Thứ Sáu
26 Apr 2024
6:13 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » HUYỀN THUẬT CHĂMPA (SƯU TẦM)
HUYỀN THUẬT CHĂMPA
ThuanThien Date: Thứ Tư, 02 Feb 2011, 10:26 AM | Message # 1
Major general
Group: Users
Messages: 446
Status: Tạm vắng
Nghe bản nhạc " Hận Đồ Bàn " lại nhớ tháp Chămpa.

--------------------------------------------------------------------------------


BÀ-LA-MÔN GIÁO
A. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ
trong lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Champa, người Chăm cổ đã chịu ảnh hưởng sâu nặng văn hóa Ấn Độ. Chính vì thế, sau khi lập quốc (năm 192 sau CN), gần như tất cả các hệ thống chính quyền – từ luật pháp, quản lý điều hành tôn giáo đến sinh hoạt xã hội – đều mang nặng dấu ấn Ấn Độ. Như vậy, trước khi tiếp xúc với nền văn minh này thì người Chăm theo tôn giáo nào? Đấy là câu hỏi mà các nhà Chăm học thường đặt ra.

- Người Chăm cổ cũng như tất cả các dân tộc khác ở bán đảo Đông Dương đã có một nền văn hóa bản địa nặng về tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt là chế độ mẫu hệ đã chi phối mọi sinh hoạt xã hội Chăm như là yếu tố định hướng cho mọi tín ngưỡng cũng như lễ nghi tôn giáo Chăm sau này. Có thể nói là tín ngưỡng dân gian nguyên thủy của người Chăm lúc bấy giờ cũng na ná như tín ngưỡng các dân tộc khác:
- người Chăm cổ mang trong lòng niềm tin tưởng vào tất cả vạn vật, từ khởi nguyên họ theo tín ngữơng đa thần - một tín ngưỡng truỳên thống của nhiều dân tộc trong nền văn minh lúa nước khác. Cư dân Chăm tôn thờ các thần sơ khai như thần Sấm Sét, thần Mặt Trời, thần Lửa, thần Gió và Các thần Sông, Núi, Rừng, Biển, v.v…
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Bên ngoài thì tôn thờ đa thần, trong gia đình và cộng đồng, người Chăm cổ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay chúng ta vẫn thấy các hình thức tôn thờ ấy qua các biểu tượng Kut và Ghur (nghĩa địa Bà-la-môn và Bàni) tồn tại hàng ngàn năm nay và đấy cũng là biểu tượng của sự tin tưởng linh hồn người đã khuất, hàng năm có cúng quẩy định kỳ.

- Những dấu tích tôtem giáo: Một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm cho rằng tôtem giáo của người Chăm là Cau (Kramuka Vamsa) và Dừa (Narikela Vamsa) và đấy là tên gọi của hai thị tộc chính của người Chăm. Họ cho rằng thị tộc Cau thì ở núi (mang tính dương) và thị tộc Dừa ở đồng bằng ven biển (tính âm). Hai thị tộc này thường gây chiến với nhau để tranh giành ưu thế. Thị tộc Cau làm vua xứ Panduranga và thị tộc Dừa cai trị ở phương Bắc. Ngày nay ta còn thấy người Chăm tôn thờ những thần linh Atuw Cơk và Atuw Tathik phân biệt rõ ràng “dòng núi”và “dòng biển ”trong lễ Rija(1). Như vậy, dưới thị tộc là những dòng họ hay thị tộc họ (ciet atuw).

- Ma thuật và bùa chú: Người Chăm cổ sống theo tín ngưỡng đa thần rất sợ uy lực thần linh vì tin tưởng có thần thiện, thần ác. Chính vì vậy mà họ phải cầu nguyện và cúng kiếng các thần linh để vừa cầu phước, vừa xua đuổi được các thần ác. “Trong nghi lễ vòng đời, các thầy chủ lễ sử dụng rất nhiều bùa chú. Những thầy pháp giỏi phải kiêng cữ rất nhiều thứ và phải thuộc tới 137 bài thần chú và hàng chục loại bùa ngải”(1).
Như vậy, vào thời sơ khai người Chăm cổ chỉ theo tín ngưỡng thuần túy ban sơ của văn hóa nông nghiệp chưa phát triển, nghĩa là chỉ biết tôn thờ và cúng kiếng các thần linh theo quan niệm của bộ tộc mình.

B. Tôn giáo Bà-la-môn:
Căn cứ vào các tư liệu khảo cổ học người ta được biết là Bà-la-môn giáo đến Champa rất sớm, vào đầu công nguyên. Ban đầu người Chăm tiếp nhận Bà-la-môn cổ đại và sau này là Ấn Độ giáo (Hindu), cuối cùng người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo. Vì vậy các đền đài, tháp cổ từ Mỹ Sơn đến Bình Thuận đều là những biểu tượng thờ Shiva(1). Các nhà dân tộc học cho rằng tôn giáo Bà-la-môn được truyền bá đến Đông Nam Á bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ cảng Coromandel thông qua eo biển Malaka (Mã Lai), và đường bộ thì từ Atxan đi vào Mianma rồi qua khu vực đồng bằng sông Mêkông. Từ thời Lâm Ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX) Bà-la-môn giáo là tôn giáo chính và luôn luôn được coi trọng. Tôn giáo Bà-la-môn có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm, tạo nên bản sắc văn hóa Chăm mang nhiều màu sắc pha trộn giữa văn hóa Tôn giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm.
Khi tôn giáo Bà-la-môn du nhập vào Champa, người Chăm cổ xây dựng các đền tháp (Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma, Vishnu là tam Thần giáo của Ấn Độ. Về sau họ còn theo cả đạo Phật, có khi cũng tin bộ ba Shiva, Brahma,Vishnu và Phật(2), vì vào thế kỷ thứ IX, Phật giáo (trung tâm là Đồng Dương) cũng có vai trò quan trọng một thời trong đời sống vương triều Champa(3).
Tóm lại, toàn bộ người Chăm đã theo Bà-la-môn giáo (Ấn Độ giáo trong thời gian từ khi lập quốc cho đến thế kỷ thứ X (thời điểm du nhập của đạo Islam) cả về sau, luôn luôn vinh danh Tam thần giáo của Ấn Độ. Nhưng đến thế kỷ XVI, XVII thì tình hình tranh chấp giữa Bà-la-môn và Islam rất căng thẳng dẫn đến nhà vua (lúc đó là Ppo Rome) phải vào cuộc để đưa ra quan điểm dung hòa tôn giáo mà chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau.

C. Bà-la-môn bản địa hóa
Vào thế kỷ thứ X, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Champa. Tôn giáo mới này bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những thế kỷ sau (từ thế kỷ XI đến XVII đã không ngừng phát triển. Chính vì thế mà hai tôn giáo Bà-la-môn và Hồi giáo (Islam) có xảy ra sự cạnh tranh và xung đột ngày càng gay gắt. Trong các thế kỷ đầu (X-XIV) tôn giáo Islam chủ yếu phát triển trong giới thượng lưu xã hội chứ ít ảnh hưởng đến vùng thôn quê. Nhưng trong các thế kỷ sau (thế kỷ XV-XVII) gần như toàn thể dân chúng đều bị xáo trộn mạnh do sự truyền đạo và cạnh tranh của tôn giáo mới này đến nỗi các vua chúa Champa thời đó không giải quyết nổi. Chính vì thế mà giữa thế kỷ XVII, vua Ppo Rome (1627-1651), một vị vua anh minh của Champa, đã đưa quan niệm “nhất thể lưỡng hợp” để dung hòa hai cộng đồng tôn giáo này, cho rằng người Chăm theo tôn giáo Bà-la-môn được gọi là Ahier thuộc dương, theo Bàni (Islam được bản địa hóa) được gọi là Awal thuộc âm. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo “tuy hai mà một”, sống gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Quan niệm này được thể hiện thông suốt và nhất quán trong nội dung lý thuyết (trong âm có dương, trong dương có âm) cũng như trong hình thức nghi lễ (các đám cưới, đám tang), trong cả trang phục các vị chức sắc của hai tôn giáo. Từ đó hai tôn giáo lớn thế giới là Bà-la-môn và Islam đã bị Chăm hóa hoàn toàn để trở thành Bà-la-môn Chăm và Bàni (tức Islam Chăm) khác hẳn với các đạo nguyên gốc: Đạo Bà-la-môn tiếp tục thờ đa thần nhưng phải thờ phượng thêm Đấng Allah (của Islam), và ngược lại đạo Bàni vừa phụng thờ Allah (Ppo Uwlwah theo Chăm hóa) vừa phải tôn thờ tất cả thần Yang của Bà-la-môn.
Trong thực tế, người Chăm Bà-la-môn vẫn mời các tu sĩ Bàni (Ppo acar) đến chủ lễ trong một số việc cúng kiếng (như cúng ngạnh, cúng “Hal Lwah” cúng Ban hwak v.v…) Trong tháng Ramưwan (chay tịnh) tín đồ Bà-la-môn cũng đến Thánh đường Bàni để cầu nguyện và cúng dường. Ngược lại, người Chăm Bàni vẫn làm các lễ Rija (Rija praung, Rija Dayơp, Ngak xwa, các lễ tẩy uế, và mùa Katê cũng đội mâm quả hay gà lên Tháp cúng để cầu nguyện các thần Yang Chăm phù hộ cho gia đình và quê hương được bình an… Ngoài ra, qua sự “lưỡng hợp” này, dân tộc Chăm còn phát sinh một số tu sĩ mới như Ong Mưdwơr, Muk Pajuw, Ong Camưnei. Về việc thờ các thần linh thì từ khi được bản địa hóa, Tôn giáo Bà-la-môn làm lơ với các Tam thần Ấn Độ (Shiva, Brahma, Vishnu) để tôn thờ Ppo Inư Nưgar (Bà Mẹ xứ sở) và các vua có công trình lưu lại cho hậu thế như: Ppo Klaung Girai, Ppo Rome, v.v…).
Như vậy hai tôn giáo Bà-la-môn và Bàni dân tộc Chăm trở thành hai tôn giáo kỳ lạ, độc đáo tại Việt Nam (tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) mà trên thế giới không đâu có được. Còn cách hành đạo thì các nghi thức tôn giáo “đan chéo” nhau đúng là “tuy hai mà một, tuy một mà hai” theo như thuyết nhất thể lưỡng hợp.

SƯU TẦM : TÔN GIÁO

 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 04 Feb 2011, 0:19 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn THUẬN THIÊN

AToanMT
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » HUYỀN THUẬT CHĂMPA (SƯU TẦM)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO