Chủ Nhật
05 May 2024
11:31 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » QUAY ĐẦU LÀ BỜ (Hoằng Thâm)
QUAY ĐẦU LÀ BỜ
ThuanThien Date: Chủ Nhật, 23 Sep 2012, 9:11 AM | Message # 1
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng
Quay đầu là bờ



“Có hai hạng Thánh trên đời. Hạng thứ nhất từ khi sinh ra cho đến khi qua đời chưa từng tạo tội. Hạng thứ hai đã ít nhất một lần có tội và bị trừng phạt, nhưng sau đó biết mình sai và sửa chữa, không tái phạm. Giữa hai bậc Thánh đó, Như Lai cho rằng bậc Thánh thứ hai là đáng quý.”

(Đức Phật Thích Ca Mâu Ni )



Có lần tôi đọc được một câu chuyện đã xảy ra cách đây hàng nghìn năm, một sự kiện đáng ghi nhớ, đánh dấu năm thứ 20 ngày Thành Đạo kể về Đức Phật đã cảm hóa và giác ngộ cho Angulimàla, tên cướp khét tiếng hung ác ở thành Xá Vệ, thủ phủ vương quốc Kosala cổ đại. Ông là con trai một gia đình Bà la môn danh giá, được đặt tên là Ahimsaka (vô hại) từng được cha mẹ gửi cho theo học với một vị thầy tiếng tăm ở trung tâm học thuật Takkasilà, Bắc Ấn. Ông học rất giỏi, thông minh và lễ phép nên được thầy yêu thương nhất trong số các đệ tử khiến cho đồng môn ghen ghét. Họ vu cáo với thầy, và ông thầy cả tin, không cần tìm hiểu, cân nhắc thực hư mà đâm ra căm thù ông, liền vội vàng quyết định trừng phạt người học trò hiền lành một cách tàn nhẫn. Ông bắt Ahimsaka phải trả tiền học phí cho mình bằng 1000 ngón tay phải của người bị giết. Vâng lời thầy, ông đi vào rừng Jàlini ở Kosala núp trên một đồi núi theo dõi người đi qua liền chạy xuống chặt một ngón tay treo lên một ngọn cây cho đến khi các loài diều hâu rút hết ăn thịt. Rồi dùng các ngón tay kết thành vòng đeo nơi cổ. Từ đó Ahimsaka được gọi là Angulimàla (kẻ đeo vòng hoa bằng ngón tay). Đến một hôm vòng hoa ngón tay của Angulimàla đã đến con số 999, chỉ còn một sinh mạng nữa thôi là ông đã hoàn thành nhiệm vụ theo lời thầy dặn. Cũng vào hôm ấy, bà mẹ Angulimàla vì thương con nên sửa soạn đồ lương thực ra đi tìm Angulimàla để ngăn chặn con mình làm điều ác. Lúc bấy giờ Đức Phật đang trú ở thành Sàvàtthì, Ngài biết được sự việc nên quyết định ra tay can thiệp. Sau khi đi khất thực ở Sàvatthì và dùng bữa xong, Đức Phật đi trên con đường dẫn đến rừng Jalinì dầu cho có nhiều người can ngăn. Khi Angulimàla trông thấy mẹ mình, ông vẫn không từ bỏ cơ hội lấy ngón tay của mẹ cho đủ con số 1000 thì Đức Phật xuất hiện. Ngài dùng phép thần thông cho Angulimàla dù cố vượt theo với tất cả tốc lực cũng không đuổi kịp mặc dù đức Phật đi rất khoan thai. Mệt mỏi Angulimàla dừng lại vừa thở, vừa nói:

- “Hãy đứng lại, Samôn! Hãy đứng lại, Sa môn!”

- “Ta đã dừng rồi, này Angulimàla! Và ngươi hãy đứng lại”.

Angulimàla vẫn không hiểu. Đức Phật từ tốn bảo:

- “Angulimàla, Ta đã đứng rồi.

Với mọi chúng sanh, ta bỏ trượng, kiếm.

Còn ngươi hữu tình, không tự kiềm chế.

Do vậy ta đứng, còn ngươi chưa đứng.”

Nghe xong, chợt hiểu Angulimàla liền quăng bỏ kiếm, quỳ xuống xin được làm đệ tử đức Phật. Đức Phật đã nhiếp phục và quy y cho ông ngay tại nơi ấy. Từ đó Angulimàla trở thành một vị Tỳ kheo tinh tấn tu hành, và sau một thời gian chứng được quả A la hán.



Ai trước làm điều ác

Nay lấy thiện chận lại

Chói sáng thế gian này

Như Trăng thoát mây che.

Ngày nay khắp khu Thánh tích Bodhagaya vẫn còn nền tháp Angulimàla lớn nhất trong các tháp thờ các vị Thánh của đức Phật. Bởi đức Phật đề cao sự hồi đầu. Chấm dứt tội ác, quay đầu về bờ, tỉnh thức chưa bao giờ là muộn. Chỉ với một niềm tin thuần thành và nỗ lực lớn nhất cũng đủ kết duyên lành khi tin và gặp Phật pháp. Đức Phật đã từng dạy: Sự cúng dường cho Phật và chư Tăng là công đức rất lớn, nhưng công đức hơn nữa là quy y Tam bảo. Công đức hơn quy y Tam bảo là tự mình giữ ngũ giới là quán về lòng từ bi trong từng giây phút. Nhưng công đức hơn cả là phát triển trí tuệ, thấy được sự vật như thật và hiểu được tánh vô thường của nó.

Sông vẫn phải sống đời sông, nước vẫn phải ra biển. Cả trí tuệ trên đời vẫn phải đến với ánh sáng, điều hay lẽ phải vẫn phải hướng về mẫu số chung nhân loại. Nên đừng vì sợ bản thân bị tổn thương, hay e ngại những ấm lạnh tình đời mà tự làm mê muội phận người, ngập chìm trong bể khổ nơi cõi Ta bà.

Hãy cùng tôi ngồi xuống, tắm mình trong hương trầm thơm ngát, hãy cảm nhận làn gió mát lành từ bi vĩ đại của đức Phật đã thổi qua 26 thế kỷ để cố gắng rửa sạch mọi tội lỗi của con người trên thế gian này, thực tâm thiền định và lắng nghe chánh pháp. Đó là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho dù “Đời là bể khổ”.



Hoằng Thâm-Kỳ viên trung nghĩa.
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 23 Sep 2012, 11:54 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » QUAY ĐẦU LÀ BỜ (Hoằng Thâm)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO