Thứ Ba
07 May 2024
2:08 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » Phật giáo và Y học
Phật giáo và Y học
LSK Date: Thứ Tư, 04 Jul 2012, 7:00 AM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Phật giáo và Y học




GN. Riêng về phương diện thuật ngữ y học, trong kinh Phật có hơn 4.600 thuật ngữ, có danh từ về giải phẫu sinh lý, kinh lạc phủ tạng, có cả y liệu, dược học, tâm lý, tên bệnh, y sự tạp luận…

Có một câu chuyện về thái tử Tất Đạt Đa “nửa đêm vượt thành”. Chuyện kể rằng Tất Đạt Đa ở trong thâm cung với cuộc sống giàu sang, cảm thấy chán nản bèn ra ngoài thành dạo chơi. Lần thứ nhất xuất du, Ngài thấy một người già, Tất Đạt Đa rất phiền não, đánh ngựa về cung. Lần thứ hai Ngài thấy một người bệnh. Lần thứ ba Ngài thấy một người chết. Lần thứ tư Ngài thấy một vị Tăng khổ hạnh. Bốn người này đều là thiên thần biến ra để điểm hóa cho Ngài. Bốn lần ra ngoài này mới đủ để cho Ngài quyết định xuất gia tìm chân lý tối thượng giải thoát khổ não của sinh lão bệnh tử.

Một đêm nọ, Ngài gọi người phu ngựa của mình theo, cưỡi trên con ngựa trắng yêu quý, bỏ hoàng cung mà đi. Nhưng cửa thành đóng chặt không thể đi, liền đó có bốn đại thiên vương nâng bốn chân con ngựa lên để Ngài và ngựa vượt khỏi tường thành. Phật giáo cho nhân sinh là bể khổ, đại thiên thế giơi chỉ là nơi hội tụ của thống khổ, người sống ở đời, sinh lão bệnh tử là một quá trình không dứt của thống khổ (mặc dù đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên). Cho nên Phật giáo hướng con người siêu thoát thế tục, không để đau khổ ràng buộc, lấy tâm an tĩnh cầu cảnh giới tự tại.

Bệnh tật là nỗi “khổ” nhất của con người, nó trực tiếp giày vò thân tâm con người, nên cứu người trước tiên phải cứu nỗi khổ của họ, trước tiên phải làm cho con người thoát khỏi nỗi khổ của bệnh tật, vì vậy Phật giáo có nói “Cứu một mạng người hơn là tạo bảy cấp phù đồ”. Tín đồ Phật giáo thông qua trị bệnh phổ cập tri thức y học và truyền bá học thuyết Phật giáo, thâu nạp môn đồ, đồng thời cũng khiến cho y học Phật giáo qua thực tiễn được phát triển và nâng cao.

Y phương minh và Trung y

Trong “Ngũ minh” mà giáo đồ Phật giáo học có “Y phương minh” là tri thức y học. “Y phương minh” có hệ thống lý luận riêng, có tác dụng chỉ đạo nhất định đối với vấn đề trị bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Từ thời Tam Quốc Ngụy Minh đế, hai vị Hòa thượng Ấn Độ là Nhương Na Bạt Đà La và Da Xá Quật Đa đã dịch “Ngũ minh luân” trong đó có “Ngũ phương minh”. Theo ghi chép trong “Khai nguyên lục” thì từ cuối đời Hán đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều, sách Phật dịch có đến 1.621 bộ, 4.180 quyển, trong đó có nội dung y học khá nhiều. Theo “Tùy thư - Kinh Tịch Chí” thì đương thời sách y học Phật giáo dịch từ Ấn Độ có hơn 10 loại, như “Long Thọ Bồ tát dược phương”, “Tây Vực chư tiên sở thuyết dược phương”, “Bà la môn chư tiên dược phương”, “Thích Tăng y châm cứu kinh”… Trong đó “Đại tạng kinh” là tập đại thành của kinh điển Phật giáo. Theo giới thiệu của Lý Lương Tùng và Quách Hồng Thọ trong “Trung Quốc truyền thống văn hóa dữ y học” thì trong “Đại tạng kinh” có khoảng 400 bộ chuyên luận về y lý, có vệ sinh y dược, bệnh về sinh lý, bệnh tâm lý, ma thuật, tu tâm dưỡng tánh… nội dung vô cùng phong phú. Không ít sách y, phương thuốc xuất phát từ hai vị đại sư của Phật giáo Đại thừa là Long Thọ và Kỳ Bà đến nay vẫn còn lưu truyền và vận dụng rộng rãi.

Riêng về phương diện thuật ngữ y học, trong kinh Phật có hơn 4.600 thuật ngữ, có danh từ về giải phẫu sinh lý, kinh lạc phủ tạng, có cả y liệu, dược học, tâm lý, tên bệnh, y sự tạp luận…
Tổng hợp tư liệu có liên quan, xin kể ra một số y thư Phật giáo sau đây: “Phật thuyết Bà la môn tỵ tử kinh”, “Phật thuyết nại nữ kỳ vức nhân duyên kinh”, “Phật thuyết nại nữ bà kinh”, “Phật thuyết Phật y kinh”, “Phật thuyết bào thai kinh”, “Phật thuyết Phật trị thân kinh”, “Phật thuyết hoạt ý kinh”, “Phật thuyết phù tiểu nhi kinh”, “Thần mật yếu pháp kinh”, “Tọa thiền tam muội pháp môn kinh”, “Dịch cân kinh”, “Mạn Thù Sư Lợi Bồ tát phù tạng trung nhất tự phù vương kinh”, “Kim cương Dược xoa sân nộ vương tức tai đại uy thần nghiệm niệm tụng nghi quỹ”, “Trừ nhất thiết tật bệnh Đà La Ni kinh”, “Tu tập chỉ quán tọa thiền kinh”, “Đại trí độ luận”, “Ma Ha chỉ quán”, “Lục diệu pháp yếu”, “Ca Diếp tiên nhân thuyết y nữ nhân kinh”, “Diên thọ kinh”, “Ngũ môn thiền kinh yếu dụng pháp”, “Kỳ Bà mạch kinh”, “Long Thọ nhãn luận”, “Ngũ phương minh”... Những kinh điển này của Phật giáo có sự ảnh hưởng và hấp thụ hỗ tương với lý luận Trung y. Phật giáo cho rằng thân thể con người là do “tứ đại” cấu thành. “Địa thủy hỏa phong âm dương khí hậu dĩ thành nhân thân bát xích chi thể”. Do đó, căn nguyên của mọi bệnh tật là do “tứ đại” không điều hòa. “Thứ nhất địa tăng mạnh khiến cho thân thể nặng nhọc, thứ nhì là thủy chứa nhiều chảy nước mắt nước mũi, thứ ba là hỏa thịnh khiến cho đầu nóng ran, thứ tư là phong động mạnh khiến cho khí ngưng khó thở”. Quan điểm này có chỗ tương đồng với quan điểm y học Trung y với thuyết “Âm dương ngũ hành”, “Âm dương chuyển hóa” và “Âm dương tiêu trưởng”. Âm dương bình hòa thì người khỏe mạnh, nếu mất sự bình hòa thì sẽ bị bệnh. Đồng thời trong thân thể, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tương sinh tương khắc rất có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ở phương diện ký sinh trùng học, y học Phật giáo cũng có phát hiện độc đáo. Theo “Thiền bệnh pháp yếu kinh” và “Chánh pháp niệm xứ kinh” thì nhân thể là tổ vi trùng, trùng trong người có khoảng 80 loại, lại nói cụ thể cả tên từng loại, miêu tả trạng thái… rất phù hợp với quan điểm của y học hiện đại về ký sinh trùng. Ký sinh trùng học hiện đại cũng phát hiện trong cơ thể người có ty trùng, cấu trùng, tiên trùng… Như vậy, có thể thấy kinh Phật nói không phải là hư huyễn.

Trong “Tu hành đạo địa kinh” lại có nghiên cứu về bào thai người. “Thai thành 7 ngày, lúc đầu không tăng giảm, 14 ngày như màng sữa mỏng… 49 ngày như thịt ngưng…” miêu tả rất tỉ mỉ quá trình tạo thành thai nhi trong bụng mẹ, phù hợp với y học hiện đại. Đặc biệt là Tiểu thừa Phật giáo lưu hành thời Hán mạt và Tam Quốc đã trực tiếp hấp thụ lý luận “Nguyên khí thuyết” và “Âm dương ngũ hành thuyết” để giải thích về nguyên nhân bệnh tật. Hai thuyết này cho rằng “nguyên khí” phối hợp tốt thì tâm thần bình hòa, không bị các loại phiền não và dục vọng quấy nhiễu. Ngược lại, nếu “nguyên khí” phối hợp không tốt thì âm dương ngũ hành rối loạn, mất đi sự bình hòa, muôn vàn bệnh tật phát sinh.

Học thuyết “Tứ đại” của Phật giáo cũng được Trung y trực tiếp hấp thụ. Trong “Chư bệnh nguyên lưu luận” của Sào Nguyên Phương đời Tùy viết rằng: “Phàm bệnh phong có 404 chứng, nói gọn lại thì không ngoài 5 loại là 6 tạng nhiếp thụ, một là hoàng phong, hai là thanh phong, ba là xích phong, bốn là bạch phong, năm là hắc phong… gọi ngũ phong, sinh năm loại trùng có thể hại người”. Trong “Thiên kim phương” của Tôn Tư Mạo cũng viết: “Phàm tứ khí hợp đức, tứ thần an hòa, nhất khí không điều hòa thì trăm bệnh sinh, tử thần thất điều thì 404 bệnh cùng phát”.

“Đại trí độ luận” cho rằng bệnh có “ngoại duyên” và “nội duyên” là hai nhân tố chính. “Ngoại duyên” cũng là điều kiện ngoại tại như bị nóng, lạnh, đói, khát, thương tích… “Nội duyên” là điều kiện nội tại như túng dục, tham sắc, giận dữ, lo sợ, suy nghĩ… “Ma Ha chỉ quán” cho rằng tham luyến ngũ trần sắc, thanh, hương, vị, xúc thì sẽ sinh bệnh, mê đắm sắc cảnh sinh bệnh ban, tham hưởng thanh âm sinh bệnh thận, tham hưởng hương khí sinh bệnh phổi, tham lam khẩu vị sinh bệnh tim, tham lam xúc giác sinh bệnh tỳ. Những điều này phù hợp với “Tạng tượng học thuyết” của Trung y.

Y học Phật giáo cho rằng đối với chứng bệnh không giống nhau thì có phương pháp chữa trị không giống nhau, “Thân bẩm thọ tứ đại, tính cách bất đồng do đó trị bệnh cũng không phải chỉ một cách”. “Ma Ha chỉ quán” cũng nói “trị bệnh phải đối chứng hạ dược mới mau bớt bệnh”. Người thầy thuốc trước hết phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân phát bệnh, chẩn đoán càng chính xác thì khả năng trị bệnh càng hiệu quả, khả năng bớt bệnh càng cao, điều này tương ứng với nguyên tắc biện chứng của Trung y là “đồng bệnh dị trị”, “dị bệnh đồng trị” (tức cùng bệnh mà trị khác nhau, khác bệnh mà trị giống nhau). Trong “Trung Quốc y học sử” Trần Bang Hiền cho rằng: Xét sự biến thiên của y học Đường, Tống, thực chất là đặt cơ bản trên Phật giáo Ấn Độ.

Phật pháp và phân loại bệnh tật

Phật giáo chia bệnh tật ra 404 loại, 101 loại lại phân ra hai bộ phận lớn là “Tâm bệnh” và “Thân bệnh”. “Tâm bệnh” là chỉ những sự phiền não trong nội tâm như tham chấp, lo sợ, ưu sầu, thù hận… Có thể nói, Phật giáo nghiêng về tâm bệnh - gốc của vô minh phiền não. Trong “Giáo thừa pháp số” có nói, phiền não của chúng sinh có thể quy nạp vào 8 vạn bốn ngàn loại, chúng có thể chưng lọc thành 3 loại phiền não “Tham, sân, si”. Do đó Đức Thích Ca lấy việc trị tâm bệnh của chúng sinh làm trách nhiệm của mình. (Xem “Tâm lý bảo kiện thiên”).
“Thân bệnh” là chỉ sự đau nhức thân thể, cơ nhục, gân cốt, thần kinh, lục phủ, ngũ tạng không điều hòa, gọi là “Tứ đại ngũ tạng bệnh tướng”. “Ngũ phương minh” của Phật giáo chủ yếu nhằm vào kỹ thuật trị liệu chữa bệnh. Trong “Hoa Nghiêm kinh, Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm” có nói 10 Đại hạnh nguyện, trong đó “Hằng thuận chúng sinh nguyện” nói rằng: “Ở các bệnh khổ thì nguyện làm lương y”. Dược Sư Phật, Dược Vương, Dược Thượng Bồ tát, Long Thọ Bồ tát đều là giới y dược trị thân bệnh mà đắc danh.

Sự phân loại bệnh tật của Phật giáo phù hợp với mô thức y học hiện đại. Y học hiện đại cho rằng sức khỏe của con người bao gồm hai phương diện là thân thể khỏe mạnh và tâm lý khỏe mạnh (tinh thần). Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “sức khỏe” không phải chỉ là cơ thể không bị bệnh tật hay khiếm khuyết mà còn phải có trạng thái tâm sinh lý hoàn chỉnh và năng lực thích ứng với xã hội. Phật giáo cho rằng căn (sinh lý), trần (hoàn cảnh xã hội) và thức (tâm lý) là 3 duyên hòa hợp với nhau hỗ tương ảnh hưởng và hỗ tương tác dụng. Do đó tâm khởi phiền não ác nghiệp thì không chỉ là biểu hiện của tâm bệnh mà còn có thể dẫn đến “thân bệnh”. Trong “Chánh pháp niệm xứ kinh quán thiên phẩm” có nói: “Tâm thanh tịnh thì huyết thanh tịnh, huyết thanh tịnh thì nhan sắc (mặt) thanh tịnh”. Có thể nói Phật giáo đã đưa ra sự liên hệ chặt chẽ giữa tâm lý, hành vi của con người với sinh lý, bệnh tật cho đến cả cá nhân con người và xã hội, chỉ cho chúng sinh con đường thoát ly mọi thống khổ của tâm bệnh, thân bệnh, từ đó mà đạt đến cảnh giới Niết bàn an lạc vĩnh hằng.

Phật pháp đối trị bệnh tật

Lý luận căn bản của Phật giáo về vấn đề cứu khổ chúng sinh đã đưa ra phương pháp đối trị về tâm bệnh và thân bệnh. Từ góc độ y học hiện đại mà xét thì các phép tu trì theo Bát chánh đạo, Tam học, Lục độ… đều là những phương cách hữu hiệu chữa trị thân tâm, những phép tu trì ấy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thân tâm, kiện toàn nhân cách.
Phật giáo đưa ra phép trị liệu tương ứng đối với bệnh tâm lý, như “Giáo thừa pháp số” cho rằng “Có 8 vạn 4 ngàn trần lao thì có 8 vạn 4 ngàn pháp môn đối trị” (phép chữa trị). “Đại thừa nghĩa chương” thì đưa ra 6 phương pháp đối trị là Bất tịnh quán, Từ bi quán, Nhân duyên quán, Sở tức quán, Niệm Phật quán, Không quán, phương pháp cụ thể tương tự như liệu pháp trị thân tâm bệnh hiện đại. Phật giáo còn cho rằng sức mạnh của tâm linh có thể phát sinh hiệu quả trị bệnh, lại vận dụng phép tu định chuyên chú tâm ở bộ vị cụ thể mà khởi tác dụng trị liệu, điều này có chỗ rất giống với lý luận khí công. Ngoài ra, các hình thức khác trong sinh hoạt hàng ngày như lễ bái, tụng niệm, tọa thiền… cũng đều có tác dụng phòng trị bệnh tật.



a) Lễ bái:
Đây là một trong các phương pháp tu trì của tín đồ Phật giáo. Lúc cúi đầu lễ bái, co gập thân mình khiến cho toàn thân vận động, tinh thần tập trung, động tác chậm rãi có thể làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần bình hòa không nóng vội. Lúc lễ bái tâm ý thành tín rất có tác dụng với việc phòng trị bệnh, gìn giữ sức khỏe cơ thể.

b) Sám hối:

Bệnh tật trong thân tâm con người thường là do sự bất lương trong ý thức nội tâm dẫn đến, đặc biệt là khi người ta làm trái với đạo lý xã hội, hành vi đạo đức sai trái thì gánh nặng tâm lý càng thêm trầm trọng. Sám hối là tưởng tượng trước mặt là chư Phật, Bồ tát, thành khẩn hối lỗi khiến cho gánh nặng tinh thần được vơi đi. Trong “Quán Phổ Hiền hành pháp kinh” nói rằng: “Nếu muốn sám hối thì ngồi ngay ngắn niệm thực tướng, mọi tội lỗi như sương móc, tuệ nhật có thể tiêu trừ”. Đây rõ ràng có lợi cho việc trị liệu bệnh tật thân tâm.

c) Xướng tụng:
Lúc tín đồ Phật giáo tụng kinh thì mọi ý niệm đều bỏ, chân thành kính ý, phối hợp với âm thanh của nhạc khí như chuông, mõ, trống theo tiết tấu trầm bổng trong không khí trang nghiêm của Phật đường có hiệu quả rất tốt cho việc trị liệu bệnh thân tâm, điều này phù hợp với quan niệm y học hiện đại (như liệu pháp thư giãn, liệu pháp thôi miên). “Ma Ha chỉ quán” còn đưa ra cách trị bệnh phải đối chứng hạ dược thì mới mau bớt bệnh, đồng thời phải chẩn đoán chính xác bệnh tình và nguyên nhân bệnh, am hiểu và phân biệt các chứng trạng khác nhau của bệnh tật, như thế thì hiệu quả trị bệnh càng lớn. Khi trị các chứng bệnh trong thân thể, Phật giáo có nhiều phương pháp đối trị như: dược thạch châm cứu, thực vật thiên nhiên, vận động dưỡng sinh (như Yoga, Thái cực quyền, võ thuật), án ma, tu định công, tu quán tưởng… Những phương pháp và nguyên tắc trị liệu này có rất nhiều điểm tương đồng với lý luận Trung y. Phật giáo còn rất chú trọng đến việc chăm sóc bệnh nhân, khôi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Trong “Tứ phần luận” ghi chép: Phật Thích Ca đã từng tự mình rửa ráy, chăm sóc cho Tỳ kheo mắc bệnh lâu ngày, lại án ma, thuyết pháp khuyên răn khiến cho người bệnh được an ủi rất lớn, do đó Phật nói: “Nếu muốn cung dưỡng Ta thì nên cung dưỡng bệnh nhân trước”. Đây tuy là biểu hiện cụ thể về lòng từ bi của Phật giáo, nhưng khách quan mà nói thì làm cho tâm lý người bệnh được nhẹ nhàng, tinh thần được an ủi, có lợi cho việc chữa trị bệnh.

Hoạt động y học của y gia Phật giáo.

Y gia Phật môn dùng y thuật tự chữa trị cho mình, lại dựa vào hành y để thâu nạp môn đồ, trong đó có nhiều người y thuật cao minh đã trở thành một lực lượng lớn trong đội ngũ y liệu cổ đại Trung Quốc. Cao tăng Vu Pháp Khai đời Tây Tấn là một y gia Phật môn lừng danh của Trung Quốc, ông trước tác “Nghị luận bị dự phương”. Chi Pháp đời Đông Tấn có viết “Thân tô phương” 5 quyển. Đời Nam Bắc triều có 7 quyển “Hàn thực giải tạp luận” của Huệ Nghĩa. Tăng Thâm có “Tăng điều dược phương” 30 quyển…


Đức Phật chữa bệnh cho một tỳ kheo


Đạo Hồng, Mạc Mãn đều có trước thuật. Trong lịch sử y gia Phật môn cũng có nhiều người cống hiến rất lớn cho sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài. Như cao tăng Giám Chân đời Đường đã từng lặn lội qua Nhật Bản hành y trị bệnh truyền đạo, trước tác “Giám Chân thượng nhân mật phương”, tự hiệu đính những chỗ sai lầm trong thảo dược học Nhật Bản. Các quan viên y dược chưởng quản Nhật Bản đều theo Giám Chân học y. Giám Chân được y giới Nhật Bản suy tôn làm Tổ sư. Cho đến thời Giang Hộ (1603-1867) trên báo thảo dược vẫn còn tạo hình Giám Chân. Đương nhiên, y gia Phật môn ở nước khác cũng đến Trung Quốc. Sự giao lưu văn hóa với bên ngoài khiến cho y học Phật giáo cũng phát triển mạnh, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của y học Trung Quốc.



Nhiều ngôi chùa nhờ chữa bệnh mà vang danh, như Trúc Lâm tự ở Triết Giang giỏi về trị phụ khoa, được mời vào cung chẩn chữa bệnh; Pháp Môn tự ở Tây An, Thiểm Tây có một tấm y bia trên đó khắc 63 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa để “người ở xa gần biết đến, đối chứng mà uống thuốc thì bớt ngay”. Trong động đá Long Môn ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam có “Dược Vương động”, là nơi có phương dược khắc vào đá sớm nhất, hiện nay đã chỉnh lý được 118 phương dược. Ngoài ra còn có nhiều y tăng được các vị hoàng đế ban thưởng như tăng nhân Pháp Kiến ở Lô Sơn đời Tống “y thuật lừng danh thiên hạ”, đã từng được Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn triệu kiến ban thưởng Tử Vân Bào, gọi là “Quảng Tế đạo sư”. Đời Nguyên có Hòa thượng Quyền Hành có công chữa bệnh cho hoàng hậu, được ban “Trung Thuận dược sư”, phong làm Thái Dược sư 5 tỉnh; Hòa thượng Phổ Ánh vì tinh thông y thuật được Nguyên Võ Đế phong làm Thái y, ở triều đến 12 năm.

Y học Phật giáo Đôn Hoàng

Những di tích còn lại ở Đôn Hoàng là di sản quý báu không chỉ đối với lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Phật giáo mà còn là nơi tìm hiểu văn hóa y học Phật giáo, là một bộ phận trọng yếu hợp thành văn hóa Trung y.


Thất Phật Dược Sư - động Đôn Hoàng, TQ


Trung y Học viện Cam Túc bắt đầu từ năm 1983 đã tập trung tư liệu y dược ở Đôn Hoàng, chỉnh lý 88 quyển với hơn 20 vạn chữ. Đến năm 1990, Viện lại tập trung nghiên cứu nỗ lưc hơn 3 năm viết ra “Đôn Hoàng Trung y dược toàn thư” đến 120 vạn chữ, tập hợp được 1.024 phương dược cổ, phân ra 9 bộ phận để hiệu đính, tập chú từ y lý, châm cứu, chẩn pháp, bản thảo, y phương, y dược cổ tàng, đạo y, y học Phật giáo đến y sự tạp luận. Nhìn chung, y học Phật giáo trong y học Đôn Hoàng bao quát các phương diện y lý, y thuật, tâm lý, khí công kiện thân, vệ sinh bảo vệ sức khỏe… Trong 7 hang đá, 570 động rộng gần 6 vạn mét vuông bích họa đã bao hàm thành tựu của y học Phật giáo. Trong bức họa “Phúc điền kinh biên” vẽ cảnh “Thí y dược” rất sinh động. Hai gia nhân đang đỡ một người bệnh nửa nằm nửa ngồi, người chữa bệnh đứng một bên bắt mạch rất chăm chú, phía sau có một người đang dùng cối giã thuốc. Hang 148 có bức bích hoa nhổ răng miệng Phật, phía Tây vách hang 257 có bức “Lộc vương bản sinh cố sự” vẽ cảnh kẻ ngu si cầu xin Quan Thế Âm cứu chữa. Vách đá phía Tây hang 285 đời Tây Ngụy vẽ hình 14 vị Bồ tát thiền định và luyện công. Động 260 đời Bắc Ngụy và 98 đời Ngũ Đại có vẽ hình nhiều người đang luyện khí công, tư thế, động tác, ánh mắt đều rất giống thực, bức vẽ ở động 159 tái hiện cảnh vệ sinh của các Hòa thượng như tắm, giặt, gội đầu, đánh răng và đây là bức vẽ sớm nhất mô tả việc làm vệ sinh trong khoang miệng.

DƯƠNG QUỐC AN - CÔNG SĨ biên dịch



(Theo GNO)

Added (04 Jul 2012, 6:53 AM)
---------------------------------------------


============================

Lễ Phật hết bệnh.
15.11.2011 20:17


Đức Phật đã từng dậy rằng “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Điều này quả là rất đúng. Tuy nhiên trên đời này thường cái gì mất đi người ta mới thấy quý.

Những người đang khỏe mạnh tự nhiên bị ốm yếu và những người bị suy giảm trí tuệ chắc chắn là những người hiểu và “ngấm” nhất lời răn này của đức Phật. Tôi cũng không là ngoại lệ.

Khi bị bệnh, tôi (và chắc hẳn rất nhiều người khác) có một tâm nguyện, một mong muốn thật giản đơn: đổi tất cả những gì mình có để lấy sức khỏe.

Tôi đã từng thèm khát được khỏe mạnh và vui vẻ như 1 bác xe ôm. Tôi đã từng uống đủ thứ thuốc, được bồi bổ đủ các loại món ăn, đã làm theo bao nhiêu lời khuyên nhưng vẫn không khỏi bệnh. Cuối cùng có một bậc thầy đã dạy tôi: Lễ Phật sẽ khỏi bệnh.

Lễ Phật là gì và tôi đã thực tập ra sao? Tôi xin chia sẻ những gì tôi đã khám phá ra cách đây năm bảy năm trước.
Việc đầu tiên là tụng kinh. Tôi đọc tụng kinh hàng ngày. Bước đầu tôi tụng lần lượt các bài kinh trong cuốn “Chư kinh nhật tụng”.

Do không biết nên tôi mua cuốn kinh chữ Hán – Việt, tụng rất khó và không hiểu nghĩa. Tuy nhiên tôi vẫn cứ nhất tâm tụng không quản ngại. Lúc đầu, thật lòng, tôi đã tụng đối phó. Tức tụng cho xong mà thôi. Khi đọc tụng tâm không an nên luôn tụng mong cho hết trang, cho mau hết bản kinh. Nhất là đến phần các câu chú. Sau này tôi có mua được cuốn “Kinh tụng hàng ngày” bản tiếng việt nên tụng rất dễ. Dễ vì mình hiểu nghĩa và dễ đọc tụng. Khi đã tụng quen tôi mua thêm nhiều bộ kinh khác nữa để đọc tụng.

Việc tiếp theo là niệm Phật. Tôi niệm Phật bất cứ lúc nào tôi rảnh. Lúc ngủ dậy. Khi trên đượng đi làm. Khi làm việc. Lúc nghỉ ngơi. Khi ăn uống. Tôi niệm Phật ngay cả lúc đi vệ sinh. Tôi nhớ lời dạy của một vị thầy tôi: Niệm Phật để bớt niệm chúng sinh. Sau này tôi niệm Phật trong từng hơi thở: thở vào tôi niệm “A Di”. Thở ra tôi niệm “Đà Phật”.

Việc cuối cùng là lạy Phật. Khi lạy Phật tôi lạy rất thành tâm. Tôi cảm giác rằng các động tác của cơ thể mình mềm mại, thành kính. Cách lạy của tôi là lạy sát đất. Điều đó có nghĩa là cả 5 bộ phận của tôi gồm đầu (phần trán), hai tay và hai đầu gối chân chạm sát đất. Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết đó là sám địa xúc hay tiếng anh là earth touching.

Mới đầu do không biết cách nên tôi lạy rất khó nhọc và có cảm giác không hề thích thú khi lạy. Để lạy được 5 lạy đã rất không dễ, huống hồ 108 lạy. Sau khi tôi biết có một người bị cụt mất 1 chân mà ngày nào cũng lạy 3 lần, mỗi lần 108 lạy. Còn 1 người khác là giáo sư dạy toán trường đại học bị ung thư cũng lạy đều đặn mỗi ngày 108 lạy nên tôi quyết tâm hơn. Lạy dần thành quen và thấy thành kính, thích thú.

Sau một thời gian thực tập lễ Phật theo 3 biện pháp nêu trên tôi thấy mình khỏe hơn, thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn. Tôi thấy trí tuệ của mình tốt hơn. Một mặt tôi tiếp tục thực tập lễ Phật, mặt khác suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân tại sao lễ Phật lại có thể giúp con người nói chung và giúp tôi nói riêng, khỏi bệnh.

Bệnh tật của chúng ta có một phần lớn là do nghiệp chướng. Có những em bé mới sinh ra đã có bệnh. Bệnh cũng có thể do chúng ta ăn uống, sinh hoạt không đúng cách, không điều độ. Nhiều người trong chúng ta không hề quan tâm đến thân thể của mình nên thoải mái ăn uống, vui chơi vô độ gây nên bệnh tật. Bệnh là do nghiệp chướng. Bệnh là do chính chúng ta tạo ra.

Nghiệp chướng tôi hiểu đơn giản là các hành vi, những chướng ngại do chúng ta tự tạo ra. Những hành vi và chướng ngại đó có thể do chúng ta tạo ra từ kiếp trước, từ nhiều kiếp trước nhưng cũng có thể mới tạo ra ngay trong kiếp này. Chúng ta tạo ra từ cả 2 góc độ thân và tâm. Chúng ta tạo ra từ cả 3 nghiệp: Thân, khẩu và ý. Chúng ta tạo ra từ từng suy nghĩ, từng lời nói và từng việc làm của mình.

Lễ Phật theo 3 phương cách đã thực tập trên đây mang lại cho tôi các lợi lộc sau:

Khi niệm Phật, tôi niệm một cách thành kính và tâm tôi thanh tịnh. Khi niệm Phật, tôi đã luôn nhất tâm. Như vậy não tôi không suy nghĩ lung tung. Chính vì vậy mà các suy nghĩ tạp, những suy nghĩ bậy bạ không còn nữa. Tâm tôi, tinh thần tôi, bộ não của tôi trở nên thanh tịnh.

Khi tụng kinh, miệng tôi liên tục đọc tụng những bài kinh. Trong khi tụng não tôi tập trung suy nghĩ để hiểu nghĩa từng câu kinh kệ, thấm nhuần lời dậy của đức Phật. Ngay cả trong trường hợp lúc đầu tụng bản chữ hàn, mặc dù không hiểu hết các ý trong những bài kinh nhưng tôi vẫn đọc nghiêm túc và biết chắc rằng miệng mình đã thanh tịnh. Trong các bài kinh có khá nhiều câu chú. Phần chú Đại bi là dài nhất và tôi cảm nhận rằng mình nhận được nhiều năng lượng từ trời Phật và vũ trụ. Đơn giản bởi lẽ tôi tin rằng những câu chú do đức Phật nói ra có năng lực tiêu trừ mọi khổ đau ách nạn. Trên thực tế chỉ cần với niềm tin tuyệt đối đó có thể tiêu trừ được bệnh là chắc chắn. Điều này ngay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh: chữa bệnh bằng niềm tin.

Cuối cùng là lạy Phật. Khi lạy Phật ít nhất tôi đã có cơ hội tập thể dục một cách đều đặn. Hơn nữa theo tôi lạy Phật là một trong những bài tập thể dục hoàn hảo nhất trên thế gian này. Nếu coi là bài tập thể dục thì cũng hiếm thấy có bài tập thể dục nào được duy trì trong suốt gần 3 ngàn năm nay. Các động tác khi lạy thành kính đã giúp tôi tiêu trừ được các hành vi không tốt do tôi tự tạo ra từ kiếp này cũng như trong vô thỉ kiếp trước đây.

Trên thực tế tôi đã thực tập lễ Phật bằng 3 phương cách làm làm trong sạch cả 3 nghiệp là thân, khẩu, ý hay nói cách khác là làm tiêu trừ bớt các nghiệp do những suy nghĩ, những lời nói và những việc làm xấu của mình gây nên.

Tôi đơn giản nghĩ rằng thân và tâm tôi như một can nước bẩn. Hàng ngày, hàng giờ tôi thực tập lạy Phật, Tụng kinh, niệm Phật tức tôi ngày đêm rót nước sạch, nước tinh khiết vào can nước bẩn của mình để từng bước thanh lọc thân và tâm, để can nước ngày một sạch hơn.

Tôi thiết nghĩ mình như 1 dòng sông ô nhiễm cần được tẩy rửa, cần được thay dần dần bằng những dòng nước mới, trong sạch và tinh khiết. Khi thực tập 3 phương pháp lễ Phật nêu trên tôi đã tự mình khám phá ra năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể của chính mình, làm cho tất cả các bộ phận trong thân thể mình thu nhận năng lượng, có thêm sinh lực mới.

Càng lạy Phật tôi thấy mình càng nhẹ nhàng, khoan khoái. Càng niệm Phật tôi thấy thân và tâm của mình càng khinh an. Càng tụng kinh tôi càng thấy thân và tâm mình thanh thoát và an lạc.

Sau này tôi đã truyền lại phưong pháp lễ Phật và có một số người đã học theo và đã chuyển hóa được bệnh tật của mình. Khi gõ những dòng chữ này không hiểu sao tôi lại nghĩ rằng khi lễ Phật tâm của tôi đã khế hợp với tâm của đức Phật để tôi nhận được năng lượng và tứ vô lượng tâm để khỏi bệnh và có cuộc sống bình an.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Công ty sách Thái Hà


Added (04 Jul 2012, 7:00 AM)
---------------------------------------------
PHẬT HỌC VÀ Y HỌC
Bác sĩ Quách Huệ Trân - Dịch giả Thích Tâm An
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2006


Y hoc và Phật giáo


Message edited by LSK - Thứ Tư, 04 Jul 2012, 6:39 AM
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 04 Jul 2012, 8:14 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
LSK
Em đăng bài này lên hay lắm...
Thầy đã đọc được rất nhiều Kinh điển do Phật dạy, và thấy hình như Đạo Phật là Tôn-Giáo mà số lượng Kinh giảng đồ-sộ nhất so với các Tôn Giáo khác !
Đặc biệt là giảng đến tất cả các khía cạnh về đời sống con Người !
Như số Kinh trích-dẫn trong bài viết trên về Y-Học, ngoài ra các Bộ Kinh như: "Trường-Bộ-Kinh", "Trung Bộ Kinh", thì trong đó, Phật cũng nói đến các hành-xử thường tình của xã-hội, không thiếu sót 1 chuyện gì ...
Chưa kể đến Bộ Kinh lớn là "Kinh Bát-Nhã" nói về "Tâm" !

Thế mới thấy Kinh Phật dạy thật bao la !

Vậy mà gần đây, có 1 Tôn Giáo mới, chỉ viết vài quyển mà đa-số là copy từ Kinh của Phật, lại còn dám dùng chữ xấc-xược, ngạo-mạn khi nhắc đến Phật nữa !
Văn phong thì xoàng, lủng-củng, vì chỉ nhằm mục-đích "Tự-Tôn mình làm Giáo-Chủ" theo chuyện "Phong-Thần" của Tàu !!!

Vậy mà mấy tên thiển-cận, cứ khen hay, và đi đến đâu cũng kêu gào lôi kéo người ta vào Đạo đó.

"Hữu xạ tự nhiên Hương", Đạo hay, không cần gân cổ quảng-cáo, hoặc kêu gào mời gọi y như mấy tay bán hàng rong lề đường phải không các Bạn?

LSK


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Tư, 04 Jul 2012, 12:29 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
LSK Date: Thứ Sáu, 06 Jul 2012, 9:45 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Dạ Thầy đã khuyến-khích và bạn Longtracan đã hưởng ứng



PHẬT THUYẾT KINH CHÚ TRỊ BỆNH THỜI KHÍ
Mật Tạng Bộ.4 No.1326 (Tr.491)
MẬT TẠNG VIỆT NAM SỐ 40


*********
Đông Phổ Tây Tháp Tam Tạng Trúc Đàm Vô Lan
dịch từ Phạn ra Hán văn.
Huyền Thanh dịch Hán ra Việt văn.


=====


Nam mô Phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng

Quy mạng bảy vị Phật đời Quá Khứ

Quy mạng chư Phật đời hiện tại

Quy mạng chư Phật đời vị lai

Quy mạng các đệ tử của Đức Phật

Hãy khiến cho Chú sở trì của con được theo như nguyện

- A khư ni, ni khư ni, a khư gia, ni khư ni, a tỳ la mạn đa lợi, ba trì ni , ba đề lê.

(AKHANI NIKHANI AKHAYA NIKHANI AVÌRA MANDALI PATINI PADDHELE )


Nam mô Phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng

Quy mệnh bảy vị Phật đời quá khứ

Quy mệnh chư Phật đời hiện tại

Quy mệnh chư Phật đời vị lai

Quy mệnh các đệ tử của Đức Phật

Quy mệnh chư Sư cùng các đệ tử của các Ngài.

Hãy khiến cho Chú sở trì của con liền được như nguyện

Nếu có người bị bệnh thời khí thì kết chỉ 7 lần, chú vào và vẽ danh tự của vị Quỷ Thần bên trên. Hoặc vẽ lên tờ giấy, vỏ cây hòe, rồi cột dính vào đầu sợi dây. Nên trai giới thanh tịnh, tắm gội, đốt hương, chí Tâm rồi hãy đọc chú nầy.

KINH PHẬT THUYẾT CHÚ TRỊ BỆNH THỜI KHÍ

20/03/1998



Phật thuyết Liệu Trĩ Bệnh Kinh
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh đệ nhị thập nhất sách No. 1325
******
Đại Đường Tam Tạng Nghĩa Tịnh phụng chế dịch từ Phạn ra Hán văn.
TK. Thích Nguyên Chơn dich dịch Hán ra Việt văn.


Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: một thời đức Bạc-già-phạm cùng năm trăm vị tì-kheo ưu tú an trú tại Trúc lâm, thành Vương Xá. Bấy giờ trong chúng có nhiều tì-kheo bị các bệnh trĩ nội ngoại và ung nhọt khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Cụ thọ A-nan-đà thấy vậy, vội đến trụ xứ của Thế Tôn, đảnh lễ nơi chân Ngài rồi đứng qua một bên thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Ngày nay trong thành Vương Xá có nhiều tì-kheo bị bệnh trĩ, khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để chữa trị căn bệnh này?

Đức Phật dạy:

- Này A-nan !
Ông hãy lắng nghe kinh Liệu trĩ bệnh rồi lãnh thọ, đọc tụng, ghi nhớ kĩ không để quên sót, rồi sau đó thuyết lại cho mọi người cùng nghe. Như thế tất cả các chứng bệnh trĩ sẽ lành. Đó là các bệnh trĩ do phong, trĩ do nhiệt, trĩ do tâm, trĩ do cả ba hợp lại gây ra; hoặc là trĩ từ máu; hay các ung nhọt trong bụng, trong mũi, trong răng, trong lưỡi, trong tai, trên đỉnh đầu, trên tay chân, trong xương sống, trong đường phân tiểu, ung nhọt xuất hiện trên toàn thân. Các bệnh trĩ và ung nhọt như vậy nhất định sẽ khô lành, rơi rụng, tiêu trừ. A-nan-đà! Ông hãy lãnh thọ và trì tụng bài thần chú này. Đức Phật liền tuyên thuyết:

Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.

- Này A-nan-đà!
Trên dãy Đại Tuyết sơn vương ở phương bắc có cây sa-la Nan Thắng rất cao lớn. Hoa của nó có ba thời kì: một là lúc mới trổ, hai là lúc nở tròn đầy, ba là lúc khô héo. Bệnh trĩ này khô rụng cũng giống như hoa kia đến lúc héo khô rồi rơi rụng vậy, không bao giờ chảy máu hay tuôn mủ nữa. Tất cả đều khô lành,vĩnh viễn không còn đau đớn. Nếu người nào thường xuyên tụng kinh này sẽ được trí Túc mạng, nhớ được những việc trong bảy đời quá khứ, thành tựu chú pháp. Sa ha!

Thế Tôn thuyết thần chú:

Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.

Nghe Đức Phật thuyết kinh này xong, cụ thọ A-nan-đà và đại chúng vui vẻ tin nhận và cung kính hành trì.

佛說療痔病經
Phật thuyết Liệu Trĩ Bệnh Kinh


=============
NHữNG ĐIềU CầN CHÚ Ý KHI TRÌ TụNG KINH LIệU TRĨ BệNH

1. Mỗi ngày, ít nhất là tụng một biến kinh, hai mươi mốt biến thần chú.

2. Gặp lúc bệnh nguy cấp, đau đớn, thì cúng một tách nước trong sạch trước tượng Phật, rồi tụng một biến kinh, một trăm lẽ tám biến thần chú. Sau đó phân làm hai tách, một tách để uống, một tách thoa vào chỗ đau.

3. Không được dùng lẫn lộn với li tách rót nước cúng Phật.


Những chuyện cảm ứng của việc trì tụng kinh Liệu trĩ lậu bệnh.

1. Bà Điền Tự Mộng, phu nhân của cư sĩ Điền Bạc Kinh, trưởng phòng Thiết đạo nhà máy đường Hổ Vĩ kể: “Tôi bị bệnh trĩ nhiều năm, đã vào bệnh viện cắt bỏ, chữa trị. Nhưng đầu năm đến nay, trĩ lại lớn thêm và xuất huyết rất nhiều. Lần đến Đông Hải, bệnh lại xuất huyết từ một đến hai chén. Lúc ấy tôi cảm thấy thân thể không còn sức lực. Trong lúc do dự, chưa biết phải làm gì, thì chồng tôi tìm được bộ kinh Phật thuyết liệu trĩ bệnh trong Trung Hoa Đại tạng kinh. Ông bảo tôi trì tụng. Thế là, mỗi ngày ngoài hai thời công phu sáng chiều, tôi tụng thêm ba biến kinh chú này. Tụng lần thứ nhất, tôi cảm thấy hậu môn mát mẻ dễ chịu. Vài hôm sau thì không còn xuất huyết. Thấy vậy, tôi chí thành tụng niệm, mấy ngày sau nội trĩ chuyển ra bên ngoài; một chất nước màu vàng ba ngày đêm tuôn ra không dứt, đồng thời cũng có mùi hôi giống như mùi lúc cắt trĩ tại bệnh viện. Đến ngày thứ tư thì trĩ tự tiêu hết.

Tụng trì kinh Liệu trĩ bệnh có hiệu nghiệm như vậy. Thật chẳng thể nghĩ bàn. ( Trích đăng từ tạp chí Bồ-đề thọ)

2. Cư sĩ Lưu Thừa Phù người Hà Bắc, năm nay đã sáu mươi tám tuổi, là một công chức về hưu của cục Công lộ, Đài Loan. Hiện ông trú tại một ngôi túc xá ở đường Đôn Hóa Bắc, thành phố Đài Bắc. Năm hơn mười tuổi ông đã bị căn bệnh trĩ nhẹ. Trong mấy mươi năm trở lại đây, bệnh lúc phát lúc yên. Vì không đau đớn trở ngại gì lắm, nên ông chưa từng một lần đến bệnh viện chữa trị. Một hôm ông thấy trên tạp chí Bồ-đề thọ có đăng một bài viết về sự linh nghiệm của việc trì tụng kinh Liệu trĩ bệnh. Thế là từ hôm đó, hằng ngày ông siêng năng trì tụng bộ kinh này. Trải qua mấy tháng, căn bệnh kinh niên của ông lành hẳn, lại không tái phát.

Cư sĩ Lưu Thừa Phù là người chân thật, suốt đời chưa từng nói dối. Ông đã kể lại chuyện này trong buổi tọa đàm về Phật học tại hội Liên Hữu Niệm Phật Đài Bắc. Nghe xong nhiều cư sĩ trong buổi tọa đàm đề xướng ấn tống kinh này để kết duyên.

3. Cư sĩ Từ Thục Phân quê ở Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, năm nay đã sáu mươi tuổi. Ông mang căn bệnh trĩ từ nhỏ, thống khổ vô cùng. Mỗi lần lao nhọc thì suốt đêm đau đớn, trăn trở mãi trên giường, không thể nào yên giấc. Bốn mươi năm như thế. Một hôm ông nghe nói có bộ kinh Liệu trĩ bệnh, liền đi khắp nơi tìm cầu. Sau đó được phu nhân họ Lưu tặng cho một bộ kinh Phật thuyết liệu trĩ bệnh do cư sĩ Lưu Thừa Phù ấn tống. Từ đó, một ngày đêm ông siêng năng trì tụng chín biến. Chỉ ba ngày sau, đã có công hiệu thần kì. Tuy chưa trừ tận gốc, nhưng ngày ấy cũng chẳng còn xa.

Ông cảm niệm ân đức sâu dày và rộng lớn của chư Phật, lại thương cho nỗi thống khổ đớn đau mà những người mang căn bệnh trĩ này phải chịu đựng, nên ông phát nguyện ấn tống một nghìn bản kinh này.

4. Cư sĩ Trịnh Minh Hiền người thành phố Đài Bắc, năm nay đã sáu mươi lăm tuổi. Ông là người phụ trách phòng phát hành kinh sách Từ Tâm. Từ nhỏ ông đã bị căn bệnh trĩ khó trị này. Năm trước, ông hộ trì khóa tu Phật thất cho thiếu niên nhi đồng tại chùa Dũng Tuyền. Vì lao nhọc quá độ, nên căn bệnh trĩ tái phát mạnh, khiến ông vô cùng đau đớn, đến nỗi không thể đi đứng. Được người chỉ bày, mỗi ngày ông siêng năng trì tụng kinh Liệu trĩ bệnh. Sau một tuần trì tụng, căn bệnh bốn mươi năm dai dẳng không cần thuốc men mà tự lành. Thật là chẳng thể nghĩ bàn! Cảm niệm ân đức sâu dày cứu nạn trừ khổ của Phật, ông phát tâm ấn tống hai vạn bản kinh này.

LSK
(Biên tập từ nguồn daitangkinh và dichthuatphapam.net )



---------------------------------------------

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kình thưa Thầy cùng toàn thể qúy huynh đệ tỉ muội , đạo hữu
Đúng như lời thầy Atoanmt nhận xét : Kinh Phật đều giảng đến tất cả các khía cạnh về đời sống con người - thông qua từng bộ kinh có chủ đề khác nhau.
Đời là bể khổ, nên trong Đế đầu tiên của bài giảng Pháp đầu tiên của Đức Phật cho chúng sinh ( Tứ Diệu Đế) chính là Khổ Đế.
Giáo lý lớn của Đức Phật truyền dạy mục đích không ngoài gì khác là cứu khổ cho chúng sinh, mà cao nhất ở đây là thoát khổ vĩnh viễn (giải thoát)
Nhưng chắc được mấy ai tu một đồi thành Phật, nên chúng sinh còn phải trầm luân trong cõi ta bà này, phải chịu trả duyên nghiệp của bao đời trước chưa biết đến bao đời sau. Phải còn chịu khổ.
Con người và nhiều chúng sinh khàc loài có dạng thể chính là : Tâm Thể và Thân Thể. Cái khổ cũng bám víu lấy 2 thể này là khổ Tâm và khổ Thân.
Khổ tâm thì có người nhìn ra và nhiều người không nhìn ra ( nhầt là tư tưởng triết học Ma2cxi1t ) Còn khổ thân thì ai cũng thấy, rõ nhất là khi bị bệnh, mà sống ở đời ai chả có lúc bệnh
Biết qúy nhất là tự lực, nhưng khi sơ cơ thì vẫn cần đến tha lực từ ơn trên. Trong thời buổi loạn cào cào về kinh tài khiến con người ta tự đầu độc chính mình mà sinh thân bênh.Ngoài các phương pháp của phương y nhiều cài cũng hay nhưng nhiều khi cũng bó tay ( Tay Y - Đông Y - Dân gian Y...) may thay còn có Tâm Linh Y - Đạo Y thậm chí là Âm Ỵ

Lành thay.
Trong kinh điển của Chư Phật có cả kho tàng diệu phương đối trị Ta Bà bệnh . Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân về duyên , về phương tiện nên nhiều bộ kinh về Y thuật học của Đức Phật chưa được nhiều người biết đến và phổ biến rộng rại

LSK thành tâm sở nguyện sưu tầm các phương y thuật, hầu mong có dịp trợ duyên mọi người khi bay hoay, lúc bối rối về thân bênh. May sao ngay sau khi đăng dẫn bài : Phật giáo và Y học , liền đã sưu tầm được một vài bộ kinh nói trên, cò bộ đã được dịch ra Việt văn, nhưng cũng có bộ còn là Hán văn .
Trước là xin đăng tải lại ở đây để mọi người tham khảo. Sau xin được sự chỉ dẫn và bỏ công phiên dịch của quý đạo hữu, thiện tri thức có dịp ghé qua trang nhà, để việc giới thiệu, phổ biến thêm gần gũi
Cầu chúc mọi người, mọi nhà chí quyết tâm thành nương nhờ oai lực Bề Trên mà đắc cầu như ý.

Nam mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh .

Trọng kính
LSK


Added (06 Jul 2012, 9:45 AM)
---------------------------------------------


佛說胞胎經
Phật thuyết bào thai Kinh


西晉月氏國三藏竺法護奉 制譯
Tây Tấn nguyệt thị quốc Tam Tạng Trúc Pháp Hộ phụng chế dịch


聞如是: 一時,佛遊舍衛國祇樹給孤獨園。於時賢者難陀燕坐思惟,即起詣佛,及五百比丘俱共詣佛所,稽首足下住坐一面。
佛告難陀及諸比丘:「當為汝說經,初語亦善,中語亦善,竟語亦善,分別其義,微妙具足淨修梵行。當為汝說,人遇母生受胞胎時。諦聽!善思念之!」 「唯然世尊!」賢者難陀受教而聽。
佛告難陀:「何故母不受胎?於是父母起塵染心,因緣合會,母有佳善心志,於存樂神來者至前,母有所失精,或父有所失母無所失,或父清淨母不清潔,或母潔淨父不潔淨,或母爾時藏所究竟,即不受胎。如是究竟,或有成寒,或時聲近,有滅其精,或有滿,或如藥,或如果中央。或如蓽茇中子,或如生果子,或如 鳥目,或如懿沙目,或如舍竭目,或如祝伽目,或如眼瞳子,或如樹葉,或合聚如垢。於是或深、或上深,或無器胎,或近音聲,或堅核如珠,或為虫所食,或近左或近右,或大清,或卒暴,或不調均,當左反右,或如水瓶,或如果子,或如狼唐,或有眾瑕,或諸寒俱,或有熱多,或父母務來神卑賤,或來神貴父母卑 賤,
是故不相過生;等行等志,俱貴俱賤,心同不異則入母胎。何故母不受胎?無前諸雜錯事不和調事,等意同行,俱貴俱賤,宿命因緣當應生子,來神應遇父母而當為子。於時精神或懷二心,所念各異,如是之事則不和合,不得入胎。
」佛告阿難:「云何得入處母胞胎?其薄福者則自生念:『有水冷風於今天雨,有大眾來欲捶害我,我當走入大(卄/積)草下,
或入葉(卄/積)諸草眾聚,或入溪澗深谷,或登高峻,無能得我,得脫冷風及大雨、大眾。』於是入屋。福厚得勢心自念言:『今有冷風而天大雨及諸大眾,我當入屋、上大講堂,當在平閣昇於床榻。
』」 佛語阿難:「神入母胎,所念若干各異不同。
」佛語阿難:「神入彼胎則便成藏,其成胎者,父母不淨精亦不離,父母不淨又假依倚,因緣和合而受胞胎,以故非是父母、不離父母。譬如,阿難!酪瓶,如器盛酪以乳著中,因緣盛酪,或為生蘇,假使獨爾不成為蘇,不從酪出蘇亦不離酪,因緣和合乃得為蘇。如是,
阿難!不從父母不淨成身,亦不離父母成身,因父母為緣而成胞胎。
」佛告阿難:「譬如生草菜因之生虫,虫不從草菜出,亦不離草菜,依生草菜以為因緣,和合生虫,緣是之中虫蠡自然。如是,
阿難!不從父母不淨、不離父母不淨成身,因父母為緣而成胞胎。譬如,
阿難!因小麥出虫,虫不出小麥亦不離小麥,因小麥為緣而得生虫,因是和合自然生虫。如是,
阿難!不從父母不淨、不離父母不淨成身,因父母為緣而成胞胎,得立諸根及與四大。
譬如,阿難!因波達果而生虫,虫不從波達果出亦不離波達果,因波達果為緣自然得生。如是,阿難!不從父母不淨、不離父母不淨成身,因父母為緣而成胞胎,得立諸根及與四大。譬如,阿難!因酪生虫,虫不從酪出亦不離酪,以酪為緣自然生虫。如是,
阿難!不從父母不淨、不離父母不淨成身,因父母為緣而成胞胎,得立諸根及與四大。因父母緣則立地種,謂諸堅者,軟濕水種,熱煖火種,氣息風種。假使,阿難!因父母故,成胞胎者而為地種,水種令爛,譬如麨中及若肌膚,得對便爛。假使因父母成胞胎,便為水種、不為地種,用薄如濕故也,譬如油及水。又, 阿難!水種依地種,不爛壞也;地種依水種而無所著。假使,
阿難!父母因緣成胞胎者,地種則為水種,火種不得依也則壞枯腐。譬如夏五月盛暑時,肉中因火種,塵垢穢臭爛壞則就臭腐。如是,
阿難!假使因父母胎成地種者及水種者,其於火種不腐壞敗而沒盡也。假使,
阿難!因父母胎成地種及水種者,當成火種、無有風種,風種不立不得長大則不成就。又,阿難!神處於內,緣其罪福得成四大,地、水、火、風究竟攝持,水種分別,火種因號,風種則得長大,因而成就。
」佛告阿難:「譬如蓮藕生於池中,清淨具足花合未開,風吹開花令其長大而得成就。如是,
阿難!神處於內,因其罪福得成四大,成就地種,攝持水種,分別火種,因號風種而得長大。 稍稍成就,非是父母胞胎之緣,人神過生也。非父母福,亦非父體亦非母體,因緣得合也。非空因緣亦非眾緣,亦非他緣,又有俱施同其志願,而得合會成胚裏胞胎。
「譬如,阿難!五穀草木之種完具,不腐不虫,耕覆摩地肥地,下種生茂好。於阿難意云何?其種獨立,因地水號成其根莖枝葉花實。
」 阿難白佛:「不也,天中天!」 佛言:「如是,
阿難!不從父母搆精,如成胞裏,不獨父母遺體,亦不自空因緣也。有因緣合成,四大等合因緣等現,得佛胞裏而為肧胎。
「譬如,阿難!有目明眼之人,若摩尼珠、陽燧向日盛明,正中之時以燥牛糞,若艾若布,尋時出火則成光焰。計彼火者,不從日出,不從摩尼珠、陽燧、艾生,亦不離彼。又,
阿難!因緣合會因緣俱至,等不增減而火得生。肧胎如是,不從父母、不離父母,又緣父母不淨之精,得成胞裏因此成色、痛痒、思想、生死之識,因得號字,緣是得名,由本成色,以此之故號之名色。又,阿難!所從緣起,吾不稱歎往返終始。
」佛告阿難:「譬如少所瘡病臭處,非人所樂,豈況多乎?少所穿漏瑕穢,何況多乎?如是,
阿難!少所周旋在於終始,非吾所歎,何況久長。所以者何?所有終沒周旋諸患,甚為勤苦,誰當樂乎欣悅臭處入母肧胎耶?」
佛告阿難:「彼始七時受母胎裏。云何自然而得成胎?始臥未成就時,其胎自然亦復如是。七日處彼停住而不增減,轉稍而熱,轉向堅固則立地種,其軟濕者則為水種,其中煖者則為火種,關通其中則為風種。第二七日,有風名展轉,而徐起吹之,向在左脇或在右脇,而向其身聚為胞裏,猶如酪上肥,其精轉堅亦復如 是,彼於七日轉化如熟,其中堅者則立地種,其軟濕者則為水種,

其熅燸者則為火種,間關其間則為風種。
」佛告阿難:「第三七日,其胎之內於母腹中,有風名聲門,而起吹之,令其胎裏轉就凝堅。凝堅何類?如指著息瘡息肉壞,精變如是。住中七日轉化成熟,彼其堅者則為地種,軟濕者則為水種,其熅燸者則為火種,間關其內則為風種。

」佛告阿難:「第四七日,其胎之內母藏起風,
名曰飲食,起吹胎裏令其轉堅。
其堅何類?譬如含血之類有子,名曰不注(晉曰覲),
內骨無信其堅如是。住彼七日轉化成熟,
彼其堅者則為地種,軟濕則為水種,熅燸則為火種,
間關其內則為風種。

(còn tiếp)


Message edited by LSK - Thứ Sáu, 06 Jul 2012, 9:46 AM
 
Rose68 Date: Thứ Tư, 11 Jul 2012, 7:52 AM | Message # 5
Private
Group: Users
Messages: 6
Status: Tạm vắng
 
LSK Date: Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 8:36 AM | Message # 6
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
CHƯ KINH YẾU TẬP
THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO


XXIX.1. Lời dẫn

Ba cõi mênh mông, sáu đường đông đúc, tất cả các loài chúng sinh đều nhờ vào bốn đại phò trì, năm căn tạo thành hình thể. Thế nên, khi bốn đại tích tụ thì thành thân, khi phân tán thì trở về không. Tính chất của địa, thủy, hỏa, phong đều khác nhau; mỗi mỗi giữ tính chất riêng, nhưng đều mong dung hợp. Lẽ dung hợp rất khó, vì thế cần phải điều hòa, nếu để chống nhau thì dễ sinh rối loạn. Một đại không điều hòa thì bốn đại đều thương tổn.

Như địa đại tăng thì thân thể sạm đen, da thịt bầm xanh, kết tụ khối u cứng như sắt đá. Nếu địa đại suy giảm thì toàn thân gầy yếu, liệt nửa thân, khô khan, tiều tụy, mắt mờ, tai điếc.

Nếu thủy đại tăng thì da thịt đầy nước, không còn khí sắc, toàn thân vàng bủng, thần sắc tiều tụy, chân tay sưng phù, bàng quang căng trướng. Còn thủy đại giảm thì thân thể gầy gò, xương lộ, gân hiện, mạch chìm, môi và lưỡi khô khan, tai ù, mũi nghẹt, ngũ tạng như thiêu đốt, chất dịch khô cạn, không tiết ra ngoài, lục phủ tiêu hao, không thể đứng vững.

Nếu hỏa đại tăng thì toàn thân bứt rứt, nóng như lửa đốt, mụn nhọt sưng tấy, vết thương lở loét, máu mủ chảy tràn, xông mùi hôi thối. Còn hỏa đại giảm thì thân thể gầy yếu, lục phủ, ngũ tạng lạnh tanh, khí lạnh ngưng tụ nơi ngực, miệng như ngậm sương. [175b] Mùa hạ nóng bức, lại mặc áo da nhiều lớp vẫn không thấy ấm, ăn uống không tiêu, lại thường nôn mửa.

Nếu phong đại tăng thì khí đầy, ngực tức, lục phủ, dạ dày không thông, tay chân chậm chạp, yếu ớt tê đau. Còn phong đại giảm thì thân thể gầy yếu, sức lực mong manh như sợi chỉ, chuyển động mệt mỏi, hơi thở như ngắn lại, ho hen nôn oẹ, khó nuốt, bụng đầy, lưng gù, trong tim lạnh giá, cổ họng, gân mạch sưng phù.

Các bệnh như thế đều do bốn đại tăng hoặc giảm thất thường mà sinh ra. Hễ một đại tăng hoặc giảm thì ba đại kia đều khổ, dần dần phát bệnh, gây ra phiền não. Bốn đại chống nhau thì lục phủ khó điều hòa. Bởi vì đời trước gieo nhân ác, nay gặp quả báo khổ, lại không biết hổ thẹn, chẳng biết ân nghĩa. Luôn theo bốn mùa chu cấp những thứ cần dùng, ngày đêm nuôi dưỡng, thân này chưa từng biết ơn, chu cấp thiếu thốn một chút, liền sinh bệnh khổ.

Đã biết thân này vô ân thì đâu cần lao nhọc nuôi dưỡng. Dẫu chu cấp cho thân thức ăn ngon, mặc đẹp, cuối cùng nó cũng trở thành phẩn uế. Mục đích ăn uống là để giúp thân trừ đói khát, hoàn toàn không vì thân. Nếu cứ tiếp tục chất chứa như vậy, chỉ làm nhọc tâm ta, bỏ phế việc tiến tu đạo nghiệp. Thân này thật là vật chứa khổ, năm ấm như bình gốm, dễ vỡ khó giữ, tan nhanh như bọt nước. Bốn đại không thật, thường chống trái nhau; năm ấm gá nương, sinh nhiều phiền não. Lại chúng ta sinh làm người ở đời năm trược này, nhận chất huyễn làm thân, ở trong cảnh lo sợ. Cõi u minh có vô lượng quỷ thần, giống loài vô kể, không sao tính hết; hoặc nương vào phòng xá, am miếu, núi, gò. Hễ ở đâu có hiển linh thảy đều đến cầu thỉnh, khiến cho tinh thần u tối, thần thức mịt mờ, ngủ hay thức, lòng đều sợ hãi; tất cả đều mong khi gặp nguy hiểm mà nhiếp niệm, không đợi xưng ba lần danh hiệu Phật liền được bình an, đâu nhọc niệm nghìn biến. Cầu cho thánh đạo rộng lớn, đầy đủ oai quang, để làm lợi lạc quần sinh, không ai bị não hại. Sau đây là lời thật đáng ghi, bằng chứng được trình bày.

XXIX.2. Chăm sóc người bệnh

Còn là phàm phu thì ai mà không bệnh? Vì có báo thân nên thường bị bệnh tật. Hoặc có người bỏ tục xuất gia, một mình ở nơi vắng vẻ; hoặc có người nghèo bệnh, già yếu, không nơi nương tựa, nếu không chăm sóc thì họ nhờ cậy vào đâu?

Cho nên, trong luật Tứ phần, Đức Phật dạy: “Từ nay trở đi phải có người chăm sóc, nuôi bệnh. Nếu muốn cúng dường Ta, trước phải cúng dường người bệnh. Cho đến đi trên đường, gặp người trong năm chúng xuất gia bị bệnh, Đức Phật dạy phải ở lại chăm sóc, nếu người nào gặp mà bỏ đi thì [175c] bị kết tội. Tâm của các Đức Phật lấy đại từ bi làm thể. Thực hành đúng theo lời dạy của Ta tức là thể hiện tâm Phật vậy”.

Như luật Tăng-kỳ ghi: “Nếu đi trên đường gặp người trong năm chúng xuất gia bệnh thì phải tìm xe chở về chăm sóc, cúng dường đúng như pháp, cho đến khi người ấy chết, cũng nên hỏa táng, chôn cất, không được bỏ rơi”.

Có chín trường hợp dẫn đến chết oan:

1. Biết thức ăn không tốt mà vẫn ăn.

2. Ăn không chừng mực.

3. Thức ăn chưa tiêu mà lại ăn tiếp.

4. Thức ăn chưa tiêu mà muốn cho ra.

5. Thức ăn đã tiêu, nên cho ra mà ép giữ lại.

6. Thức ăn không hợp với bệnh.

7. Thức ăn hợp với bệnh, nhưng ăn không chừng mực.

8. Lười biếng.

9. Không có trí tuệ.

(Như trong kinh Dược Sư cũng có nói chín thứ chết oan).

Lại nữa, kinh Tăng nhất a-hàm ghi: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các tì-kheo: Có năm lý do mà người chăm sóc khiến bệnh nhân không lành:

1. Không biết phân biệt thuốc tốt

2. Lười biếng

3. Thường sân giận và ham ngủ nghỉ

4. Vì tham cầu ăn mặc mà chăm sóc người bệnh

5. Không chăm sóc đúng, cũng không nói chuyện với người.

Nếu ngược lại năm lý do trên thì bệnh mau lành”.

Trong kinh Thiện sinh, Đức Phật nói kệ khen:

Người chăm sóc bệnh nhân,

Phải sẻ chia nỗi khổ,

Thiện ác có báo ứng,

Như gieo nhân gặt quả.

Đức Thế Tôn là cha,

Các kinh giáo là mẹ,

Đồng học là anh em,

Do đây mà giải thoát.

Lại nữa, kinh Pháp cú dụ ghi: “Ngày xưa có một nước tên Hiền-đề. Bấy giờ, có một vị tì-kheo trưởng lão mắc bệnh đã lâu, thân thể gầy yếu, dơ bẩn, nằm ở tinh xá Hiền Đề, không người chăm sóc. Đức Phật dẫn năm trăm tì-kheo đi đến chỗ ấy. Ngài bảo các tì-kheo thay nhau chăm sóc và lo cơm cháo thuốc men cho tì-kheo bệnh, nhưng khi ngửi thấy mùi hôi, các vị ấy đều sinh tâm khinh rẻ. Đức Phật liền sai Đế Thích lấy một chậu nước ấm đến, Ngài dùng tay kim cương tắm rửa cho vị tì-kheo bệnh kia. Khi ấy, mặt đất bỗng nhiên chấn động, bầu trời rực sáng, mọi người đều kinh sợ. Quốc vương cùng vô số thần dân, trời, rồng, quỷ thần kéo đến, cúi đầu đỉnh lễ và bạch Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn! Ngài là Đấng Chí Tôn trong ba cõi không ai sánh bằng, [176a] đạo đức đầy đủ, tại sao phải hạ mình tắm cho tì-kheo bệnh kia?

Đức Phật bảo:

- Như Lai sở dĩ xuất hiện ở đời chính là vì những người nghèo cùng, khốn khổ không nơi nương tựa này. Nếu ai chăm sóc nuôi dưỡng đạo nhân, sa-môn bệnh tật, những kẻ bần cùng và người già cô độc sẽ được phúc vô lượng, sự mong cầu được như ý, cuối cùng sẽ đắc thánh đạo.

Vua lại bạch Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn! Vị tì-kheo này đời trước tạo tội gì mà bị bệnh hành hạ nhiều năm, chữa mãi không lành?

Đức Phật bảo:

- Ngày xưa có vị vua tên Ác Hạnh, thi hành chính sách rất bạo ác. Vua sai một người có sức mạnh là Ngũ Bá thi hành hình phạt đánh người. Ngũ Bá mượn uy quyền của vua mà tung hoành. Người sắp bị phạt roi, nếu mang nhiều của cải lo lót thì ông ta đánh nhẹ, ai không có thì bị đánh nặng. Do đó, cả nước vô cùng lo sợ.

Bấy giờ, có một hiền giả bị người mưu hại, nên phải chịu đòn roi. Hiền giả kia nói với Ngũ Bá:

- Tôi là đệ tử Phật, vốn không có tội, bị người hãm hại, xin ông tha thứ!

Ngũ Bá nghe nói đệ tử Phật nên đánh nhẹ tay, roi không chạm vào thân. Sau khi Ngũ Bá mạng chung, đọa vào địa ngục, bị tra khảo đánh đập đau đớn muôn lần. Tội địa ngục hết, lại đọa làm súc sinh, thường bị đánh đập trong hơn năm trăm kiếp. Khi tội báo ở loài súc sinh hết thì sinh làm người, thân thường bị bệnh khổ.

Quốc vương lúc ấy nay chính là Điều-đạt. Ngũ Bá là tì-kheo bệnh đây. Người hiền lúc ấy là Ta. Do đời trước Ngũ Bá tha cho Ta, đánh roi không chạm vào thân, nên hôm nay đích thân Ta tắm rửa cho ông. Người tạo thiện hoặc ác thì họa, phúc sẽ báo ứng, dù sống hay chết cũng không tránh khỏi.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ:

Đánh đập người lương thiện,

Vọng cho là không tội,

Thật tội gấp mười lần,

Họa đến không thể cứu,

Sống chịu nhiều khổ đau,

Thân thể không vẹn toàn,

Bệnh tật bất ngờ đến,

Tâm ý luôn sợ hãi,

Bị mọi người chê cười.

Hoặc chịu nạn quan quyền,

Tài sản bị tiêu hao,

Quyến thuộc phải chia lìa,

Nhà cửa bị lửa thiêu,

Chết đọa vào địa ngục,

Đây chính là mười tội.

Tì-kheo bệnh khi nghe Đức Phật nói kệ này và việc kiếp trước, liền dốc lòng tự trách, nên bệnh tật tiêu trừ, liến chứng quả A-la-hán. Vua nước Hiền-đề suốt đời thực hành theo bài kệ, nên chứng quả Tu-đà-hoàn”.

Kinh Thiện sinh ghi: “Người chăm sóc bệnh nhân không nên sinh buồn chán. Nếu mình không có tài vật thì ra ngoài xin. Nếu xin không được thì vay mượn vật tam bảo, đến khi lành bệnh, phải trả lại gấp mười lần”.

[176b] Lại nữa, Ngũ bách vấn sự ghi: “Người chăm sóc bệnh lấy vật của người bệnh cho một người bệnh khác mà không hỏi trước, hoặc hỏi mà người bệnh ấy giận trách thì không được dùng. Nếu đã lấy nên trả lại, không trả thì phạm trọng tội”.

Luật Tứ Phần ghi: “Chăm sóc người bệnh phải có năm đức tính:

1. Biết những thức ăn mà người bệnh dùng được và không được. Nên cho dùng những món có thể ăn được

2. Không nhờm gớm khi người bệnh đại, tiểu tiện, khạc nhổ, nôn mửa

3. Có lòng thương xót, không vì cầu ăn mặc mà chăm sóc người bệnh

4. Luôn chăm lo thuốc men cho người bệnh, đến lúc họ lành bệnh hoặc mạng chung

5. Luôn thuyết pháp khiến cho tâm người bệnh hoan hỷ, chính mình cũng tăng trưởng pháp lành”.

XXIX.3. Chữa bệnh

Phàm là người thì có thân thể, ngũ tạng, khi thức khi ngủ, hơi thở ra vào, tinh khí vận chuyển; nếu lưu thông thì khí huyết tuần hoàn, vượng thì tạo thành khí sắc, phát thì thành âm thanh. Đây là lẽ thường tình của con người. Dương thì thuộc tinh thần, âm thì thuộc hình sắc, tất cả mọi người đều giống nhau. Đến khi không điều hòa, nếu khí huyết nóng thì phát nhiệt, ngược lại thì phát hàn, kết tụ thì thành khối u, ngăn trệ thì sinh ra ung thư, lưu chuyển nhanh thì hồi hộp lo sợ, cạn kiệt sinh ra nóng bức. Cho nên người thầy thuốc giỏi dùng kim châm dắt dẫn tinh khí, dùng thuốc tốt để cứu chứng bệnh. Còn thánh nhân dùng chí đức để điều hòa, dùng việc thế gian để làm lợi ích. Cho nên trừ được bệnh của thân, tiêu được mối họa trong trời đất.

Kinh Tăng nhất a-hàm ghi: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các tì-kheo, có ba căn bệnh lớn: bệnh phong, bệnh đàm và bệnh lạnh.

Nhưng cũng có ba loại thuốc hay để chữa trị: Một, nếu bệnh phong thì dùng váng sữa làm thuốc và thức ăn; hai, nếu bệnh đàm thì dùng mật làm thuốc và thức ăn; ba, nếu bệnh lạnh thì dùng dầu làm thuốc và thức ăn.

Tì-kheo cũng có ba mối họa lớn như thế: tham dục; sân hận và ngu si.

Cũng có ba loại thuốc tốt để đối trị: Một, đối với bệnh tham dục, nên dùng pháp bất tịnh đối trị và tư duy về pháp đó; hai, đối với bệnh sân hận, nên dùng tâm từ đối trị và tư duy về pháp đó; ba, đối bệnh ngu si, dùng trí tuệ đối trị và quán xét pháp nhân duyên sinh”.

[176c] Lại nữa, luận Trí độ ghi: “Bát-nhã ba-la-mật có thể diệt trừ tận gốc tám mươi bốn nghìn căn bệnh. Tám mươi bốn nghìn căn bệnh này đều do bốn bịnh khởi lên tham, sân, si. Bốn bệnh này, mỗi mỗi có hai mươi mốt nghìn căn bệnh. Quán bất tịnh để trừ hai mươi mốt nghìn phiền não tham dục. Quán từ bi để trừ hai mươi mốt nghìn phiền não sân giận. Quán nhân duyên để trừ hai mươi mốt nghìn phiền não ngu si. Dùng chung các phương pháp trên để trừ hai mươi mốt nghìn phiền não gồm cả tham, sân, si. Giống như viên minh châu có thể trừ bóng tối, cũng vậy bát-nhã ba-la-mật có thể trừ phiền não ba độc”.

XXIX.4. Sắp đặt

Luận rằng: Nhà tam giới vốn là nơi chứa tứ đại; cảnh của lục trần, là chỗ trú của năm ấm. Do vọng tưởng dối tạo, điên đảo giao xen, khiến cho muôn thứ khổ tranh nhau trói buộc, trăm mối lo cùng hội tụ. Nay quả báo đã chín muồi, mạng sống như đèn trước gió. Nhưng chúng sinh cứ tham đắm, đến chết cũng không tỉnh ngộ. Lo sợ nếu chúng sinh ở mãi một nơi thì mến tiếc của cải, lưu luyến quyến thuộc, nên Đức Phật dạy thay đổi chỗ ở, khiến cho họ sinh tâm nhàm chán, biết sự vô thường sắp đến, mà khởi tâm chính niệm.

Luật Tăng-kỳ ghi: “Nếu vị đại đức bệnh, nên chọn căn phòng tốt, thoáng mát để tăng, ni, Phật tử đến thăm hỏi kết thiện duyên. Người chăm sóc bệnh, mỗi ngày phải đốt hương đèn, rải nước thơm trên đất để đón tiếp khách”.

Bức tranh ở chùa Kì-hoàn tại Tây Vức có tả: "Góc tây bắc của chùa, hướng mặt trời lặn là viện Vô Thường. Nếu có người nào bệnh thì sắp đặt cho nghỉ trong đó. Phần nhiều họ sinh tâm buồn chán bỏ đi, chỉ còn một vài người ở lại. Trong căn nhà ấy có đặt pho tượng Phật đứng, sơn nhũ vàng, xoay mặt về hướng đông. Phải nên đặt người bệnh ngồi đối diện trước tượng, nếu người bệnh quá yếu thì cho nằm xuống, xoay mặt về hướng tây, quán tướng hảo của Phật. Trong tay pho tượng cầm lá phan năm màu, bảo người bệnh nắm dưới lá phan, nghĩ đến việc vãng sinh Tịnh độ. Người bệnh ngồi ở đó, dù có đại, tiểu tiện, Thế Tôn cũng không cho là dơ bẩn. Vì cõi này vốn là uế trược, nhưng Ngài vẫn đến tiếp độ chúng sinh hạ căn. Huống gì nay đối với người sắp mạng chung, Phật đâu thể bỏ họ được! Tùy theo người bệnh thích cảnh giới nào mà sắp đặt tượng Phật A-di-đà, hoặc Phật Di-lặc, Phật A-súc, bồ-tát Quán Âm… như trước, [177a] rồi luôn đốt hương, rải hoa cúng dường, khiến cho người bệnh phát tâm bồ-đề."

XXIX.5. Nhiếp niệm

Ba cõi chẳng thật có, năm ấm đều không, nhưng vọng khởi bốn đảo[1], mười triền[2] cùng nhau hòa hợp. Tất cả như điện chớp, vạn kiếp thoáng qua chỉ trong chốc lát; thân già như giếng khô dễ mất, trăm năm vụt nhanh như gảy móng tay, cứ theo mãi đường mê, chẳng biết lối về. Không biết thân bảy thước nhỏ bé này là giả tạm; tai, mắt luôn duyên theo ngoại cảnh, suốt ngày nói suông. Đã không nơi nương tựa, không ai cứu giúp, mà còn không tin nhận, một khi bỏ thân mạng này rồi, thì không hẹn ngày làm người trở lại. Vì thế, phải tự phản tỉnh thương cho chính mình, gặp nguy hiểm mà nên tu tập.

Luật Thập tụng ghi: “Người chăm sóc bệnh phải tùy thuận người bệnh, nên khen ngợi việc tu học của vị ấy ngày trước, không được chê bai mà làm lui sụt tâm tốt ban đầu của họ”.

Luật Tứ phần ghi: “Người chăm sóc bệnh nên thuyết pháp cho người bệnh nghe, khiến họ sinh tâm hoan hỷ”.

Luận Tỳ-ni mẫu ghi: “Nếu người bệnh không nghe lời của người chăm sóc, người chăm sóc làm trái ý người bệnh, cả hai đều mắc tội”.

Kinh Hoa nghiêm có bài kệ nói về người bệnh lúc sắp mạng chung:

Thấy ánh sáng kia là thấy Phật,

Ánh sáng khai ngộ người lâm chung,

Niệm Phật tam-muội sẽ thấy Phật,

Sau khi bỏ thân sinh cõi Phật.

Khuyên người lâm chung nên niệm thiện,

An trí tôn tượng bảo chiêm ngưỡng,

Lại khuyên người bệnh hãy quy y,

Nhân đây thấy được hào quang Phật.

Giải thích: Như trước đã dạy, mang kinh, tượng đến nơi người bệnh, viết rõ tên kinh và danh hiệu của tượng, rồi đọc lên cho người bệnh nghe. Kế đó bảo người bệnh mở mắt ra nhìn, giúp cho họ tỉnh táo và thỉnh người có đức độ đọc tụng kinh điển Đại thừa, khen ngợi tán dương, treo tràng phan, bảo cái, rải hoa khắp trước mắt, xông hương vào mũi, thường nói lời hay, không truyền lời ác. Do lúc sắp mạng chung, người bệnh thấy nhiều cảnh ác hiện ra mà không thể vững chí dẹp trừ. Vì thế, người chăm sóc bệnh phải tìm cách khéo léo để khuyên nhủ, khiến cho niệm niệm nối tiếp trong từng sát-na không gián đoạn. Nhờ vào phúc lực này người bệnh có thể phát ý niệm vãng sinh Tịnh độ.

Luận Đại Trí Độ ghi: “Lúc sống làm việc thiện, đến khi gần chết lại khởi niệm ác thì liền sinh vào đường dữ. Lúc sống tạo nghiệp ác, nhưng khi gần chết khởi niệm thiện thì được sinh lên cõi trời”.

Kinh Duy-ma ghi: “Nhớ đến phúc của mình đã tu và nghĩ đến đời sống thanh tịnh”.

Kinh Chính pháp niệm ghi: “Nếu người giữ giới phục vụ người bệnh phá giới mà không cầu báo đáp, tâm không biết chán, người ấy lúc mạng chung sinh lên [177b] cõi trời Phổ Quang, tha hồ hưởng thụ năm món dục”.

Lại nữa, luận Vãng sinh ghi: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu năm niệm môn thành tựu rốt ráo, sẽ được vãng sinh về cõi Cực Lạc, thấy Đức Phật A-di-đà.

Năm môn là: lễ bái, khen ngợi, phát nguyện, quán xét và hồi hướng”.

Kinh Tùy nguyện vãng sinh ghi: “Đức Phật bảo bồ-tát Phổ Quảng: Nếu bốn chúng nam, nữ, đến ngày sắp mạng chung, phát nguyện sinh về cõi Phật trong mười phương, thì quyến thuộc trước phải tắm rửa thân thể, mặc áo sạch sẽ, đốt các hương thơm, treo tràng phan bảo cái, ca ngợi tam bảo, đọc tụng kinh điển, nói pháp nhân duyên thí dụ cho người bệnh nghe. Lại dùng lời lẽ khéo léo diễn nói nghĩa vi diệu của kinh như các hành đều là khổ, không, chẳng phải thật, do bốn đại giả hợp. Thân thể như cây chuối không bền chắc, lại như điện chớp không thể dừng lâu. Cho nên nói sắc thân không thể tươi trẻ mãi, mà cũng sẽ hủy hoại. Chỉ có thành tâm siêng năng học đạo mới được thoát khổ và điều mong cầu đều như ý”.


Trích CHƯ KINH YẾU TẬP (THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO Luận)
Nguyên tác: Pháp Sư Đạo Thế
Việt dịch: Ban dịch thuật Hán tạng Pháp Âm


Message edited by LSK - Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 8:42 AM
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 13 Jul 2012, 10:10 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
LSK Date: Thứ Ba, 17 Jul 2012, 8:47 AM | Message # 8
Major general
Group: Disciples
Messages: 484
Status: Tạm vắng
Dạ kính Thầy

Kính mời mọi người tiếp tục theo dõi a.

KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh

Phẩm 24
Chữa Trị Bịnh Khổ

HT. Thích Trí Quang Việt Dịch

........

Đức Thế tôn lại bảo Bồ đề thọ thần, hãy nghe cho kỹ¬ hãy khéo nghĩ nhớ. Như lai nay nói cho thiện nữ nghe về bản nguyện của mười ngàn thiên tử.
Thiện nữ, quá khứ vô số kiếp, bấy giờ có đức Phật đà xuất hiện thế giới, danh hiệu Bảo kế như lai, đủ mười đức hiệu. Sau khi đức Như lai ấy nhập niết bàn, giáo pháp nguyên chất hết rồi, trong giáo pháp tương tự có một quốc vương tên Thiên tự tại quang, luôn luôn áp dụng chánh pháp mà hóa cải quốc dân, tựa như cha mẹ đối với con cái. Trong vương quốc có một trưởng giả tên Trì Thủy, hiểu rành y học, thông suốt tám thuật. Ai bịnh khổ, tứ đại bất ổn, ông cứu chữa được cả.
Thiện nữ, Trì thủy trưởng giả có người con trai duy nhất, tên là Lưu thủy. Người đẹp, nghiêm chỉnh, ai cũng thích nhìn. Bẩm tính thông minh, quán triệt mọi luận thuyết và kỹ ¬thuật. Bấy giờ trong vương quốc nhiều người bị bịnh truyền nhiễm, khổ sở đến nỗi không thích sống nữa. Thiện nữ, trưởng giả tử Lưu thủy thấy vậy thì sinh đại bi tâm, nghĩ như vầy. Bao nhiêu là người bịnh
khổ ! Cha ta rành y học, khéo tám thuật, chữa được mọi bịnh do tứ đại hoặc thêm hoặc bớt. Nhưng cha ta già yếu rồi. Đi đâu cũng phải đỡ, làm sao đến được những nơi làng xóm thành thị mà chữa bịnh. Thế thì bao người bịnh nặng mà không ai cứu chữa. Vậy ta hãy đến chỗ cha ta, vị đại lương y, hỏi bí quyết chữa bịnh. Biết được bí quyết ấy, ta sẽ đi đến thành thị làng xóm mà cứu chữa cho người, làm cho họ an lạc. Trưởng giả tử nghĩ rồi tức tốc đến chỗ cha, lạy ngang chân ông, chắp tay cung kính, đứng qua một bên, dùng lời chỉnh cú mà thỉnh cầu.

(1) Xin cha thương tưởng con.
Con muốn cứu mọi người.
Nay con hỏi y thuật,
mong cha nói cho con.

(2) Tại sao thân suy hỏng,
tứ đại có thêm bớt ?
Và ở vào lúc nào
thì bịnh tật sinh ra ?

(3) Ăn uống như thế nào
để hưởng được yên vui ?
Làm sao trong cơ thể
nhiệt lực không suy tổn ?

(4) Bịnh con người có bốn,
có bịnh phong, nhiệt, đàm,
lại có bịnh hỗn hợp,
làm sao trị liệu được ?

(5) Lúc nào nổi bịnh phong ?
lúc nào phát bịnh nhiệt ?
lúc nào động bịnh đàm ?
lúc nào bịnh hỗn hợp ?
Trì thủy trưởng gia nghe con hỏi rồi,
cũng nói lại bằng chỉnh cú.

(6) Y theo phép chữa bịnh
của tiên nhân đời xưa,
cha tuần tự nói cho,
khéo nghe để cứu người.

(7) Ba tháng là mùa xuân,
ba tháng là mùa hè,
ba tháng là mùa thu,
ba tháng là mùa đông.

(8) Ấy là theo một năm
ba tháng một mà nói.
Hai tháng một một tiết
một năm thành sáu tiết :

(9) giêng hai là tiết hoa,
ba tư là tiết nóng,
năm sáu là tiết mưa,
bảy tám là tiết thu,

(10) chín mười là tiết lạnh
một chạp là tiết tuyết.
Phải phân biệt như vậy,
cho thuốc đừng sai chậy

(11) Tùy theo mùa tiết ấy
mà điều hòa ăn uống,
vào bụng tiêu hóa được,
mọi bịnh mới không sinh.

(12) Khí hậu nếu thay đổi
thì tứ đại biến động,
bấy giờ mà không thuốc
thì tất sinh bịnh khổ.

(13) Thầy thuốc biết bốn mùa,
lại biết về sáu tiết,
biết bảy phần cơ thể
thì cho thuốc không sai.

(14) Bảy phần là vị (98), máu,
thịt, mỡ, xương, tủy, não.
Biết bịnh nhập bảy phần
lại biết chữa được không.

(15) Bịnh thì có bốn loại :
các loại phong, nhiệt, đàm,
và loại bịnh hỗn hợp,
nên biết lúc chúng phát :

(16) mùa xuân phát bịnh đàm
mùa hè phát bịnh phong,
mùa thu phát bịnh nhiệt,
mùa đông biểnh hỗn hợp.

(17) Xuân ăn chất nóng cay,
hè béo nóng mặn dấm,
thu ăn lạnh ngọt béo,
đông ăn chát béo ngọt.

(18) Trong bốn mùa như vậy,
dùng thuốc và ăn uống
theo như mùi vị ấy,
bịnh không lý do sinh.

(19) Sau ăn bịnh do đàm,
ăn tiêu bịnh do nhiệt,
sau tiêu bịnh do phong,
cứ thế nhận thức bịnh.

(20) Nhận thức gốc bịnh rồi,
tùy bịnh mà cho thuốc.
Nếu bịnh trạng khác đi,
cũng chữa cái gốc trước.

(21) Phong thì dùng dầu, kem,
nhiệt thì lợi đại tiểu,
đàm thì hóa, thông, thổ,
hỗn hợp thì cả ba.

(22) Phong nhiệt đàm cùng có,
thế gọi là hỗn hợp.
Tuy biết lúc bịnh phát,
cũng phải xét gốc bịnh.

(23) Xét biết như vậy rồi,
tùy lúc mà cho thuốc.
Ăn, uống, thuốc, không sai,
mới gọi thầy thuốc giỏi.

(24) Lại nữa biết tám thuật
bao quát mọi cách chữa.
Nếu hiểu rõ tám thuật
hãy chữa bịnh cho người.

(25) Tám thuật là châm chích,
giải phẫu, chữa thân bịnh,
chữa tâm bịnh, trúng độc,
khoa nhi với khoa lão,
sau hết là dưỡng sinh,
[đó, tám thuật chữa bịnh].

(26) Trước xem xét hình sắc,
nói năng và tánh tình,
sau hỏi đến chiêm bao,
thì biết phong nhiệt đàm.

(27) Khô ốm đầu ít tóc,
tâm tính không ổn định,
nói nhiều mộng bay đi,
đó là thuộc loại phong.

(28) Tuổi trẻ mọc tóc trắng,
nhiều mồ hôi, hay giận,
thông minh, mộng thấy lửa,
đó là thuộc loại nhiệt.

(29) Tâm ổn, thân ngay thẳng,
nghĩ ky¬ đầu nhờn, cáu,
mộng thấy nước, vật trắng,
đó là thuộc loại đàm.

(30) Hỗn hợp thì có chung,
chung hai hay chung ba,
và hễ loại nào nhiều
là tính bịnh hỗn hợp.

(31) Biết gốc, đặc tính bịnh,
chuẩn bịnh mà cho thuốc.
Nhưng thấy không tướng chết
mới rõ bịnh cứu được.

(32) Giác quan thì thác loạn,
khinh khi thầy thuốc giỏi,
thấy bạn thân cũng giận,
đó là hiện tượng chết.

(33) Mắt trái biến màu trắng
lưỡi đen, sống mũi lệch,
vành tai không như cũ,
môi dưới thì xệ xuống (99)

(34) Ha lê lặc một thứ
có đủ cả sáu vị,
trừ được tất cả bịnh,
là thuốc vua, không kị.

(35) Lại ba trái ba cay (100)
là thuốc dễ có được,
đường cát, mật ong, sữa,
cũng chữa được nhiều bịnh.

(36) Ngoài ra, dược liệu khác,
tùy bịnh mà thêm vào.
Nhưng trước phải từ tâm,
đừng mưu tính tài lợi.

(37) Cha đã nói những việc
cần cho sự chữa bịnh.
Con đem ra cứu người
thì phước sẽ vô biên.

Thiện nữ, bấy giờ trưởng giả tử Lưu thủy đích thân hỏi và nghe cha nói về tám thuật, về tứ đại thêm bớt, về thời tiết bất đồng, về cách cho thuốc. Hiểu biết rành rẽ rồi, trưởng giả tử tự xét ky¬mình đủ sức cứu chữa mọi bịnh. Bèn đi đến thành thị thôn xóm, chỗ nào có bịnh nhân cũng đến, dịu ngọt an ủi, và rằng tôi là thầy thuốc, tôi là thầy thuốc, tôi rành thuốc chữa bịnh. Tôi sẽ chữa cho các người lành mạnh. Thiện nữ, bấy giờ người tanghe trưởng giả tử an ủi, hứa chữa bịnh cho, thì bao nhiêu bịnh nhân trầm trọng nghe lời ấy cũng phấn chấn thân tâm, vui mừng hiếm có. Do vậy mà bịnh khổ tiêu tan, khí lực sung mãn, bình phục như cũ. Thiện nữ, bấy giờ lại có bao nhiêu bịnh nhân trầm trọng mà khó cứu chữa, tức thì đến chỗ trưởng giả tử xin chữa thêm.

Trưởng giả tử tức thì cho thuốc, bảo dùng, và ai cũng lành cả. Thiện nữ, cứ như thế, trưởng giả tử Lưu thủy chữa lành cho bao nhiêu bịnh nhân ở trong vương quốc.

(Hết phẩm 24)


LSK Sưu tầm và trích đăng


Message edited by LSK - Thứ Ba, 17 Jul 2012, 8:52 AM
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 11 Aug 2012, 9:49 AM | Message # 9
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
ThiệnTâm Date: Chủ Nhật, 12 Aug 2012, 11:37 AM | Message # 10
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng
 
Thai232 Date: Thứ Năm, 22 Nov 2012, 12:46 PM | Message # 11
Private
Group: Users
Messages: 11
Status: Tạm vắng
 
value09 Date: Thứ Ba, 08 Jan 2013, 9:28 PM | Message # 12
Private
Group: Users
Messages: 2
Status: Tạm vắng

Added (08 Jan 2013, 9:28 PM)
---------------------------------------------
Xin mời vô trang này để nghe " Phật học và y học " của BS Quách Huệ Trân bằng tiếng việt

http://hoavouu.com/D_1-2_2-65_4-10107/phat-hoc-va-y-hoc.html

 
PhuCuong Date: Thứ Tư, 16 Jan 2013, 2:16 AM | Message # 13
Lieutenant
Group: Disciples
Messages: 50
Status: Tạm vắng
Bài của anh LSK hay quá. Hoan hô anh.. Nếu được hãy post thêm LSK nhé
 
FORUM » TRANG PHẬT GIÁO » PHẬT-SỰ MUÔN NƠI » Phật giáo và Y học
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO