Thứ Sáu
19 Apr 2024
4:56 PM
ĐĂNG NHẬP


Dưới đây là "Danh Mục" thu gọn,
xin mời bấm vào "tam-giác" nhỏ để chọn bài xem:









PHÒNG TÁN DÓC TRỰC-TUYẾN
KHÁCH 4 PHƯƠNG:

LỊCH
Search
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
<> Realtime Website Traffic

File Catalog

TRANG CHÍNH » HỒ SƠ » TRUYỆN PHẬT GIÁO

MÀI NGÓI LÀM GƯƠNG !
21 Aug 2010, 10:22 PM

Mã Tổ tập thiền. Sư Hoài Nhượng đến hỏi :
- Ngươi ngồi thiền làm gì ?
Mã Tổ :
- Làm Phật !
Hoài Nhượng cầm một miếng ngói ngồi mài trước mặt Mã Tổ.
Mã Tổ hỏi :
- Người mài ngói làm gì ?
Hoài Nhượng :
- Làm gương !
Mã Tổ :
- Ngói có thể mài thành gương được sao ?
Hoài Nhượng :
- Ngói không thể mài thành gương, vậy ngồi thiền có thể thành Phật được ư ?
- Thế nào mới phải ?
Hoài Nhượng đáp :
- Nếu ngồi trên xe do trâu kéo, xe không chạy, ngươi đánh xe hay đánh trâu ?
Mã Tổ không trả lời được.
Hoài Nhượng tiếp :
- Ngươi học ngồi thiền hay học làm Phật ? Nếu học ngồi thiền thì thiền không ở chỗ nằm, ngồi.. nếu học làm Phật thì Phật hoàn toàn không chỉ có một định hướng. Pháp môn bản lai là vô trụ, trong đó không nên có tâm thủ xả. Ngươi cho rằng ngồi thiền mà thành Phật thì cũng như giết Phật, nếu ngươi chấp trước ở định tưởng trường toạ bất động thì chưa hiểu cái lý ấy.
Mã Tổ nghe xong như tỉnh khỏi cơn mê. Lại hỏi :
- Dụng tâm như thế nào mới hợp với tam muội vô tướng ?
Hoài Nhượng :
- Ngươi học tâm địa pháp môn như gieo hạt giống, ta thuyết pháp như làm mưa móc, nếu nhân duyên của ngươi hợp, tự nhiên sẽ thấy Đạo.
Mã Tổ hỏi tiếp :
- Đạo vốn không có sắc tướng để nhìn thấy, vậy làm sao thấy được nó ?
Hoài Nhượng :
- Tâm địa pháp nhãn sẽ tự có thể thấy Đạo, tam muội vô tướng cũng theo đạo lý ấy.
Mã Tổ :
- Cái này có thành, hoại hay không ?
Hoài Nhượng :
- Kẻ theo thành-hoại, tụ-tán không phải là Đạo.
Nói xong lại ngâm :
Đất tâm ngậm hạt giống
Gặp mưa sẽ nảy mầm
Tam muội hoa vô tướng
Thành-hoại, sao mãi lầm?

Mã Tổ nghe Hoài Nhượng khai thị thấy tâm trí sáng láng.
Từ đó nguyện làm thị giả theo sư Hoài Nhượng chín năm, cuối cùng thấu triệt được sự ảo diệu của tâm pháp Phật học.

Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 657, ngày 10.11.2008



THỂ LOẠI: TRUYỆN PHẬT GIÁO | CẬP NHẬT bởi: Dragon
Xem: 1478 | TẢI XUỐNG: 0 | BÌNH LUẬN: 3 | ĐÁNH GIÁ: 0.0/0
Tổng-số Ý-kiến: 3
1 atoanmt  
0 Spam

2 maithanhlong169  
0 Spam
giai thoại này cũng từa tựa giai thoại mà Đức BỒ ĐÊ ĐẠT MA chỉ dạy các tăng nhân THIẾU LÂM TỰ khi ngài thấy các tăng nhân ngồi thiền mà ngủ gục ! mà tiểu đệ đọc tới đọc lui cũng không hiểu gì - thiệt là tệ !
vậy nên điều gì chắc cũng phải có duyên không thể cưỡng cầu mà được!

3 atoanmt  
0 Spam
Người đời sau đối với công án này, có không ít thi tụng biểu thị kiến giải khác nhau:

1. Phiên âm:

Ma chuyên tác cảnh mộ đồng âm,
Lai vấn phân minh thị bổn tâm.
Tài hoán mộc nhân hồi diện chỉ,
Lê ngưu canh xuất cổ hoàng câm (kim).
Phần Dương Chiêu thiền sư(1).

Dịch thơ:

Mài ngói làm gương tìm tri âm,
Đến hỏi rõ ràng chỉ bản tâm.
Người gỗ bị kêu liền xoay mặt,
Trâu cày ruộng đất lộ vàng ròng.

2. Phiên âm:

Ma chuyên tác cảnh bất vi nan,
Hốt địa sanh quang chiếu đại thiên
Kham tiếu tọa thiền cầu Phật giả,
Chí kim ngưu thượng cánh gia tiên.
Phật Ấn Nguyên thiền sư(2).

Dịch thơ:

Mài ngói làm gương chẳng khó chi,
Bất chợt phóng quang chiếu đất trời
Cười kẻ tọa thiền mong làm Phật,
Ngồi được lưng trâu vẫn quất roi.

3. Phiên âm:

Xa ngưu não hậu thống gia tiên,
Khí khước hoàng kim bảo lục chuyên.
Trục ác tùy tà chí kim nhật,
Tức phi tâm Phật thố lưu truyền.
Tiếu Ông Kham.

Dịch thơ:

Xe trâu sau ót quất thêm roi,
Bỏ mất vàng ròng ôm ngói thôi.
Cho đến ngày nay theo tà ác,
Lời ngài Mã Tổ truyền lầm rồi.

Mã Tổ sau khi khai ngộ, đến Giang Tây thuyết pháp. Lúc mới bắt đầu Sư đến núi Phật Tích thuộc Kiến Dương, sau dời sang Lâm Xuyên, lại dời đến núi Cung Công Nam Khang. Đệ tử là các bậc đại thiền sư, số rất nhiều. Lưu Kha nói: "Bậc tông chủ ở Giang Tây là Đại Tịch (Thụy hiệu của Mã Tổ sau khi mất), tông chủ ở Hồ Nam là Thạch Đầu Hy Thiên, người tới lui học thiền tấp nập, ai mà không gặp được hai vị đại sĩ ấy thì quả là hạng vô tri vậy".

Sư là thần tượng trong nhà thiền lúc bấy giờ, thiền tăng qua lại Giang Tây nếu chẳng đến yết kiến thưa hỏi Sư liền bị cho là "vô tri" (không biết gì), bấy nhiêu cũng đủ thấy danh tiếng của Sư chấn động thời ấy.

CHÚ THÍCH:

(1) Thiện Chiêu (947-1024): Thiền tăng đời Tống, họ Du, người Thái Nguyên (Sơn Tây) Trung quốc. Thuở nhỏ thông minh trí tuệ hơn người. Lúc mười bốn tuổi cha mẹ lần lượt qua đời, Sư bèn cắt tóc thọ giới cụ túc. Du phương khắp nơi, từng tham phỏng bảy mươi mốt vị tôn túc thạc đức. Sư đến Thủ Sơn, Nhữ Châu (Lâm Tri, Hà Nam) tham kiến thiền sư Tỉnh Niệm được đại ngộ, nối pháp làm truyền nhân tông Lâm Tế. Đến khi Tỉnh Niệm tịch, Sư mới đáp ứng lời thỉnh của đạo tục Tây Hà, trụ trì Thái Tử thiền tự, Thái Bình tự ở Phần Châu (Phần Dương, Sơn Tây) diễn nói tông yếu đem cơ dụng ba câu, bốn câu, ba quyết, mười tám xướng v.v... tiếp dẫn kẻ học đạo, danh tiếng một thời. Ba mươi năm thuyết pháp không biết mệt mỏi, phong cách tao nhã, giới hạnh tinh nghiêm. Mọi người cung kính ngưỡng mộ không dám kêu tên mà chỉ gọi Sư là "Thiền sư Phần Châu". Thụy là "Vô Đức thiền sư". Tác phẩm: Phần Dương Vô Đức Thiền Sư Ngữ Lục.

(2) Liễu Nguyên (1032-1098): Thiền tăng đời Tống, họ Lâm, tự Giác Lão, hiệu Phật Ấn nên còn gọi là "Phật Ấn Liễu Nguyên", người xứ Phù Lương (nay là trấn Cảnh Đức tỉnh Giang Tây) Trung Quốc.

Thuở bé học sách Nho. Sau xuất gia ở chùa Bảo Tích, thọ giới cụ túc rồi đi tham vấn các nơi, nối pháp thiền sự Thiện Xiêm, thuộc Tông Vân Môn. Năm hai mươi tám tuổi trụ chùa Thừa Thiên, Giang Châu. Năm bốn mươi sáu tuổi trụ Kim Sơn, Trấn Giang. Sau đó Sư trụ núi Vân Cư ở Nam Khang. Sư trụ trì chín ngôi đạo tràng, nổi tiếng khắp trong triều ngoài nội. Tư chất thông minh khác thường, biết nhiều sách vở trong đạo ngoài đời, sở trường về thư pháp, giỏi văn thư, khéo biện luận. Vua Thần Tông khâm phục đạo phong của Sư, ban riêng cho Sư Cao Ly ma nạp, bình bát bằng vàng và hiệu "Phật Ấn thiền sư". Có ngữ lục truyền bá ở đời.

(Sách: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, trang 162- 165)

CHỈ CHO THÀNH VIÊN GÓP Ý
[ ĐĂNG-KÝ | ĐĂNG NHẬP ]