để ngăn tâm bạn không nghĩ về những vấn đề khác.

Bạn có thể đi chậm hay bạn có thể đi nhanh, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nếu bạn uể oải, buồn ngủ, hay lười, bạn có thể ép mình đi nhanh để tăng năng lượng vật lý của mình. Nhưng nếu bạn bồn chồn, không yên, bạn có thể đi chậm hơn để làm cho tâm an tĩnh, làm cho thân an tĩnh.

Do đó, tùy thuộc vào tình trạng của thân và tâm bạn. Và bạn phải tự thử để tìm ra cách tốt nhất cho mình vào một thời điểm cụ thể.”
Hỏi: “Con phải để tay ở đâu ạ?”
Thầy Ajahn: “Đâu cũng được. Thông thường, bạn có thể đặt tay trước bụng và đặt tay phải trên tay trái.”

Câu hỏi 6: “Có thể chứng ngộ ở bất kỳ đâu.”
Câu hỏi từ Las Vegas: “Có phải là ai cũng có thể chứng ngộ ở bất kỳ đâu, và nếu vậy, cách tốt nhất để chứng ngộ là gì ạ?”
Thầy Ajahn: “Có thể chứng ngộ ở bất kỳ đâu vì cái chứng ngộ là tâm, không phải là địa điểm. Và cái có thể làm tâm chứng ngộ là tuệ giác, khả năng nhìn sự thật như nó là.

Giờ đây, bạn đang không nhìn thấy sự thật. Bạn nhìn sự thật theo nhận thức của bạn về sự thật mà không phải là sự thật thật sự. Do đó, bạn phải loại bỏ nhận thức đó để tâm nhìn được sự thật như nó là. Khi đó, bạn trở nên chứng ngộ.

Bạn phải thiền rất nhiều để làm sạch tâm khỏi nhận thức sai lầm. Khi bạn đã làm sạch được tâm khỏi nhận thức sai lầm, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ đều vô thường. Cái gì sinh thì sẽ diệt, như là thân. Một khi thân được sinh ra, nó sẽ chết không sớm thì muộn. Nếu bạn có thể nhìn thấy điều đó thật sự, bạn sẽ không sợ chết. Bạn sẽ để thân yên đấy vì bạn biết là bạn không làm gì được.”

Câu hỏi 7: “Bạn phải rải tâm từ khi bạn gặp mọi người.”
Câu hỏi từ Singapore: Sau khi con ngồi thiền, con có cần rải tâm từ cho bản thân mình, những người thân và những người không đáng mến không ạ?

Thầy Ajahn: Việc rải tâm từ này là chuyện tưởng tượng. Nó không thật. Bạn không rải cái gì cho ai hết cả. Mục đích của việc tụng kinh từ bi là để dạy bạn phải từ tâm thế nào khi gặp mọi người.
Bạn phải rải tâm từ khi bạn gặp mọi người. Như là khi bạn biết ngày sinh nhật của ai đó, bạn sẽ mua chút quà tặng cho người đó - đó là rài tâm từ; Khi ai đó làm điều gì đó không phải với bạn, bạn sẽ tha thứ cho người đó - đó là rải tâm từ; Nếu bạn cáu giận và khi bạn muốn làm đau ai đó, bạn sẽ nói 'Không, ta không được làm điều này.' - đó là rải tâm từ. Do đó, bạn làm điều đó khi bạn gạp người hay vật. Không phải là lúc bạn ngồi một mình và rải tâm từ - nhảm nhí lắm.
---
Hỏi: Sau khi thiền từ ái xong, con có thể tiếp tục hồi hướng phước báu không?

Thầy Ajahn: Loại phước báu này chưa kết quả đâu. Việc tu tập của bạn vẫn chưa tạo được phước báu thật sự nào hết. Việc bạn làm mới chỉ là cố gắng tạo phước báu thôi. Điều này quan trọng. Bạn phải thực hành nhiều thì mới có kết quả được. Khi bạn đã có kết quả, bạn có thể chia phước báu này cho những người không có thân vật lý, những người sống trong thế giới tinh thần.

Do đó, thường thì chúng ta không chia loại phước báu này vì chúng ta thường là chưa có phước báu. Chia phước báu bằng việc bố thí dễ dàng hơn, bạn đã có phước báu từ việc bố thí đó rồi. Khi đó, bạn có thể chia phước báu đó ngay

Câu hỏi 7: “Sự lung linh của vô minh (avijjā).”
Câu hỏi từ Florida, USA: “Có phải vô minh (avijjā) thật sự là hào quang rực rỡ mà ta nhìn được không phải bằng mắt thường không ạ?”
Thầy Ajahn: “Không, đấy là mức độ tu tập khi bạn đã qua được bậc anāgāmī. Khi đó, bạn sẽ trải nghiệm được sự lung linh của avijjā. Ở giai đoạn đó, tâm trở nên rất lung linh. Cái lung linh này là do avijjā tạo ra.

Khi bạn tới đó lần đầu, bạn có thể nghĩ đó là nibbāna (Niết bàn) và bạn có thể bị lừa mà nghĩ rằng bạn đã đạt tới nibbāna vì sự lung linh này. Nhưng nếu bạn cẩn thận, nếu bạn tiếp tục nhìn nó, bạn sẽ thấy rằng sự lung linh này vẫn là không vĩnh hằng. Nó có thể biến đổi. Nó có thể thay đổi. Nó có thể trở nên sáng hơn hay kém sáng đi. Và nếu bạn dính mắc vào sự rực rỡ của nó, bạn vẫn còn dukkha.
Do đó, bạn phải biết rằng bạn không được rơi vào cái bẫy dính mắc vào sự rực rỡ này. Bạn phải đối xử với nó như bất kỳ hiện tượng (pháp) nào khác. Chúng không trường tồn. Chúng có thể làm hại bạn. Bạn không thể kiểm soát chúng được. Tất cả điều bạn có thể làm được là để chúng yên. Một khi bạn để chúng yên, cuối cùng chúng sẽ biến mất.”

Hỏi: “Avijjā thật sự có phải là sự biểu lộ của hơi thở của chúng ta không ạ?”
Thầy Ajahn: “Không. Avijjā là cái kiểm soát hành động của bạn, suy nghĩ của bạn. Bạn nghĩ là tiền là tốt cho bạn. Bạn nghĩ là hôn nhân là tốt cho bạn. Đó là avijjā đang làm việc. Và đó là lý do bạn cần có Dhamma hay tuệ giác để tái đào tạo tâm bạn, để loại trừ vô minh.”

Câu hỏi 8: “Kāma-loka, rūpa-loka, and arūpa-loka.”
Câu hỏi từ Italy: “Sự khác nhau giữa kāma-loka, rūpa-loka, và arūpa-loka là gì vì chúng đều là những thực thể của tâm?”
Thầy Ajahn: “Đó là 3 cõi tồn tại. ‘Kāma-loka’ nghĩa là cõi tồn tại của tâm vẫn còn ham muốn qua các giác quan như là đối tượng của khoái lạc. Những người vẫn muốn nhìn, nghe, cảm xúc, xúc chạm, ngửi, nếm hương vị, sẽ sinh vào kāma-loka, cõi của dục lạc qua giác quan. Đó là thú và người - những chúng sinh có thân vật lý; chư thiên và các chúng sinh thấp hơn - những chúng sinh không có thân vật lý. Các chúng sinh thấp hơn là nhữn chúng sinh đã làm nghiệp xấu và họ tồn tại ở dạng ngạ quỷ hay các hình thức không mong ước khác của chúng sinh như các chúng sinh ở địa ngục. Đó là sự cấu thành của kāma-loka, thế giới tồn tại qua giác quan.

Những người có thể thực hành thiền và đạt được rūpa-jhāna – rūpa-jhāna tầng 1, 2, 3 và 4, sẽ sinh vào cõi rūpa, cõi của an định, nơi họ không cần thân để làm họ hạnh phúc. Những người có thể thực hành và phát triển arūpa jhāna, họ sẽ đi tới cõi tồn tại cao hơn, nơi có nhiều hạnh phúc hơn cõi rūpa. Do đó, đây là 3 cõi tồn tại, nơi mà tâm tồn tại do đức hạnh của nghiệp của họ, hay do thực hành (thiền).
Nếu họ vẫn còn ham muốn dục lạc, họ sẽ bị tắc trong cõi dục. Nếu họ có thể làm tâm thỏa mãn bằng thiền và nhập được vào 4 rūpa jhāna, thì họ sẽ ở cõi tồn tại rūpa. Và nếu họ có thể nhập được arūpa jhāna, họ sẽ vào được cõi arūpa.”

Hỏi: “Thế giới loài người là cõi vật lý duy nhất ạ?”
Thầy Ajahn: “Không, thú cũng có các bộ phận vật lý. Đối với thân vật lý, thú và người là giống nhau. Khác biệt giữa thú và người là khả năng phân biệt điều đúng và sai. Người có khả năng biết rằng làm đau người khác là sai, còn con vật không có khả năng đó. Do đó, nếu một con người không thể phân biệt được đúng sai, kể cả khi người đó có thân của người, người đó thực tế là một con thú. Đó là lý do đôi khi các nhà chức trách phải cho loại người này vào tù vì người ấy không phân biệt được đúng sai. Người đó hành xử như một con vật.”

Câu hỏi 9: "Dùng ngôn ngữ mạnh có sai không khi chúng ta không có ý xấu khi dùng nó?"

Thầy Ajahn: "Ngôn ngữ là một cách để truyền đạt ý định của mình. Nếu bạn nói nhẹ nhàng, nhiều khi mọi người có thể không nhận được thông điệp. Do đó, đôi khi bạn phải nói mạnh để chỉ ra sự nghiêm trọng trong thông điệp của mình. Miễn là không có cảm xúc thì có thể nói mạnh được. Bạn dùng nó có lý do.
Đôi khi, Đức Phật dùng ngôn ngữ mạnh để mắng các tỳ kheo. Ngài gọi một tỳ kheo là 'Ngươi, đồ tỳ kheo ngu dốt' để chỉ ra tính nghiêm trọng của hoàn cảnh của vị ấy. Do đó, một khi bạn không dùng ngôn ngữ mạnh khi sân, thì không sao."

Câu hỏi 10: “Nếu bạn có 4 phẩm chất này, tâm bạn tương đương với một vị Phạm thiên (brahma). ‘Brahmavihara’ có nghĩa là nơi trú của các vị Phạm thiên (brahma).”
Cư sĩ: “Con không hiểu lắm khi Luangphor nói về upekkhā, muditā, v.v.”

Thầy Ajahn: “Đó là thành phần của 4 brahmavihara, 4 trạng thái cao thượng. Nếu bạn có 4 phẩm chất này, tâm bạn tương đương với một vị Phạm thiên (brahma). ‘Brahmavihara’ có nghĩa là nơi trú của các vị Phạm thiên (brahma). Nếu bạn muốn hạnh phúc và là một người đáng yêu, bạn cần có 4 phẩm chất này. Bạn cần có mettā (lòng yêu thương, nhân hậu), karunā (từ bi), muditā (vui mừng thông cảm, hạnh phúc với hạnh phúc của người khác), và upekkhā (làm tâm bạn trung tính).”

Cư sĩ: “Ví dụ, khi cháu của con thành bác sỹ, con rất vui. Đấy có phải là một phần của brahmavihara không ạ?”

Thầy Ajahn: “Kể cả khi bạn không vui, con cũng phải ép mình vui. Nếu cháu của bạn quyết định trở thành tu nữ, bạn cũng phải vui. Nếu đó là cái làm cô ấy vui, thì bạn cũng phải vui cho cô ấy.”
Cư sĩ: “Nếu con làm vậy, con có phải là kẻ đạo đức giả không ạ?”
Thầy Ajahn: “Không. Bạn rèn luyện tâm mình cho tốt. Do đó bạn phải ép tâm mình nghĩ tốt. Nếu bạn không ép tâm mình, tâm bạn sẽ vẫn như nó là. Để thay đổi tâm mình, bạn phải bẻ cong nó.

Chúng ta rèn luyền tâm mình cho nó trở thành tâm tốt hơn. Giờ đây, tâm của ta không tốt như nó phải là. Do đó, đấy không phải là đạo đức giả. Đó là sự rèn luyện. Đó là việc ép tâm làm việc đúng, làm việc thiện. Bạn phải muditā kể cả khi bạn có thể không thích điều đó. Ví dụ, nếu con trai bạn muốn trở thành sư và anh ta hạnh phúc khi được làm sư, nhưng bạn thấy rất tệ vì bạn muốn anh ta trở thành bác sỹ, thì bạn phải nói 'Ồ, nếu nó hạnh phúc được làm sư, thì ta cũng phải lấy làm hạnh phúc cho nó.' Đấy là muditā.”
Cư sĩ: “Con phải nói ‘sadhu, sadhu, sadhu’ ạ?”

Thầy Ajahn: “Đúng rồi, khi bạn thấy mọi người hạnh phúc, bạn nói ‘sadhu, sadhu.’ Kể cả khi bạn không hạnh phúc với điều họ làm, bạn cũng cứ nói ‘sadhu,’ vì chúng ta có quan điểm khác nhau. Điều họ làm có thể không phải cái chúng ta thích làm. Ngoại trừ trường hợp người ta làm điều xấu, thì khi đó ta không thể nói ‘sadhu,’ ví dụ khi họ giết hay ăn trộm. Nếu những hành động xấu đó làm họ hạnh phúc, thì đó không phải là cái mà ta có thể nói ‘sadhu’ với họ.”


Message edited by Christiannguyen - Chủ Nhật, 04 Nov 2018, 10:56 PM
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 05 Nov 2018, 9:01 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP (Ngài Ajahn Suchart Abhijāto)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO