Thứ Tư
01 May 2024
11:11 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » HỌC TRÒ hay ĐỆ TỬ ?
HỌC TRÒ hay ĐỆ TỬ ?
BSKH Date: Thứ Hai, 14 Mar 2011, 9:21 PM | Message # 1
Sergeant
Group: Users
Messages: 31
Status: Tạm vắng
Học trò hay đệ tử?
tác giả: TrungDao-tgvh

Hai từ đồng nghĩa này chắc chúng ta cũng đều biết. Nhưng trong huyền môn có ý nghĩa khác nhau, mặc dù chính người huyền môn cũng hay dùng lẫn lộn, thuận miệng từ nào thì dùng từ nấy.

Trong huyền môn, học trò là người theo thầy học đạo, được thầy điểm đạo và dạy đạo thuật, pháp thuật.

Đệ tử là người đến xin các phép như cầu tài, gia đạo, giải trừ thư ếm v.v… nói chung có việc thì đến, xong việc thì đi, không học đạo thuật, pháp thuật.

Gần đây tôi có nghe thêm từ con nhang, có lẽ bắt nguồn từ Tứ Phủ của giới huyền môn phía bắc. Tôi đoán từ ”con nhang” chỉ những người theo coi hầu đồng.

Võ bùa, võ thần, quyền thề, thần võ đạo, thần quyền hay… Thất Sơn Thần Quyền?
Võ bùa có lẽ là từ xưa cổ và bình dân nhất được dùng trong giới huyền môn phía nam.
Người Việt mình hay ghép từ thành ý, nhìn việc đặt tên. Có thể vì vậy đã gọi môn võ có liên quan với bùa chú là võ bùa cho gọn gàng, dễ hiểu.

Từ thần quyền có lẽ xuất hiện sau từ võ bùa. Từ thần quyền được dùng nhiều từ giửa thập niên 70 về sau.

Thoáng nghe qua hai từ võ bùa và thần quyền, có vẽ như hai từ này đồng nghĩa. Người nghe sẽ nghĩ từ thần quyền là từ hán việt, dùng cho sang thế cho từ võ bùa, bình dân, mộc mạc. Nhưng xét kỹ thì hai từ này có chút khác biệt.
Từ thần quyền được hiểu như một môn võ thần, khác với võ… người. Do thần nhập xác hay tá điển đánh võ, đi quyền. Như vậy từ thần quyền được dùng đơn thuần theo nghĩa võ thần, để phân biệt với… võ người.
Khác với từ thần quyền, từ võ bùa còn có một ý nghĩa rộng rãi hơn. Từ võ bùa không chỉ có nghĩa là vô bùa đánh thành võ, không đơn thuần chỉ hành động đánh một môn võ có liên quan đến bùa chú. Từ võ bùa còn mang cả ý nghĩa… không đánh võ. Từ võ bùa còn chỉ luôn cả những phép trợ lực cho việc đánh võ. Những phép khoán sân, gồng, tăng sức chịu đựng, khóa các yếu huyệt trên thân, phép chặt ống chân đối phương, khiến đối phương học… máu họng v. v… cũng được gọi chung là võ bùa.

Võ thần là một từ tương đối mới, tôi được biết qua một huynh trưởng không xa lạ gì với các thành viên cũ trên Thế Giới Vô hình của chúng ta.
Huynh trưởng dạy môn võ thần dưỡng sinh ở Úc châu. Võ thần dưỡng sinh là môn khí công rung động thư giản, gần giống các môn đã và đang có ở Việt Nam. Nhưng môn võ thần của huynh trưởng có nguồn gốc từ huyền môn, luyện khí thành rung động, rồi điều khí luân chuyển qua các khí huyệt. Kết hợp khí với việc quán tưởng đồ hình ở trình độ cao hơn, sẽ xuất thủ thành quyền. Tâm thức người thi triển môn võ này giống như tâm thức người thi triển thần quyền.
Đặc điểm của môn võ này khi chiến đấu, xuất thủ theo âm dương. Đối phương âm, ta dương, đối phương dương ta âm, nhập vào là… hốt xác, chỉ trong một, hai chiêu đã có thể quyết định thắng bại. Khi luyện thì đòn thế múa may, nhìn cũng giống như thần quyền.[color=blue][size=14][size=14]

 
atoanmt Date: Thứ Bảy, 19 Mar 2011, 7:02 AM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
happy

AToanMT
 
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » HỌC TRÒ hay ĐỆ TỬ ?
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO