Thứ Năm
25 Apr 2024
6:12 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Sám Hối Bảy Ngày (Bác sĩ Nguyễn Ý Đức)
Sám Hối Bảy Ngày
thanhlongphapsu Date: Thứ Ba, 06 Nov 2012, 9:26 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
Sám Hối Bảy Ngày


Sám hối bẩy ngày...
Đó là vế dưới của câu ngụ ngôn, "Một lời nói dối, sám hối bẩy ngày" của dân gian mình.
Người châu Phi có một câu tương tự "The end of an ox is beef, and the end of a lie is grief". Cuối cùng thì con bò đực trở thành miếng beefsteak và hậu vận của nói dối là sầu hận.

Sách Quốc văn Giáo khoa thư kể chuyện bé Ất có tính hay nói dối. Đã nhiều lần Ất kêu cháy nhà để đánh lừa người ta rồi cười. Một hôm cha mẹ nó đi vắng, chẳng may nhà bị cháy thật. Ất chạy vào làng cầu cứu nhưng không ai tới vì cho là Ất lại nói dối,. Thế là căn nhà cháy tan. Lúc đó Ất mới biết nói dối là thiệt cho mình, nhưng đã quá muộn.

Theo các nhà chuyên môn, con người bắt đầu nói dối ở tuổi lên 4, lên 5, khi mà các cháu biết sử dụng lời nói dối vô hại để được cha mẹ cưng chiều. Rồi do thói quen, lớn lên chúng tiếp tục hành động tương tự. Để tự bảo vệ. Để có chút tiếng tăm. Có thêm lợi nhuận tài chánh cũng như tỏ ra là mình biết nhiều.

Nghiên cứu cho hay, ngưởi Mỹ nói dối ít nhất là 11 lần trong một tuần lễ.

Ở quê hương Việt Nam hiện nay thì nói dối hầu như là chuyện bình thường. Nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét, "Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa".

Khi nói dối thì mắt la mày lét, hơi thở hơi nhanh, mồ hôi ướt trán, giọng nói thay đổi với "ừm" "ừ" tằng hắng. Nhưng người mặt trơ trán bóng nói dối nhờn môi thì lại tỉnh bơ cười toét.

Diderot có nhận xét rằng "Lợi điểm của nói dối chỉ kéo dài chốc lát nhưng cái lợi của sự thực thì vĩnh viễn".

Còn George Bernard Shaw nghiêm khắc hơn, "Hình phạt đối với kẻ nói dối là không ai tin hắn mà chính hắn cũng không dám tin ai.".
Các tôn giáo đều khuyên không bao giờ nói dối.

Mới đây giáo sư tâm lý Anita Kelly, Đại học Notre Dame -Indiana cho hay khi con người nói dối nhiều thì sức khỏe suy sụp, khi bớt nói dối thì sức khỏe khá hơn. Vì đương sự cảm thấy ít lo sợ sự giả dối bị phanh phui.

Nhưng ở đời lại có những hoàn cảnh trái ngược, như La Fontaine viết "Đối với chân lý, người ta lãnh đạm dửng dưng mà đối với dối trá thì lại hăng say vồn vã".


Vì tư lợi, ích kỷ...
Đời sao mà nhiều mâu thuẫn!!!


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
 
atoanmt Date: Thứ Ba, 06 Nov 2012, 10:20 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


---o0o---




AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Ba, 06 Nov 2012, 1:00 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
FORUM » THÀNH VIÊN » CHUYỆN XÃ HỘI » Sám Hối Bảy Ngày (Bác sĩ Nguyễn Ý Đức)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO