Thứ Hai
29 Apr 2024
9:41 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » CÂU ĐỐI VÀ GIAI THOẠI
CÂU ĐỐI VÀ GIAI THOẠI
cafesnt Date: Thứ Bảy, 25 Dec 2010, 1:00 AM | Message # 1
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
CÂU ĐỐI VÀ GIAI THOẠI


Cafesnt xin đóng góp những CÂU ĐỐI và GIAI THOẠI lượm lặt được đã từ rất lâu, nên có thể sẽ không ghi được nguồn gốc xuất xứ bài viết đó ở đâu. Mong Anh Toàn và các bạn hiểu cho phần này là bài Cafesnt sưu tầm nhé ! smile

Trước tiên, TIỀN CHỦ HẬU KHÁCH ... nên Cafesnt đã lồng chân dung và CÂU ĐỐI của Anh Toàn vào khung hình cửn thựn... mong Anh hỉu là Cafe chỉ mún dzui dzui, mừ hong chấp (nếu có làm Anh phật ý)
biggrin



( Giai thoại ? ) biggrin



Message edited by cafesnt - Thứ Năm, 20 Mar 2014, 1:48 AM
 
cafesnt Date: Chủ Nhật, 26 Dec 2010, 1:17 AM | Message # 2
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Hồ Xuân Hương 胡春香- một bậc cao thủ về đối

Hồ Xuân Hương, con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống (1738-1786), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Hồ Sĩ Danh đậu cử nhân năm 1732, không ra làm quan, bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc, rồi lấy con gái họ Hà làm vợ lẽ, sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương sinh trong khoảng những năm 1745 đến 1780 và mất khoảng năm 1842 (Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19). Có thể hồi nhỏ, bà từng sống ít năm ở quê cha, nhưng từ khi cha mất, bà sống với mẹ ở Thăng Long, lúc đầu ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, sau chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc trưởng thành, bà thường ở một ngôi nhà riêng gần Hồ Tây, đặt tên là Cổ Nguyệt Đường (do chiết tự chữ Hồ thành hai chữ Cổ và Nguyệt); đây có thể là phòng văn hay nơi dạy học, cũng là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, thù tiếp bạn bè.

Hồ Xuân Hương không những nổi tiếng là "bà chúa thơ Nôm", mà còn là một bậc cao thủ về câu đối. Trong thời gian theo cha về Sơn Dương dạy học, Hồ Xuân Hương được nhiều cậu Tú, anh Nho ngấp nghé chuyện riêng tư. Một hôm, nhân ngày Tết Nguyên đán, cậu Tú Kình cùng một số thư sinh đem biếu quà Tết cho cụ đồ Hồ Sĩ Danh, thân sinh Hồ Xuân Hương, bị Hồ Xuân Hương ra câu đối:
- Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới.

Tú Kình đối lại:
- Sáng mồng một mở then tạo hoá để cho thiếu nữ rước xuân vào.

Có sách nói cả hai vế câu đối trên đều là của Hồ Xuân Hương với nội dung:

- Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới.
- Sáng mồng một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.

Chiêu Hổ, một viên quan lại thời bấy giờ, một hôm đến chơi nhà Hồ Xuân Hương, khi đi qua sân, đụng phải quần áo của nàng đang phơi. Hồ Xuân Hương xuất thần đọc:
- Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau mỗi khi nắng cực.

Chiêu Hổ đối lại:
- Thuyền rồng, mui vẽ, vém buồm lên rồi sẽ lộn lèo.

Khi tiếp chuyện một ông đồ tên là Bút ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Hồ Xuân Hương (có một thời cùng gia đình sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, nay là vùng vườn Bách Thảo, Hà Nội), ra vế đối:
- Gái Khán Xuân, xuân xanh tuổi mười ba, khép cửa phòng xuân còn đợi nguyệt.

Ông đồ Bút đối lại:
- Trai Đình Bảng, bảng vàng treo đệ nhất, chờ khi chiếm bảng trúng khôi khoa.

Có lần, Hồ Xuân Hương giặt quần áo dưới sông, trên cầu có võng quan đang đi qua, ứng khẩu đọc:

Võng đào ông lớn đi trên ấy;
Váy rách bà con vỗ dưới này.

Hồ Xuân Hương khi du ngoạn qua cửa Gió ở Đèo Ngang, đã viết:

- Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá.
- Gớm con tạo lừa cơ tem hẻm, rút nút nuôi cho lọt khách cổ kim.

Hồ Xuân Hương còn tức cảnh:

Giơ tay với thử trời cao thấp;
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.

Khi Gia Long diệt được nhà Tây Sơn, tiến ra Bắc Hà, bắt dân chúng treo đèn kết hoa, chào đón tân triều. Viên khâm sai lúc bấy giờ được lệnh đi kinh lý các tỉnh. Các quan chức gặp Hồ Xuân Hương để xin câu đối. Nữ sinh tài hoa liền viết:

Thiên tử tinh kỳ đương bán diện;
Tướng quân thanh thế áp tam thuỳ.

Tạm dịch như sau:
Che nửa mảnh rực cờ thiên tử;
Trấn ba góc, rõ tài tướng quân.

Câu đối trên có nghĩa đen là: Cờ xí của nhà vua treo khắp mọi nơi, che nửa mặt người. Uy danh của vị khâm sai rất to lớn, bao trùm cả ba cõi.

Hồ Xuân Hương vốn là một nhà thơ tinh nghịch. Câu đối bằng chữ Hán của nữ sinh tài hoa này dễ gợi cho người đọc nhớ tới hình ảnh: "Chành ra ba góc da còn méo" trong bài thơ Vịnh cái quạt của bà. Câu đối nói trên được nhiều người hiểu rằng, cờ của vua Gia Long là loại cờ nửa mảnh và cái tài của vị khâm sai chỉ là cái tài áp vào ba góc mà thôi!...




Message edited by cafesnt - Chủ Nhật, 26 Dec 2010, 2:15 AM
 
cafesnt Date: Chủ Nhật, 26 Dec 2010, 1:37 AM | Message # 3
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Đoàn Thị Điểm - Giai thoại và ứng đối

Khi nói về ứng đối, chúng ta không thể không nhắc đến Đoàn thị Điểm và Trạng Quỳnh. Hai người đã để lại cho chúng ta nhiều giai thoại ứng đối xuất xắc. Xin được kể như sau:

Thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy dạy học là Đoàn Thị Điểm (ĐTĐ). Một người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ.

1. Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất giỏi văn thơ nhất là ứng đối. Có lần Quỳnh từ phố Mía về, Thị Điểm thấy Quỳnh đang ngồi, liền ra ngay một vế đối có ý trêu:
"Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường." (kẹo tiếng địa phương còn có nghĩa là kéo lại).

Gặp câu đối ra toàn mía, mật, kẹo, đường, Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối, bí quá, đành phải đánh bài chuồn.

2. Có một lần khác ĐTĐ ra câu đối sau, Trạng Quỳnh cũng không “chơi lại” được:
“Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn”
Câu này khá khó vì chỉ mấy từ mà chứa cả "thịt, mỡ, giò, chả, nem …", nên khó mà đáp ngay lại được, Trạng đành ngậm ngùi chịu thua.

3. Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau:
- "Da trắng vỗ bì bạch!". (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).
Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm.

4. Một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một câu:
"Hai người ngồi song song hai cửa sổ." (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa).
Lại một lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác.

5. Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào... Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy học về tội sàm sỡ.

Vế đối ra như sau:
"Trướng nội vô phong phàm tự lập." (Trong phòng không có gió mà cột buồm lại dựng lên)

Lần này Quỳnh đối được ngay:
"Phúc trung bất vũ thủy trường lưu" (Trong bụng không có mưa mà “nước” vẫn chảy dài).
Lần đó Quỳnh thoát tội.

6. Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:
- Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Câu này hay ở chỗ mấy chữ “rồng”, “rắn”, “long” = “rồng” cùng loài; chữ Hán long nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên. Ngoài ra, long còn có nghĩa là lỏng lẻo).

Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được.
Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối mhư sau:
- Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử.
Câu này rất chỉnh với câu trên khi dùng “chuột”, “gang”, “thử” đối lại với “rồng”, “rắn”, “long”. Chữ “thử” chữ hán nghĩa là “chuột” mà chữ chuột cũng đã dùng trên. Chuột, gang, thử = chuột đều là họ chuột hay họ dưa (dưa chuột, dưa gang), chuẩn cả về mặt bằng, trắc và chứa một ý sâu xa .

Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng họa.

Đoàn Thị Điểm còn là một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về khả năng xuất khẩu tài tình: Đêm trăng, anh trai Đoàn Doãn Luân từ ngoài bờ ao vào thấy Đoàn Thị Điểm đang soi gương bèn đọc:
- Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm (Soi gương vẽ mày, một chấm hóa thành hai chấm. Cái hay ở đây là ông anh của bà có dùng từ trùng tên bà là “điểm”)
Đoàn Thị Điểm đáp ngay rằng:
Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (Ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng. Bà có dùng từ “luân” cũng là tên anh trai bà để đối lại.)

Thật là khéo, nội dung đúng như bối cảnh, người vẽ lông mày, người ngắm vầng trăng, lại vận được tên cả hai anh em.

Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.




Message edited by cafesnt - Chủ Nhật, 26 Dec 2010, 2:37 AM
 
cafesnt Date: Chủ Nhật, 26 Dec 2010, 1:45 AM | Message # 4
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng


Hà Tông Quyền nổi tiếng là thần đồng. Ông rất chăm đọc sách. Người sau viết truyện ông đã ghi một sự thực về tinh thần học tập của ông là “dạ tĩnh thường văn độc thư thanh” (đêm lặng thường nghe tiếng đọc sách).
Không những chăm chỉ, ông Quyền còn rất mẫn tiệp. Năm 12 tuổi, một viên quan huyện nghe tiếng cậu bé, liền ra câu đối thử tài:

Tam nhân đồng hành, tức hữu ngã sư

Câu đối lấy chữ liền ở sách Mạnh Tử, có nghĩa là: ba người cùng đi, ắt có thầy của ta. Cậu bé đối lại:

Thiên lý nhi lai, tương lợi ngô quốc

Câu này cũng lấy chữ có sẵn trong sách trên, nghĩa là ông ở ngàn dặm tới đây, chắc có đem lợi cho nước tôi. Câu đối cho thấy tầm nhìn xa của cậu bé, hứa hẹn một hành trạng rực rỡ sau này.

Quả nhiên, năm 14 tuổi Hà Tông Quyền đã đỗ hương cống (1811). Vì bé quá chưa đi làm quan. Mười năm sau, ông đỗ tiến sĩ (hội Nguyên), khai khoa cho triều Nguyễn.

(Theo Kho tàng giai thoại văn học Việt Nam)



"Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách
Sắc bất ba đào, dị nịch nhân"
"Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại"
"Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm"
(Đàm Thuận Huy & Nguyễn Giản Thanh)

Giai thoại:
Lúc Nguyễn Giản Thanh còn đi học, thầy học là Đàm Thuận Huy, thấy học trò sắp ra về thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế đối để thử tài học trò:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客 - Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách).

Nguyễn Giản Thanh liền đối lại là:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 - Sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).

Thầy Huy xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".

Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:

Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân (nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai).

Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"

Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:

Phân bất uy quyền dị sử nhân (nghĩa là: Phân (cứt) chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người).

Ông Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"

Qủa nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.

Đôi nét về tiểu sử của ông Nguyễn Giản Thanh:
Nguyễn Giản Thanh (chữ Hán: 阮簡清; thường được gọi là Trạng Me; 1482–?) là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu. Thân phụ của ông là tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm (1453-?).

Tương truyền, Nguyễn Giản Thanh chỉ đậu bảng nhãn còn Hứa Tam Tỉnh (làng Ngọt) đậu trạng nguyên. Trong buổi lễ ra mắt vua, các tân khoa phải làm một bài phú dâng tặng vua và hoàng thái hậu (mẹ của vua). Hoàng thái hậu thấy Hứa Tam Tỉnh dung mạo xấu xí thì không ưng lắm, trong khi đó Nguyễn Giản Thanh khuôn mặt khôi ngô thanh tú nên bà muốn cân nhắc ông lên làm trạng nguyên. Vua vì muốn chiều lòng mẹ nên đánh giá bài phú của Nguyễn Giản Thanh cao hơn và trao danh hiệu trạng nguyên cho ông. Do đó dân gian có câu Trạng (làng) Me đè trạng (làng) Ngọt.




Message edited by cafesnt - Thứ Năm, 20 Mar 2014, 1:49 AM
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 28 Dec 2010, 10:29 AM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 29 Dec 2010, 2:58 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Quote (cafesnt)
Trước tiên, TIỀN CHỦ HẬU KHÁCH ... nên Cafesnt đã lồng chân dung và CÂU ĐỐI của Anh Thầy vào khung hình cửn thựn... mong Anh Thầy hỉu là Cafe chỉ mún dzui dzui, mừ hong chấp (nếu có làm Anh phật ý)

Bạn Cafesnt,
Bạn trình bày hình đẹp wá, hỗng ngờ Bạn cũng là cao-thủ Photoshop.


AToanMT
 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 31 Dec 2010, 9:44 AM | Message # 7
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
*Cảm ơn Anh Toàn, Cafe chỉ là ghép chút hình vào nhau thôi mà, đâu có gì gọi là cao thủ photoshop. Khi nào biết cách chỉnh hình ảnh , cafe sẽ chỉnh sửa hình ảnh nhỏ của anh lại cho thật đẹp, giờ chưa được đẹp, chắc anh cũng không buồn Cafe chứ hả ?

Dzui dzẻ nhé Anh, bye bye !


Message edited by cafesnt - Thứ Năm, 20 Mar 2014, 1:51 AM
 
FORUM » VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TA » ÔN CỐ TRI TÂN » CÂU ĐỐI VÀ GIAI THOẠI
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO