Chủ Nhật
28 Apr 2024
7:33 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » BẬC GIA TRƯỞNG THÔNG MINH (Bát Nhã - trích từ China Internet)
BẬC GIA TRƯỞNG THÔNG MINH
HHMT Date: Thứ Bảy, 26 Mar 2011, 12:07 PM | Message # 1
Sergeant
Group: Moderators
Messages: 34
Status: Tạm vắng
BẬC GIA TRƯỞNG THÔNG MINH

trích từ China Internet
Dịch giả: Bát Nhã

Một bậc cha mẹ thông minh đồng nghĩa với việc luôn tìm hiểu mọi vấn đề của con cái, mà không thẳng thừng đánh giá hoặc bắt nó phải nghe theo ý mình, khi gặp phải trường hợp ý kiến bất đồng thì nên để cho con cái giữ lấy quan điểm của mình.

Ví dụ có một lần con gái của tôi đọc chữ "soap" thành chữ "soup", nhưng khi tôi chỉ ra chỗ phát âm sai thì nó kiên quyết bảo rằng thầy giáo dạy đọc như vậy. Tôi không hề ép nó phải nghe theo tôi, nhưng lại bảo: “Con có thể giữ ý kiến của mình, nhưng mẹ đề nghị ngày mai con nên đi gặp thầy giáo dạy Anh văn của con, hỏi Thầy xem ở trên lớp con có nghe nhằm hay không? Nếu như không nhầm, con có thể nghe lại băng, xem trong máy và thầy con đọc có giống nhau không. Con cũng có thể hỏi các bạn học hoặc các thầy cô giáo khác xem họ phát âm như thế nào”.

Con gái rất vui vẻ nghe theo lời khuyên của tôi. Ngày hôm sau, nó ngượng ngùng nhận lỗi: “Mẹ, sự thật đã chứng minh là mẹ phát âm đúng”.

Bậc cha mẹ thông minh luôn đặt mình ở vị trí khác với con mà không để nó phát hiện ra, từ đó giúp cho con có được sự tự trọng và lòng tự tin.

Ví dụ, mỗi khi cùng con gái học bài thuộc lòng, tôi luôn cố ý học chậm lại, hoặc đọc sai và nhờ nó sửa dùm; tôi cũng thường nhờ con gái dạy mình làm đề trắc nghiệm trí thông minh của “tiến sĩ nhỏ toán học”, có những chỗ tôi giả vờ suy nghĩ mãi không ra, bèn nhờ con gái đến giảng giải, những lúc như vậy nó rất vui mừng, giảng rất sống động. Ước muốn mãnh liệt nhất trong sâu thẳm tâm hồn con người là mong muốn được khẳng định, được ngưỡng mộ, được thừa nhận, trẻ con cũng không ngoại lệ.

Bậc cha mẹ thông minh luôn nghiên cứu về chiến lược giáo dục, giỏi về việc bố trí cái hữu vi ngay trong cái vô vi, lôi cuốn trẻ đến học, chứ không phải bắt buộc chúng học.

Ví như muốn con gái đọc thêm một số sách mô phạm, tôi không hề yêu cầu mà chỉ bảo nó rằng: “Bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi bữa mẹ phải học thuộc lòng một đoạn văn hay, nhờ con giám sát dùm mẹ, mỗi ngày nhân lúc rảnh rỗi, kiểm tra mẹ đã học thuộc chưa? Nếu học không thuộc thì đừng cho mẹ ngủ”. Con gái rất vui vẻ nhận lấy trách nhiệm “vẻ vang” ấy. Lúc học “Đại Học”, vì tôi chưa thuộc nhuần lắm, thường nhờ con gái nhắc tuồng, kết quả là khi tôi học thuộc thì con gái cũng đã làu thông. Khi tôi ra vẻ “vô cùng kinh ngạc” thì con gái cũng có chút “dương dương tự đắc” trách tôi rằng: “Mẹ, sao mẹ học thuộc lòng chậm thế!” Kế đến, học “Luận Ngữ”, vẫn với cách học như thế, mỗi lần tôi học xong một bài, thì con gái tôi cũng đều có thể đọc lên bài ấy một cách nhuần nhuyễn. Từ đầu đến cuối, tôi không hề nhờ con gái làm việc gì, mà chỉ là biểu thị sự kinh ngạc và khen ngợi của mình. Đây chính là một chiến lược giáo dục, khiến cho việc học tập không trở thành gánh nặng.

Bậc cha mẹ thông minh luôn trở thành bạn tri âm của con cái, mỗi ngày chia sẻ tâm sự với con, hướng dẫn con nói lên những sinh hoạt trong một ngày của nó.

Ví dụ, mỗi ngày tôi đều hỏi con gái những vấn đề đại loại như vầy: “Hôm nay con vui không? Hôm nay trong lớp con học được những gì? Con đã kết bạn được với những ai? Con đã làm được những việc gì cho lớp?

Câu hỏi thứ nhất là quan tâm đến tâm tư của con, vì tôi thấy rằng con cái có vui học được hay không là việc rất quan trọng ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nó. Nếu như trẻ chán học tập, ghét trường lớp thì mọi biện pháp giáo dục đều trở nên vô nghĩa.

Câu hỏi thứ hai là quan tâm đến việc học tập của con cái, mỗi ngày hỏi con học những môn học gì và những môn học đó đề cập đến những vấn đề gì, chính điều ấy không chỉ giúp cho con nhớ lại những kiến thức đã học, mà còn là một quá trình giao lưu tìm hiểu một cách có hiệu quả giữa cha mẹ và con cái.

Câu hỏi thứ ba là quan tâm đến năng lực giao tiếp và làm việc của con. Tô Vân Hiểu tiên sinh từng nói: “Đứa trẻ không có bạn còn nghiêm trọng hơn việc thi không đạt tiêu chuẩn. Một đứa trẻ không biết giao tiếp còn nghiêm trọng hơn việc thất bại trên đường học vấn”.

Đương nhiên, tôi không chỉ hướng dẫn cho con cái nói ra những sinh hoạt trong một ngày của nó, mà còn nhân cơ hội đó nói với con những mừng giận vui buồn, những điều tai nghe, mắt thấy, lòng nghĩ đến trong một ngày của mình.

Ví như, mẹ được bình chọn là cô giáo giỏi về hai thứ tiếng; bài luận văn của mẹ đã được đăng lên báo; bài giảng hôm nay của mẹ rất thành công; hôm nay mẹ sáng tác được một đoạn văn hay, con nghe đọc thử xem như thế nào rồi góp ý cho mẹ nhé! Mẹ đã làm một việc nhưng cảm thấy chưa được tốt lắm, theo con phải làm như thế nào tốt hơn, con có thể giúp mẹ không?

Kỳ thực, chúng ta không phải thật sự hướng dẫn cho trẻ xử lý công việc dùm người lớn, mà là để cho nó cảm nhận được sự tôn trọng của người lớn dành cho nó, thể nghiệm được không khí gia đình dân chủ, bình đẳng. Bản thân sự thể nghiệm này sẽ bồi dưỡng cho nó cách thức đối nhân xử thế và thái độ làm việc một cách tự tin, bình đẳng, dân chủ. Cho nên, làm một người bạn tri âm của con là sự lựa chọn sáng suốt nhất của những bậc cha mẹ thông minh.

 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 27 Mar 2011, 10:58 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn HHMT

AToanMT
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » BẬC GIA TRƯỞNG THÔNG MINH (Bát Nhã - trích từ China Internet)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO