Thứ Ba
23 Apr 2024
8:59 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » truyện_ tầm sư học đạo thế kỷ 20
truyện_ tầm sư học đạo thế kỷ 20
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 1:21 AM | Message # 1
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Tôi thấy trên diển đàn, có một số bạn trẻ muốn tìm thầy học...đủ thứ..qua bàn phím.
nhân dịp rãnh, tôi xin kể một câu truyện_ tầm sư học đạo_ của một người bạn, để các bạn thư giãn, và củng để góp vui vào diễn đàn.
Năm 19..,lúc tôi học lớp nhì ( tương đương lớp 4 bây giờ ),thì tôi đã thích xem sách, báo, truyện.. nói chung cái gì có chử là đọc cho biết, lúc ấy sáng được cho 3 đồng đi học, 2 đồng ăn bánh mì còn một đồng khi ra chơi uống nước,làm gì có tiền mua sách đọc, tôi ra sạp báo gần nhà làm quen để xem
(báo cọp!) không tốn tiền. thường mổi tháng hè, ba mẹ thường gữi anh em chúng tôi về quê ngoại quậy phá, khi gần tựu trường mới đón lên Sai Gon,
Về quê thật thích nào bắt dế, câu cá, trèo cây bắt tổ chim, hái trái, ra ruộng tát nước vọc sình bắt cá, bắt ốc và cua đồng về luộc chấm nước mắm, ôi thật là ngon! trái lại những thứ đó thì người dân bản xứ lại không màng.
Rồi thì cũng chán, tôi khám phá ông ngoại tôi có bộ truyện_Tây du ký diễn nghĩa_mặc dù đã được nẹp gáy bằng 2 miếng tre, nhưng củng bị rách mất trước, sau 5,7 tờ, tôi mang sách ra gốc cây và quên hết mọi việc, chỉ biết mãi mê xem đi xem lại. từ đó hình thành nơi tôi một sự nhận thức _còn có thế giới : Phật, Tiên, Thánh, Thần, các cõi Địa ngục, các vấn đề nhân quả báo ứng, làm nhiều việc xấu sẻ phải bị trừng phạt sau khi chết, còn biết làm điều thiện , tu hành sẻ thành Tiên?
Thời gian qua nhanh, đậu Tiểu học nhưng thi vào Chu Văn An không đạt, ba mẹ xin vào Nguyễn Bá Tòng, năm đầu phải đi bộ đến trường, khoảng cách hơn 4 km, khi tan học tôi về đường Cống Quỳnh ra Trần Hưng Đạo, ngang ngã tư Nguyễn Biểu (lúc trước có rạp hát Văn Cầm ) mé bên Nguyễn Biểu có một cái hẻm thông vào sau rạp hát, đầu hẻm có một người cho thuê truyện Tầu, tiểu thuyết kiếm hiệp..v..v. Nhân duyên hình thành từ đây, hằng ngày tranh thủ đi học về, ngồi tại chổ đó mướn truyện đọc ( vì đâu có tiền thế chân mà đem về) đành đọc được bao nhiêu trang thì đọc, còn phải về ăn cơm không thôi bị đòn. như thế các bộ như: Phong Thần, Đông du Bát Tiên, Nam Du Huê Quang, Bắc Du Chơn Vỏ, Xuân Thu Oanh Liệt, Phong Kiếm Xuân Thu, Thuyết Đường, Tàn Đường, Phản Đường, Chung Vô Diệm, Phàn Lê Huê, Tiết Nhơn Quí chinh đông, Tiết Đinh San chinh tây..v..v.. Bao nhiêu vấn đề nảy sinh trong lòng về sự linh diệu của Phật, Tiên, Thánh, Thần, Thiên Đình, Địa Phủ, nhân quả luân hồi, làm điều ác sẻ phải bị trừng phạt, hành hình nơi Địa ngục, làm nhiều việc thiện, biết tu sẻ thành Tiên!
Qua thêm vài năm, tôi tìm hiểu về _tiểu sử và giáo lý của Đức Thích Ca Mâu ni_qua sách vở, đồng thời tìm hiểu về cách tu luyện của phái Yoga, nhưng ngày ấy còn chưa biết, hiểu nhiều. ( nghe là : mấy ông theo phái Du-Già là thầy pha-kia, đạt được phép nên có thể ngồi trên bàn chông, vẩn không sao, nhịn ăn, uống 1 tháng củng không hề gì! ôi thật là mầu nhiệm, theo suy nghĩ non nớt của tôi.
Thế là khoảng 15 tuổi, tôi bắt đầu tự tập ngồi thế kiết già để_ tập trung tư tưởng?_lúc đầu ngồi 10 phút thì 2 chân đau như bị tra tấn, mồ hôi đổ như tắm, khi bỏ chân ra hai ống quyển bị khuyết lỏm xuống,và tê nhức hàng giờ mặc dù đả xoa bóp liên tục. tại sao những vị tu luyện ngồi lâu được? như vậy mình củng phải ngồi được! thế là tôi quyết tâm tập ngồi, mổi tuần tăng lên thêm 1 phút, và thế là tôi ráng gồng chịu đau để chỉ tập ngồi mà thôi.
Năm 17 tuổi, sau khi thu thập, hiểu khái quát về đường lối tu hành của Phật-Giáo Bắc- Tông, cũng như Nam- Tông, tôi chọn cách tu Thiền, của Đức Thích-Ca-Mâu-Ni, từ đó Ngài đạt được Đạo Giải-Thoát, đồng thời tiếp nối 28 vị Tổ ở Ấn-Độ được truyền trao y-bát, vị Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt-Ma qua Trung- Quốc truyền Đạo, cũng đã ngồi diện bích 9 năm trên đỉnh THiếu-Thất, trước khi truyền thừa và phát triển Thiền ở TQ . và một phần tôi bị ảnh hưởng của những lời sấm giảng của PGHH (ở nhà mẹ tôi có một quyển Sấm Giảng thi văn của PGHH) câu đầu là: Hạ Ngươn nay đả hết đời.... ,tôi nghĩ là còn không lâu thì sẻ tận thế? phải mau tu để kịp Hội Long- Hoa ?
thế là tôi âm thầm tự may cho mình bộ đồ màu dà, một cái túi màu dà, một cái lon guigoz ( dùng để xin cơm ăn) ,một muổng, đôi đủa, một khăn mặt, thêm một bộ đồ để thay. tôi đơn giản nghỉ rằng: Tôn Ngộ Không vốn là khỉ đá Trời sanh ,mà còn biết chống bè đi năm châu bốn biển để tầm Sư học Đạo! vả lại từ xưa bậc đắc Đạo, cao tăng thường ẩn nơi non cao, rừng thẳm, làm gì có ở nơi thị tứ? .do đó tôi quyết định về vùng Thất-Sơn để_ tầm Sư học Đạo!
Thế là tôi bỏ sự học, cắt ái, ly gia , gửi cho cha một lá thư, mẹ một lá thư
xin tội bất hiếu vì không phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. quyết lòng tầm thầy tu hành đạt Đạo giải- thoát ,để có thể cứu giúp chúng sinh! (chí hướng
non trẻ thật cao vời !!!chỉ e lòng không bền!)
Khi bước chân đi lúc 4g sáng (đi lén) .tôi chỉ mang theo căn cước, tiền bạc
để lại , đi chân không, đầu không nón ( tôi nghỉ như vậy mới là đầu đội Trời Chân đạp đất ) hành thêm pháp Tịnh Khẩu ( tôi chỉ nghỉ để bớt phải trả lời với những người tò mò, chỉ bút đàm thôi! ) không nhận tiền, khi đói chỉ xin cơm ăn,chiều tối kiếm chùa xin nghỉ nhờ. ai cho có giang thì đi, tuyệt đối không xin có giang để đi !( tôi chấp như vậy mới có lòng thành thì mới gặp chân sư!
Ngày thứ 2 sau khi rời SG, tôi đến thị trấn Long An lúc 7g tối, như vậy mổi ngày tôi đi được khoảng 15km ( hơi chậm vì đầu phải đội nắng và chân thì đạp đường nhựa nóng!!!) và bị Địa Phương Quân giử lại, vì thời đó tình hình an ninh còn phức tạp, 6,7g tối thì không ai ra đường cả, và lịnh giới nghiêm vào lúc 12g đêm đến 5g sáng. sở dỉ tôi đến vào giờ đó vì trước đó dọc đường không có chùa để xin nghỉ nhờ, sau khi kiểm tra căn cước ,họ dẩn tôi vào một ngôi chùa cho tá túc, các vị thầy trong chùa cho ăn uống xong, bút đàm và biết nguyện vọng của tôi là về Thất Sơn để tầm sư học Đạo , các vị ấy bảo rằng : Phật trong tâm chớ có đâu xa, mà tầm kiếm ở trên non núi?
Lúc ấy với cái ý non nớt ,và cái cố chấp , vả lại tôi còn chưa biết tâm ở đâu, ý ở đâu?
do vậy lòng tốt của các Thầy , tôi bỏ ngoài tai, trái lại còn nghỉ quấy: các vị đả là người cắt ái ly gia, mà còn ở nơi thị tứ thì làm sao mà giải thoát được! ( tôi đâu biết tâm tịnh thì cảnh tịnh, tâm chưa tịnh mới mượn cảnh để tạo tâm. thật là kẻ mê khó tinh !!!)
Tôi thấy các thầy để căn cước của tôi trên bàn Phật, tôi canh khoảng 4g sáng, ra lấy căn cước, lén mở cửa rồi băng ruộng, nhảy qua mương hướng ra chổ có đèn đường mà đi tiếp, người quyết tu hình như củng có sự trợ giúp của giới vô hình, cho nên đoạn đường có gian nan cực khổ, nhưng không đói bửa nào, và củng được vài người dừng xe gắn máy cho có giang, củng vài km vì họ nhà gần đó. khoảng hơn mười ngày, chắc chưa tới nửa tháng, thì tôi đả đến Tri Tôn ngay chân núi ông Tượng ( còn gọi là Phụng Hoàng Sơn vì trên núi có tảng đá hình chim Phượng Hoàng) ,tôi vạch lùm bụi trèo ngay lên đỉnh núi, phần dốc khó trèo, phần thì lùm bụi um tùm , nên gần 2 giờ đồng hồ mới lên đến nơi, thấy có một ngôi chùa trên đó! (sau mới biết chùa của ông Đạo Đút ,và có đường mòn lên, xuống cho khách hành hương!! thiệt là hết biết!, hấp tấp , nóng nảy, cố chấp làm theo ý mình, không cần hỏi cho rỏ, cho nên con đường tu hành của tôi gặp nhiều trở ngại sau này.)
Đến đươc nơi thanh tịnh, thiên nhiên hòa cùng Trời, Đất, cảm nhận được sự an ổn ,như khi đi xa một thời gian được về đến nhà, lòng thầm nghỉ: đúng là nơi tu hành thoát tục!
Đỉnh núi không lớn lắm khoảng 300m2 , giửa đỉnh có xây một cái chùa, nói chùa thì củng không đúng lắm, vì diện tích khoảng 4m x 4m, phần trệt thờ tấm trần điều và ảnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, trên lầu có chánh điện thờ Phật Thích Ca, vật dụng Pháp khí chuông, mỏ, đơn giản. bên hông chùa có một căn nhà tranh dùng làm bếp, phía sau căn nhà tranh có một hang động, rộng khoảng 2m, chiều cao khoảng 2m, có chổ nhỏ hẹp phải bò qua, dài khoảng 10m, và thông hai đầu , dùng làm chổ ngủ, nghỉ. chùa có 2 nử khoảng 50,20t, và một nam khoảng 30t, đầu tóc bình thường, mặc đồ bộ mầu nâu, vạt cheó như phim kiếm hiệp, nút vải, đầu thì dùng một tấm vải nâu trùm và cột sau gáy. cách xưng hô: nử lớn tuổi thì gọi Hiền cô, hơn mình vài tuổi thì gọi Hiền tỷ, nhỏ tuổi hơn gọi Hiền muội, nam lớn hơn thì gọi Hiền huynh, nhỏ hơn gọi Hiền đệ. còn danh từ: Đạo đút , khi ăn cơm mới hiểu, khi ăn gần
xong bửa, trong nồi còn bao nhiêu cơm chia đều (gọi là độ cho tận), người nào ăn không hết dùng muổng đút cho người khác, không ai được đi trước (gọi là không bỏ Đạo giửa chừng!?). các pháp hằng ngày: trưa kinh cúng Ngọ ( một người tụng) ,chiều đọc sám ( tất cả mọi người), tối tụng kinh cầu an, khuya thì không biết ,vì chưa thọ pháp.
mổi sáng ăn cháo xong đi làm cỏ chung quanh núi, nhổ khoai mì, trồng lại một số khoai mì , từ cây đả nhổ, đất núi rất tốt nên mổi cây có thể cho từ 7,10 kg.
hàng ngày ăn cơm với bắp chuối nấu canh chua, vỏ khoai mì ngâm muối một ngày , dùng vỏ trắng kho ăn, thỉnh thoảng xuống núi vào rừng hái măng le( măng bằng ngón tay cái, sau khi lột vỏ còn bằng ngón áp, xắt sợi kho ( đó là món ngon nhất ở đây, còn đậu hủ chỉ ăn trong mơ!!)
Thời gian không chờ đợi, còn tôi cố gắng chờ để được diện kiến thầy, qua một tháng, tôi không còn kiên nhẩn được nữa, xin phép cô, huynh, tỷ, để đi qua núi Ô Cấm xem có duyên phận gì không, lưu luyến rồi cũng phải ra đi ,vì mục đích và sự nôn nóng tìm thầy.
xuống núi hướng về Nhà-Bàn, tôi lầm lủi đi, ngang qua mổi thôn xóm tôi dừng lại hỏi đường, tôi viết trong lòng bàn tay chử Nhà Bàn và đưa cho người xem để hỏi thăm, nhửng thôn xóm tôi đi qua toàn là người Kmer(chắc phải gọi là phum, sóc thì đúng hơn).
đến một xóm khi tôi đưa tay cho người xem, thì có 2 thanh niên Kmer mang súng chạy ra, nắm tay tôi kéo vào xóm, miệng vừa nói tiếng Kmer, trong đó tôi có từ :viet con,viêt con... vào trong xóm có thêm một số thanh niên mang súng chạy ra, người nào cũng đen thui, họ lục soát túi xách, không có gì ngoài quần áo, khăn. bọn họ trói hai tay tôi ra sau lưng, lấy khăn bịt mắt tôi lại và kéo ra xa, tôi đoán ra ngoài đồng, đẩy tôi quì xuống đất, và lui ra xa, tôi nghe tiếng kéo cơ bẩm cho đạn lên nòng. lúc ấy tôi biết chắc
họ sẻ bắn tôi, vì cho tôi là việt cộng, lúc ấy trong thâm tâm tôi vẩn không hề có ý niệm run sợ, tôi chỉ thầm nghỉ: mình về vùng 7 núi để tìm thầy học Đạo, chư vị Sơn Thần không có lý nào để cho người tìm Đạo phải chết, mà nếu có chết cứ coi như xả thân cầu Đạo, cái chết lúc ấy nhẹ tựa lông hồng. đúng lúc nghe có tiếng người la, và tiếng cải nhau, rồi có một người đến soát người tôi và thấy tấm căn cước tôi để trong túi áo giáu phía trong
hồi lâu, tôi nghe có người nói (tiếng Kmer), xen từ SaiGon, SaiGon..
và tôi bị lôi đi, vẩn còn bị trói và bịt mắt, có lẻ băng đồng , băng ruộng, tôi bị vấp vào bờ ranh nhiều lần vì không thấy đường, áng chừng hơn nửa giờ, tôi được bàn giao ở một nơi, nghe có nhiều người Việt, sau đó được mở trói , tháo khăn bịt mắt, tôi mới biết đó là một doanh trại của quân đội,( còn nhửng người Kmer bắt tôi là_Địa -phương- quân).
sau đó tôi được một vị sỉ quan cấp hàm đại-úy thẩm vấn qua bút đàm , bằng một thái độ thân thiện ,vị ấy hiểu được lý do tôi ở nơi nầy, ngay chiều hôm đó tôi được chuyển ra khám lớn ở Châu Đốc, bằng xe gắn máy, do một trung sỉ chở đi, hoàn toàn không còng trói gì cả, tôi bị giam giử ở Châu Đốc gần hai tháng, ở chung trong một phòng với khoảng 30 người , đủ mọi thành phần, sắc tộc, già trẻ, căn phòng độ chừng 30m2.
ban ngày rất ồn, vì 30 người cùng nói chuyện, khi qua 9g tối thông báo tắt đèn ngủ (giửa phòng chỉ có một bóng đèn tròn) ,không ai được làm ồn , không gian yên ắng lại.
phần tôi vẩn tịnh khẩu, và tự thực hành _tứ thời Thiền ( tý, ngọ, mẹo, dậu) chủ yếu đếm hơi thở, tập giử tâm ý mà thôi ( chưa có thầy ! chỉ tập theo sách dở! sách hay hỏng có mua được??), mổi ngày được phát một khẩu phần chay, do mặc đồ nâu ăn chay, nên tôi không bị rắc rối gì khi ở trong tù, chỉ khi ngồi thiền buổi sáng, trưa, chiều thì hay bị chọc ghẹo, bằng cách lấy tóc hay vật mềm ngoái tai, ngoái mủi, nhưng vài ngày họ cũng thôi , không để ý đến tôi nửa. riêng tôi cứ tiếc : phải chi đừng nóng nảy, ở lại trên núi Ô Tượng đợi thầy, là đâu có bị khổ, ai biểu hấp tấp cho cực thân( không phạm tội cũng bị ở tù! , sau này gẩm lại thì ra đó là phúc, vì nếu tôi ở lại gặp thầy ,rồi ở đó tu luôn, thì giờ này xương sọ đang nằm trong tủ kiếng của xả Tri Tôn !! cho nên _tái ông thất mã_ chuyện đời không ai biết trước, đả được định sẳn rồi, mình chỉ tận nhân lực
mà thôi.
 
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 1:23 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Hơn hai tháng tu trong tù, một buổi sáng tôi được dẩn ra xe bít bùng (xe chuyên dùng chở tù ), cùng một số phạm nhân khác chuyển về SaiGon, chiều hôm ấy chúng tôi được đưa vào Tổng Nha cảnh sát SaiGon, phía trong có một dãy trại giam , gồm hai tầng , mặt lưng của trại giam sát vách tường ngay ngã ba Nguyễn Văn Cừ_An Dương Vương bây giờ,
Nơi đây sau khi lăn tay để xác minh căn cước, nửa tháng sau tôi được thả, với một tờ giấy xác nhận trình diện CS khu phố , mổi tuần một lần. thế là bể mọi kế hoạch, vì hổm rày tôi đả dự định sau khi được thả tôi sẻ trở lại núi Ô Tượng để gặp thầy!.
Đành phải về nhà thôi , nhưng khi về đến nhà mới biết ba tôi vừa qua đời khoảng 10 ngày sau một cơn bạo bệnh , thế là mọi việc chuyển sang một hướng khác mà tôi không bao giờ ngờ được, đó là trách nhiêm _quyền huynh thế phụ_ phải lo kinh tế giúp mẹ nuôi các em.
Để việc Đạo không phai mờ theo thời gian, trong khi chờ cơ hội khác, tôi gia nhập ban hộ niệm trong xóm, trước thỉnh chuông mỏ về , hằng ngày tụng Kinh Di Đà cầu siêu cho cha, gọi là chuộc lại bớt sự bất hiếu của bản thân( công cha như núi Thái Sơn, có trả hiếu suốt đời củng không đủ! Chỉ phần nào an tâm để lo tương lai cho gia đình thôi!!), đồng thời cùng Ban hộ niệm đến chia sớt nhửng gia đình có việc buôn trong xóm, đồng thời học hỏi thêm Giáo Lý của Đạo Phật, nghiên cứu Tông chỉ , Pháp tu của năm Tông: Giáo Tông, Luật Tông, Thiền Tông, Mật tông và Tịnh Độ Tông.
Mổi Tông đều có cái hay riêng , ( tám vạn, bốn ngàn Pháp mà Đức Thích Ca Mâu Ni đả thuyết , Ngài đả nói rằng nếu tinh tấn tu hành không thối chuyển thì chắc chắn sẻ được Giác Ngộ), chỉ là người tu chọn cho mình Pháp tu thích hợp , tùy theo hoàn cãnh, thời gian, mà hành giả thấy thuân tiện nhất, do đó không có Pháp hay , dở, chánh ,tà( theo ý riêng của tôi thì hại người , lợi mình là tà , còn không hại người là chánh Pháp, như vậy cho đơn giãn.) . và tôi thấy Thiền Tông phù hợp bản thân hơn, một phần tôi đả tập ngồi thế kiết già đả lâu, một phần tôi xem tiểu sử 28 vị tổ ở Ấn Độ, Ngài Bồ Đề Đạt Ma qua TQ truyền Đạo, cũng đã diện bích chín năm trên đỉnh núi Tung Sơn , sau truyền Y Bát đến đời Đức Lục Tổ Huệ Năng, cũng đều xiển dương Thiền Tông ( trực chỉ nhân tâm , thấy tánh thành Phật! ).
Đời là vô thường , thế cuộc đổi thay, đất nước Thống Nhất, không còn chiến tranh. Tôi nghe mẹ, bán nhà hồi hương về quê ngoại làm ruộng? từ nhỏ đến lớn ở TP chỉ biết ăn học , bây giờ về quê, thôi thì cho mẹ thỏa nguyện về nơi chôn nhau cắt rốn, gần họ hàng ,còn ai sao mình vậy, cái gì không biết thì học , khó gì việc gieo trồng??( thực tế không phải vậy!!)
Biết một việc và bắt tay vào thực tế là hai chuyện khác nhau xa!, về quê , mọi việc đều mơ hồ, mẹ tôi mua 1 công đất( 1000m2) để cất nhà và trồng cây ngắn ngày, đem ra chợ bán chi dùng hằng ngày, 2 công đất ruộng để có gạo ăn suốt năm và 3 công đất vườn ,có sẳn 20 cây xoài cho trái mổi mùa.
Tôi tự cất nhà (nhà cột bằng cây sua đủa, vách , mái lá, nền đất, cũng không khó làm lắm) tôi làm nhà hơi cao hơn nhà khác, để có thể làm thêm cái gác, đặt một bàn Phật trang nghiêm, để có nơi riêng kinh kệ và ngồi thiền. phần đất rẩy sau khi cất nhà còn lại, gia đình trồng hành , vì dể trồng và 30 ngày là thu hoạch bán được, những người nông dân chuyên nghiệp khi trồng 10 kg hành , khi thu hoạch sẻ được 30 kg, còn gia đình tôi cho là dể nhưng khi trồng 10kg , chỉ thu hoạch được 15kg?? .trong khi công sức bỏ ra rất nhiều ,loại hành không chịu úng, lại cần nước thường xuyên, phải sáng tưới, chiều tưới, mổi ngày gánh nước tưới 250 đôi nước!!. tôi gánh như thế được 2 năm, vẩn không khá hơn, và ăn uống kham khổ ,chỉ ăn cháo độn khoai , bắp để tiện tặn , vì doanh thu kém! . và lúc đó cả nước cũng đang ăn độn thôi.
Không thấy kinh tế gia đình khá lên, tôi đổi phương án, trở lên TP tìm việc làm hợp khả năng, vì có người quen, bạn nhiều có thể giúp đở, như vậy lương bổng ổn định gửi về nhà yên tâm hơn.
ổn định ở TP , tôi có hoàn cảnh thuận tiện đến chùa tụng Sám hối, cầu an, cầu siêu, học hỏi thêm về Thiền , nhưng những người hiểu Thiền không có mấy ai, mọi người đều nói : thôi! Niệm Phật được rồi , mai mốt được về Tây Phương, tu thiền dể bị khùng lắm!!!. thôi đành học Thiền qua sách vở vậy.
tôi tìm đến các hiệu bán sách củ, tìm xem:_các vị thiền sư Trung Hoa, các công án Thiền, ngay cả bộ_Thiền –Luận của Thiền sư Suzuki gồm 3 quyển tôi cũng đọc, nhưng thú thật tôi không hiểu gì cả, vì chỉ thấy phân tích , lý giải, còn phần thực hành thì Hành giả phải tạo nghi –tình, giử nghi- tình cho đến khi khối nghi vở ra, sẻ khai ngộ???.. và cách này tôi thấy không phù hợp với tâm ý mình , đành ngồi thiền chỉ để cột Tâm ,Ý. Chờ có nhân duyên gặp được Thầy chỉ đường mới biết ( cũng có lẻ do vô minh quá dầy, cố chấp quá nhiều nên chưa hiểu được Pháp, phải cố gắng sửa mình hơn nửa!!! ).
Thấm thoát hơn chục năm , sau khi tôi trở lên TP , gia đình ở quê tạm ổn, các em đả lớn, đứa đi dạy, đứa đi làm, đứa lập gia đình, mẹ tôi có cháu nội.
Tôi cũng đả hiểu giáo lý nhiều hơn, nhưng vấn đề trọng yếu ,cách tu Thiền, hành Thiền thế nào đúng ? đối với tôi còn là ẩn số!!!
Một lần nữa tôi ra đi để tìm Đạo, bỏ lại những lo toan, giầu , nghèo, danh , lợi ( Đạo lúc nào cũng thường hằng, chỉ là tôi còn chấp mê không thấy, nên phải tìm Thầy để phá mê.). Rời TP hướng về 7 núi, lần này tôi không đem theo cả CMND, trở lại chân núi Ô Tượng , trong lòng bồi hồi, nhớ lại ngày nào ở trên đỉnh núi thật là thanh thản. lúc đến chân núi cũng chiều , trời sắp sụp tối, tôi vạch lùm ,gai góc trèo thẳng lên ( hơn 10 năm quên đường mòn lên núi rồi , và thấy trời sắp tối nên trèo đại cho nhanh, khi lên đến nơi dỉnh núi tối om, tất cả hoang vắng rợn người, không còn dấu hiệu nào chứng tỏ nơi đây từng có người ở, thế là tôi lại hộc tốc xuống núi, ra đến khu xóm ngay chân núi , tôi ghé vào một hàng nước có người lớn tuổi , xin nước uống và hỏi thăm, người ấy nói là _ khi PonPot tràn qua đả giết cả làng, san bằng, đốt sạch, số người trốn trong các hang trên núi , dều bị giết, mấy tháng sau bộ đội mới chiếm lại được, vì không còn người thân lo hậu sự, cũng như sợ bệnh dịch lan tràn , nên chính quyền cho lấp các hang coi như mồ chôn , và sau này không ai lên đó nữa!!!( chỉ có tôi không biết cứ cắm đầu trèo lên, hú hồn , hú vía một phen!!)
Hôm ấy tôi đến chùa Phi Lai xin cơm ăn và ngủ nhờ một đêm, chờ trời sáng sẽ tiếp tục tìm dường vào Đạo.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu lại cuộc hành trình tầm sư ?, lúc ấy trên tất cả các ngọn núi quanh đấy như: núi Ô Két, núi Dài , Cô-Tô, Bà-Đội-Om hoàn toàn không ai được ở, tôi lên núi Ô Tượng, từ chân núi đến đỉnh, chỉ duy nhất có một chùa trên đỉnh và củng duy nhất có một thầy coi chùa ! (quy định mổi chùa có một vị từ 50 tuổi coi chùa , còn tất cả phải hoàn tục để tham gia sản xuất ). Tôi tiếp tục trở ra núi Sam, gần thị trấn Châu Đốc, vì cách xa biên giới nên ở đây tương đối thoáng hơn về việc tu hành, vả lại nơi đó có Chùa Bà, Tây An Cổ Tự, cùng rất nhiều chùa khác quanh đấy, tôi lên đỉnh núi Sam thấy có chùa Giác Hương, sau chùa có ao nước rất to, chứa nước của mùa mưa, để dùng suốt năm, có một đơn vị bộ đội trên đỉnh cao ,các am cốc,các hộ dân quanh núi cũng đến xin nước về xài. Chùa không có Thầy trụ trì( đây là chùa gia đình lập ra tự tu, không thuộc quyên kiểm soát của Giáo Hội, nên khi thầy viên tịch, trong gia đình không ai tu nửa, nên tạm cho người khác đến ở tu . tôi thấy có 3 vị, một vị khỏang 70 tuổi râu tóc bạc phơ, đầu búi tóc, dáng vẻ khỏe , tuy gầy ốm, gọi là Ô Hai( có một thời gian báo đang tin” vị Đạo Sỉ cuối cùng của Thát Sơn??”, và hai vị nửa khoảng trên 50 tuổi, cũng búi tóc ,để râu nhưng râu tóc còn đen, gọi là Ô Năm, Ô Sáu ,theo sự nhận xét của tôi, các vị này thuộc Phật Giáo Hòa Hảo, lúc ấy Phật Giáo Hòa Hảo chưa được công nhận của Nhà Nước, do đó các vị ấy đổi bộ đồ mầu nâu thành đồ bà ba đen , các Giãng Đường nhà nước quản lý, nên các vị ấy vào chùa xin ở nhờ để tu tiếp. còn tôi chưa định được hướng đi, phần thấy cảnh ở đây cũng thích hợp , nên xin ở một thời gian.
Rồi thời gian cũng qua , thấm thoát đả hơn tháng , hoàn cảnh tốt để tu nhưng không có thầy chỉ đường dẩn lối, lần này tôi đi hướng ra biển, trên đường đi vào lúc chiều tối ,tôi nhớ hình như xả Châu Thành, thì bị du kích
xả dẩn về xả xét hỏi, lúc này tôi không đem giấy tờ gì trong người và cũng còn tịnh khẩu , nên bị nhốt , mổi ngày CA xả đưa tôi một tờ giấy để khai báo: người ở đâu? Làm gì? Đi về đâu?.. suốt một tuần ngày nào tôi cũng khai :tôi tu ở núi Tượng bị PolPot phá chùa , nên sơ tán đang tìm chùa để tu tiếp. mổi ngày trưa và chiều , tôi được phát một chén cơm và 3 cục muối hột, tại xả chỉ có một phòng giam nhỏ khoảng 9m2, chỉ có mình tôi , hơn nửa tháng xả cấp cho tôi một giấy chứng nhận : câm, điếc ,tu ở núi Tượng, sơ tán PolPot và đề nghị giúp đở ở tu, sau đó thả tôi đi, mà không cho ở lại những chùa trong xả. thế là tôi tiếp tục đi với tờ giấy được cấp có lẻ sẻ không bị bắt nửa, trên đường đi gặp chùa, tịnh xá thì vào lạy Phật , thăm hỏi các vị Sư, Thầy, biết đâu nhân duyên sẻ gặp chân- Sư. Mặc dù không còn ý tầm thầy ở núi nửa, nhưng có lẻ tiêu chuẩn chọn thầy của tôi không được hợp lý, ( vì nhửng hình tượng các vị Chân Nhân, Cao Tăng Đắc Đạo, những cách ứng xử , thuyết Pháp, theo như những gì tôi đả đọc trong truyện Tầu!!!), không biết bao lâu, rồi tôi đến thị trấn Kiên Giang vào chùa Phổ Minh, ở số 1 đường Cô-Bắc Rạch Giá, xin cơm ăn và xin nghỉ nhờ.
Chùa Phổ Minh là chùa chánh Đại- diện Tỉnh Giáo Hội , Tỉnh Kiên Giang, tuy tọa lạc ở đường nhỏ, nhưng khuôn viên chùa khá rộng , khoảng 500,600m2 ,kiến trúc chùa theo lối mới bây giờ, trước sân rộng, từ ngoài nhìn vào phía bên trái sân chùa có tượng Quan Âm cao 2m, dứng trên tòa sen giửa hồ nước xây nổi, giửa sân và bên phải để trống, cây kiểng trồng sát tường rào, và trong các chậu to hai bên trước Chính –Điện, phần bên phải ngang với Chính-Điện, đang xây dỡ một căn nhà to rộng , đang bỏ dở , phần sau được ngăn ra làm trù phòng. Còn Chính Điện rộng thoáng , cách bố trí bàn thờ hiện đại ,đơn giản, chỉ có Tượng Phật Thích Ca trên án thờ , và các pháp khí _chuông, mỏ, khánh, hai bên chính điện lui ra sau 3m, một bên thờ các vị Trụ trì các đời trước, một bên là bàn vong, do các Phật –tử đưa vào chùa dược nghe kinh, mau siêu thoát. Còn sau lưng bàn Phật là Hậu-Tổ , thờ bức tranh Đạt- ma Tổ Sư đạp cành lau qua sông. Nối tiếp sau chính –điện là nơi chư tăng thọ thực, bộ bàn văn phòng để thầy trụ trì tiếp Phật-tử, sau cuối giửa phòng có cửa thông ra vườn sau, để cửa giửa vì hai bên thiết kế 2 phòng, một phòng rộng hơn dùng làm nơi chứa Kinh, còn một phòng dùng làm nơi nghỉ của thầy trụ trì.
Bước ra sau vườn , có một cái cốc lá, cất trên sàn gổ, cách mặt đất 0m,50.
Trong chùa có thầy trụ trì, và một cô ni lo phần ẩm thực, vì là chùa chính của tỉnh, nên hằng đêm có một số Phật –tử đến tụng kinh với thầy trụ trì. Hằng ngày do biết về tây-y ,thầy trụ trì giúp các bệnh nhân ( các bệnh thông thường) điều trị , chích thuốc, bán thuốc tây, với giá rẻ , lấy thu nhập chi phí dùng ăn , uống và trả phí điện, nước..v.v.. Vì có được giấy chứng nhận sơ tán , tôi viết giấy xin thầy trụ trì cho ở lại làm công quả, thầy trụ trì chấp thuận, vậy là sau thời gian mệt mỏi, tôi được tạm dừng nghỉ để chờ cơ duyên, hằng ngày sáng được ăn cháo , xong tôi lau sạch bụi nơi bàn Phật , thay hoa mới ( sau vườn có trồng một số các loại hoa ), quét, lau sạch sàn gạch của Chính Điện, tiếp tục ra làm cỏ , quét dọn sân vườn ( vì có một mình thầy trụ trì nên không ai dọn , và cỏ mọc um tùm, lá cây với rác đầy sân,), sau khi độ ngọ, nghỉ ngơi , buổi chiều tôi xem kinh sách,( tôi chỉ ăn ngọ, không ăn cơm chiều.)
Thấy phía sau có cái cốc bỏ trống , nên tôi xin thầy trụ trì cho phép tôi được ở nơi cốc đó, để thuận tiện cho việc tu thiền của tôi , và khuya sau khi ngồi thiền xong, tôi đi kinh hành trong sân chùa sẻ không làm kinh động lúc thầy đang nghỉ, và mọi việc đều như ý nguyện. Phật-tử thấy người lạ hỏi thăm, thầy trụ trì bảo là tôi bị câm, điếc, nên cũng ít ai giao tiếp với tôi, vì phải viết giấy rất là mất công ( thật là may, vì người hành thiền rất cần sự yên tịnh để quán chiếu Tâm suốt ngày). Trong tứ thời tọa thiền , mổi thời tôi chỉ ngồi được khoảng sáu mươi phút, khi xả thiền có lúc thân tâm thoải mái, có lúc khi ngồi thì không sao, khi xả ra thì tôi bị đau giửa ngực , hít hơi vào thì bị chận ngay đó, rất khó chịu vì thở không đủ hơi, phải tọa thiền lại để điều chỉnh cho hết đau. Đemvấn đề trở ngại về hơi thở , nhờ thầy trụ trì giải đáp giùm, thầy trụ trì thật tình bảo rằng_ thầy chuyên về nghiên cứu Giáo Lý thuyết pháp để giáo hóa chúng sanh, không nghiên cứu và hành thiền nên không giải đáp đúng trường hợp của tôi được. Thầy đưa tôi chìa khóa thư viện của chùa , bảo rằng : Tam Tạng kinh điển_ Kinh, Luật, Luận trong thư viện cũng tạm đủ, cứ vào mà từ từ nghiên cứu, việc tu không nên gấp gáp, vội vả.
Thế là tôi được ưu ái sử dụng thư viện, mổi ngày suốt buổi chiều là tôi vào trong đóng cửa xem nghiên cứu, về Luật tạng, tôi chỉ xem sơ qua các giới luật của hàng Tu-sỉ xuất gia, và Qui-Sơn Cảnh-sách. Về Kinh tôi đọc vài bộ như : Lăng- Nghiêm , Lăng- Già, Bát-Nhả, Pháp-Hoa, để có một khái niệm về Pháp Phật ( nói chung xem cũng không hiểu lắm) chủ yếu là Luận , vì đó là sự giải thích ý trong các kinh, tôi chỉ chú trọng đọc đi , đọc lại những gì liên quan đến Thiền. ( thật ra từ nhỏ tôi đả ấn tượng về hình ảnh các vị Tiên
_Râu tóc bạc phơ, Tiên- Phong, Đạo cốt, thoát tục , thanh-nhàn. Và có Phép Thần thông , biến hóa, có thể dời non, lấp biển , hàng ma, phục yêu. Do vậy tôi mới cố công tìm Tiên nơi non cao núi thẳm???. còn vào chùa cạo đầu làm tăng thì không thích lắm.) vì trong kinh nào tôi không nhớ , hình như lúc Phật thuyết kinh A Di Đà, có nói : Từ lúc Phật hiện tiền Giáo hóa chúng sanh, cùng với các đệ tử được Thọ- Ký, tiếp nối trong 1000 năm đầu , là thời kỳ Chánh- Pháp. Từ năm thứ 1001 đến năm thứ 2000 sau khi Phật nhập Niết –Bàn là thời kỳ Tượng-Pháp, vì chỉ còn hình tượng của Phật , để củng cố lòng tin và y Pháp của Phật mà tu. Từ năm thứ 2001 trở đi là thời kỳ Mạt –Pháp , chỉ còn câu Lục Tự Di Đà cầu sanh nơi Tây- Phương, Tịnh-Độ, là Pháp môn thù-thắng , phù hợp với hầu hết chúng sanh cỏi Ta Bà. Đó là Pháp dể tu, dể hành chỉ cần _nhất tâm bất loạn , trì danh hiệu Phật Di Đà, từ một đến bảy ngày, lúc lâm chung có Phật và chư Thánh chúng đến rước.
Hiện nay đả hơn hai ngàn năm, muốn tìm thầy Đắc Đạo truyền Pháp tu cho chứng quả ( La Hán thôi) cũng không hy vọng, riêng tôi không thích về Tây- Phương, vì tôi nghỉ nơi đó sướng quá khó tu ( ý thiển cận các bạn đừng cười) , thành ra nói là tầm thầy cũng không phải , tầm Đạo-sỉ học làm Tiên thì đúng hơn.
Còn tiêp....
 
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 1:25 AM | Message # 3
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Cũng không hẳn là tôi thích Tiên qua truyện Tầu, vì ngày trước lúc còn học Trung-học, lớp đệ lục hay đệ ngũ, thì môn văn chúng tôi học , chia làm hai phần: kim văn, và cổ văn. Kim văn là văn xuôi, còn cổ văn là văn vần , nói chung các loại thể thơ: ngủ ngôn, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt…v.v..của các tác giả trong nước như : bà Huyện-Thanh-Quan, Cao- Bá-Quát ..v..v , một số tác phẩm hay cuả TQ, mà không rỏ tác giả , cũng được đưa vào giãng dạy như: Thúy- Kiều, Tú Uyên và Giáng-Kiều..v..v.
Tôi thích nhất tác phẩm : Tú- Uyên_Giáng –Kiều , ở đoạn Giáng- Kiều khuyên Tú-Uyên tu để thành Tiên, dù đã qua thời gian dài tôi vẩn còn nhớ:
Tròi Thu mây hợp mây tan,
Ngày Xuân hoa nở , hoa tàn mấy lăm,
Gẩm trong tám chín mươi năm,
Bóng câu cửa sổ, dể cầm mãi ru,
Thịt xương gửi đám Diêm Phù,
Sinh sinh hóa hóa, trong lò hồng-quân,
Đố ai vượt khỏi Hồng-trần?
Sông mê chìm nổi, thế nhân đã dầy,
Anh –hùng những mặt xưa nay,
Trăm năm nát với , cỏ cây cũng là,
Lần lần tháng trọn ngày qua,
Má hồng mấy chốc, đả ra bạc đầu,
Thôn hoang mấy nắm cỏ khâu,
Ấy nền Đồng-Tước, hay lầu Nhạc- Dương,
Chưa đầy một cuộc tang thương,
Non đồng cũng lở, núi vàng cũng nghiêng,
Sao bằng ngày tháng cung Tiên,
Vui chung tám cỏi, Xuân riêng bốn mùa,
Ra vào Kim-Khuyết Quỳnh-Lâu,
Treo tranh Yên –Thủy, giắt bầu Kiền –Khôn,
Đi về Tuyết-Điếm Hoa-Thôn,
Thông rèn nhịp phách, suối tuôn ngón đàn,
Một ngày trong thú thanh nhàn,
Biết bao nhiêu cảnh, nhân hoàn đọ sao?
Khuyên người (chàng) sớm nghỉ lấy nao,
Gà- lồng hạc- nội , bên nào là hơn???

Làm người như con gà trong lồng kế chảo nước sôi! , làm Tiên thì như con hạc tự do ngoài đồng. Ngày xưa chưa muốn tu, cũng có Tiên xuống độ , còn bây giờ tìm khắp Năm-Non, Bảy-Núi cũng chưa gặp ( chắc kiếp trước không chịu tu và còn tạo nhiều nghiệp, nên kiếp này phải gian nan mới gặp Thầy???)
Tôi ở tại chùa Phổ- Minh được gần 1 năm, thì sự cố xảy ra, nguyên nhân thầy trụ trì tánh còn nóng nảy và lại thẳng thắn , nên trong các cuộc họp thường kỳ hằng tháng của Giáo –Hội, gồm nhiều vị Hòa Thượng, Trưởng- lảo trụ trì các chùa trong tỉnh họp với sự chủ trì của Mặt Trận Tổ Quốc, do có nhiều bất đồng ý kiến, và vào một ngày đẹp trời, một văn bản do Giáo-Hội và MTTQ, đưa xuống thông báo chuyển chùa Phổ Minh thành chùa Ni,thế là người nào Ni thì ở , còn Tăng trong khi chờ có chùa nào thiếu trụ trị sẻ điều về (tại thầy trụ trì không chịu , chứ bên IRAC có chùa mà không người trụ trì!!!), trong thời gian chờ đợi, hảy về quê quán ( tu tiếp hay xua gà thì tùy hỷ,hỷ,hỷ) tu mà không biết theo thời thế nịnh bợ thì khó ở đâu được!! (chỉ mình tôi nghỉ vậy thôi).
Vậy là thầy trụ trì bàn giao chùa, khăn gói về Gia-đình ở Vỉnh_long, phần tôi nhắm hướng đến Long Thành, Vủng Tầu ,vì vùng đó cũng có nhiều Chùa , Am, Cốc , trên các vùng núi.
Đi đến Đại Tòng Lâm ở Long Thành, vào vùng núi Thị Vải, tìm hiểu một thời gian, tôi tiếp tục qua Bồng Lai khu núi Dinh, người tu thì nhiều nhưng hiểu cách tu thì tôi chưa gặp ai cả( bởi vậy các vị Tổ đắc Đạo nói : người tu nhiều như lông trâu, người đạt Đạo như sừng thỏ??. Thỏ thì làm sao có sừng! chắc các ngài nói lộn, sừng trâu có lẻ đúng hơn , lâu lâu cũng có người Ngộ, nếu không thì Đạo đả không còn tồn tại trên thế -gian này_ hy vọng thế cho đở buồn.). tôi cũng ở tìm hiểu một thời gian, khi trong hốc núi , khi trong chòi bỏ hoang, rồi cũng bị đuổi đi vì sợ tôi ở lâu đuổi không đi thì phiền, hầu như cả vùng núi ,đều đả được phân chia và có chủ.
Và tôi lên đường trở lại Long Khánh, hướng đến núi Chứa-Chan Gia- Lào, sở dỉ tôi không ra Vủng-Tầu vì đó là khu du lịch , rất ồn náo và đông đúc nơi các cảnh chùa. Tôi không đi thẳng vào khu vực hành hương lên chổ cây ba gốc một ngọn, vì đường dó người đi hành hương rất đông, tôi ghé ngay chùa Cô-Ba ,rồi đi theo đường mòn sau chùa, hướng lên chùa Ô Ngộ (hình như bây giờ có làm bảng tên chùa: Linh Sơn Tự , không nhớ rỏ lắm, có cổng và Đường đi lên, hơi khó đi, trèo lên đến nơi phải hơn 60 phút) , từ dưới chân núi lên đến chùa Ô Ngộ, dọc đường rất ít người , hai bên là rẩy trồng chuối , khoai cao, không có chùa am nào khác. Cách dỉnh núi vài trăm mét, chùa Ô Ngộ cũng theo kiểu hiên đại, Chính Điện riêng rộng ,trang nghiêm, xuống cái dốc cách Chính Điện 200m là Điện thờ Ngủ- Hành Nương Nương, cao hơn ở phía sau Điện thờ, có một cái hang động khá rộng, nơi đây trước khi xây dựng Chính-Điện, được làm nơi thờ Phật Thích Ca.
Thấp xuống về bên trái Điện thờ có gian nhà, nơi thầy Út ( thầy trụ trì) và cô Út ở, đây là chùa gia đình tự quản, không trực thuộc Giáo-Hội.
Sau khi được sự đồng ý của thầy Út, tôi ở lại trong một hang đá nhỏ , kề bên hang động thờ Phật Thích Ca, nơi đây có một giường đơn bằng tre, và một cái bàn nhỏ, hằng ngày vào buổi sáng cô Út cho tôi một tô mì gói chay, ăn xong tôi tự đi quét lá cây ( ở đây có nhiều cây cao to , nên hằng ngày có nhiều lá rụng) , từ sân của Chính Điện , dài xuống nơi Điện thờ , lảm dọc theo lối đi xuống núi, ngày nào cũng làm cho đến trưa, cô Út gọi ăn cơm mới nghỉ, buổi chiều không lao động, chỉ xem kinh , sách, đi kinh hành, và ngồi thiền( chiều vẩn không ăn cơm, cũng đả quen rồi) , nơi đây phải tắm sớm , nước lạnh như nước đá, qua một giờ trưa thì không dám tắm , vì nước lấy từ nguồn nước ngầm sâu trong lòng núi , chuyền theo ống nhựa cở 100mm, cuối ống gắn một ống sắt vuốt nhỏ như cái phểu chừa lổ ra cở 50mm, sức nước phun như vòi cứu hỏa, dùng sức nước thổi vào một cánh quạt, làm xoay một moter tạo ra điện thế 12 v, dùng thắp sáng , những nơi cần , suốt ngày đêm , nên ở trên đỉnh cao vẩn có đèn điện.
Thầy Út cũng không tu pháp thiền , tôi đành tự nghiên cứu thực hành một mình, sau một tháng tự tu , suy gẩm quá trình tầm Đạo mười mấy năm qua, bao gian nan , học hỏi, cũng không làm tôi hiểu rỏ con đường mà tôi chọn. và tôi quyết định về lại TP, tìm việc để tự nuôi thân, vả lại TP là nơi hội tụ tinh hoa của tam tạng Kinh Điển, sách vở có nhiều , khi chưa có thầy dạy bảo, thì nhờ sách vở sẻ mở rộng sự hiểu biết hơn là không biết hỏi ai?
Xin phép thầy Út , tôi trở lại TP tìm việc làm, chiều tối rảnh thì đến chùa kinh kệ, được một thời gian tôi có quen với một bạn nử, cũng có chí nguyện tu hành, chúng tôi thỏa thuận cùng sống chung, hổ trợ nhau trên đường đời ,cũng như đường Đạo, cùng quyết định không có con, để dành hoàn toàn thời gian tìm con đường giải thoát sinh –tử,( lúc còn trẻ , tôi đả quyết tu, nên không hề nghỉ đến chuyện nam, nử. và cố chấp theo sách là còn đồng-tử thì tu mau thành, vì nguyên- dương không thất thoát, nhưng hiểu ra thì người nam sau 16 tuổi, dù không có vợ, tinh đầy tự nó sẻ tràn , trừ khi biết cách _luyện tinh hóa khí_)
Đó cũng là duyên, vì khi sống chung tất cả nhửng ý nguyện của hai người sẻ cùng hiểu rỏ. và người bạn đời góp ý rằng: trong xóm có một Thầy hay chửa bệnh giúp người, tánh tình tốt, không làm việc xấu, là người tu luyện , ông nên đến học hỏi , biết đâu sẻ giúp được ông? . Tôi nghe lời , đến thăm đàm Đạo, thấy thầy cũng có nhiều hiểu biết, tôi hỏi về Pháp-Thiền, vị ấy trả lời _ Về Thiền thì thầy ấy tu theo Đạo-Gia, mà Phật-Gia và Đạo-Gia, thì cách tu bên ngoài tuy giống, nhưng cách luyện, cách hành thì khác, và cách luyện Thiền của Đạo-Gia là cấp bậc tu luyên cuối cùng, chỉ có thể truyền trong bản môn, không thể chỉ cho người ngoài sẻ gây nguy hiểm cho tánh mạng, vì chi luyện được từ thấp lên cao mà thôi_
Tôi về kể lại cho người bạn đời nghe , người bạn nói tùy tôi quyết định , vì thầy ấy đả nói rất rỏ “ nhập Đạo thì mới truyền Đạo được”
Sau một tuần suy nghỉ ,” mình đả lãng phí công lao mười mấy năm, vẩn không tìm thấy đường đi, Phật- Đạo hay Tiên- Đạo, miển là có đường đi , có người hướng dẩn là được. Tôi đến xin Thầy cho nhập Đạo, thầy hẹn ngày điểm đạo (thật ra từ trước đến giờ , tôi không bao giờ nghỉ đến Bùa, Ngải, (mặc dù từ nhỏ tôi đả gặp ma vài lần , lúc gặp có biết là ma đâu mà sợ) . tôi chỉ nghỉ đơn giản_đó là cách gạt người , giống nhửng người làm ảo thuật mà thôi). Khi làm lể điểm Đạo_ những thứ phải cần có_ hoa, quả , nhang,đèn rựu trắng, tôi tưởng giống làm lể quy-y trong chùa, nhưng không phải.
Đứng trước bàn Tổ trang nghiêm , cầm nhang chấp tay lên trán, đọc theo lời thầy , khi đó tôi mới biết môn phái mà tôi theo học là :_Thất Sơn Thần Quyền, Ngủ Sơn Thần Quyền.
Vậy là tôi đả bước chân vào cửa Huyền-môn mà không hề dự tính trước. Trong lúc được điểm Đạo, tôi có cảm giác một lực vô hình tác động lên thân, lúc đó và suốt buổi điểm Đạo , khoảng một giờ đồng hồ tôi vẩn sáng suốt ,tỉnh táo, lúc ấy tôi mới hiểu rằng ngoài thế giới hửu hình mà chúng ta nhìn thấy , sờ nắm được, còn một hoặc nhiều thế giới khác mà chúng ta, và các nhà khoa học không chứng minh được là có tồn tại. Muốn giao tiếp hoặc nhìn thấy ( không phải bằng con mắt trần tục), phải qua một thời gian tu luyện theo một phương pháp cổ xưa nào đó, cộng thêm căn cơ, nghiệp lực, đạo hạnh, mới đạt được. Sau 3 hôm về nhà tự cầu , tôi đả đi quyền và phát âm (tụng tâm kinh, hay gọi là ứng Tổ dạy đọc kinh).
Tôi có hỏi Thầy về Đạo Thất Sơn Thần Quyền, Ngủ Sơn Thần Quyền, tại sao có tên như vậy? và có thể dùng Thần-Quyền để trừ gian diệt bạo, cứu khổn phò nguy, hay đi đánh vỏ đài không? Thầy nói cho hiểu:
_ Ngày xưa khi thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta, tất cả toàn dân đều chống lại , khi ấy trên vùng núi khu Bảy-núi có một số Đạo sỉ ẩn tu không tên tuổi gì cả, đất nước bị ngoại xâm_ thất phu hửu trách _ các vị ấy không thể ngồi yên tu hành, nên đặt ra một cái tên thật kêu” Thất Sơn Thần Quyền ( khăn ấn mầu đỏ), và Ngủ Sơn Thần Quyền ( khăn ấn mầu vàng, Ngủ -sơn còn được hiểu là 5 non, nằm trên đỉnh núi Trà-Lơn, núi này ở bên Cam-pu-Chia, giáp với Hà Tiên), học Thần Quyền thì bị đánh không đau, đâm không thủng, chém không đứt, súng bắn không trúng, gia nhập nghỉa quân đánh đuổi ngoại xâm , vậy là thanh niên đổ xô nhập Đạo, học Thần Quyền để hộ mạng, nhưng cuối cùng Thần Quyền không đấu thắng đại bác của địch, Nghỉa –Quân tan rả, người thì tử trận, người bị bắt lưu đài, người thì bỏ xứ chạy ra miền Trung thay tên đổi họ trốn lánh, lập gia đình và phát triển Thất Sơn Thần Quyền ,từ Trung ra Bắc, trái lại nơi sản sinh ra Đạo- Phái này thì vắng bóng người truyền dạy. và do đó từ những sự tiếp thu lâu, mau, nhiều , ít trong thời loạn lạc, nên các phái TSTQ sau này mổi nơi, mổi khác, và thiên về quyền ,cước ,hộ mạng, chứ không phải nguyên gốc như lúc đầu.
Thầy tôi nói để hiểu rằng: các vị Vỏ-Thần, các vị Lục ( là các vị Sư tu theo dòng Nam-Tông, sau khi viên tịch, đả đắc một quả vị nào đó, ở lại Thế-gian để hổ trợ cho người tu, giúp người tu có nhiều phương tiện trên đường hành Đạo, bớt được nhiều nạn ách để có thêm lòng tin vào Đạo.) Còn muốn làm hiệp sỉ , thành vỏ sư nổi tiếng, hay lợi dụng vào tha-lực để làm chính-trị, hay có lợi ích riêng cho bản thân , đều không phù hợp để nhập Phái, vì đây là một Đạo –Phái , chủ yếu tu Giải-thoát theo đường lối Thiên-Tiên, còn Bùa- Chú, chỉ là phương tiện giúp người trừ tà, đuổi ma, trị bệnh( nghiệp không trị được, chỉ dùng Đức để giải nghiệp và trả nghiệp), đó coi như giúp người qua đường mà thôi.
Vì là một Đạo –Phái, nên ẩn tu, phát triển ồn ào, phô trương không ích lợi , nhất là thời buổi hiện nay. Do chọn lọc người có tâm tu nên người muốn nhập Đạo phải cần có:
1_ Phải từ 30 tuổi trở lên ( vì độ tuổi đó đả chín chắn , biết suy nghỉ thiệt hơn )
2_ Đả lập gia đình ( muốn làm việc gì sái quấy , sẻ nghỉ đến vợ, con)
3_ Phải có công việc làm ổn định ( kinh tế ổn định ,lo gia đình mới yên tâm học Đạo được, cứ lo nghèo , lo đói , trước sau cũng sẻ đi đường tà)
4_ Đối với cha mẹ ,không phải là đứa con bất hiếu ( vì nhơn –Đạo không tròn , thì làm sao học Tiên-Đạo? ,Trời , Đất ,Thánh, Thần nào ủng hộ)
Còn đệ tử làm sai, phạm giới, người thầy cũng phải chịu khiển trách, làm sao có thêm công đức được, do đó việc nhận đệ-tử để truyền Đạo, phải qua nhiều thử thách, thêm những giới cấm:
1_ Cấm sát sanh.
2_ Không tham lam, trộm cắp.
3_Không rượu chè , cờ bạc, chơi bời theo đàng điếm.
4_Khi thành tài, không cướp giựt của bá tánh( đòi hỏi tiền bạc).
5_ Không quên Đạo, phụ Thầy.
_ những món cử ăn thuộc về thực-vật : ngủ-vị-tân( hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu), rau ôm, dấp cá, húng lủi, bạc hà, khế, khoai môn, chuối hột, bầu, bí đau, đu đủ.
_những món cử thuộc về động vật : trâu, bò , chó, mèo, dê, ngựa, rùa, khỉ, rắn, lươn, cá xỏ lụi.
_ Đám ma không khiêng, không chun ngang sào phơi quần , áo. Không ăn đồ cúng vong.
Ngoài ra khi luyện lên cao thì : tửu, sắc, tài , khí , yên, phải tuyệt đối trừ thì mới mong đạt thành ý nguyện.
_ chỉ không cạo đầu ,vô chùa ở thôi, cho nên những người chưa hiểu rỏ thì muốn vào Đạo, khi vào rồi không giử giới, có tu vài trăm năm cũng không thành. Thầy tôi nói có 3 hạng người vào Đạo:
1_ Vào Đạo để hộ mạng, làm ăn.
2_ Vào Đạo vì được Thần Quyền ( tuổi trẻ hiểu sai, dùng gây sự, hiếu thắng).
3_ Người hiểu Giáo- Lý, và luật Nhân-quả , Luân-hồi, tu để tìm đường giải-thoát.
_ Do đó người làm thầy chân chính chỉ truyền Đạo trước khi truyền Huyền-Thuật, không có người hiền thì thôi, không tạo thêm kẻ xấu.
rong 5 năm đầu, được dạy viết và cách vẻ những chử Bùa cơ bản, học thuộc lòng những Kinh, Chú cơ bản, chiều tối luyên Kinh-Tổ ,( vị Vỏ-Thần ,hoặc vị Lục theo độ cho người đả được điểm Đạo , gọi chung là Tổ độ- mạng), và những chử Bùa dùng trị bệnh, được truyền lại không biết bao đời, nên một số không có tên riêng, gọi chung là Bùa Tổ, do đó cuốn sổ ghi chép các chử Bùa, Kinh, Chú, cũng gọi là Sổ Tổ. Và vị Tổ theo độ là để giúp đở cho người tu-luyện, đến khi người này đạt được mức độ có đủ Đạo-lực để tác –Pháp, thì vị Tổ tiếp tục đi độ người khác tích thêm công-đức. Còn nếu người đó làm nhiều sai quấy, hoặc lười tu luyện , thì cũng một thời gian nào đó vị Tổ cũng về núi, người đó làm gì cũng không còn hiệu quả nửa ( gọi là lục nghề, và những người này nửa đời sau thường không tốt lắm!!).
Sau thời gian này ,người học Đạo có thể mở Thư, mở Ngải, giải Ếm, Trừ Tà, đuổi Ma, Trấn-nhà…Củng trị được một số bệnh thuộc Y-Học như: Viêm-xoan, Giời –leo, sưng Quai hàm( bệnh Quai-bị)..và một số bệnh mà Đông,Tây –Y bó tay,( cũng là hy vọng cuối cùng).. Tất cả các việc phải chửa trị trực tiếp trên người bệnh( tuyệt đối không đánh , đập, làm đau bệnh nhân.)
Từ đó đến năm thứ mười , vào giờ Tí mổi đêm phải thức luyện 2,3 giờ liền, chu kỳ 49 đêm, hoặc 100 đêm, nghỉ 3 đến 7 ngày luyện tiếp, ban ngày có thì giờ, ngoài cuốn _Thất Chơn Nhơn Quả, nghiên cứu Dịch-Học, Tướng- mệnh-Học, Tử-Vi,và phải hiểu về Thái-Cực, Lưỡng- Nghi, Tam-Tài, Tứ-Tượng, Ngủ-Hành, Lục-Hợp, Thất-Tinh , Bát-Quái, Cửu-Cung.
Ngoài ra đọc những quyển Đan-Kinh của Đạo-Gia như: Tham-Đồng-Khế, Ngộ-Chân-Thiên, Âm-Phù-Kinh, Lử- Tổ Bách- Tự-Bi…v..v…Tôi sưu tầm khoảng 50 cuốn Đan- kinh của các vị tu Tiên ngày xưa (đả Việt-dịch, tôi không biết Hán-văn) . không thể hoàn toàn chiếu theo đó để tu luyện , chỉ tham khảo cách tu luyện từ các thời khác nhau của các vị ấy, để có thể rút ra những điểm tương đồng , phối hợp với cách tu luyện hiện nay trong môn-phái, hầu tìm được cách phối hợp tốt hơn thôi.
Từ năm thứ mười trở đi, được dạy các chiêu thức để vận chuyển thập-nhị kỳ kinh và bát- mạch, để nạp Hỏa-Hầu, ( việc học cho thuộc và chính xác các chiêu thức , cũng mất 4 năm, vì mổi ngày chỉ được tập vào giờ Ngọ, và chỉ được vận chuyển các tư thế 2 lần , sáu tháng đầu năm thời tiết nóng không thuận lợi để tập vận chuyển , vì Hỏa-Hầu sẻ tích lửa độc, chỉ tập vào sáu tháng cuối năm, thời tiết đả mát hơn, đây là cơ bản của cách luyện Huyền-Công sau này, để có thể luyện lên cấp bậc cao hơn.
Theo tôi nghỉ nếu so sánh cách tu luyện, thì 5 năm đầu là Luyện-Kỷ, 5 năm kế là Trúc-Cơ, và từ mười cho đến năm thứ 15 là Sưu-Thiêm, Hỏa- Hầu.( còn khi nào Hườn-Đơn thì chưa biết!!!!).
_ Từ 15 cho đến 20 năm tu luyện nghiêm chỉnh, người tu luyện có thể chửa bệnh, từ rất xa, chỉ cần có hình ảnh và tên tuổi của người bệnh, không cần chửa trực tiếp trên người bệnh, dù là bệnh về huyền bí, hay y-học, nhưng nếu bệnh về y-học , thì người thầy sẻ mất nhiều sức hơn , vì dùng Nguyên-Thần để chuyển lực qua khoảng không, còn bệnh về Huyền- Bí chỉ chuyển Bùa đến người bệnh là được, nên không mất nhiều sức (hay gọi là hao Nguyên-Thần). vào lúc này người tu luyện phải cố gắng Định Tâm trong suốt thời gian, mọi lúc mọi nơi, đó gọi là công phu hàm- dưỡng.
Người tu luyện trong môn-phái thì không nhất thiết là:10, 15, hay 20 năm sẻ được phong Sư ( hay xuất Sư, ra riêng , đủ khả năng lập Phái thâu nhận đệ tử) , mà phải hội đủ 2 trong 3 yếu tố:
1_ Được chúng-sanh công nhận là thầy, vì đủ khả năng cứu giúp bệnh khổ cho chúng-sanh, trong một thời gian dài.
2_ Được người thầy công nhận, vì đả qua bao thời gian tu luyện, hoàn thành đầy đủ các Pháp cần phải có, và không phạm giới cấm nào.
Người thầy sẻ phong Sư ở Thế-Gian này, sau đó tiếp tục tu luyện tích công, bồi Đức , cỏi trên chính thức phong Sư, sẻ tiếp được sắc lệnh riêng,
Đó là yếu tố thứ 3.
Hiện tại chưa đủ công, Đức , vẩn dùng sắc lệnh của Thầy để hành Đạo, như vậy theo tôi nghỉ , việc tu hành thấy không khó, nhưng cũng không dể, vì Thầy tôi điểm Đạo , nhận người vào Đạo từ năm 1976, có khoảng 500 người học ,từ các Tỉnh : Định-Quán, Trị-An, Bình-Thuận, Bến-Lức, Long-An, Cần-Đước, Gò-Công và TP HCM ,( 15 năm nay không nhận người học nửa)
Đến nay số người còn tu luyện và được phong Sư, chưa đến 20 người !!!
Và những người này vẩn chưa đi đến cuối đường Đạo , nên vẩn còn phải qua một đợt sàng lọc của vị giám khảo cuối cùng nửa.( yếu tố thứ 3) không biết còn được bao nhiêu ? .Cổ nhân nói : người học Đạo nhiều như lông trâu, còn người thành Đạo như sừng ..thỏ...
Còn tiêp....
 
phongba Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 1:26 AM | Message # 4
Major general
Group: Disciples
Messages: 410
Status: Tạm vắng
Qua 20 năm học Đạo, Thầy cho học để chuẩn bị luyện Huỳnh-Đình-Kinh, đồng thời bổ sung kiến thức và kinh nghiệm làm Thầy (dạy học trò), một người học Đạo được một thời gian, thì sẻ được cấp một khăn đỏ ( 50x50 cm), trong đó có những chử Bùa Hộ-Thân, và Sắc-Lệnh Tổ, để làm trang thờ, xác nhận Đạo-Phái của người tu, nơi hướng tâm linh về Tổ-Đình ở cỏi vô hình, và cũng là nơi sên Bùa, tác-Pháp, chửa bệnh cho chúng sanh.
Sau khi được phong-Sư, sẻ được cấp khăn ấn( 80x80cm) , do chính tay Thầy vẻ và sên ( gần giống cách truyền Y-Bát, xác nhận khả năng làm thầy).
Hằng ngày người Học-Đạo, thắp nhang khấn nguyện với thành tâm, thành ý
Bài Kinh vái Tổ:
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
_ Nam Mô Phật- Bà, Phật- Tổ, Phật- Mẹ, Phật- Thầy. Thầy- Tổ, Tổ- nghiệp cảm ứng chứng minh. Tam vị Thánh-Tổ, cùng các chư Thánh, chư Thần, năm-non, bảy núi_ Trà-Lơn, Ông-Cấm, Ông-Két, Núi-Tượng, Núi-Dài, Cô-Tô, Bà-Đội (núi Bà Đội Om), cùng các lệnh Bà_ Cửu-Thiên-Huyền-Nử, Lê-Sơn-Thánh-Mẩu, Bà-Chúa, Bà-Đen, cùng các Bà- Lục. 12 vị Đạo-Hửu, 36 vị Lục, Lục-Tổ, Lục-Cả, Lục-Xiêm, Lục-Lèo.
Chín phương Trời, mười phương Phật, bảy đời tiên Cửu-Huyền-Thất-Tổ.
Mười hai vị Chúa-Xiêm, mười hai vị Chúa-Lèo, mười hai vị Chúa-Ngải.
Thần-Hoàng-Bổn-Cảnh, Đất Địa Sơn-Thần Thổ-Vỏ, cảm ứng chứng minh cho đệ-tử, được đầy đủ các phương tiện hửu-hình củng như vô-hình để làm tất cả lợi ích cho chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
( Đây là bài Kinh Vái Tổ của Đạo TSTQ,NSTQ, thuộc giáo-Phái: Pháp-Môn-Tự, những chi Phái khác, tôi không biết. Ngày xưa Thầy tôi Thọ-Giáo
Với Thầy-Bảy, chùa Thiền-Môn-Tự, ở ngã tư giếng nước Vũng-Tầu, nếu có vị nào Thọ-Giáo nơi đó, thì là Sư-Thúc, Sư-Bá của tôi.)
_ Thật ra trong Đạo tu Tiên , chử Sát không quan trọng lắm, ( xem Phong-Thần và Tây-du-Ký), vì người làm Thầy được cấp sắc lệnh: Trừ-Tà, Sát-Quỷ, bên TQ gọi là Thiên-Sư bắt ma ( có nghỉa là người làm Thầy được Trời giao trọng trách ,trừ diệt các loại Âm-ma , Quỷ-Quái xâm hại chốn Dương-Gian.). lại nửa khi giúp chúng sanh, mở Thư, Ếm của các thầy Tà-ác. Có hai loại Thư, Ếm_ một là Thư, Ếm bỏ, tự người bị Thư, Ếm , qua thời gian sẻ hết, hoặc có Thầy Giải, Mở hết.
Một loại Thư, Ếm cột, giử, có nghỉa người bị Thư, Ếm sẻ chết sau thời gian chịu đau khổ, loại này có người Giải, Mở , sẻ bị thầy Tà ác kia biết ngay và dùng Tà Pháp hảm hại, ngăn chặn, không cho Giải, Mở. Nếu người Thầy Giải, Mở, yếu tay Ấn, sẻ bị hại. Do vậy khi Giải, Mở , phải biết liệu cách phòng bị, khi biết Tà-Pháp ảnh hưởng đến bản thân, phải dùng hết sở học để chiến đấu với kẻ ác, kết quả của người thua , nhẹ sẻ bị phế vỏ công, man man, nặng thì xuống gặp Diêm-Vương chờ định tội, do đó Sát nhưng vẩn vô tội , ( tương tự Tôn-Ngộ-Không sát yêu , để độ Đường-Tăng đi Tây-Thiên thỉnh Kinh, xong phận sự vẩn được thành Phật.). Đó là bàn về ý của Giới-cấm trong Đạo-Phái của chúng tôi, các Đạo khác thì “bất khả tư nghì”.
_ Người học Đạo phải có một quan niệm đúng đắn về “ Huyền-Năng”, để tránh mọi phiền phức và nguy hiểm về sau. Những “ Huyền-Năng” dường như khác thường, nhưng không hề có tính cách phản Thiên-Nhiên, trái với các định luật của vủ trụ.
_Người có được những “ Huyền-Năng” đó rất hiếm, tất cả những “ Huyền- Năng” đều tiềm tàng trong tất cả mọi người, vì chưa được phát triển nên chưa xuất hiện, chỉ khi nào con người hoàn toàn làm chủ lấy chính mình thì
“ Huyền-Năng” sẻ tự nhiên khai mở (tương tự như Phật-Tánh), nhưng vẩn còn rất nhiều nguy hiểm đợi chờ. Thói xấu đầu tiên cần phải ý thức là sự
“kiêu căng” , mặc dù “ Huyền-Năng” tiềm ẩn trong tất cả mọi người, nhưng vì số người có Huyền-Năng rất ít, nên những người tu luyện được Huyền-Năng, thông thường họ lầm tưởng là họ trở thành đấng này, đấng nọ. Họ tưởng rằng mình đả sáng suốt, đả được giao phó các sứ mạng lớn lao, không có gì có thể lầm lạc được nửa!!. Từ đó đưa đến nguy cơ thứ hai đó là sự “lầm lẩn”, một người đắc được Huyền-Năng cần phải biết rằng, có rất nhiều người khác củng có các Huyền-Năng tương tự, chứ không phải mình là người duy nhất được hưởng ân huệ đó!!. Vì không ý thức được điều này nên dể lầm lạc về những điều mình chứng nghiệm. Thiếu khả năng xét đoán, thiếu nhửng tiêu chuẩn để trắc nghiệm xem điều mình ý thức được có hợp với Chân-Lý hay không, thiếu ý thức về sự tương đối, nên dể lầm lẩn một việc tầm thường thành các Chân-Lý trọng đại, gây ra những sự lầm lẩn cho những người theo sau.
Nguy hiểm thứ ba là sự “không trong sạch” , tinh khiết trong đời sống cũng như tư tưởng , chỉ một niệm bất tịnh nhỏ, cũng đủ lôi cuốn những ảnh hưởng xấu xa, và một niệm sai lầm từ khởi điểm ,sẻ làm lệch hướng đi của mục đích tu hành đạt thành Chánh-Quả.
Đến nay đả được 25 năm tu luyện trong Huyền-Môn, vẩn còn phải học nhiều điều từ Thầy và các huynh, đệ. Tôi thấy rằng những gì mình hiểu ,chỉ là giọt nước trong Đại-dương quanh ta, khi nào thật sự buông xả được từ trong tâm, ngoài thân , không còn dính mắc thì mới có thể Ngộ được Đạo, không còn phải học nửa, có một bài khẩu-quyết để tu luyện, theo thể thơ _thất ngôn, bát cú_ như sau:
_Người tu được Một, mới là linh,
Một ấy nằm ngay, ở giửa mình,
Lặng lẻ tịnh ngồi, gom Tứ-Tổ,
Im lìm ngưng ngó, hiệp Tam-Tinh,
Đem Thần về- Cội, Tâm vô động,
Dẩn Khí Qui- Căn, hơi phải bình,
Nhất Khiếu Huyền-Linh, thông vạn Pháp,
Thiên Kinh vạn quyển, nhất thời Minh.
_ Khiếu Huyền-Linh chưa thông, một phần có lẻ hơi chậm hiểu, do vậy tôi bổ sung bằng sự nghiên cứu trên Đan-Kinh của Đạo-Gia, Huyền-Thuật của tất cả các môn –Phái, để mở rộng sự hiểu của mình trên đường Đạo , do đó những người tôi có duyên gặp , đều có thể là thầy tôi trên khía cạnh nào đó.
_ Những gì chúng ta xem trên sách vở, thì không thể làm theo được.
_ Lúc trước, khi vào Huyền-Môn được khoảng 10 năm, tôi xem trong sách, có đoạn dạy : _ « đem Thần-Quang trở soi Đan-Điền », nửa đêm sau khi luyện Thiền xong, tôi thử làm theo và kết quả đến ngay sau 3 đêm vận công, lúc ấy tôi đang là Kỷ -Thuật –viên về Châm- cứu, tại cơ sở thuốc Nam từ-thiện của chùa Ngọc-Minh-Đài, ở đường _Nguyễn-Khoái Q4, bị tiểu ra máu, và không tiểu được do máu đông cục ở Bàng-Quang, phải nhập viện cấp cứu, về nhà dưỡng bệnh 3 năm, từ trên 50kg còn lại 35 kg, đi, đứng ,nằm , ngồi rất khó khăn, cột sống bị lệch ngay Mệnh-Môn huyệt (ngang thắt lưng).
Thầy tôi nói do vận công không đúng, Đem Thần-Hỏa xuống đốt Thận-Thủy, dùng phương pháp không đúng nên Tẩu-Hỏa, may mà còn nhẹ, nếu nặng sẻ liệt nửa người suốt đời. Ba năm sau tuy phục hồi tu luyện lại được , nhưng đường của mạch Đốc vẩn yếu hơn người khác, từ đó hiểu rằng nếu Pháp-tu luyện nào có dùng ý dẩn khí , phải có Thầy hoặc người tu luyện kinh nghiệm hướng dẩn , mới hy vọng không gặp trở ngại .đó là « không thầy đố mầy làm nên ».
Hơn năm nay , tôi phối hợp thêm Thiền Minh-Sát (VIPASSANA) , phương pháp luyện Tinh-Khí-Thần của Đạo-Gia, với sự tu luyện Huyền-Công của môn-phái, tạm gọi là Tiên Phật hợp Tông, người xưa có câu : Tánh do tự Ngộ khai Huyền-Khiếu, Mạng giả Sư truyền ấy thậm thâm...
Kính thưa các bạn trẻ, đang muốn tìm thầy học Đạo, truyện kể đến đây đả Hết. Người bạn của tôi đả tìm được nơi ẩn cư tu theo Pháp Thiền thuộc Nam-Tông ở DaLat pháp danh : Thích-Phổ-Thiền. Có lẻ bắt chước theo như huynh Hùng-Sơn.
Mong rằng các bạn dùng thật Tâm học Đạo, và như các bạn đả biết sẻ phải tốn bao nhiêu thời gian học Đạo, hành Đạo, để các bạn chuẩn bị tốt hơn là không biết. Trên đời này tất cả mọi ngành học đều có thời gian nhất định , riêng học Đạo thì không có thời gian cố định nào, cho đến ngày đạt được Đạo Giải-Thoát.
Và việc quan trọng các bạn nên thọ giáo vị Thầy có Thật chung quanh bạn, mà cũng có thể ngay trước mắt bạn. Chúc các bạn nhiều may mắn.
Người kể truyện _ nkimthin
nguon : http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?453721-truy%E1%BB%87n_-t%E1%BA%A7m-s%C6%B0-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BA%A1o-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-20
 
thanhlongphapsu Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 5:24 AM | Message # 5
Generalissimo
Group: users
Messages: 1380
Status: Tạm vắng
 
truclam2011 Date: Thứ Tư, 16 Jul 2014, 11:04 AM | Message # 6
Lieutenant
Group: Users
Messages: 76
Status: Tạm vắng
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 17 Jul 2014, 8:32 AM | Message # 7
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



AToanMT
 
FORUM » THÀNH VIÊN » SƯU-TẦM GÓP NHẶT » truyện_ tầm sư học đạo thế kỷ 20
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO