Chủ Nhật
05 May 2024
9:10 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Trăng khuyết sẽ dần tròn
Trăng khuyết sẽ dần tròn
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 15 Dec 2012, 3:27 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
TRĂNG KHUYẾT SẼ DẦN TRÒN

Thầy Hằng Lai Chia Sẻ về Căn Bản Tu Học Phật Pháp với các Sa Di

Thầy Hằng Lai nói chuyện tại Khoá Tu Mùa Hè tại Buddha Root farm (Phật Căn Điền) vào ngày 12 tháng 8, 2012

Báo Vajra Bodhi Sea, số 508, tháng 9, 2012, trang 28-31




Thầy Hằng Lai trả lời câu hỏi của những Sa Di mới xuất gia tại Phật Căn Điền (Trại Phật Căn) vào mùa hè 2012, tại tiểu bang Oregon. Thầy Hằng Lai khiêm tốn tự gọi mình là “chú Sa Di tệ nhất” khi bàn về nhân duyên xuất gia tu học dưới sự hướng dẫn của Hoà Thượng. Với hơn ba thập niên làm tu sĩ, Thầy Hằng Lai khuyến khích các chú Sa Di nên chuyên cần xây dựng nền móng tu hành bằng giới và định cho cuộc hành trình lâu dài đi tìm sự giác ngộ. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được đại trí huệ của Phật quả.

Hỏi: Kinh nghiệm của Thầy khi còn là Sa Di dưới sự hướng dẫn của Hoà Thượng là như thế nào?

Đáp: Tôi được biết Sư Phụ vào năm 1969. Bấy giờ, phần đông ai cũng xin xuất gia trong vòng một hoặc hai năm sau khi gặp Sư Phụ. Tôi chẳng những đã không xin xuất gia trong vòng một hoặc hai năm mà còn không quy y cho mãi đến ba hoặc bốn năm sau. Vì thế tôi thật sự là một người tệ nhất thế gian mà quý vị đang cùng nói chuyện.

Cuối cùng tôi cũng quy y với Sư Phụ và sau đó tôi hỏi ngài tôi có thể xuất gia được không. Lúc đầu tôi tưởng Sư Phụ rất muốn tôi xuất gia. Đây là sai lầm thứ nhất của tôi. Thầy Hằng Quán lúc nào cũng thúc bảo tôi đi xuất gia, nhưng mà đó chỉ là ý kiến của riêng Thầy Hằng Quán mà thôi. Thái độ của tôi lúc đó là “Dạ, dạ. Sư Phụ! Cuối cùng rồi con cũng sẽ hỏi ngài là con có xuất gia được không.” Tuy rằng tôi không nói như vậy nhưng thái độ của tôi là như thế.

Lúc đó cũng có một bà rất lớn tuổi và cả hai chúng tôi chính thức xin Sư Phụ cho phép xuất gia. Chúng tôi đảnh lễ Sư Phụ ba lạy. Lúc đó chúng tôi ở bên ngoài phòng của Sư Phụ tại chùa Kim Sơn. Cô Loni, lúc bấy giờ còn là Sư Cô Hằng Ẩn, cũng có mặt. Cô vừa giúp thông dịch và vừa cười tôi.

Sau khi tôi xin xong, Sư Phụ nói: “Con đang làm gì ở trên này? Con muốn gì?”

“Bạch Sư Phụ con muốn xuất gia.”

“Thật vậy sao? Con muốn xuất gia? Là con sao?”

Lúc đó Sư Phụ mới kể cho tôi nghe về Đại Lão Hoà Thượng Hư Vân. Ngài nói: “Con có biết không? Xuất gia không phải là chuyện dễ. Con có chắc là con muốn như vậy hay không? Có lần Hoà Thượng Hư Vân ngồi kiết già cả hai tuần lễ không động đậy. Ngài lúc đó chưa giác ngộ, và ngài chịu khổ rất nhiều. Ngài làm như vậy là chỉ để mọi người kính ngưỡng Phật Pháp. Đó là động cơ của Ngài. Chứ không phải vì muốn trở thành số một hay phô trương. Như thế mọi người nhìn thấy vị sư đang ngồi đó và nghĩ rằng “Ồ, nhìn kìa! Đó thật sự là một điều gì đó! Vị tu sĩ đó thật sự đang tu hành!” Ngài đã làm như vậy chỉ để mọi người có lòng kính ngưỡng với Phật Pháp.

Sư Phụ nói: “Đó là tâm của một vị Bồ Tát. Ngài thậm chí chưa có Định. Ngài thậm chí chưa khai ngộ, và Ngài đã làm vậy. Đây là những việc mà con phải làm nếu như con muốn xuất gia.”

Và tôi đã nói: “Ồ.”

Đó là kinh nghiệm của tôi với Sư Phụ. Tôi đã có cảm tưởng sai lầm là Sư Phụ muốn tôi xuất gia. Tôi đã hoàn toàn điên đảo. Sau này thì tôi hiểu ra rằng Sư Phụ chẳng quan tâm là quý vị xuất gia hay không xuất gia. Ngài chỉ quan tâm đến việc quý vị có trở thành Phật hay không, thế thôi. Quý vị làm bằng cách nào điều đó không quan trọng. Điều quan trọng hơn nhiều là giúp cho quý vị trở thành Phật - càng sớm càng tốt. Sư Phụ không muốn lãng phí thời gian với chúng ta.

Một ngày nọ, Sư Phụ bảo tôi: “Con biết không, Ta gặp tất cả những người này.” Sư Phụ nói những lời này ngay sau khi nói chuyện với người bán xe hơi - người này đang cố gắng bán chiếc xe hơi cho Sư Phụ. Câu chuyện rất khôi hài. Ông ta cố gắng bán cho Sư Phụ một chiếc xe, và khi Sư Phụ gần như sẵn sàng ký tên mua xe thì ngài nói: “Hmm, tôi nghĩ giá hơi đắt.” Ngài đã nói như vậy vào phút cuối. Điều này khiến người bán xe nổi giận lên, cuối cùng không thể nào nhịn được nữa, ông ta chạy ra khỏi cửa và nói: “Tôi không thể nào làm việc này được nữa!” Sư Phụ chạy theo ông ta vẫy vẫy tờ giấy và nói: “OK. Tôi ký! Tôi ký!”

Sau đó Sư Phụ nói với tôi: “Khi Ta nhìn mọi người, ai cũng nghĩ rằng Ta đang nhìn người bán xe và nghĩ về chiếc xe. Thật ra, Ta không quan tâm đến chiếc xe. Khi Ta thấy ai đó, Ta không quan tâm họ là đàn ông hay đàn bà, trẻ con, chó hoặc mèo, Ta nhìn thẳng vào Phật tánh của họ trước, và sau đó, ý nghĩ kế tiếp của Ta là: 'Làm thế nào có thể khiến họ khai mở trí huệ và nhận ra được tự tánh của họ ?'"

Đó là những việc mà Sư Phụ làm. Đó là chân tâm của mộ vị Bồ Tát. Chỉ thế thôi. Và nếu như con đường tốt nhất cho một người là trở thành Sa Di và rồi trở thành Tăng, và đó là con đường của quý vị, thì rất hay. Còn nếu như con đường tốt nhất là làm Phật tử tại gia và hộ pháp thì cũng tốt. Xuất gia là tuỳ tánh chất mỗi người. Sư Phụ chỉ quan tâm tới cách tốt nhất cho quý vị để thấy được tự tánh chân thật của mình và thành Phật.

Ngài nói : “Ta là người thợ tạo Phật.” Ngài đến đây để tạo ra những vị Phật. Chỉ thế thôi. Sư Phụ còn nói: “Chẳng những chỉ mình ta đến nơi này để tạo ra Phật mà tất cả chư Phật và Bồ Tát trong bao thiên niên kỷ quá khứ cũng đã và đang làm như vậy. Tất cả đều đến đây vì lý do này. Tất cả chỉ như thế - không gì khác.” Rất là thẳng thắn. Rất là khó chấp nhận nhưng sự thật là như vậy.

Tôi ít khi hỏi Sư Phụ về vấn đề tu tập của mình bởi vì tôi tin rằng Sư Phụ có trí huệ chân thật. Tôi đã nếm được một chút trí huệ của Sư Phụ. Ngài đã cho tôi nếm qua một ít. Tôi rất sung sướng được ở bên cạnh Sư Phụ và không có chút nghi ngờ gì về ngài cả. Tôi không cần hỏi : “Sư Phụ, con đang ở trình độ này. Con đang có vọng tưởng kia. v.v….” Quý vị luôn nghe nhiều người nói thế. Nó rất vô nghĩa. Sư Phụ quét sạch đi những chuyện đó vì tất cả đều không quan trọng. Việc quan trọng nhất là tiếp tục nỗ lực tu hành. Quý vị cần phải tiếp tục đi giống như phải kéo một chiếc thuyền xuyên qua khu rừng. (1)

Khi đúng thời điểm và lúc những việc thực sự quan trọng xảy ra, chư Bồ Tát sẽ hoá hiện. Các vị Bồ Tát tập trung tâm trí như luồng tia sáng laser và biết ngay là khi nào quý vị sẵn sang khai ngộ. Các Ngài biết và đang chờ đợi, điều đó không cần thắc mắc. Quý vị sẽ không bao giờ biết - có thể là Sư Phụ - cũng có thể là bất kỳ một hình tướng nào. Chư Bồ Tát sẽ đến để giúp đỡ khi quý vị sẵn sàng. Quý vị sẵn sàng khi quý vị sẵn sàng, và khi quý vị chưa sẵn sàng thì quý vị chưa sẵn sàng.

Vì thế cho nên chúng ta không phải lo lắng. Dù rằng nhục thân của Sư Phụ không còn đây, Ngài vẫn sẽ đến để cứu giúp. Không những chỉ là Sư Phụ mà tất cả chư Phật và Bồ Tát cũng sẽ làm như vậy. Lúc nào tôi cũng có cảm giác rằng Sư Phụ là một trong những nhân vật rất “tầm cỡ”; có rất nhiều thần lực và những vị có thần lực to lớn này đang có quanh chúng ta, chỉ là chúng ta không thể nhìn thấy họ được. Nhưng thỉnh thoảng quý vị nếm được một chút mùi vị này. Và tôi luôn có một ý vị về Sư Phụ rằng - Sư Phụ là một nhân vật lớn trong vũ trụ này. Và những nhân vật ấy đang ở trong một ban đại hoà tấu, một dàn nhạc lớn.

Họ đều làm việc hoà hợp với nhau. Giống như một bản nhạc hay. Họ đến và tuỳ nhân duyên mà biến thân hoá độ. Họ hoà âm với nhau. Đó là một loại hoà âm tuyệt vời. Chư vị Bồ Tát là như vậy đó. Tất cả đều hoà âm. Có nhiều mức độ khác nhau nhưng dưới cương vị của chúng ta thì làm sao dám bàn về các trình độ khác nhau của Bồ Tát. Tôi không biết chút gì về việc này. Quý vị nói với tôi về Thất Địa, Bát Địa, Thập Địa - Tôi chẳng có chút ý niệm gì về những điều quý vị nói.

Chúng ta giống như là cá dưới đáy biển. Chúng ta chưa từng được nhìn thấy ánh sáng mặt trời thì làm sao có khả năng bàn về chuyện núi Everest (2) và về đỉnh núi đó. Chúng ta rất vui mừng có được tia sáng nhỏ trong phút chốc hay một ánh lấp lánh. Và cuối cùng, nếu nhân duyên đã chín mùi và quý vị sẵn sàng thì quý vị sẽ bắt đầu có những kinh nghiệm về việc đó và khai ngộ.

Tu hành là công việc xây dựng nền tảng. Việc đó không vui nhưng là việc tạo nền tảng. Ngồi kiết già, từ bỏ tất cả, và tất cả những gì chúng ta làm - đều là để tạo dựng nền tảng. Quý vị đang xây dựng nền móng. Việc xây dựng nền móng là việc kém vui nhất trong quá trình xây cất nhà vì nó thật sự rất buồn chán, tất cà chỉ là bê tông. Quý vị đào đất, và chẳng thấy gì hết. Ngoài nền móng ra thì chẳng thấy kết quả gì. Nhưng chúng ta không thể nào có được một ngôi nhà trí tuệ trừ khi có nền móng.

Cũng giống như câu chuyện xảy ra với tôi. Tôi kinh nghiệm được một hạt giống. Một chút mùi vị. Và đó là niềm vui thật sự. Tôi quá vui được vài ngày và sau đó tâm tôi lại bị đóng trở lại. Tôi không có một nền tảng nào cả. Đó là lý do tại sao quý vị có giới, định và huệ. Nếu quý vị không có ba điều này thì không có cánh cửa nào sẽ mở rộng mãi. Cho dù quý vị thực sự mở và có kinh nghiệm thực sự về pháp vô vi.

Đó cũng là lý do tại sao Sư Phụ nhấn mạnh về việc xuất gia khi còn trẻ. Tôi không hiểu được ý nghĩ của lời khuyên đó vì mọi người đều nghĩ rằng: “Ô, chúng ta nên đi tu khi đến tuổi về hưu dưỡng già.” Sư Phụ nói: “Không, không, không, muốn thật sự có cơ hội phá thủng và có được kết quả thật sự thì cần phải xuất gia khi còn trẻ tuổi.” Và lúc đó quý vị mới có được một nền tảng to lớn vì quý vị đã dụng công xây dựng trong suốt bao nhiêu năm từ khi còn trẻ. Một khi tâm quý vị sẵn sàng khai mở thì quý vị sẽ sẵn sàng tiếp nhận và đủ khả năng giữ nó được mở. Bằng không thì nó sẽ tự đóng lại.

Sau đây là một ví dụ từ một vị hành giả Ấn Giáo mà tôi nghĩ rất lý thú. Nó giống như quý vị bước vào một dòng nước trong xanh đẹp đẽ. Nhưng sau đó quý vị cảm nhận mình dơ bẩn và do tự ý của quý vị, quý vị nhảy trở lên trên bờ vì nhận ra mình quá dơ bẩn để ở trong đó. Không ai ép quý vị phải bước ra, chính quý vị tự tạo lấy. Đơn giản là quý vị chưa sẵn sàng. Quý vị chưa làm sạch hành vi của mình để ở đó, và quý vị không thể ở lại, và không ai nói quý vị không thể ở lại. Đó chỉ là chính quý vị nhận thức ra điều đó, và quý vị chỉ không thể nào ở lại. Giống như câu : “Khi quý vị đoạ địa ngục không có ai kéo quý vị xuống đó ngoại trừ sức nặng của chính nghiệp báo của quý vị.” Quý vị chính là người dìm quý vị xuống địa ngục. Điều đó cũng giống như vậy.


còn tiếp

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:

(1) Trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Thập Địa đề cập việc tu hành Bồ Tát Đạo cần nỗ lực tu hành khi chưa đến biển Bồ Tát hạnh:


"Chư Phật tử ! ví như ngồi thuyền buồm muốn vào biển lớn. khi chưa đến thời phải dùng nhiều công lực. Nếu đã đến biển chỉ theo gió mà thuyền đi chẳng cần nhơn lực. Ðem sự thuyền đi khi chưa đến biển sánh sao kịp với lúc đã vào biển.

Cũng vậy, đại bồ tát chứa nhóm tư lương thiện căn rộng lớn, ngồi thuyền đại thừa đến biển Bồ Tát hạnh. Trong khoảng một niệm dùng trí vô công dụng nhập cảnh giới nhứt thiết chủng trí. Những hạnh hữu công dụng trước kia dầu trãi qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng sánh kịp được." http://www.dharmasite.net/KinhHoaNghiem26-ThapDia.htm


(2) Núi Everest: Núi cao nhất thế giới, cao 8.848 mét (29,029 ft)http://en.wikipedia.org/wiki/Mount_Everest


Đại Bi Chú

Message edited by LongTracAn - Thứ Bảy, 15 Dec 2012, 3:31 PM
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 15 Dec 2012, 4:42 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 16 Dec 2012, 9:12 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Trăng khuyết sẽ dần tròn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO