Thứ Hai
06 May 2024
7:00 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » ÂM DƯƠNG HAI CÕI (GS ĐÀM TRUNG PHÁN)
ÂM DƯƠNG HAI CÕI
atoanmt Date: Thứ Sáu, 03 Aug 2012, 8:57 AM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
THU VỀ GỢI NHỚ:
ÂM DƯƠNG HAI CÕI


Đàm Trung Phán


Có những hôm như hôm nay, với lá vàng rớt rụng, với gió thu lành lạnh,với bầu trời xám ngắt…tôi nổi hứng ngồi xuống ghi lại đôi dòng cảm nghĩ. Tôi muốn kiếm nơi nào tĩnh lặng để “trở vào bên trong”, để tìm kiếm một cái gì đã làm tôi gợi nhớ một cõi xa xăm nào đó.
Có lẽ biến cố mất mẹ khi tôi còn trẻ đã làm tôi phải suy nghĩ, buồn phiền trong mấy chục năm qua, nhất là những năm khi tôi đang còn học trung học. Rồi cái buồn phiền này lại tái xuất hiện sau khi tôi đang ở tuổi 50. Cũng có lẽ trong lứa tuổi 50, tôi có thể nói rằng đây không phải là nỗi buồn phiền của tôi nữa mà thực ra nó là một động lực để bắt buộc tôi phải suy nghĩ và để tôi tự khám phá ngay từ “phía bên trong” của tôi.

Sau khi mẹ tôi qua đời -hồi còn học trung học - tôi thường nằm mơ thấy mẹ tôi ngồi trên giường bên cạnh tôi và cụ thường hay trò chuyện thăm hỏi tôi. Tỉnh giấc, khi nghĩ lại về giấc mơ tôi cho rằng vì ba anh em trai chúng tôi sống với ông bố nghiêm khắc nên thân mẫu chúng tôi hay hiện về để an ủi, nhất là tôi trong những giấc mơ đó. Khi lên đại học, ở xa nhà, tôi không mơ thấy mẹ tôi nữa. Có lẽ vì lúc đó tôi phải quá bận rộn với việc học, nhất là đang phải phấn đấu với sự xáo trộn của hai nền văn hóa Á và Âu?

Tôi bắt đầu mơ thấy lại mẹ tôi sau khi tôi đã trên 30 tuổi. Năm 1977, trong một giấc mơ, tôi nhìn thấy chị dâu tôi mặc quần áo đại tang - giống như ma vậy - đang đi về phía giường tôi. Tôi rất sợ, nhất là khi thấy chị nói: “Chú há miệng ra!” Giữa lúc hãi hùng đó, tôi chợt thấy hình bóng mẹ tôi đang đứng ngay bên cạnh tôi và cụ nói: “Em nó sợ quá rồi, xin chị đi ra chỗ khác dùm!”.
Cả đêm hôm đó tôi không ngủ tiếp được. Vài hôm sau tôi nhận được thư của anh cả tôi báo tin là anh chị và đứa con trai út đã vượt biên tới Thái Lan và đang sống tại trại tị nạn Songkhla. Anh tôi báo tin buồn là đứa con trai thứ hai của anh chị đã bị chết chìm trên đường vượt biên.
Đây là câu chuyện hãi hùng đầu tiên của tôi và tôi cảm-nhận-thấy rằng mẹ tôi vẫn thường hay “về thăm tôi” nhất là trong những lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc đời.

Sau khi tôi đã trên 40 tuổi, tôi thuê thợ xây lại căn nhà cũ của chúng tôi. Hàng ngày tôi về trông coi toán thợ xây nhà, nhất là nơi bàn thờ để tưởng nhớ các cụ đã qua đời. Nơi này có đầy đủ ánh sáng và khá tĩnh mịch. Tôi thường hay lên nơi đó ngồi chấm bài và suy nghĩ về cuộc đời. Con trai út tôi cũng hay lên nơi đó, ngồi vào lòng tôi và bắt tôi phải cho cu cậu “chấm bài dùm bố”. Đây là những giây phút hạnh phúc của cha con chúng tôi. Tôi cũng thường chỉ cho cháu cách lậy Phật và xá bà nội của cháu.

Năm 1987, một hôm tôi nhìn thấy trên bàn thờ một bóng nến (thắp bằng điện) tự nhiên chập chờn không ngừng. Sau đó, bóng nến thứ hai cũng bắt đầu chớp. Tôi cho rằng chắc chúng sắp hỏng, cho nên tôi ra phố mua bóng đèn mới rồi về nhà thay cả hai cái bóng đèn cũ. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cả hai bóng đèn đều chớp lia lịa như nhau. Tôi tắt đèn rồi bật lại “contact” điện nhưng cả hai bóng đèn vẫn tiếp tục chập chờn!

Tuần sau đó, tôi nhận được tin thân phụ của anh chị em chúng tôi (lúc đó đã 92 tuổi) đang đau nặng ở bên Dallas, Hoa Kỳ. Tôi bay qua Dallas để vào nhà thương thăm cụ.
Thân phụ chúng tôi là một nhà Nho, ít khi biểu lộ tình cảm của cụ lắm (điều này cũng làm ba đứa con út của cụ “khô cằn” khi cụ bất đắc dĩ trở thành “gà trống nuôi con”). Tuy nhiên, sau khi tôi kể chuyện cho cụ nghe về hai cây nến bằng điện tiếp tục chập chờn, tôi thấy nước mắt cụ trào ra: cụ cho tôi biết khi mẹ già chúng tôi (vợ đầu của cụ) mất khi mới 26 tuổi, trong lúc đám ma, hai cây nến đặt bên cạnh quan tài thường hay vụt tắt. Cụ cho rằng đây là điềm gở cho đại gia đình chúng tôi. Chúng tôi lo thu xếp đưa cụ về lại Canada ngay sau đó và vài tháng sau cụ mất tại Montreal. Điều đặc biệt: sau hai tuần, hai cây nến điện không còn chớp nữa và chúng sáng lại như bình thường tại nhà tôi.

Đầu năm 1992, bà ngoại của hai con trai tôi, trong lúc cụ ở với chúng tôi, cụ đã chỉ dẫn cho tôi cách cúng tất niên trước khi sang năm mới. Cụ chỉ cho tôi cách sắp bàn thờ trong phòng ăn thông với phòng khách. Cụ cũng chỉ cho tôi cách khấn vái nữa. Sau khi thắp nến, đốt hương và khấn vái xong, tôi nằm dài trên “sofa” trong phòng khách, ngủ thiếp đi, giấc ngủ rất thoải mái.

Trong lúc ngủ, tôi “nhìn thấy” bóng dáng một người đàn bà chít khăn mỏ quạ màu đen đang tiến tới tôi. Tôi không cảm thấy sợ hãi mà còn vui mừng nữa. Rồi tự nhiên tôi tỉnh ngủ và mở mắt. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa có dịp để trò chuyện cùng người này được vì trong thân tâm, tôi cho rằng đây là mẹ của tôi đang về thăm tôi! Tôi rất ao ước được có dịp được “hỏi thăm mẹ tôi cho ra lẽ”!

Bà ngoại các cháu còn cho chúng tôi biết rằng cuối năm 1991, sau khi cụ bị té, ngã từ chân cầu thang xuống sàn nhà khi đi lên lầu hai. Cụ rất đau vì bị gẫy xương tay và trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cụ thấy một bà Việt Nam chít khăn mỏ qụa, nói với cụ: “Bà cụ đã ngã đau lắm rồi, để tôi giúp bà cụ một tay đưa bà cụ lên gác vào phòng mà nằm nghỉ!”

Tôi linh cảm thấy rằng bà Việt Nam này cũng chính là bà chít khăn mỏ qụạ đang tiến dần tới tôi mà tôi đã mô tả trên kia. Thân mẫu chúng tôi, lúc sinh thời cũng thường hay chít khăn mỏ quạ, nhất là khi còn ở Bắc Ninh trước biến cố 1954 khi gia đình chúng tôi di cư vào Nam.

Khi tôi đã trên 50 tuổi, tôi thực sự đi vào thiền định vào những lúc nửa đêm về sáng để tìm hiểu “thế nào là sống, thế nào là chết”, “ý nghiã của cuộc đời” và cũng để mà cố gắng xoa dịu những nỗi buồn phiền của cuộc đờì. Một người bạn đã giới thiệu tôi với chị C. vì chị vẫn thường hay ngồi thiền hàng ngày với hy vọng là chị ấy có thể chia sẻ với tôi nhiều hiện tượng mà chị ấy đã cảm-nhận-thấy trong những lúc thiền định.

Tôi gọi điện thoại cho chị C. theo lời dặn của anh bạn. Lúc đó tôi 53 tuổi và chị đã trên 65 tuổi. Chị là người miền Nam, gốc làm ruộng và ăn nói rất thật thà. Chị hỏi thăm tôi về gia cảnh và nhất là bố mẹ tôi. Khi chị hỏi tôi về mẹ tôi, tôi cảm thấy thương nhớ bà vô cùng và bỗng dưng tôi hứng đọc cho chị nghe bài thơ

HÌNH BÓNG MẸ TÔI

Mẹ tôi mất khi tôi mới vào Trung Học. Hơn 30 năm sau, trong ngày cháu gái tôi lấy chồng, tôi thấy khuôn mặt Mẹ hiện về trên nét mặt cháu vì hai Bà cháu quá giống nhau. Cả đêm hôm đó tôi thức trắng đêm với nước mắt. Tôi viết bài này để tặng người quá cố và các bà Mẹ Việt Nam.

Mẹ ơi, Mẹ sống trên trời,
Con tìm bóng Mẹ cả đời người con.
Mẹ con mình thiếu vuông tròn,
Dung nhan Mẹ hiện lên khuôn mặt này.
Mẹ thương con sống đắng cay,
Đôi mắt Mẹ hiện, con nay thấy rồi.
Con thấy làn tóc, làn môi,
Vầng trán, sống mũi, con ngồi ngắm đây.
Trên trời có nắng, có mây,
Thân con, hồn mẹ từ nay xum vầy.


Sau khi tôi đọc bài này xong, giọng chị C. đổi hẳn: một giọng nữ khác, xưng “Mẹ” với tôi và “nói chuyện” với tôi toàn bằng lời thơ. Rất tiếc là bà đọc thơ cho tôi quá nhanh và tôi đang bị “shocked” vì đây là một cuộc nói chuyện giữa “Mẹ và Con”. Tôi chỉ nhớ mang máng như sau:
“Đây là mẹ đang nói chuyện với con. Đời con đang khổ cực. Con nên tu hành. Việc tu hành không những tốt cho con mà còn còn tốt cho những người thân của con nữa. Nhớ lời Mẹ dặn nghe con!”

Tôi ngồi lắng nghe, nước mắt chảy quanh. Những dằn vặt trong tôi dường như được xoa dịu và tôi cảm thấy đời tôi không còn cô độc như ngày xưa nữa. Tôi đang say mê ngồi lắng nghe “lời mẹ ru”, bỗng nhiên thấy giọng chị C. trở lại bình thường. Tôi hỏi chị C:” Sao chị kỳ vậy? Bỗng dưng, tại sao chị lại đổi giọng như vậy?” Chị trả lời: “Giọng người kia là giọng của Diêu Trì Phật Mẫu đó, đâu phải là giọng của tôi! Cậu rất có phước mới được Diêu Trì Phật Mẫu về nói chuyện với cậu đó!”

Một người bạn già đã giải thích cho tôi biết rằng người Trung Hoa cho rằng Diêu Trì Phật Mẫu là Bà Mẹ của Thế Gian này, tương đương với Đức Mẹ Maria trong Thiên Chúa Giáo và Phật Bà Quan Âm trong Phật Giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi vẫn bán tín, bán nghi cho rằng chính vong linh của mẹ tôi đã “nhập vào” thân xác của chị C. để bà có cơ hội nói chuyện trực tiếp với tôi để dặn dò, an ủi tôi - giống như hồi tôi còn nhỏ dại vậy!

Năm 2004, tình cờ vợ chồng chúng tôi được xem một video tape của người bà con về Việt Nam đi kiếm mộ người thân trong đó có đoạn gọi hồn qua cô đồng Mến tại Hà Nội. Vong linh của một người đã bị Việt Minh giết chết năm 1946 đã “về” nói chuyện với thân nhân qua lời nói của cô đồng. Vong linh cho người nhà biết thân xác đã được chôn tại đâu, và chôn ở độ sâu bao nhiêu mét.

Gia đình đã thuê người đi tìm xương cốt. Trong video có đoạn chiếu Ông Thầy cúng đi tìm mộ: ông ta lấy ra một cái que (giống như một chiếc đũa). Đầu cùn, ông cắm xuống đất, trên đầu nhọn, ông đặt một quả trứng sống. Vị trí đầu tiên, quả trứng rơi xuống đất. Ông cắm cái que vào một vị trí khác rồi lại đặt quả trứng lên. Thử vài lần, cuối cùng thì quả trứng không rơi nữa.



Được sự thỏa thuận của Ông Bà Bác Sĩ Thú Y Vũ Trung Thân, tôi xin trích đăng đôi lời giới thiệu của Bác Sĩ Vũ Trung Thân về việc “Gọi Hồn” và đi kiếm mộ của người thân dưới đây:

“Tôi, Vũ Trung Thân hiện đang cư ngụ tại Canada, năm nay 78 tuổi, gốc người Hà Nội, tốt nghiệp ngành Khoa Học Thực Nghiệm ( Bác sĩ Thú Y) tại Pháp. Tôi đã làm việc 10 năm tại Saigon, 25 năm tại Pháp và đã nghỉ hưu từ năm 1998.
Tôi rời Hà Nội ngày 21/7/1954 (1 ngày sau khi hiệp định Genève được ký kết) và đã có dịp trở về thăm Hà Nội vào ngày 15/10/2003, sau hơn 49 năm xa nhà. Hai tháng sau đó, do lời mời của một chú em (con trai của chú tôi), tôi đã tham dự một buổi ngồi đồng “Gọi Hồn” tại nhà chú em, với ý định là “lật tẩy” những trò bịp bợm của bọn “đồng cô, bóng cậu”.
Nhưng những sự việc xẩy ra trong lúc “Gọi Hồn” và sau đó đã làm tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác mà lại rất đúng cho các anh chị em chúng tôi.
Tôi xin xác nhận: tài liệu Video về “Quả Trứng Đứng Trên Đầu Đũa” mà GS Đàm Trung Phán gửi tới Quý Vị là trung thực và đã được áp dụng để tìm mộ của 2 người thân của chúng tôi (Video này là do gia đình chúng tôi tự quay lấy):

1. Ngôi mộ của cụ Bà Tổ Cô (5 đời) nhũ danh HTC an táng tại thôn Ngọc Tân, xã Trần Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương. Cụ sinh năm 1836 và mất năm 1890.

2. Ngôi mộ của một người chú (Ông ĐQC, sinh viên Quốc Dân Đảng, trường Lục-Quân Trần Quốc Tuấn, tử trận ngày 12/5/1946 tại Đồi Thông, Yên Bái trong một trận phục kích của bộ đội Việt Minh (Chuyện này đã được cố Đại Tá Phạm văn Liễu kể lại trong cuốn “Trả Ta Sông Núi”)

Đi tìm mộ người thân gồm có hai giai đoạn: chúng tôi bắt đầu bằng những buổi ngồi đồng “Gọi Hồn” tại Hà Nội để được biết những vong linh nào muốn chúng tôi đi kiếm mộ, dời mộ ...qua lời nói của cô đồng Mến. Sau đó, chúng tôi bắt đầu đi kiếm mộ với sự hỗ trợ của Thầy Truyền.
Nếu Thầy Truyền tìm đúng vị trí của ngôi mộ với đúng xương cốt của thân nhân chúng tôi (với đúng ngày sinh, tháng đẻ và tên tuổi) trong lòng đất, ông thầy bắt đầu đặt quả trứng sống trên đầu một cái đũa nhọn được cắm thẳng đứng trên mặt đất. Nếu đúng vị trí, quả trứng sẽ nằm yên, không hề bị rơi xuống. Không đúng chỗ, quả trứng sẽ không bao giờ nằm trên đầu đũa nhọn.

Xin Quý Vị vào xem Video dưới đây do GS Đàm Trung Phán đưa lên Youtube:

http://www.youtube.com/watch?v=xioFVpmr8HU
(Tìm hài cốt của thân nhân tại Miền Bắc Việt Nam)

Chúng tôi đã thực sự tìm được hài cốt của 9 thân nhân trong trong 5 năm liền: 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. “

Đào đất lên, gia đình đã tìm được xương cốt của người quá cố và đem chôn cất cẩn thận tại một nơi khác. Sau đó, gia đình lại gọi hồn qua cô đồng Mến và vong linh đã cho biết tất cả xương cốt đã được tìm thấy, chôn cất chu đáo và vong linh rất vui mừng đã được “có nhà mới khang trang hơn”!
Vợ chồng chúng tôi bắt đầu tin có thế giới bên kia và cũng muốn “thử thời vận” với vụ gọi hồn để chính mình thấy tận mắt những gì mà chúng tôi đang muốn tìm tòi.
Vợ chồng chúng tôi đã về Việt Nam và mời cô đồng Mến lên Hà Nội để gọi hồn cho gia đình bên nội, bên ngoại của vợ chồng chúng tôi vào ngày 19/12/2005. Tôi đã tường thuật các chi tiết trong website dưới đây:
http://chimviet.free.fr/truyenky/damphan/caydaloicu/dtpn051.htm
(Cây Đa Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa)

Và tôi cũng đã tìm hiểu về linh hồn, vong linh qua khía cạnh của người Tây Phương. Xin mời quí vị vào đọc “Quan niệm Tây Phương về Tâm Linh trong Khoa Cận Tâm Lý Học” trong “Blog” của Đàm Trung Phán.
http://damtrungphan.wordpress.com/

Thú thực rằng ngày xưa, tôi không tin rằng có thế giới bên kia nhưng sau khi chính bản thân tôi được chứng kiến, được cảm-nhận-thấy có một cái gì huyền bí của thế-giới-không vật chất (non-physical world), tôi dễ dàng cảm nhận hơn và tôi bắt đầu tin rằng có linh hồn và có thế giới bên kia. Cuộc tìm hiểu về thế giới bên kia của tôi sẽ còn theo tôi cho tới khi cái “thân tứ đại” của tôi nó “chết” thì tôi mới thôi tìm kiếm.

Đàm Trung Phán
Giáo sư Công Chánh Hồi Hưu
Mùa Thu Gợi Nhớ
Canada
Nov. 2011
_________
(Nhận qua email do Giáo-Sư Đàm Trung Phán gởi)


AToanMT
 
LongTracAn Date: Thứ Sáu, 03 Aug 2012, 11:27 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: admins
Messages: 3159
Status: Tạm vắng


Đại Bi Chú
 
ThiệnTâm Date: Thứ Bảy, 04 Aug 2012, 10:45 AM | Message # 3
Major general
Group: Moderators
Messages: 365
Status: Tạm vắng
Cảm ơn Thầy và Giáo Sư "Đàm Trung Phán".
 
Trantrans_68 Date: Chủ Nhật, 05 Aug 2012, 9:24 PM | Message # 4
Lieutenant colonel
Group: Disciples
Messages: 125
Status: Tạm vắng


 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN MA - TRUYỆN KINH DỊ » ÂM DƯƠNG HAI CÕI (GS ĐÀM TRUNG PHÁN)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO