Thứ Năm
28 Mar 2024
3:09 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » KINH LÁ (ATOANMT)
KINH LÁ
atoanmt Date: Thứ Bảy, 17 Jan 2015, 1:21 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


Cây Buông - Corypha lecomtei Becc., thuộc họ Cau - Arecaceae.
Khi trưởng thành cao tới 10m hay hơn, dày 40-60cm. Lá to, cuống lá 8m và hơn, có rãnh sâu, rộng 30cm ở gốc, có mép phủ những răng khoẻ màu đen, phiến lá dài 4,50m, với khoảng 50 đoạn tách nhau nhiều hay ít, các đoạn giữa dài 2,5m.

Cụm hoa hình tháp, dài 2,50m và hơn, có các nhánh hơi trải ra và phân nhánh 3-4 lần. Quả hình cầu dạng trứng, tròn ở chóp, dài 4,5cm, rộng 3-5cm. Hạt hình cầu, hơi cao hơn rộng, có vỏ dày 2-2,5mm, với nội nhũ hoá sừng. Ra hoa tháng 3-9.

Cây Buông có hình dáng giống cây Cọ, cây Thốt Nốt, mọc nhiều ở Campuchia và ở Việt Nam tại một số vùng thuộc các tỉnh Tây Nam, Có nhiều ở Núi Cấm: còn được gọi là Cấm Sơn, núi Ông Cấm, hay Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom-Ta-Piel hay Pnom-Po-Piêl, một ngọn núi tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) .
Và có ở núi Cô Tô (còn có tên là Phụng Hoàng Sơn; tên Khmer: Phnom-Ktô, một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đặc biệt, trước 1975, địa danh Rừng Lá (nơi có rất nhiều Cây Buông) được đặt ra cho đoạn đường quốc lộ 1A tính từ Phan Thiết trở vào Sài Gòn ở khoảng cây số 63 đến ngã ba Ông Đồn, có căn cứ 6 (Tân Minh), căn cứ 5 (Tân Đức) và các căn cứ 4, 3, 2 thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, Đồng Nai
Cây Buông cũng mọc kéo dài rải rác đến Phan-Rang, Tháp Chàm Việt Nam.

Ở nước ta, thường dùng Lá Buông để làm Nón Lá, đan Túi xách, Chiếu, Buồm, làm vách phên và làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Trái lá Buông (Fructus Coryphae) Quả có độc dùng để thuốc cá, nhất là vào lúc con nước thấp (tháng 3-5) cá bắt được dùng muối mà không bị ngộ độc.






KINH LÁ

Là một hình thức Kinh có từ lâu đời của Phật Giáo Nam Tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Lá Buông dùng để viết chữ cổ của người Khmer và Người Chàm ở Phan Rang - sau Đá, Vỏ Cây và trước Giấy.

Lá Buông có độ bền cao, để lâu không mục, không bị mối mọt ăn nên dù trải qua nhiều thế kỷ mà những kinh Phật, hay tài liệu cổ được ghi trên lá Buông vẫn còn được lưu giữ và còn nguyên giá trị. Người Khmer gọi sách lá Buông là “sa tra”.

Sách lá Buông dùng để ghi chép Kinh và lưu giữ tại các chùa cho Sư thuyết pháp vào các lễ hội định kỳ trong năm theo tín ngưỡng dân gian, với các nghi-thức của Phật giáo Nam tông như lễ Bonchoôs Seinia (kiết giới), lễ Phật đản, Ka thinh (dâng y cà sa), lễ cúng trăng hay Sel Dolta, Chol Chnam Thmay... và cúng Kỳ yên phum sóc, mừng Lúa mới.

Sách thường được chia ra làm bốn loại: Giáo huấn ca - Satra bắp, truyện ngụ ngôn dân gian - Satra La Beng, truyện cổ tích - Satra Tâm Nong, những Kinh Phật và Phật Thoại - Satra Tes.

Làm Kinh Lá:
Chuyện làm Kinh Lá không hề đơn giản. Từ chế tác Lá cho đến viết Kinh đều đòi hỏi nhiều công lao khó khăn và còn cần cả sự khéo léo, nhất là khi viết bằng chữ Phạn, thì người viết còn có bàn tay như một Họa-Sĩ nữa.
Trước khi cắt lá làm giấy, người Khmer phải thắp nhang cầu khấn Trời Phật, bởi làm sách là một việc thiêng liêng.

Đầu tiên, người ta chọn những đọt Lá tốt, lấy dây quấn đọt cây, ngăn không cho Lá mở. Khoảng một năm sau người dân mới chặt Lá về phơi cho khô, sau đó cắt thành hình chữ nhật, ép cho phẳng, sắp thành từng xấp, dùng nẹp gỗ bào nhẵn và nẹp chặt lại. Đó là những tập "Giấy Lá".

Lá buông làm kinh được lựa chọn cẩn thận, từ màu sắc đến tuổi Lá, để khi được chặt đúng lứa thì Lá có độ mềm, dai và dày thích hợp. Lá buông khi đem về, để tăng độ bền, chống mối mọt, ẩm mốc, người ta lại ngâm với một loại nhựa cây rồi đem phơi.

Viết Kinh lên Lá:
Người viết phải dùng Bút (đék-cha) để viết trên lá buông có thân gỗ hoặc sừng, được vót tròn, cắt ngắn vừa tay. "Ngòi viết" là một mũi kim mài nhọn. để viết. Lúc viết, phải tập trung, giữ lực sao cho đều nét. Đôi khi viết xong một quyển kinh là mòn hết cả cây kim sắt.

Viết xong, người viết phải dùng một loại tro từ cây mặc-nưa, pha với một lớp nhựa cây để bôi lên từng trang lá. Màu đen của loại mực đặc biệt này quyện vào từng nét khắc, lộ ra những dòng kinh. Sau khi khô, các trang Lá được xâu lại thành một quyển kinh hoàn chỉnh.

Mỗi bộ kinh lá dày 50 trang như thế phải làm ròng rã hơn 1 tháng. Nhờ chất liệu đặc biệt nên kinh lá để vài trăm năm cũng chẳng bị mối mọt hay mục ruỗng.


Một bản kinh được viết trên lá Buông


Thật ra, không phải ai khéo tay cũng có thể viết được Kinh Lá. Nhiều người cho rằng đó là “cái duyên”.
Bởi quan niệm của tín đồ Phật Giáo, việc chép Kinh cũng phải là một việc làm cao quý, đòi hỏi người có đức độ, thấm nhuần Kinh mới viết ra được cái “hồn” của Kinh.


Được biết, cho đến nay, Hòa Thượng Chau Ty (Tức là Hòa Thượng Khanh Đek Ko, hiện trụ trì chùa Soài So, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ) – như là truyền nhân thứ 9 còn giữ được kỹ-thuật viết Kinh Lá !

Atoanmt tổng hợp


AToanMT
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 17 Jan 2015, 3:25 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
kathy Date: Thứ Bảy, 24 Jan 2015, 9:56 AM | Message # 3
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Lá Kinh làm thấy quá công phu
 
Cường Date: Thứ Sáu, 29 May 2015, 1:07 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » KINH LÁ (ATOANMT)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO