Thứ Năm
18 Apr 2024
9:23 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI (tiếp theo) (Cư Sỉ Quả Khanh)
BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI (tiếp theo)
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:26 AM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng



Xin gởi người… dù chưa quen nhau
Nỗi niềm trân quý cực kỳ sâu
Cầu mong người đọc tâm khai sáng
Xoa dịu cho đời… bớt khổ đau!


Hạnh Đoan




LỜI NGƯỜI DỊCH

Cuốn “Báo ứng Hiện Đời tập 3 ” này tuy là kinh nghiệm của nhiều người, nhưng hầu hết là do tác giả Quả Khanh biên thuật (Chỉ có một số ít do các tác giả khác viết). Vì cùng nội dung báo ứng nhân quả nên tôi tuyển lọc, gom lại, dịch thành một cuốn. Nếu bài nào không để tên tác giả thì xin quý vị ngầm hiểu bài ây là của Quả Khanh.

Sau khi cuốn Báo ứng Hiện Đời (gồm tập 1 và 2) xuất bản xong, được độc giả nhiệt liệt hưởng ứng, phản hồi, chia sẻ những kinh nghiệm hay cùng những ích lợi thu được nhờ đọc cuốn sách này:

Có người nhờ đây mà phát tâm thiện lành, đặt mình vào cảnh người để cảm thông tha thứ, chịu nhường nhịn, từ bỏ tranh chấp nhà cửa.

Có nhiều người đang ăn chay nhấp nhem đã thệ nguyện trường trai.

Có người hiếm muộn nhờ đọc “Hiện tượng báo ứng nhân quả ” đã làm phúc thiện y theo trong sách và được hoài thai như ý.

Cỏ người vướng phải nợ nần, đau khổ não phiền, nhờ đây mà tỉnh ngộ (sau khi cầu nguyện xin hiểu rõ nguyên nhân đã mộng thấy tiền kiếp mình từng ăn cắp sổ tiền to của người, tỉnh dậy đương sự đã xúc động thệ sống một đời trong sạch, nguyện giữ gìn thân khẩu ý nghiêm nhặt và tiêu tan hết niệm oán trách người, trách đời).

Rất nhiều tâm sự cảm động, tôi không thể kể hết lại…

Tóm lại nhờ tin sâu nhân quả, mà cuộc sống độc giả có được những xử lý kỳ diệu, hạ quyết tâm hoàn thiện mình mạnh mẽ và đời sống trở nên hạnh phúc bình an hơn.

Xin cảm ơn những lời góp ý chia sẻ chân tình cũng như ước muốn mong tôi dịch tiếp nữa. Đây quả là niềm khích lệ và an ủi vô cùng, độc giả đã khiến tôi cảm thấy công lao của mình không phí hoài, được “đền bù” quá mơ ước.

Cho dù bạn có tôn giáo hay không, dù bạn tin hay không tin - thì Luật nhân quả vẫn tồn tại. Hiểu nhân quả thì bạn sẽ biết cách tạo phúc tích đức để tự bảo vệ mình, nhân phẩm sẽ chuyển tốt và giới luật đức hạnh sẽ tự nhiên thành trong từng oai nghi ý nghĩ, khiến thân tâm đều được “thanh khiết hóa ” và có thể hành xử hữu ích cho đời.

Cuộc sống khổ hay vui tùy thuộc nhân gieo của chính mình.

Trong xã hội hiện nay, cái ác đang bành trướng khủng khiếp, có thể nói là xấu ngoài sức tưởng và mức độ tồi tệ đạt đến đỉnh điểm, đạo đức và luân lý suy đến độ người ta “không ác nào mà không dám làm, không tội nào mà không dám phạm ”...

Khổng tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện ”, còn các tôn giáo khác xác nhận: “Mỗi người đêu có Thánh tính tiêm ẩn bên trong ” và Phật thì tuyên bố: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính ”...

Vậy thì Thiện tỉnh, Thánh tính, Phật tính ấy ở đâu? Mà giờ đây con người hiển lộ toàn ác tính, quỷ tính, thú tính? ... (không còn chút nhân tính nào). Báo, đài đăng tin nhan nhản: kẻ cướp thẳng tay chém bừa người để đoạt xe, bà hàng rong bị giựt tiền tàn nhẫn, ông, cha, chú, bác, cậu... cưỡng hỉêp con, chảu v.v... những hành vi không thể ngờ trong hình hài người!

Bởi vì mỗi cá nhân có đủ tính Phật lẫn ma, do thiếu hiểu biết và không tin nhân quả nên người ta đã lạc lầm phát triển toàn phần xấu, khiến bản tính hiền thiện, thánh khiết bị thui chột.

Vì vậy mà tôi cố gắng dịch nhiều “Báo ứng Hiện Đời”, hy vọng thông qua đây Thánh tính sẽ được khôi phục, sống lại trong lòng mỗi người, khiến ai cũng bỉêt tự bảo vệ, tạo hạnh phúc cho mình và người chung quanh, để những ý nghĩ sai quấy, những thấy biết lầm, những hành động xấu, những ham muốn thấp hèn... sẽ tàn lụi, tiêu tan.

Mong bạn đọc cuốn sách này bằng tấm lòng bao dung và hiểu thấu cho niềm kỳ vọng của tác giả lẫn dịch giả.

Xin cám ơn cô Nguyên Tâm, Hồng Minh Châu, Diệu Ấn, Dương Bích Thủy... luôn đồng hành và ủng hộ đắc lực, giúp tôi duy trì sức khỏe, có được phương tiện làm việc tốt và khả năng biếu tặng sách cho người.

Những ân nhân chưa kể còn rât nhiều, và những tình nghĩa của bao người dành cho tôi cũng vô cùng, bất tận. (Từng lời động viên khuyến khích, từng ly nước, chén cơm, cái bánh, viên thuốc)... đối với mọi lo toan của chư vị dành cho tôi trong cuộc sống, tôi không thể chỉ nói một lời cám ơn mà có thể đền đáp.

Xin được hồi hướng công đức này đên tất cả chư vị ân nhân cùng chúng sinh trong pháp giới, nguyện em Carol Chi Phan và những người đã mất… đều được siêu sinh, nguyện những người còn sống đều khôi phục trọn vẹn bản tính thuần thiện, thánh khiết – Người có lỗi sẽ không còn phạm lỗi nữa và người chưa phạm tội sẽ tiếp tục giữ gìn thân tâm trong sạch.

Cuối cùng, xin quý độc giả vui lòng tha thứ cho những sai sót của người dịch.

Hạnh Đoan (*)
14/10/2013

---------

(*) Sư Cô Hạnh Đoan


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 7:16 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:27 AM | Message # 2
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

LỜI TÁC GIẢ

Tôi tuyệt chẳng ngờ được khi “Báo ứng Hiện Đời” xuất bản xong, lập tức được các bạn đạo khắp nơi nhiệt tình hưởng ứng, và sách liên tục được in ấn, tái bản nhiều lần như vậy.

Cho dù trong lời nói đầu của cuốn “Báo ứng Hiện Đời” đầu tiên, tôi đă giải thích rõ, do có nhiều bất tiện nên tôi bắt buộc phải thay đổi tên, họ thật và chỗ ở các nhân vật trong sách. Nhưng vẫn có rất nhiều người không chú ý tới lời nhắc này, cứ nôn nóng rồi lên Ngũ Đài Sơn hoặc đi Thiên Tân tìm Hòa thượng Diệu Pháp và tôi, vừa tốn tiền vừa uổng công. Đây chẳng phải là chủ ý của tôi.

Xin quý vị nhớ cho: chuyện tuy có thật, nhưng tên phải tạm đổi.“Nhân quả cảnh tỉnh người, không cần phải tìm tung tích Sư” Nếu cứ một bề hướng ngoại tìm cầu, cho dù có tin Phật pháp, quý vị sẽ không được lợi ích.

Điều khiến tôi vui nhất là, có nhiều độc giả khi xem “Báo ứng Hiện Đời” đã minh bạch đạo lý còn y theo đó tự kiểm nghiệp đã tạo của bản thân, quyết tâm sửa mình triệt để. Nhờ phát tâm thành sám hối, nên bịnh khổ trên thân cũng được lành hoặc thuyên giảm rất nhiều!

Còn nữa, có nhiều độc giả đang ăn mặn, xem sách này rồi mới hiểu ăn mặn là tạo nghiệp tội sâu nặng, lập tức nguyện trường trai. Họ không ngờ là mấy tháng sau không những thân thể ngày càng khỏe mạnh, da dẻ ngày càng tươi tắn mà kể từ lúc họ biết sám hối, phát nguyện tập tu, sửa mình, sự nghiệp bắt đầu phát lên, hưng vượng và diện mạo cũng phát tốt theo.

Còn có nhiều thai phụ triệt để từ bỏ ăn mặn, bắt chước tụng “Kinh Địa Tạng”, con họ sinh ra mạnh khỏe thông minh, dung nhan xinh đẹp và rất ngoan ngoãn, dễ nuôi.

Tóm lại, độc giả chia sẻ kể tôi nghe, sau khi trường trai họ thu được nhiều lợi ích rất tuyệt vời. Do mỗi người nhân duyên bất đồng, nên ích lợi cũng thu được khác nhau. Song những tin lành được báo cáo, khiến bao người hoan hỉ ngập lòng, riêng tôi càng xúc động sâu sắc.

Chúng ta giống như các loài động, thực vật bị hạn hán, khao khát trông mưa và Phật pháp giống như cam lộ, mưa một trận bủa khắp, khiến muôn loài, cỏ cây đều được lợi ích...

Hiểu sâu kinh tạng thì trí tuệ tăng trưởng, khi đã hiểu pháp, chịu tin, thọ, thực hành, thì sẽ ly khổ đắc lạc.

Đây cũng là mục đích tôi biên soạn cuốn sách này, vì “tất cả do tâm tạo” – Phật pháp là diệu pháp - nếu quý vị biết rút kinh nghiệm từ mỗi câu chuyện có thật trong sách “Báo ứng Hiện Đời” và thành tâm đối chiếu thực hành theo, thì cũng giống như đang gặp Hòa thượng Diệu Pháp, bởi kết quả thu được vẫn không sai khác, thành công thấy rõ hiện tiền, hệt như “hễ dựng sào là thấy bóng”.

Trong cuốn sách này có nhiều vấn đề độc giả nêu lên, tôi đều nhất nhất ghi ra để tất cả cùng tham khảo.

Trong thời buổi bước vào kỳ mạt pháp như hiện nay, vẫn còn nhiều người phát tâm “đại tu hành” xuất hiện, thế nên cho dẫu là “kỳ mạt pháp” nhưng mà không mạt!

Mong rằng ngày càng có nhiều người dung nhập vào biển an lành của Phật pháp, biết tự tu sửa thân tâm, đổi mới cuộc đời, vui hưởng hạnh phúc.

Quả Khanh


Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 12 Jan 2015, 9:39 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:31 AM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
BÀ HÀNG TRỨNG RÁN

Một buổi chiều năm 1993, có người nhấn chuông cổng, tôi ra mở cửa thì gặp một phụ nữ độ ngoài 50, phía sau bà còn có hai cô gái khoảng hai mươi mấy tuổi (đang khiêng một bao gạo to).

Tôi hỏi Bà tìm ai, Bà nói là tìm tôi. Nhưng tôi không quen Bà (mà Bà đối với tôi ra vẻ rất quen). Bà ngoái đầu kêu con gái vào nhà, không đợi tôi mời, đã tự đóng cổng rồi tiến vào phòng khách, sau đó bảo hai con thả bao gạo xuống để cùng theo Bà bái Phật. Họ lễ xong, tôi vẫn chưa nhận ra Bà là ai.

Bà cười nói:

- “Một năm trước tôi có tới nhà tôn huynh, tôi là bà bán hàng trứng rán nè.”

Tôi nghe qua thì sực nhớ, liền nói:

- “Ôi, xin lỗi, tôi nhất thời không nhận ra, xin mời ngồi! Lưng bà khỏe hẳn chưa?”

- “Dạ khỏe rồi. Hôm nay tôi cho hai con khiêng bao gạo này đến để cảm tạ... Tôi biết tôn huynh xưa nay không nhận quà, nhưng hôm nay tôn huynh nhất định phải nhận bao gạo này. Vì nhờ tôn huynh và vị sư phụ kia mà tôi mới sống còn đến ngày hôm nay...”

Nghe Bà nói, dòng tư tưởng tôi trôi về quá khứ...

Năm ngoái, một cư sĩ quen đã dẫn Bà tới nhà tôi. Chồng bà bị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống, phải nằm trên giường 6 năm. Tuy Bà ân cần chăm sóc, nhưng cuối cùng ông vẫn không thể đứng dậy và đã qua đời nửa năm trước.

Ngờ đâu không lâu sau đó, Bà cũng mắc chứng bịnh giống vậy. Nghĩ đến chồng mình bị bịnh hành, tiêu tốn rất nhiều tiền mà không giữ được mạng, Bà nghĩ thầm: “Chi bằng mình chết sớm tốt hơn, khỏi làm lụy đến hai con!”... Vì vậy mà Bà không thèm đi khám bịnh, cũng chẳng uống thuốc chi.

Con gái biết được ý mẹ, vạn phần lo lắng, bèn đến chùa Quan Âm cầu Phật gia hộ. May gặp một cư sĩ tốt bụng (trước đây ông là láng giềng của họ), sau khi biết chuyện rồi, ông rất cảm thông, sẵn dịp nghe tin Hòa thượng Diệu Pháp vừa đến nhà tôi, ông bèn dắt Bà tới, cầu Sư phụ chỉ cho con đường sống.

Hòa thượng lắng nghe bà kể rõ bịnh tình rồi, liền hỏi:

- “Nghề bà mưu sinh có liên hệ đến trứng gà?”

Bà có vẻ kinh ngạc, nói:

- “Con sống bằng nghề bán bánh trứng rán, một ngày tối đa tráng mười mấy cân trứng. Có phải vụ này liên hệ tới bịnh của con?”

- “Bà làm vậy không phải để kiếm tiền sao?”

- “Dạ, con nương vào sức lao động chân chính để kiếm tiền, mong ngài chỉ giùm nguyên nhân bị bịnh...”

- “Bà đừng trách tôi nói thẳng nhé. Một cân khoảng 11-12 trứng gà, bà tính mỗi cân chỉ có 7-8 trứng, bà còn bán trứng gà nhỏ bằng giá trứng gà lớn và kiếm lời trong chỗ cân thiếu này, có phải thế chăng?”

Bà đáp:

- “Dạ, ai cũng làm vậy, để kiếm chút tiền mà. Trên thực tế, đâu phải là khách không biết, nhưng lúc mua chẳng ai để tâm so đo...”

- “Nói theo Phật pháp thi Bà làm vậy là tham, là dối lừa. Bà bán hàng, cân thiểu vì mong có thêm chút tiền. Nhưng giọt nước lâu ngày xuyên thủng đá, tích ác nhỏ sẽ thành họa lớn, đây là nguyên nhân căn bịnh của Bà.”

- “Thế chồng tôi không liên can việc này, vì sao cũng bịnh giống vậy?”

Sư phụ nhẫn nại giải thích:

- “Bị giống một chứng bịnh không có nghĩa là đồng một nguyên nhân! Ví như bịnh cảm sốt - đa số các chứng viêm thường bắt đầu từ bịnh sốt cả.

Có thể Bà sẽ hỏi, phải chăng ai bán bánh trứng rán cũng mắc bệnh này?

Đây không phải là nhất định! Mỗi người từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, nhân quả chồng chéo phức tạp, chẳng ai giống nhau. Đọc báo chúng ta thấy mô tả tai nạn xe, cũng đồng một tai nạn nhưng kẻ thì chết thảm, có người bị văng ra xa mấy mét nhưng lại bình an vô sự, tưởng chết lại được sống...

Nghĩa là có rất nhiều chuyện lạ lùng ngoài sức tưởng, nhưng thực ra đây đều liên quan đến đức hạnh của mỗi người. Những người sống thiện, dù gặp nạn dữ rất dễ hóa lành, hay biến nguy thành an.

Chuyện làm ăn buôn bán kiếm tiền là thường tình, là “thiên kinh địa nghĩa”(*). Cổ nhân nói: “Quân tử yêu tài, thủ chi hữu đạo” nghĩa là “dù ưa tiền, song kiếm tiền cũng phải có đạo đức”. Bà đã cân thiếu hai lượng, dùng hành vi giả dối này để được phát tài là không có đạo đức. Hơn nữa, việc này đồng nghĩa với “dưỡng hổ vi họa”. Hiện giờ số tiền lớn nhờ cân thiếu mà kiếm được, trong tương lai Bà sẽ phải đổ vào chi phí thuốc men hết mà còn không đủ nữa... Tôi giải thích vậy Bà có tiếp thu được chăng?”

- “Sư phụ, con rõ rồi. Sau này sẽ không tham tài, lừa khách hàng nữa.”

Hòa thượng bảo Bà thỉnh tôn tượng Phật vê thờ, mỗi ngày lễ bái sám hối. Bởi Bà không biết chữ nên Hòa thượng dạy Bà khi lạy Phật cứ niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát”, và phải phóng sinh, thì bịnh Bà có thể lành.

Lúc ra về, Bà cảm thấy lưng khỏe hơn rất nhiều, nên càng tăng thêm tín tâm đối với Phật pháp.

Thật khồng ngờ, hơn một năm thì bịnh Bà lành. Còn chuyên trình đến đây đáp tạ...

Bà thấy tôi không chịu nhận bao gạo, kích động nói:

- “Sau khi tôi từ nhà tôn huynh ra về, ngày nào cũng nghĩ đến những việc làm thất đức của mình, lòng ăn năn khôn xiết. Hôm sau vội đi thỉnh tượng Quan Âm về thờ, hằng ngày thắp hương lễ bái. Một ngày lễ tối đa ba trăm lạy, lưng tôi chẳng những không đau mà ngày càng khỏe lên. Nhưng có một hôm, đột nhiên lưng tôi đau kịch liệt, đau tới đứng không nổi. Các con khuyên tôi nên đi bịnh viện. Tôi nói:
“Bịnh viện nếu chữa được thì Ba tụi bây đã không chết. Sư phụ kia nói đúng, má tin Ông ta!”

Thực ra, dù bịnh lành hay không tôi cũng tin! Ai bảo tôi phạm tội buôn bán gian xảo làm chi? Đau đớn hành tới tôi chẳng thể ngồi được nữa, nên đành nằm trên giường niệm danh Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi niệm kiên trì như thế cả tháng.



Một đêm nọ tôi nằm mộng, thấy Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện trước mặt mình, tôi vội khấu đầu làm lễ.

Bồ-tát hỏi:
- “Con ngày ngày niệm danh ta là muốn cầu điều gì?”

Tôi thưa:
- “Con do tham tài mà lưng đau, bị “thoát vị đĩa đệm cột sống”, xin Ngài trị bịnh giúp cho. Con mà lành rồi thì ngày ngày luôn niệm Phật, lễ Phật.”

Bồ-tát cúi xuống, đưa tay sờ vào lưng tôi,

- “Ngươi vốn không có bịnh, nếu bị bịnh thì sao có thể khấu đầu làm lễ trước ta được?”

Nói xong Bồ-tát biến mất. Tôi mừng rỡ niệm to danh Ngài rồi ngồi bật dậy trên giường. Hai con gái bị tiếng của tôi đánh thức, vội chạy tới bên giường an ủi.

Đột nhiên chúng kinh ngạc, vui mừng reo lên:

- “Má, má ngồi dậy được rồi nè!”

Lúc này tôi mới phát hiện mình đã tự ngồi dậy được, hồi tưởng lại tình cảnh trong mộng thì đột nhiên lưng có cảm giác nóng ấm, hêt sức dễ chịu thư thái, lúc này mới biết là bịnh mình lành rồi, lòng quá cảm động, lệ tuôn không cầm được. Tôi kể cho hai con nghe chuyện giấc mộng, chúng chưa tin lắm.

Tôi bảo hai con đỡ mình dậy, chúng dìu tôi đi thử mấy bước, lưng tôi một chút cũng không thấy đau, chỉ là hai chân còn hơi yếu, tôi hiêu đây là tại mình nằm mãi trên giường hơn cả tháng. Thế là ba mẹ con chúng tôi mừng đến không ngủ được.

Bịnh lành hẳn hoàn toàn. Lòng tôi tràn đầy niềm tri ân Bồ-tát Quán Thế Âm, đồng thời cũng nhớ đến ông xã giờ đã thành nắm tro xương. Nếu như ông được gặp Phật pháp, chẳng phải là đã cứu được rồi sao? Thế là tôi quyết định về quê, ra thăm mộ ông, khoe là tôi từ cõi chết mà được sống.

Thăm mộ xong, bà con thân thích mời tôi ở lại chơi mấy ngày và tôi đã bằng lòng. Trong thời gian ở quê, thấy người ta gặt còn sót bông lúa rất nhiều.

Tôi hỏi người trong thôn:

- “Lúa còn sót dữ quá sao không ai mót hết vậy ?”

Họ đáp:

- “Hiện nay nhà ai cũng sung túc khá giả, nên chẳng thèm phơi đầu dưới nắng mót lúa làm chi nữa.”

Tỏi hỏi:

- “Vậy tôi... mót có được không?”

Họ đáp:

- “Có gì mà không được? Vài ngày sau, rơm rạ đều sẽ đem đi đốt hết thôi.”

Ngừng một lúc Bà nói tiếp:

- “Tôi thấy lúa còn sót quá nhiều mà bị đem đốt hết thì rất uổng, bèn bỏ ra một tuần để mót lúa, mót được bốn ôm to đùng. Đem xay ra thành 98 kí gạo. Hôm nay tôi chở tới cho tôn huynh 50 kí. Đây chẳng phải là lễ vật gì đâu, mà muốn để tôn huynh biết lưng tôi thật sự lành rồi (nên mới có thể khom lâu như vậy để mót ra ngần ấy gạo đó!) Xem như Phật Bồ-tát đã ban cho tôi mạng sống lần thứ hai! Tôi thường nhờ con gái giúp tôi tụng kinh “Bồ-tát Quán Thế Âm Phổ Môn Phẩm” hồi hướng phúc cho chúng sinh. Kính tặng tôn huynh bao gạo này để cùng chia vui với chúng tôi.”

Tôi mỉm cười bảo:

- “Tôi không dám thu lễ của Bà đâu, hãy đem đến chùa cúng dường người xuất gia đi, vì các vị ấy mới là đại diện Phật tại nhân gian. Hơn nữa, Hòa thượng Diệu Pháp cũng là người xuất gia đấy!”

Nghe tôi thuyết phục hồi lâu, Bà mới hoan hỷ đem gạo tới Chùa biếu.

---------------

(*): Lý trời lẽ đất, chuyện tất nhiên


Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 12 Jan 2015, 9:41 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:34 AM | Message # 4
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

PHẢI THẤY ƯU ĐIỂM CỦA NGƯỜI

Một chiều mùa thu năm ngoái, mười mấy vị cư sĩ Thạch gia trang đến Ngũ Đài Sơn. Trong đó có một bà hơn 50 tuổi, đang ở tại nhà khách hướng Hòa thượng Diệu Pháp

-“Bạch sư phụ! Con quy y Phật 4 năm rồi, cứ mồng một và ngày rằm là ăn chay, nhưng thân thể không được khỏe lắm. Nửa năm trước con gặp một vị thiện tri thức, mới hiểu ra nếu muốn thân hoàn toàn không bịnh, mạnh khỏe, thì phải dứt tuyệt ăn mặn, chẳng nên ăn máu thịt chúng sinh. Không ngờ sau khi con đoạn tuyệt thịt cá rồi thì thân ngày một khỏe hơn, lúc này mới biết ăn tam tịnh nhục chỉ là phương tiện tạm. Kể từ đó, con thường khuyên con cái ăn chay để tránh tương lai bị bịnh.

Nhưng chúng chẳng những không nghe, lại còn dè bĩu, cho là con học Phật ngày càng mê tín, khờ khạo. Chẳng những chúng ngược ngạo khuyên con ăn thịt, thậm chí còn cố tình mua ba ba tươi sống về, nói là muốn cho con tẩm bổ, khiến con nổi dóa. Vì vậy mà con thường cùng chúng tranh cãi, nhưng chẳng ai nghe ai, khiến cho trong nhà không khí rất căng thẳng. Mới đây có lần, con thực sự nhịn không nổi, phải đến tá túc tại nhà một người bạn. Sau đó thì các con cũng tới xin lỗi, rước con về. Nhưng hễ đến bữa ăn là trong lòng mỗi người đều cảm thấy rất khó chịu. Con muốn xuất gia, nhưng lại lo Chùa không thu nhận. Tính vào viện dưỡng lão, lại sợ họ không giúp ăn chay tốt. Hiện con đang rất khổ tâm, xin Hòa thượng từ bi chỉ giáo”

Hòa thượng Diệu Pháp từ đầu đến cuối ngồi xếp bằng im lặng lắng nghe.

Khi bà nói xong, ngài mở mắt bảo:

-“Người học Phật phải biết sống hòa thuận với đại chúng, đây là tập cho mình thói quen biết tôn trọng người. Khi lựa chọn tín ngưỡng, thậm chí dù đối với con cái, cũng không nên cưỡng ép, bắt chúng phải phục tùng, vâng theo. Bà hi vọng con mình tin Phật, ăn chay, cố nhiên là vì muốn tốt cho chúng.

Thế nhưng, cũng phải biết quan sát căn cơ mà dạy, không nên gấp rút nôn nóng muốn mau thành. Làm vậy sẽ bị phản tác dụng, khiến các con bà đối với Phật giáo phát sinh hiểu lầm, chống đối. Trong lúc ăn cơm, có thể dùng một bàn hai mâm, không nên thấy con cái ăn thịt mà oán giận chúng.

Bà phải thường tự hỏi: Bản thân mình giới sát đoạn thịt đã lâu chưa? Nếu như tu tốt thì vì sao hôm nay vẫn chưa thoát ly lục đạo? Phật Bồ-tát không hề khư khư chấp trước bất xả như chúng ta. Do vậy, muốn hóa độ người phải nghiên cứu thời cơ và phương pháp, trừ thuyết giáo bằng lời ra, cần phải dùng thân giáo, điều này rất quan trọng.

Khi các con thấy bà học Phật ăn chay, khí sắc ngày càng tốt, thân thể ngày càng khỏe, tâm thái ngày càng hiền hòa, an lạc; tự nhiên chúng sẽ tin phục Phật pháp. Dần dần nhờ vào sự thay đổi chuyển tốt âm thầm của bà mà các con của bà được cảm hóa, sẽ tự động hướng bà nương tựa. Đương nhiên muốn hóa độ người khác thì điều quan trọng nhất là bản thân mình phải dốc sức hành cho tới nơi, chánh mà không tà, giác mà không mê, muốn người sửa chánh thì trước tiên mình phải chánh bản thân trước đã.

Ngoài ra, bà phải làm được việc này, thường nói ba điều tốt:

1. Phải thường nói con cái tốt, dù không tốt cũng nói tốt.

2. Phải thường nói sinh hoạt tốt, dù không tốt cũng nói tốt.

3. Phải thường nói thân quyến bạn bè tốt, dù không tốt, cũng nói tốt.

Ba điều này từ đây trở về sau, những bậc làm Trưởng bối phải ghi nhớ trong lòng, để sẵn nơi khóe miệng. “Tri túc là thường lạc” mà.
Bất luận là con cái hay thân bằng quyến thuộc, láng giềng, cho dù trước đây họ đối với mình không vừa ý, nhưng nhờ bà luôn ẩn ác dương thiện, biết lấy đức báo oán, thì dần dần, đối phương sẽ sinh tâm ăn năn hổ thẹn, tự sửa lỗi và dần dần thay đổi. Nếu thường nói ba điều tốt, tất nhiên sẽ được mọi người tôn kính, cuộc sống của bà tự nhiên sẽ ngày càng tuyệt hơn.

Ngược lại, nếu bà cứ sợ người khác không tôn trọng mình, lúc nào cũng lên mặt Trưởng bối, luôn cậy uy, ỷ thế, ra vẻ kẻ cả ta đây, sống mà luôn soi mói, tìm cách bắt lỗi người, như vậy rất là sai, rất trái với hạnh nguyện, sẽ tạo nên vực ngăn cách cùng con cái, thân quyến, bạn bè. Hành xử như vậy sẽ khiến phát sinh xung đột không ngừng, dẫn tới lòng mình và người đều nổi oán khí xung thiên!

Cũng đồng một lý này, công phu “ba điều tốt” rất hợp cho mọi người ứng dụng. Nếu như chẳng thực hành được, thì cho dù là già hay trẻ, chồng hay vợ, xuất gia hay tại gia, đều sẽ ôm phiền não vô tận...”

Bà nọ nghe sư phụ khai thị xong, không ngừng gật gù, mọi rầu rĩ héo xào đà tan biến, gương mặt mùa thu ủ rũ của bà đã chuyển sang sắc xuân hớn hở, ấm áp.

Phật pháp đúng là diệu pháp, Hòa thượng Diệu Pháp thật là diệu pháp, Ngài luôn đem Phật lý tinh thâm khéo léo giảng giải cho đạo và đời cùng hiểu, viên dung vô ngại, hết nghi.


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 10:06 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:36 AM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
MÊ HỒN THANG

Mê hồn thang như... tứ đỗ tường...
Nhiều người mê đắm khó thể buông
Hút thuốc, bạc bài mờ tâm trí
Đắm ghiền tửu, sắc... tự trói thân
Nếu ai thoát khỏi bốn tật này
Chính là Như Lai - tự tại vương !


Một chàng sinh viên khoảng hơn hai mươi tuổi, hướng Hòa thượng Diệu Pháp nêu thắc mắc:

- “Việc kiếp trước đời sau, hồi nhỏ con có nghe Bà nội kể qua, nói rằng hễ Diêm vương cho người nào đầu thai thì trước tiên bắt họ uống một chén “mê hồn thang” của Mạnh bà, uống xong thì quên hết chuyện đời trước. Xin hỏi Sư phụ, thật có chuyện uống canh mê hồn này không ạ?”

Hòa thượng Diệu Pháp đáp:

- “Ta nói có hay không - đều chẳng thể đưa ra bằng chứng cho con. Hãy nghĩ xem, hiện tại người thế gian, trước đây là oan gia với nhau, nhưng họ có thể vì “tiền” mà sẵn sàng vùi quên oán hận quá khứ để bắt tay hợp tác, vậy là “thù” có thể hóa thành “bạn”. Còn kẻ vốn là bằng hữu, thân thiết như tay chân, cũng vì “tiền” mà lật lọng, trở mặt phản nhau thành thù, thậm chí dẫn tới “anh chết tôi sống, thề một mất một còn”. Đây đều là do uống phải mê hồn thang “tiền” của Mạnh bà mà “quên” hết tất cả.

Việt Vương Câu Tiễn vì muốn báo thù Ngô Phù Sai, cho nên phải nằm gai nếm mật. Hỏng lẽ ông thật quên mối nhục vong quốc mà chịu theo hầu hạ, phục dịch Ngô Phù Sai? Đây chỉ là giả vờ, dối trá thôi; vì tận đáy lòng Việt Vương ôm đầy thù oán, chỉ đợi thời cơ rửa hận, “không phải là không báo thù, mà vì thời chưa tới...”

Một sinh mạng sau khi đầu thai chuyển thế, có nghĩa là chỉ hoán đổi cái đãy da thúi bên ngoài thôi, về hình vóc xem như có “thay đầu đổi mặt” thực đó, nhưng thần thức gá nương bên trong xác thân tứ đại giả hợp này, đối với quá khứ vẫn biết rõ (một cách khách quan), rằng nên hướng ai báo ân, hướng ai đòi nợ... Vì vậy mới có câu: “Thiện được thiện báo, ác hữu ác báo”.

Do nghiệp lực dẫn dắt, hễ cần đến thì nhất định phải đến, cần đi chắc chắn sẽ đi. Quyết không thể vì ưa ghét của bạn mà thủ xả, tăng giảm.

Cho nên bị “mê hồn thang” làm lú lẫn, chính là bị tập khí tham sân si che lấp Phật tính vốn có, khiến cho chúng sinh phải điên đảo, lưu chuyển trong sinh tử.”


Message edited by saigoneses - Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 10:09 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:40 AM | Message # 6
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng


KIM GIÁM ĐỐC

Lần nọ, mười mấy người cư sĩ chúng tôi muốn đi Ngũ Đài Sơn bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp. Anh Kim, giám đốc của một nhà in, đã tình nguyện lái xe đưa chúng tôi đi. Mặc dù anh không tin Phật, nhưng thuộc típ người hết lòng vì bạn. Anh tự lái chiếc xe hơi đời mới, sang trọng, đưa chúng tôi vượt đường xa. Hơn nữa, có ba lý do khiến anh sốt sắng: một là vì muốn giúp bạn hữu, hai là từng nghe đồn những việc thần kỳ về Hòa thượng Diệu Pháp nên anh cũng tò mò, ba là thuở giờ chưa biết thắng cảnh Ngũ Đài Sơn, nên cũng muốn đến chơi cho biết.

Đáng tiếc là, ngày đầu tiên lúc chúng tôi hướng Hòa thượng thỉnh pháp, thì anh Kim có lẽ do lái xe mỏi mệt quá nên đã đi ngủ mất tiêu.

Sáng hôm sau, các cư sĩ lại hướng Hòa thượng thỉnh giáo nguyên nhân bịnh hoạn, sư phụ kiên nhẫn giảng, bảo họ từng giết qua loài vật nào, thậm chí giết làm sao, ăn như thế nào, cho đến quá khứ từng trộm qua thứ gì, dùng bao nhiêu, còn bao nhiêu để ở địa phương nào... mỗi người mỗi việc đều kể ra rất rõ ràng.

Chứng kiến sự thật này anh Kim hoàn toàn bị chấn động. Anh cứ trố mắt nhìn, mồm há to, chăm chú theo dõi. Ngó bộ anh hết sức hưng phấn, khẩn trương, thậm chí nhiều lần muốn nói gì đó nhưng lại thôi.

Buổi chiều, anh đến tìm tôi ngỏ ý muốn tối đó đến lễ Hòa thượng để hỏi chút chuyện. Vì ngại, nên anh nhờ tôi xin phép trước giùm. Được sự chấp nhận của Sư phụ, bảy giờ tối tôi dẫn anh đến phòng khách.

Chỉ thấy anh Kim cung kính quỳ trước Hòa thượng, hai tay chắp lại, trang trọng khấu đầu làm lễ ba lần. Ngó bộ anh đã bị Hòa thượng chiết phục, thực lòng tin theo Phật pháp rồi. (Hôm qua lúc chúng tôi gặp Hòa thượng và hành lễ với Ngài, anh còn đứng ở bên ngoài ngó vào thôi)

An tọa xong, anh Kim mặt đầy sầu muộn kể lể với vẻ bi ai:

- “Con và vợ là Tiểu Khiết kết hôn được 12 năm, đã có một bé trai 10 tuổi. Trước khi cưới Tiểu Khiết, con có thương một người bạn học, tên Tiểu Lý. Tụi con vốn là đôi bạn thanh mai trúc mã, đã dự tính sẽ kết hôn với nhau. Ngay lúc đó thì con quen Tiểu Khiết. Nếu so về tướng mạo, công việc, hoàn cảnh gia đình... Tiểu Khiết đều thua xa Tiểu Lý, vậy mà không hiểu con bị trúng tà hay ma ám chi mà vừa gặp Tiểu Khiết là con đã yêu ngay. Mặc cho bạn bè thân hữu phản đối, con vẫn ương bướng cương quyết kết hôn cùng Tiểu Khiết.

Cưới nhau mới ba ngày, vẫn còn khách đến nhà thăm, cha mẹ con cũng bận rộn phụ tiếp. Ngay lúc này, có hai người bạn bước vào, vừa cung tay chúc mừng vừa cười bảo con:

- “Chú Kim này, em thật có lỗi nha, kết hôn mà không báo cho các anh hay, sợ hao rượu phải không?”

Con vội bước tới nghinh đón, cười đáp:

- Thật xin lỗi quá! Do kết hôn gấp gáp, lại bận bịu nên không báo tin kịp. Mong các anh lượng thứ cho!

Lúc này Tiểu Khiết mang nước ra mời. Các anh bạn đùa:

- Chà! Chú Kim này! Tôi phải trách chú không báo tin đấy! Té ra thím xinh đẹp thế nên sợ chúng tôi... cướp đi có phải không?

Con cười ha hả, nói:

- Đẹp cái nổi gì! Xấu quá đi! Em còn đang hối hận đây này!

Con nói chưa dứt câu, Tiểu Khiết đột ngột quay lại, hai mắt trợn trừng, đỏ ngầu, tia nhìn hung dữ, ả giáng cho con hai bạt tai. Lúc đó mắt con nổ đom đóm, người trong nhà đều đứng ngây ra nhìn, còn cô vợ mới vừa khóc vừa la làng, làm ầm ỹ lớn chuyện, nhất định không chịu bỏ qua. Con bị tát đau điếng đến mê muội, thịnh nộ nổi lên, chỉ muốn xé nát cô ta ra. Nhưng con vừa đưa tay lên thì buông xuống, lý trí nhắc nhở mình: “Không nên làm vậy khiến láng giềng chung quanh chê cười, không nên làm ba mẹ phiền bực”.

Do hai anh bạn áy náy xin lỗi và mọi người xúm nhau khuyên giải, con đành phải nén giận, ráng gượng cười làm vui.

Suốt 12 năm nay, chúng con luôn gây cãi đánh nhau khônq ngừnq, làm ầm ỹ và đòi ly hôn 6 lần, có 2 lần Tiểu Khiết dọn đồ đi. Nhưng mỗi khi sắp làm thủ tục ly hôn, luôn bị thân bằng quyến thuộc xúm vô ngăn trở, khiến việc ly hôn bất thành. Điều này khiến tâm con luôn thống khổ. Cả hai đứa đều muốn ly hôn, nhưng cứ gặp cảnh chia tay bất thành. Có quái dị không chứ? Xin Sư phụ chỉ dạy giúp cho con”.

Trong lúc anh Kim nói, Hòa thượng Diệu Pháp khép nhẹ đôi mắt như đang nghe, lại giống như đang tư duy.

Bây giờ ngài mới đưa mắt nhìn anh Kim và hỏi:

- “Anh dẫn con trai đi sở thú, ưa ngắm nhìn lũ chim công lắm phải không?”

- “Dạ phải. Con thấy con Công xòe đuôi rất đẹp!”

Hòa thượng mỉm cười kể:

- “Cách đây ba đời, anh sinh ra nơi một thôn trang dưới núi, là một nam tử hán. Anh thường lên núi đốn củi và gặp một con Công ở trên núi. Mỗi lần gặp thường hay cho nó ăn thứ gì đó, Công hay chơi đùa với anh, anh cũng rất thương Công và con Công cũng quyến luyến anh. Có ái tức có tình! Đời sau (là kiếp thứ hai) anh vẫn sinh làm đàn ông, nhưng Công thì chuyển sinh làm phụ nữ, do tình cảm kiếp trước mà kết thành phu thê. Nhưng bởi vì cô vợ từ kiếp súc sinh mới chuyển lên. tuy mang hình hài người nhưng tập tính thú cầm vẫn còn, cho nên vợ chồng thường gây cãi ầm náo. Lúc anh nổi thịnh nộ khó tránh khỏi đánh vợ, cô ta là nữ nên đánh không lại anh, tất nhiên ghim hận trong lòng.

Đời sau nữa, anh vẫn chuyển sinh làm Nam, ăn mặc giống như người luyện võ. Hôm nọ anh đẩy xe mộc luân xa (*) lên núi, bất ngờ gặp một con Sói. Anh liền lấy dây xích sắt đánh nó, chẳng mấy chốc con Sói bị hạ gục. Anh lập tức dùng xích cột cổ và ra sức xiết chặt, con Sói giãy giụa một lúc thì bất động. Anh bỏ con Sói nằm ở đó rồi đẩy xe đi. Chập sau, con Sói tỉnh dậy, nhân vì bị thương tổn hại đến thần kinh khiến tứ chi nó bại liệt. Nó tru lên, gọi những con Sói khác tới kéo nó về động, dần dần nó chết đi".

Hòa thượng Diệu Pháp kể xong câu chuyện, nhìn thấy mặt anh Kim bán tín bán nghi, liền hỏi:

- “Nơi cổ vợ anh có hằn những đường mờ màu trắng, vết sẹo nằm lộn xộn không có hàng lối gì hết phải không?”

Nghe nói thê anh Kim cả kinh, mặt mày biến sắc thưa:

- “Dạ đúng, đúng như vậy!”

Hòa thượng nhìn gương mặt tái nhợt của anh, ôn tồn nói:

- “Anh đừng căng thẳng quá như thế. Mỗi người thân thể hình thái, ngũ quan tướng mạo cho đến vân tay, dấu bớt... mang từ lúc còn trong thai; ngay cả tập khí, tính tình, đẹp, xấu, trắng đen... toàn bộ đều liên quan đến nghiệp đã tạo đời trước.

Bởi vì anh bình thường tâm địa hiền lương, ưa làm chuyện phúc thiện giúp người, bản thân tuy không tin Phật, nhưng lần này vẫn muốn tình nguyện chở giúp người lên núi lễ Phật nghe pháp, nhờ vậy mà hôm nay có duyên được nghe ta giảng cách phá giải nhân quả cho. Đã nói phá, tức là có phương cách hóa giải. Anh không nên cứ đinh ninh cho rằng ngủ bên cạnh mình là một con Sói - Vì vợ anh hiện giờ đang thực sự là người!

Mỗi chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay luân hồi trong lục đạo, có cõi nào mà chẳng từng đỉ qua? Phật ngày xưa cũng từng hiện làm thân Nai chúa mà? Ta hỏi anh một việc nữa, anh có giúp mấy cô gái mua vé vào tham quan cảnh Chùa hay không?”

Giám đốc Kim lộ vẻ rất kinh ngạc, thưa:

- “Dạ có, dạ có. Đấy là mấy nữ công nhân thất nghiệp, muốn vào chùa bái Phật, nhưng không có đủ tiền mua vé. Lúc đó con đi ngang, thấy vậy nên giúp dùm. Làm sao mà chuyện vụn vặt này mà sư phụ cũng biết?”

-“ Muốn người đừng biết, trừ phi mình đừng làm!. Bất kể làm thiện hay ác chi cũng đồng một lý này cả.”

- “Thế... con làm qua việc xấu gì... ngài cũng biết hết ư?”

- “Chư Phật Bồ-tát, thiên, địa, quỷ, thần... đều biết và thấy hết! Vì vậy Phật mới khuyên chúng ta không nên làm ác, mà phải làm toàn điều lành.”

- “Vậy thì có phải sau này Tiểu Khiết sẽ lấy mạng con?”

Hòa thượng chậm rãi nói:

-“Đợi đến khi anh hơn 40 tuổi, vào một tối nọ, anh về nhà, do một chuyện vặt vãnh mà gây cãi ầm ỹ cùng vợ và anh sẽ ra tay đánh cô ấy. Rồi anh nằm ngủ. Vợ anh sau một hồi khóc lóc, tâm lang sói sẽ bộc phát Thế là cô đi tìm một sợi dây điện, gắp đôi lại, rồi một đầu quấn quanh cổ anh, lòn đầu kia vào lòng dây đôi nơi cổ, rồi cột vào chân giường. Sau đó hai tay ả nắm chắc dây điện, dùng chân đạp trụ giường, ra sức kéo, xiết cổ anh. Anh giẫy giụa một hồi, rồi bất động. Cô vợ sẽ nới tay nghỉ mệt một lúc, xong lại làm tiêp, vừa kéo, xiết dây, vừa mắng anh... dè đâu anh tỉnh dậy, mở mắt ra... nhưng từ cổ trở xuống đã mất tri giác, từ đó anh bị bại liệt”...

Nghe đến đây, mặt anh Kim trắng bệch không còn chút máu. Anh vội quỳ xuống trước Hòa thượng Diệu Pháp, khủng hoảng thưa:

- “Xin sư phụ cứu con! Cách đây 5-6 năm về trước, có lần con đi vào một công ty Bách hóa, khi ra về vừa ra tới cổng lớn thì con thấy có người đẩy chiếc xe lăn cũng tiến ra cổng. Con vô cùng kinh ngạc khi phát hiện người ngồi trên xe lăn... chính là con (nhưng tuổi lớn hơn) nhìn khoảng ngoài bốn mươi tuổi! Con liền định thần; nhìn lại, thì lại thấy không phải là con. Rồi con nhìn lại nữa, lại thấy đó chính là con! Hiện tượng kỳ quặc này đã khiến con suy nghĩ suốt mấy ngày. Lúc đó con có nghĩ: “Phải chăng mình đang thấy trước điềm báo vào lúc hơn 40 tuổi, mình sẽ bị bại liệt?” Lúc đó con suy nghĩ nát óc mà không hiểu được. Bây giờ nghe sư phụ kể câu chuyện này rồi, thì con đã hiểu và tin - xem ra mình thực sự sẽ bị nạn đó - Xin Ngài, xin Ngài hãy cứu con, hãy thu nhận con làm đồ đệ! Từ nay trở đi con muốn là đệ tử của Phật. Nếu không, cho dù con kiếm được tiền nhiều đến mấy, thì nào có ích chi đâu?”

Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười nói:

- “Con hãy đứng dậy, chuyện qui y hãy đợi trong chùa thông báo cho. Còn như giúp con giải trừ nạn này, thì mấu chốt nằm ở bản thân con. Trước tiên con phải sám hối nghiệp gây gỗ, đánh đập người trong kiếp trước và lỗi đã sát hại con Sói. Giờ đây con có thể lên đại điện lễ Phật sám hối. Sau khi về nhà rồi thì phải thiết lập Phật đường ngay trong nhà. Nếu không tiện thì không lập cũng được, vì Phật tại trong tâm mà. Nhưng quan trọng là mỗi ngày, vào lúc rảnh, con tranh thủ nhín thời gian tụng một bộ kinh “Quán Thế Âm Bồ-Tát Phổ Môn Phẩm”, tụng khoảng hơn nửa tiếng thì xong một biến. Tùy theo thời gian của mình mà mỗi ngày con tụng mấy biến đều được. Lúc tụng phải tịnh tâm chuyên chú, chí thành hồi hướng cho “con Sói đời trước” bị con làm hại, giúp nó tăng gia phúc báo, kết duyên với Phật môn, tiêu trừ tâm sói và tâm sân si oán hận đối với con. Dần dần con sẽ thấy vợ con thay đổi, đối với con từ ái tử tế hơn, gia đình sẽ hòa thuận, bi kịch vốn phải phát sinh sẽ không phát sinh nữa.

Đây gọi là “cảnh chuyển theo tâm”, nghĩa là tâm con có thể chuyển cảnh, khiến phong khí gia đình được thiện hóa theo. Con phải tu sửa tâm, giữ thân khẩu ý trong sạch để chuyển ác khí thành hiền khí, chuyển phiền não thành bồ đề, vì “vạn pháp duy tâm tạo”.

Sau khi con rời khỏi nơi này rồi, từ đây phải thường thân cận thiện tri thức cho nhiều vào. Đối với bạn bè, con có thể đem kinh nghiệm từng trải và sự tu hành của bản thân mình để thuyết pháp, hóa độ họ vào chánh đạo. Lúc rảnh nên đọc Kinh tạng, nghiên cứu nhiều để hiểu cho sâu, tự khai mở trí cho mình.

Bình thường có đi đâu, dù tản bộ hay lái xe, hoặc khi rảnh rỗi, nên thường niệm danh Bồ-tát

Trong xã hội dẫy đầy bạo loạn tranh đấu như hiện nay, không nên mưu đồ chiếm lợi nhiều, không nên truy cầu tiền bạc bất nghĩa. Phải biết “hại người chính là hại mình”. Từ nay về sau, quyết không làm bất cứ điều gì sai trái có lỗi với lương tâm mình. Khi làm việc, cư xử cần thành thật. Nên nộp thuế đúng thời, chỉ làm toàn những điều lợi quốc, lợi dân. Được vậy thì nhất định hãng xưởng của con sẽ trụ vững, không thất bại trong thương trường.

Do con bái ta làm thầy, nên ta truyền thọ Phật pháp cho con. Phải tôn kính tuân hành, mới là đệ tử Phật chân chính, như vậy sẽ được Thiên long hộ vệ, chư Bồ-tát gia trì. Nếu con khinh suất không chịu giữ giới luật, thì con chẳng phải là đệ tử Phật, cho dù con có được tờ phái chứng nhận mình đã qui y thì hiện tại khó được Phật chúc phúc, mà tương lai cũng sẽ rơi vào ác đạo. Ta giảng nãy giờ, con nghe hiểu hết chưa?”

Anh Kim một bề cung kính lắng nghe, vội thưa:

- “Bạch sư phụ! Con hiểu rõ hết rồi ạ, xưa nay con vốn chẳng hút thuốc hay uống rượu chi, ngay cả trà còn chẳng dùng tới. Từ hôm nay trở đi con thề giữ giới nghiêm minh, dứt tuyệt ăn mặn...”

Đoạn sau câu chuyện tôi nghĩ chẳng cần kể tiếp nữa. Hiện nay gia đình giám đốc Kim và bận rộn tất bật, trở thành một thương hiệu được tín nhiệm, cực kỳ nổi danh.




Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 12 Jan 2015, 9:48 PM
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 9:48 AM | Message # 7
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

TU KHÔNG NÊN ĐỘC TÀI

Một buổi chiều nọ Hòa thượng Diệu Pháp mới vừa an tọa, thì một vị tóc điểm muối tiêu tiến tới quỳ xuống, chưa khai khẩu đã tuôn lệ như mưa, khóc chẳng thành tiếng, mọi người an ủi, ông mới dần bình tĩnh được chút và bắt đầu hương về Hòa thượng kể chuyện của mình, cầu xin chỉ dạy.

Ông vừa buồn vừa tự trách, giống như phát xuất nỗi niềm sám hối bi ai từ nội tâm, khiến người có mặt ở đó không ai là không rơi lệ.

Ông kể mình vừa bắt đầu hướng dẫn vợ và các con bước vào đường học Phật thì đã nhanh chóng dứt bỏ ăn mặn, toàn bộ thời gian rảnh ông đều dùng vào việc tụng kinh, hoằng pháp lợi sinh, tu tập tinh tấn. Trước khi học Phật ông có mua một đầu máy video hiện đại, chỉ xem qua có 4-5 cuộn phim thôi, đến nay đã 10 năm, chẳng hề động tới nữa.

Riêng truyền hình, ngoại trừ nghe tin tức ra, các tiết mục văn nghệ khác ông cũng chẳng để mắt tới. Việc học Phật đem lại cho toàn gia đình ông nhiều cái hay vô cùng, có thể nói gần 10 năm nay, trong gia đình chẳng phát sinh điều gì bất như ý.

Điểm tuyệt nhất là cả nhà không hề vướng qua bịnh chi. Trong lúc cùng các bạn đạo bàn luận, ông thường nêu lên những cái hay về ăn chay, học Phật. Lòng đầy niềm tin và tôn kính đối với Phật.

Năm ngoái, có một Bác sĩ bảo ông:

- “Mười năm anh nay không ăn thịt, nhất định là thiếu dinh dưỡng, anh tự cho mình không bịnh, thi thấy như không có bịnh. Nhưng nếu anh đi bịnh viện kiểm tra máu mà không có vấn đề chi thì chúng tôi sẽ niệm Phật ăn chay theo anh!”

Dưới sự cổ vũ của bạn đồng tu, ông bèn làm cuộc kiểm tra.

Lúc lấy phiếu xét nghiệm, ông hỏi người nhân viên:

- “Huyết dịch tôi có vấn đề chi không?”

Họ đáp:

- “Có, năm nay ông tuổi gần 60, mà máu huyết lại giốnq như người 20-30 tuổi! Vậy là không bình thường!!!”

Ông mới đầu hơi ngẩn ngơ một chút, sau đó bật cười. Khi đem kết quả tới cho mọi người xem, ông bảo:

- “Nếu xét theo tiêu chuẩn người ăn mặn thì máu tôi đương nhiên là bất thường. Nhưng tình trạng máu huyết giống thanh niên không phải là chuyện tốt hay sao? Bởi vì suốt mười năm nay tôi không động đến rượu thịt, thuốc hút, nên máu tôi đã được thanh lọc, tịnh hóa. Tiêu chuẩn này có thể nói là không giống phần đông người bình thường. Chúng ta ăn chay tức là đang tịnh hóa máu huyết mình, là phản lão hoàn đồng, là trở về với mộc mạc chân thực, khiến cuộc sống hôm nay thân ít bịnh, hoặc không bị bịnh khổ, khiến kiếp nhân sinh hữu hạn lại càng thêm tốt đẹp...”

Nói đến đây, đột nhiên ông trầm tư một chút, mắt lại tuôn lệ.

Ông sụt sịt kể, nửa tháng trước tai họa đã giáng vào gia đình ông. Đứa con gái ông cưng yêu nhất bỗng dưng liên tục hai ngày ăn gì đều ói, đi bịnh viện khám họ nói nó bị... ung thư bao tử ! Nhưng không thể phẫu thuật vì bịnh đã di căn phát tán trầm trọng. Bác sĩ nói sau này bịnh sẽ ngày càng chuyển ác, thời gian sống tối đa chỉ còn nửa tháng. Gia đình ông nghe tin này như sét đánh ngang tai, ngày ngày rửa mặt bằng... nước mắt, chẳng biết làm sao. Bác sĩ nói con gái ông bịnh là do cơ thể thu nạp ít mà lại làm quá sức do lao lực tích lũy lâu ngày, thành bịnh nan y.

Rồi ông tỏ vẻ nghi ngờ, nói:

- “Thưa sư phụ, chẳng phải trong Kinh Địa Tạng từng giảng: lễ bái tượng Địa Tạng, tụng Kinh Địa Tạng sẽ được các thiện báo như: gia trạch vĩnh an, kéo dài tuổi thọ, tật dịch chẳng đến?... Nhưng vì sao nhiều năm nay con tụng Kinh Địa Tạng và các kinh khác mà hiện tại lại bị đại nạn ập xuống đầu như thê? Bà nhà con nói: “Nếu như không học Phật thì chẳng đến nỗi con gái phải bịnh nặng như vậy!”. Thế này thì e rằng thân thích láng giềng vốn không tin Phật sẽ càng dèm pha chê trách um lên, thậm chí còn làm lung lay tín ngưỡng của con. Xin hỏi Sư phụ, con đã trồng nhân gì mà bị ác báo này?”

Hòa thượng ngồi xếp bằng trên tràng kỹ đôi mắt khép nhẹ như đang lắng nghe. Thấy cư sĩ hỏi, ngài từ tốn đáp:

- “Lời Phật là chân ngữ, thật ngữ, không gian dối, quyết chẳng gạt lừa người. Nhưng vì sao nhà ông gặp đại nạn như thế?

Ở đây ông phải tự hỏi bản thân mình một chút. Như ông vừa nói, ngoài nguyên nhân do con gái ông lao lực quá độ thành bịnh ra, bản thân ông cũng có lỗi một phần. Tuy ông siêng năng học Phật nhưng chẳng bỏ được tính cố chấp độc đoán. Phật pháp cùng thế pháp vốn không phân biệt nhưng ông lại cho đối lập nhau.

Một mặt ông đem Phật pháp tích cực giới thiệu cùng mọi người, khiến kẻ nghe pháp được lợi ích, thậm chí giúp nhiều người ly khổ đắc lạc, như vậy là rất tốt.

Nhưng ông cũng đem Phật pháp biến thành trói buộc, bắt vợ con “nhốt” trong khuôn khổ do mình định lập ra. Thậm chí khi vợ con ông ra ngoài, đi đâu, muốn trang điểm một chút cũng bị ông phê bình cho một trận. Con cái ông thỉnh thoảng nếu nghe những bài nhạc đang thịnh hành, thì ông xem như phạm vào đại kỵ, có lỗi với phép tắc “đại giáo huấn” của ông, lập tức sẽ bị ông nghiêm khắc quở trách. Nếu họ có chút phản ứng, thốt lời phê bình hay tỏ thái độ không phục, thì ông lớn tiếng quát la, thịnh nộ như sấm rền. Ông lập tức biến thành Pháp quan, một bề làm vệ sĩ hộ giáo, như thể trong thiên hạ chỉ có ông mới là người học Phật chân chính. Hễ nghe trong Phật môn có chút việc không đúng pháp, thì ông ghim mãi trong lòng, phê tam bình tứ... Tuy ông có chánh tri chánh kiến nhất định, nhưng mắt toàn chỉ thấy lỗi người, tâm chứa toàn thị phi phải quấy và nhìn ai cũng thấy đêu là ngoại đạo. Thế là rất sai.

Ông phải biết mọi sự trên đời đều có nhân quả mà người chân thật tu hành thì không nên dòm tìm, soi mói lỗi thế gian. Sai sót của ông chính là do quá chấp trước nên đã biến tâm mình thành tâm ma, rơi vào cảnh quỷ! Thật ra cũng có Ma bên ngoài, nhưng không có gì đáng sợ. Người tu phai khéo biến Ma thành thiện tri thức giúp mình thành Phật.

Năm xưa, lúc Phật Thích-ca làm tiên nhân nhẫn nhục để vua Ca Lợi chặt thân thể thi Ngài tuyệt không có “ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng’’... Không những tâm chẳng sinh oán hận mà còn phát nguyện tương lai mình thành Phật rồi, người sẽ độ đầu tiên là vua Ca Lợi. Đây mới là tấm lòng và cảnh giới, tri kiến của Phật.

Ông có biết sau khi nổi nóng hầm hè với vợ con rồi, trong lòng họ thấy thế nào chăng? Do họ bị ông áp chế, khí oán giận không được bung ra nên phải nén cả vào trong lòng. Hơn nữa ngọn lửa vô minh của ông, tùy theo tiêu chuẩn đạo đức ngày càng thấp của xã hội mà càng cháy bùng dữ dội, thế là người nhà biến thành nạn nhân, thành cho trút bực, trút giận của ông; họ phải chịu đựng trường kỳ tháng, năm như thế, làm sao kham thấu?

Ông hiện giờ là một người hai mặt. Một mặt là kẻ rất có ái tâm, là chồng tốt yêu vợ, cha lành thương con. Nhưng một mặt khác nữa lại là kẻ có tâm ma hung ác, toàn gieo tổn thương trầm trọng cho quyến thân.

Giờ đây con ông vướng bịnh hiểm, ông chẳng những không phản tỉnh để nhìn ra lỗi mình, ngược lại còn oán trách Phật Bồ-tát không che chở chúc phúc. Cho dù Phật Bồ-tát có đại thần thông, cũng không thắng nỗi nghiệp lực của ông. Giống như hãng sửa xe trên thế giới dù có kỹ sư bảo trì tài giỏi tối ưu, nhưng cũng không sao sửa nổi những chiếc xe bị ông mặc tình chà đạp gây tổn hại. Con gái ông bị ép phải sống ngoan, sống tốt đúng theo khuôn khổ ông chế định, trong công tác nó luôn ráng làm vượt thành tích cho mọi sự được đẹp hơn tuyệt hơn... Vì vậy mà tinh thần, thể lực bị tiêu hao đến cực độ. Bữa ăn dùng chay buổi trưa nó thường bị bạn bè hiếu kỳ tranh nhau dùng hết, bản thân ăn không đủ no, lại chẳng muốn ăn ở ngoài.

Tối đến về nhà, đói quá sinh mệt, ăn cũng không được bao nhiêu. Như thế lâu dần, tạo thành nội thương bao tử, do tích lao thành bịnh. Những thống khổ, u buồn trong tâm được che đậy bằng nhiệt tình công tác nổi trội, đến mức bịnh nhập xương tủy mới đi bịnh viện thì đã muộn. Tôi nói tình huống vậy có đúng không? Ông còn trách Phật Bồ-tát nữa chăng?”

Những cư sĩ khác tại hiện trường đêu bị lời của Hòa thượng thu hút, hầu như quên mất “nhân vật chính” đang thỉnh pháp. Bây giờ nghe Hòa thượng hỏi, họ đều quay sang nhìn ông, thấy ông hai mắt dán chặt vào sư phụ, lệ tuôn đầm đìa. Nước mắt nước mũi chảy chèm nhèm làm ướt đẫm cả một phần áo nơi vùng ngực, mọi người đêu thông cảm cho nỗi thống khổ của ông.

Nqhe Hòa thượng hỏi, ông như sực tỉnh, lên tiếng yếu ớt

- “Bạch sư phụ, không lẽ ái nữ của con hết cách cứu rồi ư? Con van xin ngài hãy cứu cháu giùm, nó còn trẻ quá!”

- “Ông vẫn chưa hồi đáp là những lời ta nói về tình hình của ông có đúng không?”

- “Dạ đúng hết! Hoàn toàn đúng! Là do con thực hành và hiểu Phật pháp không thấu đáo, là tại con hại ái nữ của mình. Nó mà chết đi, con cũng không thiết sống nữa!”

- “Ông chết rồi, vợ ông sống nổi hay sao? Phần bụng trên của bà có một khối u cứng, 10 năm trước ông đã từng sờ qua rồi, nhớ không?”

Nghe đên đây, cư sĩ cả kinh thất sắc, òa khóc to, âm thanh vang trời động đất. Từ khi sinh ra đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh một người đàn ông tuổi gần 60 bộc phát niềm bi thống dữ dội như thế, tiếng khóc ông lớn đến nỗi làm chấn động và ù cả tai tôi. Chỉ thấy hai gối ông khụy xuống, hai tay không ngừng đánh vào đầu mình, các cư sĩ gần bên vội giữ tay ông lại. ông sầu đau cực độ, nói trong nước mắt:

- “Quán Thế Âm Bồ-tát ơi! Con tình nguyện xuống địa ngục vô gián, vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp không thoát ra, để xin đổi mạng cho ái nữ của con được sống! Quán Thế Âm Bồ-tát ơi! Là con có lỗi với bà vợ hiền huệ của minh, 10 năm trước con có sờ và biết bà có khối u cứng trong bụng, nhưng con không nghĩ nó sẽ đoạt mạng bà. con thật quá ngu si! Lúc nào cũng cho mình là đúng, con thường tuyên bố: “Người quản tôi chưa sinh ra!” (nghĩa là trên đời, không ai quản được con). Con quá ngông cuồng kiêu mạn, tự sa vào tâm ma, quả báo vẫn là chính mình tự thọ. Hu hu! Con luôn cho rằng mình là người chồng tôt, cha lành. Té ra con chỉ là kẻ ôm tâm xấu hại người! Ha Ha! Vợ của con 30 năm nay luôn tròn phận hiền thê, mẹ đảm, một bề phu xướng phụ tùy... Con muốn học Phật, bà cũng chìu, con bắt ăn chay (cho dù trong lòng bà không muốn) nhưng cũng nguyện ăn chay theo con bao năm nay. Sau đó con đề xuât ngủ riêng, đoạn dục... hễ con nói là bà vâng theo, chưa từng nghĩ đến tâm tư tình cảm của bà. Quên rằng bà cũng là người biết buồn, vui, hờn giận... con luôn cho là mình tu hành rất tinh tấn! Bây giờ con mới biết thế nào là học Phật đúng đắn! Con chính là ma quỷ luôn đem đến áp bức thống khổ cho người, vì con chỉ biết có mình, luôn cho rằng cái gì mình cũng đúng, cũng hay. Không ai được phép cãi... con sống ích kỷ tư lợi, sống luống uổng suốt bao năm nay, hu hu!... hu hu!”

Tôi trước đây chỉ nghe các bà, các cô, các mẹ... vừa khóc vừa rên, hôm nay lần đầu trong đời mới nghe một nam tử 60 khóc hù hụ, kể lỗi mình um sùm, vừa khóc vừa than vừa sám hối. Nếu như ông không thật tâm sám hối, sao có thể thốt ra những lời chẳng màng đến thể diện mình như thế?

Trong phòng khách bên phía quý bà đều bật khóc thành tiếng, còn quý ông thì không ai là không rơi lệ.

Lúc này tôi phát hiện chỉ có Sư phụ là điềm nhiên đoan tọa, đôi mắt hơi khép của ngài khẽ động đậy. Trong lòng tôi bỗng nổi lên nghi vấn. Trước tình huống cảm động này vì sao Sư phụ không chút xót thương mà cứ ngồi bất động như thê? Sao Ngài không mau mau nghĩ cách phá giải giúp cho họ?...

Bỗng Sư phụ khai khẩu, nhưng chẳng hề mở mắt, tuy âm thanh ngài không lớn, nhưng có đủ sức mạnh khiến các tiếng khóc nghẹn ngào ngưng bặt ngay:

- "Ta đâu có nói là con gái ông nhất định phải chết? Sao ông chẳng hỏi phương pháp cầu sống?..."

- "Dạ???..."

Không khí trong phòng như ngưng đọng, mọi âm thanh hoàn toàn im bặt.

Lão cư sĩ bỗng quỳ mọp trước Sư phụ dập đầu lia lịa nghe vang thành tiếng, tại hiện trường mọi người đều quỳ xuống hết...

Sư phụ giống như không nhìn thấy cảnh tượng xúc động này, vẫn binh tĩnh từ tốn nói:

- "Phật pháp là diệu pháp, “tất cả duy tâm tạo , tâm có thể khiến ông đọa địa ngục, có thể khiến ông thành Phật, có thể khiến ông bị bịnh, tử vong, cũng có thể hóa giải hàn băng. Chú Đại Bi là thuốc hay vạn năng, khéo trị tám vạn bốn ngàn chứng bịnh. Nhưng cần phải sám hối chân thành thi tác dụng thuốc mới phát. Nếu như con gái ông lành bịnh rồi, ông có còn nóng nảy, độc tài, áp bức... nữa chăng?"

- "Quyết không! Con sẽ không dung dưỡng các tật xấu đó nữa, con sẽ đổi mới, làm lại từ đầu."

- "Được! Tốt lắm! Nếu muốn thành Phật, trước phải thành người hoàn mỹ. Phật đối với tất cả chúng sinh đều từ bi. Phật là bậc đại giác, có thần thông trí huệ cao tột, nhưng Ngài chưa bao giờ nổi nóng cáu giận với đệ tử, chưa hề la hét chửi mắng ai. Pháp Phật giảng là giúp người minh lý, hiểu rõ đạo rồi, thì trong sinh hoạt ngày thường, trong công việc thực tiễn luôn thực hành Phật pháp. Đây gọi là “minh lý tức sự”. Chúng ta ngày ngày đều gặp rất nhiều việc xảy ra ngoài dự tính, bởi vì quý vị đã minh lý, đã hiểu Phật pháp, cho nên không để những cảnh đó chuyển, mà sẽ như pháp giải quyết, xử lý sự việc, đây chính là “minh lý tức sự”.

Người tu hành mà phát cáu, nóng nảy hét la ỏm tỏi là tối đại kị, có câu: “Lửa sân thiêu hủy rừng công đức” tuyệt không phải là lời hư vọng. Đã là đệ tử Phật mà không sửa đổi, không từ bỏ tính xấu này, thì cho dù cả ngày tụng nhiều bộ kinh, giảng pháp nhiều lần, độ biết bao người học Phật, thì bản thân cũng không ra khỏi tam giới. Để cho tính khí nóng nảy sân giận bộc phát là biểu hiện bản thân mình đang quá vô minh! Vô minh nghĩa là không sáng, bản thân quý vị Phật pháp không sáng tỏ, thì làm sao có thể độ người viên mãn được?

Trong thời đại hiện nay, con trai con gái, chỉ cần có chánh tri chánh kiến, có thể giữ ngũ giới thập thiện, thậm chí có thể ăn trường trai, đều là việc khó làm, rất hiếm, rất quý. Nếu như ông cứ chấp nhất cứng cỏi, vì cầu toàn mà khư khư đem giới luật của người xuất gia, áp đặt cho hàng tại gia, rồi ép buộc, quở trách họ, như thế là quá ngu si, đây giống như “kéo mạ thúc lớn” (*), làm vậy chỉ khiến người lánh xa Phật pháp, biến Phật pháp thành khủng bố, đe dọa, áp bức...

Chẳng phải Lục tổ từng giảng: “Nếu lìa thế gian tìm con đường giác ngộ thành Phật, giống như tìm sừng thỏ, vĩnh viễn không tìm được”. Con gái ông ra ngoài, có thể điểm trang chút ít hay mặc y phục lịch sự xinh đẹp, có thể cùng chúng bạn thưởng thức những ca khúc đang lưu hành (miễn là nội dung âm nhạc lành mạnh, có ích)... thì đều được cả. Không bắt buộc họ phải suốt 24 giờ niệm Phật mới là tinh tiến. Ông phải hiểu rõ Phật pháp như thế này: tự thúc lỉễm ngôn hạnh, giữ gìn tác phong của mình chuẩn mực cũng chính là niệm Phật! Sống trong thế gian, đối diện mọi hình sắc, cảnh duyên phải luôn có con mắt sáng suốt biết tuyển trạch pháp nhãn, “ưng vô sở trụ mà sinh kỳ tâm”. Mỗi ngày, buổi tối trước khi ngủ, ông nên sắp xếp tĩnh tọa chừng 40 phút, niệm Phật hoặc trì chú, hay tu pháp môn nào đó hợp với mình, nhằm giúp tĩnh tâm, mục đích giải trừ mỏi mệt cả ngày, cũng tính là khóa tu tối thường nhật.

Được rồi, chúng ta đã minh bạch chân tướng vũ trụ, tức là nhìn thấu phá. Nhìn ra rồi thì phải buông. Nếu như nhìn thấu phá mà chẳng buông, thì ông so với hàng tục nhân chưa nhìn thấu, càng chẳng tự tại, bởi vì trong lòng ông ngoài tám vạn bốn ngàn phiền não trần lao ra, còn bị áp lực Phật pháp đè nặng.

Bây giờ xin chư vị hãy buông tất cả hết, để được đại tự tại.

Mỗi cá nhân nên quý người bạn hữu duyên ở bên cạnh mình, là đệ tử Phật, ta đối với động vật có thể sinh lòng từ bi, thế thì vì sao lại cư xử vô tình với người bên cạnh, làm tổn hại thân nhân mình? Ông bao niên kỷ mới tin Phật? Bao nhiêu tuổi mới trì giới? Có cư sĩ tin Phật mấy mươi năm rồi, đến nay chẳng phải vẫn còn ăn tam tịnh nhục đó ư? Ở đây tôi không nói đúng hay sai, mà chỉ nói vấn đề thời cơ, nhân duyên thôi, hễ trăng đến rằm thì sẽ tròn.

Cả nhà ngồi chung một bàn, có kẻ ăn thịt uống rượu, có người ăn chay tin Phật, thế thì một bàn cứ chia hai mâm, chẳng có gì là không đúng. Thế giới này chính là một bàn nhiều mâm mà. Lục tổ trong hoàn cảnh thắt ngặt đặc biệt vẫn phải phương tiện ăn rau cạnh thịt, rau ấy có dính vị thịt chăng? Chẳng ảnh hưởng đến việc thành Tổ của Ngài.

Không nên vừa hiểu chút Phật pháp, liền lập ta ở trỏng rồi khoa chân múa tay làm... cảnh sát trong Phật giáo, một bề kiểm soát áp đặt, bắt bẻ lung tung. Đến khi ác quả thành hình thì hối hận đã muộn!

Đạo Thiên Chúa, Tin Lành giảng bác ái, đây cũng là quan điểm của Phật giáo. Chúng ta cần dùng tâm Bồ-đề bác ái của Phật cảm hóa chúng sinh tiến vào Phật môn, chứ đừng dùng phương pháp tranh đấu, chỉ trích, quở mắng, rầy la.

Được rồi, cư sĩ mong giúp con gái ông chuyển nguy thành an? Thì 8 giờ sáng mai ông lên đại điện bắt đầu lễ Phật, tụng 7 biến “Sám Đại Bi” hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Xin ông nhớ nhắc con gái, ngày mai cháu ở nhà bản thân cũng phải bắt đầu tụng “Kinh Địa Tạng”, tụng cho đến khi cháu hoàn toàn bình phục, và từ đây về sau cháu hãy chuyên tụng “Kinh Địa Tạng”.



Còn phần ông, ngày mai lễ xong “Sám Đại Bi” rồi thì bắt đầu lễ ba bộ “Lương Hoàng Sám”, lúc bái sám phải dùng tâm thành lễ bái (giống như ông vừa thành tâm sám hối hồi nãy đó), nếu không thành tâm thì sám hối, tụng chú gì cũng chẳng linh - Phải khắc cốt ghi tâm, thành ý hết lòng mới có thể chiêu được cảm ứng “chấn thiên động địa”. Phần các cư sĩ, quý vị có chịu làm công đức này không?”

- “Chúng con đồng ý ạ!”

Âm thanh hồi đáp vang vọng làm rung chuyển cả mặt kính lưu ly trong phòng.



Hòa thượng mỉm cười, nụ cười hoan hỉ như trẻ thơ, khuôn mặt tuổi tác của ngài tươi như đóa sen mùa hạ, khiến mọi người xúc động, chiêm ngưỡng không rời.

Các đệ tử đều biết Hòa thượng xưa nay không hề vọng ngữ, chỉ cần bạn làm y theo lời Ngài dạy, thì sẽ ly khổ đắc lạc.

Trước khi kết thúc, Hòa thượng ngâm một bài thơ cho người suy gẫm:

Không tức sắc, sắc tức không
Phật pháp diễn giải vồ cùng thâm sâu
Đem thân hành pháp nhiệm mầu
Giúp người tỉnh giác tiêu sầu hết mê
Trong biển khổ hiện Bồ-đề
Muốn thành Phật phải oai nghi thiện lành
Độ mình độ khắp chúng sinh.
Học gương hoan hỉ, thấu tình cảm thông
Lòng bao dung tợ hư không
Có đi có đến, chẳng căng, chẳng chùng
“Trung đạo” hữu hiệu vô cùng
Rất là thích hợp nên thường hành luôn


-------

(*): Người cấy mạ không để mạ tăng trưởng tự nhiên mà cứ kéo mạ cao lên để thúc lớn, như vậy là quá khờ khạo, chỉ khiến mạ bị tróc rể, hư hoại.


Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 12 Jan 2015, 9:53 PM
 
thanhlongphapsu Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 11:01 AM | Message # 8
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
kathy Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 11:10 AM | Message # 9
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Saigoneses
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 11 Jan 2015, 11:18 AM | Message # 10
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
saigoneses Date: Thứ Hai, 12 Jan 2015, 3:59 AM | Message # 11
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng

NGHIÊM CƯ SĨ

Nghiêm Đại cư sĩ là nhân vật khá nổi tiếng đối với các tự viện trong nước. Sở dĩ người ta gọi Ông là “Đại cư sĩ”, là do 3 điều:

Thứ nhất là Ông rất giàu, sở hữu nhiều hãng tiệm khắp các thành phố lớn trong nước. Thứ hai là Ông phát hùng tâm in kinh, tạo tượng, cúng dường, bố thí cực kỳ lớn. Thứ ba là tính khí của Ông… nóng nảy cũng lớn tương đương.

Người như Nghiêm Đại cư sĩ đây, tôi đã sớm nghe danh, nhưng bây giờ mới có dịp quen biết, khi Ông đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp. Ông khoảng chừng sáu mươi mấy tuổi, nhưng đầu tóc đã bạc trắng. Thoạt nhìn, trông Ông chẳng có phong độ đại gia chi cả, ngược lại còn giống hệt một người làm công già đã về hưu. Ông mặc cái áo lạnh màu lam, quần cũng màu lam nhưng nhăn nhúm, chân mang giày du lịch, mà giầy cũng nhếch nhác.

Bề ngoài lôi thôi này lẽ ra ít khơi gợi sự chú mục của người khác. Nhưng vì tôi đã nghe nhắc nhiều về thành tích của Ông, vốn nổi danh là kẻ “xem kim tiền như rác rưởi”, tính rất hào phóng rộng rãi.

Có người kể, Ông có một tượng Phật bằng vàng, rất quý, chỉ cần khách đến thăm tán thán ngưỡng mộ, ngợi khen... là Ông liền hai tay bưng tặng, dâng cho. Hễ gặp kinh sách Phật giáo hay thì lập tức cho sắp xếp in ấn với số lượng nhiều ít nhất cũng đầy một container loại 20 feet. Ông mà đến Chùa nào, chỉ cần phát hiện bàn ghế, chén, mâm... nghĩa là thấy vật dụng của Chùa không đủ dùng hay bị hư hao, thì lập tức bỏ ra số tiền kếch xù để ủng hộ.

Sau này Ông tuyên bố: “Bây giờ tôi không đưa tiền nữa mà sẽ trực tiếp mua đồ mà Chùa cần rồi đem tới” từ khi Ông phát hiện trong tự viện có cư sĩ nhận tiền của Ông xong, chẳng những không mua đồ mà còn lặn biến mất tăm.

- “Tôi cúng dường mà tạo dịp cho họ xuống địa ngục thì tôi cũng có tội, nên từ nay về sau tôi chỉ cung ứng đồ chứ không đưa tiền!” - Ông trợn mắt, nói với vẻ rất tức giận.

Ông còn vì ngôi Chùa nọ tạc một tôn tượng Quán Thế Âm Bồ-tát cao 22m, bằng gỗ thơm, cho thếp vàng toàn bộ là hai kí, tiêu hơn trăm vạn nhân dân tệ.

Hòa thượng Diệu Pháp mời ông ngồi, hiền hòa hỏi:

- “Sớm đã nghe nói về Ông, có chuyện gì mà Ông muốn tìm ta, hiện tại Ông đã thoái hưu rồi có phải không?”

Nghiêm cư sĩ kể hai chân mình đi đứng khó khăn, cảm giác rất nặng, ngoài ra còn bị nhức đầu mấy mươi năm nay, đã khám đủ các bịnh viện nổi danh trong nước lẫn ngoài nước, tốn rất nhiều tiền nhưng vẫn không hết.

Ông cũng có bái thỉnh mấy vị Phật sống Tây Tạng, xin quán đỉnh cho nhưng vẫn không dứt chứng nhức đầu. Ông giao xí nghiệp cho các con quản, tự mình niệm Phật, tới lui các tự viện. Thực tế là muốn cầu chư Phật Bồ-tát gia trì cho bịnh thuyên giảm, nếu không, Ông ăn ngủ đều không yên, nên hay phát cáu bực.

Ông thành thật thưa với sư phụ:

- “Con thừa hiểu tiền tài thế lực dù lớn cũng không thắng nổi nghiệp lực, không giúp giải hết ưu tư. Cho nên mấy năm nay con tận lực làm chút việc cho Phật giáo, hi vọng tương lai lúc ra đi có thề yên lành vãng sinh không thống khổ. Đọc cuốn “Báo ứng Hiện Đời’’ rồi con mới biết danh Sư phụ, thông qua nhiều mối giao lưu, dò la dữ lắm con mới tìm được chỗ Ngài cư trú, nên mạo muội tìm đến bái kiến... Con cũng hiểu Ngài bế quan tu không tiếp khách, nhưng con vẫn cố chấp, ráng tìm đến trước cửa, xin Hòa thượng từ bi hiểu cho mà tha thứ, con một mực rất muốn biết, tại sao con vì Phật giáo tạo nhiều công đức lớn nhỏ có đủ, thậm chí đã ăn chay bao năm nay, chẳng những bịnh nhức đầu không lành mà chân cũng có vấn đề, mong Hòa thượng từ bi khai thị.”

Hòa thượng bảo:

- “Cư sĩ chẳng nên khách sáo, tôi sở dĩ không tiếp khách là vì khí lực chưa đủ. Lúc sách “Báo ứng Hiện Đời” chưa in ra, tôi có thể tùy duyên mà giảng nhân quả để cảnh tỉnh thế nhân. Nhưng khi sách in ra rồi, lại thành giống như “quảng cáo” về tôi, khiến nhiều độc giả không minh bạch đạo lý, chỉ biết hướng ngoại cầu, đi khắp nơi tìm Hòa thượng Diệu Pháp, xem tôi như Thần y, làm như vậy là quá sai lầm. Nếu như không biết hướng nội cầu, tự sửa ngôn hạnh cho minh chánh, thì dù có gặp Quán Thế Âm Bồ-tát, cũng không thể ly khổ đắc lạc.

Những chuyện khác của ông tôi không cần bàn, trình độ văn hóa ông không cao, nhưng ông biết tại sao sự nghiệp mình quá thành công không?”

Nghiêm cư sĩ đáp:

- “Dạ... có lẽ đây là nhờ chính sách tốt của quốc gia.”

Sư phụ bảo:

- “Nói như thế chỉ là duyên phụ, một phần nào thôi, toàn quốc người mở xưởng làm ăn rất nhiều, nhưng thành công như ông đây có rất ít.”

Nghiêm cư sĩ hỏi:

- “Vậy... nhất định là nhờ nhân gieo đời trước của con?”

Sư phụ nói:

- “Vì sao ta nhắc việc này với ông? Bởi nó liên quan đến chứng nhức đầu của ông. À, vợ ông vì sao không đi theo với ông?”

- “Số là vợ con cũng định đi, nhưng do trong nhà có nuôi một con chó Đức, nếu bà đi thì không ai chăm sóc nó. Thưa sư phụ, vì sao Ngài lại hỏi về bà ấy?”

Sư Phụ nói:

- “Bởi vì ông đi đâu thì vợ ông luôn quấn quýt đeo theo mà?”

Nghiêm cư sĩ cười đáp:

- “Dạ đúng vậy! Con đi đâu bà cũng đòi theo, xa một chút thì không yên tâm, có lúc con cũng cảm thấy hơi phiền...”

Sư phụ nghiêm trang nói:

- “Ta kể cho ông nghe một chuyện được không? Nhưng nghe rồi không được nổi giận đấy!”

Nghiêm cư sĩ cung kính thưa:

- “Dạ không dám đâu ạ. Con đã xem qua “Báo ứng Hiện Đời”, chính vì nghe Ngài giảng như vậy mà tìm tới - Nói xong liền lễ ba lạy.”

Sư phụ kể:

- “Cách đây trăm năm, có một cậu bé mồ côi khoảng mười mấy tuổi, đi xin ăn rồi trôi giạt đến ngôi Chùa nằm lưng chừng núi. Hòa thượng trụ trì hỏi thăm thằng bé, thấy nó bơ vơ không chỗ nương, nên tội nghiệp thu nhận, cho nó ngụ tại một gian phòng trống trong Chùa, làm tạp vụ, lúc cần thì cũng sai nó xuống núi đi chợ.

Sau đó chẳng biết nó nhặt được ở đâu một con chó vàng, một tối nọ dẫn về ở chung. Lúc nào nó xuống núi thì có con chó đi theo bầu bạn, giúp tăng thêm can đảm. Mỗi khi nó về đến Chùa thì con chó vàng luôn tiến đến trước, cào cửa sủa “gâu gâu” gọi người giùm. Ban đêm cậu bé và con chó ngủ cạnh nhau. Cả hai cùng nương tựa nhau mà sống

Mỗi mồng một và ngày rằm, thường có nhiều thiện nam tín nữ dưới núi lên viếng Chùa, nhìn thấy gái, trai già trẻ hân hoan bái Phật thắp hương, vui đùa hớn hở, cậu bé càng thêm thèm thuồng ước ao, tự cảm thán và hay nói với con chó:

- “Tao tương lai chỉ cần cưới được cô vợ nghĩa tình cỡ như mày là tốt rồi, ngày ngày quấn quýt đeo theo tao, bầu bạn rất tuyệt!”

Lại một hôm, khách ra về cả rồi, trong lòng cậu có chút thắc mắc liền lên đại điện thắp hương, đứng trước tượng Phật, cậu ngẩng đầu chiêm ngưỡng từ dung tôn nghiêm rất lâu, rồi tự lẩm bẩm một mình:

- “Đức Phật ơi! cũng chẳng biết Ngài có thật hay không? Nếu như mà thật có, thì Ngài hãy cho con giàu một chút, có thể sở hữu các thứ chi đó’’...

Đang nói đến đây thì cậu bỗng nghe tiếng Hòa thượng vang lên phía sau:

- “Chẳng phải là ngươi đang mơ ước phát tài sao?”

Cậu quay đầu lại, thưa:

- “Bạch sư phụ, ai mà không muốn phát tài chứ? Nếu mà con giàu thỉ có thể thành gia lập nghiệp rồi...

Hòa thượng bảo:

- “Đúng! Sung túc thì có thể thành gia lập nghiệp nhưng bất kể giàu sang đến mấy ai cũng phải già, bệnh và sớm muộn gì cũng phải chết trong tiếng khóc vĩnh biệt tiễn đưa của con cái... Ngươi xem có đúng vậy không?”

Cậu nghe sư phụ nói, ngẩn ngơ một lúc rồi thưa:

- “Như thế thì dù con giàu cũng chẳng sướng được bao nhiêu năm, một khi bịnh, chết đến... thì vẫn khổ ư?”

- “Đúng vậy! Bất kỳ ai cũng không trốn thoát quy trình "sinh, lão, bịnh, tử’. Tới lúc chết thì vẫn phải ra đi trắng tay, thây vùi xuống mộ, rục rã... rồi cuối cùng biến thành bụi đất. Còn thần thức thì tiếp tục luân hồi, đi đầu thai làm trâu, làm ngựa, thọ khổ sinh tử không cùng tận.”

- “Bạch sư phụ, thực có chuyện đầu thai chuyển thế ư?”

Hòa thượng chỉ vào con chó ở bên cạnh cậu, giải thích:

- “Thì đây, con Vàng này kiếp vừa qua là một Sa-di trong Chùa này, nơi đuôi mày phải chú ấy có một nốt ruồi. Bởi do lúc dọn cơm, chú đã lén ăn trước một cái bánh bao. Khi Tri khố phát hiện thiếu một cái bánh bao, bèn hỏi chú thì chú một mực phủ nhận, đã vậy còn thề rằng:

- “Nếu như tôi có lén ăn bánh bao thì tương lai sẽ biến thành… con chó!”

Sau đó chú sa di mắc bịnh chết, quả nhiên đã đầu thai thành con chó. Khi ngươi dẫn con chó về đây là ta đã nhận ra ngay. Bây giờ ngươi hãy xem kỹ đuôi mày phải của nó, thực có nốt ruồi màu nâu hay không?”

Nghe Hòa thượng nói vậy cậu bé hơi hoài nghi, bèn khom xuống đưa tay vạch lông gần đuôi mày con chó ra xem.

Cậu kinh ngạc kêu lên:

- “Ói trời ơi! Quả có nốt ruồi đây nè! Sư phụ, con chó này theo con bao năm, con không hề biết, vậy mà sư phụ lại phát hiện nó có nốt ruồi!”...

(nghe đến đây Nghiêm cư sĩ có vẻ rất kích động).

Hòa thượng Diệu Pháp kể tiếp:

Vị Trụ trì bảo cậu bé:

- “Người phạm sai lầm nhất định phải can đảm nhận lỗi và sửa chữa, không thể che giấu, ương bướng chối phăng, rồi còn dùng lời thề độc để chứng minh mình trong sạch. Giả như đương sự không có lỗi thì không sao, còn cứ một mực nói điêu, thề ẩu - thì sớm muộn gì lời thề cũng hiện thành sự thực.”

- “Thưa sư phụ, vậy phải làm sao mới không tiếp tục luân hồi đau khổ?” - Cậu bé hỏi.

Thầy trụ trì nói:

- “Người ta chẳng biết lúc nào mình chết, cho nên phải mau gấp tu hành xuất gia để liễu sinh tử. Tại gia cưới vợ sinh con cũng có thể tu, nhưng đương nhiên đời sống xuât gia ít chướng ngại hơn.”

- “Thế con muốn xuất gia tu liễu sinh tử, sư phụ có thu nhận
không?” - Cậu bé lại hỏi.

Vị trụ trì mỉm cười đáp:

- “Ta đợi câu nói này của con từ lâu rồi!”...

Hòa thượng Diệu Pháp kể tiếp:

- “Cậu bé đó sau khi làm Sa-di rồi, quyết tâm đời này tu thoát tam giới, dụng công hết sức gian khổ. Nhưng mới được mấy năm thì mắc bịnh lìa đời, tâm nguyện thực hiện chưa tròn. Nhiều năm trôi qua cho đến hiện tại, cậu sinh vào thế giới này, lý ra phải tiếp tục xuất gia cho tròn tâm nguyện quá khứ. Nhưng trong tiền kiếp, hồi chưa xuất gia cậu từng nhen nhúm nhiều ước mơ khác nữa. Và những hạt giống tư tưởng đó đời nay đã trổ thành quả.

Phần con chó vàng nhờ đời trước có công coi nhà hộ Chùa, nên nó cũng chuyển lên cõi người, tái sinh làm một cô gái mỹ lệ, hơn nữa vì “ứng với lời nguyện” của cậu mồ côi kia, nên đời này nó kết duyên làm vợ cậu”...

Kể đến đây hòa thượng Diệu Pháp mỉm cuời hỏi Nghiêm cư sĩ:

- “Ông biết ta nói ai rồi chứ?”

Nghiêm cư sĩ hưng phấn gật đầu, hồi đáp:

- “Thưa biết, sư phụ vừa nói là con đã rõ ngay, vợ con có một nốt ruồi ở đuôi mày ạ!”

Hòa thượng bảo:

- “Ông sở dĩ đời này có được phước báu, là do nhân thiện đời trước dốc hết sức lực cống hiến cho Chùa. Còn chuyện nhức đầu, chỉ cần ông xuất gia thì khỏi ngay. Đôi chân ông đau là do trong thời gian làm việc, đã tặng, nhận quà hối lộ mà tạo thành nghiệp chướng, cộng thêm nhiều tội nặng khác chèo kéo theo, làm sao mà có thể bước đi dễ dàng được?”

Nói xong, Hòa thượng tỏ dấu chào khách:

- “Nếu ông thực tâm sám hối các tội nghiệp thì bịnh sẽ dứt. Ta hơi mệt rồi, hãy để Quả Khanh lo cho ông dùng cơm. Những gì cần nói ta đều báo cho ông biết hết cả, đã đáp ứng cho ông mãn nguyện rồi. Phần ông muốn làm gì, là việc của ông!”

Nghiêm cư sĩ vội đảnh lễ bái tạ và thưa:

- “Rất đội ơn Hòa thượng đã khai thị, chuyện xuất gia con sẽ suy nghĩ.”

Rốt cuộc Nghiêm cư sĩ có xuất gia hay chăng, điều này tuyệt chẳng quan trọng. Hiện nay chẳng phải người ta ai cũng ham phát tài giàu có sao?

Tôi ghi câu chuyện này ra là muốn chia sẻ, mách mọi người con đường làm giàu: Đó là in kinh hoằng pháp, cúng dường Phật, Pháp,Tăng. Bất kể bạn gặp duyên tốt đến đâu, nếu bản thân không gieo nhân thì chẳng thể gặt quả. Giống như bạn không trồng trọt, thì dù có bán cho bạn vùng đất mầu mỡ đến mấy, bạn cũng không thể thu hoạch được gì!




Trở lại Trang Diễn Đàn


 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI (tiếp theo) (Cư Sỉ Quả Khanh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO