Chủ Nhật
05 May 2024
1:28 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Người phỉ báng Phật
Người phỉ báng Phật
tieuthu_soma Date: Thứ Tư, 07 Mar 2012, 12:56 PM | Message # 1
Colonel
Group: Users
Messages: 197
Status: Tạm vắng
1. Người phỉ báng Phật

Trời vừa tờ mờ sáng, sương mai còn đọng ướt trên cành cây ngọn cỏ; khí trời lành lạnh, trên con đường đá gập ghềnh dẩn vào Quận lỵ, một chiếc xe bò đang lăn bánh. Trên xe có hai bóng người: một già, một trẻ; cả hai cùng ngồi yên lặng, không ai nói với ai một lời nào; mỗi người hình như đang đeo đuổi theo những ý nghĩ riêng của mình.

Khoảng một lúc sau, khi đến ngả rẻ: một dẩn vào chợ Quận, một dẩn vào cánh rừng nằm mãi tít đằng xa, chiếc xe bèn dừng lại. Người khách bộ hành trẻ tuổi vội bước xuống xe khoác chiếc túi xách hành lý lên vai. Sau khi ngỏ vài lời cám ơn cụ già đánh xe, người khách bộ hành liền rảo bước về phía bờ rừng, trong khi chiếc xe bò tiếp tục lăn bánh về phía trước mặt.

Mặt trời đã ló dạng ở phương Đông, ánh nắng ban mai dịu dàng chiếu phủ khắp mọi nơi, bóng người khách bộ hành ruỗi dài thườn thượt trên con đường trước mặt. Người khách vẫn lầm lũi đi, thỉnh thoảng lại dừng chân chuyển chiếc túi xách sang vai khác để đở đau cho chặng đường dài.

Người khách bộ hành ở vào trạc tuổi vừa quá trung niên, dáng người khõe mạnh, rắn rỏi. Nhìn vẻ mặt và dáng đi, ai cũng có thể đoán được: người khách đang hăng hái và nôn nóng đi đến một nơi nào đó cho một công việc quan trọng hằng mong đợi.

Khoảng vài giờ sau, người khách bộ hành đã đến được bìa rừng. Con đường mòn đang đi lại được chia thành ba ngả: ngả thứ nhất tiếp tục chạy theo bìa rừng, ngỏ thứ hai dẩn đến một thôn nhỏ cách chừng vài dặm, ngả thứ ba hướng vào giữa rừng nằm hướng Tây. Như đã thuộc đường, quen hướng từ lâu, người khách tiếp tục dấn bước không chút do dự. Con đường mòn có vẻ hẹp hơn đoạn phía ngoài rừng, càng tiến sâu vào bên trong cây cối càng rậm rạp hơn. Tiếng chim hót líu lo khiến khu rừng bớt vắng lặng dù thiếu bóng người.

Người khách bộ hành vẫn đều bước, không chậm trể một phút giây nghỉ ngơi dọc đường dù túi hanh lý trên vai có phần nặng trĩu vì đã đi gần suốt buổi. Trời bắt đầu nóng ấm, trán đã rịn mồ hôi, nhưng người khách bộ hành vẫn đi mãi, thu ngắn dần quảng đường còn lại.

Đến khoảng giữa trưa, khi mặt trời gần đúng ngọ người khách bộ hành lại đến một ngà rẻ khác. Sau khi đặt chân vào ngỏ mới và đi hơn một đoạn nửa, người khách bộ hành đã đến môt khu đất trống nhỏ, nằm khuất sau một hàng dậu thiên nhiên được kết bằng những dây leo chằn chịt. Giữa khoảng đất là một căn nhà tranh nhỏ xinh xắn.

Vừa nhìn thấy ngôi nhà, mắt người khách bộ hành bổng sáng rở, vẻ mặt vô cùng hớn hở. Chẳng chút chậm trể, người khách bộ hành liền bước đến trước cửa nhà. Sau một thoáng rụt rè, người khách bộ hành gỏ nhẹ vào thanh cửa.

Người ra mở cửa là một cụ già quắc thước, râu tóc bạc phơ. Khi thấy khách, cụ già bèn mở cửa đón tiếp. Cụ già, với dáng nhanh nhẹn, đi trước dẩn khách đến chiếc bàn tròn giữa nhà rồi bước vào phía sau. Người khách bộ hành vội đặt chiếc xách hành lý xuống mặt bàn, nét mặt lộ đầy khoan khoái khi chiếc xách tay không còn đè nặng trên vai nửa.

Vứa lúc đó, cụ gì bước trở ra với một tách trà trên tay để mời khách. Liền đấy, người khách bộ hành chấp tay cung kính thưa cùng cụ già:

- “Thưa Lão Bá, những vật dụng Lão Bá cần dùng con đều mang đến đầy đủ, luôn tiện con cũng có một ít quà mọn, xin phép được biếu Lão Bá để đền ơn chỉ bảo.”

Như không bận trí đến lời của khách, cụ già bảo:

- “Mời Cậu dùng chén nước, ngồi nghỉ chân trong chốc lát. Tiện gặp giờ cơm, xin mời Cậu dùng bửa cơm trưa đạm bạc với lão.”

Nói xong, cụ già bước ra sau nhà. Như đã chuẩn bị sẵn, thức ăn đuợc dọn ra rất nhanh. Chỉ ra, vô đôi lần, cụ già đã dọn cơm xong.

Său bữa cơm, cụ già và người khách bộ hành cùng ngồi uống trà, đàm đạo. Qua hơn một tuần trà, cụ già nói với người khách:

- “Đã đến giờ, xin Cậu chuẩn bị. Chúng ta hãy bắt đầu công việc. Bây giờ, Cậu hãy bước sang đây để lão có vài lời cần thiết.”

Nghe thế, người khách bộ hành liền bước sang đứng gần cụ già. Cụ già bèn đứng dậy đưa người khách đến chiếc chõng tre nằm ở góc buồng trong. Xong, cụ già lại bảo:

- “ Xin Cậu hảy nằm xuống, trên chiếc chõng nầy. Trước khi bắt đầu, lão sẽ nói cho Cậu rõ đôi điều quan trọng. Xin Cậu lắng nghe và ghi nhớ.

Như trong những lần nói chuyện với Cậu trước đây, lão đã cho Cậu biết: lão chỉ là một “kẻ bán mộng”. Vì sao lão không bán thứ gì khác mà lại bán mộng ?

Trong cuộc sống, người đời ít khi chịu sống trọn vẹn và tận hưởng những giây phút “hiện tại” “tuyệt vời” trước mắt, mà chỉ quay về hoài niệm, tiếc nuối những gì thuộc về quá khứ đã trôi qua; hoặc đắm chìm trong những ước mơ không hiện thực ... để rồi lại cũng không vừa lòng với những gì vừa có được, nên luôn luôn ao ước được vào sống hẳn trong mơ cho tròn ước nguyện. Do đó, đang sống trong “đại mộng” lại ao ước được vào trong “tiểu mộng”.

Lão chỉ là kẻ may mắn có được vài thuật nhỏ, có thể giúp những ai hội đủ cơ duyên, bước chân vào “mộng” trong một khoảng thời gian đủ để thực hiện đôi điều hằng mơ ước. Vì vậy, có người biết được chuyện nên gọi lão là “Lão bán mộng”. Nghe lời đồn đãi, biết bao nhiêu người lặn lội tìm lão khắp nơi, sẳn sàng bỏ ra rất nhiều tiền của, bạc vàng để mua “cho bằng được” giấc mộng từ lâu hằng ấp ủ.

Mặc dù là kẻ bán mộng, nhưng không phải đối với bất cứ ai lão cũng bán, mà lão chỉ chọn lựa những ai hội đủ cơ duyên, đồng thời đáp ứng được điều kiện lão đòi hỏi. Cậu là người có duyên gặp gỡ nên lão đã hẹn gặp cậu hôm nay để giúp Cậu được toại ý.

Bây giờ, lão sắp sửa bắt đầu bán cho Cậu “giấc mộng” mà Cậu muốn mua. Vậy cậu hảy nhớ và làm đúng theo lời lão dặn. Khi nào lão ra hiệu, Cậu hảy nằm yên, duỗi thẳng chân tay như người đã rời dương thế. tâm phải thật yên tịnh, không dấy niệm, hơi thở nhẹ nhàng và thong thả. Khi lão vừa làm xong thuật riêng, nếu tâm Cậu vẫn thanh tịnh như lúc đầu tiên, chắc chắn Cậu sẽ vào giấc mộng từ lâu ôm ấp. Nếu trong những giây phút quyết định ấy, tâm Cậu dấy niệm thì Cậu sẽ lạc vào những giấc mơ không mong đợi, và diển biến rồi sẽ như thế nào lão cũng không thể kiểm soát và thay đổi được.

Điều quan trọng Cậu cũng cần nên nhớ: khi đạt được điều mong ước xong, không nên trì hoãn, chần chờ để kéo dài thêm trong lúc thuật của lão chỉ có thời gian hạn định. Ngoài ra, có điều cũng cần báo trước để Cậu khỏi sợ hãi khi gặp phải là: khi vào thì thật dể dàng, khi ra lại có thể gặp nhiều trở ngại bất ngờ, vì không có ước mơ nào đạt được một cách toại ý mà không phải trả một giá nào đó. Cậu đã nghe rỏ và nhớ kỷ rồi chứ ? Nếu vậy, lão có thể bắt đầu đây .... ”

*

* *

Sau một thoáng mây trắng lững lờ che phủ, vòm trời bổng quang đãng hẳn, mây năm sắc hiện hình vòng cung tạo thành cảnh trí tuyệt đẹp. Người khách bộ hành bỗng đột nhiên thấy mình đang đứng giữa một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ thoảng nhẹ mùi thơm thanh khiết. Phía trước mặt là một cánh cửa cổng mở rộng; đứng cạnh bên là một vị Tỳ Kheo. Nhìn thấy vị Tỳ Kheo, người khách bộ hành vội bước đến vái chào. Sau khi chấp tay đáp lể, vị Tỳ Kheo liền bảo:

- “Bần đạo đã được lệnh ân sư đón chờ thí chủ từ ban sáng, cuối cùng thí chủ cũng đã đến. Xin mời thí chủ nối gót, bần đạo xin được đi trước dẩn đường.”

Người khách bộ hành có vẻ ngạc nhiên và bở ngỡ.Trong lòng thoáng dâng một cảm giác lâng lâng, lạ lùng khó tả. Vội vả bước theo chân vị Tỳ Kheo, người khách bộ hành đi xuyên qua một ngôi vườn rộng lớn đầy những cỏ hoa, cây trái xinh tươi, nhiều màu sắc, nhưng gần như khác hẳn với những cỏ cây thường thấy.

Trong khi đang mãi mê nhìn ngắm cảnh sắc xung quanh, người khách bộ hành lại không để ý: mình đã đặt chân đến nơi nào. Bỗng vị Tỳ kheo dừng chân, vái chào một vị đang ngồi trước mặt. Người khách bộ hành vội đưa mắt nhìn về phía trước.

Trên một đài sen lớn, một vị Tỳ kheo mặc áo vàng đang ngồi nhìn xuống. Vị Tỳ kheo nầy có đủ mọi tương tốt, nét mặt tràn đầy vẻ từ bi. Vừa thoạt nhìn thấy, người khách bộ hành vội quỳ xuống và đãnh lễ:

- “Muôn lạy Đức Thế Tôn, không biết nhờ được phước duyên nào dẩn dắt,hôm nay con được diễm phúc chiêm ngưỡng dung mạo và đãnh lễ Đức Thế Tôn ... “

- “Con hảy đứng dậy. Từ lâu, ta đã cảm ứng được mơ ước của con, nên hôm nay con mới gặp được ta nơi nầy. Chắc con hoan hỉ và hài lòng lắm ? Còn người bạn trẻ cùng xóm với con đâu, sao không đi cùng ?”

- “Bạch Đức Thế Tôn, con đã có dự định rủ người bạn trẻ ấy cùng đi để có bạn đồng hành; đồng thời cũng tạo duyên để giúp người làm quen với Đạo pháp. Nhưng tiếc thay, người bạn ấy có lẻ tuổi còn quá trẻ nên chưa hiểu và tin vào lời dạy của Đức Thế Tôn, nên thỉnh thoảng khi nghe đến pháp của Đức Thế Tôn, người bạn ấy đã tỏ ý nghi ngờ và đôi khi lại có lời phỉ báng nửa ... Muôn lạy, ngàn lạy Đức Thế Tôn ... xin Đức Thế Tôn từ bi tha tội cho lời nói mạo muội, phạm thượng của con ...”

- “Ta nào chấp vào lời để biến con thành kẻ có tội, rồi tha cho. Con là người có lòng thiết tha với Đạo pháp, đó là điều may mắn của chính bản thân con. Nếu con biết xử dụng trí tuệ để tìm hiểu những lời ta nói cũng như lời dạy của các Tổ, rồi áp dụng một cách đúng đắn, vững tâm, không thối chuyển thì trước sau gì con cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Nhưng tiếc thay, con đã không hiểu được lời nói của ta cũng như của các Tổ ở những phần căn bản nhất, nên con đã có quá nhiều lầm lẫn trong khi lo liệu cho chính bản thân và ngay cả trong những lúc làm việc cho người.

Con đã bảo: người bạn trẻ của con đã không tin vào ta, không tin vào pháp của ta, đã có những ý nghĩ phỉ báng ... Ta tin lời nói của con là thực, nhưng những nhận xét của con lại không phản ảnh được lẽ thực. Nếu nói “phỉ báng” thì chính con mới là người “phỉ báng” ta.”

- “Muôn lạy Đức Thế Tôn, con ... con ... nào dám phạm thượng phỉ báng Đức Thế Tôn là người con luôn thờ kính, sùng bái hơn cả cha mẹ đẻ. Xin Đức Thế Tôn bớt giận và tha tội ... ?”

- “Càng nói, con lại càng lầm lẩn nhiều hơn. Có lẽ, con chưa nhận ra lẽ thực, nên mới dễ dàng lầm lẫn như vậy. Tiện đây, ta sẽ chỉ bày trực tiếp cho con thấy rõ đôi điều để đáp lại lòng ao ước cũa con từ bấy lâu nay.

Con xin ta bớt giận, tha tội, đó cũng là sai lầm to lớn dù không cố ý. Con mới chính là người “phỉ báng” Như Lai, chớ người bạn trẻ kia của con không phải là người phỉ báng. Chắc con cũng còn nhớ ta đã từng nói “tin ta mà không hiểu ta thì chẳng khác nào mạt sát ta”; hôm nay con xin ta bớt giận và tha tội thì chẳng khác nào bảo: Như Lai còn cố chấp vào lời của chúng sanh để nổi lòng sân hận. Có tha tội là đã có buộc tội. Có buộc tội và tha tội là có chấp ngã, chấp pháp, còn có trừng phạt, buông xã và tha thứ. Nếu con nghĩ như vậy là con chưa hiểu được Như Lai, và nếu chưa hiểu thì làm thế nào con có thể tin vào Như lai cho được. Vậy, từ lâu nay, con tin vào Như Lai là chỉ để kỳ vọng: có ngày sẽ được Như Lai ban phước lành chăng ?

Chính con còn chưa hiểu Như lai thì làm thế nào con có thể làm cho người hiểu và tin vào Như Lai cho được. Người bạn ấy dù còn trẻ nhưng lại là người có trí tuệ, biết nhận thức chính chắn, có lòng ao ước được học Đạo pháp. Nhưng, vì chưa đến lúc hội đủ cơ duyên nên chưa đặt chân vào cửa ngỏ nhà Đạo, để sống gần gũi với Đạo pháp. Thế thôi ! Tuy nhiên, vì cũng đã từng trồng căn lành nên người bạn trẻ nầy vẫn thường tha thiết đến tìm hiểu Đạo nơi con. Chỉ vì con còn quá cố chấp, hẹp hòi và nhiều sân hận nên chưa thể nhân vào “cơ” để tạo thành “duyên” mà giúp đở người làm quen với Đạo pháp.

Con hảy tự xét lại, hảy xem pháp của ta như là một chiếc gương phản chiếu trung thực và chân thành. Người có gương mặt đẹp khi nhìn sẽ thấy gương mặt đẹp trong gương. Người mà mặt bị lem luốc sẽ nhìn thấy từng vết lọ lem. Khi nhìn thấy gương mặt đẹp phản chiếu thì cũng đừng quá đắm yêu, rồi tự mãn; khi nhìn thấy vết lọ lem thì cũng đừng giận hờn, sân hận, mà nên nhân cơ hội nầy tẩy sạch vết lem. Như vậy, mới chính là biết được giá trị thiết thực của chiếc gương Đạo pháp.

Con thì trái hẳn lại. Mặc dù có lòng hướng về Đạo pháp nhưng vẫn còn quá đắm say danh lợi. Điều nầy, cứ để con tự phản tỉnh và xét lấy. Không ai thấy rỏ bằng chính con tự thấy. Con có thể che đậy được với người, chớ không thể che đậy được với chính con. Khi làm bất cứ công việc gì ngoài đời, trong Đạo, con chỉ luôn luôn chú tâm đến tiếng tâm hoặc lợi lộc. Nếu ai có lòng thành nêu lời phải trái, cản ngăn những việc làm nông nổi; không chiều theo đúng ý con thì con đâm ra bực bội, để tâm và có ý loại trừ. Con luôn luôn có ý nghĩ, nếu nói theo ngôn từ thế gian là muốn được “một mình một chợ”.

Khi trở về với gia đình, tổ ấm riêng tư, thay vì mang ánh sáng Đạo pháp vừa học được nơi cửa Thiền để hướng dẩn lại cho vợ con và người thân yêu trong nhà, nhằm tạo dựng một gia đình hạnh phúc trong niềm vui đạo vị, tâm thanh tịnh, lòng không sân hận, ganh tỵ, thù hằn ... thì trái lại, con chỉ mang về những phiền nảo phát sinh từ cuộc sống bên ngoài, ngay cả ở nơi thờ phượng, chỉ vì bản tánh cố chấp và tâm địa hẹp hòi của con mà ra.

Khi đặt chân về đến nhà, con lại đem phiền não phân phát và chia đều cho khắp vợ, con. Con kể lại tất cả mọi việc xảy ra đã làm con bực bội, thay vì giử riêng để tìm phương tự giải quyết thế nào cho ổn thỏa và êm đẹp. Và trong tất cả mọi lần, không ai nghe thấy: con nhận đã có phần lỗi và tỏ ý hối tiếc. Tấ cả đều là lỗi người, từ lỗi lớn đến lỗi nhỏ; rồi con nổi cơn thịnh nộ, thù hận người, rồi hứa sẽ tìm cách “cho người biết tay”. Con là kẻ muốn cho người quen, người thân của mình cũng ghét “cay”, ghét “đắng”, cũng thù người mà con thù, ghét. Vì thương, vì kính con nên vợ, con không dám cãi hay góp ý khuyên lơn. Họa hoằng, đôi khi vì có lời phải trái nên đã bị con buộc tội là bênh vực “người ngoài”.

Như vậy, con đã lạm dụng quyền hạn của một người chồng, người cha để thỏa mãn tự ái cá nhân, nuông chiều lòng sân hận; đồng thời tạo những ảnh hưởng tác hại đến tâm trí người thân trong gia đình. Thay vì mang lại sự thanh thản, lòng từ bi cho vợ, con thì ngược lại con đã gieo rắc sự bất an và lòng thù hận. Rồi từ đó, đi đến đâu con cũng thấy tâm mình như bất ổn dù cố giử vẻ thản nhiên bên ngoài. Và vì không dùng được trí tuệ để tìm ra lẽ thực, vì không dám đối diện với sự thật, không dám nhận sai lầm, nên con đã không tìm thấy sự thư thái, an lành mà chỉ tự chuốc thêm phiền não.

Vì tâm luôn luôn bất ổn bên trong, nên khi gặp người con thường dùng lời thị phi để tìm thấy sự yên ổn tạm bợ, nhất thời. Lời thị phi cũng chỉ là một thứ nha phiến tai hại, dù tạo được cảm giác nhẹ nhàng trong phút chốc, nhưng chắc chắn sẽ mang lại thêm phiền não sau đó, chưa kể đến cơn nghiện vướng phải, đó là ưa thích nói lời thị phi. Do đó, phiền não đã không được diệt trừ mà ngày thêm chồng chất; phiền não cá nhân lại trở thành phiền não cho toàn thể gia đình. Và vì thế, nhìn hướng nào con cũng thấy phiền não và kẻ thù, vì tâm của con chưa có được một phút giây thanh thản.

Pháp của ta là dùng trí tuệ Bát Nhã để xét mọi vật và thấy được mọi vật đều không có tự tánh, các pháp đều là huyển hóa, duyên hợp mà “giả có” nên tạm gọi là “có”. Do đó, ngã cũng không thật, danh cũng không thật thì còn gì để giành giựt và sân hận. Nhờ vậy mà phiền não được diệt trừ, tâm dần dần thanh tịnh.

Trong suốt thời gian qua, con đã mãi mê tranh dành lợi, danh ... Mang sân hận, phiền não về gieo trong tâm trí người thân, nói lời thị phi để tìm đôi phút yên ổn giả tạo, khi được người nói chiều theo. Như vậy, mang danh là người theo học pháp của ta mà tất cả những điều con nghĩ và làm đều đi ngược hẵn lại lời ta chỉ bảo. Điều đó khiến người hoài nghi, xem thường giá trị của Đạo pháp. Đã như vậy, nếu không nói là phỉ báng ta thì còn có thể gọi là gì được nửa. Con thực sự là kẻ “phỉ báng” Như Lai.

Người bạn trẻ kia vì chưa tìm được từ con một tia sáng nào của Đạo pháp, nên chưa tin vào pháp của ta. Chưa gặp, chưa hiểu nên chưa tin thì đâu có gì là lầm lỗi. Chính con là người theo học Đạo, học pháp lâu năm mà chưa thực sự hiểu, thấy và tin tưởng vững mạnh vào lợi ích thiết thực của Đạo pháp, thì sao trách cứ được người bạn thành tâm kia.

Nếu con thử nhìn kỷ thêm và dẹp bỏ được thiên kiến, nhất định con sẽ thấy người bạn trẻ ấy dù chưa được dịp gần gủi với pháp của ta, nhưng lại làm thật đúng với ý nghĩa của pháp.

Mặc dù, không làm ra được nhiều tiền của như con, nhưng thỉnh thoảng người bạn trẻ ấy vẫn dành dụm chút ít tiền gởi cho cơ quan từ thiện chuyển đến giúp những người đang đói khát, bệnh tật vì thiên tai, hoạn nạn ... ở những vùng đất xa xôi, nhiều khổ đau và tai họa. Những người nầy đang cần đến sự trợ giúp về thức ăn và thuốc men để cứu mạng sống. Có những đứa trẻ vì đói, vì bệnh ... sẽ chết ngay nếu không có được thức ăn và thuốc men kịp lúc. Khi làm việc thiện như vậy người bạn trẻ nầy đã kh6ng nhận được một “phiếu công đức” hay một lời cảm tạ nào, vì người được cứu mạng không thể tạ ơn hay cầu nguyện để hồi hướng công đức cho người đã ban ơn.

Làm được việc thiện xong, người bạn trẻ ấy lại không kể hay nhắc nhở đến việc đã làm và hầu như quên hẳn. Người bạn trẻ này mặc dù chưa hiểu thế nào là Ba La Mật nhưng đã biết “bố thí Ba La Mật”. Chính con còn nhớ đó, muốn bố thí Ba La Mật thì phải dùng Trí Bát Nhã để quán chiếu thấy mọi vật đều không có tự tánh, chỉ do duyên hợp mà thành; do đó khi bố thí giúp người thì sẽ không thấy: người bố thí, vật bố thí và kẻ nhận bố thí. Như vậy, trong không có ngã và ngoài sẽ không có pháp khi thực hiện hạnh bố thí. Tâm một mực thanh tịnh nhưng lại đầy từ bi.

Người bạn trẻ nầy chưa học pháp của ta, nhưng lại làm đúng chánh pháp. Còn con, khi bố thí thì chỉ nghĩ đến điều đổi lại: không lợi thì cũng danh, không danh thì cũng phước đức.

Để con dể dàng thấy rõ, ta bảo thật cho con biết: “Lão bán mộng” không là ai khác, mà chính là Đại Hiếu Mục Kiền Liên đã được ta chỉ bảo hiện thân làm “Lão bán mộng” để tạo duyên cho con được gặp ta, theo điều con thường thầm khao khát.

Từ lâu, ta đã đọc thấy tâm nguyện của con: không bao giờ cố gắng tìm hiểu pháp để sửa đổi tâm tánh, tu hành bên trong, mà luôn ước nguyện gặp được Như Lai để cầu mong phước báu. Lúc nào cũng sẵn sàng bỏ tiền của ra để đổi lấy điều ham muốn. Vì vậy, qua “Lão bán mộng” Bồ Tát Mục Kiền Liên đã đòi hỏi con trả giá giấc mộng thật cao, bằng những vật dụng thật quý báu, phải có tiền của như con mới mong mua được.

Sau khi rời nơi nầy, trở lại nhà “Lão bán mộng”, con hảy lấy lại tất cả những vật dụng đắc giá kia đem về đổi lại thành tiền rồi đem giúp đở những kẻ đang đói khổ, tật nguyền ... cần được giúp đở. Vì “Lão bán mộng” đã là Bồ Tát hiện thân thì còn cần gì những thứ ấy. Chẳng qua là chỉ để đo lòng ước muốn “mua mộng” của con mà thôi.

Đến đây, hẳn con đã hiểu thêm được đôi chút và thấy rỏ được đôi điều cần thấy, biết. Vậy con hảy trở về, “Lão bán mộng” đang chờ để làm tròn trách vụ ta giao phó. Con nên vội về ngay, vì Bồ Tát Mục Kiền Liên còn phải ứng thân cứu độ người đời đang cần cứu độ.

Nhưng con cũng nên nhớ: khi trở lại quê nhà, con hảy nên tiếp tục đóng góp tiền của cho nơi thờ phượng như con đã từng làm trước đây, để có nơi cho người lui tới lể bái và học Đạo, đồng thời giúp người dể dàng điều hành việc truyền bá Đạo pháp. Nếu cứ suy theo lời ta vừa nói mà xao lãng việc bố thí, cúng dường thì quả thực con đã cố chấp và như vậy con lại phỉ báng ta thêm lần nửa.

Đã đến lúc trở về rồi, con hảy quay gót, Tôn giả A Nan sẽ tiển con đến đầu ngỏ vào, nơi đã đón con lúc nảy.”

*

* *

Trên đoạn đường trở về nhà, người khách bộ hành cảm thấy có phần uể oải hơn lúc đi. Mây xám phủ khắp nơi, đường đi có phần khó định hướng. Vì nhớ lời dặn, người khách bộ hành không dám chậm trề, chần chờ. Bước vội vàng như người sắp chạy, người khách bộ hành đi mãi không ngừng ...

Trong khoảnh khắc, ngưởi khách bộ hành đã đi được một quãng rất xa, trong lòng bổng nổi lên một cảm giác rộn ràng, nôn nóng như người đã vắng nhà từ lâu. Bất chợt người khách bộ hành như lảo đảo, mặt đất như bồng sụp xuống, tạo cảm giác như bị rơi và bị cuốn hút vào một vùng tối đen, mờ mịt; không khí bổng trở nên nặng nề và nồng nặc mùi tanh. Một tia sáng nhỏ từ đâu chợt lóe lên đủ rọi cho người khách bộ hành nhìn thấy cảnh vật lờ mờ xung quanh. Qua những gì vừa nhìn thấy, người khách bộ hành bổng rợn người, phát khiếp. Trong cơn hốt hoảng tột độ, người khách bộ hành bổng thét lên một tiếng kinh hoàng và vùng thoát chạy ...

- “Tỉnh dậy ! Tỉnh dậy ... ! Hảy tỉnh dậy Anh ! Khổ quá ! Anh lại nằm mơ nửa rồì !”

Người khách bộ hành vừa được lay tỉnh và rời cơn mộng, người đẩm ướt mồ hôi. Sau cơn hốt hoảng tột độ, người khách bộ hành chợt mừng rở khi thấy mình đang nằm trên giường ngủ, an toàn.

Và người vợ, sau khi đánh thức chồng khỏi cơn chiêm bao, mộng mị, đã xoay mặt vào vách để dỗ lại giấc ngủ.

Lê Trung Cang
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 08 Mar 2012, 12:06 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Người phỉ báng Phật
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO