Thứ Năm
25 Apr 2024
10:57 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

[ BÀI VIẾT MỚI · Forum rules · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN ĐỈNH-CAO-TRÍ-TUỆ » SIÊU BÁC SĨ
SIÊU BÁC SĨ
dtsoctrang Date: Thứ Hai, 14 Sep 2015, 2:11 AM | Message # 1
Sergeant
Group: Disciples
Messages: 26
Status: Tạm vắng
27 năm mới học xong Bác Sĩ


Đó là trường hợp của N.V.C. (sinh năm 1965, quê xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), nguyên là sinh viên y đa khoa khóa 87 của Trường ĐH Y dược TP.HCM.

Công văn của các sở y tế đề nghị Trường ĐH Y dược TP.HCM xem xét cho sinh viên đậu tốt nghiệp
Và 10 trường hợp khác là sinh viên y khoa các khóa 1985 đến khóa 2003 có thời gian học 10-24 năm đều đã được tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại trường này.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, N.V.C. trúng tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 1987.

Trong quá trình học, N.V.C. nhiều lần nợ môn và tạm ngưng học. Sau đó, N.V.C. được nhà trường giải quyết cho học lại nhiều lần, gần đây nhất là khóa 2003 và khóa 2008 nhưng vẫn tiếp tục nợ môn.

Năm 2008 N.V.C. được nhà trường cho học lại năm thứ 6 và thi các môn thi lại tốt nghiệp. Ngày 30-7-2014, N.V.C. thi lại tốt nghiệp môn tổng hợp hệ nội lần 1 nhưng chỉ đạt 3 điểm.

Đến ngày 14-10-2014, N.V.C. thi lại tốt nghiệp môn lý thuyết nội khoa tổng hợp lần 2 cũng chỉ đạt 4 điểm.

Sau đó, N.V.C. lại làm đơn xin cứu xét đậu vớt tốt nghiệp lên Trường ĐH Y dược TP.HCM.

“Nhà trường hết sức thông cảm cho sinh viên y khoa có thời gian theo học vượt quá quy định bị trường buộc thôi học. Vì vậy nhà trường xem xét vận dụng quy định để có thể cứu vớt sinh viên đi được đến đích. Nếu áp dụng cứng nhắc theo đúng quy chế thì sẽ có nhiều trường hợp sinh viên không ra trường được"
GS.TS Lê Quan Nghiệm

Được tốt nghiệp bác sĩ sau khi... xin

Điều đáng nói, trước đó vào ngày 18-3-2013, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã có công văn gửi Trường ĐH Y dược TP.HCM “đề nghị xem xét cho đậu tốt nghiệp” đối với sinh viên N.V.C.

Trong văn bản này nêu rõ:
“Xét đơn của ông N.V.C., sinh năm 1965, là sinh viên lớp y 2003, tổ 22 khoa y ĐH Y dược TP.HCM về việc xin cho đậu tốt nghiệp.

Ông N.V.C. có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhà ở vùng sâu thường xuyên bị lũ lụt do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập.
Về nhu cầu của địa phương hiện nay còn thiếu cán bộ có trình độ đại học để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng sâu biên giới.
Do đó, Sở Y tế kính đề nghị ĐH Y dược TP.HCM và phòng đào tạo xem xét cho ông N.V.C. được đậu tốt nghiệp”.


Trao đổi với chúng tôi về việc này, lãnh đạo Trường ĐH Y dược TP.HCM xác nhận N.V.C. nguyên là sinh viên khóa y 87 của trường.

Đồng thời cho biết theo quy định của nhà trường, sinh viên y đa khoa sau khi đạt các môn trong chương trình đào tạo phải dự thi tám môn thi tốt nghiệp gồm bốn môn lý thuyết và môn thực tập nội, ngoại, sản, nhi.

Nếu thi không đạt môn nào, sinh viên phải thi lại môn đó cho đến hết thời hạn cho phép thi tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Khi hết thời hạn được phép thi, sinh viên nào đã thi đạt bảy môn thi tốt nghiệp, chỉ còn một môn đạt 4 điểm sẽ được hội đồng thi tốt nghiệp xét vớt, được nhà trường công nhận tốt nghiệp và cấp bằng.

“Việc xét vớt tốt nghiệp khi chỉ có một môn thi tốt nghiệp duy nhất đạt 4 điểm đã có tiền lệ tại trường được Bộ GD-ĐT chấp thuận bằng văn bản từ năm 2005”
- GS.TS Lê Quan Nghiệm, phó hiệu trưởng nhà trường, khẳng định.

Cụ thể hơn về trường hợp N.V.C., ông Nghiệm cho biết:
“N.V.C. dự thi tốt nghiệp chỉ còn một môn lý thuyết nội tổng hợp đạt 4 điểm nhưng đã hết thời hạn được phép thi lại nên theo quy định được hội đồng thi tốt nghiệp xét vớt và được nhà trường công nhận tốt nghiệp.
Các trường hợp sinh viên có từ hai môn thi tốt nghiệp chỉ đạt 4 điểm hoặc một môn đạt 3 điểm sẽ không được xét vớt tốt nghiệp”.


PGS.TS Lý Văn Xuân, nguyên trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết thêm:
“N.V.C. là sinh viên ở vùng sâu, vùng xa. Trong quá trình học C. có xin nghỉ học hai, ba năm gì đó vì hoàn cảnh khó khăn và bị lưu ban một, hai năm gì đó nữa nhưng trong phạm vi cho phép.
Vì vậy sau 10 năm (năm 1997-1998) C. mới học hết năm thứ 6 và thi tốt nghiệp.
Theo quy chế thời đó, sinh viên chưa hết thời gian cho phép nếu nghỉ vì hoàn cảnh khó khăn thì không tính vào thời gian học.
Theo quy định trong thời gian ba năm sinh viên được phép thi lại nhưng C. thi không đạt nên nhà trường cấm thi tốt nghiệp.
Trong thời gian cấm thi C. trở về địa phương tham gia công tác y tế địa phương.
Sau đó mấy năm sở y tế địa phương nhiều lần đề nghị trường tạo điều kiện cho C. tốt nghiệp”.


Cũng theo ông Xuân, năm 2008 nhà trường quyết định cho những sinh viên đã hết thời gian thi tốt nghiệp được sở y tế địa phương có công văn đề nghị nhà trường cho học để sau này về công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa.

“Lúc đó nhà trường giải quyết cho hơn 10 trường hợp sinh viên được học lại năm thứ 6.
Riêng trường hợp sinh viên N.V.C. không được công nhận tốt nghiệp vì trong quá trình học năm thứ 4 điểm môn sản đạt 4 điểm.
Thời điểm đó quy chế cho phép 4 điểm là đậu.
Tuy nhiên một số cán bộ đào tạo không biết quy định đó
nên thấy C. nợ môn sản (năm thứ 4) và môn nội thi tốt nghiệp 4 điểm nên không công nhận tốt nghiệp, vì vậy C. khiếu nại nhiều lần.

Sau đó chúng tôi xác nhận lại thời điểm sinh viên này thi môn sản chỉ cần 4 điểm là đậu. Như vậy C. chỉ còn nợ môn thi tốt nghiệp 4 điểm thôi. Đúng ra nhà trường phải xét tốt nghiệp cho C. từ năm 2013 nhưng vì một số cán bộ nghĩ C. không đạt nên không xét...(?).
Đến năm 2014, hội đồng họp tôi mới nêu trường hợp này đã có tiền lệ rồi. Vì vậy hội đồng xét công nhận tốt nghiệp cho C.”
- ông Xuân nói.

Danh sách điểm thi tốt nghiệp tổng hợp hệ nội y đa khoa lần 1 - ngày thi 30-7-2014 có nhiều sinh viên điểm dưới 5 được nhà trường in đậm, trong đó có sinh viên N.V.C đạt 3 điểm
- Ảnh: Trần Huỳnh

“Xét cho học và thi lại với tinh thần nhân đạo”

Qua tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường hợp khác có thời gian học y khoa tại Trường ĐH Y dược TP.HCM trên 10 năm cũng có văn bản của sở y tế các tỉnh gửi nhà trường “đề nghị xem xét, xét vớt cho đậu tốt nghiệp”.

Sau khi chúng tôi đưa ra danh sách 10 trường hợp khác là sinh viên y khoa các khóa 1985 đến khóa 2003 có thời gian học từ 10-24 năm đều đã được tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, ông Nghiệm xác nhận tất cả những người này đều đã được nhà trường cho học hoặc thi lại tốt nghiệp.
“Trong quá trình học lại, những người này đã thi đạt các môn trong chương trình đào tạo và thi đạt các môn thi tốt nghiệp nên được nhà trường công nhận tốt nghiệp và cấp bằng” - ông Nghiệm cho biết.

Trong công văn trả lời báo Tuổi Trẻ về danh sách 10 người đã được nhà trường cho học hoặc thi lại nêu trên, Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết có hai lý do được nhà trường xét cho học và thi lại:

Thứ nhất, theo ý kiến chỉ đạo Bộ Y tế đã có chủ trương và đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010, tất cả 100% xã đều có ít nhất một bác sĩ phục vụ tại trạm y tế xã.
Bộ Y tế đề nghị các ngành, các cấp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên vào thời điểm năm 2008-2009, nhiều xã, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa, không có bác sĩ phục vụ ở các trạm y tế.
Trước thực trạng này, thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và cũng với tinh thần nhân đạo, trong năm 2008, 2009 nhà trường có quyết định cho một số sinh viên đã quá thời gian học hoặc đã quá thời hạn được phép thi tốt nghiệp, được học lại năm thứ 6 (năm cuối y khoa) để thi lại các môn còn nợ và các môn thi tốt nghiệp.

Điều kiện là các sinh viên này ở vùng sâu, vùng xa, cam kết sau khi thi tốt nghiệp trở về phục vụ tại các trạm y tế xã và được sở y tế có công văn đề nghị nhà trường cho học để sau khi tốt nghiệp sẽ bố trí công tác...

Thứ hai, theo đề nghị của Bộ Y tế và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã có văn bản quy định thời gian học và thi tốt nghiệp cho sinh viên y đa khoa các khóa tuyển sinh trước năm 1998 là 11 năm (chương trình đào tạo 6 năm, thời gian được phép học 8 năm và 3 năm được phép thi tốt nghiệp.
Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, sinh viên diện ưu tiên được học thêm 1 năm, tổng cộng 12 năm).

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giải thích của nhà trường không thuyết phục.
“Thời gian theo học y khoa của N.V.C. tổng cộng 27 năm, trong đó nhiều lần bị tạm ngưng.
Nhà trường còn cho C. thi lại nhiều môn, nhiều lần. Thi tốt nghiệp cùng đợt với N.V.C. nhiều sinh viên khác đạt 4 điểm thì bị rớt, trong khi C. lại đậu. Tại sao trường cho C. học lại y 2008 mà vẫn áp dụng quy chế của khóa trước năm 1998?”
- một cựu sinh viên khóa y 95 thắc mắc.

Sinh viên được tạm ngừng học tập 
mấy năm?

Quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 26-6-2006 (quy chế 25) quy định:
Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học tối đa không quá một năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm;

Không quá 2 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 năm đến dưới 5 năm;
Không quá 3 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.

Theo quy định thi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa năm 2015 của Trường ĐH Y dược TP.HCM, ở các môn lý thuyết đối với sinh viên hệ chính quy được thi tối đa sáu lần trong ba năm tiếp theo tính từ năm kết thúc khóa học. Nếu quá ba năm mà vẫn không đủ tiêu chuẩn công nhận tốt nghiệp thì bị xóa tên.

Điểm thi tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10, điểm đạt từ 5 trở lên. Sinh viên không được công nhận tốt nghiệp sẽ được bảo lưu kết quả thi tốt nghiệp trong ba năm tính từ năm kết thúc khóa học đối với sinh viên hệ chính quy.

Sưu tầm - Báo Tuổi trẻ
 
Cường Date: Thứ Hai, 14 Sep 2015, 7:34 AM | Message # 2
Major general
Group: Disciples
Messages: 352
Status: Tạm vắng
Đúng là "Siêu Bác Sĩ" happy cầu mong những con bệnh... đừng gặp bác sĩ này học như thế thì hành chỉ có trời mới biết chuyện gì xảy ra
 
atoanmt Date: Thứ Hai, 14 Sep 2015, 11:18 AM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng



ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ:


Trích dẫn:

-"Được tốt nghiệp bác sĩ sau khi... xin"

-"Sở Y tế kính đề nghị ĐH Y dược TP.HCM và phòng đào tạo xem xét cho ông N.V.C. được đậu tốt nghiệp"

-"nên theo quy định được hội đồng thi tốt nghiệp xét vớt và được nhà trường công nhận tốt nghiệp. "

-“Việc xét vớt tốt nghiệp khi chỉ có một môn thi tốt nghiệp duy nhất đạt 4 điểm đã có tiền lệ tại trường được Bộ GD-ĐT chấp thuận bằng văn bản từ năm 2005”
- GS.TS Lê Quan Nghiệm

-"Thi không đạt nên nhà trường cấm thi tốt nghiệp.
...Sau đó mấy năm sở y tế địa phương nhiều lần đề nghị trường tạo điều kiện cho C. tốt nghiệp”.

-"Sở y tế địa phương có công văn đề nghị nhà trường cho học để sau này về công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa."

-Thời điểm đó quy chế cho phép 4 điểm là đậu.
Tuy nhiên một số cán bộ đào tạo không biết quy định đó !

“Xét cho học và thi lại với tinh thần nhân đạo”

-"Ý kiến chỉ đạo Bộ Y tế đã có chủ trương và đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010, tất cả 100% xã đều có ít nhất một bác sĩ phục vụ tại trạm y tế xã."

(Ý kiến = Là góp ý, Chỉ-Đạo là Ra Lệnh,
Ý kiến chỉ đạo = là cái...Chó gì?)

-"Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo"
(Đối tượng ưu tiên? là thành phần nào??? :
Con Ông Cháu Cha? Nhiều Tiền đút lót? hay là... học dốt?)



Như bài viết trên của Báo Tuổi Trẻ,
Thì thấy thương cho đồng bào vùng sâu vùng xa quá !
Những người ở đó, chỉ có thể được gặp các Bác-Sĩ-Xin-Bằng-Cấp lo cho sức khỏe của họ mà thôi !

Tôi mong các ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ nào đã ký quyết-định cho các người kém học được bằng hành nghề Bác-Sĩ ...
Hoặc các Vị khôn-ngoan, đầy lòng nhân-đạo đã viết đơn xin Cấp bằng BS cho các học sinh...

Đem Bà Con Họ Hàng, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Con cái đến xắp hàng ...
trước Phòng-Mạch-của-Bác-Sĩ-Xin-Bằng-Cấp để nhờ khám bệnh và đều trị ...
Dám làm vậy mới thật là giúp họ !



AToanMT
 
atoanmt Date: Thứ Năm, 17 Sep 2015, 11:43 AM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 5081
Status: Tạm vắng
Nhẫn tâm với người bệnh?

Công văn của các sở y tế
đề nghị Trường ĐH Y dược TP.HCM
xem xét cho sinh viên đậu tốt nghiệp


Câu chuyện 27 năm mới học xong bác sĩ, cấp bằng bác sĩ vì nhân đạo khiến bạn đọc hết sức phẫn nộ:
Sao sinh mạng người bệnh lại trao cho bác sĩ học hoài cứ rớt?

Phó giám đốc một bệnh viện ở TP.HCM, đồng thời là giảng viên ngành y cho rằng “không thể chấp nhận” việc xin – cho tốt nghiệp đối với những sinh viên chưa đạt chuẩn tốt nghiệp.

Cấp bằng vì nhân đạo

Anh Dương Văn Tuấn đặt câu hỏi:
Học không đạt vì kiến thức kém sao lại phải dùng lòng nhân đạo để tạo điều kiện hành nghề bác sĩ?

Anh Thành Giang (Q.Bình Tân, TP.HCM) bình luận việc nhà trường là nơi đánh giá chính xác nhất năng lực của sinh viên và nếu công nhận tốt nghiệp cho một sinh viên nghĩa là trường lấy uy tín của mình để bảo đảm năng lực của sinh viên đó.

“Nếu trường đồng ý với đề nghị của địa phương tức là trường phải đảm bảo khả năng của người này đủ để hoàn thành công việc của một bác sĩ”, anh Giang nói.

“Chuyện đi học mà xin – cho là rất vô lý, nhất là với ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người như ngành y”,
chị Lương Thị Tâm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nói.

“Một người xin được sẽ tạo ra tiền lệ cho những người sau nữa. Nếu một người không thể thi qua môn ở trường, không đạt chuẩn đầu ra thì khi ra thực tiễn khám chữa bệnh sẽ ra sao.
Những rủi ro là bệnh nhân chịu hết”
,
chị Tâm nêu ý kiến.

“Phải nghiêm túc để những người sau thấy đó mà cố gắng. Đã từng có sinh viên đến xin tôi lên 0,5 điểm để qua môn nhưng vừa đến cửa là tôi đã đuổi về.
Đào tạo bác sĩ càng giỏi thì sau này càng ít làm bậy, làm sai”,

một tiến sĩ ngành y kể.

Ngành nào cũng không thể xin – cho


Thạc sĩ, bác sĩ (ThS, BS) Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, đánh giá không riêng gì ngành y mà việc đào tạo tất cả những ngành nghề khác đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, tính mạng, sự an nguy của con người.

“Ví dụ một kỹ sư thiết kế sai làm sập nhà hay một cô giáo truyền đạt sai kiến thức thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.
Tuy nhiên, có vẻ ngành y là ngành nhạy cảm và làm nhiều người bức xúc bởi liên quan trực tiếp đến tính mạng con người”
,
BS Phương nói.

Theo bác sĩ Phương, đến năm cuối chuẩn bị ra trường làm bác sĩ thì kiến thức phải đạt được những yêu cầu tối thiểu để làm bác sĩ bình thường nhất.

“Mỗi trường đều có quy định chuẩn đầu ra của sinh viên và ai đạt đúng chuẩn thì cho tốt nghiệp. Không nên có chuyện du di, nhân đạo hay thấy gần đạt chuẩn thì cấp bằng. Tôi cho rằng đó không phải nghiêm khắc, đó là sự nghiêm túc”,
ông Phương nói thêm.

Giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh nhận định nếu cho rằng vì nhu cầu địa phương mà xét tốt nghiệp thì không thỏa đáng.

“Không thể vì địa phương cần nhân lực có bằng đại học mà áp dụng cơ chế xin – cho bằng tốt nghiệp bác sĩ.
Bác sĩ là người trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân, chỉ cần một chẩn đoán, một phán quyết không đúng thời điểm là gây hại cho tính mạng con người”,

giáo sư Kỳ Anh nói.

Theo giáo sư Kỳ Anh, nếu địa phương cần nhân sự tốt nghiệp đại học thì có thể đưa bác sĩ từ các vùng khác về phục vụ vì hiện nay còn rất nhiều bác sĩ ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp.

Giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh nói thêm rằng việc học kéo dài 27 năm là quá dài, trong khi kiến thức y khoa thì thay đổi từng ngày.

“Liệu rằng có theo kịp những phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại hay không khi mất đến 27 năm để tốt nghiệp bác sĩ?”,
giáo sư Kỳ Anh đặt câu hỏi.

Hoàn cảnh sinh tử của bệnh nhân, ai cứu xét?


Nhìn trong các khuôn khổ chung về quy chế đào tạo đại học, trường hợp công nhận tốt nghiệp đại học sau 27 năm trúng tuyển là rất lạ. Dù có thể là cách làm này được chấp thuận bởi một vài lệ riêng nào đó có vẻ hợp pháp.

Cứ cho là hợp pháp đi nữa thì liệu quyết định này có hợp lý không?

Lý do được viện dẫn chủ yếu trong chuyện cứu xét trường hợp của sinh viên để công nhận tốt nghiệp là “hoàn cảnh”.

Mà không phải viện dẫn một lần. Những gì được thuật lại trong diễn biến của việc này cho thấy lý do hoàn cảnh đã được viện dẫn nhiều lần. Tức là sinh viên này được cứu xét nhiều lần, được tạo điều kiện “hết cỡ” để gọi là cảm thông với hoàn cảnh khó khăn, giúp sinh viên được kéo dài quá trình học tập.

Tấm lòng của nhà trường và của cả Sở Y tế Đồng Tháp theo tôi đã là quá đủ, chẳng thể đòi hỏi gì hơn. Nhưng sinh viên này thi nhiều lần không đạt, tức là sinh viên này không đạt chuẩn yêu cầu để tốt nghiệp. Lại tiếp tục viện dẫn hoàn cảnh để bỏ qua yêu cầu về chuẩn tốt nghiệp để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên, theo tôi là không còn hợp lý nữa. Đó là sai.

Một điều đáng nói nữa, mỗi lần viện dẫn hoàn cảnh để cứu xét cho sinh viên đều có một hoàn cảnh “sóng đôi” được nêu ra:
Hoàn cảnh khó khăn của cá nhân sinh viên này và hoàn cảnh của ngành y tế địa phương.

Nhưng có lẽ có một hoàn cảnh khác quan trọng hơn đã bị bỏ quên không được viện dẫn, đó là hoàn cảnh sinh tử mà các bệnh nhân có thể đối mặt khi được khám chữa bệnh bởi một bác sĩ không đạt chuẩn đào tạo.


Nguồn: http://www.datviet.com/nhan-tam-voi-nguoi-benh/


AToanMT
 
hailove Date: Thứ Bảy, 19 Sep 2015, 9:44 AM | Message # 5
Lieutenant general
Group: Moderators
Messages: 514
Status: Tạm vắng
Mấy bữa nay người ta mới phát hiện ra 1 siêu nhân chữa bệnh bằng mát xa và giẫm đạp lên người bệnh mà có thể trị được cả ung thư,biết rằng có bệnh thì vái tứ phương nhưng sao nhiều người cả tin quá ngồi chờ cả hàng dài để được giẫm đạp

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
 
DieuLan Date: Thứ Tư, 30 Sep 2015, 2:44 AM | Message # 6
Lieutenant
Group: Users
Messages: 54
Status: Tạm vắng
Bác sĩ thi mãi không qua thì mốt mà chữa bệnh cho nhầm thuốc thì chết bệnh nhân ạ. Mua bằng thì có chứ làm gì có vụ thương người, tạo điều kiện như vậy. Em thấy anh Dr Hùng(rất có tài và có tâm ạ) bác sĩ và giảng viên đại học Y Hà Nội có bảo học bác sĩ phải học rất rất nhiều. Mà học 10 phần thi có rất rất ít trong đó thôi mà không làm được thì rớt mà không dễ có thi lại. Để thành bác sĩ mà cứu được, chữa bệnh được thì cả 1 khoảng thời gian dài cày lí thuyết và thực hành. Ngày bé con cũng ước làm bác sĩ cứu người nhưng vừa kém vừa nhát nên chuyển ước mơ. Vẫn rất trân trọng nghề bác sĩ nhất là người có tâm có đức và có tài. Con cũng hâm mộ Thầy Toàn lắm, công việc bận bịu mà vẫn giúp người rất nhiều dù bản thân phải chịu khổ chịu thiệt. Vợ chồng Thầy đẹp đôi thiệt ạ, nhìn cô với thầy rất tươi và phúc hậu lắm ạ.
 
kathy Date: Chủ Nhật, 04 Oct 2015, 8:52 PM | Message # 7
Colonel general
Group: Users
Messages: 900
Status: Tạm vắng

Chào dtsoctrang, Em khoẻ không?
 
FORUM » THÀNH VIÊN » TRUYỆN ĐỈNH-CAO-TRÍ-TUỆ » SIÊU BÁC SĨ
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


TỰ-ĐIỂN TRỰC-TUYẾN :

Từ Điển Online
Bấm vào dấu V để chọn loại Tự-Điển
Gõ Chữ muốn tìm vào khung trắng dưới đây:
Xong bấm GO