Thứ Sáu
26 Apr 2024
6:45 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » HÀNH TRÌNH TẦM CHÂN PHÁP (Cư sĩ Hồng Thiện Pháp)
HÀNH TRÌNH TẦM CHÂN PHÁP
saigoneses Date: Thứ Năm, 02 Apr 2015, 7:04 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng



LỜI TỰA

Là những người thông thái và thành đạt, sau cuộc “Hành trình về phương Đông” , các khoa học gia danh tiếng mang tâm trạng hăm hở và quyết tâm cao độ đi tầm Chân pháp tận vùng rừng núi xa xôi, hoang vu và đầy huyền thoại về những vị Chân sư năm giữ Chân pháp bí truyền .. .

Thông qua những mẫu đối thoại thú vị giữa các khoa học gia và các vị Đạo sư, người tu học có dịp nhận diện chính mình, quán xét con đường tu học và thu thập nhiêu điêu lợi ích thiết thực trong đời, trong đạo.

Chân pháp mầu nhiệm vẫn còn ở đích đến phía trước nhưng người tu học đã có thể biết phải làm gì, sống ra sao, tu như thế nào ... để cuộc đời có ý nghĩa và mang lại lợi ích cho chúng sanh. Đó là những điều được gởi gắm trong Hành Trình Tầm Chân Pháp.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và chân thành tri ân những ý kiến đóng góp cho Hành Trình Tầm Chân Pháp.

Tác giả
Cư sĩ Hồng Thiện Pháp
hongthienphap@gmail.com

1. CÁI KHỞI ĐẦU ĐẦY KHÓ KHĂN, THỬ THÁCH

Sau chuyến du hành về phương Đông tìm hiểu và nghiên cứu về tâm linh, mọi người trong phái đoàn thật sự tín tâm với Phật pháp, họ quyết trở lại núi Tuyết Sơn mong gặp Chân sư, tầm cho được Chân pháp cao cả nhiệm mầu.

Bốn nhà khoa học bỏ lại sau lưng mọi thứ giàu sang danh vọng mà họ đã có, quét sạch những lời gièm pha của mọi người, lặng lẽ trực chỉ chân núi Tuyết Sơn. Họ chia làm hai nhóm, một đi về hướng Đông, một đi về hướng Tây và cùng hẹn, cứ mỗi ba năm sẽ gặp lại nhau dưới chân núi, nơi Ngôi đền Yên lặng vào ngày cuối cùng của năm thứ ba.

Nói về nhóm thứ nhất gồm Spal (Spalding) và Alen (Allen), hai người đi lần theo đường mòn cặp vách đá về hướng Đông, không ai nói với ai lời nào, từng bước vượt qua những nhọc nhằn mà trong đời họ chưa từng nếm trải.

Ánh dương đã gần khuất núi, nhìn cảnh núi đá chập chùng không một bóng người giữa đất trời mênh mông, họ cảm nhận được thân phận con người thật quá bé nhỏ. Spal chợt có suy nghĩ : “Có hay không có ta trong vũ trụ bao la này dường như chẳng có gì thay đổi cả ư ? ”

Chuẩn bị dừng chân tìm chỗ ngủ qua đêm, bất chợt họ nhìn qua hốc đá, bên kia là một thung lũng xanh tươi. Điều vui mừng nhất là thấy bóng một người đang lom khom trồng tỉa trên mảnh đất nhỏ cạnh một động đá. Chưa bao giờ hai nhà khoa học có cảm giác sung sướng và hạnh phúc như vậy, họ cảm nhận trời đât bao la như vô tình nhưng cũng có những điều bất chợt thật kỳ thú.

Điều vui thích hơn là người họ gặp nói tiếng Anh thật lưu loát. Ông tên Chuân, gốc người Trung Hoa, trạc 50 tuổi, ông cho biết đã ở đây tu tập hơn 20 năm rồi. Ông cũng thông báo cho biêt con đường mòn lên núi tới đây coi như đã hết, vì vách núi thẳng đứng chặn lối, muốn lên núi là việc khó như muốn lên trời vậy. Điều này làm hai nhà khoa học như chợt bị rơi xuống giếng sâu. Họ có tâm tư và nguyện ước xả thân cầu đạo, họ đă tự chọn lối đi này, chẳng lẽ không thể lên núi để gặp Chân sư học đạo được sao?

Ông Chuân như đoán biết tâm tư hai nhà khoa học, ôn tồn nói:

- Hai ông đừng vội lo buồn như vậy, vị Chân sư báo cho tôi đón tiếp hai vị ở đây, sau ba tháng nếu hai vị có đủ duyên lành, Chân sư sẽ thu nhận chỉ dạy

Spal có đọc nhiều kinh điển phương Đông nên hiểu đây là ba tháng thử thách người tầm đạo, nếu không qua đuợc xem như chưa đủ duyên lành, không được Chân sư truyền dạy cho Chân pháp nhiệm mầu.

Alen là người trực tính, có nhiều điều chưa hiểu biết nên nôn nóng hỏi thẳng ông Chuân:

- Xin ông thứ lỗi, nhiều điều về đạo hạnh chúng tôi không rõ biết, có sai trái xin ông hướng dẫn cho. Ai tu học cũng có cái nghĩ suy “Muốn tu rốt ráo đạt đạo, việc như vậy là khó hay dễ ?

Ông Chuân chỉ tay lên bầu trời hỏi lại:

- Mây bay trên trời như vậy là khó hay dễ ?

Và chỉ lạch nước đang chảy, ông hỏi thêm:

- Nước tuôn chảy như vậy là dễ hay khó ?

Cuối cùng ông hỏi thẳng Alen :

- Riêng ông, ông đang hít thở như vậy là dễ hay khó ?

Alen thật chẳng rõ nghĩa lý gì trong các câu hỏi thấy thật giản đơn như vậy. Ồng là người trực tính nên trả lời ngay:

- Tất cả mọi việc như vậy thật quá dễ dàng, không có gì khó cả. Tuy nhiên, chắc phải có đạo lý gi thâm sâu trong đó nên ông mới hỏi như vậy, xin ông vui lòng chỉ dạy cho!

Ông Chuân cười nói:

- Tôi muốn lấy các việc tự nhiên như vậy để cân đo cái nghĩa của chữ khó hay dễ mà ông đã đề cập tới mà thôi ! Nay thì tôi có thể nói cho ông rõ, chuyện tu rốt ráo để đạt đạo còn dễ hơn cả chuyện ông hít vô thở ra nữa!

Spal là người trầm tĩnh, nhưng trước câu nói tu rốt ráo đạt đạo còn dễ hơn thở, nghĩa lý này là lần đầu được nghe, xưa nay kinh sách thường đề cập đến như việc thật khó khăn, còn ví khó hơn cả việc muốn lên trời, không nén lòng được, Spal xen lời:

- Chúng tôi là những người xưa nay thực tiễn, không hiểu nghĩa lý gì cao sâu ở bên trong, xin ông Chuân vui lòng giải thích rành rẽ cho !

Ông Chuân mỉm cười nói:

- Các ông lặng lẽ nghe tự khắc sẽ biết vỉ sao tôi nói tu rốt ráo đạt đạo còn dễ hơn việc thở nữa. Các ông hẳn đã có lần nghe qua việc đức Phật Thích Ca dạy về mười điều thiện, gọi !à Thập Thiện. Muốn được mười điều thiện đó thỉ phải rời bỏ mười điều xấu ác sau:

- Ý: Không tham lam - Không sản hận - Không si mê.

- Thân: Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dăm.

- Khẩu: Không nói dối - Không nói ác - Không nói đâm thọc - Không uống rượu.

Ông Chuân mỉm cười nói:

- Nay chỉ lấy việc không trộm cắp, không uống rượu ra nói để cho các ông dễ nhận biết... Nếu ai xui các ông đi trộm cắp thì các ông phải nhọc công nghĩ suy cho ra phương cách trộm cắp sao cho không bị bắt, không bị tù tội. Hoặc ai kêu các ông đi uống rượu thì các ông cũng phải suy nghĩ, cần có bao nhiêu tiền để trả, uống rượu gì, nếu say rượu quá thì phải làm sao? Để cha mẹ, vợ con rầy rà, buồn phiền hoài thật cũng không ổn.

Ông Chuân nói tiếp:

- Đi ăn trộm hay uống rượu còn là việc khó. Nay chẳng buồn nghĩ chuyện uống rượu hay ăn trộm, không phải làm việc gì cả thì sao nói là khó được ? Các điều xấu ác khác cũng cùng một lý như vậy. Rời xa, không nhớ nghĩ không lưu tâm chuyện xấu ác. Rõ ràng đơn giản như vậy! Quá dễ cho ai muôn thẳng tiến tu sửa thân tâm. Các điều xấu ác không làm thì tội lỗi làm sao có được ? tự khắc thân tâm an ổn, thiện căn tròn đủ, chẳng phải dễ hơn cả chuyện hít vô thở ra hay sao ?

Alen bàng hoàng với điều như vậy, ông chưa từng nghĩ tới, tuy nhiên ông hỏi tiếp:

- Nhưng lý do gì mà ngưởi đời ai cũng cho là khó khi nói xa rời các việc xấu ác như vậy?

Ồng Chuân chậm rãi nói:

- Ông nhận xét vậy quả là đúng như người thế tục, chỉ vì họ chẳng có ý nguyện tu sửa, chẳng có quyết tâm tu học, cho nên trong ngày có va vấp bao nhiêu điều xấu ác họ cũng chẳng lưu tâm, như thế làm sao rời bỏ xấu ác được ? Quả là khó cho ai không có ý nguyện, không có quyết tâm tu sửa.

Ông Chuân nói tiếp:

- Ý nguyện cùng thệ nguyện là điều kiện tiên quyết cho người đời và người học đạo. Người đời sống không ý nguyện, không có mục đích ví như người ra biển khơi không biết phương hướng. Người ra khơi không biết phương hướng thì chỉ chết có một đời. Người vào đời, sống không có mục đích, không có ý nguyện, không có phương hướng thì phải trầm luân vô lượng kiếp. Chính vì vậy mà tôi nói ý nguyện cùng thệ nguyện là điều kiện tiên quyết, nếu không có quyết tâm thì trồng cỏ cũng không xong nói chi đến chuyện học đạo.

Spal suy nghĩ và tự thấy ông là nhà Khoa học đã thành tựu nhiều việc lớn trong xã hội, cũng chưa nhận định được một việc thấy giản đơn nhưng lại là một quyết định chung cuộc như vậy

Ông Chuân nói tiếp:

- Nay thì các ông rõ biết, ý nguyện cũng như lời thệ nguyện là một quyết tâm kiên cố cho chính mình chứ chẳng phải là thệ nguyện cho trời đất nào nghe cả. Học đạo mà không quyết tâm, không có ý thệ nguyện thì không thành tựu được.

Ông Alen hỏi có chút dè dặt:

- Tôi thường nghe nhiều câu chuyện phương Đông nói về lời thề hay thệ nguyện như là một điều gì linh thiêng, nếu làm không đúng lời thệ nguyện sẽ bị lực vô hình huyền bí trù dập thật là khốn khổ, chính vì thế mọi người rất e dè khi nói tới thệ nguyện hay lời thề. Nay nếu quyết tâm tu học và phát lời thệ nguyện, liệu có bị lực vô hình đeo bám để ban thưởng hay trừng phạt như vậy không ?

Ông Chuân nghiêm trang hỏi lại Alen:

- Ông nghĩ sao về lời hứa của ông với bạn bè, Cha mẹ hoặc Ông bà trong cuộc sống thường ngày ? Khi ông hứa hẹn điều gì rồi sau đó chẳng lưu tâm, chẳng làm hay làm không được thì ông có bị lực vô hình gì khen thưởng hay trừng phạt không ? Nếu ông nghĩ rằng có ma quỷ hay thần linh trù dập thì thật không phải, mà lực vô hình phát ra ngay khi ông vừa nói, các ông phải cẩn trọng xét suy thì sẽ rõ biết.

Hứa hẹn với con trẻ rồi làm không xong cũng còn thấy hổ thẹn. Nay hứa hẹn với Ông bà, Cha mẹ hay bè bạn trong đời, làm không xong hoặc lơ là như chẳng hề nói, nghĩ suy một chút ông sẽ thấy cái lực vô hình đè nặng còn hơn cả chuyện trù dập của quỷ ma hay thần linh nữa. Quỷ ma hay thần linh thì chỉ trừng phạt một thời, một lúc, còn lực vô hình này sẽ ám ảnh ông suốt cả cuộc đời.

Trong đời, người không tôn trọng lời nói hay lời hứa sẽ bị mọi người khinh khi, xem thường, ví như kẻ bỏ đi, thần thức ông ghi khắc, thần thức mọi người cũng ghi khắc như vậy. Đời này không an, đời sau cũng chẳng an ổn được cho người có lời nói xằng bậy, không thật tâm ý. Khẩu nghiệp quả là đáng ghê sợ ! Khi còn là Bồ tát, đức Phật đã từng nói: “Thà chết chứ không nói lời không phải, không hứa hẹn dối trá” Chết thì chỉ dứt bỏ có một đời, người dối trá, lời chẳng thật, nghiệp xấu ác sẽ liên tục theo nhau chất chồng, chết ngộp trong thống khổ không lối thoảt.

Ông Alen ấm ức câu nói “Tu rốt ráo còn dễ hơn là thở nữa”, nay biết thêm về khẩu nghiệp quả báo, cấp thời thật không thể nghĩ suy cho cùng được.

Ông Chuân như hiểu ý cười nói:

- Nào có chuyện gì cao xa huyền hoặc, dần dần rồi các ông cũng lần ra được mọi việc. Các ông dẹp bỏ hết những ý nghĩ mù mờ, huyền bí, lặng lẽ nghe là tự khắc sẽ biết. Trước tiên, các ông phải hiểu rõ thế nào là tu rốt ráo đạt đạo!

2. THẾ NÀO LÀ TU RỐT RÁO ĐẠT ĐẠO ?

Ông Chuân chậm rãi nói:

- Tôi tóm lược rõ ràng con đường tu hành xưa nay để các ông dễ nhận biết:

Một là tu tại thế, xưa nay các tôn giáo chỉ dạy giúp cho con người thăng tiến tốt lành tại thế tục, vươn lên tới các tầng trời tốt đẹp nhưng không vượt thoát ra khỏi sự luân hồi sanh tử. Từ khi có đức Phật Thích Ca mới có phương cách chỉ dạy cho chúng sanh tu hành để vượt ra khỏi vòng thế tục, không còn bị luân hồi trở lại nên còn gọi là tu xuất thế hay tu rốt ráo đạt đạo.

Phương cách tu rốt ráo đạt đạo, đức Phật chỉ dạy rõ ràng: “Muốn tu rốt ráo đạt đạo thì phải ly rời mọi thứ thế tục, cái gì thuộc thế tục đều gọi là Vọng, phải đoạn dứt.” Nghe như vậy các ông nghĩ người tu rốt ráo chẳng còn biết gì ở thế tục, chẳng còn biết cha mẹ, bà con thân quen gì cả. Không phải ý Phật dạy như vậy ! Đó chỉ là lúc Phật dạy các đệ tử đang tập trung tọa thiền ở giai đoạn rốt ráo diệt Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, để tất cả Vọng tâm lặng dứt thì Chân tâm mới hiển lộ ra được. Nào phải nói quay lưng từ bỏ hết Mẹ cha và thế tục. Đừng vì lầm hiểu mà lo sợ khi nghe tới hai chữ tu hành.

Rõ nét nhất là đức Phật và các đệ tử của Phật đã đắc A-la-hán, đã vào đến chỗ không còn sanh tử luân hồi nữa, xong giai đoạn tu đó rồi thì trở lại cuộc sống bình thường như mọi người. Ví như một người học trò khép mình ngày đêm lo đèn sách, phải rời xa mọi cuộc vui chơi cho tới khi thi đậu rồi cũng trở lại cuộc sống bình thường như bao người. Người giảng nói hay sao chép kinh điển giải thích không rõ ràng, làm mọi người hiểu mù mờ nên sanh ra lo sợ con đường tu học.

Phật Thích Ca ngày xưa có nhiều khó nhọc vì là người đi tầm kiếm con đường giải thoát, nay kho tàng đã có cùng bản đồ chỉ cho đi đến nơi thì nói khó, nói khổ là chuyện không phải vậy. Cái khó lớn nhất ở chỗ người tu phải có đủ đức hạnh, đủ duyên tốt lành mới được nhận bản đồ để vào lấy kho báu. Người tâm chưa thật tốt nhận được kho báu, chẳng làm chuyện tốt lành, ngược lại, làm chuyện sai trái là cả một thảm họa cho chúng sanh.

Tu rốt ráo đạt đạo ví như người làm thuyền bè để qua sông, sang sông rồi thì mang chi thuyền bè trên vai mà nói khổ, thong dong thỏng tay vào chợ đời là ý như vậy ! Có Thiền sư diễn nói tu chỉ là ngồi chờ đợi thôi ! Đợi mọi Vọng tâm diệt, Chân tánh, Chân Tâm hiển lộ, tự khắc sáng biết tròn đầy. Quả thật là như vậy, nên tôi mới nói còn dễ hơn cà việc hít thở. Tôi cũng biết các ông đang muốn biết cái Chân tâm, Chân tánh ra sao, không thể thấy biết thì làm sao tín tâm, tin nghe cho được.

Phật dạy rõ ràng, thực tiễn như các ông làm chuyện khoa học vậy, không dạy mù mờ, huyền hoặc. Các ông hãy nghe lời Phật giảng về Chân tánh, tự khắc các ông tin hiểu.

Phật lấy lửa làm thí dụ để giảng cho dễ hiểu. Khi lửa chưa thành hình ngọn lửa thì người ta không thế biết hình dạng lửa ra sao, ở nơi nào ? Lửa được dụ như Chân tánh, Chân tâm vậy. Khi có các duyên hoà hợp đủ đầy, có củi, có dầu, có bùi nhùi, có mặt trời, có sức nóng thì ngọn lửa phát ra. Ngọn lửa mà ta thấy được có muôn vạn hình thái khác nhau, như ngọn lửa của đèn dầu, đèn sáp, ngọn lửa của than củi, ngọn lửa của rừng cây bị cháy vv... Muôn vật trong thiên hà vũ trụ, trong đó có con người cũng cùng một lý như vậy, đủ duyên hoà hợp sanh ra muôn vạn hình thù khác nhau, giống như ngọn lửa vậy. Nay ta cắt hết các duyên sanh ra ngọn lửa thi ngọn lửa tắt, lửa quay về cái Chân tánh của nó, không hình sắc nhưng nơi nào, chỗ nào cũng có thể lấy lửa trở lại được.

Phật dạy, con người cắt hết các duyên Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo ra Vọng tâm nơi thân là quay về Chân tâm, Chân tánh, mọi thứ trong vũ trụ cùng một lý như thế, không sai khác. Phương cách Phật dạy tu rốt ráo đạt đạo rõ ràng, thực tiễn như vậy, không có chuyện mù mờ, huyền hoặc gì trong đó. Tọa thiền không khởi động tâm ý, lần tới cảm thọ cũng không, không để thân tâm làm việc gì cả. Không làm gì cả thì sao gọi là khó nhọc cho được, chẳng là quá dễ hay sao ?

Spal và Aien lần đầu tiên nghe tóm lược việc tu rốt ráo mà đã ngàn năm chưa có người thành tựu được, sao lại quá dễ dàng như vậy ?

Ông Chuân như hiểu ý, nói tiếp:

- Chuyện thì dễ như vậy, cũng giống như các ông khởi động một chiếc xe hơi hay một chiếc máy bay, nhưng nếu không có người chỉ dạy cho phương cách thì ngàn đời cũng không làm được. Cái khó lại nằm ở chỗ đó !

Spal hiểu ra cái mấu chốt “Không có Chân sư thì không có phương cách thực hành, không thể đạt đạo được !” nên lên tiếng :

- Như vậy Chân sư là mấu chốt quyết định việc tu rốt ráo đạt đạo có phải không?

Ông Chuân gật đầu nói:

- Ông nói như vậy có chỗ đúng, cũng có chỗ chưa đúng ! Ví như thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử có Phật là Chân sư ở cạnh bên, nhưng có phải ai cũng tu rốt ráo đat đạo được đâu ! Mấu chốt còn nằm nơi chúng sanh muốn tu học nữa, dù đã có quyết tâm nhưng căn cơ nghiệp quả còn nặng nề, chưa dứt sạch, các duyên lành chưa tròn đủ thì Chân sư cũng chưa thể truyền trao cho Chân pháp cùng tận.

Ông Chuân cấn trọng nói tiếp :

- Chân sư cận kề, phương pháp thực hành đã truyền trao, nhưng chúng sanh qua nhiều đời kiếp, nghiệp quả đeo bám cũng hằng sa nên khó vượt qua, vì biết như thế, đức Phật đã truyền dạy cho Chú Thủ Lăng Nghiêm. Phật cẩn trọng nhắc nhiều lần: “Con người khó tự vượt qua được nghiệp quả nên phải luôn trì Chú Thủ Lăng Nghiêm, thập phương chư Phật cũng nhờ Chú này mà thành tựu được đạo quả”.

Ông Chuân giải thích tiếp:

- Chú này có 427 câu chữ không tạo hình, không gợi ý gì cả nên rất khó nhớ, khó thuộc, nay trì cho thuộc, phải kiên trì lần thuộc từng câu. Để cho nhớ thuộc, tâm trí phải tự khai mở thêm ra những công năng, chính vì thế, người trì chú dần dần trở nên sáng biết với nhiều khả năng khác thường mà xưa nay người đó chưa từng có. Trì chú không có nghĩa là đem chú ra đọc hay còn gọi là tụng, nghĩ rằng đọc nhiều lần, tính số lần đọc để lập công đức là ý nghĩ thiển cận, không đúng pháp.

Ông Chuân trầm buồn nói tiếp:

- Trì chú cũng như những pháp khác mà Phật chỉ dạy, đều có mấu chốt hay phương cách thực hành, chẳng phải xướng đọc lên nghe cho hay hay, vui vui như vậy. Pháp tu nào Phật dạy cũng có duyên sanh, dạy cho ai, dạy cho tầng bậc nào, chẳng phải Kinh sách nào cũng phải đọc, phải học. Đó là chuyện mù mờ mà cả thế gian này đang lần vào.

Spal suy tư một chút rồi hỏi:

- Ông nói như vậy phương cách dạy tu rốt ráo đạt đạo cũng có nhiều tầng bậc sao ? Tôi đọc trong kinh sách có nói “Không môn” - cửa vào đất Phật chỉ có một, đã không hai thì sao có thế này, thế nọ được ?

Ông Chuân giải thích:

- Ông nói đúng ở chỗ, tu rốt ráo thì chỉ có một con đường để vào cổng “Không môn”. Tuy nhiên, trên con đường đó có nhiều đoạn, mà mỗi đoạn phải áp dụng phương cách cho phù hợp thì mới vượt qua đoạn đó để tiến lên đoạn khác.

Ông Chuân chỉ cái thang tre mà nói:

- Cũng tương tự như ông leo lên một chiếc thang tre, phải vượt qua từng bậc thang thì mới lên tới đầu thang được. Nói cho dễ hiểu thì tu rốt ráo cũng nhiều tầng bậc như vậy, như toạ thiền lần lượt qua bốn tầng bậc thiền. Trước tiên, dụng phương cách làm cho tâm không động loạn, dứt ý, dứt niệm, hơi thở cạn mỏng cũng dứt hẳn, hoát nhiên lọt vào một trạng thái như thân xác đã ngủ mà thức biết vẫn còn. Như thế là đã vào được chỗ nhập lưu, vào lãnh địa không còn ý sanh diệt, được quả vị Tu đà hườn. Đây chính là cửa “Khồng môn”, phải khế hợp, không ý, không niệm, không thở thì mới vượt qua được lãnh địa không còn âm thanh, săc tướng này, mới mong gặp được Như Lai.

Ông Chuân chậm rãi nói tiếp:

- Trước thì trụ ý, ý đã diệt, bước sang phương cách trụ mạch, cảm thọ mạch ở thân cũng cạn mỏng dần và dứt hẳn, bước qua vị quả Tu đà hàm. Tuần tự thứ lớp diệt Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là chung cuộc. Chỉ có một đường như thế, nhưng phải qua những tầng bậc như vậy, không ai có thể đốt giai đoạn làm khác hơn được.

Alen đột nhiên hỏi:

- Con người xưa nay không thở thì xem như đã chết, mạch cũng dừng, rõ ràng thân đã ngưng hoạt động. Thật là điều lạ lùng, đáng sợ ! Thực tế sao có những chuyện trái ngược như vậy ?

Trước câu nói thảng thốt trực tính của Alen, Spal lo sợ ông Chuân có ý phiền trách, ông Chuân lại tươi cười nói:

- Con người trên thế gian này đều có ý nghĩ lo sợ y như ông vậy, nếu không lo sợ mới là chuyện lạ ! Nếu các ông có xem truyện Tôn Ngộ Không, người ta diễn tả chuyện này qua đoạn thầy trò Tam Tạng phải vượt sông Ái Hà.

Sông lớn không thấy bờ bến, nước sông cuồn cuộn chực chờ cuốn trôi mọi thứ rơi vào, thầy trò Tam Tạng muốn qua sông nhưng trước mặt chỉ có chiêc thuyền không đáy. Thuyền không đáy dụ cho chỗ dứt thở, dứt mạch, bước xuống là xong đời, nên ai chưa từng biết đều lo sợ. Thấy Tam Tạng, Bát Giới và Sa Tăng đều lo sợ như vậy nên thối lui, chỉ riêng Tôn Ngộ Không (ngộ được cái Không rồi) biết rõ đó là mấu chốt để vượt thoát vòng sanh tử nên đẩy nhẹ thầy trò Tam tạng rơi vào chỗ thuyền không đáy. Thầy trò Tam Tạng đã không chết mà còn bay được trên không, thấy thoát được xác phàm của mình đang trôi bềnh bồng trên dòng sông Ái Hà, đó là dụ chỗ Bản lai diện mục.

Ngoài đời, thực tế quán sát các loài vật ngủ đông kéo dài đến sáu, bảy tháng, cơ thân cũng ở trong tình trạng vắng lặng tim mạch như thế. Người vào được chỗ dứt ý, dứt niệm, dứt thở, bước vào cửa nhập lưu, đạt quả vị Tu đà huờn, còn có tên là Bất thoái quả. Người đó biết mình dứt thở đã không chết mà còn cảm nhận được ở trong một trạng thái vô cùng vui khoẻ như đang đứng giữa gió Xuân. Chính vì vậy mà tín tâm, không còn thoái chuyển nữa, tinh tấn lần vào các tầng bậc kế tiếp cho tới khi đạt đạo.

Người tu trong giai đoạn sơ cơ này, muốn vào thiền để chết luôn cũng không thể được. Như đức Phật Thích Ca, A-la-hán La Hầu La cùng các vị A-la-hán khác muốn tự tịch diệt cũng phải tọa thiền, vào ra thứ lớp các tầng bậc thiền mấy lượt, quán xét vuông tròn mọi việc rồi mới tịch diệt, nào phải sơ cơ mà chết được như thế đâu ? Biết rõ như vậy để có cơ duyên mà thẳng tiến, không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một như vậy.

Spal đã đọc biết nhiều kinh sách Phật pháp, cho nên các điều ông Chuân nói càng làm ông rõ biết hơn, tín tâm hơn. Tuy nhiên, còn một điều mà Spal suy tư và lo lắng nhất, ông chân thành hỏi thẳng ông Chuân:

- Nay tôi chỉ còn vướng bận một điều, xin ông thật lòng nói rõ cho ! Với quyết tâm tầm cầu Chân pháp của tôi và các bạn tồi, liệu có đủ duyên để được Chân sư tiếp nhận hay không ?

Ông Chuân nhìn Spal và Alen với ánh mắt đầy từ ái, Spal tinh đời nên nhận biết trong ánh mắt đó còn chất chứa một điều gì chưa ổn, khiến ông càng lo lắng, Spal khẩn thiết nói:

- Chúng tôi là những nhà khoa học lỗi lạc, trong xã hội được mọi người kính trọng, sang giàu, quyên thế gì chúng tôi cũng dứt bỏ hết chỉ mong cầu cho được Chân pháp, nhưng tôi vẫn cảm nhận được chúng tôi còn thiêu một điêu gì để Chân sư có thể tiếp nhận, xin ông vui lòng giúp chỉ dạy cho.

Ông Chuân nhìn xa xôi như muốn nói một điều gì rồi lại như dè dặt nói ra một điều gì. Điều này khiến Alen là người rất tự tin cũng phải lo lắng hiện ra trên nét mặt, Spal không dám nói hay nghĩ suy gì, chăm chú nhìn ông Chuân, chờ đợi câu nói của ông.

Ông Chuân quay sang Spal đưa bàn tay gầy xương nói:

- Ông hãy cầm tay tôi xem nóng, lạnh ra sao?

Spal đưa hai tay run run nắm lấy bàn tay gầy gò, chai khô và giá lạnh của ông Chuân, không thốt được lời nào, một cảm nhận nặng nề đè nặng trong tâm hồn ông.

Ông Chuân chậm rãi, buồn buồn nói:

- Các ông có khi nào thực tiễn chú tâm cảm nhận bằng tâm mình vào một người khác không ? Các ông hời hợt với mọi thứ xung quanh, cái gì có liên quan tới cá nhân các ông thì cố công làm cho được. Tôi không có ý trách hay chê bai điều gì, chỉ nói lên thực chất mà chính các ông và mọi người phạm phải mà thôi.

Ồng Chuân nói tiếp:

- Các ông nói xả bỏ tất cả, quyết tâm tầm Chân pháp là điều thật lòng, tôi biết như vậy ! Nhưng nay tôi có một câu hỏi ngắn cho hai ông: “Các ông có bao giờ tự hỏi, minh sống trên đời này để làm gỉ? Nói ngắn gọn hơn là sống để làm gì? Nay quyết tâm tầm cầu cho được Chân pháp, đạt đạo để làm chi ? ”

Tôi hỏi như vậỵ nhưng chẳng phải đợi câu trả lời của các ông mà muốn các ông tự quán xét tâm mình một cách chân thật xem nó nghĩ gì, muốn gì nghĩ muốn như vậy có thật chính đáng không ?

Ổng Chuân nói rồi chậm rãi rời thạch thất đi về phía cuối hang động. Hang đá giá lạnh chìm dần trong bóng tối nhưng thực chất Spal và Alen thấy trong lòng còn giá lạnh hơn. Câu hỏi của ồng Chuân như còn vang dội đâu đây:

“Sống để làm gì ?
Tầm cầu Chân pháp đạt đạo để làm chi ?”

còn tiếp
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 02 Apr 2015, 7:59 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Bảy, 04 Apr 2015, 4:19 AM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


3. SỐNG ĐỂ LÀM GÌ ? TẦM CÀU CHÂN PHÁP, ĐẠT ĐẠO ĐỂ LÀM CHI ?

Từ hôm đó Spal và Alen không ai nói với ai điều gì, mỗi người đi mỗi nơi, lặng lẽ như người đi ngoạn cảnh mây trời đồi núi nhưng thực ra trong tâm trí chỉ còn tồn đọng hai câu hỏi “Sống để làm gì ? Tầm cầu Chân pháp, đạt đạo để làm chi ? ”

Nghe qua hai câu hỏi tuởng chừng như giản đơn. Nếu hý luận cùng nhau thì có vô số ý tuởng như trong sách vở, con nguời xưa nay đã đề cập, nhưng để lọt qua cửa của Chân sư thì chẳng phải hời hợt, chẳng phải chuyện nói tới bàn lui đuợc. Không chân thật thông tỏ, không tự xuất phát từ tâm mình mà dụng ý tưởng ở nơi nào khác là việc chẳng thể đuợc.

Hai nhà Khoa học không có cách nào khác hơn là lần từ các ý tuởng mà từ nhỏ tới giờ họ đã biết “Sống vì Tổ quốc - Sống vì Gia đình - Sống vì Chân lý – Sống vì phải Sống - Sống vì mình – Sống vì nòi giống - Sống vì lý tưởng cao đẹp - Sống để ăn nhậu – Sống để hưởng thụ mọi thứ - Sống để giúp đời - Sống để thương yêu - Sống để làm cái gì đây ?” Nghĩ gì cũng không ổn cả, có một lần ngồi đối diện với tâm mình mới thật rõ biết về mình.

Spal nhớ lại lời ông Chuân nói khi bảo cầm tay ông xem lạnh nóng ra sao “Các ông có khi nào thực tiễn chủ tâm cảm nhận bằng tâm mình vào một người khác không ? Cảc ông hời hợt với mọi thứ xung quanh, cái gì có liên quan tới cá nhân các ông thì cố công làm cho bằng được. Tôi không có ý trách hay chê bai điều gì, chỉ nói lên thực chất mà chính các ông và mọi người phạm phải mà thôi”

Ông Chuân muốn chỉ dạy điều gì ? Hay chỉ nói lên cái thực tại của chúng sanh, chỉ biết lo nghĩ cho riêng mình, nói riêng ông hay nói chung cái thực tế lo sợ khôn khó, lo sợ sanh tử luân hồi, lo sợ cho mình như vậy mà tầm cầu Chân pháp hay chỉ nhằm thỏa mãn ý muốn tim tòi cho biết cái mà ai cũng mơ ước là được sống vĩnh cửu an lành, mơ ước cái thiên đàng như Kinh sách đề cập.

Spal càng nghĩ suy càng thấy thực tế trong tâm mình không có một định hướng nào khả dĩ nói là cao đẹp, quả tình đi tầm cầu Chân pháp là cái cao tột của đạo mà tâm mình tệ hại như thế. Sống còn chưa thật biết sống để làm gì, tệ hại như vậy sao có hy vọng được Chân sư thu nhận !

Hai nhà khoa học lừng danh cố vận dụng mọi sự hiểu biết của mình đã qua hơn một tháng rồi. Ông Chuân hàng ngày giúp lo cho hai bữa cơm rau muối để nơi thạch thất của Spal và Alen, còn các việc khác thì hai người phải tự lo liệu. Hai nhà khoa học chí tình muốn tầm cầu học đạo, nên mọi thứ vật chất kể cả ăn uống ngủ nghỉ cũng không buồn lưu tâm, nhất là hai câu hỏi quả tình thúc ép không cho tâm ngưng nghỉ suy tư trăn trở mọi thứ trong đời để tìm cho ra lời giải đáp. Tìm không ra, đồng nghĩa với việc phải xuống núi, còn mong gì gặp được Chân sư ?

Thời gian nặng nề trôi qua, chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn 3 tháng thử thách. Hai nhà khoa học ngồi lại với nhau, Spal nói với Alen:

- Ông đã tìm được câu trả lời nào chưa ? Tôi thì thật sự trong lòng chằng có một câu trả lời nào khả dĩ nói cho ông nghe chứ đừng nói là trả lời Chân sư. Sao chép, cóp nhặt những điều như sống vì tổ quốc, vì dân tộc, vì xã hội, vì thế giới cộng đồng, vì gia tộc v.v... Tôi thấy đều không có thật trong tâm tôi. Một đời tưởng mình thông minh, tài trí, nay mới thật rõ mình còn quá tệ hại.

Alen còn nói thiểu não hơn:

- Tôi thấy người học đạo hiểu biết và có những khả năng vượt qua cả khoa học, có thần thông diệu dụng thật đáng khâm phục, trong tâm các vị đó toàn những điều cao thượng, thật đáng kính trọng. Nay thật tâm quán xét mới rõ biết, muốn tầm cầu Chân pháp cho đạt cái cao tột, đó chỉ là cái tâm mê ham thôi thúc. Nói tu vì nhân loại, vì chúng sanh thì quả tình tâm tôi trống rỗng, không có tâm hồn cao cả như vậy, nên tự biết mình chẳng đáng được truyền Chân pháp chút nào cả ! Vì mưu cầu được Chân sư chỉ dạy mà cố cóp nhặt tâm cao thượng ở đâu về cho mình, điều không thật như vậy càng đáng hổ thẹn, tôi chấp nhận xuống núi, nhưng không phải vì vậy mà tâm tôi thoái chuyển.

Alen và Spal nhất trí ngày mai từ biệt ông Chuân xuống núi, không chờ gặp Chân sư nữa. Thật sự sống để làm gì cũng không biết, tầm cầu Chân pháp cao thượng mà tâm chẳng thật sự cao thượng, từ ái, bao dung cũng không thật có, nghĩ suy, đã xấu hổ đâu thể van cầu ! Tâm thật tầm thường như vậy cầu sao có được Chân pháp !

Sáng hôm sau, Spal và Alen khăn gói ra từ biệt ông Chuân. Spal từ tốn kể tất cả mọi diễn biến thật sự trong tâm ý của ông và Alen. Spal nói:

- Chúng tôi xét suy thật cẩn trọng, ra đi quyết tâm tầm cầu đạo thì đã đủ đầy, nhưng từ ái xót thương mọi người thì thật quá kém cỏi, xưa nay chỉ hạn hẹp cho mình và gia đình hay một nhóm người thân quen, tự biết chưa đủ duyên để Chân sư chỉ dạy Chân pháp rốt ráo đạt đạo.

Ông Chuân ôn tồn nói:

- Hai ông không hổ danh là những người có trí sáng biết và biết nhận định sáng suốt với tâm ý chân thật, không giả dối. Tôi thật mến mộ cái chân thật như vậy, Chân sư có gởi tới mấy lời nhắn nhủ trước khi hai ông xuống núi:

“Người đi tầm đạo chân chính là người đi tầm chân lý cao cả của đạo chứ chẳng phải mong cầu rốt ráo cho được quả vị cao tột, người có tâm ham mê vị quả như vậy dễ sanh ra tà tư, vì vậy Chân sư dù có ở cạnh bên, Chân pháp cũng chẳng thể truyền dạy.”

“CÁI ĐẠO LÝ CAO CẢ TỘT CÙNG THÁNH THIỆN KHÔNG NẰM Ớ NƠI QUẢ VỊ CAO HAY THẤP, CŨNG CHẢNG PHẢI CHỖ XUẤT THẾ HAY NHẬP THẾ. RÕ THẬT LÀ CHỖ ĐẠI TỪ, ĐẠI BI, THƯƠNG XÓT CỨU GIÚP, ĐỘ TẬN CHO CHÚNG SANH ĐANG KHỐN KHÓ. ”

Ồng Chuân chậm rãi nói tiếp :

- Hai ông quán xét mà biết, chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh xuất hiện trên đời dạy đạo cùng đích là giải thoát cái khốn khó cho chúng sanh, chẳng phải dạỵ cho thành Thánh, thành Bồ-tát hay thành Phật để thung dung, tự tại giải thoát cho riêng mình. Việc như thế một người sáng biết không đáng nhọc công làm !

Muốn tu thành Phật, thành Bồ-tát, phải trải qua hàng vô số kiếp cứu giúp chúng sanh, tu học và hành trì tất cả các pháp lành thế tục, đức hạnh viên dung rồi mới thành tựu được. Nay lại nghĩ suy tu cho mau thành Phật, thành Bồ-tát rồi trở lại độ chúng sanh là cái suy nghĩ cạn cợt, không thật, không có điều trái ngược như vậy.

Spal chắp tay đa tạ:

- Nay tôi đã thông tỏ mấu chốt của việc tu học, không thể ham mê, nóng vội mà được. Chân thật tâm phải tròn đủ, phải xa rời mọi điều xấu ác để tội lỗi không phát sanh. Có như thế thì thân mới an, tâm mới an, an ổn rồi mới mong đi cứu giúp làm các việc lành, chỉ dạy cứu độ cho chúng sanh. Tôi nguyện sẽ làm được như thế !

Alen thật sự thâm nhập được đạo lý nên tự nguyện: “Tôi cũng hiểu ra như vậy nên nguyện tu tập đến khi nào Chân sư chưa thu nhận, tôi quyết không rời chân núi này.”

Spal và Alen lần xuống núi, mỗi người một suy tư không ai nói với ai điêu gì.

4. QUYẾT TÂM TRUY TẦM ĐẠO LÝ - TỪNG MẤU CHỐT HIỂN LỘ

Thật sự Spal và Alen còn bao nhiêu điều về tâm linh, về đạo học muốn biết. Bao nhiêu điều đã được biết cũng không rõ hư thực ra sao, có chuyện gì không thật trong đó không ? Học về khoa học kỹ thuật còn kiểm nghiệm được, học đạo thì làm sao để kiểm nghiệm đây ? Spal và Alen đã đi qua bao nước Á, Âu, Trung đông, thu nhận biết bao hình ảnh chùa chiền nguy nga tráng lệ, lễ nghi cúng bái thật trang trọng cũng không làm các nhà khoa học tín tâm.

Hình ảnh những vị Sư tăng lặng lẽ từng bước một, du hành khất thực làm họ xúc động trước sự tu hành kham khổ, nhưng cũng không phải cái thực chất họ muốn tìm hiểu. Với tinh thần khoa học, họ không hời hợt dễ chấp nhận những cái hào nhoáng do các tôn giáo phô bày ra, họ muốn tìm cái thực chất thâm sâu thật có, chẳng phải chỉ thấy, nghe mà tin được. Hình ảnh những vị ẩn tu trong núi rừng làm họ cảm phục trước sự can đảm, quyết tâm tu học như vậy, nhưng phương pháp tu hành thì không thuyết phục được họ. Đôi lần họ được chứng kiến các phép thuật lạ lùng, họ không thể nào dùng khoa học giải thích được, nhưng nếu thực chất chỉ có như vậy, họ nghĩ cũng không hơn một quả bom nguyên tử hay một phi thuyền lên không gian, chỉ học để làm được các phép thuật như vậy mà phải mất cả một đời thì quả thật không đáng.

Đến xế chiều, họ cũng xuống tới chân núi, tìm một nơi cao ráo đế tạm ngủ qua đêm. Đêm trăng tròn sáng, ngủ gần Spal và Alen có một nhà sư và một người thanh niên trẻ. Spal có ý qua làm quen xin trò chuyện với nhà sư, hy vọng lần ra một vài điều gì hay ho, Alen cũng có cùng ý nghĩ như vậy, cả hai bước qua chào hỏi.

Trò chuyện, Spal và Alen được biết Sư là người Việt Nam, pháp danh là Thiện Tôn, nói tiếng Anh và tiếng Pháp rất giỏi, khi hỏi về lai lịch Sư, Sư cười bảo:

- Các ông hỏi về việc đạo thì được, nói việc đời loanh quanh chẳng lợi ích gì, tôi không trả lời đâu. Các ông muốn đi học đạo thì cái gì không biết cứ hỏi, tại sao không hỏi chuyện đạo mà tìm hỏi chi lai lịch trong đời. Nếu các ông tin tưởng những người có chức vị cao trong đạo giáo hay có tiếng tăm tạo dựng nhiêu chùa chiền, kinh sách hay tông môn thì chỉ cần tra cứu trong sách báo, các ông không phải khó khăn, nhọc mệt là có thể tìm biết được. Nhìn căn cơ các ông, tôi thấy tội nghiệp mà có vài ý mấu chốt chỉ vẽ cho các ông dễ khai mở đạo tâm.

Spal và Alen là những người luôn được trọng vọng, lời lẽ thẳng thừng như thế ít khi gặp phải, vì vậy có chút khó chịu. Spal cố gắng nhẹ giọng hỏi:

- Sư nói nhìn biết căn cơ chúng tôi, như vậy Sư đã có thần thông rồi ư ?

Sư cười nói:

- Các ông trong đầu lúc nào cũng nghĩ tới chuyện lung linh huyền hoặc, có thần thông biết được như vậy là hay lắm sao ? Tôi chẳng dụng tới thần thông mà vẫn biết được thì các ông có thấy hay hơn không?

Spal và Alen một lần nữa bị ngỡ ngàng, chưa biết đáp lời sao cho phải thì Sư lên tiếng:

- Chỉ nhìn từ đầu tới chân các ông thì đã rõ biết, người không có học thức, không có địa vị, không thông minh thì không thể có một tướng trạng như các ông được. Từ cái đồng hồ, cây bút, áo quần các ông đang dùng đã nói lên gần hết thân thế các ông rồi, nay các ông gặp Sư hỏi chuyện, lại nói lên ý của các ông muốn nói gì, hỏi gì trong khung cảnh dưới chân núi lạnh lẽo này ? Ngoài chuyện muốn tìm hiểu về đạo thì không có việc gì khác, có đúng như vậy không ?

Một lần nữa Spal và Alen không thốt nên lời, Sư nói tiếp:

- Chính vì các ông chưa nói lên lời nào nên tôi có phương cách khéo chỉ cho hai ông để con đường tu học tiến nhanh mà không phải lận đận, nhọc mệt.

Thứ nhất, trên đường học đạo thì phải lấy chân thật làm đầu. Lòng không chân thật thì ý nghĩ, lời nói, cách hành xử đều sẽ bị lệch lạc, sai trái cả. Người như vậy tự xét suy còn thấy chán ghét chính mình thì ai muốn cận kề giúp cho mình, suốt một đời sẽ chẳng bao giờ thân an, tâm an được. Đời còn không an làm sao nói học đạo cho được. Mình biết nói biết, không nói không, ý không dối giả thì lời nói ra sao cỏ giả dối cho được. Mấu chốt là tại chỗ đó !

Spal và Alen tự nhiên thấy mình thật nhỏ bé, chỉ biết thu nhận lời Sư nói, dù lời Sư nói chẳng có gi cao xa nhưng rõ ràng, dễ hiểu, đậm nét chắc thật như một chân lý.

Sư chậm rãi nói tiếp:

- Lòng đã chân thật thì ý nghĩ và hành động thể hiện ra ngoài cũng thật. Các việc nói trên còn là việc dễ, duy chỉ khi mở miệng nói thì sẽ phát sanh cái khó nơi đó. Vì sao như vậy ? Vì lời nói, ngôn ngữ đôi khi dùng không đủ nghĩa, người nghe có thế hiểu sai ý ngôn từ người nói. Chính vì vậy, phải cẩn trọng trong lời nói, gặp việc khó giải bày, khó nói, khó hiểu thì người khéo nói không nói lời nào cả !

Spal và Alen nghe tới đây trong lòng tự khắc trống vắng mọi ý so đo, lọt vào một trạng thái an tĩnh, thu nhận lời nói của Sư như một chân lý xác thực.

Sư chậm rãi nói tiếp:

- Vì lòng đã chân thật cho nên mọi ý so đo không còn, chính vì vậy mà tất cả mọi thứ trước mắt thật là thu nhận biết thật, cái giả dối thì thấy biết giả dối, chẳng có vướng bận gì trong lòng người chân thật cả. Đã hiểu và nhất tâm chọn cái chân thật rồi thì tự khắc bao nhiêu thứ xấu ác không xâm nhập được, nên còn nói quyết một lòng chân thật rồi quỷ ma cũng né tránh là ý như vậy. Các ông thấy tôi chẳng dụng phép thuật gì cả, mọi thứ đều khoa học, thực tiễn. Ai làm được vậy đều sẽ được an lành, tốt đẹp, thánh thiện như vậy.

Spal nghe lời Sư nói thì thật giản đơn, nhưng biết rõ ràng là chắc thật như vậy. Sư tiếp lời:

- Người đời cũng biết sống chân thật sẽ được tốt đẹp như vậy, nhưng không làm được chỉ vì trong lòng họ không có một quyết tâm, không có một định hướng nào rõ cả. Quyết tâm với mình cũng như một lời thệ nguyện, một lời hứa với ông bà, cha mẹ hay với trời đất vậy. Người không có quyết tâm, không có định hướng nên bị dòng đời lôi cuốn, ham danh lợi, mê tình tiền, phát sanh sân giận, oán thù nối tiếp chất chồng, phiền lụy khổ đau bám theo, có như vậy mà đời sổng không an, đời còn không an, đạo làm sao đến cho được ?

Spal và Alen nghe những lời như vậy, không có chỗ tranh cãi luận bàn gì thêm, chẳng cần kiểm nghiệm gì cả, trong lòng họ cũng thật biết là các sự việc diễn biến y như vậy ở trong đời. Chỉ qua vài câu nói giản đơn như vậy, thanh âm lời nói của Sư nhẹ êm như gió thoảng nhưng rõ ràng có một sức mạnh như lời của một vị giáo chủ ban truyền cho tín đồ một chân lý.

Spal và Alen biết là mình đã có duyên may gặp vị Đạo sư minh triết, trong lòng không còn chút so đo, cân phân gì nữa, chỉ mong Đạo sư giúp giải đáp cho các chuyện còn vướng bận trong lòng mà thôi.

Đạo sư như đã hiểu ý của Spal và Alen, lên tiếng khuyến khích:

- Các ông đừng ngại gì cả, chân thật tâm mà hỏi về đạo, đó là cách học biết nhanh nhất. Còn việc các ồng sẽ dụng ý như thế nào là chuyện riêng của các ông, không ai xen vào đó được. Không trịch thượng cũng không quá từ tốn, trong lòng không so đo đúng sai, lặng lẽ, tỉnh giác thu nhận lời nói là cách tốt nhất giúp các ông có kiến thức, còn chuyện hay dở, giả thật ra sao tự khắc thần thức các ông phán quyết. Người có tinh thần học hỏi như vậy không bị chướng ngại gì trong tâm ý nên có cơ thành tựu được điều muốn tầm cầu.

Alen như mở cờ trong bụng, đang khốn khổ vì hai câu hỏi của ông Chuân, chưa lần ra được câu trả lời thỏa đáng nên luôn bức xúc, nay có dịp nhờ Sư giúp trả lởi cũng là cân đo sự minh triết của Sư thâm sâu đến độ nào.

Alen thành khẩn nói:

- Hai anh em chúng tôi có hai điều chưa lần ra đáp án, nay kính nhờ Sư giúp chỉ dạy cho. Một là cùng đích con người sống để làm gì ? Hai là người đi học đạo, muốn rốt ráo đạt đạo đế làm chi ? Chân thành xin Sư giúp cho.

Spal thật sự lo lắng trong lòng trước câu hỏi nóng vội của Alen. Lời đã nói ra quả tình khó thu lại được. Đang học hỏi được nhiều điều thật hay, thật hữu ích, nay Alen hỏi như vậy, nếu Sư không trả lời hoặc trả lời không hợp ý hai người thì có phải tự làm hỏng một cuộc trò chuyện, học hỏi đang diễn biến tốt đẹp hay sao ?

Nhìn qua Spal, Sư như biết được những âu lo trong lòng Spal nên ôn tồn nói:

- Xin ông đừng đặt nặng vấn đề như thể, với người học đạo hay dạy đạo chân chính, không có một mưu cầu gì phía sau thì mọi diễn biến trong đời đều bình thường cả. Ví như cái không biết mà cố nói biết vì mưu cầu điều gì, đó là cái tự làm khó, làm khổ cho mình mà thôi.

Đạo sư ôn tồn nói:

- Khi đức Phật chỉ dạy đạo cũng có những câu hỏi Phật không trả lời. Vậy có phải là Phật tệ hại, dở quá hay sao ? Riêng câu hỏi của ông Alen đây lại là câu mà người thế gian cần phải tìm biết, riêng người dạy đạo không biêt mấu chốt trong đó thì làm sao chỉ dạy cho được ? Các ông đừng nôn nóng mà cũng đừng để tâm so đo gì cả, hãy lặng lẽ thu nhận, tôi sẽ nói cùng lý cho các ông rõ. Còn việc đúng sai, hay dở gì là việc các ông tự phán quyết.

Spal và Alen thật sự đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một việc mà hai người đâ khổ công truy cứu cũng chưa lần ra, nay nghe Sư nói sao có vẻ dễ dàng như vậy.

5. NHỮNG MẤU CHỐT ĐỂ THÀNH TỰU

Đạo sư ôn tồn nói:

- Quyết tu thì phải kiên nhẫn quán xét học biết mọi việc trước sau, chẳng phải chỉ nghe tin mà được. Ví như nghe Phật dạy, chúng sanh thật lắm bệnh, tám muôn bốn ngàn tâm bệnh thì Phật sẽ có 84.000 phương cách đối trị. Người tham lam thì phải dạy pháp bố thí đối trị, thấy người hung dữ thì lấy pháp từ ái chỉ dạy vv... Nay có người nói 84.000 pháp môn, tu pháp môn nào cũng đạt đạo. Các ông phải tự nghĩ suy, quán xét, ví như chỉ bố thí cho tới vô lượng kiếp thì có đạt đạo được không ? Thời Phật còn tại thế, có chỉ dạy tu như thế không ?

Có người nói tu pháp môn này mới là hay, là tối thượng, mới đạt đạo được. Người khác lại cho rằng theo tông môn kia mới là cao thượng, đáng tu, đáng theo học, mới đạt đạo được. Các ông phải tự quán xét, thời Phật dạy đạo có chia chẻ ra như vậy để dạy cho đệ tử không ?

Nay chia chẻ dòng Phật pháp, lập môn, lập phái như vậy là cái khởi đẩu tranh giành, kiện tụng, xỉa xói nhau, cho rằng chỉ có tông môn mình mới là đúng, chỉ học biết những điều của tông môn mình, làm tàn lụi pháp Phật, làm chúng sanh không ai đạt đạo được. Thấy thì như lỗi nhỏ nhưng tội thì hằng sa, đã rẽ chia Phật pháp, làm tàn lụi pháp Phật. Thập phương tăng cũng không thể sám hối cho lành lại được dòng Phật pháp.

Có nói biết hay không biết, lỗi đã sanh thì tội tránh được sao ? Thực tế từng giai đoạn đều có ghi chép, cái thật thì nó thật như vậy, chẳng thể nói khác đi được.

Đạo sư nói tiếp với Spal và Alen :

- Các ông thấy đó, đứng trước một người hay một nhóm người có những lập luận sai trái, nếu dụng lời Phật dạỵ nhưng không hợp lúc, hợp nơi, hợp nghĩa lý, đúng đối tượng, kết quả ra sao thì các ông cũng đoán biêt, đi ra về mà còn giữ được mấy cái răng ăn cơm là may mắn lắm rồi. Nào phải chuyện tôi có thể bày biện ra được, người xưa đi dạy đạo bị gãy răng, kinh sách ghi chép vẫn còn đó.

Đạo sư tiếp lời:

- Nói phớt qua như vậy để các ông thấy, muốn chỉ dạy đạo cho người ta thu nhận được, thành tựu được chẳng phải dụng một khuồn mẫu nào, một bài giảng cố định nào chung cho tất cả mọi người được, phải rõ biết căn cơ rồi mới chỉ dạy được.

Vì thế để cân đo nghĩ suy của một người, căn cơ duyên nghiệp cùng tâm thức tiến hóa tới đâu, người ta dụng các câu hỏi như: “Ông suy nghĩ xem người ta sống để làm gì?” Rõ biết căn cơ rồi, mới chỉ dạy thích hợp được ! Mấu chốt học đạo, dạy đạo không rõ biết thì không thể thành tựu được việc học cũng như việc dạy.

Đạo sư nói tiếp :

- Nay tôi sẽ bày ra rõ ràng SỐNG ĐỂ LÀM GÌ ? Nó chẳng phải cao cũng chẳng phải thấp. Phải kiên nhẫn học biết, quán xét trước sau, chẳng phải chỉ nghe tin mà rõ thật được mấu chốt. Các ông hãy lắng nghe !

6. NGƯỜI NGỘ ĐƯỢC MẤU CHỐT SỐNG ĐỂ LÀM GÌ

Đạo sư giải thích cho Spal và Alen thật rành rẽ:

- Khi một người tự nghĩ suy, quán xét để hiểu con người sống ở trên đời để làm gì, người đó phải xem xét thật nhiều khía cạnh của đời sống, thấy cái sai trái, thấy cái cần thiết, thấy cái cao thượng. Chưa hài lòng là còn truy tìm trong tâm ý, dù là người thường hay người tu đều phải bắt đầu bài thực hành quay vào tâm ý hay còn gọi là quán xét tâm, lặng lẽ truy tìm, dù chưa tỉm được gì nhưng từ lúc dó một việc gì tới, người đó đã quen xét suy, cân nhắc lợi hại, không hời hợt như trước nữa, biết chọn cái an lành cho đời mình vì không ai khờ khạo tự chọn tù tội, khốn khổ.

Thấy Spal và Alen chưa thật thông tỏ, đạo sư kể câu chuyện Người Giác Ngộ mấu chốt sống để làm gì ?

- Có ông Bá hộ quen thân với tôi, ông đã lớn tuổi, muốn tìm một người có thể giải đáp được câu hỏi mà ông chưa có câu trả lởi. Ai trả lời làm cho ông hài lòng, ông hứa trao cho một nửa gia sản của ông. Không luận người đó ở trong hay ngoài gia tộc, già hay trẻ, ngu mê hay sáng biết, xấu hay đẹp, hiền hay dữ, đang sống ngành nghề gì, ông cũng lần tới để hỏi chỉ cùng một câu: “Con người trên thế gian này sống để làm gì? ”

Một đứa cháu mới 3, 4 tuổi đời, ông cũng cho cơ hội trả lời. Bé không do dự đáp :

- Ông ơi, cháu sống để bú sữa, sữa ngon hơn cháo, sữa là ngon nhất !

Ông Bá hộ muốn thu nhận các câu trả lời từ nhũng người ông thực tế chạm mặt, một đứa trẻ đi ngang qua, tuổi vừa cắp sách đến trường, ông cũng hỏi “Sống để làm gì ?”

Đứa bé nói: “Sống để đi học, mẹ con có nói, con người không chịu học thì ngu dốt, ngu dốt thì không làm được gì, bị đói nghèo, phải đi moi rác để kiếm sống, nên con biết rồ sống là để đi học.”

Đứa khác thì nói: “Sống để đi làm kiếm tiền nuôi ông bà, cha mẹ mình đã già yếu.”

Đứa khác thì nói: “Sống để làm rạng danh cho gia tộc cũng là báo hiếu cho mẹ cha, ông bà.”

Đứa khác thì nói: “Sống phải anh dũng xả thân vì quê hương đất nước, để làm rạng danh cho nòi giống.”

Đứa khác thì nói: “Sống phải yêu thương, sanh con cháu để nối dõi tông đường.”

Ông Bá hộ ghi chép từng câu nói như vậy, ông đi lần từ trong gia đình, thân tộc ra đến chợ búa, hàng quán cho tới chốn quan trường. Có những câu nói nghe qua thật mạnh mẽ:

“Sống phải có danh gì với núi sông.” hay “sống phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.”

Bao nhiêu câu nói ngoài truờng đời ông đều ghi chép cẩn thận, chưa hài lòng, ông bước vào nơi Chùa chiền, trình bày tâm ý của mình và xin được hỏi các Sư tăng đang tu học.

Một dòng tư tưởng mới ấn tượng hơn :

- Sống để tu sửa thân tâm, trở về nguồn cội của mình.

- Sống để trả hết nghiệp báo của mình mà giải thoát.

- Sống để tu sửa trong từng giây phút hiện tại, tinh tấn tới vô lượng kiếp.

- Sống để tầm cầu giải thoát luân hồi sanh tử.

- Sống vì mọi người, bởi người và ta là một, nên phải thương yêu tất cả chúng sanh.

- Sống để cứu giúp chúng sanh đang khổn khồ.

- Sống để tu học, đạt đạo quả là đền ơn Phật, Trời.

- Sống vì chúng sanh v.v...

Hằng sa câu nói nghe qua thật ấn tượng, nhiều xúc động trước những ý tưởng cao thượng nhưng ông Bá hộ cũng không vừa ý, bởì lời tuy cao trọng nhưng thực tế tâm ý chẳng đồng.

Bao nhiêu tâm, bao nhiêu ý, tập sách ghi chép ý tưởng đã dầy cộm mà ông cũng chưa lần hiểu ra được ý nghĩa của một đời người là sống để làm gì ?

Buồn bực, ông đi lang thang dọc theo bờ sông, nhìn dòng nước liên tục nhẹ trôi không ngưng không dứt. Ngồi nghỉ trên một ghềnh đá, ông để tập sách ghi chép cạnh bên, gió mát nhẹ thổi, ông thiu thiu ngủ. Chợt tỉnh lại, ông thấy một thằng bé tay cầm cuốn tập của ông lật mạnh qua từng trang, lòng lo lắng nên ông la hoảng lên :

- Cháu ơi, nhẹ tay, nhẹ tay cho, kho báu của ta đó ! Hãy trả lại đây, ta sẽ cho cháu những đồng tiền vàng.

Ổng càng la thằng bé càng chạy xa hơn, nó xé từng trang giấy ném xuống dòng sông miệng luôn nói: “Kho báu chỗ nào sao chẳng thấy ?”

Ông Bá hộ vội chạy theo, vấp phải tảng đá té ngã, chỉ còn biết nhìn theo từng tờ giấy nối tiếp nhau bị dòng nước cuốn trôi... Thằng bé xé đến tờ cuối cùng, ném tất cả xuống sông và nói: “Chỉ là giấy với mực mà nói kho báu. Kho báu của ông kia kìa, nhìn đi ... rõ là khờ... ”

Nhìn những tờ giấy nối tiếp nhau trôi theo dòng nước, lòng ông tột cùng thống khổ, quay lại thì thằng bé đã biến đâu mất rồi ! Hoát nhiên, ông khựng người lại... Một cái gì, một điều gì xâm nhập trong lòng ông, trong tâm ý ông... Nhẹ nhàng, thanh thoát ... Ông Bá hộ đứng vụt dậy, bật cười sảng khoái la to lên: “Nó đây rồi ! Nó đây rồi !”

Tung người khập khểnh chạy về nhà như một đứa trẻ, vui thích không cùng mặc dù chân ông bị vấp đá, máu chảy bê bết.

Từ hôm đó ông như trẻ ra, cái gì trong nhà không cần nữa ông tìm người cho, ai có nhu cầu gi ông cũng giúp cho bằng được, cả gia tộc cả xóm làng chẳng hiểu vì sao như vậy. Duy có một điều mọi người xót xa cho ông, từ hôm đó chân ông bị thương tật đỉ khập khiễng, không lành lại được.

Những người bạn thân đến thăm đều có ý dọ hỏi:

- Vì lẽ gì mà ông thay đổi nhiều như vậy? Bị thương tật mà cũng không buồn ư ?

Ông cười bảo :

- Tôi đã tìm ra chân lý ! Nay đã rõ biết sống để làm gì ! Cám ơn cậu bé Thiên thần.

Alen ngồi nghe tới đây vội bật dậy nói:

- Hay quá, hay quá! Vậy là ông Bá hộ đã biết được sống để làm gì ! Ông đã nói cho các bạn ông nghe như thế nào ? Sống để làm gì ?

Sư Thiện Tôn chồm tới đống lửa, lấy bình trà nóng rót thêm ra cho mọi người, mỉm cười rồi nói tiếp:

- Ông Bá hộ luôn miệng cười, lắc đầu bảo: “Không nói ! Không nói ! Cái ta biết mà các ông lấy cóp lại chỉ là đồ bỏ thôi ! Không nói, không nói ! ”

Spal thi trầm ngâm lặng lẽ. Alen vui hớn hở hỏi đạo sư :

- Thân quen với ông Bá hộ, đạo sư có hỏi ông Bá hộ đã biết sống để làm gì không ?

Đạo sư uống một ngụm trà, cười nói :

- Thật tiếc, không thể hỏi được vì ông Bá hộ đó chính là... tôi đây !

Alen sững sờ nhìn Sư, chẳng nói gì thêm nữa, rền rĩ như chỉ nói với minh :

- Biết được thi nói được, vì sao không chịu nói nhỉ ?

Đạo sư thông cảm cho Alen, kể tiếp một chuyện để quán xét, học hỏi thêm.

- Các đệ tử Phật Thích Ca có lần hỏi Phật: “Phật có lần nói về Hoàng thiên Hậu thổ, về các tầng trời nay chúng con muốn biết thêm các việc như vạy sao Phật không giảng nói ?”

Phật trả lời: “Ta không giảng nói chỉ vì những chuyện như vậy không phải là chánh pháp, không mang lại sự diệt khổ cho chúng sanh, đôi khi còn mang lại sự hoang tưởng tai hại. Vì lợi ích chúng sanh mà ta không nói, chứ chẳng vì lý do gì cả”

Đạo sư ôn tồn nói :

- Đến tầng bậc căn cơ như các ông đây, đã xác đinh được chắc thật là sanh ra trong cõi đời này chẳng phải để vui chơi trác táng, để ăn nhậu, đàn ca hát xướng cũng chẳng phải để thâu tóm tiền bạc, xây dựng nhà cao cửa rộng, tạo lập danh tiếng lẫy lừng bởi những điêu đó cũng chẳng để làm gì. Các ông là những người đã lần từng bước qua những việc như vậy, nên đã biết mọi thứ chỉ như trỏ đùa của thế gian.

Nhưng người đang bước vào thì say mê các trò như vậy, sống chết tranh nhau, giết nhau, cấu kết bè phái để hãm hại nhau không chút thương tiếc. Biết rõ cái mà người đời say mê lại là nguyên nhân gây ra bao nhiêu thứ khố đau trên đời. Lúc bây giờ các ông suy tư tới những bậc Thánh hiền : “Sao đời sống, ỷ tưởng của bậc Thánh hiền lại tốt đẹp, thanh cao như vậy, các vị đó học được gì, thật có những huyền năng gì mà thành tựu được như vậy ?”

Đạo sư nói tiếp :

- Không thỏa mãn cái hiện thực các ông đã đạt được nên đi tầm cầu cái cao hơn. Những bậc thang trí tuệ tư duy tiến lần qua như vậy. Không có những lần bước trong tâm tư thì không thể có những nghĩ suy khác vượt lên được. Cho nên một câu hỏi để nghĩ suy, mà có muôn vạn lời khác biệt tương ưng với tâm ý phát ra. Với người sơ cơ thì đó là những bậc thang để tiến hóa. Người khéo dụng thì thấy được căn cơ từng người trên từng bậc thang như vậy, từ đó giúp thêm một mấu chốt nữa cho người tiến dần lên các bậc cao hơn.

Đạo sư cười nói tiếp :

- Người đời tưởng có cái gì cao siêu, huyền diệu trong những câu nói như vậy, dù có biết cũng chăng dụng vào đâu được chớ nào phải chuyện gì cao xa mà che đậy.

Đạo sư giải thích thêm :

- Ví như các ông cho một học sinh Tiểu học hay Trung học một công thức đo đạc thiên hà vũ trụ hay phương cách trung hoà hạt nhân nguyên tử, học sinh đó có trong tay những thứ như vậy cũng chỉ là đồ bỏ đi mà thôi.

Cái nôn nóng gặp Chân sư, cái ham muốn tầm cầu học các điều cao tột trong đạo gần như tắt ngấm trong lòng, Spal chân thành thố lộ với đạo sư :

- Ngày xưa tôi nghĩ, tôi có ít nhiều sáng biết, có tiền tài, ở trong xã hội làm việc gì cũng thành đạt thì học đạo chắc cũng như vậy, sẽ dễ dàng học được các điều huyền diệu cao tột của đạo mà người bình thường khó lần tới được.

Spal chân thật nói tiếp:

- Tới đây tôi hiểu ra con đường học đạo của tôi thật sự là cái mới chập chững bắt đầu, chẳng biết có thể trụ vững hay không nữa. Nghĩ suy lại với ý đi tầm cho được Chân sư, cầu cho được Chân pháp để tu rốt ráo đạt đạo quả là điều mơ tưởng. Người trí thức có tiền tài, địa vị trong xã hội nghĩ mình tìm tới thì sẽ được Chân sư săn đón giống như ở ngoài đời, muốn học gì cũng sẽ được tận tình chỉ dạy thì quả là ngù ngờ. Tôi thật sự hổ thẹn dù chí tình muốn tầm cầu học đạo.

Alen nghe Spal tâm sự như vậy cũng như mũi lao đâm thủng quả khinh khí cầu. Cái nóng vội, hùng khí, ảo tưởng xẹp xuống thảm hại.

Đạo sư ôn tồn khuyến khích:

- Hai ông hiểu được như vậy là đã ngộ được chỗ mấu chốt để học đạo, thấy được chỗ khởi đầu, quyết tâm thực hiện thì có lúc tới hồi kết thúc. Trăm vạn người tu thông thường là nóng vội, mê tin chẳng phải chỉ riêng hai ông. Thiếu duyên hiểu được mấu chốt lại rơi vào các nơi lợi dụng sự tín ngưỡng nên chỗ khởi đầu không rõ, chỗ tới cũng không tường, loanh quanh như vậy hết cả một đời.

Đạo sư nói:

- Hai ông chân thật, quyết tâm chọn con đường tu học, căn cơ đã có, nay đủ duyên tốt lành thì việc tiến tu nhanh chóng bằng trăm vạn lần người khác, buông tay là thấy đạo.

Spal và Alen nghe mấy lời sau cùng này như được sống lại, Alen run run hỏi:

- Đạo sư dụng thần thông gì có thể biết được như vậy, biết rõ cả căn cơ của anh em chúng tôi nữa ?

Đạo sư cười từ tốn nói:

- Ông lại nghĩ tới chuyện huyền hoặc, tôi lòng thanh thản nhìn là thấy biết, nào dụng phép thuật gì. Tôi sẽ giải bày cho các ông rõ biết vì sao, mấu chốt ở chỗ nào, bởi mấu chốt như chìa khóa sẽ mở ra dễ dàng các việc đang truy tìm.

Spal nhận ra học đạo quả là thú vị, các pháp Phật dạy có thứ lớp, có nguyên tắc vận hành chắc thật, tình lý rõ ràng, Spal thích thú như vừa tìm ra một chân lý.

7. HỌC ĐẠO, DẠY ĐẠO & MẤU CHỐT QƯYÉT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI

Đạo sư nhìn Spal và Alen cười vui nói:

- Xưa nay các ông đọc kinh sách thấy việc tu học như có cái gỉ mơ hồ, không thực tiễn và khó nhọc trong đó. Không phải riêng hai ông mà hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Vì nhìn thấy hình ảnh những người đang tu có cái gì đó cực khổ quá, như bước vào một thế giới khác, vây bọc toàn sự khắc khổ. Nghe nói phải xả thân, xuất gia, xa rời thế tục, đủ mọi thứ giới luật cấm kỵ, người tu thì phải cố tuân thủ, người chưa tu nghe nói cũng đã phát sợ, sợ quá chẳng tìm hiểu chi thêm nữa.

Đạo sư có chút khôi hài:

- Ở đời ngưòi ta hay nhát ma trẻ con cho trẻ sợ đừng tới chơi những chỗ tối tăm có thể bị nguy hại. Trẻ sợ quá mà không tới chứ không thật biết cái gì để sợ. Đứa trẻ này lại hù doạ đứa trẻ khác, nối tiếp như vậy, không trẻ nào thật biết gì cả. Chuyện tu cũng mờ mờ, mịt mịt như vậy, thôi thì một lần bày ra để rõ biết, biêt rồi sẽ chẳng có chuyện gì để lo, để sợ nữa.

Đạo sư nghiêm trang nói:

- Ngày xưa Phật Thích Ca đi tìm kiếm phương cách tu để diệt khổ. Ngài rất cực khổ vì là người mở đường, theo học nhiều vị Thầy vào thời đó, đủ mọi thứ kiêng kỵ, bày ra những sự việc lạ thường, Phật Thích Ca cực khổ là vì vậy. Không hài lòng, Ngài rời bỏ tất cả tự đi tìm chân lý. Ngài đã tìm ra con đường giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, như người đã tìm ra kho báu, chỉ dạy cho bao người thành tựu đạo pháp cũng như Ngài. Nay đã có sơ đồ chỉ vẽ rõ ràng đường tới kho báu, chúng sanh theo đó mà lần tới, sao nói là cực khổ, điều đó thật không phải.

Phật Thích Ca muốn nhanh chóng tạo dựng một nền tảng vững chắc có đủ đầy các vị A-la-hán sáng biết như Phật. Chân pháp, pháp tu rốt ráo đạt đạo khai mở từ đó. Trước là cho mọi người tín tâm, biết rõ con đường Phật chỉ dạy cũng chắc thật như lời Phật nói, bằng chứng thực tiễn là các vị A-la-hán đã thành tựu được đạo quả. Kế tiếp, các vị A-la-hán truyền dạy cho chúng sanh từ đời này sang đời khác, không để Phật pháp mai một, là nghĩa độ tận chúng sanh vậy.

Đạo sư tiếp lời:

- Thanh văn đạo, Phật trực tiếp chỉ dạy, thuyết giảng cho nhóm đệ tử nòng cốt, gọi là phương cách tu rốt ráo để đạt đạo. Phương cách thực tiễn giải quyết các vấn đề trong thân tâm, làm sao để diệt sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là chung cuộc. Vọng tâm thế gian dứt thì Chân tánh, Chân tâm mới hiển lộ. Phương cách phải được người tu học tự lực hành trì, mọi việc rõ ràng, thực tiễn như vậy, không pha trộn các hình thức lễ bái, khẩn cầu như của các giáo phái đa Thần thời đó.

Đạo sư tóm ý, có hai phương cách tu rõ ràng, minh bạch :

- Một là tu Chân, còn gọi là tu xuất thế, rốt ráo để đạt đạo. Hai là tu Vọng, còn gọi là tu thế gian pháp, là tu sửa tâm ý trong thế tục, làm cho thân an. tâm an, cuộc sống an lành trong hiện kiếp, chân thật tâm, xa rời các việc xấu ác, làm lành, làm phước để trải thảm êm ái cho các kiếp sau.

Đạo sư nói:

- Cách thứ hai cũng là cách tu mà các tôn giáo khác chỉ dạy, gọi chung là thế gian pháp. Phương cách thứ nhất thì chỉ có Phật Thích Ca chỉ dạy, chỉ ra con đường vượt qua các tầng trời để không còn bị luân hồi trở lại nữa, là thật sự giải thoát khổ đau, phiền não.
Đã biết có hai hướng đi như vậy, nay muốn tu học các ông phải chọn lựa dứt khoát, không thể lấp lửng được. Nếu chọn con đường thử nhất, quyết tâm tu rốt ráo thì phải theo đúng phương cách tu rốt ráo. Chọn con đường thứ hai thì tu theo phương cách thứ hai chỉ dạy, nghĩa là còn có việc chánh, tà, có thiện có ác, có tình có nghĩa, có sai có đúng, có được có mất, có mọi lễ nghĩa thế gian.

Spal nghe tới đây có ý hỏi :

- Biết hai con đường rạch ròi như vậy là đã biết mấu chốt, có phải vậy không thưa đạo sư ?

Đạo sư khẳng định:

- Đúng như vậy, phần lớn người tu trên thế gian do không rõ biết nên học tu cũng xen tạp, dạy tu cũng xen tạp, loanh quanh như vậy, một đời khốn khổ cũng vì cái tu hành xen tạp mà ra, vì thiếu hiểu biết mấu chốt tu học.

Đạo sư nói tiếp :

- Ví như ông muốn đi con đường tu rốt ráo để đạt đạo, ngay như việc đi khất thực cho có cái ăn còn phải e dè, luôn thu thúc thân căn, bước nhẹ từng bước cho thân không động, mắt, tai thu thúc để ý không sanh, tâm không động, mọi việc ở ngoài đời ngưng dứt, không trồng một cây cỏ, không lưu giữ một vật gì, tâm ý hoàn toàn rời xa mọi thứ của thế gian để khi tọa thiền, ý mới lặng dứt, tuần tự diệt sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Nếu không rõ biết, đã quyết tu rốt ráo, đọc tụng kinh rốt ráo, giữ giới luật rốt ráo, lại làm các việc thế gian pháp là xen tạp. Làm đủ mọi thứ chuyện tạp nhạp trong ngày, nói năng cười đùa như người thế tục, cùng vui thú hý luận, tu như vậy thì mong gì thành tựu cho được. Chính vi tu xen tạp như vậy mà người tu thấy khổ thấy khó, tu hoài gần hết một đời mà một quả vị nhỏ Thanh văn cũng chẳng thành tựu được.

Đã rõ biết mấu chốt, quyết tâm tu rốt ráo thi chuyện lại quá dễ, chỉ cần rời bỏ hết mọi thứ, không làm một thứ gì, chẳng nhớ chi chuyện thế gian, ngồi tọa thiền chờ đạt đạo, có phải làm gì đâu mà gọi là mệt nhọc, là khó.

Người có ý tu rốt ráo đạt đạo mà hành xử như người thường phàm, lo làm các việc thế tục cho có phước là lộn lạo, là xen tạp cách tu thế gian pháp nên chẳng thể thảnh tựu được gì. Nay nói người tu thế gian pháp lại xen vào học đủ mọi thứ kinh sách dành cho người tu rốt ráo đạt đạo, rồi mộng mơ chuyện Chân tâm, Chân tánh, chuyện phước điền làm cũng không xong, không việc gì thành tựu, chẳng phải là làm chuyện phí công vô ích hay sao ?

Lấy kinh sách tu rốt ráo để chỉ dạy cho người không tu rốt ráo là việc ỉàm xen tạp, không đúng phép dạy tu. Tu học, dạy tu đều xen tạp, lộn lạo cũng là vì không thật biết mấu chốt cái gì phải học, cái gì phải dạy cho phải phép.

Spal suy tư:

- Nhưng làm sao biết ai là người tu rốt ráo, ai tu pháp thế tục để học hỏi ?

Đạo sư nói:

- Ông chẳng cần quán xét căn cơ gì cả, người tâm động thì thân động, thân lăng xăng mọi việc trước mắt các ông là rõ biết không phải người tu rốt ráo. Tuy nhiên, các ông phải học biết cách quán xét căn cơ, không biết, khó chỉ dạy thành tựu cho được.

(còn tiếp)
 
Cường Date: Chủ Nhật, 05 Apr 2015, 1:52 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
saigoneses Date: Thứ Năm, 09 Apr 2015, 3:30 AM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

8. QUÁN XÉT CĂN CƠ

Đạo sư nhìn Spal và Alen cười nói :

- Hai ông đã biết mấu chốt rồi thì tu học lại quá dễ, tu không những dễ mà còn vui thích nữa và mang lại nhiều lợi ích trong đời sống hằng ngày cho mình, giúp cả những người thân quen nữa.

Alen tiếp lời:

- Đạo sư nói sẽ chỉ cách quán xét căn cơ một người, là phải làm như thế nào ?

Đạo sư nói:

- Việc thì dễ nhưng các ông phải chú tâm nghe cho rõ. Các ông muốn học rõ biết căn cơ một người thì phải lấy cái nhìn, cái nghe mà biết, nghe nhìn nhưng không được phát thêm một ý ưa ghét riêng tư nào cá. Khi thu nhận như một cái máy chụp hình, cái tổng quát toàn thân của một người sẽ được thu vào tâm thức. Không có ý riêng ngăn trở, thần thức các ông sẽ tự vận hành nhanh chóng và cho ra đáp án chính xác.

Ví như nhìn một cái hoa, không nghĩ suy gì cả nhưng thần thức tức khắc đưa ra cho các ông biết hoa đó tên gì. Nếu từ nhỏ tới lớn các ông chưa một lần gặp loài hoa đó trong thực tế hay trong sách báo thì thần thức sẽ báo ngay “ Không biết ” Đã không biết thì đừng cố truy tìm cho biết, chỉ là việc vô ích, bởi khi phảt ý truy tìm cho ra lẽ thì các việc kế tiếp không thu nhận được nữa, ý truy tìm đã ngăn lối dòng tâm thức

Đạo sư tiếp tục :

- Những gì khác lạ tự khắc thần thức nhận ra trước, hai ánh mắt giao nhau là tự nó biết người đó quen hay lạ, hiền hay dữ, thông minh nhanh nhẹn hay lờ đờ bệnh hoạn.

Thông thường, hình tướng của một con người thể hiện hêt mọi thứ từ chuyện giàu hay nghèo, sướng hay khổ, hiền hay dữ, chân thật hay giả dối... Gương mặt, màu da, cơ bắp, tóc tai, mũi miệng... ở mỗi người đều có những điểm khác nhau rõ rệt, tất cả đều bộc lộ quá trình sống của một con người.

Có va chạm thực tế ở ngoài đời thì thần thức sẽ tự lưu giữ mọi thứ, giống như một kho tư liệu. Ngược lại, nêu người ít giao tiếp ngoài đời thì phải học để biêt. Thông thường, đến 30 tuổi, sắc diện của một con người đã được thần thức tự thu nhận và lưu lại đủ đầy.

Đạo sư nhìn Spal và Alen nói:

- Nói như vậy là nói cho các ông một mấu chốt khác : “ Tâm sanh sắc tướng “ Một người có ý đói mới đi ăn, ý muốn diễn tả điều gì thì mới phát ra lời nói, có ghét mới có chửi bới nhau, có tham mới đi trộm cắp.

Người có tâm tánh hiền hoà, tướng trạng sẽ dễ nhìn, dễ ưa, khi hung dữ lên, hình tướng, sắc mặt cũng chuyển đổi. Tích tụ lâu ngày, thân mang một sắc thái đặc trưng cho từng người, ví như người hung dữ thì có diện mạo khó nhìn, khó ưa, người không chân thật thì mang tướng trạng lấm lét, ánh mắt gian dối, lối nói lâp lửng...
Người buôn bán, người làm việc ở văn phòng, nông dân hay thợ thuyền đều có sắc diện đặc trưng riêng, tất cả nếu khéo nhìn là khéo biết. Ví như những người cùng làm việc ở văn phòng, nhưng nhìn một người thư ký và một giám đốc thì không thể lẫn lộn được.

Còn có thể nhận biết căn cơ một người qua hình thái bên ngoài như cách phục sức, các tiện nghi đời sống, cách ứng xử... Tất cả đều mang sắc thái riêng, phản ánh tình trạng, tính cách của một người nghèo hay giàu, cẩn thận hay xuề xòa, thật thà hay gian trá... Khéo nhìn là có thể thấy biết được mọi thứ.

Tóm lại, người chịu khó học biết, khéo quan sát, nhận định thì nhìn phớt qua bề ngoài là có thể nhận biết căn cơ một người. Nếu chưa rõ biết thì phải nhận diện qua các chi tiết đặc thù hơn như đường chỉ tay, móng tay... là những đặc trưng riêng của mỗi người, không ai có thể tự thay đổi hay làm khác đi được.

Tâm thể hiện ra sắc tướng, tạo ra sắc tướng là như vậy. Mọi việc đều rất khoa học, thực tiễn, chẳng có chút gì là huyền hoặc, bí ẩn cả.

Đạo sư nói tiếp :

- Nếu sắc tướng chưa nói lên đủ cái cẩn biết, thì phải dụng tới cái nghe, nghe thanh âm giọng nói của người. Qua lời người nói, cường độ và thanh âm giọng nói, ta có thể biết cả những cái tâm ý còn tiềm tàng, chưa lộ diện ra ngoài tướng mạo. Ví như người đêm hôm qua vừa mới toan tính việc trộm cướp, tuy sắc tướng chưa có hiển lộ nhưng quán xét thanh âm thì có thể biết được do âm khí loạn động bất thường.

Con người vốn thích nói hơn thích nghe nên người khéo biết khơi vài câu hỏi là có thể nhận biết gần đủ đầy mọi thứ hoặc muốn biết tới đâu cũng được.

Người thích lợi danh, tình tiền hay có tham vọng gì cũng tự lộ ra qua sắc tướng hoặc thanh âm giọng nói. Lời nói còn có thể nói thêm bớt, nói cao thấp, nói giỏi dở, nói che lấp hay nguy biện v.v... nhưng thanh âm trầm bổng, trong đục, nhanh chậm của mỗi người đều khác nhau, của người già khác với người trẻ, của người hiền khác với người dữ, không thể nhầm lẫn hay che đậy được… Quán xét thêm về cường độ giọng nói, mạnh mẽ hay run rẩy, dứt khoát hay do dự, hưng phấn hay lo âu, vui vẻ thoải mái hay buồn phiền bực tức... hoặc giọng chứa đựng âm khí độc ác, gian manh, ... Tất cả đều lộ ra qua thanh âm giọng nói.

Đạo sư nói thêm :

- Nếu còn hoài nghi trong việc xét sắc tướng, thanh âm giọng nói cá nhân thì cần quán xét căn cơ qua những mối quan hệ. Rõ biết gà thì sống cùng gà, vịt sống cùng vịt, một đất nước, một lãnh địa, một bộ tộc đều có những sắc thái đặc trưng, mỗi gia đình lại có lối sống, phong cách riêng, vì vậy, nhìn quan hệ bạn bè hay các nơi thường lui tới của một người cũng giúp cho việc quán xét căn cơ thêm tròn vẹn.

Có những cái chung cùng các ông phải học thì mới biết được, ví như nhìn một tập thể hay một người lăng xăng, bức xúc với các nhu cầu, các sự việc trong đời sống cũng rõ biết thân tâm đang bị động loạn bởi đủ thứ việc, những lúc như thế, ở nơi như thế mà mở lời khuyên dạy là việc không thể.

Không có một lời dạy khuôn mẫu nào chung cho tât cả mọi người. Nếu không học biết quán xét căn cơ thì không thể chuyển tâm người xấu ác trở nên thánh thiện được. Các pháp học mà tôi hướng dẫn cho các ông nhằm làm cho người vui thuận, tin tưởng, rồi tùy lúc, tùy nơi, tùy điều kiện mà vận dụng một cách phù hợp thì mới hữu ích và thành tựu được.

Đạo sư xuống giọng :

- Đã học biết quán xét căn cơ rồi, thông hiểu vận hạn thời cơ, chỉ vài câu nói cũng khiến người ngộ ra, quay đầu trở về con đường thánh thiện, không phí công chỉ dạy.

9. THỰC HÀNH QUÁN XÉT CĂN CƠ

Đạo sư cười nói :

- Nay chỉ cho các ông cách thực hành học biết các việc như thế ngay ở trong đời, đó là việc học mà các ông sẽ thấy thú vị, hữu ích, thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày, các ông hãy chú ý lắng nghe.

Đạo sư vui nói với spal và Alen :

- Các ông hãy đắm mình theo cuộc hành trình quán xét căn cơ, nghe tôi nói, đừng vội nghĩ suy gì cả. Tôí đưa các ông tới một phố thị, chỗ mua bán đông người, nơi có đủ mọi thành phần trong xã hội, đủ mọi thứ tâm ý sẽ hiện ra trước mắt các ồng. Các ông hãy tìm một chỗ đứng cho có cái nhìn bao quát, đưa mắt nhìn mọi sinh hoạt chợ búa trước mắt.

Đạo sư chậm rãi nói:

- Mỗi người tới đây hẳn đều có ý tưởng, có suy nghĩ tới đây để làm gì, nếu không thì chân không thể đi đến đây được. Ngoài những người có ý đi mua bán còn có những người đi du lịch muốn nhìn ngắm mọi thử ở đây, có người trong vùng đi dạo chơi qua phố, có người thầm lặng-bảo vệ an ninh, đủ mọi thành phần, cũng là nơi nhiều kẻ trộm cắp tụ tập len vào.

Người dạo chơi thì có sắc thái của kẻ dạo chơi, người du lịch mang sắc thái riêng của kẻ du lịch, người mua bán thì để tâm vào chuyện mua bán, tất cả đều có cái để ta nhận biết. Nơi đó các ông sẽ nhận ra có một số người không có sắc thái gì rõ nét, các ông hãy tập trung vào ánh mắt của những kẻ như vậy. Ý gì lộ ra nơi mắt họ, tức thì ta biết rõ họ là ai, muốn gì và sẽ làm gì. Mắt hay nhìn vào túi người qua lại đích thị là kẻ móc túi, mắt nhìn vào đồ đạc người này, người kia thì đó là kẻ trộm đồ. Có kẻ không nhìn người khác, chỉ lo nhìn kẻ móc túi trộm đồ, nếu không có sắc thái của một người giữ an ninh đi bắt kẻ xấu thì lộ ra là đồng lõa của kẻ xấu, đợi thời cơ để chen vào che chắn cho kẻ xấu hành động.

Các ông sẽ nhận diện được rõ ràng mọi thứ khi có cái nhìn quán xét như vậy. Xưa nay các ông không lưu tâm nên không biết đó thôi, ai lưu tâm cũng đều nhận ra được rõ ràng như vậy cả.

Đạo sư thấp giọng :

- Mọi thứ đều phải học biết với cái nhìn mà trong tâm không có vướng bận việc gì như âu lo, suy tính v.v… Tâm thông thoáng thì mọi thứ sẽ hiện rõ, thần thức tự nó nhận biết như thật. Thông thường, ai cũng bị một ý gì hay một sự việc gì đang vận hành trong tâm ý nên che chẳn cái thật thấy trước mắt. Nói như vậy chẳng phải chỉ cho các ông đi bắt kẻ xấu đâu, mà để các ông đi bắt các ý tưởng đang che chắn không phải lúc, không phải nơi trong tâm ý của các ông.

Mọi pháp học, pháp tu đều là Tâm pháp, nếu không học cách nhận diện tâm ý thi không mong thành tựu được gì cả. Mấu chốt khởi đầu này gọi là pháp Đối diện tâm. Các ông luôn nói tôi có ý, tôi suy tưởng, tôi suy tính v.v... Đó là các thứ vận hành trong tâm thức, nhưng chưa có thực hành đôi diện với nó thì thật sự chưa thật biết nó ra sao cả.

Các ông hãy tìm nơi vắng-vẻ, để ánh mắt nhìn vào một vật gì đó. Cái nhìn bình lặng, không phải tập trung để biết điều gì cả, chỉ một điểm đó thôi, rồi đợi xem ý gì sẽ ló ra trong thân tâm, nó là ý gì thì cũng mặc kệ nó, nó sẽ tự lặng đi, ngồi đợi tiếp ý khác sẽ hiện ra. Đây là cách thực tập nhận diện ý tưởng của mình, xưa nay minh với nó như là một, nay rõ ràng mình đang ở trong tư thế kiểm soát, nhận diện các ý trong thân tâm.

Thuần thục rồi thì có ý gì sanh ra đều nhận biết được, chỉ nhận biết thôi chứ chẳng phải làm cho ý không sanh, không can thiệp gi cả. Bao nhiêu ý sanh ra thì nhận biêt ngay khi nó vừa sanh ra, đó là ta đang đối diện tâm ý của mình.

Nơi thanh vẳng đã nhận diện được thuẩn thục rồi thì chuyển tầm mắt tới những chỗ có cảnh động để thực tập, cũng chỉ chờ xem ý gì sanh ra thôi chứ chẳng phải tìm xem cái gì ở bên ngoài. Chưa thực hành đối diện tâm ở chỗ vắng vẻ thì không thể nhận diện được tâm ý mình ở nơi sinh hoạt có sự chuyển động được.

Đạo sư nhắc nhở :

- Chẳng phải việc gì nghiêm trọng cá, nếu có chuyện gì xen vào hay có ai tới quấy rầy thì hãy ngưng lại, chẳng có gì phiền hà, xong rồi thì tiếp tục luyện tập như vậy. Tọa thiền thì người ta tránh mọi cái xen vào khi đang hành thiền, nên việc luyện tập thiền đòi hỏi nơi chốn riêng biệt. Đối diện tâm thì khác hẳn, chỗ nào, nơi nào cũng có thể thực tập theo dõi tâm ý mình.

AIen nghe tới đáy có ý hỏi :

- Mục đích tập luyện như vậy để làm gì ? Xưa nay ý sanh thì nó cũng tự sanh, rồi nó cũng tự diệt, nay mình không rào đón, không xen vào thì mọi thứ vẫn như vậy, chẳng biết thực tập để làm chi, xin đạo sư vui lòng cho biết.

Đạo sư đáp :

- Ý tưởng và mọi thứ thuộc về tâm, ta không thể can thiệp, không lấy cái gì ngăn được, bởi nào có biết ý nó ra sao ? Ở đâu ? Khi nào thì phát sanh ? Chẳng biết chút gì về nó mà nói ngăn che được là nói không thật.

Khi đã đối diện tâm thuần thục rồi, ý giận, ý tham cùng mọi ý phát sanh đều nhận biết được, nay chỉ còn là việc ta quyết định lấy hay bỏ mà thôi. Bỏ là không chạy theo ý giận, ý tham, nó sẽ tự mất đi, ta sẽ được an lành vì không gây ra tội lỗi xấu ác. Lấy có nghĩa là biết mình tự chọn tham, chọn sân giận, vì một căn do gì đó, đã có chủ ý như vậy nên bị tù tội hay có phiền hà gì thì cũng không ta thán. Nói vậy thôi, chứ khi biết mình sắp nói làm người ta chửi mình, đánh mình hay bị tù tội, khổ đau thì chẳng ai khờ khạo tự rước phiền lụy vào thân. Mọi sự an lành, thân an, tâm an cho người biết đối diện tâm ý. Pháp Đôi diện tâm được thành tựu rồi vậy.

Đạo sư tiếp tục :

- Khi đã đối diện tâm một cách thuần thục thì sống trong đời, thân tâm được an tinh vì đã biết tự lấy điều hay, điều tốt và tự rời bỏ cái xấu ác, tội lỗi rồi. Người đã đối diện tâm ý được rồi là thực sự bước vào con đường an lành, thân an, tâm an, cơ thân, sắc tướng cùng cuộc sống dần chuyển đến chỗ tốt đẹp, thánh thiện.

Chỉ mới dụng một pháp Đối diện tâm mà đã thành tựu được bao điều kỳ diệu như vậy ! Trong việc tu thiền định cũng vậy, không dẹp diệt gì tâm ý cả, chỉ là dụng pháp Đối diện tâm và chọn cho tâm ý trụ về một hướng đã định, ý đó còn thì ý khác sanh ra không được mà thôi.

Spal đã từng đọc qua các sách về thiền nên thắc mắc:

- Tọa thiền là muốn diệt ý, nay để tâm ý trụ vào một cái gì cũng là còn ý thôi, nào có lợi ích chi, xin đạo sư vui lòng giảng rõ hơn về việc này.

Đạo sư nói:

- Ông nói như vậy là đúng, lấy niệm chánh thay niệm tà cũng là còn niệm, nhưng điều ông chưa rõ là phương cách dạy tu thiền cũng có mấu chốt, phải rõ biết thì dạy thiền mới có kết quả. Tôi chỉ nói riêng về thiền rốt ráo đạt đạo quả, không nói các loại thiền tập lắng tâm, an tịnh cho khoẻ mạnh như Yoga, hay thiền quán xét một đề mục gì cho thông tỏ.

Tôi nói một ví dụ về pháp trụ tâm, khi trụ tâm ý vào giọt nước rơi, nước hết, giọt nước ngưng rơi, tâm hoát nhiên không còn chỗ trụ.
Cũng như người trụ tâm vào đốm sáng trên đầu cây nhang, nhang hết, đốm sáng chợt tắt, tâm hoát nhiên vô sở trụ.

Hay như người trụ tâm vào hơi thở ra vô, hơi thở cạn mỏng dần rồi mất hẳn, hoát nhiên rơi vào trạng thái dứt thở, dứt niệm... lọt qua lãnh địa tâm không.

Hoặc như người dụng phép niệm Phật hay trì chú, trụ ý vào câu niệm hay câu chú, mỏi mòn niệm chú chợt mất, tâm rơi vào chỗ vô sở trụ.

Mấu chốt dụng tâm theo một hướng đã định là như vậy, để thân tâm rơi vào chỗ vô trụ. Tất cả những trường hợp như vậy đều rơi vào lãnh địa nhập lưu, đạt vị quả Tu Đà Hườn

Spal có chút dè dặt hỏi:

- Đạo sư nói về pháp Đối diện tâm, tôi thật sự hiểu rõ ràng và có thể thực hành thành tựu được với quyết tâm tu học của mình. Nhưng những lời sau cùng đạo sư nói về các phương cách để rơi vào lãnh địa Tu Đà Huờn - một quả vị Thánh, sao có thể có được dễ dàng như vậy ? Có thật dễ dàng như vậy không, xin đạo sư chỉ dạy cho.

Đạo sư có chút nghiêm trang nói:

- Tồi chưa từng nói lời không thật hoặc nói bông đùa với các ông khi nói về chuyện đạo. Thực tế, việc đạt quả vị nhập lưu như vậy thật quá dễ dàng cho người quyết tâm tu học. Người đã có căn cơ, chỉ một vài giờ tu tập, thực hiện các mấu chốt chỉ dạy là có thể vào chỗ nhập lưu. Các ông đừng tưởng những điều tôi vừa nói là mấu chốt thực hành, đó chỉ là lý thuyết về cái hướng sẽ tới mà thôi, mấu chốt Chân pháp không bày ra phêu phêu như vậy.

Đúng người, đúng thời cơ, hợp duyên, đạt lý thì mới thầm truyền trao cho từng bước một. Như tôi đã từng nói chẳng phải vì ưa hay ghét mà không chỉ dạy, chỉ vì căn cơ chúng sanh và những tai hại mà chúng sanh có thể va vấp nên chưa truyền trao thôi.

Người đạt pháp hành rồi cũng giống như kẻ vượt được qua sông, chẳng còn gì thôi thúc nhọc mệt nên có thể thung dung vào ra tất cả các tôn giáo, tông môn. Phương cách tu nào cũng có thể đưa đến các vị quả cả, tuy nhiên, muốn vượt xa hơn nữa thì phải tuân thủ theo những điều chỉ dạy, vượt qua phạm vi của tôn giáo hay tông môn, chỉ còn lại một vị Đạo giải thoát mà thôi.

Spal vui thích nói:

- Tôi không ngờ ngộ được cái Đạo nó thanh thoát như vậy, hiểu rồi không còn hạn hẹp ở trong một giáo điều nào, một tôn giáo nào. Tuy nhiên, tôi còn chút suy tư, vì sao chuyện chẳng khó như vậy mà chẳng mấy ai đạt được ?

Đạo sư nhìn xa xôi giọng trầm xuống :

- Nói chưa đủ duyên là nói cho dễ nghe, thật ra vì những nghiệp lực còn tồn đọng quá sâu nặng, cho nên một người dù có biết như các ông đây cũng không thể xâm nhập được. Cái mê mờ, cống cao ngã mạn khiến một lời chân thật cũng không nói ra được, lòng không chân thật làm sao có Chân pháp trao truyền, lý chỉ là như vậy.
Như tôi đã chỉ dạy căn kẽ cho các ông, Chân thật tâm chẳng có, đối diện tâm chưa xong, sám hối chưa tròn, thì tu gì cũng không tinh tấn được, rõ hiểu rồi thì phải quyết tâm làm cho được.

Ở phương Tây, ai cũng biết câu: “Người giàu có, vô được nước thiên đàng cón khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim" Thật vậy, người giàu cũng có khi bị phá sản, chẳng còn giàu nữa nhưng kẻ cống cao ngã mạn, trịch thượng thì luôn coi cái sáng biết, cái họ có được chẳng ai hơn được, dù giàu hay nghèo cũng mờ mắt vì cái hào quang sáng biết của họ.

“Người cống cao ngã mạn, trịch thượng, khinh người có thể vào được nước thiên đàng nhưng không thể có được Chân pháp. ”

Alen lặng lẽ thu nhận đầy đủ những lời của Đạo sư, một chút suy tư Alen hỏi:

- Đạo sư có thể nói sơ về các mấu chốt ở trong thiền rốt ráo đạt các vị quả, có bị cấm kỵ nói ra hay không ?

Đạo sư cười nói:

- Ông hẳn có biết qua chút ít về thiền nên hỏi cũng có phần thú vị. Mấu chốt thì không có gì khó cũng không có gì bí mật hay huyền hoặc mà bị cấm nói hay cấm dạy. Do cơ duyên ông hỏi, tôi sẽ bày ra rõ ràng. Ông biết, mọi người cùng biết, cùng tu để có được các vị quả, đó là phước phần lớn của chúng sanh chẳng phải của riêng ai. Tôi không có mưu cầu gì riêng ở phía sau nên chẳng có gì không nói ra được. Học biết được là thực hành được, nối tiếp chỉ dạy cho người khác được, Phật cũng chỉ'mong được như vậy.

Spal có ý lo lắng hỏi:

- Đạo sư chỉ dạy thiền rốt ráo sao có vẻ đơn giản quá như vậy, lẽ ra phải có đủ đầy lễ bái Sư, thọ Pháp chứ, xưa nay tôi thấy việc chỉ dạy thiền khó khăn lắm mà.

Đạo sư có chút suy tư nói:

- Ông nói có phần đúng, ví như trong thế gian, khi trao một món quà quí thì người cho kẻ nhận cần có sự trang trọng là việc tốt. Cái thời xa xưa tâm chúng sanh chưa thông sáng nên Thầy Tổ bày ra nghi lễ thật trang trọng là có ý giúp người tu học biết tôn trọng, quí mến mà cố gắng tu cho mau thành tựu.

Phật vì thương xót chúng sanh mà dạy tu học chứ chẳng vì cái gì cả. Ai thông tỏ rồi thì cũng làm như Phật thôi, Phật trước, Phật sau y như nhau vì cùng cái sáng biết như vậy. Hữu duyên vạch đưởng cho các ông chứ chăng phải vì ưa hay ghét mà nói hay không nói!

10. MẤU CHỐT THIỀN RỐT RÁO

Đạo sư dặn dò trước khi nói về mấu chốt thiền rốt ráo :

- Các ông phải chú tâm mà thu nhận, nếu còn chút thắc mắc gì thì nên hỏi ngay bởi hôm nay còn gặp ngày mai chẳng gặp thì có muốn hỏi gì cũng chẳng được.

Alen và Spal trịnh trọng ngồi ngay ngắn lại để nghe đạo sư nói về mấu chốt thiền rốt ráo đạt đạo, một cơ hội mà trước đây họ có mơ tưởng cũng không thể có được.

Đạo sư nói:

- Tu thiền phải rõ biết, dù có đạt vị quả gì thì cũng chẳng phải là cao hay thấp, vướng mắc chỗ như vậy sẽ phát sanh nhiều chuyện phiền hà không thăng tiến được. Nghĩ sai trái, lợi dụng cái biết của mình làm chuyện mờ mịt phía sau là lấy cái biết của mình tự trói buộc và gây hại cho chính mình. Nhân xấu ác gieo ra thì không ai thoát được quả báo khốn khó, Phật và các vị A-la-hán ngày xưa cũng không ngoại lệ khi còn sống trong vòng trời Nhân quả này.

Ngoài ra phải hiểu hành thiền là trở vào quán xét trong cơ thân, trong tâm ý nên luôn nhận biết có những cảm giác là lạ như nóng hay lạnh, mát mát, nhồn nhột v.v... Là những cảm giác biến chuyển nơi thân, là việc thông thường, không phải việc gì đáng mừng hay đáng sợ cả.

Tâm thức vận hành nhận biết như thấy những hình ảnh hiện ra trước mắt vậy, đó chỉ là những vận hành tâm thức của mình chứ không phải những việc do trời đất mang tới hay do ai quấy phá nên đừng lo lắng. Biết rõ như vậy nên không bị vướng bận nghĩ suy gì cả, tự nó sẽ qua đi. Việc gì còn vướng bận trong tâm ý đều là những chướng ngại trong thiền.

Những ấn chứng khi thiền có gì chưa thông tỏ, cần hỏi thì hỏi ngay người chỉ dạy mình, có như vậy mới an tâm trong những giờ thiền kế tiếp, dù thấy biết gì cũng là những hình ảnh vận hành trong tâm thức, cũng như khi đối diện tâm, không vướng mắc tự nó sẽ qua nhanh.

Một cách chậm rãi, Đạo sư nói:

- Những phương cách tôi nói rõ ở đây không làm nguy hại cho ai cả, các giai đoạn này có vượt qua được thì mới thực hành tiếp những giai đoạn sau. Phải tuần tự thứ lớp như vậy, không có cách gì thực hành cái thứ hai mà chưa qua được cái thứ nhất, nóng vội thì không thể đươc.

Người khéo học thiền, khi đã chọn thực hành phương cách nào thì không nhớ nghĩ đến những phương cách khác trong khi bắt đầu tọa thiền. Xả thiền rồi, muốn so đo, muốn phán xét gì cũng được, không có sự cấm kỵ nào cả, không phân biệt nam hay nữ, dân tộc nào, tôn giáo nào, người tu hay chưa tu gì cũng làm được. Mọi việc đều thực tiễn, khoa học, làm đúng thì được, làm không đúng thì không được, không o ép nguyện cầu hay bài bác tín ngưỡng nào cả.

Đạo sư nói thêm :

- Trong giai đoạn một và giai đoạn hai thì không luận bàn việc ăn chay hay ăn mặn, rượu uống vào thì có muốn ngồi chơi cũng không yên nói chi đên việc ngồi thiền, nên cũng chẳng cần nói cấm hay kỵ. Chủ yếu thân có an, có khoẻ, bụng không no đầy, thời khắc nào thích hợp, chỗ nơi nào an ổn, không bị ai quấy rầy, đêu có thê vào tọa thiên được. Ở giai đoạn này cũng chưa o ép phải ngôi kiết già hay bán già, người khuyết tật ngồi ghế sao cho cổ, đầu, thân có tư thế thẳng ngay, không tựa lưng vào vật gì, chạm nhẹ lưng thì được. Tuy nhiên, nên luyện tập dần cách ngồi bán già rồi tới kiêt già, việc này ai biết thì hướng dẫn cho cũng được, không o ép rập theo một khuôn mẫu nào cả.

Quan trọng là sang giai đoạn ba và bốn, thân sẽ ở trong trạng thái người ngủ nên nếu ngồi không vững, không cân đối thì sẽ bị lật ngã, làm gián đoạn việc tu thiền. Ngồi với tư thế kiết già thì an ổn, vững chắc không bị lật ngã, ngồi bán già cũng bị té ngã.

Đạo sư nói tiếp:

- Cách ngồi thiền, xả thiền thì Yoga hay thiền nào cũng như vậy, tôi chỉ nói rõ những mấu chốt trọng yếu thôi. Khi tọa thiền hai bàn tay ngửa lên, tay này đặt trên tay kia, các ngón tay trên dưới đan xen kẽ nhau, hai đầu ngón tay cái phải chạm nhau, việc này cần thiết phải ghi nhớ, sẽ dụng tới trong giai đoạn hai.

Hai bàn tay ở tư thế như vậy người xưa gọi là Ấn tam muội. Nói ấn tam muội nhiều người nghĩ có chuyện huyền hoặc gì trong đó, không phải như vậy. Nếu hai bàn tay không trong tư thế đó thì không thể tiếp tục ở giai đoạn hai, làm sao có thể tới được các giai đoạn ba, bốn, để đạt chỗ gọi là tam muội, vì thế nên gọi là Ấn Tam muội.

Hai cánh tay ôm nhẹ bên hông, bàn tay đặt trên gan bàn chân. Nếu ngồi tư thế kiết già hay các tư thế khác cũng nên có khăn hay gối nhỏ đệm dưới hai bàn tay cho êm ái.

Đạo sư nhắc kỹ lại :

- Hai bàn tay để trên hai đầu gối là trong thiền quán xét đề mục để thông tỏ một việc gì trong đề mục hay thiền cho thân tâm an tịnh, bởi ở tư thế đó dễ chịu hơn tư thế ấn tam muội trong thiền rốt ráo. Nói rõ như vậy để thật hiểu không phải muốn để tay ở đâu cũng được, trong khi hành thiền rốt ráo, hai tay phải trong tư thế ấn tam muội.

Đạo sư nói tiếp :

- Lưỡi chống lên ổ gà, phải tuân thủ việc làm hơi là lạ này. Lưỡi co lên để đường tiêu hoá ép lại, hơi thở ra vô không ảnh hưởng đến hơi khí từ bao tử, làm như vậy vị giác dần mất cảm giác, nước miếng không chảy ra, mấu chốt này cũng phải tuân thủ.

Phần quan trọng nhất là ở nơi đầu, kéo cằm vô ép thanh quản lại một chút chứ không phải cúi đầu, mắt khép hờ lại còn một phần ba, hai mắt nhìn chéo nơi đầu mũi, không được nhắm mẳt. Mấu chốt quan trọng nhất là tại nơi hai con mát này.

Đạo sư cẩn thận nhắc nhở lại mấu chốt quan trọng ở nơi hai con mắt:

- Nhìn tất cả các tượng Phật, cái thấy đầu tiên là mắt khép hờ lại, nhìn xuống chóp mũi. Vì sao nói chỗ này là mấu chốt quan trọng, các ông lưu tâm các điều tôi nói sau đây.

Mắt mở không đúng cách vào thiền còn ngủ gật, nhắm mắt thì sẽ ngủ là chuyện đương nhiên, nhưng cũng không phải trợn trợn mắt hay mở mắt to lên để cho đừng ngủ gật. Vì sao phải nói rõ như vậy ? Hai mắt nhìn chóp mũi là chìa khóa, nó liên kết với pháp Định thần, tôi sẽ chỉ dạy rõ khi thực tế tọa thiền, không rõ chỗ này không thể thành tựu thiền được.

Đạo sư cẩn trọng nói tiếp :

- Thiền rốt ráo là muốn đưa con người vào trạng thái ngủ mà tâm thức biết vẫn còn, không phải làm cho ngủ để rồi mơ mộng thấy cái này cái nọ, làm như vậy là ngủ mơ, không phải thật.

Thiền chưa đúng phương cách là phải ngủ gục thôi, nói bị bệnh ngủ gục là sai trái. Vào thiền mà tỉnh táo ngồi hoài một hai giờ, ai cũng nghĩ như vậy là hay, là tốt hoặc khoe rằng đã ngồi được hai, ba giờ không ngủ gật. Nghe qua là biết người nói chưa có duyên học được thiền rốt ráo, chỉ học thiền như một bài Yoga mà thôi. Thiền hoài không được vị quả gì bèn hỏi Thầy dạy thiền vì sao vậy ? Thầy nói tu có cần chi đắc được các vị quả như vậy, vị quả Thanh văn thấp lắm. Thung dung tự tại có thêm từ bi là Phật, là Bồ-tát rồi, chẳng hay hơn sao ?

Đạo sư cẩn trọng nói:

- Người dạy đạo nói như vậy là chằng phải phép. Vì lầm hiểu hay vì mưu cầu gì phía sau nên nói như vậy là phạm tội phỉ báng Phật. Phật dạy đạo 45 năm, đệ tử Ca Diếp cao tột cũng chỉ đắc A-la-hán của Thanh văn đạo. Phật chỉ thọ ký cho một số đệ tử có nhiều từ tâm sẽ làm Bồ tát trong vô số kiếp sau này. Nay lại nói vị quả Thanh văn, A-la-hán còn thấp lắm cần chi đắc được, thử hỏi ai sẽ chỉ dạy cho được quả vị cao hơn Phật dạy đây ?

Phật hay ví, tu là trở về được Chân tánh, Chân tâm của mình, ví như người bị lạc đường, nay trở về nhà xưa của mình, nào có đắc, có được gì khác lạ đâu ! Phật nào có nói tu đừng đắc, đừng được quả vị gì. Hiểu sai trái, dụng lời Phật dạy trong bài pháp này đem vào chỗ khác là nhầm lẫn. Phật chẳng từng thuyết trong kinh Thủ Lăng Nghiêm : “ Các ông chỉ lo sắc tướng, âm thanh, cả đời tu mà một vị quả nhỏ Thanh văn cũng không đạt được, thật uổng phí một đời tu ! ”. Tu mà nói chê bai vị quả là không phải phép.

Đạo sư nói rõ :

- Kinh sách có ghi chép rõ ràng ai đắc được Tu đà huờn, ai tu được Tu đà hàm, ai là A-la-hán... Bao nhiêu đệ tử đắc A-la-hán kinh sách đều có ghi chép, nay nói tu có gì để đắc, để được, có là lời làm mờ mịt chúng sanh không ? Hiểu như vậy để không va vấp lỗi lầm, lỗi thì thấy như nhỏ nhưng tội thì không đo đếm được.

Đạo sư nói thêm :

- Tôi nói rõ như vậy vì tu thiền rốt ráo là cầu đạt cho được vị quả. Dù chỉ một vị quả đầu tiên là Tu đà hườn hay còn gọi Bất thoái quả, như vậy là chân đã bước vào nhà Như lai. Biết rõ con đường tu đúng hướng như Phật đã chỉ dạy nên tâm không còn hoài nghi và không còn thối chuyển nữa, tín tâm mà lần tới các vị quả sau.

Say sưa nghe đạo sư giảng dạy, Alen chợt lên tiếng hỏi:

- Đạo sư giảng nói thiền nghe dễ dàng làm sao ! Xin đừng khéo khích lệ chúng tôi như vậy !

Đạo sư nhìn xa xôi nói:

- Quả tình nó thật là dễ, hiểu rõ mọi mấu chốt rồi, người có trí tự hạ quyết tâm trong vài giờ tọa thiền cũng có thể dứt thở, dứt ý, vào được vị quả Tu đà hườn. Nhưng chính vỉ đời có nhiều cái giả trá nên người hành thiền luôn có sự mập mờ, hoài nghi, chưa thật biết gì cả cũng luận suy đúng sai, hay dở, loanh quanh như vậy hết cả một đời.

Alen hỏi:

- Như vậy là đạo sư đã nói hết các mấu chốt chưa? Theo đó, có thể hành thiền được không ? Xin đạo sư cho biết.

Đạo sư cười nói :

- Tôi mới nói cho các ông mấu chốt ở phía bên ngoài sân, ngoài cổng thôi, các ông đã hạ quyết tâm thiền thì hãy lặng lẽ nghe. Tôi sẽ nói mấu chốt cốt lõi, không biết thì làm sao có chìa khoá để mở cửa nhà Như lai đây !

11. THIỀN RỐT RÁO PHẢI HỌC, PHẢI BIỂT

Spal và Alen, hai nhà khoa học lừng danh của hoàng gia Anh quốc thật chẳng hiểu vì sao đạo sư có sự ưu ái truyền dạy tu thiền rốt ráo, chẳng khác nào truyền cho Chân pháp. Hai người đã hiểu rõ Chân pháp chảng phải ai cũng được Chân sư truyền dạy.

Spal thâm trầm hon Alen nên có ý dọ hỏi đạo sư :

- Thưa đạo sư, hai anh em chúng tôi chưa nói lời cầu xin đạo sư truyền trao diệu pháp, đạo sư cũng chưa biết lai lịch của hai anh em chúng tôi, vì căn cơ gì đạo sư chỉ dạy tận tình như vậy. Tôi biết rõ thiền rốt ráo là con đường đi tới Chân tâm, Chân tánh. Xưa nay người ta trao truyền thật cẩn trọng, nay vì sao đạo sư dễ dàng chỉ dạy như vậy ?

Đạo sư nhìn Spal cười nói :

- Ông nói thật chí lý, với thực tế xưa nay là như vậy nhưng với tôi thì lại khác hẳn. Ví như hai ông đây, muốn đi tầm cầu Chân sư để mong chỉ dạy cho Chân pháp, tôi hỏi hai ông : “Các ông lấy con mắt nào thấy biết được Chân sư mà tâm mà tìm ?”

Các ông đã mỏi gối mòn chân rồi phải không ? Đã gặp nhiều điều không thật, nhiều việc giả trá, nhưng cho tới giờ này các ông chưa bị sa chân vào hầm hố mê tin cũng là nhờ các ông có cái sáng biết trong đời, nên chưa bị ai gạt lừa được. Tôi rất vui và hài lòng khi muốn truyền trao mọi pháp học cho hai ông chẳng riêng gì thiền đâu.

Alen reo ỉên :

- Đạo sư thật vĩ đại, tôi xin nhận làm đệ tử, quyết theo chân đạo sư học đạo và hầu hạ đạo sư cho tròn đạo nghĩa.

Thương xót cho người quá trực tính, Đạo sư nói với Alen :

- Tôi không có chùa, không có đệ tử, cũng không nhận đệ tử, các ông có muốn làm bạn với tôi thì được.

Spal không nói lời nào, chỉ thu nhận cái gì trước mắt như bài học đạo sư vừa chỉ dạy Đối diện tâm. Spal thật xúc động vì nghĩa cử thông thoáng tột độ như vậy của Đạo sư.

Đạo sư nói:

- Người khác thì thích có đệ tử, có Chùa để hoằng pháp dạy đạo, tôi thì khác hẳn, chỉ muốn tìm bạn mà thôi. Bạn yếu kém thì mình giúp cho bạn bằng được như mình, xong việc rồi để bạn thung dung tự tại, không phải vướng bận nhau như tình Thầy trò thường tình ở thế gian.

Đạo sư nói tiếp :

- Tôi đã đi khắp nơi tìm bạn như người đi tìm kho báu. Người bạn có đủ phẩm chất tốt đẹp thật chẳng khác một kho báu vậy. Thông thường, xưa nay tất cả các tôn giáo đều có nơi, có chỗ cho người ta lui tới mà chỉ dạy đạo pháp, giúp cho người bớt đau, bớt khổ cũng là chuyện tốt lành. Nhưng tôi thì lại thấy khác, chỉ có như vậy còn là chuyện làm hời hợt ở ngoài ngọn, như bệnh đau rồi mới trị, nhà cháy rồi mới tới chữa, cây lá bị sâu rầy rồi mới bắt sâu, xịt thưốc.

Đạo sư lấy ví dụ cho dễ hiểu :

- Ngày xưa chuyện học hành là việc tự nguyện nên chỉ một số người dốt chữ chịu tới trường để được Thây dạy chữ nghĩa cho. Ngày nay người ta có cách nhận định khác hơn, không thể để nạn mù chữ, thất học tràn lan, ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính quyền các nước thấy rõ cần giải quyết tận gốc vấn đề này nên vừa khuyến khích, vừa ép buộc mọi người phải học chữ nghĩa, hệ thống giáo dục được phát triển rộng khắp đến tận thôn quê, rừng núi.

Chuyện học đạo cũng tương tự như vậy, đạo học còn đang là chuyện tự nguyện cũng y như ngày xưa chữ nghĩa để mọi người tự đi học vậy.

Đạo sư suy tư nói :

- Nạn thất học tràn lan thì mọi người vẫn còn có chỗ sống được, nền tảng đạo đức không có thì người ác gian đầy khắp, là một thảm họa không lường được. Người ngu dốt mà gian ác có thể ví như quỷ con, ma con. Nếu chỉ dạy cho người càng trở nên thông nnnh, tài trí, càng có nhiều quyền lực mà không có đạo đức thì sự ác gian càng lớn, có khác nào tạo Ma vương Quỷ vương đâu ?

Toàn thế giới hiện tại đang đi lần tới địa ngục như thế. Cha mẹ thương con, chính phủ thương dân mà không quan tâm giáo dục đạo đức, chỉ lo giải quyết chuyện cơm áo gạo tiền, cho học hành đủ mọi thứ khoa học kỹ thuật hiện đại, thì khác nào đang đào tạo ra Ma vương, Quỷ vương. Thương không đúng cách, thương mà không sáng biết hóa ra gây hại không riêng cho cá nhân mà còn tiến tới hủy diệt cả nhân loại.

Đạo sư trầm giọng nói :

- Tôi chỉ muốn tìm bạn, những người bạn biết được cái thảm họa to lớn như vậy để chung sức chung lòng, cùng nhau bàn bạc, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng, mới có hy vọng xoay chuyển được vận hạn này. Vì vậy, tôi muốn truyền đạt hết cái biết của mình đê các bạn cũng được như vậy, chứ chẳng phải dạy đạo giúp người sáng biết, diệt khổ cho riêng mình hay giới hạn trong phạm vi một tập thể, một lãnh địa, một quốc gia nào.

Alen nghe tới đây thật sự thấy sợ hãi, rùng mình nói:

- Xưa nay tôi đã đào tạo biết bao nhiêu nhân tài xuất chúng về khoa học nhưng chưa hề đề cập đến đạo đức, chương trình giáo dục cũng chỉ có một số giờ công dân giáo dục, được xem như môn học phụ mà thôi. Quả là cả thế giới chỉ quan tâm đào tạo những con người tài ba lỗi lạc vê khoa học kỹ thuật mà thiếu hẳn đạo đức. Tôi đã từng tự háo là người thônẹ minh, tài trí mà chuyện to lớn như vậy lại chưa một lân nghĩ tới, quả thật là mê mờ.

Spal reo vui nói với Đạo sư :

- Tôi đã thật hiểu ra, việc tu học của mình thật sự là vì mọi người, vì chúng sanh, có như thế mới xứng đáng với đạo học cao cả mà Phật đã khổ công chỉ dạy.

Đạo sư gật đầu nói:

- Đúng như vậy, mọi người cần phải chỉnh sửa lại quan niệm hẹp hòi, nghĩ rằng tu học để sáng biết, diệt khổ cho riêng mình, cho những người thân quen hay chỉ cho dân tộc mình.

Alen hiểu rõ ý tưởng của Đạo sư và Spal, xúc động nói:

- Lúc trước, tôi nôn nóng chờ đạo sư chỉ dạy cốt lõi của thiền rốt ráo, nay tôi thấy còn việc trọng đại đáng làm hơn, việc học thiền rôt ráo tôi thật sự không lưu tâm nữa.

Đạo sư cười nói, cổ vũ cho Alen :

- Việc học thiền rốt ráo hai ông cũng phải học cho bằng được vì nó là nền tảng vững chắc, không học không được.

(còn tiếp

 
saigoneses Date: Thứ Năm, 09 Apr 2015, 6:00 AM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

13 - CẢI TƯỚNG SỐ PHÁP

Đạo sư nói tổng quát về Cải tướng số pháp, giúp cho Alen cùng Spal có cái nhìn bao quát, thực tiễn và khoa học :

- Một người mới sanh ra đời cũng như người dọn qua một căn nhà mới. Tài sản gồm những đồ vật bên nhà cũ mang sang, giàu sang hay nghèo hèn cũng chỉ có bấy nhiêu. Nay người này phải tự lực tạo dựng, làm cho tốt đẹp thêm lên hay tệ hại hơn là do ở hiện tại này, nếu chỉ lo tiêu dùng, chơi bời, chẳng chịu khó làm lụng, tập luyện cho có thêm những thứ tốt lành, ắt hẳn sẽ có ngày khánh kiệt.

Căn mệnh của một con người cũng như vậy, tài sản mang theo qua kiếp sống mới này là toàn bộ nghiệp quả trong tiền kiếp. Không ai làm gì khác được cái thực tại như vậy. Sanh ra trong gia cảnh sang giàu hay nghèo khó, bẩm chất thông minh hay khù khờ đã có ngay trước mắt, thọ mạng hay yểu mạng cũng thể hiện rõ ràng.

Vì thế, người phương Đông thường mời những bậc minh triết đến xem giúp căn số cho một đứa trẻ vừa sinh ra đời. Chẳng khác gì người ta nhìn người dọn tới căn nhà mới là tự khắc biết thực chất người đó giàu hay nghèo vậy. Căn mệnh con người cũng tương tự như vậy, dù bẩm sinh có thọ mạng dài lâu nhưng nếu không biết bồi đắp thêm mà chỉ lo phung phí qua các việc xấu ác, tâm luôn bị tình - tiền – danh - lợi, sân giận - oán thù thôi thúc thì thọ mạng cũng chuyển thành yểu mạng. Phung phí sức lực như củi đốt lò tham dục, hết củi rồi thì lò cũng bỏ đi.

Thực tế hơn hãy quan sát một người bệnh, nếu biết kiêng cữ, được chăm sóc chu đáo và thuốc men đầy đủ thì bệnh chóng khỏi, ngược lại, nếu chàng biết làm gì cả, bệnh sẽ nặng hơn, tất phải vong mạng. Mọi chuyện đều thực tiễn và rõ ràng như vậy.

Cải tướng số pháp cũng dụng cái thực tiễn, khoa học như vậy. Biết rõ những viêc xấu ác sẽ kéo theo tâm tham lam, ái dục, oán thù, giận dữ, làm suy tàn cơ thân, làm mòn dần tuổi thọ. Muốn chuyển đổi cho tốt đẹp hơn thì phải xa rời xấu ác, tâm an tất thân được an, như người bệnh khoẻ lại, nay lo tập thể dục, bồi bổ thân thể tất sẽ tráng kiện dần lên. Một phương cách rất khoa học chứ chẳng phải dụng những trò phù phép, huyền hoặc mà thực chất chẳng ai có thể biết tốt xấu ra sao.

Bệnh tật tại thân, căn mệnh tại tâm, thân bệnh hay tâm bệnh thì cũng cùng phương cách đối trị, xa rời mọi thứ xấu ác và tăng cường các điều tốt lành, thực tế chẳng có điều gì huyền hoặc cả !

Đạo sư nói với Spal và Alen :

- Mọi chuyện đối trị cho tâm, tôi đã viết thành một tập Cải tướng số pháp, Babu theo đó thực hành, kiên tri tập luyện nên đạt được kết quả tốt đẹp là chuyện đương nhiên.

Alen suy nghĩ một chút rồi hỏi:

- Như hiện tại nhiều người thân tâm đang tốt lành, vì sao đột ngột bị tai nạn hay bạo bệnh mà mất. Đó là tự nhiên hay có căn do gì mà một người thấy đang khoẻ mạnh tức thì chuyển thành yểu mạng, xin đạo sư nói rõ cho biết được không?

Đạo sư nói:

- Ví như Babu đây, đang là yểu mạng, nhờ thực hành theo Cải tướng số pháp trở nên thọ mạng cũng nào phải tự nhiên mà được như vậy. Nói như vậy để các ông thấy trong vòng trời này không có việc gì, không có điều gì nói là nó tự nhiên như vậy được. Vòng trời này có tên là vòng trời Nhân quả, trong đó mọi thứ đều do một Nhân kết hợp với một Duyên tạo ra một thành Quả, vì thế còn gọi là vòng trời Duyên hợp. Chính cái Duyên hợp này là chìa khoá, là mấu chốt giúp cải đồi căn mệnh chứ chẳng có gì lạ cả.

Đạo sư nêu một ví dụ cho dễ hiểu :

- Ví như một hạt lúa, không có thêm một duyên gì nữa thì nó mãi mãi vẫn là hạt lúa. Nay có thêm đất, thêm nước, có ánh nắng mặt trời, hạt lúa có thêm các duyên mới như vậy đưa đến kết quả sanh ra mầm lúa, phát triển dần thành cây lúa rồi trổ bông. Nhân cùng Duyên hợp phát sanh Quả như thế, không một thứ gì trong trời đất ra ngoài lý đó được.

Ví như một người đang khoẻ mạnh, thân an, tâm an, bỗng phát bệnh ung thư và qua đời, người ta cố truy tìm căn do, dù không thật biết vì sao nhưng rõ ràng khoa học cũng không kết luận là tự nhiên có như vậy. Khoa học hiện đại ngày nay cũng luôn đặt sự nghiên cứu, xét nghiệm, truy tìm căn do cho mọi hiện tượng hữu hình hay vô hình trên cãn bản nhân quả duyên hợp, dù chưa tìm ra được cũng không chịu dừng lại với kết luận là nó tự nhiên có như vậy.

Đạo sư tóm ý :

- Chuyện bên ngoài cũng vậy, trong thân cũng vậy, sáng biết rồi, xa rời các điều xấu ác, tự khắc tội tù, phiền não không có, thêm các duyên tốt lành để có quả an vui. Chẳng khác người làm vườn nhổ bỏ cỏ dại, gai góc, trồng thêm vào bông hoa, cây trái, tự khắc vườn cây xinh đẹp, có quả ngọt ngon. Nào phải chuyện gì lung linh hay huyền hoặc, ai có làm thì sẽ có thành quả, không làm thì không thể có được, nếu ngồi van xin, mơ mộng thì chỉ nhận được quả… mộng mơ, đó là chuyện thực tiễn trước mắt đâu thể nói khác đi được.

Đạo sư nói với Spal và Alen :

- Những ai đã biết, nếu quyết tâm có thể tạo duyên mới tốt lành để chuyển đổi cái xấu thành cái tốt, đều có thể thành tựu như ý. Phương cách chuyển đổi yểu mệnh trở thành thọ mệnh về căn bản là như thế. Nói rộng ra chẳng riêng chuyện mệnh số, tất cả mọi việc trên thế gian cùng một lý như vậy cả. Rõ biết luật Nhân quả và Duyên hợp rồi là có thể dụng để biến đổi mọi thứ theo ý muốn, không khác gì một nhà huyễn thuật.

Đạo sư nói rõ thêm :

- Người không đủ căn cơ, sáng biết thì phải tuần tự qua các bước, xa rời các việc xấu ác, làm các việc phước thiện chính là tạo duyên tốt lành cho cơ thân và căn mệnh của mình. Muốn chuyển đổi từ nghèo khó trở thành giàu sang thế tục hay sang giàu thánh thiện đều dụng phương cách thực tiễn, khoa học như vậy.

Alen vội hỏi:

- Giàu có thì như nhau, vì sao đạo sư chia làm hai thứ, giàu thế tục và giàu thánh thiện, như vậy có sự khác biệt ra sao xin đạo sư vui lòng giải thích cho.

Đạo sư đáp :

- Nói về giàu nghèo thì sự giàu sang của thế tục thường tình có đó, mất đó vì bản chất nó không chân thật nên không bền vững. Để thấu hiểu thế nào là giàu sang thánh thiện thì các ông phải lặng lẽ nghe và sẽ biết tại sao sự giàu sang thánh thiện không chi bền chắc trong đời này mà còn lưu truyền thọ hưởng đến kiếp sau và tới vô lừợng kiếp nữa.

14. LỢI DANH PHÁP

Đạo sư giảng giải cho Spal, Alen và Babu về Lợi danh pháp :

- Trong cuộc đời này, cái nghèo khó, túng quẫn là cái thôi thúc làm cho con người chịu đủ mọi điều khốn khó. Chính vì vậy, ai cũng muốn mình được khá giả hơn để đỡ cực nhọc trong cuộc sống. Giàu có luôn là mơ ước của một đời người. Nay có phương cách chỉ dạy cho mọi người trở nên giàu có thì không có gì quí báu cho bằng.

Người đời ham muốn giàu sang có thể làm đủ mọi chuyện kể cả việc xấu ác, hèn hạ. Các việc có thể bị tội tù, chết chóc, họ cũng không từ chỉ vì mơ ước được giàu sang. Muốn mau chóng được giàu có, họ tìm học mọi phương cách làm giàu mà đa phần là nhũng chuyện làm gian ác, giả dối, khiến cho mọi người nhìn người giàu sang với thái độ ít nhiều không có thiện cảm. Mọi người thường tỏ ra e dè với người giàu sang mặc dù ai cũng có ý thích được trở nên sang giàu như vậy. Đó là nói sự giàu sang thường phàm thế tục.

Nay tôi nói tới cái giàu sang thánh thiện. Trong đời, hẳn các ông cũng đã từng biết được nhiều người giàu sang nhưng tâm tánh thật hiền hoà, từ ái, thương người, giúp đời... Điển hình là cư sĩ Duy Ma Cật. Những ai có đọc kinh sách Phật giáo đều biết chuyện giàu sang tột độ của cư sĩ Duy Ma Cật, người giàu sang tột cùng đó lại có tư cách tốt lành, giàu lòng từ ái, cứu giúp mọi người. Đó là cái giàu sang thánh thiện.

Đạo sư kể cho Babu, Alen và Spal những lần Phật Thích Ca chỉ dạy cho cư sĩ thời đó phương cách để trở nên giàu có thánh thiện :

- Một cư sĩ gặp Phật Thích Ca, than thở về cái nghèo đói của mình, rồi xin Phật giúp cho một phương cách để khỏi đói nghèo. Phật nhìn căn cơ người cư sĩ nghèo khó, dốt nát đó rồi nói: “ Nay ta chỉ cho ngươi một phương cách thật dễ nhớ, dễ làm, ai làm đúng như vậy cũng đều thành tựu được, ngươi hãy lắng nghe, ghi nhớ và thực hành cho được như vậy thì nhà ngươi có muốn đói, muốn nghèo cũng không được!”

Lúc bấy giờ tất cả chúng tăng đi cùng với Phật Thích Ca đều ngạc nhiên không ít, vì người cư sĩ kia vừa nghèo khó, vừa dốt nát như vậy, thật tình khó dụng phương cách gì để chỉ cho có cái đủ ăn, chứ chưa dám nói thoát nghèo cho được. Tất cả đều yên lặng cô ý lắng nghe xem Phật chỉ dạy điều gì, chắc phải là một diệu pháp.

Phật Thích Ca nói thật ngắn gọn : “ Hãy ghi nhớ, nhà ngươi trở về sống thế nào cho cái mặt nhà ngươi ai cũng mến cũng thương, được như thế thì nhà ngươi có muốn nghèo muốn đói cũng không thể được ! ”

Đạo sư nói :

- Cơ duyên gặp người cư sĩ thưa hỏi như vậy nên Phật muốn chỉ dạy chung cho tất cả chúng sanh đang đói nghèo, chứ chẳng phải nói riêng cho người cư sĩ kia. Phật trao cho một mấu chốt, một chìa khoá mở cửa thiện căn, sống chân thật, hiền hòa, từ ái là căn bản để mọi người đều mến thương, một người như thế sống nơi nào cũng không thể đói nghèo được.

Babu thắc mắc :

- Con chưa thật biết vì sao chỉ làm cho cái mặt mình ai cũng ưa mến thì muốn nghèo đói cũng không được, Phật nói nghe thật thú vị nhưng con chưa thông tỏ chỗ này, xin đạo sư giúp giải thích cho rõ hơn.

Đạo sư nói:

- Chính ngươi cùng mọi người nghe câu nói quá đơn giản như vậy cũng không thật biết phải làm sao để cho cái mặt mình ai cũng mến ưa, cũng không có quyết tâm làm cho được như vậy nên nghèo đói vẫn bám theo mãi.

Một người sống thật hiền hòa, lời nói êm dịu, dễ nghe, không nói lời phách lối, trịch thượng, không nói dối, không nói đâm thọc, không bêu riếu tật xấu của người khác, không tà dâm, không trộm cắp, không rượu chè, không cờ bạc là người ai cũng ưa tin nhưng mến thương thì chưa có. Điều quan trọng tất yếu là phải “Chân thật tâm, có lòng từ ái thương người” là tròn vẹn cho cái mặt của mình ai cũng “mến thương”. Người như vậy quả tình muốn đói nghèo cũng không thể được !

Đạo sư nói thêm :

- Người xưa hay nói “ Có đức không sức mà ăn ” cũng là chỉ dạy cách để không bị đói nghèo. Mọi người cũng hiểu biết chung chung như vậy, không rõ biết đức là cái gì, phải làm sao cho có đức nên cũng nghe, nói cho vui vui như vậy, rồi đói vẫn đói, nghèo vẫn đeo bám mãi không rời.

Phần đông đều hiểu được những câu nói như vậy nhưng không có quyết tâm để làm cho bằng được. Người có quyết tâm làm cho được như vậy trong thế gian này có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Con người thường thích học biết cho vui vui vậy thôi. Không chịu quán xét, không thực hành là căn do chính yếu làm con người ngu mê, đói nghèo mãi mãi !

Đạo sư vui vui nói:

- Ví như người đã thực hành cho được “Cái mặt mình ai cũng ưa mến ”, dẫu có trốn ở nơi nào cũng bị người đời tin thương, ưa mến tìm cho bằng được để nhờ cậỵ coi sóc tài sản, đế phát triển việc làm ăn, chỉ riêng số người lợi dụng thôi cũng đã không thể đói nghèo rồi. Nay có thêm những người tốt giúp sức nữa, thì sao không trở nên giàu có cho được ! Đã giàu rồi lại có chân thật tâm và từ ái, thì ai cũng muốn hợp tác làm ăn nên cái giàu sẽ phát triển không ngưng dút cho đến cực kỳ giàu có. Đó là nói về cái giàu thánh thiện, cái giàu nhờ sự chân thật, đạo đức và từ ái...

Babu cuời vui vì ngộ được việc làm giàu sang mà thánh thiện, nhưng vẫn còn chút suy tư nên hỏi đạo sư:

- Con đã hiểu được cách làm giàu thánh thiện, sự giàu có vững bền, phát triển sang giàu không bao giờ ngưng dứt. Tuy nhiên, đạo sư nói còn được lưu truyền đến các kiếp sau, con thật không rõ làm sao có thể truyền qua kiếp sau ? Nói tới kiếp sau con còn chưa thật tin chắc có hay chăng nữa, xin đạo sư giải thích rõ hơn về việc này có được không ?

Đạo sư giảng giải:

- Phương cách của Cải tướng số pháp và Lợi danh pháp tôi vừa tóm lược các mấu chốt như vậy để các ông thấy rõ tính khoa học, thực tiễn, dựa trên căn bản biết dụng “Luật Nhân quả và Nhân Duyên hoà hợp”, không phải chuyện gì huyền hoặc, mờ mịt cả. Kiếp này giàu sang lại thêm thánh thiện, Nhân tốt như vậy quả ngọt kiếp sau ắt phải tốt đẹp bội phần.

Để một người thật tín tâm tu học thì phải đưa người đó đối diện với luân hồi, thật biết các kiếp sau và tiếp nối kiếp số như vậy đến vô tận. Tôi sẽ đưa các ông tới chỗ như vậy chẳng có gì khó khăn cả, tự khắc các ông biết mà tín tâm để có hướng đi cho cuộc đời mình và thực tiễn giúp cho cả chúng sanh sau này nữa!

15 - NHÂN QUẢ LUÂN HỒI

Đạo sư nhắc lại về Luân hồi và Nhân quả :

- Để một người thật sự tín tâm tu học thì phải đưa người đó đối diện với luân hồi, rõ biết sẽ phải tiếp nối đời sống của mình ở kiếp sau và tiếp nối như vậy cho đến vô lượng kiếp nữa. Hiểu rõ rồi người ta sẽ cố gắng cải thiện đời mình cho tốt lành hơn, biết lo sợ những việc làm xấu ác hiện tại sẽ là nhân sanh quả báo tệ hại cho các kiếp sau của mình. Hiểu rõ có luân hồi, tự khắc con người biết không ai có thể vượt qua được luật Nhân quả của trời đất. Luân hồi nhân quả là định luật công minh, hợp lý của trời đất đã tồn tại từ vô lượng kiếp cho tới nay.

Babu cung kính hỏi đạo sư :

- Phật Thích Ca đã nói thế nào về luân hồi nhân quả, ai đã thật biết có những việc như vậy, xin đạo sư giảng nói rõ cho.

Đạo sư ôn tồn bảo :

- Chính Phật Thích Ca khi đạt đạo đã thấy biết rõ sự luân hồi của chúng sanh và truyền nối như vậy đến vô lượng kiếp. Nếu kiếp này làm điều xấu xa, tội ác, nhân ác đã gieo đi thì sẽ sanh nghiệp quả phiền não, khốn khổ cho bao kiếp sau và không ai có thề trốn chạy hay nẻ tránh nơi nào được cả.

Phật đã nói: “Có ta hay không có ta thì thiên hà vũ trụ này cũng biến chuyển thường hằng như vậy cho lới vô tận, dù núi có tan, biển có cạn đi, thiên hà vũ trụ có bị hủy diệt, nghiệp báo cũng đeo bám tới vô tận kiếp ...”

Đạo sư nói tiếp :

- Phật Thích Ca biết rõ do luân hồi nhân quả nên chúng sanh phải chịu khổ đau nối tiếp hằng sa kiếp sống, chồng chất mãi thống khổ không thể nào kể hết. Vì xót thương chúng sanh, Phật đã quyết định trụ lại thế gian để giảng nói, chỉ dạy cho biết thế nào là sanh tử luân hồi, nguồn gốc căn do gì mà con người phải bị luân hồi sanh tử. Phật chỉ dạy cho phương cách để bớt khổ đau, bớt phiền não, biết gieo nhân tốt lành để có quả an vui, dạy tu tập cải đổi số kiếp khổ đau, dần tiến tới chỗ an lành, hạnh phúc. Sau cùng, chỉ cho phương cách tu rốt ráo đạt đạo, vượt ra khỏi luân hồi sanh tử mới nói là giải thoát được.

Nếu chẳng có luân hồi thì con người hiện tại dù có khổ đau gì đi nữa khi chết là hết, chẳng có chuyện gì phải lo nữa, Phật đâu phải nhọc công dạy đạo, tu học chi cho nhọc mệt. Phật dụng mọi phương cách, mọi phương tiện để giảng nói sao cho chúng sanh hiểu biết về sanh tử luân hồi, về nhân quả, chỉ dạy con đường rốt ráo giải thoát khỏi khổ đau và phiền não. Suốt 45 năm từ ngày thành đạo, với tư cách một khất sĩ không nhà rày đây mai đó trên một xứ sở nóng như thiêu đốt, đầy gió cát, thật nhiều khó khăn, cực nhọc để nói lên cái thực tế đời sống con người khổ đau như thế. Giúp chúng sanh hiểu thật rõ việc sanh tử luân hồi, hiểu được luật nhân quả, là chúng sanh có thể lần đến chỗ an vui, hạnh phúc.

Đạo sư nói tiếp :

- Nếu không có điều ấy thì Phật đâu phải nhọc công suốt 45 năm ! Nếu chẳng còn có gì sau cái chết thì nhọc lòng chi mà giảng mà dạy. Chỉ cần một chút lặng lẽ suy tư là thấy rõ Phật từ bỏ ngai vàng và giúp La Hầu La - đứa con duy nhất của mình - rời bỏ điện ngọc, ngai vàng theo tu học. Khồng thật có những việc sanh tử luân hồi khốn khổ như vậy, không ai để con mình rời bỏ ngai vàng để sống một đời dưới cội cây cả !

Trong đời, hai lần Phật đã quyết định từ bỏ ngai vàng, nghĩ suy một chút đã có thể rõ biết việc sanh tử luân hồi cùng việc giải thoát khỏi luân hồi sanh tử quan trọng đến ngần nào.

Phật từng nói “Một A-la-hán do công phu tu tập có thể thấy biết số kiếp một con người từ 100 đến 400 ngàn kiếp, ta thì thấy rõ đến vô lượng kiếp sống của chúng sanh như vậy. Chính vì biết vậy nên Phật Thích Ca quyết chỉ dạy cho đệ tử nhanh chóng đạt đến A-la-hán. Một là làm nền tảng nối tiếp chỉ dạy cho hậu thế. Hai là để cho chúng sanh thời bấy giờ tín tâm tu học, vì đã có các vị A-la-hán tu đạt cái thấy biết tột cùng y như lời Phật dạy. Việc rõ ràng như vậy, quốc sử các nước thời đó đều có ghi chép cụ thể chuyện Phật Thích Ca, nào phải chuyện có thể bày vẽ mù mờ, không thật được ?

Nay trở lại chuyện thực tế các ông đây, cần phải biết làrn thế nào để thấy lại các tiền kiếp của mình cũng chẳng phải là chuyện gì khó, Phật đã chỉ dạy rõ ràng, tôi tuần tự nói các ông nắm được mấu chốt có thực hành sẽ có kết quả như vậy. Tôi đã nói rõ Phật dạy những điều thực tiễn, khoa học, chẳng phải chuyện lung linh, huyền hoặc. Không phải chỉ tin nghe rồi lễ lạy, khẩn cầu, van xin mà có được.

Khi Phật còn tại thế, chúng sanh có thân bằng quyến thuộc tu đắc A-la-hán, họ thật sự tín tâm khi nghe con em họ hoặc người thân tu đã đạt A-la-hán kể lại mọi việc tu hành thực tế đã được như vậy. Từ đó, những vị A-la-hán trực tiếp chỉ dạy cho những người mới vào tu tập, Phật chỉ thuyết dạy những điều mới lạ chưa từng thuyết dạy mà thôi. Cho nên, nền tảng A-la-hán Phật đào tạo có một sức mạnh vô song, làm mọi người thời đó tuyệt đối tín tâm theo tu học.

Đạo sư tiếp tục :

- Các ông thấy mọi việc rõ ràng như vậy, chẳng phải chuyện bàn bạc, nói tới nói lui gi cả. - Nhân của việc thực hành trồng lúa thì mới có Quả là lúa để ăn. Nếu biết chỉ để đó cho vui vui, không chịu thực hành, rồi lo mơ mộng, lễ lạy, van xin thì lúa cũng chẳng thể có mà ăn nữa là. Phật chưa từng dạy ai pháp khẩn cầu, van xin để có được điều gì, bởi nếu có thì Phật đâu phải vất vả, nhọc mệt 45 năm dạy đạo. Lễ lạy, nguyện cầu mà có được thì thế gian này đã thành thiên đàng.

Pháp nguyện cầu mà có thì tu hành làm chi cho phí công, nhọc sức.

Nói cùng lý như vậy để các ông tỉnh giác, phải học cho rõ biết luật Nhân quả và phải lặng lẽ quay về tâm mình để học biết trong thân người, tâm thức nó vận hành ra sao, cần điều phục bằng cách nào để không khổ đau, không đói nghèo hay để rốt ráo giải thoát luân hồi sanh tử. Muốn điều gì thì phải học và phải thực hành phương cách đó thì mới thành tựu được.

Đạo sư nói:

- Muốn cuộc đời an lành, được mọi người thương mến thì phải học biết Chân thật, phải rời xa việc xấu ác như thế nào, làm lành làm phước, cứu giúp người cũng phải học đế biết khởi đầu từ đâu, làm thế nào cho có phước cũng phải học thì mới biết cách thực hiện. Các việc ở bên ngoài phải học, việc tâm thức bên trong thân cũng phải học.

Đạo sư tóm ý :

- Đã thông hiểu việc tu học phải rõ ràng, thực tế như vậy. Nay muốn tu học thì phải biết tu cái gì trước, cái gì sau, cái gì là nền tảng của đời, của đạo mà ta cần phải có. Vì sao nói là nền tảng phải có ? Vì không học biết, không tu học những cái căn bản như vậy thì thân không an, tãm không an, sẽ không thành tựu được việc gì cả ! Các ông lưu ý, học thì phải học như vậy, dạy người cũng phải dạy như vậy. Các ông hãy lặng lẽ thu nhận và quán xét !

16. NỀN TẢNG ĐỜI VÀ ĐẠO - CHÂN THẬT TÂM

Đạo sư nhắc nhở Spal, Alen và Babu mấu chốt tiên quyết - CHÂN THẬT TÂM :

- Chân thật tâm là mấu chốt tiên quyết cho người đời và người tu học đạo. Chân thật tâm là căn bản cho đời sống thánh thiện, là căn bản an lành cho mọi kiếp sống, là bậc thang cho mọi vị quả. Ai cũng nghĩ tu học thì phải học cái gì cao xa chứ nói về Chân thật tâm là chuyện thật quá bình thường, quá dễ dàng, ai cũng biết cần gì phải học nữa. Chính vì nghĩ cái quá thường như vậy, không ai chịu quán xét và tu học, cả thế gian này chứ chẳng phải riêng ai, nên Chân thật tâm chẳng có, không ai thành tựu được gì cũng vì cái Chân thật tâm không có !

Đạo sư nghiêm trang nói:

- Vì sao có như vậy, các ông lặng lẽ, đừng vội phán xét, so đo gì cả rồi tự khắc các ông sẽ thấy, điều nghe có vẻ vô lý như vậy lại là cái mấu chốt sống còn của người đời và cả người tu !

Trong lòng người chưa tu học về Chân thật tâm sẽ đầy rối ren, tâm luôn loạn động, Phật ví như nước quậy mãi không chịu dừng, làm sao thấy được gì ở bên dưới ? Vì không chân thật nên tâm luôn phải vận hành đối kháng với mọi thứ, có khi thật tâm, có khi dối giả, luôn xen tạp như vậy nên chẳng bao giờ được an ổn. Khi tâm chẳng yên thì tu pháp môn gì cũng là chuyện vô ích mà thôi.

Đạo sư giảng giải tiếp :

- Nay nói về người đã tu học Chân thật tâm, thường xuyên đối diện tâm ý, ý nào chẳng thật, lời nào chẳng phải, đã phạm rồi thì quyết không cho tái phạm nữa, việc gì làm không thật thì không làm nữa. Trong ngày, nơi chốn nào người tu Chân thật tâm cũng thấy biết cái nào minh đã thật, cái nào chưa thật thì quyết đoạn dứt để cho mọi thứ từ ý nghĩ tới lời nói và hành động đều trở nên chân thật cả.

Khi đã có chân thật tâm rồi thì lòng nhẹ rihàng như vai mang đá tảng đã buông bỏ. Chẳng còn gì giả trá để tâm phải so đo, đối kháng. Mọi thứ chẳng còn lý gì để khuấy động trong tâm nữa, nào có dẹp, có diệt gì đâu mà tâm cũng đã lắng đọng, an bình.

Đạo sư tiếp lời:

- Để giúp diêm cho người tu Chân thật tâm, người sáng biết chỉ thêm việc “ Xa rời các điều xấu ác ”. Đã Chân thật tâm thì xấu ác đã rời xa rồi, sao nay còn nói phải lo tu chính việc xa rời xấu ác ? Chung cụộc là như vậy, nhưng lấy mấu chốt xa rời các việc xấu ác là việc làm thực tiễn, giúp cho người tu học càng nhanh chóng thanh tịnh, là phương tiện lực giúp người tu Chân thật tâm định hướng sáng suốt, rõ ràng, không cho xen tạp tâm chân thật và tâm giả trá nữa.

Đạo sư nhắc lại:

- Tôi có nói sẽ chỉ dạy cho các ồng về thiền rốt ráo và một số môn học khác nữa. Các ông đã biết được một số mấu chốt tu học, nay tôi có ý hỏi lại các ông : ” Nếu các ông chưa đối diện tâm ý được thì làm thế nào biết ý chân, ý giả vừa xuât hiện để tu học Chân thật tâm ? Vì vậy, tôi nói phải lo thực hành việc đối diện tâm ý trước, bởi nếu nghe rồi chỉ để trong bụng cho vui vui thì thật chẳng lợi ích gì cả.

Không đối diện tâm ý được thì chưa tu học về Chân thật tâm được, làm sao nói tới tu thiền rốt ráo cho được, vì các pháp đều thuộc về tâm thức, không hình sắc, khó diễn đạt, khó hiểu đối với người chưa biết đối diện tâm. Ý sanh ra sao, cảm thọ như thế nào còn chưa biết được thì làm sao biết cái vận hành của tâm thức. Biết còn chưa xong thỉ làm sao nói diệt tận cho được !

Đạo sư nói tiếp :

- Tôi nói lại, các việc trên chỉ là pháp lý, các ông nghe hiểu rồi thì phải ra sức thực hành. Tập đối diện tâm được rồi thì quán xét tu Chân thật tâm sẽ mau chóng an tịnh thân tâm, thân tâm an tịnh rồi, vào thiền duỗi chân là thấy đạo. Nghe như là chuyện nói chơi nhưng nó thật như vậy.

Hai pháp trên chưa thực hành cho thuần thục được thì thiền trăm năm cũng chỉ là phí công sức mà thôi ! Nói như vậy thôi chứ thiền mà chẳng có kết quả gì, vài ba tháng hay lâu hơn người ta chỉ còn đề cập đến thiền nghe cho vui vui, oai oai vậy chứ chẳng còn có chút ý muốn thiền, nói chi tới việc hành thiền.

Đạo sư nhìn Spal và Alen rồi nói:

- Ví như hai ông đây, bỏ hết mọi thứ trên thế gian để đi tìm biết về cái huyền năng của đạo. Nay hiểu tường tận rồi, tự khắc cái mống vọng lắng xuống, lặng lẽ quán xét sẽ hiểu ra mọi lý lẽ.

Lòng từ chẳng có, Chân thật tâm chẳng tròn, thấy ai cũng khen chê, cũng ưa ghét. Tâm mống vọng thể hiện qua cung cách ứng xử hằng ngày, ra vẻ người bề trên sáng biết, hống hách, nặng lời với kẻ dưới, với người sai trái, lỗi lầm. Chính vì Chân thật tâm chẳng có nên lòng từ cũng vắng bóng, chỉ còn cái sôi sục ham muốn chiếm đoạt cho được quả vị cao cả mà ai cũng tán thán. Tâm ý như thế nhìn là thấy biết, làm sao có thể được truyền trao Chân pháp ?

Đạo sư giải thích cặn kẽ thêm :

- Khi Chân thật tâm tinh tấn dần lên, từ tâm sẽ tự phát sanh chứ chẳng phải o ép mà có được từ tâm. Chân thật tâm không có, nói từ tâm chỉ là cái tập làm từ tâm, khi làm thì có, xong việc rồi thì từ tâm cũng xong theo việc. Vì sao như vậy ?

Chính vì Chân thật tâm không có, tâm chỉ đối kháng phát sanh ra như vậy. Người khéo nhìn sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa người chân thật và người có vẻ chân thật. Từ tâm cũng chẳng phải cái Phật bày ra để giảng dạy. Ai Chân thật tâm có rồi thì từ tâm tự có như vậy. 

Đạo sư nói:

- Nay đã hiểu Chân thật tâm là nền tảng, là gốc phát sanh các thiện pháp. Mỗi chúng sanh đều sẵn có Chân thật tâm ẩn tàng, nay quyết tâm trở lại với cái chân thật của mình chứ có tạo ra cái gì mới mẻ, xa lạ đâu mà nói tâm cầu khổ nhọc. Nói không biết cũng không được, nói biết rồi mà chưa chịu tu học để quay vê cái chân thật tâm của mình thì có khác chi người không biết.

Đạo sư vạch rõ :

- Ai cũng nghĩ mình có tu là đã tốt lành rồi, nào ngờ cái giả trá xen tạp đủ mọi thứ xấu ác còn đầy trong tâm. Thật muốn tu là phải tu từ những cái nền tảng chân thật như vậy. Nền tảng không có, trong tâm toàn những mống vọng, so kè người trên kẻ dưới. Khi thấy mình còn như vậy là biết Chân thật tâm mình quá cạn mỏng, hãy sớm trở lại lo cho tâm mình, rời xa mọi điều xấu ác, Chân thật tâm hoát nhiên tròn đủ.

Đạo sư nói thực tế :

- Cùng ý là khéo hỏi người đời, người tu: “Có thật muốn tu không ? Có thật quyết tâm tu không?” Đã quyêt tâm thì phải thực tiễn quán xét con đường mình đang tu học, thiếu cái gì thêm cái đó, sai chỗ nào chỉnh sửa chỗ đó. Mình không tự lo những cái như vậy thì ai biết đâu để chỉ dạy, để lo thế cho mình được đây !

(còn tiếp)
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 09 Apr 2015, 10:19 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Sáu, 17 Apr 2015, 10:08 PM | Message # 8
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

17. TRỰC DIỆN VỚI TÂM – ĐỐI DIỆN ĐƯỢC LÀ TRỊ ĐƯỢC

Khi Spal và Alen xuống núi chưa biết phải khởi đầu tu học ra sao, không ngờ gặp được đạo sư Thiện Tôn chỉ dạy cặn kẽ. Hữu duyên quen biết với Babu, có nơi ăn ở khang trang, tiện nghi, thuận lợi cho việc đạo sư chỉ dạy. Spal và Alen không thể hình dung mình có đuợc cái diễm phúc lớn lao như thế.

Bao nhiêu cảnh đẹp hùng vĩ xung quanh cũng không sánh đuợc cái vui, cái đẹp trong lòng, nhìn thấy đuợc ánh đạo vàng cũng êm đềm, nhẹ nhàng như những áng mây trắng che lấp cả núi đồi và như che chắn cả những cảnh thống khổ của cuộc đời. Cách dạy đạo thực tiễn, khoa học của Đạo sư càng khiến họ tin tuởng mãnh liệt vào con đuờng đạo, càng quyết tâm theo tu học.

Không gian tĩnh lặng, thời gian như ngừng trôi trợ giúp cho họ an tịnh để quán xét tâm ý mình, truy tìm cho hết các sự việc xấu ác trong đời đã phạm phải, họ quyết một lần thanh lọc mọi sai trái, lỗi lầm của đời mình, quyết không tái phạm, vì họ đã biết Chân thật tâm chẳng có thì tu học cũng chẳng thể thành tựu đuợc gì, chỉ uổng phí một đời mà thôi.

Ngày xưa, họ thích gặp nhau để bàn bạc chuyện trò, nay thì khác hẳn, họ muốn tự mình lặng lẽ đối diện với tâm ý mình, tìm nơi thanh vắng quán xét để biết thật rõ xem còn chuyện gì vuớng mắc, tình, tiền hay danh lợi, tham – sân - si, cái gì thấy rõ nét nhất là cái nặng nề nhất, cần tỉnh giác đem ra để quán xét rồi sám hối như một quan toà xét xử công minh.

Nhớ lời Đạo sư thuờng nhắc nhở: “Không một lần trực diện với tâm ý mình, một ngày chưa quán xét xong, trăm năm đạo khó thành ! ”

Đạo sư đã chỉ dạy, thấy mọi người hoạt động tưởng là mọi chuyện làm chỉ ở bên ngoài nhưng thực chất ở trong tâm đã có phán quyết cả rồi, không có lệnh nói miệng không mở ra được, tâm chưa duyệt xét đi thì chân chẳng thể bước đi được. Mọi sự việc đêu từ tâm ý tạo ra cả. Cái tâm rõ ràng có một quyền hạn vô cùng to lớn đối với đời sống con người như vậy nên cần phải rõ biết về nó, phải trực diện với nó.

Phải trực diện với tâm ý mình. Phải thực hành cho bằng được Đối diện tâm, đối diện được là trị được, nghĩa của chữ Đối Trị quả thật là như vậy.

Người ta hay ví von “ Đối diện tâm như người giữ cổng thành. Kiểm soát được hay không được kẻ xấu người tốt qua lại, thành còn hay mất là do người giữ cổng thành vậy Ị “

Tâm là nền tảng của con người, Chân thật tâm là cái chính yếu của đời người. Lòng thanh tịnh họ thu nhận, học biết và thực hành trọn vẹn các pháp tu mà Đạo sư chỉ dạy, không để sai sót.

Babu như người chết đã được Đạo sư cứu mạng nên thật tín tâm, lời Đạo sư nói ra là một lệnh truyền phải làm cho kỳ được, cho nên việc tu học cũng thật thuận lợi. Hai nhà Khoa học tiến tới đâu thì Babu cũng theo sát tới đó.

Đạo sư thật sự hài lòng với ba người bạn mới, xét căn cơ họ có thế thành tựu Chân pháp cùng các pháp học độ sanh khác. Tâm nguyện truyền nối của một vị Thầy làm được như vậy cũng là tròn tận rồi. Đạo sư để Spal, Alen và Babu có rộng thời giờ thực hành rèn luyện đối diện tâm ý cùng thâm nhập cho được Chân thật tâm pháp, rồi sẽ triển khai cụ thể Thiền rốt ráo đạt đạo quả cùng các pháp hành độ sanh khác.

18. DỤNG PHÁP CHUYỂN TÂM, ÁC QUỶ THÀNH BỒ-TÁT

Babu có thắc mẳc nên hỏi Đạo sư :

- Đạo sư đã chỉ dạy phương cách đối diện tâm, quán xét tâm. Qua thực tập, con thấy vô cùng thích thú, ngồi lặng lẽ chờ đợi từng ý xuất hiện như mèo rình chuột, không cho ý nào chạy qua mà không nhận ra, chỉ sau vài lần tập luyện là con đã làm được. Đạo sư dạy về Chân thật tâm, tâm ý xấu ác, sai trái có xuất hiện, không chạy theo nó, không tác ý gì thêm thì nó tự lặng đi. Vì muốn xa rời mọi điều xấu ác, nên ý gì xấu ác để nó tự lặng đi, con cảm nhận thật nhẹ nhàng, thư thái. Nhưng con có thắc mắc, đạo sư không dạy phải có tâm gì tốt đẹp để thay thế tâm xấu ác, để tâm xấu mất hẳn đi, chỉ còn tâm tánh tốt lành, từ đó chẳng còn lo mình có ý nghĩ xấu nữa, như vậy có phải là tốt lắm không ?

Đạo sư lắc đầu bảo :

- Không ai làm được chuyện loại bỏ tâm xấu hay thay thế nó bằng tâm tốt lành, cũng như không thể diệt tâm xấu để còn lại tâm tốt lành, không thể làm được những chuyện như vậy ! Lý gì ta nói như vậy ? Các ông lặng lẽ nghe cho rõ biết.

Đạo sư dạy :

- Tâm ý tốt, xấu ở trong tâm ta cũng ví như hằng sa con người hiện diện trong vũ trụ này, có tốt thì cũng có xấu như vậy. Con người có hình có dạng mà ngươi muốn diệt người xấu chỉ còn người tốt đã là chuyện không thể làm được rồi, nay tâm ý nó không hình, không dạng, không biết nó ở đâu và khi nào thì nó xuất hiện, thấy biết còn không thể, thì làm sao nói dẹp nói diệt cho được ???

Đạo sư giảng:

- Cái gì đã thấy biết rồi thì dòng tâm thức cũng đã lưu trữ rồi, nghiệp thiện hay ác cũng cùng một lý như vậy. Phật từng thuyết “ Biển có cạn, núi có tan, thiên hà vũ trụ có bị hủy diệt, nghiệp báo vẫn theo ta đến vô lượng kiếp ...” Chính vì chẳng có gì có thể hủy diệt được nó, chẳng thể lấy cái này chuyển thành cái kia được nên chúng ta mới phải học phương cách đối diện tâm đế nhận biết khi ý sanh ra, nếu là xấu ác thì lờ đi, chẳng vướng bận, nó sẽ tự qua đi. Chẳng khác chi trong đời sống, kẻ quen người lạ đi ngang qua cửa nhà của ta vậy, người xấu, người tốt đều nhận diện được. Biết người xấu ác thì không mời chào, thấy người tốt có vui có thuận thì đón mời, nhà cửa tất sẽ được an vui.

Đạo sư nhìn Babu, Spal và Alen nói:

- Phật giả dụ Tàng thức là cái kho lưu trữ của dòng tâm thức của hiện kiếp, ví như kho chứa hàng hóa của thế gian vậy, hàng hoá vào kho có xấu, tốt, thiện, ác v.v.. Nếu kho chứa toàn đồ gian trá, xấu ác ắt sẽ có ngày bị vua quan, chính quyền xét bắt, kết quả bị tội tù, phiền não không thể tránh khỏi. Nay kho chứa toàn những thứ tốt lành, thánh thiện tất sẽ được an ổn và được ngợi khen. Lẽ thường tình là như vậy.

Nếu ta không nhận vào cái xấu ác, chỉ dung nạp cái chân thật, tốt lành thì những cái tốt lành nhiều dần, lớn dần lên che chắn, đè nén cái xấu ác, không cho nó khởi động được chứ chẳng phải thay thế hay dẹp diệt gì cả. Ví như một đứa trẻ chơi với bạn bè xấu ác sẽ thu nhận toàn những chuyện xấu ác và cũng trở nên xấu ác. Nay cũng đứa trẻ đó, ta cho nó chơi với nhóm bạn Lốt, trẻ quen dần với cái tốt lành, quên đi cái xấu ác và trở nên tốt lành chứ chẳng phải dẹp diệt gì trong tâm ý trẻ được.

Đạo sư nói tiếp :

- Ví như ta giải thích cho một người tham lam biết, tham lam sẽ làm cho con người trở nên xấu xa, không ai ưa mến và sẽ đi dần vào con đường gian ác, khổ phiền, tù tội, chẳng khác gì địa ngục. Người đó hiếu ra và quyết tâm xa rời lòng tham lam, tâm tham dù có khởi lên cũng không theo, không làm chuyện xấu ác nữa, là đã trở nên tốt lành, thiện căn tròn đủ.

Trước kia, một người có tâm xấu ác, hình tướng hung dữ như quỷ như ma. Nay đã biết lỗi, rời xa xẩu ác, hình tướng cũng biến đổi theo, trở nên hiền hòa, dễ mến, có tâm tánh tốt lành, từ ái, biết cứu giúp mọi người thì có khác chi một vị Bồ-tát. Dù là quỷ hay ma, chỉ cần một niệm quyết tâm rời xa mọi điều xấu ác thì đều được thành tựu chứ chẳng phải khó khăn dẹp diệt tội lỗi gì cả. Tướng cướp buông tay là thành Phật, câu nói có cùng một nghĩa lý như vậy.

Đã có chí nguyện rời xa xấu ác thì cứ như vậy mà thẳng tiến, xấu ác xa rời, tự khắc tội lỗi, phiền não không phát sanh, thân an, tâm an, sáng biết lần về. Như rút củi thì lửa phải tắt vậy. Mọi việc rõ ràng, thực tiễn, chẳng có gì lung linh, huyền hoặc cả. Tu học thì phải thực hành, là tròn nghĩa hai chữ “Tu Hành”. Người xa rời mọi điểu xấu ác, thiện căn tự khai mở, chân thật tâm lần về, nếu được thiện tri thức truyền trao pháp tu rốt ráo đạt đạo, duỗi chân là thấy đạo. Mấu chốt tu học thực tế giản đơn như vậy.

Kết thúc một ngày học tập, Đạo sư kể một câu chuyện rồi đặt câu hỏi để Spal, Alen và Babu tự quán xét và đưa ra câu trả lời phù hợp, cũng là cân đo sự sáng biết của từng người.

Đạo sư nói:

- Kinh sách thường có điển tích “ Người săn Nai ”, người xưa hay dụng để cân đo cái sáng biết và chân thật tâm của mỗi người. Tôi cũng làm như vậy, các ông hãy lắng nghe cho rõ.
Có một vị vua đi săn bắn cùng đoàn tùy tùng, đang rượt đuổi một con Nai, túng thế nó chạy vào ngõ cụt, ẩn mình nơi hốc đá sau iưng người đang tu học pháp Chân thật. Vị vua đi đến hỏi người tu Chân thật tâm : “ Ông đạo kia, ông có thấy con Nai vừa chạy ngang qua đây hay không ? Ta tôn kính người tu nhưng nếu ông dối giả, nói lời không thật thì mạng ông ta cũng không tha !

Đạo sư dặn dò :

- Các ông ở đây ví như là vị Đạo sĩ kia, nhà Vua đang hỏi các ông, không khéo nói, có chút giả dối, không thật thì đến cái mạng cũng không còn để mà tu. Hãy quán xét cẩn trọng, nghĩ suy cho ra câu trả lời sao cho lời nói phải chân thật, không chút giả dối để cứu được mạng Nai mà không tổn hại đến nhà Vua và cả chính mình nữa. Hãy quán xét, không được luận bàn, mỗi người tự viết đáp án rồi trình lên.

Tôi cũng như người xưa, nếu các ông thông sáng trả lời cứu được mạng Nai, tôi sẽ triển khai cho một pháp học mới mà xưa nay chưa ai triển khai để các ông dụng pháp mà độ sanh cho có hiệu quả. Các ông hãy về nghỉ ngơi và suy xét điều tôi vừa nói. Sáng mai lên trình ý !

19. DỤNG TÂM CHUYỂN TƯỚNG – CHUYỂN ĐỊA NGỤC THÀNH THIÊN ĐÀNG

Babu ngập ngừng muốn thưa thỉnh điều gì, Đạo sư thấy vậy hỏi :

- Babu, nhà ngươi muốn nói điều gì ? Xin kéo dài vài ngày đê quán xét cho thấu đáo chăng ?

Babu nghiêm trang nói :

- Kính Đạo sư, chẳng phải như vậy mà con muốn trình ý ngay bây giờ, vì nhà Vua hỏi thì phải trả lời ngay, ngập ngừng một chút cũng không ổn, đợi tới ngày mai thì thực tế Nai chắc phải chết rồi.

Spal và Alen cũng nói:

- Babu quả là thông sáng, chúng tôi cũng nhất trí như vậy, xin được trình ý ngay bây giờ.
Đạo sư nhìn ba người tu học hớn hở muốn trình ý, cười rồi bảo :

- Các ông muốn như vậy cũng được, vậy hãy viết nhanh gọn đáp án vào giấy và trình lên !

Spal, Alen và Babu nhanh chóng viết chưa đầy một phút đã xếp tờ giấy trình lên.

Đạo sư nói:

- Ba người viết sao mà nhanh vậy ? Tôi xem ngay đây Ị

Spal, Alen và Babu nhìn nhau dò xét vì chẳng ai nói với ai điều gì, viết cũng ở riêng một nơi, cả ba thật sự chẳng biết bạn mình viết gì, đúng hay sai gì Đạo sư cũng cho biết ngay thôi !

Quả là một bài kiểm tra thú vị và đáp án chắc cũng chẳng kém phần sôi động, ba người hồi hộp chờ đợi Đạo sư duyệt xem. Đạo sư mở ba tờ đáp án của Spal, Alen và Babu. Cả ba tờ giấy đều ghi vỏn vẹn bốn chữ như nhau “ Cải tướng sô pháp ”.

Đạo sư nhìn Babu hỏi :

- Babu, nếu nhà Vua hỏi: “Nai có chạy ngang qua đây không thì ngươi trả lời ra sao ?”

Babu đáp :

- Vua là người có quyền lực cao tột cũng là người tinh tường thế sự không thể nói dối được, cách tốt nhất là chân thật với Vua, luôn cả với chính mình, con sẽ trình tâu với Vua : “Nai thật có chạy ngang qua đây, đang ẩn núp sau lưng hạ thần, hạ thần muốn cứu mạng cho Nai nên có ý định đánh đổi mạng Nai với một thứ quí giá nhất trên đời, đức Vua cũng chưa từng có, chưa từng thấy biết qua, xin đức Vua vui thuận xét cho.“

Đạo sư hỏi Spal :

- Còn ông, trả lời sao với nhà Vua đây ?

Spal nghiêm trang nói:

- Tâu đức Vua, Nai vừa chạy ngang qua đây, là hẻm cụt Nai không thể chạy thoát được. Tôi và Nai rõ là hữu duyên gặp nhau, thấy chết mà không cứu giúp thì thật là không phải nên có ý xin đức Vua tha mạng cho nai, tôi sẽ dâng hiến cho đức Vua một báu vật có thể chuyển đổi sinh mạng, kéo dài thêm tuổi thọ của đức Vua và cả cho thần dân của đức Vua nữa. Tôi là người tu Chân thật tâm, lời nói không dối giả, xin đức Vua thuận tình cho.

Đạo sư hỏi Alen :

- Còn ông, trả lời sao với nhà Vua ?

Alen nói:

- Tôi cũng như hai người vừa trình ý, với một ông Vua thì mạng số Vua và tuổi thọ là cái yêu quí, trân trọng nhất, trên cả sự giàu sang và quyền lực, nên tôi dụng Cải tướng số pháp để trao đổi xin Vua tha mạng cho Nai là điều hợp lý nhất.

Alen nói thêm :

- Những pháp học Đạo sư chỉ dạy đều như những báu vật nếu người biết cách sử dụng cho mình và giúp cho thế gian. Dụng tâm để chuyển đổi bao tướng trạng xấu ác trở nên tốt lành và thánh thiện quả là chuyện tốt lành. Với một ông Vua còn ham vui săn bắn thì mạng Nai quả thật bé nhỏ, đánh đổi báu vật chắc nhà Vua sẽ thuận tình. Nay còn muốn dâng cho Vua cả một kho báu về tâm thức, với Vua đây quả là một điều lạ lùng và bất ngờ.

Tuy nhiên, ý tôi chẳng phải chỉ riêng cứu mạng Nai hay cứu một ông Vua ham vui mà là cứu cả thần dân xứ đó và các xứ lân cận khác, dần tới là cứu giúp cho cả chúng sanh. Chính nhờ Vua là người có quyền lực và giàu có, nếu nhà Vua khởi động việc chỉ dạy đạo pháp cho toàn dân quả là việc lành lớn thật đáng làm, không phải ai cũng có đủ thần lực khởi động một việc lớn lao như vậy.

Đạo sư trầm ngâm nhìn Babu, Spal vá Alen làm cả ba đều cảm nhận còn có điều gì thật chưa ốn đây, một lúc sau Đạo sư mới mở lời :

- Ba người quả là thông minh, biết vận dụng cái biết của mình vào đời sống là thực tế giúp mình, giúp cả cho chúng sanh nữa. Nhà Vua thì chắc chắn hài lòng lắm rồi nhưng tôi thì chưa vừa ý ! Vì sao tôi nói như vậy ?

Vì dù tuổi thọ có dài đến bao nhiêu, sang giàu quyền lực có cao tột đến đâu mà thiếu Chân thật tâm và Từ ái cũng sẽ tự rơi vào con đường ác gian, giả dối, con đường dẫn đến địa ngục ! Càng giàu sang, càng nhiều quyền lực, càng dễ sanh nhiều tội lỗi, không chỉ hại chính mình mà còn gây thảm hoạ cho muôn vạn người, chẳng khác gì Ma vương, Quỷ vương. Con đường khổ đau, phiền não như địa ngục không ngoại trừ cho một ai thiếu sự chân thật và từ ái.

Đạo sư nghiêm trang nói:

- Gốc rễ của sự khổ đau trong xã hội con người phát sanh từ chỗ thiếu chân thật tâm và lòng từ ái. Người đời không chân thật và thiếu từ ái thì sẽ tự rơi vào con đường xấu xa, tội lỗi, theo sau là tù tội, phiền não, không ai ưa mến, bị mọi người khinh khi, xa lánh, làm sao có thể sống an ổn trong đời được ? Gia đình thiếu nền tảng chân thật tâm và từ ái sẽ như một địa ngục nhỏ, không bao giờ có hạnh phúc đuợc. Một xã hội hay một đất nước thiếu nền giáo dục đạo đức chân thật và từ ái thì con đường xấu xa, tội ác rộng mở cho toàn dân và tất nhiên, địa ngục khổng lồ đã được hình thành ngay tại trần thế.

Hiện tại, trên thế giới này chưa quốc gia nào có được nền giáo dục cân đối giữa đạo đức nhân bản và các kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị... Người ta xem đạo đức như một môn học tự nguyện, chỉ quan tâm nhiều đến việc trau dồi các kiến thức khoa học, xã hội mà thôi. Không ai lưu tâm rằng, đào tạo những con người tài giỏi mà không có đạo đức, từ ái thì chẳng khác nào tạo ra Ma vương, Quỷ vương, càng tài ba lỗi lạc càng gây thảm hoạ lớn cho nhân loại.

Babu suy tư một chút rồi hỏi Đạo sư :

- Con thấy có biết bao tôn giáo xây dựng nhiều nhà thờ, chùa chiền cùng hằng hà đình miễu khắp nơi, nơi nào cũng chỉ dạy những điều tốt lành, như vậy vẫn không đủ làm cho thế giới này an lành được hay sao ? Xin Đạo sư giảng dạy giúp cho.

Đạo sư nói:

- Đúng như ngươi nói, dù có thêm hằng sa những điều như vậy cũng không làm thay đổi được cục diện khốn khó này. Vì sao như vậy? Các ông hãy lắng nghe và suy xét.

Đạo sư giảng dạy :

- Như tôi đã nói, xưa nay người ta xem đạo đức như một môn học tự nguyện, ai thích thì học, ai không học cũng chẳng bị phiền hà gì. Tôn giáo thì chỉ mới phát triển sau này và thông thường dành cho những ai bị khổ đau, phiền não, ví như mắc bệnh mới đi tìm thầy, tìm thuốc vậy, chưa phải là phương cách trị tận gốc.

Xưa nay chưa ai có đủ thời cơ và thần lực để khởi động cho toàn thế nhân loại nhận biết được những vấn đề đạo đức nhân bản tốt lành như vậy, để chuyển đổi địa ngục trần gian này thành thiên đàng tại thế.

Spal suy tư về điều quan trọng này nên lên tiếng hỏi Đạo sư:

- Kính Đạo sư, tôi thấy việc này quả là trọng đại, thật khẩn thiết và thực tiễn cho toàn nhân loại. Tôi nghĩ suy, việc tạo dựng sự an lành, ổn định cho chúng sanh hiện nay trên toàn thế giới còn cấp bách hơn cả việc thực hành, chỉ dạy pháp tu rốt ráo đạt đạo nữa ! Xin Đạo sư vui lòng nói rõ các phương cách cụ thể có thể giúp chúng sanh chuyển biến địa ngục trần ai này thành thiên đàng tại thế có được hay không ?

Đạo sư cẩn trọng nói:

- Ông suy tư, nghĩ được như vậy là đã có nhiều sáng biêt. Như có lần tôi nói với ông, rõ ràng thế giới đang lần vào chỗ giêt chóc lẫn nhau, khác nào các loài cầm thú xâu xé, ăn thịt lẫn nhau. Bao nhiêu Giáo chủ tài ba ra đời nhưng chưa phải thời nên cũng không thể khởi động và triển khai nền giáo dục Chân thật tâm và lòng Từ ái cho toàn thể nhân loại được. Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà, chưa đủ đầy ba yếu tố đó thì chưa thể tiến hành được một việc trọng đại như vậy.

Đạo sư nói tiếp :

- Nay thời thế đã chuyển dần tới chỗ thuận lợi, các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép chuyển giao thông tin đến khắp nơi trên thế giới trong thời gian cực ngắn, chỉ vài phút thậm chí gần như ngay tức khắc, đó là đỉều mà các thời đại trước chưa thực hiện được. Người ta có thể triệu tập một cuộc họp khẩn cấp giữa các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo, các chuyên viên kỹ thuật trong vòng một vài ngày để giải quyết một vấn đề khẩn thiết nào đó.

Tuy nhiên, người ta lại chưa thật biết rõ chân thật tâm và từ ái là gốc phát sanh tất cả các thiện pháp, là điều kiện tiên quyết để tạo dựng thiên đàng tại thế, nếu thiếu vắng hai yếu tố này thì địa ngục trần gian sẽ khai mở.

Mọi người từ nhà lãnh đạo, người trí thức cho tới dân gian đều cho việc đó không phải là trách nhiệm của họ nên chẳng ai lưu tâm. Và sau cùng, do chưa có một vĩ nhân, người phải có đủ đầy tâm lực, trí lực, tài lực, mới có thể khởi động để mọi người tín tâm, tin nghe theo.

20. MẤU CHỐT DỤNG TÂM - TU HỌC LÀ “HẠ QUYÉT TÂM”

Đạo sư nói tiếp :

- Chính vì vậy, việc truyền đạt ý tưởng giáo dục Chân thật tâm và lòng Từ ái, thiết lập một nền giáo dục đạo đức nhân bản như một thông điệp cho toàn thể nhân loại là chuyện cần thiêt, giúp mọi người có ý niệm, suy tư về vấn đề trọng đại này. Khi tất cả đều hiểu và thấy được việc cần phải làm, cần có sự đổi thay là lúc Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà đã tròn đủ, chỉ cần có một sự khởi động đúng lúc thì địa ngục hóa thiên đàng chẳng còn là chuyện quá khó khăn hay quá xa vời nữa.

Tất cả chỉ là sự chuyển biến nơi tâm thức của mọi người, khoa học và thực tiễn chứ chẳng phải chuyện huyền hoặc lung linh từ trên trời cao ban phát xuống thế gian. Một ý tưởng khi còn là một lạch nước nhỏ thì thấy chẳng đáng gì, nhưng kết nối lại toàn thể nhân loại thì thành sông, thành biển cuồn cuộn, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được.

Babu nhớ Đạo sư hứa sẽ dạy những bài pháp mới lạ nên rất nóng lòng khi thấy Đạo sư chưa đề cập tới các việc đó, bèn dọ hỏi :

- Kính Đạo sư, hôm qua Đạo sư có nói sẽ chỉ dạy các môn học mới chưa có ai triển khai trong thời gian qua, con nóng lòng muốn biết pháp tu học ra sao, khó dễ thế nào, xin Đạo sư nói sơ lược có được hay không?

Đạo sư ôn tồn nói:

- Các pháp tu học cũng chẳng khác gì những môn học ở thế gian, chẳng có pháp học nào là thật khó hay dễ, dễ hay khó là do người tu học có quyết tâm hay không mà thôi. Mấu chốt đầu tiên của người học đạo là “ Hạ quyết tâm “ , “ Tâm xong việc tât xong “

Các pháp học thật chẳng có lợi ích gì khi người thu nhận chỉ nhằm thỏa mãn sự tò mò, sự thích thú giống như nghe chuyện vui lạ, hay để chứng tỏ mình là người trí thức để được mọi người khâm phục, rồi sanh lòng kiêu hãnh, có thái độ cống cao ngã mạn khiến cho bạn bè chẳng ưa, Thầy không quý mến thì làm sao có thể an ổn để thăng tiến được ?

Đạo sư nói tiếp :

- Vì vậy, tôi thường nhắc nhở người tu luôn phải tự xét mình. Khi thân chưa an, tâm còn lo nghĩ đủ thứ, ghét người này, chê người kia, chân thật tâm chẳng có, từ ái cũng không, tâm là gì cũng không hiểu, ý niệm, cảm thọ, vận hành tâm thức ra sao cũng chưa từng biết ... Tệ hại như vậy mà muốn học biết cách thực hành của hàng Thanh văn, A-la-hán, Bồ-tát nhằm thỏa mãn sự ham thích, sự tự đắc. Nếu chỉ có như vậy thì thật chẳng ích lợi gì, chi lảng phí thời gian và công sức một đời mà thôi.

Tôi đã nói rõ, người thật muốn tu cần biết mình phải khởi tu ra sao, học cái gì và tại sao phải học như vậy. Việc đời hay đạo, học gì cũng phải có thứ lờp, có tầng bậc, không thể nóng vội mà thành tựu được.

Đạo sư đưa ra ví dụ :

- Ví như người có bệnh đi tìm Thầy chữa trị, nghe người ta đồn Thầy này hay, thuốc kia diệu dụng nhưng nào thật biết, tệ hơn là trường hợp người bệnh tự chẩn đoán, xem sách để tự tầm cầu phương thuốc chữa trị. Chữa trị như vậy khiến cho bệnh tình chẳng thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn, hết phương cứu chữa cũng là chuyện đương nhiên chẳng có gì lạ cả.

Đạo sư nhìn Babu, Spal và Alen rồi nói :

- Các ông cũng vậy, là những người thông thái, có học thức, một khi đã biết việc tu học phải rõ ràng, dứt khoát như vậy, chứ không mơ màng, lập lửng. Đã quyết tâm và xác định được con đường tu của mình thì như người đã có la bàn định hướng trong tay, cứ như vậy mà tiến bước.

Người nói muốn tu mà lòng chẳng chân thật, điều xấu ác không chịu xa rời, từ ái chẳng có, cha mẹ, anh chị em, bạn bè cận kề, cùng sống với nhau từ tấm bé, chẳng chút trân trọng, chẳng thương mến, không lưu tâm cứu giúp thì rõ biết như kẻ chẳng thật muốn tu. Có người lại nghĩ người tu là người cao quý, xem thường những người chưa biết tu, cho đó là kẻ hèn kém, chẳng ra gì, cũng là bước dần vào chỗ sai trái, phạm lỗi lầm nghiêm trọng mà chẳng hay biết.

Tôi nhắc nhở nhiều lần về việc khởi tu, bởi đó là điều quan trọng thiết yếu. Quyết tâm ra đi mà không định hướng đúng thì rất dễ bị sa hầm lọt hố, khéo thì còn biết quán xét mà tầm ra con đường an lành để quay về. Người đời chê trách tại Thầy không tường, trò không rõ mới ra cớ sự thì cũng chưa phải lý. Bởi căn cơ của Thầy và trò chỉ có chừng ấy, làm sao có thế chỉ dạy tốt hơn được, cho nên có biết cũng chẳng còn phương hướng nào khác, đành nhắm mắt buông xuôi chờ cho hết kiếp vậy.

Đạo sư nghiêm trang nói:

- Mấu chốt của người học đạo và người dạy đạo là khởi đầu phải học và phải dạy như vậy. Lòng chân thật làm cho đất tâm bằng phẳng, xa rời các việc xấu ác giống như loại bỏ gai góc, đá sỏi, thêm một chút việc lành và từ ái, chẳng khác nào trồng hoa, ươm cây trái, cho nên, dù chẳng mong cầu gì thì hoa trái cũng tự sinh sôi nẩy nở tốt đẹp. Biết mấu chốt dụng tâm, dụng pháp như thế. Bỏ công sức tu học thì có thành tựu, có ra công chỉ dạy thì có kết quả. Cái khó là chỗ biết mấu chốt, chứ chẳng phải tu khó hay thực hành pháp tu là khó !

Người tu lòng chưa chân, chưa thật, tâm luôn xao động như sóng nước, xấu ác không rời như phong ba bão táp chực chờ, mà muốn vượt qua biển đời một cách an lành là chuyện không thể được. Rõ ràng như vậy chứ nào phải chuyện bày vẽ mù mờ, huyền hoặc, ai cũng có thể thấy biết, thực tiễn và khoa học như vậy. Lòng chẳng chân, tâm chẳng thật thì muôn đời cũng không thành tựu được việc gi, trong đời cũng vậy, trong đạo cũng như vậy.

Đạo sư tóm ý :

- Nói cùng tận như vậy để người đời dù đang là vua quan, cô thầy hay ông bà, cha mẹ, anh chị rõ biết, lòng chẳng chân thật và thiếu từ ái thì dần dà cũng bị phát hiện là những người dối giả. Người tu dù là Cư sĩ, Sư tăng, Hoà thượng hay Giáo chủ, nếu vắng bóng chân thật tâm vá từ ái, cũng đồng một dạng tâm người như vậy. Không một vị Phật, Bồ-tát, Thánh nhân nào mà không tròn đủ chân thật tâm và lòng từ ái. Vi vậy mới nói chân thật tâm và từ ái được xem là nền tảng phải có của một con người, nhất là người muốn tu học.

Đạo sư ví von để nhắc nhở :

- Ánh dương là nguồn sống an lành cho cả thế gian.

- Ngọn đèn Hải đăng soi rọi cho tàu thuyền an lành trong những đêm tăm tối.

- Chân thật tâm là định hướng tới an lành cho chúng sanh lần bước trong vô lượng kiếp.

Điều có vẻ thật bình thường như vậy nhưng nếu thiếu vắng thì thảm hoạ tức khắc bủa vây !

(còn tiếp
 
Cường Date: Thứ Ba, 21 Apr 2015, 2:50 AM | Message # 9
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » HÀNH TRÌNH TẦM CHÂN PHÁP (Cư sĩ Hồng Thiện Pháp)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO