Chủ Nhật
05 May 2024
2:26 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Si Ái Triền Miên (Hoà thượng Tuyên Hoá)
Si Ái Triền Miên
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 19 Feb 2012, 9:22 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Si Ái Triền Miên

Sự tai hại nhất trên đời là ái tình sâu đậm.

Việc cao thượng nhất là tu đạo thanh tịnh.




Hai gốc cậy hiện được lưu giữ tại Vô Ngôn Đường VPTT

Quý-vị xem gốc cây nầy gồm có hai nhánh, song đôi hợp thành một, nhánh trên nhánh dưới kết hợp với nhau, quý-vị biết đó là gì không? Ðây là do vô lượng kiếp về trước có một đôi nam nữ thương yêu nhau rất sâu đậm. Hai người đó phát nguyện rằng: "Tại thiên, nguyện tác tỷ dực điểu. Tại địa, nguyện vị liên lý chi." Nghĩa là nếu sinh lên trời thì làm đôi uyên ương hai cánh liền nhau, nếu sinh dưới đất thì nguyện làm gốc cây liền cành. Ðôi nam nữ nầy rất chung tình, nên kết làm vợ chồng. Cả hai người có một sở thích giống nhau, đó là: ham tiền. Người đàn ông thì thí mạng để kiếm tiền, người đàn bà thì thích phung phí tiền, cho nên có qua có lại hết sức hợp tình hợp ý.

Tuy nhiên, bởi vì yêu nhau quá đậm đà nên tạo ra tội nghiệp cũng hết sức sâu dầy. Ðời đời kiếp kiếp sinh ra trầm luân, đọa lạc vào đường súc sanh, trở thành ngạ quỷ, cuối cùng đọa địa ngục. Ðến nay đôi vợ chồng nầy biến thành thảo mộc. Gốc cây nầy đáng lẽ gồm có hai nhánh, nhưng nó lại sinh trưởng cùng một chỗ, nên mãi mãi ràng buộc với nhau không xa lìa. Quý-vị thấy không, nhánh bên trái bao quanh lấy nhánh bên phải, nhánh bên phải cũng nhào sang ôm lấy nhánh bên trái, giống như đàn ông đàn bà hai người ôm nhau vậy. Ðó mới thấy rằng đôi nam nữ nầy tập khí ái tình si mê, hạ liệt bao kiếp rất sâu đậm. Ngày nay chúng thành loại thảo mộc mà cũng không bỏ được lòng si ái đó. Ở giữa hai gốc nầy có một cục đá, mà hai người nầy quý như châu báu. Cục đá đó là gì? Nguyên lai nó là trương mục ngân hàng của hai vị đó trong tiền kiếp.

Mấy năm trước có lần chúng tôi vào thành thuyết Pháp. Khi đi ngang qua bờ sông thấy gốc cây nầy, liền nhặt đem về. Quý-vị nhìn xem: đầu gốc cây nầy bị chặt đứt, rễ cũng bị chặt mất luôn, lộ ra hai nhánh rất khô cằn, song hai nhánh cây nầy vẫn triền miên ôm chặt lấy nhau. Quý-vị không thấy đó đáng thương xót sao?

Như vậy đủ thấy rằng tình yêu càng sâu đậm thì càng nguy hiểm. Ðây không phải là chuyện nói chơi nói giỡn đâu. Có người trong bụng nghĩ rằng: "Thầy ơi! Thầy nói Pháp này tôi không thể tin được, bởi vì nó không có chứng minh, không hợp lý. Ðại khái Thầy muốn dọa con nít, nói lời chiêm bao thôi." Tin hay không là do quý-vị, tôi không có cách nào làm quý-vị tin được bởi vì đây là Pháp rất khó nói, khó thuyết. Người đã mê luyến ái thì dù mình có nói cách nào đi nữa họ vẫn không thức tỉnh, không chấp nhận được. Sự tai hại nhất trên đời là ái tình sâu đậm. Việc cao thượng nhất là tu đạo thanh tịnh. Không phải người ta không biết lý ấy; biết nhưng cố phạm là vì chẳng cách gì dứt bỏ thói quen đã làm trong nhiều kiếp trước.

Tục ngữ Trung Hoa có câu rằng: "Khi tay đã cầm cây củi khô rồi, thì y khó chịu bỏ ra để đổi lấy cành hoa." Ðó là muốn ví dụ những người luôn luôn chấp trước vào tình yêu. Nếu mình nói với họ rằng, hãy bỏ đi những thứ luyến ái đó để tu Ðạo là điều quý hơn, chắc chắn họ sẽ cố chấp không muốn quay đầu lại. Rằng:

Thiên vũ tuy khoan, nan nhuận vô căn chi thảo.

Phật môn tuy quảng, nan độ bất tín chi nhân.

Nghĩa là:

Trời mưa rưới nước khắp nơi, song khó tươi nhuận cây cỏ không gốc.

Cửa Phật tuy rộng thênh thang, mà vẫn khó độ kẻ chẳng lòng tin.

Tôi đã bảo tồn gốc cây nầy lâu năm rồi. Có nhiều người tôi không muốn cho họ thấy bởi vì có nói pháp nầy cho họ, họ cũng chẳng tin. Tôi phải chờ cho thời điểm chín mùi rồi tôi mới nói. Ngày 24 tháng 10, quý-vị từ khắp nơi xa xôi đến đây để triều bái, tôi đem gốc cây nầy ra Vạn Phật Ðiện. Tuy nhiên cho đến ba tuần sau tôi mới nói là vì nếu không nói thì e chẳng còn thời gian nữa; nên bất kể là quý-vị có tin hay không, tôi cứ kể nhân duyên của gốc cây nầy cho quý-vị nghe.

Giảng tối ngày 12 tháng 11, năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành


Đại Bi Chú
 
tieuthu_soma Date: Thứ Hai, 20 Feb 2012, 9:27 AM | Message # 2
Colonel
Group: Users
Messages: 197
Status: Tạm vắng

không gì đau khổ hơn khi Ái Tình không như ý , đúng là muôn đời chúng sanh luôn khổ nạn vì Tình
 
Kiencanghp Date: Thứ Hai, 20 Feb 2012, 9:50 AM | Message # 3
Lieutenant
Group: Users
Messages: 60
Status: Tạm vắng
Cảm ơn Longtracan. Biết ái tình sâu đậm là khổ, vậy mà khó dứt ghê ta . Cho KC gởi trong topic của bạn 1 vid về "Chữ Tình" ...





Message edited by cafesnt - Thứ Hai, 20 Feb 2012, 10:12 AM
 
tieuthu_soma Date: Thứ Hai, 20 Feb 2012, 10:23 AM | Message # 4
Colonel
Group: Users
Messages: 197
Status: Tạm vắng

huhu chị KienCang ơi ! em đang buồn vì Tình mà chị đưa lên em nghe xong muốn
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 20 Feb 2012, 10:56 AM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
LongTracAn & Kiencanghp


AToanMT
 
LSK Date: Thứ Ba, 21 Feb 2012, 11:17 AM | Message # 6
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Nương tựa Chánh pháp


GN - Sống trên cõi đời này, người ta phải nương tựa vào nhau để được thương yêu chăm sóc và được chia sẻ, an ủi những buồn vui thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên, nương tựa vào người khác hoặc những điều kiện bên ngoài nào đó thì hạnh phúc chỉ ngắn ngủi và tạm bợ, bởi mọi thứ trên đời này luôn luôn thay đổi và biến hoại, không có gì tồn tại lâu dài. Chỉ có nương tựa vào Chánh pháp, nương tựa chính mình mới thực sự an ổn hạnh phúc.

Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Thế Tôn đã căn dặn tứ chúng đệ tử rằng: “Này A-nan-đa, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này A-nan-đa, là những vị tối thượng trong hàng Tỳ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi”(Tương Ưng Bộ V).

Vì nhiều người không biết khám phá hạnh phúc vốn sẵn nơi chính mình, nên họ thường tìm cách nương tựa vào người khác để thỏa mãn các nhu cầu tham muốn. Đến khi không được như ý thì người ta cảm thấy cô đơn, buồn chán và khổ não. Vẫn biết rằng, những đối tượng bên ngoài chỉ là giả tạm hư ảo và thường đem lại sự trói buộc khổ đau, nhưng đa phần con người không đủ khả năng sống tỉnh thức để vượt thoát lòng tham muốn và thói quen dựa dẫm. Cho nên, bao nhiêu phiền não thống khổ cứ mãi bủa vây, khiến con người không thể tự do và an lạc. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải nương tựa vào Chánh pháp để thấy rõ bản chất đích thực của cuộc sống, và không phụ thuộc vào những thứ giả tạo khác ngoài chính mình.

Chánh pháp, tức là những lời Thế Tôn nói ra đúng với sự thật và thiết thực cho đời sống con người. Chánh pháp được ví như ngọn đuốc soi đường trong đêm tối, giúp hành giả thấy rõ lối đi để tiến bước đến chân trời bình an và hạnh phúc. Nương vào lời dạy của Ngài sẽ giúp ta thấu hiểu thân tâm mình và sự sống này có mối liên hệ tương giao tất yếu, “Cái này có vì cái cái kia có/Cái này không vì cái kia không”. Nếu cha mẹ biết tạo dựng nếp sống chuẩn mực đạo đức thì con cái và những người thân sẽ được thừa hưởng, ngược lại con cái hòa thuận thương yêu nhau, biết kính trên nhường dưới, chịu khó làm ăn, sống an vui hạnh phúc thì chắc chắn ông bà, cha mẹ sẽ an lòng và thỏa nguyện.

Tuy nhiên, trong mối liên hệ đó không phải lúc nào cũng đúng với lòng mong muốn của ta, mà chúng biến chuyển theo tiến trình Nhân duyên-Nghiệp quả đã tạo ra trước đó. Nghĩa là bạn gây nhân tốt sẽ gặp quả tốt, cho dù trải qua nhiều chướng ngại, thậm chí một ai đó xen vào dùng quyền lực tước đoạt, chiếm hữu thì bạn vẫn thừa hưởng được thành quả tốt đẹp. Khi thấu rõ điều này, bạn sẽ bình thản và tự tại trước mọi biến cố bất như ý xảy ra. Vì thực tế cho thấy, các pháp luôn luôn vận hành đúng theo tiến trình Nhân quả-Nghiệp báo của tự thân mỗi chúng sinh khi hội đủ các nhân duyên thích ứng. Vậy nên công việc của bạn là hãy để tâm hồn mình luôn luôn bình thản, sáng suốt và sống tốt đẹp trong từng giây từng phút, ngoài ra không cần phải lo âu gì cả. Bởi vì hạnh phúc hay khổ đau đều tùy thuộc vào thái độ sống của bạn ngay trong mỗi giây phút hiện tại. Nếu bạn tiếp xúc một đối tượng nào đó với ý niệm ưa thích, chọn lựa, chiếm hữu thì kể như bạn đã đánh mất tự do và dĩ nhiên bao nhiêu phiền não cũng theo đó mà phát sinh. Vì thế, nương tựa vào lời dạy của Đức Thế Tôn sẽ giúp chúng ta thắp sáng trí tuệ để tháo gỡ mọi thống khổ trói buộc trong đời sống phức tạp này.

Mặt khác của ý nghĩa nương tựa Chánh pháp, chính là khi hành giả thấy rõ thực tánh các pháp và sống trọn vẹn với dòng biểu hiện sinh động đó. Nghĩa là, các pháp đang vận hành như thế nào thì bạn nhận biết y như thế đó mà không khởi niệm thêm bớt hay vướng mắc vào chúng. Nếu bạn dùng ý niệm chủ quan, tư tưởng nhận thức của mình để áp đặt lên hiện thực thì bạn tự xa lìa những gì tốt đẹp đang biểu hiện, và dĩ nhiên đời sống của bạn sẽ trở nên khô cứng như một tế bào đã bị tách rời khỏi cơ thể.

Chánh pháp cũng chính là chân lý của sự sống, là bản thể sinh động đang hiện hữu cùng khắp. Như ánh sáng của mặt trời tỏa chiếu khắp không gian, bạn chỉ cần mở cửa ra thì ánh sáng tức thời hiện hữu, chẳng phải nhọc công đi tìm kiếm ở đâu xa. Thực tại của sự sống không cho phép bạn dùng ngôn ngữ và khái niệm chủ quan để tiếp xúc, mà chỉ cần buông xuống mọi ý niệm thì khi ấy bạn sẽ tự cảm nhận được các pháp đang là…

Lời dạy của Đức Thế Tôn ví như ngón tay dùng để chỉ mặt trăng, nhờ nương vào ngón tay ấy nên bạn dễ dàng nhìn thấy. Và như thế, bạn không cần phải lắng nghe người khác diễn tả về mặt trăng như thế nào cả, vì những lời nói đó không thực tế như mặt trăng mà bạn đang nhìn ngắm. Thế nhưng, trong cuộc sống đa phần con người thường hay ngộ nhận ngón tay chính là mặt trăng; tưởng rằng, nương tựa vào người đó thì ta sẽ được hạnh phúc lâu dài, nào ngờ đâu sự thực lại không hẳn như thế. Do vậy, quay về với chính mình, an trú vào hiện pháp thì bạn đạt được tự do tự tại, không cần phải tránh né hiện thực hoặc lệ thuộc vào một ai khác.

Trong đời sống hàng ngày, nếu chúng ta không chánh niệm tỉnh giác thì tâm ý mong cầu, tham đắm và dựa dẫm vào đối tượng khác sẽ dễ dàng sinh trưởng. Cho nên, một lần nữa Đức Thế Tôn căn dặn thêm cho chúng đệ tử rằng: “Này A-nan-đa, ở đây, Tỳ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này A-nan-đa, như vậy là Tỳ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác”(Tương Ưng Bộ V).

Quán chiếu thân, thọ, tâm và pháp hay tu tập Tứ niệm xứ với tâm định tĩnh và sáng suốt, chính là nương tựa Chánh pháp hay quay về nương tựa chính mình. Khi đi đứng hoặc nằm ngồi, bạn chỉ cần thường trực rõ biết về các diễn biến đang xảy ra với thái độ khách quan và trung thực. Không cần phải tác ý như thế nào cả, bởi tư tưởng chủ quan của ta xen vào chỉ tạo thêm phần rối rắm. Cùng với ý này, trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn” (thấy biết mà dựng lập trên cái biết là gốc rễ của vô minh). Nghĩa là, khi ta thấy biết đối tượng nào đó mà bản ngã xen vào phân tích thế này hay thế nọ, thì đây chính là nguyên nhân tạo ra đau khổ.
Theo như lời dạy của Thế Tôn, cho dù chúng ta có nhiều tiền bạc, nhà cửa nguy nga tráng lệ và được mọi người nuông chiều quý trọng đến mấy chăng nữa, thì cũng không thừa hưởng hạnh phúc một cách toàn vẹn. Bởi vì, những gì có hình tướng đều phải bị tàn hoại theo năm tháng (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng - Kinh Kim Cang), đó là quy luật tất yếu. Chỉ có nương tựa Chánh pháp, nương tựa chính mình là nơi an ổn miên trường không bao giờ biến đổi và hư hoại. Do đó, người học đạo cần phải thấu rõ vấn đề và thường trực nhìn lại chính mình để thiết lập một đời sống an bình, tự tại.

Viên Ngộ
Theo giacngoonline


Message edited by LSK - Thứ Ba, 21 Feb 2012, 11:29 AM
 
ThuanThien Date: Thứ Tư, 22 Feb 2012, 12:49 PM | Message # 7
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 23 Feb 2012, 1:03 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
LSK


AToanMT
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » TRUYỆN PHẬT GIÁO » Si Ái Triền Miên (Hoà thượng Tuyên Hoá)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO