Thứ Sáu
26 Apr 2024
1:36 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » KHỔNG-TỬ VÀ BÁCH VIỆT (Phạm Văn Oanh)
KHỔNG-TỬ VÀ BÁCH VIỆT
atoanmt Date: Thứ Năm, 18 Apr 2013, 1:29 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
KHỔNG-TỬ VÀ BÁCH VIỆT

Phạm Văn Oanh


Một câu nói rất đơn giản trong lúc bàn về các học thuyết của Khổng Tử nhưng khi được yêu cầu giải thích trao đổi qua lại đã dẫn đến một đề tài ngộ nghĩnh thú vị. Câu nói vô tình đã trở nên đề tài thảo luận đó chính là:
Khổng Tử Có Thể Là Người Việt Nhưng Không Thể Là Người Hán.

Nhận định này được chứng minh bằng những lý luận đơn giản chính xác và ngắn gọn dựa vào bút tích và cách dùng chữ của cổ nhân. Những dữ liệu quan trọng cần thiết gồm có một bản đồ cổ, tư tưởng và sách vở của Khổng Tử, lá thư của Hán Cao Tổ gởi cho Triệu Đà, và các chữ Đế (Đế Nghiêu, Đế Thuấn), Văn (Văn Lang, Văn Miếu, Văn Vương, Văn thân), Thần Nông, và Xích Quỷ sẽ được lần lượt trình bầy và phối hợp.

Trước hết, để bàn về cổ sử chúng ta cần thống nhất về cách dùng ký hiệu để định mốc thời gian hay lịch trình được dùng theo sau số các năm xảy ra trước Tây Lịch, Chúa Giáng Sinh, hay Công Nguyên. Những chữ đi sau số năm đó nói lên thời gian bao nhiêu năm tính ngược lên kể từ lúc có Tây Lịch 2010 năm về trước đến nay và thường được viết tắt là TCN (Trước Công Nguyên). Thí dụ như 2879 TCN là để chỉ 4889 năm tính đến nay (2879 + 2010 = 4889) hay đã xảy ra 4889 năm về trước khi người Việt lập quốc.

Trái với Tây lịch, con số đi trước ký hiệu TCN càng lớn thì (năm đó)
mốc thời gian đó càng cổ xưa hơn. Một điểm quan trọng khác được bộc lộ khá rõ ràng qua câu viết của Will Duran trong cuốn Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc (1990): Chỉ từ năm 776 TCN (2786 năm trước) đến nay, những lời của các sử gia Trung Hoa mới gần đáng tin. Như vậy các sử liệu liên can đến giai đoạn trước đó cần phải được sàng lọc qua một hệ thống hay cơ sở lý luận vững chắc hoặc chúng ta chỉ cần dùng những dữ kiện kể từ thời Khổng Tử để bổ túc hay xây dựng nền tảng lý luận để hiểu sử Việt và Trung Hoa.

Khổng Tử (sinh năm 551 TCN và mất năm 479 TCN) được coi như là một triết gia, một học giả và một bậc tôn sư xuất sắc lỗi lạc của Đông Phương nói riêng và của nhân loại nói chung. Nếu chúng ta tin rằng Khổng Tử là một học giả đáng tín nhiệm và công trình biên soạn của ông qua Kinh Xuân Thu được coi là bộ sử đầu tiên thì chúng ta chỉ cần đi ngược dòng thời gian khoảng 3000 năm (1000 năm TCN), để phác họa lại bức tranh lịch sử một cách trung thực bằng những tương quan mật thiết giữa Việt - Trung Hoa và Khổng Tử.

Theo Kinh Xuân Thu thì mãi đến 770 TCN nhà Chu mới dời đến Lạc Ấp phía Đông và giai đoạn Đông Chu Xuân Thu bắt đầu từ đó. Thời thượng cổ trước đó thường được thấy nhắc đến tam Hoàng và ngũ Đế để chỉ những vị vua thủy tổ đã mất từ hàng ngàn năm trước thời Khổng Tử. Thời Khổng Tử trở về trước, chỉ sau khi các vua đã mất mới được gọi hay tôn xưng là Đế. Chúng ta chọn mốc thời gian 3000 năm trước đây và bộ Kinh Xuân Thu làm nền tảng phác họa lại bức tranh lịch sử Hán Việt cho nên con người, sách của Khổng Tử và của các học trò của ông soạn có giá trị rất cao đối với nguồn gốc Việt và di sản tinh thần vô giá xuất phát từ phương Nam.

Theo bản đồ các nước cuối đời nhà Chu trong đó có nước Lỗ (Lu) của Khổng Tử và Việt (Yueh), Trung Hoa lúc đó nếu có thì cũng còn rất nhỏ bé trên bản đồ này, nằm ngay vùng được gạch chéo nơi lưu vực Trung Nguyên sông Hoàng Hà gần Vệ, Sủng, và Lỗ. Trong khi Việt (hay Yueh) nằm cách đấy không xa phía Đông Nam sông Dương Tử và lớn hơn khoảng 8 lần nước Trung Hoa. Trung Hoa hàng trăm năm sau này, từ thời Tần Thủy Hoàng mới lớn mạnh bành trướng tiếp tục theo hướng Đông Nam, dùng kim chỉ Nam làm tiêu chuẩn định hướng phát triển, đặt Đông Cung thái tử để nối ngôi và tiếp tục công việc mở mang bờ cõi.

Chính nhờ vào bản đồ nho nhỏ này mà chúng ta có thể khẳng định nước Tàu tới thời Khổng Tử (500 TCN trước công nguyên hay 2500 năm trước đây) vẫn chưa có, nhưng đã có một nước Việt khá lớn, lập quốc vào khoảng 25 thế kỷ trước đó. Các bản đồ sau này tuy đẹp, nhiều chi tiết, nhưng không chút giá trị cho những nước đã bị đồng hóa hay xóa tên trên bản đồ. Cái bản đồ nho nhỏ in lại dưới đây cũng cho thấy Việt đã có trước và lớn mạnh hơn Trung Hoa 2500 năm trước đây cho nên những giải thích hay lập luận cho rằng Việt bắt nguồn từ Tàu hay vay mượn văn hóa của Tàu vừa vô lý vừa trái với các dữ kiện lịch sử.


Vào thời nhà Chu, các vương hay vua cai trị và giữ Thiên Mệnh trên
nguyên tắc trị vì thiên hạ, nhưng trên thực tế thì vua nhà Chu được các lãnh chúa, chư hầu, quý tộc chung quanh thần phục bảo vệ. Sự phân hóa và hiện hữu của các nước nhỏ chư hầu có lẽ là do các vua chúa qua nhiều đời trướcđó tổ chức cơ cấu xã hội trải qua hàng ngàn năm từ khi Việt lập quốc đã lần lượt chia lãnh thổ đất đai cho con cháu và công thần. Ban đầu các nước chư hầu phát triển mạnh dần rồi lấn át nhà Chu và tìm cách giành độc lập dẫn đến tình trạng một số chư hầu lớn ra tay thâu tóm khoảng 170 tiểu quốc thành 5 Bá Chủ lớn gọi là Ngũ Bá.

Trong số Ngũ Bá lúc đó có 4 Bá Chủ là Tần, Tấn, Tề, Sở đồng thời còn có hai nước Ngô và Việt tranh chấp cho đến lúc Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô và trục xuất Ngô Phù Sai (496 TCN) trong thời Khổng Tử và từ đó Việt đã trở thành Bá Chủ thứ năm trong Ngũ Bá.

Mãi đến thời Chiến Quốc năm 221 TCN, Tần Doanh Chính (Tần Thủy
Hoàng) mới thống nhất nhiều nước tạo ra Trung Hoa sau này. Ông bỏ chức Vương và ghép hai chữ Hoàng (lấy từ Tam Hoàng) và Đế (lấy từ Ngũ Đế) để trở thành Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa với vị thế cao hơn các vua hay vương và để tập trung quyền hành cho Thiên Tử tại trọng tâm hay Trung Quốc. Trung Hoa vì vậy đã chính thức được thành lập và trở thành một quốc gia lớn mạnh từ thời Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN.

Chữ Thủy có nghĩa là đầu tiên nên Thủy Hoàng là vị Hoàng Đế đầu tiên. Nhưng không bao lâu sau khi Tần Thủy Hoàng mất, Hoàng Đế thứ nhì hay Nhị Thế Hoàng Đế lên nối ngôi không giữ được sự thống nhất đoàn kết và các chư hầu lại bùng lên tranh giành khôi phục đất nước cũ của họ. Ở thời điểm này, khoảng 300 năm sau Khổng Tử, Vua Sở lúc đó (theo sử gia Trung Hoa Hứa Văn Tiều thì nước Sở xuất hiện từ thế kỷ thứ 11 trước công nguyên hay 1100 TCN do dân An Nam (Bách Việt) thành lập) đã sai Lưu Bang và Hạng Võ đi chiếm lại kinh đô nhà Tần do con của Tần Thủy Hoàng cai trị.

Hai vị này tranh chấp đưa đến Hán (Lưu Bang) và Sở (Hạng Võ giết vua Sở xưng Sở Bá Vương) tranh hùng đẫm máu. Lưu Bang lớn tuổi khôn ngoan hơn Hạng Võ nên cuối cùng đã thắng và trở nên Hán Cao Tổ chính thức thiết lập nhà Hán cùng lúc với Triệu Đà đang xâm chiếm Âu Lạc và củng cố xây dựng Nam Việt. Triệu Đà vốn người nước Triệu, sau khi nước Triệu bị Tần Thủy Hoàng chiếm, Triệu Đà ra làm quan nhà Tần và được sai mang quân đi đánh nước Việt mang tên Âu Lạc thời An Dương Vương Thục Phán (257 TCN - 207 TCN).

Đánh mãi không xong, Triệu Đà và Thục Phán lại trở thành suôi gia khi con trai Triệu Đà là Trọng Thủy lấy Mỵ Nương con gái vua nước Âu Lạc An Dương Vương. Sau này Triệu Đà hạ thủ Thục Phán chiếm lấy Âu Lạc cùng khoảng thời gian Lưu Bang chiếm được vương quốc nhà Tần và Sở để khai sáng nhà Hán. Vị vua Hán đầu tiên Hán Cao Tổ Lưu Bang đã cùng Triệu Đà phân chia lãnh thổ gồm nhiều các tộc Bách Việt làm hai phần.

Phía Bắc nhập vào nhà Hán do Hán Cao Tổ cai quản kể cả nước Triệu cũ của Triệu Đà và nước Dương Việt đã bị Tần Thủy Hoàng chiếm khi lập quốc. Phía Nam gồm nhiều tộc Việt kể cả Lạc Việt, do Triệu Đà cai quản gọi chung là Nam Việt.

Sau này Triệu Đà mất lại nhường ngôi cai trị Nam Việt cho cháu nội là con Trọng Thủy và Mỵ Châu. Yếu tố này có thể được suy diễn rộng thêm vì cháu nội của Triệu Đà cũng chính là cháu ngoại của Thục Phán. Thục Phán lấy được nước Việt từ vị vua Hùng Vương cuối cùng và lấy tên nước là Âu Lạc; điều này cho thấy ý định muốn quy tụ các tộc Việt con cháu hậu duệ của Âu Cơ và Lạc Long Quân để chống lại hiểm họa xâm lăng từ nhà Tần phương Bắc.

Thục Phán chấp nhận làm thông gia với Triệu Đà có lẽ là để bành trướng củng cố thêm thế lực quân sự vì cả hai có cùng mục tiêu chính trị và rất có thể cùng là gốc Bách Việt.

Cách thức tổ chức guồng máy xã hội và văn hóa và việc thanh lọc hết các tướng tá cận thần thân Hán của Triệu Đà sau này cho thấy rõ hơn khuynh hướng và nguồn gốc của ông; thêm vào đó, những nỗ lực mở mang bờ cõi làm nhà Hán mất ăn mất ngủ và đặt tên nước là Nam Việt nói lên phần nào ước vọng của Triệu Đà là một ngày nào đó sẽ thống nhất, lấy lại được nửa giang sơn Bắc Việt đã bị nhà Hán chiếm đoạt vì ông chỉ còn cai trị phần Nam Việt.

Hán Cao Tổ tuy là đời vua thứ nhất của nhà Hán nhưng cũng được coi như vị Hoàng Đế thứ ba của Trung Hoa sau cha con Tần Thủy Hoàng. Sau này nhà Hán nhiều lần tìm cách chiêu dụ Triệu Đà quy hàng nhất là sau khi Hán Cao Tổ mất, nhưng không được nên đã cho người đập phá mồ mả tổ tiên của ông (nằm trên đất Triệu cũ phía Bắc rặng Ngũ Lĩnh nay thuộc nhà Hán) rồi lại cho tái thiết tu sửa khi Triệu Đà bớt công phá mở mang bờ cõi Nam Việt. Ngay thời điểm đó nước Mân Việt vẫn chưa thần phục hợp tác với Nam Việt của Triệu Đà. Có lần nhà Hán bao vây kinh tế cấm vận không cho các chư hầu buôn bán kim loại với Nam Việt của Triệu Đà nhưng vẫn không có hiệu quả.

Trần Trọng Kim sau này có dịch thơ của Hán Cao Tổ gởi cho Triệu Đà trong đó thỏa thuận đồng ý Nam Việt hay các tộc Việt phương Nam từ rặng Ngũ Lĩnh trở xuống là do Triệu Đà cai trị. Địa danh Ngũ Lĩnh trong lá thơ này có thể được coi như một ranh giới hay bản đồ chính thức phân chia hai nước do hai vị tiên đế có công lập quốc đã giao kết tôn trọng suốt đời họ. Và lá thư đó có lẽ cũng chính là Thiên Thư mà Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) hơn ngàn năm sau đã nhắc đến qua bản tuyên ngôn độc lập trong các câu:

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư


Theo lịch sử lập quốc của nhà Tần rồi Hán và bản đồ cổ cuối nhà Chu cho thấy, thì vào thời Khổng Tử, nhà Hán chưa được thành lập, và Trung Hoa nếu có cũng còn quá nhỏ và khác biệt với nước Lỗ của Khổng Tử và các nước khác mà ông ngao du xin trọng dụng. Sử thời đó không thấy đề cập việc ông xin giúp cho người Bắc Phương, mà trái lại thường tỏ thái độ khinh thường cái dũng (người Bắc thiên về Dũng, người Nam thiên về Nhân) của họ trong lúc đề cao cái Nhân và Đức từ phương Nam.
Ngay học trò Tử Lộ, là một người có tiếng rất dũng cảm, khi hỏi thầy nếu chọn ba người cùng đi chung thầy sẽ chọn ai thì Khổng Tử cười đáp:

“Đứa thích vuốt râu hùm hay sẵn sàng nhảy xuống sông không cần biết nông sâu là đứa ta không muốn đi chung.”

Hai vị Thánh Vương dùng Đức cai trị nuôi dân mà Khổng Tử hết sức ca ngợi là Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Tên gọi của hai Đế này được cấu trúc theo Việt ngữ thay vì Nghiêu Đế hay Thuấn Đế theo ngôn ngữ Trung Hoa. Điều này cho thấy chữ Đế mà Tần Thủy Hoàng dùng trong danh hiệu Hoàng Đế đầu tiên cũng đã được Khổng Tử dùng theo Việt ngữ hàng trăm năm trước đó.

Ngay cả tên hiệu Thần Nông (thay vì Nông Thần) của vị thủy tổ gốc nông nghiệp phương Nam rất rõ cũng vẫn còn được gọi theo cấu trúc Việt ngữ tại Việt và Trung Hoa ngày nay. Văn Hoá ngôn ngữ Việt vì thế chắc chắn có trước ngôn ngữ Trung Hoa, và các vị Thánh Đế thủy tổ đó có nhiều nét là tổ tiên của Việt tộc hơn là của Hán tộc. Ngoài ra, một trong những vua sáng lập ra nhà Chu là Văn Vương có 7 người con. Văn là chữ cổ Việt có tương quan mật thiết với nguồn gốc và văn hóa Việt (có chú giải thêm sau này).

Người con thứ tư của Văn Vương cai trị nước Lỗ quê quán của Khổng Tử, còn người con thứ bẩy cai trị nước Vệ. Người mà Khổng Tử tôn sùng chính là Chu Công Đán em của Chu Văn Vương. Chữ Văn trong danh hiệu của tổ tiên nhà Chu, nước Lỗ, và Khổng Tử, vì vậy đã có những nét tương quan với nguồn gốc Văn Lang của Việt tộc. Theo Kinh Xuân Thu và Luận Ngữ thì các quốc gia thời đó thường được cai trị bởi cha con, anh em, cậu cháu...

Nước này nhập nước kia hay tách ra thường xuyên. Quốc gia hay lãnh thổ nhiều khi được thành lập để chia cho công thần hay con cháu.
Các nước hễ nghe đồn có người tài giỏi là dùng mọi biện pháp và ngay cả thủ đoạn để mời ra giúp. Các nhân tài trong đó có cả Khổng Tử thường xách gươm giáo đồ nghề lang thang nước này qua nước nọ để tìm minh quân và cơ hội tiến thân lập nghiệp.

Dựa vào những yếu tố trên, Khổng Tử rất có thể phát nguồn từ gốc Bách Việt. Khổng Tử không thể là người Hán vì Trung Hoa lúc đó chưa lập quốc mà nhà Hán cũng chưa có. Khổng Tử có thể là người Việt vì lúc đó một nước Việt đã là một trong 5 Bá Chủ và các tộc Việt đã tản mạn khắp Á châu sau 2500 năm lập quốc được gọi chung là Bách Việt (cho rằng ngay cả Hán Cao Tổ Lưu Bang và Triệu Đà có thể gốc Bách Việt cũng không hoàn toàn vô căn cứ; vì Lưu Bang thân thế mù mờ là người từ nước Sở nên rất có thể cũng là gốc Việt vì chính nước Sở cũng do người Việt thành lập từ 1100 TCN; họ Triệu khá phổ thông ở Việt Nam và cũng có nhiều nhân vật lưu danh hậu thế như bà Triệu Thị Trinh và Triệu Quang Phục sau này).

Người Hán từ lúc lập quốc về trước đó cũng không thiếu gì dân Việt hòa đồng với các chủng từ phía Tây Bắc nguyên thủy khác nòi Việt.

Sau này khi Trung Hoa xâm chiếm đô hộ đất Việt hàng ngàn năm thì còn có thêm rất nhiều người Việt đã bị đồng hoá thành dân Trung quốc gốc Việt. Chính vì người Hán có thể là người Việt hay bắt nguồn từ người Việt cho nên khuynh hướng của Trung Hoa muốn chiếm đoạt tranh giành văn hóa tổ tiên với Việt Nam gốc Lạc Việt cũng không có gì là lạ.
Kết quả tự nhiên của việc nhà Hán phát triển bành trướng chính là sự mất mát hay nhỏ dần của các tộc Việt về cả hai mặt lãnh thổ và nhân sự.

Chữ Văn theo một số nhà ngữ học là chữ rất cổ dùng để chỉ những người phương Nam xâm mình chuyên sống bằng nghề bơi lặn tìm ngọc trai dưới biển. Theo nhà nghiên cứu ngữ học của Trung quốc Lý Lạc Nghị và Jim Water của Hoa Kỳ thì chữ Văn cổ khởi đầu là hình vẽ người xâm hình rồng ở ngực và được biến dạng dần theo thời gian như trong đồ thị phía dưới.

Trang Tử (370 TCN – 301 TCN) thời nhà Chu vẫn còn mô tả người Việt là giống người để tóc ngắn và xâm mình (Việt nhân đoạn phát văn thân). Hiện nay ngay tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều Văn Miếu thờ Văn và Khổng Tử.
Trước Khổng Tử khoảng 2500 năm, vua Hùng Vương thứ nhất đặt tên nước Việt là Xích Quỷ có nghĩa là những vị thần cai quản phương Nam.

Vua Hùng Vương thứ nhì đã đặt tên cho nước Việt là Văn Lang có nghĩa là những người có văn hóa. Điều này cho thấy ngay cả những vị vua dựng nước đầu tiên của Việt tộc cũng rất kiêu hãnh về nguồn gốc văn hóa dân tộc khi đặt tên nước là Xích Quỷ và Văn Lang. Khổng Tử răn dạy những nhà lãnh đạo quốc gia thời đó phải hướng về phương Nam mà cai trị. Người Việt, phương Nam, Khổng Tử, và chữ Văn vì vậy có những liên can mật thiết gắn bó không thể tách rời.

Sự tôn kính của Khổng Tử dành cho phương Nam, tính Nhân trong văn hóa của người phương Nam, các Đế và nguồn gốc chữ Văn nói lên sự tương quan đặc biệt giữa Khổng Tử và Bách Việt, là gì nếu không phải chính tổ tiên nòi giống của Khổng Tử cũng bắt nguồn từ phương Nam, nơi đã đúc kết nên những con người văn minh của
Văn Lang gần 5000 năm trước đây?



Phạm Văn Oanh


Thư liệu trích dẫn từ:
Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam – Trần Ngọc Thêm
Confucianism: The Analects of Confucius – translated by Arthur Waley (Sacred Writings)


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 18 Apr 2013, 6:45 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
1

Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Bảy, 24 Mar 2018, 6:52 AM
 
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » KHỔNG-TỬ VÀ BÁCH VIỆT (Phạm Văn Oanh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO