Thứ Năm
25 Apr 2024
8:43 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Nam  
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN HUYỀN HỌC » ÂM THANH CỦA TÂM HỒN (Sưu tầm)
ÂM THANH CỦA TÂM HỒN
Nam Date: Thứ Sáu, 16 Jul 2010, 6:02 AM | Message # 1
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
ÁNH SÁNG - T2 - ÚC CHÂU Biên soạn.

THE INNER SOUNDS – NADAS.

Những người bị bệnh ù tai , họ thường hay nghe được âm thanh như chuông reo trong tai của họ ; nếu một người nào khác kê sát lổ tai của họ để ráng nghe , thì có khi cũng nghe được âm thanh nầy phát ra từ trong tai của người bị ù tai nầy .

Trong hệ thống Huyền Học cho đây là âm thanh của bên trên – Higher self – Những người tập Du già Yoga hay tỉnh tọa ,thường tìm nghe những âm thanh nầy , để giúp cho sự tu lhuyện của họ .

Phương pháp dùng để nghe âm thanh bên trong như sau :

1.- Ta có thể đóng một cái ghế cao bằng đầu gối , xong ta ngồi xuống , chống hai cùi chỏ lên mặt ghế .

2.- Hoặc ta có thể nằm hay ngồi một cách thoải mái , dùng hai ngón trỏ của hai tay , ấn nhẹ vào hai cục thịt nhỏ bên trong vành tai ; đè cục thịt nhỏ nầy cho đến khi ,nó làm bít lổ tai lại .Một lúc sau , ta sẽ nghe được những âm thanh bên trong : Lúc đầu ta sẽ nghe tiếng âm thanh bơm của máu , khi âm thanh nầy mờ đi , thì âm thanh thật sự của bên trong sẽ vang ra , những âm thanh nầy có khi to khi nhỏ ,có khi êm diệu ; ta đừng nên để ý chụp bắt lấy nó , hoặc dùng cái trí của ta để phân tích nó , mà chỉ để ý nghe nó , âm thanh nầy có khi lên khi xuống , ta để ý xem âm thanh nầy có một nhịp điệu nào không ? Thông thường âm thanh nầy bất chợt ngưng đi và âm thanh mới lại nổi lên .
Âm thanh ta nghe như tiếng con Ong kêu , tiếntg gió hay khúc nhạc thiên thần , là nó có liên quan đến trung tâm năng lực chakra hay một loại năng lượng nào mà ta đang có . Âm thanh nầy có một mật độ , âm lượng , âm điệu và từng số rung động rất đặc dị .

Nên tập nghe âm thanh nầy thường ngày , nó sẻ giúp ích cho sự thiền định . Khi nghe quen , ta có thể̀ nghe âm thanh nầy bất cứ lúc nào khi ta muốn , bằng cách chú ý đến nó .
Khi ta bị ù tai , ta có thể tập phát âm thanh MMM và NNN bằng cách ngậm miệng lại , lưởi khóa ở bên trong , sự căng môi sẽ giúp giảm , sự căng thẳng ở mép miệng . Âm thanh MMM mang năng lực đến cho nảo , kích thích tuyến nảo thùy – Pineal gland – ở luân xa thứ sáu ở giữa hai chân mày , có thể làm khai mở khả năng trực gíác .
Khi lổ tai ta bị ù , thì đó có thể là những tín hiệu của siêu ngả nhắc nhở ta . Muốn làm cho hết ù tai , thì ta hảy thở nhẹ nhàng và có nhịp độ cho đến khi ta tìm được âm thanh thích hợp .

Những âm thanh nghe được bên trong tâm ta qua các luân xa là :

- Trung tâm năng lực xương cùng – Root chakra ..........Tiếng xe cộ, côn trùng hay dế kêu , âm thanh điện tử.
- Trung tâm năng lực bụng – Sacral chakra .........tiếng ù tai , chuông reo , nước chảy hay thác đổ .
- Trung tâm năng lực ngực – Solar chakra ..........Tiếng sáo kêu.
- Trung tâm năng lực tim – Heart chakra .........Tiếng ca , chuông , tiếng ốc tù và - conch shell – hợp âm thiên thần tiếng kèn kêu dê – Ram’s horn .
- Trung tâm năng lực cổ họng – Thoat chakra ...........Tiếng gió, tiếng sóng biển .
- Trung tâm năng lực chân mày – Brown chakra ..........Tiếng ca AUM vọng lên từ tim .
- Trung tâm năng lực Đỉnh đầu – Crown chakra .........Tiếng không âm thanh – Silence .

Ánh Sáng T2 Úc Châu biên soạn.

 
cafesnt Date: Thứ Sáu, 16 Jul 2010, 8:57 AM | Message # 2
Major general
Group: Moderators
Messages: 357
Status: Tạm vắng
biggrin
http://orkutluv.com/ graphic comments-Thank You Gallery
 
Nam Date: Thứ Sáu, 16 Jul 2010, 4:17 PM | Message # 3
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Thanks, cafesnt có nhiều hình động đẹp quá. Cám ơn nhiều.

Thân

 
atoanmt Date: Thứ Tư, 21 Jul 2010, 11:16 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bạn Nam

AToanMT
 
Nam Date: Thứ Bảy, 31 Jul 2010, 6:35 AM | Message # 5
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Âm thanh và ánh sáng trong thể nghiệm Thiền

Sự tiến bộ của vật lý cho ta biết thêm những cấu tạo dưới nguyên tử (sub atomic). Đó là những hạt quarks. Hiện tại người ta lại biết rằng Quarks không phải là cấu tạo cơ bản vì chúng có tính không ổn định, chúng có thể thay đổi. Lý thuyết mới nhất Super string theory: Cho rằng yếu tố cơ bản không phải là hạt (particle) mà là dây (string). Theo lý thuyết này, Proton gồm có 3 dây, mỗi dây tương ứng với một quark. Mỗi dây có chiều dài bằng nhau (chiều dài đó có trị số bằng hằng số Planck), nhưng rung động với các tần số khác nhau. Sự rung động của mỗi dây giống như mỗi nốt nhạc. Cả thế giới vật chất là một bản giao hưởng vĩ đại.
Thế giới vật chất của chúng ta có bản chất là sóng. Toàn bộ vũ trụ với các thiên thể là những sóng. Đất đá là sóng. Cơ thể sinh học chúng ta là sóng. Âm thanh, ánh sáng, hương-vị, cảm giác cũng là sóng. Như vậy có thể cái đầu tiên cũng là sóng năng lượng chăng? Trong kinh Tân Ước, thánh John viết:
“In the beginning was the Word and the Word was with God and the Word was God”. Ban đầu có Ngôi Lời? Ngôi Lời ở cùng Chúa trời và Ngôi Lời chính là Chúa trời.
Cái gì là Ngôi Lời-The Word? Giải thích của giáo hội Cơ Đốc theo nhiều người là rất khó hiểu. Nếu thoát ra khỏi sự giải thích của Giáo hội Cơ đốc, người ta có thể phân vân Ngôi Lời phải chăng chính là biểu tượng của âm thanh, của sự rung động, của sóng. Triết học Hy Lạp coi Ngôi Lời là Logos, là cái Lý sáng tạo toàn thể vũ trụ và loài người (Bùi Giáng dịch là cái Lồ gồ :P)
Âm thanh bên trong-The inner sounds
Giống như tất cả mọi hiện hữu vật chất. Cơ thể của chúng ta cũng là sóng tức những dao động. Và những dao động này ta có thể cảm nhận được. Thỉnh thoảng khi bạn mệt, bị cảm cúm hoặc sau một cố gắng quá sức, bạn có thể nghe ù tai (nghe như tiếng ve kêu). Triệu chứng này bác sĩ gọi là tinnitus (French: bourdonnement de l’oreilles). Ù tai loại này xuất hiện thình lình và cũng biến mất đột ngột, ít khi kéo dài quá vài ngày. Tôi dám chắc rằng nó không phải là tổn thương những sợi lông nhỏ của tai trong, như chẩn đoán của các bác sĩ tai-mũi-họng, nhưng đó là “âm thanh bên trong, the inner sound”! Những âm thanh này chính là những dao động của cơ thể của bạn. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nó xuất hiện để bạn có ý thức về chính cơ thể mình. Ngoài ra có thể nó còn đi kèm với cơ chế tự sửa chữa, tự phục hồi cơ thể!
Thỉnh thoảng ngay lúc bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng có thể nghe được Âm thanh bên trong. Thỉnh thoảng trong lúc ngồi thiền bạn cũng có thể nghe âm thanh bên trong. Đa số nghe âm thanh bên trong giống như tiếng côn trùng, tiếng ve, tiếng vang trong vỏ ốc lớn. Có người nghe được tiếng sáo, tiếng trumpet, tiếng tù-và, tiếng đàn Harp, tiếng trống, tiếng sấm, tiếng sóng biển.v.v…Đôi khi rất hiếm, có người nghe được tiếng nhạc với melody rõ rệt. Lịch sử chế tạo nhạc cụ cho biết rất nhiều nhạc cụ được chế tạo ra do kinh nghiệm từ âm thanh bên trong.
Ấn độ giáo thường được biết đến với biểu tượng thần Krisna đang thổi sáo. Chương Khải huyền (Revelation, Apocalype) của Tân Ước kể về mặc khải của Đức Jesus với bảy thiên thần thổi bảy cây kèn Trumpet. Đại thừa Phật giáo trong Kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm Phổ môn có đề cập tới Diệu âm, Phạm âm, , Hải triều âm, Quán thế âm, Thắng bỉ thế gian âm. Rất nhiều tôn giáo` và giáo phái có đề cập đến âm thanh bên trong với những từ khác nhau như: Naad, Akash Bani, Sruti (trong Vedanta) hoặc Nada, Udgit (trong Upanisad) hoặc Kalma (trong kinh Qur’an) hoặc Music of the sphere (Pythagoras).


Sóng-Bản chất của thế giới
Sự tiến bộ của vật lý cho ta biết thêm những cấu tạo dưới nguyên tử (sub atomic). Đó là những hạt quarks. Hiện tại người ta lại biết rằng Quarks không phải là cấu tạo cơ bản vì chúng có tính không ổn định, chúng có thể thay đổi. Lý thuyết mới nhất Super string theory: Cho rằng yếu tố cơ bản không phải là hạt (particle) mà là dây (string). Theo lý thuyết này, Proton gồm có 3 dây, mỗi dây tương ứng với một quark. Mỗi dây có chiều dài bằng nhau (chiều dài đó có trị số bằng hằng số Planck), nhưng rung động với các tần số khác nhau. Sự rung động của mỗi dây giống như mỗi nốt nhạc. Cả thế giới vật chất là một bản giao hưởng vĩ đại.
Thế giới vật chất của chúng ta có bản chất là sóng. Toàn bộ vũ trụ với các thiên thể là những sóng. Đất đá là sóng. Cơ thể sinh học chúng ta là sóng. Âm thanh, ánh sáng, hương-vị, cảm giác cũng là sóng. Như vậy có thể cái đầu tiên cũng là sóng năng lượng chăng? Trong kinh Tân Ước, thánh John viết:
“In the beginning was the Word and the Word was with God and the Word was God”. Ban đầu có Ngôi Lời? Ngôi Lời ở cùng Chúa trời và Ngôi Lời chính là Chúa trời.
Cái gì là Ngôi Lời-The Word? Giải thích của giáo hội Cơ Đốc theo nhiều người là rất khó hiểu. Nếu thoát ra khỏi sự giải thích của Giáo hội Cơ đốc, người ta có thể phân vân Ngôi Lời phải chăng chính là biểu tượng của âm thanh, của sự rung động, của sóng. Triết học Hy Lạp coi Ngôi Lời là Logos, là cái Lý sáng tạo toàn thể vũ trụ và loài người (Bùi Giáng dịch là cái Lồ gồ :P)
Âm thanh bên trong-The inner sounds
Giống như tất cả mọi hiện hữu vật chất. Cơ thể của chúng ta cũng là sóng tức những dao động. Và những dao động này ta có thể cảm nhận được. Thỉnh thoảng khi bạn mệt, bị cảm cúm hoặc sau một cố gắng quá sức, bạn có thể nghe ù tai (nghe như tiếng ve kêu). Triệu chứng này bác sĩ gọi là tinnitus (French: bourdonnement de l’oreilles). Ù tai loại này xuất hiện thình lình và cũng biến mất đột ngột, ít khi kéo dài quá vài ngày. Tôi dám chắc rằng nó không phải là tổn thương những sợi lông nhỏ của tai trong, như chẩn đoán của các bác sĩ tai-mũi-họng, nhưng đó là “âm thanh bên trong, the inner sound”! Những âm thanh này chính là những dao động của cơ thể của bạn. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nó xuất hiện để bạn có ý thức về chính cơ thể mình. Ngoài ra có thể nó còn đi kèm với cơ chế tự sửa chữa, tự phục hồi cơ thể!
Thỉnh thoảng ngay lúc bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng có thể nghe được Âm thanh bên trong. Thỉnh thoảng trong lúc ngồi thiền bạn cũng có thể nghe âm thanh bên trong. Đa số nghe âm thanh bên trong giống như tiếng côn trùng, tiếng ve, tiếng vang trong vỏ ốc lớn. Có người nghe được tiếng sáo, tiếng trumpet, tiếng tù-và, tiếng đàn Harp, tiếng trống, tiếng sấm, tiếng sóng biển.v.v…Đôi khi rất hiếm, có người nghe được tiếng nhạc với melody rõ rệt. Lịch sử chế tạo nhạc cụ cho biết rất nhiều nhạc cụ được chế tạo ra do kinh nghiệm từ âm thanh bên trong.
Ấn độ giáo thường được biết đến với biểu tượng thần Krisna đang thổi sáo. Chương Khải huyền (Revelation, Apocalype) của Tân Ước kể về mặc khải của Đức Jesus với bảy thiên thần thổi bảy cây kèn Trumpet. Đại thừa Phật giáo trong Kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm Phổ môn có đề cập tới Diệu âm, Phạm âm, , Hải triều âm, Quán thế âm, Thắng bỉ thế gian âm. Rất nhiều tôn giáo` và giáo phái có đề cập đến âm thanh bên trong với những từ khác nhau như: Naad, Akash Bani, Sruti (trong Vedanta) hoặc Nada, Udgit (trong Upanisad) hoặc Kalma (trong kinh Qur’an) hoặc Music of the sphere (Pythagoras).

 
Nam Date: Thứ Bảy, 31 Jul 2010, 6:36 AM | Message # 6
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Ánh sáng bên trong-The inner lights

Cũng như âm thanh, ánh sáng cũng là sóng. Ai cũng biết về sóng ánh sáng, về sự tương ứng giữa màu sắc với tần số sóng. Trong thiền định ta có thể đột nhiên thấy xuất hiện ánh sáng. Sự cảm nhận ánh sáng trong thiền định có lẽ khó hơn so với sự cảm nhận âm thanh. Theo kinh nghiệm của tôi, ánh sáng dễ xảy ra khi thiền nhắm mắt. Thoạt đầu vùng đen tối lộn xộn trước mắt ta từ từ trở nên đen tuyền và mịn màng như một khối đồng nhất (homogeneous), sau đó dần dần có những chấm sáng lóe lên. Có thể ánh sáng có nhiều hình dạng hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Đôi khi ta có thể cảm nhận như có hai luồng sáng phát ra từ hai đuôi mắt phía ngoài (phía thái dương). Cũng được coi như là cảm nhận ánh sáng nếu ta bỗng chợt nhìn thấy một hình ảnh hoặc một khung cảnh nào đó với những cường độ sáng khác nhau. Có những phân loại cường độ ánh sáng trong thiền định như: Bóng tối, những điểm ánh sáng lóe, ánh sáng đêm trăng, ánh sáng mặt trời… Một người rất thân của tôi ngồi thiền trong bóng tối bỗng thấy quanh mình là ánh sáng rất sáng, dường như có thể đọc sách được. Bằng thiền định sâu, khi quay về được với bản thể sóng của mình, ta có thể cảm nhận âm thanh hay ánh sáng. Ngay thời điểm giác ngộ cũng có biểu hiện ánh sáng với cường độ cao. Khi Jean Baptist làm phép nước, Jesus Christ cảm nhận một làn ánh sáng từ trời cao vụt xuống ngài, Tân ước ẩn dụ là… giống như con chim bồ câu trắng đang lao xuống. Tuy nhiên một blog friend của tôi kể rằng trong lúc tâm hồn đau khổ cùng cực bỗng nhiên cô trông thấy toàn thể căn phòng rực sáng! Lúc đó phòng tắt đèn và cô cũng không ngồi thiền (?).
Nghĩa là có rất nhiều điều được kể lại về thể nghiệm ánh sáng từ những chuyện thuộc về lịch sử tôn giáo cho đến chuyện của người hành thiền bình thường hôm nay. Theo kinh điển Mật tông, khi chết, lúc cơ thể sinh học tan rã, bản thể chúng ta cũng được bộc lộ như những vùng ánh sáng chói chang (clear light of the nature) và những âm thanh chấn động trong cõi trung ấm.
Surat Shabd Yoga
Chắc chắn sự hiểu biết về âm thanh và ánh sáng đã có từ lâu trong truyền thống triết học và tôn giáo Ấn. Nhưng có một phong trào thiền định về âm thanh và ánh sáng nở rộ cách đây khoảng 700 năm gọi là Surat Shabd yoga. Shabd có nghĩa là âm thanh (Sound) hay lời (Word). Surat Shabd hình thành ở bắc Ấn độ vào thế kỉ 13th, được biết đến như phong trào Sant Mat hay Satsang. Đó là phản ứng của tầng lớp dân dã Ấn độ trước sự kiêu ngạo độc quyền của giai cấp Bà la môn. Người Bà la môn không chạm vào dù là cái bóng của người ở giai cấp khác. Phong trào Sant Mat như một cuộc cách mạng tôn giáo phủ nhận cái bóng quá lớn của Bà la môn tức Ấn giáo bằng những Guru nổi tiếng. Sant Mat vẫn tiếp tục truyền thống của nó tới tận hôm nay với rất nhiều guru và giáo phái. Hiện nay, Surat Shabd ở Ấn độ là Radhaswami. Surat Shabd ở Đài Loan và Việt Nam là pháp môn quán âm. Surat Shabd ở Mỹ là Master Path, Eckanka…Bởi vì Surat Shabd luôn là những giáo phái bí mật (esoteric) hoặc bán bí mật (half esoteric) cho nên nhận diện Surat Shabd là điều không dễ.
Hình ảnh của Sant Mat đáng lẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ không đi theo bánh xe cũ của Ấn độ giáo là tính bảo thủ. Ví dụ họ vẫn giữ những thuộc-tính xấu mà đa số các tôn giáo đã mắc phải, thậm chí họ trở thành những giáo phái thần bí và rất khắt khe. Ví dụ họ vẫn sử dụng lí luận truyền thống của Vedanta là: một người không thể giác ngộ nếu không thọ giáo với một minh sư. Lịch sử cho thấy sa môn Siddartha đã chứng minh luận điểm này là không đúng, là quá cố chấp. Surabd Shabd dùng khái niệm minh sư còn sống (living master) để giữ độc quyền sự phổ biến pháp môn. Cũng từ đó, sự tranh dành địa vị “Minh sư tại thế” đưa đến đấu đá tranh dành quyết liệt trong suốt lịch sử phát triển của Sant Mat. Một số Guru vì thế phải dấu kín tông tích của mình.
Phép quán âm thanh và ánh sáng của Surat Shabd
- Quán âm thanh: Người thực hành chọn sóng chấn động bên trong cơ thể mình làm đối tượng quán. Lắng nghe âm thanh bên trong đầu của mình. Hiệu ứng tăng lên khi dùng ngón cái bịt lỗ tai và trong tư thế ngồi xổm. Lúc đầu người tập nghe được âm thanh côn trùng, lâu dần có thể nghe được những âm thanh gọi là cao hơn như tiếng sáo, tiếng đàn harp, tiếng kèn túi, tiếng sóng, tiếng sấm, tiếng nhạc v.v…
- Quán ánh sáng: Người tập ngồi với tư thế thoải mái, tập trung tư tưởng vào giữa hai chân mày, nơi được coi là con mắt thứ ba. Sau một thời gian sẽ cảm nhận được ánh sáng. Lấy ánh sáng bên trong này làm đối tượng quán để tiếp tục công phu thiền định cho đến mức độ cao hơn. Hiện tại Surat Shabd ở Việt Nam được lấy tên là “Pháp môn Quán âm” hoặc “Pháp môn Diệu âm” với giáo lí cải biến cho phù hợp với Phật giáo là tôn giáo chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng. Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam cũng có một pháp môn dùng kĩ thuật thiền định bịt hai lỗ tai mà họ gọi là “soi hồn” đó là pháp môn vô vi sáng lập bởi Đỗ Thuần Hậu, hiện tại kế tục bởi Lương Sĩ Hằng.
Nhận xét:
Quán âm thanh hay ánh sáng bên trong là quán một cảm thọ của chính cơ thể mình vì vậy về nguyên lý đó cũng là Vipassana. Thực sự thì quán âm thanh bên trong rất dễ cho người mới thực hành thiền định và điều này mau làm tâm ổn định. Quán ánh sáng thì khó hơn, thậm chí có người thực hành hơn hai mươi năm mà vẫn chẳng thấy gì dù có được truyền tâm ấn (initiated) , ăn chay tuyệt đối, duy trì thời gian thiền hai tiếng rưỡi mỗi ngày! Sự thể nghiệm nhiều hay ít tùy thuộc vào yếu tố tiên thiên của từng người (predisposed factors) tức là yếu tố nghiệp, bộ genes của từng người.
Quan sát cho thấy pháp quán âm thanh và ánh sáng cũng chỉ là một pháp tu thiền định như những pháp tu tâp khác. Nó nâng tâm thức người thực hành lên đến mức độ nào, tùy theo căn cơ nghiệp chướng của người đó. Ý nghĩ cho rằng âm thanh và ánh sáng là bản thể cuối cùng của thế giới và đồng nghĩa với Phật tánh thì hoàn toàn sai. Thế giới của ta nằm trong tam giới, còn Phật tánh thì vượt qua tam giới, bao trùm vô lượng thế giới. Tuy nhiên phương pháp tu tập hướng sự di chuyển nhận thức từ cơ thể vật chất thô đến rung động vi tế sâu hơn, như rung động cấp tế bào, cấp phân tử, và cấp vi tế hơn nữa…thì hướng di chuyển này là đúng. Nương theo âm thanh hay ánh sáng để thâm nhập cõi giới vi tế hơn. Có lúc phải vượt qua ánh sáng để đến những thế giới cao hơn. (Surat shabd cho rằng cái ánh sáng mà pháp môn họ đề cập tới là loại ánh sáng khác với ánh sáng thông thường. Đó là loại ánh sáng không có bóng!)
Kinh Lăng Nghiêm có nhấn mạnh đến thể nghiệm ánh sáng của người tu thiền. Trong phần ngũ ấm ma, kinh cũng khẳng định thể nghiệm ánh sáng là tốt, nhưng nếu nhận đó là Phật tánh thì liền rơi vào ma chướng. Một số người lại sợ thấy ánh sáng là thấy ma, vì thế vấn đề “ma chướng” phải nên được hiểu một cách thật rõ ràng. Có thể nói mọi thể nghiệm đều là ma chướng cho tới khi bạn đạt quả vị A nậu đa la, nhưng nếu không đi qua những thể nghiệm ấy nghĩa là bạn đứng yên một chỗ trên đường tu hành. Đức Phật trước giây phút cuối cùng để thành quả vị A nậu đa la mà còn phải đối mặt với bao nhiêu là thể nghiệm ma chướng!

Kết luận:
Mục đích bài viết là muốn:
Gợi ý người đọc về sự tương đồng giữa cái “bản thể của thế giới Vật lý” với “bản chất Tâm của người thiền định ( Dĩ nhiên đây là điều rất nhiều người chưa đồng ý). Hiểu rõ về bản chất vật lý của âm thanh và ánh sáng cũng như thể nghiệm thiền định về âm thanh và ánh sáng có thể giúp người thực hành có cái nhìn rộng rãi hơn về những hiện tượng này. Giúp người thực hành thiền định sẽ không quá thần bí hóa những ấn chứng về âm thanh hay ánh sáng
Giới thiệu thể nghiệm âm thanh và ánh sáng trong ý nghĩa chân thực của chúng. Tâm và Vật là hai thực thể không thể tách rời. Phần sâu nhất của Tâm cũng tương ứng với phần sâu nhất của Vật chất. Một cách đơn giản, ta có thể mường tượng Sự chứng đắc trong thiền định như là sự di dời ý thức từ cấp độ cơ thể đến cấp độ hạt cơ bản và sâu xa hơn nữa.
Giới thiệu những phương pháp thiền định nhắm vào bản thể vật chất của con người: sóng năng lượng. Tuy nhiên phải hiểu rằng âm thanh hay ánh sáng chưa phải là bản thể cuối cùng, chưa phải là Phật tính.
Xác nhận tính giới hạn của tri thức khoa học.Về mặt Vật lý, dĩ nhiên lí thuyết hạt hay dây chưa phải là điểm dừng, nhưng dưới hằng số Planck, là một thế giới mà Vật lý học vĩnh viễn không thể nào biết tới.
Vũ trụ quan Phật giáo quan niệm có vô lượng thế giới. Thế giới mà chúng ta đang sống, đang tư duy triết lí, đang nghiên cứu khoa học chỉ là một phần của cái vô lượng thế giới. Thế giới của chúng ta nằm trong tam giới. Để hiểu biết vượt ra ngoài tam giới phải nhờ đến năng lực thiền định. Trong lịch sử và có thể ngay trong hiện tại, đã từng có những bậc tu hành vượt qua giới hạn của thế giới vật chất bằng thiền định. Theo ngôn ngữ Phật giáo, đó là vượt ra ngoài tam giới.
Tham Khảo thêm
Nghiên cứu về Sant Mat, Sat Sang, Surat Shabd
Sant Mat
Naam or Word
Kirpal Singh
Thakar Singh
Guru Nanak

Sưu tầm từ Website của BS.P.D

 
Nam Date: Thứ Ba, 03 Aug 2010, 8:32 PM | Message # 7
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Bí mật của Chân ngơn- Thần chú và Chú ngữ của Mật Tông

( Sưu tầm từ dd Bạch Dương Hỹ)

Thần chú là một âm thanh thăng hoa, có thể tạo một sự phản ứng đặc biệt trong thân tâm của con người , thần chú có một tầng số rung động trong ethers , nghe thần chú khi ngồi thiền , ta có thể hội nhập vào ánh sáng của nội tâm . Tầng số rung động cùng loại , có thể dùng bởi người khác , để đưa tâm thức của ta lên những cảnh giới cao của tâm thần , đồng thời có thể làm khai mở những quyền năng .Thần chú quan trọng ở nơi âm thanh , chớ không ở nơi ý nghĩa , khi dịch ra ngôn ngữ khác , thì thần chú không còn tác dụng nữa .

Chú ngữ ( Mantra ) là âm thanh của tinh thần , sự khác nhau giữa âm thanh vật chất và âm thanh tinh thần là Hình tư tưởng ( thought form ) độ dài sóng ( wavelength) , tầng số ( frequency) và môi trường truyền dẩn ( medium ) .

Chú ngữ là một dụng cụ dùng để xóa bỏ ( deprogramming ) hay tái tạo những dữ kiện ( reprogramming ) trong máy điện nảo tinh thần của ta . Chú ngữ có hiệu lực cho việc tự kỷ ám thị , bởi việc lập lại một số đoạn văn soạn sẳn có ý nghĩa và mang một mục tiêu mà ta muốn đạt đến , để niệm lên , hầu mang ý niệm nầy , huân tập để cấy vào tiềm thức , mà từ đó nó ảnh hưởng đến ta , trong những hành động hướng về mục đích mà ta đã chủ ý ; Hiệu lực thứ nhì là chú ngữ có thể , tạo sự rung động cộng hưởng đến tâm thân ta , hầu trị bệnh hay đạt đến một mục đích nào đó .

Âm thanh có thể mang làn sóng của hình ảnh truyền đạt đến ta , để mở sự cảm tri của ta . Mổi âm thanh có những dạng rung động cộng hưởng với những vật khác như : màu sắc , thủy tinh thể ( crystals ) và ngũ hành ( elementals ) .

Với một cách thở đặc biệt , ta có thể tạo ra một hình ảnh sáng tạo ; Sự niện chú ngữ AUM cho một số không khí thoát ra ở xoang mủi sẽ tạo ra âm thanh AUM , sẽ tạo ra sự rung động ở xoang mủi , sự rung động nầy lan truyền đến các sàng nảo thất của nảo bộ ( four ventricles of the brain ) . Sự niệm chú ngữ là một công cụ dùng để tập trung , sự chú ý vào một điểm , làm đóng lại những hoạt động của ngũ quan bên ngoài và hệ thống đối giao cảm ( sympathetic system ) để tạo điều kiện cho hệ thống trực giao cảm ( parasympathetic system ) hoạt động , hầu đưa ta đi sâu vào đại định .

Sự lập lại chú ngữ , trong một thời gian , sẽ cộng hưởng trong tâm ta , đến một lúc nào đó , ta không cần phát âm để đọc chú ngữ , mà chú ngữ sẽ tự động vang lên trong tâm ta , và chỉ một mình ta nghe được .

Khi đọc trì chân ngôn thì ta dể nhập định hơn , ý nghĩa của chân ngôn thường hướng về thành tựu và khấn nguyện , một ước nguyện nào đó , sự lập đi lập , lập lại một chân ngôn nào đó , thường có tác dụng ám thị cho ta dần dần dể đi vào nhập định , những người trì tụng thần chú có khả năng cao , niệm những chân ngôn có ý nghĩa , mang những nguyện vọng hiện thực , có thể biến sự tụng niệm những câu chân ngôn nầy , thành những tín hiệu có khả năng , phóng phát ra ngoài , tùy theo công việc như trị bệnh hay tôn giáo v..v...

Mặt khác , những mẩu tự chủng chân ngôn như AUM , khi tụng đọc lên theo một phương pháp đặc biệt , có thể làm cho bên trong nội tạng của thân thể rúng động , rung lên , có tác dụng đã thông kinh mạch và phóng phát một nội lực nào đó của cơ thể , hoặc có thể gây tác dụng tạo một sự tác động đến âm ba bên ngoài mà làm tan vở hay tiêu diệt một chướng ngại vật nào đó .

Dùng thần chú âm thanh , tụng đọc cho một trung tâm năng lực nào đó , để làm cho trung tâm nầy rung lên , cộng hưởng để phụ trợ và tăng thêm cường độ , để rồi dùng từ luân xa nầy như cái loa , hay như là một nơi phát ra năng lực để hướng đến mục tiêu , mà phóng phát năng lực , để tạo một kết quả mà mình mong muốn .

Ở một lảnh vực trì chú cao hơn , người trì chú có thể quán tưởng , một chú ngữ nào đó , kèm theo một loại màu sắc nhất định , sau đó sự trì chú và quán tưởng nầy biến đổi hình dạng theo một qui tắc nhất định , đồng thời phối hợp với sự điều tức , sự lên xuống của nội khí , có thể làm sản sinh một trạng thái khí công hay một hiệu năng nào đó , có hình thức rất là đa diện .

Những tín hiệu của chú ngữ có thể làm sản sinh ra , nhiều hiệu ứng của khí công , có sự quan hệ với âm ba rất là mật thiết .

Chú ngữ lợi dụng , tính xuyên thấu và chiết xạ của thanh ba , để vận hành nội khí , hầu đạt đến , ý đến , âm thanh đến và khí tới : Nói một cách khác , là dùng âm thanh để mang dẩn khí lực , khí lực đi theo ý niệm , và âm thanh ra vào . Đó là đặc điểm đặc thù của việc tụng niện thần chú hay là tin tức mả vậy .

Do đó , Mật Tông Tây Tạng đã lợi dụng tính xuyên thấu , tính khúc xạ của âm thanh , thần chú để mang dẩn nội khí luân lưu trong cơ thể , hầu đạt đến kết quả , khi ý đến đâu , thì khí đến đó , âm thanh đến đó ; dùng ý để dẩn khí , dùng khí để ém âm thanh ; sự phối hợp của âm thanh và khí lực sẽ hình thành một loại hợp lưu , có mật độ và tầng số rung động cao , có khả năng bài trừ những khí nặng trược , hấp thu dưởng khí , giúp ích cho sức khõe và trị liệu .

Những vị có trình độ thiền định cao nói rằng , ấn quyết biểu thị một loại ý nghĩa nhất định , đồng thời tương ứng với sự phát tín hiệu đến một kinh mạch nào của cơ thể , để hổ trợ cho việc khởi phát nội khí và hình thaǹh một ý niệm nào đó .

Pháp môn tu trì luyện tập , chủ yếu về ấn quyết của Mật Tông , thường là dùng ý để dẩn ánh sáng , dùng ba hình ánh sáng của ba màu trắng , đỏ , lam để làm thành những dòng quang tử , đem trường khúc xạ của ánh sáng vũ trụ , dùng ý niệm mà đưa chúng vào bộ đầu , sau đó lại phân phối đi khắp cơ thể .

Trong khi ngồi thiền và bắt ấn quyết , giúp cho người luyện tập , bắt được sự liên lạc với sáu kinh , hổ tương , giao lưu khí lực , có lợi cho việc thanh tịnh thân tâm , làm khai thông phế khí , làm mạnh ruột non , thông tam tiêu , giúp tăng cường năng lực cho cơ thể , thích ứng với ngoại giới ; Khí lực và ánh sáng trong lúc quán tưởng sẽ giúp Tinh - Khí – Thần bên trong cơ thể được thăng hoa và kiện toàn ; dương khí và sinh lực khí được đưa lên , sưởi ấm và bồi dưởng cho ngũ tạng lục phủ ; khi sự luyện ý và khí được tinh chuyên , thì máu huyết sẽ đầy đủ , tinh thần sẽ minh mẩn ; máu huyết của ngũ tạng lục phủ được sung mản , con gnười sẽ được luôn khõe mạnh và kéo dài được tuổi thọ . Ta để những ảnh hưởng của những tầng số rung động lên trên cơ thể con người có thể đưa ta vào trạng thái đại định ( Samadhi - Altered states of conciousness ) và năng lượng của hỏa hầu , lửa tam muội ( Kundalini ) có thể được phóng thích , do sự kích thích của hoàn cảnh chung quanh , bằng những rung động của âm ba và những làn sóng điện từ khởi động .

Khi hành giả đại định , cột xương sống của họ sinh ra sinh điện từ ; và trường điện từ nầy sẽ được phóng ra từ đầu của hành giả , như là một cột trụ ăng ten ( antena ) , nó tạo ra sự cảm ứng , tác dụng hổ tương với điện và từ trường có sẳn chung quanh . Đầu hành giả đồng thời là một trụ ăng ten phát sóng , có thể điều chỉnh , phát và thu những tầng số rung động cộng hưởng hai chiều , lửa hỏa hầu có thể phát triển trong hệ thống thần kinh , sau đó cảm ứng , cộng hưởng với điện từ bên ngoài cơ thể để tạo ra nhiệt và lửa bốc cháy trong cơ thể .

Sưu tầm dd BDH

 
atoanmt Date: Thứ Năm, 05 Aug 2010, 3:21 PM | Message # 8
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
Nam Date: Thứ Hai, 09 Aug 2010, 7:42 PM | Message # 9
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
ÂM NHẠC VÀ SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CON NGƯỜI

Cyril Scott

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu các thể tế nhị của con người mà người ta thường gọi là “các lớp vỏ của linh hồn”. Nếu khoa phân tâm đã đem lại một ít tia sáng về các phản ứng lạ lùng của bản tánh con người thì Thông Thiên Học đi xa hơn và giải thích rõ ràng bản tánh ấy. Các nhà Thần linh học đã chứng minh rằng con người không phải là xác thân nầy mà là linh hồn trường cửu. nhà những nhà hướng dẫn nhơn loại đã dùng thần nhãn sưu tầm tỉ mỉ và đã giải thích rõ thế nào là linh hồn và các mối liên quan giữa linh hồn với xác thân cùng các cõi trên của tâm thức.

Theo sự sưu tầm nầy, các thể tế nhị tạo thành một vùng hào quang mà người có thần nhãn dù thuộc môn phái nào, cũng đều thấy được. Các thể đó bao quanh và thấm nhuần xác thân các thế ấy được gọi là thể phách, thể vía và thể trí. Hai thể sau nầy nhứt là thể trí được tạo bằng những chất rất thanh nên mắt phàm không thấy được.

Chúng ta cần biết qua các thể như vậy để hiểu rõ ảnh hưởng của âm nhạc đối với sự phát triển của các thể. Chúng ta sẽ hiểu được phần nào vì sao một loại nhạc cảm nhiễm thể nầy nhiều hơn thể kia. Chúng ta cũng sẽ biết vì sao cái phần tư âm (quart de ton) trong âm nhạc Ấn Độ tác động trên thể trí và trên các khoa triết học và siêu hình; vì sao phần ba âm (tiers de ton) của âm nhạc Ai Cập xưa tác động trên thể tình cảm và ở các khoa nghi lễ và huyền môn; và vì sao cái phân nửa âm của âm nhạc Tây Phương tác động đặc biệt trên thể xác, thể phách và các khoa có tánh cách thực tế như cơ giới, chánh trị v.v… Lý do cái phần tư âm thanh hơn nên mới cảm nhiễm thể trí thanh hơn các thể, còn các âm kia trượt hơn nên ảnh hưởng đến các thể dưới nhiều hơn.

Thường, khi ta nói đến âm nhạc, ta chỉ biết tác động của nó ở cõi trần vật chất dưới hình thức những rung động và không biết những ảnh hưởng sâu đậm của nó ở các cõi trên. Ảnh hưởng nầy rất quan trọng vì chính nó lưu một dấu vết không phải trên các thể tinh vi nghĩa là trên tánh tình, là cách ăn thói ở của con người. Người có huệ nhãn thấy rõ các ảnh hưởng nầy dưới những màu sắc và hình dáng khác nhau tùy giá trị của bản nhạc và tình cảm nó xúc khởi. Khi âm nhạc xúc khởi sự sùng tín thì màu lam hiện ra ở hào quang thính giả và theo luật đồng thanh tương ứng, nó còn tăng cường màu lam của những người mộ đạo khác. Những tình cảm cũng tạo những màu sắc tương ứng ở hào quang con người. Tuy nhiên, âm nhạc thường vẫn vô hiệu quả đối với những người thô lỗ, nếu không thì ở những thành phố có nhiều cuộc hòa nhạc, các linh hồn thấp kém sẽ tiến mau và luân lý sẽ được chấn hưng dễ dàng. Dù sao, mọi linh hồn đều nhận ít nhiều ảnh hưởng quí báu của âm nhạc.

Chúng ta nên biết rằng màu sắc và hình dáng do âm nhạc tạo nên ở các cõi trên vẫn còn sau khi âm thanh chấm dứt. Nói cách khác, tình cảm chứa đựng trong bản nhạc vẫn tác động trong một thời gian sau và trong một khoảng không gian nào đó. Điều nầy giống như hiện tượng xảy ra khi ta ném một viên đá xuống nước. Sau khi viên đá chìm, sóng vẫn gợn và lan rộng ra; nếu có một cọng rơm ở đó, nó sẽ bị dao động ít nhiều. Hiệu quả của âm nhạc ở các cõi trên vẫn y như thế nhưng lớn lao hơn.

Như vậy, âm nhạc tác động theo hai lối, một lối thô kệch, một lối tinh vi. Những bản nhạc mà ta nghe được ở cõi trần, vì chúng nó êm dịu nhịp nhàng nên có khả năng tinh luyện những gì trọng trược ở con người vật chất. Âm nhạc còn một phần khác không nghe được nhưng tác động mạnh trên các thể tinh vi khi thì trực tiếp khi thì qua sự trung gian của hoàn cảnh, để giáo hóa và tô điểm linh hồn.

Đây là một thắc mắc đáng lưu ý. Người ta có thể hỏi : Nếu một cuộc hòa tấu được tổ chức gần một rạp hát bóng vang dậy những thứ nhạc không tốt, kết quả sẽ như thế nào ở cõi vô hình ? Phải chăng có một sự xung đột, một sự va chạm bất hảo ? Không. Là vì ở cõi vô hình có nhiều bề đo khác nhau và một loại rung động nầy không xen vào loại rung động kia y như tia nắng mặt trời không pha trộn với âm ba vô tuyến điện.

Đôi khi, ta có thể ở giữa hai nơi có cuộc hòa nhạc mà ta không nghe được. Trong trường hợp nầy, ta nhận những ảnh hưởng nào phù hợp với ta. Ví dụ người ta trình diễn nhạc của Bach ở một nơi và nhạc của Mendelsoohn ở nơi kia. Nếu ta là một nhà trí thức có nhiều màu vàng ở hào quang, màu vàng trí thức của âm nhạc Bach sẽ đến tăng cường màu vàng của hào quang ta khiến nó tươi thắm lên. Nếu chúng ta chỉ là một nhà trí thức, ít tình cảm, thiếu lòng từ, ta không có màu xanh táo (vert - pomme) ở hào quang, thế là màu xanh của nhạc Mendelsoohn lướt qua hào quang của ta mà không gây ảnh hưởng. Trong trường hợp nầy, ta không nhận một rung động nào của nhạc Mendelsoohn. Trái lại nếu ta vừa mở trí, vừa mở tâm, ta hưởng cả hai cuộc hòa nhạc, một tác động của thể trí, một tác động của thể vía.

Các trường hợp chúng tôi vừa trình bày rất đơn giản. Trên thực tế, hào quang của ta đượm rất nhiều màu sắc và nhờ thế nhận được rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.

H.V. dịch
(Trích Ánh Đạo số 19 năm 1971)

Message edited by Nam - Thứ Hai, 09 Aug 2010, 7:46 PM
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 12 Aug 2010, 9:13 PM | Message # 10
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
Dragon Date: Thứ Sáu, 19 Nov 2010, 11:41 PM | Message # 11
Lieutenant colonel
Group: Users
Messages: 111
Status: Tạm vắng


♥ Thời gian thích hợp gặp 1 người thích hợp là 1 HẠNH PHÚC . Thời gian thích hợp gặp 1 người ko thích hợp là 1 SAI LẦM.
Thời gian ko thích hợp gặp 1 người ko thích hợp là 1 TAI ƯƠNG. Thời gian ko thích hợp gặp 1 người thích hợp là 1 NUỐI TIẾC.
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 22 Dec 2010, 2:28 PM | Message # 12
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Bài sưu-tầm này của Bạn Nam hay wá ta...


AToanMT
 
Nam Date: Chủ Nhật, 16 Jan 2011, 3:02 PM | Message # 13
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Bảy Luân Xa

Photobucket

 
atoanmt Date: Chủ Nhật, 16 Jan 2011, 4:26 PM | Message # 14
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng

Xin các Bạn xem chyện MA ÁM
Vì có liên quan đến các Luân Xa. Link:

http://atoanmt.ucoz.com/forum/36-256-1



AToanMT
 
Nam Date: Thứ Hai, 17 Jan 2011, 7:37 PM | Message # 15
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Nam có đọc qua chuyện Ma ám rùi. Số 7 nằm trên đỉnh, đây là cửa ngỏ để liên lạc với các chư vị (Spiritual Connector). Số 6 - mắt thứ ba cùng với số 7 là hai điểm quan trọng của những người tu luyện chú trọng về luân xa.
Đối với một tu luyện giả, tự mình mở được số 6 &7 là một bước tiến đáng được chú trọng.
 
Nam Date: Thứ Bảy, 22 Jan 2011, 6:48 AM | Message # 16
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Giới thiệu vài âm đơn tiếng Phạn được dùng trong các chú ngử Ấn Độ giáo

SHRIM :("shreem") mật ngữ của nữ thần tài Lashmi. Trì chú này có thể vận chuyển tài lộc, sức khỏe tốt, hạnh phúc trong gia đình, bè bạn, con cái và an tỉnh tâm hồn

KLIM: ("kleem") gia lực chú, được dùng chung với chú ngử khác có thể hiện thực các mong cầu.

Tải "link" đoạn giới thiêu âm thanh đơn (seed sound) trong chú ngử Ấn cổ

http://www.mediafire.com/file/xho1vb4xvo9zjcp/Seed%20sound.wav

http://www.mediafire.com/file....tra.wav

Chúc các bạn vạn sự cát tường, như ý ! happy

Message edited by Nam - Chủ Nhật, 23 Jan 2011, 6:33 PM
 
Nam Date: Thứ Tư, 26 Jan 2011, 7:36 AM | Message # 17
Lieutenant colonel
Group: Moderators
Messages: 114
Status: Tạm vắng
Testing



Message edited by Nam - Thứ Tư, 26 Jan 2011, 6:46 PM
 
atoanmt Date: Thứ Tư, 26 Jan 2011, 9:55 PM | Message # 18
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng


AToanMT
 
FORUM » TRUYỆN HUYỀN HỌC » TRUYỆN HUYỀN HỌC » ÂM THANH CỦA TÂM HỒN (Sưu tầm)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO