Thứ Sáu
26 Apr 2024
5:51 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » PHẬT TÍNH (NS Châu Đình An)
PHẬT TÍNH
atoanmt Date: Thứ Hai, 20 May 2013, 3:52 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


Nhạc Sĩ Châu Đình An

Là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng tôi rất có cảm tình mỗi khi nhìn thấy hình tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khuôn mặt Ngài hết sức hiền từ, và đôi mắt ám ảnh tôi, dù rằng đôi mắt của Đức Phật ít khi nào ta thấy mở ra để nhìn chúng sinh. Từ đôi mắt nhắm nghiền của Ngài, tôi cảm thấy một sự bình an, che chở, ý nghĩa theo theo bài hát của tứ quái The Beattles, ca khúc “Lets it be”. Hãy để đó mọi chuyện, chớ lo lắng.

Đức Phật đã cho tôi cảm nhận sự bình an và rất gần gũi với Ngài. Dù biết Ngài là đấng tối cao của một tôn giáo, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy một điều gì đó rất thân thiết, nhìn bức tượng của Ngài, tôi thấy như có một người thân yêu, một người bạn chí thiết luôn bên cạnh, và một sự tin tưởng vào Ngài tuyệt đối.

Bên Ngoại tôi là Phật Giáo, các cậu, các dì đều là Phật tử. Khi Mẹ tôi bế tôi vào Nam xuống tàu di cư năm 1954, lúc vào đến miền Nam, bà đã cải đạo để theo Công Giáo của Ba tôi. Cuộc chiến chia lìa hai miền đất nước khiến cho kẻ Nam người Bắc không thấy nhau hơn 20 năm trời.

Ngày mẹ bế tôi xuống tàu di cư vào Nam năm 1954, lúc đó, tôi mới hai tháng tuổi, và nghe lời kể lại Dì Thuý tôi, dì út trong gia đình từng bồng bế săn sóc tôi khi mới chào đời ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình, và tôi xúc động khi nghe kể là bà Ngoại tôi đứng trên bờ sông Bến Hải, đã ngất xỉu khi nhìn con tàu xuôi Nam mang theo mẹ và tôi ra đi biền biệt!

Biệt ly buồn quá. Nhớ nhung xa cách từ đây! Và nỗi nhung nhớ kéo dài trên 20 năm trời cho đến khi hai miền đất nước thống nhất. Tháng 8 năm 1975, bà Ngoại đã gửi cậu Tánh vào Nam tìm kiếm tông tích của chúng tôi. Thời gian này, tôi đang bị tù cải tạo ở Trại Sông Cái, các em tôi, tứ tán trôi dạt trên các miền đất nước, kẻ ở Nam, kẻ ở Trung.

Cậu Tánh đến Tam Toà, Đà Nẵng tìm manh mối anh em chúng tôi ở đâu, nhưng nào biết. Thế rồi cậu Tánh qua đời sau đó, biền biệt cắt đứt chia lìa ruột thịt chúng tôi vẫn tiếp tục. Cho đến khi em gái tôi tìm ra bà Ngoại ở Quảng Bình, lúc này bà đã trên 90 tuổi và khi tôi về Việt Nam chuyến đầu tiên 2007 sau 27 năm xa nước, thì bà Ngoại đã mất.

Tôi đã đến Hà Nội và trùng phùng gặp lại Dì Thuý, người bế tôi lúc hai tháng tuổi. Dì cháu mừng tủi ôm nhau, thằng cháu lúc này đã 53 tuổi, mà Dì Thuý nào biết tôi đang là nhạc sĩ ở Hoa Kỳ… là có những ca khúc bị kết án “phản động” làm buồn lòng “đất nước xã hội chủ nghĩa”.


Dì Thuý và người cháu sau 53 năm không thấy nhau. Gặp lại ở Hà Nội tháng 7 năm 2007


Dì Thuý bảo tôi lên lầu. Thắp nén nhang trước bàn thờ ông bà ngoại, tôi nhìn thấy tượng Đức Phật trên cao. Ngài toạ kiết và nét mặt luôn luôn hết sức bình an, hiền từ. Trong hương khói của nhang, tôi đã rơi lệ! Đó là lần đầu tiên tôi khóc trước mặt Đức Phật.


Thắp nén nhang cúng ông bà Ngoại trước bàn thờ Phật


Về lại Orlando, Florida, nơi tôi định cư từ năm 1992, tôi nhớ đến một người. Bác sĩ Châu Lam Sơn. Nhớ ngày đầu tiên về đây, tôi tìm trên danh bạ thương mại một bác sĩ để lo cho gia đình. Tôi đã dừng lại nơi họ Châu. Không lẽ bà con mình à? Họ Châu ít và hiếm có người mang họ này, vậy là tôi tìm đến và từ đây, anh chị Châu Lam Sơn không những là bác sĩ của chúng tôi mà còn là người bạn thân.

Bạn thân ít gặp, vì ai cũng bận, nhưng trong tâm tưởng luôn nghĩ đến nhau. Có lần anh chị Châu Lam Sơn mời tôi đến thăm tu viện Cát Trắng ở Florida, nơi đã được ghi lại qua ngòi bút của Mật Nghiêm:

Một chút tâm tình ghi lại
Tôi về cảnh giới nơi đây
Cảm được tình thương vô ngại
Chan hòa cây cỏ trời mây
Tâm linh chuyển dần tâm thức
An bình trong mỗi phút giây
Gió đời vào đây dừng lại
Nhạc trời nghe trổi trên cây
Mộng đời tan vào thực tại
Pháp thân Bồ Tát bủa vây
Quán Âm tay vàng cứu độ
Từ Bi- Trí tuệ đong đầy

Tu viện Cát Trắng lập ra bởi Thiền Sư Khải Thiên – Thầy Thích Tâm Thiện, một vị tu sĩ tuy còn trẻ nhưng rất thông thái đúng nghĩa của một vị chân tu. Nơi tu viện này thường có các khoá tu học dành cho quý đồng hương Việt Nam ở khắp nơi, và còn có cả người ngoại quốc tham dự đông đảo, và anh chị Châu Lam Sơn cùng bào đệ là anh chị Châu Minh Đức thường xuyên sinh hoạt trợ tá cho các khoá học này.

Nói qua một chút về anh chị Châu Lam Sơn. Khi tôi tìm đến họ Châu này, thì thực ra không có bà con gì cả, dù anh là người Huế. Nhưng chị Trúc, bà xã anh Sơn thì lại bà con với tôi, thế mới lạ!
Bà Ngoại của chị Trúc là chị thúc bá với ông Nội tôi. Vậy là chị Trúc cũng có chút máu “văn nghệ” của họ Châu đó nhen. Do vậy cả hai anh chị dù là bác sĩ y khoa bận bịu công việc, nhưng tinh thần văn nghệ rất cao, anh chị thích ca hát, sinh hoạt có ý nghĩa cho cuộc đời.

Ngoài “lương y như từ mẫu” cứu người giúp đời, anh chị còn tham gia nhiều sinh hoạt có tính cách tu học, mà tu viện Cát Trắng vừa đề cập là điểm dừng chân trong mỗi cuối tuần sinh hoạt của bác sĩ Châu Lam Sơn.

Tôi đã tìm thấy Đức Phật qua hình ảnh của anh chị Châu Lam Sơn. Là một phật tử, anh chị đã sống cho tha nhân bằng tâm của mình, anh chị không tụng kinh siêu thoát cho chính cuộc đời mình, mà những kinh nguyện, những sinh hoạt dự phần đã đem giáo lý đạo Phật cho người khác và chia sẻ tính Phật vào cuộc sống đến người chung quanh mình.

Tôi đã thấy và cảm nhận được điều đó. Khi ta có tâm từ bi, thương yêu chúng sinh thì ta có cuộc sống bình an và ý nghĩa. Khi ta có thứ tha, không nuôi thù hận thì ta có lượng giác ngộ dẫn tâm hồn đạt đến cuộc sống vĩnh cửu.

Tôi biết, và tôi hiểu được. Đó là “Phật tính”. Trong lời mở đầu Truyện thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao, bà Diệu Phương ghi lại. Cuộc đời Đức Phật, cuộc đời của một người đã được tôn xưng là bậc “đại hùng đại lực, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả”:

-”Đại hùng đại lực” vì thắng người đã là một chuyện khó, nhưng Ngài thắng được chính mình, thắng được những dục vọng thấp hèn của chính bản thân mình, đây là điều khó hơn rất nhiều.

-”Đại từ đại bi” vì Ngài có lòng từ vô lượng mà đi tìm con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh, chứ không vì quyền lợi hạn hẹp của riêng mình hay gia đình giòng họ hoặc quốc gia mình.

-”Đại hỷ đại xả” vì Ngài quyết tâm từ bỏ cuộc sống đầy sung sướng trong cung vàng điện ngọc, từ bỏ địa vị đầy quyền uy để mà dấn thân vào con đường cực kỳ gian khổ tìm ra chân lý giải thoát chúng sinh khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Châu Đình An


Nguồn: chaudinhan.net


AToanMT

Message edited by LongTracAn - Thứ Hai, 20 May 2013, 5:34 PM
 
LongTracAn Date: Thứ Hai, 20 May 2013, 5:34 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 23 May 2013, 5:39 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
xoan Date: Thứ Năm, 23 May 2013, 9:39 PM | Message # 4
Lieutenant
Group: Users
Messages: 66
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » PHẬT TÍNH (NS Châu Đình An)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO