Chủ Nhật
28 Apr 2024
9:59 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » BẠN CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?
BẠN CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?
cafesnt Date: Thứ Sáu, 27 Aug 2010, 10:50 PM | Message # 1
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
ĐIỀU PHỤC CƠN GIẬN

Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
Viết bởi Thích Nhất Hạnh

Mỗi khi giận hay buồn, ta phải biết trở về hơi thở chánh niệm và khởi sự đi thiền để chăm sóc thân tâm. Ta dùng năng lượng chánh niệm để ôm lấy niềm đau của ta. Năng lượng này được chế tác bằng hơi thở và bước chân. Ta ôm niềm đau ấy như ôm một em bé với tất cả lòng ưu ái, thì năng lượng chánh niệm sẽ làm nhẹ niềm đau sau năm hay mười phút.

Tiếp tục thở và đi trong chánh niệm, ta nhìn sâu vào tự tánh của niềm đau, nghĩa là những nguyên do xa gần đã làm nó phát khởi. Ta không nên đè nén cơn giận và nỗi buồn. Ta phải cho phép chúng có mặt, và ôm ngay lấy chúng bằng năng lượng chánh niệm. Có chánh niệm là có Bụt bảo hộ, ta đã được đặt vào một khung cảnh an toàn rồi.

Chỉ thực tập thở và đi trong chánh niệm thôi, ta không nói hay không làm bất cứ một điều gì để phản ứng lại khi nỗi buồn hay cơn giận còn đó, bởi vì nói và làm như thế ta sẽ gây sự đổ vỡ trong ta và trong người đối diện. Khi thấy được hạt giống giận hờn và tập khí hay nổi nóng trong ta, và khi thấy được rằng người kia cũng đang có nhiều khổ và tập khí, ta sẽ hết giận và thấy rằng chỉ có sự thục tập hiểu và thương mới giúp được cho ta và cho cả người ấy. Trừng phạt không phải là giải pháp, dù sự trừng phạt ấy được thực hiện bằng lời nói hay bằng hành động. Khuynh hướng muốn trừng phại người kia, làm cho ngườ kia đau khổ để cho mình bớt khổ là khuynh hướng bạo động trong ta, ta phải thấy được điều này trong khi thực tập hơi thở và bước chân ý thức.

MỞ CỬA TÂM HỒN

Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
Viết bởi Thanh Hảo

Mình luôn dễ bị tác động bởi lời nói của những người xung quanh. Không hẳn là do không có lập trường vững chắc hay bởi dễ tin người mà do mình hay suy nghĩ và quá đa đoan. Bất cứ nhận xét hay đôi khi chỉ là những lời nói vu vơ cũng khiến mình suy nghĩ.

Mọi việc chẳng đâu vào đâu nhưng chỉ cần 1 ánh mắt, 1 cử chỉ khác thường từ người khác cũng khiến mình chột dạ rồi lo lắng không biết mình đã làm sai chuyện gì hay đã lỡ lời và lúc nào khiến mọi người lại có thái độ ấy. Dần dà mình cứ tự hù dọa và đẩy mình vào những nỗi sợ vô hình không tên.

Cuộc sống đôi khi không đòi hỏi chúng ta quá xuất sắc, quá hoàn hảo mà chỉ cần chúng ta vượt qua những ngưỡng cửa nhất định để hoàn thành được những điều mà mình cho là phù hợp. Đôi khi không phải ai khác mà chính chúng ta tự tạo cho mình cái áp lực phải hoàn hảo, phải xuất sắc trong mắt mọi người và vô tình chính những tiêu chí đó đã đẩy chúng ta đến những thất bại mà chúng ta vẫn thường đổ lỗi cho ...số phận.

Mình vẫn nhớ 1 câu chuyện kể về muối, li nước và cái hồ. Nếu xem những thất bại, đau khổ là 1 thìa muối và tâm hồn chúng ta là li nước hay 1 cái hồ thì sẽ thấy khả năng hòa tan, chấp nhận thất bại, đau khổ của mỗi người là khác nhau. Nếu tâm hồn bạn chỉ như 1 li nước khi hòa tan thìa muối này vào bạn cảm thấy như thế nào? rất mặn và khó uống, đúng không? nhưng nếu tâm hồn bạn là 1 cái hồ nước mênh mông thì liệu cái thìa muối thất bại kia có thể làm cho bạn cảm thấy mặn đắng và khó uống như vậy không?

ý nghĩa của câu chuyện thì cũng đã rõ. Cùng 1 sự việc nhưng khả năng thẩm thấu và hòa tan thất bại của mỗi người là khác nhau. Tâm hồn của người nào càng rộng mở như hồ nước thì thìa muối thất bại kia sẽ chẳng thể làm mặn thêm những giọt nước đó, phải không?

Thực tế đã chứng minh điều này hoàn toàn đúng. Ai cũng muốn mình có thể vượt qua những thất bại, đau đớn 1 cách nhẹ nhàng. Nhưng làm thế nào để có được tâm hồn rộng mở khi mà những điều đó vẫn luôn khiến ta bận tâm rất nhiều. Cách nghĩ và cách chấp nhận thất bại của mỗi là không giống nhau, có lẽ đó chính là khác biệt lớn nhất để tạo nên tính cách của mỗi người.

Mình hiểu ý nghĩa câu chuyện này và nhiều câu chuyện tương tự khác nữa nhưng để thực hiện nó chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để biến đổi tâm hồn từ lì nước thành 1 chiếc hồ rộng lớn là cả 1 quá trình và tất cả quá trình này chỉ phụ thuộc và suy nghĩ của bản thân mình mà thôi. Có lẽ chiếc li vẫn mãi chỉ là 1 chiếc li...

Dù thế nào cũng hãy cảm nhận mọi vui sướng, đau khổ hay thất bại bằng chính cảm xúc thật của mình vì có thể ngay tại thời điểm đó nó khiến bạn đau khổ, hối tiếc và dằn vặt nhưng biết đâu nhờ những cảm xúc đó mà mọi người có thể nhận ra bạn giữa cái thế giới hỗn độn này và đôi khi điều đó mới tạo nên sự khác biệt ở bạn…

Sưu tầm bởi cafesnt

 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 27 Aug 2010, 10:56 PM | Message # 2
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
MỘT PHÚT SỐNG THỰC

Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
Viết bởi Phúc Tâm

Một phút, có thể dùng để mỉm cười; mỉm cười đối với người khác, đối với chính mình, đối với cuộc sống. Một phút, có thể dùng để ngắm nhìn con đường đi, thưởng thức một đóa hoa tươi đẹp, cảm nhận được đồng cỏ còn đẫm sương mai, hoặc thưởng thức dòng nước trong veo, vô nhiễm.

Một phút, có thể dùng để tĩnh tại lắng nghe, hoặc cất lên tiếng hát.

Một phút, có thể nắm chặt bàn tay của người khác, kết thêm một người bạn mới.

Một phút, có thể cảm nhận được trách nhiệm trên đôi vai, nỗi ưu tư của sự đợi chờ, sự bi ai của sầu muộn, sự bất lực của thất vọng, sự lạnh lẽo của cô đơn, sự đau khổ của thất bại, sự hớn hở của thắng lợi…

Một phút, có thể dùng để khích lệ một người khiến cho họ không còn nhụt chí, nản lòng; một phút, có thể đủ để con người chọn lại cuộc sống mới.

Một phút quan tâm dù để làm cho người con, người cha, bạn bè, học sinh, thầy cô… cảm nhận được hạnh phúc vô biên. Chỉ vỏn vẹn trong một phút thôi cũng đủ để làm nên sự miên viễn.

Một phút tợ như không đáng là gì, nhưng khi kính chào một người bạn của chúng ta vĩnh viễn giả từ cõi đời này, thì phút giây ấy trở nên thiêng liêng và trọng đại; lúc đi làm, phải chăng, đến muộn cũng chính là do giây phút này mà ra, thì chúng ta không lý do gì mà không trân quý phút giây ấy; chúng ta cũng hy vọng cuộc sống có thể mang đến cho con người một phút trước khi nói lời vĩnh biệt với chúng ta.

Trong một phút, con người có thể dùng nó để yêu, để tìm kiếm, để sẽ chia, để tha thứ, để chờ mong, để tin tưởng vào sự thắng lợi…

Trong một phút ngắn ngủi, một người có thể nói cái “đúng”, hoặc người khác lại nói là cái “sai”, tất cả đều có thể thay đổi cả cuộc sống của bạn.

Một phút dường như vô cùng ngắn ngủi và giả tạm, nhưng có thể lưu lại một dấu ấn sâu sắc trong cuộc sống của chúng ta.

Có người đã từng nói: “Cần phải xem mỗi một phút giây như là giây phút cuối cùng”. Nếu như mọi người hàng ngày đều nhớ đến câu nói này, thì chúng ta có thế học được cách trân quý cuộc sống, trân quý một phút, khiến cho mỗi một phút trong cuộc đời đều ghi lại mỗi một phút giây mà bạn đã trải qua.

HỌC LÀM NGƯỜI

Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
Viết bởi Bạch Vân

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, học nhận lỗi. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.(Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch)

Sưu tầm bởi cafesnt

 
atoanmt Date: Thứ Ba, 31 Aug 2010, 1:05 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRANG KIẾN THỨC » TRUYỆN XỬ THẾ » BẠN CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO