Thứ Hai
29 Apr 2024
9:26 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » HT TUYÊN HOÁ VÀ VIỆT NAM (HT Tuyên Hoá)
HT TUYÊN HOÁ VÀ VIỆT NAM
saigoneses Date: Thứ Tư, 26 Dec 2012, 9:46 PM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
HOẰNG PHÁP TẠI VIỆT NAM

Từ ngày 20 tháng 11 năm 1974 đến 12 tháng 1 năm 1975 Hòa Thượng Tuyên Hóa lãnh đạo cuộc hoằng pháp qua Đông Nam Á đến các nước như Hương Cảng, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Việt Nam, Đài Loan...



Dưới đây là sơ lược bài thuyết giảng của Hoà Thượng tại Việt Nam:

“Trước khi buổi giảng bắt đầu, các vị làm ơn cho tôi xin vài điều nhé! Nghe tới đây, chắc có người thầm nghĩ: Tông chỉ của Hòa Thượng là:

Dù lạnh đến chết, cũng không phan duyên
Dù đói đến chết, cũng không xin xỏ.
Nghèo khổ đến chết, cũng không cầu cạnh.

Tại sao bây giờ mới đến Việt Nam mà Hòa Thượng lại xin nầy xin nọ; Vậy có phải là mâu thuẩn với những tông chỉ trên không?

Không phải đâu! Điều tôi xin đây khác với những gì các vị đang nghĩ, vì tôi không xin tiền hay phẩm vật chi cả. Vậy tôi muốn xin gì đây? Tôi chỉ muốn xin cái gốc phiền não của các vị thôi, làm ơn gom hết cho tôi. Tôi có thêm nhiều phiền não chừng nào thì càng tốt chừng nấy, còn các vị thì nên giảm bớt phiền não đi. Một khi các vị trút bỏ những ưu phiền cùng ba độc tham sân si thì sau này tự nhiên các vị sẽ phát sanh đầy đủ giới định huệ. Đó chính là điều đặc biệt mà hôm nay tôi nhắc nhở đến cùng các vị.



Các vị nên tận dụng năng lực sẳn có của mình mà không nên gò bó trong khuôn khổ hạn hẹp như những hạt bụi li ti. Vì tâm các vị vốn có công năng bao trùm tận hư không pháp giới, nó có thể to đến nổi chẳng vật gì mà chẳng dung chứa được; mặt khác nó cũng nhỏ đến nổi không thể đựng được vật gì. Với tâm diệu dụng, các vị nên mở tâm mình rộng khắp không gian, thâm nhập cùng cả hằng sa thế giới. Một khi tâm hòa đồng cùng pháp giới thì các vị có thể hóa độ chúng sanh.

Ngược lại nếu chúng ta không biết dụng tâm thì sẽ thấy đây là Việt Nam, đó là Nhật Bản, hay nọ là Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan... hoặc lãnh thổ này nhỏ, quốc gia kia to... Nếu như vầy thì chúng ta không thể nào cứu độ chúng sanh ở thế giới này.

Là Phật tử chúng ta nên xem xét tất cả pháp giới quốc độ như chính ngôi nhà chung đồng một thể tánh với mình. Đừng tạo nên những ranh giới cách biệt giữa ta và chúng sanh. Cho dù các vị thuộc phái Bắc Tông hay Nam Tông nên phá bỏ những ranh giới phân biệt này để cùng nỗ lực hoằng truyền Phật pháp khắp mọi nơi, hòa hợp thành một Hội Phật Giáo Thế Giới. Không nên hạn cuộc vào quốc gia nhỏ bé của mình mà phải mở rộng tầm nhìn xa khắp cả hoàn cầu.



Đời nay khoa học thật hiện đại đã làm sáng tỏ nhiều điều nên không còn những tư tưởng suy đoán mập mờ cũ xưa. Mỗi người chúng ta phải mở toang những cánh cửa sổ tâm hồn mình để thông hiểu thật đúng về sự hòa hợp này như: ‘Giúp đỡ người cũng chính là giúp chúng ta; chăm sóc người chính như chăm sóc bản thân ta.’

Chúng ta phải có phương pháp hợp nhất tất cả Phật tử thành một thể, lập một Hội Đoàn không phân biệt giữa các tông phái, đồng thời phá tan những quan niệm tu biệt lập. Đừng vướng mắc vào hình thức hay thành kiến về Đại hoặc Tiểu Thừa vì Đạo Phật vốn đồng một thể. Chúng ta không những nhận riêng mình là một phần tử mà ngay cả những người không tin Phật cũng đồng một thể này.

Như lời Đức Phật Thích Ca: ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật nhưng chỉ vì vọng chấp mà không thành Chánh Giác.’



Quả thật vậy, chúng ta vì dính mắc, phân biệt: Tôi là người Tàu, anh là người Việt, người Thái, Miến Điện, Nhật Bản, Ấn Độ, hoặc Tích Lan...nên tâm không thể mở rộng được. Nếu chúng ta không bỏ những chấp trước như thế tức không phụng hành lời Đức Bổn Sư Thích Ca. Phật pháp sẽ được hoằng hóa khắp nơi nếu chúng ta không còn những chấp trước này và lúc đó tâm chúng ta sẽ quảng khai trùm khắp pháp giới. Đồng thời chúng ta cũng cần phải phá tan những ranh giới, vì Phật pháp bao la không giới hạn, nếu chúng vướng mắc vào đây thì không phải là Phật pháp.

Một lần nữa tôi xin nhắc lời Phật dạy: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật có nghĩa là: Đối với người tin hay không tin Phật đi nữa thì Phật tánh của họ vẫn không bị mai một. Chỉ vì hiện tại họ chưa phát lòng tin nhưng tương lai họ sẽ tin và nếu tương lai họ không tin thì những kiếp sau đó họ cũng sẽ tin, rồi cũng có một ngày họ sẽ tin Phật. Tôi xin nhấn mạnh điểm chủ yếu là chúng ta là nên nhớ điều phục mình đừng cho đến gần những biên giới phân chia tức là đừng cô lập trong giáo lý Phật. Một khi khái niệm về Ngã và Chúng sanh hoàn toàn không còn thì những ranh giới phân biệt cũng không tồn tại."

Cư sĩ Quả Dụ đã theo Ngài trong suốt cuộc hoằng pháp, và ông ghi lại như sau:

“Thượng Nhân đi đến đâu là nơi đó đều có sự cảm ứng đặc biệt, thật khó mà tin được. Bất luận dù ở đâu, khi chúng tôi đến cũng đều thấy trong giảng đường đầy nghẹt người. Tôi nhớ lúc tại Sài Gòn khi Sư phụ đối trước cả ngàn người thuyết pháp và cứ mỗi ba phút Ngài phải ngưng lại vì những tiếng hoan hô, vỗ tay ầm ỷ của thính giả. Khởi đầu Ngài giảng bằng tiếng Hoa, kế đến được phiên dịch tiếng Việt. Giống như trong những trận bóng rỗ gay go, tiếng thính chúng reo hò, hồ hởi, phấn khởi vang rền cả hội trường. Điều làm cho tôi cảm động nhất là lúc đó Sư phụ giống như máy phát năng lực, với khí lực sung mãn; không hề mỏi mệt dù đã gian lao trải qua một cuộc hành trình dài Ngài vẫn thuyết pháp không ngừng. Không những vậy mà Ngài còn phải tiếp đãi những đoàn người không ngớt ào đến vây quanh chờ đợi, giáo cầu Ngài giúp đở. Sư phụ tâm quyết một lòng quảng độ chúng sanh dù phải hao mòn thân thể, rơi xương máu cũng không hề ngưng nghỉ.”


Hòa Thượng cùng vợ chồng cư sĩ Quả Ngộ, tháng 11 năm 1974

Ngài trở về Mỹ vào đầu tháng giêng năm 1975. Ngày 17 tháng 1, Ngài bảo một đệ tử gởi điện tín về Việt Nam cho cư sĩ Phương Quả Ngộ với nội dung: “Nếu như các việc đã thu xếp xong, ta hy vọng vợ chồng con hãy đến Mỹ sớm một chút. Mong sẽ có ngày tái ngộ. Kim Sơn Tự.”

Khi nhận được điện tín, Quả Ngộ linh tính như có điều không lành, nên bèn điện thoại thỉnh vấn lý do tại sao Ngài muốn vợ chồng bà sớm qua Mỹ. Nhưng Sư phụ chỉ nói: “Không có gì!”

Cuối cùng Quả Ngộ đã vâng lời Ngài và đến Mỹ vào ngày 10 tháng 3 năm 1975. Chồng bà còn bận công việc làm ăn nên tạm tới Hồng Kông, lúc bấy giờ là thuộc địa Anh. Đến ngày 17 tháng 4 năm 1975, ông nghĩ nước Việt cũng chưa có động tĩnh gì bèn gởi điện tín hỏi vợ có muốn về Sài Gòn không? Như thường lệ, Quả Ngộ lại thỉnh giáo Sư phụ, Sư phụ nói: “Con đợi ba tuần lễ sau rồi hãy quyết định.”

Nhưng chỉ đến hai tuần sau thì Sài Gòn bị tiếp quản. Kể từ đó Quả Ngộ thường lưu ngụ ở Mỹ nhiều hơn các nước khác. (Quả Ngộ là một thương gia thường du hành hầu như khắp thế giới.)


Hình chụp lúc ký giấy tờ tạo mãi VPTT năm 1976 (bà Phương Quả Ngộ đứng ngoài cùng bên trái)

Suốt trong những năm đầu mới thành lập Tổng Hội Pháp Giới Phật giáo, Quả Ngộ đã nhiệt tâm đóng góp công sức, hộ trì Tam Bảo. Bà đã không chút quản ngại đời sống đạm bạc, quy củ của nhà Chùa mà thường lưu lại để phụ giúp biên thảo, kiểm duyệt trong việc kết tập những bài thuyết giảng của Sư phụ. Ngoài ra bà còn khuyến khích và huấn luyện cho các vị thanh thiếu niên Mỹ đang học tập phiên dịch Kinh điển về những từ ngữ Phật học hay những thành ngữ Trung Hoa.

Thượng Nhân đã ái hộ và cứu trợ dân Việt thật tận tình. Ngài đã thành lập Trung Tâm Cứu Trợ Người Tỵ Nạn Đông Nam Á tại Vạn Phật Thánh Thành từ năm 1980 đến 1986. Đồng thời được Chánh quyền Mỹ chấp thuận nên tại đấy đã mở lớp huấn luyện nghề nghiệp, cùng lớp dạy Anh Ngữ cho người tỵ nạn hầu giúp họ sớm thích ứng trong cuộc sống mới nơi đất Mỹ.

BIỆN PHÁP CHẤM DỨT CHIẾN TRANH HAY NHẤT
(Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng tại Chùa Hoa Nghiêm, ngày 09 tháng 6 năm 1988.)

Tôi muốn nói qua về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sau khi sang Mỹ, tôi có đến nước Việt Nam một lần. Ngay khi máy bay vừa hạ cánh, tôi có nói với những người tới đón tôi rằng: "Người Việt Nam khổ lắm đấy, tương lai sẽ còn khổ sở hơn nữa!"

Những người đến đón tôi thì không cho là như vậy, họ nói: "Tình hình tại Việt Nam hiện nay rất khả quan, rất thái bình. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho chúng tôi biết là sẽ có năm năm thái bình; thời gian năm năm không phải ngắn, chúng tôi còn có thể kiếm thêm được bộn bạc."

Tôi nói: "Chỉ e rằng chưa kiếm được đồng nào thì tánh mạng mình đã không còn!"

Ngày 14 tháng giêng năm 1975, tôi trở về Mỹ Quốc sau chuyến đi hoằng pháp ở các nước Á Châu. Ðến ngày 15 tháng giêng, lúc chiến tranh ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam vừa mới bộc phát, tôi đánh điện tín cho một đệ tử đang sống tại Việt Nam (*), nội dung bức điện nói rằng: "Vợ chồng bà hãy lo thu xếp tài sản, sắp đặt mọi việc cho gọn ghẽ, mau sang Mỹ Quốc, không nên lưu lại Việt Nam nữa."

Bà ta dường như không hề lưu tâm gì cả, trời sập cũng không màng, đất lở cũng chẳng lo; nhưng chồng bà nhận được điện báo thì không yên tâm, bèn điện thoại hỏi tôi: "Thưa Thượng Nhân, Thầy muốn chúng con qua Mỹ hẳn có chuyện gì?"

Trong điện thoại không tiện giải thích dông dài nên tôi chỉ nói vắn tắt: "Cũng chẳng có chuyện gì, nhưng ông bà nên sang Mỹ, càng sớm càng tốt!"

Ngày 10 tháng 3, bà ấy đến Mỹ. Thật ra, bà ấy qua Mỹ không phải vì bức điện báo của tôi, mà là vì muốn dự đám cưới của cô con gái vào ngày 12 tháng 3. Chồng bà lúc ấy vẫn còn ở Hương Cảng, mải mê mua chứng khoán. Ðến trung tuần tháng tư, chồng bà điện thoại tìm tôi cả ba ngày và cứ hỏi: "Bây giờ con có thể về Việt Nam lại chưa?"

Lúc bấy giờ tại Việt Nam, Sài Gòn chưa thất thủ, chỉ có chiến tranh sôi động ở vùng cao nguyên; tôi bảo ông ta: "Sau ba tuần lễ nữa, nếu tình hình cho phép, có thể về Việt Nam được thì cứ về; nếu không thể về được thì đừng về!"

Rốt cuộc chỉ hai tuần rưỡi sau, tình hình chiến sự ở Việt Nam đã đổi sắc. Trước đây, trong chuyến đi hoằng pháp ở Việt Nam, lúc vừa xuống phi cơ tôi có nói: "Người Việt Nam khổ quá!" là do nguyên nhân như vậy.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu vấn đề nầy: Người Việt Nam lắm người tin theo đạo Phật, thế thì tại sao họ phải chịu cảnh lầm than như vậy?

Tôi nghe nói có nhiều người đi lánh nạn bằng thuyền bè, thuyền bị chìm xuống biển, rất nhiều người bị mất tích; nhưng cũng có người biết niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nên trong lúc sắp chết lại may mắn tìm được đường sống. Việt Nam vốn có nhiều người tin theo đạo Phật, thì tại sao lại gặp phải đại nạn như thế?

Bây giờ tôi nói đến điểm then chốt của vấn đề: Người Việt Nam sát khí nặng nề, lòng hiếu sát rất lớn, cho nên tạo thành tai kiếp. Người Việt Nam có lòng căm hận rất lớn—đó chính là tai họa lớn nhất cho họ. Nếu người người đều không có lòng căm hận thù hằn, thì tai nạn gì cũng không thể xảy ra được cả!

Người học Phật thì trước tiên là phải không giữ lòng căm hận, bởi hễ có một chút căm hận là sẽ có đấu tranh. Cổ nhân nói:

Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình.
Dục tri thế thượng đao binh kiếp,
Thả thính đồ môn dạ bán thanh.

(Trăm ngàn năm nay trong bát canh,
Oán sâu như biển, hận khôn nguôi.
Muốn biết thế gian sao chinh chiến,
Hãy nghe lò thịt lúc nửa đêm!)

Cả trăm ngàn năm nay, trong bát canh thịt trên bàn ăn vẫn chất chứa một mối hận thù hờn oán thâm sâu như biển, khó thể san bằng, khó thể hóa giải. Ðó là ý nghĩa của hai câu đầu; còn hai câu sau, tôi muốn sửa lại như thế nầy:

Dục miễn thế thượng thủy hỏa kiếp,
Nhu yếu nhân nhân bất sát sanh.

(Thế gian muốn khỏi thủy hỏa kiếp,
Người người cần phải cấm sát sanh!)

Bài thơ thành ra:

Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình.
Dục miễn thế thượng thủy hỏa kiếp,
Nhu yếu nhân nhân bất sát sanh.

(Trăm ngàn năm nay trong bát canh,
Oán sâu như biển, hận khôn nguôi.
Thế gian muốn khỏi thủy hỏa kiếp,
Người người cần phải cấm sát sanh!)

Ngày xưa chiến tranh thì người ta đánh nhau bằng dao, gươm, kiếm, kích, tên, thuẩn (dụng cụ đỡ tên). Nay là thời đại nguyên tử, người ta dùng súng cối, chất nổ, đạn nguyên tử để đánh nhau. Súng cối thuộc hỏa, nguyên tử thuộc thủy, cho nên nói rằng muốn tránh nạn thủy hỏa thì điều tiên quyết là mọi người phải không sát sanh.

Chúng sanh không sát sanh thì tai kiếp thủy hỏa sẽ không xảy ra; nếu chúng sanh thích sát sanh thì chiến tranh sẽ vĩnh viễn không bao giờ chấm dứt cả. Bởi người ta ăn nhiều thịt, một người không phải chỉ ăn thịt một con heo mà là rất nhiều con, thời những con heo nầy đến đòi nợ. Quý vị thiếu nợ tiền bạc rất nhiều, thiếu nợ nhân mạng cũng trả không xuể, trả nợ nầy còn nợ kia thời sao, thế là không công bình; bởi không công bình nên mới xảy ra chiến tranh.

Do đó, đối với những người học Phật, điều thiết yếu thứ nhất là không sân hận, và thứ hai là không sát sanh!

Chú thích của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(*) Là bà Phương Quả Ngộ được Hòa Thượng đánh điện bảo phải thu xếp rời khỏi nước Việt Nam vào tháng 1 năm 1975.

Nội dung bức điện tín ngày 25 tháng 1, 1975:


Bà Phương Quả Ngộ đã từ trần vào ngày 19 tháng 2 năm 1997 tại Singapore. Các con trai cùng cháu nội đã về đầy đủ bên bà lúc bà lâm chung.

Nguồn: http://www.dharmasite.net/bdh62/BienPhapChamDutChienTranh.html


Message edited by saigoneses - Thứ Tư, 26 Dec 2012, 9:52 PM
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 27 Dec 2012, 7:47 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 27 Dec 2012, 3:32 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
1

Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Bảy, 24 Mar 2018, 6:50 AM
 
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » HT TUYÊN HOÁ VÀ VIỆT NAM (HT Tuyên Hoá)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO