Thứ Sáu
03 May 2024
9:51 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » Y-HỌC - SỨC KHỎE » KHÓC VÀ CÁU KỈNH NƠI TRẺ NHỎ (BS NGUYỄN VĂN THỊNH)
KHÓC VÀ CÁU KỈNH NƠI TRẺ NHỎ
thanhlongphapsu Date: Thứ Năm, 11 Oct 2012, 1:11 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
KHÓC VÀ CÁU KỈNH NƠI TRẺ NHỎ
(CRYING AND IRRITABILITY IN THE YOUNG CHILD)



Mửa đau đớn, đôi khi có máu.

Nơi trẻ lớn : ợ nóng (pyrosis), rát sau xương ức (brulure rétrosternale), khó nuốt.[/color]

10/ Một trẻ 3 tháng trước đây lành mạnh, đến phòng cấp cứu với kêu khóc không nguôi, phát khởi đột ngột, kéo dài từ 4 giờ qua. Đứa bé không sốt, và thăm khám tổng quát bình thường. Chẩn đoán khả dĩ nhất trong trường hợp này ?

Và câu trả lời là... vết chợt giác mạc (corneal abrasion). Nguyên nhân này rất thường xảy ra. Trong một công trình nghiên cứu, 21% những nhũ nhi dưới 6 tháng không sốt đến phòng cấp cứu với triệu chứng chính là kêu khóc, có những vết chợt giác mạc. Nhưng anh sẽ không bao giờ chẩn đoán được như thế nếu anh không nghĩ đến trước hết khả năng này, và sau đó tìm kiếm vết chợt giác mạc bằng cách thực hiện một thăm khám giác mạc với fluorescein. Đừng bị lầm vì thiếu triệu chứng đỏ mắt hay tiết dịch ; hầu hết những nhũ nhi với chẩn đoán này đều thiếu những dấu hiệu này.

11/ Một trẻ 5 tuần, vẻ mặt không có vẻ nhiễm độc, bị sốt và kêu khóc. Bà mẹ ghi nhận rằng bé khóc nhiều thêm khi thay tả. Những kết quả dịch não tủy và phân tích nước tiểu có vẻ bình thường ; cấy máu đang chờ đợi kết quả và anh đã bắt đầu cho kháng sinh bằng đường tĩnh mạch. Điều gì cần được xét đến ?

Nhiễm trùng háng (septic hip).
Sự đánh giá và xử lý bệnh nhi dưới 8 tuần bị sốt, có thể trở nên thường quy đến độ đôi khi chúng ta quên thực hiện thăm khám vật lý kỹ càng, gồm cả khám vùng háng. Một háng bị nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong lứa tuổi này và là một cấp cứu ngoại khoa với những hậu quả tai hại nếu không được nhận biết kịp thời. Đứa trẻ có thể có triệu chứng “ liệt giả ” (“ pseudo-paralysis ”) của chi, ưa thích dạng và xoay háng ra ngoài hơn. Đếm bạch cầu thường bình thường.

Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra ở trẻ em thường hơn so với người lớn, và tần số mắc bệnh ở nhũ nhi và trẻ đi chập chững cao hơn nhưng trẻ lớn tuổi.

Các trẻ sơ sinh và các nhũ nhi nhỏ tuổi đặc biệt dễ bị nhiễm trùng khớp háng. Triệu chứng đầu tiên có thể là sự cáu kỉnh không đặc hiệu. Bố mẹ có thể ghi nhận rằng em bé có vẻ đau đớn khi thay tả.

12/ Một nhũ nhi gái, da trắng, 8 tháng, kêu khóc và có một bệnh sử sốt. Ở phòng cấp cứu, bệnh nhi không sốt và có vẻ mặt không nhiễm độc, và thăm khám vật lý bình thường. Chẩn đoán khả dĩ “ có thể điều trị ” nhất là gì ?

Dĩ nhiên, đó là nhiễm trùng đường tiểu, trừ phi anh cho rằng bệnh nhiễm trùng bởi virus “ có thể điều trị được ”. Trong một nghiên cứu năm 1998 bởi Shaw, 16% các nhũ nhi gái da trắng dưới 2 tháng bị sốt, có nhiễm trùng đường tiểu, mặc dầu chúng đã được chẩn đoán là “ viêm tai giữa, viêm dạ dày-ruột do virus, hay nhiễm trùng đường hô hấp trên.” Tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em hispanic có lẽ tương tự với trẻ em da trắng ; tuy nhiên, tỷ lệ này ít hơn nhiều ở các trẻ em gốc châu Phi. Đến 1/3 các trẻ em với nhiễm trùng đường tiểu không sốt.

13/ CÓ NHỮNG NGUYÊN NHÂN TIM VỚI TRIỆU CHỨNG CHÍNH LÀ KHÓC KHÔNG ?

Điều khá ngạc nhiên là trong công trình nghiên cứu 1991 của Poole, nhịp nhanh trên thất (supraventricular tachycardia) là chẩn đoán cuối cùng nơi 4% những nhũ nhi không sốt với triệu chứng khóc quá độ. Nếu có một bệnh sử gợi ý tim nhịp nhanh kịch phát (paroxysmal tachycardia), thì hãy ghi nhớ rằng, trong thời kỳ không có triệu chứng, một sóng delta có thể là một yếu tố giúp chẩn đoán.

14/ KỂ 3 CẤP CỨU NGOẠI KHOA TƯƠNG ĐỐI THÔNG THƯỜNG VÀ NGUY HIỂM ĐẾN MẠNG SỐNG, XẢY RA NƠI NHŨ NHI VỚI TRIỆU CHỨNG KÊU KHÓC (NHƯNG ĐÔI KHI TRẺ KHÔNG KÊU KHÓC).

LỒNG RUỘT (INTUSSUSCEPTION) : Trẻ thường có những đợt kịch phát cáu kỉnh, mửa, và đại tiện ra máu. Một số trẻ có triệu chứng ngủ lịm đơn thuần (isolated lethargy). Đứa trẻ thường không sốt này có thể bị chẩn đoán lầm là bị nhiễm trùng huyết (sepsis), ngộ độc, hay chấn thương đầu kín. Lồng ruột thường xảy ra nơi những nhũ nhi từ 2 tháng đến 2 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất lúc trẻ được 9 tháng. Nơi trẻ trong trạng thái ngủ lịm (lethargic), hãy luôn luôn ấn chẩn tìm những khối u bụng, và nếu chẩn đoán được nghi ngờ, hãy thăm khám trực tràng. Anh có thể ngạc nhiên về những gì anh tìm thấy.

XOẮN RUỘT GIỮA (MIDGUT VOLVULUS) :
Mặc dầu khóc có thể được liên kết với chẩn đoán này, hầu hết các nhũ nhi bị xoắn ruột giữa (midgut volvulus) đều có vẻ mặt không bị nhiễm độc và bề ngoài yên tĩnh một cách đáng ngạc nhiên. Những bệnh nhi này có thăm khám bụng lành tính cho đến khi ruột bắt đầu bị hoại tử. 80% các trường hợp xảy ra trong 4 tuần lễ đầu, và dấu hiệu chính là mửa ra mật (bilious vomiting). Nếu chẩn đoán được nghi ngờ, cần thực hiện cấp cứu chụp hình ảnh dạ dày-ruột trên.

HỘI CHỨNG TRẺ BỊ LAY ĐẦU (SHAKEN BABY SYNDROME) Mặc dầu hội chứng này có thể xuất hiện với các triệu chứng như khóc hay cáu kỉnh, nhưng nhiều nhũ nhi có triệu chứng chính là trạng thái thờ ơ (listlessness) hay ngủ lịm (lethargy). Ở những đứa trẻ dưới 2 tuổi, việc chỉ định chụp CT Scan nên rộng rãi hơn. Mặc dầu hầu hết các nhũ nhi với hội chứng trẻ bị lay đầu (shaken baby syndrome) không có những dấu hiệu bên ngoài của chấn thương, nhưng bất cứ vết bầm tím nào ở mặt đều cần được hết sức lưu ý. Xuất huyết võng mạc (retinal hemorrhage) thường là dấu hiệu vật lý duy nhất. Trong một công trình nghiên cứu năm 1999 bởi Jenny và các cộng sự viên, các thầy thuốc đã để bỏ sót chẩn đoán này nếu gia đình là người da trắng và bố mẹ sống ở cùng nhà. Cũng trong công trình nghiên cứu này, những chẩn đoán sai lầm thường nhất là viêm dạ dày-ruột do siêu vi trùng (mửa dai dẳng), chấn thương đầu do tai nạn, nhiễm trùng huyết, và cơn đau bụng nhũ nhi (infantile colic).

BS NGUYỄN VĂN THỊNH


Message edited by thanhlongphapsu - Thứ Bảy, 24 Mar 2018, 1:06 AM
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 11 Oct 2012, 2:01 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Năm, 11 Oct 2012, 9:06 PM | Message # 3
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng


NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
phiy Date: Thứ Sáu, 12 Oct 2012, 3:14 PM | Message # 4
Colonel
Group: Users
Messages: 167
Status: Tạm vắng
Xem bài viết này thấy từ ngữ lủng cà lủng củng !
Biện chứng luận trị không mạch lạc bằng ông lang vườn.
 
atoanmt Date: Thứ Sáu, 12 Oct 2012, 6:10 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn phiy à,
Theo thiển ý của mình, thì bài viết trên của BS Thịnh là hay chứ !
Chỉ có điều là "hình như" bài viết để giảng dạy cho sinh-viên Y-Khoa, do đó có nhiều "thuật ngữ chuyên ngành" cũng như cách trình bày "logic" và phải dẫn chứng từ các Vị Bác Sĩ Thầy của Tây Phương nữa.
Do đó, nếu ai mà chưa từng theo học "Tây Y", mới đọc sẽ thấy có vẻ "khô khan" 1 chút...
Chứ không "ướt át" như đọc chuyện Tình

Bạn thông cảm cho BS Thịnh nhé.



AToanMT
 
phiy Date: Thứ Bảy, 13 Oct 2012, 2:10 PM | Message # 6
Colonel
Group: Users
Messages: 167
Status: Tạm vắng
Cảm ơn anh Toàn đã nhắc nhở !
hì,... Đúng là nội dung bài viết hữu ích, mà diễn giải cho học viên thì lê thê một chút cũng phải, vì như thế sẽ hiểu sâu hơn.




Message edited by phiy - Thứ Bảy, 20 Oct 2012, 12:37 PM
 
FORUM » TRANG Y HỌC - SỨC KHỎE » Y-HỌC - SỨC KHỎE » KHÓC VÀ CÁU KỈNH NƠI TRẺ NHỎ (BS NGUYỄN VĂN THỊNH)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO