Thứ Tư
24 Apr 2024
3:35 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » Kỳ bí sư thầy trấn yểm long mạch làng ma ám
Kỳ bí sư thầy trấn yểm long mạch làng ma ám
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 6:58 AM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
1: Thực hư chuyện ‘thánh vật’ chết mấy chục mạng người

Mấy năm nay, người dân làng Vân Gia (phường Trung Hưng, TP. Sơn Tây, Hà Nội), sống trong hoang mang cực độ, vì cứ thi thoảng “thần chết” lại hỏi thăm một gia đình, dòng họ nào đó trong làng, cướp đi một vài mạng người. Những người bị tử thần tước đoạt mạng sống đều còn trẻ và chẳng có bệnh tật, ốm đau gì. Những cái chết rất bất ngờ, khó hiểu và bí ẩn.

Tất cả người dân trong xóm đều tin rằng, người dân trong làng đã phá vỡ long mạch, nên phải chịu hậu quả nặng nề: Hàng loạt thanh niên khỏe mạnh, có đức tính tốt, người trụ cột trong gia đình, trai đinh trong các dòng họ bị tước mất mạng sống.

Cán bộ thôn xóm, nhà chùa, đại diện người cao tuổi, và toàn thể nhân dân đã nhất trí mời cao tăng đắc đạo đến tận nơi trấn yểm long mạch, rồi người dân đeo bùa chú, dán bùa khắp nơi, những mong tình trạng chết bất đắc kỳ tử sẽ không còn nữa. Thế nhưng, tình trạng chết bất đắc kỳ tử vẫn diễn ra.
Chúng tôi xin đăng vấn đề này lên, và cùng với các nhà khoa học vào cuộc, tìm ra lời giải, để tránh dư luận hoang mang.

Ngôi chùa cổ và đuôi rồng bí ẩn


Một lần, trong bữa nhậu giữa Hà thành, anh bạn ở Sơn Tây kể rằng, quê vợ anh, làng Vân Gia, có một hiện tượng kinh dị: Hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Nguyên nhân là do động long mạch.
Anh cứ khẳng định chắc nịch rằng, chỉ trong 3 năm, chết 40 đến 50 người gì đó, toàn là thanh niên và người trung tuổi, toàn là đàn ông. Tuyệt nhiên không chết thằng trộm cắp, nghiện ngập, chỉ chết người ngoan hiền, thành đạt, trụ cột của gia đình, dòng họ.

Tôi vốn không tin mấy chuyện ma mãnh, nhảm nhí, song với số lượng người chết trẻ nên đến hàng chục như thế, quả thực khiến tôi tò mò, phải thử tìm đến làng Vân Gia xem sao.
Làng Vân Gia vốn thuộc xã Trung Hưng, ven đô, nơi có Đền Và thờ Đức Thánh Tản giữa vườn lim trăm tuổi nổi tiếng. Xã Trung Hưng giờ đã thành phường, nhưng từ trạm xá, UBND và các cơ quan đoàn thể, ngoài cổng vẫn đề là xã. Trông nó giống làng xã hơn là phố thị, vì hầu hết người dân vẫn sống bằng nghề nông.

Làng Vân Gia nằm nữa cánh đồng mấp mô cao thấp. Con đường xuyên qua cánh đồng, qua Đền Và dẫn đến Vân Gia.
Quả thực, khung cảnh vào làng đã tạo cảm giác rờn rợn. Bao quanh làng là những nghĩa địa. Tôi cứ thắc mắc, sao có mỗi cái làng nhỏ xíu, bao quanh bởi những khóm tre rậm rì, mà lắm nghĩa địa đến vậy.
Mồ mả cả cũ và mới ngập kín mấy nghĩa địa, tràn xuống cả giữa ruộng. Ngay đầu bờ, ven mương, cũng có những nấm mồ mọc lên. Nhiều nấm mồ còn khói hương nghi ngút, vòng hoa còn tươi. Xa xa, có mấy nhóm người hí húi đào bới, khăn tang trắng đầu, làm lễ cải táng.

Tôi trò chuyện với người dân quanh xóm, ai ai cũng tỏ vẻ mặt sợ hãi, khi nghĩ đến chuyện hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Chỉ một tuần nữa, là lại đến ngày 22 âm lịch, ngày mà người dân nơi đây gọi là “ngày đen tối”. Bởi vì, trong ngày đó, rất có thể, sẽ có người trong làng mất mạng.
Những câu chuyện không đầu, không cuối của người dân khiến tôi thấy rối như bè rau muống. Người này kể anh này chết treo cổ trên cửa sổ, người kia lại xen vào kể ông kia chết tai nạn giao thông, người nọ lại kể có anh chết vì ngã khi leo cây cao có 1m…

Mọi người chỉ tôi vào nhà ông Phùng Văn Tuấn, trưởng thôn 8. Làng Gia Vân gồm thôn 5,6,7 và 8, trong đó, thôn 6 và 8 chết nhiều nhất và chính dòng họ nhà ông trưởng thôn 8 gặp tai ương nhiều nhất.
Nhà ông Tuấn nằm ngay đầu làng, tường cao, cổng kín. Tôi gọi cửa, không thấy tiếng ai, nên tự kéo khóa đi vào. Gọi mấy câu, thì thấy một người phụ nữ khó nhọc đi ra. Bà giới thiệu là vợ ông Tuấn. Lâu nay bà ốm nặng, mới trở dậy được.

Tôi hỏi chuyện “thánh vật”, bà tỏ ra không vui. Bà bảo, đúng là có chuyện bà ốm nặng, nằm bẹp mấy ngày, nhưng dân làng cứ đồn thổi ầm ầm, là bà gặp tai họa, sắp bị… “thánh vật”, khiến bà rất bức xúc.
Bà bảo, đúng là có chuyện rất nhiều người trong gia đình bà gặp tai họa, các cháu chết trẻ, song bà không muốn kể chuyện tai họa này, vì nó đau lòng lắm. Bà bảo, muốn hỏi gì thì gặp chồng bà. Rồi bà cho số điện thoại để tôi gọi cho ông Tuấn.

Nhà ông Tuấn nằm ngay đầu làng, tường cao, cổng kín. Tôi gọi cửa, không thấy tiếng ai, nên tự kéo khóa đi vào. Gọi mấy câu, thì thấy một người phụ nữ khó nhọc đi ra. Bà giới thiệu là vợ ông Tuấn. Lâu nay bà ốm nặng, mới trở dậy được.
 
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 7:08 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Tôi hỏi chuyện “thánh vật”, bà tỏ ra không vui. Bà bảo, đúng là có chuyện bà ốm nặng, nằm bẹp mấy ngày, nhưng dân làng cứ đồn thổi ầm ầm, là bà gặp tai họa, sắp bị… “thánh vật”, khiến bà rất bức xúc.
Bà bảo, đúng là có chuyện rất nhiều người trong gia đình bà gặp tai họa, các cháu chết trẻ, song bà không muốn kể chuyện tai họa này, vì nó đau lòng lắm. Bà bảo, muốn hỏi gì thì gặp chồng bà. Rồi bà cho số điện thoại để tôi gọi cho ông Tuấn.

Tôi giới thiệu là nhà báo, ông Tuấn tỏ ra ngại ngùng. Ông bảo, ông đang bận việc cải táng cho người chết trong họ, chưa về được. Ông yêu cầu tôi ra xã làm việc, xong xuôi thì chiều về gặp ông.
Thế nhưng, đến giờ hẹn, tôi vào nhà ông Tuấn, ông vẫn chưa về. Gọi điện, ông bảo:
“Tôi đang chỉ đạo cải táng cho người nhà ở nghĩa địa, tôi nhìn thấy chú đi vào nhà tôi rồi, nhưng tôi không về được, mong chú thông cảm”.

Vợ ông Tuấn bảo:
“Chú muốn tìm hiểu gì, cứ ra ngoài chùa, sư thầy và các bà vãi sẽ kể hết, không thiếu chuyện gì. Mọi chuyện, từ nhà tôi, đến làng xã, nhà chùa đều nắm được hết”.

Nghe theo chỉ dẫn của vợ ông Tuấn, tôi vòng vèo đường làng tìm đến chùa Viên Quang. Ngôi chùa u tịch nằm trên một quả đồi thấp. Cổng chính hoành tráng, nhưng đang xây dựng dở dang thì để đó, mốc thếch, gạch ngói xếp chặn.
Tôi vòng ra phía cửa phụ, đi vào lối cổng nhỏ. Bên trong sân chùa, phụ nữ, trẻ em, người già, gồm mấy chục người chuẩn bị lễ, khói hương nghi ngút, lần lượt vào tòa tam thế thắp hương, cúng vái.
Cụ bà Nguyễn Thị Xuân mang dáng vẻ và khuôn mặt phúc hậu ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Bà bảo, sư trụ trì chùa là thầy Thích Minh Tĩnh. Nhưng mấy ngày nay thầy có việc đi xa, để lại chùa cho các vãi trông nom, hương khói.

Chuyện động long mạch, mấy chục mạng người trong làng chết hàng loạt, theo khẳng định của bà Xuân, và tất thảy mọi người có mặt trong chùa hôm tôi tiếp xúc, là có thật. Tất tật mọi người trong làng đều tin như vậy.
Nói rồi, bà Xuân dẫn tôi vòng ra sườn đồi phía Tây chùa Viên Quang. Tại đây, cả một góc đồi đã bị múc đi, vết gầu xúc cào nham nhở, vẫn lộ đất đỏ

Bà Xuân khoát tay chỉ một vòng đồi và kể:
“Đồi thì rộng, nhưng đất nhà chùa chỉ có hơn một héc-ta. Quanh ven đồi là đất của người dân, nên người ta muốn trồng trọt, xây nhà, hay đào đất bán là việc của người ta, nhà chùa không can thiệp được. Chính vì thế, mới xảy ra đại họa”.

Theo lời bà Xuân, dù ngọn đồi này thấp, song có thế rồng chầu, voi phục. Bên phải chùa là gò Ngọc Nương, có đầm nước chảy thủy tụ minh đường. Bên trái chùa là đuôi rồng, nơi dân làng sinh sống.
Vào năm 2007, người dân phía bên trái chùa tiến hành đào đất bán cho địa phương, khi địa phương tiến hành xây dựng sân vận động ở ngay cánh đồng đối diện chùa.

Để lấp đầy những mảnh ruộng trũng, phải cần tới hàng ngàn xe tải đất đá. Những chiếc máy xúc vươn gầu múc, xe tải ật ưỡng chở đất suốt ngày đêm. Sư thầy Thích Minh Tĩnh nhìn cảnh người ta múc “đuôi rồng” đi, phá vỡ cảnh quan của chùa mà đau lòng lắm, nhưng chẳng biết phải làm thế nào, vì đất đó là của người ta, có sổ đỏ đàng hoàng, người ta thích làm gì thì làm.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng, nếu không có chuyện, ngay khi chiếc gầu xúc ngừng hoạt động, thì xóm làng không còn bình yên nữa. Rất nhiều người chết bất đắc kỳ tử, đám ma ai oán diễn ra liên tục trong làng, không khí tang tóc đau thương trùm khắp xóm…
 
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 7:15 AM | Message # 3
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
KỲ 2 : Ở LÀNG CHẾT, RỜI XA THẬM CHÍ RẤT RẤT XA LÀNG VẪN CHẾT

Tình hình chết chóc ở làng Vân Gia khủng khiếp quá, liên tiếp diễn ra cảnh lá vàng đưa tiễn lá xanh, khiến nhiều người tính đến cảnh động viên con cháu tạm thời rời khỏi làng. Sự thực, đã có nhiều thanh niên bỏ làng đi làm ăn xa, với mục đích tránh ngôi “làng ma ám” này càng xa càng tốt.

Theo lời bà Nguyễn Thị Xuân, là vãi trông chùa Viên Quang, vì người dân trong làng phá vỡ long mạch đất thiêng, phạm đến “ngài”, nên “ngài” mới trút thịnh nộ lên đầu dân làng.

Vào năm 2007, khi cơn thịnh nộ của “ngài” giáng xuống, người dân trong làng Vân Gia (Trung Sơn, Sơn Tây, Hà Nội) vẫn không biết gì. Những cái chết bất đắc kỳ tử, tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của những người trẻ chỉ được coi như là vận hạn, đen đủi.
Thế nhưng, những cái chết trẻ kiểu bất thình lình cứ diễn ra liên tiếp, lại thường xuyên xảy ra vào “ngày đen tối” 22 âm lịch hàng tháng, đám ma nhiều hơn đám cưới, khiến dân làng bắt đầu lo lắng, sợ sệt. Các câu chuyện chết chóc bí ẩn được đem ra mổ xẻ, bàn tán râm ran nơi đầu làng cuối xóm.

Nhà có người chết lo lắng, đi cúng bái xem bói đã đành, những gia đình vẫn bình an vô sự cũng cúng bái tứ phương, tìm thầy giải hạn. Với tình hình hàng xóm liên tiếp chết bất đắc kỳ tử như vậy, thì không ai dám vỗ ngực mà rằng thần chết kiêng nể mình.
Chẳng hiểu kết quả bói toán có đúng không, nhưng ai đi xem bói về cũng đều kể thầy bói phán như đinh đóng cột: Làng bị động long mạch. Nếu không cúng vái, làm lễ giải, trấn trạch long mạch, thì sẽ chết cả nhà, cả họ, cả làng, cả xã.

Tôi ngồi ở chùa Viên Quang ghi chép tẩn mẩn từng vụ chết người và nếu cứ đúng như người dân và các bà vãi kể, thì thấy vụ nào cũng rùng rợn, quái đản, lạ lùng. Sau khi sàng lọc, thống kê số vụ người chết trẻ, thì tôi thấy nổi lên 2 thôn có nhiều người chết trẻ nhất, gồm thôn 8 và thôn 6 (làng Vân Gia gồm thôn 5,6,7,8).

Đứng đầu bảng chết chóc oan nghiệt là thôn 8. Thôn này có gần 200 hộ, nhưng chỉ trong vài tháng cuối năm 2007 và đầu 2008, thời điểm vừa phá đồi lấy đất, có tới hơn chục người chết.

Sau thời điểm “ngài” nổi giận lôi đình đó, lượng người chết bất đắc kỳ tử có giảm, song vẫn rải rác diễn ra. Tính đến thời điểm này, theo thống kê của người dân, tôi ghi nhận được số người chết lạ lùng (không kể chết bệnh và chết già) là 25 trường hợp.

Số liệu 25 người chết bất đắc kỳ tử mà tôi thống kê cũng được ông Phùng Văn Tuấn, trưởng thôn 8 xác nhận qua cuốn sổ tử của mình. Ông là trưởng thôn 8, phụ trách nhiều mặt cuộc sống, phụ trách cả việc ghi sổ người chết, điều hành xe đòn, nên ông nắm rất rõ từng trường hợp chết trong thôn.

Từ cuốn sổ tử của ông, so sánh với các cuốn sổ trước đó của các trưởng thôn khác, chưa từng ghi nhận thời kỳ nào có nhiều người về thế giới bên kia như thế. Điều đau xót hơn cả là ông Tuấn đã có tới 6 lần rơi nước mắt khi viết tên những người thân yêu, những đứa cháu ngoan hiền, đẹp đẽ của ông vào sổ tử.

Cuối năm 2007, tình hình chết chóc ở làng Vân Gia khủng khiếp quá, liên tiếp diễn ra cảnh lá vàng đưa tiễn lá xanh, khiến nhiều người tính đến cảnh động viên con cháu tạm thời rời khỏi làng. Sự thực, đã có nhiều thanh niên bỏ làng đi làm ăn xa, với mục đích tránh ngôi “làng ma ám” này càng xa càng tốt. Chỉ khi nào tình trạng “thánh vật” không còn nữa, thì mới nghĩ đến chuyện về Làng

Thế nhưng, những người chạy trốn tử thần cũng không thoát được. Năm 2008, người cháu ruột của ông Tuấn, con ông Toại, gần 30 tuổi, công tác mãi trong TP. HCM, cũng bị tử thần bắt đi.

Theo người dân trong làng, anh này rất khỏe mạnh, thông minh, giỏi giang, chẳng có bệnh tật gì. Anh làm trong một cơ quan lớn, là chỗ dựa cho cả nhà về mặt tinh thần và kinh tế.

Thế nhưng, một ngày, họ hàng nhà ông Tuấn bỗng nhận được tin dữ, rằng đứa cháu ông đang làm việc ở cơ quan thì tự dưng lăn đùng ra chết. Cái chết của người cháu ông Tuấn không có gì khó giải thích, mà người ta đổ ngay cho là “ngài” bắt đi. Buổi nhận xác người cháu ở sân bay thấm đẫm nước mắt, giữa lúc họ hàng nhà ông Tuấn còn đang bối rối với tang ma, với các lễ cúng đầy tháng, trăm ngày, thì lại có một tin dữ chuyển về: Đứa cháu ruột ông, con trai ông Lập, đi lao động xuất khẩu ở mãi Malaysia, cũng về thế giới bên kia.

Mọi người chỉ có thể nói cậu ta chết vì cảm, nhưng trong bụng ai cũng nghĩ đến cái long mạch bí ẩn, kỳ quái ở phía Tây chùa Viên Quang. Một chàng trai khỏe mạnh, hoạt bát, từng là bộ đội, được rèn luyện thân thể, sức khỏe trong quân ngũ, không có tật bệnh gì như thế, chẳng có lý do gì mà đang ở nhà trọ lại tự dưng lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử.

Những cái chết liên tiếp của người nhà ông Tuấn, của các hộ gia đình xóm 8 khiến cả cái xóm nhỏ này thêm u ám. Đã vậy, xóm 8 lại nằm ngay cạnh mấy nghĩa địa của làng. Hàng ngày, nhìn cảnh khói hương nghi ngút ngoài nghĩa địa, những vòng hoa trắng, người dân xóm 8 lại thêm hoang mang.

Nhiều gia đình ở xóm 8 chẳng còn thiết làm ăn, đi lại nữa. Họ đóng cửa ở trong nhà suốt ngày. Các ông bố, bà mẹ không cho con ra đường vì sợ *ng xe, cũng chẳng dám mắng mỏ con cái, vợ chồng chẳng dám cãi nhau, vì rất nhiều trường hợp tự dưng treo cổ tự tử mà chẳng có lý do chính đáng.
 
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 7:28 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Người người, nhà nhà đi cúng vái cầu xin thánh thần tha mạng, rồi sắm bùa ngải dán khắp nhà, đeo vào tay, tròng vào cổ để xua đuổi tà ma.
Tình trạng trong các gia đình, làng xóm căng thẳng đến nỗi chính quyền xóm, đoàn, hội đã phải vào cuộc. Họ không đi mời các nhà khoa học về tìm hiểu thực trạng mà lại tổ chức một buổi cúng lớn ở Đền Và.

Đền Và là di tích nổi tiếng đất Sơn Tây, thờ Đức Thánh Tản, nằm ngay đầu làng Vân Gia. Hàng ngày, xe cộ biển số Hà Nội và các tỉnh xa nối đuôi nhau xếp dọc đường để đi lễ Đền Và.
Buổi cầu cúng ấy có tới 50 người, đại diện các đoàn hội, các gia đình, dòng họ trong thôn. Lễ lạt đầy đủ, hương khói nghi ngút, từng ấy con người xụp lạy khấn vái, những mong Đức Thánh Tản giang tay cứu độ dân làng thoát khỏi cảnh đau thương.

Thế nhưng, Đức Thánh Tản cũng không cứu được người dân Vân Gia khỏi thảm cảnh chết chóc. Những cái chết đầy ẩn ức vẫn diễn ra đều đều.
Cả chục thầy bói, thầy cúng, thầy phong thủy đã được người dân, nhà chùa mời về Vân Gia cứu độ chúng sinh. Thế nhưng, đến mảnh đất này, nhìn cái long mạch bị đứt, các thầy đều lắc đầu quầy quậy bảo không thể cứu được.

KỲ 3: NGÀY MA ÁM VÀ NHỮNG CÁI CHẾT THÊ THẢM


Làng Vân Gia (Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội) gồm 4 thôn, thì thôn 6 và thôn 8 chết bất đắc kỳ tử nhiều nhất. Riêng thôn 8, đã có sự ghi nhận 25 người chết từ nửa cuối năm 2007 đến nay.
Số lượng người chết đột ngột, mà dân làng nghi do “thánh vật” ở thôn 6 tuy chưa thống kê hết, song cũng không kém thôn 8 là bao. Theo người dân, thôn 6 và 8 chết nhiều nhất vì nằm sát cạnh ngôi chùa cổ Viên Quang, nơi bị coi là động long mạch. Thôn 5 và 7 cũng thuộc làng Vân Gia nhưng chết ít hơn vì nằm cách chùa Viên Quang vài trăm mét.

Sau một hồi hỏi han lòng vòng, tôi cũng tìm thấy nhà bà K. (xin được giấu tên và chức vụ vì bà ngại phát ngôn), cán bộ thôn 6. Tuy nhiên, bà K. họp chi bộ ở nhà ông Long, trưởng thôn. Tôi tìm đến nhà ông Long thì cuộc họp chi bộ cũng vừa kết thúc.

Hỏi chuyện động long mạch, bà K. và ông Long đều có vẻ ngại ngùng. Tuy nhiên, là người khá gần gũi, nên trò chuyện một lúc, bà trở nên cởi mở hơn.

Bà K. kể về cái ngày đặc biệt của làng, là ngày 22 âm lịch hàng tháng, mà một số người gọi là “ngày đen tối”. Sở dĩ, người Vân Gia gọi tên cái ngày đó như một bộ phim kinh dị, vì vào ngày đó, thường xuyên xảy ra chết chóc. Đó cũng là ngày “tử thần” về làng bắt một ai đó đi theo.

Bà K. ngồi ngẫm nghĩ, tính toán một lát, rồi thống kê rằng, trong thời gian từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, trong làng liên tục diễn ra hiện tượng chết vào “ ngày đen tối
Cứ đến 22 âm lịch hàng tháng, trong làng lại có người chết. Dù cố gắng lắm, song vào ngày này, người dân không thể tránh được chuyện chết chóc. Toàn những cái chết khó hiểu.

Đau nhất là dòng họ Y. (xin được giấu tên, họ, để tránh gây đau lòng) trong thôn. Theo bà K., dòng họ này mất mát quá lớn. Toàn trai đinh, trai trưởng, trụ cột trong gia đình, trong họ bị chết bất đắc kỳ tử. Những người chết đều ở tuổi 30-40, khỏe mạnh, làm ăn khấm khá, thậm chí giàu có.

Hiện tại, chỉ còn mỗi trai đinh trong dòng họ này là anh V., con trưởng ông G., cháu trưởng ông cả X. Dòng họ này thực sự đang sống trong lo sợ, hoang mang. Chẳng biết “lưỡi hái tử thần” có tha mạng cho anh này không, khi đã cướp đi của họ quá nhiều mạng sống.

Người đầu tiên chết kỳ lạ, cũng là con trưởng của dòng họ Y, là anh Văn Tr. Anh Tr. chết vào ngày 22-3-2008.
Hôm đó, làng cạnh có việc dựng nhà, vướng cây dừa, nên nhờ anh Tr. sang đốn hạ giúp. Anh Tr. vốn khỏe mạnh, xốc vác, đốn cây rất giỏi, nên mọi người hay nhờ, rồi tặng anh số củi đó.
Bình thường, anh Tr. leo cây như sóc. Anh chỉ nhảy phốc vài cái là lên tận ngọn cây cau bé xíu đung đưa theo gió, chứ nói gì cây dừa thấp tè này.
Thế nhưng, vừa trèo lên độ 2m, anh rơi cái phịch xuống đất. Cú ngã của anh thật quá đơn giản, trẻ con cũng chẳng việc gì. Thế nhưng, mọi người lay mãi anh không dậy, chỉ thở phì phò. Hãi quá, mọi người đưa anh đi viện, nhưng không kịp nữa, anh đã tắt thở tự lúc nào.

Trong con mắt của dân làng, cái chết của anh Tr. là sự đen đủi, là vận hạn giời ơi đưa đến. Âu cũng là bài học để dân làng rút kinh nghiệm, chẳng nên leo trèo nữa.
Trăm ngày anh Tr. chưa đến, thì một sự việc đau lòng lại diễn ra với họ Y., đó là cái chết của em M.

Hôm tôi lang thang ở chùa Viên Quang, cũng gặp chị L. là mẹ M. Người phụ nữ gầy còm, khắc khổ kia chẳng nói được lời nào. Tôi cứ định hỏi, chị lại chực ứa nước mắt.
Sắp đến “ngày đen tối”, chị lại sắm lễ ra chùa, cầu mong thánh thần bảo vệ, nâng đỡ linh hồn con trai và cả gia đình chị. Sự mất mát với chị là quá lớn.
M. là đứa con cực kỳ ngoan hiền, được học hành tử tế dưới Hà Nội. Thương bố mẹ, nên hôm đó M. tranh thủ từ Hà Nội về giúp bố mẹ gặt lúa.
Bố mẹ dậy từ sớm, trong khi M. vẫn còn ngủ. Thương con, không nỡ làm mất giấc ngủ của con, nên người mẹ chỉ lay nhẹ con dặn rằng: “Lát nữa con dậy thì nhớ ăn sáng, rồi ra đồng thồ lúa về giúp bố mẹ”. M. dạ vâng rồi tiếp tục ngủ.

Vợ chồng chị L. gặt đến khi mặt trời đã đứng bóng, mà vẫn không thấy M. ra. Nghĩ con bị ốm, nên vợ chồng tự chất lúa lên xe, rồi chồng thồ, vợ đẩy về nhà.
Về đến nhà, vẫn thấy cổng cài, cửa khóa. Gọi không thấy con đâu, chị L. kéo khuy cổng và đẩy cửa. Chị đã rú lên, rồi lăn đùng ngất xỉu, khi chứng kiến cảnh con mình treo cổ chết trên khung hoa cửa sổ.
M. dùng dây điện của ấm nước buộc lên khung hoa cửa sổ, rồi quàng cổ vào dây. M. chết treo cổ trong trạng thái chân vẫn dẫm dưới đất.
Bố M. hoảng hồn hạ con xuống, làm hô hấp nhân tạo nhưng không kịp nữa rồi. M. đã chết từ lâu, mặt mày thâm tím. Khi đó, M. chưa đầy 23 tuổi.

Cái chết của em M. khiến cả làng náo động. Đến bây giờ, vợ chồng chị L., cả dòng họ, làng Vân Gia vẫn không hiểu vì sao M. lại tự tử. Vợ chồng chị L. chẳng mắng con bao giờ, cậu con cũng không bệnh tật, rất hiếu thảo với cha mẹ. M. cũng chưa yêu ai, nên không vướng bận chuyện tình cảm. M. ra đi tức tưởi, không để lại một lời nào, khiến gia đình hết sức đau lòng.

Cái chết ly kỳ của em M. vào đúng ngày 22, đúng một tháng sau cái chết lãng xẹt của ông chú Văn Tr. khiến dân làng bắt đầu bàn tán rỉ rả.
Khi người dân còn đang bàn tán về cái chết của em M. và ngày 22 định mệnh, thì đúng một tháng sau, tức ngày 22-5, trong làng xảy ra hai vụ chết chóc, gồm cái chết của anh C. (40 tuổi) và anh Đ. Văn P. (30 tuổi).

Anh C. là cháu trưởng của cụ R. trong dòng họ Y. Anh C. mắc bệnh đã lâu nhưng lại chết đúng vào ngày 22, cũng tạo nên sự lạ. Còn anh P. chẳng bệnh tật gì, chỉ uống mấy chén rượu, bỗng lăn đùng ra chết đúng vào ngày đó, thì quả là gây chấn động.
Cơn thịnh nộ mang tên “ngày đen tối” tiếp tục kéo sang ngày 22-6-2008 âm lịch với cái chết của anh Y. Văn D.

Cái chết của anh D. vô cùng đáng tiếc và đau lòng. Anh D. là cháu trưởng của họ Y. trong thôn. Anh là thợ tay nghề cao, chuyên sửa chữa máy xúc, máy kéo. Có tay nghề cao, nên hễ xe ủi, xe xúc ở đâu hỏng nặng, người ta lại phải nhờ vả anh.
Hôm đó, con gái nhờ bố chở xuống Hà Nội ôn thi đại học, vì vừa tốt nghiệp PTTH. Anh đã thoái thác con vì không muốn ra đường đúng vào ngày 22. Khi đó, dân làng đã bắt đầu rì rầm về cái “ngày đen tối” này, vả lại những cái chết liên tiếp đổ lên đầu dòng họ anh, nên anh cũng thấy hãi. Thôi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành, cứ ở nhà cho chắc ăn.

Thế nhưng, mặt trời vừa ló khỏi rặng tre, thì có một chiếc xe sang trọng đỗ ở ngõ. Hóa ra, đó là một khách hàng quen, nhờ anh xuống Hà Nam sửa gấp cho chiếc máy xúc. Nghĩ đến ngày 22, anh chẳng muốn đi, nhưng vì là chỗ quen biết, mà công việc của họ đang bức xúc, họ lại lên tận nơi đón, nên anh chẳng thể thoái thác.
Trên xe có tài xế và 3 người nữa, anh D. tranh ngồi ghế sau và giữa xe. Anh nói vui:
“Họ tớ trai đinh chết hết rồi, tớ ngồi giữa xe cho chắc ăn”.

Thế nhưng, “lưỡi hái tử thần” đã nhắm anh rồi, nên không thể thoát được. Khi xe đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, thì một chiếc xe tải cướp đường đã đâm vào một xe khác, tiếp tục văng vào giữa chiếc xe con mà anh D. ngồi.
Cú đâm khá mạnh, khiến xe móp méo, nhưng cả 4 người trên xe chỉ bị thương nhẹ, còn anh D. thì thương rất nặng. Anh đã chết trên đường đưa đi cấp cứu. Bệnh viện kết luận anh bị vỡ tim.

Cái chết tức tưởi của anh D. vào đúng ngày 22 liên tiếp đã khiến dân làng sợ hãi đến tột đỉnh. Cho đến tận bây giờ, cứ vào ngày đó, dân làng lại không dám ra đường nữa, để tránh tai nạn giao thông.
Thế nhưng, không chết vì tai nạn giao thông, chết ngã cành cây, thì lại chết bất đắc kỳ tử, không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp cứ tự dưng lăn đùng ra chết, đang ngủ cũng chết, và người ta chỉ có thể đổ cho nguyên nhân cái chết đó là cảm.

Bà K., cán bộ thôn 6 kể rằng, cứ đến “ngày đen tối”, ra đường chẳng thấy đàn ông, con trai. Chỉ có phụ nữ bưng lễ lên chùa, cầu xin tử thần tha mạng cho những người đàn ông trong nhà. Nhiều người sợ hãi, cứ nằm trên giường, thậm chí trùm chăn kín mít, cầu khẩn thời khắc ngày 22 qua đi thật nhanh.
 
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 7:31 AM | Message # 5
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
KỲ 4: CAO TĂNG ĐẮC ĐẠO TRĂM NĂM CŨNG BÓ TAY, 7 PHÁP SƯ LẬP ĐÀN CÚNG TẾ CŨNG KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ

Hoảng loạn tìm thầy giải hạn:

Hành trình mời đón hòa thượng THÍCH PHÚC TRÍ để trấn yểm, ấn long mạch với dân làng Vân Gia là một hành trình đầy gian nan, Theo ông Phùng Văn Sơn , Trưởng ban người cao tuổi làng Vân Gia , người có công lớn nhất trong việc phát hiện và mời “ Phật Sống “, cao tăng THÍCH PHÚC TRÍ thì có lẽ nhận thấy đây là chuyện khó khăn, hao sức tốn công, thậm chí vô cùng nguy hiểm, nên cao tăng không vội chống mệnh trời,,,

Vái tứ phương,

Chân tơ kẽ tóc chuyện “ Thánh thần nổi giận” ở làng Vân Gia thì ai cũng tỏ tường, Tuy nhiên ,ít người dám nói, Họ sợ lời mình phạm đến thánh thần thì vô cùng nguy khốn, Bởi thế, mọi người đã giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Sơn, người theo vụ việc này từ đầu đến cuối,

Nghe chúng tôi trình bày mục đích chuyến viếng thăm đường đột của mình, ông sơn bỗng nghiêm nét mặt,,,im lặng hồi lâu, ông đứng dậy bật tivi, mỡ đầu *a, Ông bảo , trước khi vào chuyện ông muốn chúng tôi xem một đoạn phim về ĐỀN và do Đài Truyền Hình Việt Nam sản xuất Đoạn phim phản ánh nét văn hóa của người dân Vân Gia cũng như đời sống tâm linh của xóm làng sống quanh khu đền cổ kính này, Vừa xem , ông Sơn vừa thuyết minh thêm về mối liên hệ giữa chùa Vân Gia và Đền Và là một chính thể, có quan hệ mật thiết với nhau, Ngày lễ hội Đền Và hang năm thì đám rước bài vị đều được khởi nguồn từ chùa Vân Gia để đưa đến Đền Và , Ông Sơn bảo , nói vậy là để chúng tôi được thấy sự linh thiêng của ngôi chùa mấy trăm năm tuổi đó,

Trỡ lại chuyện chúng tôi đang quan tâm , Ông Sơn cho biết, nếu theo những lời cao tăng THÍCH PHÚC TRÍ nói thì đại họa xảy ra mấy năm trước vẫn chưa dứt hẳn, Bởi không thể khắc phục được hoàn toàn sự cố nên kiếp nạn cứ lơ lững trên đầu và có thể ập xuống bất cứ lúc nào, Theo ông Sơn thì chùa Vân Gia có hình rồng thăng thiên, Trước đây, chẳng ai biết nơi đó là long mạch thiêng liêng, đem lại sự phồn thịnh cho cư dân trong vùng, Chính sự không biết đó nên thấy có lợi, dân sống hai bên “ sườn rồng” đã vô tư đào đất đem bán, Họ không hề biết, việc làm đó chẳng khác gì,,,xiết thong lọng vào chính cổ của mình,

Khi thảm họa xảy ra,( theo con số mà ông Sơn cung cấp thì chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, cả làng đã có cả thảy 50 người chết ), nên dân làng mạnh ai người nấy đi xem bói để tìm cách cứu mình, cứu gia đình mình, Điều lạ kỳ là tất cả các thầy đều phán đất làng bị động, Thế nhưng động ở đâu ???vì sao động thì chẳng ai biết, Hoảng hốt, mọi người mới viện cầu đến người cao tuổi, những tiên chỉ của làng, Ông Sơn kể, khi ấy, là trưởng ban người cao tuổi của làng, ông cũng hết sức bối rối, Chuyện tâm linh người tin , người không, chẳng biết thế nào chiều cho hết tất cả, Thế nhưng, trước những cái chết bí hiểm trên, như người mang trọng bệnh, phải tìm thuốc tìm thầy để tìm đường vượt qua nguy khốn, Dân làng thì bởi quá sợ hãi nên bất cứ ai đưa giải pháp gì cũng đồng thuận nghe theo,,,

CAO NHÂN CŨNG BÓ TAY


Trước khi tìm gặp cao tăng THÍCH PHÚC TRÍ , Ông cùng mấy cụ trong ban người cao tuổi đã ngược cả sang Phú Thọ bởi nghe bên đó có cô đồng cao tay có khả năng ,,,” sai thần khiến quỷ “, Sang tới nơi, nghe các cụ trình bày, cô đồng này cũng phán luôn như các thầy khác từng cho biết, Trước khi kêu van, khẩn cầu của dân làng, cô đồng này cũng đồng ý rat ay trấn yểm , nhưng để chắc thắng trong “trận đánh lớn “ này thì dân làng phải đầu tư một khoản kinh phí lên tới 300 triệu đồng,

Theo cô đồng này thì cô sẽ mời về 7 pháp sư cao tay đăng đàn luyện chú trong vòng 7 ngày,7 đêm thì mới mong đẩy lui được kiếp nạn, Về báo cáo tình hình với mọi người về “ lời thách “ của cô đồng trên, tưỡng mọi người ngãng ra, ai dè ai cũng đồng ý, Tai ương khủng khiếp trên khiến mọi người chấp nhận tất cả,

Trước khi ấn định ngày làm lễ, cô đồng người Phú Thọ ấy đã dẫn về 2 trong số 7 pháp sư mà cô đã chọn về Vân Gia để khảo sát tình hình,

Ông Sơn kể, khi dẫn khách đến đồi chùa, chẳng hiểu bởi lẽ gì mà mặt mày 2 pháp sư kia tái mét, như người trúng gió rồi nằng nặc đòi về, Đưa tiễn nhau, 2 pháp sư ấy chỉ nói mỗi một câu: “ Chúng tôi không làm được “, Ông Sơn đã gặng hỏi nhưng tuyệt nhiên họ không nói gì thêm nữa, Thấy những pháp sư ấy từ chối mà không nói rõ nguyên do gì dân làng càng thêm bội phần hoảng loạn, Nhiều người bởi quá sợ hãi, quá bức xúc đã gây sức ép lên cả những chức sắc trong làng,

Trong cơn tuyệt vọng đến cùng quẫn đó bất chợt ông nhớ tới một cao tăng mà ông biết chỉ có người này mới có thể giúp dân làng ông vượt qua kiếp nạn chưa từng có trong lịch sử ấy, Người đó ở làng ông thậm chí ở Sơn Tây cũng nhiều người biết và muôn phần nễ phục, Ông là hòa thượng THÍCH PHÚC TRÍ , trụ trì ngôi chùa cổ nghìn tuổi ở Mễ Trì Thượng, Sở dĩ ông có niềm tin đó là bởi cách đây gần chục năm, dù tuổi đã ngoài 80 nhưng cao tăng ấy vẫn xử dụng Phật pháp vô biên của mình để ra tay trừ tà, trấn yểm cứu dân làng Nghĩa Phù ( cũng thuộc phường Trung Hưng) thoát khỏi một tai ương tương tự như làng Vân Gia đang hãi hung hứng chịu, Tuy nhiên khi đó làng Nghĩa phú chỉ có hơn chục người bổng dưng lăn ra chết chứ không như làng Vân Gia, cả mấy chục người nối tiếp nhau chịu sự trừng phạt của thánh thần

DIỆN KIẾN CAO TĂNG

Như người chết đuối vớ được cọc, chẳng phải bàn tính nhiều, ngay lập tức ông và mấy chức sắc trong làng vội vàng kinh lý về HÀ NỘI, Chờ đợi mãi thì cũng được diện kiến cao tăng, Có một chuyện lạ lùng mà đến bây giờ ông Sơn không biết lý giải thế nào ???, Khi mỡ cửa mời ông và mọi người vào thư phòng hòa thượng, dù chưa một lần gặp nhưng chú tiểu dẫn đường đã buột miệng hỏi:
” Các bác từ Sơn Tây xuống ??? “

Câu hỏi bất ngờ ấy khiến ông và mọi người giật mình, “ vâng, sao thầy biết ? sao thầy biết rõ vậy ?,
Trước câu hỏi đầy sự kinh ngạc của ông, chú tiểu chỉ đáp:
“ Trụ trì bảo ra đón khách Sơn Tây, thì tôi biết vậy thôi “

Vào thư phòng ông thấy cao tăng đang bên bàn nước như đợi chờ ai đó, Nhác thấy bong ông, cao tăng đứng dậy đưa tay mời mọi người ngồi, Khi mọi người vừa ổn định chỗ, thì cao tăng trầm ấm nói:
“ Tôi biết hôm nay thế nào các ông cũng xuống “

Nghe hòa thượng nói vậy, ông và mọi người vừa sợ, vừa mừng, Sợ chuyện làng ông phải là chuyện tày đình thì cao tăng mới rõ như long bàn tay thế được, mừng là bởi ông và mọi người đã tìm thấy cao nhân có thể đứng ra cứu làng qua cơn đại nạn, Nhấp chén trà xanh cho tỉnh táo, ông định trình bày mục đích của chuyến đi gấp gáp này,Thế nhưng,chẳng để cho ông kịp nói, hòa thượng đã xua tay:
“ Tôi biết cả rồi, các ông không phải nói nữa, Các ông không biết đó là long mạch hay sao ? mà đào sâu đến thế ???, Tôi biết sâu đến 12m đấy, Đào thế không chết mới lạ, Gần đứt long mạch rồi khó chữa lắm, tôi cũng không giúp được đâu,Thôi, các ông dung nước và về đi, Sức tôi không làm được” ,

Nói vừa dứt câu thì hòa thượng đứng dậy đi vào trong
Các ông mếu máo thế nào thì người cũng không quay ra nữa, Chú tiểu khi nãy dẫn các ông vào chạy đến báo:
“ trụ trì đã nói thế thì các ông cũng cứ về đi. Chắc chuyện này ghê gớm lắm nên trụ trì mới bảo vậy. Từ trước tới nay trụ trì chưa từ chối ai bao giờ”,

Không có cách gì khác,ông và mọi người đành phải đứng dậy từ biệt ra về,

Về tới làng, ngay sang hôm sau,ông cùng mấy cụ trong hội ra đồi chùa xem lại chỗ người ta đào đất, Chặt tre đo thì quả như lời cao tăng nói, chỗ bị đào sâu nhất đúng 12m không chệch một phân, Thấy sự chính xác tuyệt đối đó, ông và mọi người ngồi bệt xuống đất, mồ hôi cứ túa ra nhễ nhại,

Chỉ ít ngày sau đó, lại thêm một cái chết bi thương nữa xảy ra,Lúc này, gặp bất cứ trắc trỡ gì mọi người đều cho là thần thánh trã thù, Có người bị bệnh quặt quẹo suốt mấy năm nhắm mắt xuôi tay mọi người cũng cho rằng người đó bị” thần linh” rước đón,Họ lý sự rằng, sao suốt mấy năm qua, đã mấy bận người ấy tưởng đi mà qua được, giờ mới chết thì phải có một nguyên do mơ hồ nào đó, Thậm chí, khi bị cảm cúm, ốm vặt, bởi quá sợ hãi, nhiều người đã quên việc dung thuốc thong thường, Họ cứ cuống cuồng thấp hương, cuống cuồng lễ khấn để mong mình không bị “ thần thánh “ điểm mặt , gọi tên,

7 LẦN DIỆN KIẾN 7 LẦN VỀ KHÔNG

Nhớ lại hành trình khổ ải đó, Ông Sơn kể,ông mời cao tăng mà chẳng khác nào đi van, đi lạy, Mấy lần sau xuống, cao tăng vẫn một mực chối từ, Khi thì ngài nói là tuổi cao,không đi xa được, Khi thì ngài nói phải làm chổ này, chổ kia, không có thời gian, Nhưng sau này đi đến chuyến thứ 7 thì ngài nói thẳng rằng với công lực của ngài, động vào công việc đó là vô cùng nguy hiểm, Nếu làm không đến nơi đến chốn bị phản thì họa đỗ xuống còn lớn gấp nhiều lần, Bởi lẽ đó nên ngài không dám nhận lời, dù chuyện đó khiến ngài đau long lắm,

Thế nhưng lần đi thứ 7 ấy, trước sự cầu mong tha thiết của đoàn, cao tăng đã liều mà gật đầu ưng thuận, Tuy nhiên để làm việc trọng đại đó, ngài đã yêu cầu việc đó phải được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, Cụ thể phải có đại diện của chính quyền ( phường Trung Hưng ) xuống nhờ cậy thì cao tăng mới dám rat ay,

Lần xuống chùa tiếp theo, theo ông Sơn, có sự tham gia của Bí Thư, Chủ Tịch phường Trung Hưng và mấy trưởng xóm đã được dân làng cắt cử trước đó, Không chỉ có sự hiện diện của lảnh đạo phường mà theo tiết lộ của ông Sơn còn có cả lảnh đạo của thị xã Sơn Tây khi đó,

Hôm đó đoàn đi mấy chục người, Bởi đã có sự chuẩn bị từ trước, nên cao tăng đã “ làm phép “ gọi “ thổ thần “ rồi “ long thần “ lên để hỏi cặn kẽ nguyên do tại sao ? “ quật “ dân làng tơi bời, thê thảm đến vây ?,

Khi biết rõ nguyên do, cao tăng đã hứa hàn gắn lại long mạch và động viên “ long thần “ không hại dân làng nữa, Tuy nhiên,khi đưa ra giải pháp “ chữa cháy “ thì gặp phải thế bí, Theo yêu cầu của cao tăng, để khắc phục sự cố nguy hiểm trên thì phải hoàn thổ những chổ đã bị dân làng đào bới, Cụ thể là đất đấy đem đỗ ở đâu thì phải lấy về, đắp lại nguyên như cũ, Trước yêu cầu này, đoàn đã thực sự lung túng,Làm sao có thể thu hồi đất đã xúc bán cho người khác được,

Biết không thể làm được việc ấy nên đoàn lại kêu khóc thãm thiết mong thánh tăng tìm phương kế khác, Trước sự tuyệt vọng của đoàn, cao tăng chỉ nhíu mày và khẽ buông tiếng thở dài, Ông Sơn kể,nhìn vẽ do dự, bất lực của thánh tăng, trong đoàn ai cũng lo sốt vó, Tuy nhiên, biết cao tăng có lý do để căn nhắc, lưỡng lự nên mọi người chẳng ai dám giục thêm, Một lát lặng yên, cao tăng bảo cả đoàn cứ về để xem tình hình thế nào rồi tính tiếp, Không thể làm khó ngài nên ông và mọi người đành chào từ biệt, Rời Hà Nội mà lòng ai cũng nặng trĩu với vô vàn những suy nghĩ bất an,
 
phongba Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 7:39 AM | Message # 6
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Tiếp kỳ 5: THÁNH TĂNG XUỐNG NÚI TRẤN YỂM LONG MẠCH, CỨU NHÂN ĐỘ THẾ

Đang lúc hoang mang, thì một người kể về một vị thiền sư đắc đạo, chuyên trấn yểm trị long mạch. Vị thiền sư đó là sư cụ Thích Phúc Trí, trụ trì chùa Thiên Trúc ở làng Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội).

Nghe người dân ca ngợi sư cụ đã 95 tuổi này, tôi đã tìm về chùa Thiên Phúc vài lần, song không gặp được ngài. Theo các vãi, thì sư cụ đã đóng cửa ẩn tu ở chùa La Dương và không muốn gặp người trần tục nữa.

Việc mời sư cụ Thích Phúc Trí được giao cho Hội người cao tuổi của thôn. Để mời được cụ cũng rất gian nan. Các cụ già trong làng phải đi về vài lần. Hôm làm lễ ở chùa Thiên Trúc, sư cụ “trò chuyện” với thánh thần và cũng khẳng định làng đã đứt long mạch.
Sư cụ Thích Phúc Trí.
Ngày sư cụ Thích Phúc Trí lên Vân Gia, người dân đón tiếp long trọng. Ai ai cũng mang ánh mắt biết ơn nhiều lắm.

Bà vãi Nguyễn Thị Xuân kể:
“Sư cụ có phong thái giản dị lắm. Cụ chẳng làm lễ, chẳng chuẩn bị hoa quả, vàng mã gì cả. Cụ vào Tòa Tam Thế đứng trước bàn thờ nói vào câu, vào nhà Tổ nói vào câu, rồi ra chỗ long mạch đứt nói vài câu. Nói xong, cụ bảo dân làng cứ yên tâm, không phải lo lắng gì nữa. Chỉ có vậy rồi cụ về. Cụ chẳng nhận lễ vật gì cả”.


Bà K., cán bộ thôn 6 bảo rằng, sau khi được sư cụ Thích Phúc Trí giúp đỡ, mọi chuyện mới tạm yên, ngày 22 hàng tháng không còn ai chết nữa.

Chùa Thiên Trúc - nơi trụ trì của hòa thượng Thích Phúc Trí.
Thế nhưng, vài tháng sau, sư cụ Phúc Trí gọi điện cho một cụ trong hội người cao tuổi thôn thông báo rằng:
"Tình hình vẫn chưa yên đâu. Trong làng sẽ lại có việc lớn đấy”.

Đúng như lời sư cụ nói, ngày 22 tháng đó, một thanh niên thôn 8 đã bị tai nạn thảm khốc, nằm liệt giường chiếu ở bệnh viện.

Dù sao, thanh niên này cũng đã giữ được mạng sống qua “ngày đen tối”. Dân làng tạm thở phào, vì cái “ngày đen tối” 22 hàng tháng không còn ám ảnh nữa.
Hòa thượng Thích Phúc Trí cũng khẳng định long mạch ở đây đã bị đứt.
Thế nhưng, đúng hôm sau, ông G., 43 tuổi, ở xóm 6, sau khi tắm, vừa lên giường nằm, thì tắt thở. Đau đớn thay, ông G. chết đúng vào thời điểm gia đình đang chuẩn bị đám cưới cho cô con gái.

Đau xót hơn nữa, đến ngày 24 tháng sau, cậu thanh niên bị tai nạn giao thông nằm liệt giường ở bệnh viện cũng qua đời.

Từ ngày được sư cụ Thích Phúc Trí trấn yểm, những cái chết bất đắc kỳ tử không còn thường xuyên nữa, nhưng vẫn thi thoảng diễn ra. “Ngày đen tối” vẫn là ngày ám ảnh với dân làng.

Để người dân an tâm, sư cụ Thích Phúc Trí đã làm rất nhiều bùa cho người dân đeo, dán ở nhà, cổng.

Bà K., cán bộ thôn 6 bảo:
“Thú thực với chú, tôi là giáo viên, thấm nhuần tư tưởng duy vật, nhưng sống giữa làng quê, mà thanh niên trai trái, toàn là trai đinh chết liên tục, chết bất đắc kỳ tử thế này, thì làm sao mà không hãi cho được. Cả xóm tôi đều thỉnh bùa về đeo. Tôi cũng thỉnh bùa cho cả nhà cùng đeo”.

Nói rồi, bà K. kéo cổ áo, lôi ra chiếc bùa cho tôi xem. Chiếc bùa làm bằng bạc, nhỏ như đồng xu, hình bát giác, hai mặt khắc chữ Hán. Tôi hỏi chữ gì, bà K. bảo chẳng biết. Bùa này bà thỉnh của sư cụ Thích Phúc Trí.

Bà K. bảo, đeo tấm bùa thấy có cảm giác yên tâm, thế là bà thỉnh cho cả con, cháu.

Không chỉ bà K., mà gần như cả thôn 6, cả làng Gia Vân, với ngót ngàn hộ gia đình, cũng đều sắm bùa đeo. Nhà nào cẩn thận thì thỉnh cả bùa bằng bạc lẫn bùa giấy, đeo ở cổ, tay, cho vào túi áo ngực. Có nhà còn dán bùa từ trong nhà ra ngoài ngõ để xua đuổi tà ma.
Bà K., cán bộ thôn 6 và chiếc bùa đeo ở ngực.

Bà K. nói vui rằng, người Vân Gia đi cày có thể quên trâu, chứ đã ra đường là không thể quên đem theo bùa. Ngay cả ông Tuấn trưởng thôn 8 cũng vậy, hễ ra khỏi nhà là lấy tấm bùa trong tủ trân trọng để vào túi áo ngực. Vậy nên, người Vân Gia đi đâu là bị nhận ra liền. Hễ thấy ai đeo theo bùa, thì chẳng phải hỏi, cũng biết là người Vân Gia.

Hôm tôi trở lại chùa Viên Quang, bà vãi Nguyễn Thị Xuân đau buồn tiết lộ một tin động trời: Pho tượng cổ, quý hiếm của ngôi chùa vừa bị trộm khênh đi mất. Tin này khiến cả làng hoang mang cực độ. Suốt tuần nay, cả làng lên chùa hương khói, khấn vái, vì lo sợ tai họa lại sắp ập xuống bất cứ gia đình nào.

Nam đeo bùa hình chữ nhật
Nữ đeo bùa hình bát giác.


Theo mọi người, chuyện bắt đầu từ việc trùng tu Tòa Tam Thế.

Ngôi cổ tự Viên Quang không rõ xây dựng từ khi nào, nhưng đã rất lâu đời. Vào ngày 5-9- Bính Tuất (2006), trong quá trình tiến hành tháo dỡ, trùng tu Tòa Tam Thế, đã phát hiện dưới lòng đất, chỗ đặt bệ thờ đức A Di Đà một pho tượng cổ.

Pho tượng bằng đồng thau, sơn thếp phủ hoàng kim, cao 75,3cm, rộng chân đế 51cm, nặng 82kg. Theo các cụ cao niên, xưa kia, chiến tranh loạn lạc, nên trụ trì thường chôn tượng quý xuống lòng đất để bảo quản. Các nhà khoa học đã đến xem xét và khẳng định đây là pho tượng cổ, quý bậc nhất miền Bắc.

Sau khi họp dân, các cụ thống nhất đưa pho tượng lên bệ thờ. Xưa kia, chiến tranh loạn lạc thì phải giấu, chứ giờ hòa bình rồi, thì đưa tượng lên để thờ, ngài sẽ độ trì cho dân làng.
Pho tượng đã bị trộm mất, chỉ còn lại chân đế

Đưa tượng lên, các cụ trong làng, các vãi cắt cử người trông nom ngày đêm. Đáy tượng được khoan lỗ, khóa bằng xích sắt. Xích nối xuống đáy bệ thờ. Bệ thờ lại có cửa sắt bằng khóa lớn nữa.

Thế nhưng, mới tuần trước, vào lúc nửa đêm, kẻ trộm đã cắt khóa cửa Tòa Tam Thế, cắt khóa hầm bệ thờ và cắt nốt khóa đáy tượng, rồi khiêng tượng đi mất.

Bà K. kể:
“Sáng hôm đó, tôi cứ thấy trong lòng bất an, nên đáo qua chùa. Thấy sáng sớm mà Tòa Tam Thế mở toang hoang. Tôi sợ trộm lấy mất khánh đồng quý nên vào ngó. Thế nhưng, khánh vẫn còn. Tôi gọi bà vãi hỏi xem ai mở cửa. Bà vãi cuống cuồng chạy vào xem rồi khóc rú lên vì không thấy pho tượng đâu cả”.

Sư thầy Thích Minh Tĩnh - trụ trì chùa Viên Quang.
Đúng hôm mất tượng, sư trụ trì Thích Minh Tĩnh, khi đó đang ở Đà Nẵng, gọi điện về cho bà Xuân nói rằng:
“Không biết ở nhà có chuyện gì mà trong lòng thầy cứ thấy bất an, cả đêm thầy không ngủ được!”.

Bất đắc dĩ, bà Xuân phải nói thật. Từ bấy đến nay, sư Tĩnh buồn bã, chẳng muốn ăn, muốn ngủ nữa. Người dân làng Vân Gia cũng đau buồn không kém.

Chuyện mất pho tượng khiến người Vân Gia thêm hoang mang, lo lắng. Hơn lúc nào hết, người dân muốn các nhà khoa học vào cuộc, tìm ra lời giải rõ ràng cho câu chuyện đầy màu sắc bí ẩn này



Link :http://vietyo.com/forum/dong-long-mach-cao-tang-dac-dao-tram-nam-bo-tay-ca-lang-co-hon-50-nguoi-chet-trong-3-nam-khong-tin-ko-duoc/t221485/
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 4:06 PM | Message # 7
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 05 Dec 2015, 10:24 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
champiqn Date: Thứ Hai, 21 Dec 2015, 1:50 AM | Message # 9
Lieutenant
Group: Users
Messages: 45
Status: Tạm vắng
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » Kỳ bí sư thầy trấn yểm long mạch làng ma ám
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO