Chủ Nhật
05 May 2024
1:52 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (sưu tầm internet)
GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA
hailove Date: Thứ Năm, 12 Jul 2012, 11:56 PM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
01. GƯƠNG SÁNG ĐỨC PHẬT

Mừng thay chư Phật ra đời!
Mừng thay chánh pháp khắp nơi hoằng truyền!
Vui thay tăng chúng tịnh,thiền!
Vui thay thiện tín thắng duyên tu trì!
H.V.
Muốn tìm hiểu và nghiên cứu bất cứ một tôn-giáo nào, trước hết chúng ta cần phải nhìn vào Giáo-pháp của Tôn-giáo ấy đối với xã-hội và nhân sinh thế nào. Tôn giáo ấy có đủ phương pháp đưa nhân sinh đến chỗ giải thoát an vui thật sự không? Đời sống của vị Giáo chủ ấy thế nào? Có đủ nhân cách, trí tuệ, tài năng để cho chúng ta sùng bái kính trọng không? Có hoàn toàn Chân,Thiện, Mỹ để soi đường cho chúng ta học tập và thực hành không? Đây là những điều kiện nhận thức đầu tiên của những ai muốn tin theo Tôn giáo mình đã, đang hay sẽ thực hành theo cho đúng đường lối.

Một trong những Tôn giáo lớn nhứt thế giới là Phật Giáo. Hiện nay Giáo Pháp của Phật đà đã truyền rộng khắp cả năm châu, bốn biển. Lẽ dĩ nhiên đời sống vị Giáo chủ của đạo này, mọi người đều muốn biết rõ ràng và thích tìm hiểu xác thật.

Sau đây, chúng tôi xin lược thuật đời sống của Ngài từ khi giáng sanh, xuất gia, thành đạo, rồi truyền bá Giáo pháp cho đến lúc nhập Niết Bàn.

Giáo chủ của Đạo Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni) hoặc gọi là Cù-Đàm (Gautama),hoặc xưng là Tất Đạt Đa (Siddhàrtha). Mỗi danh từ trên đều có ý nghĩa đặc biệt riêng. Thích Ca là họ của Ngài, Tất Đạt Đa là tên của Ngài khi còn là Thái Tử. Các danh từ Mâu Ni, Phật Đà, Thế Tôn là do người đời tôn xưng, sùng kính, sau khi Ngài thành đạo, chứng quả. Cù Đàm là tên của hoàng tộc đặc ra, có nghĩa là “Võ môn thế hệ”.Sát đế lợi (Ksatriya) cũng thuộc về chủng tộc này. Chủng tộc Sát đế lợi trước kia từ Trung Á Tế Á, dần dần di chuyển về Tây bộ Ấn Độ, về sau lan khắp lưu vực sông Hằng (Gangà).

Thỉ tổ của giòng họ Thích gồm 33 đời truyền thống. Đời vua cuối cùng tên Thiện Tư (Vessantara). Từ vua Thiện Tư về sau mười đời thừa kế thịnh đạt. Đời vua thứ mười tên là Ma-di (Màtrkà). Từ vua Ma-Di về sau cùng một chủng tộc nối nhau, vua tên là Đại-thiện-Sanh (Mahàsujàto). Đây là thỉ tổ bảy đời của Đức Thích-Ca Mâu-Ni kế vua Thiện-Sanh là Sư-Ma-Úy (Sìmhanàda), Ưu-đà-La (Uttarà),Cù-đà-La (Godàna),Sư-tử-Giáp (Sìmhàsannaha). Vua Sư-từ-Giáp sanh được bốn vị hoàng-tử.Vị lớn nhứt là vua Tịnh-Phạn (Suddhodana), tức là phụ-hoàng của thái-tử Tất-đạt-Đa (Siddhàrtha) và Nan-Đà (Nanda), người thứ hai là vua Bạch-Phạn (Svetodana), tức là thân phụ của Đề-bà Đạt-Đa (Devadatta) và A-Nan (Ànanda). Người thứ ba là vua Cam-lộ-Phạn (Amrtodana), tức là hoàng-thân của thái-tử Ma-ha-Nam (Mahànàma) và A-na-luật-Đà (Anuruddha), người thứ tư là vua Hộc-Phạn (Dronodana) tức là thân phụ của Bà-ta (Vatsa) và Bạt-Đề (Bhadrika).

Hoàng -hậu, vợ vua Tịnh-Phạn là bà Ma-Gia phu nhân (Mayà-Devi). Nhờ phước đức của tổ tiên lưu lại, hoàng-hậu hạ sanh được một hoàng tử tên là Tất-đạt-Đa.Bảy ngày sau khi sanh vị hoàng tử cao quí này, Hoàng-hậu Mayà đã rửa sạch nghiệp báo, trút được xác phàm và sanh về cung trời Đao-Lợi (Tusita). Hoàng-tử được bà Di Mẫu ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề (Mahàprajàpati) nuôi dưỡng vô cùng chu đáo. Đến tuổi trưởng thành, vua Tịnh-Phạn chọn công chúa Gia-Du Đà-La (Yasodharà) cho Ngài. Một thời gian sau, công chúa sanh được một người con trai tên là La-hầu-La (Ràhula).

Thái-tử Tất-đạt-Đa đản sanh vào rằm tháng tư âm lịch, tức là ngày trăng tròn tháng năm (Vaisàkha) bên Ấn -Độ, cách đây 2598 năm,nhưng chúng ta tính theo ngày nhập Niết-Bàn (Parinirvàna) thì cách nay 2518 năm.

Nơi đản-sanh của Ngài là miền Bắc Ấn-Độ, thuộc địa phận nước Nepal ngày nay, một nước có nhiều phong cảnh tuyệt đẹp, ở ven sườn núi Hy-mã-lạp-sơn (Himalaya), một dãy núi cao nhứt thế giới.

Một hôm Hoàng hậu Mayà từ Ca-tỳ-la-Vệ (Kapilavastu), đến thành Câu-Lợi (Koliyan), quê quán song thân của bà. Đi được nửa đường, thấy vườn Lâm-tì-Ni (Lumbini), hoa cỏ xinh tươi, hoàng hậu bảo đoàn tùy tùng ghé vào cho bà ngoạn cảnh. Bỗng Thấy cành hoa Vô-Ưu (Asoka) mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải vói hái, thì Thái-tử cũng vừa xuất hiện nơi ấy.

Trên hư không, hoa Mạn đà La (Mahàmandàla) tung rải khắp nơi, hào quang chiếu sáng cả mười phương. Ngay lúc ấy có chín con rồng phun nước trong bồn vàng để tắm gội cho Thái tử. Ngài đi trên bảy hoa sen, tung hoành bốn hướng, từ kim khẩu của Ngài thốt ra câu : “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (Aggo hamasmi setthohamasmi jetthohamasmi). Câu nói ấy báo hiệu đời sống huy hoàng, cao đẹp của Thái tử sau này.

Tin lành được tung ra, ai nấy đều vô cùng hoan hỷ. Ngày đản sanh Thái tử, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu trở nên mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa, kết trái, sông, hồ, ao, giếng, nước đều tràn đầy. Trong chốc lát, tin này truyền đến dân chúng hai bên bờ sông Hằng, khắp nước, rồi lan rộng cả thế giới. Mọi người đều ca ngợi và sùng bái tin này, vì họ tin tưởng đóa hoa Ưu đàm vừa mới xuất hiện, sẽ mang lại nhiều vinh quang cho nhân loại trong tương lai. Thái-tử-Tất-đạt-Đa là một Vương-tử tôn-quí, tiêu biểu dung nghi đỉnh đặc, chí khí cao nhân của bậc trượng phu. Ngài sẽ là bậc gương mẫu của dân chúng Ấn-độ và Nepal thời bấy giờ. Dân chúng tin tưởng Thái-tử sẽ là một vị lãnh đạo anh minh cho tương lai xứ sở.

Vui Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết, Ngài cho mời các vị tiên tri đến để xem tướng cho Thái-tử. Đạo-sĩ A-Tư-Đà (Asita-rsị) cho biết: “ Thái-tử có đủ tam thập nhị tướng (Dvàtrimsad-varalaksana) và bát thập chưởng hảo (Asittyanuvyanjàni), là tướng của bậc anh-kiệt trên đời, nếu làm vua, Ngài sẽ là vị Chuyển-luân-thánh-vương, còn nếu xuất gia thì chắc chắn sẽ thành Phật”.

Thuở còn niên thiếu, Thái tử đã tỏ ra có nhiều thiên tài xuất chúng, trí huệ tuyệt luân, vì thế vua Tịnh Phạn thương mến, quí trọng hơn cả viên ngọc Ma ni báu đẹp. Năm lên tám, Thái tử bắt đầu nhập học, kiến thức của Ngài có thừa “ nhứt văn thiên ngộ”. Chưa bao lâu Ngài đã thông suốt bốn kinh Vệ-Đà (Veda), cùng các môn học về Ngũ Minh (Pancavidyà): Nội minh, công xảo minh, y phương minh, nhân minh và thanh minh. Từ văn chương cho đến võ nghệ, Thái tử học với thầy nào, chỉ trong ít hôm, vị ấy cũng phải xin cáo thối, vì không còn đủ sức để dạy Thái tử nữa. Cho đến ông thầy danh tiếng nhất thời bấy giờ, là Sằn-Đề-Đề-Bà (Visvàmitra) cũng đành chịu khuất phục.

Một hôm, trong nước có mở cuộc thi bắn dành cho Vương tôn, công tử. Các tay thiện xạ đều tập trung về để thi thố tài năng. Những người tài giỏi cũng chỉ bắn qua ba trống sắt, hoặc bốn trống sắt là nhiều, duy có Thái tử Tất Đạt Đa bắn thông bảy trống sắt. Các quan văn võ trong triều hoan hô nhiệt liệt, khán giả bốn phía reo mừng vang dậy cả xạ trường rộng lớn. Vua Tịnh Phạn hoan hỷ vô cùng, Ngài tin tưởng với tài trí tuyệt vời đó, Thái tử sẽ là người kế vị xứng đáng để giáo dân, trị nước.

Mặc dù thông minh xuất chúng, tài trí hơn người, nhưng Thái tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài luôn luôn có thái độ hòa nhã, vô tư, lòng thương người và thương vật của Ngài thật không ai sánh kịp.Vì thế lúc nào Ngài cũng được quan quân yêu quí, nhân dân kính thờ.

Chí hướng của Thái tử khác hẳn với người thường, Ngài không muốn hưởng sự an vui một mình, mà quyết tâm cứu độ chúng sanh, vượt qua biển khổ sanh tử. Năm 15 tuổi, Thái tử theo vua cha ra ngoại thành, dự lễ hạ điền hàng năm. Ngài nhìn thấy sự vất vả nhọc nhằn của các nông phu, và cảnh cầm thú ăn tươi, nuốt sống lẫn nhau, mạnh được yếu thua. Rồi Ngài liên tưởng đến đời sống xa hoa của hàng quí tộc, xây dựng bất hợp lý trên những thống khổ của dân lành. Ngài quán xét tất cả chúng sanh chỉ vì sự ăn mặc, mà tìm cách giết hại lẫn nhau, khôn lấn dạu, mạnh hiếp yếu, kẻ có thế lực đàn áp kẻ cô thế, thật không gì đau xót cho bằng! Ngồi dưới cội cây, Thái tử trầm tư mặc tưởng, tìm cách giải khổ cho muôn vạn sanh linh.

Thấy Thái tử lộ vẻ suy tư, biếng ăn ít nói, vua Tịnh Phạn lo lắng vô cùng. Ngài truyền lịnh xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, để Thái tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp với thời tiết ba mùa và chọn hàng trăm cung phi mỹ nữ tài sắc, đàn hay múa giỏi để giúp cho Thái tử yêu đời. Thấy chừng ấy cũng chưa đủ, Đức vua còn ra lịnh thiết lễ quán đảng (Mùrdhàbhiskta) trao Ngọc ấn, ngôi vị cho Thái tử. Năm 17 tuổi, muốn an tâm chắc ý hơn, Đức vua làm lễ thành hôn cho Thái tử với công chúa con vua Thiện Giác (Suppabuddha) tên là Gia-du-đà-La, một thiếu nữ tài sắc, đức hạnh vẹn toàn.

Tuy sống trong cung vàng, điện ngọc, cung nữ đàn hát suốt ngày, nhưng Thái tử tự xem như bị giam hãm, không chút an vui. Một hôm, Ngài bảo người đánh xe ra bốn cửa thành dạo chơi. Ra cửa đông, Thái tử bỗng thấy một ông già, râu tóc bạc phơ, thân hình gầy yếu, run rẩy chống gậy, đi đứng rất khó khăn. Thái tử ngạc nhiên hỏi người đánh xe:

-Đó là người gì?

-Đó là một người già, thân thể ốm yếu, sức lực hao mòn, cảnh già nua không ai tránh khỏi.

Nghe nói như vậy, trong lòng không vui, Thái tử liền bảo quay xe qua cửa khác. Đến cửa nam, Thái tử thấy một người bịnh tật, nằm bên vệ đường rên la thảm thiết. Thấy vậy càng khổ tâm hơn, Thái tử truyền lịnh quay xe về hướng khác. Đến cửa tây, Thái tử thấy một xác chết, nằm ở đầu đường, ruồi lằng bu bám. Kinh hãi, Thái tử bảo đánh xe cấp tốc trở về hoàng cung.

Thái tử suy gẫm: giàu, nghèo, sang,hèn, không ai tránh khỏi cảnh khổ sanh,già, bịnh,chết, nếu không khéo ta cũng sẽ là nạn nhân của công lệ ấy mãi mãi.

Lần sau cùng, ra dạo chơi cửa phía bắc, Thái tử gặp một vị tu sĩ, tướng mạo đoan trang, mặc pháp y, mang bình bát, từ từ mà đi, thản nhiên như người vô sự. Tự nhiên thấy trong lòng phát sanh cảm mến, Thái tử vội vã đến gần, hỏi qua mục đích của sự tu hành, Tư sĩ đáp rằng:

-Tôi tu phạm hạnh, mục đích để cầu thành đạo quả, rồi tiết độ chúng sanh, thoát vòng lục đạo.

Thái tử nghe qua, chí xuất trần phát khởi , Ngài quyết định về xin phụ vương cho Ngài xuất gia (Pravrajjita) tầm đạo.

Mặc dù sống đầy đủ tiện nghi trong cung vàng điện ngọc, cạnh vợ đẹp hầu xinh, ngày đêm có trăm ngàn cung phi mỹ nữ đàn ca xướng hát, nhưng Thái tử không chút say đắm.Tâm trí Ngài lúc nào cũng suy nghĩ tìm phương pháp để cứu độ chúng sanh, thoát khỏi cảnh triền phược của đời ngũ trược (Pancakasàya):kiến trược, kiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạn trược, để đưa mọi loài đến bờ giác ngộ.

Năm 19 tuổi, chí xuất trần quá mạnh, Thái tử quyết định ra đi, để giải thoát cho muôn loài chúng sanh. Một đêm khuya, thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ ngủ say, sau một buổi dạ yến linh đình, Thái tử lén dậy, nhìn vợ con từ biệt lần cuối, rồi vội vã ra đi, Ngài đánh thức tên cận vệ Xa-Nặc (Channa), bảo thắng con ngựa Kiền-Trắc (Kanthaka) cho Ngài, rồi hai Thầy trò cùng nhau trốn ra khỏi thành. Đến Tuyết-Sơn, Thái tử bảo Xa-Nặc dắt ngựa trở về, còn Ngài đi vào khu rừng gần đấy, cạo bỏ râu tóc, trở thành một tu sĩ hiền đức. Nơi rừng sâu núi thẳm, Ngài tìm cầu chân lý với các Ngài A-Lam Ka-Lam (Àlàra Kàlàma), Uất-đầu-Lam (Gayasiya), theo tìm học với ông Aratakalama và các đạo sĩ khác.

Trải qua năm năm trường tầm đạo gian lao khổ sở, nay đây mai đó, học hỏi với các vị đạo sĩ danh tiếng,thăm hỏi các vị tiên nhân ở thâm sơn cùng cốc, rốt cuộc Ngài vẫn chưa tìm ra phương pháp giải thoát cho mình và cứu độ chúng sanh.

Lúc bấy giờ, Bồ -tát Tất-đạt-Đa mới đến Khổ hạnh lâm (Dongosirì), quyết chí tu khổ hạnh một mình, mỗi ngày chỉ ăn một ít mè, một ít bắp, thân hình càng ngày càng tiều tụy, chỉ còn da bọc xương. Ngài sống như thế ròng rã sáu năm trường, nhưng cũng không thấy ánh sáng giác ngộ đến với Ngài, Bồ-tát nhận thấy tu khổ hạnh chỉ là một lối ép xác, làm thân thể trở nên khờ khạo vô ích, nếu muốn tìm đạo cho có kết quả, cần phải bồi dưỡng thân thể cho được khỏe mạnh.Ngài chuyển biến tác phong, thọ lãnh bát sữa bột của nàng Su-già-Ta (Sujàtà) dâng cúng.

Sau khi thọ thực, sức khỏe của Ngài dần dần phục hồi, Ngài thấy mình có đầy đủ sức lực có thể chiến đấu cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, để đem lại ánh sáng giác ngộ cho đời. Lúc bấy giờ Bồ tát giác ngộ cho đời. Lúc bấy giờ Bồ tát đến dưới cội cây Bồ đề, ngồi kiết già (Ujkutukàsana), vận dụng tất cả trí lực, bi lực và vô hạn tinh tấn lực để tu thiền định, Ngài phát đại nguyện:

-“Nếu không thành bậc Đại Giác Ngộ, thà chết không đứng dậy chổ ngồi này”.

Với chí hùng dũng cương quyết ấy, Ngài nhập Đại định (Mahàsamàdhi) 49 ngày, chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như: tham lam (Lobho), giận tức (Doso), si mê (Moho), ngạo mạn (Mãno) v.v cũng như bọn giặc thiên ma ngoại cảnh do Ma vương ba tuần làm đầu.

Sau khi quét sạch nội chướng cũng như ngoại chướng, Ngài hoát nhiên đại ngộ, thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Anuttara Samyak sambodhi) thấu triệt mọi vấn đề vũ trụ nhân sanh, thành bậc Vô thượng trong nhân gian, hiệu là Thích-Ca-Mâu-Ni.

Đức Phật thân chứng bậc Chánh Giác, năm Ngài được 30 tuổi. Đại nguyện được thành, “ cầu thành Phật quả, trên đền đáp bốn ân sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ”. Ngài quyết đem chân lý mà Ngài đã giác ngộ, tìm phương tiện truyền lại cho chúng sanh. Quyết định giảng nói lý nhiệm mầu của vũ trụ nhân sanh, Đức Phật trụ nơi hải ấn tam muội, nói Kinh Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddhàvatamsaka- Mahàvaipulya Sùtra), để khai thị nhân hoa “ Như lai tu chứng vạn hạnh”, trang nghiêm quả đức “ Nhứt thừa”. Nhưng vì giáo pháp quá cao siêu,hàng thính chúng trình độ thấp kém, không thể hiểu nổi, nên Đức Phật mới quyền nói giáo lý thấp hơn. Do lời thỉnh cầu của các Phạm thiên-Vương (Bragmanam), Ngài giảng nói 4 bộ A-Hàm (Catvàri Àgamas):

1-Kinh Trường A-Hàm (Dìrghàgamas)

2-Kinh Trung A-Hàm (Madhymàgamas)

3-Kinh Tăng nhứt A-Hàm (Ekottarikàgamas)

4-Kinh Tạp A-Hàm (Samyahatàgamas)

Đức Phật đến thành Ba-la-Nại (Vàrànasi) vào vườn Lộc-Giã (Sarnath) bắt đầu thuyết pháp Tứ diệu Đế (Catvàri àrayasatyàni), độ cho năm anh em ông Kiều-trần-Như trước kia đã cùng tu khổ hạnh với Ngài. Năm vị ấy là :A-Nhã Kiều-trần-Như (ajnàta-Kaundinya), Át-bệ (Asvajit), Thập lực Ca Diếp (Dasabala Kãsyapa), Ma-ha-Nam Câu-Lợi (Mahànàma-Kulika) và Bạt-Đề (Bhadrika).

Pháp Tứ đế cũng gọi là Tứ chân đế hay Tứ thánh đế , có nghĩa là chắc chắn hiện thật.Bốn pháp ấy là: Khổ, Tập, Diệt. Đạo.

Đức Thế Tôn (Lokajyestha) thương xót chúng sanh, muốn khai ngộ cho chúng sanh biết rõ nhân và quả khổ của pháp thế gian và nhân quả vui của pháp xuất thế gian.

Hai quả trước: Khổ-đế (Duhkhaàryasatya) và Tập đế (samudaya àryasatya) là quả và nhân của pháp thế gian.

Hai pháp sau: Diệt để (Nirodha àrayasatya) và Đạo-đế (Màrga àryasatya) là quả và nhân của pháp xuất thế gian.

Vì sao không nói Nhân trước mà lại nói Quả trước? Vì Đức Thế Tôn muốn cho chúng sanh nhận thấy quả khổ, rồi tìm nguyên nhân để đoạn trừ và cũng chỉ cho chúng sanh nhận thức được quả vui, rồi mới tìm nguyên nhân để tu tập.

Con người sanh ra ở cõi trần gian này, có thân thì phải khổ nào là sanh khổ (jàti duhkhah), già khổ (jarà duhkhah), bịnh khổ (Vyàdhi duhkhah), chết khổ (Mrtyu duhkhah), thù oán mà gần gũi là khổ (Apriyaith Samprayogo duhkhah) ân ái chia ly là khổ (Priyaith viprayogo duhkhah),muốn không được là khổ (Yam api iccham nà labhati tam api duhkhah), năm ấm hưng thạnh là khổ (Pancùpà-dànaskandha duhkhah). Tất cả những khổ báo ấy đều do tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v ,mê lầm của chúng sanh, kết hợp lại thành, vì thế gọi nguyên nhân khổ là tập đế. Đã hiểu rõ nhân của khổ đế là tập Đức Thế Tôn mới chỉ dạy cho quả an vui là diệt đế, tức là cảnh tịch diệt Niết Bàn, an vui giải thoát đời đời. Chúng sanh muốn chứng được Niết bàn thì phải cố công tu nhân, tức là đạo đế . Trong kinh Phật dạy có 37 phẩm trợ đạo (Bodhi-pàksika-dharma), như là:

-Tứ niệm xứ (Smrtyupasthàna)

-Tứ chánh cần (Samyakaprahàna).

-Tứ như ý túc (Rddhipàda)

-Ngũ căn (Panca indriyàni).

-Ngũ lực (Panca balàni),

-Thất Bồ Đề phần (Sapta bodhyangàh)

-Bát Chánh đạo phần (Asta màrga).

Thực hành các đạo phẩm ấy, đến lúc nào thân tâm thanh tịnh hết phiền não tập nhân, diệt hết khổ quả, lúc bấy giờ chứng được quả thanh tịnh Niết-Bàn (Nibbhàna).

Đức Thế Tôn giảng nói pháp Tứ diệu Đế, năm anh em ông Kiều trần Như đều được khai ngộ, chứng quả A-la-Hán, trở tành năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài. Kế đó đức Phật thuyết liên tiếp trong ba tháng độ ông Gia-xa (Yasà) và các bạn của ông đều làm lễ thế phát xuất gia. Một hôm, Phật đi giữa đường, gặp hai thương gia là ông Đế lê phú Bà (Tapassu) và Bạt lê Ca (Bhallika) Hai vị này thành tâm dâng phẩm vật cúng dường, sau khi nhận lãnh, đức Phật thuyết cho một bài kệ:

Người nào thích cúng thí
Quyết được nhiều lợi ích
Nếu người ưa bố thí
Sau ắt đặng an vui.
Đức Phật giảng cho hai thương gia, độ cho ông Gia-Xá và các bạn của ông, cũng như đã độ cho năm vị Tỳ kheo (Bhiku). Đây là lần đâu tiên ngôi Tam bảo (Triratna) xuất hiện trong nhân gian: Đức Phật là Phật bảo, Tứ Đế là Pháp bảo, các vị Tỳ kheo là Tăng bảo.

Sau ba năm đắc đạo, đức Phật đến ngoại thành Vương Xá, hóa độ cho ba vị Hỏa giáo Bà-la-Môn: Ưu-lầu -tần-loa Ca-Diếp (Uruvilavà Kàsyapa), Già Gia Ca-Diếp (Gayà Kasyapa) và Na-Đề Ca-Diếp (Nadi Kàsyapa) và một ngàn môn đệ của ba vị này cũng đều xin qui y theo Phật.

Kế đó đức Phật vào trong nội thành độ vua Tần-Bà-Ta-La (Bimbisàra), vua truyền lịnh kiến lập Trúc lâm tịnh xá, và thỉnh Phật đến ở để giảng đạo, thuyết pháp. đức Phật chỉ giáo cho hàng Thượng túc đệ tử kiến lập đạo tràng, hướng dẫn tăng chúng kiết hạ an cư và hoằng dương chánh pháp. Lúc ấy Phật Giáo xương minh, dân chúng bốn phương tấp nập kéo về, để nghe pháp và làm lễ qui y thọ giới. Trong số đó có Ngài Xá-lợi-Phất (Sàriputra), Ngài Mục-kiền-Liên (Maudgalyàyana) và các môn đệ của hai Ngài tương kế qui đầu. Đặc biệt vua Tần Bà Ta La là vị quốc vương đầu tiên qui y với Phật và đây cũng là lúc Tăng đoàn truyền giáo đầu tiên của đạo Phật xuất hiện ở trần gian.

Đức Phật thành đạo đến năm thứ năm, nhân vụ Tỳ kheo Tư đề Na (Sidinna) ở thành Từ xá Ly (Vaisali), trần tình chưa dứt, nghiệp chướng còn mang, nên đức Phật mới chế ra giới luật: Tỳ kheo phải giữ 250 giới (Pràtimoksa), Sa-di phải giữ 10giới (Siksàpada), cư sĩ phải giữ 5 giới (Panca veramàni). Trải qua mấy năm trường mới hoàn thành các giới luật này.

Đức Phật đến thành Xá Vệ (Sarvàsti), kinh đô nước Kiều tất La (Kausala), thuộc quyền thống trị của vua Ba-tư-Nặc (Prasenajita). Ở thành này, có vị đại thần Tu Đạt Đa (Sudatta), giàu lòng bố thí cho kẻ bần cùng côi cút,nên được người đời gọi là Cấp Cô Độc Trưởng Giả (Anàthapindika). Vì ngưỡng mộ đức Phật, nên ông đem vàng ra mua vườn của Thái tử Kỳ Đà (Jeta), kiến lập Kỳ Viên tịnh xá, thỉnh đức Phật và chúng tăng về giảng đạo thuyết pháp, rộng độ quần sinh ở nước này. Ông kiến tạo dần dần được 72 đại giảng đường, hơn ba ngàn phòng xá, năm trăm lâu đài nguy nga, rộng lớn. Đức Phật thường trụ ở đây giảng kinh Bát Nhã Ba La Mật (Prjnà Pàramità Sùtra) và dạy kinh Phương Đẳng (Vaipulya Sùtra).

Đức Phật thành đạo đến năm thứ sáu, Ngài trở về thành Ca Tỳ La Vệ thăm phụ hoàng Tịnh Phạn Vương. Thấy thân phụ buồn rầu trên giường bịnh, Phật thuyết về lý Vô -thường (Anitya) , khổ (duhkha),không (Sùnya) và Vô ngã (Anàtman) cho vua nghe. Nghe pháp xong, đức vua liền hết phiền não, gương mặt trở nên vui tươi, Ngài cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái, hưởng thọ được 97 tuổi. Sau đó đức Phật cảm hóa tất cả giòng họ Thích và có một số xin xuất gia theo Phật, như Ngài Nan Đà (Nandà) A Nâu Lâu Đà (Aniruddha) v.v..

Đức Phật thành đạo đến năm thứ tám, nhớ lời khẩn cầu của Ngài A Nan nên đức Phật mới hứa khả cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Di mẫu của Phật xuất gia, tu phạm hạnh,cùng các phụ nữ trong giòng họ Thích cũng được phép thọ giới xuất gia. Đây là lần đầu tiên trong Phật giáo có hàng Tỳ kheo ni (Bhiksunì).

Đức Phật thành đạo đến năm thứ ba mươi tám, ông Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), bàn tính bảo thái tử A xá Thế (Ajàtasátru), nước Ma kiệt Đà (Magadha), tìm cách sát hại phụ vương là vua Tần Bà Ta La, còn phần ông thì tìm phương kế để giết hại đức Phật, nhưng âm mưu bị bại lộ không thành. Sau đó đức Phật dùng oai đức cảm hóa ông Đề Bà Đạt Đa và thái tử A Xà Thế đều qui đầu Phật pháp

Thái tử A Xà Thế lên ngôi, xưng là Minh chúa ở Trung Ấn, thâu phục được nhiều nơi như thành Thất la Phiệt (Sràvana) và Ca tỷ La (Kapila) v.v..Lúc ấy có nhiều nơi bị loạn lạc, nhưng nhờ sự cảm hóa của đức Phật, nên mọi nơi đếu được thái bình thạnh trị trở lại.

Đức Phật thành đạo đến năm thứ bốn mươi bốn, tại Linh Thứu Sơn (Grdhrakùtà), thuyết kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa (Mahà Saddharma pundarìka Sùtra), Ngài đem chân lý siêu việt giáo hóa nơi này trong vòng bốn năm năm. Giáo pháp của Phật triển chuyển đến hai bờ sông Hằng (Gangà), độ cho người được giải thoát nhiều vô số. Sau cùng, từ nước Ma kiệt Đa, Ngài đến thành Tỳ Xá Ly, tuần tự du hóa khắp nơi ở địa phương này, Đức Phật nhận lãnh thức ăn do ông Thuần Đà cúng dường và độ cho người đệ tử cuối cùng Tu Bạt Đà La (Subhadra) 80 tuổi.

Suốt bốn mươi lăm năm trường giáo hóa chúng sanh, đức Thế Tôn không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, từ hàng cao quí như vua Tần Bà Ta La, đến kẻ hạ tiện, làm nghề gánh phân như ông Ưu Ba Ly, tất cả đều được thọ lãnh giáo pháp của Ngài. Đức Phật hoan hỷ xâu kim cho một bà lão mù lòa, nhận lãnh đồ vật bằng đất do trẻ em dâng cúng…Sự bình đẳng độ sanh của Ngài, trong kinh Niết Bàn (Parinirvàna Sùtra) có ghi như sau: “Đức Thế Tôn không những thuyết pháp cho bậc quyền qúi như vua Bạt Đề Ca (Bhadrika), mà cũng giảng đạo cho hạng người nghèo như ông Ưu Ba Ly. Không những thọ lãnh đồ cúng dường của nhà triệu phú như Tu Đạt trưởng giả, mà còn nạp thọ đồ dâng cúng của kẻ cùng đinh như ông Thuần Đà, không riêng chỉ cho phép hành đạo các hạnh người không tham như Ngài Ca Diếp, mà còn khuyến khích xuất gia những người có tánh đam mê như ông Nan Đà. Không những thuyết pháp cho người an tịnh không dự việc đời, mà còn giảng đạo cho vua Tần Bà Ta La trong lúc đang bận việc nước. Không phân biệt giảng đạo cho hạng thanh niên ưu tú, mà còn nói diệu pháp cho ông già 80 tuổi. Không những thuyết pháp cho bà Mạt Lợi phu nhân (Mallikà) mà còn giảng giải đạo lý cho nàng dâm nữ Liên Hoa (Ambapàlì)…”

Đời sống của đức Phật là một tấm gương sáng cho mọi người soi chung.

Cơ duyên giáo hóa gần viên mãn, đức Phật giảng kinh Đại Niết Bàn (Mahàparinirvàna Sùtra) và dạy bảo các hàng đệ tử: Tỳ kheo (Bhiksu) Tỳ kheo ni (Bhiksuni), Ưu bà Tắc (upàsakà), Ưu bà Di (Upàsikà) và thiên long ,bát bộ (Devas, Nàgas)v.v..những lời dạy cuối cùng: “ Từ nay về sau, giáo pháp của ta, các đệ tử phải triển chuyển hành trì, khiến cho pháp thân thường trú của Như Lai không bị tiêu diệt”.

Tin đức Phật sắp nhập Niết Bàn được loan ra như một tiếng sét, các đệ tử từ các phương xa vội vã trở về , để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.Lúc bấy giờ đức Thế Tôn được 80 tuổi, Ngài nhập Niết Bàn tại thành Câu thi Na (Kusinagara), trong rừng SaLa Song Thọ (Sàla).

Sau chín mươi ngày, đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, 500 vị đại A La Hớn , thượng túc đệ tử của Phật, đã hội nghị lần đầu tiên tại động Pippala, ở gần thành Vương Xá (Rajagraha) để kết tập giáo pháp của đức Phật, nói ra trong suốt thời kỳ giáo hóa, để làm trọng tâm truyền thống chánh pháp. Trong hội nghị đầu tiên này, Ngài Đại Ca Diếp được suy tôn làm chủ tọa. Ngài A Nan đa văn quảng kiến, đọc lại tạng kinh (Sùtra Pitaka), tôn giả Ưu Ba Ly trì giới kiên cố, tụng lại tạng luật (Vinaya Pitaka). Hội nghị này kết thúc sau bảy tháng làm việc . Đây là lần kết tập (Samgiti) thứ nhứt .

Đức Thế Tôn nhập Niết bàn vào khoảng một trăm năm, 700 vị Tỳ kheo ở các phương câu hội về tại thành Tỷ xá Ly (Vaisàlì), chọn hoa viên Ba lợi Ca (Paricitra) làm hội trường, để cử hành đại hội nghị Phật gáo. Kỳ kết tập này chỉ đặt trọng tâm giải quyết về giới luật mà thôi. Đây là lần kết tập thứ hai.

Trước Tây lịch , khoảng 320 năm có vua A Dục (Asoka) nước Ma Kiệt Đà là vị vua triệt để tuân hành lời Phật dạy và hết lòng phụng sự Phật giáo.

Đức vua tổ chức thống nhất giáo hội Phật giáo thành một mối, xác định trọng tâm giáo nghĩa Phật Đà duy trì giáo lý cổ truyền. Lúc ấy, Ngài Mục Kiền Liên Tu Đế (Moggaliputta Tissa) được cử làm Tăng Thống chọn 1000 vị Tỳ kheo xuất sắc tới thành Hoa Thị (Pàtaliputra), thuộc tiểu bang Bihar, Patna ngày nay. Kỳ hội nghị này dung hòa sự tranh chấp giữa Thượng tọa Bộ (Theravàdinas) và Đại chúng Bộ (Mahàsanghikas).Giáo hội ra chỉ thị cho Tăng đoàn truyền bá giáo lý ở khắp quốc nội và phái các vị danh tăng trải thân đi hoằng hóa ngoại quốc. Tăng thể truyền giáo ở ngoại quốc chia làm hai phái đoàn đi về phương Bắc bằng đường bộ, xuyên qua các nước như Nepal, Tây Tạng, Bhutam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, dùng kinh điển bằng chữ Sanskrit để hoằng hóa, sau được gọi là Bắc Tôn Phật giáo; đoàn thứ hai đi về phương nam, bằng đường thủy, qua các nước như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao,Cao Miên, dùng kinh điển Pàli để hoằng truyền, sau được gọi là Nam Tôn Phật Giáo.

Sau sáu trăm năm, đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, vua Canị Sắc Ca (Kaniska), một vị Đại đế Ấn Độ, qui y theo Phật giáo,mỗi khi rảnh rỗi, Ngài thường để tâm tìm học Phật pháp, nghiên cứu giáo lý thâm diệu của đấng Từ Bi. Hằng ngày đức vua cung thỉnh một vị danh tăng vào cung để giảng đạo cho vua nghe. Có nhiều dịp, nhận thấy chư tăng giảng giải bất đồng, bộ phái sai khác,nên Ngài chiếu chỉ các Đại Đức danh sư họp lại để kết tập kinh điển, chọn danh từ thống nhất. Cuộc kết tập này gồm có 500 vị Bồ tát (Bodhisattvà), 500 vị Tỳ kheo (Bhiksu) và 500 vị tại gia cư sĩ (Upàsakà,Upàsikà) họp tại thành Ca Thắp Di La (Kàsmira), dưới quyền chủ tọa của Ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) và Ngài Thế Hữu (Vasu-mitra). Đây là lần kết tập kinh điển thứ tư.

Tóm lại, tất cả giáo pháp của đức Thế Tôn, khi Ngài còn tại thế, các vị A-La-Hớn đích thân nghe Phật giảng nói, lúc Phật nhập Niết Bàn chư vị Thánh tăng y lời Phật dạy thực hành giáo hóa. Những người y theo giáo pháp tu hành đắc độ nhiều vô số kể. Các vị lãnh sứ mạng hộ trì chánh pháp của đức Thế Tôn, chẳng những hồi xưa, mà hiện nay khắp thế giới đâu đâu cũng đều có. Như thế, chúng ta đủ biết tinh thần truyền thống giáo pháp của Phật đà rất vĩ đại từ xưa đến nay, mà sẽ trường cửu mãi mãi với thời gian và không gian.

Added (12 Jul 2012, 11:56 PM)
---------------------------------------------
02. GƯƠNG SÁNG TỐI THƯỢNG THỪA

Luận về GƯƠNG SÁNG cao siêu
Tối thắng là điểm Tổ nêu muôn đời
Thượng căn suy xét trau dồi
Thừa cơ quyết chí theo lời NGƯỜI XƯA.
H.V


Gương sáng Tối Thượng Thừa

Hoằng Nhẫn Thiền sư thuật

Luận về bản thể của người tu hành làm đạo, chúng ta cần phải biết từ lâu đời nhiều kiếp cho đến ngày nay, thân tâm của mỗi chúng ta vốn thanh tịnh, không sanh cũng không diệt, không phân biệt, tự tánh viên mãn, bản thân trong sạch. Đây chính là Bổn sư và cũng là thắng niệm của chư Phật trong khắp mười phương.

Hỏi: Làm sao biết được tâm mình xưa nay vốn thanh tịnh?

Đáp: Trong kinh Thập Địa (Dasá-bhùmi Sùtra) chép rằng: Trong thân tâm của mỗi chúng sanh đều có sẵn Phật tánh Kim Cang, cũng giống như vừng thái dương, thể chất của nó sáng suốt soi khắp mười phương, viên mãn, rộng lớn, không ngằn mé. Chỉ vì mây đen của “ năm ấm”[1]che phủ ánh sáng, giống như chiếc đèn trong bình, không thể chiếu sáng được. Thí dụ như giữa không gian, nếu tám hướng mây mù đồng che phủ thì khắp trong thiên hạ sẽ tối tăm, vì mặt trời không thể soi sáng được. Vì sao mặt trời không thể soi sáng? Ánh sáng vốn không hoại, chỉ vì mây mù che lấp. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh cũng bị ngăn che giống như thế. Chỉ vì vin níu vọng niệm, gây nên phiền não, do các kiến chấp ngăn che bởi mây đen tội lỗi, muốn cho ngưng lại không phát khởi, thì phải giữ gìn tâm niệm, tất nhiên vọng tưởng không sanh. Pháp tánh tự nhiên hiển hiện, vì thế phải biết tâm mình từ nhiều đời đến nay vốn thanh tịnh.

Hỏi: Làm sao biết được tâm mình từ nhiều đời đến nay không sanh, không diệt?

Đáp: Kinh Duy ma Cật (Vimalakirtinirdesa Sùtra) nói: “Như” không có sanh, “ như” không có diệt. “ Như” là chơn như Phật tánh, tự nó thanh tịnh trong nhiều đời. Thanh tịnh là do nơi tâm mà có. Chơn như sẵn có hay không , đều do nhân duyên phát sanh. Lại nói rằng: “Chúng sanh đều có bản tánh như vậy và các hiền thánh cũng có bản tánh như vậy”.

Tất cả chúng sanh là chúng ta và toàn thể muôn loài, còn các vị hiền thánh là chư Phật trong mười phương. Danh tướng chư Phật tuy khác, nhưng chơn tâm pháp tánh trong thân đều đồng, không sanh cũng không diệt, cho nên đều nói “ như” vậy. Vì thế cho nên phải biết rằng tâm mình từ xưa đến nay vốn không sanh, không diệt.

Hỏi: Thế nào gọi tâm mình là Bổn sư?

Đáp: Chơn tâm đây tự nhiên sẵn có, không do bên ngoài đem đến, mà cũng không phải nhờ sự tu tập trong ba đời, dù cho có hết sức cố gắng cũng không ra ngoài bản tâm thanh tịnh của mỗi người. Nếu biết giữ gìn chơn tâm thì dễ đến bờ giác, còn mê mờ bỏ phần chơn thì sẽ đọa lạc vào ba đường khổ (Địa ngục,Ngạ quỉ, súc sanh). Cũng vì thế nên chư Phật trong ba đời dùng tâm mình làm Bổn sư.

Trong Luận có nói: “ Biết được chơn tâm thì vọng niệm không phát khởi, do đó gọi là vô sanh”. Vì thế nên biết Chơn tâm là Bổn sư.

Hỏi: Thế nào gọi tâm mình “ thắng” (hơn) sự niệm Phật?

Đáp: Thường suy nghĩ Đức Phật không khởi sanh tử, khéo gìn giữ bản tâm nên được đến bờ kia. Trong kinh Kim Cang (Vajraprajnàparamita Sùtra) nói: Nếu dùng sắc tướng để thấy “ ta” dùng âm thanh để cầu “ta”, người đó thực hành tà đạo,không thể thấy được “ Như Lai”. Cho nên nói rằng : “ Giữ gìn chơn tâm căn bản hơn niệm danh hiệu chư Phật”. Lại nữa: Chữ “ thắng” chỉ dùng lời nói tóm tắt để khuyên bảo người, thời quả thể rốt ráo bình đẳng không hai.

Hỏi:Phật cùng chúng sanh đều đồng chơn thể, cớ sao chư Phật bất sanh, bất diệt, tự tại vô ngại, được vô lượng an lạc, còn chúng sanh lại bị đọa lạc trong biển sanh tử, lãnh chịu biết bao điều khổ não?

Đáp: Chư Phật trong mười phương ngộ nhập được pháp tánh, đều do tự nhiên soi sáng tâm nguyên, vọng tưởng không sanh,thì chánh niệm không bao giờ mất. Tâm “ ngã sở”[2] diệt cho nên không thọ sanh tử, vì không sanh tử nên rốt ráo tịch diệt.

Muốn sự an vui tự bản thể phát xuất, tất cả chúng sanh mê chơn tánh, không biết căn bản của tâm có nhiều vọng tưởng, không tu theo pháp chánh niệm, do đó tánh ái phát khởi, vì thế tâm niệm luôn luôn bị xao động, nên sanh tử chồng chất, khổ não xuất hiện.

Kinh Tâm Vương (Citta Sùtra) nói rằng: Chơn như Phật tánh chìm trong biển “ sáu thức tri kiến”[3], trầm luân sanh tử không được thoát ly, chúng ta gắng sức hiểu như thế, giữ gìn chơn tâm, căn bản,vọng niệm không sanh, tâm ngã sở đoạn diệt, tự nhiên cùng với Phật tánh bình đẳng không hai.

Hỏi:Chơn như Phật tánh đồng có một không hai, mê theo đường mê, ngộ theo đường ngộ. Vì sao giác tánh của Phật và sự hôn mê của chúng sanh lại có sai khác?

Đáp: Từ đây trở lên thuộc về phần khó thể nghĩ bàn, phàm phu hiểu rõ tâm thì ngộ, mất bản tánh cho nên mê, duyên họp thì họp , không thể diễn giải được, chỉ tin chân lý giữ gìn bản tâm của mình.

Kinh Duy ma Cật (Vimalakirti Nirdesa Sùtra) nói: Không có tánh của mình, mà cũng không có tánh của người. Chơn lý vốn không sanh không diệt. Ngộ được điểm nầy tức là lìa cả hai bên, vào trí vô phân biệt.Nếu ai hiểu được điểm nầy, thì ở nơi pháp yếu “ tri và hành” giữ gìn tâm đệ nhứt. Giữ tâm là thế nào?-Chính là căn bản của Niết bàn, là yếu môn nhập đạo, là tôn chỉ của 12 bộ kinh[4].

Hỏi: Làm sao biết gìn giữ chơn tâm là căn bản của Niết bàn?

Đáp: Thể của Niết bàn là tịch diệt, vô vi, an lạc, tâm ta đã là chơn tâm, phải đoạn vọng tưởng, vì vọng tưởng đoạn, nên đầy đủ chánh niệm. Có đầy đủ chánh niệm thì trí tịch chiếu mới sanh. Trí tịch chiếu sanh nên thông cùng pháp tánh, nhờ pháp tánh được thông suốt nên ngộ được Niết bàn. Vì thế nên nói giữ gìn chơn tâm chính là căn bản Niết bàn.

Hỏi: Làm sao biết giữ gìn chơn tâm căn bản là yếu môn nhập đạo?

Đáp: Cho đến dùng một ngón tay vẽ hình tượng Đức Phật, hoặc tạo công đức nhiều như số cát sông Hằng, đó chỉ là Phật sự, vì muốn hướng dẫn chúng sanh không trí tuệ tạo thêm nghiệp thắng báo ở tương lai và thấy chánh nhơn Phật tánh. Nếu muốn chính mình sớm được thành Phật, thì phải giữ gìn chơn tâm căn bản. Các Đức Phật trong ba đời, nhiều vô lượng vô biên, nếu có người ác không giữ gìn chơn tâm, mà lại thành Phật thì thật không có lý. Trong Khế kinh có nói: “ Chú tâm một chỗ, không việc gì chẳng làm xong. Cho nên biết giữ gìn chơn tâm căn bản là yếu môn nhập đạo.” Đây chính là yếu môn nhập đạo vậy.

Hỏi:Làm sao biết giữ gìn chơn tâm căn bản là Tôn chỉ của 12 bộ kinh?

Đáp: Trong tất cả Khế kinh Như Lai nói: Tất cả tội phước, quả báo, nhân duyên dẫn thành tất cả núi, sông, đất liền, cỏ cây, muôn vật, các thứ tạp vật, đưa nhiều thí dụ không lường, không ngằn mé, hoặc hiện thần thông vô lượng, các thứ biến hóa, chỉ vì Phật sự, vì giáo đạo cho chúng sanh không trí tuệ, nên có các thứ dục tâm, tâm hành muôn sự sai khác. Vì thế nên Như Lai theo tâm môn của chúng sanh dẫn vào Nhứt thừa. Ta đã hiểu biết Phật tánh của chúng sanh xưa nay vốn thanh tịnh, cũng như mặt trời dưới có mây che, chỉ rõ ràng giữ chơn tâm căn bản. Mây vọng niệm tan biến thì mặt trời trí tuệ xuất hiện, cần gì phải nhiều học vấn mới thoát khổ sanh tử, mới hiểu biết tất cả nghĩa lý và những sự việc trong ba đời, như gương sạch bụi, ánh sáng tự nhiên hiện ra. Thế nên trong tâm vô minh, người học giỏi không kham được.Nếu có thể rõ biết như thế thì không mất chánh niệm. Trong tâm vô vi của người học thức là thật học, tuy nói thật học nhưng không có sở học. Vì sao? Ta và Niết Bàn cả hai đều không, lại không hai không một, cho nên không có sở học, pháp tánh tuy không cần phải rõ biết giữ gìn chơn tâm căn bản, vọng niệm không sanh, tâm “ ngã sở” diệt trừ.

Trong Kinh Niết Bàn (Nirvàna Sùtra) nói rằng: Người biết Đức Phật không nói pháp, ấy là đầy đủ đa văn, cho nên biết rằng giữ gìn chơn tâm căn bản là Tôn chỉ của 12 bộ kinh vậy.

Hỏi: Làm sao biết giữ gìn chơn tâm căn bản là Tổ của chư Phật trong 3 đời?

Đáp: Chư Phật trong ba đời đều từ tâm phát sinh, giữ gìn chơn tâm thì vọng niệm không sanh, tâm “ ngã sở” đoạn diệt, sau được thành Phật. Vì thế nên biết rằng giữ gìn chơn tâm căn bản là Tổ của chư Phật trong 3 đời vậy.

Từ trên đến đây bốn câu vấn đáp, nếu nói rộng ra, làm sao cho cùng? Ta nay hy vọng các vị tự biết bổn tâm căn bản là Phật. Do đó ta ân cần khuyên các vị, ngàn kinh, muôn luận, không gì hơn giữ gìn chơn tâm căn bản, đó là điều cốt yếu vậy. Hôm nay đây chúng ta hãy gắng sức xét kỹ, trong kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika Sùtra) đã chỉ cho các vị xe Đại bạch ngưu chứa các món châu báu, ngọc minh châu, thần dược nhiệm mầu…chính các vị không nhận, không dùng lại than nghèo, trách khổ? Vọng niệm không sanh, tâm “ ngã sở” đoạn diệt, tất cả công đức lành tự nhiên viên mãn, không phải nhờ bên ngoài để cầu dứt sanh tử, đối với tất cả chỗ chánh niệm quan sát, không nên vì ham vui hiện tại mà gieo nhân khổ cho đời sau. Chúng ta hãy cố gắng, đừng để mình đã mê lầm lại làm cho người khác mê lầm theo. Hôm nay tuy bị cảnh vô thường, nhưng sẽ là nhân thành Phật ở tương lai, đừng để ba đời chìm mất hết công phu. Trong Kinh nói: “Ở nơi điạ ngục như vui thú điền viên, ở nơi ác đạo như trong nhà mình”. Chúng ta cùng chúng sanh hiện cảnh là như thế, không hiểu, không biết, sợ hãi, giết người, không khỏi bị lương tâm dày vò, quở phạt. Thật lạ thay! Thật khổ thay!

Nếu có người mới phát tâm học tọa thiền, y như trong kinh Quán Vô lượng Thọ (Amitayus Sùtra), ngồi đoan tranh chánh niệm, nhắm mắt, ngậm miệng, tâm trực chỉ nhứt như, tùy ý gần xa, khởi tưởng một ngày, gìn giữ chơn tâm mỗi niệm chớ trụ, tức là khéo điều hòa hơi thở, chớ cho vừa thô vừa tế, khiến cho thành bịnh khổ. Khi ngồi thiền ban đêm, hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc vào sắc tam muội xanh, vàng, đỏ, trắng hay thấy tâm phóng ra hào quang sáng lớn, hoặc thấy thân tướng Như Lai hay thấy các thứ biến hóa, nhưng biết thâu nhiếp vọng tâm không trụ trước, hiểu tất cả đều do không tưởng, vọng tưởng tạo thành.

Trong Khế kinh nói: Cõi nước trong mười phương đều như hư không , ba cõi hư huyễn chỉ do vọng tâm tạo tác, nếu không được định, nếu không thấy tất cả cảnh giới cũng không có gì lạ. Nhưng khi đi, đứng, nằm ngồi thường phải giữ gìn chơn tâm căn bản. Lãnh hội như thế thì vọng niệm không sanh, tâm “ ngã sở” diệt, tất cả muôn sự vật không ngoài tâm của mình. Do đó chư Phật nhiều lời chỉ giáo, cho nhiều thí dụ, nhưng vì chúng sanh thực hành không đồng, khiến cho giáo môn có sự sai khác, kỳ thật tám muôn bốn ngàn pháp môn, vị thể có ba thừa[5], tám chánh đạo [6]cũng như hành tông của 72 bậc thiền, chẳng có gì qua được tâm của mình, chính tâm của mình là căn bản. Nếu có thể tự biết tâm mình, mỗi niệm rèn luyện, chớ nên trụ trước tức là chính mình thấy tánh thành Phật vậy. Ở trong mỗi niệm thường cúng dường mười phương chư Phật, nhiều như số cát sông Hằng, mười hai bộ kinh, mỗi niệm thường chuyển, nếu người nào rõ tâm nguyên nầy, tất cả tâm nghĩa tự hiện, tất cả hạnh nguyện đầy đủ, tất cả công hạnh viên mãn, tất cả mọi việc làm xong, không thọ lãnh thân hiện hữu. Lãnh hội như thế thì vọng niệm không sanh, tâm “ ngã sở” đoạn diệt, bỏ xác thân nầy rồi, quyết định được pháp thân vô sanh. Vì thế gắng sức chớ tạo nghiệp lớn, lời nói tuy chân thật không vọng, nhưng thất khó tin khó hiểu. trong số đại chúng đông đảo, người nghe và hay thực hành đạt được mục đích, trong vô số ức chỉ có một, còn số tự an tự tịnh, khéo điều hòa các giác quan, chính phải nhìn nơi tâm trong sáng vắng lặng, đừng để tâm vô ký móng sanh.

Hỏi: Thế nào gọi là tâm vô ký?

Đáp: Đừng để tâm phóng túng và duyên ngoại cảnh, tâm xấu chưa dứt, khi luyện tập chơn tâm khó thanh tịnh. Đối với việc đi, đứng, nằm, ngồi, phải theo dõi ý và xem xét tâm. Tâm vô ký là tâm chưa rõ biết trong sạch và soi sáng căn nguyên. Cũng gọi là tâm vô lậu, không khỏi sự sanh tử luân hồi. Người không giữ gìn chơn tâm, sẽ bị chìm đắm trong biển sanh tử, không biết bao giờ mới được thoát ly. Thật đáng thương xót, biết như thế chúng ta cần phải cố gắng. Trong Khế kinh nói: “ Nếu chúng sanh thật tâm mà sở nguyện không phải xuất phát tự bên trong, thì chư Phật trong 3 đời, nhiều như số cát sông Hằng, cũng không cứu vớt được”. Trong Kinh cũng có nói: “ Chúng sanh phải biết tự độ, Phật không thể độ cho chúng sanh”. Nếu Phật độ chúng sanh dễ dàng, thì với vô số vô lượng Phật trong quá khứ cớ sao chúng ta không thành Phật? Chỉ vì lòng chí thành của chúng ta không tự phát ở bên trong, nên phải chịu chìm nổi mãi trong biển sanh tử luân hồi. Chúng ta phải tinh tấn siêng tìm tâm căn bản, đừng để vọng tưởng xem vào, quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, thân hiện tại nầy được nghe pháp nhiệm mầu, sáng suốt khuyên nhau giải quyết lời nói nầy, chúng ta hiểu rằng gìn giữ bản tâm là con đường duy nhứt. Sao không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật, thọ lãnh vô lượng an lạc tự tại? Đừng chạy theo thế tục ham cầu lợi danh, mà tương lai phải bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều điều khổ sở, không gì sánh được. Phải gắng sức mặc áo rách, ăn cơm hẩm, một lòng gìn giữ chơn tâm căn bản. Những người si mê không hiểu , phải tự xét mình để bồi đắp công lai, đó là người rất tinh tấn vậy. Người si mê trong thế gian không hiểu lý nầy, trong tâm vô minh phần nhiều hành sự gian khổ, rộng tu điều thiện mong được giải thoát, như thế là qui sự sanh tử về một mối. Nếu sáng suốt, không mất chánh niệm để cứu độ chúng sanh là hàng Bồ-Tát có nghị lực siêu phàm. Qua lời nói trên, các vị phải giữ gìn tâm thứ nhứt, nếu không chuyên cần giữ gìn là người si mê vậy. Không chịu một đời hiện tại mang khổ, lại muốn tương lai muôn kiếp chịu tai ương.

Các vị nên biết lời dặn nầy tám gió không lay động được, thật là núi cao quí báu vậy. Phải biết bản thể kết quả đối với muôn cảnh vật tác dụng nhiều vô lượng vô biên, dùng biện tài vô ngại, theo bịnh cho thuốc, để cho vọng niệm đừng sanh, tâm “ ngã sở” diệt. Ấy thực là bậc Trượng phu xuất thế. Như Lai lúc sinh thời, dùng không biết bao lời khen ngợi, ta nói lời nầy thực lòng khuyên các vị “ vọng niệm” và “ngã sở” phải đoạn diệt. Được như thế là kẻ sĩ xuất phàm.

Hỏi: Làm sao tâm “ ngã sở” đoạn diệt?

Đáp: Vì tâm tự phụ cho mình hơn người, tự nghĩ ta có thể làm như vậy, đó là tâm “ ngã sở” bị sa đọa trong cảnh Niết Bàn. Trong kinh Niết Bàn (Nirvàna Sùtra) nói: “ Vì như hư không bao trùm muôn vật, nhưng hư không chẳng tự nghĩ rằng ta có thể chứa đựng như thế”. Theo thí dụ nầy ,tâm “ ngã sở” đoạn diệt chứng Kim Cang tam muội (Vajrasamàdhi).

Hỏi: Các người tu hành cầu chơn thường tịch tịnh như thế nào?

Đáp: Ưa thích cảnh vô thường trong thế gian, không ưa thích đệ nhứt nghĩa đế chơn thật nhiệm mầu, chưa thấy lý, chỉ muốn khởi tâm dựa theo lý trí so sánh giác tâm phát khởi, là tâm vô lậu. Nếu muốn quên tâm ấy thì bị vô minh che lấp, lại không hợp lý, chỉ muốn tâm không ngăn dứt, không có duyên nghĩa , tức là chấp không, mặc dù thọ thân người , nhưng hành động theo loài súc sanh. Lúc bấy giờ không có phương tiện định huệ, không hiểu rõ Phật tánh, đây là chỗ người tu hành bị chìm đắm. Nếu ai vượt hẳn các điểm trên, sẽ chứng được Vô dư Niết Bàn (Anupadhisésa).

Hỏi: Thế nào là nguyện nếu rõ chơn tâm?

Đáp: Lãnh hội được lòng tin đầy đủ, chí nguyện thành tựu, thong dong tâm tịch tịnh, phải chỉ giáo cho người thích thân tâm nhàn lạc, không cần nương tựa. Nếu ngồi ngay thẳng biết điều hòa hơi thở, gạn lọc tâm, không ở trong, ở ngoài hay chính giữa, tốt đẹp,sáng suốt, xem xét mọi việc rõ thấy tâm Phật, lưu động như nước chảy, ánh sáng mặt trời không ngừng tắt.

Khi đã nhận thấy tâm không ở trong, ở ngoài, như như bất động, xem mọi việc đều viên dung, thường trú, lúc ấy vọng thức bỗng nhiên đứt hẳn, dứt vọng thức nầy mới diệt được các chướng ngại ở trong. Hàng Thập địa bồ tát (Dasabhùmi Bodhisattva) vọng thức diệt rồi, thì tâm bừng sáng như ánh mặt trời. Đó là sự việc không thể nghĩ bàn, người nào muốn được tâm ấy phải xem kinh Niết Bàn, phẩm thứ ba, về phẩm Kim Cang Thân và phẩm 3 kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật A Súc,dần dần lưu tâm tìm xét kỹ lưỡng tối đa. nếu hiểu được kinh này rõ ràng thì những lúc đi, đứng, nằm, ngồi cũng như đối với ngũ dục, bát phong, không để mất tâm niệm phạm hạnh đã lập. Được vậy thì mọi việc đã giải quyết xong và sẽ không thọ thân sanh tử khác nữa. Ngũ dục là :Sắc, thinh, hương, vị, xúc.Bát phong là: lợi,suy,hủy, dự xưng, cơ, khổ,lạc. Đây là chỗ của người tu hành rèn luyện trau dồi Phật tánh.

Trong kinh nói: Thế gian không có chỗ Phật trụ ,Bồ Tát không được thiện dụng cần phải giải thoát báo thân nầy. Chúng sanh đời quá khứ bản tánh có kẻ thông minh, có người ngu độn, không nên phê phán. Hạng thượng trí chỉ trong một niệm là giác ngộ, bậc hạ trí phải trải qua nhiều kiếp mới thành tựu. Nếu khi có hiệu nghiệm, tùy theo tánh của chúng sanh mà phát khởi thiện căn của Bồ Tát, lợi mình, lợi người, trang nghiêm cõi Phật. Cần phải hiểu rõ phương pháp tứ y [7] mới được thật tướng. nếu y theo văn tự chấp trước thì quên mất chơn tâm. Các vị Tỳ kheo xuất gia tu tập để ra khỏi gông cùm sanh tử, gọi là chơn chánh xuất gia. Một niệm tu hành đầy đủ đến rõ biết chi tiết về thân, đến khi mạng chung không mất chánh niệm, tức là được thành Phật quả.

Từ trên đến đây luận về đạo lý, chỉ do lòng tin theo văn, hiểu nghĩa khởi ra những lời nói như thế, thật không phải rõ ràng chứng biết, nếu trái đạo lý phải sám hối trừ nghiệp, nếu hợp chánh đạo thì hồi hướng bố thí cho chúng sanh, phát nguyện đều biết bản tâm một đời thành Phật. Người nghe phải gắng sức trong tương lai sẽ thành Phật. Hy vọng rồi đây sẽ độ cho môn đồ của ta.

Hỏi: Luận Tối thượng thừa nầy từ đấu đến cuối nói rõ tâm mình là chánh đạo, nhưng chưa biết hạnh quả 2 môn, đứng về môn nào?

Đáp: Luận nầy nói rõ Nhứt thừa làm tôn chỉ đến nơi ý đạo dứt trừ đường mê, giải thoát con đường sanh tử, mới có thể độ mình độ người. Đứng về hạnh môn thì lợi mình không nói, chỉ nói những điều lợi người. Nếu có người thực hành thì được thành Phật ngay. Ta xin chỉ Trời Đất thề nguyện, nếu ta nói dối các vị thì ta phải đọa vào 18 cảnh địa ngục. Nếu ai không tin lời ta thì đời đời sẽ bị khổ về nạn hổ lang, ác thú vậy.


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

Message edited by hailove - Thứ Năm, 12 Jul 2012, 11:56 PM
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 9:27 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
03. GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG soi trần thế tối tăm
SÁNG trưng ba cõi muôn năm hãy còn
NGƯỜI đời theo gót đường mòn
XƯA kia chư Tổ phận tròn độ sanh.

H.V.

Phát Bồ Đề Tâm Văn

1-NGUYÊN DO BẢN VĂN:

Bản văn này do Tổ sư Tịnh Am trước tác, trong lúc Ngài đang ở tại chùa Phạm Thiên (Brahmadeva), thuộc đất Cổ Hàn.

Ngài cư trú tại chùa A Dục Vương (Asoka-Vihàra).Sau khi cúng dường chân thân bửu tháp Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Sàkyamuni-Tathàgata), Ngài phát khởi hai mối cảm hoài:
Một là không được sinh ra trong thời kỳ có Phật, không thấy kim thân đức Phật, hai là nhờ chút duyên lành đời trước, được đọc tụng kinh điển và thấy chân thân Xá Lợi (Sarìra-Kàya) của Phật.

Nhằm ngày đại hội, kỷ niệm Phật nhập Niết Bàn (nirvana: to enter into rest Nibbhàna), trước Phật đài của chùa A dục Vương, Tổ sư noi theo gương sáng của Đức A Di Đà (Amitàbha- Buddha), phát bốn mươi tám (48) đại nguyện (The forty-eight vows of Him that he could not enter in to his final Nirvàna or heaven unless all being shared it), sự cảm ứng thật khó nghĩ bàn, là từ Xá Lợi Phật (Sàrira-Buddha) phóng ra nhiều đạo hào quang ngũ sắc.

Ngài tức cảnh trước tác “ Khuyên Phát tâm Bồ đề” này, để khuyến khích hàng tứ chúng (Bhiksu, bhiksunì,upàsaka,upàsikà), mong mỏi những ai được duyên lành đọc qua bản văn, sẽ phát tâm bồ đề (Bodhi-citta), lập chí vững bền , tu học chánh pháp, tinh tấn trên đường đạo hạnh.

2-GIÁ TRỊ BẢN VĂN:

“Khuyên phát tâm Bồ đề” tuy không phải Kinh (Sùtra), không phải Luật (Vinaya), cũng không phải Luận (Abhidharma), nhưng tinh thần lại bao gồm cả ba tạng (Tripitaka) Kinh, Luật và Luận. Tác giả khuyên nhắc mọi người phát tâm dũng mãnh để cầu thành quả Phật (Buddhaphala). Vì muốn được khai thông pháp thân (Dharmakàya) và nối truyền huệ mạng (Prajna-Jivita), nên bản văn này đáng làm Khế Kinh để đọc tụng, đáng làm Giới luật để phụng trì và cũng đáng làm Luận giải để người đời nghiên cứu. Vì thế nên giảng giải bản văn này, tức là thuyết giảng về Kinh, Luật và Luận vậy.

3-TIỂU SỬ CỦA TÁC GIẢ:

Ngài pháp danh Thật Hiền, pháp tự Tư Tề và pháp hiệu Tĩnh Am, xuất gia học đạo lúc còn nhỏ, chuyên trì giới Luật (Sìla-Vinaya). Ngài không bao giờ vắng mặt trong các buổi giảng kinh, thuyết đạo, tinh thông Pháp tánh Tôn (Bhùtatatàyàna) lẫn Pháp tướng Tôn (Dharmala-ksanayãna), thực hành các pháp tham thiền (meditation),niệm Phật (rememberance Buddha).

Một hôm, Tổ hoát nhiên khai ngộ, thoát được giấc mộng đêm trường, Ngài trở thành bậc chứng ngộ đạo mầu. Ban ngày duyệt lại các kinh điển của chư Phật, tối lại tham thiền, tịnh niệm.

Niên hiệu Ung Chánh, ngày 14 tháng 4 năm thứ 12, Ngài ngồi xoay mặt về phương Tây an nhiên thị tịch (To indicate the way of Nirvàna). Trong khi chư Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và đa số Phật tử đang tham dự lễ tống táng, bỗng nhiên Ngài mở mắt ung dung nói rằng:

-“Tôi đi tức là đến, đại sự sinh tử muốn được thoát ly phải từ tịnh tâm niệm Phật mà được kết quả tốt đẹp”.

Toàn thể chấp tay đồng xưng niệm danh hiệu Phật, Ngài nhắm mắt thâu thần về cảnh giới bên kia (Nirvàna). Chúng ta nên chí thành tán thán công nghiệp tu tập của đời Ngài:

“Lòng từ mở rộng,

Khuyến trọng Bồ-Đề.

Bốn tám đại nguyện,

Trinh sạch liên huê.

Hành, giải chân thật,

Quả Phật hóa sinh.

Gương sáng hữu tình,

Đồng lên nước Phật”.


4-THÔNG, BIỆT, NĂNG, SỞ CỦA BẢN VĂN

Đầu đề bản văn này chia ra hai phần: Thông và Biệt. Bản văn là Thông đề, “ Khuyên phát tâm Bồ đề” là biệt đề. Ngoài ra có ba lớp năng và sở.

a)Bản văn là năng thuyên, “ Khuyên phát tâm Bồ đề”là sở thuyên.

b)Tổ sư là bậc hay khuyên, đại chúng là những người được khuyên.

c)Phát là phát khởi, tâm Bồ đề là vật bị phát khởi.

5-NĂM LỚP HUYỀN NGHĨA:

Năm lớp huyền nghĩa, chính là tôn chỉ để khai thông các diệu nghĩa sâu xa, cao rộng của từng bộ kinh. Các Tổ sư thuộc tông Thiên Thái mỗi khi giảng giải kinh văn, đều theo qui tắc của năm lớp huyền nghĩa này:

1-Giải tên kinh.2-Chỉ rõ thể chất.3-Biện minh tông chỉ. 4-Luận về diệu dụng.5- Chỉ tướng trạng.

1-Giải tên kinh:

Đầu đề của bản văn này dùng “Đơn pháp”. Tất cả đề mục trong kinh tạng có thể chia thành bảy loại: Đơn nhơn, đơn pháp, đơn dụ, nhơn pháp, nhơn dụ và nhơn pháp dụ. Đầu đề “ Khuyên phát tâm Bồ đề” này là pháp, không nhân, không dụ, cho nên gọi là đơn pháp.Chữ “pháp” gồm cả “ tánh pháp” và “tu pháp”. Tâm Bồ đề là “tánh pháp” (tánh đức đầy đủ), siêng phát khởi các pháp từ tâm (hiển bày tu đức) là “tu pháp”.

Tâm tức là lương tâm của mỗi người suy nghĩ hằng ngày. Tâm này có thể thiện (kusala), có thể ác (akasala),có thể vô ký (avyàkrta). Thành Phật (Buddha) cũng tại tâm này, làm người (manusya) cũng do tâm này, mà sa vào địa ngục cũng chính tại tâm này.

Bồ đề (Bodhi) là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Giác đạo , cũng tức là tâm (citta), nhưng tâm ở đoạn trước là vọng tâm (misleading mind), còn đây là chân tâm (the true mind). Nhưng vọng tâm cũng từ chân tâm mà ra, trái lại chân tâm toàn vọng tức là chân. Đây có ba nghĩa:

1-Chân tánh (The true Nature)

2-Thật trí (The knowledge or wisdom of Reality)

3-Phương tiện (convement to the place).

Luận về chân tánh Bồ đề tức là một niệm tâm tánh ngã (àtma), nhân (Manusya) hiện tiền. Trên từ chư Phật (Buddha), dưới đến địa ngục (Naraka), chúng sanh trong mười pháp giới (dasadhàtu) đều đầy đủ, đây là tự tánh “ Như Như Lý” (The absolute indifferentiation) sẵn có đầy đủ.

Chỗ khác nó được gọi là bản giác (Original bodhi i.e.enlightenment), không nương nhờ các việc tạo tác, lìa các hư vọng (Vitatha: unreal and false, base-less) cho nên gọi là chân tánh Bồ-đề (The true natural enlightenment).

Thật trí Bồ đề (The wisdom of enlightened Reality) y theo “ Như Như Lý” để phát khởi “ Như Như Trí” (Substance),. Nó cũng thường gọi là thỉ giác (The initial functioning of mind), như chúng ta phát thiện tâm nghe giảng kinh thuyết pháp đều thuộc thỉ giác. Trí này tức là Huệ tâm sở (inàna-cetasika), tương ứng cùng ý thức. Dùng Huệ tâm sở này soi lý bổn giác (original bodhi), như thật rõ biết. Cho nên gọi là Thực trí Bồ đề (The knowledge of enlightened Reality).

Thế nào gọi là phương tiện bồ đề? Vận dụng tâm bồ đề này để hành Bồ tát đạo (Bodhisattva màrga), quán sát căn cơ để thuyết pháp, thi thố mọi Phật sự, độ thoát mọi loài chúng sanh. Đây là phương tiện Bồ đề vậy (Convement to the enlightened situation).

Chữ tâm ở đây là chỉ tâm Phàm phu (The common underlying nature of all men). Bồ đề là tâm nhiệm mầu của chư Phật tức là Thánh tâm (The Holy mind, that of Buddha)

Tổ sư muốn chúng ta từ tâm phàm liễu ngộ tâm Thánh , y theo bổn trí (The original wisdom), để tìm cầu Phật trí (The Buddha wisdom). Tâm bồ đề mỗi người đều có, phàm thánh bình đẳng, chúng sanh cùng Phật bản tính (The spirit one possesses by nature) chỉ là một, không luận trí ngu, hiền ác đủ, nhưng tại sao cùng sự giác ngộ của chư Phật không đồng? Tại vì không có chữ “ Phát”này vậy.

Luận về chữ “Pháp” (To produce, grow,intitiate): Tâm vốn không sanh, nhờ cảnh mới phát khởi, như các cảnh giới thuận, nghịch trong thế gian có thể khiến sanh tâm thiện (kusala), hoặc ác (akusala). Nay phát tâm bồ đề, chúng ta cũng phải vin nơi cảnh.

Tóm lại có bốn loại:

1)Ngoài thấy Phật, trong quán thân, tự động tiến tới.

2)Thương nghĩ chúng sanh đồng một Phật tánh với mình, rồi muốn tịnh hóa tất cả.

3)Quán công đức, tướng tốt của Phật, sanh tâm hoan hỷ.

4) Quả vị Phật tối thắng đều có thể chứng đặng, ta phải siêng cầu. Chữ “khuyên” nghĩa là khuyên gắng khích lệ.Trong bản văn nói mười thứ nhân duyên là những điều khuyến khích.

Hai chữ “Bản văn” của Thông đề, “ Văn” tức là văn chương. Nhiều danh từ thành câu, nhiều câu thành văn chương.

2-Chỉ rõ thể chất:

Bản văn này lấy chân tánh (The true nature,i,e,the Buddha-nature) là thể thông,suốt,sáng,soi,vắng lặng, hằng còn,bản thể của nó tịch, chiếu không hai. Chẳng những ba tạng (tạng Kinh: Sùtrapitaka, tạng Luật: Vinayapitaka, tạng Luận: Abhidharmapitaka), mười hai bộ (Tu đa la: Sùtra, Kỳ dạ: Geya, Già đà: Gàthà, Ni đà Na: Nidàna, Y đế mục Đa; Itivrttaka, Xà đa Giá:Jàtaka, A phù Đạt Ma: Adbhuta-dharma, A bà đà Na: Avadàna, Ưu bà đế Xá: Upadesa, Ưu đà na: Udàna, Tỳ Phật Lược :Vaipulya, Hòa già La: Vyàkarana), tất cả kinh điển đều lấy tâm Bồ đề làm bản thể, mà núi, sông, đất liền, hư không cũng do tâm Bồ đề làm thể chất vậy.

3-Biện minh Tông chỉ:

Bản văn này lấy Từ,Bi (Maitrì karunà) làm Tông chỉ. Sau khi phát tâm Bồ đề , lòng Từ, Bi, tự nhiên sanh trưởng. ban vui gọi là Từ, cứu khổ gọi là Bi.

4-Luận về diệu dụng:

Bản văn này dùng sự ban vui cứu khổ làm diệu dụng. Đem tâm Từ, Bi quan sát bốn diệu đế (Catvàri àrya satyàni: duhkha, samudaya,nirodha,màrga), phát bốn lời nguyện rộng lớn (To save all living being without limit, to put an end to all passions and delusions however numerous, to study and learn all methods and means without end, to become perfect in the supreme Buddha-law), không ngoài diệu dụng ban vui, cứu khổ cho toàn thể chúng sanh.

5-Chỉ tướng trạng:

Bản văn này dùng phương đẳng sanh tô làm giáo tướng. Trọn đời thuyết pháp lợi sanh của đức Từ phụ chia ra làm năm thời: Hoa nghiêm (Avatamsaka), A hàm (agama), Phương đẳng (Vaipulya), Bát nhã (Prajnà) và Pháp hoa, Niết bàn (Saddharmapundarika, Nirvàna). Thí dụ cho năm vị: Sữa nguyên chất (nhũ), màn sữa (lạc), sữa sống (sanh tô), sữa chín (thục tô), sữa đặc (đề hồ). Bản văn này thuộc về thời thứ ba, mà không nhiếp thuộc bốn thời khác. Thời thứ ba là thời giáo pháp từ Tiểu thừa (Hìnayàna) sang Đại thừa (Mahàyàna).

Bản văn này chia ra ba đại khoa, cũng như ba phần chính của các bộ kinh khác: Phần tựa từ câu đầu đến câu “ Mới được gọi là chân chính phát tâm Bồ đề vậy” Phần Chánh tôn từ câu “ Tâm Bồ đề này vượt hơn các việc tu thiện khác” đến câu “Đây là nhân duyên thứ mười phát tâm Bồ đề vậy”. Phần Lưu thông từ câu “ Mười nhân duyên như thế đủ biết” cho đến cuối tập văn.

Tổng quát phần tựa:

Phần tựa có chung và có riêng. Các bộ Kinh đều có phần tựa chung, vì từ Tây độ truyền sang, nên phải có tựa chung để làm chứng tín. Bản văn này trước tác từ Đông độ, mọi người đều tin tưởng chắc chắn không sai, Do đó nên không có tựa chung mà chỉ có tựa riêng. Tựa riêng cũng gọi là “ Tựa phát khởi”. Phần tựa này chia thành hai khoa:

A-TÂM NGUYỆN LÀ BƯỚC ĐẦU CỦA SỰ TU HÀNH:

“Tôi là Thật Hiền, một vị Tăng phàm phu bất tiếu. Hết lòng cúi xin bộc bạch cùng Đại chúng hiện tiền và toàn thể thiện nam tín nữ v.v… Xin mở rộng lòng từ bi, gia tâm xét lại.

Tôi từng nghe nói yếu điểm cho người vào đạo, việc phát tâm làm đầu mối cấp bách cho sự tu hành, lập nguyện là tiên phuông, thiết yếu.

Có lập nguyện, hành giả mới độ tận chúng sanh, phát tâm mạnh mẽ thì mới trọn thành Phật quả. Nếu hành giả không phát tâm rộng lớn, lập nguyện vững bền, thì dù trải nhiều kiếp số, sự luân hồi (samsàra) vẫn y nguyên tồn tại.
Mặc dù có tu hành, cũng chỉ luống công không được giải thoát. Vì thế cho nên trong kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sùtra) đã nói:
“ Quên mất tâm Bồ đề, thực hành các pháp lành chỉ trở thành ma nghiệp”.

Quên mất mà còn bị như thế, huống chi là chưa phát tâm? Vì lẽ đó, chúng ta nên biết rằng muốn học tập Như Lai Thừa (Tathàgatayàna), trước phải phát đầy đủ nguyện Bồ tát (Bodhisattvapranihita) không thể trì hưỡn được”.

Đoạn văn này nói tổng quát tâm nguyện thứ nhứt, mà cũng là một khoa trước tiên về sự tu tập. “ Phàm phu” là hạng người tầm thường, không thông minh xuất chúng , không sáng suốt giác ngộ. “ Bất tiếu” là không phải bậc hiền thánh.

Vì trong pháp hội lúc bấy giờ có đủ các từng lớp trong thiên hạ: già trẻ, nam nữ, tăng tục, có nhiều vị tu Bồ tát hạnh hay theo lời nguyện tái sanh làm Đạo sư cho pháp giới chúng sanh , theo kiểu “ nội bí, ngoại hiện”, khó biết được tất cả, nên Tổ sư phải dùng lời khiêm tốn, tự xưng là phàm phu bất tiếu. Chữ tăng nói cho đủ là Tăng giả (Sangha) nghĩa là hòa hiệp chúng.

Đây là lời tự tín của Tổ sư. Nói về chữ hòa tức là lục hòa:
Thân hòa cùng ở, miệng hòa không tranh cãi, ý hòa cùng vui vẻ, giới hòa cùng tu, thấy hòa cùng giải, lợi hòa cùng chia.

Câu “ hết lòng cúi xin…” vì chúng sanh trôi lăn trong đường sanh tử, không có kỳ hạn thoát ra, nên Tổ sư khuyên người phát tâm tu tập để liễu thoát sanh tử. Ngài đem tâm chí thành khẩn thiết, mong cầu chúng sanh phát tâm Bồ đề (Bodhi Citta).

Chính cũng như Ngài Thường Bất Khinh Bồ tát (Sadàparibhuta Bodhisattva) mỗi khi gặp bất cứ ai cũng đều xá chào, lễ lạy chúc nguyện “ Các vị đều sẽ thành phật” “ Nhữ đẳng giai đương tác Phật).

Câu “ Bộc bạch cùng đại chúng hiện tiền” là muốn biểu lộ lòng thương xót, nên dùng tiếng lân mẫn để nói lên những lời thống thiết cùng mọi người, mọi giới. “Đại chúng hiện tiện” là thính chúng hiện đang ngồi nghe giảng, không phải quá khứ, cũng không phải vị lai, nên gọi là hiện tiền đại chúng.

Câu “ toàn thể thiện nam tín nữ v.v…” là chỉ cho đại chúng trong hội Niết Bàn (Nirvàna) lúc bấy giờ. Bản văn này đã được truyền bá khắp mọi nơi, cho nên nói toàn thể tức là các từng lớp người thới bấy giờ, hoặc lưu truyền cho toàn thể thiện nam, tín nữ đời vị lai. Đức tin là nguồn đạo, là từ mẫu các công đức lành, ai có lòng chánh tín, mới có thể học tập nghiên cứu bản văn này.
Từ đây phát tâm, do đây lập hạnh. Một niệm thanh tịnh không có vọng tưởng tạp niệm, chúng ta mới có thể chân thật tín chứng.

“ Xin mở rộng lòng Từ bi”… “ Xin” là lời cầu mong “ mở rộng” là tâm niệm đã phát khởi. Đem tâm tha thiết, phát khởi lời đại nguyện. Tổ sư hy vọng đại chúng hiện tiền, phát khởi tinh thần mạnh mẽ, nghe Ngài khuyến cáo trong các đoạn sau..

Câu “ gia tâm xét lại” là biết đại chúng hiện tiền phần đông đều đa đoan công việc, nhưng văn cú, đề mục quá dài, Ngài muốn đại chúng lưu ý, nên bảo “gia tâm”. “Xét lại” là khéo suy nghĩ kỹ, nghe giảng mà thiếu sự xét lại là nghe qua loa không lợi ích nhiều cho thân tâm. Nghe là văn huệ (from hearing), xét lại là tư huệ (from reflection), xét lại rồi mới có thể thực hành gọi là tu huệ (from pratice). Nghe chỉ được phước lợi, xét lại mới có thể sanh trí huệ.

“ Từng nghe nói yếu điểm cho người vào đạo v.v…” “ Từng nghe” là từng nghe trong kinh điển của chư Phật thuyết ra, chớ không phải Tổ sư nói ra. Bồ đề là cánh cửa mầu nhiệm, chúng ta cần phải đi vào, nếu không thì phải chịu trầm luân nhiều kiếp lâu dài, khó lòng giải thoát (mukti). Nếu không phát tâm thì làm sao tiến bước trên đường đạo hạnh. Nếu hay phát tâm thì dù đường sá xa xôi “ thiên sơn vạn thủy”, cũng không có gì đáng sợ sệt cả. Sự tu hành có nhiều pháp môn như: Tu Tịnh độ (Sukhàvàti), tu các hạnh thiện thế gian (loka-kusala), tu hạnh xuất thế, giới (Sìla), định (samàdhi) và huệ (prajnà).

“Lập nguyện là v.v…” lập nguyện như đức Phật Thích Ca (Sàkyamuni-Buddha) lập bốn lời nguyện rộng lớn, nên dễ dàng thành tựu đạo Vô thượng Bồ đề (Anuttara-Bodhi). Đức Quán Thế Âm Bồ tát (Avalokitesvara Bodhisattva) phát mười hai lời đại nguyện, chi nên có thể thực hành đạo Bồ tát (Bodhisattvamàrga). Đức Phổ hiền Bồ tát (Samantabhadra Bodhisattva) lập mười đại hạnh nguyện cho nên thành tựu công đức Như Lai (Tathàgata) . Phật A Di Đà (Amitàbha-Buddha) phát bốn mươi tám lời nguyện, nên dễ dàng thành Phật ở thế giới Cực lạc (Sukhàvati-loka).

Bốn lời thệ nguyện rộng lớn là:

Chúng sanh không số lường, thệ nguyện đều độ khắp,

Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch,

Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học,

Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.

Tâm chúng ta có phát khởi thì cánh cửa cốt yếu mới được mở rộng. Bồ đề là pháp của Phật, Phật là bậc Giác Ngộ, Chư Phật là người năng chứng, Bồ đề là pháp được chứng.

“ Tâm rộng lớn” là từ xưa đến nay nhận lầm vọng tâm, không biết chân tâm của chúng ta, dọc cùng ba đời[8], ngang khắp mười phương [9], Tổ sư muốn chúng ta phát tâm, chính là phát tâm rộng lớn ấy. Chúng sanh nhiều vô số, chúng ta cần phải hóa độ họ trong tinh thần và tâm niệm rộng lớn đó. Vì chúng ta và tất cả chúng sanh liên quan rất mật thiết nên chúng ta muốn phát tâm độ họ, phải độ khắp tất cả.

Sự mong cầu của tâm gọi là Nguyện, yếu chế của nguyện gọi là Thệ. Người mới phát tâm tu tập giữa đường gặp khó khăn thường hay thối chuyển. Cho nên có bài tụng nói: Như “ Trứng cá và bông xoài, mới phát tâm Bồ-tát, thời gian đầu rất nhiều, kết quả chỉ số ít”. Do đó, nên cần phải thiết yếu chế ngự. Như bài kệ trong khế kinh đã nói: “ Giả sử bị vòng sắt mang trên trán,không nên quên mất tâm Bồ đề”. Nếu chỉ phát tâm sơ sài thực hành một ít hạnh môn, đâu có thể liễu thoát sanh tử, lên,xuống,qua,lại, như bánh xe quay tròn, cho nên gọi là luân hồi (Samasàra). Tạo phước được sanh lên cõi trời, khi hưởng hết phước bị đọa lạc, có khi sanh làm người giàu sang, đến khi mạng sống chấm dứt, của cải tiêu tan, cho nên nói “ luống công khó nhọc”.

Từ câu “ Trong kinh Hoa nghiêm” đến câu “ huống chi là chưa phát tâm ư?”. Đây là đem kinh Hoa nghiêm (Avatamsaka sutra) làm bằng chứng.Khi đức Phật Thích Ca (Sàka Buddha) mới thành bậc Chánh Giác (Sambuddha), xứng theo “pháp giới tánh” (Dharmadhàtuta) đã diễn nói kinh pháp Đại thừa này. Lý của kinh Xưa kia có một vị Bồ Tát gặp Phật, đã phát tâm Bồ đề, về sau tu trong thế gian, thực hành Bồ Tát đạo, nhưng vì quên mất chỗ phát tâm lúc trước, mà phải bị thối thất đạo tâm..Không nhớ gọi là “quên”, trong lòng không còn nghĩ ngợi là “mất”. Trong hàng Ma vương (Màra Ràja) cũng có người tu pháp thập thiện [10], nhưng chưa được kết quả tốt, vì chưa phát tâm rộng lớn. Vì thế họ chỉ hưởng phước báo được sanh lên cõi trời Dục giới (Kàmadhàtu), biến hóa tự tại, hưởng thụ đủ cách. Các cảnh khoái lạc làm họ mê đắm rất khó phát tâm mạnh mẽ, nên họ phải trôi lăn mãi trong Dục giới.

Không ứng dụng tâm Bồ đề tức là dùng tâm sanh diệt. Tâm sanh diệt là pháp hữu vi (Samskrtadharma), mặc dù sanh lên các cõi Trời, nhưng vẫn chưa khỏi nghiệp chướng nội ma, thường gọi là “ma nghiệp” khuấy phá. Sự tu tập ngày nay, y theo tôn chỉ Tịnh độ, phát nguyện cầu sanh Tây phương, nếu không gia công phát tâm Bồ đề cũng đồng với ma chướng.

Có người hỏi: “ Sự mong cầu được sanh về Tây phương (Sukhàvtì) cùng sự phát tâm Bồ đề làm sao phân biệt được?” Trả lời: “ Cũng là một, mà cũng là hai, vì sao? Vì có người tinh tấn niệm Phật, chí thành cầu nguyện, quyết định sẽ được về Lạc quốc. Đây là nguyện vọng về Tây phương , mà cũng tha thiết cầu mong tất cả chúng sanh đồng sanh Cực lạc, tức là phát tâm Bồ đề. Có tâm Bồ đề, khi sanh về Tây phương, chắc chắn được lên Thượng phẩm Thượng sanh, nếu không phát tâm Bồ đề, dù được vãng sanh về Tây phương cũng chỉ được vào hàng Trung phẩm trung sanh. Điểm này rất quan yếu, chúng ta cần phải ghi nhớ phụng hành đến mức tối đa”.

“Chúng ta nên biết rằng muốn học Như Lai thừa…” Đạo nhiệm mầu sáng suốt tức là Tối Thượng Thừa (The Supreme vehicle) hay Như Lai thừa (The Tathàgata vehicle). Trong kinh Pháp Hoa có thí dụ chiếc xe “đại bạch ngưu” (The great white bullock-cart of the Lotus Sùtra), không đồng với những chiếc “dương xa, lộc xa” (The inferior,deer carts) của hàng Thinh văn (Sràvaka), Duyên giác (Pratyekabuddha) mà cũng không thể so sánh những chiếc “ Thủy ngưu” (The water bullock cart) của hành Quyền Thừa Bồ-tát (The temporary bodhisattva), cho nên gọi là “ Tối thượng thừa”

“Phát đầy đủ nguyện” là phát bốn lời nguyện rộng lớn. Chúng sanh nhiều vô số kể thệ nguyện độ. Rộng độ không dễ, phiền não không đoạn, không thể nào độ tận chúng sanh. Phiền não không tận cùng tận, thệ nguyện dứt sạch. Muốn đoạn phiền não phải học nhiều pháp môn. Do đó nên nói: Pháp môn không lường thề quyết phải học tập. Ba lời nguyện trên đã phát, nhưng chưa lập nguyện thành Phật, thì không có mục đích, nên chúng ta phải phát nguyện thành Phật. Đây là phát đầy đủ đại nguyện vậy.

B-PHÂN BIỆT TÂM NGUYỆN LÀ TIÊU CHUẨN LẬP HẠNH

Nhưng tâm nguyện sai khác, có nhiều tướng trạng không đồng, nếu không chỉ bày rõ ràng làm sao tiến thủ? Nay vì Đại chúng lược nói có tám tướng trạng khác nhau, đó là: Tà, Chánh, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Thiên, Viên. Thế nào là tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên , viên? Trong đời này có nhiều người tu hành hướng về một chiều, không xét đến tự tâm (tâm của chính mình), chỉ lo các việc bên ngoài, hoặc cầu các việc lợi dưỡng, hoặc thích tiếng khen, hoặc ham dục lạc hiện đời, hoặc hy vọng quả báo đời sau, Ai phát tâm như thế gọi là Tà. Không cầu lợi dưỡng và tiếng khen, lạo cũng không ham quả báo dục lạc (the joys of the five desires) chỉ vì liễu thoát sanh tử, chứng đạo Bồ đề.Phát tâm như thế gọi là Chánh. Mỗi ý niệm trên cầu mong thành Phật đạo, tâm thức lúc nào cũng nghĩ dưới hóa độ chúng sanh. Nghe thành được Phật đạo quá lâu xa, không sanh tâm thối chuyển, quán sát chúng sanh khó độ, không sinh tâm mỏi mệt. Như người lên núi cao muôn dặm, quyết tâm lên tận đỉnh, cũng như kẻ lên ngôi tháp chín tầng, phải lên đến tầng chót. Phát tâm như thế gọi là Chân. Có tội không sám hối, có lỗi không từ bỏ, trong nhơ nhớp ngoài làm như trong sạch. Trước siêng năng sau biếng nhác tuy có lòng tốt, phần nhiều bị danh lợi xen vào,mặc dù có nhiều pháp lành, lại bị tội nghiệp nhuốm nhơ. Phát tâm như vậy gọi là Ngụy. Độ hết chúng sanh trong thế giới, lời nguyện của ta mới hết, thành tựu được đạo Bồ đề, lời nguyện ta mới thành, ai phát tâm như thế gọi là Đại. Xem ba cõi[11] như lao tù, nhìn sanh tử như oan gia. Chỉ lo cho mình , không muốn độ người. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu. Nếu người nào ngoài tâm thấy có chúng sanh, thấy có Phật đạo rồi nguyện cứu độ, nguyện khó thành tựu, công lao không quên, thấy biết không dứt. Phát tâm như thế gọi là Thiên, Nếu biết tánh mình là chúng sanh, nên nguyện độ thoát, tánh mình là Phật đạo nên muốn thành công, không thấy một pháp nào ngoài tâm riêng có, đem tâm hư không, phát nguyện hư không, thực hành hạnh hư không để rồi chứng quả hư không, cuối cùng cũng không có tướng hư không để tu chứng nữa. Người nào phát tâm như vậy gọi là Viên. Biết tám tướng trạng sai khác như thế thì biết xét kỹ, biết xét kỹ thì biết lựa chọn hoặc lấy hoặc bỏ, biết lấy bỏ là có thể phát tâm. Thế nào gọi là xét kỹ? Nghĩa là xem chỗ phát tâm của ta, trong tám tướng trạng ở trên, nó là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy hay bỏ thế nào? Tức là bỏ tà, ngụy, tiểu,thiên, lấy chánh, chân, đại viên. Phát tâm như thế mới được gọi là chân chính phát tâm Bồ đề vậy.

Đoạn trên đây là để phân biệt tâm nguyện, mà cũng là phần tiêu chuẩn lập hạnh vậy. Cả hai danh từ Phát tâm và lập nguyện, không thể không biện biệt.Nếu chúng ta gặp thầy sáng suốt, bạn hiền lương, thì sự phát tâm và lập nguyện của ta rất tốt, trái lại nếu gặp thầy và bạn ác, hướng dẫn ta phát tâm lập nguyện sai lầm rất là nguy hiểm, Người thường cũng có thể phát tâm lập nguyện, nhưng phải sáng suốt cẩn thận mới mong biết được đường chánh trong các nẻo đường tu tập. Tĩnh Am Tổ sư là bậc đại thiện tri thức, đủ sức phân biệt chỉ giáo, khiến chúng ta kính trọng phụng trì.

“ Tướng trạng” tức là hình thức phát tâm lập nguyện . Tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên, trong tám tướng trạng đó bốn tướng trạng trước khai thị chánh nhãn cho phàm phu, bốn tướng trạng sau để chỉ thị cho hàng Nhị Thừa (sràvaka, Pritiyekabuddha) và Bồ tát (Bodhisattva). Đây là chỉ tiêu chuẩn về Nhân, Ngã tu hành vậy.

Tà, chánh v.v.. đều từ trên sự phân biệt của ý chí phát tâm, lập nguyện. Khi phát khởi tâm tà, lập nguyện tà hạnh gọi đó là tà. Ở Trung Hoa trước kia có nhiều giáo môn như Tiên Thiên, Vô Vi, Trường Sanh, Di Lặcv.v.. đều là Tà đạo. Trong các giáo môn trên, đạo Tiên Thiên là thịnh hành nhất thời ấy. Vị khai sáng đạo ấy là Thiết Chỉ Lan Phong, họ thế tục là họ La. Lúc đầu cũng thường nghiên cứu các kinh như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v…Vì vị ấy ham làm Tổ sư nên lén lấy chánh văn kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarìka Sùtra) và kinh Lăng Nghiêm (Sùrangama Sùtra), xen làm ý kiến của Thiết Chỉ Lan Phong, soạn thành 5 bộ, 6 tập gọi là kinh điển do Ngài tạo tác, tôn đồng Pháp bảo của Phật. Xét nguyên nhân trên, chúng ta thấy rằng vì vấn đề ham cầu lợi dưỡng và thích được danh vang khắp chốn cùng nơi, nên có lắm người đã làm những việc tương tự như thế.

Người muốn tu tập, nếu vô phúc gặp các tà sư ấy, thật là điều nan giải. Không biết nghiên cứu tâm mình không ở trong,ngoài và chặn giữa, các lý “ vô tướng” (Animitta), “ vô bất tướng”. Chỉ biết nhìn sắc thân, xem tướng, bói quẻ v.v…hoặc luyện bùa phép, cho đó là công phu tu luyện, như thế đều là tà giáo, ma đạo. Chúng ta phải nghiên cứu pháp môn chính yếu để liễu thoát sanh tử, chứng đặng diệu đạo Bồ đề. Đây mới là chân chánh phát tâm, lập nguyện chính đáng vậy.

“ Ngụy” tức là giả, phát tâm giả, lập nguyện giả. Vô tâm tạo gọi là lỗi, cố ý gây ra gọi là tội.

“ Biết tánh mình là chúng sanh”…(bốn câu), một niệm tâm tánh rõ thông, lìa lỗi dứt quấy, dọc cùng ngang khắp, tâm (eitta), Phật (Buddha) và chúng sanh (satta), cả ba không sai khác. Không có một pháp nào lìa tâm riêng có, chẳng hạn như khắp đại địa đều có cặp mắt sáng của Sa-môn (Sramana), cùng hoàn cầu chỉ có một quyển kinh pháp (Sùtra), dùng mắt như thế, xem kinh như thế, thì đâu có chỗ nào cách ngại.

“Tâm hư không” (bốn câu), pháp thân thành tịnh nhiệm mầu của ta vắng lặg khắp tất cả. Không theo gọi là “ bỏ”, nương theo gọi là “lấy”. Tám đoạn này cho ta một định hướng rõ rệt.

Added (13 Jul 2012, 0:01 AM)
---------------------------------------------
PHẦN CHÁNH TÔN.

I-CHỈ CHUNG NHÂN DUYÊN PHÁT TÂM:

Tâm Bồ Đề này là chúa tể trong mọi thứ thiện pháp (kusala dharma), phải có đủ nhân duyên mới phát khởi được. Nói đến nhân duyên lược có mười thứ. Thế nào gọi là mười?

MỘT LÀ NHỚ ƠN SÂU NẶNG CỦA PHẬT

HAI LÀ NHỚ ƠN CHA MẸ

BA LÀ NHỚ ƠN SƯ TRƯỞNG

BỐN LÀ NHỚ ƠN THÍ CHỦ

NĂM LÀ NHỚ ƠN CHÚNG SANH

SÁU LÀ NHỚ KHỔ SANH TỬ

BẢY LÀ TÔN TRỌNG TÁNH LINH CỦA MÌNH

TÁM LÀ SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

CHÍN LÀ CẦU SANH TỊNH ĐỘ

MƯỜI LÀ LO NGHĨ CHÁNH PHÁP ĐƯỢC TRƯỜNG CỬU

Dưới đây xin giảng giải các điểm chính yếu.

“Chúa tể trong mọi thứ thiện pháp” là tất cả pháp lành (kusala dharma) nhiều vô số, vô lượng, nên gọi là mọi thứ thiện pháp. Thiện pháp có thiện về thế gian, có thiện về xuất thế gian. Thiện thế gian là thực hành việc lành, ngăn bỏ điều ác. Thiện xuất thế gian là các việc tu tập nhiệm mầu. Thế gian có 84.000 trần lao. Xuất thế gian có 84.000 cửa Ba la mật (pàramità) đều là thiện pháp cả. năm giới (pancasila) là các việc thiện ở cõi người. Thập thiện (dasa kusala) và thiền vị (Dhyàna) là việc thiện ở các cõi trời dục giới (Kàmadhàtu deva). Tứ thiền (catur-dhyàna) và bát định (asta samàdhi) là các việc thiện ở cõi trời Thượng giới (The devas of the regions of form and formlessness). Giới (sìla), định (samàdhi), huệ (Prajnà), tứ đế (catvàri àrya satyàni) và thập nhị nhân duyên (dvàdasànga Pratitya-samutpàda) là việc thiện của hàng nhị thừa (dviyàna). Lục độ (Sat pàramità), vạn hạnh (sabba kusala karma) là việc thiện của Bồ Tát (bodhisattva), tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) này là việc thiện của Phật, cho nên gọi là “ chúa tể trong mọi thứ thiện pháp”. Tâm Bồ Đề tâm niệm nhân (manusya), ngã (atman) hiện tiền. Từ chân tâm, tánh đức đầy đủ, chánh nhân lý tánh phát khởi là “chân tánh Bồ đề”; liễu nhân huệ tánh phát khởi là “ thật trí Bồ đề”, duyên nhân thiện tánh phát khởi là “phương tiện Bồ đề”. Trong tự tánh Bồ đề có diệu đạo vô thượng, một niệm hiện tiền đầy đủ ba nhân, do ba nhân này phát khởi ba đặc tính Bồ đề là chân tánh, thật trí và phương tiện. Chân tánh Bồ đề thành pháp thân chư Phật (Dharmakàya buddhà). Thật trí Bồ đề thành báo thân chư Phật (Sambhagakàya Buddhà). Pháp thân chư Phật là đức pháp thân, Báo thân chư Phật là đức Bát nhã. Ứng thân chư Phật là đức giải thoát. Tâm Bồ đề này không sanh, không diệt, chúng sanh đều có, nhưng nếu thiếu nhơn duyên thì không thể phát khởi. Vì thế tâm nầy cũng do nhơn duyên sanh ra, tức là “ Y tha khởi tánh” (Not having an independent nature, not a nature of its own, but constituted of elements). Nương kia lìa các sự việc cố chấp, tức là “viên thành thật tánh” (The perfect true nature, absolute reality, the bhùtatathatà). Viên thành thật tánh là thể (dharmatà). Phân biệt diệu tánh thanh tịnh là dụng (kusaka-karma), ba đại thể đầy đủ.

Câu “ thế nào gọi là mười?” Sau đây xin trình bày danh tự của mười nhân duyên:

1-NHỚ ƠN SÂU NẶNG CỦA PHẬT

Trời có ơn che, đầt có ơn chở, mặt trời, mặt trăng có công ơn soi sáng, cha mẹ có công ơn sanh thành, dưỡng dục. Duy chỉ có chư Phật mới “ cứu khổ ban vui”, giải thoát cho chúng ta khỏi kiếp trầm luân, vượt ra ngoài con đường sanh tử.Vì thế ơn đức của chư Phật sâu nặng vô cùng, không công ơn nào ở thế gian có thể sánh kịp.

2-NHỚ ƠN CHA MẸ

Ngày nay sở dĩ chúng ta có được thân này để ăn chay, tu niệm là nhờ công ơn sanh thành dưỡng dục của song thân, nhưng đặc biệt ơn đức của bà mẹ rất sâu dầy, vì mẹ nhọc nhằn khổ cực với chúng ta nhiều hơn. “Ôi! Ơn đức của mẹ núi cao biển sâu cũng không thể sánh kịp” (kinh Tâm Địa Quán). Ngoài cha mẹ hiện tại, chúng ta còn có cha mẹ trong các đời quá khứ, không biết bây giờ đang vui chơi ở các cõi trời hay bị đọa lạc khổ sở ở ba đường: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu chúng ta không phát tâm Bồ đề thì không thể nào đền đáp công ơn được.

3-NHỚ ƠN SƯ TRƯỞNG

Ngoài thế gian có thầy dạy các nghề chuyên môn hay các môn học như văn chương, toán số, khoa học.v.v… đến khi ra trường chúng ta mới có nghề nghiệp để sinh sống ấm no. Các người xuất gia (Pravraj) có các vị sư trưởng xuất thế như thầy thế độ (bổn sư), Thầy giáo thọ (dạy trao), Thầy yết ma (tác pháp biện sự) v.v…để hoàn thành giới thân, thành tựu pháp thân. Chúng ta toàn nhờ sự dạy bảo của Thầy mà thành tựu sự nghiệp, đạo nghiệp, công ơn ấy thật là sâu dầy.

4-NHỚ ƠN THÍ CHỦ

Tại gia cư sĩ cũng có thí chủ là ông bà, cha mẹ đã có công ơn để tài sản lưu truyền lại. Người xuất gia ăn, mặc, ở đều do các thí chủ cúng dường (dàna), nếu không có thí chủ, hộ chủ thì hàng xuất gia không có đủ thì giờ để tu tập xuất thế và hoằng pháp độ sanh. Do đó cho nên công ơn của thí chủ rất là to lớn.” Chỉ có người không có lương tâm, không biết suy nghĩ mới không phát tâm Bồ đề nhớ ơn thí chủ mà thôi.

5-NHỚ ƠN CHÚNG SANH

Người đời phần nhiều không để ý đến ơn chúng sanh, Trong kinh Phạm Võng (Bràhamajàla Sùtra) có câu : “ Tất cả chúng sanh thân nam có thể là cha ta, thân nữ có thể là mẹ ta, nhiều đời nhiều kiếp đều theo đó mà đầu sanh. Nếu giết hại chúng sanh để ăn uống, tức là giết hại cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ đời trước của chúng ta”. Tất cả chúng sanh đều có tâm, mà đã có tâm thì chắc chắn sẽ thành Phật ở đời vị lai. Ví thế chúng ta phải sanh tâm cung kính,hiếu thuận, đối với người già phải xem như cha mẹ, người trẻ phải xem như an hem, kẻ thơ ấu phải xem như con cháu.

6-NHỚ KHỔ SANH TỬ.

Thân chúng sanh là nguồn gốc của bao thứ khổ, mà nỗi khổ đáng sợ nhứt không gì bằng khổ sanh tử. Khi mới sanh cũng như con rùa thoát xác, đứa hài nhi khi mới chào đời đã cất tiếng khóc la, chứng tỏ ra đời để lãnh chịu mọi nỗi thống khổ. Lúc chết, gió nghiệp thổi vào thân thể, bốn đại (mahàbhùta) chia tan, chẳng khác nào con huỳnh ngưu lột da khi còn sống. Người đời vì không chịu suy xét, nên không thấy nỗi khổ sanh tử:

7-TÔN TRỌNG TÁNH LINH CỦA MÌNH

Tánh linh đây tức là tâm linh, Một niệm thanh tịnh là nguyên nhân thành Phật, trái lại một niệm không trong sạch , sẽ là nguyên nhân xoay vần trong chín cõi[12]. Bởi vì một niệm thanh tịnh, cảnh giới Phật được duyên khởi, một niệm bị nhiễm ô, chín cõi theo đó mà phát sanh. Tâm niệm ác khởi lên, tướng địa ngục (maraca) dễ tành, Tâm niệm thiện phát khởi, cung điện trên các cõi trời xuất hiện. Tâm niệm đầu tiên của mình có sức mạnh như thế, cho nên niệm thiện phải tăng trưởng và bảo trì, đó là tôn trọng tánh linh của mình vậy.

8-SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

Người đời bên trong có ba độc:tham lam (lobha), giận tức (dosa) và si mê(moba), bên ngoài có ba nghiệp: hành động (kàya), lời nói (vacà) và ý nghĩ (mana). Do ba độc tạo thành ba nghiệp: thân có giết hại (Pànàtipàtà),trộm cướp (adinnàdànà), tà dâm (kàmesu micchàcàra), miệng có nói dối (musàvàda) nói thêu dệt (samphapalàpo), nói lưỡi đôi chiều (pisunàvàca) và nói lời hung ác (Pharusavàcà), ý có tham lam (lobha), giận tức (dosa) và si mê (moha), cộng chung gọi là mười điều ác, Ác nghiệp thượng phẩm là nhân địa ngục, trung phẩm là nhân ngạ quỉ, hạ phẩm là nhân súc sanh. Thọ tam quy (Tisarana), trì ngũ giới (pancasìla), thực hành thập thiện (dasakusala) đều là nghiệp thiện. Nhưng có thiện về tướng giới gọi là thiện nghiệp hữu lậu (Àsravakusala). Hai điểm này đều có sở chướng (chỗ ngăn che). Ác nghiệp ngăn che quả thiện nhân thiên, hữu lậu thiện ngăn che quả thánh xuất thế, cho nên gọi là nghiệp chướng (Karmàvarana). Sám hối từ tâm hổ thẹn phát khởi, sám lỗi trước, ăn năn các lầm sau, Hối là tự khắc trách bên trong, sám là đối với đại chúng phát lồ. Nếu ai che dấu điều xấu, phô trương việc tốt, vì chúng sanh cầu danh lợi thì không phải đường lối phát tâm bồ đề.

9-CẦU SANH TỊNH ĐỘ

Cõi này (sahà) tu hành rất khó thành Phật, nơi Tịnh độ (Sukhàvati) tu niệm rất dễ thành tựu. Nếu ai phát tâm Bồ đề thì chắc chắn được Thượng phẫm thượng sanh, còn nếu không phát tâm thì chỉ có thể được Hạ phẩm mà thôi. Chúng ta nên cầu sanh về Tịnh độ, vì ở đó tu học thắng tấn, dễ rộng độ chúng sanh. Cũng như sinh viên du học ở nước ngoài khi tốt nghiệp trở về nước, vì quốc gia phục vụ, lợi ích nhân dân. Nếu sanh về Tịnh độ, nhờ thấy Phật, nghe Pháp, liền chứng được vô sanh pháp nhẫn (The patient rest in belief in immortality). Từ đấy không trái lời nguyện ở nước An Dưỡng, trở lại cõi Ta Bà (Sahà), độ hết chúng sanh đồng thành chánh giác(Sambuddha).

10-LO NGHĨ CHÁNH PHÁP ĐƯỢC TRƯỜNG CỬU

Đây là tâm rộng lớn của người lo nghĩ Chánh pháp tồn tại nơi nhân gian. Chánh pháp là lúc Giáo, Lý, Hạnh, Quả trong Phật pháp được hoàn bị. Nhưng nếu chỉ có Giáo, Lý,Hạnh, đó là thời kỳ Tượng Pháp, khi nào chỉ còn có Giáo, Lý, đó là thời Mạt pháp. Chánh pháp và Tượng Pháp của Phật Thích Ca (Sàkyamuni Buddha) mỗi thời là 1000 năm, Mạt pháp thì 10.000 năm, Năm nay cách Đức Thích Ca 2518 năm là đầu thời kỳ Mạt pháp vậy. Nhưng nếu chúng sanh y theo lý tánh tu hành, công hạnh đầy đủ sẽ chứng thành đạo quả, được như thế thì lo gì thời Chánh pháp không trụ tại thế gian này. Chánh pháp tức là Phật pháp, mà Phật pháp cũng tùy nhân duyên phát khởi, chúng sanh tinh tấn phát tâm Bồ đề tức là có Phật pháp vậy.

Mười nhân duyên theo thứ tự: Phật là đấng Pháp vương, là cha lành của bốn loài chúng sanh, là vị đạo sư trong ba cõi, Ơn tế độ của Ngài rất cao rộng, nên phải để vào hàng đầu. Nhờ ơn cha mẹ, nên chúng ta mới có xác thân này để dễ bề tiến tu, báo đền ơn sâu của đức Phật và trở nên người biết đạo lý, nên ơn cha mẹ đứng vào hàng thứ nhì. Nhưng nếu không có sự chỉ dạy của Sư trưởng thì làm sao chúng ta có thể lãnh hội được mọi việc đời và tu tập chánh pháp được, nên ơn Sư trưởng đứng vào hàng thứ ba. Nhờ có thí chủ nên chúng ta có cơm ăn, áo mặc, nhà ở nên ơn thí chủ đứng vào hàng thứ tư. Tất cả muôn loài chúng sanh có sự liên quan mất thiết với nhau nên được liệt vào hàng thứ năm.

Năm nhân duyên trên hướng về bên ngoài, còn năm nhân duyên sau hoàn toàn hướng về bên trong.

Đối với con người, khổ sanh tử rất là quan yếu, nên đứng vào hàng thứ sáu, Đã biết khổ sanh tử, lo sợ luân hồi (samsàra) tự cầu xuất ly, buông bỏ mọi việc trần lao, bỏ tâm niệm ác, tăng trưởng tâm niệm thiện, vì thế tôn trọng tánh linh của mình đứng vào hàng thứ bảy. Muốn thực hành Phật pháp, nếu bị nhiều chướng ngại, tu tập khó thành tựu, nên phải sám hối nghiệp chướng, để diệt trừ phiền não (klesa) việc này đứng vào hàng thứ tám. Nghiệp chướng có ba, trước nghiệp chướng (karmàvarana) có phiền não chướng (klesavarana), sau nghiệp chướng có báo chướng (the veil of delusion which accompanies retribution), nói ngiệp chướng là bao trùm cả trước lẫn sau. Ba chướng này sâu dầy nhiều đời, nhiều kiếp, nếu không cầu sanh Tịnh Độ thì làm sao sám hối thanh tịnh được. Do đó việc cầu sanh Tịnh độ vì chúng sanh, mà cũng vì đạo Bồ đề. Nếu chúng sanh chứng được Bồ đề, tức là Chánh pháp trụ thế. Vì thế nên lo nghĩ Chánh pháp được trường cửu là nhân duyên thứ mười. Nếu không muốn Chánh pháo cửu trụ thì lấy gì đền ơn sâu nặng của chư Phật. Đây là đầy đủ mười nhân duyên phát tâm Bồ đề vậy.

(Bài đăng bởi Hailove, ATOANMT chuyển sang đây)


AToanMT
 
LSK Date: Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 9:59 AM | Message # 3
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
THẦY và hailove
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 10:08 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Hailove


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Bảy, 14 Jul 2012, 1:16 AM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
II-GIẢI THÍCH CHÍNH NGHĨA PHÁT TÂM

1-NHỚ ƠN SÂU NẶNG CỦA PHẬT

Thế nào là nghĩ ơn sâu nặng của Phật? Đức Thích Ca Như Lai lúc mới phát tâm đã vì chúng ta mà thực hành Bồ tát đạo (Bodhisattva Magga), trải qua vô lượng kiếp chịu đủ mọi điều khổ não. Khi ta tạo nghiệp, Phật đã hết lòng thương xót, tìm đủ phương tiện để giáo hóa, nhưng chúng ta quá si mê không biết tin tưởng lãnh thọ. Ta đọa vào địa ngục (Naraka), Phật càng thương xót, muốn chịu khổ thay ta, nhưng nghiệp chướng ta quá nặng nề, vô phương cứu rỗi. Khi ta đầu sanh làm người, Phật tìm đủ phương tiện giúp ta gieo trồng các căn lành. Đời đời kiếp kiếp, Phật thường theo dõi ta, lòng không lúc nào rời bỏ. Khi Phật ra đời, ta còn chìm đắm, nay được thân người thì Phật đã nhập diệt (Mahàparinirvàna). Gây tội lỗi gì mà ta phải sanh nhằm thời kỳ mạt phát, nhờ phước duyên chi mà được dự vào hàng xuất gia (cũng như tại giao). Gây nghiệp chướng gì mà không thấy được kim thân của Phật, may mắn nào lại được gặp Xá Lợi (Sarìka) của Ngài. Suy nghĩ như thế mới biết, giả sử trước kia không gieo giống lành, thì làm sao được nghe Phật pháp làm sao được biết lúc nào cũng đều hưởng thụ ơn đức cao dày của Phật. Ơn đức như vậy, núi cao khó sánh cho bằng, nếu mình không phát tâm rộng lớn, thực hành đạo Bồ tát, kiến lập giáo pháp của Phật, cứu độ muôn loài chúng sanh, thì dù xươngtan thịt nát cũng khó mà đền đáp ơn sâu dày của đấng Thế tôn. Đây là nhân duyên thứ nhất của sự phát tâm Bồ đề vậy.

“Thế nào” là lời gạn lại, tự đặt câu hỏi cho chính mình là gạn lại, “ nhớ” nghĩa là nhớ rõ không quên, “nghĩ” là suy nghĩ trongtâm. Phật là đức Thích Ca Mâu ni (Sàkyamuni). Mâu ni là đại trí của Phật, Thích Ca là đại bi của Phật. Vì có đại trí nên không trụ sanh tử (Samsàra), vì có đầy đủ đại bi nên tâm không trụ Niết Bàn (Nirvàna).

“Lúc mới phát tâm” tức là lúc phát bốn lời nguyện rộng lớn. Lời nguyện thứ nhứt đã nói: “ Chúng sanh không số lường, thệ nguyện đều độ khắp” Chúng ta là một trong vô số chúng sanh, độ chúng sanh (sattva) tức là độ chúng ta vậy.

“Bồ tát đạo” tức là con đường lợi mình, lợi người, trên cầu quả Phật, dưới hóa độ chúng sanh. “ Trải qua vô lượng kiếp v.v…” (Hai câu) hàng đại sĩ trong Tạng giáo phải trải qua ba đại kiếp A tăng kỳ (The three great asamkheyya i.e.beyond number kaipas- The three timeless periods of a bodhisattva’s progress to Buddhahood). Đại sĩ trong biệt giáo phải trải qua vô lượng kiếp (Apramàna Kalpas), khi ra độ chúng sanh phải chịu mọi điều thống khổ.

“Phật đã hết lòng thương xót” là Phật hoặc hiện thân người hoặc hiện thân trong các cõi, “ tìm đủ phương tiện” để hóa độ chúng sanh. “Phật càng thương xót”, thương xót ở đây tức là tâm đại bi vậy. Cha, con cùng leo núi, mỗi người phải tự rang sức, làm sao có thể thay thế chọn hay được. Chư Phật muốn thay thế chúng ta chịu các điều khổ não, nhưng làm sao thay thế được, chỉ có thể trợ lực phần nào thôi. “ Thường thọ ơn cao dày của Phật”, như sanh trong nhân đạo, tất cả thiện tri thức đều là các đức Phật hóa thân, mỗi người hoằng pháp (Dharmadùta) mỗi chỗ, đều là sứ giả của Như Lai (Tathàgata). Hóa thân (Nirmànakàya) của Phật là thừa hành các việc Như Lai, đời đời kiếp kiếp không bỏ rơi chúng sanh. “ Phát tâm rộng lớn” là lời dạy phát tâm, tâm rộng lớn là Tâm từ bi (Metta karùna) hay là tâm Bồ đề (Bodhi-citta). Chỗ nào không có Phật pháp, chúng ta phải đề xướng, nơi nào đã có Phật pháp phải cố gắng hộ trì và phát triển. Đây là kiến lập Phật pháp (Buddha dharma) chỗ đó hoằng hóa và cứu độ chúng sanh dễ dàng. Lòng đại bi (Mahàkarùna) để cứu vớt chúng sanh qua khỏi sông mê, bể khổ. Tâm đại từ (Mahàmetta) để độ chúng sanh lên bờ giác ngộ. Có tâm từ bi là có tâm thể của Phật, tâm thể Phật hiện bày thì chư Phật hoan hỷ. Đây là điểm chính yếu trả ơn chư Phật. Ơn sâu nặng của Phật là duyên, nhớ ơn là nhân, nhân duyên đầy đủ, mới có thể phát tâm dõng mãnh.

2-NHỚ ƠN CHA MẸ.

Làm thế nào để nhớ ơn cha mẹ?

Thương thay cha mẹ sanh khó nhọc! Mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, nuốt đắng nhả ngọt, nhường chỗ khô cho con, mẹ nằm nơi ướt át. Vừa được thành người, đã hy vọng tiếp nối gia đường, lo phấn tế tự. Thế mà hôm nay, chúng ta đã được xuất gia, lạm xưng thích tử, mang hiệu sa môn (Sràmana), các món ngon vật lạ đã không cung cấp, cúng tế trần thiết gia đường càng không chu đáo. Sống đã không phụng dưỡng thân thể, chết ta lại không thể tiếp độ thần thức. Đối với thế gian, ta bị tổn hại, đối với xuất thế, ta càng vô ích. Hai đường đều mất thì tội nặng khó mà thoát khỏi. Suy xét như vậy, ta thấy chỉ còn có cách thường thực hành Phật đạo trong trăm ngàn kiếp, khắp cứu độ chúng sanh trong mười phương, ba đời. Như thế không những cha mẹ một đời, mà song thân trong nhiều kiếp đều được siêu thăng. Không phải song thân một người, mà cha mẹ tất cả cũng được cứu vớt. Đây là nhân duyên thứ hai của sự phát tâm Bồ đề.

Cha mẹ đối với con cái rất nhiều gian lao khổ nhọc, công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ thật không có gì sánh bằng. Cho nên nói “ thương thay cha mẹ sanh ta khó nhọc”. Ơn đức cha mẹ, nghiêng nặng về từ mẫu nhiều hơn nên nói mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, nhờ công ơn cực nhọc của từ mẫu.

“Mười tháng mang thai” là thế nào?

Mỗi người từ khi thần thức gá vào trong thai mẹ, bảy ngày đầu gọi là Kalalà, tức là tinh cha huyết mẹ vừa kết hợp, đọng lại giống như màng sửa đặc. Tuần lễ thứ hai gọi là Karàlam, Trung Hoa dịch là nhuyển nhục, là “ thịt rất nhuyển”. Tuần lễ thứ ba gọi là Cepùtam, nghĩa là “cô đọng”. Tuần lễ thứ tư gọi là Peshi, là “ thịt cứng”. Tuần lễ thứ năm gọi là Cinpì tức là “tượng hình”. Tuần lễ thứ sáu gọi là Pàtim, tức là đầu, mắt, tay,chân xuất hiện. Đến tuần lễ thứ bảy có đủ tóc,lông, móng, xương. Ở trong thai tạng 38 tuần lễ mới ra chào đời, tức là 266 ngày, gọi là mười tháng. Suốt thời gian mang thai, bà mẹ phải chịu lưng đau, gối mỏi, đời sống hành động đều bị xáo trộn, thất thường. trong mười tháng trường, sự khổ nhọc của người mẹ kể sao cho xiết!

“Nhường khô nằm ướt” là khi hài nhi tiểu tiện nhơ nhớp, người mẹ dời con lại chỗ khô ráo sạch sẽ, còn mình nằm nơi ướt át hoặc ra công lau dẹp gọn gàng.

“ Nuốt đắng nhả ngọt”là khi cho con ăn, món nào đắng cay thì người mẹ ăn,món nào ngon ngọt thì nhường lại cho con. Người phụ nữ nào đến khi nuôi dưỡng con cái, mới biết được nỗi khổ trăm chiều của từ mẫu. Vì thế người nữ thường có hiếu nhiều hơn người nam. Lúc con lớn khôn, cha mẹ phải lo dựng vợ gả chồng, trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến con, mong sao cho con gặp nhiều may mắn trên bước đường đời. Ơn đức như thế làm sao báo đền. Khi cha mẹ còn sống, phải thường thưa hỏi, sớm thăm tối viếng, khuyến khích cha mẹ ăn chay, tu niệm. Mẹ con tình thương sâu nặng, nếu con khuyên nhắc, cha mẹ dễ nghe theo. Nếu biết chỉ dâng thức ăn, quần áo mặc không chưa đủ trả hiếu, chúng ta phải khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc (Sukhavàti). Cha mẹ trăm tuổi phải niệm Phật cầu nguyện, cha mẹ được siêu thăng về cõi Tịnh, mới thật là con chí hiếu. Nếu cha mẹ quá vãng đã lâu, chúng ta phải đặt thành công khóa, thay cha mẹ tụng niệm hồi hướng.

Trong văn Thiệu kế có đoạn luận về con cháu, nhưng việc ấy chẳng qua là ý kiến của người đời, không phải là chánh tri kiến xuất thế. Vì con cái là những người hoặc đến đòi nợ, hoặc đến trả nợ. Nếu kiếp trước mình thiếu thì kiếp này chúng đến đòi, nếu chúng vay thì kiếp này đến trả…Người mắt phàm không thấy, tham trước con cháu cho nhiều, thật đáng buồn cười.

Luận về việc cúng tế, nếu ai suốt đời làm lành, được sanh lên các cõi Trời (Devaloka), hoặc sanh làm người trong gia đình khác, đâu thể hưởng thọ được. Nếu sanh trong loài súc sanh, hay quỉ đói nghiệp nặng cũng đâu thể hưởng thọ, chỉ sanh trong loài quỉ đói(Preta-gati) mới có thể hưởng thọ được mà thôi.

Hai câu “ Tiếp nối gia đường, lo phần tế tự” vốn theo tinh kiến thế gian, người xuất gia không được đem của lợi trong Phật pháp để lo phần tế tự được, lại cũng không nên theo loại hiếu tầm thường của người thế tục.

Người xuất gia nếu chỉ ra khỏi nhà cha mẹ, là xuất gia suông mà thôi,phải ra khỏi nhà tam giới, ra ngoài nhà ba cõi, thành bậc Chánh đẳng chánh giác (Samyak sambodhi) mới thật đúng với ý nghĩa xuất gia, mới thật là chân chánh xuất gia (Pravraj).

“Thích tử” là con của đức Thích Ca (Sàkyamuni Buddha). Sa môn tiếng Phạn gọi là Sràmana, Trung Hoa dịch là “siêng dứt”, nghĩa là siêng tu giới (Sìla), định (Samàdhi) và huệ (Prajna) dứt trừ tham (Lobha), sân (Dosa) và si (moha). Người xuất gia ăn, mặc, ở, đều nhờ thí chủ ủng hộ, nếu không công đức tu hành làm sao không tổn thương đạo hạnh?

Câu “ Chỉ có trăm kiếp nghìn đời” trở xuống là cho chỉ về cách phát tâm Bồ đề, là phương pháp báo ân hữu hiệu nhất.

Thuở xưa có một vị xuất gia, khi phát tâm đi tu, thân mẫu ở nhà buồn rầu, khóc lóc, vài năm sau bà tạ thế, Người con đi tu học ở phương xa, lúc về nhà thăm mẹ, mới biết thân mẫu đã qua đời. Ông đến phần mộ than thở khóc lóc, tha thiết cầu nguyện muốn biết thân mẫu ông sanh về cõi nào. Lúc bấy giờ giữa hư không có tiếng trả lời: “ Nếu người đến chùa A dục Vương (Asokaràja-vihàra) lễ bái chân thân Xá lợi của Như Lai (Tathàgatassa sàrira) và cầu nguyện, có thể biết thân mẫu của người sanh về cõi nào”.Vị xuất gia kia y theo lời dạy, khi lễ lạy đến lần thứ bốn ngàn một trăm, ông bỗng nghe trong mây có tiếng của Từ mẫu nói rằng: “ Tôi đã được vãng sanh lên cung trời rồi”.

Theo câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng người xuất gia với tâm trong sạch, phát tâm cầu nguyện cho cha mẹ, rất mau được kết quả lợi lạc. Nếu chỉ lo bôn ba lo bên ngoài, đối với phần tánh linh của cha mẹ, thật không có lợi ích nhiều.

“Phát nguyện thường thực hành Phật đạo” là nương theo bốn lời nguyện rộng lớn mà hành trì, không ngoài trên cầu giác ngộ, dưới hóa độ chúng sanh (Above to seek the enlightenment, below to save all living beings). Phát lời nguyện này tức là phát tâm Bồ đề vậy.

3-NHỚ ƠN SƯ TRƯỞNG

Làm sao để nhớ ơn sư trưởng?

Cha mẹ mặc dù sanh dưỡng thân ta, nếu không sư trưởng thế gian thì chúng ta không biết lễ nghĩa, không sư trưởng xuất thế thì không hiểu được Phật pháp. Lễ nghĩa không biết thì đồng với cầm thú, giáo pháp của Phật mà không hiểu thì cũng như các người phàm tục. Ngày nay chúng ta biết được lễ nghĩa qua loa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, ca-sa (Kasàya) che thân, giới pháp thấm vào mình, các ơn sâu nặng này đều từ sư trưởng mà được. Nếu cần tiểu quả thì chỉ có lợi ích nhỏ cho bản thân mà thôi. Nay vì đại thừa (Mahàyàna), nguyện độ tất cả chúng sanh, như vậy thì sư trưởng thế gian cùng sư trưởng xuất thế gian mà ta kính dâng phụng thờ, đều được lợi ích, Đây là nhân duyên thứ ba của sự phát tâm Bồ đề.

Ca sa, Trung Hoa dịch là “Y giải thoát”, thân mặc pháp phục giải thoát, tướng Tăng già oai nghiêm.

“Giới, phẩm” tức là mười (10) giới của Sa di (Sràmana), hai trăm năm mươi giới (250) của Tỳ kheo (Bhiksu), ba trăm bốn mươi tám giới (348) của Tỳ kheo ni (Bhiksuni), mười giới (10) trọng, bốn mươi tám giới (48) khinh của Bồ tát (Bodhisattva).Phẩm là cấp bực, giới mục rất nhiều, cho nên gọi là phẩm.

4-NHỚ ƠN THÍ CHỦ

Nhớ ơn thí chủ là thế nào?

Ngày nay chúng ta mọi thứ cần dùng đâu phải của mình. Cháo cơm ba lần, y phục bốn mùa, các thứ cần dùng khi ốm đau, phí tổn cho thân miệng,tất cả có ra từ sức lực của người khác, rồi mang đến cho ta thọ dụng.Các vị ấy hết sức canh tác, còn khó nuôi miệng, ta thì ngồi không thọ thực, còn chưa vừa lòng. Các vị kia dệt đan luôn luôn, nhưng vẫn chịu khốn khổ,còn ta thì Y phục thừa thải, không biết thương tiếc. Họ thì ở nhà lá cửa phên, suốt đời khổ nhọc, còn ta nhà rộng sân to, thông thả suốt năm. Đem sự cực nhọc của các người kia để cung phụng sự thanh nhàn cho ta, thì làm sao yên bụng được. Đem các lợi của người để cung cấp xác thân của mình làm sao hợp lý. Trừ phi vận dụng hai thứ bi (Karùna), trí (Jnàna) song song; trang nghiêm hai mặt phước (Punya) và huệ (Prajnà) để đàn na, tín thí thấm nhuần ơn đức. Chúng sanh được hưởng phước báo thì dù gạo chỉ có một nắm, vải chỉ có một tấc đi nữa, vẫn có phần trong sự trả nợ. Nếu không thế; khó trốn tránh quả báo xấu ở tương lai. Đây là nhân duyên thứ tư của sự phát tâm Bồ đề.

Đoạn trên đây, đề cập đến người xuất gia, nhưng các vị Phật tử tại gia cũng nên nghe để nhận rõ nỗi khổ của người xuất gia. Các cư sĩ cũng có thí chủ, tức là những người giúp đỡ các công việc, làm ra những thứ chúng ta cần dùng v.v…

“Bi, Trí song song” là nói phát tâm Bồ đề, dưới hoá độ chúng sanh gọi là Bi (Karùna), trên cầu Phật đạo gọi là Trí (Jnàna). Bi thuộc về phước Trí thuộc về huệ.

“Đàn na, tín thí thấm nhuần ơn huệ” là các thí chủ cúng dường đều cầu phước báo. Chư tăng có đầy đủ phước huệ mới ban bố đến các người khác. Dù niệm Phật cầu sanh Tây phương, tương lai cũng phải hồi nhập Ta Bà (Sahà-lokadhàtu) độ khắp chúng sanh, khiến đàn na, tín thí thấm nhuần ơn huệ.

5-NHỚ ƠN CHÚNG SANH

Thế nào nào là nhớ ơn chúng sanh?

Ta cùng với chúng sanh (Sattvà), từ nhiều kiếp đến giờ, đời đời thay nhau làm cha mẹ, người và ta có ơn nghĩa với nhau. Nay mặc dù cách nhiều đời mờ tối, không biết nhau được, nhưng dùng lý để suy cứu, thì làm sao không có sự trả vay? Ngày nay mang lông, đội sừng, biết đâu ngày trước, ta đã là con cái của chúng? Những loài bò, bay, máy, cựa, biết đâu các đời trước đã từng làm cha mẹ ta, lúc nhỏ lìa cha mẹ, lớn lên đã quên hết hình vóc song thân, huống hồ cha mẹ, thân tộc đời trước. Ngày nay, có kẻ họ Trương, người họ Vương, khó mà nhớ kỹ cho được. Chúng khóc trong địa ngục (Naraka), đói khát trong loài ngạ quỉ (Preta). Đau khổ, ai biết được, rách rưới kêu la, chúng ta mặc dù không nghe, không thấy, nhưng họ đều cầu mong cứu vớt. Không có kinh Phật, làm sao giải bày được các việc này, không có đức Phật, không thể tuyên bố lời này, những người tà kiến (Hete-rodox-views) kia , làm sao đủ sức hiểu được. Do đó nên Bồ tát (Bodhisattva) nhìn các loài: Mối, kiến, thấy toàn là cha mẹ đời quá khứ và các đức Phật đời vị lai, nên thường đem sự lợi cho chúng và thường trả ơn nghĩa cho chúng.

Đây là nhân duyên thứ năm của sự phát tâm Bồ đề.

Các ơn đã kể trước chúng ta đã rõ biết, chỉ có ơn chúng sanh rất là khó biết. Trong đạo lý của Nho giáo không thấy đề cập đến ơn chúng sanh, chúng ta chỉ thấy lời dạy bảo trong kinh Phật. Đức Phật ân cần nhắc nhở vì Ngài có Tam Minh (Trividyà), Lục thông (Sadabhijnà), biết được các việc đã qua và chưa đến. Vợ chồng, cha con trong thế gian này đều có ân oán liên hệ với nhau rất là mật thiết. Phật là vị cứu tinh xuất thế, đã độ chúng sanh từ vô lượng kiếp, nên biết rõ tâm bịnh của người đời hơn ai hết.

Chúng sanh thông suốt 10 thế giới (dasa Dharmadhàtu), trên trời là chỗ an vui của chúng sanh, A tu la (Asura) là cảnh nhiều giận tức, địa ngục, ngạ quỉ là cảnh nhiều khổ não, chỉ có loài người mới có khổ vui lẫn lộn. Về xuất thế gian thì hàng Thinh Văn (Sràvaka), Duyên giác (Pratyekabuddha) là hạnh để giác ngộ cho chúng sanh, Bồ tát (Bodhisattava) là hạng có tâm rộng lớn độ chúng sanh, Phật là “bậc không ai trên” đối với chúng sanh.

Pháp thân (Dharmakàya) đọa lạc trong 5 đường (Pancagati) gọi là chúng sanh. Từ lúc đầu, sau khi mê lầm, từ mê lầm ,từ mê lầm này tiếp đến mê lầm khác, cho đến ngày nay, trong khoảng đời dài ngắn, hoặc khi vừa mới sanh đã chết làm một đời, hoặc được ba mươi năm làm một đời, hoặc một trăm năm làm một đời. Sanh trong cõi trời Lục dục (Sad Kàmadeva) đều có cha mẹ, trong loài A tu la, trai là cha, gái là mẹ, trong loài súc sanh, trống là cha, mái là mẹ, ơn của cha mẹ của các loài đó cùng loài người không khác nhau.

“Lúc nhỏ lìa cha mẹ”…nói về hình tướng các đời trước và đạo làm người. Các kinh đã nói đến các việc trên là kinh A Hàm (Àgama Sùtra) Kinh Đại Nhựt (Mahàvairocana Sùtra) v.v…

Người tà kiến nói chân tánh sáng suốt trở thành hư không. Phật có Phật nhãn (Buddha-Caksu), Bồ tát có Pháp nhãn (Dharmacaksu) nên thấy được những việc ở đời quá khứ. Các loài mối, kiến có tâm tánh, đều có thể thành Phật, nên nói là chư Phật đời vị lai. Chư Phật, chư Bồ tát thần thông quảng đại đã xuất thế độ tận chúng sanh lợi ích mọi người, tức là trả ơn cha mẹ vậy. Kinh Phạm Võng (Bràhmajàla Sùtra),khuyên nên phóng sanh và không nên sát sanh. Răn sự sát sanh là ngăn cấm giết hại các loài sanh linh, đó là trả ơn cha mẹ, vì giết hại chúng sanh, tức là giết hại cha mẹ vậy.

6-NHỚ KHỔ SANH TỬ

A- Khổ nơi địa ngục.

Nhớ khổ sanh tử là thế nào?

Nghĩa là ta cùng với chúng sanh đã nhiều kiếp đến giờ, thường ở trong đường sanh tử, chưa được thoát ly. Ở nhân gian hoặc ở trên các cõi trời, ở thế gian này, hay sang cảnh giới khác, ra vào muôn cách, lên xuống mãi mãi. Nhiều khi làm trời, bỗng lại làm người, thoạt vào địa ngục, làm quỉ đói, cũng như súc sanh, cửa địa ngục sáng ra, chiều trở lại, lưới sắt mới thoát, lại sa vào, lên núi đao thì cả thân hình không còn mảnh da nguyên vẹn, vịn cây kiếm thì một tấc một vuông đều bị cắt rã. Sắt nóng không trừ được bụng đói, khi nuốt vào thì ruột gan tan nát, nước đồng sôi, khát mà uống vào thì thịt nát, xương tan. Cưa sắt cưa rồi liền nối lại, gió nghiệp thổi vào, đã chết rồi liền sống lại ngay. Trong thành, lửa mạnh chỉ còn nghe tiếng thảm thiết thét gào, trên bàn chân nướng chỉ nghe tiếng thống thiết thịt da. Băng tuyết đóng lại, xanh như là sen xanh kết nhụy, huyết nhục đã xé tan thì máu đỏ như sen đỏ mới nở. Nơi chốn địa ngục (Naraka) một đêm sống chết liên hồi đến cả muôn lần. Tại nơi đó một buổi đau mà nhân gian trải qua trăm năm liên tục tra tấn, khiến cho ngục tốt nhọc nhằn, song có ai chịu nghe Diêm vương khuyên bảo, lúc lãnh thọ mới biết khổ, dù ăn năn làm sao cho kịp, lúc chết thì lại quên liền, vẫn gây nghiệp y như cũ.

“Ơ nhân gian, hoặc ở trên các cõi Trời…” Trên trời là người ở trong biển sanh tử được sanh lên các cõi trời, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là người chìm đắm trong bể sanh tử.

“Muôn cách” là nói số lớn, kỳ thật làm sao biết được con số đích xác.

“Nhiều khi làm trời…” Con mắt của chư Thiên xem nơi hạ giới bốn trăm năm chẳng qua là một ngày rưỡi trên các cõi trời. Các Đức Phật, các vị Bồ tát, dùng thiên nhãn ở thượng giới (Mahàdevalokà) xem cảnh đời rất mau chóng. Những người có tội vào nơi cửa địa ngục để theo tội nghiệp lãnh thọ quả báo.

“ Một đêm sống chết…” là thế nào? Trong luận Cu Xá nói: Ở nhân gian năm mươi năm, so với ở cõi Trời của Thiên Vương chỉ một ngày một đêm. Ở cõi Trời của Tứ Thiên Vương 100 năm bằng sống ở địa ngục một ngày, một đêm.

B-Khổ súc sanh

Đánh con lừa đến ra máu, đâu biết đó là cảnh thảm thiết của mẹ ta, khiêng heo đến lò sát, đâu biết đích thị cái đau của cha ta, ăn thịt con ruột, mà không rõ biết, Văn Vương còn như thế, ăn thịt song thân mà chẳng thấy, phàm phu đều như vậy. Đời nầy ân nghĩa, mà đời trước oán thù, ngày xưa thù oán, hôm nay trở thành ruột thịt. Kiếp trước là mẹ, nhưng kiếp này có thể là vợ, thuở trước là cha, nhưng hiện tại có thể là chồng. Nếu có đủ túc mạng thông để biết thì thật là hổ thẹn, nếu có thiên nhãn để nhìn, thì thật đáng cười, đáng thương xót!!

“Đánh con lừa đến ra máu…” (1 câu) là nói về gương nhân quả. Thuở xưa, tại Nam Kinh, huyện Kim Canh, có một nhà nuôi lừa. Người con vừa ba tuổi thì người mẹ qua đời. Bà mẹ lúc sanh tiền không có tu thiện nghiệp (Kusalakarma), vì tội trộm của chồng bốn lượng bạc, nên sau khi chết, bị đọa lạc làm thân lừa, ở nhà người chống suốt 16 năm trường chuyển chở để trả nợ cũ.

Một hôm, con lừa mang lương thực từ xa trở về, vì già yếu nên đi chậm chạp, người con tức giận đánh đập con lừa rất tàn nhẫn. Con lừa nhìn người con rưng rưng nước mắt, nhưng người con nào biết con lừa chính là từ mẫu trước kia của mình. Đêm đó người con nằm chiêm bao thấy con lừa đến bảo rằng : “ Ta là mẹ của người, vì ăn trộm của cha người bốn lượng bạc, mà phải mang thân lừa chịu khổ suốt sáu năm trường để trả nợ. Nay ta trả nợ đã xong, cái khổ của ta đã thoát, từ nay về sau xin chớ đánh đập ta nữa”.

Tại huyện Huỳnh Nam,có một người làm nghề đồ tể. Sau khi chết, người ấy đầu thai làm một con heo nặng đến 200 cân. Người con định giết để xẻ thịt đem bán. Đêm đó người con nằm mộng thấy con heo đến bảo rằng: “ Kiếp trước ta là cha của người, vì vậy gây nhiều tội nên kiếp này phải bị đọa lạc làm thân heo”. Biết được sự thật, người con không dám sát hại và nuôi dưỡng con heo rất chu đáo.

“Ăn thịt con ruột…” (4 câu).

Văn Vương làm Tây Bá Hầu là một người oai nghiêm, đức độ. Lúc bấy giờ các quan ghét vua Trụ là vị vua vô đạo, định tôn Văn Vương lên ngôi thiên tử. Vua Trụ biết được âm mưu nên bắt Văn Vương cầm tù. Các nịnh thần tâu Trụ Vương: “ Các quan định tôn Văn Vương làm vua vì cho Văn Vương là Thánh nhơn. Bây giờ bệ hạ thử giết con y, lấy thịt cho y ăn, nếu y biết được mới thật là Thánh nhân”.

Vua Trụ sai giết người con là Bá ấp Khảo, rồi nấu canh đem cho Văn vương ăn. Tây bá Hầu ăn mà không biết, nên bảo chưa phải là Thánh nhân, vì ăn thịt con ruột mà không biết.

C-Khổ sanh tử.

Trong khám nhớp nhơ, suốt trong mười thánh bị bao lại thì thật khó chịu, trong đường máu huyết mỗi lần bị chảy xuống thật là đáng thương! Lúc thơ ấu đâu biết gì, mọi việc không tính toán nổi. Khi lớn lên có ít kiến thức, tham lam dục vọng liền sanh. Thời gian ngắn bị cảnh già, bịnh tìm đến nhanh chóng, lại còn bị cơn vô thường (Anicca) chi phối, gió cùng lửa giao tranh, nên thần thức bị rối loạn bên trong, tinh huyết đã hết, da thịt bên ngoài khô teo, không một sợi lông nào mà không bị sự chích đốt, không một kẻ huyệt nào không như bị cắt xén. Con qui đem nấu, sự lột vỏ của nó tương đối còn dễ, nghiệp thức lúc tàn tạ, sự lột xác của nó thật là quá khó. Tâm ta không làm chủ vĩnh viễn, giống như người lái buôn bôn ba nhiều chỗ. Thân ta không hình tướng cố định, giống như phòng nhà thay đổi nhiều cách.Các hạt bụi khắp thế giới cũng khó sánh thân luân hồi (samsàra), nước trong bốn biển vẫn không bằng nước mắt biệt ly! Xương chồng chất thì hơn núi cao, thây mà sắp thì đầy mặt đất. Giả sử không nghe lời nói của Phật thì việc trên ai thấy ai biết, chưa nghe giảng giải kinh Phật thì lý thú này ai biết ai hay? Thế mà có nhiều người vẫn tham mê như cũ, say đắm như xưa, chỉ sợ muôn kiếp ngàn đời, một khi lỗi lầm dồn đến sanh ra trăm lần lầm lỗi. Thân người khó được nhưng dễ mất, thì giờ quí báu dễ trôi qua nhưng khó kéo lại. Đường sá mờ mờ, cảnh biệt ly tiếp nối. Ác báo trong ba đường khổ (địa ngục, quỉ đói, súc sanh) lại phải tự chịu. Thống khổ không thể diễn tả, ai có thể thay thế. Nói đến đây thật là buồn rầu. Vì thế nên phải đoạn dòng sanh tử; vượt biển ái dục, mình và mọi người cùng giải thoát, đồng lên bờ giác ngộ (sambuddha). Các việc phi thường trong nhiều kiếp sắp đến đều bắt đầu từ nay.

Đây là nhân duyên thứ sáu của sự phát tâm Bồ đề.

Từ đây trở xuống là nói về trạng huống của chúng sanh.

“Trong khám nhớp nhơ…” (4 câu) diễn tả cảnh khổ lúc trong bào thai nằm co dưới “sanh lạng” (ruột non), trên “ thực tạng” (ruột già) của bà mẹ. Lúc ở trong thai như ở trong ngục tối (Naraka), khi bà mẹ ăn thức ăn nóng bào thai như bị lửa nơi địa ngục thiêu đốt, lúc bà mẹ ăn thức ăn lạnh giống như băng giá chốn địa ngục A tỳ. Lúc đi đứng nằm ngồi đều bị chèn ép rất khó chịu.

“ Gió cùng lửa giao tranh”…là nói cảnh đau khổ lúc chết. “ Tham mê như cũ” là tham dục ân ái không buông bỏ thì sự sanh tử không bao giờ chấm dứt, vì sự sanh tử do từ trong tham ái mà ra. “ Thân người khó được”, trong kinh có câu: “Được thân người như chút đất dính trên trái dưa, mất thân người cũng như đất liền trên quả địa cầu”.

“ Thì giờ quí báu dễ trôi qua” là nói ngày giờ như tấc bóng rất dễ xuyên qua, mạng người cũng theo đó mà giảm dần, như cá ít nước nào có vui chi! Đời người là con đường dài đưa thẳng đến bãi tha ma. Vì thế nên chư Tổ khuyên chúng ta hãy phát tâm rộng lớn thực hành đạo Bồ tát (Bodhisattva-marga), niệm Phật cầu sanh về cõi Tịnh (Sukhàvati), đừng để qua ngày đoạn tháng, sau ăn năn không kịp.

Added (14 Jul 2012, 1:14 AM)
---------------------------------------------
7-TÔN TRỌNG TÁNH LINH CỦA MÌNH

Làm thế nào để tôn trọng tánh linh của mình?

Chân tâm hiện tại của chúng ta cùng Đức Thích Ca Như Lai (Sàkya-Tathàgata) không hai không khác. Thế mà vì sao Thế tôn (Lokajestha) từ vô lượng kiếp sớm đã thành bậc chánh giác (Sambuddha), còn chúng ta thì hôn mê điên đảo, vẫn còn làm phàm phu (bàlaprthajana). Hơn nữa, chư Phật Thế tôn thì đầy đủ vô lượng thần thông trí huệ, công đức trang nghiêm, còn chúng ta thì chỉ có vô lượng nghiệp hoặc phiền não (Klesa), sanh tử ràng buộc. Tâm tánh chỉ là một, nhưng sự mê, ngộ lại khác xa một trời một vực. Bình tâm suy nghĩ mới thấy hổ thẹn. Thí dụ như ngọc ma ni bửu châu vô giá (Maniratna) chìm trong bùn lầy, ta đâu nỡ xem như ngói gạch, không chút quí trọng. Do đó, nên chúng ta phải dùng vô lượng pháp lành (Dharma-kusala) để đối trị vô biên phiền não (Ananta-klesa). Tu đức có công, tánh đức mới hiển lộ, cũng như viên ngọc qúi báu được rửa sạch, treo cao trên tràng phản bảo cái, ánh sáng rực rỡ chiếu soi khắp tất cả chỗ. Được như thế mới không phụ sự giáo hóa ân cần của chư Phật, mà cũng khỏi phụ tánh linh cao quí của mình.

Đây là nhân duyên thứ bảy của sự phát tâm Bồ đề vậy.

“ Tánh linh” tức là thần thức hay hồn thần của mỗi người. Đây là tâm niệm của người và của ta. Mỗi người đều có tâm thức, linh tánh riêng biệt. Tâm (citta) này ở trong “ sáu căn (satindriyà) môn đầu” xuất hiện: Mắt để thấy ,tai có thể nghe, mũi ngửi mùi vị, lưỡi hay nếm, tay dùng cầm nắm, chân hay bôn ba đi lại. Khi giác ngộ thì xưng là Phật tánh, lúc mê lầm chỉ là linh tánh.

“ Tôn” là tôn sùng, “ trọng” là trịnh trọng. Người đời không biết tâm mình là Phật cứ một chiều hướng ngoại tìm cầu, đành bỏ quên phần chánh yếu của mình. Nay Tổ sư nêu ra hai chữ tôn trọng, ý muốn hàng Phật tử quy về một niệm, không nên chạy đông, chạy tây, tưởng nhớ xa vời, mà nên thâu về một mối: “ Nhất tâm bất loạn”. Được vậy thì ta cùng Thích Ca Như Lai (Sàkya-Tathàgata) bình đẳng không hai vậy.

Đức Thích Tôn giáng sanh nhằm đời nhà Châu, vua Chiêu vương thứ 24 bên Trung Hoa, theo gốc để tìm dấu tích nay nói Vô lượng kiếp sớm thành bậc Chánh giác là nêu rõ nguồn gốc để tìm về quá khứ. Điểm này, chúng ta có thể tìm đọc trong phẩm “ Như Lai Thọ Lượng” của bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarìka Sùtra). Nhơn địa của Thế Tôn, Ngài phát tâm Bồ đề , thực hành đạo Bồ tát, phước (puniva) cùng huệ (prjna) trang nghiêm, bi (karùna) và trí (jnàna) song vận. Do đó Ngài thành được quả vị Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác (Anuttara-samyak-sambidhi). Trái lại, chúng ta bị luân hồi (samsàra) trong sáu nẻo [13](sad-marga), ra vào bốn loại [14] (cartur-yoni), hôn mê điên đảo.Do đó nên đã nhiều kiếp số cho đến ngày nay, vẫn y nguyên còn làm phàm phu. Thần thông là đức giải thoát (Of his freedom from all bonds and his sovereign liberty). Trí huệ là đức Bát nhã (Of his prajnã or wisdom knowing all things in their reality). Công đức trang nghiêm là đức pháp thân (The virtue or potency of the Buddha’s eternal, spiritual body, the dharmakàya).

“Nghiệp ràng buộc” là thế nào? Thuộc về sáu đường, nghiệp là nghiệp chướng. “ Phiền não” là kiến tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh hoặc. các sự kiện làm rối loạn tâm tánh và gây các tội lỗi trầm trọng. Sự sanh tử chia ra làm hai: phần đoạn sanh tử [15](The condition and station resulting from good or bad karma in the three realms: desire, form and form-lessness and in the six paths) và biến dịch sanh tử [16](The condition and station resulting from good karma in the realms beyond transmigration, including arhats and higher saints). Ba đức [17] của Phật, ba chướng[18] của ngã, nhân, cao thấp không thể dùng con đường để suy tính. Một bên mê, một bên ngộ, khác nhau xa vời. Đồng một tâm tánh (tức tánh linh của mình), Thánh phàm, hai đường khác nhau. Sao lại không lưu tâm tối đa để “hồi quang phản chiếu”[19](to turn the light inwards on oneself, concern oneself with one own duty).

“Thí dụ như” là dụ về văn “ Ma ni bửu châu vô giá” là dụ về một niệm tâm tánh, “ bùn lầy” là dụ cho phiền não, “ ngói gạch” dụ về linh tánh. Từ câu (do đó, nên…) trở xuống là đoạn khuyên phát tâm. “ Pháp lành” là các pháp xuất thế như : giới (sìla), định (samàdhi) và huệ (prajna) v.v….đê đối trị các phiền não kiến tư hoặc [20](things seen and thought, i.e,illusions from imperfect perception, with temptation to love,hate ect…to be rid of these false views and temptation is the discipline and nirvana of ascetic or Hìnayàna Buddhits.Mahàyàna proceeds firther in and its bodhisattva aims, which produce their own difficulties) trần sa hoặc[21](illusion and temptation through the immense variety of duties in saving men) và vô minh hoặc [22] (The illusions and temptations that arise from failure philosophically to understand things in their reality). Phiền não bị pháp lành đối trị thì chuyển ba chướng thành ba đức.

Kế đó, linh tánh của mình chuyển thành Phật tánh.

8-SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

Thế nào gọi là sám hối nghiệp chướng?

Khế kinh (Sùtra) nói: Phạm một Sĩ La (Giới) càng bị đọa vào địa ngục (Naraka) bằng 500 tuổi thọ của bốn Thiên vương[23](Dvaràja).Sìla là giới nhỏ mà còn bị quả báo như thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả! Nay chúng ta hằng ngày, mỗi một cử chỉ cũng như mỗi một động tác, thường vi phạm giới luật (Sìla-vinaya) khi ăn, lúc uống thường phải phạm vào tội lỗi cũng đã là vô lượng, huống chi trọn đời nhiều đời kiếp khởi ra thật không thể nói vậy. hãy dùng năm giới (Pancasỉla) để nói, mười người đã phạm hết chín, người phát lộ thì ít, kẻ che giấu lại nhiều. Năm giới gọi là giới Ưu bà tắc (upasàka) còn chưa giữ được đầy đủ, huống chi là các giới: Sa-di (Sràmanà), Tỳ kheo (Bhiksu), Bồ tát (Bodhisattva) v.v…

Thôi thì khỏi nói. Hỏi lại thì nói ta là Tỳ kheo, nhưng kỳ thật hãy còn chưa đủ làm kẻ Ưu bà tắc. Như thế làm sao không đáng hổ thẹn ư? Phải biết giới của Phật không thọ thì thôi, thọ rồi thì không thể hủy phạm. Không phạm thì thôi, phạm thì rốt cuộc phải bị đọa lạc. Nếu không thương xót thân mình và mọi người, tức là hại mình và hại người, thân và miệng cùng bi thiết, tiếng và lệ đều tuôn đổ, khắp cùng tất cả chúng sanh cầu xin sám hối (Ksama-yati) thì ngàn đời muôn kiếp, ác báo khó trốn tránh.

Đây là nhân duyên thứ tám của sự phát tâm Bồ đề.

Sám hối tức là đối trị tu đức vậy. Trước giảng về nghiệp chướng của người xuất gia. Người xuất gia có thể bị năm thứ nghịch tội. Chữ Sìla Trung Hoa dịch là ác tác, làm các điều ác, chỉ thuộc về thân nghiệp (Kàyakarma), khẩu nghiệp (Vàcàkarma) không thuộc về ý nghiệp (Manakarma). Thiên thứ năm nói có một trăm điều là những giới điều rất nhẹ. Những người hủy phạm sanh lòng rất hổ thẹn, đối trước Phật sám hối (Ksamayati) liền được tiêu tan, không cần phải “ tác pháp sám”. Một năm ở cõi trời Tứ Thiên vương bằng 18 muôn năm ở cõi này, 500 tuổi là 900 muôn năm.

Chữ Sìla có chỗ dịch là giới, không có ngày nào mà không tạo tội, cho nên một đời sanh nghiệp chướng nhiều không có ngằn mé. Như Đức Phổ Hiền Bồ tát (Samantabhadra Bodhi-sattva) đã nói : “ Tội trọng của chúng ta nếu có hình tướng thì đầy khắp hư không không thể dung chứa”.Sát sanh (Pànàtipàtà), trộm cướp (Adinnà-dànà), tà dâm (Kàmesumicchàcàra), vọng ngữ (Musàvàdà) gọi là bốn ác tánh, người nào phạm gọi là tánh tội, khi thọ giới phải cố gắng giữ gìn. Giới cuối cùng là không uống rượu (Suràmerayamajjapa-màdàtthànà veramanì-sikkhàpadam samàdiyàmi) gọi là giá tội. Năm giới là : Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Sa-Di có 10 giới điều (Dasasìla), Tỳ-kheo có 250 giới điều chia thành 5 thiên tức là 4 tội Ba la di (paràjikà), 13 tội tăng già Bà thi Sa (Sanghàdisesa) 30 tội NiTác Kỳ Ba Dật Đề (Nissaggi-yàpàrimanussadhamma). Có nhân ác tức là bị quả khổ, nếu không sám hối thì quả báo kia phải bị trả, khó mà trốn tránh.

Hai chữ “ Nếu không” thông suốt đến “ Cầu xin sám hối…” ,thân miệng rất là thống thiết, tâm não thật suy tư, đem việc mình mà so sánh với người khác cho nên khắp cùng chúng sanh để mà cầu xin vậy. Một niệm sai khác liền đọa vào đường ác, Một niệm sám hối tiêu diệt hết tội ác. Tôn trọng nhứt tâm tức là tôn trọng tánh linh của mình. Tín, nguyện trì danh cầu sanh về cõi Tịnh độ (Sukhà-vati) dứt trừ tất cả nghiệp chướng căn bản. Điều tối quan trọng là phải sám hối theo phương pháp này. Do đó đoạn được sự luân hồi (samsàra), ra khỏi ba cõi (Kàmadhàtu, Rùpadhàtu, arùpadhàtu), sanh về phương Tây, thấy đức Di Đà (Amitàbha Buddha) con đường giác ngộ dễ hoàn thành. Đây là nói rõ về Tôn trọng tánh linh của mình.

9-CẦU SANH TỊNH ĐỘ

Thế nào là cầu sanh Tịnh Độ?

Nghĩa là tu hành ở cõi này thì sự tiến đạo rất khó, vãng sanh về cõi kia (Tịnh độ) sự thành đạo được dễ dàng. Dễ cho nên một đời có thể làm xong, khó vì vậy nhiều kiếp chưa chắc hoàn thành, thế nên các Thánh ngày xưa, chư hiền thuở trước, mỗi Ngài đều thú hướng, ngàn kinh muôn luận, mỗi chỗ đều chỉ đường về cõi Tịnh, người đời mạt thế tu hành không có cách nào hơn pháp ấy. Như trong kinh đã nói: “ Việc tu thiện ít không được vãng sanh, phải có phước nhiều mới dễ dàng đi đến”. Nói “ phước nhiều” thì không có gì bằng gìn giữ danh hiệu của Phật mà niệm.” Nói việc thiện” nhiều, thì không có gì bằng phát tâm rộng lớn. Do đó giữ gìn danh hiệu Phật mà niệm, phước đức hơn bố thí trăm năm. Một khi phát tâm rộng lớn, vượt qua nhiều kiếp tu hành. Bởi vì chúng ta niệm Phật để cầu làm Phật, tâm rộng lớn không phát thì mặc dù niệm cũng không ích lợi gì. Phát tâm vốn là đường lối tu hành, không sanh về cõi Tịnh thì mặc dù phát nhưng dễ thối lui.Thế nên, dưới phải trồng giống Bồ đề, cày thì dùng cặp trâu niệm Phật. Đạo quả tự nhiên tăng trưởng, ngồi trên chiếc thuyền Đại nguyện, vào nơi biển Tịnh Độ, quyết định vãng sanh về phương Tây.

Đây là nhân duyên thứ chín của sự phát tâm Bồ đề vậy.

Chư Phật trong 10 phương đều có Tịnh độ. Nay chỉ nói thế giới Cực lạc phương Tây là cõi nước Đức Phật A Di Đà (Amitàbha Buddha). Tịnh độ trong mười phương cùng với Cực Lạc có ít sự sai khác. Vì nguyện lực của chư Phật không đồng nên công đức có sai khác. Phật ADi Đà có 48 lời nguyện chuyên về cứu với tất cả sự khổ não của chúng ta, phương tiện tiếp dẫn. Chư Phật ở phương khác không có nguyện lực này. Do đó nói mười phương ba đời các đức Phật, chỉ có ADi Đà là thứ nhứt vậy. Chữ “cõi này” là thế giới Ta bà. Ta bà kinh điển Trung Hoa nói Xiết chịu các sự khổ vậy (Kham nhẫn). Người ở cõi tu này tu hành mặc dù có tinh tiến (Viriya) nhưng rất khó thành công, vì thế giới này là thế giới ác trược, chúng sanh thường làm khổ chúng sanh. Cảnh bên ngoài, tâm bên trong đều ngăn chận đạo lực, người tu hành tiến được một thước, lui mất một trượng. Cõi này có năm thứ khó:

-Đường đời không tốt đẹp, tai nạn liên miên.

-Hiểu biết không chơn chánh, bằng hữu ngoại đạo, tà giáo nhiều.

-Lòng tham lam, giận tức quá nhiều, hôn trầm tán loạn xâm lấn.

-Thân, khẩu, ý nghiệp đều không trong sạch.

-Mạng sống ngắn ngủi.

Tây phương có năm thứ tốt đẹp:

-Sanh về Tây phương được thắng tấn tu hành.

-Bốn mùa không có thay đổi.

-Nước, chim ,rừng, cây đều nói ra tiếng pháp nhiệm mầu.

-Các Đức Quán Thế Âm (Avaloki-tesvara), Thế Chí (Sthàma-pràpta) đều là bạn lành, Phật A Di Đà là Thầy sáng suốt.

Thọ mạng được lâu bền, đi, đứng, nằm , ngồi đều có thể niệm Phật.

Khi lâm chung , một câu Di Đà tương ưng, liền sanh về Tây Phương, bảy ngày nhứt tâm bất loạn có thể thành công, mà cũng là sự kiện làm xong một đời vậy.

“Các Thánh ngày xưa, chư hiền thuở trước” tức là các vị Bồ tát như Văn Thù (Manjusrì), Phổ Hiền (Samanta-bdadra), Thiên Thân (Vasubandhu), Mã Minh (Asvaghosa), Long Thọ (Nàgàrjuna) đều phát nguyện cầu sanh về Tây phương.Các vị Tổ sư như Huệ Viễn, Trí Giả, Thiện Đạo, Vĩnh Minh, Trung Phong, Sở Thạch, Liên Trì, Ngẫu Ích, Tĩnh Am, Triệt Ngộ đều hoằng dương pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu sanh về Tây phương.

“Ngàn kinh, muôn luận” tức là các kinh: Hoa Nghiêm (Avatamsaka-sùtra), Bửu Tích (Ratna-ràsi), Di Đà (Amìtàbha), Văn Thù vấn bát nhã (Manjupucchaprajna) Pháp Hoa (Saddhar-mapundarìka) đều chỉ về nơi Tịnh độ. Các luận như Trí Độ (Prajnàpàramita), Khởi Tín (Sraddhotpàda sàstra), Thập Trụ (Dasabhùmi sàstra) đều tôn sùng pháp môn Tịnh độ.

Ba tạng (Tripitaka), 12 bộ (Dvàdasa-sàtrùtra) tất cả các công dụng giáo hóa chúng sanh, không có gì hơn một quyển “ Tiểu Bổn Di Đà”, không có gì bằng phương pháp “ Trì danh niệm Phật”, mà cũng không có gì hơn “ Nhất tâm bất loạn”. Người ít căn lành rất khó tin Pháp môn niệm Phật.Kẻ phước đức quá ít cũng khó thể định tâm Niệm Phật. Niệm Phật thế nào mà được nhiều phước đức? Hiệu Phật là Vô lượng Thọ (Sukhàvatìvyùha), Vô lượng Quang (Apramànàbha), Thọ tức là phước, Quang tức là trí, phước trí trang nghiêm của Phật. Một khi niệm danh hiệu của Ngài thí chắc chắn muôn đức đưa về phía chúng ta. Bố thí như vàng, bạc, hiệu Phật như Ngọc Như ý Bửu châu. Niệm Phật là nhân thành Phật, bố thí là phước thế gian, tức là phát tâm Bồ đề vậy. Đây xin kể một truyện về Thiện phát tâm:

“Thuở xưa, có một vị lão tăng đã chứng quả A la Hớn (Arahat), cùng với một vị Sa di trẻ tuổi tuần tự đi vào thành khất thực. Vị Sa di thấy trâu cày ruộng bỗng nhiên phát tâm thương xót. Vị lão tăng đi trước cởi pháp y xếp lại rảo bước. Vị Sa di nghĩ tới việc chúng sanh cang cường khó độ, thật khổ sở đáng thương. Vị lão tăng quay lại trao pháp y cho vị Sa di cầm đi sau. Đi được một đổi, vị Sa di thấy một người hành khất lại sanh lòng thương xót. Vị lão tăng liện tự mang pháp y và bảo vị Sa di đi trước.Vị Sa di lấy làm lạ liền hỏi nguyên do. Vị lão tăng nói rằng: “Ông phát tâm thương xót các khổ não của chúng sanh tức là tâm Đại bi (Mahàkarùna-cita), tâm Bồ tát (Bodhi-sattva-cita), tôi là bực A la Hớn (Arahat) phải nên tôn kính ông. Nếu không phát tâm, tôi là người tu lâu, ông là người mới tu, nhưng vì ông phát tâm rộng lớn thương xót chúng sanh, nên tôi phải cung kính mời ông đi trước vậy”.

10-LO NGHĨ CHÁNH PHÁP ĐƯỢC TRƯỜNG CỬU.

A-Suy xét chánh pháp khó gặp.

Làm cho Phật pháp được trường cửu là thế nào? Đức Thế Tôn của chúng ta từ vô lượng kiếp vì chúng ta mà thực hành đạo Bồ đề (Bodhi-marga), hay làm các việc khó làm, hay nhẫn các việc khó nhẫn, nhân tròn quả đủ mới được thành Phật, chu du khắp xứ hóa độ chúng sanh, rồi nhập Niết bàn (Parinarvàna). Nay thời kỳ chánh pháp và tượng pháp đã qua, chỉ còn lại thời kỳ mạt pháp. Phật pháp thiếu người giáo hóa và hành trì, tà, chánh khó phân, đúng, sai hổn tạp, đua tranh nhân, ngã, tham danh, trục lợi. Mở mắt ra là thấy khắp trong thiên hạ đều như thế. Chẳng ai biết Phật là hạng người nào? Pháp nghĩa là gì? Tăng là thế nào? Suy tàn đến thế, bất nhẫn mà nói. Mỗi khi nghĩ đến, đau lòng rơi lệ.

Chánh pháp tức là Phật pháp, là giáo pháp đường đường, chính chính của Thế Tôn. Phật pháp có hai khía cạnh để nhìn vào: Một là về “sự”, hai là về “Lý”. Thành phật là bậc Chánh đẳng, Chánh giác (Samyak-sambodhi) Nhân chánh cho nên quả chánh vậy. Làm cho chánh pháp cửu trụ là đứng về bề dọc mà luận.Nếu luận mỗi chỗ nghe các pháp hội, tức là đứng về bề ngang mà nói. Thí thân cho cọp đói, cắt thịt thay chim cáp, xả toàn thân để cầu nửa bài kệ, đều là hạnh khổ khó làm. “ Hóa độ” là năm thời thuyết pháp, nhân duyên giáo hóa chúng sanh. Ba tạng, mười hai bộ kinh của Như Lai (Tathàgata) còn đầy đủ, nên gọi là “hữu giáo”. Chứng quả “nhân không” nên gọi là “ nhân”. Vì vậy nên chỉ có giáo lý, nhưng không có hạnh quả. Phật (Buddha) là bậc Giác Ngộ, đầy đủ ba yếu tố: Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Pháp (Dharma) là khuôn pháp, lại cũng gọi là giải thoát. Tăng (Sangha) là chúng hoà hợp, nghĩa là thân hoà cùng ở chung , miệng hòa không tranh cải, ý hòa cùng hoan hỷ, là những hạng người xuất thế. Cho nên gọi là “ Chúng trung tôn”.

B-Hiểu rõ cần phải phát tâm.

Chúng ta là đệ tử Phật nhưng không thể báo ơn đức của Ngài, bên trong vô ích đối với mình, bên ngoài vô ích đối với mọi người. Sống không ích lợi gì cho đời, chết cũng chẳng ích lợi gì linh tánh mai hậu. Trời tuy cao, không thể che ta, đất tuy dày, cũng khó chở ta được. Tội nhân rất nặng, chẳng phải ta là ai? Do đó nỗi đau đớn không thể tả xiết, tính thật kỹ không có cách gì khác hơn, phải quên hẳn tư cách quê mùa, liền phát tâm rộng lớn.Tuy nhiên không thể vãn hồi mạt vận trong lúc này, nhưng quyết sẽ hộ trì chánh pháp trong mai hậu. Nên hòa cùng các bạn lành, đồng đến đạo tràng, soạn thuật sám ma (Ksamayati), kiến lập pháp hội thù thắng. Phát đại nguyện 48, mỗi lời nguyện đều cứu độ chúng sanh, thâm tâm hy vọng trăm ngàn kiếp, mỗi một tâm niệm đều muốn thành Phật. Ngay từ hôm nay, cho đến hết kiếp vị lai, hết một đời này thì nguyện sanh về An Dưỡng (Amitabha’s Happy Land). Sau khi lên chín phẩm[24], rồi trở lại cõi Ta bà (Sahadhàtu). Hy vọng mặt trời chánh pháp sáng lại, cửa rộng Phật pháp mở ra, để chúng tăng được trong sạch ở cõi này, nhân dân được hóa độ ở phương đông. Vận hội nhờ đó mà kéo dài thêm nữa.Chánh pháp được cửu trụ lâu bền. Đây là chân thật khổ tâm , thiết tha ấp ủ, mà cũng là nhân duyên thứ mười phát tâm Bồ đề vậy.

“ Chúng sanh được trong sạch ở cõi này” là tâm linh của chúng tăng rộng lớn như biển cả, các Ngài đã dứt sạch các thứ vọng tưởng, như nước lóng trong. “ Phương Đông” là đứng về nước Chấn đán ở phương đông của Ấn Độ. “ Vận hội” là vận số muôn năm của thời mạt pháp, kéo dài một ngày làm một kiếp, hằng sa không dứt.

III-PHẦN LƯU THÔNG (tức là kết luận)

A-Chính mình phải xét lại.

Như vậy mười nhân duyên đã rõ biết, tám pháp tường tri, do đó chỗ thú hướng có đường lối, khai phát có mục tiêu. Hân hạnh nhất là được mang thân người, ở chỗ có truyền bá chánh pháp (The correct doctrine of the Buddha), các giác quan được đầy đủ, thân tứ đại [25] được khinh an, tín tâm đầy đủ,may mắn là không có ma chướng. Huống chi lại được xuất gia (Pravraj, to leave home and become a monk or mun) thọ giới Cụ túc[26], được gặp đạo tràng (Truth-plot: Bodhimandala or place of enlightenment), được nghe giáo pháp của Phật, được chiêm bái Xá lợi (Sarrira: Relics or ashes left after the cremation of a Buddha or Saint), được tu tập sám pháp, được gặp gỡ bạn lành, được hoàn cảnh thuận tiện. Như thế, nếu ngày nay không chịu phát tâm rộng lớn tu tập, còn đợi đến ngày nào?

“ Chỗ thú hướng có đường lối” là biết được các lối “ lấy , bỏ” tức là tám pháp châu tri. “ Khai phát có mục tiêu” là biết rõ mười nhân duyên. Tại Trung quốc Phật pháp đã truyền đến ngay thời Chánh pháp. Tại Nhật Bản, đến đời nhà Đường mới được truyền vào. Ở Âu Mỹ gần đây Phật giáo mới du nhập.Tất cả đều do nguyên nhân không truyền Chánh pháp vậy.

Từ đây trở lên là nói trong đời Mạt pháp có nhiều cơ hội không thuận tiện. Sau khi xuất gia, trước cầu Giới pháp, kế đó giữ gìn giới luật. Nhà thiền để tham thiền, chốn Tòng lâm để nghe Giáo pháp, tức là Ba Vô Lậu Học[27]:Giới, Định,Huệ. Ai thường thực hành ba học này, mới được gọi là xuất gia, phá trừ kiến hoặc, tư hoặc, liễu ngộ được “ phân đoạn sanh tử”, vượt phàm thành Thánh, mới được gọi là “Đại trượng phu”. Chớ nói ca sa (pháp y) dễ mặc, mà do đời trước trồng sâu hạt giống Bồ đề. Người tại gia chỉ thọ 5 giới (Panca-Sìla), nếu luận về 10 giới (Dasa Sìla) của Sa di (Sràmana) giới cụ túc xuất gia là 250 đối với hàng tại gia cách xa rất nhiều. Chùa A Dục Vương (Asoka-vihàra) có bửu tháp Xá lợi của Đức Như Lai (Tathàgata). “Sám pháp” là Niết bàn sám. Thế gian an lạc thái bình, gặp được cơ hội giảng kinh thuyết pháp, đó là thắng duyên vậy. Tề tựu hơn vài trăm trong một giảng đường, thính giả lóng nghe, pháp sư diễn giảng không phải là việc dễ. “ Phật pháp nan văn”, lời tựa trong các kinh thường có sáu thứ thành tựu[28] cũng là ý nghĩa thắng duyên vậy.

II-KHẮP KHUYÊN ĐẠI CHÚNG

Cầu mong đại chúng lân mẫn lòng thành tha thiết với chí hướng khắc khổ của tôi, đồng lập đại nguyện này, đồng phát tâm Bồ đề. Vị nào chưa phát tâm, từ nay hãy phát , ai đã phát tâm rồi nên cố gắng làm cho tăng trưởng. Vị nào đã tăng trưởng thì nên tiếp tục tiến lên, chớ sợ khó mà thối lui, cũng chớ nên xem dễ rồi khinh thường, chớ muốn mau mà không trì chí, chớ giải đải rồi thiếu sự dõng mãnh, chớ ủy mị mà không phát khởi, chớ vì sự theo đuổi mà lại mong đợi, chớ nhân sự ngu độn rồi một bề không lưu tâm, chớ do căn tánh cạn cợt mà bỏ qua không phân biệt. Thí dụ ta trồng các giống cây, mới thì rễ cạn, nhưng nhiều ngày được thâm sâu. Lại nữa, như mài dao lụt thành bén. Đâu nên vì rễ cạn mà không trồng, rồi bỏ héo khô, vì lụt không mài, bỏ thành đồ vô dụng.

“Đồng lập đại nguyện” là lập bốn lời đại nguyện: “ Chúng sanh không số lường, thệ nguyện đều độ khắp…” Khi đại chúng phát lời nguyện tức là “ Nhục thân Bồ tát”. Người phát tâm phải phát lời nguyện trong mỗi niệm , mỗi khắc, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, mỗi đời, cho đến khi nào độ hết chúng sanh. lời phát nguyện của ta mới hết.Như thế nào gọi là phát tâm? Đối trước ngôi Tam Bảo (Tiratna) nói 4 câu: “ Chúng sanh vô biên thệ nguyện độv.v..” Sau khi phát tâm rồi phải mai nghĩ, chiều nghĩ, không được gián đoạn. Nếu thối chuyển dù trong giây lát cũng không được gọi là phát tâm. Miệng là “lúa” của ý căn (Mano-indrya), ý là “đất” của năm căn (Panca-indrya). Những người phát tâm, không biết tùy duyên, không hiểu cách theo bịnh cho thuốc, khó khỏi lỗi lầm. Vì thế, nên mỗi ngày phát tâm Bồ đề, tùy theo duyên lành độ hết chúng sanh. Phát tâm là đã có hạt giống thành Phật, nếu không như thế thì hạt giống thành Phật khó bề gieo trồng. Tám chữ “ chớ” là những lời an ủi.Tâm rộng lớn mỗi ngày mỗi phát, không phát thì càng ngày càng nhỏ hẹp.Tâm không có hai dụng, không phát tâm Bồ đề tức là phát tâm chúng sanh vậy. Tâm chúng sanh không phát thiện (Kusala) thì phát ác (Akusala). Vì thế, nên tâm Bồ đề phải được phát khởi.

III-KHỔ VUI GIAO TIẾP.

Nếu nói tu hành là khổ (Dukkha) thì sự giải đải cũng là một nỗi khổ. Sự tu tập hành đạo chỉ khổ nhọc tạm thời, nhưng được an vui vĩnh kiếp. Giải đải thì tạm an một đời, nhưng phải chịu khổ trong nhiều kiếp.

Đây là những lời sách tấn khổ vui giao tiếp. Một đời không rõ hướng đi, một lần lầm thì sẽ đưa đến trăm lần lầm, khiến nhiều đời chịu khổ không dứt.

IV-CẶN KẼ DẶN DÒ.

Nên dùng Tịnh Độ (Sukhàvati)làm thuyền từ thì sầu muộn gì không thối chuyển. Hơn nữa lấy quả vô sanh (Nirvàna) làm sức nhẫn (Sànti) thì lo gì khó khăn. Chúng ta phải biết tội nhân nơi địa ngục (Naraka), còn phát được tâm Bồ đề, huống chi Phật tử đứng vào hàng nhơn luân mà không lập đại nguyện ở nơi hiện kiếp sao? Hôn mê từ vô thỉ (withtout beginning), quá vãng đã không thể cản ngăn, nhưng nay giác ngộ, thật đáng thương xót. Nếu ai biết mà không thực hành là một điều đau tiếc. Người nào so cảnh khổ nơi địa ngục (Naraka), thì hãy tinh tấn phát tâm. Nếu nghĩ đến cơn vô thường (anicca),thì không nên biếng nhác. Lại nữa, chúng ta phải dùng Phật pháp làm nơi sách tấn, bạn lành làm chỗ dìu dắt, tạo hoàn cảnh tốt đẹp, trọn đời y cứ, được như thế không lo các điều thối thất, người đời chớ nói một niệm là nhỏ, không lưu tâm, đừng nói cho hư nguyện vô ích, tâm chân thì hợp sự thật, nguyện rộng thì được hạnh sâu. Hư không (Sùnya) không phải lớn. Kim cương (vajra) không phải cứng chắc, nguyện lực (Pranihita-bala) mới thật bền chắc. Hy vọng đại chúng không nỡ bỏ qua lời nói của ta thì thân thuộc trong đạo Bồ đề (Bodhi) từ đây liên kết. Liên xã tôn môn hôm nay khai triển. Chí thành cầu nguyện đồng sanh về Tịnh độ (Sukhàvati), đồng thấy đức Di Đà (Amitàbha), đồng hóa độ chúng sanh, đồng thành bậc chánh giác (Sambuddha), được như thế thì 32 tướng tốt ở tương lai, trăm phước trang nghiêm, đều do phát tâm lập nguyện bắt đầu từ hôm nay. Nguyện cùng đại chúng đồng cố gắng. Rất mong thay! Rất may mắn thay!

Muốn được thuyền từ nơi Tịnh độ (Sukhàvati) phải có đầy đủ ba món tư lương là tín, nguyện và trì danh. Hội đủ ba yếu tố trên tức là được ngồi trong chiếc thuyền vậy. Lấy quả vô sanh làm sức nhẫn, có thể hàng long, phục hổ dễ dàng , như câu chuyện sau đây:

Có chàng Tiến sĩ họ Chu ở quận Tô Châu, một hôm đến chùa ở núi Hổ Khưu, nghe Ngài Phật Ấn thiền sư giảng bài kệ cuối của Kinh Kim Cang (Vajra sutra). Đêm hôm đó chàng nằm mơ thấy có năm người dẫn đến một nhà vắng, năm người kia uống trà, họ Chu định uống, nhưng có người cản và nói rằng: “Ông là người được nghe Phật pháp, không nên uống trà này”. Lúc tỉnh dậy, nhớ điềm chiêm bao, chàng liền tìm đến chỗ nhà vắng kia xem sự thể thế nào. Đến nơi, chàng thấy dưới nhà bếp của gia đình kia, có con chó mới sanh ra được sáu con chó con, năm con còn sống và một con chết. Họ Chu kinh hãi tỉnh ngộ, chàng tự bảo thầm: “ Nếu không nhờ nghe kinh Kim Cang (Vajra sutra) thì ta đã trở thành con chó con này rồi”. Từ đó chàng phát tâm đọc tụng kinh Kim Cang, về sau lại phát tâm dõng mãnh niệm Phật. Đến lúc lâm chung, họ Chu hướng về các thân hữu cáo biệt và nói rằng: “ Tôi muốn sanh về Tây phương, nơi Đức Phật A Di Đà (Amitàbha Buddha) đang thuyết pháp” Mấy ngày sau thân hữu tề tựu tại trong khu vườn, họ Chu níu cành cây, đọc một bài kệ rồi thác hóa, hưởng thọ được 79 tuổi.

Tâm lực của phàm phu (Bàlaprthag-jana) không thể nghĩ bàn, tạo nghiệp cũng do tâm lực này, thành Phật cũng do tâm lực này. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng phát nguyện đồng sanh về Tây phương, đồng ngồi thuyền đại nguyện, đồng qua biển khổ Ta Bà (Sahà), đồng nghe pháp nhiệm mầu, đồng chứng quả vị Vô sanh.

Tinh tấn phát tâm!

Tinh tấn phát tâm!

Added (14 Jul 2012, 1:16 AM)
---------------------------------------------
GƯƠNG SÁNG CHƯ TỔ VIỆT NAM

Gương trong soi thấu gần xa

Sáng chiếu đại địa bao la cảnh trần

Chư tôn thiền đức ba phần

Tổ ấn lưu lại c


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (sưu tầm internet)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO