Thứ Tư
08 May 2024
3:32 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN (ĐẠI SƯ THỨ 74 - SAKARA)
CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
atoanmt Date: Thứ Ba, 25 Jul 2017, 3:43 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN

Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

---o0o--



ÐẠI SƯ THỨ 74 SAKARA (Sinh trong hoa sen)


Long vương Basuka

chế ngự những con người đau khổ

bằng những trận mưa dầm dề.

Nơi có quyền năng cao nhất của Như Lai.

Long vương của Trí tuệ

ban những cơn mưa xuân mát mẻ

của Bí mật pháp

Cho những ai may mắn hiểu được lý âm dương.



Truyền thuyết:

Indrabhuti cai trị Vương quốc Kanci gồm một triệu bốn trăm ngàn hộ, chưa có một mụn trai để kế nghiệp. Ngài cùng Hoàng hậu ngày đêm cầu khẩn Trời, Phật ban cho ngài một Hoàng tử.

Sáu tháng sau, Hoàng hậu năm mộng thấy bà nuốt trọn ngọn núi Meru, uống cạn nước của một đại dương, gót hài của bà dẫm nát cả ba cõi thế giới. Ðức vua không đủ khả năng để giải thích giấc mộng. Ngài ban lệnh sẽ thưởng cho những ai có thể giải đoán được, một đạo sĩ tuyên bố:

- “Đây là điềm báo trước sự ra đời của một bậc Đại trí, một vị Bồ Tát, hay một bậc Minh quân, một vì vua của Vương quốc chân lý. Ngay lúc ngài sinh ra sẽ có một trận mưa vàng bạc tưới đều khắp nơi.”

Quả nhiên sau đó hoàng hậu thụ thai. Và đúng như lời tiên đoán, đến kỳ khai hoa nở nhuỵ liền có một cơn mưa vàng bạc đổ xuống nơi nơi.

Sau khi cơn mưa dứt, người ta phát hiện ra một hài nhi nằm trên đóa sen lớn trong vườn thượng uyển.

Vị hoàng tử sơ sinh được đặt tên là Saroruha. Do công đức đời trước của hoàng tử nên từ khi ngài sinh ra, dân chúng luôn được sống trong sự sung túc.

Ít lâu sau, hoàng hậu lại sinh thêm một hoàng nam.

Khi đức vua băng hà, Saroruha từ chối việc kế vị ngai vàng, trao vương quyền cho em. Bản thân ngài trở thành một tu sĩ.
Rời khỏi hoàng cung, Saroruha đi về phía Sri Dhanyakataka để tìm Chân sư. Trên đường đi tầm sư học đạo, Saroruha đã gặp được Chân sư. Đây chính là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Để thử thách Saroruha, Bồ Tát nói với Saroruha rằng ngài cũng có thể hiển lộ pháp thân. Nhưng Saroruha thành thực thưa với thầy rằng ngài không thể tự mình đi đến giải thoát.

Saroruha cung kính đảnh lễ vị Chân sư để cầu pháp. Bồ Tát liền hiện thân truyền pháp thiền định Hevajra cho Saroruha rồi biến mất.

Saroruha tiếp tục đi đến Sri Dhanyakataka để tu tập thiền định.

Một hôm, có một vị du tăng từ xa đến nơi ngài Saroruha đang tu tập để tìm hiểu giáo pháp. Vị này xin làm thị giả cho ngài với điều kiện là khi nào ngài đắc quả thì truyền pháp cho ông ta.
Sư đồng ý. Vị du tăng liền lưu lại trong hang động để phục vụ ngài trong suốt 12 năm.

Ngay vào lúc ngài Saroruha bắt đầu nhập thất, nạn đói hoành hành khắp nơi vì nắng hạn, người chết nhiều vô kể.

Sợ biến cố này làm kinh động đến Chân sư, trở ngại việc thiền định của thầy, nên người thị giả im lặng không tiết lộ.

Vào ngày cuối cùng của thiền thất trải qua 12 năm, người thị giả đến khất thực tại hoàng cung, nhưng ngay cả tại đây người ta cũng chỉ có thể cúng dường cho ông một chén gạo nhỏ.

Ông cẩn thận mang về dâng lên vị Chân sư. Rủi thay, khi về đến nơi, lúc bước qua ngưỡng cửa thì vị này vấp té, làm rơi bát gạo vung vãi khắp nơi.

Sư thấy thế, bèn hỏi: “Ngươi say à?”

“Thưa không! Đệ tử chỉ vì quá đói bụng nên đi không vững.”

“Ngươi không tìm được thức ăn à?”

Người thị giả thú thật rằng ông đã giấu thầy về nạn đói. Sư quở trách: “Cớ sao ngươi không cho ta biết? Ta có thể làm mưa để cứu dân lành.”

Saroruha nhặt những hạt gạo bị đổ dưới đất rồi đi ra một dòng sông. Tại đây, ngài tác pháp cúng dường cho các Hộ pháp Long vương, đoạn dùng ấn chú triệu thỉnh tám vị Long vương đến quở trách cho đến khi đầu của bọn họ sắp vỡ tung. Ngài mắng rằng: “Nạn đói này là do các ngươi gây ra. Các ngươi phải chịu trách nhiệm. Hôm nay các ngươi phải làm một cơn mưa thực phẩm, ngày mai là mưa ngũ cốc, ngày kế tiếp lại là mưa thực phẩm, sau đó phải mưa vàng, bạc trong ba ngày. Đến ngày thứ bảy, hãy mưa như bình thường.”

Các vị Long vương vâng lệnh làm theo lời Sư.

Sau đó Sư truyền tâm pháp cho Rama, tên của vị thị giả, và dặn dò đệ tử: “Ngươi không được hành động vì lợi ích của bản thân mà hãy vì lợi ích của chúng sinh. Nếu không, ngươi sẽ không bao giờ đạt tới cứu cảnh giải thoát. Sau khi ta đi rồi, ngươi nên đến Sri Parvata mà tu tập.”

Nói rồi, như có đôi cánh, Sư bay vút vào không trung.

Sau khi Rama đến Sri Parvata thì lấy một nàng công chúa làm vợ, nhưng cả hai vợ chồng đều từ bỏ cung điện vào sống trong một khu rừng già cho đến khi tu chứng.




Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác' nhỏ để chọn bài xem:




TRUYỆN PHẬT GIÁO



Mời xem tiếp: THẤY PHẬT HIỆN RA

Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:


CHUYỆN VẶT CỦA TUI
DIỄN ĐÀN




AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 25 Jul 2017, 4:23 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Đố các bạn, từ truyện trên đây, chúng ta có thể suy ra được điều gì để có thể phá tan các "thành kiến" của những "Vị Thầy hiện đại"???



AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 29 Jul 2017, 10:51 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Câu hỏi hay thế này mà không có ai nhảy vô trả lời , tui cứ để mắt mấy ngày nay.

Mấy thầy ngày nay có " Thành Kiến " hay " Ý Kiến " gì thì tui cũng không rành , bởi cũng không thích tiếp xúc với họ qua " nhãn quan " qua " thái độ " và cách hành xử của họ. Như vậy có thể " bớt NGHIỆP " hơn.

Tui cũng tham gia nghe giảng pháp của một số thầy tiếng tăm ở Việt Nam trên youtube , để xem mình đi đến đâu. Nhưng càng nghe thì càng rối , nhiều khi Phật không nói mà quý Thầy cứ phang bừa là Phật nói , suy diễn theo cảm tính và giải thích theo kiểu bình dân.

Làm thế nào được? Đệ tử của họ cả đống cả đống, toàn là đại gia. Mà định luật bù trừ đại gia thì rất sợ chết, nên nhờ Thầy bảo hộ cầu phước. Nên Thầy và đệ tử nương tựa nhau mà sống.

Ngày xưa Người ta đi tu để giải thoát chính bản thân họ và cứu giúp bá tánh. Nên gọi là chân tu

Ngày nay người ta đi tu là để xây Chùa hoành tráng, ăn mặc đẹp và sử dụng tiện nghi của xã hội. Nên thời nay là Tay Tu.

Ở thành phố tui ở , bên Viet Nam mới gửi sang 2 sư cô để trụ trì Chùa, 2 bà nội này trước khi đi tu chắc là dân bán cá ở chợ Trần Quốc Toãn. Thiệt là oãi chè đậu happy
 
saigoneses Date: Thứ Hai, 31 Jul 2017, 2:17 AM | Message # 4
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
Lăm le muốn bước vào huyền môn, người có duyên luôn được ông Thầy hỏi câu tiền đâu í lộn câu đầu tiên: “Em /Con /Chú muốn học để làm gì?” Tùy theo trình độ, suy nghĩ của mỗi người mà trả lời... tùm lum tá lả nhưng hầu hết ai nấy đều có cái câu “muốn giúp đỡ người khác” như một tâm nguyện lớn của mình.

Bước vào huyền môn rồi thì người đệ tử luôn được dặn phải giữ ngũ giới nghiêm chỉnh, chăm chỉ cúng luyện rồi tùy theo sở đắc mà tự giúp mình rồi giúp người theo tôn chỉ cái gì lợi mình, lợi người thì cứ làm... tẹt ga happy , còn cái gì lợi mình nhưng hại người thì tuyệt đối không làm, phải đọc thêm kinh sách Phật pháp để tăng trưởng trí tuệ. Nếu không, đạt được chút sở đắc mà không có nhân - lễ - nghĩa - trí - tín làm thước đo, giới luật để giữ mình, tu Phật là chánh pháp thì không sớm thì muộn cũng sa vào đường tà, sống bất nghĩa hồi nào chẳng hay

Tu Phật thì điều căn bản nhất luôn luôn là: ”Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”

Giúp đỡ người khác là điều thiện lành nên làm và là điều đương nhiên phải làm của người tu Phật, thậm chí không có việc lành nhỏ nào mà không làm. Còn chỉ nghĩ đến bản thân lo sợ chen vào nhân quả người khác sẽ bị ảnh hưởng gì gì đó nên nhắm mắt làm ngơ, mũ ni che tai, lòng đầy chấp trước thì dẫu có “ngồi đồng” tu muôn kiếp cũng không bao giờ đạt đến cứu cánh giải thoát. Mỗi một ngày trôi qua, khi ngồi tự hồi quang phản chiếu sẽ không bao giờ có được bình yên trong (lương) tâm.

Khi gặp được người Thầy, coi như đã có cái duyên rồi mà thấy người bệnh sắp chết tới nơi mà Thầy không cứu thì... hết ý, cạn lời !!!

Với người Thầy dùng sở đắc của mình, tùy duyên mà có thể cứu được nhiều người rồi hướng có niềm tin về Tam Bảo: Phật - Pháp - Tăng thì chẳng những công đức muôn trùng mà việc tu tập bản thân sẽ đạt sự tự tại, buông xả, giải thoát viên mãn.

Vị Thầy Võ Hoàng Yên, người chữa bệnh câm điếc bại liệt bằng bấm day huyệt đạo, đã tâm sự: khi xưa ông được sống, được nuôi ở Chùa nhờ của đàn na tín thí đóng góp nên sau khi sở đắc được bấm huyệt đạo, ông phát nguyện chữa bệnh không hề lấy một đồng để trả ơn cho đàn na tín thí để hướng họ tin Phật. Đáng lưu ý, khi gặp người bệnh thì ông hay khuyên họ cố gắng vì nghiệp họ đã trả xong nên mới có duyên gặp được Thầy. Dù bất cứ ở đâu, cứ chữa được cho ai thì ông luôn khuyên người ta nên ăn chay niệm Phật để giải cho hết oan trái (ông nhấn mạnh: không giải được oan trái thì bệnh không chữa hết được đâu). Rất nhiều người câm khi nói được, người điếc khi nghe được, người bị liệt tay chân giờ đi lại được đã cảm kích cái ân đó mà họ hướng về Phật pháp.

Lời căn dặn sau cùng của vị Chân Sư Sakara cho người thị giả Rama là bài học vàng để phá tan ý kiến, thành kiến hay định kiến, chấp trước của các “vị Thầy hiện đại” mà anh Toàn đề cập


Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 31 Jul 2017, 5:30 AM
 
hailove Date: Thứ Ba, 01 Aug 2017, 11:28 PM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
thầy, anh saigoneses bài viết hay quá.

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN (ĐẠI SƯ THỨ 74 - SAKARA)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO