Thứ Sáu
26 Apr 2024
4:34 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » KHẨU NGHIỆP (CHUYỆN ĐẠO ĐỜI)
KHẨU NGHIỆP
cafesnt Date: Thứ Hai, 27 Sep 2010, 10:25 AM | Message # 1
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.

"Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?

Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm ,người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ, ... tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là tâm, và do đó tướng của ngôn ngữ là tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.

Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.

Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chín chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.

Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng tâm. Dùng tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật.

Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình.

Lời nói là tâm, cho nên tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo ác cho con.

Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn.Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi là ác tướng.
Như câu chuyện Lưu Bình–Dương Lễ (*), lời nói ác xuất phát từ tâm lành đem lợi cho người nghe. Chẳng thể nói là ác khẩu được. Ðó chính là lời của Bồ Tát. Đó là nghịch độ .

Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ chân tánh, chẳng thể gọi là ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có tâm lành, nên buông lời không kiềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là ác khẩu. Và tâm ác sinh tướng ác, sinh khẩu ác, sinh nghiệp ác, sinh ác báo.

Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến , đi."

VẠNPHẬTĐẢNH.com

book

 
atoanmt Date: Thứ Năm, 30 Dec 2010, 4:01 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Cafesnt hay wá ta...


AToanMT
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN TÔN GIÁO » KHẨU NGHIỆP (CHUYỆN ĐẠO ĐỜI)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO