Thứ Sáu
26 Apr 2024
5:12 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » VÁ CÁI HƯ KHÔNG (Lâm thanh Huyền-Phạm Huê (dịch))
VÁ CÁI HƯ KHÔNG
muusy Date: Thứ Tư, 23 Jul 2014, 11:20 AM | Message # 1
Sergeant
Group: Users
Messages: 29
Status: Tạm vắng
VÁ CÁI HƯ KHÔNG

Nguyên tác: Lâm Thanh Huyền
Người dịch: Phạm Huê


Luyện đắc thông hồng đả nhất trùy
Châu tào vô số hỏa tinh phi
Thập thành hảo cá kim cương tán
Thang hướng giai đầu mãi dữ thùy?
(Bảo Ninh Dũng Thiền Sư)

Tạm dịch:

Nung đỏ thép đen đập một chùy,
Chung quanh vương vấn lửa hồng bay
Mười phần trui được thanh gươm báu
Mang ra đầu ngõ bán cùng ai?.


Có một người chuyên làm nghề may vá tên là Hồ Đinh Giảo.
Ông ta đến tham vấn Bảo Thọ Thiền Sư.
Bảo Thọ Thiền Sư hỏi:
- Anh có phải người họ Hồ, nổi tiếng khéo tay, làm nghề may vá cho thiên hạ đó không?
Hồ Đinh Giảo khiêm tốn trả lòi:
-Không dám, chính thị là tại hạ.
Bảo Thọ Thiền Sư hỏi tiếp:
-Vây anh trả lời cho ta biết, làm cách nào để vá được “hư không” ?
Hồ Đinh Giảo cũng không phải là một kẻ tầm thường, anh ta thẳng thắn trả lời nhà sư rằng:
-Nếu như sư phụ có thể đập bể “hư không” thì con sẽ cố gắng vá lại được.
Bảo Thọ Thiền Sư chẳng nói chẳng rằng, ông giở thiền trượng đập túi bụi lên đầu, lên cổ Hồ Đinh Giảo. Họ Hồ cuối cùng phải xuống nước năn nỉ:
-Sư phụ muốn đập bể hư không thì cứ việc đập, nhưng tại sao lại nhè vào đầu con mà đập vậy?
Bảo Thọ Thiền Sư nổi giận nói:
-Ta tạm thời không nói tại sao lại đánh ngươi. Sau này ngươi gặp vị sư phụ nào nhiều “miệng mồm”, ắt họ sẽ nói cho ngươi biết rõ lý do.
Hồ Đinh Giảo không hiểu được thâm ý của nhà sư đành cáo biệt ra đi.

Về sau, khi đến chỗ tu hành của Triệu Châu Thiền Sư, anh ta vào tham vấn và mang câu chuyện bị Bảo Thọ đánh, ra thỉnh giáo.
Triệu Châu hỏi:
-Ngươi có biết tại sao bị đòn hay không?
Hồ Đinh Giảo nhăn nhó trả lời:
-Đến bây giờ, cũng không biết con có lỗi gì ,mà sư phụ Bảo Thọ lại nặng tay đến như thế?
Triệu Châu nheo mắt nhìn họ Hồ rồi nói:
-Tại vì trong cái hư không có một vệt nứt, chính là nhà ngươi đó, như vậy không đáng bị đánh đòn lắm sao?

Hồ Đinh Giảo sau khi nghe lời giải thích của Triệu Châu bỗng nhiên tỉnh ngộ.

Trên đây là một công án rất thú vị.
Bảo Thọ khi biết Hồ Đinh Giảo làm nghề may vá, cho nên ông mới dùng câu hỏi “vá cái hư không?” ra để hướng dẫn.
Ai ngờ, họ Hồ lại dương dương tự đắc, thách đố sư phụ đập bể cái hư không.
Ông ta tưởng rằng chỉ khi nào đập bể xong thì mới có thể vá lại được, ai ngờ đâu câu trả lời đó, đã mang lại một trân đòn túi bụi.
Lý do là khi đập bể được sự cố chấp của "ngoại tướng", chính là đập bể cái hư không.

Chúng ta cũng có thể giải thích như thế này, Hồ Đinh Giảo không hiểu được rõ ràng cái nghĩa của “không tướng”, nếu như bản thân ta chính là một kẽ nứt của hư không, thì làm sao ta có thể vá được kẽ nứt đó, mà nếu như vậy thì làm sao ta có thể vá được hư không?
May mắn, nhờ có Triệu Châu Thiền Sư chỉ điểm cho nên anh ta mới ngộ được đạo.

Cổ Sơn Khuê Thiền Sư về sau, khi đọc đến công án này, đã viết ra bài kệ sau đây:

Nhất phùng phân minh tại
Đương đầu hạ thủ nan
Nhiêu quân đinh giảo đắc
Chung thị bất hoàn thành.


Tạm dịch:

Kẽ hở rõ ràng có
Muốn vá không phải dễ
Tuy là tay thợ khéo
Tựu chung chẳng hoàn thành


Ý nghĩa bài kệ này cho ta biết dù có kẽ hở, lằn nứt ở đó, thế nhưng muốn bắt tay vào để vá lại cũng không phải là chuyện dễ, mà dù cho có khéo tay đến đâu, thì cũng không thể nào làm cho lành lặn như trạng thái ban đầu.

Công án này đã cho chúng ta, thấy được sự giáo hóa của những bậc tổ sư ngày xưa.
Các ngài rất chú trọng vào đối tượng, thời cơ, và phương pháp.
Nếu như Hồ Đinh Giảo không tự xưng là chuyên viên may vá, thì Bảo Thọ Hòa Thượng đâu phải dùng đến câu hỏi “vá cái hư không” để khảo hạch. Tuy nhiên, ông cũng không giải quyết ngay câu hỏi, mà để cho Hồ Đinh Giảo có thời giờ phân tích.

Câu hỏi này, phương pháp này, có thể nói, là chỉ đúng trong trường hợp của anh chàng chuyên viên may vá, mà có thể sẽ không phù hợp cho một người nào khác .

Trong những giai thoại, công án Thiền Tông, đôi khi ta gặp phải những lời đối thoại sâu sắc không thể hiểu nổi.
Lý do là vì Thiền Tông rất chú trọng đến vấn đề cá biệt của con người, cho nên tùy theo tư chất, cá tính của đệ tử, mà những vị Thiền Sư đã đặt ra những sự chỉ dạy riêng biệt, cũng giống như tùy bệnh mà cho thuốc.

Vì vậy, nếu như chúng ta muốn hiểu được công án, thì phải đặt mình vào vị trí lúc phát sinh ra sự việc đó, mà thể ngộ; phải thực sự đi ngay vào đối tượng, thời cơ, và phương pháp thì mới có thể quán thông.
Được như vậy thì có lẽ ta sẽ thấy rằng, những công án cũng không phải khô khan, khó hiểu và nghiêm túc, như ta đã tưởng tượng đâu.

Đại Tuệ Tông Đào Thiền Sư đã từng nói rằng: “Phải tùy bệnh mà cho thuốc, nếu chẩn đoán đúng thì một cọng cỏ dại cũng có thể trị được bệnh dễ dàng, bằng như không đúng, thì dù có dùng đến nhân sâm, thủ ô, và những dược liệu quí giá cũng không thể nào trị dứt căn nguyên”.

Khi chúng ta nghiên cứu công án, mà không hiểu được ngụ ý, thì cũng đừng vì đó mà tự than trách.
Điều đó chẳng qua là chúng ta không ở đúng vào thời cơ, chúng ta cũng không phải là đối tượng của công án, thì làm sao chúng ta hiểu được phương thức giáo hóa của các vị tổ sư.
Lẽ đương nhiên, nếu như chúng ta có thể khai ngộ được, thì rõ ràng đó là một điều quá tốt.

Bây giờ, chúng ta cùng xem xét một công án nữa, để tìm hiểu sự quan trọng của thời cơ và đối tượng.

Đạo Nguyên Thiền Sư là tổ sư của tông phái Tào Động tại Nhật Bản.
Hôm nọ ngài thấy một ông lão giữ chức “Điển Tọa” (tức làm việc bếp núc trong chùa), đang phơi những sàng nấm khô ngoài sân.
Ông lão quá già, đến đỗi râu tóc đều bạc phơ, lưng ông còng, tay chân lại run rẩy.
Tuy phải chống gậy, và đi đứng rất khó khăn, nhưng ông vẫn cố gắng làm việc.
Đạo Nguyên Thiền Sư thấy thế, bất nhẫn, nên lên tiếng:
- Ông nên để công việc này cho những người trẻ tuổi khác làm, Ông không nên lặn lội nắng mưa như vậy.
Ông lão trả lời:
-Nhưng kẻ khác lại không phải là tôi.
Đạo Nguyên thiền sư nói:
-Kiến giải của ông cao minh lắm, nhưng ngay bây giờ mặt trời đang đứng bóng, sức nóng cháy da, độc hại vô cùng, tại sao ông phải ra phơi nấm ngay vào lúc này?
Ông lão điềm nhiên trả lòi:
-Nếu như không phải lúc này mặt trời đang chói chang, thì đợi đến lúc nào, tôi mới phơi cho khô được số nấm, đang lên mốc meo này.

Phải nói rằng, đây là những lời đối đáp tinh túy nhất của những bậc khai ngộ.
Chính điều này đã cho chúng ta hiểu được tầm mức quan trọng của thời cơ.

Trong Thỉnh Ích Lục đã ghi rõ:

“Hoặc xuất hoặc xứ, hoặc ngữ hoặc mặc, đô vi Phật sự”
(Hoặc đi hoặc ở, lúc nói lúc im, đều là Phật sự).


Có nghĩa việc đời, việc Phật, thật ra đều đã trộn lẫn vào nhau trong cuộc sống. Tuy bảo rằng trộn lẫn, nhưng cũng đều phải tùy vào thời cơ, đối tượng, phương pháp, thiếu một cũng không xong.

Chúng ta lại xem tiếp một câu chuyện thú vị dưới đây:

Lúc trước, có một vị ni cô đến tham học Tây Dư Tịnh Đoan Thiền Sư. Thiền Sư bảo bà ta đúng canh năm ngày hôm sau trở lại, ông sẽ khai thị (hướng dẫn) cho. Trời vừa hừng sáng, ni cô bước vào chánh điện, bà thấy Tịnh Đoan Thiền Sư mặt đánh phấn trắng, môi tô son đỏ, giả làm người đàn bà, ngồi trên chiếc bồ đoàn.
Nhìn thấy Thiền Sư ăn mặc như vậy, ni cô giật mình, bà bỗng nhiên nhất thời khai ngộ.

Sự khởi phát của Thiền trong sự khai ngộ phải nói là rất kỳ diệu, giống như người thợ rèn khi đập mạnh lưỡi búa vào thanh sắt đỏ, bật lên những hạt lửa linh tinh, và sau khi tôi luyện xong được thanh gươm báu, nhưng chính người thợ này lại không biết, nên vẫn đem ra đầu ngõ bán bình thường, mà không biết phải bán cho ai?.

Nếu như lúc đó, chúng ta tình cờ đi ngang qua, tinh mắt biết đó là của quý hiếm, chộp ngay cơ hội mua được.

Chẳng phải là chúng ta, đã tìm đựợc một bảo vật quí giá nhất thế gian hay sao?

Nguồn: Giai Thoại Thiền Sư
Văn Nghệ Xuất Bản, California 2000


Message edited by muusy - Thứ Tư, 23 Jul 2014, 10:29 PM
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Tư, 23 Jul 2014, 3:17 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 24 Jul 2014, 8:36 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



或 出 或 處, 或 語 或 默, 都 為 佛 事

“Hoặc xuất hoặc xứ, hoặc ngữ hoặc mặc, đô vi Phật sự”


(Hoặc đi hoặc ở, lúc nói lúc im, đều là Phật sự).


AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » VÁ CÁI HƯ KHÔNG (Lâm thanh Huyền-Phạm Huê (dịch))
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO