Chủ Nhật
05 May 2024
6:11 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Xem tướng nhà (Võ Phiến)
Xem tướng nhà
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 04 Jan 2013, 11:39 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Xem tướng nhà


Tùy bút của Võ Phiến

Năm 1946 thời cuộc đưa đẩy cụ Trần Trọng Kim xuất ngoại một chuyến. Vượt qua khỏi biên giới Tàu không bao lâu, cụ đã ngạc nhiên về cảnh tắm rửa thật dơ dáy và nhà cửa thật tối tăm chật hẹp của dân tộc láng giềng - “Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu”. “Nhà cửa hay miễu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng, nhiều ngõ và có những kiểu trang sức rậm rạp”.


Cụ Trần là tác giả công trình nghiên cứu về Nho giáo lớn lao nhất của văn học ta. Cái sinh hoạt tinh thần của người Tàu, cụ hiểu kỹ hơn ai hết trong chúng ta. Nhưng nếu không có “cơn gió bụi” chợt đây xảy đến, thì cụ đã không biết gì về cái sinh hoạt vật chất của người Tàu: cái ăn, cái ở, cái lối tắm gội, rửa ráy v.v…


Và như thế cũng là điều đáng tiếc. Bởi vì cái ăn cái ở của một dân tộc sao cho khỏi ít người ảnh hưởng đến kết quả nghĩ ngợi của dân tộc ấy? Cụ Trần cho rằng: “Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu hình tượng của nước Tàu”. Ý cụ muốn nói nhà cửa, cũng như đất nước của Tàu, đều to lớn mênh mông, rậm rạp. Cụ đã thấy một liên hệ xa xôi như thế - giữa nhà cửa và hình tượng một nước - chắc hẳn cụ phải thấy cái liên hệ gần gũi hơn: tức giữa kiến trúc nhà cửa và tâm lý, tính tình, cùng sự suy nghĩ của một dân tộc.


***



Tôi đã nghĩ đến mối liên hệ ấy khi nhìn cảnh nhà của nhiều nơi ở miền Nam.


Ở đây, người Tàu sinh sống lẫn lộn với người Việt đông hơn người Bắc ngoài Trung. Và giữa người Tàu với người Việt miền Nam, cảnh nhà cửa càng khác nhau xa cách vô cùng. Cụ Trần là người miền Bắc mà trông thấy nhà Tàu cụ đã ngạc nhiên đến thế. Đối chiếu nhà của đồng bào ta ở miền Nam với nhà Tàu, cụ mới lạ lùng đến đâu! Một bên trống huếch trống hoác; một bên kín bưng. Một bên sơ sài đơn giản; một bên rắc rối rậm rạp.


Theo lời cụ Trần: “Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn làm mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và thoáng đãng”. Điều cụ Trần nhận thấy ở Quảng Châu, chúng ta cũng có thể soát lại ở ngay Chợ Lớn.


Và như thế thì đồng bào miền Nam ta có vẻ không ưa những cái mà người Tàu thường ưa, và có lẽ rất thích đúng những cái mà người Tàu không thích. Thật vậy, so với nhà trong Nam thì chẳng cứ là nhà Tàu, ngay kiểu nhà cổ truyền ở ngoài Trung cũng rắc rối hơn: nào lẫm thượng lẫm hạ, nào buồng, nào vách, đố v.v… Ở từ Cà Mau, U Minh, Đồng Tháp Mười, cho đến Biên Hòa, Bình Dương v.v…, nhà cổ truyền của đồng bào ta, dù là nhà giàu, hình như cũng không bao giờ có nhiều phòng ốc, nhiều vách ngăn như thế. Còn như nhà bình dân, thông thường, thì dọc các con kinh con rạch, nhan nhản những căn nhà thật là sơ sài, trống trải: trông như những cái trại cất tạm bợ. Trong khi ấy ai cũng biết mức sinh sống của người bình dân trong Nam cao hơn ở ngoài Trung nhiều lắm.


Nơi người ở thế nào, nơi thờ thần cũng gần thế ấy.


Những ngôi đình làng tôi được trông thấy ở Gò Công, ở Rạch Giá v.v… không giống kiểu đình ngoài Trung: cách bố trí đơn giản hơn, “thoáng đãng” hơn nhiều. Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, các văn thánh miếu ở Gò Công, ở Sóc Trăng v.v… đều có tính cách chung ấy. Đại khái là những tòa nhà rộng, một phòng, rất sáng, rất thoáng, quá thoáng đối với nơi thờ phụng vốn cần một khung cảnh thâm nghiêm u tịch.


Cái thâm u này lại quá thừa ở những chùa Tàu gần đấy.


Sự đối diện sát kề của hai quan niệm xây cất trái ngược nhau như thế thật là lạ. Đôi bên khác nhau ghê gớm, ở bên nhau ba trăm năm nay mà không ảnh hưởng qua lại, bên nào giữ đặc tính của bên nấy. Thật là kỳ phùng địch thủ, cả hai dân tộc đều có bản lãnh vững vàng.


***



Kẻ ưa ở chật người ưa ở rộng, kẻ ưa ở tối người ưa ở sáng, kẻ ưa ở kín người ưa ở trống: cái ưa ấy hẳn phải tương ứng với một nhu cầu nào thật sâu xa trong tâm hồn mới khiến được mỗi bên cố thủ trong quan niệm của mình kiên trì đến thế.


Một tác giả Tây phương, ông Edward T. Hall, dường như đã có nhiều nhận xét xuất sắc - trong cuốn Cái chiều kín nhẹm (La dimension cachée) - về mối tương quan giữa từng dân tộc Âu Mỹ với không gian cư ngụ của họ. Người Đức làm việc trong phòng thích đóng cửa lại, người Mỹ lại thích mở tất cả cửa cho quang minh chính đại, người Anh không có phòng riêng trong nhà cho nên có tài phớt tỉnh để giấu tình cảm ngay trước mặt mọi người, giữa chỗ đông đảo v.v…: dân tộc tính được giải thích phần nào bằng các kiểu nhà, kiểu phòng. “Hãy cho tôi biết cách anh xếp đặt nơi ăn chốn ở ra sao, tôi sẽ cho anh hay tính tình anh thế nào”.


Xem tướng nhà để đoán tính người, chúng ta dễ dàng tìm thấy mối liên hệ kiểu nhà của đồng bào miền Nam với hình ảnh những con người hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, hồn nhiên… Bạn bè thường kéo nhau nhậu nhẹt ở ngoài tiệm ngoài đường: do đó phần nào chăng? Chợ búa đầy dẫy những hàng quà ngồi ăn tại chỗ, đông đúc náo nhiệt: cũng do đó phần nào chăng? Kiểu nhà tại đây không chịu kín đáo, là vì cuộc sống của người ở chỉ những lăm le chực tràn lấn ra bên ngoài chăng?


***



Nhà ở cũng là cái đặc biệt của Bình Định. Ở vùng này có câu ca dao:


“Tiếng đồn Bình Định tốt nhà,

Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu”.



Ngôi nhà mái của Bình Định, học giả P. Gouron đã khen như một di tích văn hóa; một kiến trúc sư trên tạp chí Sáng dội miền Nam trước đây đã khen với con mắt thẩm mỹ, nghề nghiệp; và dân chúng thì đã đồng lòng công khai xác nhận sự tán thưởng trong ca dao. Vậy mà không có ai, không có nơi nào chịu bắt chước theo nó hết! Nhích một chút vào phía Nam, ở Phú Yên không còn nó; nhích một chút ra phía Bắc, ở Quảng Ngãi không còn nó. Tại sao vậy?


Thói thường có tốt ruộng tốt trâu mới có thể tốt nhà, nghĩa là có làm ăn sung túc mới nhà cửa cao sang. Đàng này ruộng đất trâu bò không bằng ai (trong thời nông nghiệp, ruộng đất trâu bò là tất cả sản nghiệp), sao vẫn hì hục xây dựng những tòa nhà bề thế, cặm cụi chạm trổ thật công phu?


Như vậy, nhà quả thực không giải thích được bằng khả năng kinh tế. Đành trở lại tán gẫu đôi điều về tướng nhà. Trong thời kỳ trước 1963, có chủ trương di dân lập dinh điền, so với các tỉnh lân cận người Bình Định chịu đi ít nhất. Trong một câu tục ngữ ở địa phương, người Bình Định cũng ít cãi ít cọ, nghĩa là an lành nhất. Có phải cái việc thu mình lâu đời trong những tòa nhà kiên cố, mát mẻ, kín đáo, cái thú săn sóc những đầu kèo chân cột tỉ mỉ v.v… đã dần dà làm cho ở đây người ta bịn rịn với gia đình làng mạc, mất hững phiêu lưu? Có phải cái tổ ấm quá yên ấm đã dần dà khiến người ta sinh ra cầu an, chín bỏ làm mười cho xong chuyện? Có phải đó là nơi ấp ủ những tâm hồn nội hướng, trầm lặng, dè dặt… Có phải, có phải…


Nhưng chuyện xem tướng đang có mòi biến thành chuyện xem bói, nói mò. Nếu không ngừng lại kịp thời.


Nguồn: Đất nước quê hương.

 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 04 Jan 2013, 12:37 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


Nhân bài viết có tựa đề là "Xem tướng nhà", mình xin nêu ra đây 1 kinh nghiệm về "Phong Thủy" để các Bạn cùng lưu ý thử xem có đúng không.

Theo lý "Âm Dương", thì Dương ta cho đại-khái là những gì thuộc thể "Động", và "Âm" thuộc thể "Tĩnh".

Con người...biết...nhúc-nhích , hoặc nhảy... cà giựt , hoặc cười bò lăn bò càng... nên dĩ nhiên là thuộc "Dương".
Do đó, căn nhà phải sáng sủa, để có nhiều Dương khí vào, mới đem lại ích lợi cho chủ nhà hơn là những căn nhà tối tăm ẩm thấp, dễ gây bịnh tật và đưa đến trầm cảm !

Về Chùa và Nhà Thờ, Ta thấy Thờ Phật hoặc Đức Chúa Jesu, nhưng kể cả Phật và Chúa, không ai hiện nay có thể "Bắt tay" hoặc chạm vào Người của 2 Vị này được. Mà Ta chỉ có thể "thấy" qua Tranh Vẽ hoặc hình tượng mà thôi. Suy ra Phật và Chúa là thuộc "Âm" !

Hơn nữa, Chùa hoặc Nhà Thờ, là nơi người ta làm Lễ mai táng, hoặc thờ phượng các Vong Linh của người đã mất, do đó, cái "Âm" càng tăng nhiều hơn.

Như vậy, nếu những căn nhà nào, mà đối diện với Chùa hoặc Nhà Thờ, thì hàng ngày "Âm khí" của Chùa, Nhà Thờ cứ bắn sang liên tục, sẽ làm những người ở căn nhà đó có nhiều điều bất lợi !

Kinh nghiệm Tôi đã thấy là, hễ trước cửa nhà mà đối diện Chùa hoặc Nhà Thờ, thì các căn nhà đó đều điêu tàn, âm u, và trong nhà thường gặp chuyện rắc rối chẳng lành. Nếu là cơ sở làm ăn, hay cửa hàng buôn bán, thì cũng thường bị đóng cửa và đổi chủ liên tục !

Ngoại trù trường hợp là đối diện Chùa, Nhà Thờ, là 1 dinh-thự thật to, lớn hơn, thì mới trụ được...

Các bạn thử để ý xem có đúng hông nhé.


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Sáu, 04 Jan 2013, 5:26 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Đúng 100% luôn đó anh, không những Chùa hay Nhà Thờ mà ở gần nghĩa địa thôi cũng ngóc đầu lên không nỗi. Ở đối diện thì nói làm gì, tai bay vạ gió là cái chắc, ở bên phải hay bên trái những nơi này cũng bị. Còn cái vụ này nữa nè, mấy con " Ma " thì hay " canh me " mấy người thường xuyên lui tới Chùa hay nhà Thờ, để bắt nạt hay " nhập xác ". Dĩ nhiên là bọn chúng lấp ló ngoài cỗng Chùa, nhà Thờ thôi chứ không dám bước vào. Khi nào có dịp " bắt ma " anh hỏi chúng nó coi tại sao thì biết á.

Còn ở nhà cao, cửa rộng cũng phải có " số " cao đó nghe, nếu không thì con cháu tàn lụi, bản thân bị tai vạ liên miên. Nghe đồn Dinh Độc Lập hồi xưa sau khi chiếm được miền Nam, Hà Nội thèm khát cái dinh cơ đó lắm, muốn tặng cho Lê Duẫn, Trường Chinh... toàn là mấy tay lảnh đạo của Hà Nội đều nằm trong danh sách được chọn để tặng. Mà họ cũng muốn dùng để làm trụ sở công quyền để nở mài, nở mặt với Quốc Tế.... Nhưng họ không dám động vào vì không có ai có chân mạng " quý tướng " để được ngồi vào dinh đó. Nên đành phải để làm nơi " di tích " để khách đến thăm viếng
 
saigoneses Date: Chủ Nhật, 06 Jan 2013, 7:53 PM | Message # 4
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
 
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Xem tướng nhà (Võ Phiến)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO