Thứ Năm
25 Apr 2024
8:40 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 3 of 3
  • «
  • 1
  • 2
  • 3
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » PHẬT GIÁO CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU (Thích Nhật Từ)
PHẬT GIÁO CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 3:48 AM | Message # 101
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
1) Mộ䴠số quan điểm & lợi ích củaviệc ăn chay

Trong Phật giáo truyền thống ăn chay được phát xuất vào lúc nào? Thời kỳ Đức Phật còn tại thế ăn chay hay ăn mặn (? ) đó là những thắc mắc của nhiều Phật tử tại gia khi nghe hoặc thấy trong Phật giáo tại sao có nhiều quan điểm và biểu hiện về ăn uống không đồng nhau?. Ở nội dung của bài nầy chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm lập trường ăn chay như là một phương pháp tu tập không thể thiếu được đối với người Phật tử tại gia. Về mặt quan điểm chúng ta không phê phán mà chỉ dẫn chứ鮧 những kinh điển của hai hệ tư tưỡng Phật giáo, nhằm giúp cho người Phật tử nhìn đúng đắn hơn về ăn chay hầu khẳng định lập trường tu tập của mình va xem đây là dịp cho người con Phật nuôi dưỡng lòng từ và tránh được nhân quả nghiệp báo trong hiện tại cũng như tương lai, dựa trên nền tảng của lời Phật dạy qua hai bộ phái chính là Nguyên Thủy và Đại thưà Phật giáo làm cứ liệu về thuyết ăn chay của Đạo Phật.

a/ Quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy

P hật giáo Nguyên thủy cho rằng chính đức Phật cũng không đặt thành vấn đều ăn chay là tiêu chí hàng đầu vì sự giải thoát không phải do ăn chay mà được; ăn là để có sức khoẻ để hành đạo là chính vì thế quan niệm ăn chay không có mặt trong thời kỳ đầu của Phật giáo.

Tất cả chư Tăng Phật giáo Nam tông ở nhiều quốc gia như: Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào ... một số nước tu theo Phật giáo Nam tông và một số tu sĩ tu theo PG Nam tông Việt Nam vẫn giữ truyền thống nầy. Quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng, bản thân họ không sát sanh, không khích lệ người khác sát sanh, không tùy hỷ sự sát sanh và vì thế không phạm giới sát sanh. Có lần Đề Bà Đạt Đa đến thỉnh cầu Đức Phật ban hành cấm các vị Tỳ Kheo không được ăn thịt cá, Đức Phật không chấp nhận Ngài nói: "Sự ăn thịt cá có thể coi như trong sạch với ba trường hợp ( tam tịnh nhục): người ăn không thấy, không nghe, không có lòng hoài nghi rằng con vật bị giết riêng cho mình." Trong một đoạn kinh Amagandha Đức Phật nói với Jivaka:" phẩm hạnh xấu xa của người làm tội bằng nhiều cách khác nhau, còn tệ hại hơn là ăn thịt cá nhiều ".

Trong Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken có dẫn một đoạn kinh A Hàm: " Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng không muốn đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không?. Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích..."

Qua những trích dẫn nêu trên chúng ta thấy rằng Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự bất tịnh của con người không phải do ăn, mà nó chính là lòng tham lam, sân hận, si mê, gian xảo, kiêu căng, tật đố....tạo thành ác nghiệp. Chính vì quan niệm như vậy cho nên việc ăn chay hay ăm mặn là không bắt buộc, vì Đức Phật và đệ tử của Ngài theo truyền thống sống vào sự khất thực "ăn để mà sống chứ không phải sống để ăn".

b/ Quan điểm của Phật giáo Đại thừa

Trái với những quan niệm trên Phật giáo Bắc tông cho rằng người Phật tử là người nuôi dưỡng lòng từ thì không vì một lý do gì mà không thực hiện tinh thần từ bi của Phật trong đời sống.

Về lịch sử

- Việc ăn chay sau khi Phật nhập Niết đạo Phật phát triển về phương Bắc và phát triển mạnh vào thời điểm 274 - 232 ( khoảng thế kỷ 13 trước Tây lịch) vào thời đại Asoka (A Dục Vương ), một vị Hoàng đế Phật tử ăn chay trường và khuyến khích mọi người ăn chay, nhà Vua còn ra lệnh cấm mọi hành động giết thú vật để tế lễ thần linh, việc săn bắn trong rừng, dưới sông đều bị cấm. Ngài xây dựng nhiều bia đá ghi khắc giới luật và lời Phật dạy, trong một bia đá có ghi "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ,nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt ".

- Khi Phật giáo du nhập vào đất nước Trung Hoa dưới triều đại nhà Lương (502-594 trước Tây lịch), triều đình đã ban hành lệnh cấm tất cả các thức ăn thịt cá tổ chức tại các buổi tiệc trong hoàng cung và yêu cầu dân chúng ăn chay, Nhà vua cũng cấm việc giết thú vật tế lễ thần linh trong Đạo giáo( Lão giáo), cấm không được dùng những con vật như tắc kè, rắn, hổ ...làm thuốc. Đến triều đại nhà Đường việc ăn chay càng được triều đình cổ vũ , mãi đến triều Minh có Hoà Thượng Vân Thê - Châu Hoằng (1565-1615) là vị xiển dương việc ăn chay một cách mạnh mẽ, không những khuyên ăn chay mà còn khuyến khích mọi người nên phóng sanh.

Về Kinh Đại thừa

Trong Kinh điển của Phật giáo Đại thừa rải rác nhiều đoạn Đức Phật nói đến việc cấm ăn thịt :

- Kinh Lăng già (Lankavatara) " Có thể có một số tín đồ của Ta còn mê muội sau khi Ta nhập diệt, không biết lời dạy và sự dạy của ta vá có thể kết luận sai lầm rằng; Ta cho phép họ ăn thịt và chính Ta cũng ăn thịt . Điều nầy hẳn là sai lầm. làm sao những người đang an trú trong tâm từ bi, tu tập khổ hạnh và cố gắng theo con đường Đại thưà, lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật?. Qủa thực Ta đã từng đưa ra những qui định về sự ăn, chứ không qui định về sự ăn thịt...".

- Kinh Lăng Nghiêm : " Người tu chánh định cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại ắt phải lạt vào đạo qủy thần ...Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng,sau khi ta diệt độ,trong đời mạt pháp, loại qủy thần nầy sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng đạt được đạo Bồ Đề....".

- Kinh Niết Bàn: " Này Ca Diếp, bắt đầu từ ngày nay trở đi , Như Lai không cho phép hàng Thanh văn ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng cúng phải xem thịt ấy như con thịt mình.Như Lai cấm tất cả các đệ tử không được ăn bất cứ thịt gì".

- Trong đoạn kinh khác, một hôm Ngài A Nan bạch Phật:

-" Bạch đức Thế tôn, tại sao trước kia Phật cho các đệ tử ăn "tam tịnh nhục" mà nay Ngài lại cấm không được ăn thịt?.

- Đức Phật nói: "Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ ...đến nay trình độ các ông đã cao nên ta cấm tuyệt đối ăn thịt cá ".

c/ Quan điểm ăn chay của người Tây Phương

H iện nay trên thế giới có hai chế độ ăn uống: một chế độ ăn thực phẩm với rau đậu, ngũ cốc mà người Đông phương cho rằng đó là ăn chay, còn một chế độ khác là ăn cá thịt và các thức ăn biến chế từ cá thịt, các động vật. Khoa học đã có những công trình nghiên cứu cho rằng các loại bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, một số bệnh ung thư là do ăn nhiều thịt động vật, các chất bơ, sửa. So sánh hai chế độ ăn uống nêu trên thì chế độ ăn thực phẩm rau, đậu có nhiều sức khoẻ, ít bệnh tật hơn ăn thịt cá. Điều nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy nạn thịt bò điên tại Anh năm 1998 và thịt gà tại Hồng Kông năm 1999, tạo nên sự khủng hoảng kéo dài cho đến ngày nay vẫn còn là một sự ám ảnh cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhập khẩu các loại thịt nầy. Bà Linda Gilbert Chủ tịch Tổng giám đốc công ty Heath Focus( Tư vấn và tiếp thị ) ở Mỹ phát biểu: " Hình như chủ nghĩa ăn chay đang tràn ngập các quầy hàng heath food và đang trên đường đi vào các dòng sinh hoạt chính của đời sống người dân Mỹ " và bà kết luận : " Chiều hướng giảm thiểu hoặc chấm dứt ăn thịt sẽ tiếp tục ". Trên thế giới ngày nay vấn đề môi trường sinh thái và các Hội bảo vệ động vật hoang dã có khuynh hướng càng ngày càng nhiều, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự sống của người Tây phương có chiều hướng phát triển; Bác sĩ Albert Schweitzer, người đoạt giải Nobel về hoà bình đã nói: " không giết sinh vật kể cả côn trùng, không ăn bất cứ cái gì mà trước kia đã từng có sự sống"

2) L ợ祉 ích của sự ăn chay

Ăn chay ngoài ý nghĩa là một phương pháp tu tập nó còn ảnh hưởng về mặt đời sống, dưới đây là bản so sánh của Bác sĩ Lê văn Cầm - Tâm Chánh ( Pháp) chúng tôi trích từ quyển "Quan điểm về ăn chay của đạo Phật" do Tâm Diệu biên soạn nhằm giúp qúi Phật tử so sánh trên cơ sở khoa học :



BẢNG SO SÁNH TÍNH THEO 100 GRAM MÓN ĂN


Chất đạm

Chất béo

Chất ngọt

Chất vôi

Chất sắt

Sinh tố A

Sinh tố B

Sinh tố C

Trứng gà trứng vịt

Thịt bò

Cá chiên hay nướng

Thịt gà nướng

Sữa tươi

Gạo lức

Gạo trắng

Trái chanh

Trái xoài

Trái cam

Đậu phụng rang

Đường trắng

Củ cải đỏ

Cải bắp

Rau dền tươi

Đậu trắng lớn hột

Đậu nành

Khoai lang tây

Khoai lang ta nướng

Cà chua tươi

12,8

18,6

24,0

22,1

3,2

7,7

7,7

0,7

26,7

1,2

1,4

2,3

21,8

43,0

2

1,9

1

11,6

16,0

12,5

3,9

3,6

1,7

0,3

0,2

44,2

0,3

0,2

0,3

1,7

2

0,1

0,7

0,3

0,8

4,7

77,7

79,4

13,3

17,2

10,1

23,4

99,5

9,3

5,3

3,2

62,0

19

19,1

27,9

4

0,062

0,007

0,026

0,013

0,110

0,066

0,010

0,022

0,005

0,019

0,067

0,045

0,046

0,147

0,102

0,013

0,020

0,010

2,90

8,70

1,32

3,32

0,20

2

0,90

0,60

0,30

0,20

2

0,62

0,43

2,55

10

8,51

1,02

0,80

0,44

1.600

14

270

3.000

95

3.000

45

20.700

37

45

50

3.500

1.100

38dv

12

42

16

100

10

12

21

40

72

24

27

35

127

350

56

32

26

95 dv

5

3.500

1.100

320

1.400

1.300

28

200

470

980

520



Trên bảng này số trong 4 cột đầu chỉ về Gram. Số trong cột "sắt" chỉ về Miligram. Số trong cột sinh tố chỉ về đơn vị quốc tế
- Chất đạm thường có nhiều trong đậu nành, đậu phộng, thịt, cá...

- Chất béo thường có nhiều trong dầu, mỡ, bơ (Le beurre)...

- Chất ngọt thường có nhiều trong đường, mía, các thứ trái cây chín, các loại bánh ngọt hay kẹo, mứt hoặc cà-rem...

Hơn nữa, chúng ta còn thấy các chất vôi, chất sắt cũng như các sinh tố A, B, C, D, E, F... và nước nữa.

Cho nên, chúng ta ăn uống hằng ngày phải lựa chọn thế nào cho có đầy đủ chất bổ để nuôi cơ thể, thông thường thân thể con người cân nặng khoảng 55 đến 75 kg, thì phải có từ 2.000 đến 3.000 mới đủ số nhiệt lượng (calories). Ví như một người cân nặng 60 kg, thì phải cần dùng 60 grammes chất đạm, 360 grammes chất ngọt và 60 grammes chất béo. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh được là 1 gramme chất béo sanh được 9 đơn vị nhiệt lượng. Do vậy, chúng ta dùng những thực phẩm kể trên, sẽ có được đơn vị nhiệt lượng như sau :

60 gr. chất đạm x 4 = 240

360 gr. chất ngọt x 4 = 1.440

60 gr. chất béo x 9 = 540

____________

Cộng chung = 2.220
Qua bản so sánh nêu trên ăn chay sẽ có những lợi ích như sau:

-Tránh được các bệnh tật do các động vật mang lại qua ăn mà phát sinh, như cổ nhân thường nói:

" Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập" (họa do miệng mà ra, bệnh do miệng mà vào) thân thể được khoẻ mạnh.

- Nuôi dưỡng tinh thần từ bi trong mỗi con người, chính nhờ ăn chay mà các ác pháp không phát sinh tinh thần được nhẹ nhàng trong sạch.

IV. SÁM HỐI Ý NGHĨA& LỢI ÍCH
1) Khái niệm về sám hối
Đức Phật thường ca ngợi " Ở đời có hai hạng người đáng khen: hạng người thứ nhất là người không có lỗi, hạng thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối". Ngài khẳng định một cách qủa quyết :" Phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sach, không một ai mà chẳng có tội ". Tất cả mọi chúng sanh trong đời sống hằng ngày không ai là không có lỗi lầm do vô tình hoặc cố ý tạo nên. Người Phật tử là người dám mạnh dạn nhận ra những lỗi lầm mà mình phạm phải. Trong Phật giáo sám hối không phải là"rửa tội" hay xá tội như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà đây là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để rồi sau đó tự mình sửa đổi.
Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình, nhằm thăng hoa tự thân cho mỗi người con Phật trên bước đường tu nhân học Phật. Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tam nghiệp trong qúa trình hoàn thiện nhân cách của một con người từ蠦#273;ịa vị phàm phu bước lên Phật qủa.

2) Sám hối là gì ?
a/ Định nghĩa
Tiếng Phạn gọi là Samma, Trung Hoa dịch âm là"hối qúa". Trong kinh nói : "Sám giả, sám kỳ tiền khiên, Hối giả, hối kỳ hậu qúa" ( ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau).

Như vậy, Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nửa. Nói cách khác Sám hối là "ăn năn chừa bỏ ", đây là trọng tâm của sự sám hối. Nhưng nếu cứ thường xuyên phạm tội, rồi thường xuyên sám hối, lại phạm tội lại sám hối, như vậy không còn ý nghĩa và không phải là phương pháp sám hối của Phật dạy.

Sám hối có thể xem như là sự mạnh dạn ăn năn nhận lỗi của người thế gian, khi mình làm cho người nào đó buồn phiền tức giận, đến xin lỗi. Trong Phật giáo cũng thế, do thân hành động sai, lời nói không khéo, ý buông lung niệm ác, nay nhận ra bộc lộ lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm.

b/ Các pháp sám hối

Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:

Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả,nay con xin sám hối.
V ề sự sám hối

-Tác pháp sám hối:Lập đàn thỉnh chư Tăng chứng minh,người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn,sám hối không tái phạm nửa.

-Thủ tướng sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.

-Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên sọan lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược vương, Dược Thượng.Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối .

o V ề lý sám hối

-Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp nầy với hai cách qúan:

Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: " Tâm qúa khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lai cũng không thể được". Dùng pháp quán để thấy rõ : " Tội từ tâm sanh cũng từ tâm mà diệt ".

Quán pháp vô sanh: Quán sát thật tướng không sanh diệt "ở thánh không tăng ở phàm không giảm"; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân ...Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tướng sanh diệt không còn.

Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp với mình nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miệng đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì. Đây là cái tệ trong Phật giáo hiện nay.

3/ Lợi ích của sám hối

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai. Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: "Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai" và Ngài cũng khẳng định: "Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng " ( Kinh tứ thập nhị chương) . Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:

Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.

Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại .

Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

B. BỔN PHẬN&TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA
I.KHÁI QUÁT BỔN PHẬN &TRÁCH NHIỆM
Bất cứ người nào sống trong xã hội đều phải có trách nhiệm và bổn phận tùy theo môi trường và hoàn cảnh của từng cá nhân mà bổn phận và trách nhiệm được thể hiện một cách khác nhau.Người dân có bổn phận đối với quốc gia,vợ có bổn phận trách nhiệm với chồng và ngược lại, cha mẹ có bổn phận và trách nhiệm đối với con cái và ngược lại. Một gia đình thực sự có hạnh phúc yên vui không thể không có nghiã vụ trách nhiệm của những thành viên trong gia đình. Một quốc gia có những công dân làm rạng danh cho tổ quốc là nhờ vào sự đóng góp của công dân đó có lòng yêu đất nước thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách thiết thực. Một nhà xã hội học đã nói: " Thân ta là một phần tử trong xã hội,vậy mỗi việc của ta làm cũng phải giúp được sự sinh hoạt của xã hội ". Đối với người con Phật là một phần tử trong gia đình, quốc gia, xã hội thì trách nhiệm và bổn phận lại càng đặt cho người Phật tử, nhằm thể hiện tinh thần của đạo Phật đi vào cuộc đời, thực sự có ích cho cuộc đời.

1) Bổn phận người Phật tử tại gia là gì?
a/ Bổn phận & trách nhiệm đối với࠴ự thân
Người Phật tử là người biết tu tập học hạnh giải thóat cho chính mình vì thế cho nên người Phật tử chân chính là người biết tu sửa tự thân không bị các thế lực hoàn cảnh sai sử lôi kéo và không thể nào mặc cho dòng đời trôi chảy, như lục bình sáng trôi lên, chiều trôi xuống, như người cưỡi ngựa không điều khiển được ngựa để nó tự đi đâu thì đi. Chúng ta phải chiụ trách nhiệm những gì mình đã làm: " Con người luôn luôn đối diện với chính mình và đứng trước sự cố gắng tìm hiểu,thực hành để tiến tới chỗ hoàn thiện, đem lại sự thăng bằng và giải thoát ". Đây là lý tưởng nhằm xác định lập trường trong tinh thần tu tập của người con Phật về đời sống của tự thân điều nầy trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật đã dạy: "Các người hãy cương quyết chú định vào chân lý. Các người hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc là hòn đảo nương thân cho chính mình".

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, khả năng kiểm soát mình của con người trở nên mong manh vì bị kẹt trong hệ lụy kinh tế xã hội... và các sự ràng buộc khác trong đời sống, muốn thoát ra khỏi vòng đời cả một sự khó khăn vô vàn, mà người thiếu ý chí, khó có thể làm được. Người Phật tử là người phải xây dựng cho mình một ý chí và nghị lực mạnh mẽ, sống trong môi trường xã hội nhưng luôn luôn tu dưỡng tự thân để hoàn thiện bản thân có an lạc, khác với người không hiểu đạo: " Con người tự đổi mới hay đúng hơn con người luôn luôn tự mình đổi mới lại mình trong tất cả thời ". Đó chính là nhiệm vụ trách nhiệm của người Phật tử xây dựng bản thân và tạo cho một gia đình có hạnh phúc như trong kinh Pháp Cú: " Hết ngày này qua ngày khác,hết giờ nọ sang giờ kia, người thợ vàng phải công phu thế nào mới lọc được vàng ròng thì người muốn cho thân tâm mình trở nên trở nên trong sạch cũng phải cố gắng khó nhọc rèn luyện như thế"

b/ Bổn phận&trách nhiệm đối với gia đình

Người Phật tử tại gia là người thực hiện tinh thần ứng dụng giáo lý đạo Phật trong đời sống xã hội, cho nên phải tạo lập gia đình có hạnh phúc. Chúng ta biết rằng gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của con người, nó là môi trường tốt để xây dựng tình cảm yêu thương và hiểu biết . Xây dựng một gia đình hạnh phúc tức là chúng ta đã tạo cho con người có một trái tim biết yêu thương và trách nhiệm. Có biết bao gia đình không còn là "tổ ấm" mà trở thành địa ngục trần gian vì thiếu chất liệu bổn phận trách nhiệm của tình yêu thương và hiểu biết. Ở đây chúng tôi dựa vào Kinh Thiệ⮠- Sanh .

Bổn phận của cha mẹ đối với con cái

Trong kinh Đại Bảo tích Đức Phật dạy: " Đã là cha mẹ, ai cũng muốn đem lại sự lợi ích cho con cái,cho nên cha mẹ hay làm những việc khó làm, hay nhẫn những điều khó nhẫn " .Vì vậy cha mẹ phải có 5 nghĩa vụ đối với con cái:

a/ Phải giáo dục con cái tránh dữ làm lành, để trở nên người có đức hạnh.

b/ Phải khuyên con cái gần ngưòi tốt xa người xấu, nên làm bạn với người hiền có trí thức.

c/ Phải thương yêu,hiểu biết con cái, giúp đỡ tạo điều kiện cho con ăn học ,nên chia sẻ và an ủi với con những điều khó khăn trong cuộc sống.

d/ Phải dự hướng, việc hôn nhân cho con cái.

e/ Phải cho con tham gia việc gia đình, góp phần xây dựﮧ hạnh phúc

Bổn phận của con cái đối với cha mẹ

Trong Kinh Tâm Địa Quán Đức Phật dạy:

Non Thái ơn cha mới sánh bằng
Biển sâu là đức mẹ hiền nay
Dù trong một kiếp ta lưu lại
Nói đến công kia khó hết tầy.
Cho nên làm con đối với cha mẹ phải có 5 điều :

a/ Làm con phải hiếu thảo đối cha mẹ như tục ngữ ông cha ta thưòng dạy:

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Thì con cũng hiếu với ta khác gì,
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Dừng mong con hiếu làm gì uổng công.
b/ Bổn phận làm con khi làm việc gì cũng phải trao đổi ý kiến với cha mẹ .

c/ Bổn phận làm con phải gánh vác trách nhiệm gia đình ,không chống đối với cha mẹ.

d/ Phải biết chia xẻ những khó khăn của cha me,áo đáp công ơn cha mẹ khi còn hiện tiền.

e/ Khi cha mẹ đau ốm làm con phải biết săn sóc,lo lắng thuốc thang điều trị.

Bổn phận người chồng đối với vợ

Người chồng là trụ cột trong gia đình, làm chồng là phải biết thương yêu vợ, chính lòng yêu thương vợ là động lực gia đình có hạnh phúc, trên thuận dưới hoà.Vì thế cho nên trong Kinh Trường A Hàm Đức Phật dạy làm chồng đối với vợ phải có 5 điều:

a/ Khi vợ đi hay lúc trở về, người chồng phải biết đưa đón, lấy lễ mà đối với nhau.

Một nhà tâm lý học đã nói: " Một tình yêu đầm thắm trong một lễ độ, tất nhiên sẽ là một gia đình hoà hợp, vui vẻ và vĩnh cửu. Một tình yêu chỉ hướng về sự thỏa mãn nhục dục một cách sỗ sàng trên bọc trong dâu tất nhiên không tránh khỏi nửa đường đứt gánh...".

b/ Phải sống có nề nếp, đừng vì mình làm khổ vợ con phải hầu hạ cơm dâng nước rót.

c/ Phải biết săn sóc vợ, mua sắm áo quần trang sức tùy theo hoàn cảnh của gia đình.

d/ Phải tin cậy giao công việc quản lý gia đình cho vợ.

e/ Không được " một dạ hai lòng " làm cho vợ buồn phiền sầu não.

Bổn phận người vợ đối với chồng

Trong Kinh Tịnh Hạnh Pháp Môn đức Phật dạy: " Cúng dường cha mẹ, lo lắng cho chồng(vợ), chăm môn con cái cũng được gọi là tịnh hạnh".Ở đây người vợ là người " nội tướng " trong gia đình, giá trị của người vợ trong gia dình và xã hội không phải là sự thấp kém như một số người quan niệm, mà nó có vị trí quan trọng trong việc xây dựng một gia đình có hạnh phúc. Chính vì vậy Đức Phật đề cập 5 việc mà bổn phận làm vợ phải thực hiện:

a/ Người vợ phải biết kính yêu chồng, chăm lo cho chồng khi đi cũng như khi về.

b/ Phải biết tạo hạnh phúc gia đình bằng những bữa cơm đầm ấm khi chồng về.

c/ Người vợ phải mềm mỏng, thủy chung giử gìn tiết hạnh, không có tính lẳng lơ.

d/ Lúc chồng nóng giận,không nên tạo thêm bất hoà mà phải biết :khi dùn khi thẳng như Ca dao ta thường nói: " chồng giận thì vợ bớt lời, cơm xôi bớt lữa, có đời nào khê ".

Bổn phận đối với họ hàng,thân thuộc

Kinh Vô Lượng Thọ nói: "... Anh em,họ hàng trong ngoài của gia đình, nên kính nhau đừng nên ganh ghét nhau... Lời nói và sắc mặc thường hoà nhã không nên chống đối nhau.." Vì nhận thức sinh mạng con người có mặt trên cuộc đời là do sự tiếp nối không ngừng, trong nguồn gốc nhân chủng .Cùng nguồn gốc là cùng huyết thống trong hệ thống gia đình nội ngoại mà chúng ta gọi là "gia tộc", tức là anh chị em, chú bác, cô dì...Đối sử với nhau cho phải đạo là chúng ta thể hiện đạo lý làm người. Trong Kinh Thiện Sanh đề cập đến 5 điều đối với quyến thuộc:

a/ Khi dòng họ có những điều bất trắc:máu chả幍 ruột mền" chúng ta phải biết thương xót. Phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.

b/ Khi thấy trong thân tộc có những người làm điều không hợp đạo lý chúng ta phải dùng cách khuyên nhắc.

c/ Những điều bí mật riêng tư của người trong họ hàng chúng ta phải biết bảo vệ. Đó là tinh thần vì danh dự chung : " Xấu lá xấu nem,xấu em xấu chị".

d/ Bà con quyến thuộc phải tới lui thăm viếng, để tạo mối thân tình cốt nhục.

e/ Phải biết chia sẻ,giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn thiếu hụt.

Bổn phận đối với Chư Tăng Ni

Tăng(Ni) Bảo là một trong ba ngôi báu đồng thời cũng là một trong "bốn ân" của người con Phật tại gia lẫn xuất gia, vì thế cho nên để trở thành người Phật tử chân chánh điều kiện trước tiên thực hiện những điều kiện phải có nhằm giúp cho người Phật tử hiểu đạo,khác với người không hiểu đạo.Điều nầy cácvị Tổ Sư thường dạy khi bước chân vào chùa "Tiên bái trụ trì, hậu bái Thích ca"( trước nhất phải lễ vị trụ trì sau mớ驠lạy Đức Phật Thích Ca).

a/ Khi vào Chùa "kính Phật phải biết trọng Tăng", thân cận các bậc Minh sư, những thiện hữu trí thức như lời cổ đức thường dạy: "bạn lành nương cậy, thầy tà lánh xa".

b/ Phải cung kính theo sự hướng dẫn của các vị minh sư, thiện hữu trí thức.

c/ Phải biết áp dụng pháp vào đời sống tu tập để có an lạc

d/ Đến chùa là cầu học, cho nên chư Tăng là người có thể giúp cho chúng ta hiểu thêm những điều chưa biết về giáo pháp .

e/ Phải chọn cho mình một Pháp môn thích hợp với căn cơ trình độ của chính mình.

Kết Luận

Trong tổ chức của Phật giáo bao gồm tứ chúng (bốn chúng): 2 chúng xuất gia(Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni) và 2 chúng tại gia ( Thiện nam và Tín nữ hay còn gọi là Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di). Chúng xuất gia có bổn phận thực hành giáo pháp truyền dạy hướng dẫn cho chúng tại gia. Chúng tại gia gần gủi chúng xuất gia học tập giáo pháp ủng hộ tứ sự ( y phục, ngọa cụ, thực phẩm, y dược) cho chúng xuất gia có điều kiện tu hành. Tất cả bốn chúng đều là đệ tử Phật đi theo con đường Phật dạy. Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện tu tập học hạnh giải thoát của người tại gia còn mang nặng gánh gia đình và xã hội. Nguyên tắc giáo dục của Đức Phật là tuỳ theo trình độ, căn cơ và hoàn cảnh mà pháp dạy có khác nhau mà có sự sai biệt, điều nầy có lần một vị cư sĩ Trưởng thôn Asibandhakaputta hỏi Phật :

" Bạch Đức Thế Tôn vì sao với một số người Phật thuyết pháp trọn vẹn, còn đối với một số người, Phật thuyết Pháp không hòan toàn trọn vẹn? ".

Đức Phật trả lời: " Ví như ba thửa ruộng tốt, trung bình và một thửa xấu .Với ba thửa ruộng ấy, người nông dân sẽ gieo trồng thửa ruộng tốt trước tiên, sau đó đến thửa trung và sau hết mới gieo thửa xấu. Cũng thế, Thế Tôn đối với hàng xuất gia xem như thửa ruộng tốt,đối với tại gia là thửa ruộng trung bình v à cuối cùng là với hàng ngoại đạo là thưả ruộng xấu. Tất cả ba hạng người kể trên đều được Thế tôn thứ tự giáo hóa với đầy đủ thiện Pháp,với đầy đủ giáo lý giải thoát,vì cả ba nương tựa Thế tôn như ánh sáng,như là nơi ẩn trú ,nơi che chở " (TươngƯng bộ kinh IV Tr.315) .

Qua đó người Phật tử chân chánh là người biết sống đúng, sống hợp, sống có ích cho mình cho mọi người.

Tài liệu tham khảo

-Nguyên Thủy Phật giáo Tư tưởng luận của Kimura Taiken-Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt ấn hành 1971.

-Phật học Phổ Thông quyển nhất Thành Hội PG Tp HCM ấn hành 1997.

-Phật học khái luận -Thích Chơn Thiện-Ban giáo dục Tăng Ni ấn hành 1993.

-Đạo Phật với con người -Thích Tậm Châu -NXB Tâm Quang 1964.

-Khoá Hư lục giảng giải-Thích Thanh Từ- TV Thường Chiếu ấn hành-1996.

-Quan điểm về ăn chay của Đạo Phật -Tâm Diệu biên soạn.

-Người Phật tử Chân chánh-Phúc Trung biên soạn.
 
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 4:00 AM | Message # 102
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
25 Làm sao gặp Phật
Làm sao gặp Phật
Cư-sĩ Chính-Trực
Qua hình tướng tìm Phật
Qua âm thanh tìm Phật
Làm vậy là sai đường
Làm sao gặp được Phật?
Trong mùa Phật Đản năm nay, nhân dịp làm lễ kỷ niệm Đức Phật Thích Ca sinh ra trên thế gian này, để cứu độ chúng sanh, hãy thử suy nghĩ: chúng ta đã từng gặp Phật chưa? Nếu chưa, chúng ta làm sao gặp Phật? Có phải đợi sau khi chết rồi, vãng sanh tây phương cực lạc, mới gặp được Phật chăng? Có phải chỉ có Phật Tử mới gặp được Phật chăng?

Hoặc có phải chăng: tất cả chúng ta có thể gặp Phật, ngay trên thế gian này, ngay trong cõi đời này, bất luận người đó là Phật Tử, hay không là Phật Tử, bất luận người đó tại gia hay xuất gia? Dường như ai ai cũng có các thắc mắc này, vậy chúng ta hãy lần lượt cùng nhau tìm cách trả lời dựa theo giáo lý của đạo Phật.

Hầu như mọi người Phật Tử đều biết lịch sử Đức Phật Thích Ca: Ngài đản sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, được gọi là Thái Tử Tất Đạt Đa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ, thuộc nước Ấn Độ bây giờ. Ngài lớn lên, cưới vợ, sinh con, cũng như bao nhiêu con người khác trên thế gian. Rồi nhân những chuyến ra khỏi hoàng cung, nhận thấy các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử, của kiếp con người, cho nên Ngài quyết tâm xuất gia tu hành, tìm đường giải thoát và thành đạo dưới cội bồ đề. Sau đó, Ngài chuyển pháp luân, thuyết pháp cứu độ chúng sanh trong 50 năm, cuối cùng nhập niết bàn ở vườn Ta La. Như vậy, Đức Phật Thích Ca đã nhập niết bàn, chúng ta đi tìm Phật ở đâu, làm sao chúng ta gặp được Phật?

Thực ra, chúng ta chẳng cần đi tìm Phật ở đâu xa, chẳng cần phải qua Ấn Độ, hay vào chùa mới gặp Phật. Phật luôn luôn ở trong cuộc đời, ngay trên thế gian này, hiện hữu khắp nơi, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên xử dụng con mắt trí tuệ, để quan sát những gì tiềm ẩn bên trong, hoặc ý nghĩa của những việc làm. Nơi các tôn tượng chư Phật, con mắt trí tuệ được tượng trưng bởi viên ngọc quí ở giữa chặn mày, luôn luôn chiếu sáng, mang ý nghĩa: tuệ đăng thường chiếu, tức là ngọn đèn trí tuệ thường chiếu sáng, còn đôi mắt thịt, luôn luôn khép lại, không duyên theo cảnh trần. Tuệ đăng thường chiếu nghĩa là con người sống luôn luôn tỉnh thức, không bị mê mờ, không bị dục lạc thế gian lôi cuốn, sống trong thế gian, nhưng không phiền lụy, cũng chẳng khổ đau. Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả mọi loài chúng sanh. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, không hạn hẹp trong trăm năm của một kiếp con người.

* * *

Trong cuộc sống hằng ngày, khi tiếp xúc giao thiệp với mọi người chung quanh, chúng ta thường nhìn người đời bằng cặp mắt thịt, trong kinh sách gọi là nhục nhãn, cho nên chỉ nhìn thấy được hình tướng bên ngoài của con người, phân biệt nam nữ, cao thấp, đẹp xấu, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, mập ốm. Chính vì con người có cái nhìn phân biệt như vậy, cho nên cảm thấy phiền não và khổ đau nhiều hơn là an lạc và hạnh phúc. Tại sao vậy?

Bởi vì, khi có cái nhìn phân biệt như vậy, con người chỉ thấy chung quanh toàn là chúng sanh, cho nên khởi tâm thương ghét, làm cho cuộc sống đảo điên, tâm trí bất an. Chẳng hạn như khi gặp người nào đẹp đẽ, hạp nhãn, hay gặp vật gì quí giá, hiếm hoi, thì sanh lòng tham lam, ưa thích ngắm nhìn, muốn chiếm hữu làm của riêng. Toại nguyện thì hả hê, thích thú, bằng không được như ý, thì sanh tâm oán thù, ghét bỏ, bực dọc, tức tối. Chẳng hạn như gặp người nghèo hèn, ít học, thì sanh tâm khinh khi, kỳ thị, rẻ rúng, còn gặp người giàu sang, học thức, thì thèm muốn, ước mơ, nịnh bợ. Chẳng hạn như gặp người mập ú thì cười, gặp người gầy ốm thì chê. Con người thường có ước mơ muốn được bình yên, nhưng tâm trí cứ chạy theo cảnh trần đời như vậy, lăng xăng lộn xộn cả ngày, suốt tháng, quanh năm, làm sao cuộc sống bình yên, an vui cho được?

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: "Ly nhứt thiết thướng, thị danh thực tướng".

Nghĩa là: Khi nào lìa bỏ được tất cả các hình tướng bên ngoài, không chấp vào nhân dáng thế này thế khác, chúng ta mới có thể nhận ra thực tướng của tất cả mọi người. Thực tướng đó là gì? Thực tướng đó chính là con người chân thật của tất cả mọi người trên thế gian này. Con người chân thật đó đồng nhất, không khác, không phân biệt nam nữ, già trẻ, lớn bé, màu da, sắc tộc, quốc gia, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, giai cấp, xuất xứ, kiến thức, học lực, bằng cấp.

Mọi người đều có thực tướng đồng như nhau, chỉ vì mê ngộ không đồng, nghiệp chướng khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài có khác.

Chẳng hạn như: Người tham gian thì cặp mắt láo liên, đảo điên, đảo qua, đảo lại. Người sân hận thì cặp mắt trợn trừng, tóe lửa, dữ dằn. Người si mê thì cặp mắt lờ đờ, khờ khạo.

Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có, cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, cầu an cầu siêu, cầu được bình an, cầu sang cực lạc, cầu đủ thứ chuyện, cầu cho sung sướng, biểu diễn hình tướng, không còn gì khác! Không phải như vậy!

Tu theo đạo Phật là phải thúc liễm thân tâm, chuyên cần chăn trâu, con trâu tâm ý, đừng để chạy rong, ngông cuồng phá phách, giẫm đạp ruộng người, húc đàng đông xông đàng tây, từng giây từng phút.

Tu theo đạo Phật là phải tìm ra con người chân thật, hay giác ngộ thực tướng của chính mình. Thực tướng đó bất sanh bất diệt. Ngộ được thực tướng thì thoát ly sanh tử luân hồi, theo đúng lời dạy của tam thế thập phương chư Phật. Còn con người bằng xương bằng thịt, trong kinh sách gọi là tấm thân tứ đại, chỉ tồn tại hơn kém trăm năm là nhiều!

Trong khi bình thường, hai người tánh tình giống nhau, hòa đồng, nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự, không khác. Khi có biến cố xảy đến, người biết tu tâm dưỡng tánh, giữ gìn được sự bình tĩnh thản nhiên, không khởi tâm tham lam, không khởi tâm sân hận, không khởi tâm si mê. Nếu người nào hoàn toàn giữ gìn được bản tâm thanh tịnh, trong mọi hoàn cảnh trên thế gian, trước những bát phong của cuộc đời, dù được hay mất, dù khen hay chê, dù vinh hay nhục, dù sướng hay khổ, tâm tánh vẫn luôn luôn bình tĩnh thản nhiên, luôn luôn mỉm nụ cười an nhiên tự tại, người đó chính là một vị Phật.

Một vị Phật không phải từ trên trời giáng xuống, không phải từ lòng đất chui lên. Một vị Phật tùng địa dũng xuất, như trong Kinh Pháp Hoa dạy, nghĩa là từ nơi tâm địa của mỗi con người chuyển hóa mà thành, chuyển hóa từ xấu xa thành tốt đẹp, chuyển hóa từ tâm tham sân si ô nhiểm, trở về bản tâm vốn thanh tịnh. Một vị Phật thành đạo từ nơi con người biết tu tâm dưỡng tánh, đi đúng Chánh Đạo, hành đúng Chánh Pháp. Người nào chưa đạt được hoàn toàn như vậy, chính là những người đang trên bước đường tu tập, công phu được bao nhiêu, người đó được an lạc và hạnh phúc bấy nhiêu. Chứ không phải van xin cầu nguyện mà đặng đâu!

Theo truyền thuyết, khi Thái Tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị long vương đến phun nước tắm cho ngài. Một vị phun dòng nước nóng. Một vị phun dòng nước lạnh. Điều này có ý nghĩa thâm sâu như sau: cũng như Thái Tử Tất Đạt Đa, người nào trên thế gian này, chịu đựng nổi sức mạnh của hai dòng nước, kham nhẫn nổi sức nóng lạnh, tượng trưng cho những áp lực thường xuyên và sự đối nghịch của cuộc đời, chẳng hạn như: thịnh suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc, nói chung là bát phong, thì người đó chính là một vị Phật trong tương lai.

Còn đại đa số người đời, khi có biến cố xảy ra, tâm tham lam liền khởi lên, không thể dừng được, luôn luôn nghĩ đến những việc tranh giành quyền lực, lợi mình hại người, xúi người hại nhau, bất chấp thủ đoạn, thưa gửi kiện tụng, sang đoạt tài sản, chiếm hữu bản quyền, giựt hụi quịt nợ. Nếu mục tiêu là bạc triệu đô la, con người càng đối xử với nhau ghê rợn hơn, khủng khiếp hơn, chẳng còn kể quan hệ cha con, chồng vợ, bè bạn, thầy trò, anh em, thân bằng quyến thuộc gì hết, mạng sống của con người, của chính bản thân bị coi rẻ như bèo! Đồng bào, đồng bạn, đồng chí, đồng đội, đồng đạo, đồng hương, đồng nghiệp, đồng ngũ, chẳng có giá trị gì cả, chẳng có nghĩa lý gì cả. Chỉ có đồng tiền là trên hết, là vạn năng, có đủ năng lực xô đẩy, sai khiến con người vào vòng tội lỗi hết sức dễ dàng. Cửa thiên đàng khép lại, cửa địa ngục mở rộng kể từ đây!

Khi có biến cố xảy ra, dù chỉ một lời nói vô thưởng vô phạt, vô ý vô tứ, hay một cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng va chạm tự ái, tổn thương mặt mũi của con người, tâm sân hận liền khởi lên, không thể dừng được, con người liền nghĩ đến chuyện trả thù, báo oán, làm đủ mọi cách, khiến cho kẻ thù, người mình không ưa, sống không được yên, chết cũng không xong, ngả nghiêng điêu đứng, tạo dựng chuyện ác, khiến người tội oan, tiêu tan danh dự, te tua tơi tả, thì mới hả dạ, mới thỏa tấc lòng, tâm địa chúng sanh, phàm phu tục tử, sâu hiểm ác độc, của một con người. Khi tam bành lục tặc nổi cơn lên, dù có phải đại náo thiên cung, lật tung nhà người, con người cũng dám làm, không cần biết hậu quả ra sao! Bởi vậy cho nên, có nhiều người đánh mất hạnh phúc trong tầm tay, hay đánh mất người cộng tác tài năng đáng tin cậy, chỉ vì những cơn sân không kềm chế được như vậy.

Khi có biến cố xảy ra, người ta không còn hợp tác, không còn qua lại với mình, mình liền ngậm máu phun sau lưng người, không kể người cười miệng mình dơ, đâm bị thóc thọc bị gạo, bêu riếu đàm tiếu đủ điều, vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ, chứng nào tật nấy, không bao giờ chừa! Cũng do tâm si mê xui khiến, con người tin chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan, van xin thượng đế, cầu nguyện thần linh, tìm sông lội suối, nước kém vệ sinh, cho là nước thánh, trị được bá bệnh, cầu gì được nấy, cũng mang về uống, dù cho người đó, có nhiều bằng cấp, dù thấp hay cao, ở ngoài thế gian, hay trong nhà đạo!

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

"Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: "Tất cả mọi chúng sanh đều có tánh giác".

Tất cả mọi người đều có tánh giác, sáng suốt đồng nhau, không khác, trong kinh sách gọi là Chân Tâm hay Phật Tánh, nhưng chỉ vì nghiệp lực khác nhau, tâm tham sân si khác nhau, cho nên bị phiền não khổ đau cũng khác nhau, hình tướng bên ngoài cũng khác nhau.

Chẳng hạn như mặt trăng lúc nào cũng sáng tỏ, không khác, nhưng đêm nào có nhiều mây đen, chúng ta trông thấy mặt trăng mờ nhạt nhiều hơn. Chẳng hạn như mặt biển lúc sóng yên gió lặng, thanh bình, rộng rãi, bao la, trông xa, thấy rộng, mênh mông, bát ngát, nhưng lúc cuồng phong nổi lên, sóng to gió lớn, bầu trời đen kịt, không còn trông thấy được gì cả. Mặt trăng sáng tỏ, mặt biển thanh bình, tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh của tất cả mọi người. Đó cũng chính là con người chân thật hay Chân Tâm Phật Tánh của tất cả mọi người. Mây đen hay sóng to gió lớn, tượng trưng cho những phiền não khổ đau, che lấp từng phần, hay che khuất hoàn toàn, tâm trí con người không còn sáng suốt trọn vẹn nữa.

Như vậy, câu hỏi tìm Phật ở đâu, làm sao gặp Phật, thật là quá dễ, ai cũng có thể trả lời được. Trước hết, Phật có nghĩa là Đức Phật Thích Ca, vị Phật có thực trong lịch sử, sinh ra ở Ấn Độ, tu hành và thành đạo, cách đây hơn 2500 năm, ngay trên thế gian này, ở ngay cõi ta bà này, không phải cõi nào khác, không phải tây phương cực lạc. Đó là câu trả lời gần nhứt, đơn giản nhứt, rõ ràng nhứt.

Tuy nhiên, trong kinh sách có câu: "Phật biến nhứt thiết xứ", nghĩa là Phật có ở khắp mọi nơi, Phật ở chung quanh chúng ta, nhưng chúng ta không hiểu biết, không nhận ra đó thôi. Đó là nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm của chữ "Phật". Đó là con đường thực tế, giúp đỡ cuộc đời được nhiều ánh sáng giác ngộ và giải thoát, cuộc sống được nhiều an lạc và hạnh phúc, con người được nhiều an nhiên và tự tại, giảm bớt phiền não và khổ đau.

Trong kinh sách cũng có câu: "Tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt". Nghĩa là: "Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không khác, không sai biệt".

Phật và chúng sanh bổn nguyên tánh thường rỗng lặng, trong kinh sách gọi là không tịch. Tâm của người nào không chất chứa bất cứ hình ảnh của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường, hoàn toàn trống rỗng, tĩnh lặng, tâm người đó chính là tâm Phật. Chư Tổ cũng có dạy: "Phật tức Tâm, Tâm tức Phật", chính là nghĩa đó vậy.

Khi thấy người nào vào chùa, van xin cầu khẩn chư Phật ban cho điều này điều kia, chư Tổ thường dạy: Ngươi cõng Phật đi tìm Phật! Nghĩa là chư Phật đã bỏ những điều phiền não, chỉ dạy chúng ta pháp môn tu tập để giải thoát, để thành Phật, chúng ta không chịu tu học, để tự mình thoát ly phiền não khổ đau, trái lại chúng ta van xin cầu khẩn những điều phiền não, chẳng hạn như: tiền tài, danh vọng, ước gì được nấy, nhứt bổn triệu lợi, buôn may bán đắt, thi đâu đậu đó, bình yên vô sự, nhà cao cửa rộng, điều cuối cùng là: cầu vãng sanh cực lạc quốc! Cầu không được, khổ là cái chắc! Cầu bất đắc, tức khổ không sai!

Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh Phật, qua các vị chân tu thực học, giới đức tròn đầy, là điểm tựa, là chỗ quy ngưỡng, để chúng sanh tìm được sự an lạc khi gần gũi. Chúng ta có thể tìm thấy Phật ở khắp nơi trên thế gian này, chỗ nào có tình thương ngự trị, có từ bi hỷ xả hiện tiền, là có Phật ở ngay nơi đó. Bất cứ người nào, dù không là Phật Tử, dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, mà trong một khoảng thời gian nào đó, phát tâm bồ đề, khai mở Chân Tâm, thực hành hạnh lợi tha, vì người quên mình, thể hiện bốn tâm lượng rộng lớn: từ bi hỷ xả, thì ngay trong giây phút đó, người ấy đang sống với tâm Phật, như một vị Phật. Nhưng sau phút giây giác ngộ đó, người ấy trở lại cuộc sống tầm thường, thì tâm Phật lại tiềm ẩn, chờ cơ hội khác để phát huy. Phật là con người giác ngộ trọn vẹn và vĩnh viễn, lúc nào cũng tỉnh thức và sáng suốt. Chúng sanh khác Phật ở chỗ: chỉ lóe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh. Tại sao vậy? Bởi vì, con người không đủ sức vượt khỏi tam giới, không đủ sức ra khỏi căn nhà lửa, không đủ sức chống cự sức mạnh của con trâu tâm ý, nghĩa là con người bị "nghiệp thức che đậy" và thường hay "biết mà cố phạm"!

Để có cái nhìn thực tiển và có phương pháp thực hành, trong cuộc sống hằng ngày của người Phật Tử, tại gia hay xuất gia, Chư Tổ có dạy:

"Chúng sanh nhìn Chư Phật như chúng sanh, cho nên phiền não khổ đau.
Chư Phật nhìn chúng sanh như Chư Phật, cho nên niết bàn tự tại".
Nếu hiểu biết một cách thấu đáo, một cách tường tận lời dạy này, chúng ta liền biết làm sao gặp Phật, hay tìm Phật ở đâu? Chúng ta thường hay nghĩ rằng: Phật ở tây phương cực lạc, Phật ở trong chùa, Phật ở trong kinh sách, Phật ở trong các bức tượng bằng gổ, bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng, hay bằng tranh vẽ. Còn chung quanh toàn là chúng sanh tất cả! Chính bởi cái nhìn, cái hiểu biết, cái suy nghĩ, cái quan niệm như vậy, cho nên con người gặp nhiều phiền não khổ đau, không sao tránh khỏi, không bao giờ dứt.

Con người không biết rằng: chính mình có Chân Tâm, Phật Tánh, và mọi người chung quanh cũng y như vậy, không khác. Con người đeo cặp mắt kính chúng sanh, tức nhìn đời qua tâm vọng động, cho nên nhìn ai cũng thấy chỉ là chúng sanh, nhìn ai cũng chỉ thấy tật xấu của họ, nhìn ai cũng thấy đáng ghét, nhìn ai cũng thấy đáng đề phòng, nhìn ai cũng thấy muốn xa lánh, nhưng không bao giờ, nhìn lại chính mình, xem tốt hay xấu, cho nên gặp nhiều, phiền não khổ đau, rồi chờ khi chết, lết về tây phương, nương về cực lạc, để tìm gặp Phật, làm sao gặp được?

Còn chư Phật và những người giác ngộ, biết tu tâm dưỡng tánh, đeo cặp mắt kính thanh tịnh, nhìn đời bằng bản tâm thanh tịnh, nhìn ai ai chung quanh cũng thấy được họ có Chân Tâm, Phật Tánh, nhìn ai ai chung quanh cũng hiểu biết họ là vị Phật sẽ thành trong tương lai, gần hay xa tùy theo công phu tu tập của mỗi người, nhìn ai ai chung quanh cũng hiểu biết họ có những điều hơn mình, đáng cho mình học hỏi, nhìn ai ai chung quanh cũng thấy được con người chân thật, không phải con người hiện tướng tham đáng ghét, không phải con người hiện tướng sân dữ dằn dễ sợ, không phải con người hiện tướng si khờ khạo ngu ngơ.

Cho nên chư Phật và những người giác ngộ, biết tu tâm dưỡng tánh, luôn luôn an nhiên tự tại, bình tĩnh thản nhiên, chứng được cảnh giới niết bàn hiện tiền. Chúng ta có giác ngộ, mới có cuộc sống an lạc và hạnh phúc như vậy, mới giải thoát khỏi phiền não và khổ đau. Cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời đáng sống, kể từ đây!

* * *

Tóm lại, trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

"Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.
Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai".
Nghĩa là: Phàm ở trên thế gian này, tất cả những gì có hình tướng đều hư vọng, có ngày cũng phải bị hư hao, hoại diệt, kể cả những bức tượng Phật, dù làm bằng vật liệu gì đi nữa cũng vậy, kể cả tấm thân tứ đại, sau trăm năm cũng phải bỏ lại. Nếu chúng ta nhìn mọi người, không qua hình tướng bên ngoài, không phân biệt kỳ thị, không thành kiến bất công, lúc đó chúng ta sẽ nhìn thấy được Như Lai, tức là thấy được Chân Tâm Phật Tánh, của mình và của mọi người, đồng nhất không khác! Đó chính là con người chân thật, bất sanh bất diệt. Kiến Như Lai tức là ngộ đạo, tức là thoát ly sanh tử luân hồi.

Cũng trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai.
Nghĩa là: Nếu người nào nhìn qua sắc tướng, diện mạo, hoặc do âm thanh, mà cầu Phật, hoặc cho rằng có hình tướng như vậy, có âm thanh như vậy, mới phải là Phật, thì người đó đang đi sai đường, lạc lối, không thể nào gặp được Phật, không thể nào thấy Như Lai. Nói một cách khác, những người cứ tưởng: lạy tượng Phật nhiều, tức là hình tướng, tụng kinh Phật nhiều, tức là âm thanh, thì được gặp Phật, nằm mơ thấy Phật, những người như vậy, chẳng hiểu biết gì, đang hành tà đạo, làm sao hiểu được Như Lai? Tại sao vậy?

Bởi vì, Phật hay Như Lai chỉ về tâm tánh, vô hình vô tướng, không có hình tướng có thể thấy được bằng đôi mắt thịt của con người. Bởi vậy cho nên, muốn thấy được Như Lai, muốn gặp được Phật, con người phải phát huy trí tuệ bát nhã, phải nhận ra con người chân thật, nhận ra Chân Tâm Phật Tánh của chính mình và của mọi người chung quanh chúng ta.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, và trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:

"Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền".
"Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc".
Nghĩa là: Khi nào trong tâm con người, những niệm lăng xăng lộn xộn không còn khởi lên, chẳng hạn như niệm tham, niệm sân, niệm si, khởi lên rồi lắng xuống nên gọi là: sanh diệt, ngay lúc sanh diệt chấm dứt, không còn đó, tâm trí bình yên lặng lẽ, không xáo trộn, chẳng bất an, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, cho nên gọi là: tịch diệt hiện tiền, hay tịch diệt vi lạc, tức là cảnh giới an lạc, niết bàn tự tại, hiện ngay trước mặt.

Tâm trạng bất an vì những niệm sanh diệt, gọi là tâm chúng sanh. Tâm sanh diệt diệt rồi, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, trở nên tâm không tịch, trống không và tịch tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, gọi là: bản tâm thanh tịnh hay Tâm Phật.

Như vậy muốn tìm gặp được Phật, chúng ta chỉ cần hành trì các pháp môn, dù thiền tông, tịnh độ tông, hay mật tông, tức là: thiền quán, tọa thiền, thiền hành, tứ oai nghi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, cho đến mức rốt ráo, đạt được trạng thái "nhứt tâm bất loạn". Lúc đó, chẳng những chúng ta gặp được Phật, mà chính chúng ta vừa trọn thành Phật Đạo
 
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 4:03 AM | Message # 103
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
...NỀN TẢNG HỌC PHẬT

.26 .Phật Học Khái Luận. (sách) TT. Thích Chơn Thiện

...... ... . . . . .
Phật Học Khái Luận
TT. Thích Chơn Thiện
Mục lục
Lời giới thiệu
Chương một: Phật Bảo

[1.01] Lược sử đức Phật
[1.02] Đức Phật trong Nam Tạng và Bắc Tạng
[1.03] Đức tướng và Đức tánh của Thế Tôn
[1.04] Tuệ giác của Thế Tôn
[1.05] Phật - Niết-bàn - Thành đạo
[1.06] Các tinh thần giáo dục của Thế Tôn và sự liên hệ giữa Ngài với các hàng đệ tử, Chư thiên, Ác ma và ngoại đạo

Chương hai: Pháp Bảo

[2.01] Duyên khởi và Vô ngã
[2.02] Ngũ uẩn và Vô ngã
[2.03] Tứ Thánh Đế
[2.04] Nhân quả
[2.05] Nghiệp và nghiệp báo
[2.06] Luân hồi
[2.07] Sáu giới - Mười hai xứ - Mười tám giới
[2.08] Giới học
[2.09] Bát Thánh Đạo
[2.10] Thất Giác Chi
[2.11] Ngũ căn và Ngũ lực
[2.12] Tứ như ý túc
[2.13] Tứ chánh cần
[2.14] Tứ niệm xứ
[2.15] Chánh và tà pháp - Thiện và bất thiện - Thuyết pháp - Nghe pháp - Sống theo pháp và hành theo pháp

Chương ba: Tăng Bảo

[3.01] Đời sống của chư Tăng
[3.02] Liên hệ giữa chư Tăng và cư sĩ
[3.03] Quả vị Sa-môn
[3.04] Ngũ minh

-ooOoo-

Lời Giới Thiệu [^]

Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.

Thế nào là Phật? - Phật tâm, Phật tánh, Phật nguyện, Phật hạnh, Phật trí, Phật đức, Phật thân, Phật độ..., đó là Phật.

Thế nào là Pháp? - Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Vô ngã, Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, Lục độ, Thập độ, Pháp tướng...; đó là Pháp.

Thế nào là Tăng? - Chí nguyện của Tăng, Giới luật của Tăng, Sinh hoạt của Tăng, Bổn phận của Tăng...; đó là Tăng.

Cùng ý kiến trên, Thượng tọa Thích Chơn Thiện đã trình bày Phật học qua nội dung Tam Bảo trong tập sách này với ba chương lớn: Phật, Pháp, Tăng.

Căn cứ trên các Kinh Nikàya và A-hàm với một phần ý nghĩa rút ra từ Kinh điển Bắc truyền, Thượng tọa đã trình bày Phật học một cách mạch lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu được nội dung cơ bản của Phật-học, đồng thời cũng gợi lên những đường hướng tư duy sâu sắc và đúng đắn để có thể phù hợp với nhiều đối tượng độc giả. Một đặc điểm khác nữa của tác phẩm là nêu được tính thực tiễn của Pháp áp dụng vào các ngõ ngách chính yếu. Thượng tọa còn chỉ ra cách ứng dụng Tứ đế vào đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, khiến người học giáo pháp hiểu rằng không phải chỉ thông thạo giáo lý là đủ mà điều quan trọng nhất là phải thực hành được ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Vốn là một giảng sư của trường Cao cấp Phật học Việt Nam và của nhiều khóa Phật học ở nhiều nơi trong nước, Thượng tọa Thích Chơn Thiện đã là soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học có giá trị. Tôi nghĩ rằng cuốn Phật Học Khái luận này phản ảnh một quá trình tu học nghiêm túc, một niềm tin tưởng sâu đậm đối với Phật giáo và một tấm lòng tha thiết khuyến tu đối với hết thảy mọi người; do đó, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này cùng chư độc giả./.

Từ Đàm, mùa an cư PL. 2537
Hòa thượng Thích Thiện Siêu.

nguon : http://www.buddhismtoday.com/index/PGchobatdau.htm
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 17 Jul 2014, 8:32 AM | Message # 104
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » PHẬT GIÁO CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU (Thích Nhật Từ)
  • Page 3 of 3
  • «
  • 1
  • 2
  • 3
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO