Thứ Hai
29 Apr 2024
4:39 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » HOÀNG SA (THỜI VUA TỰ-ĐỨC)
HOÀNG SA
atoanmt Date: Thứ Sáu, 24 Jun 2011, 12:12 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa


Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.
Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử”
trong khuôn khổ đề tài
“Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng”
do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu.

Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay.

Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân.
Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người…
Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.

Tấm bản đồ trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ Hoàng Sa Chử (phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông đỏ).


Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách.
Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh.

"Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa).

Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em.

"Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định.
(Nguồn: http://www.datviet.com/baodatv....Sa.html )


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 24 Jun 2011, 12:56 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Chống TRUNG CỘNG nhưng sợ chính quyền

Biểu tình tại khu vực Vườn hoa Lê Nin đối diện ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 12/6/2011


Trước khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên diễn ra, cô bạn trẻ xin được giấu tên đã nhận được quá nhiều tin nhắn cảnh báo và đe dọa trên trang Facebook, không ít trong số đó, cô đoán là từ các anh công an mạng.
Những công văn được đưa xuống tận trường, tận chỗ làm việc để nhắc nhở các nhân vật được xem là “nhạy cảm”, trong đó có bản thân cô. Cô nhớ lại:

-"Đêm trước khi diễn ra cuộc tuần hành, em cực kỳ căng thẳng. Em biết là sự kiện đó sẽ là một sự kiện lịch sử, rất muốn được chứng kiến nhưng lại rất sợ, sợ lắm! Và phải nói thật, cho đến tận giờ phút này vẫn chưa hết sợ đâu, bởi vì em tin là vẫn còn lại hậu quả. Có thể biết đâu được, 1 – 2 tháng nữa, người ta đối chiếu danh sách, những sinh viên nào tham gia, họ xử lý chẳng hạn. Ai biết đâu được!"

Tất nhiên cũng có những người bạn, người thân vì ý tốt mà khuyên cô nên cân nhắc thiệt hơn trước khi quyết định, nhưng gì thì gì, cô nhất quyết phải có mặt và chứng kiến sự kiện mà bản thân cô nghĩ sẽ đi vào lịch sử này.

Quyết tâm là thế, nhưng phải đến lúc đặt bước chân đầu tiên để sang bên kia đường, nơi có Tòa nhà Đại sứ quán Trung Quốc – đích đến của đoàn biểu tình, thì cô mới thực sự đo được mình là “đá” hay “vàng”. Cô kể:

-"Nói thật, lúc bước sang đường, em cảm thấy một cái gì đó gần như là chấp nhận, tức là biết có thể bị xúc lên xe. Lúc đấy mình biến thành một con người khác, phải đến lúc đấy em mới dám bước sang đường, chứ nếu em vẫn là một người như những ngày bình thường, em sẽ không dám sang.

Ở thời điểm đấy em nghĩ là chấp nhận mất tất, có thể bị bắt, có thể mất nghề mất nghiệp, đủ thứ cả, chấp nhận, thì em mới sang đường được chứ không thì không dám sang.

Chỉ có con đường hẹp bước vài bước chân thôi mà thấy nó khác hẳn. Bên kia đường nào là cảnh sát, dùi cui, khiên, nó ghê lắm! Nó gây một không khí nặng nề, mà đó lại là một vườn hoa."


Đúng như cảm nhận của cô, bên kia đường là một thế giới khác, cũng có một phần như cô hình dung trước đó, nhất là ở những giây phút đầu tiên khi đoàn biểu tình bước xuống đường:

-"Lúc đầu căng lắm, có sự xô đẩy mạnh, tất nhiên là họ không đến mức đánh, nhưng mà họ dùng sức họ xô, họ lấy khiên họ đẩy, không ai đứng lại được.
Họ không chỉ sử dụng cơ động mà còn thêm một lực lượng nữa, không biết gọi là gì, không phải dân phòng, tức là những người mặc thường phục, tay đeo băng đỏ, rất trẻ, rất hung hãn, em cảm thấy là văn hóa thấp."


Phải đến khi chứng kiến những cảnh xô đẩy ấy thì cô mới thấy nỗi lo của mẹ buổi sáng là đúng. Mẹ biết là con gái của mẹ yêu nước, cương trực, thẳng thắn và mẹ cũng tin con mình đủ thông minh để xử lý các tình huống, nhưng mẹ vẫn là mẹ và cô vẫn là báu vật quý nhất trên đời của bà:

"Em nhớ lúc em ra khỏi nhà, buổi sáng dậy sớm để đi, mẹ em nói gần như là van nài:
-“Con đừng đi! Con đừng đi!”.
Thật, có người con nào chịu được khi nghe những câu như thế. Sau đấy em nói là:
- “Con không đi không được, bởi vì bạn bè con chờ con ngoài kia”.
Thật sự là lúc đấy không muốn đi tí nào vì sợ. Sợ quá! Nhưng nghĩ đến bạn bè ngoài đấy thì không đi cũng thấy hèn hèn,
không đi phải nói là rất hèn ấy chứ, vừa hèn vừa ích kỷ.

Thế là nói với mẹ:
-“Con phải đi mẹ ạ. Con đi, con sẽ gọi về cho mẹ để mẹ đừng lo”.
Thế là mẹ em ở nhà túc trực điện thoại chờ con gọi về. Buồn!"

Hai hình ảnh trái ngược


Tuy nhiên, sau khi bị đẩy ra khỏi khu vực Đại sứ quán Trung Quốc thì chính những bạn trẻ tham gia biểu tình đã tạo ra một hình ảnh khác. Hình ảnh đó quá đẹp, quá tươi mà cô chẳng bao giờ tưởng tượng sẽ được nhìn thấy ở một buổi xuống đường mà ai cũng ngại chuyện dữ nhiều hơn chuyện lành như thế này. Cô kể:


-"Trong tình huống như thế thì các bạn vẫn nhắc nhở nhau là phải hết sức bình tĩnh, không được nổi nóng, không được chửi bậy, không được văng tục, nói chung là ngoan lắm, cái mà bình thường người ta không hình dung được.

Em cũng như nhiều người hay nghĩ là thanh niên Việt Nam hư hỏng, ăn chơi, chửi bậy nhiều, nhất là miền Bắc, chả biết gì, kiến thức chính trị thì không có, nhưng đúng là hôm qua em thấy rất tuyệt vời.


Các bạn cực kỳ có ý thức, rất giữ hình ảnh.
Em nghĩ là kể cả công an có muốn đánh thì cũng khó mà nghĩ ra cớ.

Em chưa bao giờ thấy sự tương thân tương ái như thế ở người Việt, có lẽ là từ SEAGAMES mới thấy thân thiết nhau như thế, chứ còn bình thường ở ngoài đường mà đụng xe vào nhau là chửi nhau luôn. Bây giờ thì không."


Điều làm cho cô ngỡ ngàng không chỉ vì phát hiện được những viên ngọc đẹp lấp lánh ẩn bên trong tâm hồn của những bạn thanh niên tham gia biểu tình hôm ấy, mà cô còn cảm động vì cái vẻ sần sùi bên ngoài vốn rất cần được mài dũa của những hạt ngọc ấy.

Chẳng hạn ở họ vẫn cố hữu cái vẻ trí thức nhưng lại yếu ớt về thể lực:

"Các bạn hết sức lịch sự, không dẫm lên cỏ nhưng công an thì cứ đứng lên cỏ, đạp lên cỏ và đẩy tay, dùng khiên xô, chả có một chút tình người nào cả!
Nhìn rất ức chế, thực sự các bạn kiềm chế được là một nỗ lực lớn.

Em rất thương, nhìn những cảnh đấy mình nhiều lúc muốn rơi nước mắt.

Sinh viên thì nghèo, gầy, ai cũng mồ hôi mồ kê, nhiều người mắt kính dầy cộp, trông hom hem.
Nhưng có một điều phải khẳng định là em tin rằng không chủ trương đánh, bởi vì nếu mà mạnh tay thì tan hết.
Sinh viên ta thì thể lực hơi yếu, rất ít bạn to khỏe. Em nghĩ là với những bạn đấy mà nếu đánh thì… chết chứ không phải không, gầy yếu quá! (cười)"


Cũng vẫn là điểm yếu về ngoại ngữ:

"Có một phóng viên người nước ngoài đi cùng đoàn, các bạn cũng rất nhiệt tình trả lời mà các bạn nói tiếng Anh thì rất tệ (cười).
Em cũng muốn nói một điểm là có lẽ thanh niên Việt Nam phải cập nhật thêm tiếng Anh của mình.
Các bạn ấy vừa thở vừa nói (vì đi cũng mệt, tay cầm cờ nặng), thở hổn hển và nói rất ê a đúng kiểu tiếng Anh Việt Nam:
-“They cut our cable. They hate us. We do hate them!”,
tức là nó rất… bồi!"

Nhưng trên tất cả, cô phải thừa nhận là họ đẹp. Không dưới một lần, họ đã cho khiến khóe mắt cô cay cay:

"Vẻ đẹp của các bạn là vẻ đẹp vừa ngây thơ trong sáng, vừa đoàn kết, yêu nước.


Nhiều bạn không có cờ quạt gì đâu, chỉ in khẩu hiệu ra giấy A4 rất bình thường, trông khá là nghèo, trên đó in chữ:
- “Phản đối Trung Quốc gây hấn”.

Có một bạn thanh niên còn vác một chiếc xe đạp ra để chặn ngang, để cho họ không đẩy được nữa, che cho các bạn.

Hình ảnh đó rất cảm động, tức là dùng thân mình và lấy xe đạp chặn để cho các bạn xung quanh không bị đẩy nữa."

Cô bảo, càng chứng kiến những hình ảnh đẹp, cảm động như thế, cô càng thấy đau lòng và nỗi đau ấy át cả niềm vui phát hiện ngọc quý:


"Cái khổ lớn nhất của cuộc biểu tình, em thấy là lẽ ra như ở nước khác thì họ phải sợ Trung Quốc chứ ai lại đi sợ chính quyền.

Đi biểu tình đâm ra lại sợ nhất người nhà mình, chứ không phải sợ bên kia.

Đấy là cái đau khổ nhất!"


Vừa rồi là tâm sự của một bạn trẻ tham gia biểu tình tại Hà Nội vào ngày 5/6. Sau sự kiện lịch sử trên, thanh niên Việt Nam tiếp tục xuống đường các tuần tiếp theo mặc cho số lượng người tham gia có phần giảm đi. Phải chăng thanh niên Việt Nam đã “vươn vai thành Thánh Gióng” qua các sự kiện trên?

Các nhà giáo dục, các chuyên gia nhận xét thế nào về những gì thế hệ trẻ thể hiện trong các cuộc biểu tình vừa qua?

Khánh An


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Sáu, 24 Jun 2011, 10:53 PM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
sẵn câu chuyện của thầy con xin ké vào 1 chút câu chuyện của con,vốn con sinh họat bên forum benhvientinhoc.com cách đây 1 năm mấy,có quen với 1 bạn là du học sinh bên Mỹ,một hôm chat chít bạn mới tâm sự với con:
-hôm nay tôi có chuyện tức lắm hải àh
-làm gì mà ông tức
-chuyện tôi kể ra ông nghe chắc ông cũng phát điên như tôi
-ơ hay,chuyện của ông có dính gì đến tôi.
-để tôi kể ông nghe,chuyện là sớm nay tôi đi học lên xe buýt,ngồi ở đó có 1 con nhỏ người Mỹ da màu,1 con nhỏ người Hoa,tôi tính hay lý sự lại muốn luyện thêm tiếng anh tiếng em cho nó tốt nên mới làm quen với con nhỏ người Mỹ,nói tào lao 1 hồi nhỏ người Mỹ hỏi tôi:
*"bạn từ đâu đến,là người nước nào"
*tôi mới tự hào trả lời"tôi đến từ VIỆT NAM,TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM"
*VIỆT NAM là ở đâu vậy bạn
tôi chưa kịp trả lời nhỏ Trung Quốc ngồi kế bên nó nói với nhỏ Mỹ vầy nè:
*VIỆT NAM là thuộc địa của Trung quốc,người VIỆT NAM là nô lệ của người Trung Quốc
-thôi,ông đừng kể nữa,để tôi đi uống thuốc
-sao lại đi uống thuốc
-ông kể tôi nghe tới đây tôi sắp "tăng xông máu",tôi không uống thuốc ngồi 1 lát tôi "tăng xông máu" chết.
Qua câu chuyện của người bạn,không ngờ Trung Quốc lại truyền những tư tưởng khó ngờ đến cho thế hệ trẻ của họ,và đến nay qua các hành động của họ cho thấy mục đích chưa nằm ở Hòang Sa,Trường Sa.Còn những cái xa hơn nữa nếu như cứ để họ lấn tới mà mình cứ gồng mình chịu đựng.


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 25 Jun 2011, 12:03 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Dư âm Hội thảo Biển Đông


Báo chí Việt Nam có được ‘một bữa tiệc thông tin thịnh soạn’ khi các học giả quốc tế dự Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông ở Washington bác bỏ ‘Đường Lưỡi Bò’ phi lý mà Trung Quốc áp đặt.

RFA

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam, đang thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-06-2011.

Đã đến lúc phải lên tiếng công khai và mạnh mẽ


Trong cuộc hội thảo hai ngày 20-21/6 một người của Tòa Đại sứ Trung Quốc đã bất ngờ đặt câu hỏi cho phía Việt Nam, là nếu không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ liệu Việt Nam có phản ứng mạnh như vừa qua không và Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì trong cuộc tranh chấp này. Luật sư Nguyễn Duy Chiến cộng tác viên Học viện Ngoại giao Hà Nội đáp trả và được tán thưởng bằng những tràng pháo tay vang dội. Ông nói:
-“Hoa Kỳ là một cường quốc. Và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới trong đó có hòa bình ở Đông Nam Á.”

GS Tô Hạo Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế trường Đại học Ngoại giao Bắc Kinh là học giả duy nhất của Trung Quốc tại cuộc hội thảo nói rằng, trong quá khứ tàu Trung Quốc đã từng cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam, nhưng vụ Bình Minh 02 Việt Nam phản ứng rất dữ dội hơn hẳn với truyền thống hành xử của mình và Trung Quốc hết sức ngạc nhiên trước phản ứng này.


Luật sư Nguyễn Duy Chiến thuyết trình tại buổi Hội thảo về An ninh Biển Đông hôm 21/6/2011. RFA photo


Được yêu cầu nhận định về vấn đề vừa nêu, ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam ở Úc và Thái Lan phát biểu từ Hà Nội:
- “Đây là sự cố công xuyên tạc của ông Tô Hạo, việc lần trước làm lần sau làm cùng một hành động, thì nó đều là hành động phi pháp trái luật pháp quốc tế mà tự ông Tô Hạo cũng thấy đó là những hành động hung hãn. Thế còn Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng rồi mà Trung Quốc vẫn cứ làm như vậy là thể hiện thái độ kiên trì theo đuổi chủ trương đã định sẵn của Trung Quốc không có gì bào chữa được hết.”

Cùng về việc tại sao Việt Nam đã không sớm đánh động dư luận sau khi Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên Biển Đông từ 2007. Những vụ cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam đã từng xảy ra mà người dân Việt Nam không được thông tin. Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
-"Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi nghĩ những vụ việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông thì chính phủ Việt Nam đã có những trao đổi quan hệ và phản kháng tuy trong âm thầm muốn tạo ra sự thân thiện hòa hợp giữa hai nước. Và đến lúc Việt Nam phải lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ. Trung Quốc đã thấy được phản ứng của quốc tế đối với việc mình làm như thế nào. Tôi nghĩ rằng dân chúng Việt Nam biết rất rõ về những sự việc xảy ra như vậy, nhưng báo chí Việt Nam không đưa tin.”

Sau cuộc hội thảo do CSIS Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức tại Thủ đô Washington qui tụ những học giả tầm cỡ của thế giới, Việt Nam đã chọn được ba đại biểu có cách ứng xử mà người tham dự cho là trên mức trông đợi, để giúp tranh thủ được sự ủng hộ của công luận quốc tế. Tuy vậy, sau khi Trung Quốc leo thang gây hấn ngay trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, trên các diễn đàn mạng nhiều nhà trí thức học giả đặt vấn đề là chính phủ phải công khai minh bạch cho nhân dân biết lập trường và thái độ ứng xử của mình đối với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ lại chưa thể hiện được phong cách mà người dân mong muốn. Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
- “Những cuộc xuống đường của nhân dân TP.HCM và Hà Nội cũng một phần nào biểu lộ thái độ của mình đối với những động thái chậm chạp và không rõ ràng của chính phủ trứơc những vấn đề xảy ra ở Biển Đông. Việc ba học giả Việt Nam phát biểu một cách sòng phẳng và minh bạch ở một cuộc hội thảo, tôi vẫn không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại không có được sự sòng phẳng và minh bạch như vậy.

Hội thảo CSIS đã được tổ chức vào đúng thời điểm


Việt Nam khá may mắn khi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Quốc tế CSIS tổ chức cuộc hội thảo An ninh Hàng hải Biển đông. CSIS là một tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington, CSIS có tầm cỡ quốc tế được thành lập từ đầu thập niên 1960, Trung tâm này cung cấp các giải pháp chiến lược và chính sách cho các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, các định chế quốc tế, cho khu vực tư và xã hội dân sự.

Những cuộc hội thảo về tranh chấp Biển Đông đã từng được nhiều viện nghiên cứu ở các nước tổ chức nhưng chưa khi nào nóng bỏng và nhiều cảm xúc như cuộc hội thảo 20-21/6 ở Thủ đô Hoa Kỳ.
Cựu Đại sứ Nguyễn Trung từ Hà Nội nhận định:
- “Tôi rất hoan nghinh hội thảo của CSIS, đấy là cuộc hội thảo phù hợp với nhìn nhận chung của công luận của thế giới về những gì đang xảy ra ở trên Biển Đông, thế còn quan điểm và lập trường của Việt Nam về mọi chuyện trên Biển Đông thì tôi nghĩ là rất rõ, hội thảo cũng nói lên sự đồng tình rất rõ. Tôi hy vọng ít nhất hội thảo cũng làm rõ được vấn đề và thứ hai cũng nhấn mạnh thêm nữa là Trung Quốc phải ngồi vào đàm phán với tất cả các bên hữu quan để mà tìm ra các giải pháp, lúc này mà còn tiếp tục các biện pháp gây căng thẳng rồi gây mất ổn định trên Biển Đông thì nó chả phù hợp với dư luận chung. Cái này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc hôi thảo.”

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái cho rằng cuộc hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ có những thông tin nóng sốt như một bữa tiệc thịnh soạn cho báo chí trong nước, nhưng ông cảm thấy là báo chí có vẻ hơi ‘kiêng khem’:
-“Tôi cũng không hiểu là làm sao, phản ứng của ba đại diện Việt Nam nghe ‘quá đã’ như vậy mà báo chí Việt Nam không tường thuật đầy đủ các chi tiết cho dân chúng biết. Phản ứng của ba đại biểu Việt Nam đã đưa tới kết quả rất tốt là quốc tế đã ủng hộ và đứng về phía việt Nam và tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng lúng túng trong hội thảo này.”


Tàu Bình Minh 02 sau khi bị các tàu hải giám Trung Quốc bao vây cắt cáp, đã cập cảng Nha Trang để làm công tác hậu cần, sửa chữa nhẹ. Ảnh: PetroTimes


Mọi căng thẳng trên Biển Đông đều bắt nguồn từ chủ quyền lãnh hải ‘đường lưỡi bò 9 điểm’ do Trung Quốc đơn phương áp đặt. Đây là một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ pháp lý và đi ngược lại công ước về luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. GS Tô Hạo học giả của Bắc Kinh đã không thể biện giải trước các chất vấn của các học giả thế giới về thực chất đường lưỡi bò, bản đồ 9 điểm hình chữ U thể hiện điều gì và dựa trên chứng lý nào.
Tham vọng của Trung Quốc muốn làm bá chủ Biển Đông đã bị bóc trần tại Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông do CSIS tổ chức ở Washington, hy vọng những gì đúc kết từ Hội thảo sẽ đóng góp một cách hữu ích cho Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) tổ chức vào tháng 7 sắp tới và Hội nghị Thượng đỉnh Đông á vào tháng 10 tại Indonesia.
Cùng với các chuyên gia học giả hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông, các quan chức cấp cao, các nhà quản lý và giới truyền thông, các đại diện Việt Nam TS Trần Trường Thủy, Giám đốc chương trình nghiên cứu Biển Đông, Luật sư Nguyễn Duy Chiến thuộc Học viện Ngoại giao và TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, quả thật đã cùng nhau để lại những dư âm đầy thú vị.

(Nguồn: http://www.datviet.com/baodatv....ng.html )


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Bảy, 25 Jun 2011, 4:00 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974
Friday, June 24, 2011 7:00:55 PM

Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)



Hà Giang/Người Việt



WASHINGTON (NV)
- Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp - căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.


Tiến sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.



Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc



Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đã thốt lên:

”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.



Diễn giả Hà Nội: Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt



Ba diễn giả đến từ Hà Nội cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

Ðặc biệt là Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

“Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

Ông nói:

“Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến sự kiện lịch sử này.

Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

Còn về phía Việt Nam, sự kiện Hà Nội lần đầu tiên nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 phải được đánh giá như thế nào?

Source:( http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=133020&z=2 )


Đại Bi Chú
 
LouAnn Date: Thứ Hai, 27 Jun 2011, 0:24 AM | Message # 6
Major
Group: Users
Messages: 86
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 27 Jun 2011, 0:33 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
ThuanThien Date: Thứ Ba, 28 Jun 2011, 8:49 AM | Message # 8
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng


Gặp nhân chứng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

27/06/2011 22:38

Cuối tuần qua, đại diện báo Đại Đoàn Kết đã tìm về miền Tây Nam Bộ để gặp lại những nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Qua từng câu chuyện cảm động được các ông kể, chúng tôi cảm nhận cảm xúc đặc biệt mà những người Việt đã phải trải qua khi chứng kiến biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm chiếm bằng vũ lực.

Chiến đấu tới hơi thở cuối cùng

Giai đoạn 1973 – 1974, khi Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris đã được ký kết, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trở thành việc riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, cùng với rút quân trên bộ, Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ cũng được lệnh rút hỏi khu vực Biển Đông.



Đại diện Báo Đại đoàn kết trao đổi với các nhân chứng của trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ông Nguyễn Văn Chọn, thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 (trái); Ông Tư Hà, thủy thủ tuần dương hạm Nhật Tảo - HQ-10 (giữa)

Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ. Ngay sau đó, Trung Quốc tiến hành liên tiếp các cuộc đổ bộ xâm chiếm các đảo đá và bãi ngầm trên quần đảo Hoàng Sa, cho đến khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện được vào tháng 1-1974 và xảy ra trận thủy chiến để bảo vệ Hoàng Sa.

Ông Trần Văn Hà (tên thường gọi Tư Hà, 58 tuổi, hiện cư ngụ tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), thủy thủ tàu Nhật Tảo (HQ - 10), một trong 4 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa tham gia vào trận chiến kể lại: "Chiều 18-1, khi đang tuần tra ở vùng biển Đà Nẵng – Quy Nhơn, tàu chúng tôi bất ngờ nhận được lệnh đi Hoàng Sa. Không khí của các thủy thủ tàu lúc đó đều hết sức căng thẳng, nhưng tất cả đều sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại. Cũng ngay chiều cùng ngày chúng tôi được học các ký hiệu nhận dạng tàu địch để sẵn sàng chiến đấu."


Theo ông Hà bồi hồi nhớ lại, cùng với tàu HQ-10, còn có 3 tàu khác của Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến là tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4). "Sáng 19-1, khi tàu Nhật Tảo tới đúng tọa độ vị trí tập trung thì đã thấy 3 tàu bạn có mặt, nhưng cách khu vực tập hợp vài hải lý còn có thêm 4 tàu Trung Quốc cùng xuất hiện. Linh tính tôi mách bảo chắc chắn sắp xảy ra giao tranh giữa hai phía".

Tiếp đó, các tàu Việt Nam liên tục phát tín hiệu hàng hải yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía tàu Trung Quốc cũng phản ứng lại tương tự. Tới 10h30 cùng ngày, khi Trung Quốc tiếp tục bất hợp tác, có dấu hiệu cố tình gây sự, dùng bạo lực tấn công xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam thì không còn cách nào khác, tàu Nhật Tảo được lệnh khai hỏa.




Ngay sau đó, liên tục các tiếng nổ lớn dồn dập oang trời từ cả hai phía. Riêng tàu HQ-10 bị hỏa lực của địch bắn dữ dội; thông tin cháy ở các buồng máy 1, sau đó là buồng máy số 2 được truyền đi liên tục qua bộ đàm. "Bộ phận thủy thủ cơ khí chúng tôi được lệnh lên boong tàu hỗ trợ lực lượng trực chiến lúc này đã bị chết phần nửa. Xác chết đầy trên boong; tàu bị hư hỏng nặng và bốc cháy nhiều vị trí. Ngay cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà cũng bị chết do đài chỉ huy bị hỏa lực địch bắn trúng”.

Ông Hà nhớ như in: "Khi tàu đã mất khả năng khiển dụng, HQ-10 phát tín hiệu cầu cứu sang các tàu bạn, tuy nhiên lúc này cả HQ-4 và HQ-5 đã rời đi, còn tàu HQ-16 tuy chưa rút kịp nhưng cũng bị hư hỏng nặng, khó có thể tương trợ HQ-10. Ngay trong khoảnh khắc đó, chúng tôi nghe lệnh mới từ Bộ Chỉ huy yêu cầu thủy thủ tàu đào thoát xuống các bè lưới trôi trên biển”.




Ông Trần Văn Hà, một trong những thủy thủ thoát khỏi tàu sau cùng và nằm lênh đênh trên biển trong khu vực xảy ra trận chiến nên đã chứng kiến và kể lại: "Dù bị hư hỏng nặng, phần nửa thủy thủ tàu đã chết, tuy nhiên những thủy thủ bị thương không còn khả năng đào thoát vẫn tiếp tục bám giữ vị trí chiến đấu. Các khẩu pháo 40 ly từ HQ-10 vẫn nổ giòn giã vào tàu Trung Quốc khiến các tàu này phải vất vả chống trả. Cuộc đấu súng cứ thế kéo dài tới chiều tối mới kết thúc khi hỏa lực từ tàu HQ-10 ngừng hẳn và chìm xuống biển sâu".

"Có lẽ đến lúc đó những thủy thủ còn lại trên tàu đã kiệt sức hoặc bị trúng đạn. Họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để hơn 20 đồng đội đào thoát thành công trên các bè lưới. 58 người con nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này vì đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc Việt Nam”, ông Tư Hà xúc động.


"Cảm nhận chủ quyền dân tộc nơi đảo xa"

Ông Nguyễn Văn Chọn (61 tuổi, hiện ngụ tại xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 kể lại: "Sáng ngày 19-1, tàu HQ-6 được lệnh tức tốc ra Hoàng Sa hỗ trợ trận chiến. Tuy nhiên, do xuất phát chậm, HQ-6 đã không thể tới kịp hỗ trợ đồng đội, cùng lúc đó thì tin hộ tống hạm Nhật Tảo bị nạn khiến chúng tôi hết sức lo lắng về số phận của anh em thủy thủ tàu. Thật may, 4 ngày sau tin anh Tư Hà (tên thường gọi của ông Trần Văn Hà-NV) cùng 19 thủy thủ khác được tàu Hà Lan cứu sống đã phần nào khiến chúng tôi nguôi ngoai. Sau đó hầu hết chúng tôi được phân công nhiệm vụ khác”.

Từng nhiều lần tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa, ông Chọn cho biết: "Trong giai đoạn từ năm 1971 – 1973, tuần dương hạm HQ-6 từng nhiều lần được lệnh tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong những lần ấy, tôi từng trực tiếp phát hiện các bia chủ quyền có khắc ngự bút của vua Minh Mạng, ngoài ra có một đảo tương đối lớn (không nhớ tên) còn có cả Đài Khí tượng do Pháp dựng từ các thập kỷ trước đó”.

Về sau này, trong các tài liệu còn lưu giữ lại xác nhận Đài Khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa là do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một đơn vị hải quân của Chính quyền Sài Gòn cũ. Điều này cho thấy hồi ức của ông Chọn là có cơ sở, hơn nữa cũng phù hợp với các thư tịch từ thời Nhà Nguyễn đã xác định.

"Cuộc chiến đã lùi xa hơn 38 năm, dù không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha nhưng chúng tôi luôn nhận thức nơi biên cương ấy vẫn là vùng biển đảo chủ quyền của dân tộc Việt Nam; là máu, là nước mắt mà biết bao con người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ", ông Chọn tâm sự.


Thạch Sơn - Thành Luân (Đại Đoàn Kết)



Suy tôn anh hùng- 28/06/2011

Tôi đã khóc khi đọc lời kể của các Anh hùng bảo vệ Tổ Quốc. Xin tri ân, xin Nhà Nước phong Anh hùng Liệt sĩ cho 58 chiến sĩ đã bỏ mình vì bảo vệ những gì thiêng liêng nhất của Tổ Quốc.

(Thanh quang)

Vinh danh những người con đất Việt- 28/06/2011

Rất xúc động và tự hào những người con đất Việt đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, đến viên đạn cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Từ ngàn đời nay và mãi mãi ngàn đời sau tư tưởng Đại Hán của phương Bắc không bao giờ thay đổi. Nhưng lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc, tinh thần không bao giờ chịu khuất phục của dân tộc Việt cũng không bao giờ phai mờ. Tuy không giữ được mảnh đất biển trời của Cha ông để lại do tính chất của thời điểm... nhưng các anh là những anh hùng của nước Việt, của dân tộc VN. Tôi rất nhất trí với đề xuất của bạn Thanh Quang; hãy vinh danh và trao tặng 58 chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho tổ quốc. (Dù chưa có tiền lệ nhưng hãy biết ơn tất cả những người đã hy sinh cho tổ quốc VN trước ngoại bang.)

(Nguyễn Đại Long)

NGUỒN :http://vtc.vn/311-291276/quoc-te/gap-nhan-chung-tran-hai-chien-hoang-sa-nam-1974.htm#
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 28 Jun 2011, 5:25 PM | Message # 9
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
ThiệnTâm Date: Thứ Sáu, 12 Aug 2011, 11:01 AM | Message # 10
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng


Message edited by ThiệnTâm - Thứ Tư, 23 Jul 2014, 7:57 AM
 
LSK Date: Thứ Sáu, 12 Aug 2011, 11:38 AM | Message # 11
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
.........

Khi Quốc Tuấn lâm bệnh, vua ngự tới nhà riêng ở Vạn Kiếp thăm và hỏi rằng:
" Nếu như có mệnh hệ nào giặc phương Bắc lại đến xâm lược thì có phương sách nào chống lại chúng?".

Quốc Tuấn tâu rằng:

" Ngày xưa Triệu Võ đế dựng nước thì dân chúng ta làm kế "Thanh dã" (vườn không nhà trống), còn đại quân từ Châu Khâm, Châu Liêm đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh đánh úp phía sau. Đó một thời. Đến thời Đinh Lê chọn được người hiền lương nước Nam mới mạnh, phương Bắc suy yếu, trên dưới đồng tâm, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống đó là một thời.
Vua Lý mở nền, Nhà Tống xâm lăng dùng Lý Thường Kiệt đánh Châu Khâm, Châu Liêm, mấy lần đánh tận đến Mai Lĩnh là vì có thế vây.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bủa vây 4 mặt. Vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục (hoà thuận), cả nước góp sức. Đây là việc giặc tự đến chịu trói. Cái ấy do trời xui khiến như thế. Đại để giặc cậy thường trận ta dựa đoản binh , lấy đoản chế trường là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy giặc ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì thế dè chế ngự. Nếu nó dần dà như kiểu tằm ăn không cần tốc thắng thì phải dùng tướng giỏi.
Xem cách cơ biến như việc đánh cờ, tuỳ cơ ứng biến. Ngoài ra còn cần phải có một đội quân một lòng một dạ gắn bó như tình cha con, sau đó mới có thể dùng được. Hơn nữa, phải khoan sức cho dân để làm kế sâu gốc bền rễ. Đấy là thượng sách để giữ nước vậy. "




Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn
 
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » HOÀNG SA (THỜI VUA TỰ-ĐỨC)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO