Thứ Bảy
27 Apr 2024
8:55 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » CON BÒ KHÓC (Thiền sư Ajahn Brahm)
CON BÒ KHÓC
atoanmt Date: Chủ Nhật, 05 Jan 2014, 1:50 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
CON BÒ KHÓC


Thiền sư Ajahn Brahm
,
viện chủ một thiền viện ở Perth, Australia

Hôm ấy tôi đến sớm để hướng dẫn lớp thiền của tôi ở một nhà tù có các biện pháp an ninh không chặt chẽ lắm. Một phạm nhân mà tôi chưa hề gặp đang chờ để nói chuyện với tôi. Anh ta là một người cao lớn, tóc tai, râu ria rậm rạp và trên cánh tay hình xăm trổ đầy; những vết sẹo trên mặt cho người ta biết anh ta đã trải qua nhiều cuộc đánh nhau ác liệt. Anh ta trông đáng sợ đến nỗi tôi tự hỏi vì sao anh ta lại đến học thiền. Anh ta không phải là loại người thích hợp. Tất nhiên là tôi sai.

Anh ta kể với tôi rằng điều gì đó đã xảy ra cách đây vài ngày làm cho anh ta cực kỳ hoảng sợ. Khi anh ta bắt đầu nói tôi đã nhận ra giọng miền Ulster. Để cung cấp cho tôi vài thông tin về nhân thân, anh ta nói rằng anh ta lớn lên trên những đường phố bạo động nhất Belfast (n.d. thủ phủ của tỉnh Ulster, Bắc Ireland). Vụ đâm chém đầu tiên diễn ra lúc anh ta mới là một cậu bé bảy tuổi. Một thằng bắt nạt ở trường đã đòi số tiền dành cho buổi ăn trưa của cậu bé. Cậu bé nói không. Thằng đó rút ra một con dao dài và lên tiếng đòi tiền lần thứ hai. Cậu ta nghĩ rằng thằng đó chỉ dọa thôi. Cậu ta nói không lần nữa. Thằng bắt nạt không thèm nói lần thứ ba, hắn đâm con dao vào cánh tay của cậu bé bảy tuổi, rút ra, rồi bỏ đi.

Hoảng loạn, cậu bé chạy ra khỏi sân trường, với máu chảy ròng ròng, trở về nhà cha mình ở cách trường không xa. Người cha thất nghiệp nhìn sơ qua vết thương rồi dẫn con vào trong phòng bếp, nhưng không phải để băng bó vết thương. Người cha kéo hộc bàn, lôi ra một con dao làm bếp lớn, đưa cho con trai và ra lệnh cho cậu bé quay lại trường để đâm thằng kia.

Đó là cách anh ta được nuôi dạy. Nếu như anh ta không trở thành cao lớn và mạnh mẽ như thế thì đã chết lâu rồi.

Nhà giam là một nông trại tù nơi mà những phạm nhân ngắn hạn, hay phạm nhân dài hạn sắp được tha, có thể chuẩn bị cho đời sống khi được ra, một số người học một nghề nào đó trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm do nông trại tù này cũng cung cấp thực phẩm rẻ tiền cho tất cả các nhà giam ở Perth, để giảm chi phí. Các nông trại Úc nuôi bò, cừu, và heo, chứ không chỉ trồng lúa mì và rau xanh, nông trại tù cũng thế. Nhưng không giống các nông trại khác, nông trại tù có một lò giết mổ ngay tại chỗ.

Mọi tù nhân đều có một việc làm ở nông trại. Nhiều tù nhân nói với tôi rằng công việc mà nhiều người muốn làm là những công việc ở lò mổ. Nhưng việc này được các tù nhân hung bạo ưa thích. Và công việc được ưa chuộng nhất chính là công việc của đồ tể. Anh chàng người Ireland to con này hồi đó là một đồ tể.

Anh ta mô tả lò mổ cho tôi nghe. Những hành lang làm bằng thép không gỉ rất chắc, rộng ở phần cổng ngoài , hẹp dần tạo thành một con đường giống như cái phễu khi chạy vào bên trong tòa nhà. Nối tiếp con đường hẹp đó là một bệ cao, nơi anh ta đứng với một khẩu súng điện. Những con bò, heo, hay cừu bị lùa vào con đường bằng thép đó bằng cách dùng chó và gậy thúc. Anh ta nói chúng sẽ kêu la, mỗi con theo cách của mình, và cố chạy trốn. Chúng ngửi thấy cái chết, nghe thấy cái chết, và cảm thấy cái chết. Khi một con vật đi qua bệ đứng của anh ta nó sẽ vùng vẫy, quằn quại và kêu la hết sức mình. Mặc dầu khẩu súng của anh ta có thể giết chết một con bò lớn bằng một phát bắn điện cao thế, nhưng con vật không bao giờ đứng yên cho anh ta nhắm bắn. Cho nên anh ta phải bắn một phát làm chúng choáng váng, và phát kế tiếp là để giết chết. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Hết con này đến con khác. Ngày này qua ngày khác.

Anh chàng người Ireland này bắt đầu trở nên bị bối rối khi kể đến biến cố xảy ra cách đây vài ngày làm cho tinh thần anh ta bị chao đảo. Anh ta bắt đầu chửi thề. Khi kể tiếp, anh ta cứ lặp đi lặp lại, “Đù má, đó là sự thật !” Anh ta sợ tôi không tin.

Ngày hôm đó người ta cần thịt bò cho các trại giam ở Perth. Họ đang giết bò. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Anh ta đã quá quen với công việc giết chóc hằng ngày cho tới khi có một con bò đi vào theo cách không giống gì với những con vật anh ta từng thấy. Con bò này im lặng. Nó không hề rên rĩ. Đầu nó cúi gằm xuống, đi một cách cố ý, một cách tự nguyện, một cách chậm chạp, vào vị trí sát với bệ bắn. Nó không hề quằn quại, vùng vẫy hay tìm cách chạy trốn.

Khi đã đến vị trí nó ngẩng đầu lên, và nhìn chăm chăm vào người đồ tể, hoàn toàn không động đậy.
Anh chàng người Ireland chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào giống như thế. Đầu óc anh ta bối rối đến mụ mị. Anh ta không thể đưa súng lên, cũng không thể rời mắt khỏi đôi mắt của con bò. Con bò nhìn thẳng vào bên trong anh ta.

Anh ta như rơi vào một khoảng trống không thời gian. Anh ta không thể nói cho tôi biết thời gian ấy kéo dài bao lâu, nhưng vì con bò cứ nhìn chăm chăm, nên anh ta thấy một cảnh làm anh ta rúng động hơn nữa. Bò có đôi mắt rất to. Anh ta nhìn thấy trong con mắt trái của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt bắt đầu tụ lại. Lượng nước mắt càng lúc càng nhiều đến nỗi mí mắt không thể cầm giữ lại. Nó bắt đầu chảy từng giọt xuống má, tạo thành một dòng nước mắt lấp lánh. Những cánh cửa của trái tim bị đóng lâu ngày bắt đầu mở ra. Khi anh ta nhìn mà không tin vào mắt mình, anh ta thấy ở con mắt bên phải của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt dâng lên, càng lúc càng nhiều, cho tới khi mí mắt không thể cầm giữ được. Một dòng nước mắt thứ hai từ từ chảy xuống mặt con bò. Và anh ta không còn chịu đựng nỗi.

- Con bò đang khóc.

Anh ta kể rằng anh ta ném khẩu súng xuống đất, chủi thề và hét lên với các sĩ quan quản giáo rằng họ làm gì anh ta cũng được, “nhưng không được giết con bò ấy.”

Anh ta kết thúc câu chuyện và nói rằng bây giờ anh ta là một người ăn chay.

Đó là một câu chuyện thật. Các phạm nhân khác của ông trại tù xác nhận với tôi điều đó. Con bò khóc đã dạy cho con người hung bạo nhất trong số những người hung bạo ý nghĩa của từ quan tâm.




AToanMT
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 05 Jan 2014, 1:52 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
The Cow that Cried

by Ajahn Brahm


I arrived early to lead my meditation class in a low-security prison. A person who I had never seen before was waiting to speak with me. He was a giant of a man with bushy hair and beard and tattooed arms; the scars on his face told me he’d been in many a violent fight. He looked so fearsome that I wondered why he was coming to learn meditation. He wasn’t the type. I was wrong of course.

He told me that something had happened a few days before that had spooked the hell out of him. As he started speaking, I picked up his thick Ulster accent. To give me some background, he told me that he had grown up in the violent streets of Belfast. His first stabbing was when he was seven years old. The school bully had demanded the money he had for lunch. He said no. The older boy took out a long knife and asked for the money a second time. He thought the bully was bluffing. He said no again. The bully never asked a third time, he just plunged the knife into the seven year-old’s arm, drew it out and walked away.

He told me that he ran in shock from the schoolyard, with blood streaming down his arm, to his father’s house close by. His unemployed father took one look at the wound and led his son to their kitchen, but not to dress the wound. The father opened a drawer, took out a big kitchen knife, gave it to his son, and ordered him to go back to school and stab the boy back.

That was how he had been brought up. If he hadn’t grown so big and strong, he would have been long dead.

The jail was a prison farm where short-term prisoners, or long-term prisoners close to release, could be prepared for life outside, some by learning a trade in the farming industry. Furthermore, the produce from the prison farm would supply all the prisons around Perth with inexpensive food, thus keeping down costs. Australian farms grow cows, sheep and pigs, not just wheat and vegetables; so did the prison farm. But unlike other farms, the prison farm had its own slaughterhouse, on-site.

Every prisoner had to have a job in the prison farm. I was informed by many of the inmates that the most sought-after jobs were in the slaughterhouse. These jobs were especially popular with violent offenders. And the most sought-after job of all, which you had to fight for, was the job of the slaughterer himself. That giant and fearsome Irishman was the slaughterer.

He described the slaughterhouse to me. Super-strong stainless steel railings, wide at the opening, narrowed down to a single channel inside the building, just wide enough for one animal to pass through at a time. Next to the narrow channel, raised on a platform, he would stand with the electric gun. Cows, pigs or sheep would be forced into the stainless steel funnel using dogs and cattle prods. He said they would always scream, each in its own way, and try to escape. They could smell death, hear death and feel death. When an animal was alongside his platform, it would be writhing and wriggling and moaning in full voice. Even though his gun could kill a large bull with a single high-voltage charge, the animal would never stand still long enough for him to aim properly. So it was one shot to stun, next shot to kill. One shot to stun, next shot to kill. Animal after animal. Day after day.

The Irishmen started to become excited as he moved to the occurence, only a few days before, that he had unsettled him so much. He started to swear. In what followed, he kept repeating, ” This is God’s f…ing truth!” He was afraid I wouldn’t believe him.

That day they needed beef for the prisons around Perth. They were slaughtering cows. One shot to stun, next shot to kill. He was well into a normal day’s killing when a cow came up like he had never seen before. This cow was silent. There wasn’t even a whimper. Its head was down as it walked purposely voluntarily, slowly into position next to the platform. It did not writhe or wriggle or try to escape.

Once in position, the cow lifted her head and stared at her executioner, absolutely still.

The Irishmen hadn’t seen anything even close to this before. His mind went numb with confusion. He couldn’t lift his gun; nor could he take his eyes away from the eyes of the cow. The cow was looking right inside him.

He slipped into timeless spaces. He couldn’t tell me how long it took, but as the cow held him in eye contact, he noticed something that shook him even more. Cows have very big eyes. He saw in the left eye of the cow, above the lower eyelid, water begin to gather. The amount of water grew and grew, until it was too much for the eyelid to hold. It began to trickle slowly all the way down her cheek, forming a glistening line of tears. Long-closed doors were opening slowly to his heart. As he looked in disbelief, he saw in the right eye of the cow, above the lower eyelid, more water gathering, growing by the moment, until it too, was more than the eyelid could contain. A second stream of water trickled slowly down her face. And the man broke down.

The cow was crying.

He told me that he threw down his gun, swore to the full extent of his considerable capacity to the prison officers, that they could do whatever they liked to him, ” BUT THAT COW AIN’T DYING!”

He ended by telling me he was a vegetarian now.

That story was true. Other inmates of the prison farm confirmed it for me. The cow that cried taught one of the most violent of men what it means to care.

~by Ajahn Brahm~


AToanMT
 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 05 Jan 2014, 2:20 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

SƯ AJAHN BRAHMAVAMSO




Ajahn Brahmavamso Mahathera (được biết đến nhiều nhất như Ajahn Brahm), Ông sinh ra tại Luân Đôn, Vương quốc Anh vào ngày 07 Tháng Tám 1951, tên Peter Betts.

Sau ông theo dòng tu Phật giáo Nguyên thủy.
Hiện nay Brahm là Viện Chủ Tu viện Bodhinyana, trong Serpentine, Western Australia.
Như 1 người cha linh hướng của Hội Phật giáo Tây Úc .
Cố vấn tinh thần cho xã hội Phật giáo Victoria.
Cố vấn tinh thần cho xã hội Phật giáo Nam Úc
Thầy tâm linh của Phật giáo học bổng tại Singapore.
Thầy của các trung tâm Brahm tại Singapore, và bảo trợ tinh thần của Trung tâm Bodhikusuma tại Sydney nước Úc.


AToanMT
 
kathy Date: Chủ Nhật, 05 Jan 2014, 5:57 PM | Message # 4
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng
Anh Toàn.

Bài con bò khóc đọc rất tội nghiệp, thời xưa có câu làm ác kiếp sau bị quả báo, còn bây thì tôi thấy quả báo trước mắt .
 
LongTracAn Date: Chủ Nhật, 05 Jan 2014, 7:17 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » CON BÒ KHÓC (Thiền sư Ajahn Brahm)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO