Thứ Năm
25 Apr 2024
9:57 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » DỊCH GIẢ PHÙNG KHÁNH (DIỆP LẠC)
DỊCH GIẢ PHÙNG KHÁNH
saigoneses Date: Thứ Bảy, 06 Jun 2015, 11:02 PM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng




Cố đô Huế quả thật nhiều hạnh vận khi sản sinh ra một nữ danh sĩ Phùng Khánh, tức cố Ni trưởng Thích nữ Trí Hải (1938-2003). Bà gọi Tuy Lý vương là tằng Tổ phụ (cố nội), thuộc dòng dõi Hoàng tộc chánh hệ Vua Minh Mạng. Dù xuất thân danh gia vọng tộc, sống một cuộc sống đẩỵ đủ vật chất, nhưng theo truyền thống gia đình nhiều đời thâm tín đạo Phật, Phùng Khánh đã sớm chọn cho mình con đường xuất gia. Bà vừa là một nữ tu sĩ, vừa là nhà văn, là một dịch giả tài hoa, và là một nhà hoạt động xã hội tích cực.

Được biết từ khi đang còn nằm trong bụng mẹ, Phùng Khánh đã được thọ Tam quy Ngũ giới và được ban pháp danh Tâm Hỷ mà Bổn sư thế độ là ngài Thích Tịnh Khiết, tọa chủ chùa Tường Vân, Huế thời bấy giờ. Vào năm 1960 bà tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Sư phạm Huế rồi giảng dạy tại Trường Trung học Phan Chu Trinh Đà Nắng, nhưng chỉ vài tháng sau bà sang Mỹ du học; đến năm 1964, sau khi hoàn tất học trình Thạc sĩ Văn chương tại Đại học Princeton, Phùng Khánh về nước và xuất gia tại chùa Hồng Ân, được bổn sư là Sư bà Thích nữ Diệu Không thọ ký.

Với kiến thức uyên thâm cả về thế học lẫn Phật học, Phùng Khánh đã có nhiều đóng góp cho hoạt động văn hóa, giáo dục và hoằng pháp. Bà là một trong những giảng viên đầu tiên giảng dạy tại Thiền viện Vạn Hạnh và Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, từng làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Bên cạnh những hoạt động giáo dục và hoằng pháp, Ni trưởng Thích nữ Trí Hải còn dành thời gian dịch thuật những tác phẩm văn chương nổi tiếng có tính khơi dậy tâm từ trong con người, khai mở con đường tìm kiếm chân lý. Những tác phẩm dịch tài hoa của Phùng Khánh đã cuốn hút độc giả thuộc nhiều thế hệ. Người ta nhớ nhiều đến các tác phẩm văn học Câu chuyện dòng sông (Siddharta) của Hermann Hesse do bà cùng với em gái là Phùng Thăng dịch từ nguyên bản tiếng Đức, rồi Nhà khổ hạnh và gã lang thang (Narziss und Goldmund) cũng của Hermann Hesse dịch từ tiếng Đức. Bên cạnh đó là các dịch phẩm khác như Ông già và biển cả nguyên bản của Hemingway,



Bắt trẻ đồng xanh của J.D. Salinger.



Những dịch phẩm triết học và tôn giáo chiếm một khối lượng lớn trong các công trình của bà, có thể kể đến Câu chuyện triết học của Will Durant (dịch cùng với Bửu Đích), Tạng thư Sống Chết của Sogyal Rinpoche,



Tâm bất sinh từ Ngữ lục của Thiền sư Bankei, Thanh tịnh đạo của Buddhaghosa, Nhập Bồ-tát hạnh của Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva), So sánh kinh Trung A-hàm và kinh Trung Bộ và Pháp Hiển, Nhà chiêm bái khiêm tốn của cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Phật giáo truyền thống Tây Tạng của Geshe Kelsang Gyatso, Sự tích giới luật của E. Herrigel... Ngoài ra, bà còn biên soạn một số tác phẩm Bóng nguyệt lòng sông, Đàm hoa lạc khứ, Từ nguồn Diệp pháp, Tương quan giữa Thiền và Mật

Chỉ liệt kê chừng đó cũng đủ thấy được tấm lòng của một vị chân tu, Ni trưởng Trí Hải không những đã có ý mở mang kiến thức triết học, văn chương cho các thế hệ sau này, mà còn để lại một kho tàng tri thức, một sự giao lưu tư tưởng giữa các trào lưu triết học và Phật giáo.



Nhiều thế hệ thanh thiếu niên đến với tác phẩm Siddharta (Câu chuyện dòng sông) của văn hào Hermann Hesse qua tài chuyển ngữ của dịch giả Phùng Khánh. Từ đó hiện tượng Tất Đạt và Thiện Hữu như một cặp đối ngẫu hiển hiện trong xã hội từthời bấy giờ đã được hình tượng hóa kịp thời qua "Câu chuyện dòng sông". Nếu Thiện Hữu là con người của khiêm cung, nép mình trong môi trường tu học, đạo đức luôn đi theo con đường đã được vạch sẵn, thì trái lại Tất Đạt là con người dấn thân vào cuộc nghiệm sinh giữa lòng cuộc đời, nhưng tâm tưởng không bao giờ rời bỏ mục đích tìm chân lý cuộc sống. Câu chuyện dòng sông, chính là câu chuyện của thanh niên Việt Nam của những thập niên 60 - 70 hay chính là câu chuyện của một đời người ở bất kỳ thời cuộc nào. Tôi đã đọc Câu chuyện dòng sông từ đầu những năm 80, và đến bây giờ vẫn còn đọc nó, đọc gần như thuộc, nhưng vẫn cứ muốn đọc, phải chăng vì đó cũng chính là câu chuyện của chính mình. Điều đó chứng tỏ rằng, một tác phẩm văn chương giá trị tác động và truyền cảm hứng như thế nào vào tâm thức các thế hệ ở những đất nước đang vào thời loạn lạc, vì thế chúng ta cần phải tôn vinh và tri ân công lao những dịch giả. Dòng sông mà Hesse muốn nói đến, chính là dòng sống hiện hữu thường trực, không phải là hiện sinh ở bề mặt nông cạn như những trào lưu hay khuynh hướng trác táng, sa đọa, hoặc sự đối diện ở bề ngoài vỏ bọc hư vô... mà cuộc hiện sinh ở đây được mô tả như trạng thái tĩnh lặng, như sự dấn thân để truy tầm, kiếm tìm, suy nghiệm để mở ra từng lớp vỏ tâm thức chìm sâu vào bản thể vô ngã nhằm khám phá ý nghĩa chân thật cuộc sống, điều này chỉ thành đạt được ở những tâm hồn bất thối chuyển.

Vì sao một bậc nữ lưu thuộc hậu duệ của triều Nguyễn như Phùng Khánh lại khát khao lên đường dấn thân vào cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống? Vì sao trong hoàn cảnh vật chất dư thừa nhưng người thiếu nữ đó lại khước từ, rời bỏ đời sống tục lụy để bước vào cảnh giới của đạo một cách trọn vẹn? Chỉ có thể giải thích rằng ngoài sức mạnh của ý chí, ngoài ảnh hưởng từ đời sống gia đình mộ đạo, tâm hồn của Phùng Khánh luôn hé nở những đóa hoa từ bi, chỉ có tình yêu thương và phần nào liễu ngộ được lý tưởng cuộc sống mới thôi thúc Phùng Khánh bước vào con đường đạo Phật quyết liệt như vậy.



Phùng Khánh dịch nhiều hơn sáng tác. Năm 1994 bà đã lập tập san văn hóa Tuệ Uyển ở Sài Gòn, Tuệ Uyển được ấn hành đến năm 2003 thì dừng lại theo cuộc đời vô thường đã đưa Ni trưởng Trí Hải về thế giới Phật, do một tai nạn giao thông trên đường tình nguyện đi cứu trợ. Trong một tập Tuệ Uyển có bài "Đàm hoa lạc khứ" viết về Huế rất sinh động, Huế của riêng mình, mà Huế' là tất cả:

"Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nôn nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ "mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm" đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa... Tôi không thể nào quên được cál cảm giác lâng lâng khó tả khi viếng tháp Tổ Liễu Quán. Phải đi một mình mới thấy được, nghe được tất cả cái linh thiêng. Mình như nghe được cả cái im lặng tĩnh mịch ở đấy, tiếng của vô thanh (la voix du silence) ngân vang trong hồn và khắp vũ trụ, và khi ấy dường như không còn cái gì gọi là 'mình' được nữa vì mình đã tan loãng ra, hòa với thời không vô tận".
(Trí Hải, Đàm hoa lạc khứ, Tuệ Uyển)

Nhà văn Viên Linh, chủ bút tờ Khởi Hành đã nhận định: "Ván xuôi của tác già [Phùng Khánh] thì cuồn cuộn như thác nước, nhất là văn kể truyện".

Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác viết:"Sống ở Hoa Kỳ những năm đầu thập niên 60 với cõi lòng ẩn mật rất Huế, khi về Việt Nam, Cô [Phùng Khánh] đã ra mắt với người đọc quê hương hai bản dịch nổi tiếng [...] mà không lâu sau đó người đọc đều đã nhận ra gương mặt tuyệt vời của một dịch giả vừa uyên bác cẩn trọng, vừa trong sáng nghiêm túc. Mãi cho tới mấy chục năm sau, Cô vẫn giữ vị trí của người chuyển ngữ tài hoa nhất".

Thật hiếm có. Một người nữ thuộc dòng tộc chánh hệ của vua Minh Mạng đã dâng trọn đời mình cho cuộc chấn hưng văn hóa, văn nghệ, cho giáo dục và gởi trọn niềm tin cho Phật pháp... không phải chỉ một khoảng thời gian mà hết cả cuộc đời bà cho đến giây phút rời trần gian bà cũng đang trên đường hoằng pháp. Cuộc đời một ngưòl nữ như vậy khác gì vườn hoa tràn ngập ý đạo. ■

Diệp lạc
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo - Số 226 – 1/6/2015)


Message edited by saigoneses - Thứ Bảy, 13 Jun 2015, 9:16 AM
 
Cường Date: Chủ Nhật, 07 Jun 2015, 1:45 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 08 Jun 2015, 8:44 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Đọc bài này thấy nhớ lại 1 thời học-sinh, những quyển như : "Câu chuyện dòng sông" của Hermann Hesse ...

và nhất là quyển : " Ngư Ông và biển cả" nguyên bản của Ernest Hemingway, sau khi đọc bản dịch của quyển này, mình vào "Thư-Viện của Hội-Việt-Mỹ", gặp được nguyên bản bằng Anh Ngữ, mà trong đó có nhiều hình ảnh vẽ phác hoạ rất đẹp!

Nhất là hình vẽ màu Tác Giả Ông Ernest Hemingway ngoài bìa với bộ râu quai nón... Mình thích quá nên đã vẽ lại tấm chân-dung đó và đem treo trên tường.

Không ngờ chỉ mấy tháng sau, mình lại được triển-lãm Tranh ở Hội-Việt-Mỹ, nên tấm hình đó và 1 số tranh khác mình đã vẽ, tình-cờ được nhiều người mua, mà giá của từng tấm tranh lại do chính các nhân-viên của người Mỹ của Hội-Việt-Mỹ định với ... giá trên Trời mà mình không bao giờ dám nghĩ đến !...

Thành ra, tự nhiên lúc đó mình có được 1 số tiền rất lớn, lớn quá so với cái tuổi còn trẻ của mình ...

Cám ơn Bạn saigoneses đã post bài này khiến mình nhớ lại những kỷ-niệm vui ...



AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Bảy, 13 Jun 2015, 9:23 AM | Message # 4
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

Câu chuyện của dòng sông do Nhà Xuất Bản Lá Bối ấn hành đầu tiên năm 1965, lần tái bản lần thứ 3 năm 1967 do NXB An Tiêm ấn hành là bản sau cùng trước năm 1975 với cái tựa gọn hơn là Câu chuyện dòng sông. Mãi đầu thập niên 80, ngồi trên Chùa Trúc Lâm hầu chuyện với Sư trụ trì, Thầy nói với SGN :”Chú nên tìm đọc cuốn Câu chuyện dòng sông đi, ráng đọc cho kỹ đi, hay lắm !”. Nghe Thầy dặn, SGN liền đạp xe chạy qua Chùa Dược Sư ở gần đó là tìm mua được ngay, ấn bản của NXB An Tiêm đàng hoàng.



Ở Sài gòn thập niên 80, muốn tìm mua Kinh sách thì chỉ có đến chùa Dược Sư ở đường Lê Quang Định mới có khá nhiều Kinh sách. Các Sư Cô bán Kinh sách Phật mà như bán sách… cấm, cứ lấm la lấm lét ngó trước ngó sau

Trước đó đã quen với tiểu thuyết Erich Maria Remarque, nên khi đọc qua Herman Hesse thì… tá lả hết trơn vì chẵng hiểu ất giáp gì Nhưng nghĩ Thầy đã nói chắc là đúng nên lâu lâu lại lấy ra đọc. Thật bất ngờ, đã hiểu ra được hơn một chút. Cứ như thế cuốn sách đi cùng với SGN suốt thời tuổi trẻ, đọc đi rồi đọc lại không biết bao nhiêu lần, khi chiêm nghiệm với cuộc đời đã vỡ ra trong tâm thức được quá nhiều thứ.

Khi đọc bài nói về Dịch giả Phùng Khánh trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, SGN cảm cái ân với Ni sư và cũng cùng đồng cảm của tác giả bài viết về cố Ni sư Trí Hải nên SGN ráng hì hục scan và đưa bài lên trang nhà vì SGN cũng đã đọc các cuốn Ông già và Biển cả, Gandhi tự truyện, Giải Thoát trong lòng Tay, Tạng Thư Sống Chết, Bóng nguyệt lòng sông, Đường về nội tâm vv… mà Ni Sư đã soạn dịch và viết vô cùng tài hoa

Không ngờ khi đưa bài lên trang nhà, lại làm anh Toàn nhớ lại thời Hội Việt Mỹ trước 1975. Chắc hẳn anh thuộc các khóa học đàn anh đầu tiên.

Phải triễn lãm Tranh giống như vậy không anh Toàn ?


Khi còn nhỏ, ba mẹ thường dắt SGN ăn kem ở một quán nhỏ kế bên Nha Cải Cách Điền Địa trên đường Mạc Đỉnh Chi. Bên kia đường là trụ sỡ Hội Việt Mỹ. Thời đó SGN ngồi ăn kem vừa trố mắt nhìn các anh chị nam thanh nữ tú thời trang hippie quần ống loe, tay xách tay nãi mấy cuốn English for today đủ màu sắc dập dìu ra vô lên xuống tòa nhà của Hội Việt Mỹ đông vui như đi trẩy hội.


Hội Việt Mỹ


Sách học tiếng Anh ở Hội Việt Mỹ trước 1975




Đó là cả khoảng thời gian tươi đẹp của thời trẻ trâu í lộn trai trẻ, phải không anh Toàn?

Nói chuyện bên lề một chút xíu là bên Pháp hiện có music show “Les années bonheur” (những năm tháng hạnh phúc) của me-xừ Patrick Sébastien, Ông mời các cựu Ca sĩ, Ban nhạc của thập niên 70-80 hát lại những bài nhạc top hit. Ca sĩ cũng như khán giả đều đã qua lứa tuổi trung niên nhưng ai cũng vui vẻ hát theo những bài nhạc thời thanh niên của họ

Ví dụ như The Rubetters với “Sugar Baby Love”
của năm 1974



35 năm sau, năm 2009, trong chương trình "Les années bonheur"



Bây giờ mời anh Toàn nghe bài nhạc này để nhớ lại tùm lum kỷ niệm ngày xưa



E hèm mà đã nhắc tới bài nhạc này thì cũng nên nói thêm là bài này nguyên gốc là bài nhạc Pháp của Charles Aznavour, sáng tác năm 1964

Xem Charles hát “Hier Encore” năm 1976



31 năm sau, năm 2007, khi ông đã ở tuổi 83, hát với 2 nữ ca sĩ trẻ trong chương trình Star Academy


 
saigoneses Date: Thứ Bảy, 13 Jun 2015, 9:36 AM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

Nhân bài nói về Ni sư Trí Hài, SGN đưa lên thêm câu chuyện chính Ni sư thuật lại


Tâm Tín hay Tâm Tưởng

Ni Sư Trí Hải thuật

(Truyện có thật)


Vào khoảng năm 1978, Chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ Nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và Chùa chúng tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cái cảnh dập dìu tài tử giai nhân đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng vì sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các Chùa chiền, thêm nữa Chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì còn ai biết được một sự cố hi hữu đã xảy đến.

Đương sự hiện nay là một ni cô đã ngoài ba mươi, tốt nghiệp đại học và đang ở Sàigòn để theo Cao học. Một hôm về thăm chốn tổ - chùa Trúc Lâm nằm trên đường đi Lăng Khải Định - chúng tôi gặp nhau và nhân lúc cao hứng y đã kể lại chuyện đời của y cho tôi nghe.

Tâm Tưởng - pháp danh cô bé lúc mới vào chùa - trước kia vào khoảng 1978, là một nữ sinh viên đại học Sư phạm Huế sắp ra trường. Cả gia đình y không ai biết đạo Phật là cái gì cả. Y đang lưu trú trong cư xá của đại học vì nhà ở tận dưới quê xa. Một hôm y về thăm nhà, ở lại trong căn phòng nhỏ, thức đêm ôn bài cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Giữa khuya, thình lình có một con rắn lớn bò qua cửa sổ vào phòng. Y hét lên, đánh thức cả nhà. Cha y đang ngủ nhỏm dậy, cầm cây then cửa phóng về hướng con rắn và lập tức đập nó chết.

Không lâu sau đó, ông tự nhiên bỏ ăn bỏ uống, nằm dài suốt ngày này qua tháng khác, thân hình mỗi lúc một tiều tụy. Chở đi bệnh viện thì bác sĩ không khám phá ra được bệnh gì, đành về nhà nằm tiếp. Cô gái trở lại đại học xá, đang học thi thì bỗng được tin cha chết. Cô chạy như bay về nhà, vào lúc giữa trưa đứng bóng. Cô chạy ngay giữa đường xe hơi nhưng kỳ lạ thay, không bị một chướng ngại gì suốt cả quãng đường dài gần 20 cây số. Người cha đã được khâm liệm bỏ vào quan tài, khằn kín mít chỉ chờ cô về để đưa ma vì phải làm theo giờ giấc mà ông thầy coi lịch số đã định.

Cô gái hùng hổ từ ngoài chạy vào nhà, gạt tất cả mọi người ra mà đâm bổ vào nơi đặt quan tài cha. Đến nơi, cô dùng hai tay trần bứt tất cả giây nịt quan tài, mở tung cái nắp hòm, moi vứt ra mọi vật dụng tẩm liệm rườm rà phủ trên xác chết cho đến khi lộ gương mặt thây ma. Rồi cô dùng 10 ngón tay cào cấu gương mặt ấy cho rách nát xong chạy ra giữa đường cười ha hả la lên: "Ta đã trả được mối thù! Ta đã trả được cả hai mối thù!"

Mọi người quá bất ngờ không kịp phản ứng vì cứ ngỡ cô gái thương cha muốn tới gần quan tài để khóc lóc cho hả. Đến khi cô làm mọi sự nói trên một cách chớp nhoáng, họ không kịp trở tay và vô cùng kinh ngạc trước sức mạnh phi thường của cô gái đang bị Quỷ nhập. Nhiều người đàn ông lực lưỡng xông vào can ngăn nhưng đều bị gạt cho té nhào. Sau đó hồn ma ứng vào miệng cô để đọc lên một bài thơ dài, theo đó người ta được biết câu chuyện đại khái như sau:

Nguyên kiếp trước cô là một người đàn ông có vợ; người đàn ông này ngoại tình và lại còn về giết vợ. Người vợ chết trong tâm trạng uất hận nên đã tái sinh làm con rắn, còn người đàn ông (có lẽ do nghiệp ngoại tình) tái sinh làm cô gái trong đời hiện tại. (Thảo nào gương mặt cô bé do ấn tượng tiền kiếp vừa qua, không mang vẻ nữ tính cho lắm). Con rắn bò vào nhà toan mổ cô gái để trả mối thù xưa, thì lại bị cha cô đánh chết. Thần thức của người đàn bà bị tình phụ kiếp trước - tức của con rắn bị giết kiếp này - đã nhập vào cô con gái, bắt cô phải cào nát mặt cha cô.

Khi tỉnh dậy nghe thuật lại những gì mình đã làm, cô gái vô cùng đau khổ. Gia đình cô cũng từ đấy càng ngày càng sa sút. Hồn ma báo oán không những nhập vào cô gái làm cô khi tỉnh khi mê mà còn khiến tất cả các thành viên trong gia đình cũng trở nên dở dở ương ương từ ngày cha cô chết. Đôi khi vào những ngày "thất thất trai tuần" của người cha, vị Thầy đang tụng kinh phải rởn ốc vì tiếng cười rùng rợn của tất cả mọi người trong gia đình đang quỳ sau lưng.

Cô gái bỏ học, về nhà thức suốt ba đêm thắp hương giữa trời cầu khẩn vị nào có phép thần thông (cô chưa hề biết Phật) xin hãy giải mối oan khiên nghiệp chướng cho cô. Lời cầu nguyện của cô đã cảm đến một vị Thiền sư trong cõi vô sắc. Vị ấy nhập vào xác cô gái bắt người anh phải đưa cô lên chùa Trúc Lâm xin Hòa thượng thế phát quy y. Trong nhà không ai biết đến Chùa và Hòa thượng, nhưng cô gái cương quyết bảo người anh cứ theo cô là được. Nói xong cô gái lôi người anh chạy như bay giữa đường trường gần 20 cây số lên tới chùa Trúc Lâm.

Tới nơi trong khi người anh sụp lạy Hòa thượng trụ trì như tế sao, xin Hòa thượng cứu cho em gái, thì cô gái cứ đứng sừng sững ngang nhiên nhìn Hòa thượng mà mỉm cười. Hòa thượng quắc mắt nhìn cô gái, quát lên:

- "Quỳ xuống !"

Hồn ma trong xác cô vẫn không quy phục, cứ nhìn chằm chặp vào Hòa thượng mà cười ngạo nghễ. Khi Hòa thượng rút con roi bằng gỗ dâu sắp giáng lên người cô gái và quát lần thứ hai "quỳ xuống" thì cô gái mới từ từ quỳ xuống, nhưng vẫn nhìn Hòa thượng mà mỉm cười nói:

- "Vì muốn độ cho nữ này mà tôi phải quỳ trước sư đệ".

Theo những gì xác cô gái nói, thì đấy là một Thiền sư (mang một cái tên bằng tiếng Phạn) đã viên tịch 200 năm, hiện trú cõi vô sắc, vì cảm lời cầu khẩn của cô gái nên muốn giúp cô ta đi tu để giải thoát oan nghiệp nhiều đời giữa cô và con rắn.

Theo vị Thiền sư thì giữa đôi bên đã có oan nghiệp từ 500 năm chứ không phải mới đời trước và đời này. Thiền sư yêu cầu Hòa thượng độ cho cô gái xuất gia. Hòa thượng bèn gửi cô gái qua Chùa ni bên cạnh cho sư trưởng tôi dạy bảo.

Khi tỉnh cô gái sinh hoạt rất bình thường và tuyệt nhiên không nhớ được điều gì đã xảy ra trong khi vị thiền sư mượn xác cô để nói chuyện với Hòa thượng. Cũng do áp lực vô hình của vị thiền sư, cô lên trường đại học Sư phạm nhiều lần xin nghỉ học để xuất gia, nhưng nhà trường không chấp thuận.

Cuối cùng một chuyện kỳ lạ xảy đến làm cho bạn bè và nhà trường phải chấp thuận cho cô nghỉ học vì lý do bệnh thần kinh. Mỗi lần bước vào cổng trường là cô tự nhiên bị câm không thể nói một tiếng nào cho đến khi ra khỏi cổng. Nhiều lần như vậy trước sự chứng kiến của những nhân viên trong trường, nên họ phải làm chứng cho cô được nghỉ học vì bệnh điên.

Trở về chùa, cô gái hành điệu như tất cả những người tập sự xuất gia khác, nhưng thỉnh thoảng cô lại bị oan hồn con rắn (mà cũng là bạn đời trong kiếp trước) nhập vào xác để quấy nhiễu, trách móc về chuyện không lo tu hành, có tư tưởng xấu, muốn bỏ về nhà. Mỗi lần như vậy xác cô gái lại bị một trận đòn nhừ tử của Sư trưởng tôi.

Một hôm, sau khi bị đòn, cô gái khóc lóc đến quỳ trước sư trưởng mà bạch:

- "Bạch sư trưởng, sư trưởng đánh con oan ức lắm. Y có ý nghĩ thối lui về nhà không muốn tu, nên con mới phá y. Con chỉ muốn cho y tu hành để giải oan nghiệp giữa con và y mà thôi."

Sư trưởng tôi bảo hồn ma:

- "Bây giờ ta quy y cho ngươi. Hãy theo Phật, đừng theo nó nữa, ngươi chịu không ?"

- "Dạ, dạ, thế thì tốt lắm, bạch sư trưởng. (Hồn ma có vẻ mừng rỡ, mượn xác cô gái để bày tỏ sự cám ơn). Xin sư trưởng quy y cho con luôn. Sư trưởng tôi làm phép thọ tam quy y cho cả cô gái lẫn hồn ma đang mượn xác cô. Hồn ma được pháp danh Tâm Tín, còn cô gái pháp danh là Tâm Tưởng"

Từ đấy cô gái được yên ổn tu hành không bị quấy nhiễu. Bẵng đi một dạo khá lâu, bỗng một đêm kia, sau giờ "chỉ tịnh" (khoảng 9 giờ tối, giờ mà tất cả tu sĩ trong chùa đều leo lên bồ đoàn để tọa thiền niệm Phật trước khi nằm xuống ngủ), cô gái xồng xộc chạy vào "liêu" của sư trưởng trong khi người đang nhập thiền.

Người quát hỏi:

- "Ai đó ? Tâm Tín hay Tâm Tưởng ?"

Cô gái trả lời ngay :

- "Dạ con là Tâm Tín".

Cô bé thị giả đang hầu quạt cho sư trưởng (vì lúc đó vào mùa an cư khí trời khá nóng nực) nghe mà ớn lạnh toàn thân, cả mình rởn ốc. Sư trưởng bình tĩnh dạy:

- "Ta đã bảo ngươi hãy để yên cho nó tu, sao cứ theo nó hoài? Người còn muốn theo nó tới bao giờ nữa? Có phải như vậy là cả ngươi lẫn nó cùng khổ cả không ?"

Hồn ma tỏ lộ sự vui vẻ, nói qua xác cô gái:

- "Dạ, dạ bạch sư trưởng, con không theo nó nữa! Con chỉ muốn đến báo cho sư trưởng một tin mừng là con đã tìm được chốn đầu thai. Xin cảm tạ sư trưởng !"

Nói xong cô gái chạy về chỗ ở dành cho chúng điệu, và từ đấy hồn ma không bao giờ trở lại.

Nghe xong chuyện ni cô kể (khi kể chuyện này thì cô gái đã là một Tỳ kheo ni trong đạo) tôi củng cố được vài kinh nghiệm bổ ích cho việc tu hành.

Trước hết là tính cách giả dối tạm thời của giới tính như nam hoặc nữ và của sinh vật như người hay súc sinh. Khi bị vô minh làm mờ ám thì người nam si mê người nữ và ngược lại, mà không ý thức được rằng hai yếu tố nam, nữ không có gì là chắc thực cố định. Mỗi người qua quá trình luân chuyển, ai cũng đã vô số lần khi mang thân người nam, khi khoác lốt người nữa, cho nên hai thứ mặc cảm tự tôn (khi mang thân nam nhi) và tự ti (khi khoác hình hài nữ nhân) đều vô lối; lại nữa bản chất mỗi người đều có đủ cả hai yếu tố nam nữ không ai thiếu ai. Chính cái cảm giác thiếu thốn tưởng tượng ấy đã đẻ ra vô số vấn đề xã hội và tâm lý.

Thứ hai, chẳng những nam nữ là huyễn hóa mà người và súc sinh cũng thay nhau như bỡn. Ta không thể quyết chắc mình sẽ được mãi mãi làm người. Nếu vô tình nổi một niệm sân si trước khi chết là ta có thể thác sinh làm rắn rết như chơi. Tỉ như người đàn bà bị phụ tình đời trước, vì chết trong cơn tức tối mà đã tái sinh làm thân rắn trong đời này, bất kể oan hay ưng. Vậy thì điều cốt yếu là đừng nên thù hiềm bất cứ ai, vì sẽ rất hiểm cho chính bản thân mình.

Nên trong kinh Di Giáo đức Phật có dạy: "Nếu ai cắt xẻ thân thể ngươi ra từng mảng từng đoạn, cũng đừng vì thế mà ôm lòng giận dữ." Lạy Phật! Mong sao cho tất cả mọi người đều ý thức được hạnh phúc hiếm có mình đang hưởng (là được tái sinh làm thân người) để lo tu học theo chánh pháp, không bỏ lỡ dịp may hiếm có này.

Trích Nội san Tuệ Uyển, số 4, tháng 07/95


Message edited by saigoneses - Thứ Bảy, 13 Jun 2015, 9:41 AM
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » DỊCH GIẢ PHÙNG KHÁNH (DIỆP LẠC)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO