HỒI 3: TÔ-ĐÔNG-PHA
Có Thơ rằng: “Cố-nhân đáo, Thầy bần-thần lo lắng Bằng-hữu lai, Trò thấp-thỏm mừng vui”
Một hôm, Thầy-Đồ-Nho có bằng-hữu 朋友 là Minh-Không Cư-Sĩ 明空居士 đến nhà chơi. Khi khách 客 đã ra về, Tiểu-Công-Tử hỏi: -“Dạ Thầy, sao Ông Minh-Không đó bị cái gì mà con mắt bầm đen dzậy Thầy?” Thầy cười : -“Tại Hắn bầy đặt bắt chước người ta mần Thơ đó mà !” -“Ủa lạ vậy ? “mần Thơ” sao mà bị bầm con mắt? xin Thầy giảng thim chút nữa…” Thầy Đồ cười hè hè nói: -“Ờ, hồi nãy gặp Thầy, Ông Minh-Không đó kể rằng: -“Hôm qua, Vợ tui nói: -“Ông biết hông, Chị Hai bạn của tui, 1 hôm, đang thổi lửa nấu cơm, thì Ông Xã về thấy, bèn làm 1 bài Thơ tặng Bả như sau: 吹 火 朱 脣 動 Xuy hỏa chu thần động 添 薪 玉 腕 邪 Thiềm tân ngọc uyển tà 瑤 看 煙 裏 面 Dao khán yên lý diện 黛 自 務 中 花 Đại tự vụ trung hoa Thổi lửa môi son hé, Thêm củi tay ngọc nghiêng Mặt đẹp qua khói bếp Như giữa hoa thật xinh Ông thấy người ta làm Thơ vì biết thương vợ cực-nhọc tối ngày dưới Bếp hông? Níu mà biết ông như vầy thì trước đây tui chịu lấy đại Ông…Sướng-Thi-Sĩ chắc là… sướng hơn rùi..! -“Sướng ? phải cái tên làm trong Phi-Trường Trà-Nóc hồi xưa tò-tò theo Dê bà chứ gì? Mà tại sao bà hổng chịu lấy hắn vậy ?” -“Tại hồi đó đám con gái tụi tui có “phong-trào” chỉ yêu những Người-Hùng, Ông Sướng theo Dê tui, ổng nói là cuộc sống của ổng oai-hùng lúm, Vì ổng thường xuyên…“Xông-pha trong miền khói lửa!”. -“Vậy thì hợp “gu” của bà rồi, anh-hùng wá sá, sao bà hổng chịu ???” -“Vì sau này tui phác-giác 發覺 ra là ông ta sạo! Ổng chỉ là Hạ-Sĩ trong Ban Binh-Thực, nấu ăn cho Lính thôi, “Xông-pha trong miền khói lửa” dưới Bếp ! là Hỏa-Đầu-Quân 火頭軍 !chứ có Bay bổng gì đâu mà oai hùng chớ !” -“Ha ha ha... vậy bi giờ bà muốn tui làm Thơ hả, được rùi Bà xuống Bếp Chiên Cá cho tui Nhậu đi sẽ có 1 bài Thơ…tặng Bà nóng hổi liền”. Sau đó tui có…chế lại bài Thơ tả-chân 寫真 như sau để tặng bả:
吹火灰脣動 Xuy hỏa khôi thần động 添薪黑腕邪 Thiềm tân hắc uyển tà 瑤看煙裏面 Dao khán yên lý diện 帢自鳩弁塗 Kháp tự cưu bàn trà Thổi lửa Môi thâm hé Thêm củi tay ngọc... đen ! Mặt đẹp qua khói bếp Giống…Chim Cú thiệt siêng !
Tui tính giỡn một chút cho vui, ai dè nghe qua bài Thơ là Bả nổi nóng, liền ra chiêu “Mãnh Hổ Xuất Sơn”, 猛虎出山 đấm cho một phát ! tui né hổng kịp, khiến con mắt bị bầm đen.!!!”
Kể đến đây, Thầy cười ha hả…Tiểu-Công-Tử cũng ôm bụng vừa cười vừa nói: -“Thầy nè, con nghĩ là bà đó chắc ra chiêu “Sư-Tử Hà-Đông” hổng phải chiêu “Mãnh Hổ Xuất Sơn”, đâu.” -“ Nhà mi biết cái gì về “Sư-Tử Hà-Đông” mà nói ? Mi có biết xuất-phát từ đâu hông ?
Tiểu-Công Tử đáp: -“Dạ, con nhớ là hồi đó Giáo-Sư Nguyên-Sa Trần-Bích-Lan (1932-1998), người Bắc, dạy Triết lớp Đệ-Nhất ở Trường Văn-Học Quận 3, có làm bài Thơ: Áo Lụa Hà-Đông
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà-Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng…”
Nên con nghĩ là xuất phát từ phố “Hà-Đông”... bên hông “Hà-Nội” ?”
Thầy vuốt-vuốt Râu và giảng: -“Đúng vậy, Hà-Đông trong Thơ Nguyên-Sa là ở ngoài Bắc, còn Sư-Tử Hà-Đông lại là ở bên Tàu chớ hổng phải ở Việt-Nam đâu! Tất cả từ Nhà Thơ Tô-Thức 蘇軾 tức Tô-Đông-Pha 蘇東坡 khi Ổng làm bài Thơ sau đây tặng Cư-Sĩ Long-Khâu người nổi tiếng là Vợ sợ, ủa lộn… Sợ Vợ:
Long-Khâu Cư-Sĩ diệc khả liên 隆邱居士亦可連 Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên 談空說有夜不眠 Hốt văn Hà-Đông Sư-tử hống 忽聞河東獅子吼 Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên 住杖落手心忙然 Cư-Sĩ Long-Khâu thật đáng thương! Thâu đêm, chỉ nói, bàn thì không, Bỗng nghe Sư Tử Hà-Đông rống! Gậy chống rụng rơi, tim hoảng rung. Từ đó, người ta dùng “Sư-Tử Hà-Đông” để chỉ các Bà Ác-Phụ 惡婦 đó con...ha...ha..ha...”
Tiểu Công Tử nói tiếp: -“A hay quá, Sư-Phụ quả là kiến-văn uyên-bác 見聞淵博 ,chuyện này nào giờ đệ-tử hổng biết...và có lẽ cũng ít ai biết nữa...Thầy có thể giảng thêm về Tô-Đông-Pha cho Đệ-Tử nghe không? Thầy cười đáp: -“OK, con dảnh lỗ tai mà nghe nè: Tô-Thức 蘇軾 sanh ngày 19-12-Bính Tý (1036-1101) cũng là năm Con Chuột như năm nay vậy đó, tự là Tử-Chiêm 子瞻, hiệu là Đông-Pha Cư Sĩ 東坡居士 , người My-Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ-Xuyên, Trung-Quốc). Ông là người có tài nhất trong số Bát-Đại-Gia 八大家 của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII) Bát-Đại-Gia là 8 Văn-Hào lớn ! Hổng phải như các “Đại-Gia” VN mình bi-giờ mọc nhiều như nấm, ai ai chỉ cần cất cái nhà cho cao, cho bự, thêm chiếc xe hơi đậu trước cửa cho sịn, là được phong thành “Đại-Gia” ngay, loại này chắc hổng phải là “Văn-Hào” mà là “văng-Sò” quá đó con !? … Trong “Bát Đại-Gia” đó có ba người là thuộc gia đình họ Tô, gồm: Tô-Tuân 蘇 洵 (1009-1066) Tô-Thức 蘇 軾 (1036-1101) ( Tô Đông Pha) Tô-Triệt 蘇轍 (1039-1112) ( Tử-Do子由)… Tiểu-Công-Tử cười hề hề tiếp: -“Có thêm ai tên “Tô-Phở” hông Thầy ?” Thầy nạt: -“Mi lại nói năng bậy-bạ, phạm luật giao-thông nữa rồi! nín đi, ta đang hứng chuyện “Ôn-Cố Tri-Tân 溫故知新 ” đây, nghe tiếp nè: Tô-Tuân là cha của Tô-Thức và Tô-Triệt. Số năm Đại-gia còn lại là: Hàn-Dũ, Liễu-Tôn-Nguyên, Âu-Dương-Tu, Vương-An-Thạch và Tăng-Củng. Tô-Đông-Pha là người khoáng-đạt nhất, tuy ông làm quan bị thăng giáng nhiều lần, song ông không lưu-tâm, vẫn ung-dung tự-tại, Đọc, Viết, Vẽ, làm vui. Ông là một thiên-tài: Văn Thơ hay tuyệt mà Vẽ cũng khéo, viết chữ Thi-Họa cũng đẹp, giỏi cả Âm-nhạc nữa. Ông thông Tam-Giáo: Nho, Lão và Phật giáo. Sau Ông theo đạo Phật, được người gọi là Cư-Sĩ. Sách Thiền-Tông-Lục có chép một câu chuyện về tánh Ngã-mạn 我慢 tự-kiêu của Tô- Đông-Pha trong thời gian Học Phật: Ông có bạn thân là Thiền-Sư Phật-Ấn, Chùa của Phật-Ấn ở bờ tây sông Dương-Tử, trong khi nhà của Ông ở bờ phía đông. Đầu Xuân năm Tý, Đông-Pha đi thuyền sang thăm Phật-Ấn, nhưng không có Thiền-Sư ở nhà. Ông bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ: “Bát phong xuy bất-động” 八風吹不動 (Vì trong kinh-điển Phật giáo có dạy: Bát-phong là 8 ngọn gió: 4 thuận và 4 nghịch, thường làm Tâm con người bất-an xao-động là: Khen-Chê, Lợi-Suy, Vui-Khổ, Vinh-Nhục.) Tô-Đông-Pha viết vậy có ý cho mình là người đã đạt “Đạo”, đạt “Định”, nên 8 ngọn gió trên có thổi cũng chẳng lay-động được. Phật-Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, Sư mỉm cười và viết thêm phía dưới 2 chữ: “Nhất thí” 一屁 (Thí=Hơi tiết xuống dưới. Tục gọi đánh rắm là "phóng thí" 放屁. Tiếng Nam gọi là cái “địch”!) Ý như: Những gì mà Tô-Đông-Pha vừa viết chẳng hơn một phát rắm, 1 cái địch thúi ! Xong, Sư sai Đệ-Tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông-Pha. Tô-Đông-Pha thấy Sư phê mình như vậy thì nổi giận, tức-tốc đi thuyền qua sông gặp Phật-Ấn. Ông hỏi: - “Quen biết đã lâu, sao nhục-mạ quá thế?” Sư Phật Ấn hỏi lại: -“Nhục-mạ chỗ nào?” Khi Tô-Đông-Pha trao tờ giấy ra, Sư cầm lên viết tiếp vô thành 1 câu đối rất tuyệt như sau: “Bát phong xuy bất động” 八風吹不動 “Nhất thí đả quá giang” 一屁打過江
Nghĩa là 8 gió thổi không lay, nhưng chỉ 1 cái “địch” nhỏ đã đánh Tô-Đông-Pha giận bay qua sông! Tô Đông Pha thấy vậy, ngẩn người rồi tỉnh-ngộ, hiểu rằng cái “Thiền-Định” của mình chưa đạt, bèn cung-kính vái lạy Sư… ….Hà…hà…hà…con thấy người xưa chơi chữ hay không? Phong là Gió, Thí cũng là gió mà gió nhỏ xíu phát ở dưới đít !...lợi-hại thiệt… lợi hại thiệt …haha…ha...” Tiểu-Công-Tử vòng tay bái Thầy rồi cười nói: -“Hay, chuyện hay thiệt Sư-Phụ ! con xin bái-phục cái trí nhớ siêu-phàm của Thầy nè…
|