Thứ Năm
25 Apr 2024
11:16 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » ĐỪNG LÃNG PHÍ (Diệu Hạnh dịch)
ĐỪNG LÃNG PHÍ
Cường Date: Thứ Năm, 04 Jun 2015, 6:33 AM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
ĐỪNG LÃNG PHÍ


Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị đệ tử được người ta cúng dường quần áo, mặc chỉ hai ba hôm là đã dơ bẩn, rách rưới ; lúc ăn cơm, bát cơm chưa vét hết là đã đứng dậy mà đi, không hề biết giữ gìn tiếc rẻ vật dụng.

Có một hôm, đức Phật bảo người này hãy cởi bỏ áo cà sa vào thành khất thực. Khi ông vào thành, những người lúc trước vẫn thường cúng dường ông thì hôm nay thấy ông, nhất định không ai chịu cúng dường. Vừa thấy ông trở về, đức Phật hỏi :

- Hôm nay ông được cúng dường những gì ?

- Bạch Thế Tôn, hôm nay con không nhận được gì hết. Thỉnh Thế Tôn cho con mặc áo cà sa trở lại.

- Ta tính trả lại cho ông tấm áo cà sa mà ông gởi cho ta giữ nhưng lại quên mất để nó ở chỗ nào. Thôi thì ở đây có mớ bông gòn, ông có thể lấy mà tự may áo cà sa mặc cũng được.

Ðức Phật giao cho vị đệ tử này một bó bông gòn, ông cầm lấy tự nghĩ, làm sao mà may áo với những thứ này ? Ông nói với một giọng châm biếm :

- Bạch Thế Tôn, con không phải là nhà ảo thuật, làm sao có thể may áo cà sa với mớ bông gòn này ?

- Áo cà sa là do bông gòn làm thành, không cần phải là nhà ảo thuật mới có thể làm được, có một vài công việc cố định phải làm, và ai cũng có thể làm được. Nhưng để biến bông gòn thành vải phải mất rất nhiều công lao gian khổ, phải hái bông gòn, kéo thành sợi, dệt thành vải, sau đó cắt may mới thành được một tấm cà sa. Áo cà sa mà ông đang cần đó, phải làm như thế mới có được.

Ðức Phật trả lời vị đệ tử. Người này kinh ngạc hỏi :

- Trời ơi, phiền phức đến thế sao ?

- Phải rồi, muốn làm thành một tấm cà sa phải trải qua bấy nhiêu đó gian khổ. Vì thế ông phải biết gìn giữ đồ vật, mà không phải chỉ có quần áo mà thôi đâu. Ta thấy ông ăn cơm cũng phí phạm như thế. Ông phải biết, một hạt thóc là do người nông phu phải cực nhọc làm lụng mà ra. Hạt thóc ấy muốn nấu cho thành cơm, thì phải gieo mạ, nhặt cỏ, bỏ phân, tưới tẩm v.v... Chúng ta được sống qua ngày một cách an ổn như thế này là do sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chúng ta không nên quên lãng ân huệ ấy, mà phải dùng cái tâm tri ân để giữ gìn đồ đạc mà họ cúng dường cho chúng ta, và lấy sự tu hành chuyên cần để báo đáp ơn thí chủ.

Ðức Phật không phải là một vị chuyên môn trong vấn đề tài chánh, và tài sản, châu báu đối với Ngài không có ý nghĩa gì. Nhưng dầu là một cọng cỏ, một nhánh cây trên thế gian này, không có vật gì là Ngài không cẩn thận gìn giữ. Có thể nói Ngài là nhà kinh tế lỗi lạc nhất.

Diệu Hạnh dịch (Theo Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn)
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 04 Jun 2015, 6:59 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 04 Jun 2015, 7:26 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » ĐỪNG LÃNG PHÍ (Diệu Hạnh dịch)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO