Thứ Năm
25 Apr 2024
1:44 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » ĐẰNG SAU NHỮNG ÁNG MÂY (TRẦN KIÊM HẠ)
ĐẰNG SAU NHỮNG ÁNG MÂY
saigoneses Date: Chủ Nhật, 02 Mar 2014, 10:47 PM | Message # 1
Lieutenant general
Group: Administrators
Messages: 505
Status: Tạm vắng
ĐẰNG SAU NHỮNG ÁNG MÂY




Trung tuần tháng Chạp năm ngoái, chú tôi bên Mỹ nhờ tôi đến tòa soạn báo Văn Hóa Phật Giáo (VHPG) nhận một số báo Xuân rồi gởi qua để chú tặng cho bà con thân hữu bên ấy. Với tôi, báo Xuân cũng như bánh Chưng, bánh Tét; qua Tết rồi mới đến tay người đọc thì sẽ mất hết ý nghĩa nên tôi vội vàng thực hiện ngay... Thú thật, đó cũng là lần đầu tiên tôi cầm cuốn tạp chí VHPG trên tay. Ra về, lời mời cộng tác viết bài của người phụ trách cho tạp chí làm tôi không khỏi bâng khuâng... Khi lần giở từng trang báo xem, tôi mới vỡ lẽ: tác giả các bài viết toàn là những cây viết tầm cỡ, nội dung bài viết hàm súc, mang đặc trưng của một tạp chí VHPG. Với tâm trạng của người thích viết lách, tôi tự nhủ mình phải viết gì đi chứ. Những tác giả khác là cây đa, cây đề viết chuyện tầm cỡ, còn mình thì “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”, được làm ngọn cỏ trong khu vườn văn hóa Phật giáo thì âu cũng là một sự hữu duyên. Nghỉ vậy nên tôi chọn đề tài viết cho tạp chí bằng những câu chuyện nhỏ nhưng có thật, xảy ra trong đời sống của bà con Phật tử mình, những người đang trên con đường tu tập, hành đạo...

Câu chuyện thứ nhất

Tôi có một người Bác họ sống rất chừng mực. Một tháng đôi lần, đúng ngày mùng một và ngày rằm, Bác đạp xe đạp hơn hai chục cây số từ Phú Bài (Huế) ra thăm gia đình tôi ở làng Hương Cần. Bà Nội tôi, là cô ruột của Bác hỏi sao không đi xe đò cho khỏe thì Bác trả lời: “Dạ, đi xe đạp có nhiều niềm vui hơn ạ!”. Hỏi ra mới biết “niềm vui” của Bác là đi xe đạp ven theo những cánh đồng làng mạc, thấy ai bắt cá mú, chim muông còn sống là Bác tìm cách mua cho bằng được rồi đem thả tất! Hồi đó tôi cứ thắc mắc Bác làm như vậy làm chi cho mệt vậy hè?

Rồi một lần trên đường đi học về, tôi thấy Bác, có lẽ đã hết tiền, đang cố thuyết phục người bẫy chim thú ở quê tôi hãy thả đôi chim cuốc đang vẫy vùng trong bẫy, theo kinh nghiệm Bác biết còn cả đàn con của chúng đang ở bên ngoài. Tôi nghe Bác nói: “Lũ chim non ấy sẽ chết vì thiếu bố mẹ, săn bắt chim thú kiểu đó là tận diệt rồi, sau này anh lấy đâu chim thù để đặt bẫy mưu sinh?” Thuyết phục mãi, cuối cùng người bẫy chim cũng nghe theo. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến một cảnh tượng hết sức cảm động giữa các loài chim sống với nhau: đôi chim vừa được thả ra, không bay thoát thân mà lập tức lao vào những lùm cây, bụi rậm lùng sục, miệng gào lên “túc túc” khẩn thiết tìm gọi đàn con mình. Bầy cuốc con đen trùi trũi đang ẩn núp lác đác trong các lùm cây cũng quên hiểm nguy, chạy ào ra quấn quýt lấy chim bố chim mẹ, cả gia đình chúng đồng loạt xòe cánh ra quấn lấy nhau, kêu lên những tiếng “gòa gòa” sung sướng!

Bác tôi ăn chay trường, gặp ai cũng cười ha hả, nói năng nghe thật sảng khoái. Bà tôi kể, đời Bác đã trãi qua một biến cố ghê gớm. Thời trẻ, Bác thoát ly gia đình theo kháng chiến lên rừng. Bọn Tây bắt được Bác trong một trận càn ở vùng rừng đầu nguồn sông Bồ quạnh quẽ. Sau khi tra tấn dã man, chúng đem Bác xuống bờ sông trói cho ngâm mình dưới nước, bỏ mặc cho muỗi cắn, đĩa rúc đến chết. Tôi hỏi, Bác gật đầu xác nhận và nói rằng: “Quả thật khủng khiếp, ngoài chuyện bị đĩa cắn lúc nhúc trên người, Bác còn phải chứng kiến cái chết đến từ từ với mình theo con nước thủy triều lên. Nước dâng lên ngực, dần lên vai, rồi tới cổ và bàng hoàng nhận ra khi nước ngập ngụa tràn vào miệng mũi mình! Trong tình cảnh khốn cùng ấy, Bác chỉ dốc tâm một lòng niệm Phật”

Kịp thời xuất hiện cứu sống Bác tôi là cặp vợ chồng người tiều phu. Họ kể lại chuyện phước duyên ấy như sau: Chiều hôm ấy, họ đang đốn cũi trên rừng thì bỗng nhiên trời đổ mưa lớn, sợ lũ quét nên vợ chồng họ dong thuyền về sớm hơn dự định. Khi thuyền đi ngang qua đúng chỗ Bác bị trói thì người chồng nghe tiếng Hổ kêu, bèn bảo vợ: “Ghé vô bồ, ‘mệ’ kêu cho lộc đó!”. Lộc ở đây đối với người đi rừng được hiểu là Hổ bắt được thú rừng ăn thịt không hết, phởn chí tru lên rồi bỏ đi. Đã mấy lần vợ chồng người tiều phu này nghe “mệ” kêu, liền ghé thuyền vô bờ tìm thì được một số thịt thú rừng Hổ ăn còn vương vãi trên mặt đất. Nên khi người vợ nghe chồng nói vậy thì mừng rơn liền chống xào ghé vào. Tấp vào bờ hai vợ chồng tìm mãi mà không thấy thịt thú rừng đâu mà lại phát hiện một người bị trói dìm ngập dưới nước, chỉ còn trơ cái chỏm tóc đang ngoi ngóp giẫy chết!

Bác tôi được cứu sống trong trường hợp đó thật hy hữu. Hổ nào mà có lòng từ tâm biết kêu người vào cứu Bác!? Nghe kể thì ai cũng cho là chuyện tầm phào, nhưng đó lại là sự thật vì Bác tôi còn nhớ rõ trước giây phút ngặt nghèo đó, Bác có nghe tiếng Hổ tru cơ mà! Còn vì sao Hổ xuất hiện, rồi tru đúng lúc để kêu vợ chồng người tiều phu ghé thuyền cứu Bác là chuyện không thể giải thích được. Riêng Bác tôi, chỉ biết nhờ tiếng Hổ tru đó mà mình được cứu sống. Từ đó Bác nhận ra được cuộc đời thật vô thường, sống và chết chỉ là một làn ranh không phân định được. Bác bắt đầu ăn chay trường, chuyên tâm niệm Phật, tạo phước bằng những việc như phóng sinh, giúp người khốn khổ, xa rời bản ngã, dứt bỏ những sợi dây vốn ràng buộc con người như ham muốn tiền tài, khao khát danh vọng... Và dù gia đình chẳng giàu có gì, nhưng qua tiếng cười “ha hả” sảng khoái của Bác, ai cũng dễ dàng nhận thấy Bác tôi lúc nào cũng hạnh phúc.

Câu Chuyện thứ hai

Cây chuyện này xảy ra ở quê tôi vào một mùa Đông lạnh giá. Đó là một mùa Đông đặc biệt mà đến nay vẫn còn hiện hữu mãi trong tâm trí tôi, đặc biệt vì nó lạnh, lạnh dai dẳng làm những người già yếu ở quê tôi không ai chịu thấu khiến làng quê năm ấy không ngớt tiếng kèn trống đưa đám ma ra đồng. Lạnh đến nỗi lũ cá sống ngoài đồng, những nơi nước cạn phải bơi ngửa bụng lên trời. Con nào khôn ngoan hơn thì nhanh chóng bơi ra sông tìm hang sâu ẩn náu mới mong sống sót. Sau đợt lạnh ấy, người làng tôi dù có tìm đỏ con mắt cũng không tài nào thấy ra một mống cá. Thời ấy nhà Bà tôi có một cái đìa thông ra con kênh chạy dọc đường xóm. Mùa hè kênh dẫn nước trong xanh từ sông vào tưới tiêu co cánh đồng làng trù phú. Mùa lũ, nước trên nguồn về thì kênh thoát nước ngược lại. Nhờ nằm giữa hai làn nước ấy mà đìa nhà bà tôi lúc nào cũng lắm cá.

Hàng năm cứ đến cuối mùa Đông thì có rất nhiều người đến xin tát đìa bắt cá rồi chia theo thỏa thuận. Năm ấy trời quá lạnh, biết không có cá nên chẳng ai màng tới việc tát đìa, tát ao. Còn tôi đã ăn muối chai miệng, lại tính trẻ con nên cứ nằng nặc xin Bà cho mình rủ thêm vài đứa bạn tới tát đìa kiếm vài con cá ăn cho có chất. Hôm ấy chúng tôi trần thân dưới nước lạnh buốt như dao cắt, tát từ sáng đến xế chiều mới cạn nước nhưng đứa nào đứa nấy tiu nghỉu ra về vì chẳng có lấy một con cá nào thuốc! Mệt, lạnh, chán, tôi còn không thiết xả nước trả lại cho đìa.

Ấy thế mà đến khi trời gần tối, thấy yên ắng, lũ cá trê, tràu… từ đâu trong các gốc tre, đường hầm, ống cống… chui ra nằm kín cả mặt đìa! Mừng rơn với của trời cho, tôi nhào xuống bắt lấy bắt để, một thùng, hai thùng rồi đến ba, bốn thùng… đựng đầy cái bể cạn to đùng trước sân nhà. Cái đói, cái lạnh bỗng biến đâu mất thay vào đó là lòng tôi hân hoan ước tính với số cá này, Bà mình sẽ có món tiền kha khá bù vào vụ mùa thất bát vừa qua. Và thiết thực hơn nữa là tối nay, tôi sẽ được thưởng thức món cá trê kho ruốc, món tràu nướng trui do mình chế biến… Vậy mà Bà tôi đã lẩn thẩn rồi! Khi không có cá thì xuýt xoa thương cảm cho mấy thằng bạn tôi lắm, Bà an ủi cho mỗi đứa vài đồng ra quán ăn kẹo đậu phụng cho ấm bụng. Thế mà giờ đây, nhìn lũ cá chen chúc bơi trong bể thì lại đăm chiêu nghỉ ngợi mông lung…

Cuối cùng rồi khuya hôm ấy, tôi đã mềm lòng trước lời thuyết phục của Bà, giữa trời đêm lạnh lẽo và tối thui, phải âm thầm gánh hết cá ra sông mà… phóng sinh tất! Trần thân khổ cực bắt cá cả ngày rồi đến khuya phải gánh cá đi thả hết hỏi sao mà tôi chẳng ấm ức? Thà rằng Bà tôi nói một câu dễ hiểu như Bác tôi là: “Con vật cũng như con người, cũng có cuộc sống của nó, cũng biết vui buồn, đau đớn và hạnh phúc, sao lại nỡ hại chúng?”, đằng này lời Bà nói nghe dị đoan hết biết: “Cá ở mô mà nhiều rứa hè? Đúng là ông Trời thử lòng tham của mình đó cháu ơi!”. Tuy nhiên, mãi sau này khi đã trưởng thành, tôi mới hiểu hết cái thiện tâm của Bà mình. Phật dạy, tu cũng có trăm đường tu, tùy theo tuệ giác từng người mà họ lần bước trên con đường tu tập khác nhau, Bà tôi một chữ cắn đôi cũng không biết nhưng lời kinh tiếng kệ Bát-nhã tâm kinh hay chú Đại-Bi lại thuộc làu làu, nhờ vậy mà tuệ giác Bà có nhỉn hơn người bình thường một thứ bậc là đã thoát khỏi lòng tham, tuy nhiên vẫn chưa quán chiếu hết nên vẫn còn nghi hoặc “ông Trời thử lòng”, đó gọi là tu thân có điều kiện.

Thời nay cò nhiều người lấy tiền bạc làm lẽ sống. Rải đinh giữa đường, bỏ chất độc hại vào thức ăn đồ uống, chém giết nhau, làm bao nhiêu điều táng tận lương tâm để vơ lợi vào mình… thì việc làm của những người như Bà tôi, Bác tôi thật đáng kính trọng. Ngoài việc nhân mầm thiện hướng tới cho một xã hội nhân ái ra, còn có một lợi ích không thể phủ nhận là làm cân bằng môi trường sinh thái cuộc sống chung quanh ta. Điều đó thật đáng hoan nghênh và suy ngẫm!

TRẦN KIÊM HẠ
3/2014)


Message edited by saigoneses - Thứ Hai, 03 Mar 2014, 6:23 PM
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Hai, 03 Mar 2014, 6:10 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 03 Mar 2014, 7:54 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
kathy Date: Thứ Hai, 03 Mar 2014, 1:49 PM | Message # 4
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
 
LSK Date: Thứ Tư, 05 Mar 2014, 10:38 AM | Message # 5
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
 
Tieuquanhquanh Date: Thứ Năm, 06 Mar 2014, 9:59 AM | Message # 6
Lieutenant
Group: Users
Messages: 40
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » ĐẰNG SAU NHỮNG ÁNG MÂY (TRẦN KIÊM HẠ)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO