Thứ Hai
29 Apr 2024
0:15 AM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » Luật lệ đạo chích (Nguyễn Sỹ Tế)
Luật lệ đạo chích
LongTracAn Date: Thứ Ba, 12 Jul 2011, 6:59 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng
Luật lệ đạo chích - Nguyễn Sỹ Tế

Giới giang hồ có luật lệ riêng của họ mà người đời thường gọi là “Luật Giang Hồ”. Đi xa hơn, ta có thể nói tới một thứ luật của giới đạo chích. Câu chuyện sau đây là một bằng chứng.

Ở miền Trung châu Bắc Việt, hồi đầu thế kỷ 19, lúc còn thực dân Pháp cai trị nước ta, có một ngươì làm đạo chích rất nổi danh. Sức khoẻ của ông ta đã siêu quần bạt tụy, võ thuật lại còn vượt bậc. Về mặt con ngườì xã hội, ông còn là một người có lý tưởng công bằng, cứu nhân độ thế, trừ gian diệt bạo. Bởi thế, giới giang hồ chính thống vẫn nhìn ông với con mắt nể vì, coi ông như một người hiệp khách, thậm chí giữ vị thế của một trưởng môn võ công trong thiên hạ.

Chỉ xin nhắc lại dưới đây một vài thành tích trong rất nhiều thành tích đạo chích của ông. Nhà giầu có nào kín cổng cao tường biết mấy chăng nữa, ông cũng có thể ra vào dễ như không. Ông như thể một thứ bóng ma, xuất quỷ nhập thần. Những vấn đề rào dậu, gài bẫy khó khăn tới đâu ông cũng có thể giải quyết được. Do đó, nhiều thanh niên trai tráng trong toàn vùng rủ nhau đến thọ nghiệp ông rất đông đảo. Ông tận tụy chỉ bảo nghề nghiệp cho các đệ tử và buộc họ phải tuân theo một quy trình đào tạo khó khăn, nặng nề. Vì thế, ông cũng lại cực kỳ nghiêm khắc, giữ luật lệ gia môn mà trừng trị gắt gao những phần tử nào vi phạm nội quy. Học trò quý mến ông như cha mẹ, tôn vinh ông lên hàng đại sư phụ. Trong đám con em học nghề, có kẻ nóng nảy, nhẹ dạ, dại dột…, ông thường khuyên bảo nhẹ nhàng. Có kẻ vì hoàn cảnh gia đình, vì tính khí nông nổi mà phạm tội, ông sẵn sàng tha thứ, mở lòng thương cứu giúp. Tình thương bao la của sư phụ khiến kẻ đó hối lỗi, chấp nhận mọi hy sinh, nếu cần, để bảo toàn danh dự và an bình cho mọi người đồng môn.

Một năm kia, một chú thanh niên nọ, ờ một huyện xa, đã tới khẩn khoản sư phụ cho thụ nghiệp, hứa sẽ tuân thủ mọi luật lệ, mọi phép tắc, mọi chỉ giáo trong sinh hoạt chung dưới quyền lãnh đạo của sư phụ.

Quả như lời hứa, chàng tân tòng tỏ ra ngoan đạo vô cùng, thầy và bạn ai ai cũng quý mến. Ròng rã ba năm trời, trò luôn luôn cặp kè ở bên thầy. trong những cuộc xuất lâm hay hạ sơn hành nghề hay thực tập, thường khi người ta thấy học trò bám sát theo thầy. Có lần hai thầy trò đã lén vào đến trung tâm của mục phiêu rồi, thầy lại ra lệnh ngừng hoạt động, suy nghĩ giây lâu, cuối cùng lại ra lệnh cho trò cùng ông rút lui. Trò hỏi lý do trên đường về, thầy giải thích: “Ta nhìn nơi thờ tự, lại nghiệm địa lý của căn nhà phú hộ này thấy gia chủ có nhiều phúc đức phù hộ, nên ta nghĩ không nên động tới mà gây họa cho người ta, có khi chính mình còn lãnh hậu quả chẳng lành nữa!” Ở nhiều chỗ khác, ông cũng có những giải thích và bình luận về kỹ thuật phòng thủ của các gia chủ và cách gỡ rối để đột nhập mục phiêu, vô hiệu quả mọi chướng ngại như đinh để làm chông, thuốc độc để gây lở loét da thịt, giây và chuông báo động, thòng lọng để tròng vào cổ kẻ dại dột … Sau những lúc đó, nhìn thấy những xử sự và tiến bộ của người học trò, sư phụ tỏ ra đắc ý và tin tưởng lắm. Tình thân thương giữa hai người mỗi ngày một sâu đậm. Thậm chí mới mùa đông năm trước, người học trò đã mạo muội mời sư phụ về thăm quê mình, vào tận gia đình mình cho nội nhân diện kiến và tạ ơn.

Đến mùa đông năm sau, một biến động khủng khiếp đã xảy ra khiến cho kẻ mất người còn, công cuộc của sư phụ cùng các đệ tử phải bỏ dở một thời gian, đình chỉ hoạt động, tạm thời rã đám. Số là anh chàng đệ tử cuối cùng lâm nạn. Lâm nạn hoàn toàn là do chính anh ta đã không nghe lời khuyên bảo, căn dặn ngăn cản … Bởi tết nhất đã tới gần, nhà anh chàng vốn nghèo, năm đó lại mất mùa, nên càng cùng quẩn, không có cả khả năng mua sắm lễ lạt mọn để thờ cúng tổ tiên. Chàng đệ tử sinh ra nghĩ quẩn. Anh tính tới con đường cùng là tự mình và một mình lẻn đi ăn trộm một mẻ cuối năm, nơi một nhà phú hộ ở huyện bên. Căn nhà đồ sộ và ngóc nghách của ông này, anh ta đã có một lần tới viếng thăm trong đêm khuya cùng với sư phụ. Trong đêm trăng khuyết, hai người bò qua bò lại trên mái nhà, dừng lại ở mỗi góc, ngoái cổ nhìn xuống sân vườn bao quanh căn nhà. Lúc trở ra thì tiếng chuông nhà thờ xa đã điểm hai giờ sáng.

Trên đường về, đệ tử chăm chú lắng nghe lời phê phán của sư phụ: “Căn nhà đó vào thì dễ mà ra thì khó! Của cải nhiều để rải rác khắp nơi. Không một tiếng chó, tiếng mèo, Các thứ ấy dễ cho vào xiếc, vô hiệu hóa. Sân rất cứng, tường xây dầy, một đêm không thể đào tường khoét ngạch cho xong được. Chỉ có mỗi một lối vào khả thi, đó là mái nhà. Phải tìm đúng chỗ nơi có vết tích sắp xếp ngói không thể nào đúng hệt như mọi chỗ …” Sau một hồi suy nghĩ, sư phụ kết luận: “Chắc chắn là có bẫy. Loại gì chưa biết. Thật là thiên nan, vạn nan!”

Sau kỳ đi khảo sát đó với sư phụ, đệ tử xin phép về quê thăm gia đình và ăn tết. Sư phụ vui vẻ dúi cho một món tiền túi, một gói quà và những lời thăm hỏi gia đình rất ân cần.

Bẵng đi nửa tháng, một đêm trung tuần tháng chạp, sư phụ thao thức suốt đêm, không chợp mắt. Sáng dậy, tiếp tục bồn chồn, quên cả rượu trà. Một linh cảm mỗi lúc một rõ: có chuyện chẳng lành xảy ra cho ngươì đệ tử. Hoàng hôn, cơm nước xong xuôi, sư phụ vác một con dao dài, leo lên lưng ngựa tìm đến căn nhà phú hộ mà mơí đây ông vừa nghiên cứu, khảo sát với tất cả một túi kinh nghiệm trong nghề đạo chích của ông. Khi đến nơi thì đêm đã khuya, nhìn sao trên trời, ông ước tính đã nửa đêm.

Buộc ngựa nơi một khu rừng gần, sư phụ vội vàng đột nhập khu nhà của phú hộ. Ông thoăn thoắt chuyền từ cành này qua cành kia, leo lên mái nhà, bò đến chỗ ông đã nghi ngờ lần trước. Vừa đến nơi, ông đã thấy năm sáu viên ngói đã được rở ra, để lộ một lỗ hổng và một cái đầu người. Thầy bổ nhào tới. Quả tình trò đã lâm trọng nạn. Bốn con mắt nhìn nhau, bên kinh hoàng, bên tuyệt vọng. Một phút dài bằng thiên thâu…

Chỉ một thoáng sau, trò cúi gục đầu, lẩm bẩm nói lời tạ tội cùng sư phụ: “Con là kẻ bất hiếu, bất mục, đã không nghe lời của thấy. Con đáng tội chết. Xin thầy tha thứ cho con. Con vô phúc quá!...” Thầy cũng nói điều thật lòng: “Bao giờ thầy cũng thương con. Lúc này hơn lúc nào khác!” Nghỉ một vài giây, ông lại tiếp tục nói đến chuyện nhãn tiền: “Con đã lọt vào cạm bẫy không còn đường giải cứu. Con đã chôn cả nửa thân mình vào một chum lớn đựng một thứ mật dẻo. Nếu chỉ có thứ mật dẻo không thôi thì dùng sức người ngoài cũng có thể rút con ra được. đằng này, thứ mật dẻo lại được tên gia chủ ác ôn pha vào một thứ thuốc bột đặc biệt khiến cho mật trong một thời gian ngắn trở thành đông đặc đến độ không có cách nào rút chân ra được!” -Trò rẩu rĩ và ẩn nhẫn nói: “Tức là con không tránh khỏi cái chết?” -Thầy: “Đúng thế!”

Ông thầy đứng thẳng người lên, khấn vái thiên địa, tổ sư và gia tiên trò. Sau đó ông lại ghé vào tai trò mà phán: “Chết cũng có nhiều thứ, có cái nhục, có cái vinh. Khi đã sinh nghề là có tử nghiệp. Con nên nhận lấy một cái chết bởi bàn tay sạch. Ta sẽ chu toàn việc mai táng cho con nếu chẳng đầy đủ mọi phần thì cũng tạm thời có được cái thủ cấp. Ta sẽ sớm sủa báo cho vợ con, tính chuyện đưa nó đi sinh sống ở một nơi xa xôi khác, một thời gian lâu hay mau. Cuối cùng nó sẽ lại trở về quê cũ sống với mọi người .” Trò vái lạy ông ra vẻ chấp nhận cái bản án bất đắc dĩ dành cho hắn.

Tức thì sư phụ đứng phắt lên, rút cây đại dao dắt bên mình, dơ cao nhìn vào cái đầu của trò gục xuống. Một ánh thép lóe lên dưới trăng khuya, Chiếc đầu đứt lìa khỏi gáy, nhưng vẫn còn một chút da cổ chưa hề hấn, giữ cái đầu khỏi rớt xuống đất. Thầy túm lấy một mớ tóc của trò, xách cái đầu lên, nhấc ra khỏi cổ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Lối chém này là “chém treo ngành”, chém còn để lại một phần nhỏ của vật khả dĩ không cho nó lìa hẳn khỏi gốc mà bay ra chỗ khác.

Lời hứa với kẻ tử tội đã được ông thầy giữ trọn vẹn. Chiếc đầu của người học trò đã được sư phụ đem lên chôn cất trên một ngọn núi cao rất hiểm trở. Tin đã được báo về cho vợ người học trò hay. Thầy lúc nào cũng sẵn sàng ứng phó hoàn cảnh vì tất nhiên câu chuyện chưa đến hồi kết thúc. Nếu chỉ có một mình thầy dính vào cái vụ đạo chích thì chẳng còn điều gì đáng nói cả. Ở đây câu chuyện anh chàng đạo chích lại có gia đình và để lại một chứng cớ bất lương là một cái xác không đầu kẹt trong chum mật pha thuốc.

Một tuần sau, ở huyện bên, huyện đường tổ chức một cuộc truy lùng gốc gác của kẻ đạo chích. Mõ đi rao khắp trong mọi tổng làng, mời dân chúng đúng ngày ấn định để chứng kiến một vụ điều tra của nhà chức trách về cái vụ đạo chích trước đó. Tiếng chuông, tiếng trống đánh lên inh ỏi. Từng toán lính của huyện nha kẻ mang giáo, kẻ vác súng trường đi diễn hành trước, một toán khiêng dụng cụ tra tấn đi sau. Dân chúng đứng chật hai bên đường. Viên tri huyện ra lệnh cho mang ra trình làng cái xác không đầu của phạm nhân. Người ta kêu lên một tiếng hãi hùng. Viên thừa lại của huyện đọc to qua một cái loa, lệnh của tri huyện: “Hỡi bà con trong huyện, hãy lắng nghe cho kỹ. Một vụ đạo chích chết người vừa xảy ra một đêm nọ trong huyện nhà. Thủ phạm khi tẩu thoát còn để lại một cái xác không đầu. Bà con hãy nhìn cho rõ cái xác đó với các đồ quần áo đã rách nát trên người hắn. Nếu đúng là thân nhân của bà con nào thì xin ra khỏi hàng để nhận xác và chịu tội. Nếu không, sau này nhà chức trách điều tra ra manh mối thì thân nhân đó phải chịu tội gấp hai lần!” Cái xác bất toàn được lính kéo lê trên con đường dài, hai bên có công chúng đứng coi. Tiếng kêu, tiếng sỉ vả, thậm chí tiếng cãi nhau om xòm của người dự kiến làm cho quang cảnh thêm nhốn nháo. Xác dẫn gần tới gần cuối đoạn đường, bỗng có một người đàn bà ăn mặc lấm lem, toan tách ra khỏi hàng, khóc bù lu bù loa. Liền đó, có một người đàn ông trung niên vạm vỡ, quắc thước có râu mép tỉa vênh lên, chạy lại nắm lấy tay và vai của người đàn bà, vừa đánh đập, vừa lôi đi, vừa quát tháo: “Mày là một con mụ lăng loàn, hư hỏng, tối ngày đi đàng điếm, cờ bạc. Dạy dỗ, đánh đập mấy cũng không chừa. Mới tối hôm qua đây, tao vắng nhà một lát, mày xách cái mâm đồng đi đánh bạc thua sạch. Tao đã hết lời răn đe, bảo đi cầm chiếc mâm đồng ở đâu, tao đem tiền đi chuộc về. Mày không nghe, mày chối cãi, mày thề thốt, mày khóc lóc. Bây giờ ra đến đây rồi mày còn giở trò…”

Người đàn bà vẫn khóc lóc van xin. Người bên đường đứng ra can ngăn. Người đàn ông được thể càng cao giọng giảng nghĩa lý. Khi người đàn bà toan lăn ra đường, người đàn ông lôi cổ đứng dậy rồi lôi luôn đi theo mình trên dọc đường: “Về nhà rồi mày sẽ biết tay tao!”

Đi được một quãng ngắn, người đàn ông kéo người đàn bà vào một cái miếu thờ bên đường. Họ đi vòng qua sau miếu, nơi đó có một con ngựa buộc đang chờ họ. hai người mau lẹ trèo lên lưng ngựa, phi về một nẻo rừng trùng điệp ở trước mặt. Người đàn ông chính là sư phụ đạo chích và người đàn bà chính là vợ anh đệ tử xấu số

01-30-05


Đại Bi Chú
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 02 Sep 2011, 3:20 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » Luật lệ đạo chích (Nguyễn Sỹ Tế)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO